Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy trên lợn con theo mẹ và đánh giá hiệu quả phác đồ điều trị tại trang trại chăn nuôi Đặng Văn Phùng, xã Đắk Kan, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.66 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM HUẾ

Khoa Chăn ni – Thú Y

BÁO CÁO

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NGÀNH: THÚ Y
TÊN ĐỀ TÀI:
Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy trên lợn con theo mẹ và
đánh giá hiệu quả phác đồ điều trị tại trang trại chăn nuôi Đặng Văn
Phùng, xã Đắk Kan, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum

Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Quang
Lớp: Thú Y 50GF
Giáo viên hướng dẫn: Lê Minh Đức
Bộ môn: Thú Y


Năm 2021


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này, tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết
ơn đến ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Huế, khoa Chăn ni thú y
cùng tồn thể q thầy cơ giáo đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tơi những
kiến thức bổ ích trong suốt 5 năm học vừa qua, là cơ sở vững chắc cho tôi thực
hiện báo cáo tốt nghiệp này.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất đến cô giáo Lê Minh Đức
đã luôn tận tình chỉ bảo, giúp đỡ cho tơi trong suốt thời gian thực tập để tơi có
thể hồn thành bài đúng thời gian cũng như nội dung đề tài.


Tôi xin chân thành cảm ơn tới chú Đặng Văn Phùng chủ trại chăn nuôi
và anh Phạm Xuân Sang nhân viên kỹ thuật công ty Greenfeed đã hết sức giúp
đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi có thể thu thập được các số liệu phục
vụ cho việc hoàn thiện đề tài của mình.
Sau cùng tơi xin gửi lời biết ơn đến gia đình, bố mẹ tơi và bạn bè ln ở
bên động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian vừa qua.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm chưa nhiều nên báo cáo cịn nhiều
thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của q thầy cơ để bài
báo cáo được hoàn chỉnh hơn.

Huế, ngày 29 tháng 03 năm 2021
Sinh viên
Lê Ngọc Quang


PHẦN 1. PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. TỔNG QUAN CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1.1. Các thông tin cơ bản về chủ trại
Họ tên chủ trại: Đặng Văn Phùng
Số điện thoại : 0905317188
Địa chỉ trại: thôn 2, xã Đắk Kan, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
1.1.2. Sự hình thành và phát triển
1.1.2.1. Lịch sử hình thành
Trại lợn chú Đặng Văn Phùng được UBND tỉnh Kon Tum chấp thuận cho phép xây
dựng vào năm 2015 và đi vào hoạt động tháng 06/2016 tại xã Đắk Kan, huyện Ngọc
Hồi, tỉnh Kon Tum. Với các trang thiết bị hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn nuôi lợn
công nghiệp với quy mô hiện tại 120 nái.
1.1.2.2. Vị trí địa lí
Trại lợn thuộc xã Đắk Kan, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Trại được bao bọc bởi
vườn cây cà phê và cao su, xung quanh khu vực trang trại khơng có dân cư sinh sống.

Trại tiếp giáp với:
Hướng Đông giáp với rừng cà phê
Hướng Tây giáp với rừng cao su
Hướng Nam giáp với đường dân sinh
Hướng Bắc giáp với rừng cà phê
1.1.2.3. Khí hậu
Trại nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao ngun với 2
mùa là mùa mưa và mùa khô. Vào mùa mưa, thời tiết thường mát mẻ, lượng mưa lớn.
Ngược lại vào mùa khơ, lượng mưa ít, độ ẩm khơng khí giảm, thời tiết thường se lạnh
vào đầu mùa khô đến giữa mùa khơ, cuối mùa khơ thời tiết khơ nóng, Nhiệt độ bình


quân trong năm dao động trong khoảng 22 - 23 0C, biên độ nhiệt độ dao động trong
ngày 8 - 90C. Độ ẩm trung bình hàng năm dao động trong khoảng 78 - 87% .
1.1.3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động
- Cơ cấu tổ chức nhân sự:
+ Quản lý trại: 1 người
+ Kỹ thuật trại: 1 người
+ Lao động trực tiếp: 2 người
1.1.4. Cơ sở vật chất, chuồng trại và hệ thống xử lý chất thải
1.1.4.1. Cơ sở vật chất và chuồng trại
Chuồng trại được xây dựng đảm bảo yêu cầu chống nóng và chống lạnh cho lợn:
- Các dãy chuồng đều là chuồng kín nên tạo được một tiểu khí hậu chuồng trại tách
biệt với mơi trường bên ngồi khơng phục thuộc nhiều vào khí hậu bên ngồi chuồng
nuôi.
- Các vách ngăn của ô chuồng được làm bằng song sắt tạo nên mơi trường thơng
thống trong chuồng ni.
- Chuồng kín được làm mát bằng hệ thống quạt thơng gió và giàn làm mát điều chỉnh
nhiệt độ sao cho phù hợp với yêu cầu với từng giai đoạn phát triển của lợn. Nhiệt độ
trong chuồng được theo dõi bằng nhiệt kế đo ở giữa chuồng nuôi.

- Phân và nước thải của lợn được xử lý bằng hệ thống biogas giúp cho chuồng trại luôn
sạch sẽ.
Trại gồm 4 khu: Khu mang thai - đẻ, khu cai sữa, khu thịt và khu cách ly.





Khu mang thai- đẻ có diện tích : 60×10 (m2)
Khu cai sữa có diện tích : 30×15 (m2)
Khu thịt gồm 3 nhà mỗi nhà có diện tích : 45×6 (m2)
Khu cách ly có diện tích : 15×5 (m2)

1.1.4.2. Hệ thống xử lý chất thải
Phân và nước thải của lợn được xử lý bằng hệ thống biogas giúp cho chuồng trại
luôn sạch sẽ.


Hệ thống xử lý nước thải bắt đầu từ hệ thống đường rảnh ở gầm chuồng nái trong
trại đẻ dẫn chất thải ra bên ngoài theo ống dẫn chất thải tới bể lắng. Để đảm bảo chất
thải được dẫn tới bể lắng thì gầm chuồng phải có độ nghiêng tương đối từ trên xuống
dưới gần đường rãnh sau đó được chuyển qua hầm biogas.
Chất thải trực tiếp của lợn mẹ như: Phân, dịch nhau, nhau thai, thức ăn thừa hư hỏng
được tổng hợp bỏ vào bao sau đó vận chuyển ra nơi chứa riêng, phân được dùng để
bán lại cho người dân, cám dư sẽ làm thức ăn cho cá. Riêng nhau thai được cho vào lò
đốt của trại. Chất thải như phân sẽ không được đưa xuống gầm chuồng vì có thể gây
tắt đường rãnh trong trại.
1.1.5. Cơ cấu đàn và sản phẩm
- Đối tượng chăn nuôi
+ Lợn nái sinh sản: Lợn nái sinh sản ở trại thuộc giống GF24, gồm 120 con

+ Lợn thịt: khoảng 500 con
+ Lợn cai sữa: khoảng 200 con
- Hướng sản xuất:
+ Chăn nuôi theo quy trình khép kín, sản xuất từ con giống cho đến khi xuất lợn thịt
thương phẩm ra thị trường tiêu thụ.
- Giống:
+ Các giống lợn đực: GF399 ( Yorkshire )
+ Các giống lợn nái: GF24 ( Yorkshire )
- Quy mô:
+ Nái 120 con
+ Cai sữa khoảng 200 con
+ Thịt khoảng 500 con
1.1.6. Đánh giá chung
- Điểm mạnh:


Trại lợn có những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường như:
+ Điều kiện tự nhiên: Trại lợn chú Đặng Văn Phùng được xây dựng trên địa bàn xã
Đắk Kan, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum đây là nơi có địa hình cao ráo, khơng có
hiện tượng ngập úng, thời tiết thích hợp cho chăn nuôi, quanh năm hiếm khi xảy ra
hiện tượng lụt bão.
+ Vị trí xây dựng trại lợn thuận lợi cho việc vận chuyển (phía Nam giáp với đường dân
sinh), không bất lợi về thú y.
+ Về điều kiện kinh tế - xã hội: Có thị trường tiềm năng, nguồn lao động phổ thơng
dồi dào, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm cho người
dân địa phương.
+ Về môi trường: Địa điểm xây dựng trại nằm cách xa nguồn nước, khu dân cư giúp
đảm bảo an toàn sinh học, hạn chế lây lan dịch bệnh.
+ Trại không nằm trong khu vực danh lam thắng cảnh, di tích bảo tồn lịch sử nên
không làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt xã hội, an ninh quốc phòng, phù hợp với

quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum.
+ Trại có 1 trạm biến áp riêng, hệ thống điện chắc chắn, an toàn đảm bảo cung cấp đầy
đủ điện năng cho trại hoạt động. Bên cạnh đó, trại cịn trang bị hệ thống máy phát điện
phịng khi điện có vấn đề trục trặc.
- Điểm yếu:
+ Đội ngũ công nhân cịn ít kinh nghiệm trong chăn ni, thiếu cán bộ kỹ thuật có
chun mơn cao.
+ Trại vẫn chưa đảm bảo quyền động vật (những con lợn không đủ khối lượng để xuất
sẽ bị loại thải ngay từ lúc sinh ra)
+ Có nguy cơ ơ nhiểm nguồn nước (đặc biệt là nguồn nước ngầm) do lượng phân thải
ra môi trường rất nhiều nếu chúng ta khơng kiểm sốt và đưa ra những biện pháp để
khắc phục thì phân sẽ ngấm xuống lịng đất và gây ơ nhiễm nguồn nước.
1.2. CÁC QUY TRÌNH SẢN XUẤT
1.2.1. Quy trình chăm sóc lợn nái mang thai
1.2.1.1. Mục đích, yêu cầu


- Mục đích: Tạo điều kiện sống tốt nhất cho lợn nái mang thai, giúp cơ thể lợn mẹ và
lợn con tăng trưởng phù hợp theo tuần mang thai. Từ đó giúp tăng tỷ lệ đẻ, tăng số con
sống, tăng trọng lượng lợn con sơ sinh đáp ứng mục tiêu kế hoạch sản xuất của công
ty.
- Yêu cầu: Các yêu cầu đối với lợn nái mang thai được trình bày trong bảng 1.1
Bảng 1.1. Các chỉ tiêu yêu cầu đối với lợn nái mang thai

Chỉ tiêu

ĐVT

Mục tiêu


Tỷ lệ đậu thai qua 21 ngày

%

≥95

Tỷ lệ đẻ

%

≥ 92

Số con đẻ ra/ổ

con

≥ 14

Số con chọn nuôi/ổ

con

≥13

Tỷ lệ khô thai và chết lưu

%

≤2


Trọng lượng sơ sinh

kg/con

≥1,25

Điểm thể trạng của nái

điểm

3,0 – 3,5

Độ dày mỡ lưng

mm

18 - 20

Số con cai sữa/ổ

Con

≥12

Trọng lượng cai sữa/ổ

kg/con

≥6


Tỷ lệ nái có vấn đề

%

≤1

1.2.1.2. Nội dung cơ bản của quy trình


- Chuồng trại: Các chỉ tiêu về chuồng trại được trình bày trong bảng 1.2
Bảng 1.2. Các chỉ tiêu về nhiệt độ,độ ẩm, tốc độ gió và áp lực nước

Chỉ tiêu

Yêu cầu

Nhiệt độ

17 - 21˚C

Độ ẩm

50 - 70%

Tốc độ gió

1,5 - 2 m/s

Lưu lượng nước


2 lít/phút

Lưu lượng nước uống/ngày

20 - 30 lít

-Thức ăn: Các chỉ tiêu cho lợn nái mang thai được trình bày trong bảng 1.3
Bảng 1.3. Thức ăn dành cho lợn nái mang thai

Ngày mang thai

Loại thức ăn

Lượng ăn (kg/ngày)

1–7

GF07

2,0

8 – 28

GF07

2,4

29 – 90

GF07


1,9

91 – 111

GF07

2,8

112- 115

GF08

2,0


+ Điều chỉnh ăn giảm dần trước đẻ 4 ngày, mỗi ngày giảm 0,5 kg thức ăn, ngày đẻ cho
ăn 1kg.
- Chương trình vaccine của lợn nái mang thai được trình bày trong bảng 1.4
Bảng 1.4. Chương trình vaccin của lợn nái mang thai

Lợn nái mang thai

vaccine

70 ngày

Dịch tả

77 ngày


AD ( giả dại )+(E.coli + Clostridium 1)

84 ngày

PCV 2 ( còi cọc do circovirus )

91 ngày

FMD ( lở mồm long móng )

98 ngày

E.coli + Clostridium 2

105 ngày

Sổ giun

- Chăm sóc, quản lý:
+ Quét dọn chuồng trại hằng ngày, đảm bảo chuồng luôn sạch.
+ Kiểm tra máng ăn, núm uống, quạt, giàn mát đảm bảo mọi thiết bị luôn hoạt động
tốt.
+ Lau máng hàng ngày, không để cám rơi vãi, ẩm mốc
+ Kiểm tra lợn nái sau phối 3 tuần, 6 tuần, 9 tuần. Kiểm tra lợn nái sau phối 3 tuần
bằng mắt thường kết hợp với lùa lợn đực đi kiểm, lợn nái mang thai 6 tuần, 9 tuần
kiểm tra bằng mắt thường kết hợp với máy siêu âm.
+ Đo độ dày mỡ lưng vào ngày mang thai thứ 60 và 90, kết hợp với đánh giá điểm thể
trạng.
+ Điều chỉnh thức ăn theo giai đoạn mang thai và theo kết quả kiểm tra



+ Mùa đông tăng lượng thức ăn thêm 200 – 300 gram/con/ngày
+ Tiêm đầy củ các loại vaccine theo quy trình tiêm phịng
+ Trước ngày dự kiến đẻ 1 tuần, tắm sạch nái bằng nước pha sát trùng loãng, tẩy nội
ngoại ký sinh trùng, sau đó chuyển vào chuồng đẻ.
+ Giai đoạn mang thai rất cần môi trường sống yên tĩnh, tránh stress, hạn chế sự di
chuyển trong thời gian 1 tháng đầu tiên và 30 ngày cuối cùng của thai kỳ, khi di
chuyển phải nhẹ nhàng cẩn trọng.
1.2.1.3. Một số vấn đề gặp phải trong giai đoạn mang thai
- Tỷ lệ không đậu thai, sẩy thai cao: Nguyên nhân có thể do chất lượng tinh khơng tốt,
hoặc do lợn bị stress do di chuyển, đánh đập, nhiệt độ quá nóng, nồng độ khí độc cao,
độc tố nấm mốc, hoặc do một số bệnh truyền nhiễm, hoặc do tác dụng phụ của một số
vaccine sau khi tiêm.
- Lợn nái quá béo: Nguyên nhân chính do cho ăn quá lượng thức ăn tiêu chuẩn hoặc do
khẩu phần dinh dưỡng không phù hợp
- Lợn nái quá gầy: Nguyên nhân chính do cho ăn thiếu lượng thức ăn tiêu chuẩn hoặc
do khẩu phần dinh dưỡng khơng phù hợp.
- Chân móng khơ xước, lơng xơ, bàn chân hoại tử, da bong vẩy: Nguyên nhân chính
do khẩu phần dinh dưỡng khơng phù hợp, thiếu một số chất như biotin, kẽm, mangan,
protein.
- Trọng lượng sơ sinh cũng phản ánh chất lượng chăm sóc ni dưỡng trong thời gian
mang thai.
- Lợn nái âm hộ sưng như lợn sắp đẻ khi chưa đến ngày đẻ: Nguyên nhân chính do độc
tố nấm mốc trong thức ăn.
- Lợn nái hay nghịch nước: Nguyên nhân chính do nhiệt độ chuồng quá cao
- Lợn nái hay giật mình: Do lợn bị bỏ đói hoặc lợn khơng ăn hết khẩu phần. Ngun
nhân có thể do thức ăn hoặc thiếu nước
- Lợn nái hay cọ thành chuồng: Do lợn bị ghẻ hoặc lâu ngày khơng được tắm, hoặc do
chuồng ẩm độ cao, khí độc nhiều.



- Lợn nái bị viêm vú trong thời gian mang thai: Nguyên nhân chính do tăng lượng thức
ăn quá sớm, thường rơi vào những nái béo, hoặc đo để chuồng quá bẩn, hoặc do thức
ăn nhiễm độc tố vi khuẩn.
1.2.2. Quy trình chăm sóc lợn nái đẻ
1.2.2.1. Mục đích, u cầu
- Mục đích:
+ Giảm tỷ lệ viêm vú, viêm tử cung, rút ngắn thời gian lên giống trở lại sau cai sữa,
đáp ứng mục tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Giúp lợn nái nuôi con khỏe mạnh, cho nhiều sữa, giúp người thực hiện dễ dàng và
đồng bộ.
- Yêu cầu: Các chỉ tiêu yêu cầu đối với lợn nái đẻ được trình bày trong bảng 1.5
Bảng 1.5. Các chỉ tiêu yêu cầu đối với lợn nái đẻ

Chỉ tiêu

Yêu cầu

Số con sơ sinh/ổ (con)

> 14

Số con chọn nuôi/ổ (con)

>13

Số con cai sữa/ổ (con)

> 12


Trọng lượng cai sữa trung bình ở 21 ngày/con (kg)

>6

Điểm thể trạng lợn nái cai sữa 2.5-3.0

> 98%

Tỷ lệ tái viêm + đau chân

< 2%

Thời gian lên giống trở lại sau cai sữa (ngày)

4-7

1.2.2.2. Nội dung cơ bản của quy trình


1.2.2.2.1. Chuẩn bị chuồng trại
- Chuẩn bị chuồng trại là chìa khóa của thành cơng.
+ Cố gắng vận hành chuồng đẻ tất cả cùng vào - cùng ra.
+ Hoàn thiện tất cả các sửa chữa khi trống chuồng.
+ Vệ sinh sát trùng chuồng giữa các lần sử dụng.
+ Rửa và sát trùng các tấm thảm cẩn thận.
- Mục đích:
+ Khơng có vi trùng trên chuồng đẻ
+ Tạo mơi trường trong sạch cho lợn con phát triển tốt
+ Lợn con không bị tiêu chảy giảm tối đa tỷ lệ hao hụt

+ Giảm tỷ lệ tái viêm trên nái cai sữa
1.2.2.2.2 Thức ăn
- Nái được ăn khẩu phần của nái mang thai đến 112 ngày.
- Sau 112 ngày khẩu phần nái giảm xuống 2,2kg (Đối với nái rạ) và 1.7 kg đối với nái
tơ. Giai đoạn này đổi cám nái nuôi con GF08.
- Nái chuẩn bị sắp đẻ và đang đẻ không cho ăn.
- Nái sau khi đẻ xong cho ăn tự do ngay ngày đầu tiên. Nên cho nái ăn nhiều lần trên
ngày để cám được mới.
- Thời gian cho heo ăn tốt nhất:
+ 6h sáng: 2-2.5 kg
+ 9h sáng: 1.0-1.5 kg
+ 14h chiều: 2-2.5 kg
+ 17h30h: 1.5-2 kg
+ 21h đêm: 2-2.5 kg


1.2.2.2.3 Quản lý đỡ đẻ
- Chăm sóc, quản lý nái trước đẻ
+ Chuyển nái mang thai về chuồng đẻ trước 5-7 ngày
+ Vệ sinh sạch lợn nái trước khi chuyển về chuồng đẻ
+ Sắp xếp lợn theo thứ tự từ dưới quạt lên dàn mát, lợn sắp đẻ xếp dưới, lợn đẻ sau xếp
trên
+ Giảm dần thức ăn trước đẻ, mỗi ngày giảm 0,5kg
+ Làm sạch mông, chân, vú lợn nái lúc lợn có biểu hiện đẻ
- Hộ lý đỡ đẻ
+ Dùng giấy lau miệng mũi lợn con
+ Nắm dây rốn và kéo dứt dây rốn khỏi lợn mẹ.
+ Dùng giấy lau khô lợn con.
+ Dùng cồn iốt nhúng cuống rốn và xung quanh. Lọ cồn phải mới, tốt nhất 1/3 lọ
60ml/1 lần, thay 3 lần trên 1 ổ đẻ. Dùng xong vệ sinh lọ sạch sẽ để dùng cho ổ khác.

+ Phủ bột úm cho lợn con.
+ Cân lợn con sơ sinh.
+ Cho lợn con vào úm. Ổ úm phải đạt nhiệt độ từ 33-35 độ C.
+ Ghi chép lại trọng lượng lợn con, thời gian đẻ, giới tính, tình trạng lợn con...
+ Sau khi lợn con khỏe mạnh mới cho bú (khoảng 15 phút sau sinh), không nên úm
quá lâu, khi lợn khô và cứng nên cho lợn bú ngay để nhận được sữa đầu nhiều nhất có
thể.
+ Trường hợp can thiệp bằng tay: Những trường hợp lợn đẻ khó do con q to hay lợn
mẹ khơng rặng thì chúng ta cần can thiệp đẻ kéo lợn ra. Khi can thiệp phải dùng bao
tay và dùng Vaselin bôi trơn.
- Chăm sóc, quản lý nái sau đẻ:


+ Nếu lợn đẻ bình thường và dịch ra tốt thì ta khơng cần chích kháng sinh chống viêm,
khi đẻ xong ta chỉ cần chích 2cc oxytocin là đủ
Kiểm tra viêm liên tục 2-3 ngày sau khi sinh
+ Phải theo dõi nhiệt độ và dịch của nái sau khi đẻ thật kỹ để xem nái có sót nhau,con
hoặc có vấn đề gì khơng.
+ Nếu dịch có màu hồng hoặc đen thì có thể sót nhau hoặc con
+ Dịch bình thường có màu trắng hoặc hơi vàng.
+ Phải theo dõi sức khỏe của nái sau khi sinh như: Nái còn rặn, sót, bỏ ăn hay khơng?
Để điều trị kịp thời.
+ Trường hợp nái bị viêm phải điều trị kháng sinh và oxytoxin :
Amox LA: 1ml/10 kg P - Oxytocin: 2-3 ml/nái - Liệu trình 3-5 ngày
+ Sau khi điều trị ta phải ghi chép để dễ quản lí và theo dõi khi phối giống lại có bị
viêm mủ khơng.
1.2.3. Quy trình chăm sóc lợn con theo mẹ
1.2.3.1 Mục đích
- Chăm sóc lợn con theo mẹ có vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất
chăn ni vì khơng chỉ ảnh hưởng tới lợn con mà còn ảnh hưởng rất lớn tới lợn mẹ và

lợn thịt sau này. Vì vậy cần có những kỷ thuật chăm sóc và ni dưỡng lợn con ở giai
đoạn theo mẹ phù hợp sao cho kết quả của giai đoạn này sẽ đạt được kết quả cao nhất
nhất về: tỷ lệ nuôi sống, trọng lượng cai sữa, tỷ lệ đồng đều của lợn con và lợn con
không mắc bệnh.
1.2.3.2 Nội dung cơ bản của quy trình
- Lợn con sau khi sinh ra được vuốt sạch nước ối ở miệng và mũi để lợn con dễ thở,
lau khơ mình lợn con. Buộc cách rốn 2,5 cm, cắt rốn 0,5 cm từ vị trí buộc sau đó thả
lợn con vào lồng úm để giữ ấm cho lợn con, sau khi lợn con đã cứng cáp cho bú sữa
đầu.
- Cho bú sữa đầu: khả năng hấp thu kháng thể từ sữa đầu của lợn con sơ sinh như
sau:
+Từ 0 - 3 giờ: 100%


+Từ 3 - 9 giờ: 80 %
+Từ 9 - 12 giờ: 30 %, qua 24 giờ thì hầu như khơng còn nữa.
- Nhiệt độ lợn con: tiêu chuẩn nhiệt độ của lợn con được trình bày trong bảng 1.6.
Bảng 1.6. Tiêu chuẩn nhiệt độ của lợn con

Tuần tuổi

Nhiệt độ

Tuần 1

33 – 34 ˚C

Tuần 2

31 – 32 ˚C


Tuần 3

30 – 31 ˚C

Tuần 4

29 – 30 ˚C

- Sau khi sinh:
+ 8-12 giờ bấm răng, cắt rốn, bấm đuôi
+ Ngày thứ 3: Tiêm sắt - Thiến - Cho uống phòng cầu trùng - Chích 0.5 ml Amox
- Tiêm vaccine đầy đủ cho lợn con theo mẹ.
+ Chương trình vaccine cho lợn con được trình bày trong bảng 1.7.

Bảng 1.7. Chương trình vaccine dành cho lợn con theo mẹ

Ngày tuổi

Tên vaccine

Phòng bệnh

7

Ingelvac Myco

Viêm phổi do Mycoplasma

14


Ingelvac Circo+Porcilis PRRS

Hội chứng còi cọc, Tai xanh


- Tập ăn sớm cho lợn con lúc 5 ngày tuổi, cho ăn 6 lần/ngày, mỗi lần ăn lượng ít, thức
ăn luôn tươi mới,máng ăn sạch sẽ
- Kiểm tra sức khỏe lợn con, không chuyển heo con bị bệnh sang đàn khác nhằm hạn
chế lây bệnh, lợn bị bệnh nên ưu tiên bú thêm sữa đầu.
1.2.3.3 Bổ sung thức ăn sớm cho lợn con
- Mục đích
+ Bù đắp dinh dưỡng cho lợn con để đảm bảo sinh trưởng tốt do sau khi đẻ 3 tuần
lượng sữa mẹ bị giảm.
+ Rèn luyện bộ máy tiêu hóa của lợn con sớm hồn thiện về chức năng, kích thích hệ
thống tiêu hóa phát triển nhanh về kích thước và số lượng.
+ Giúp giảm hao mòn lợn mẹ, lợn con cai sữa sớm hơn sẽ giúp lợn mẹ sớm động dục
trở lạị, tăng số lứa đẻ/nái/năm.
+ Hạn chế sự căn xé bầu vú lợn mẹ, giảm thiểu bệnh viêm vú.
- Phương pháp tập ăn sớm
+ Khi lợn con từ 4 - 5 ngày tuổi, tiến hành cho lợn con nhận biết và làm quen với thức
ăn. Thức ăn phải đảm bảo có tính thèm ăn cao. Lựa chọn loại thức ăn, phương pháp
chế biến sao cho kích thích lợn con ăn nhiều. Lợn con thường rất thích ăn những thức
ăn dạng viên hay bột nhỏ khơ, có mùi thơm. Cho lợn con làm quen với nguồn glucid,
lipid, protid của thức ăn để hệ tiêu hóa của lợn con sớm bài tiết các enzyme tiêu hóa
thích hợp.
1.2.3.4 Một số vấn đề thường gặp
- Lợn con chết khi sinh
+ Ngun nhân : Có thể do cơng nhân không trực đẻ, không hổ trợ khi nái đẻ hoặc do
bị mẹ đè hoặc do bào thai sức khỏe yếu hoặc do bào thai nhiễm một số bệnh truyền

nhiễm.
+ Biểu hiện lợn con chết : Màu sắc và ngoại hình bên ngồi bào thai đánh giá được
thời gian mới chết hay đã lâu.
+ Giải pháp : Loại trừ các nguyên nhân trên, điều tra lại lịch phòng bệnh bằng thuốcvaccine , điều tra dịch tể bệnh trong vùng.


- Lợn con không được bú sữa đầu đầy đủ
+ Nguyên nhân: Có thể do lợn mẹ bị viêm nhiễm sớm gây mất sữa hoặc do sức khỏe
lợn con yếu sức bú kém hoặc do công nhân đưa lợn con vào bú muộn hoặc không cho
bú, hoặc do để nhiệt độ chuồng quá lạnh.
+ Biểu hiện: Lợn còi cọc, dễ nhiễm bệnh , tiêu chảy, lợn nái sốt sữa.
+ Giải pháp: Loại trừ các nguyên nhân trên.
- Lợn con tiêu chảy
+ Nguyên nhân: Có thể do thiếu nhiệt, hoặc do lợn nái viêm vú viêm tử cung, nái mất
sữa, hoặc do lợn nái quá béo, hoặc lợn con không bú đủ sữa đầu, thức ăn tập ăn không
đảm bảo chất lượng, thức ăn lợn mẹ chất lượng kém, cách cho ăn không đung, hoặc do
vệ sinh chuồng trại không tốt hoặc do bị gió lùa nhiễm lạnh, hoặc do nhiễm bệnh khi
phẫu thuật, hoặc do nóng quá, hoặc do nước uống không đảm bảo chất lượng hoặc do
nhiễm bệnh từ lợn khác, hoặc do lợn con không được tiêm sắt, hoặc do lợn con nhiễm
mầm bệnh như: PED, TGE, Rotavirus, PRRS…
+ Biểu hiện: Lợn nằm chất đống, túm tụm, nằm lên bụng lợn mẹ, tiêu chảy, cơ thể bẩn,
mặt lợn con bẩn xây xước.
+ Giải pháp: Loại bỏ các nguyên nhân trên, sử dụng kháng sinh + điện giải, giữ ấm
cho lợn.
- Lợn con chậm lớn
+ Nguyên nhân: Do chất lượng sữa lợn mẹ, hoặc lợn nái kém sữa.
+ Giải pháp: Cần chuyển cả đàn đến con nái khác có sữa tốt hơn. Lợn nái mới phải sẵn
sang tiếp nhận đàn lợn con, số con chuyển đến bằng số con ni trước đó, chuyển cho
nái trẻ. Khơng thay đổi khẩu phần ăn của nái trong 2 ngày đầu nhận lợn con.
- Lợn con hoại tử đuôi, âm hộ sưng to

+ Nguyên nhân: Do thức ăn nhiễm độc tố nấm mốc, lợn con bị nhiễm từ lợn mẹ trong
thời gian còn trong bụng mẹ.
+ Giải pháp: Loại trừ nguyên nhân, tăng cường uống điện giải giải độc.
- Lợn con viêm lợi, viêm rốn, viêm đuôi


+ Biểu hiện: Kém ăn, kém bú, lợi sưng viêm, đuôi sưng to, hoại tử đuôi, sưng rốn,
viêm rốn.
+ Nguyên nhân: Do phẫu thuật không đúng kỹ thuật, do không sát trùng tốt, do thức ăn
nhiễm độc tố, hoặc do vệ sinh chuồng nuôi kém.
+ Giải pháp: Loại bỏ các nguyên nhân trên, tiêm kháng sinh + giảm đau.
- Lợn con bị viêm khớp
+ Nguyên nhân: Do vệ sinh chuồng trại kém, khung chuồng sàn chuồng không tốt gây
tổn thương, do lợn mẹ ít sữa lợn con phải tranh bú, do nhiệt độ chuồng lạnh, do quá
trình mài răng, cắt đi gây viêm nhiễm.
+ Biểu hiện: Khớp sưng to, nóng mềm hoặc sưng cứng lạnh, đi lại khó khăn.
+ Điều trị: Lincospectin hoặc Penstep hoặc Dynamutilin hoặc Amoxycilin, kết hợp với
giảm đau kháng viêm.
1.2.4. Kiến thức và kinh nghiệm
- Học hỏi được các quy trình phịng bệnh cho lợn ở điều kiện chăn nuôi theo quy mô
công nghiệp.
- Học hỏi được một số kỹ thuật chăm sóc, ni dưỡng và điều trị bệnh trên lợn.
- Học hỏi kinh nghiệm, ghi chép sổ sách, quản lý công nhân.


1.3 NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN
1.3.1. Tham gia đỡ đẻ lợn
- Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ: Ổ úm, đèn úm, cồn iodine, bột úm lợn con, gel bôi trơn,
kéo, bao tay đỡ đẻ, bao tay kiểm tra tử cung lợn nái, nước rửa tay, xô đựng nhau thai,
cân.

+ Tiến hành vệ sinh mông cho lợn nái trước khi đẻ
+ Thuốc: Oxytocin, Calci B12, glucose, aminofort, Pendistrep
- Khi thấy lợn nái có biểu hiện gần đẻ: Vỡ ối, ra phân xu thì tiến hành quy trình đỡ đẻ:
+ Bước 1: Vuốt nước ối,màng ối ở miệng và mũi và toàn thân lợn con
+ Bước 2: sát trùng bằng cồn iodine, phủ bột úm vào toàn thân lợn con, chỉ trừa lại
phần đầu
+ Bước 3: Cân trọng lượng lợn con sơ sinh, ghi chép lại
+ Bước 4: Cho lợn con vào lồng úm 5-10 phút sau đó cho bú sữa đầu
+ Bước 5: Cố định đầu vú cho lợn con, lợn có trong lượng nhỏ bú phía trên
1.3.2. Cắt đuôi, mài răng, bấm tai
Đối tượng: lợn 1 ngày tuổi
- Cắt đuôi: Số ca thực hiện 408 con
Bắt lợn con cố định bằng 2 đùi, đầu lợn quay xuống dưới cho phần đi ở trên, cắt
bằng kìm điện khi lưỡi đang nóng đỏ, tay trái cầm đi, tay phải cầm kìm cắt nhẹ
nhàng, sát trùng vết cắt bằng cồn iodine.
- Mài răng: Số ca thực hiện 408 con
Quay ngược lợn con để hướng phần đầu lên trên, cố định lợn cho quay phần lưng lợn
vào trong, dùng máy mài 8 răng nanh ở 4 hàm, mài 1/3 chiều dài của răng, mài bằng
phẳng, khi mài chú ý máy mài cho cạnh bên của răng tròn.
1.3.3. Thiến lợn, tiêm sắt, nhỏ cầu trùng
Đối tượng: lợn con được từ 3 ngày tuổi


-Thiến lợn
Số ca thực hiện 280 con
Dụng cụ: Dao thiến, panh, cồn iodine
Thao tác thực hiện: Bắt lợn lên, dốc ngược lợn, đầu quay xuống dưới, cố định lợn bằng
2 đùi, tay trai bóp hịn cà, tay phải dùng dao rạch phần bao dịch hồn, tay trái bóp cho
hịn cà nhô lên, tay phải dùng panh kẹp vào thừng dịch hoàn lấy ra để vào khay chứa,
làm tương tự với bên kia, sát trùng vết thiến bằng công iodine.

-Tiêm sắt lợn con: Số ca thực hiện 408 con
Tiến hành chích lúc lợn được 3 ngày tuổi. Các thao tác quay lượn hướng đầu lên trên,
cố định heo bằng đùi, tay trái kéo tai bên phải cho đầu lợn nghiêng sang bên, tay phải
cầm silanh tiêm đúng liều, nhả tay trái ra trước sau đó mới rút kim. Khơng được để sắt
gỉ ra trong quá trình tiêm.
-Nhỏ cầu trùng
Số ca thực hiện 408 con
Quay đầu lợn hướng lên trên, cố định bằng đùi, tay trai bóp nhẹ miệng, tay phải cầm
chai cầu trùng xịt vào miệng với 1 liều bấm.
1.3.4. Phòng và điều trị bệnh cho lợn con
- Phòng bệnh tiêu chảy lợn con: Cho lợn con uống Colistin liên tục 3 – 5 ngày.
+ Vệ sinh chuồng: kiểm tra tấm lót, sàn, nước uống, mắng ăn sạch sẽ
- Trị bệnh viêm khớp lợn con: tiêm Pendistrep LA với liều lượng 1ml/con/ngày Bio –
Dexa với liều lượng 1ml/con/ngày tiêm bắp. Điều trị 3 ngày liên tiếp.
Số ca điều trị: 10 con
1.3.5. Tiêm vaccine lợn con
Lịch tiêm phòng vaccine cho lợn con :
- Số con tiêm phòng: 405 con


Bảng 1.8. Lịch tiêm phòng lợn con

Ngày tuổi

Tên vaccine

Phòng bệnh

7


Ingelvac Myco

Viêm phổi do Mycoplasma

14

Porcilis PRRS+ Ingelvac Circo

Tai xanh , hội chứng còi cọc

1.3.6. Phối lợn
Số ca thực hiện: 15 nái
Dụng cụ: Dẫn tinh quản, giấy lau, đai phối, kéo, xe đẩy được vệ sinh sạch vô trùng,
tinh được bảo quản ở thùng bảo ôn ở nhiệt độ 16 – 17 ˚C, đực thí tình.
Thao tác thực hiện: Cho đực thí tình đi phía trước lợn nái phối. Dùng giấy lau sạch
âm hộ trước khi phối. Đưa dẫn tinh quản vào âm hộ chếch 45˚ so với sống lưng, khi
vào được 10 – 15cm thì nâng dần lên và đẩy theo chiều song song với sống lưng, ấn
vào kịch cảm giác không vào được nữa sẽ rút ra khoảng 2 cm và xoay ngược kim đồng
hồ. Cắt đầu tuýp tinh, hoặc lọ tinh đưa tinh vào tử cung qua dẫn tinh quản. Để tinh từ
từ vào theo nhịp hút của đường sinh dục. Đeo đai phối và người phối ngồi lên lưng lợn
trong suốt q trình phối. Lợn đực thí tình kích thích trong suốt q trình phối và sau
khi kết thúc 5 – 10 phút. Khi tinh đã vào hết thì rút tinh quản xoay theo chiều kim
đồng hồ. Đánh dấu gạch ngang lưng theo quy định và ghi chép sổ sách.


PHẦN 2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
2.1.1. Tính cấp thiết
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của xã hội ngành chăn nuôi cũng

phát triển mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển
kinh tế của đất nước. Bên cạnh những thuận lợi đạt được, chăn nuôi lợn ở nước ta cũng
gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại lớn. Trong đó, bệnh tiêu chảy lợn con là một trong
những nguyên nhân hàng đầu gây tổn thất cho ngành chăn ni lợn, vì nó làm giảm
khả năng tăng trưởng, trọng lượng cai sữa thấp, tỷ lệ còi cọc tăng, từ đó làm giảm hiệu
quả kinh tế, ảnh hưởng sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn.
Bệnh tiêu chảy của lợn con có thể do thiếu nhiệt, hoặc do lợn nái viêm vú viêm tử
cung, nái mất sữa, hoặc do lợn con không bú đủ sữa đầu, hoặc cách cho ăn không
đúng, nước uống không đảm bảo chất lượng hoặc do nhiễm bệnh từ lợn khác, hay do
lợn con nhiễm mầm bệnh như: PED, TGE, Rotavirus, PRR (Đào Trọng Đạt và cs,
1996). Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu trong nước về triệu chứng tiêu chảy ở lợn
con và đưa ra các biện pháp phịng trị bệnh, góp phần khơng nhỏ trong việc hạn chế
những thiệt hại do tiêu chảy gây ra ở heo con theo mẹ. Theo Trịnh Quang Tuyên
(2005) tỷ lệ nhiễm vi khuẩn môi sinh trong các trại chăn ni tập trung cao và có liên
quan đến tình hình dịch bệnh của đàn heo. Trong đó E.coli có tỷ lệ nhiễm từ 28,5%
đến 44,1%, Staphylococcus spp từ 29,8% đến 38,9%, Streptococcus spp từ 24,3% đến
41,3%, tỷ lệ này giảm xuống khi cơ sở chăn nuôi được cải tạo chuồng trại và nguồn
nước cấp.
Xuất phát từ vấn đề trên để phát huy tính ứng dụng những kiến thức đó vào thực
tiễn trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học áp dụng vào lao động sản xuất, nhằm biến lý
thuyết thành kết quả thực tế tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “ Khảo sát tình hình
mắc hội chứng tiêu chảy trên lợn con theo mẹ và đánh giá hiệu quả phác đồ điều
trị tại trang trại chăn nuôi Đặng Văn Phùng, xã Đắk Kan, huyện Ngọc Hồi, tỉnh
Kon Tum ”.


2.1.2. Mục tiêu đề tài
- Khảo sát tình hình tiêu chảy ở lợn con theo mẹ nuôi tại trại chú Đặng Văn Phùng, xã
Đắk Kan, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
- Xác định hiệu quả điều trị của các phác đồ mà trang trại đang sử dụng để điều trị

bệnh tiêu chảy.
2.1.3. Yêu cầu của đề tài
- Hiểu biết về hội chứng tiêu chảy ở lợn con từ giai đoạn sơ sinh đến cai sữa.
- Hiểu biết về cơ chế tác dụng, liều lượng, đường đưa thuốc của các loại thuốc dùng trị
bệnh.
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2.1. Vài nét về tình hình nghiên cứu hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ trong
nước và thế giới
2.2.1.1. Nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy trong nước
Trong những năm gần đây, nước ta đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về bệnh tiêu
chảy lợn con như:
Phạm Thế Sơn và cộng sự (2008) đã nghiên cứu hệ vi khuẩn đường ruột ở lợn khỏe
và tiêu chảy cho thấy lợn cả hai trạng thái đều có 6 loại vi khuẩn thường gặp: E.coli,
Salmonella, Klebsiella, Staphylococcus, Bacillus, Subtilisvaf.
Năm 2008, Đặng Xuân Bình và Đỗ Văn Trung đã sử dụng các chủng E.coli độc có
mang yếu tố gây bệnh để chế tạo vaccine chuồng (Autovaccine) vô hoạt áp dụng trên
lợn nái. Kết quả đã giảm được tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng do E.coli.
Theo Đặng Thị Hòe và Tạ Thị Vịnh (2008), việc sử dụng chế phẩm Vitom 1-1 và
cao mật đều có tác dụng tăng trọng cho lợn con và phòng trị bệnh đường tiêu hóa của
lợn con, có thể ứng dụng rộng rãi trong chăn ni lợn, giảm chi phí cho người chăn
nuôi và tránh được tồn dư kháng sinh trong sản phẩm cho người tiêu dùng.
Theo Hồ Soái và cộng sự (2006), khẳng định vi khuẩn E.coli và Salmonella là
nguyên nhân quan trọng trong bệnh tiêu chảy ở lợn con. Ngồi ra, tác giả cịn cho rằng
bệnh tiêu chảy lợn con đã gây ra hiện tượng mất nước, mất chất điện giải, nhiễm
khuẩn đường tiêu hóa và cả nhiễm trùng huyết bởi E.coli và Salmonella.


Trịnh Quang Tuyên (2005) qua nghiên cứu cho rằng tỷ lệ nhiễm vi khuẩn môi sinh
trong các trại chăn nuôi tập trung cao và có liên quan đến tình hình dịch bệnh của đàn
lợn. Trong đó E.coli có tỷ lệ nhiễm từ 28,5% đến 44,1%, Staphylococcus spp từ 29,8%

đến 38,9%, Streptococcus spp từ 24,3% đến 41,3%. Tỷ lệ này giảm xuống khi cơ sở
chăn nuôi được cải tạo chuồng trại và nguồn nước cấp.
Theo Đoàn Thị Kim Dung (2004), việc sử dụng kháng sinh Apramicin và
Enrofloxacine điều trị lợn bị tiêu chảy cho kết quả khỏi tương ứng là 80% và 60%.
Nếu khi điều trị kết hợp hai loại này với Biosubtyl thì hiệu quả điều trị lên đến 98% và
95%.
Cũng theo tác giả Trịnh Quang Tuyên và cộng sự (2004), khi thử kháng sinh đồ trên
76 chủng E.coli đã phân lập được cho thấy chúng có sức đề kháng cao với hầu hết các
kháng sinh thông dụng như: Tetracylin (97,37%), Streptomycin(88,16%),
Chloramphenicol (78,94%). Một số thuốc khơng hoặc ít bị kháng như Ceftiofur (0%),
Apramycin (1,32%) hoặc Amikacin (7,98%) có thể dùng trong phòng và trị đối với
bệnh.
Theo Nguyễn Như Thanh và cộng sự (2001) tác nhân gây bệnh chủ yếu là E.coli,
ngồi ra có sự tham gia của Salmonella và vai trò thứ yếu là Proteus, Streptococcus.
Bệnh xảy ra quanh năm ở những nơi tập trung nhiều gia súc, bệnh thường phát mạnh 2
từ mùa đông sang mùa hè (tháng 11 đến tháng 5) đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột
(từ oai bức chuyển sang mưa rào, từ khô ẩm chuyển sang rét). Tỷ lệ mắc bệnh tới 50%
và tỷ lệ chết tới 30 - 45%.
2.2.1.2. Nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy trên thế giới
Theo Nietfeld và Yeary (2002) cho biết Escherichia coli fimbriae loại K88 và F41
hiện nay là các nguyên nhân chính gây tiêu chảy ở lợn. Các nghiên cứu đã cho thấy
các K88 (F4), K99 (F5), 987P (F6), F41, và F81 trên Enterotoxingenic E. coli có ảnh
hưởng đến khả năng gây tiêu chảy ở lợn. Chủng E. coli K99 và 987P fimbriae gây tiêu
chảy ở tuần đầu tiên sau sinh. Chủng F18 fimbriae gây ra tiêu chảy ở lợn cai sữa, và
K88 chủng chính gây tiêu chảy ở heo con cai sữa.
Theo Radostits và cộng sự (1994), tiêu chảy luôn là triệu chứng phổ biến trong các
dạng bệnh đường tiêu hóa, xảy ra mọi lúc mọi nơi và đặc biệt là gia súc non với biểu
hiện triệu chứng là tiêu chảy, mất nước và chất điện giải, suy kiệt có thể dẫn đến trụy
tim mạch. Năm 1993, Akita và cộng sự đã nghiên cứu sản xuất kháng thể đặc hiệu qua
lòng đỏ trứng gà dùng trong phòng và chữa bệnh tiêu chảy ở lợn con. Năm 1963 Smith

đã cho thấy có hai loại độc tố là thành phần chính của Enterotoxin được phát hiện ở
các vi khuẩn E.coli gây tiêu chảy ở lợn con. Hai loại đó có sự khác biệt ở khả năng


×