Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân gây bệnh lý hạch cổ trên bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.39 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH LÝ HẠCH CỔ
TRÊN BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH
Nguyễn Xn Trí1, Nguyễn Thị Thu Ba2, Vũ Thị Hiếu3

TĨM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh nhân đến khám vì bệnh lý hạch cổ là bệnh cảnh lâm sàng thường gặp, tuy nhiên nguyên
nhân gây bệnh lý hạch cổ không phải lúc cũng dễ chẩn đoán.
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân gây bệnh lý hạch cổ.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu cắt ngang trên 101 bệnh nhân có
bệnh lý hạch cổ được chỉ định sinh thiết mở để chẩn đoán bệnh nguyên tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.
Kết quả: lao hạch chiếm 43,56% bệnh nhân, Carcinoma di căn hạch cổ chiếm 31,68%. Tỷ lệ nam: nữ trong
nhóm bệnh nhân viêm hạch cổ do lao là 1:1,75. Ngược lại trong nhóm bệnh nhân carcinoma di căn hạch cổ tỷ lệ
nam: nữ là 4,33:1. Ở nhóm bệnh nhân nhỏ hơn 40 tuổi, lao hạch chiếm tỷ lệ 65,9% các nguyên nhân gây bệnh lý
hạch cổ. Tuy nhiên ở bệnh nhân trên 60 tuổi carcinoma di căn hạch chiếm 72% các nguyên nhân.
Kết Luận: Viêm hạch bạch huyết do lao là nguyên nhân thường gặp nhất gây bệnh lý hạch cổ. Tuy nhiên ở
những bệnh nhân trên 60 tuổi thì hạch di căn là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh lý hạch cổ mạn tính.
Từ khóa: bệnh lý hạch cổ, lao hạch, carcinoma di căn hạch

ABSTRACT
CLINICAL PATTERN AND ETIOLOGY OF CERVICAL LYMPHADENOPATHY
IN PATIENTS ADMITTED TO PHẠM NGỌC THẠCH HOSPITAL
Nguyen Xuan Tri, Nguyen Thi Thu Ba, Vu Thi Hieu
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No 1 - 2021: 218 - 224
Background: Cervical lymphadenopathy is a common problem in clinical practice, however the causes are
difficult to be diagnosed.
Objectives: To describe clinical manifestations and etiologies of cervical lymphadenopathy.


Method: We conducted a cross sectional study (n=101) amongs patients who had chronic cervical
lymphadenopathy admitted to Pham Ngoc Thach hospital to get open surgical biopsy to find out etiologies.
Results: The most common diagnosis was tuberculous lymphadenitis (n=44, 43.56%). Carcinoma
metastatic was the second common cause (n=32, 31.69%). Among tuberculous patients, the ratio of males to
females is 1:1.75 whereas in carcinoma metastatic group this ratio is 4.33:1. In patients younger than 40 years of
age, tuberculous lymphadenitis accounted for 65,9% of cases. However, patients who were over 60 years old,
carcinoma metastatic lymphadenopathy accounted for 72% of cases.
Conclusion: Tuberculous lymphadenitis is still the most common cause of chronic cervical
lymphadenopathy. However, in patients who were over 60 years old, carcinoma metastatic lymphadenophathy is
Bộ môn Miễn dịch - Di truyền học, Khoa Y Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh
Bộ Môn Lao - Bệnh Phổi, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
3Khoa Giải Phẫu Bệnh - Bệnh Viện Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn Xuân Trí ĐT: 0942723825
Email :
1
2

218

Chuyên Đề Hồi Sức Cấp Cứu – Nhiễm


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

the main cause.
Keywords: cervical lymphadenopathy, tuberculous lymphadenitis, carcinoma metastatic lympadenopathy
hoặc có chống chỉ định thực hiện các thủ thuật
ĐẶT VẤN ĐỀ

chẩn đoán
Bệnh lý hạch cổ là một trong những bệnh
Phương pháp nghiên cứu
cảnh lâm hay gặp trong thực hành hằng ngày
Thiết kế nghiên cứu
của bác sĩ Tai Mũi Họng, bác sĩ chuyên khoa
Lao- Bệnh phổi cũng như bác sĩ Ung Bướu. Tại
Báo cáo hàng loạt các trường hợp.
các nước có tần suất mắc lao cao, trong đó có
Định nghĩa các biến số chính
Việt Nam, đa phần bệnh lý viêm hạch vùng cổ
Bệnh nhân có bệnh lý hạch cổ mạn tính chưa
mạn thường do lao. Tác giả người Ấn Độ,
rõ nguyên nhân: Bệnh nhân có hạch vùng cổ >1
Biswas G nghiên cứu cho thấy lao chiếm 45,4%
cm kéo dài hơn 2 tuần chưa rõ nguyên nhân.
các trường hợp bệnh lý hạch cổ tại quốc gia
Tuổi: Đây là biến định lượng, có giá trị bằng
này(1). Tuy nhiên trong đa số các trường hợp biểu
năm tiến hành sinh thiết trừ đi cho năm sinh,
hiện lâm sàng của bệnh lý hạch do di căn ác tính
đơn vị là năm tuổi.
từ nơi khác (ung thư vùng mũi hầu, ung thư
Tiền căn lao: Là biến định tính, nhận 2 giá trị
phổi …) hay hạch bệnh lý ác tính ngun phát
có hoặc không, Tiền căn lao được khai thác qua
cũng không có dấu hiệu lâm sàng đặc hiệu và rất
bệnh sử. Hỏi bệnh nhân có từng mắc lao hoặc
khó có thể chẩn đốn. Nghiên cứu của chúng tơi
được điều trị lao không.

muốn gớp phần mô tả đặc điểm lâm sàng và
nguyên nhân gây bệnh lý hạch cổ mạn tính trên
bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện
Phạm Ngọc Thạch.

Số lượng hạch: Là biến bán định lượng, nhận
2 giá trị là 1 hạch hoặc nhiều hạch, thu được qua
thăm khám lâm sàng.

ĐỐITƯỢNG–PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU

Kích thước hạch: Là biến định lượng, thu
được qua thăm khám lâm sàng, đơn vị cm.

Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên có
hạch cổ đến khám tại bệnh viện Phạm Ngọc
Thạch trong thời gian từ tháng 11 năm 2016 đến
tháng 4 năm 2017.

Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân khám và chỉ định thực hiện sinh
thiết hạch cổ để chẩn đoán tại bệnh viện Phạm
Ngọc Thạch trong thời gian từ tháng 11 năm
2016 đến tháng 4 năm 2017.
Được thực hiện sinh thiết hạch và làm giải
phẫu bệnh lý.
Có chẩn đốn cuối cùng qua giải phẫu bệnh lý.
Đồng ý tham gia nghiên cứu, và có xác nhận
bằng văn bản.

Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân khơng đồng ý làm thủ thuật để
chẩn đoán bệnh lý hạch cổ.
Thực hiện các thủ thuật chẩn đoán thất bại

Chuyên Đề Hồi Sức Cấp Cứu – Nhiễm

Kết quả mô bệnh học: Là biến định tính, thu
được qua hình ảnh mơ bệnh học của bệnh nhân.

Phương pháp thống kê
Các số liệu được phân tích bằng phần mềm
thống kê Stata 14.0.
Y đức
Nghiên cứu đã được Hội đồng Đạo đức
trong nghiên cứu Y sinh học Trường Đại học Y
Dược TP. Hồ Chí Minh, số 173/ĐHYD-HĐ.

KẾT QUẢ
Chúng tôi thu dung được 101 bệnh nhân
thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu. Tuổi nhỏ nhất là 18
tuổi, lớn nhất là 79 tuổi, tuổi trung bình trong
mẫu nghiên cứu là 46,4 ± 3,4 tuổi.
Bảng 4: Nguyên nhân gây bệnh lý hạch cổ
Hạch viêm lao
Carcinoma di căn
Viêm kinh niên
Viêm tăng sinh

44 (43,56%)

32 (31,68%)
18 (17,82%)
7 (6,93%)

219


Nghiên cứu Y học
Trong 101 trường hợp hạch cổ được sinh
thiết, có 44 bệnh nhân ( 43,56%) được chẩn đốn
mơ bệnh học là hạch viêm lao, 32 bệnh nhân
(31,68%) được chẩn đốn là hạch cổ bị xâm lấn
ác tính bởi Carcinơm loại tuyến hoặc gai, có độ
biệt hóa từ tốt ( grade I) cho đến khơng biệt hóa.
Chúng tơi ghi nhận có 18 trường hợp cho hình
ảnh mơ bệnh học là hạch viêm mạn tính (Viêm
kinh niên) với sự hiện diện của lympho bào ưu
thế. Trong đó có 7 trường hợp tương ứng với
6,93% các bệnh nhân được chẩn đoán là hạch
viêm tăng sinh mạn tính.
Trong 44 trường hợp được chẩn đốn mơ
bệnh học là viêm lao trong nghiên cứu. Có 21
trường hợp chiếm 47,73% có sự hiện diện của
đại bào Langhans, 23 trường hợp chiếm 52,27%
khơng có hình ảnh của đại bào Langhans mà chỉ
có hình ảnh viêm dạng hạt với các tế bào dạng
biểu mô và hoại tử bã đậu.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ nam nữ

trong từng nhóm bệnh lý có sự khác nhau có ý
nghĩa thống kê ( Kruskal- Wallis test, p= 0.0012).
Trong nhóm bệnh nhân hạch viêm lao, nữ chiếm
tỉ lệ 63,63%, nam chiếm tỉ lệ 36.36%. Trong nhóm
bệnh nhân carcinoma di căn hạch, nam chiếm tỉ
lệ 81,25%, nữ chiếm tỉ lệ 18,75%.

Hình 1: Liên quan giữa tuổi và bệnh lý hạch cổ
Trong những bệnh nhân có bệnh lý hạch cổ
nhỏ hơn hoặc bằng 40 tuổi, lao hạch chiếm
67,44%. Trong những bệnh nhân có bệnh lý hạch
cổ và tuổi từ 41 đến 60 tuổi, lao hạch chiếm
39,39%, ung thư di căn chiếm 42,42% còn lại là
hạch viêm kinh niên và viêm tăng sinh chiếm
18,18%. Đặc biệt ở những bệnh nhân trên 60 tuổi
có hạch cổ thì ung thư di căn chiếm tới 72%. Sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (Chi 2,
p=0,000).

Hình 1: Hạch viêm mạn tính do lao ở bệnh nhân
trong nghiêm cứu ( mẫu hạch cổ nhuộm HE độ
phóng đại X400) Hình ảnh đại bào Langhans và tế
bào biểu mô, 400X. Đại bào Langhans với nhiều nhân
ở ngoại vi, xung quanh là những tế bào dạng biểu mơ,
ngồi cùng là lympho bào
Bảng 5: Liên quan giữa giới tính và bệnh lý hạch cổ
Carcinoma di Viêm kinh Viêm tăng
Tổng
căn
niên

sinh
5
16
Nam
26 (81,25%) 9 (50%)
56
(36,36%)
71,43%
28
6
9
2
Nữ
45
63,63%
18,75%
50%
28,57%
44
32
18
7
Tổng
100%
100%
100%
100%
Lao

220


Bảng 6: Liên quan giữa triệu chứng đau và nguyên
nhân gây bệnh lý hạch cổ
Lao
Carcinoma di căn
Viêm kinh niên
Viêm tăng sinh
Tổng

Không đau
15 (30,61%)
34,09%
28 ( 57,14%)
87,50%
5 (10,2%)
27,78%
1 (2,04%)
14,29%
49 ( 100%)

Có đau
29 (55,77%)
65,91%
4 ( 7,69%)
12,50%
13 (25%)
72,22%
6 ( 11,54%)
85,71%
52 (100%)


Tổng
44
100%
32
100%
18
100%
7
100%

Triệu chứng đau chỉ xuất hiện trong 4
trường hợp chiếm 12,50% bệnh nhân có hạch cổ
di căn được chẩn đốn bằng mơ bệnh học.
Ngược lại trong bệnh lý lành tính khác như lao,

Chuyên Đề Hồi Sức Cấp Cứu – Nhiễm


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

Nghiên cứu Y học
viêm kinh niên và viên tăng sinh, triệu chứng
đau hiện diện lần lượt trên 65,91%, 72,22% và
85,71%. Mặc khác khi phân tích những bệnh
nhân đến khám có triệu chứng đau tại hạch cổ
thì chúng ta ghi nhận có 55,77% bệnh nhân có
kết quả mơ bệnh học là viêm hạch do lao, trong
khi đó ở nhóm bệnh nhân có hạch cổ nhưng
khơng có triệu chứng đau tại hạch, thì có 57,14%

bệnh nhân có kết quả mô bệnh học là ung thư di
căn hạch. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(Fisher’s extract test, p=0,000).
Bảng 7: Liên quan giữa triệu chứng sốt và bệnh lý
hạch cổ
Khơng có triệu Có triệu chứng
chứng sốt
sốt
15 ( 27,78%)
29 (61,70%)
Lao
34,09%
65,91%
28 ( 51,85%)
4 (8,51%)
Carcinoma di căn
87,50%
12,50%
9 (16,67%)
9 (19,15%)
Viên kinh niên
50%
50%
2 (3,70%)
5 (10,64%)
Viên tăng sinh
28,57%
71,43%
Tổng
54 (100%)

47 (100%)

Tổng
100%
100%
100%
100%

Kết quả nghiên cứu của chúng tơi ghi nhận:
Trong số những bệnh nhân có hạch cổ và sốt, ớn
lạnh,mệt mõi đặc biệt về chiều thì lao hạch
chiếm tỉ lệ cao nhất tương ứng với 61,07%, kế
tiếp là hạch viêm kinh niên, chiếm 19,15%, viêm
tăng sinh chiếm 10,64%, và chỉ có 8,51% bệnh
nhân sau đó được chẩn đoán là ung thư di căn
hạch từ mẫu sinh thiết hạch. Trái lại, trong số
những bệnh nhân có bệnh lý hạch cổ cần sinh
thiết để chẩn đốn nhưng khơng có triệu chứng
sốt thì 51,85% trong số ấy được chẩn đốn ung
thư di căn hạch bằng mơ bệnh học sau đó. Trong
những bệnh nhân khơng có triệu chứng sốt thì
lao hạch chiếm 27,78%. Trong những bệnh nhân
được chẩn đoán hạch viêm lao thì chỉ có 65,91%
bệnh nhân có triệu chứng sốt, ớn lạnh,mệt mõi
về chiều. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(Fisher’s extract test, p=0,000) (Bảng 4).

BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi tiến
hành sinh thiết hạch chẩn đốn 101 bệnh nhân

có bệnh lý hạch cổ, viêm hạch cổ do lao là

Chuyên Đề Hồi Sức Cấp Cứu – Nhiễm

nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao nhất, tương ứng
43,56%. Bệnh lý hạch cổ thứ phát do ung thư di
căn chiếm 31,68%. Cịn lại 24,75% bệnh nhân
được chẩn đốn viêm kinh niên hoặc viêm tăng
sinh. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
các tác giả khác khi tiến hành sinh thiết hạch cổ
để chẩn đoán bệnh lý hạch cổ trên những bệnh
nhân đến khám tại các cơ sở y tế của Ấn Độ và
Pakistan(2,3,4) (Bảng 5).
Bảng 5: Nhiên cứu của các tác giả khác
Lao

Ung thư Viêm không
lymphoma
di căn đặc hiệu‫٭‬

(2)

Melkundi RS
(n=50)
(3)
Ismail M
(n=90)
(4)
Magsi PB
(n=140)

Chúng tôi
(n=101)

52%

20%

24%

4%

74,5%

6,7%

11,1%

4,4%

74%

10%

12%

4%

43,56% 31,68%

24,75%


* Viêm kinh niên, viêm tăng sinh

Lao chiếm 43,56% nguyên nhân gây bệnh lý
hạch cổ trong nghiên cứu của chúng tôi. Tỷ lệ
này tương tự trong một số nghiên cứu của các
tác giả khác. Tác giả Biswas G tiến hành nghiên
cứu 423 bệnh nhân có bệnh lý hạch cổ mạn tính
chưa rõ nguyên nhân đến khám và điều trị tại
một bệnh viện trường đại học ở Calcutta, Ấn Độ.
Tác giả ghi nhận 45,4% bệnh nhân được chẩn
đoán viêm hạch cổ cho lao, 21,2% bệnh nhân
được chẩn đoán là hạch cổ bệnh lý thứ phát do
ung thư di căn(1). Tỷ lệ này trong nghiên cứu của
chúng tôi là 31,68%.
Trong một nghiên cứu được tiến hành trên
những người trưởng thành thuộc tầng lớp trung
lưu của thành phố Mumbai, Ấn Độ. Kết quả ghi
nhận 38,7% bệnh nhân được chẩn đoán do lao(5).
Tác giả Hernandez-Solis A đã tiến hành
nghiên cứu tần suất bệnh lý nhiễm trùng trên
những bệnh nhân trưởng thành người Mê Hi Cơ
có bệnh lý hạch cổ. Các tác giả ghi nhận 48%
bệnh nhân được chẩn đoán phù hợp với viêm
hạch do lao qua mô học. Những bệnh nhân này
có 19% tìm thấy vi trùng kháng acide qua
nhuộm, 55% bệnh nhân cấy dương tính với vi

221



Nghiên cứu Y học
khuẩn lao, 81% bệnh nhân dương tính bằng
phương pháp PCR(6).
Các tác giả Trung Quốc cho thấy lao là
nguyên nhân của 28% bệnh nhân có bệnh lý
hạch cổ, ung thư di căn chiếm 37,5%, viêm phản
ứng chiếm 27%(7). Trong một nghiên cứu khác
của các tác giả Hàn Quốc, lao là nguyên nhân
của 22,4% các trường hợp bệnh lý hạch cổ(8).
Điều này cho thấy lao vẫn còn là một nguyên
nhân đáng chú ý gây bệnh lý hạch cổ mạn tính
tại các quốc gia Châu Á kể cả những quốc gia đã
có nền cơng nghiệp hóa hiện đại như khu vực
Đơng Bắc Á.
Các đại thực bào có thể hịa vào nhau để tạo
thành những đại bào Langhans nhiều nhân, một
đặc trưng của lao. Quá trình này được khởi động
bởi lipomannan của mycobacteria (nhưng không
phải là lipoarabinomannan)(9). Một nghiên cứu
khác gần đây cho thấy có thể tạo ra đại bào
langhans khi nuôi cấy đồng thời đại thực bào và
tế bào T đã hoạt hóa(10). Những đại bào nhiều
nhân chỉ được tìm thấy trong u hạt do
Mycobacteria tuberculosis. Những dạng u hạt do
các mycobacteria độc lực yếu hơn có thể chứa
những tế bào nhiều nhân nhưng khơng bao giờ
biệt hóa thành những tế bào khổng lồ nhiều
nhân. Những tế bào khổng lồ nhiều nhân này
khơng cịn khả năng thu nhận vi khuẩn vì mất đi

thụ thể đặc hiệu nhưng vẫn cịn khả năng trình
diện kháng nguyên(11). Đại bào Langhans được
tạo thành để tiêu diệt những vi khuẩn đã được
thực bào trong những giai đoạn biệt hóa trước
đó của đại thực bào. Và đây là một chiến lược để
chống lại vi khuẩn lao của cơ thể(12).
Trong nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận sự
hiện diện của đại bào langhans trong 47,73% các
trường hợp được chẩn đoán viêm hạch do lao.
Tác giả Smaoui S hồi cứu những bệnh nhân chẩn
đoán và điều trị viêm hạch do lao từ năm 2009
đến 2013, đại bào Langhans hiện diện trong
64,9% các trường hợp(13). Một nghiên cứu trên
qui mô lớn hơn, khảo sát 550 trường hợp viêm
hạch do lao, đại bào Langhans được ghi nhận
trong 21,8% các trường hợp(14). Trong nghiên cứu

222

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021
của tác giả Phan Đăng, thực hiện năm 1994 tại
Hà Nội, sự hiện diện của đại bào Langhans được
ghi nhận trong 19,31% bệnh phẩm FNA hạch
ngoại vi của bệnh nhân lao(15).
Trong nghiên cứu của chúng tơi ghi nhận tỷ
lệ nam: nữ trong nhóm bệnh nhân lao hạch cổ là
1:1,75. Tỷ lệ này phù hợp với ghi nhận của các
tác giả khác. Tác giả Kamal MS tiến hành nghiên
cứu tiến cứu 65 trường hợp viêm hạch cổ do lao
đến khám và điều trị tại một bệnh viện tại

Bangladesh ghi nhận tỉ lệ nam: nữ là 1:2,1(16).
Trong một nghiên cứu của các tác giả Hoa Kỳ
cho thấy tỉ lệ nam: nữ ở bệnh nhân lao hạch
ngoại vi là 1:2,6(17). Trong báo cáo của Tổ Chức Y
Tế Thế Giới (WHO) năm 2010 cũng đề cập đến
tỷ lệ nam: nữ ở bệnh nhân lao hạch cổ là 1:2,14(18).
Tác giả Dass A lý giải cho sự khác biệt này là do
nữ giới lưu tâm đến vẻ ngoài của họ nhiều hơn
và trong xã hội nam quyền thì nữ có tình trạng
dinh dưỡng kém hơn(19). Còn tác giả người
Pakistan, Ahmed I cho rằng sự khác biệt này là
do động lực xã hội, trong đó người phụ nữ ở
quốc gia này thường làm việc tại nhà, trong mơi
trường kín và thơng khí kém khiến họ gia tăng
nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm trong đó có
lao(20).
Trong nghiên cứu của chúng tơi, ở những
bệnh nhân có bệnh lý hạch cổ do di căn từ một
khối u ác tính ở vị trí khác, nam giới thường gặp
hơn nữ và chiếm tỷ lệ gấp 4,33 lần nữ. Điều này
cũng tương tự trong báo cáo của các tác giả khác.
Kiran A cho cho thấy tần số bệnh nhân có bệnh
lý ác tính ở hạch cổ ở nam cao hơn nữ (tỷ lệ
nam:nữ=2,4:1). Trong nghiên cứu của tác giả
Biswas G tỷ lệ này là 2,33:1(1).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số bệnh
nhân lao hạch cổ nằm trong nhóm tuổi dưới 40,
chiếm 65,91%, tiếp theo là những bệnh nhân
nằm trong nhóm tuổi từ trên 40 tuổi đến 60 tuổi,
chiếm 29,55%. Những bệnh nhân trên 60% chỉ

chiếm tỷ lệ nhỏ, tương ứng 4.,55%. Kết quả này
tương đồng với các nghiên cứu của các tác giả
khác trên thế giới. Như 2 tác giả người Ấn Độ

Chuyên Đề Hồi Sức Cấp Cứu – Nhiễm


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

Nghiên cứu Y học
Melkundi RS và Patel KR mà chúng tôi nêu tại
biểu đồ trên đây(2,21).
Ngược lại trong nhóm những bệnh nhân
được chẩn đốn là hạch di căn từ một ung thư ở
vị trí khác, tuổi trung bình của bệnh nhân là
61,72 tuổi và ở nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi. Tỷ
lệ mắc phải của bệnh lý này lên đến 72%. Kết
quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của các
tác giả khác. Tác giả Qadri SK nghiên cứu bệnh
lý hạch lympho do di căn tại vùng thung lũng
Kashmir, Ấn Độ cho thấy tuổi trung bình của
nhóm bệnh nhân này là 52,5 tuổi(22). Tỷ lệ mắc
ung thư di căn ở những bệnh nhân có hạch
thượng địn trên 60 tuổi lên đến 95%(23).
Chúng tôi ghi nhận 65,91% bệnh nhân lao
hạch cổ có triệu chứng đau tại hạch. Tác giả Patel
KR ghi nhận triệu chứng đau tại vùng cổ trong
27% bệnh nhân lao hạch cổ (21). Tác giả Mutiullah
S ghi nhận triệu chứng đau tại vị trí hạch cổ
trong 14% trường hợp(24).

Bảng 6: Liên quan giữa triệu chứng tồn thân và
bệnh lý lao hạch cổ
Ra mồ hơi
đêm
(6)
Jha BC (n=87) 17,8% 14,3%
_
_
(16)
Kamal MS (n=65) 87,8% 63,4% 80,5%
63,4%
(21)
Patel KR (n=77) 60%
23%
16%
_
Chúng tôi (n=44) 65,91% 31,82% 36,36% 18,18%
Sốt

Sụt cân Chán ăn

Trong nghiên cứu của chúng tơi, triệu chứng
tồn thân thường gặp nhất trong nhóm bệnh
nhân viêm hạch cổ do lao là sốt, kế đến là chán
ăn, sụt cân và cuối cùng là ra mồ hôi đêm. Đây là
những triệu chứng cơ năng kinh điển trong hội
chứng nhiễm lao chung. Kết quả này cũng phù
hợp với nghiên cứu tương tự của các tác giả khác
trên thế giới khi nghiên cứu về bệnh lý hạch cổ
do lao. Tuy có sự dao động trong tỷ lệ cụ thể của

các triệu chứng nhưng nhìn chung triệu chứng
thường gặp nhất vẫn là sốt kế đến lần lượt là
chán ăn, sụt cân và ra mồ hôi đêm(16,19,21).

Viện Phạm Ngọc Thạch đặc biệt trên những
bệnh nhân nhỏ hơn 40 tuổi. Tuy nhiên
Carcinoma di căn hạch cổ là nguyên nhân
thường gặp thứ 2 gây bệnh lý hạch cổ mạn tính
đặc biệt ở những bệnh nhân trên 60 tuổi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.
4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.


11.

12.

13.

14.

KẾT LUẬN
Viêm hạch bạch huyết vùng cổ do lao là
nguyên nhân thường gặp nhất gây bệnh lý hạch
cổ trên bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh

Chuyên Đề Hồi Sức Cấp Cứu – Nhiễm

15.

Biswas G, Haldar D, Mukherjee A, Dutta S, Sinha R (2013).
Clinico-Pathological correlates of cervical lymphadenopathy: a
hospital based study. Indian J Otolaryngol Head Neck Surg,
65(1):42-47.
Melkundi RS (2017). Clinicopathological sutdy of cervical
lymphadenopathy. International Journal of Otorhinolaryngology
and Head and neck Surgery, 3(2):244-249.
Ismail M, Muhammad M (2013). Frequency of tuberculosis in
cervical lymphadenopathy. J Postgrad Med Inst, 27(3):342-346.
Magsi PB (2013). An audit of 140 cases of cervical
lymphadenopathy at tertiary care hospital. Gomad J Med Sci,
11:47-56.
Khajanchi M, Bambarkar S, et al (2016). Cervical Node

Tuberculosis in Adults of an Urban Middle Class Community:
Incidence and Management. Indian J Otolaryngol Head Neck Surg,
68(3):345-51.
Cicero-Sabido R, Hernandez A- Solis,Olivera H, Rivero V,
Ramirez E, Escobar-Gutierrez A (2003), Tuberculosis is still a
majr cause of cervical lymphadenopathies in adults from
developing countries. Epidemiol Infect, 131(3):1071–1076.
Ying M, Ahuja A, Brook F (2004). Accuracy of sonographic
vascular features in differentiating different causes of cervical
lymphadenopathy. Ultrasound Med Biol, 30(4):441-448.
Song JY, Cheong HJ, và Kee SY (2007). Disease spectrum of
cervical lymphadenitis: analysis based on ultrasound- guided
core needle gun biopsy. J Infect, 50(4):310-316.
Puissegur MP, Lay G, Gilleron M (2007). Mycobacterial
lipomannan induces granuloma macrophage fusion via a TLR2dependent, ADAM9- and beta1 integrin-mediated pathway. J
Immunol, 178(5):3161-3170.
Sakai H, Okafuji I, Nishikomori R (2012). The CD40-CD40L axis
and IFN-gamma play critical roles in Langhans giant cell
formation. Int Immunol, 24(1):5-15.
Lay G, Poquet Y (2007). Langhans giant cells from M.
tuberculosis induced human granulomas cannot mediate
mycobacterial uptake. J Pathol, 211(1):76-85.
Silva MM, Breiman A, Allain S (2012). The tuberculous
granuloma: an unsuccessful host defence mechanism providing
a safety shelter for the bacteria? Clin Dev Immunol,
doi:10.1155/2012/139127.
Smaoui S, Mezghanni MA (2015). Tuberculosis lymphadenitis
in a southeastern region in Tunisia: Epidemiology, clinical
features, diagnosis and treatment. International Journal of
Mycobacteriology, 4(3):196-201.

Chand P, Dogra R, Chauhan N, Gupta R, Khare P (2014).
Cytopathological Pattern of Tubercular Lymphadenopathy on
FNAC: Analysis of 550 Consecutive Cases. J Clin Diagn Res,
8(9):16-9.
Phan Đăng (1994). Giá trị chẩn đoán tế bào học lao hạch ngoại
biên qua chọc hút kim nhỏ. Luận án Phó Tiến sĩ, Đại học Y Hà
Nội.

223


Nghiên cứu Y học
16. Kamal MS (2016). Cervical tuberculous lymphadenitis: Clinicodemographic profiles of patients in a secondary level hospital of
Bangladesh. Pak J Med Sci, 32(3):4.
17. Gonzalez OY, LD Teeter, Musser JM, et al (2003). Extrathoracic
tuberculosis lymphadenitis in adult HIV seronegative patients:
a population-based analysis in Houston, Texas, USA. Int J
Tuberc Lung Dis, 7(10):987-93.
18. Chand P, Dogra R, Chauhan N, Gupta R, Khare P (2014).
Cytopathological Pattern of Tubercular Lymphadenopathy on
FNAC: Analysis of 550 Consecutive Cases. J Clin Diagn Res,
8(9):Fc16-Fc9.
19. Dass A, Jha BC, Nagarkar NM (2001). Cervical tuberculous
lymphadenopathy: changing clinical pattern and concepts in
management. Postgrad Med J, 77(905):185-187.
20. Ahmed I, Hashmi S (2013). Tuberculosis and Cervical
Lymphadenopathy- A study of 175 cases in a Tertiary care
hospital, Tawir Oral Hyg Health, 13(1):11-19.

224


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021
21. Patel KR, Sisodia JA (2014). A Retrospective analysis of
prospectively collected data of patients of tuberculous cervical
lymphadenopathy confirmed by FNAC carried out at Medical
college, Baroda, Gujarat. Int J Res Med, 3(4):124-136.
22. Qadri SK, Hamdani NH (2014). Metastatic Lymhadenopathy in
Kashmir Valley: A clinicopathological study. Asian Pac J Cancer
Prev, 15(1):419-422.
23. Mitra S, Ray S, và Mitra P (2011). Fine needle aspiration
cytology of supraclavicular lymph nodes: Our experience over a
three-year period, J Cytol, 28(3):108-110.
24. Mutiullah S, Ahmed Z, và Yunus M (2009). Evaluation of
tuberculosis cervical lymphadenopathy. Pakistan Journal of
Surgery, 25(3):419-422.

Ngày nhận bài báo:

08/08/2020

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo:

20/02/2021

Ngày bài báo được đăng:

10/03/2021

Chuyên Đề Hồi Sức Cấp Cứu – Nhiễm




×