Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN KHÁNH VINH

THỰC THI CHÍNH SÁCH THU HÚT
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TẠI TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CƠNG

HÀ NỘI - NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN KHÁNH VINH

THỰC THI CHÍNH SÁCH THU HÚT
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TẠI TỈNH VĨNH LONG
LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CƠNG

Chun ngành: Chính sách cơng


Mã số: 8 34 04 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ HỒNG HẢI

HÀ NỘI – NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu độc lập của
tơi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hải. Ngoài những nội
dung được trích dẫn thì các nội dung cịn lại là kết quả nghiên cứu của tác giả.
Các số liệu, dữ liệu, thơng tin được tác giả trình bày trong luận văn này là
chính xác, trung thực, khách quan, có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng, và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào. Luận văn được trình
bày theo đúng các quy định của Học viên Hành chính Quốc gia về cách thức
trình bày luận văn.
Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của mình.

Tác giả luận văn

Trần Khánh Vinh


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả luôn nhận được sự
hướng dẫn, chỉ bảo và hỗ trợ tận tậm và nhiệt tình của Q Thầy Cơ, các
CQNN, các CBCCVC tại địa phương vì vậy, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, các giảng viên, các Thầy
Cô Ban Đào tạo Sau đại học đã giảng dạy và giúp đỡ để tơi có thể hồn thành

q trình học tập tại Học viện Hành chính Quốc gia;
PGS. TS. Nguyễn Thị Hồng Hải, người hướng dẫn khoa học đã tận tình
hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn này;
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Trung tâm Xúc
tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long cùng các Sở, Ban, Ngành
có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Vĩnh Long đã tạo
điều kiện hỗ trợ cung cấp số liệu, các thông tin cũng như giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn.
Cùng với sự giảng dạy của Q Thầy Cơ Học viện Hành chính Quốc gia,
sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học, sự hỗ trợ của các cơ quan hữu
quan và sự nỗ lực của bản thân, tơi đã hồn thành luận văn theo đúng quy định
của Học viện Hành chính Quốc gia. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu ngắn và
bản thân là một người thực tiễn chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu
khoa học, chính vì vậy luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả luận
văn rất mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cơ để
luận văn cũng như bản thân tơi hồn thiện hơn trong quá trình học tập, nghiên
cứu khoa học và làm việc sau này.
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Trần Khánh Vinh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nội dung

BMNN


Bộ máy nhà nước

CCHC

Cải cách hành chính

CNH

Cơng nghiệp hóa

CBCC

Cán bộ, cơng chức

CBCCVC

Cán bộ, cơng chức, viên chức

CQNN

Cơ quan nhà nước

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngồi

ĐTNN

Đầu tư nước ngồi


HĐH

Hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân

NĐT

Nhà đầu tư

QLNN

Quản lý nhà nước

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 2.1. Thống kê tình hình thu hút FDI giai đoạn 2015 -2019

42


Bảng 2.2. Thống kê Chỉ số PCI của tỉnh Vĩnh Long

60

Bảng 2.3. Thống kê tình hình xúc tiến FDI

62

Bảng 2.4. So sánh tỷ lệ tiếp xúc và số dự án triển khai

66


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng, biểu
MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………. 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH THU HÚT
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI …………………………… 11
1.1. Khái qt về chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ........ 11
1.1.1. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi ...................................... 11
1.1.2. Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi .................... 16
1.2. Thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ............... 21
1.2.1. Khái niệm ...................................................................................... 21
1.2.2. Vai trò ............................................................................................. 23
1.2.3. Chủ thể thực hiện ........................................................................... 25

1.2.4. Quy trình thực hiện chính sách thu hút trực tiếp nước ngoài ........ 26
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài trên địa bàn cấp tỉnh .............................................................. 32
1.3.1. Yếu tố thuộc về bản thân chính sách .............................................. 32
1.3.2. Các yếu tố thuộc về chủ thể thực thi chính sách ............................ 34
1.3.3. Các yếu tố thuộc về môi trường ..................................................... 36
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 37
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH VĨNH LONG ………38


2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Vĩnh Long và ảnh
hưởng của các điều kiện đó đến việc thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long .................................................. 38
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hị của tỉnh Vĩnh Long .38
2.1.2. Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến việc thực
thi chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh
Long .............................................................................................. 39
2.2. Khái quát về tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh
Long................................................................................................................. 42
2.3. Phân tích thực trạng thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài ở tỉnh Vĩnh Long ................................................................................... 44
2.3.1. Ban hành văn bản, xây dựng các kế hoạch, chương trình triển khai
thực thi chính sách. ........................................................................... 44
2.3.2. Phổ biến, tun truyền chính sách ................................................ 48
2.3.3. Phân cơng, phối hợp thực thi chính sách ...................................... 50
2.3.4. Tổ chức thực hiện các nội dung chính sách .................................. 54
2.3.5. Đơn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách ................... 63
2.3.6. Đánh giá, tổng kết việc thực thi chính sách .................................. 65
2.4. Đánh giá chung thực trạng thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp

nước ngồi ở tỉnh Vĩnh Long .......................................................................... 67
2.4.1. Ưu điểm .......................................................................................... 67
2.4.2. Hạn chế ........................................................................................... 69
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế .............................................................. 72
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 77


Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO THỰC THI
CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở
TỈNH VĨNH LONG ………………………………………………………. 78
3.1. Quan điểm thực thi chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi ....... 78
3.2. Các giải pháp thực thi tốt chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài ở tỉnh Vĩnh Long ................................................................................... 79
3.2.1. Hoàn thiện các nội dung của chính sách ........................................ 79
3.2.2. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ....... 87
3.2.3. Tăng cường sự tham gia và phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong
triển khai thực thi chính sách .......................................................... 90
3.2.4. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư ............................................. 96
3.2.5. Tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp .............................. 98
3.2.6. Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất để thực thi chính sách và hỗ trợ
nhà đầu tư nước ngoài ................................................................... 100
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 105
KẾT LUẬN .................................................................................................. 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài luận văn

Việt Nam trải qua hơn 30 năm đổi mới đã có những bước tiến phát triển
mạnh mẽ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Từ một quốc gia nghèo đói, phải
nhập khẩu gạo thì đến nay Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những
quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, hồ tiêu,… Việt Nam đã có những
thành tựu đáng ghi nhận trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, trở thành hình
mẫu cho các quốc gia đang phát triển. Mặc dù tình hình kinh tế thế giới tiềm ẩn
những nguy cơ và rủi ro, tuy nhiên Việt Nam vẫn có được sự ổn định và sự phát
triển đáng ghi nhận. Những thành tựu của quá trình đổi mới đã làm thay đổi
mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Có được những thành tựu
trong thời gian qua bên cạnh việc phát huy nguồn nội lực vốn có, Việt Nam
cũng tranh thủ nguồn lực đầu tư từ bên ngoài. Văn kiện Đại hội Đại biểu lần
thứ XII của Đảng đã khẳng định “Phát huy cao nhất các nguồn lực trong nước,
đồng thời chủ động hội nhập quốc tế, huy động và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực bên ngồi để phát triển nhanh, bền vững”[10]. Vì vậy Đảng và Nhà
nước ta ln chú trọng việc xây dựng chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế. Thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài được xem là một trong những giải pháp đột phá nhằm thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội.
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển của kinh tế - xã hội Việt Nam. Và kết quả của quá trình hơn 30 năm đổi
mới của Việt Nam có đóng góp rất lớn của vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi.
Thực tế cho thấy, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi ngày càng khẳng
định vai trị quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam và
là khu vực có tốc độ phát triển năng động nhất. Các nghiên cứu cho thấy, vốn
1


đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nguồn vốn quan trọng trong tổng vốn đầu
tư phát triển toàn xã hội và là động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng của Việt
Nam trong thời gian qua. Vốn FDI đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế và thúc đẩy

nhanh q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa ở các địa phương. Chính sách
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi là một chính sách kinh tế - xã hội lớn của
Việt Nam. Để chính sách này có thể đi vào thực tiễn và phát huy tối đa hiệu
quả thì đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải tăng cường triển khai thực thi chính
sách này trong thực tế. Triển khai thực thi chính sách thu hút trực tiếp nước
ngồi là một bước trong quy trình chính sách, là bước hiện thực hóa chính sách.
Vì vậy, nó có vai trị quan trọng.
Vĩnh Long là một tỉnh nằm ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, là một
trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế cao của khu vực. Trong
thời gian qua tỉnh Vĩnh Long đã chú trọng triển khai thực thi chính sách thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngồi. Chính vì vậy các doanh nghiệp nước ngoài ngày
càng chú trọng đầu tư vào tỉnh Vĩnh Long. Đóng góp của vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi ngày càng lớn đối với quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài chưa tương xứng với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh. Điều này
là do khâu triển khai thực thi chính sách thu hút đầu tư nước ngồi trên địa bàn
tỉnh vẫn cịn những hạn chế nhất định. Tỉnh Vĩnh Long chưa xây dựng được
nhiều chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai thực thi chính sách, đồng thời
cũng chưa phát huy tốt thế mạnh của địa phương. Bên cạnh đó, cơng tác phối
hợp trong q trình triển khai thực thi chính sách chưa đồng bộ, nhịp nhàng.
Ngồi ra, cơng tác đơn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách cũng
như cơng tác đánh giá, tổng kết chính sách cịn tiến hành chưa thường xuyên
và khoa học. Những hạn chế nêu trên đòi hỏi tỉnh Vĩnh Long phải có những
giải pháp kịp thời và khoa học để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả triển khai

2


thực thi chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi. Bên cạnh đó, với mục
tiêu là đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đặt ra yêu cầu

Vĩnh Long phải chú trọng và đổi mới thực thi chính sách thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long.
Xuất phát từ những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài “Thực thi chính sách
thu hút đầu tư vốn trực tiếp nước ngồi tại tỉnh Vĩnh Long” làm luận văn
Thạc sỹ chuyên ngành Chính sách cơng.
2. Tình hình nghiên cứu
Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi và thực thi chính sách thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngồi có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam từ sau đổi mới. Vì vậy, đây là nội dung
được nhiều học giả, nhà khoa học tập trung nghiên cứu từ nhiều góc độ khác
nhau. Có thể kể đến những nghiên cứu tiêu biểu sau đây:
Phùng Xuân Nhạ, (2013), FDI tại Việt Nam: lý luận và thực tiễn, NXB
Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Cơng trình nghiên cứu này đã làm rõ khái
niệm, các hình thức FDI, nhiều lý thuyết luận giải về nguyên nhân hình thành
FDI, bao gồm các lý thuyết truyền thống và các lý thuyết mới về quốc tế hóa
sản xuất, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới FDI, các chính sách, biện pháp thu
hút FDI tại Việt Nam. Trong cơng trình nghiên cứu này, tác giả tập trung phân
tích các luận cứ khoa học và làm rõ tác động của các chính sách cũng như kết
quả hoạt động FDI ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua, từ đó đưa ra một số gợi
ý điều chỉnh chính sách, biện pháp điều tiết các hoạt động thu hút và sử dụng
nguồn vốn FDI ở Việt Nam, [23].
Nguyễn Văn Tuấn, (2005), FDI với phát triển kỉnh tế ở Việt Nam, NXB
Tư pháp, Hà Nội. Đây là một đề tài nghiên cứu có phạm vi rộng về lịch sử hình
thành, phát triển của hoạt động FDI, trên cơ sở đó tác giả cũng đưa ra một số
giải pháp nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI đối với kinh

3


tế Việt Nam. Tuy nhiên, ở đề tài này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích

về vai trị của FDI đối với phát triển kinh tế Việt Nam chứ khơng đề cập đến
việc tổ chức thực thi chính sách thu hút FDI ở các địa phương [35].
Mai Ngọc Cường (2000), Hồn thiện chính sách và tổ chức thu hút FDI ở
Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Trong nghiên cứu này tác giả đã
phân tích những chính sách trong nước có tác động mạnh đến q trình thu hút
FDI, cũng như đề xuất các biện pháp thu hút FDI. Theo tác giả cần tiếp tục
nghiên cứu và triển khai thực thi phân cấp việc cấp phép đầu tư, giải quyết
những vấn đề sở hữu, sử dụng đất đai, những ưu đãi và khuyến khích về tài
chính, về chính sách tiền lương của người lao động làm việc trong các doanh
nghiệp có vốn FDI. Tuy nhiên những đề xuất này đã được giải quyết phần lớn
trong Luật Đầu tư nước ngoài năm 2000, Luật Đất đai năm 2003,… Đến nay
hệ thống pháp luật đã có sự thay đổi vì vậy có những đề xuất khơng cịn phù
hợp mà cần phải có những nghiên cứu mới [9].
Đinh Trọng Thắng, Trần Tiến Dũng (2019), Thực trạng chính sách ưu đãi
thu hút FDI vào Việt Nam hiện nay, Tạp chí Tài chính. Cơng trình nghiên cứu
này đã đi sâu làm rõ các chính sách ưu đãi thu hút FDI vào Việt Nam hiện nay
và kết quả thực thi các chính sách này. Cơng trình nghiên cứu này cũng đã đánh
giá những hạn chế trong chính sách ưu đãi thu hút FDI vào Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, cơng trình nghiên cứu này chỉ mới khái quát một số nội dung của
chính sách ưu đãi thu hút FDI vào Việt Nam và những đánh giá khái quát về
các chính sách này mà chưa nghiên cứu thực tiễn thực thi chính sách [34].
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Kỷ yếu Hội nghị 25 năm FDI tại Việt Nam,
Hà Nội. Cơng trình nghiên cứu này là tập hợp nhiều bài viết tại Hội nghị 25 thu
hút FDI tạo Việt Nam. Cơng trình nghiên cứu đã làm rõ thực trạng thu hút FDI
tại Việt Nam, phân tích vai trị của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt
Nam. Đồng thời cơng trình nghiên cứu này cũng phân tích thực trạng thu hút

4



FDI trên một số lĩnh vực, đồng thời đề ra các giải pháp hoàn thiện thu hút FDI
trên các lĩnh vực này. Bên cạnh đó cơng trình nghiên này cũng đã làm rõ thực
trạng thu hút FDI ở một số địa phương. Cơng trình nghiên cứu này đã làm rõ
tổng quan thực trạng thu hút FDI ở Việt Nam nói chung và các địa phương, các
lĩnh vực nói riêng [3].
Văn Thái Thu (2019), Thu hút FDI vào Việt Nam và những vấn đề đặt ra,
Tạp chí Tài chính. Cơng trình nghiên cứu đã phân tích tầm quan trọng của FDI
đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam thông qua các số liệu
so sánh về đóng góp của FDI đối với Việt Nam. Đồng thời cơng trình nghiên
cứu cũng đã khái qt về thực trạng thu hút FDI của Việt Nam, đồng thời phân
tích những tồn tại và hạn chế như mức độ kết nối với NĐT trong nước cịn thấp;
đầu tư vào cơng nghệ cao chưa nhiều; bất cập trong quản lý các doanh nghiệp
FDI,… Trên cơ sở đó, cơng trình nghiên cứu này đã đưa ra các đề xuất về quan
điểm tiếp cận FDI; hồn thiện cơ chế, chính sách, chuyển dịch cơ cấu thu hút
vào các ngành công nghệ cao; đa dạng hóa các nhà đầu tư từ nhiều quốc gia.
Trần Thị Bích Dung, Trần Bá Thọ (2020), Vấn đề thu hút vốn đầu tư nước
ngồi ở Việt Nam, Tạp chí Cơng thương. Cơng trình nghiên cứu này đã làm rõ
quan niệm về vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, phân tích vai trò của FDI đối với
kinh tế - xã hội. Đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI
như Mơi trường chính trị - xã hội, môi trường kinh tế vĩ mô, hệ thống pháp luật,
cơ sở hạ tầng, trình độ chun mơn của người lao động, tình hình chính trị thế
giới. Mặt khác cơng trình này cũng khái quát về tình hình thu hút vốn FDI tại
Việt Nam. Bên cạnh đó cơng trình nghiên cứu này cũng đề ra các giải pháp để
thu hút FDI như ổn định chính trị - xã hội, hồn thiện hệ thống pháp luật, phát
triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Tiếp cận từ góc độ chính sách và thực thi chính sách thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngồi có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu sau đây:

5



Nguyễn Mạnh Hùng (2014) “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi ở
tỉnh Thái Bình”. Cơng trình nghiên cứu này đã làm rõ việc thực thi các chính
sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Thái Bình, đồng thời đánh giá
những thành tựu, hạn chế của việc thực thi các giải pháp nhằm thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngồi ở tỉnh Thái Bình. Trên cơ sở đó, cơng trình nghiên cứu
này đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi ở tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên cơng trình nghiên cứu này chưa tiếp
cận hết quy trình thực thi chính sách mà chủ yếu kết quả thực thi chính sách
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài [22].
Đinh Trọng Thắng, Trần Tiến Dũng (2019), Thực trạng chính sách ưu đãi
thu hút FDI vào Việt Nam hiện nay, Tạp chí Tài chính. Cơng trình này đã đánh
giá thực trạng thực thi các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp FDI đặc
biệt là liên quan đến chính sách về thuế. Đồng thời phân tích những kết quả đạt
được trong thực thi chính sách ưu đãi thu hút FDI thể hiện thông qua kết quả
thu hút FDI và những lợi ích của FDI mang lại cho Việt Nam. Cơng trình này
cũng đã chỉ ra những hạn chế trong thực thi chính sách ưu đãi trong thu hút FDI
và phân tích nguyên nhân của những hạn chế như khơng theo dõi chặt chẽ q
trình thực thi chính sách, thủ tục ưu đãi chưa minh bạch, chưa đánh giá tác động
của chính sách. Trên cơ sở đó cơng trình nghiên cứu này đã phân tích bối cảnh
và những địi hỏi phải cải cách chính sách ưu đãi trong thu hút FDI như giảm
chồng chéo trong hệ thống pháp luật, đào tạo nhân lực, tạo khung ưu đãi chung
đồng thời phát huy tính chủ động của chính quyền địa phương.
Nguyễn Đức Thành (2017), “Thực thi chính sách thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc”, Luận văn Thạc sĩ Chính sách cơng, Học viện
Hành chính Quốc gia [33]. Cơng trình nghiên cứu này đã tiếp cận việc thực thi
chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi một cách có hệ thống từ lý luận
đến thực tiễn. Cơng trình nghiên cứu này đã làm rõ quy trình thực thi chính

6



sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến
việc thực thi chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trên cơ sở thực
trạng thực thi chính sách thu hút trực tiếp nước ngồi tại tỉnh Vĩnh Phúc, cơng
trình nghiên cứu này đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả triển
khai thực thi chính sách thu hút trực tiếp nước ngồi ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Có thể thấy tất cả các cơng trình nghiên cứu đều khẳng định vai trị to lớn
của đầu tư trực tiếp nước ngồi đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội, cũng
như làm rõ nội dung của chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi. Các
cơng trình nghiên cứu đều tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau từ lý luận, thực
tiễn đến pháp lý. Tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu trong thời gian qua chủ
yếu tiếp cận từ góc độ vai trị của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi cũng như
nội dung chủ chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đảng và Nhà
nước mà chưa đi sâu nghiên cứu việc tổ chức triển khai thực thi chính sách này
tại một địa bàn cụ thể. Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long cho đến nay chưa có cơng
trình nghiên cứu chính thức nào về vấn đề này. Vì vậy việc lựa chọn đề tài của
tác giả là phù hợp, đảm bảo khơng có sự trùng lắp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất những giải pháp nhằm thực
thi tốt chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long
trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn đề ra một số nhiệm vụ sau:
Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực thi chính sách thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài.
Hai là, khảo sát, đánh giá thực trạng thực thi chính sách thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long, đồng thời phân tích nguyên nhân


7


của những hạn chế trong thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài ở tỉnh Vĩnh Long.
Ba là, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao thực thi chính sách thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu quy trình thực thi chính sách thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài trên các nội dung sau: Ban hành văn bản, xây dựng
các kế hoạch, chương trình triển khai thực thi chính sách; Phổ biến, tun
truyền chính sách; Phân cơng, phối hợp thực thi chính sách; Tổ chức thực thi
các nội dung chính sách; Đơn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách;
Đánh giá, tổng kết việc thực thi chính sách;
- Về khơng gian: Luận văn nghiên cứu tại tỉnh Vĩnh Long
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu từ năm 2015 đến tháng 10 năm 2020
(Vì năm 2014 Quốc hội ban hành Luật Đầu tư, Luật này có hiệu lực từ ngày
01/7/2015. Đây là cơ sở quan trọng để thực thi chính sách thu hút FDI).
5. Phương pháp luận nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của
Chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng, nhà nước
về nhà nước và pháp luật là cơ sở phương pháp luận.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề cụ thể mà nội dung đề tài hướng tới, tác giả
sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chuyên ngành sau đây:


8


5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp
Để thu thập các thông tin, số liệu cơ bản ban đầu cũng như kế thừa thành
quả của những tác giả đi trước và từ phía các cơ quan QLNN, tác giả tiến hành
nghiên cứu và thu thập thông tin, số liệu từ một số tài liệu sơ cấp và thứ cấp như:
- Các báo cáo của UBND tỉnh Vĩnh Long, Sở Kế hoạch đầu tư, UBND
các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;
- Báo, tạp chí chuyên ngành;
- Một số tài liệu khác mà đề tài tham khảo.
5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Để có thêm thơng tin nghiên cứu, Luận văn sẽ tiến hành phỏng vấn sâu.
Kết quả phỏng vấn là những ý kiến, quan điểm, nhận định của khách thể nghiên
cứu và các chuyên gia. Đối tượng phỏng vấn sâu gồm:
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Các doanh nghiệp.
5.2.3. Các phương pháp khác
Bên cạnh việc sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp, phương
pháp phỏng vấn sâu, luận văn cũng sử dụng một số phương pháp khác như:
Phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp,...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận, pháp lý về thực thi chính
sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa bàn cấp tỉnh.
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Dựa trên việc phân tích thực trạng thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long và tìm ra nguyên nhân của hạn chế

trong quá trình thực thi, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện thực

9


thi chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long. Đây
là nguồn tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại tỉnh
Vĩnh Long trong việc hoàn thiện thực thi chính sách thu hút FDI tại tỉnh.
Mặc dù đây là đề tài nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Vĩnh Long. Tuy nhiên,
những giải pháp Luận văn đưa ra vẫn có thể tham khảo để áp dụng cho những
địa phương có cùng những điểm tương đồng về đặc điểm kinh tế - xã hội.
Luận văn còn là nguồn tài liệu tham khảo cho những cơng trình nghiên
cứu tiếp theo có liên quan đến vấn đề này.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục,
nội dung của luận văn kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài trên địa bàn cấp tỉnh.
Chương 2: Thực trạng thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao thực thi chính sách thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long.

10


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH
THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1. Những vấn đề chung về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi và chính

sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1.1. Khái niệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi
Trong q trình tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, ngoài
nguồn vốn đầu tư trong nước thì các quốc gia trên thế giới có tận dụng nguồn
vốn FDI. Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về FDI.
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
(OECD) thì FDI là hoạt động đầu tư nhằm đạt được lợi ích lâu dài trong doanh
nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu
tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp [33].
Theo từ điển Bách khoa tồn thư mở (Wikipedia), FDI là hình thức đầu tư
dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập
cơ sở sản xuất kinh doanh. Cá nhân hay cơng ty nước ngồi đó sẽ nắm quyền
quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đưa ra cách hiểu như sau: FDI xảy
ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một
nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó [33].
FDI cũng được tiếp cận từ góc độ pháp lý. Theo Luật Đầu tư nước ngoài
năm 1996 định nghĩa như sau: “FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt
Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư
theo quy định của Luật này”[25]. Tuy nhiên, sau khi sửa đổi Luật đầu tư 2005
khơng có định nghĩa cụ thể về FDI nhưng theo khoản 2 và khoản 12, điều 3

11


định nghĩa: “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư
và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”. “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư
nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản họp pháp khác để
tiến hành hoạt động đầu tư”.

Trên cơ sở các phân tích trên, có thể định nghĩa khái qt vốn FDI như
sau: FDI là sự di chuyển vốn quốc tế dưới hình thức vốn sản xuất thơng qua
việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốn vào một nước khác để đầu tư đồng thời
trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất, tận dụng ưu thế về vốn,
trình độ cơng nghệ, kinh nghiệm quản lý,… nhằm mục đích thu lợi nhuận”.
Để một chủ thể tham gia vào một hoạt động hay cơng việc nào đó thì địi
hỏi phải có sự thu hút để họ tham gia. “Thu hút được hiểu là lôi cuốn, làm cho
người khác chú ý” [44]. Để có được vốn FDI thì địi hỏi các quốc gia, các địa
phương phải tích cực thực thi các biện pháp nhằm thu hút vốn FDI.
Thu hút vốn FDI là tổng thể các chính sách và biện pháp mà nước tiếp
nhận đầu tư thực thi nhằm khuyến khích nhà đầu từ nước ngồi đưa vốn, tài
sản, cơng nghệ vào các DN ở nước mình dưới hình thức trực tiếp sản xuất kinh
doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, thu nhập cho dân cư và tranh
thủ vốn, cơng nghệ, thị trường sẵn có của nhà đầu tư nước ngoài,…[33]
Thu hút vốn FDI là việc làm chủ động của nước tiếp nhận đầu tư nhằm đạt
được lợi ích của chính mình bằng cách kích thích lợi ích của nhà ĐTNN. Lợi
ích của nhà ĐTNN khi đầu tư vào nước khác là lợi nhuận, thị trường và tối đa
hóa chuỗi giá trị sản phẩm của họ. Do đó, muốn thu hút FDI, nước nhận đầu tư
phải có cơ chế, chính sách và biện pháp hấp dẫn các nhà ĐTNN.
Thu hút vốn FDI là nỗ lực của quốc gia hay các địa phương nhằm đề ra và
phối hợp thực thi tổng thể các chính sách và biện pháp khuyến khích nhà ĐTNN
đưa vốn, tài sản, cơng nghệ vào quốc gia hoặc địa phương mình.
Từ những nghiên cứu, tổng hợp những tài liệu, luận văn đưa ra cách hiểu

12


về vấn đề này như sau: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là toàn bộ
những biện pháp, cách thức mà cơ quan nhà nước thực thi nhằm tuyên truyền,
vận động, tạo điều kiện, khuyến khích và huy động các nguồn vốn đầu tư trực

tiếp nước ngoài của các nhà đầu tư nước ngồi.
1.1.1.2. Vai trị của thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Thu hút FDI có vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của
bất kỳ một quốc gia hay địa phương nào. Vai trò này thể hiện trên các phương
diện sau:
Thứ nhất, thu hút vốn FDI sẽ góp phần bổ sung nguồn vốn cho phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của bất kỳ quốc gia nào cũng
đòi hỏi phải huy động các nguồn lực xã hội lớn, kể cả nguồn lực trong nước và
nguồn lực quốc tế. Vốn FDI là một trong những nguồn vốn quan trọng để bù
đắp sự thiếu hụt vốn đầu tư góp phần tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát
triển. Đối với các nước đang phát triển, việc tiếp nhận số lượng lớn vốn đầu từ
nước ngoài sẽ vừa tác động đến tổng cầu, vừa tác động đến tổng cung của nền
kinh tế. Về mặt cầu, vì đầu tư là một bộ phận lớn và hay thay đổi chủ chi tiêu
nên những thay đổi bất thường về đầu tư có ảnh hưởng lớn đến sản lượng và
thu nhập về mặt ngắn hạn. Về mặt cung, khi thành quả của đầu tư phát huy tác
dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung đặc biệt là tổng cung dài
hạn tăng lên, kéo theo sản lượng tiềm năng tăng theo, do đó giá cả sản phẩm
giảm xuống. Sản lượng tăng, giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng, đây chính là
cơ sở quan trọng để kích thích sản xuất hơn nữa. Sản xuất phát triển là nguồn
gốc cơ bản để tăng tích lũy, phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập cho người
lao động, nâng cao đời sống cho mọi thành viên trong xã hội.
Thu hút FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bổ sung nguồn vốn cho phát
triển kinh tế - xã hội. Với các nước nghèo và đang phát triển, vốn là một yếu tố

13


đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế. Những quốc gia này ln lâm vào
tình trạng thiếu vốn đầu tư, hoạt động sản xuất và đầu tư ở những nước này như

là một “vịng đói nghèo luẩn quẩn” (Paul A. Samuelson). Để phá vỡ vòng luẩn
quẩn ấy, các nước nghèo và đang phát triển phải tạo ra “một cú huých lớn”, mà
biện pháp hữu hiệu là tăng vốn cho đầu tư, huy động các nguồn lực để phát
triển nền kinh tế để tạo ra tăng trưởng kinh tế dẫn đến thu nhập tăng
Thứ hai, thu hút FDI sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, con đường tất yếu có thể
tăng trưởng nhanh với tốc độ mong muốn (9-10%) là tăng cường đầu tư nhằm
tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ [33]. Đầu tư trực
tiếp nước ngồi sẽ góp phần giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa
các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thốt khỏi tình trạng nghèo
đói. Phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa lý, kinh tế, chính
trị,… Những quốc gia đang thu hút FDI thường là những quốc gia đang phát
triển, trong khi đó những quốc gia đang đầu tư là những quốc gia phát triển. Vì
vậy, khi đầu tư vào những quốc gia đang phát tiển, vốn FDI sẽ tập trung vào
những ngành công nghệ, kỹ thuật, dịch vụ. Điều này tạo điều kiện cho các quốc
gia đang phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang nông nghiệp
công nghệ cao hoặc công nghiệp, dịch vụ. Cơ cấu kinh tế của những quốc gia
này sẽ có sự chuyển dịch mạnh mẽ.
Thứ ba, thu hút vốn FDI sẽ làm tăng cường khả năng khoa học công nghệ
của quốc gia
Các quốc gia đi đầu tư thường có sự phát triển mạnh mẽ về khoa học công
nghệ. Thông qua FDI, các công ty (chủ yếu là các công ty đa quốc gia) sẽ
chuyển giao cơng nghệ từ nước mình hoặc từ nước khác sang nước nhận đầu
tư. Nhờ sự chuyển giao này mà các nước chủ nhà nhận được những kỹ thuật
tiên tiến (trong đó có những cơng nghệ khơng thể mua được bằng quan hệ

14


thương mại đơn thuần) cùng với nó là kinh nghiệm quản lý, đội ngũ lao động

được đào tạo, rèn luyện về nhiều mặt (trình độ kỹ thuật, phương pháp làm việc,
kỷ luật lao động,…).
Chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI là một trong những kênh chủ
yếu, có tính đột phá để nâng cao năng lực công nghệ của Việt Nam. Chuyển
giao công nghệ qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi ln đi kèm với đào
tạo nhân lực vận hành, quản lý và nhờ học qua làm (learning by doing), nhờ đó
đã hình thành được đội ngũ cán bộ, cơng nhân kỹ thuật có trình độ, tay nghề
khá cao.
1.1.1.3. Đặc điểm của thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi
Thu hút vốn FDI có một số đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, được thực thi thông qua nhiều biện pháp, giải pháp khác nhau
Để có thể thu hút được FDI địi hỏi các quốc gia hay các địa phương phải
xây dựng và áp dụng nhiều biện pháp và giải pháp khác nhau. Các quốc gia và
địa phương phải xây dựng nhiều chính sách thu hút để tạo môi trường đầu tư
hấp dẫn cho các nhà ĐTNN. Thu hút FDI là hoạt động có chủ đích của các quốc
gia hay địa phương. Trong q trình thu hút FDI đòi hỏi các quốc gia hoặc địa
phương phải xây dựng nhiều chương trình, chính sách khác nhau nhằm tạo ra
sự hấp dẫn đối với các NĐTNN.
Thứ hai, thu hút vốn FDI phụ thuộc vào các yếu tố nước ngồi
Khi thu hút FDI, các chính sách của chính phủ nước nhận đầu tư có tác
động hạn chế do phải tương tác với chính sách của nước đầu tư, phải phù hợp
với các cam kết trong các tổ chức hợp tác quốc tế, phụ thuộc vào chiến lược di
chuyển vốn của các cơng ty đa quốc gia, chính sách cạnh tranh thu hút FDI của
các nước nhận đầu tư khác. Việc thu hút FDI phụ thuộc vào mối quan hệ giữa
nước đầu tư và nước nhận đầu tư. Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phải
phù hợp với định hướng, điều kiện của các NĐTNN.

15



Thứ ba, thu hút vốn FDI có sự khác biệt nhất định với khuyến khích đầu
tư trong nước
Trước hết, thu hút FDI mang tính đối ngoại. Bởi vì, việc thu hút FDI có
thành cơng hay khơng khơng chỉ phụ thuộc vào mơi trường đầu tư có thuận lợi
và hấp dẫn hay khơng, mà cịn phụ thuộc vào quan hệ đối ngoại của nước nhận
đầu tư với nước đầu tư và các nước liên minh với nước đầu tư. Nếu nước nhận
đầu tư bị nước đầu tư cấm vận thì các nhà đầu tư của nước đầu tư, thậm chí các
nhà đầu tư của các nước phụ thuộc vào nước đầu tư, sẽ không thể chuyển vốn
đến nước nhận đầu tư. Vì thế, để thu hút FDI, các nước nhận đầu tư phải điều
chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng tạo quan hệ tốt với nước khác.
1.1.2. Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.2.1. Khái niệm về chính sách và chính sách thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngồi
Chính sách là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu khoa học
và trong thực tiễn. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về
thuật ngữ này.
Theo James Anderson “Chính sách là một q trình hành động có mục
đích mà một cá nhân hoặc một nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc
giải quyết vấn đề” [18].
Theo Peter Boothroyd “Chính sách là những quyết định, quy định của
Nhà nước (tức là cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương) được cụ thể
hóa thành các chương trình, dự án cùng các nguồn lực, vật lực, các thể thức,
quy trình hay cơ chế thực thi nhằm tác động vào đối tượng có liên quan, thay
đổi trạng thái của đối tượng theo hướng mà Nhà nước mong muốn” [18]. Có
thể thấy cả J.Anderson và P.Bothroyd đều cho rằng chính sách khơng chỉ là quá
trình hành động, quyết định của một chủ thể mà còn là kết quả của nhiều quyết
định được ban hành bởi nhiều chủ thể.

16



×