Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn ngày càng phổ biến. Hãy nêu quan điểm của nhóm về hiện tượng này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.18 KB, 17 trang )

BÀI TẬP NHĨM
MƠN LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
ĐỀ TÀI SỐ 01
Tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn ngày càng phổ biến. Hãy nêu quan điểm
của nhóm về hiện tượng này


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Hiện nay, trên tồn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng tình trạng
nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn ngày càng phổ
biến và phức tạp. Xuất phát từ nhiều lý do mà việc đăng ký kết hơn cũng gặp
nhiều khó khăn. Chính vì vậy, có rất nhiều người đồng ý chung sống với nhau
khi chưa đăng ký kết hôn hay không muốn chính thức kết hơn. Hơn nữa, do
trình độ nhận thức của người dân và hiểu biết pháp luật còn thấp nên thực tế xảy
ra nhiều trường hợp nam nữ lấy nhau không đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, việc
“kết hơn” nhưng khơng đăng ký, chưa có sự rành buộc về luật pháp, trách nhiệm
sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp như sau một thời gian chung sống hai bên
cảm thấy khơng hợp nhau dẫn đến việc địi ly hơn và phân chia tài sản; có
trường hợp khác sau khi có con rồi vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn và bỏ nhau
hoặc trong khi hai người đang chung sống nhưng lại đăng ký hết hơn với người
khác,… Có ý kiến cho rằng: “Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới cũng cho
thấy tỉ lệ chia tay của các cặp vợ chồng đã chung sống với nhau trước khi kết
hôn là cao hơn hẳn so với những cặp vợ chồng chỉ chung sống với nhau sau khi
đã đăng ký kết hơn”. Nhưng cũng cịn rất nhiều những ý kiến trái chiều về tình
trạng trên. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm 1 xin chọn đề tài: “Tình trạng
nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn ngày càng phổ
biến. Hãy nêu quan điểm của nhóm về hiện tượng này”.



3


NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH TRẠNG NAM NỮ CHUNG
SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG
1. Khái niệm
a, Kết hôn:
Theo Khoản 5 Điều 3 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định
của luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hơn”.
Điều 8 Luật Hơn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn:
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy
định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Kết hơn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Khi kết hôn,
các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân
và gia đình quy định và phải đăng ký kết hơn tại cơ quan đăng ký kết hơn có
thẩm quyền thì việc kết hơn đó mới được cơng nhận là hợp pháp và giữa các bên
nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật.
Hệ thống pháp luật về hơn nhân và gia đình quy định nam nữ kết hôn phải
bảo đảm 2 yếu tố sau:
- Phải thể hiện ý chí của cả nam và nữ là mong muốn được kết hôn với
nhau;
- Phải được Nhà nước thừa nhận.


4


b, Chung sống như vợ chồng
Theo Khoản 7 Điều 3 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi
nhau là vợ chồng”.
Chung sống như vợ chồng được chứng minh bằng việc họ có đời sống
sinh hoạt chung, có tài sản chung, có con chung với nhau và được mọi người
xung quanh thừa nhận là vợ chồng.
Dưới góc độ pháp lý thì “nam nữ chung sống như vợ chồng” là trường
hợp nam nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật nhưng không
đăng ký kết hôn. Về nguyên tắc, pháp luật không công nhận trường hợp này là
vợ chồng. Tuy nhiên, trên thực tế, các bên nam nữ vẫn chung sống với nhau như
vợ chồng, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với nhau, với gia đình
và với xã hội.
Về bản chất: Đây là quan hệ vợ chồng mà quan hệ đó khơng được xác lập
theo thủ tục và trình tự pháp lý nhất định nhưng lại đã và đang tồn tại trên thực
tế. Hai bên chung sống với nhau như vợ chồng, thực sự coi nhau là vợ chồng và
thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với nhau, với gia đình và
với xã hội. Vì vậy, trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng và hơn nhân có
đăng ký kết hơn về bản chất là giống nhau.
2. Đặc điểm của nam nữ như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Thứ nhất: Nam nữ có đủ điều kiện kết hơn theo như quy định trong Điều
8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 nhưng khơng thực hiện việc đăng ký kết
hơn, bởi nhiều ngun nhân khác nhau như: tình hình kinh tế cịn hạn hẹp,
phong tục tập qn, trình độ hiểu biết pháp luật,… Đây là đặc điểm cơ bản để
phân biệt việc nam nữ chung sống như vợ chồng với các trường hợp nam nữ
không đủ điều kiện đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau hay là các trường

hợp kết hôn trái pháp luật. Đối với các trường hợp nam nữ không đủ điều kiện
kết hôn hoặc kết hôn trái pháp luật, các bên nam nữ đều khơng đủ điều kiện kết
hơn có thể là về độ tuổi, về ý chí tự nguyện hoặc vi phạm điều cấm của xã hội
không thể đăng ký kết hôn hoặc mặc dù có đăng ký kết hơn nhưng cũng khơng
5


được cơng nhận là vợ chồng. Cịn trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ
chồng, hai bên không hề vi phạm những điều kiện về kết hôn theo quy định của
pháp luật. Về nội dung giữa hôn nhân hợp pháp và nam nữ chung sống như vợ
chồng khơng có sự khác biệt. Chính vì vậy, hành vi chung sống như vợ chồng
của hai bên hồn tồn khơng vi phạm pháp luật. Về mặt hình thức, nam nữ
chung sống như vợ chồng là trường hợp nam nữ chung sống nhưng giữa họ
khơng có Giấy chứng nhận đăng ký kết hơn do cơ quan có thẩm quyền đăng ký
kết hơn cấp. Điều đó có nghĩa là giữa họ trong quan hệ hơn nhân khơng có
chứng cứ về mặt pháp lý để khẳng định họ là vợ chồng. Theo quy định của pháp
luật, nam nữ chung sống như vợ chồng không được công nhận là vợ chồng. Đây
là điểm khác biệt cơ bản giữa hơn nhân có đăng ký và trường hợp nam nữ chung
sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
Thứ hai: Trong khi chung sống như vợ chồng hai người nam nữ luôn thật
sự coi nhau là vợ chồng. Đây là đặc điểm xuất phát từ chủ quan của mỗi người
nên rất khó để nhận biết. Việc đánh giá hai người có coi nhau là vợ chồng hay
khơng thực sự là một vấn đề phức tạp. Nó cũng phụ thuộc vào từng hoàn cảnh
và thời điểm khác nhau. Đây cũng là đặc điểm để phân biệt chung sống như vợ
chồng với các trường hợp chung sống tạm bợ khác.
Thứ ba: Hai người chung sống với nhau luôn xác định đây là một mối
quan hệ chung sống lâu dài. Đặc điểm này của việc chung sống như vợ chồng
cũng giống với các trường hợp sống thử trước hôn nhân (sống thử) hiện nay.
Sống thử trước hôn nhân (sống thử) là việc trước khi chung sống, các bên thỏa
thuận sẽ “thử” chung sống với nhau như vợ chồng, “thử” thực hiện các quyền và

nghĩa vụ cơ bản của vợ chồng. Nếu sau một thời gian chung sống, các bên thấy
phù hợp thì lúc này sẽ tiến hành đăng ký kết hơn, cịn trường hợp khơng thấy
phù hợp với nhau nữa thì các bên sẽ “đường ai nấy đi”. Cịn trong trường hợp
nam nữ chung sống như vợ chồng, hai bên mong muốn xây dựng một gia đình
hạnh phúc nên từ khi bắt đầu chung sống, họ đã có ý định gắn bó với nhau.
Ngồi ra thì chung sống như vợ chồng cũng có thể có đặc điểm như: được
hàng xóm, bà con, người thân công nhận họ là vợ chồng và con cái của họ, họ có
6


thể đã tổ chức hôn lễ với sự chứng kiến của nhiều người nhưng không đăng ký
kết hôn.
3. Quy định của pháp luật về vấn đề nam nữ sống chung như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn
Điều 9 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì khơng
có giá trị pháp lý.
2. Vợ chồng đã ly hơn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng
ký kết hôn”.
Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định tại Điều 9 của Luật này đều
khơng có giá trị pháp lý. Nam, nữ không đăng ký kết hơn mà chung sống với
nhau như vợ chồng thì khơng được pháp luật công nhận là vợ chồng.
Điều 14 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 “Giải quyết hậu quả của
việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn”
quy định:
“1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hơn theo quy định của Luật này chung
sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hơn thì khơng làm phát sinh
quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa

vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều
16 của Luật này.
2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo
quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hơn theo
quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký
kết hôn”.
Hay như Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 “Quyền, nghĩa vụ
của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng
mà không đăng ký kết hôn” quy định:
7


“Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và
con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ
và con”.
Và Điều 16 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 “Giải quyết quan hệ tài
sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn” quy định:
“1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với
nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận
giữa các bên; trong trường hợp khơng có thỏa thuận thì giải quyết theo quy
định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp
của phụ nữ và con; công việc nội trợ và cơng việc khác có liên quan để duy trì
đời sống chung được coi như lao động có thu nhập”.
II. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP CỦA TÌNH TRẠNG
NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ
KẾT HƠN
1. Tác động của tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng
Tình trạng nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký

kết hôn là một hiện tượng khá phổ biến trong xã hội nước ta và ngày càng có xu
hướng gia tăng. Đặc biệt, với cuộc sống đang ngày một phát triển, sự mở cửa,
giao lưu giữa các nền văn hóa đã có những tác động không nhỏ tới lối tư duy,
suy nghĩ của một bộ phận giới trẻ hiện nay đặc biệt trong quan điểm về tình u
và hơn nhân. Việc này đã có những tác động lớn tới xã hội nói chung và tới cá
nhân các bạn nam nữ đang sống chung với nhau như vợ chồng nói riêng.
a, Tác động tích cực
Nam nữ sống chung như vợ chồng không trái pháp luật là việc sống chung
nhưng không đăng ký kết hôn mặc dù có đủ điều kiện kết hơn và khơng thuộc
các trường hợp bị luật cấm.
8


Đối với trường hợp quan hệ sống chung như vợ chồng của nam nữ bắt đầu
từ thời điểm ngày 1/1/2001 đến nay, thì quan hệ vợ chồng này sẽ khơng được
pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
Đối với các bạn nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng, việc “sống
thử” đem lại cho các bạn sự tự do cá nhân, không bị ràng buộc bởi các quy định
pháp lý đối với vợ chồng. Đặc biệt, sau một khoảng thời gian sống chung, họ sẽ
hiểu về nhau hơn từ đó có thể đi tới quyết định có kết hơn với nhau hay không.
Điều này làm giảm rủi ro trong hôn nhân và khi chia tay, sẽ không cần trải qua
các thủ tục pháp lý về ly hôn hay về chế độ tài sản.
Cịn đối với xã hơi, việc nam nữ sống chung như vợ chồng cũng đem lại
một số hệ quả có lợi. Số lượng các vụ ly hơn và tranh chấp tài sản, con cái sau
khi ly hôn sẽ giảm đáng kể.
b, Tác động tiêu cực
Chung sống như vợ chồng trái pháp luật là việc nam nữ sống chung như
vợ chồng mà không đăng ký kết hôn và việc chung sống này vi phạm điều cấm
của luật.
Trường hợp 1: Một hoặc cả hai bên nam, nữ chưa đủ tuổi kết hôn theo

điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Nam từ đủ 20
tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”.
Chế tài xử phạt đối với trường hợp tảo hôn được quy định tại Điều 47
Nghị định 110/2013/NĐ-CP “quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hơn nhân và gia đình, thi hành án dân
sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã”:
“1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với
hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý
duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hơn mặc dù
đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.”
9


Trường hợp 2: Thuộc hành vi bị cấm tại điểm c, d Điều 5 Luật Hơn nhân
và gia đình năm 2014:
“c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hơn hoặc chung sống như vợ
chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hơn hoặc chung
sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dịng
máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ
nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng
với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con
riêng của chồng”.
Như vậy nếu một người đã có vợ, có chồng mà sống chung như vợ chồng
với người khác hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dịng
máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi
với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với
con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng
của chồng thì đây là hành vi trái pháp luật.

2. Thực trạng nam nữ chung sống như vợ chồng
Hiện nay, tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng với nhau mà không
đăng ký kết hôn đang diễn ra ngày càng phổ biến, gia tăng cả về số lượng và
tính chất mối quan hệ. Trên thực tế, hiện tượng này thường diễn ra ở các đối
tượng như học sinh, sinh viên thuộc các trường Đại học, Trung học chuyên
nghiệp và dạy nghề chung sống với nhau; cũng có thể xảy ra trong các trường
hợp một trong hai bên đã qua một lần kết hơn, sau đó hơn nhân của họ chấm dứt
do ly hôn hoặc do vợ, chồng chết, khi họ đã “có tuổi” nhưng muốn chung sống
với nhau để nương tựa nhau. Hoặc cũng có trường hợp do họ “đã quá lứa lỡ thì”,
muốn đến chung sống với nhau nên ngại làm thủ tục đang ký kết hơn, hay
trường hợp ngoại tình (những người đã có vợ, chồng theo pháp luật rồi mà vẫn
chung sống như chồng, vợ với người khác). Hay thậm chí, tình trạng này cũng
xảy ra ở những cặp vợ chồng mặc dù có đủ điều kiện kết hơn, đủ điều kiện tiến
hành đăng ký kết hôn nhưng lại không đến đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước
10


có thẩm quyền. Hiện nay, hiện tượng “nam nữ chung sống như vợ chồng” diễn
ra tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí
Minh… Cịn tại các vùng nơng thơn, có ít tình trạng nam nữ sống chung như vợ
chồng. Bởi lẽ, sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ làm cho
các bậc phụ huynh cảm thấy xấu hổ, sẽ bị coi là khơng đàng hồng, bị hàng xóm
dị nghị, phán xét.
Với suy nghĩ: Tờ giấy đăng ký kết hôn chỉ là một tờ giấy. Nếu một trong
hai người khơng thật lịng u thương muốn được chung sống, thì có hay khơng
đăng ký kết hơn cũng khơng mang lại ý nghĩa gì. Họ cho rằng, nền tảng của hơn
nhân là tình yêu thực sự giữa hai cá nhân. Nếu có tình u bền vững, họ sẽ
chung sống lâu dài và thương yêu nhau. Hơn nữa nếu họ cảm thấy khơng thể
hịa hợp được nữa thì cũng dễ dàng chia tay, khơng bị khó khăn vì những thủ tục
cũng như chi phí pháp lý,… mà các bên đã khơng tiến hành việc đăng ký kết

hôn. Nhưng họ không hề nghĩ đến những hệ lụy của việc sống như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn mang lại. Sau này khi họ có con sẽ gây khó khăn khi cả
hai người không muốn sống với nhau nữa, quan hệ tài sản, rồi những vấn đề liên
quan đến thủ tục hành chính,… Có thể thấy rằng hiện tượng nam nữ chung sống
như vợ chồng mà không tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết nhằm xác lập
quan hệ vợ chồng trước pháp luật đã trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến
trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Thực trạng đó đã và đang gây ra
những hệ quả khác nhau trên cả khía cạnh pháp luật lẫn xã hội.
3. Nguyên nhân về tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng
Thật vậy, hiện nay, tình trạng nam nữ không đăng ký kết hôn mà sống
chung như vợ chồng xảy ra rất thường xuyên. Tình hình này diễn ra để lại rất
nhiều những ý kiến trái chiều. Để hạn chế tình hình sống chung mà khơng đăng
ký kết hôn của nam nữ chúng ta trước cần chỉ ra những ngun nhân dẫn tới tình
trạng này để nhờ đó có thể triển khai những biện pháp khác nhau khắc phục
cũng như ngăn chặn trên thực tế.

11


a, Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan được cho là nguyên nhân trực tiếp xuất phát từ
bản thân người nam và người nữ trong mối quan hệ sống chung với nhau. Thứ
nhất, phần lớn những người trẻ lựa chọn sống chung đều là những đối tượng
sống xa nhà, thiếu thốn về tình cảm và vật chất. Thứ hai, nhiều bạn đã tự nguyện
sống thử, đặc biệt là các bạn nữ sinh viên và cơng nhân. Các bạn thích một cuộc
sống hưởng thụ, không tôn trọng chuẩn mực đạo đức của cộng đồng hay luật lệ
của tôn giáo. Rất nhiều bạn khơng những coi thường luật pháp mà cịn tự hạ thấp
nhân phẩm của mình, khơng coi trọng giá trị của đời sống gia đình, cho dù biết
hành động mình đang làm là sai trái với chuẩn mực cuộc sống nhưng vẫn cố tình
bước vào. Thứ ba, một phần giới trẻ có khái niệm sai về “tình u” nên có

những hành động vượt mức lứa tuổi.
b, Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân được chỉ ra là xuất phát
từ phía bên ngồi như gia đình và xã hội tới người tham gia vào mối quan hệ
sống chung như vợ chồng:
- Cha mẹ không quan tâm đến đời sống tình cảm của con, khơng động
viên con cái sống lành mạnh.
- Do sự giáo dục của gia đình cịn q lỏng lẻo, ít quan tâm tới các em,
nhất là lúc các em đang tuổi cặp kè yêu đương, các em muốn có người đồng
hành để chia sẻ.
- Do đời sống hôn nhân của cha mẹ không hạnh phúc khiến con cái họ
cảm thấy rằng hôn nhân không phải là thứ tuyệt vời nên đã không lựa chọn kết
hôn mà lựa chọn loại hình sống chung như vợ chồng.
- Do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây nên tình trạng sống chung như
vợ chồng và “quan hệ tình dục trước hôn nhân” mới bùng phát như vậy.
- Do sự bùng nổ của các kênh thông tin báo đài, truyền hình khiến cho
giới trẻ (nam, nữ) tiếp xúc tới nhiều trường hợp sống thử khác góp phần khơi
dậy sự tị mò muốn trải nghiệm việc sống chung như vợ chồng.
12


Bên cạnh những nguyên nhân trên thì một số nguyên nhân xuất phát từ
những sự tích cực của đời sống như:
- Hiện nay, quan niệm của giới trẻ thường khá tự do và phóng khống, họ
có quan niệm về tình cảm và tình dục thoải mái hơn rất nhiều so với thế hệ đi
trước. Chính vì vậy, họ tìm đến nhau để thử những cảm giác khác trong tình cảm
nam nữ và trong cuộc sống mà họ nghĩ là như cuộc sống hôn nhân.
- Giới trẻ muốn được gần gũi, quan tâm, chia sẽ nhau nhiều hơn: Những
lần hẹn hò có thể giúp bạn hiểu phần nào về đối phương. Tuy nhiên, nếu sống
cùng nhau, bạn sẽ có cơ hội để hiểu về “đối phương” rõ hơn nhiều. Bạn có thể

hiểu rõ hơn về sở thích, lối sống, và nhiều điều khác của đối phương và ngược
lại. Đó cũng là lý do mà các bạn muốn càng gần nhau càng tốt.
- Gánh nặng về tài chính: Sống riêng lẻ có nghĩa là hai người phải chi trả
hóa đơn của mỗi người. Tuy nhiên, nếu sống cùng nhau thì hai có thể chia sẻ hóa
đơn tiền thuê nhà, tiền điện, chi phí sinh hoạt hàng ngày,… vì vậy với lối suy
nghĩ nếu gộp chung lại thì sẽ đỡ tốn kém hơn.
- Muốn có nhiều thời gian bên nhau: Đơi khi, với lịch trình kín hết cả
ngày, khó có thể sắp xếp thời gian để ở bên cạnh nhau. Tuy nhiên, nếu quyết
định sống thử, bạn sẽ khơng cịn phải lo lắng vì khơng có thời gian dành cho
nhau.
4. Giải pháp hạn chế tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng
Nhìn chung, các nhà chuyên gia xã hội, văn hóa đều khơng đồng tình với
việc chung sống như vợ chồng mà khơng đăng ký kết hơn dù nó có lợi ở một
khía cạnh nào đó. Lợi là tiết kiệm được nhiều khoản chi phí, có thể ở bên nhau
mà khơng có sự rành buộc. Nhưng tác hại của lối sống này là rất nhiều so với lợi
ích của nó. Và để giảm thiểu tình trạng này cũng như những hệ quả nặng nề do
lối sống này đem lại chúng ta cần có những giải pháp kịp thời từ nhiều khía cạnh
cả về pháp luật lẫn xã hội.
a, Đối với pháp luật
Đối với trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng không bị coi là trái
pháp luật (không vi phạm các điều kiện kết hơn) thì chưa có một chế tài cụ thể
13


nào xử lý. Trên thực tế, việc nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký
kết hôn và không vi phạm các điều kiện kết hôn lại là một "nguồn nguy hiểm
cao độ", nó là "bước trung gian" dẫn đến những biến thể hết sức phức tạp (như
sống thử hay các trường hợp chung sống như vợ chồng vi phạm điều kiện kết
hôn...). Thiết nghĩ, Nhà nước cần xây dựng một văn bản pháp luật riêng biệt,
quy định những biện pháp chế tài rõ ràng, cụ thể, nhằm xử lý các vi phạm trong

lĩnh vực hộ tịch, trong đó có hành vi khơng đăng ký kết hơn; để từ đó, giảm dần
các trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký
kết hôn.
Hệ thống các văn bản pháp luật về vấn đề hạn chế tình trạng chung sống
mà khơng kết hơn là chưa nhiều. Do đó, các nhà làm luật cần quan tâm hơn về
vấn đề này để đưa ra các văn bản pháp luật hạn chế việc nam nữ chung sống mà
không kết hôn. Đồng thời, vấn đề tổ chức thực hiện pháp luật cũng quan trọng,
đặc biệt là áp dụng các chế tài sao cho bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật.
Đối với những trường hợp chung sống như vợ chồng mà không đăng ký
kết hôn và vi phạm một trong các điều kiện kết hơn luật định, thì tùy vào tính
chất, mức độ vi phạm của các đương sự mà Nhà nước cần có những biện pháp
xử lý riêng để áp dụng. Trước tiên, đó là buộc các bên phải chấm dứt quan hệ
chung sống như vợ chồng vi phạm các điều kiện kết hơn, cùng với đó là các biện
pháp phụ trợ kèm theo như biện pháp hành chính và biện pháp hình sự. Thiết
nghĩ, cần phải có mức chế tài nghiêm khắc hơn để ngăn chặn tình trạng vi phạm
trên, cần phải kiên quyết xử lý đối với các trường hợp chung sống như vợ chồng
trái pháp luật và buộc họ phải chấm dứt việc chung sống đó. Đồng thời, cần thiết
phải có những biện pháp loại bỏ những nguyên nhân gây ra tình trạng chung
sống như vợ chồng, bởi đó mới là biện pháp hiệu quả nhất, loại trừ tận gốc
những tác động tiêu cực do việc chung sống như vợ chồng mang lại.
Ngồi ra, cịn tồn tại một vấn đề trong việc giải quyết quyền lợi của con
cái khi quan hệ giữa cha, mẹ chúng là quan hệ chung sống như vợ chồng mà
không đăng ký kết hơn. Bởi vì, trong quan hệ chung sống như vợ chồng, con
được sinh ra là con ngoài giá thú, khơng đương nhiên có cha. Trong trường hợp
14


này, việc chứng minh để xác định cha cho con là khơng dễ dàng và chi phí rất
tốn kém (đối với trường hợp cần thiết phải giám định gen); theo quy định của
pháp luật, nếu người mẹ yêu cầu xác định cha cho con thì phải có nghĩa vụ cung

cấp chứng cứ để chứng minh, đồng thời phải chịu mọi chi phí cho việc chứng
minh đó. Bởi vậy, cần thiết phải ban hành những quy định riêng để điều chỉnh
mối quan hệ của các cặp nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết
hôn, đặc biệt là các quy định liên quan đến vấn đề tài sản và con chung nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
b, Đối với xã hội
Trước hết, đó là nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, phổ
biến Luật Hơn nhân và gia đình trong nhân dân, đặc biệt là các quy định về đăng
ký kết hôn, giúp nhân dân hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đăng ký kết
hôn, cũng như các thủ tục bắt buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật
để được Nhà nước công nhận là vợ chồng. Sự chuyển biến ý thức của nhân dân
đối với việc tuân thủ pháp luật là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu lực của
các quy định pháp luật trên thực tế. Bên cạnh đó, cần đặc biệt chú trọng tới việc
mở rộng và nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số, cần tuyên truyền,
giáo dục pháp luật, đưa những quy định của pháp Luật Hôn nhân và gia đình đến
với đồng bào các dân tộc. Ở những nơi miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại
khó khăn thì UBND các cấp có thể tổ chức các cuộc đăng ký kết hôn lưu động
đến từng cơ sở. Nhưng cán bộ hộ tịch cần phối, kết hợp với nhân dân và những
người có trách nhiệm ở thơn xóm (trưởng thơn, trưởng bản...) để khuyến khích
những đơi nam nữ đã chung sống với nhau như vợ chồng mà chưa đăng ký kết
hôn tự nguyện đăng ký. Song song với việc giáo dục pháp luật, cần thiết phải
tăng cường công tác giáo dục giới tính với tầng lớp thanh, thiếu niên,… Đối với
tình trạng nhiều đơi nam nữ trẻ chung sống với nhau như vợ chồng đang ngày
một gia tăng hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương cùng với cán bộ
hộ tịch kết hợp với các chủ thể để có biện pháp kiểm tra, rà sốt các khu nhà cho
thuê, nhà trọ kiểm tra tình trạng hôn nhân của họ. Trong trường hợp việc sống
chung xuất phát từ tình yêu thương, mong muốn xây dựng gia đình thì nên
15



khuyến khích họ đi đăng ký kết hơn. Kèm theo đó nhà trường cũng cần giáo dục,
tổ chức những buổi tuyên truyền bổ ích cho học sinh, sinh viên về lối sống, định
hướng về các giá trị chuẩn mực trong đời sống.
Thứ hai, cần tăng cường công tác quản lý nhà nước với lĩnh vực hơn nhân
và gia đình, nhất là công tác hộ tịch. Đối với công tác hộ tịch ở cấp cơ sở, cần
phải tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ hộ tịch, phải nâng cao trình
độ hiểu biết pháp luật cho đội ngũ này. Mặt khác, cũng cần thường xuyên kiểm
tra, giám sát kịp thời phát hiện những sai phạm trong hoạt động quản lý hộ tịch
để từ đó nâng cao hiệu quả cơng tác này.
Thứ ba, gia đình là nhân tố quyết định hình thành nên nhận thức của mỗi
con người. Vì vậy vai trò của những bậc làm cha làm mẹ là hết sức quan trọng
trong việc rèn luyện tính cách và giúp các em hiểu rõ về những mối quan hệ hết
sức phức tạp trong cuộc sống hàng ngày. Để các em có một nhận thức đúng đắn
trong tình cảm cũng như hiểu rõ quan điểm tình dục trước hơn nhân. Mặt khác,
gia đình cũng cần quan tâm, hỏi han con em mình bởi lẽ trong nhiều trường hợp
nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hơn thường là những
thanh niên sống xa nhà, phóng túng.
KẾT LUẬN
Trong xã hội hiện nay, tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn vẫn luôn là một vấn đề phổ biến và phức tạp. Trong
trường hợp này họ không được công nhận là vợ chồng, quyền lợi của họ không
được đảm bảo. Trong nhiều trường hợp khi họ bị xâm phạm đến quyền lợi thì
pháp luật khơng bảo vệ được họ. Vì vậy, cần phải tun truyền và khuyến khích
nam nữ có đủ điều kiện đăng ký kết hôn và muốn chung sống với nhau như vợ
chồng đi đăng ký kết hôn. Đồng thời, cần có những quy định của pháp luật mềm
dẻo hơn nhằm bảo vệ một số quyền lợi cho họ trong trường hợp nam nữ chung
sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

16



DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
2. Nghị định 110/2013/NĐ-CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hơn nhân và gia đình, thi hành
án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
3. “Tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết
hôn ngày càng phổ biến. hãy nêu quan điểm cá nhân về hiện tượng này”,
xemtailieu.com.
/>4. “Nguyên nhân về tình trạng nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng
mà không đăng ký kết hôn. Giải pháp hạn chế tình trạng này”, luanvan.com.
/>5. Hồng Hạnh Ngun - Khoa Luật, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành:
Luật Dân sự, “Những khía cạnh pháp lý của thực tế chung sống như vợ chồng
không đăng ký kết hôn ở Việt Nam”.
/>6. Nông Thị Hồng Yến - Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Luận văn
Thạc sĩ chuyên ngành: Luật Dân sự và Luật Tố tụng Dân sự, “Hậu quả pháp lý
của việc nam, nữ chung sống như vợ chồng theo pháp luật Hơn nhân và gia đình
Việt Nam hiện hành”.
/>7. Luật NQH Việt Nam, “Quy định của pháp luật về việc chung sống như
vợ chồng”.
/>


×