Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đối chứng triệu chứng lâm sàng với kết quả giải phẫu bệnh, khảo sát tỉ lệ xuất hiện tuyếnweber trên bệnh nhân viêm amiđan mạn có chỉ định cắt amiđan tại bệnh viện đại học y dược thành phố hồ chí minh từ 6 2016 – 6 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỒ THỊ THỦY CÚC

ĐỐI CHỨNG TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VỚI KẾT QUẢ
GIẢI PHẪU BỆNH, KHẢO SÁT TỈ LỆ XUẤT HIỆN
TUYẾN WEBER TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM AMIĐAN MẠN
CÓ CHỈ ĐỊNH CẮT AMIĐAN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC
Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ 6/2016 – 6/2017
Chuyên ngành: Tai mũi họng
Mã số: 60 72 01 55

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. VÕ HIẾU BÌNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là: Hồ Thị Thủy Cúc, học viên cao học khóa 2015-2017, Đại học Y
Dược thành phố Hồ Chí Minh, chuyên ngành: Tai mũi họng, xin cam đoan:
Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
thầy: PGS.TS. Võ Hiếu Bình.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và khách quan, đã được
xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.


Ký tên

Hồ Thị Thủy Cúc


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng, biểu đồ, hình
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1 Sơ lược giải phẩu họng ........................................................................................ 4
1.1.1 Vị trí ............................................................................................................... 4
1.1.2 Hình thể trong ................................................................................................ 5
1.2 Giải phẫu amiđan khẩu cái ................................................................................... 9
1.2.1 Vị trí, hình dạng và kích thước ...................................................................... 9
1.2.2 Cấu trúc giải phẫu amiđan ........................................................................... 10
1.2.3 Hố amiđan .................................................................................................... 12
1.2.4 Mạch máu và thần kinh vùng amidan khẩu cái ........................................... 13
1.2.5 Liên quan của amiđan .................................................................................. 15
1.2.6 Chức năng miễn dịch của amiđan khẩu cái ................................................. 16
1.3 Các thể viêm amiđan và quá phát amiđan.......................................................... 17
1.3.1 Viêm amiđan cấp ......................................................................................... 17
1.3.2 Viêm amiđan mạn ........................................................................................ 20
1.3.3 Quá phát amiđan .......................................................................................... 22
1.4 Chỉ định và chống chỉ định cắt amiđan .............................................................. 25
1.4.1 Chỉ định cắt amiđan ..................................................................................... 25

1.4.2 Chống chỉ định cắt amiđan .......................................................................... 25


1.5 Cắt amiđan ......................................................................................................... 26
1.5.1 Các phương pháp cắt amiđan....................................................................... 26
1.5.2 Biến chứng cắt amiđan ................................................................................ 28
1.6 Áp xe quanh amiđan........................................................................................... 29
1.6.1 Dịch tễ .......................................................................................................... 29
1.6.2 Giải phẫu ...................................................................................................... 30
1.6.3 Sinh lý bệnh ................................................................................................. 30
1.6.4 Chẩn đoán .................................................................................................... 32
1.6.5 Điều trị ......................................................................................................... 34
1.7 Giải phẫu bệnh ................................................................................................... 36
1.7.1 Lịch sử phát triển ......................................................................................... 36
1.7.2 Nội dung của giải phẫu bệnh ....................................................................... 36
1.7.3 Kính hiển vi ................................................................................................. 37
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................40
2.1 Thiết kế nghiên cứu:........................................................................................... 40
2.2 Thời gian nghiên cứu: ........................................................................................ 40
2.3 Đối tượng nghiên cứu: ....................................................................................... 40
2.3.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu: .................................................................................. 40
2.3.2 Tiêu chuẩn loại trừ: ...................................................................................... 40
2.4 Địa điểm nghiên cứu: ......................................................................................... 41
2.5 Cỡ mẫu: .............................................................................................................. 41
2.6 Tiến hành nghiên cứu: ........................................................................................ 42
2.6.1 Phương tiện, dụng cụ: .................................................................................. 42
2.6.2 Tiến hành nghiên cứu: ................................................................................. 42
2.6.3 Cách thu thập số liệu: .................................................................................. 42
2.6.4 Biến số, chỉ số nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin: ................. 43
2.6.5 Công cụ thu thập số liệu: ............................................................................. 44



2.6.6 Phương pháp xử lý: ...................................................................................... 44
2.7 Tính khả thi: ....................................................................................................... 45
2.8 Y đức trong nghiên cứu:..................................................................................... 45
2.9 Quy trình xét nghiệm giải phẫu bệnh: ................................................................ 45
2.9.1 Nhận bệnh phẩm: ......................................................................................... 45
2.9.2 Cắt lọc bênh phẩm: ...................................................................................... 46
2.9.3 Đọc kết quả giải phẫu bệnh vi thể: .............................................................. 49
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................50
3.1 Kết quả giải phẫu bệnh ....................................................................................... 50
3.2 Khảo sát sự tương quan giữa kết quả gpb đại thể và gpb vi thể trong các nhóm
tuổi ............................................................................................................................ 52
3.3 Khảo sát sự tương quan giữa kết quả giải phẫu bệnh đại thể và vi thể và giới
tính:........................................................................................................................... 55
3.4 Khảo sát liên quan giữa kết quả giải phẫu bệnh đại thể và giải phẫu bệnh
vi thể ........................................................................................................................ 58
3.5 Liên quan giữa triệu chứng than phiền chính với kết quả giải phẫu bệnh đại thể
và vi thể .................................................................................................................... 60
3.6 Liên quan giữa đợt viêm họng kéo dai ≥ 4 tuần không đáp ứng điều trị
nội khoa .................................................................................................................... 64
3.7 Liên quan giữa kết quả giải phẫu bệnh đại thể và giải phẫu bệnh vi thể với số lần
đau họng trong năm .................................................................................................. 67
3.8 Liên quan giữa biến chứng gần và biến chứng xa của viếm amiđan với kết quả
giải phẫu bệnh đại thể và vi thể ................................................................................ 70
3.9 Kết quả giải phẫu bệnh tuyến weber .................................................................. 73
3.9.1 tần suất xuất hiện tuyến weber trên amiđan: .............................................. 73
3.9.2 đặc điểm tuyến weber trên giải phẫu bệnh: ................................................. 74



3.9.3 liên quan giữa kết quả giải phẫu bệnh tuyến weber và biến chứng áp xe
quanh amiđan ........................................................................................................ 75
Chƣơng 4: BÀN LUẬN..........................................................................................77
4.1 đặc điểm mẫu nghiên cứu .................................................................................. 77
4.1.1 tuổi: .............................................................................................................. 77
4.1.2 giới tính: ....................................................................................................... 79
4.2 đặc điểm lâm sàng: ............................................................................................. 79
4.2.1 liên quan giữa kết quả giải phẫu bệnh đại thể và vi thể: ............................. 79
4.2.2 liên quan với triệu chứng than phiền chính: ................................................ 81
4.2.3 liên quan giữa kết quả giải phẫu bệnh và đợt viêm họng kéo dài ≥ 4 tuần
không đáp ứng điều trị nội khoa, số lần viêm họng trong năm: ........................... 83
4.3 đặc điểm biến chứng .......................................................................................... 85
4.3.1 liên quan giữa kết quả giải phẫu bệnh và các biến chứng gần và xa của viêm
amiđan mạn: .......................................................................................................... 85
4.3.2 kết quả giải phẫu bệnh tuyến weber: ........................................................... 86
4.3.3 liên quan giữa kết quả giải phẫu bệnh tuyến weber và áp xe quanh
amiđan ................................................................................................................... 87
4.4 các nghiên cứu có liên quan đến sinh lý bệnh áp xe quanh amiđan: ................. 88
KẾT LUẬN ..............................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Kết quả giải phẫu bệnh đại thê trong mẫu thu thập ..................................50
Bảng 3.2: Kết quả giải phẫu bệnh vi thể trong mẫu ..................................................51
Bảng 3.3: Liên quan giữa giải phẫu bệnh đại thể và các nhóm tuổi .........................52
Bảng 3.4: Liên quan giữa kết quả giải phẫu bệnh vi thể và các nhóm tuổi ..............53
Bảng 3.5: Tương quan giữa kết quả giải phẫu bệnh đại thể và giới tính ..................55

Bảng 3.6: Tương quan giữa kết quả giải phẫu bệnh vi thể và giới tính ....................56
Bảng 3.7: Liên quan giữa kết quả giải phẫu bệnh đại thể và kết quả
giải phẫu bệnh vi thể ................................................................................58
Bảng 3.8: Liên quan giữa kết quả giải phẫu bệnh đại thể và triệu chứng
than phiền chính .......................................................................................60
Bảng 3.9: Liên quan giữa kết quả giải phẫu bệnh vi thể và triệu chứng than
phiền chính của bệnh nhân. ....................................................................62
Bảng 3.10: Liên quan giữa giải phẫu bệnh đại thể và đợt viêm họng kéo dài
≥ 4 tuần không đáp ứng điều trị nội khoa ................................................64
Bảng 3.11: Liên quan giữa giải phẫu bệnh vi thể và viêm họng kéo dài ≥ 4 tuần
không đáp ứng điều trị nội khoa ..............................................................65
Bảng 3.12: Liên quan giữa kết quả giải phẫu bệnh đại thể và số lần viêm họng
trong năm .................................................................................................67
Bảng 3.13: Liên quan giữa giải phẫu bệnh vi thể và số lần viêm họng tái phát
trong năm .................................................................................................68
Bảng 3.14: Liên quan giữa giải phẫu bệnh đại thể và biến chứng viêm amiđan .....70
Bảng 3.15: Liên quan giữa giải phẫu bệnh vi thể và biến chứng viêm amiđan ........71
Bảng 3.16: Tần suất xuất hiện tuyến Weber trong mẫu ............................................73
Bảng 3.17: Đặc điểm tuyến Weber trên giải phẫu bệnh ...........................................74
Bảng 3.18: Liên quan giữa kết quả giải phẫu bệnh tuyến Weber và áp xe quanh
amiđan ......................................................................................................75


Bảng 4.1: Liên quan giữa tuổi và kết quả giải phẫu bệnh trong nghiên cứu
Võ Hiếu Bình ...........................................................................................78
Bảng 4.2: Liên quan giữa giới và kết quả giải phẫu bệnh trọng nghiên cứu
Võ Hiếu Bình ...........................................................................................79
Bảng 4.3: Kết quả giải phẫu bệnh đại thể trong nghiên cứu Võ Hiếu Bình .............80
Bảng 4.4: Kết quả giải phẫu bệnh vi thể trong nghiên cứu Võ Hiếu Bình ...............80
Bảng 4.5: Liên quan giữa kết quả giải phẫu bệnh đại thể và vi thể trong nghiên

cứu Võ Hiếu Bình ....................................................................................81
Bảng 4.6: Liên quan giữa triệu chứng than phiền chính và giải phẫu bệnh đại thể
trong nghiên cứu của Võ Hiếu Bình ........................................................81
Bảng 4.7: Liên quan giữa triệu chứng than phiền chính với kết quả giải phẫu bệnh
vi thể. .......................................................................................................82
Bảng 4.8: Liên quan giữa số lần viêm họng trong năm và kết quả giải phẫu bệnh
đại thể trong nghiên cứu Võ Hiếu Bình ...................................................83
Bảng 4.9: Liên quan giữa số lần viêm họng trong năm với kết quả giải phẫu bệnh
vi thể trong nghiên cứu của Võ Hiếu Bình. .............................................84
Bảng 4.10: Liên quan giữa giải phẫu bệnh đại thể và biến chứng của viêm
amiđan trong nghiên cứu Võ Hiếu Bình ..................................................85
Bảng 4.11: Liên quan giữa kết quả giải phẫu bệnh vi thể và biến chứng của
viêm amiđan trong nghiên cứu Võ Hiếu Bình. ........................................85
Bảng 4.12: Tần suất xuất hiện tuyến Weber trong nghiên cứu của Võ Hiếu Bình. .86
Bảng 4.13: Tỉ lệ tuyến Weber viêm trong nghiên cứu Võ Hiếu Bình. .....................87
Bảng 4.14: Liên quan giữa áp xe quanh amiđan và kết quả giải phẫu bệnh tuyến
Weber .......................................................................................................88
Bảng 4.15: Vị trí xuất hiện tuyến Weber trong các nghiên cứu................................88
Bảng 4.16: Một số nghiên cứu đánh giá trong các trường hợp áp xe quanh amiđan
và tiền căn mắc các bệnh về amiđan........................................................92


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ kết quả giải phẫu bệnh đại thể trong mẫu ....................................50
Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ kết quả giải phẫu bệnh vi thể amiđan...........................................51
Biểu đồ 3.3: So sánh kết quả giải phẫu bệnh đại thể giữa các nhóm tuổi.................53
Biểu đồ 3.4: So sánh kết quả giải phẫu bệnh vi thể giữa các nhóm tuổi ..................54
Biểu đồ 3.5: So sánh kết quả giải phẫu bệnh đại thể trong 2 nhóm giới tính ...........56
Biểu đồ 3.6: So sánh kết quả giải phẫu bệnh vi thể trong 2 nhóm giới tính .............57

Biểu đồ 3.7: Sự liên quan giữa giải phẫu bệnh đại thể và vi thể...............................59
Biểu đồ 3.8: So sánh các triệu chứng than phiền chính trong các nhóm của
giải phẫu bệnh đại thể. .............................................................................61
Biểu đồ 3.9: So sánh triệu chứng than phiền chính của bệnh nhân trong các
nhóm của giải phẫu bệnh vi thể. ..............................................................63
Biểu đồ 3.10: Liên quan giữa giải phẫu bệnh đại thể và viêm họng kéo dài
≥ 4 tuần không đáp ứng điều trị nội khoa. ...............................................65
Biểu đồ 3.11: Liên quan giữa giải phẫu bệnh đại thể và viêm họng kéo dài
≥ 4 tuần không đáp ứng điều trị nội khoa. ...............................................66
Biểu đồ 3.12: So sánh số lần viêm họng sốt trong năm trong 2 nhóm kết quả
giải phẫu bệnh đại thể. .............................................................................68
Biểu đồ 3.13: So sánh số lần viêm họng trong năm với 2 nhóm của giải phẫu
bệnh vi thể................................................................................................69
Biểu đồ 3.14: So sánh số trường hợp xảy ra biến chứng trên 2 nhóm của giải
phẫu bệnh đại thể .....................................................................................71
Biểu đồ 3.15: So sánh số trường hợp xảy ra biến chứng trên 2 nhóm của giải
phẫu bệnh đại thể .....................................................................................72
Biểu đồ 3.16: Tỉ lệ xuất hiện tuyến Weber trên mẫu ................................................73
Biểu đồ 3.17: Tần suất tuyến Weber viêm ................................................................74
Biểu đồ 3.18: Liên quan giữa biến chứng áp xe quanh amiđan và kết quả giải
phẫu bệnh của tuyển Weber. ....................................................................76


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Sơ đồ vị trí phân tầng của họng ..................................................................5
Hình 1.2: Khẩu hầu .....................................................................................................7
Hình 1.3: Sơ đồ vịng Waldeyer ..................................................................................7
Hình 1.4: Hầu nhìn từ sau ...........................................................................................9
Hình 1.5: Hai amiđan kích thước bình thường .........................................................10

Hình 1.6: Cấu trúc vi thể mơ amiđan ........................................................................11
Hình 1.7: Giải phẫu học amiđan khẩu cái .................................................................12
Hình 1.8: Cắt amiđan bóc tách bằng Coblator ..........................................................13
Hình 1.9: Các ĐM ni amiđan ................................................................................14
Hình 1.10: Thần kinh thiệt hầu cho nhánh đến amiđan ............................................14
Hình 1.11: Mặt cắt ngang qua một hốc của amiđan khẩu cái ...................................16
Hình 1.12: Viêm amiđan cấp do liên cầu (+), mảng trắng trên amiđan ....................18
Hình 1.13: Viêm amiđan cấp ....................................................................................18
Hình 1.14: Streptococcus ..........................................................................................18
Hình 1.15: Các nhóm hạch cổ (P) .............................................................................19
Hình 1.16: Viêm amiđan mạn ...................................................................................21
Hình 1.17: Chất bã đậu trên amiđan viêm mạn.........................................................21
Hình 1.18: Ngủ ngáy .................................................................................................22
Hình 1.19: Bất thường tăng trưởng sọ mặt. ..............................................................23
Hình 1.20: Eo họng và độ hẹp eo họng .....................................................................24
Hình 1.21: Phân độ quá phát amiđan từ độ 1 đến độ 4 theo Brodsky, Leove,
Stanievich. ...............................................................................................24
Hình 1.22: Dụng cụ Sluder Ballenger. ......................................................................27
Hình 1.23: Một kiểu thịng lọng cắt amiđan .............................................................27
Hình 1.24: Coblator ...................................................................................................27
Hình 1.25: Áp xe quanh amiđan bên phải, khẩu cái mềm phù, đỏ, đẩy ra trước .....29
Hình 1.26: Áp xe quanh amiđan ...............................................................................29


Hình 1.27: Hình tuyến weber nằm ở cực trên amiđan ..............................................31
Hình 1.28: Giải phẫu bệnh amiđan: tuyến Weber, nang lympho, hốc amiđan .........32
Hình 1.29: Mơ sợi hóa của tuyến weber trên 1 bệnh nhân áp xe quanh amiđan đã
điều trị........................................................................................................................ 32
Hình 1.30: Chọc hút ổ áp xe quanh amiđan bằng kim nhỏ .......................................35
Hình 1.31: Kính hiển vi ánh sáng truyền qua. Eclip90i, Nikon ................................38

Hình 1.32: Ngun lý hoạt động kính hiển vi ánh sáng truyền qua ..........................39
Hình 2.1: Hai amiđan nguyên vẹn sau cắt ................................................................43
Hình 2.2: Giải phẫu bệnh amiđan .............................................................................49


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Amiđan khẩu cái là mô tân bào lớn nhất của vòng Waldeyer, nằm ngay ngã
tư hầu họng [9], vị trí tiếp xúc đầu tiên với các vi trùng, phù hợp cho nhiệm vụ tạo
miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, chính vì nằm ở vị trí đó nên amiđan cũng là nơi
tiếp xúc với các sinh vật, thức ăn đưa từ bên ngoài vào thường xuyên, cho nên
amiđan khẩu cái là nơi rất dễ bị viêm nhiễm, gây ra viêm amiđan tái phát nhiều lần.
Lúc này amiđan lại trở thành một ổ nhiễm trùng của cơ thể, hoạt động tạo miễn dịch
của amiđan bị giảm.
Chúng ta quen gọi amiđan khẩu cái một cách ngắn gọn là amiđan. Viêm
amiđan là bệnh rất thường gặp tại các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tai mũi
họng, không chỉ ở trẻ em mà còn ở thanh niên và người lớn. Bệnh có thể cấp tính
điều trị với nội khoa hoặc kéo dài với nhiều đợt cấp tái phát trong năm cần dùng
đến phẫu thuật để điều trị.
Áp xe quanh amiđan được mô tả đầu tiên vào thế kỉ 14, nhưng cho đến mãi
thế kỉ 20, vào thời đại kháng sinh bùng nổ thì nó mới được nhắc đến rộng rãi hơn.
Chúng ta thường xem áp xe quanh amiđan là biến chứng của viêm amiđan cấp. Tuy
nhiên trên các báo cáo ngày nay thì sinh lý bệnh của áp xe quanh amiđan đến nay
vẫn chưa được biết rõ ràng.
Trong nhiều giả thuyết đã được đề cập trong các y văn, có một giả thuyết
được đưa ra rằng nguyên nhân áp xe amiđan bắt nguồn từ tuyến Weber, nhóm tuyến
nước bọt tiết nhầy nhỏ nằm trên amiđan. Khi những tuyến này viêm nhiễm, có thể
tiến triển thành viêm tế bào, hoại tử mơ, tạo mủ, phát triển thành ổ áp xe [46] [47].
Áp xe amiđan là nhiễm trùng khoang sâu mô mềm thường gặp có thể gây ra

nhiều biến chứng nghiêm trọng cần cấp cứu đặc biệt ở trẻ em với đường thở nhỏ, áp
xe có thể gây bít tắc đường thở, hoặc vỡ ổ áp xe tràn vào thanh môn, và nhiều biến
chứng nguy hiểm khác. Chính vì vậy việc nhận ra chẩn đoán đúng bệnh sớm rất


2

quan trọng, không những giúp tránh được các biến chứng nặng, giảm được sự tiến
triển của ổ áp xe sang các cấu trúc xung quanh, mà còn giúp điều trị bệnh khỏi sớm
với mức điều trị can thiệp tối thiểu.
Hiện nay phẫu thuật cắt amiđan được thực hiện ở rất nhiều cơ sở y tế, có
nhiều tài liệu nói về chỉ định cắt amiđan nhưng có rất ít tài liệu nói về giải phẫu
bệnh của mơ amiđan. Để góp phần tìm hiểu thêm về sự phù hợp của các chỉ định cắt
amiđan đồng thời có thể làm sáng tỏ hơn giả thuyết nguyên nhân gây ra áp xe quanh
amiđan, đánh giá được dạng tổn thương của amiđan, so sánh đối chiếu với chẩn
đoán ban đầu chỉ dựa vào lâm sàng, các nhà lâm sàng từ đó có thể rút được nhiều
kinh nghiệm cho chẩn đoán và chỉ định cắt amiđan sau này thì chúng tơi tiến hành
thực hiện nghiên cứu này.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT:
Đối chứng triệu chứng lâm sàng với kết quả giải phẫu bệnh, khảo sát tỉ lệ
xuất hiện tuyến Weber trên bệnh nhân viêm amiđan mạn.

MỤC TIÊU CỤ THỂ:
-


Khảo sát kết quả giải phẫu bệnh đại thể và vi thể.

-

Khảo sát liên quan giữa chỉ định cắt amiđan và ―than phiền chính‖ với kết
quả giải phẫu bệnh.

-

Khảo sát tần suất có mặt của tuyến Weber trên mô amiđan.

-

Khảo sát mối tương quan giữa sự xuất hiện tuyến Weber và áp xe quanh
amiđan .


4

CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 SƠ LƢỢC GIẢI PHẨU HỌNG:
1.1.1 Vị trí:
-

Họng là giao lộ của 2 đường hơ hấp và tiêu hóa. Thức ăn từ miệng qua họng
– thực quản xuống dạ dày và khí thở từ mũi qua họng, thanh khí phế quản
đến nhu mơ phổi [6].


-

Về mặt cấu tạo, họng là một ống cơ xơ nằm trước cột sống cổ trải dọc từ nền
sọ đến tận bờ dưới sụn nhẫn (ngang mức đốt sống C6 ), nơi mà nó nối với
đầu trên của thực quản [2]. Do vị trí đặc biệt, nhân dân ta cịn gọi vùng họng
là yết hầu theo nghĩa thực và nghĩa rộng để chứng tỏ tầm quan trọng của ngã
tư đường ăn – đường thở này. Khi nó bị tổn thương, bị cản trở, bít tắc nếu
khơng được can thiệp ngay lập tức có thể nguy hại đến tính mạng [6].

-

Ống họng dài khoảng 12cm, dẹt từ trước ra sau, trên rộng dưới hẹp. Chỗ
rộng nhất ở trên cùng ngay dưới nền sọ: 5cm và chỗ hẹp nhất ở dưới cùng,
chỗ họng tiếp với thực quản: 2.5cm [6].

-

Họng nằm ngày sau mũi, miệng, thanh quản, do đó họng chia thành 3 phần,
nhưng chỉ là sự phân chia ảo, khơng có mơ hoặc màng ngăn cách thực sự. Từ
trên xuống dưới 3 phần của họng gồm [2]:
o Phần mũi gọi là họng mũi hay còn gọi là tỵ hầu theo phiên âm chữ
Hán nằm sau hai lỗ hố mũi và khẩu cái mềm
o Phần miệng gọi là họng miệng hay khẩu hầu nằm sau các cung khẩu
cái lưỡi (trụ trước ) của màn khầu cái (khẩu cái mềm ).
o Phần thanh quản gọi là họng thanh quản, hoặc hạ họng, hay còn gọi là
thanh hầu nằm sau thanh quản.

-

Cấu trúc của họng là ống sợi cơ có niêm mạc lót mặt trong nhưng khơng phải

là một ống kín hồn tồn. Ở thành trước có những chỗ khơng có cân-cơ-niêm


5

mạc tạo nên những khoảng trống để họng có thể thơng với mũi (phần trên),
miệng (phần giữa), tiền đình thanh quản (ở dưới), và như vậy thành trước chỉ
kín 2 chỗ do có màn hầu và đáy lưỡi [2].

Hình 1.1: Sơ đồ vị trí phân tầng của họng
―Nguồn: Terese Winslow 2012, National Cancer Institute”
1.1.2 Hình thể trong:
1.1.2.1 Họng mũi:
-

Họng mũi nằm trên khẩu cái mềm, khẩu cái mềm ngăn cách họng mũi với
phần còn lại của họng trong lúc nuốt và nhờ thế ngăn không cho thức ăn trào
ngược lên mũi.

-

Có 2 cấu trúc quan trọng nằm ở họng mũi : mơ lympho và lỗ hầu của vịi nhĩ
(vịi Eustache)

-

Ở trẻ nhỏ có mơ lympho khá lớn nằm ở vịm họng, phát triển dần về phía
thành sau gọi là amiđan họng (―VA‖ viết tắt từ gốc tiếng Pháp: Vegetations



6

adenoids). Quá trình nhiễm khuẩn, viêm kéo dài và quá phát mô lympho làm
cho VA to lên gây cản trở thở mũi và viêm họng mũi kéo dài và tái phát. Đó
là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ mà ta thường gọi là viêm VA quá phát. [2]
-

Lỗ hầu vòi nhĩ nằm ở thành bên họng mũi ngang mức sàn mũi. Bờ sau của lỗ
này là một gờ lồi do sụn vòi nhĩ nằm bên dưới đội lên gọi là gờ vòi, ở sau gờ
vòi là một khe dọc gọi là ngách hầu hay còn gọi là hố Rosenmuller. Ở trẻ
nhỏ quanh gờ vịi có nhiều mơ bạch huyết gọi là amiđan vòi.

1.1.2.2 Họng miệng:
-

Là phần miệng của họng, nằm sau miệng, trải dài từ bờ dưới màn hầu đến
phần sau lưỡi ngang mức thung lũng thanh thiệt, bao gồm thành trước, thành
sau và 2 thành bên. [6]

-

Thành trước: có màn hầu, eo họng và thung lũng thanh thiệt.
o Màn hầu: ở trạng thái nghỉ mặt sau màn hầu tạo nên thành trước họng
miệng và dưới nó là eo họng. Còn khi nuốt màn hầu được nâng lên
trên và ra sau, để ngăn cách hoàn toàn họng miệng và họng mũi.
o Eo họng: có giới hạn như sau: ở trên là lưỡi gà và bờ tự do của màn
hầu, 2 bên là cung khẩu cái lưỡi thường gọi là trụ trước amiđan khẩu
cái và dưới là mặt lưng của phần sau lưỡi.
o Thung lũng thanh thiệt là vùng lõm ở giữa rễ lưỡi và thanh thiệt nằm
2 bên nếp lưỡi thanh thiệt, phía trước có đám mơ lympho gọi là

amiđan lưỡi.

-

Thành sau là lớp cơ niêm mạc tiếp nối với thành sau họng mũi ở phía trên và
nằm trước đốt sống cổ C2-C4

-

Hai thành bên: mỗi bên có 2 nếp niêm mạc đi từ màn hầu xuống thành bên
tạo nên 2 cung, nếp trước là cung khẩu cái lưỡi do cơ cùng tên tạo thành, nếp
sau là cung khẩu cái hầu do cơ cùng tên tạo nên, mà chuyên khoa tai mũi
họng thường gọi là trụ trước và trụ sau amiđan. Giữa hai cung khẩu cái lưỡi
và khẩu cái hầu là hố amiđan, chứa khối mô lympho amiđan khẩu cái.


7

Hình 1.2: Khẩu hầu
1: khẩu cái mềm

2: cung khẩu cái lưỡi

3: nếp vòi hầu

4: amiđan khẩu cái 5: cung khẩu cái hầu

6:lỗ tịt

“Nguồn: Bộ môn giải phẫu, Đại học Y Dược Huế”

-

Các khối mô lympho trong họng mũi và họng miệng gọi chung là amiđan
(hạnh nhân- tonsilla) chúng kết nối với nhau thành vịng khép kín gọi là vịng
amiđan Waldeyer, bao gồm: amiđan vòm + 2 amiđan vòi + 2 amiđan vòi + 2
amiđan khẩu cái + amiđan đáy lưỡi [2].

Hình 1.3: Sơ đồ vịng Waldeyer [9]


8

-

Màn hầu cịn gọi là khẩu cái mềm, có 2 mặt: mặt trước thuộc về miệng và
mặt sau thuộc về họng. Màn hầu phía trên dính chặt vào khẩu cái cứng, hai
bên dính vào thành bên họng, chỉ tự do ở bờ dưới và chính giữa có lưỡi gà
dài thõng xuống. Cấu tạo và cách bám như vậy giúp cho màn hầu di động
được trong động tác nuốt để đóng kín họng mũi và tham gia cấu âm trong cơ
chế phát âm. Về cấu tạo màn hầu có niệm mạc phủ hai mặt và dưới niêm
mạc là cân khẩu cái, mạch máu, thần kinh và 5 cơ: cơ nâng màn hầu, cơ căng
màn hầu, cơ khẩu cái lưỡi, cơ khẩu cái hầu và cơ lưỡi gà. Các cơ màn hầu
đều do dây thần kinh VII chi phối vận động qua đám rối hầu, ngoài trừ cơ
căng màn hầu chi phối bởi nhánh chân bướm giữa của dây hàm dưới thuộc
dây V [6][7].

1.1.2.3 Họng thanh quản:
-

Là phần thanh quản nằm sau thanh quản. Nếp lưỡi thanh thiệt bên được xem

là giới hạn phân cách họng thanh quản với họng miệng, tương ứng ngang
mức xương móng. Họng thanh quản là phần thấp nhất của họng tiếp nối với
thực quản nên còn gọi là hạ họng, nằm trước đốt sống cổ C3- C6, đi từ
xương móng đến sụn nhẫn. Cửa vào thanh quản nằm ở phía trước họng thanh
quản.

-

Thành bên hạ họng cùng với thanh quản ở giữa tạo nên máng họng thanh
quản cịn được gọi là xoang lê. Xoang lê nằm phía dưới lỗ thanh quản và
nằm ngồi thanh quản, nó trải dài từ xương móng đến bờ dưới sụn nhẫn. [6]


9

Hình 1.4: Hầu nhìn từ sau [52]

1.2 Giải phẫu amiđan khẩu cái:
1.2.1 Vị trí, hình dạng và kích thƣớc:
-

Amiđan là mối khối mơ lympho có hình dạng bầu dục như hạnh nhân nằm
trong một khoang tam giác gọi là hố amiđan có 2 cạnh là trụ trước – cung
khẩu cái lưới và trụ sau – cung khẩu cái hầu [6].

-

Amiđan có 2 mặt:
o Mặt trong: hay là mặt tự do nhìn vào eo họng có biểu mơ lưới che
phủ.

o Mặt ngồi liên kết với cơ khít hầu trên, trong động tác nuốt cơ này co
lại và amiđan cũng bị nâng lên cùng.


10

-

Kích thước amiđan thay đổi theo từng người. Khi mới sinh chiều cao khoảng
3,5mm, chiều dài trước sau 5mm, nặng 0.75g. Khi phát triển đầy đủ, kích
thước trung bình của amiđan là: chiều cao khoàng 2cm, bề rộng khoảng
1.5cm, và chiều dày khoảng 1-1.2cm và cân nặng 1.5g [7].

Hình 1.5: Hai amiđan kích thước bình thường
“Nguồn: internet, tonsil pictures [link]”

-

Về hình thể, có 3 thể amiđan: thể bình thường, thể có cuống và thể lẩn vào
sâu. Trong thể có cuốn amiđan bộc lộ nhiều vào khoang miệng, ngược lại ở
thể lẩn chìm sâu và trong thể này thì gây khó khăn trong phẫu thuật cắt bỏ.

-

Cần lưu ý 2 cực của amiđan. Cực trên của amiđan có thể phát triền lên trên
ăn sâu vào màn hầu mềm và cực dưới có thể phát triển về đáy lưỡi và đơi khi
mơ lympho amiđan khẩu cái có thể liên tục với mơ lympho amiđan đáy lưỡi.
Thường có một rãnh ngăn cách amiđan với đáy lưỡi gọi là rãnh lưỡi amiđan.

1.2.2 Cấu trúc giải phẫu amiđan:

1.2.2.1 Khối mô amiđan:
-

Về cấu trúc vi thể amiđan gồm có 3 phần: mơ liên kết, nang lympho, và vùng
giữa các nang
o Mô liên kết cấu tạo như cái bè tạo thành lưới nâng đỡ mô cơ bản,
cung cấp mạch máu, bạch mạch, thần kinh.
o Nang lympho là những trung tâm ở đó có các loại tế bào lympho non
và trưởng thành tạo nên những trung tâm mầm.


11

o Vùng giữa các nang có nhiều tế bào lympho phát triển và hoạt hóa ở
các giai đoạn khác nhau.

Hình 1.6: Cấu trúc vi thể mơ amiđan
“Nguồn: internet[link]”
1.2.2.2Bao:
-

Amiđan có 1 bao gồm có 2 lớp giữa có diện bóc tách, vỏ bao bọc 4/5 chu vi
trừ mặt tự do không có bao. Đó là những sợ liên kết của cân họng [6].

-

Có thể có mơ lỏng lẻo ngăn cách mơ amiđan với lớp cơ ở phía ngồi và rất
dễ bóc tách ở phía trên amiđan và ở đó là nơi dễ phát sinh áp xe quanh
amiđan.


1.2.2.3 Nếp tam giác:
-

Là cấu trúc bình thường có từ trong bào thai, khơng có mô cơ và phải lấy đi
khi cắt amiđan, nếu để lại có thể tạo thành túi ứ đọng chất bã, thức ăn gây
kích thích và mơ lympho có thể phát triển làm dầy lên trở thành nhiễm khuẩn
hoặc quá phát sau này.

1.2.2.4 Hốc amiđan:
-

Niêm mạc amiđan chui vào trong nhu mô amiđan, thành lập những hốc. Các
hốc này đi từ bề mặt chui vào trong sâu nhu mô amiđan cho đến tận bao. Có
khoảng 10-30 hốc cho mỗi bên amiđan. Các hốc này làm tăng diện tích tiếp


12

xúc bề mặt của amiđan và cho phép biểu mô dễ tiếp cận với các nang lympho
[6].
-

Về lâm sàng, các hốc chính là nơi ứ đọng thức ăn, mảnh vỡ của tế bào, vi
khuẩn, gây ra các triệu chứng.

-

Một khe rất lớn đi vào từ phần trên và đi xuống đến tận bao amiđan gọi là
khe nứt nội amiđan hay khe Tourtual, khe này có thể bị nhiễm trùng gây ra
viêm tấy chung quanh amiđan.


Hình 1.7: Giải phẫu học amiđan khẩu cái
(A): mặt bên ngoài của amiđan; (B): mặt bên trong của amiđan
“Nguồn: Grant’s Atlas”
1.2.3 Hố amiđan:
-

Được hình thành từ 3 cơ chủ yếu [2]:
o Cơ khẩu cái lưỡi xuất phát ở mặt miệng của khẩu cái mềm chạy
xuống bám tận ở bờ bên của lưỡi.
o Cơ khẩu cái hầu xuất phát từ màn hầu mềm, vòi nhĩ và sàn sọ đi
xuống dưới tới phần trên của thực quản. Cơ này quan trọng hơn cơ
khẩu cái lưỡi nhiều, cần phải cẩn trọng khi cắt amiđan đề khơng làm
tổn hại nó khi cắt amiđan .
o Cơ khít hầu trên có sợi ngang đi tới hố amiđan và tạo nên cơ vòng của
họng, xuất phát từ chân bướm trong dây chằng chân bướm hàm và
xương hàm dưới.


13

-

Ba cơ tạo nền vững chắc ngăn cách amiđan với cấu trúc bên họng, chính là
biên giới ngăn chặn trong phẫu thuật bóc tách lấy bỏ amiđan.

Hình 1.8: Cắt amiđan bóc tách bằng Coblator
“Nguồn: Trimble ENT, Monty V. Trimble, MD”
1.2.4 Mạch máu và thần kinh vùng amidan khẩu cái:
1.2.4.1 Mạch máu:

-

Động mạch nuôi amiđan đi vào từ cực trên hoặc cực dưới của amiđan

-

Cực dưới amiđan:
o Động mạch amiđan, nhánh động mạch khẩu cái lên, xuyên qua cơ khít
hầu trên chui vào mặt sau của cực dưới: động mạch cấp máu chủ yếu.
o Sự cung cấp máu còn đến từ động mạch lưỡi quá các nhánh lưng lưỡi
o Nhánh amiđan của động mạch mặt: là nhánh to nhất

-

Cực trên amiđan:
o Động mạch hầu lên chui vào từ mặt sau.
o Động mạch khẩu cái xuống nhánh của động mạch hàm từ mặt trước.

-

Sự dẫn lưu tĩnh mạch qua tĩnh mạch quanh amiđan và các tĩnh mạch đổ về
đám rối họng hoặc qua các tĩnh mạch nhỏ xuyên qua cơ siết họng đến tĩnh
mạch mặt. Sau đó có sự nối thơng với đám rối chân bướm rồi đi vào hệ thống
tĩnh mặt và tĩnh mạch cảnh trong [2][6].


14

Hình 1.9: Các ĐM ni amiđan
“Nguồn: Uptodate 19.3, Tonsil blood supply”

1.2.4.2 Thần kinh:
-

Nhánh amiđan của dây thần kinh thiệt hầu cho cảm giác chủ yếu của vùng
amiđan, đi vào amiđan từ cực dưới.

-

Dây thần kinh khẩu cái nhỏ thuộc dây hàm dưới, nhánh của dây sinh ba (V)
cho cảm giác phần trên của amiđan.

-

Thần kinh giao cảm đến từ hạch giao cảm cổ trên [6].

Hình 1.10: Thần kinh thiệt hầu cho nhánh đến amiđan
“ Nguồn: Creighton university school of medicine, Anatomy”


×