Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bài tập nhóm môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (9 điểm) Đề bài: “Nêu những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.2 KB, 11 trang )

A. MỞ ĐẦU
Vào những thập niên đầu của thế kỷ XX, khi phong trào cứu nước do các sĩ phu
yêu nước lãnh đạo rơi vào bế tắc rồi thất bại, phong trào cứu nước do đại diện của
tư sản dân tộc và tiểu tư sản lãnh đạo bị phân hoá và suy yếu thì cách mạng Việt
Nam rơi vào khủng hoảng đường lối. Trước bối cảnh lịch sử đó, ngày 3 tháng 2
năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và từ đó đến nay ln độc tơn lãnh đạo
cách mạng nước ta. Trong ba phần tư thế kỷ qua, Đảng ta đã đưa cách mạng nước
ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đã lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng hai đế
quốc là Pháp và Mỹ, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả
nước và đang đưa đất nước đi vào chặng đường đầu của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. Và cho đến ngày nay, Đảng vẫn luôn giữ vai trị đặc biệt quan trọng
trong q trình đưa đất nước ta tiến cao,tiến xa hơn, sánh ngang cùng các cường
quốc trên thế giới. Sở dĩ Đảng ta có vai trị quan trọng như vậy khơng chỉ nhờ đội
ngũ cán bộ Đảng kiên trung xuất sắc, đường lối chỉ đạo sáng suốt, mà cịn nhờ có
những ngun tắc hoạt động đúng đắn, là chuẩn mực cho cả tổ chức Đảng cũng
như từng Đảng viên. Vì vậy, nhóm 5 chúng em quyết định chọn đề tài “Nêu
những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam” để giúp
mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, là một mốc son lịch
sử đánh dấu bước ngoặt lớn của cách mạng Việt Nam, đưa cuộc đấu tranh của dân
tộc vào thời kỳ phát triển mới. Trước năm 1930 khi chưa có Đảng, đất nước ta
chìm đắm dưới ách thống trị, áp bức hơn 70 năm của chủ nghĩa thực dân Pháp và
hàng trăm năm của chế độ phong kiến thối nát. Biết bao cuộc đấu tranh giành độc


lập dân tộc của nhân dân ta đã liên tiếp nổ ra nhưng kết cục đều thất bại do thiếu
một đường lối chính trị đúng đắn soi đường. Từ khi có Đảng lãnh đạo, cách mạng
Việt Nam đã trải qua những chặng đường đấu tranh oanh liệt và thắng lợi vẻ vang,
từng bước mang lại độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Cách mạng
Tháng Tám thành cơng, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa ra đời (2/9/1945) mở ra


kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam - độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội. Sau năm 1954, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng nhưng miền Nam vẫn tạm
thời bị Mỹ, ngụy chiếm đóng. Trên cơ sở phân tích tình hình, Đảng ta và Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã xác định đúng đắn hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt
Nam là vừa tích cực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành triệt để
cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam, hoàn thành mục tiêu giải phóng dân
tộc trong cả nước, đưa cả nước lên chủ nghĩa xã hội. Trong thời đại mới, Đảng
Cộng sản Việt Nam vẫn giữ vững nguyên tắc độc lập, sáng tạo, trung thành với lợi
ích của nhân dân, bám sát thực tiễn cuộc sống, xác định đường lối, chính sách đúng
đắn để từng bước đổi mới toàn diện đất nước vươn lên giành nhiều thắng lợi mới,
khẳng định tên tuổi Việt Nam với bạn bè quốc tế. Để có được những thành tựu ấy
thì Đảng Cộng sản Việt Nam phải tuân thủ theo những nguyên tắc tổ chức và hoạt
động nhất định. Đó là các nguyên tắc:
1. Tập trung dân chủ
Đây là nguyên tắc tổ chức của Đảng, là nguyên tắc cơ bản nhất để xây dựng
Đảng Cộng sản thành một tổ chức chiến đấu chặt chẽ, vừa phát huy sức mạnh của
mỗi người vừa phát huy sức mạnh tập thể của cả tổ chức Đảng.
Trong nguyên tắc này, tập trung và dân chủ là hai mặt gắn kết với nhau. Dân
chủ là để đi đến tâp trung, là cơ sở của tập trung, chứ không phải dân chủ tùy tiện,


phân tán, vô tổ chức. Tập trung là tập trung trên cơ sở dân chủ, chứ không phải là
tập trung quan liêu theo kiểu độc đốn chun quyền. Trong đó:
Về tập trung, Người nhấn mạnh phải thống nhất về tư tưởng, tổ chức, hành
động. cụ thể là: mọi đảng viên và các tổ chức của Đảng phải dựa trên cương lĩnh
và điều lệ Đảng mà hoạt động; phải hoạt động theo các Nghị quyết của đại hội
Đảng - cơ quan tối cao của Đảng - và các Nghị quyết của Ban Chấp hành
trung ương giữa hai nhiệm kỳ đại hội, địa phương phục tùng trung ương, cấp dưới
phục tùng cấp trên, số ít phục tùng số nhiều, bộ phận phục tùng tồn bộ, cá nhân
phục tùng tổ chức. Từ đó làm cho “ Đảng ta tuy nhiều người, nhưng tiến hành thì

chỉ như một người”.
Cịn về dân chủ, sức mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam là cần có dân chủ
không phải chỉ để tổ chức đúng đắn sinh hoạt và hoạt động của Đảng, mà vì Đảng
Cộng sản Việt Nam là người đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp cơng
nhân, nhân dân lao động và tồn thể dân tộc. Do đó Đảng phải là một tổ chức dân
chủ mới có thể phát huy được sức mạnh của mọi người dân, tranh thủ được sự
đồng tình của nhân dân để lãnh đạo và dẫn dắt họ thực hiện những nhiệm vụ của
Cách mạng đề ra. Như vậy, dân chủ trong Đảng thực chất là phát huy quyền làm
chủ của toàn thể đảng viên, là sự tham gia tích cực của tồn thể đảng viên vào cơng
việc của Đảng một cách trực tiếp, hay thông qua những đại biểu của họ vào việc
vạch ra những đường lối, chính sách, vào việc thành lập các cơ quan lãnh đạo của
Đảng. Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh sự quan trọng và cần thiết phải phát huy tính
dân chủ trong nội bộ Đảng và trong nội bộ các tổ chức xã hội, đó là “của quý báu
nhất của nhân dân”.
2. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách


Theo Hồ Chí Minh thì đây là một trong các nguyên tắc lãnh đạo của Đảng.
Theo nguyên tắc này, nhiều người cùng lãnh đạo Đảng. Khi nhiều người cùng lãnh
đạo, người thấy mặt này, người thấy mặt kia do đó sẽ hiểu được mọi mặt của vấn
đề, hiểu được vấn đề một cách sâu sắc nhiều chiều. Việc lãnh đạo tập thể này hơn
nữa cịn tránh được cách nhìn vấn đề phiến diện, một chiều, tránh được cái tệ bao
biện, độc đoán, chủ quan. Cũng giống như bác Hồ đã từng kết luận rằng : “Lãnh
đạo khơng tập thể, thì sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan. Kết quả là
hỏng việc”. Có thể nhận thấy được những ưu điểm đáng kể của việc lãnh đạo tập
thể, khi nhìn nhận một vấn đề, nếu chỉ có một người nhìn thì chắc chắn mang tính
chủ quan, dù người đó có nhiều kinh nghiệm đến đâu, có giỏi đến đâu thì cũng chỉ
trơng thấy, chỉ xem xét được một hoặc nhiều mặt của một vấn đề, đó vẫn chỉ là
cách nhìn của một cá nhân mà thơi, nó khơng thể bao hết mọi phía, mọi khía cạnh
của vấn đề. Nhưng trái lại, nhiều người cùng nhìn thì sẽ có nhiều khía cạnh được

tìm thấy, vấn đề sẽ mang tính tồn diện hơn, có thể cách nhìn của người này khơng
đúng nhưng lại có người khác có cách nhìn chuẩn hơn, đúng đắn hơn. Khi đưa vấn
đề ra bàn bạc, chắc chắn sẽ tìm ra được cách giải quyết vấn đề nhanh và chuẩn xác
nhất, tránh được những sai lầm do cách nhìn khơng tồn diện đem lại.
Khi đã được tập thể bàn bạc kỹ lưỡng, cần phải được giao cho một cá nhân
phụ trách để tránh tình trạng “nhiều sãi khơng ai đóng cửa chùa”. Có thể khẳng
định đây là nguyên tắc rất hợp lý. Nguyên tắc này hợp lý ở chỗ, mặc dù đã tìm ra
phương hướng giải quyết của vấn đề, nếu như không giao cho một cá nhân nào phụ
trách thì sẽ xảy ra hiện tượng “cha chung khơng ai khóc”, ai cũng có tư tưởng dựa
vào người khác, dựa vào tập thể, như vậy thì ai là người giải quyết vấn đề được đặt
ra. Cũng như Hồ Chí Minh đã từng cho rằng : “Việc gì đã được đơng người bàn
bạc kỹ lưỡng, kế hoạch định rõ ràng rồi, thì cần phải giao cho một người hoặc một
nhóm ít người phụ trách theo kế hoạch đó mà thi hành. Như thế mới có chuyên


trách, cơng việc mới chạy. Nếu khơng có cá nhân phụ trách thì sẽ sinh ra cái tệ
người này ủy cho người kia, người kia ủy cho người nọ, kết quả là khơng ai thi
hành. Như thế việc gì cũng không xong”.
Tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung. Tập thể lãnh đạo,
cá nhân phụ trách là dân chủ tập trung.
3. Phê bình và tự phê bình
Một trong những nguyên tắc quan trọng trong việc xây dựng Đảng là : “phê
bình và tự phê bình”.
Nhiều tài liệu nghiên cứu cũng như các văn kiện của Đảng, thì Đảng ta đã
xác định là tự phê bình và phê bình là một trong những nguyên tắc cơ bản, là vũ
khí sắc bén, là động lực, là quy luật của sự tồn tại và phát triển, điều này chứng tỏ
cơng tác phê bình và tự phê bình có một vị trí quan trọng trong cơng tác xây dựng
Đảng.
Lịch sử hơn 80 năm cho thấy vì kiên trì với nguyên tắc trên mà Đảng ta mới
tồn tại và phát triển như ngày nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh người sáng lập và rèn

luyện Đảng ta luôn luôn nhấn mạnh nguyên tắc tự phê bình và phê bình qua lời nói
và việc làm. Người là tấm gương sáng cho ngun tắc này; Theo Hồ Chí Minh thì
tự phê bình là để nhận rõ và gạt đi những bụi bẩn cũng như “công việc tắm gội,
rửa mặt hằng ngày” không thể thiếu được.Trong tác phầm “sửa đổi lối làm việc”
(10/1947) đến “nâng cao đạo đức Cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” viết
nhân kỉ niệm thành lập Đảng 3/2/1969, đến di chúc để lại cho toàn Đảng toàn dân,
trước lúc đi về cõi vĩnh hằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập tới vấn đề tự phê
bình và phê bình một cách tồn diện và sâu sắc từ mục đích, ý nghĩa, tầm quan
trọng đến cách thức, phương pháp tự phê bình và phê bình đúng đắn, hiệu quả


nhất. Theo Người thì tự phê bình và phê bình là vũ khí cần thiết và sắc bén, nó
giúp chúng ta sửa chữa sai lầm và phát triển ưu điểm.Tự phê bình và phê bình là
phải thật thà vạch khuyết điểm, có lỗi mà khơng vạch ra, khơng khác gì người có
bệnh mà khơng chịu khai với thầy thuốc…vạch khuyết điểm để sửa chữa cũng như
ưu điểm để phát huy. Muốn tự phê bình và phê bình có kết quả cán bộ các cấp nhất
là cấp cao cần phải nêu gương trước. Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi,
thường xuyên nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và
phát triển sự đoàn kết thống nhất của Đảng… và đạo đức Cách mạng khơng phải
trên trời rơi xuống, nó do đấu tranh bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố như
“ngọc mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Nguyên tắc phê bình và tự
phê bình là một việc làm khơng dễ vì đây là một vấn đề rất nhạy cảm và đụng
chạm đến từng cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên thực tế cho ta thấy nếu những nguyên
tắc trên mà buông lỏng, sao nhãng hoặc thực hiện không đúng với tinh thần, tư
tưởng Hồ Chí Minh thì khi đó tổ chức Đảng khơng thể vững mạnh thậm chí rơi vào
tình trạng suy thối, nguy cơ mất cịn đối với Đảng, với sự nghiệp Cách mạng được
đặt ra. Vì vậy Nghị quyết trung ương IV khóa XI đặt ra vấn đề đáng báo động về
nguy cơ này khi nhận định “một bộ phận khơng nhỏ các cán bộ Đảng viên, trong
đó có những Đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lí, kể cả một số cán bộ cao cấp,
suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống với cả những biểu hiện khác nhau

về sự phai nhạt lí tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỉ, cơ hội, thực dụng chạy
theo danh lợi,tiền tài, kèn cưa địa vị, cục bộ tham nhũng lãng phí, tùy tiện, vơ
ngun tắc…” Tình trạng đó đã làm giảm sút lịng dân đối với Đảng nếu khơng
được sửa chữa thì sẽ là thách thức đối với Đảng và cả chế độ. Do đó cần phải có
những biện pháp khắc phục để cho vấn đề tự phê bình và phê bình của Đảng ngày
càng có hiệu quả trong những giai đoạn phát triển tiếp theo của Đảng nói riêng và
của nhà nước nói chung.




4 nguyên tắc như chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:

-

Tự phê bình và phê bình phải trên cơ sở và mục đích trong sáng.

-

Tự phê bình và phê bình phải có thái độ kiên quyết khơng khoan nhượng.

-

Tự phê bình và phê bình muốn có hiệu qủa tốt cần có phương pháp tốt.

-

Tự phê bình và phê bình phải có thái độ chân tình cầu thị, nói đúng ưu điểm và

khuyết điểm, phê bình phải đúng lúc đúng hồn cảnh thích hợp và phải biết lắng

nghe và chờ đợi…
Tóm lại, ở từng cơ sở Đảng, phê bình và tự phê bình có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng, trực tiếp góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức
Đảng, giữ gìn phẩm chất, tư cách đảng viên, nâng cao uy tín của Đảng và củng cố
niềm tin của quần chúng đối với Đảng. Thực hiện tốt cơng tác phê bình và tự phê
bình là cơ sở, là yếu tố góp phần để các cấp ủy đảng trong thực tế thực hiện thắng
lợi nghị quyết mà Đại hội Đảng các cấp đã đề ra và đó cũng là tiền đề để các cấp
ủy tiếp tục phát huy dân chủ, khơi dậy trí tuệ của từng cán bộ, đảng viên, từng cấp
ủy trong việc xây dựng Nghị quyết Đại hội đảng các cấp trong thời gian tới.
4. Kỷ luật nghiêm minh và tự giác
Đây là nguyên tắc của Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, do Lênin đề ra, để
phân biệt với các Đảng kiểu cũ của Quốc tế II. Cùng với nguyên tắc tập trung dân
chủ, nguyên tắc kỉ luật nghiêm minh và tự giác làm cho Đảng thực sự là một tổ
chức chiến đấu chặt chẽ để giành thắng lợi cho sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội.


Hồ Chí Minh rất coi trọng việc xây dựng một kỷ luật nghiêm minh và tự
giác trong Đảng để tạo nên sức mạnh to lớn của Đảng: Sức mạnh vô địch của Đảng
là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm minh của cán bộ, đảng viên.
Nghiêm minh là thuộc về tổ chức Đảng, vì đó là kỷ luật đối với mọi cán bộ,
đảng viên không phân biệt cán bộ lãnh đạo cao hay thấp, là cán bộ lãnh đạo hay là
đảng viên thường, mọi cán bộ đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng.
Tự giác là thuộc về mỗi cá nhân cán bộ, đảng viên đối với Đảng, một tổ
chức của những người tự nguyện đứng trong một hàng ngũ để cùng chiến đấu cho
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Yêu cầu cao nhất của kỷ luật Đảng là chấp hành các chủ trương, Nghị quyết
của Đảng và tuân thủ các nguyên tắc tổ chức, lãnh đạo và sinh hoạt Đảng, các
nguyên tắc xây dựng Đảng. Có như vậy, Đảng mới là hệ thống nhất về tư tưởng và
hành động. Nếu khơng có kỷ luật, khơng thống nhất về tư tưởng và hành động,

“Đảng sẽ xệch xoạc, ý kiến lung tung, kỷ luật lỏng lẻo, cơng việc bế tắc”.
Bên cạnh đó, từ việc tuân thủ kỷ luật của Đảng, mỗi đảng viên dù ở cương vị
nào, mỗi cấp ủy dù ở cấp bộ nào cũng phải nghiêm túc chấp hành kỷ luật của các
đoàn thể và pháp luật của Nhà nước, tuyệt đối khơng ai được cho phép mình coi
thường, thậm trí đứng trên tất cả. Về vấn đề này, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh:
“mỗi đảng viên cần phải làm kiểu mẫu phục tùng kỷ luật. chẳng những kỷ luật của
Đảng, mà cả kỷ luật của đoàn thể nhân dân và của cơ quan chính quyền Cách
mạng”.
Có thể khẳng định rằng, việc đề cao ý thức kỷ luật đối với mọi cán bộ, đảng
viên từ trên xuống dưới sẽ làm tăng thêm uy tín của Đảng. Ngược lại, nếu ý thức


kỷ luật đó càng thấp thì uy tín của Đảng càng thấp, càng đưa đến những nguy cơ
cho Đảng.
5. Đoàn kết thống nhất trong Đảng
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan tâm đến xây dựng đồn kết,
thống nhất trong Đảng. Theo Người, đoàn kết trong Đảng là cơ sở vững chắc để
xây dựng khối đoàn kết trong nhân dân. Đảng đoàn kết, dân tộc đoàn kết và sự gắn
bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân tạo nên sức mạnh vĩ đại để dân tộc ta vượt qua
muôn vàn thách thức, chiến thắng mọi kẻ thù để đi tới thắng lợi. Trong Di chúc,
Người căn dặn: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của
dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đồn kết
nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
Với Hồ Chí Minh, đồn kết, thống nhất trong Đảng phải là một chiến lược,
là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối Cách mạng Việt Nam, “Cách mạng nhất định
thành cơng. Ta thành cơng chính vì ta đồn kết, quyết tâm, tin tưởng”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm rằng đoàn kết trong Đảng phải thể hiện ở
tư tưởng và hành động; tư tưởng, hành động phải thống nhất. Sự đồn kết thống
nhất ý chí và hành động trong Đảng trước hết phải dựa trên nền tảng tư tưởng là
Chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối, quan điểm của Đảng. Sự hài hồ giữa tư

tưởng và hành động, nói luôn đi đôi với làm và đạo đức, nhân cách của Người đã
thật sự quy tụ mọi lực lượng trong xã hội, trở thành động lực, sức mạnh đoàn kết,
thống nhất trong Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ln nhắc nhở cán bộ, đảng viên: muốn lãnh đạo
nhân dân, phải mẫu mực trước dân. Muốn xây dựng sự đoàn kết trong nhân dân,
cán bộ, đảng viên phải gương mẫu giữ gìn đoàn kết, thống nhất trong Ðảng. Mọi tổ


chức đảng, cán bộ, đảng viên phải kiên quyết đấu tranh với những thói xấu như:
kèn cựa địa vị; cục bộ địa phương, cơng thần kiêu ngạo...
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, Ðảng là một tổ chức của những người tự
nguyện, tự giác hy sinh, phấn đấu, phụng sự lý tưởng cộng sản, phụng sự Tổ quốc
và nhân dân. Người nhiều lần nhắc nhở, cán bộ, đảng viên phải tự nguyện, tự giác,
thành thật trước Ðảng, trước dân. Người cũng khuyến cáo, cán bộ, đảng viên khi
có chức vụ, quyền lực thì rất dễ nảy sinh tư tưởng cơng thần, địa vị, độc đốn, gia
trưởng, quan liêu, tham ơ, lãng phí..., làm nguy hại đến đồn kết, thống nhất trong
Ðảng. Bởi vậy, để giữ gìn sự đồn kết, thống nhất trong Ðảng, phải thực hiện thật
tốt công tác kiểm tra kỷ luật Ðảng, mọi cán bộ, đảng viên, càng ở chức vụ cao,
càng phải gương mẫu, tự giác chấp hành kỷ luật của Ðảng.
Thực hiện đoàn kết, thống nhất trong Ðảng cần được thể hiện thường xuyên
bằng việc nghiêm túc tự phê bình và phê bình trên tình đồng chí thương yêu nhau.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở, phê bình và tự phê bình cốt là để giúp nhau tiến
bộ; để nhân rộng, phát triển những cái tốt đẹp trong mỗi con người; và để cùng
nhau làm tốt hơn phận sự đảng viên; chứ không phải là để cơng kích, nói xấu lẫn
nhau. Ðây là giải pháp để thực hiện đoàn kết, thống nhất thật sự trong các tổ chức
đảng; để củng cố tăng cường mối quan hệ giữa Ðảng với dân. Thơng qua tự phê
bình và phê bình mới có thể đấu tranh loại bỏ những cái xấu, cái lỗi thời và xây
dựng, phát triển những cái mới, cái tiến bộ trong mỗi con người và trong tổ chức
Ðảng. Nếu mọi đảng viên đều thấu hiểu được điều đó, dũng cảm làm được điều đó,
thì có thể tạo lập được sự đoàn kết thống nhất thật sự bền vững trong Ðảng.

Xây dựng đoàn kết thống nhất trong Đảng làm cơ sở vững chắc để xây dựng
khối đại đồn kết tồn dân. Có được sự đồn kết thống nhất trong Đảng là quan
trọng, nhưng vấn đề là sự đồn kết thống nhất đó phải được lan toả và hội tụ ở khối


đại đồn kết tồn dân tộc. Vì vậy, bên cạnh vai trò của Đảng, Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam các cấp có vai trị rất quan trọng trong việc đồn kết các giai tầng trong
xã hội.
C. KẾT LUẬN
Trên đây là những tìm hiểu cơ bản của nhóm chúng em về những nguyên tắc tổ
chức và hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam,tổ chức chính trị có vai trị quyết
định đến sự phát triển của toàn dân tộc từ xưa cho đến nay. Qua đó,giúp mọi người
hiểu rõ hơn về Đảng, cũng như sau này, nếu có là Đảng viên thì việc nắm rõ những
nguyên tắc này là bắt buộc. Bài viết có thể có những thiếu sót,vì vậy mong thày cơ
và các bạn tham khảo, đóng góp, để bài làm của chúng em có thể hồn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!



×