Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đảm bảo nhà ở cho người lao động nhập cư ở quận hoàng mai, hà nội góp phần nâng cao tính bền vững của hệ thống con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGÔ VĂN AN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
ĐẢM BẢO NHÀ Ở CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG NHẬP CƢ
Ở QUẬN HỒNG MAI, HÀ NỘI GĨP PHẦN NÂNG CAO
TÍNH BỀN VỮNG CỦA HỆ THỐNG CON NGƢỜI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BỀN VỮNG

Hà Nội – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGÔ VĂN AN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
ĐẢM BẢO NHÀ Ở CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG NHẬP CƢ
Ở QUẬN HỒNG MAI, HÀ NỘI GĨP PHẦN NÂNG CAO
TÍNH BỀN VỮNG CỦA HỆ THỐNG CON NGƢỜI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BỀN VỮNG
Chuyên ngành: KHOA HỌC BỀN VỮNG
Mã số: 8900201.03QTD

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Thu Hà


Hà Nội – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan lua học: TS. Phạm Thị Thu HàNH BỀN VỮNG CỦA HỆ
T tôi th cam đoankhơng sao chép các cơng trình nghiên c Thu HàNH BỀN VỮNG
CỦA HỆ Tvà kết quả của luận văn chưa từng được cơng bố ở bất kỳ một cơng trình
khoa học nào khác.
Các thơng tin thác cơng trình nghiên c Thu HàNH BỀN VỮNG CỦA HỆ
Tvà kết quả của luận văn chưa từng được cơng bố ở bất kỳ
Tơi hồn tồn chác cơng trình nghiên c Thu Hhực và ngun bản của luận văn.

Tác giả

Ngô Văn An

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đảm bảo nhà ở
cho người lao động nhập cư ở quận Hoàng Mai, Hà Nội góp phần nâng cao tính
bền vững của hệ thống con người” đã được hoàn thành vào năm 2020 tại Khoa Các
khoa học liên ngành – Đại học Quốc gia Hà Nội. Để có thể hồn thành luận văn,
ngồi sự nỗ lực của bản thân, học viên đã được hướng dẫn tận tình bởi TS. Phạm
Thị Thu Hà, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên và các giảng viên của Khoa Các
khoa học liên ngành và các cán bộ của UBND quận Hồng Mai, Chi cục thống kê
quận Hồng Mai, Phịng Tài ngun và Mơi trường quận Hồng Mai.
Trước tiên, học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS.
Phạm Thị Thu Hà đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ học viên trong suốt quá trình

nghiên cứu để hồn thiện luận văn.
Học viên xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô và các cán bộ phòng đào tạo của
Khoa Các khoa học liên ngành – Đại học Quốc gia Hà Nội đã hỗ trợ nhiệt tình cho
học viên trong suốt quá trình học.
Học viên xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ của UBND quận Hoàng Mai,
Chi cục thống kê quận Hoàng Mai, Phịng Tài ngun và Mơi trường quận Hồng
Mai đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ học viên trong quá trình điều tra thực tế và
thu thập số liệu sử dụng trong luận văn.
Cuối cùng, học viên xin cảm ơn gia đình và người thân đã ln quan tâm,
động viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày tháng
Học viên

Ngô Văn An

ii

năm


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài nguyên cứu .......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2

3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 2
4. Ý nghĩa của luận văn .............................................................................................. 3
5. Kết cấu của luận văn .............................................................................................. 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 4
1.1. Một số khái niệm chung ...................................................................................... 4
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến lao động nhập cư................................................ 4
1.1.2. Các khái niệm liên quan đến nhà ở .................................................................. 5
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến nhà ở cho
người lao động nhập cư .............................................................................................. 6
1.2.1. Trên thế giới ..................................................................................................... 6
1.2.2. Tại Việt Nam .................................................................................................... 8
1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ......................................................................... 10
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 13
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 13
2.2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu........................................................ 13
2.2.1. Cách tiếp cận .................................................................................................. 13
2.2.1.1. Tiếp cận hệ thống ........................................................................................ 13
2.2.1.2. Tiếp cận phát triển bền vững ....................................................................... 13
2.2.1.3. Tiếp cận liên ngành ..................................................................................... 14
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 14
2.2.2.1. Phương pháp kế thừa, tổng hợp và phân tích tài liệu .................................. 14
iii


2.2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa.................................................................... 14
2.2.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học ................................................................. 15
2.2.2.4. Phương pháp phân tích, đánh giá nhân tố ................................................... 15
2.2.2.5. Phương pháp chuyên gia ............................................................................. 17
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................. 21
3.1. Hiện trạng nhà ở cho người lao động nhập cư tại quận Hoàng Mai ................. 21

3.2. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao động nhập
cư về vấn đề nhà ở tại khu vực nghiên cứu .............................................................. 34
3.2.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha ................................. 34
3.2.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA ............................ 37
3.2.3. Mơ hình nghiên cứu chính thức...................................................................... 40
3.2.4. Kiểm định mơ hình nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy .......................... 41
3.2.4.1. Kiểm định ma trận tương quan giữa các biến ............................................. 41
3.2.4.2. Phân tích hồi quy ......................................................................................... 43
3.2.5. Đánh giá chung về mức độ hài lòng ............................................................... 45
3.3. Giải pháp đảm bảo nhà ở cho người lao động nhập cư ..................................... 46
3.3.1. Quan điểm....................................................................................................... 46
3.3.2. Giải pháp đảm bảo nhà ở cho người lao động quận Hoàng Mai góp phần
nâng cao tính bền vững của hệ thống con người ...................................................... 47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 55
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 58

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ANDT: An ninh dân trí
CLGN: Chất lượng giá nhà
CTKG: Cấu trúc không gian
CTQL: Công tác quản lý
DKMT: Điều kiện môi trường
UBND: Ủy ban nhân dân
VTNO: Vị trí nhà ở


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Giá một số chung cư tại quận Hoàng Mai ............................................... 25
Bảng 3.2. Hệ số Cronbach Alpha của các thành phần ............................................. 35
Bảng 3.3. Hệ số KMO và Barlett’s thang đo thành phần ......................................... 38
Bảng 3.4. Bảng phương sai trích .............................................................................. 38
Bảng 3.5. Kết quả phân tích nhân tố thang đo các thành phần ................................ 39
Bảng 3.6. Ma trận tương quan giữa các biến ........................................................... 42
Bảng 3.7. Bảng thống kê phân tích các hệ số hồi quy ............................................. 43
Bảng 3.8. Các thông số thống kê trong phương trình hồi quy ................................. 44

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Tỷ lệ giới tính của người được phỏng vấn ............................................... 21
Hình 3.2. Độ tuổi của người được phỏng vấn .......................................................... 21
Hình 3.3. Tình trạng hơn nhân của người được phỏng vấn .................................... 22
Hình 3.4. Quy mơ gia đình của người được phỏng vấn ........................................... 22
Hình 3.5. Thời gian sống tại khu vực của người được phỏng vấn ........................... 22
Hình 3.6. Bản đồ quy hoạch tổng thể mặt bằng sử dụng đất quận Hồng Mai ....... 23
Hình 3.7. Loại hình việc làm của người được phỏng vấn ........................................ 24
Hình 3.8. Thu nhập của người được phỏng vấn ....................................................... 24
Hình 3.9. Loại hình nhà ở của người được phỏng vấn ............................................. 26
Hình 3.10. Cách thức tìm nhà ở của người được phỏng vấn.................................... 26
Hình 3.11. Tổ hợp chung cư HH Linh Đàm ............................................................ 27
Hình 3.12.Mức độ hợp lý của mật độ xây dựng....................................................... 27
Hình 3.13. Mức giá thuê nhà của người được phỏng vấn ........................................ 28

Hình 3.14. Mức độ phù hợp của giá nhà thuê .......................................................... 28
Hình 3.15. Giá nhà mua của người được phỏng vấn................................................ 29
Hình 3.16. Mức độ phù hợp của giá nhà mua .......................................................... 29
Hình 3.17. Số lượng phịng trong nhà ở ................................................................... 30
Hình 3.18. Tiện nghi trong nhà ................................................................................ 30
Hình 3.19. Số lượng người trong nhà ....................................................................... 30
Hình 3.20. Xe rác của quận Hồng Mai bị quá tải ................................................... 32
Hình 3.21. Người dân đổ rác khơng đúng nơi quy định........................................... 32
Hình 3.22. Mức độ hợp lý trong thu gom rác thải.................................................... 32
Hình 3.23. Loại nước đang sử dụng ......................................................................... 33
Hình 3.24. Chất lượng nước ..................................................................................... 33
Hình 3.25. Mức độ đảm bảo của cơng tác phịng cháy chữa cháy ........................... 34
Hình 3.26. Mơ hình nghiên cứu chính thức ............................................................. 41
Hình 3.27. Mức độ cần thiết của việc ưu đãi giá nhà ............................................... 48
Hình 3.28. Cách thức hỗ trợ tín dụng ....................................................................... 49
Hình 3.29. Mức độ cần thiết xây dựng một đơn vị riêng quản lý người lao động
nhập cư ..................................................................................................................... 50
vii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nguyên cứu
Theo Luật Nhà ở năm 2014, “Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở
và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân”. Dân gian Việt Nam có
câu: “An cư, lạc nghiệp” để thể hiện tầm quan trọng của nhà ở đối với mỗi con
người, khi có nơi ở ổn định và đảm bảo các điều kiện sống cơ bản thì con người sẽ
yên tâm lao động để tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần (Quốc hội, 2014).
Trong những năm vừa qua, lao động nhập cư đã khiến dân số ở các thành phố
lớn biến động mạnh, lao động nhập cư chiếm từ 25 đến 30% dân số của thành phố,
trong đó, 90% trong độ tuổi lao động (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,

2009)
Vấn đề nhà ở cho lao động nhập cư đang là vấn đề nan giải của các thành phố
lớn ở cả Việt Nam và trên Thế giới. Tại Việt Nam, các thành phố bao gồm Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh,… là những thành phố
chịu sức ép về nhà ở cho người lao động nhập cư rất lớn bởi đây là những thành
phố có tốc độ phát triển kinh tế cao so với cả nước, các khu công nghiệp, khu chế
xuất và nhà máy tập trung ở các thành phố này với mật độ cao đã thu hút người lao
động ở các tỉnh thành nông thôn và miền núi đến lao động trong các lĩnh vực công
nghiệp và dịch vụ.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ suất nhập cư vào Hà Nội từ 2005 là
13,8‰, đến 2010 là 10,8‰, 2015 là 4,7‰, 2018 tính sơ bộ là 4,7‰, số liệu từ 2008
của Hà Nội bao gồm cả tỉnh Hà Tây (Tổng cục Thống kê, 2005, 2010, 2015,
2018).Quận Hồng Mai nằm ở phía Nam khu vực nội thành thành phố Hà
Nội. Theo số liệu thống kê trong Niên giám thống kê quận Hoàng Mai năm 2019,
diện tích quận là 4.032 ha, trong đó, đất ở là 1121 ha (chiếm 27,8%). Dân số của
quận là 508.561 người, mật độ dân số 12.612 người/ km2 (Chi cục thống kê quận
Hồng Mai, 2019). Trong khi đó, mật độ dân số của thành phố Hà Nội theo Kết quả
Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019 là 2.398 người/ km2 (Ban Chỉ đạo Tổng
điều tra Dân số và Nhà ở Trung ương, 2019). Mật độ dân số của quận Hoàng Mai
1


cao gấp 5,2 lần mật độ dân số của Hà Nội. Theo kết quả điều tra của Viện Dân số
và các vấn đề xã hội, có đến 32 phường, xã của Hà Nội có tỷ lệ người nhập cư
chiếm trên 30% dân số của phường, xã đó. Các phường, xã này nằm chủ yếu tại các
quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà Đơng, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hồng Mai.
Người lao động nhập cư tại quận Hồng Mai có số lượng lớn, họ sống trong các
phòng trọ, thuê các chung cư giá rẻ hoặc cố gắng mua chung cư giá rẻ, chung cư
tầm trung và nhà ở xã hội. Người lao động nhập cư đa số phải sống trong không
gian chật chội, khơng đảm bảo các điều kiện về phịng cháy chữa cháy, tình hình an

ninh khơng ổn định, vệ sinh môi trường chưa thực sự đảm bảo,…
Với những lý do trên, đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đảm
bảo nhà ở cho người lao động nhập cư ở quận Hồng Mai, Hà Nội góp phần
nâng cao tính bền vững của hệ thống con người” đã được thực hiện nhằm đánh
giá thực trạng nhà ở cho người lao động nhập cư, đề xuất giải pháp đảm bảo nhà ở
cho người lao động nhập cư nhằm góp phần nâng cao tính bền vững của hệ thống
con người cho quận Hoàng Mai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng nhà ở cho người lao động nhập cư ở quận Hoàng Mai.
- Đề xuất giải pháp đảm bảo nhà ở cho người lao động nhập cư ở quận Hồng
Mai góp phần nâng cao tính bền vững của hệ thống con người.
3. Nội dung nghiên cứu

- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đánh giá thực trạng nhà ở cho
người lao động nhập cư.
- Đánh giá thực trạng nhà ở của người lao động nhập cư tại quận Hoàng Mai,
thành phố Hà Nội qua cách tìm kiếm nhà ở, thực trạng nhà ở, tác động của điều
kiện nhà ở tới sức khỏe và tinh thần của người lao động nhập cư, lý do lựa chọn
nhà ở của người lao động nhập cư.
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao động
nhập cư về vấn đề nhà ở ở khu vực nghiên cứu
- Đề xuất các giải pháp và định hướng ổn định nhà ở cho người lao động nhập
2


cư của quận Hoàng Mai bao gồm các giải pháp cụ thể và bộ tiêu chí/khía cạnh về
nhà ở bền vững cho người lao động nhập cư, góp phần nâng cao tính bền vững của
hệ thống con người.
4. Ý nghĩa của luận văn
Việc đánh giá thực trạng nhà ở cho người lao động nhập cư tại quận Hoàng

Mai sẽ cung cấp một cách nhìn tổng thể, khách quan và chính xác, cung cấp dữ liệu
thực tế để các nhà quản lý, các cán bộ quy hoạch sử dụng để nhìn nhận vấn đề nhà
ở cho người lao động nhập cư tại quận Hồng Mai nói riêng và các khu vực chịu áp
lực nặng nề về vấn đề nhà ở cho người lao động nhập cư nói chung.
Các giải pháp để ổn định, đảm bảo nhà ở cho người lao động nhập cư tại
quận Hoàng Mai sẽ là cơ sở cho việc đưa kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và giải
pháp đảm bảo an ninh, trật tự xã hội, quản lý người nhập cư của quận Hoàng Mai.
Đây là nguồn tham khảo quan trọng để các khu vực có áp lực về vấn đề nhà ở cho
người lao động nhập cư tham khảo nhằm nâng cao tính bền vững của hệ thống con
người, phục vụ phát triển bền vững.
5. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung luận văn chia làm
03 chương với các mục chính như sau:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Một số khái niệm chung
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến lao động nhập cư
Nhập cư là sự di chuyển của dân cư theo không gian từ nơi này đến nơi khác.
Xét về không gian và thời gian, nhập cư và di cư không tách rời nhau. Di cư ở
không gian này, thời gian này sẽ khiến nhập cư ở không gian khác, thời gian khác
(Đinh Mạnh Hà, 2017).
Lao động nhập cư là hiện trượng người lao động đã bỏ từ đơn bị hành chính
cũ, đến đơn vị hành chính mới để sống một thời gian lâu dài vì mục đích kinh tế xã hội (Đinh Mạnh Hà, 2017).

Hệ thống con người là tập hợp các yếu tố nội tại của con người và các yếu tố
này chịu sự ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngồi. Đối với con người, tính bền vững
là khả năng duy trì lâu dài trạng thái sức khỏe tốt, điều này chịu ảnh hưởng về các
mặt điều kiện vật chất, môi trường, kinh tế và xã hội.
Khái niệm lao động nhập cư bao gồm 2 yếu tố là người nhập cư và tìm kiếm
việc làm. Có thể hiểu lao động nhập cư là những người chủ yếu thuộc độ tuổi lao
động di chuyển đến một khu vực mới, một đơn vị hành chính mới, một quốc gia
mới để tìm kiếm việc làm và sinh sống. Sự nhập cư của lao động nhập cư chủ yếu
là tự nguyện, việc cư trú tại nơi tiếp nhận có thể là thường trú hoặc tạm trú.
Có nhiều cách phân loại lao động nhập cư tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu và
quản lý. Tại Việt Nam, có thể chia lao động nhập cư theo các hình thức sau:
Theo độ dài thời gian cư trú
- Lao động nhập cư lâu dài: là những người chuyển đến sống vĩnh viễn hoặc lâu
dài tại nơi ở mới. Những người này thường không quay về sống tại nơi ở cũ, họ chỉ
quay về để thăm người thân hoặc làm một số việc trong thời gian ngắn.
- Lao động nhập cư tạm thời: là những người chuyển đến sinh sống và làm việc tại
nơi ở mới, tuy nhiên sau một thời gian nhất định sẽ quay về nơi ở cũ.
- Lao động nhập cư mùa vụ: là hình thức đặc biệt của những người nhập cư
4


tạm thời, hình thức này được áp dụng khi người lao động, đặc biệt là nông dân
thường di cư đến các thành phố lớn để làm việc trong thời gian nơng nhàn và quay
về nơi ở gốc khi có mùa vụ ở quê.
Theo địa bàn nhập cư
- Lao động nhập cư trong nước: là những người có quốc tịch Việt Nam, những
người lao động này chuyển từ đơn vị hành chính này sang đơn vị hành chính khác
để lao động.
- Lao động nhập cư quốc tế: là những người không có quốc tịch Việt Nam
chuyển đến Việt Nam để lao động và sinh sống.

Theo tính chất, tổ chức quản lý người nhập cư
- Lao động nhập cư có tổ chức: là những người lao động chuyển đến các khu
vực khác, các đơn vị hành chính khác để làm việc và sinh sống dưới sự định hướng
và hỗ trợ của nhà nước và chính quyền địa phương.
- Lao động nhập cư khơng có tổ chức: là những người lao động chuyển đến
các khu vực khác, các đơn vị hành chính khác để làm việc và sinh sống nhưng
không thuộc sự định hướng của nhà nước và chính quyền địa phương (Đinh Mạnh
Hà, 2017).
Trên cơ sở những phân tích trên, đối tượng lao động nhập cư được nghiên cứu
trong đề tài này là lao động nhập cư từ các tỉnh khác di chuyển đến Hà Nội sinh
sống và làm việc lâu dài, tạm thời và mùa vụ, gồm cả người có đăng ký hộ khẩu
thường trú và những người không đăng ký hộ khẩu thường trú hiện đang sinh sống
tại quận Hoàng Mai, Hà Nội.
1.1.2. Các khái niệm liên quan đến nhà ở
Theo Luật Nhà ở năm 2014, tại điều 3 giải thích từ ngữ như sau:
1. Nhà ở là cơng trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu
sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
2. Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc
quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự,
5


nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.
3. Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu
thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống cơng trình hạ
tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư
được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử
dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.
4. Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê
mua theo cơ chế thị trường.

5. Nhà ở công vụ là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở
nhà công vụ theo quy định của Luật này thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ,
công tác.
6. Nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân
thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở theo quy
định của pháp luật.
7. Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được
hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này.
Người lao động nhập cư có quyền có chỗ ở thơng qua việc đầu tư xây dựng, mua,
thuê, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi, mượn, ở nhờ, quản lý nhà ở
theo ủy quyền và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc liên quan đến nhà ở
cho ngƣời lao động nhập cƣ
1.2.1. Trên thế giới
Việc giải quyết nhà ở cho người lao động nhập cư đã được các nhà khoa học
tại các nước Trung Quốc, Colombia, Anh, Mỹ,… nghiên cứu và đưa ra các giải
pháp và định hướng để giải quyết vấn đề này. Đặc biệt là Trung Quốc, các nghiên
cứu về nhà ở cho người lao động nhập cư rất được quan tâm bởi Trung Quốc có rất
nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất cần số lượng lao động lớn.
Tác giả Yuan Zhongyou đánh giá vấn đề giải quyết vấn đề nhà ở cho người
lao động nhập cư ở thành thị là một vấn đề lớn đặt ra cho chính phủ, xã hội và
6


doanh nghiệp thuê những người lao động nhập cư và đã trở thành một vấn đề trọng
tâm ở Trung Quốc. Tác giả đã dựa trên phân tích các mơ hình giải quyết nhu cầu
nhà ở hiện tại và các đặc điểm của lao động nhập cư, từ đó đưa ra hai loại mơ hình
nhà là: Mơ hình 1. Tập trung vào hiệu quả ngắn hạn, coi nhà ở cho thuê giá thấp là
biện pháp chính và chi phí nhà ở dưới dạng biện pháp công ty con là đối tượng

ngắn hạn. Mơ hình 2. Tập trung vào hiệu ứng dài hạn, trái ngược với mơ hình thứ
nhất (Yuan Zhongyou, 2008).
Tác giả Ya Ping Wang nghiên cứu về sự thiếu hụt nhà ở cho người lao động
nhập cư tại các đô thị của Trung Quốc. Người lao động nhập cư ở Trung Quốc là
người nghèo nên họ di cư đến các thành phố lớn để tìm kiếm việc làm và sinh sống.
Tuy nhiên, các thành phố của Trung Quốc khơng có các khu dân cư ổ chuột quy mô
lớn giống các khu ổ chuột được tìm thấy ở các nước đang phát triển khác. Phần lớn
người lao động nhập cư sống trong các phịng chung hoặc căn hộ nhỏ trong các
ngơi làng được gọi là làng đô thị. Sự thiếu hụt về số lượng nhà ở cho người lao
động nhập cư, đặc biệt là việc nhà ở quá đông đúc, chật chội là vấn đề nghiêm
trọng đang xảy ra ở Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy các làng đô thị và
hình thức cho thuê nhà của các chủ nhà tư nhân đã góp phần rất lớn trong việc cung
cấp nhà ở số lượng lớn cho người lao động nhập cư ở các thành phố (Ya Ping
Wang, 2009).
Tại các thành phố của Trung Quốc, người lao động nhập cư đã gây áp lực rất
lớn đối với nhà ở tại đô thị. Tại một số địa phương, nhà nước đã nỗ lực để cải thiện
nhà ở cho người lao động nhập cư trong một thời gian dài. Tuy nhiên, nỗ lực này
chưa lớn và chưa đem lại hiệu quả trên quy mô lớn. Các nghiên cứu hiện tại về nhà
ở cho người lao động nhập cư tại các thành phố của Trung Quốc tập trung vào sự
cần thiết của nhà nước trong việc loại bỏ các chính sách phân biệt đối xử và cung
cấp quyền sử dụng bình đẳng đối với các lợi ích của nhà ở đơ thị cho người lao
động nhập cư. Tác giả Bingqin Li đã nghiên cứu về chính sách nhà ở cho người lao
động nhập cư tại ba thành phố Thiên Tân, Thái Nguyên và Lan Châu ở Trung
Quốc, kết quả nghiên cứu cho thấy nếu khơng có sự hiểu biết đúng đắn về mối
tương tác giữa nhà nước và các nhà cung cấp nhà ở tư nhân sẽ khó có thể cải thiện
về việc thay đổi quyền bình đẳng đối với các lợi ích của nhà ở đô thị cho người lao
7


động nhập cư (Bingqin Li, 2011)

Ở Trung Quốc, nhà ở cho th cơng cộng (PRH), là hình thức duy nhất của
cơng nhân nhập cư ở thành phố có quyền sử dụng, nó đóng một vai trị quan trọng
trong việc hỗ trợ nhà ở cho những lao động nhập cư - lực lượng lao động cần thiết
cho phát triển đô thị. Do đó, việc cải thiện sự hài lịng của người lao động nhập cư
để giữ chân họ là điều cần thiết. Tác giả Xiaolong Gan đã nghiên cứu đánh giá sự
hài lòng của người lao động di cư với hệ thống PRH và ý định di chuyển của họ ở
Trùng Khánh. Trùng Khánh là nơi có một hệ thống PRH rất được quan tâm xây
dựng, tu bổ và cải thiện. Kết quả cho thấy sự hài lòng của người lao động nhập cư
là vừa phải. Chất lượng nhà ở, cơ sở vật chất, sự quản lý và dịch vụ đi kèm khu nhà
ở ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân. Có một mối quan hệ chặt chẽ giữa sự
hài lòng của cư dân và ý định di chuyển sang thành phố khác hoặc chuyển việc làm.
Nghiên cứu cũng chỉ ra các đặc điểm kinh tế - xã hội khác nhau (bao gồm giáo dục,
thu nhập, hôn nhân và loại nhà ở) có tác động đáng kể đến ý định di chuyển và tìm
kiếm việc làm mới. Nghiên cứu đã làm sáng tỏ sự phát triển bền vững của chương
trình PRH ở Trung Quốc và cung cấp bằng chứng hữu ích cho các nghiên cứu trong
tương lai về các vấn đề nhà ở công cộng ở các nước đang phát triển (Xiaolong Gan,
2016).
Năm 2010, Tomic patricia đã nghiên cứu về vấn đề nhà ở cho công nhân nhập
cư Mexico ở Thung lũng Okanagan, British Columbia. Nghiên cứu cho thấy các
điều kiện sống và làm việc cho những công nhân này không tốt, họ bị thiếu quyền
công dân và thiếu nhà ở với các điều kiện sống cơ bản (Tomic Patricia, 2010).
1.2.2. Tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Anh Khoa đã nghiên cứu về dịch vụ cho thuê nhà tại các khu
công nghiệp tập trung ở Việt Nam. Đề tài đã đưa ra các quan điểm cơ bản để đảm
bảo nhà ở cho thuê tại các khu công nghiệp tập trung và kiến nghị các giải pháp
liên quan đến cơ chế, chính sách nói chung (quy hoạch, đền bù giải phóng mặt
bằng, xây dựng, huy động vốn ...); các giải pháp liên quan đến doanh nghiệp và
chính quyền các cấp sở tại, nhằm khuyến khích phát triển dịch vụ cho thuê nhà ở
tại các khu cơng nghiệp tập trung, góp phần giải quyết nhu cầu bức xúc về nhà ở,
8



đảm bảo ổn định dân sinh xã hội (Nguyễn Anh Khoa, 2008).
Tác giả Đặng Thị Hằng đã nghiên cứu giải pháp tài chính phát triển nhà ở cho
người thu nhập thấp tại Việt Nam. Đề tài đã phân tích thực trạng sử dụng giải pháp
tài chính phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp ở Việt Nam và từ đó đề xuất một
số kiến nghị nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở cho người lao động có thu nhập thấp
bao gồm: các chính sách thuế đối với việc xây dựng, mua bán nhà thu nhập thấp;
các chính sách tín dụng, chính sách giá, quỹ phát triển nhà ở,… (Đặng Thị Hằng,
2013).
Tác giả Nguyễn Huyền Lê đã nghiên cứu thực trạng việc làm, đời sống người
lao động trong các khu công nghiệp ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có
22% lao động có nhà riêng để ở, 63% lao động ngoại tỉnh phải thuê nhà, trong đó
có tới 90% phải thuê trọ từ các hộ dân, 9% thuê nhà của doanh nghiệp. Chất lượng
nhà ở của người lao động nhập cư chưa thực sự đảm bảo, diện tích sử dụng bình
qn đầu người của người lao động khu cơng nghiệp thấp, chỉ đạt dưới 4m2 (Bình
qn cả nước là 7,5m2). Hầu hết nhà trọ là nhà cấp 4, thiếu ánh sáng, ẩm thấp,
khơng thống khí, hệ thống vệ sinh khơng đảm bảo. Do đó, cần bàn hành các quy
định, tiêu chuẩn về chất lượng nhà ở và điều kiện sinh hoạt cho người lao động
nhập cư, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra đối với nhà ở của tư nhân cho người
lao động nhập cư thuê. Có chính sách hỗ trợ vay vốn, miễn giảm thuế, hướng dẫn
thiết kế, xây dựng và quản lý để các hộ gia đình, cá nhân có điều kiện nâng cao
chất lượng nhà ở cho công nhân thuê. Quy hoạch hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng kỹ thuật, xã hội đối với các khu nhà cho người lao động nhập cư th. Nhà
nước có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở cho người
lao động nhập cư có thu nhập thấp, đồng thời hỗ trợ về vốn để người lao động nhập
cư có thể mua trả góp thơng qua các Quỹ phát triển nhà nhằm ổn định nơi ở
(Nguyễn Huyền Lê, 2014).
Tác giả Nguyễn Văn Bình đã nghiên cứu đề tài nhằm phát triển nhà ở xã hội
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Bắc Ninh là một tỉnh phát triển mạnh các ngành công

nghiệp trong những năm gần đây, Bắc Ninh cũng phải đối mặt với vấn đề nhà ở cho
người lao động có thu nhập thấp, người lao động nhập cư. Đề tài đã đánh giá thực
9


trạng phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Đề xuất giải pháp nhằm
phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến 2020 (Nguyễn Văn Bình,
2016).
Tại Hà Nội, tác giả Nguyễn Thị Thêm đã nghiên cứu về vấn đề nhà ở cho lao
động nhập cư. Nghiên cứu đã đánh giá được cách thức tìm nhà của người lao động
nhập cư. Người nhập cư tìm nhà bằng giấy dán trên tường hoặc ở ghép do khơng
tìm được phịng. Cấu trúc khơng gian nhà có chiều cao rất thấp, hẹp, số người và đồ
đạc nhiều. Cơ sở vật chất không chắc chắn, chất lượng kém. Môi trường chật chội,
ẩm thấp do hệ thống cơ sở vật chất yếu kém. Từ thực trạng đó, tác giả đã đưa ra
các khuyến nghị đối với nhân viên công tác xã hội, các tổ chức cung ứng dịch vụ xã
hội, các ban ngành, đoàn thể (Nguyễn Thị Thêm, 2016).
Tác giả Nguyễn Khánh Bình đã nghiên cứu vấn đề nhà ở đơ thị của tỉnh Bình
Dương. Tỉnh Bình Dương có khoảng 1.200 người có cơng với cách mạng, 860.000
người là công nhân, lao động nhập cư làm việc tại các khu, cụm cơng nghiệp trên
địa bàn tỉnh Bình Dương (chiếm 45% dân số cả tỉnh) có khó khăn về nhà ở. Số hộ
nghèo cần trợ giúp về nhà ở tồn tỉnh là 11.441 hộ, trong đó hộ nghèo tại khu vực
đơ thị là 3.583 hộ. Bình Dương là tỉnh có tốc độ đơ thị hóa cao, khu vực cơng
nghiệp phát triển. Vấn đề nhà ở đô thị của Tỉnh càng trở nên bức thiết, đặc biệt đối
với công nhân, người lao động và các đối tượng chính sách khác. Đề tài đã đưa ra
các giải pháp để nâng cao hiệu quả của nhà ở đô thị và giải quyết vấn đề nhà ở cho
người lao động nhập cư tại Bình Dương (Nguyễn Khánh Bình, 2019).
Như vậy, do tầm quan trọng của việc đánh giá thực trạng nhà ở cho người lao
động nhập cư và đưa ra các giải pháp đảm bảo nhà ở cho người lao động nhập cư
nên rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện ở cả Việt Nam và trên thế giới. Tuy
nhiên, chưa có một nghiên cứu đánh giá về thực trạng nhà ở cho người lao động

nhập cư tại quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
Vị trí địa lý
Quận Hồng Mai nằm ở phía Nam khu vực nội thành thành phố Hà Nội. Toạ
độ địa lý của quận vào khoảng 20053’ - 21035’ độ vĩ bắc và 105044’ - 106002’ độ
10


kinh đông.
Theo số liệu thống kê trong Niên giám thống kê quận Hồng Mai năm 2019,
diện tích đất của quận là 4.032 ha, trong đó, đất nơng nghiệp 584 ha, đất chuyên
dùng 1377 ha, đất ở 1121 ha (Chi cục thống kê quận Hồng Mai, 2019).
Địa hình
Hồng Mai nằm ở vùng trũng phía Nam thành phố, có độ cao trung bình
khoảng 4 - 5m. Địa hình biến đổi dốc nghiêng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang
Đông. Khu vực ao, hồ, vùng trũng có cao độ dưới 3,5m.
Khí hậu, thời tiết
Hồng Mai cùng chung chế độ khí hậu của thành phố Hà Nội với đặc điểm là
khí hậu nhiệt đới gió mùa. Rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa
nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mùa mưa; từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau là mùa đông thời tiết khơ ráo. Giữa hai mùa đó lại có thời kỳ
chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10).
Thuỷ văn, nguồn nước
Quận Hồng Mai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn sơng Hồng, lưu lượng trung
bình hàng năm 2710m3/ngày. Mực nước sơng Hồng lên xuống 9-12m. Trên địa bàn
quận có 4 sơng tiêu chính của thành phố chảy qua (Tơ Lịch, Lừ, Sét và Kim Ngưu)
(UBND quận Hoàng Mai, 2017).
Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội
Về kinh tế, năm 2019, tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do quận

quản lý (theo giá so sánh) ước đạt 34.582 tỷ đồng, tăng 13,75% vượt kế hoạch đề ra
(kế hoạch đề ra 13,72%). Ngành thương mai, dịch vụ duy trì tốc độ tăng trưởng cao
hơn năm 2018 đạt 18,68%, ngành công nghiệp tăng 9,56%. Cơ cấu kinh tế năm
2019: ngành thương mại – dịch vụ chiếm 52,65%, ngành công nghiệp – xây dựng
chiếm 47,09%, ngành nông nghiệp chiếm 0,25% (UBND quận Hoàng Mai, 2019).
Về dân số của quận Hoàng Mai tính đến ngày 31/12/2019 là 508.561 người.
Trong đó, phường Thanh Trì có 24.366 người, phường Vĩnh Hưng có 39.930
người, phường Định Cơng có 49.688 người, phường Mai Động có 45.084 người,
11


phường Tương Mai có 29.730 người, phường Đại Kim có 49.003 người, phường
Tân Mai có 24.817 người, phường Hồng Văn Thụ có 40.347 người, phường Giáp
Bát có 17.280 người, phường Lĩnh Nam có 30.654 người, phường Thịnh Liệt có
41.015 người, phường Trần Phú có 14.453 người, phường Hồng Liệt có 79.085
người và phường Yên Sở có 23.109 người. Mật độ dân số trung bình tồn quận là
12.612 người/km2, mật độ dân số đông nhất là phường Mai Động 55.148
người/km2 và thấp nhất là phường Yên Sở 3.104 người/km2 (Chi cục thống kê quận
Hoàng Mai, 2019).
Về giáo dục, số trường học từ năm 2015 đến 2019 đã tăng từ 31 lên 43 trường
tính cả cơng lập và ngồi cơng lập. Số lớp học tăng từ 363 lên 432 lớp. Tổng số
giáo viên của tiểu học, trung học cơ sở tăng từ 1272 giáo viên năm 2015 lên 1684
giáo viên vào năm 2019 (Chi cục thống kê quận Hoàng Mai, 2019).
Về y tế cơ sở, số cơ sở y tế từ năm 2015 đến năm 2019 không tăng, giữ
nguyên 17 cơ sở y tế. Số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng vắc xin giảm từ 99,4%
năm 2015 xuống còn 99,1% năm 2019, đặc biệt năm 2018 chỉ có 79,5% (Chi cục
thống kê quận Hoàng Mai, 2019).

12



CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: người lao động nhập cư tại quận Hoàng Mai và nhà ở
cho người lao động nhập cư tại quận Hoàng Mai.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về khơng gian: quận Hồng Mai, thành phố Hà Nội.
+ Về thời gian: số liệu được tổng hợp để nghiên cứu từ năm 2015 đến năm
2019, các dự báo được đưa ra đến năm 2025.
2.2.

Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Cách tiếp cận
2.2.1.1. Tiếp cận hệ thống
Khu vực quận Hoàng Mai là một hệ thống bao gồm các hợp phần tự nhiên –
xã hội – con người có mối liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Hợp phần
tự nhiên bao gồm tài nguyên đất, môi trường nước, môi trường khơng khí,... Hợp
phần xã hội bao gồm thể chế, chính sách, các dịch vụ công cộng, như bệnh viện,
trường học, cơng viên,… Hợp phần con người bao gồm trình độ học vấn, nhận
thức, lối sống,….
Có nhà ở là nhu cầu cần thiết và chính đáng của người lao động nhập cư, tuy
nhiên, nếu không nghiên cứu kỹ các vấn đề liên quan đến nhà ở như mật độ xây
dựng, số lượng, chất lượng, giá cả, không gian sống, môi trường thì sẽ gây mất cân
bằng trong hệ thống tự nhiên – xã hội – con người của quận Hoàng Mai.
Do đó, nghiên cứu này được thực hiện dựa vào cách tiếp cận hệ thống. Để
nghiên cứu hiện trạng nhà ở cho người lao động nhập cư cũng như đưa ra định
hướng, giải pháp đảm bảo nhà ở cho người lao động, nâng cao tính bền vững của
hệ thống con người cần tiếp cận theo hệ thống bao gồm các hợp phần tự nhiên, kinh
tế, xã hội và mối liên hệ giữa các hợp phần trong hệ thống đó.

2.2.1.2. Tiếp cận phát triển bền vững
Nghiên cứu này tiếp cận phát triển bền vững theo một số quan điểm phát triển
13


bền vững được phê duyệt trong Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn
2011 – 2020. Theo đó, con người là trung tâm của phát triển bền vững. Phát huy tối
đa nhân tố con người với vai trò là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của
phát triển bền vững; đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần
của mọi tầng lớp nhân dân; xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập quốc tế
để phát triển bền vững đất nước.
2.2.1.3. Tiếp cận liên ngành
Để nghiên cứu hiện trạng nhà ở cho người lao động nhập cư và đưa ra định
hướng đảm bảo nhà ở cho người lao động nhập cư và góp phần nâng cao tính bền
vững của hệ thống con người cần tiếp cận liên ngành. Các ngành cần tiếp cận trong
quá trình nghiên cứu là đất đai, kinh tế, mơi trường, giáo dục, văn hóa – xã hội…
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.2.1. Phương pháp kế thừa, tổng hợp và phân tích tài liệu
Nghiên cứu này áp dụng phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu về điều
kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận
Hoàng Mai và các nghiên cứu về nhà ở cho người lao động nhập cư, nhà ở cho
người lao động có thu nhập thấp đã được thực hiện trên thế giới và Việt Nam.
Các số liệu được tổng hợp để đánh giá khái quát vấn đề nghiên cứu.
Các số liệu được phân tích thành từng khía cạnh, từng bộ phận để làm rõ vấn
đề nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng để làm rõ thực trạng nhà ở cho
người lao động nhập cư trên địa bàn quận Hoàng Mai.
2.2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp khảo sát thực địa được tiến hành tại 14 phường: Đại Kim, Định
Cơng, Giáp Bát, Hồng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Lĩnh Nam, Mai Động, Tân Mai,

Tương Mai, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Vĩnh Hưng, Yên Sở từ tháng 2 đến
tháng 5 năm 2020.
Phương pháp khảo sát thực địa cung cấp cho học viên một cách nhìn trực
quan về hiện trạng nhà ở cho người lao động nhập cư tại quận Hoàng Mai từ các
14


chỉ tiêu về mật độ xây dựng, diện tích nhà, các vật dụng sinh hoạt, điều kiện vệ sinh
môi trường và phịng cháy chữa cháy,… từ đó đưa ra các đánh giá chính xác trên
cơ sở kết hợp so sánh với các số liệu trong tài liệu thứ cấp. Phương pháp này được
sử dụng để phân tích và làm rõ thực trạng nhà ở cho người lao động nhập cư trên
địa bàn quận Hoàng Mai.
2.2.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp điều tra xã hội học được áp dụng trong nghiên cứu bao gồm
phỏng vấn bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu. Thời gian phỏng vấn là tháng 3 và
tháng 4 năm 2020. Phương pháp lấy phiếu ngẫu nhiên tại 14 phường. Đối tượng
được phỏng vấn là người dân sống tại quận Hoàng Mai (bao gồm cả người lao động
nhập cư và người dân gốc tại quận Hoàng Mai), cán bộ phịng quy hoạch, phịng tài
ngun và mơi trường quận Hoàng Mai,… Nội dung phỏng vấn bao gồm các vấn
đề liên quan tới các loại hình nhà ở, giá nhà ở, chất lượng nhà ở, mức độ phù hợp
về giá và chất lượng nhà ở, đánh giá về chất lượng nước, môi trường, thu gom xử lý
rác thải, an tồn phịng cháy chữa cháy,… tại nhà ở của người lao động nhập cư tại
quận Hoàng Mai.
Tổng số phiếu bảng hỏi được phát ra là 250 phiếu cho 14 phường, thu về là
185 phiếu. Trong số 185 phiếu thu về có 35 phiếu khơng hợp lệ do bị sai đối tượng
và thiếu nhiều thông tin. Kết quả là 145 phiếu bảng hỏi hợp lệ được sử dụng làm dữ
liệu cho nghiên cứu. Trong đó, phường Thanh Trì có 10 phiếu, phường Vĩnh Hưng
có 12 phiếu, phường Định Cơng có 6 phiếu, phường Mai Động có 15 phiếu,
phường Tương Mai có 14 phiếu, phường Đại Kim có 10 phiếu, phường Tân Mai có
8 phiếu, phường Hồng Văn Thụ có 15 phiếu, phường Giáp Bát có 8 phiếu, phường

Lĩnh Nam có 17 phiếu, phường Thịnh Liệt có 12 phiếu, phường Trần Phú có 10
phiếu, phường Hồng Liệt có 5 phiếu và phường n Sở có 3 phiếu.
2.2.2.4. Phương pháp phân tích, đánh giá nhân tố
Nghiên cứu xây dựng, xác định nhóm nhân tố về nhà ở của người lao động
nhập cư và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lịng của người lao
đơng nhập cư đến vấn đề nhà ở thông qua kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha,
phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích mối tương quan và hồi quy đa biến.
15


Các nhân tố được nghiên cứu là: Chất lượng giá nhà (CLGN), Cấu trúc không gian
(CTKG), Công tác quản lý (CTQL), Điều kiện mơi trường (DKMT), An ninh và
dân trí (ANDT) và Vị trí nhà ở (VTNO). Các biến này ảnh hưởng đến mức độ hài
lòng của người lao động nhập cư. Bảng các nhân tố xây dựng được thể hiện ở mục
III của Phụ lục.
Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha giúp kiểm tra các biến quan sát. Kiểm
định này phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng
một nhân tố. Nó cho biết trong các biến quan sát của một nhân tố, biến nào đã đóng
góp vào việc đo lường khái niệm nhân tố, biến nào không. Kết quả Cronbach Alpha
của nhân tố tốt thể hiện rằng các biến quan sát chúng ta liệt kê là rất tốt, thể hiện
được đặc điểm của nhân tố mẹ, chúng ta đã có được một thang đo tốt cho nhân tố
mẹ này.
Phân tích nhân tố EFA giúp tác giả đánh giá được cường độ về mối quan hệ
giữa mỗi nhân tố với từng biến đo lường.
Phân tích mối tương quan phản ánh được mức độ liên kết hay độ mạnh trong
sự liên kết giữa các biến trong nghiên cứu. Tương quan là mối quan hệ hai chiều.
Trong tương quan, khi hai biến A và B tỷ lệ thuận, tức A tăng làm B tăng và ngược
lại, B tăng làm A tăng. Nếu hai biến A và B tỷ lệ nghịch, A tăng sẽ làm B giảm và
ngược lại, B giảm làm A tăng. Ở phương pháp phân tích này khơng có sự phân biệt
biến độc lập và biến phụ thuộc.

Phân tích hồi quy phản ánh sự ảnh hưởng của việc thay đổi giá trị của biến
độc lập X lên biến phụ thuộc Y. Trong hồi quy, việc tăng X làm Y tăng nghĩa là
biến X có sự tác động thuận chiều lên Y. Nếu việc tăng X làm giảm Y nghĩa là biến
X có tác động nghịch chiều lên Y. Ở phương pháp phân tích này có sự phân biệt
biến độc lập và biến phụ thuộc.
Số liệu sau khi được thông qua kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân
tích nhân tố khám phá EFA, phân tích mối tương quan và hồi quy đa biến sẽ đảm
bảo kết quả chính xác, khách quan, giúp tác giả đưa ra những giải pháp phù hợp với
khu vực và đối tượng nghiên cứu.

16


×