Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Sự tương đồng về lâm sàng, mô học và miễn dịch huỳnh quang trực tiếp trên bệnh nhân bệnh bóng nước tự miễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.38 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021

Nghiên cứu Y học

SỰ TƯƠNG ĐỒNG VỀ LÂM SÀNG, MÔ HỌC
VÀ MIỄN DỊCH HUỲNH QUANG TRỰC TIẾP
TRÊN BỆNH NHÂN BỆNH BÓNG NƯỚC TỰ MIỄN
Huỳnh Nguyễn Mai Trang1, Văn Thế Trung2

TĨM TẮT
Đặt vấn đề. Bệnh bóng nước tự miễn là bệnh da nặng, có nguy cơ tử vong. Chẩn đốn dựa vào lâm sàng,
mơ học và miễn dịch huỳnh quang. Tuy nhiên đôi khi các biểu hiện này khơng phù hợp nhau, gây khó khăn cho
chẩn đốn.
Mục tiêu. Khảo sát sự tương đồng về lâm sàng (LS), giải phẫu bệnh (GPB), miễn dịch huỳnh quang trực
tiếp (MDHQTT) của bệnh nhân bệnh bóng nước tự miễn.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca trên bệnh nhân bóng nước tại
Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 9/2017 đến tháng 6/2018.
Kết quả. Có 39 BN được nhận vào nghiên cứu. Chẩn đoán trên lâm sàng bao gồm 19 bệnh nhân pemphigus
thơng thường (PV), 18 bệnh nhân bóng nước dạng pemphigus (BP), 1 bệnh nhân bệnh IgA đường (LAD) và 1
bệnh nhân viêm da dạng herpes (DH). Có 82,05% tương ứng lâm sàng – GPB – MDHQTT.
Kết luận. Kết hợp lâm sàng-GPB-MDHQTT là cơng cụ chẩn đốn tốt nhất đối với bệnh lý bóng nước
tự miễn.
Từ khóa: bệnh bóng nước tự miễn, miễn dịch huỳnh quang

ABSTRACT
DISCREPANCY OF CLINICAL CHARACTERISTICS, HISTOPATHOLOGY
AND DIRECT IMMUNOFLUORESCENCE IN AUTOIMMUNE BULLOUS PATIENTS
Huynh Nguyen Mai Trang, Van The Trung
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 2 - 2021: 01 - 06
Background: Autoimmune bullous diseases are severe, life-threatening skin diseases. Diagnosis is mainly
based on features of clinical, histopathology and direct immunofluocrescence (DIF). However, in some conditions,


there are incompatibilities among them, which may cause difficulties in diagnosis.
Objectives: to evaluate the correlation between the clinical features and histopathology – DIF of
autoimmune bullous disease.
Methods: Case series. Consecutive consenting bullous inpatients were recruited in Ho Chi Minh City
Hospital of Dermatology and Venereology from Sep 2017 to June 2018.
Results: A total of 39 patients were included. Clinical diagnosis showed 19 cases of PV, 18 cases of BP, 1
case of LAD and 1 case of DH. Of these, 82,05% samples showed strict correlation of clinico-immunohistopathological results.
Conclusions: Clinical, immunological, histopathological examinations should be combined for the best
diagnosis of autoimmune bullous diseases.
Key words: autoimmune bullous diseases, direct immunofluocrescence
Bộ môn Da liễu, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Văn Thế Trung ĐT: 0908282705
1

Chuyên Đề Thần Kinh - Da Liễu

Email:

1


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh bóng nước tự miễn, trong đó hai bệnh
thường gặp là pemphigus thơng thường
(pemphigus vulgaris - PV) và bóng nước dạng
pemphigus (bullous pemphigoid - BP), là nhóm
bệnh mạn tính nặng, cơ chế bệnh sinh phức tạp,
thường khởi phát ở lứa tuổi trung niên và người
lớn tuổi, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc

sống và tiên lượng tử vong của bệnh nhân(1).
Trong thực hành một số trường hợp bệnh
bóng nước tự miễn có triệu chứng chồng lấp,
dẫn đến chẩn đốn khó khăn.
Xét nghiệm giải phẫu bệnh (GPB) bằng
phương pháp nhuộm thơng thường cho thấy
hình ảnh bóng nước và tẩm nhuận tế bào viêm
với độ nhạy cao, nhằm giúp củng cố chẩn đoán
lâm sàng. Phương pháp này được sử dụng rộng
rãi ở nhiều nơi, kể cả những nơi có điều kiện y tế
chưa phát triển như nước ta. Tuy nhiên, nhược
điểm của phương pháp này không cho thấy hình
ảnh rõ ràng của bóng nước trong một số trường
hợp, cũng như không phát hiện được tự kháng
thể trong bệnh bóng nước tự miễn. Miễn dịch
huỳnh quang trực tiếp (MDHQTT) ngồi việc
biểu hiện bóng nước rõ ràng cịn cho thấy hình
ảnh kháng thể (KT) lắng đọng khi có phản ứng
miễn dịch trong mơ. Đây là phương pháp phức
tạp, địi hỏi kỹ thuật cao và thường được áp
dụng ở những nơi có điều kiện y tế hiện đại. Một
số nghiên cứu cho thấy kết quả của MDHQTT
không luôn luôn phù hợp với hình ảnh mơ học
thơng thường và lâm sàng(2).
Tại Việt Nam, Bệnh viện Da liễu thành phố
Hồ Chí Minh đã sử dụng xét nghiệm MDHQTT
vào chẩn đốn bệnh bóng nước bên cạnh lâm
sàng và mô học thông thường. Quan sát trên
thực hành lâm sàng chúng tôi nhận thấy đôi khi
có sự bất tương đồng giữa hình ảnh thương tổn

da trên lâm sàng, giải phẫu bệnh và MDHQTT ở
bệnh lý bóng nước tự miễn.
GPB đánh giá cấu trúc mơ và tế bào ở mức
độ vi thể, ưu điểm của phương pháp này là rẻ
tiền, dễ ứng dụng, có thể thực hiện ở nhiều bệnh
viện ở nhiều tuyến khác nhau. Nhược điểm của

2

Nghiên cứu Y học
phương pháp GPB mô học là do phép nhuộm
khơng đặc hiệu, do đó có thể cho hình ảnh giống
nhau ở những bệnh lý miễn dịch, nhất là các
bệnh lý bóng nước tự miễn vốn có các tác nhân
kháng nguyên (KN) và KT khác nhau, gây nhầm
lẫn trong chẩn đoán và điều trị bệnh.
Nguyên lý chung của phương pháp
MDHQ là dùng một chất đánh dấu phát
huỳnh quang gắn vào KN hoặc KT để phát
hiện ra KT hoặc KN tương ứng chưa biết ở tổ
chức tế bào các mơ, trong các dịch… hoặc định
lượng chất đó ở mức vi lượng. Phương pháp
MDHQTT là phương pháp sử dụng tự KT sẵn
có để phát hiện KN trên bề mặt tế bào và mơ.
Kỹ thuật này có Se và Sp cao vì KN chỉ kết hợp
với KT đặc hiệu tương ứng với nó mà thơi(2).
Tuy nhiên, phương pháp này địi hỏi trang bị
phịng xét nghiệm và đào tạo chun mơn của
nhà GPB học, do đó, phương pháp này chưa
được sử dụng phổ biến trên LS để chẩn đốn

các bệnh lý bóng nước tự miễn.
Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu
đánh giá đặc điểm lâm sàng (LS) và GPB mô
học, MDHQTT trên bệnh nhân (BN) bệnh
bóng nước tự miễn(3,4) tuy nhiên hiện tại kỹ
thuật nhuộm và đánh giá kết quả trên
MDHQTT đã có nhiều cải tiến nhằm nâng cao
giá trị chẩn đốn của xét nghiệm này. Do đó
chúng tơi tiến hành nghiên cứu này để khảo
sát sự tương đồng về đặc điểm LS và cận lâm
sàng (CLS) của BN bệnh bóng nước tự miễn,
từ đó đánh giá vai trị của GPB mơ học –
MDHQTT trong chẩn đốn hai bệnh lý này.
Mục tiêu
Khảo sát sự tương đồng về đặc điểm LS,
GPB, MDHQTT của bệnh nhân (BN) bệnh bóng
nước tự miễn.

ĐỐITƯỢNG–PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
BN được chẩn đốn bệnh bóng nước tự miễn
nhập viện nội trú tại Bệnh viện Da liễu Thành
phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng
9/2017 đến tháng 6/2018.

Chuyên Đề Thần Kinh - Da Liễu


Nghiên cứu Y học
Tiêu chuẩn nhận vào

Bệnh nhân có thương tổn bóng nước hoặc
vết trợt ở da hoặc niêm mạc, có thể có kèm sang
thương mài, dát tăng sắc tố, hồng ban, mày đay,
Nikolsky có thể (+) hoặc (-).
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có triệu chứng LS khơng điển
hình, nghi ngờ dị ứng thuốc, đồng mắc các bệnh
tự miễn khác hoặc không đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.
Các biến số chính
Các đặc điểm giúp xác định chẩn đốn là
biến danh định với 2 giá trị đặc điểm LS và đặc
điểm cận lâm sàng trong đó:
Đặc điểm LS tổn thương da niêm là biến nhị
giá với 2 giá trị có và không.
Đặc điểm CLS là biến nhị giá với 2 giá trị. CLS
được xem là dương tính khi cả hai GPB mơ học
và MDHQTT phù hợp với chẩn đốn lâm sàng.
Tiến hành nghiên cứu
BN được đánh giá triệu chứng LS, ghi nhận
thương tổn da: bóng nước, vết trợt, mài, dát tăng
sắc tố, hồng ban, mày đay và thương tổn niêm
mạc: bóng nước, vết trợt.
Nếu BN chưa được sinh thiết làm GPB mơ
học: sinh thiết bóng nước làm GPB mơ học và
MDHQTT.

Nếu tra cứu hồ sơ cũ BN đã có GPB mô học MDHQTT:
GPB mô học không phù hợp với đặc điểm
LS hiện tại: làm lại GPB mô học và MDHQTT.
GPB mô học - MDHQTT phù hợp với đặc
điểm LS hiện tại: ghi nhận chẩn đoán.
Phương pháp sinh thiết
Sát khuẩn vùng da cần sinh thiết bằng
Povidin.
Sử dụng dao hoặc punch cắt trọn bóng nước
mới nổi trên da, rìa diện cắt cách bờ bóng nước

Chuyên Đề Thần Kinh - Da Liễu

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021
khoảng 3 - 5 mm.
Khâu vết cắt bằng chỉ Nylon 3.0.
Mẫu sinh thiết được chia thành 2 mẫu, 1
mẫu bóng nước cố định trong formol 10% để
làm GPB mơ học, 1 mẫu sang thương da lành rìa
bóng nước cố định trong NaCl 0,9% để làm
MDHQTT.
Bệnh phẩm được bảo quản và xử lý trong
ngày tại khoa Giải phẫu bệnh bệnh viện Nhân
dân Gia Định, nhuộm hematoxyclin & eosin đối
với bệnh phẩm bóng nước để quan sát trên kính
hiển vi quang học và nhuộm tự KT IgG, IgM,
IgA, C3, C1q gắn huỳnh quang đối với bệnh
phẩm da cạnh bóng nước để đánh giá phản ứng
MDHQTT.
Đặc điểm GPB mơ học:

- PV: Bóng nước nằm trong thượng bì, hiện
tượng tiêu gai xảy ra ở phần sâu trên màng đáy,
dịch bóng nước chứa bạch cầu đa nhân trung
tính, lympho bào.
- BP: Bóng nước dưới thượng bì, lớp bì thấm
nhập nhiều bạch cầu đa nhân trung tính, bạch
cầu ái toan, lympho bào.
Đặc điểm MDHQTT:
- PV: Lắng đọng IgG, IgM, C3 tại khoảng
gian bào tạo thành dạng mạng lưới (tổ ong).
- BP: Lắng đọng IgG thành dải liên tục tại
vùng màng đáy.

Phân tích số liệu
Thương tổn da niêm, có hoặc khơng, đánh
giá bằng tỉ lệ %. Các đặc điểm GPB mô học và
MDHQ phù hợp với PV hay BP cũng đánh giá
có - khơng bằng tỉ lệ %. Độ nhạy (Se), độ đặc
hiệu (Sp), giá trị tiên đoán dương (PPV), giá trị
tiên đoán âm (NPV) của xét nghiệm GPB mô học
– MDHQTT đối với bệnh PV và BP dựa theo
bảng 2x2. Dùng phép kiểm Fisher để so sánh sự
khác biệt giữa 2 tỉ lệ. Giá trị p <0,05 được xem có
ý nghĩa thống kê.
Y đức
Nghiên cứu này được thông qua bởi Hội
đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại

3



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021
học Y Dược TP. HCM, số 138/HĐĐĐ, ngày
26/02/2020.

KẾT QUẢ

Nghiên cứu Y học
Bảng 1: Phân bố tuổi – giới (n = 39)
Tuổi
Giới
Trung bình Độ lệch chuẩn Nam (%)
Nữ (%)
Mẫu
55,3
20,2
17 (43,58) 22 (56,42)

Có 39 BN được nhận vào nghiên cứu với kết
quả như Bảng 1, 2, 3.
Bảng 2: Phân bố thương tổn da niêm theo chẩn đoán LS
Mẫu nghiên cứu
(n = 39) (%)
Bóng nước ở da
39 (100)
Vết trợt ở da
37 (94,87)
Bóng nước ở niêm mạc
1 (2,56)
Vết trợt ở niêm mạc

21 (53,84)
Mài
37 (94,87)
Dát tăng sắc tố
31 (79,48)
Hồng ban
29 (74,35)
Mày đay
7 (17,94)

Nhóm PV
(n = 19) (%)
19 (100)
19 (100)
0 (0)
19 (100)
19 (100)
13 (68,42)
11 (57,89)
0 (0)

Nhóm BP
(n = 18) (%)
18 (100)
17 (94,44)
1 (5,55)
2 (11,11)
16 (88,88)
16 (88,88)
18 (100)

7 (38,88)

Nhóm LAD
(n = 1) (%)
1 (100)
1 (100)
0 (0)
0 (0)
1 (100)
1 (100)
0 (0)
0 (0)

Nhóm HD
(n = 1) (%)
1 (100)
0 (0)
0 (0)
0 (0)
1 (100)
1 (100)
0 (0)
0 (0)

P*
>0,05
<0,05
>0,05
>0,05
<0,05

<0,05

*Phép kiểm chính xác Fisher giữa nhóm PV và nhóm BP

Bảng 3: Tương quan giữa LS và CLS trong chẩn
đoán PV

Cận lâm sàng

Lâm sàng (n = 39)
PV (+)
PV (+)
17
PV (-)
2

PV (-)
1
19

3 trường hợp khơng tương hợp giữa chẩn
đốn PV trên LS và CLS:
2 trường hợp LS chẩn đốn PV (+), GPB mơ
học ghi nhận bóng nước dưới thượng bì, tẩm
nhuận nhiều bạch cầu ái toan và bạch cầu đa
nhân trung tính, MDHQTT cho thấy có tẩm
nhuận khơng đặc hiệu ở lớp bì, không tẩm
nhuận IgG, IgM, IgA, C3, C1q ở lớp thượng bì,
nghĩ hướng bệnh bóng nước do thuốc.
1 trường hợp LS chẩn đốn BP, GPB mơ học

ghi nhận bóng nước trong thượng bì, tẩm nhuận
bạch cầu đa nhân trung tính, MDHQTT cho thấy
tẩm nhuận IgG dạng tổ ong ở thượng bì, không
tẩm nhuận IgM, IgA, C3, C1q, tẩm nhuận không
đặc hiệu ở lớp bì, nghĩ hướng bệnh pemphigus.
Se (PV) = 89,47%; Sp (PV) = 95%.
Bảng 4: Tương quan giữa LS và CLS trong chẩn
đoán BP

Cận lâm sàng

4

Lâm sàng (n = 39)
BP (+)
BP (+)
15
BP (-)
3

BP (-)
2
19

5 trường hợp không tương đồng giữa chẩn
đoán BP trên LS và CLS:
1 trường hợp LS chẩn đốn PV, GPB mơ
học – MDHQTT ghi nhận đặc điểm BP (đã nêu
phía trên).
1 trường hợp LS chẩn đốn bệnh IgA đường,

GPB mơ học ghi nhận bóng nước dưới thượng
bì, tẩm nhuận nhiều bạch cầu đa nhân trung
tính, bạch cầu ái toan, MDHQTT ghi nhận IgG
lắng đọng dạng đường dọc theo màng đáy,
không lắng đọng IgA, IgM, C1q, C3 ở thượng bì,
lớp bì bắt màu khơng đặc hiệu, nghĩ bệnh BP.
2 trường hợp LS chẩn đốn BP, GPB mơ học
ghi nhận bóng nước dưới thượng bì, tẩm nhuận
nhiều bạch cầu ái toan, MDHQTT ghi nhận tẩm
nhuận không đặc hiệu ở lớp bì, khơng bắt màu
IgG, IgM, IgA, C1q, C3 ở thượng bì và màng
đáy, nghĩ bệnh bóng nước do thuốc.
1 trường hợp LS chẩn đốn BP, GPB mơ học
ghi nhận mụn nước, bóng nước dưới thượng bì,
tẩm nhuận nhiều bạch cầu đa nhân trung tính,
bạch cầu ái toan, MDHQTT ghi nhận IgA lắng
đọng ở đỉnh nhú bì, khơng lắng đọng IgG, IgM,
IgA, C1q, C3 ở thượng bì và màng đáy, lớp bì
bắt màu khơng đặc hiệu, nghĩ DH.
Se (BP) = 83,33%; Sp (BP) = 90,47%.

Chuyên Đề Thần Kinh - Da Liễu


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021

Nghiên cứu Y học
BÀN LUẬN
Về triệu chứng LS, đa số BN PV và BP đều
có sang thương bóng nước, vết trợt ở da, đóng

mài và dát tăng sắc tố. Hai nhóm BN khác biệt
khơng có ý nghĩa thống kê về các đặc điểm này
(p>0,05), chứng tỏ các BN có sự tương đồng về
giai đoạn của bệnh. Về sang thương niêm mạc,
hầu hết BN PV đều có tổn thương niêm mạc,
trong khi chỉ có 11,11% BN BP có tổn thương
niêm mạc. Sự khác biệt giữa nhóm bệnh nhân
PV và BP có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Điều này
Bảng 5: Phân bố thương tổn LS

Bóng nước ở da
Bóng nước ở niêm mạc
Vết trợt ở da
Vết trợt ở niêm mạc
Mài
Dát tăng sắc tố
Hồng ban
Mày đay

phù hợp với cơ chế bệnh sinh của bệnh và phù
hợp với các nghiên cứu trước(1,5,1,7,8). Ngồi ra, BN
BP có tổn thương mày đay chiếm >1/3 trường
hợp và tất cả BN BP đều có sang thương hồng
ban, phù hợp với cơ chế bệnh sinh của BP thơng
qua các con đường hóa chất trung gian gây viêm
và có thể liên quan IgE và tế bào bạch cầu ái
toan(8,9), trong khi ở nhóm PV, con số này lần
lượt chỉ là 24,32% và 78,37% (p <0,05). Mô tả LS
của nhóm BP cũng phù hợp với nghiên cứu
trước đó(10).


Mẫu nghiên cứu Nhóm BP
(n = 39) (%)
(n = 18) (%)
39 (100)
18 (100)
1 (2,56)
1 (5,55)
37 (94,87)
17 (94,44)
21 (53,84)
2 (11,11)
37 (94,87)
16 (88,88)
31 (79,48)
16 (88,88)
29 (74,35)
18 (100)
7 (17,94)
7 (38,88)

Nhóm PV Trần Lan Anh
(10)
(n = 19) (%)
(%)
19 (100)
82 (96,47)
0 (0)
19 (100)
82 (96,47)

19 (100)
19 (100)
0 (0)
13 (68,42)
11 (57,89)
2 (2,35)
0 (0)

Phạm Huy
( )
Thục (%) 6

Buch
(11)
(%)

52 (83,9)

95 (95)

55 (88,7)

73 (73)

58 (93,5)
9 (16,1)

GPB mô học – MDHQTT trong chẩn đốn phân
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tương
biệt một số bệnh lý bóng nước tự miễn có biểu

đồng cao giữa triệu chứng LS điển hình của
hiện LS tương tự nhau. PPV và NPV của GPB
bệnh PV, BP và kết quả GPB mô học –
mô học – MDHQTT trong chẩn đoán BP cũng
MDHQTT. Trong số 19 BN PV được chẩn đoán
khá cao, lần lượt là 88,23% và 86,36%. Điều này
LS PV, có 17 BN có kết quả GPB mơ học –
có thể lý giải là do của chúng tơi đã đặt ra tiêu
MDHQTT (+) điển hình của PV, trong số còn lại
chuẩn nhận vào khá chặt chẽ và loại trừ những
có 3 trường hợp khơng tương hợp giữa LS và
ca bệnh khơng điển hình hay nghi ngờ ngun
CLS. Kết quả này cho thấy PPV và NPV của xét
nhân do thuốc trước khi đưa vào nghiên cứu.
nghiệm GPB mô học – MDHQTT khá cao, lần
Điểm cần lưu ý trong nghiên cứu này là chúng
lượt là 94,44% và 90,47%. Tương tự, trong 18 BN
tôi đã nhận vào cả những BN chưa và đang điều
được chẩn đoán LS là BP, chỉ có 5 BN có kết quả
trị corticosteroid, và sự khác biệt giữa 2 nhóm
GPB mơ học – MDHQTT khác biệt. Trong số các
này về GPB mô học – MDHQTT không có ý
BN này, ghi nhận 2 trường hợp MDHQTT (+)
nghĩa thống kê (p >0,05) cho thấy điều trị
với các chỉ dấu của một số bệnh bóng nước tự
corticosteroid khơng ảnh hưởng đến biểu hiện
miễn dưới thượng bì khác như LAD và DH.
GPB mô học – MDHQTT, phù hợp với nghiên
Điều này có thể là do sự chồng lắp về mặt LS
cứu trước đây(12).

giữa các bệnh lý này, từ đó thấy được vai trò của
Bảng 6: So sánh Se, Sp, PPV và NPV của GPB mơ học - MDHQTT

Chúng tơi
(11)
Buch

Se (%)
89,47
94,44

Nhóm PV (n = 19)
Sp (%)
PPV (%)
95
94,44
36,36
90,28

NPV (%)
90,47
14,28

Đáng chú ý, trong số BN được đưa vào
nghiên cứu, nhóm BN bệnh bóng nước do thuốc

Chuyên Đề Thần Kinh - Da Liễu

Se (%)
83,33

84

Nhóm BP (n = 18)
Sp (%)
PPV (%)
90,47
88,23
63,64
84

NPV (%)
86,36
9,33

là nhóm có thể gây nhầm lẫn chẩn đoán, ảnh
hưởng tiên lượng và điều trị. Những BN này có

5


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021
thể có triệu chứng LS tương tự PV (n=2) hoặc BP
(n=1), tuy nhiên kết quả MDHQTT lại (-). Điều
này cho thấy nhà thực hành LS cần rà sốt kỹ các
yếu tố liên quan trên BN bệnh bóng nước và
thực hiện xét nghiệm GPB mô học – MDHQTT
để xác định lại chẩn đốn LS, thậm chí đơi khi
phải lặp lại GPB mô học – MDHQTT và cả
MDHQ gián tiếp nếu cần để nâng cao giá trị
chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.

Tuy vậy nghiên cứu vẫn còn một số điểm
hạn chế. Nghiên cứu được thực hiện trong thời
gian ngắn, với cỡ mẫu nhỏ và chỉ tiến hành khảo
sát giá trị của GPB mô học – MDHQTT trên đối
tượng BN có triệu chứng điển hình của PV và
BP, chưa khảo sát trên các đối tượng BN có triệu
chứng bệnh bóng nước tự miễn khác hoặc các
bệnh lý bóng nước khơng điển hình, chưa rõ
chẩn đốn. Do đó, trong tương lai, có thể tiếp tục
tiến hành các nghiên cứu rộng và sâu hơn, tiến
hành khảo sát giá trị của GPB mô học –
MDHQTT trên cả đối tượng bệnh lý bóng nước
tự miễn và các nhóm bệnh da khác.

KẾT LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi một lần nữa
khẳng định vai trị của GPB mơ học – MDHQTT
trong chẩn đốn bệnh bóng nước nói chung và
PV, BP nói riêng, do đó, cần xem xét GPB mô
học – MDHQTT như là CLS thường quy trong
chẩn đốn bệnh bóng nước PV và BP, trước khi
tiến hành điều trị cho BN.

6

Nghiên cứu Y học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giordano CN, Sinha AA (2012). Cytokine networks in

Pemphigus vulgaris: An integrated viewpoint. Autoimmunity,
45(6): 427-39.
2. Trần Ngọc Ánh (2004), Giá trị của kỹ thuật miễn dịch huỳnh
quang trực tiếp trong chẩn đoán bệnh da bọng nước. Y học Thực
hành, 1:6-7.
3. Trần Ngọc Ánh (2010). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và tự
kháng thể của một số bệnh da bọng nước tự miễn tại bệnh viện
da liễu Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Chowdhury J, Pijush KD, Satyendra NC, et al (2016). A
Clinicopathological Study of Pemphigus in Eastern India with
Special Reference to Direct Immunofluorescence. Indian Journal
of Dermatology, 61(3):288-294.
5. Grando SA (2012), Pemphigus autoimmunity: hypotheses and
realities. Autoimmunity, 45(1):7-35.
6. Phạm Huy Thục, Phạm Văn Thức (2011). Nghiên cứu đặc điểm
lâm sàng và kết quả điều trị bệnh pemphigus bằng corticoide. Y
học Thực hành, 6 (711):6-8.
7. Trần Lan Anh (2003). Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh
pemphigus tại Viện Da Liễu Việt Nam. Nghiên cứu Y học,
26(6):63-68.
8. Hiroko N, Manabu F (2009). Expression of cytokines and
chemokines in bullous pemphigoid. Expert Review of
Dermatology, 4(4):321-327.
9. Kasperkiewicz M, Zillikens D, Schmidt E (2012). Pemphigoid
diseases: pathogenesis, diagnosis, and treatment. Autoimmunity,
45(1):55-70.
10. Agnieszka Z, Malgorzata WD, Marian D, et al (2014). Mediators
of Mast Cells in Bullous Pemphigoid and Dermatitis
Herpetiformis. Mediators Inflamm, 2014:936545.
11. Buch AC, Harsh K, Sonali M, et al (2014). A Cross-sectional

Study of Direct Immunofluorescence in the Diagnosis of
Immunobullous Dermatoses. Indian Journal of Dermatology,
59(4):364-368.
12. Minz RW, Chhabra S, Singh S, et al (2010). Direct
immunofluorescence of skin biopsy: perspective of an
immunopathologist. Indian J Dermatol Venereol Leprol, 76(2):150157.

Ngày nhận bài báo:

04/12/2020

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo:

01/02/2021

Ngày bài báo được đăng:

10/03/2021

Chuyên Đề Thần Kinh - Da Liễu



×