CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
VỀ DỰ TẬP HUẤN
VỀ DỰ TẬP HUẤN
TÍCH HỢP NỘI DUNG HỌC TẬP
TÍCH HỢP NỘI DUNG HỌC TẬP
VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG
VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG
ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
CẤP THCS
CẤP THCS
BUÔN HỒ
BUÔN HỒ
ngày 09/01/2011
ngày 09/01/2011
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ BUÔN HỒ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÍCH HỢP
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÍCH HỢP
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TRONG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ
TRONG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ
Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
PHẦN MỘT:
I. Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ TÍCH HỢP HỌC TẬP VÀ
LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
TRONG NHÀ TRƯỜNG
1. Đảng CSVN lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng HCM làm nền
tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động:
- Từ Đại hội VII(1991) đến Đại hội IX lần đầu tiên, khái niệm “Tư
tưởng Hồ Chí Minh” được trình bày khá đầy đủ, khoa học, khẳng định
những nội dung cơ bản trong hệ thống TTHCM.
- Ngày 27-3-2003, BCT có Chỉ thị số 23 CT/TW về đẩy mạnh nghiên
cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới.
- Ngày 7/11/2006, BCT có Chỉ thị 06-CT/BCT về tổ chức Cuộc vận
động: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
2. Vai trò của tư tưởng HCM
- Là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của Đảng và nhân
dân ta vì đó là:
+ Trí tuệ của nhân loại, tính cách mạng triệt để của giai cấp công nhân,
truyền thống văn hoá và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
+ Tài sản vô giá: làm nên sức mạnh Việt Nam, chiến thắng mọi kẻ thù,
xây dựng và chấn hưng đất nước hôm nay.
- Một nội dung quan trọng đặc biệt là tư tưởng về đạo đức
- “Tư tưởng của người đã và đang soi đường cho cuộc đấu tranh của
nhân dân ta giành thắng lợi, trở thành những giá trị bền vững của dân tộc
Việt Nam và lan toả ra thế giới”.
3. Nội dung tư tưởng HCM
- Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người;
- Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại;
- Sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc;
- Quyền làm chủ của nhân dân; quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ
trang nhân dân;
- Phát triển kinh tế và văn hoá, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân;
- Đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau;
- Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh
đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
II. NHẬN THỨC VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC
HỒ CHÍ MINH
A. NGUỒN GỐC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
1. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo
đức của dân tộc Việt Nam
- Phẩm chất đạo đức truyền thống của dân tộc ta được thể hiện trên ba
mặt: quan hệ với thiên nhiên, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và cuộc sống
cộng đồng Việt Nam.
- Nhiều truyền thống đạo đức: cần cù trong lao động, tình nghĩa thuỷ
chung với đồng bào, yêu nước nồng nàn, dũng cảm chiến đấu, anh dũng
bất khuất trước quân thù...
+ Chân lý bình thường: "đói cho sạch, rách cho thơm"...
+ Coi trọng đạo lý làm người: "có nghĩa có nhân", "chị ngã em
nâng", "một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ", "nhiễu điều phủ
lấy giá gương, người trong một nước thì thương nhau cùng”;
+ Đề cao sức mạnh đoàn kết "một cây làm chẳng nên non, ba cây
chụm lại nên hòn núi cao";
+ Đề cao tinh thần đấu tranh anh dũng, kiên cường bất khuất
trước quân thù, "thà chết vinh còn hơn sống nhục",
+ Những đền miếu được xây dựng để nhân dân thờ cúng, suy tôn
các anh hùng dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh:
- Sớm tiếp thu được những truyền thống đạo đức tốt đẹp
của dân tộc. yêu nước, tinh thần dân tộc, sự đoàn kết cộng
đồng, lòng nhân ái, khoan dung, vị tha, tình đoàn kết.
- Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước những truyền
thống này ngày càng phát triển và được củng cố vững chắc
trong Hồ Chí Minh.
2. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát
triển những tư tưởng đạo đức tốt đẹp truyền thống của
nhân loại, cả phương Đông và phương Tây
“Khổng Tử, Jêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng đã có những điểm
chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho mọi người, nếu
hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi
tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mĩ như
những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò
nhỏ của các vị ấy”.
Cụ thể:
- Quan điểm Nho giáo “nhân tri sơ tính bản thiện”, “ tính
tương cận, tập tương viễn”, “Học nhi thời tập chi” “ kỷ sở bất
dục, vật thi ư nhân” “ Dân tri sở dục Thiên tất tòng chi”.
Nhận thức của Hồ Chí Minh: “Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
- Giê-su: những lời răn dạy của Giê-su là sự hối cải, tình yêu
vô điều kiện, tha thứ tội lỗi và khoan dung và về Thiên
đường.
Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Dật Tiên: ba nguyên lý:
- Dân tộc: giành lại chủ quyền quốc gia để xây dựng đất nước độc
lập. Tôn Trung Sơn nhận thấy tinh thần nhân dân Trung Hoa quá suy đồi
chỉ biết bám vào gia tộc và tông tộc cho nên tái xây dựng sức mạnh dân
tộc.
- Dân quyền: nhân dân phải có bốn (4) 'chánh quyền' căn bản: bầu
cử, đề nghị dự luật, biểu quyết bãi nhiệm chính quyền hay công chức, và
phúc phủ quyết luật pháp.
- Dân sinh: chính quyền phải chăm lo đến đời sống của nhân dân bởi
vì quốc gia không thể hùng cường nếu dân tộc không được ấm no.
Chính sách 'bình quân địa quyền' (canh giả hữu kỳ điền hay người
cày có ruộng).
3. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa đạo
đức truyền thống với tư tưởng đạo đức cộng sản
- Tiếp thu những tư tưởng đạo đức cộng sản do C.Mác,
Ph.Ăngghen, V.I. Lênin và những nhà cách mạng nêu ra.
- Lênin là người “đã nêu cho chúng ta một tấm gương sáng về
sự giản dị vĩ đại và sự khiêm tốn cao độ”. “là đạo đức vĩ đại
và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân
tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người
không gì ngăn cản nổi”
B. CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH TTHCM VỀ ĐẠO ĐỨC
1.Giai đoạn thứ nhất: từ thuở niên thiếu đến năm 1911.
- Do ảnh hưởng sự giáo dục của gia đình, đặc biệt là bố mẹ,
thầy giáo và tác động của điều kiện xã hội ở quê hương
- Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành đã biểu hiện những
phẩm chất đạo đức của một người con ngoan, trò giỏi.
- Lớn lên, tác động của xã hội làm phát triển mạnh mẽ hơn ở
Nguyễn Tất Thành lòng yêu nước, nghĩa đồng bào.
2. Giai đoạn thứ hai (1911 – 1941): đi tìm đường cứu nước, trở thành
người cộng sản và rồi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
- Ở nước ngoài Nguyễn Ái Quốc có ý chí quyết tâm đấu tranh chống ách
áp bức bóc lột, yêu thương nhân loại, tinh thần đoàn kết quốc tế.
- Người tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó có những nguyên tắc
đạo đức cách mạng của giai cấp vô sản, những tinh hoa đạo đức của nhân
loại, kể cả tư tưởng đạo đức tiến bộ của phương Tây nói chung, của giai
cấp tư sản nói riêng.
- Nguyễn Ái Quốc đã xây dựng đạo đức cách mạng Việt Nam. Đạo đức
cách mạng này đã tôi luyện nhân dân, các chiến sĩ cách mạng trong cuộc
đấu tranh bất khuất chống kẻ thù, trong cảnh lao tù tàn khốc.