Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đặc điểm dịch tễ các trường hợp nhiễm chikungunya trên bệnh nhân sốt xuất huyết xét nghiệm dengue âm tính ở khu vực phía nam 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

Nguyễn Thanh Vũ

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
CÁC TRƯỜNG HỢP NHIỄM CHIKUNGUNYA
TRÊN BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT XÉT NGHIỆM
DENGUE ÂM TÍNH Ở KHU VỰC PHÍA NAM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ DỊCH VỤ Y TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

Nguyễn Thanh Vũ

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
CÁC TRƯỜNG HỢP NHIỄM CHIKUNGUNYA
TRÊN BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT XÉT NGHIỆM


DENGUE ÂM TÍNH Ở KHU VỰC PHÍA NAM 2015

Chuyên ngành:

Y tế Công cộng

Mã số:

60 72 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ DỊCH VỤ Y TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN NGỌC HỮU
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả trong luận
văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác./.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả


Nguyễn Thanh Vũ

Người hướng dẫn

PGS. TS. Trần Ngọc Hữu

iii


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 4
MỤC TIÊU ............................................................................................................. 4
DÀN Ý NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN ..................................................................... 6
1.1. Khái quát về bệnh sốt Chikungunya .......................................................... 6
1.2. Tình hình dịch bệnh sốt Chikungunya trên thế giới và tại Việt Nam ........ 7
1.3. Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt Chikungunya (17-19) ................................ 8
1.3.1.Tác nhân gây bệnh.............................................................................. 8
1.3.2.Vật chủ ............................................................................................... 9
1.3.3.Phương thức lây truyền và trung gian truyền bệnh ............................ 9
1.3.4.Đối tượng cảm nhiễm .......................................................................................... 10
1.4. Đặc điểm lâm sàng bệnh sốt Chikungunya (17-19) ................................. 10
1.4.1.Biểu hiện lâm sàng ............................................................................................... 10
1.4.2.Di chứng ................................................................................................................... 12
1.4.3.Chẩn đoán phân biệt ............................................................................................ 12
1.4.4.Định nghĩa ca bệnh Chikungunya .................................................................. 14
1.5. Tổng quan về các kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán Chikungunya (17-19) 15
1.5.1.Xét nghiệm Phân lập vi rút (PLVR) .............................................................. 16

1.5.2.Kỹ thuật xét nghiệm RT-PCR .......................................................................... 16
1.5.3.Kỹ thuật xét nghiệm ELISA (19) ................................................................... 17
1.5.4.Xét nghiệm trung hòa giảm đám hoại tử (PRNT).................................... 17
1.6. Tổng quan các nghiên cứu về bệnh sốt Chikungunya đã thực hiện ......... 18
1.7. Giới thiệu về Chương trình mục tiêu Quốc gia phịng chống sốt xuất
huyết khu vực phía Nam .................................................................................... 21
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 24
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................ 24
2.2. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 24
2.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 24
iv


2.4. Cỡ mẫu ..................................................................................................... 24
2.5. Tiêu chí chọn mẫu .................................................................................... 25
2.5.1.Tiêu chí chọn vào .................................................................................................. 25
2.5.2.Tiêu chí loại ra ....................................................................................................... 25
2.6. Kỹ thuật chọn mẫu ................................................................................... 26
2.7. Thu thập dữ kiện....................................................................................... 26
2.7.1.Định nghĩa biến số ................................................................................................ 26
2.7.2.Phương pháp thu thập dữ kiện ......................................................................... 29
2.8. Kiểm soát sai lệch..................................................................................... 32
2.8.1.Kiểm soát sai lệch chọn lựa .............................................................................. 32
2.8.2.Kiểm sốt sai lệch thơng tin.............................................................................. 32
2.9. Phương pháp quản lý và phân tích số liệu................................................ 32
2.10.

Y đức ..................................................................................................... 32

2.11.


Tổ chức thực hiện .................................................................................. 33
2.11.1.Tập huấn ................................................................................................................. 33
2.11.2.Thu thập thông tin ca bệnh Dengue ............................................................ 33
2.11.3.Chọn mẫu và chuẩn bị mẫu thực hiện xét nghiệm ................................ 33
2.11.4.Thu thập thông tin kết quả xét nghiệm Chikungunya.......................... 34
2.11.5.Thu thập thông tin lâm sàng và cận lâm sàng ca Chikungunya....... 34
2.11.6.Kiểm tra giám sát................................................................................................ 34

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ....................................................................................... 36
3.1. Kết quả thu tuyển ..................................................................................... 36
3.2. Mô tả đặc tính dân số mẫu và mẫu nghiên cứu ........................................ 37
3.2.1.Phân bố các đặc tính của dân số mẫu và mẫu nghiên cứu .................... 37
3.2.2.Phân bố mẫu bệnh phẩm theo thời gian ....................................................... 38
3.2.3.Phân bố mẫu bệnh phẩm theo địa phương .................................................. 39
3.2.4.Phân bố mẫu nghiên cứu theo chẩn đoán so với đặc tính nhân khẩu
học và kỹ thuật xét nghiệm thực hiện ...................................................................... 40
3.2.5.Phân bố mẫu bệnh phẩm theo nhóm tuổi so với các đặc tính giới tính
và xét nghiệm thực hiện ................................................................................................. 41
v


3.3. Kết quả xác định nhiễm vi rút Chikungunya ............................................ 42
3.3.1.Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm vi rút Chikungunya ................................... 42
3.3.2. Phân bố mẫu bệnh phẩm theo kết quả xét nghiệm so với các đặc tính
nhân khẩu học và chẩn đoán ........................................................................................ 42
3.4. Đặc điểm dịch tễ các trường hợp nhiễm vi rút Chikungunya .................. 43
3.4.1.Phân bố ca nhiễm vi rút Chikungunya theo địa phương và theo thời
gian:........................................................................................................................................ 43
3.4.2.Mô tả đặc điểm dịch tễ của các ca nhiễm vi rút Chikungunya ........... 44

3.5. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng các trường hợp nhiễm vi rút
Chikungunya ...................................................................................................... 45
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.................................................................................... 46
4.1. Kết quả thu tuyển ..................................................................................... 46
4.2. Kết quả xét nghiệm Chikungunya ............................................................ 47
4.3. Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng các ca nhiễm Chikungunya ...................... 50
4.4. Ưu điểm và khuyết điểm của Đề tài ......................................................... 53
4.4.1.Ưu điểm của đề tài: .............................................................................................. 53
4.4.2.Hạn chế của đề tài: ............................................................................................... 53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 1
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 6

vi


DANH MỤC VIẾT TẮT
BVĐK

Bệnh viện Đa khoa

CDC

Centre for Disease Prevention and Control
(Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch bệnh)

CHIKV

Vi rút Chikungunya


Chương trình MTQG PCSXH Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng chống sốt
xuất huyết
DENV-1

Vi rút Dengue týp 1

DENV-2

Vi rút Dengue týp 2

DENV-3

Vi rút Dengue týp 3

DENV-4

Vi rút Dengue týp 4

ECDC

European Centre for Disease Prevention and
Control
(Trung tâm kiểm soát và phịng ngừa dịch bệnh
Châu Âu)

KVPN

Khu vực phía Nam

ME


Xét nghiệm MAC-ELISA

PCSXHD

Phịng chống Sốt xuất huyết Dengue

PLVR

Phân lập vi rút

PRNT

Plaque Reduction Neutralization Test (Xét
nghiệm trung hòa giảm đám hoại tử)

SXH-D

Sốt xuất huyết Dengue

TTYTDP

Trung tâm Y tế Dự phòng

WHO

World Health Organization
(Tổ chức Y tế thế giới)

WHO-SEARO


World Health Organization, South-East Asia
Regional Office (Tổ chức Y tế thế giới khu vực
Tây Thái Bình Dương)
vii


DANH MỤC BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ
VÀ CÁC PHỤ LỤC BIỂU MẪU SỬ DỤNG
Bảng biểu
Bảng 1.1

Tỷ lệ % các triệu chứng lâm sàng xuất hiện trên bệnh nhân
Chikungunya

Bảng 1.2

So sánh đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng giữa Chikungunya và
Dengue

Bảng 3.1

Kết quả thu tuyển mẫu nghiên cứu trong năm 2015 của khu vực
phía Nam

Bảng 3.2

Phân bố các đặc tính của dân số mẫu và mẫu nghiên cứu

Bảng 3.3


Phân bố mẫu bệnh phẩm theo thời gian thu thập

Bảng 3.4

Phân bố mẫu bệnh phẩm theo địa phương

Bảng 3.5

Phân bố mẫu bệnh phẩm theo chẩn đốn so với các đặc tính nhân
khẩu học và xét nghiệm

Bảng 3.6

Phân bố mẫu bệnh phẩm theo nhóm tuổi so sánh với các đặc tính
giới tính và xét nghiệm thực hiện

Bảng 3.7

Kết quả thực hiện xét nghiệm tìm vi rút Chikungunya

Bảng 3.8

Phân bố mẫu bệnh phẩm theo kết quả xét nghiệm so với các đặc
tính nhân khẩu học và chẩn đoán

Bảng 3.9

Phân bố ca nhiễm vi rút Chikungunya theo thời gian và theo địa
phương


Bảng 3.10

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng các trường hợp nhiễm vi rút
Chikungunya

viii


Hình minh họa
Hình 1.1

Sơ đồ đường lây truyền vi rút Chikungunya từ động vật sang người

Hình 1.2

Các biểu hiện viêm khớp của Bệnh sốt Chikungunya

Hình 1.3

Sơ đồ đáp ứng miễn dịch và tình trạng nhiễm vi rút Chikungunya trong
máu.

Hình 2.1

Lưu đồ thu thập dữ kiện nghiên cứu

Bản đồ
Bản đồ 1 Phân bố ca nhiễm vi rút Chikungunya trên thế giới .
Bản đồ 2 Phân bố ca nhiễm vi rút Chikungunya ghi nhận năm 2015 ở khu vực phía

Nam

Phụ lục
Phụ lục 1 Phiếu thu thập thông tin lấy mẫu giám sát.
Phụ lục 2 Phiếu gửi mẫu.
Phụ lục 3 Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm MAC-ELISA cho bệnh nhân.
Phụ lục 4 Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm RT-PCR cho bệnh nhân.
Phụ lục 5 Phiếu trả lời kết quả cho địa phương.
Phụ lục 6 Bộ câu hỏi thu thập thông tin lâm sàng và cận lâm sàng.

ix


ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ năm 2005 đến nay, Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng chống sốt
xuất huyết (MTQG PCSXH) Khu vực phía Nam (KVPN) đã ghi nhận trung bình
mỗi năm có 62.172 ca mắc Sốt xuất huyết Dengue (SXH-D) lâm sàng. Trong đó,
KVPN đã thu thập trung bình 8.847 mẫu máu (chiếm tỷ lệ 14% số ca bệnh) để
thực hiện xét nghiệm và đạt tỷ lệ xét nghiệm dương tính với vi rút Dengue
(DENV) trung bình là 38%. Đỉnh điểm trong năm 2011, KVPN đã ghi nhận
60.596 ca mắc SXH-D lâm sàng, thu thập 11.465 mẫu xét nghiệm (chiếm 19%)
và có tỷ lệ xét nghiệm dương tính với DENV là 55% (6.267 mẫu dương
tính/11.465 mẫu xét nghiệm). Trong 2 năm gần đây, tỷ lệ xét nghiệm dương tính
với DENV liên tục giảm dù tỷ lệ mẫu được thu thập để thực hiện xét nghiệm liên
tục tăng. Cụ thể, năm 2013, KVPN đã thực hiện 6.475 mẫu xét nghiệm (chiếm
19% số ca bệnh của năm) và thu được 25% mẫu có kết quả xét nghiệm DENV
dương tính. Trong khi đó, năm 2014 đã thực hiện 6.530 mẫu xét nghiệm (26% số
ca bệnh của năm) và có 26% mẫu có xét nghiệm DENV dương tính (1). Với tỷ lệ
xét nghiệm dương tính với DENV giảm trong những năm gần đây dù tỷ lệ thu
thập mẫu thực hiện xét nghiệm tăng và điều kiện lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển,

thực hiện xét nghiệm không thay đổi, một trong những nguyên nhân được nghĩ
đến nhiều nhất là tác nhân khác ngoài DENV gây ra bệnh cảnh lâm sàng tương tự
SXH-D thay vì các nguyên nhân khác như chẩn đốn SXH-D lâm sàng dương
tính giả tăng cao hay thống kê báo cáo bị sai lệch,…Trong số nhiều tác nhân ngoài
DENV, vi rút Chikungunya là một trong những tác nhân hàng đầu gây ra bệnh
cảnh lâm sàng tương tự SXH-D ở các khu vực lưu hành DENV trên thế giới.
Bệnh sốt Chikungunya là bệnh nhiễm vi rút Chikungunya (CHIKV) được
truyền qua véc tơ trung gian muỗi Aedes có bệnh cảnh lâm sàng tương tự với bệnh
SXH-D và có thể gây chẩn đốn nhầm giữa 2 bệnh này. Hiện nay, Bệnh sốt
Chikungunya đang gây đại dịch trên diện rộng ở Châu Mỹ với 44 quốc gia và
vùng lãnh thổ đã ghi nhận 1.071.696 ca mắc và 169 ca tử vong trong năm 2014


(2-4). Trong khi đó, các nước ở khu vực Đơng Nam Á cũng ghi nhận sự lưu hành
CHIKV như tại Singapore (2008) (5, 6), Campodia (2011) (7-9), Myanmar (2010)
(10), Maylaysia (2008) (11) và Thái Lan (2010) (12, 13). Tại Việt Nam, CHIKV
đã được ghi nhận từ những năm 1965 (14). Từ đó đến nay, chưa thấy nhiều tài
liệu, nghiên cứu ghi nhận về tình hình nhiễm CHIKV tại Việt Nam.
Năm 2010, một cuộc khảo sát về huyết thanh học của Viện Pasteur TPHCM
đã ghi nhận 36/621 mẫu bệnh phẩm nhiễm CHIKV (chiếm tỷ lệ 5,8%) được thu
thập từ 17 tỉnh/thành KVPN (15). Các mẫu bệnh phẩm này đều có kết quả xét
nghiệm huyết thanh học DENV âm tính trước khi được thực hiện xét nghiệm tìm
CHIKV. Cũng tại thời gian này, trong 1 nghiên cứu nhằm xác định nguyên nhân
gây sốt trên 150 trẻ từ 2-14 tuổi ở Tiền Giang năm 2010 đã ghi nhận, CHIKV là
tác nhân đứng hàng đầu trong số 3 tác nhân ngoài DENV, cụ thể tỷ trọng mới mắc
của CHIKV là 18,5% người-năm (KTC95%: 11,6-28,6); Thương hàn là 11,1%
người-năm (KTC95%: 6,3-9,6) và cúm A là 5,4% người-năm (KTC95%: 2,412,1) (16).
Bệnh sốt Chikungunya hiện chưa có vắc xin và chưa có thuốc điều trị đặc
hiệu, việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng (17-19). Bệnh sốt Chikungunya
thường diễn tiến nhẹ, nhưng ở thể nặng, bệnh để lại các biến chứng lâu dài trên

khớp, làm giảm chất lượng cuộc sống, tốn kém nhiều chi phí cho xã hội và hậu
quả nặng nề nhất là tử vong.
Với việc nghi ngờ có tác nhân khác ngồi DENV gây ra bệnh cảnh SXHD lâm sàng trong những năm gần đây, với sự tương đồng về đặc điểm lâm sàng
dễ gây nhầm lẫn chẩn đoán giữa Dengue và Chikungunya và với tình hình dịch
Chikungunya diễn biến phức tạp tại Châu Mỹ cũng như các nước khu vực Đông
Nam Á, vấn đề chúng tôi quan tâm là “tỷ lệ nhiễm CHIKV trong cộng đồng bệnh
nhân được chẩn đoán SXH-D là bao nhiêu?”. Tuy nhiên, để trả lời được câu hỏi
này chúng tôi cần nhiều công cụ, phương tiện, thời gian và kinh phí để có những
nghiên cứu chun sâu hơn mới có thể trả lời xác đáng vấn đề này. Trong điều
2


kiện hiện tại, câu hỏi nghiên cứu đặt ra là “tỷ lệ nhiễm CHIKV trong cộng đồng
bệnh nhân được chẩn đốn, theo dõi SXH-D lâm sàng có xét nghiệm DENV âm
tính là bao nhiêu?”.
Hơn nữa, đến nay Bộ Y tế vẫn chưa xây dựng và ban hành hướng dẫn giám
sát Bệnh sốt Chikungunya tại Việt Nam. Do vậy, việc xác định tỷ lệ mắc, xác
định đặc điểm dịch Bệnh Chikungunya sẽ giúp cho ngành y tế chủ động xây dựng
hệ thống giám sát CHIKV tại Việt Nam, từ đó xác định và triển khai các biện
pháp can thiệp phù hợp nhằm giảm thiểu tối đa những gánh nặng bệnh tật mà
người dân và xã hội hiện nay đang gánh chịu.

3


CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tỷ lệ nhiễm vi rút Chikungunya trên bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue lâm
sàng có xét nghiệm vi rút Dengue âm tính ở khu vực phía Nam năm 2015 là bao
nhiêu?


MỤC TIÊU
Mục tiêu chung: Mô tả đặc điểm dịch tễ các trường hợp nhiễm
Chikungunya trên bệnh nhân sốt xuất huyết xét nghiệm Dengue âm tính ở khu
vực phía Nam 2015.

Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định tỷ lệ nhiễm vi rút Chikungunya trên bệnh nhân sốt xuất huyết
Dengue lâm sàng có xét nghiệm vi rút Dengue âm tính ở khu vực phía
Nam năm 2015.
2. Mơ tả đặc điểm dịch tễ liên quan đến các trường hợp nhiễm vi rút
Chikungunya như tuổi, giới, phân bố ca bệnh theo vùng miền ở khu vực
phía Nam năm 2015.
3. Mơ tả đặc điểm lâm sàng các trường hợp nhiễm vi rút Chikungunya ở

khu vực phía Nam năm 2015.

4


DÀN Ý NGHIÊN CỨU
Lâm sàng khó phân biệt CHIKV và DENV.
Tỷ lệ ca SXH-D lâm sàng chưa xác định
được tác nhân cao

Đang xảy ra dịch CHIKV
ở Châu Mỹ và sự lưu hành
CHIKV ở Đông Nam Á

Bệnh để lại di chứng
và có thể tử vong

Tỷ lệ nhiễm
CHIKV/SXH-D
bao nhiêu?

Tỷ lệ nhiễm
CHIKV/SXH-D có
XN DENV âm tính
bao nhiêu?

Xác định tỷ lệ nhiễm
CHIKV/SXH-D lâm sàng
có XN DENV âm tính

Mơ tả đặc điểm dịch tễ
bệnh CHIKV ở KVPN

Mô tả đặc điểm lâm sàng
bệnh CHIKV ở KVPN

Lưu đồ dàn ý nghiên cứu
5


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN
1.1. Khái quát về bệnh sốt Chikungunya
Bệnh sốt Chikungunya là bệnh nhiễm vi rút Chikungunya (CHIKV) do
muỗi Aedes truyền. Sốt do CHIKV còn được gọi là “makonde”, có nghĩa là có
tình trạng “uốn cong người lên và về phía trước” xuất hiện ở các thể nặng của
bệnh. Chikungunya được ghi nhận vụ dịch đầu tiên khi phát hiện CHIKV trên cả
người và muỗi vào năm 1952-1953 tại Tanzania (17-19). CHIKV phân bố chủ

yếu tại các Quốc gia khu vực Ấn Độ Dương và Châu Mỹ (Mỹ, Mexico và khu
vực Caribean) (17-19). Dịch sốt Chikungunya xuất hiện mang tính chu kỳ và theo
mùa. Theo Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch bệnh (CDC) và Tổ chức Y
tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương (WHO-SEARO), dịch sốt Chikungunya
xuất hiện theo chu kỳ mỗi 4 - 8 năm (có khi kéo dài đến 20 năm) (17-19). Tuy
nhiên, chưa có số liệu cho thấy CHIKV lưu hành theo mùa trong năm.
Vi rút Chikungunya thuộc giống (genus) Alphavirus của họ Togaviridae.
Vi rút có bộ gien là RNA sợi đơn cực dương, đường kính capsid khoảng 60 – 70
nm, lớp vỏ được cấu tạo từ các phospholipid. Vi rút bị diệt bởi nhiệt độ trên 58
o

C và được phân chia 2 nhóm kiểu gien ở Châu Phi và Châu Á (17-20)
Muỗi Aedes là véc tơ truyền CHIKV cho người. Trong khi, Aedes aegypti

là véc tơ truyền bệnh ở đơ thị thì Aedes albopictus là véc tơ truyền bệnh ở nông
thôn. Nơi sinh sống của các véc tơ trung gian truyền bệnh này là ở các vật dụng
trong và xung quanh nhà như: chân chén, bình bơng, lu nước, vật phế thải (vỏ xe
hư, bình, chậu hư, vỏ dừa,…). Muỗi truyền CHIKV từ bệnh nhân nhiễm CHIKV
sang người lành qua vết đốt (17, 19).
Hiện nay, bệnh sốt do CHIKV chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu và
chưa có vắc xin phịng ngừa. Bệnh này có nhiều đặc điểm lâm sàng tương tự
nhiễm DENV và có thể gây chẩn đoán nhầm, đặc biệt là ở các vùng lưu hành
SXH-D (17-19).

6


1.2. Tình hình dịch bệnh sốt Chikungunya trên thế giới và Việt Nam
Theo ghi nhận của WHO, CHIKV đã gây ra một số trận dịch lớn tại châu
Phi và châu Á. Cụ thể, tại châu Á, các vụ dịch CHIKV xảy ra ở Thái Lan (1960),

Ấn Độ (1964), Sri Lanka (1969), Myanmar (1975), Indonesia (1982). (17).
Cuối năm 2013, dịch Chikungunya đã xuất hiện và bắt đầu lan rộng ở hầu
hết các Quốc gia khu vực Ấn Độ Dương, Châu Mỹ (Mỹ, Mexico và khu vực
Caribean) và một vài nước ở Châu Âu (Pháp, Ý). Theo ghi nhận của CDC, năm
2014 đã ghi nhận 1.071.696 trường hợp sốt do CHIKV với 22.796 ca nhiễm
CHIKV xác định và 169 ca tử vong đã được báo cáo tại 44 nước và vùng lãnh thổ
trên tồn Châu Mỹ. Năm 2015, tình hình dịch Chikungunya ở Châu Mỹ có giảm
nhưng vẫn duy trì ở mức cao với 635.955 ca mắc và 82 ca tử vong do CHIKV.
Theo CDC, các ca mắc Chikungunya xuất hiện đều ở cả 3 khu vực Bắc, Trung,
Nam Mỹ (2). Ngoài ra, dịch sốt do CHIKV cũng được ghi nhận tại các khu vực
khác trên thế giới như Châu Phi (25 quốc gia), châu Á (20 quốc gia), Châu Đại
Dương (10 quốc gia) và Châu Âu (2 quốc gia) (2).

Bản đồ 1: Phân bố ca nhiễm CHIKV trên thế giới cập nhật đến 22/04/2016
(Nguồn: Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch bệnh (CDC)):
/>7


Tại các quốc gia lân cận Việt Nam, tình trạng nhiễm CHIKV đã được ghi
nhận trở lại trong thời gian gần đây như ở Singapore (2008, phân lập được vi rút
Chikungunya) (5, 6), Cam pu chia (2011, với 24/196 (12%) ca nhiễm CHIKV xác
định) (7-9), Miến Điện (2010, với 10/116 (9%) ca nhiễm CHIKV xác định) (10),
Mã Lai (2008 với 10.000 ca mắc và 1 ca tử vong) (11), Thái Lan (2009, với 32102
ca mắc) (12, 13).
Trong khi đó, tại Việt Nam, các ghi nhận về tình hình nhiễm CHIKV rất
hạn chế. Tại miền Bắc, năm 2009, Học Viện Quân Y đã ghi nhận 4 trường hợp
nhiễm CHIKV trên tổng số 50 bệnh nhân nghi mắc SXH-D (chiếm tỷ lệ 8%) bằng
xét nghiệm RT-PCR (21). Tại miền Trung, năm 2015, Viện Pasteur Nha Trang
đã ghi nhận 3,4% mẫu dương tính với CHIKV bằng xét nghiệm MAC-ELISA
trong giai đoạn 2007 – 2009 (22). Trong khi đó, tại KVPN, Viện Pasteur TPHCM

đã ghi nhận 5,8% (36/621) trường hợp nhiễm CHIKV trên những bệnh nhân
SXH-D có xét nghiệm DENV âm tính trong năm 2010 (15).

1.3. Đặc điểm Dịch tễ học bệnh sốt Chikungunya (17-19)
1.3.1. Tác nhân gây bệnh
Vi rút Chikungunya thuộc giống (genus) Alphavirus của họ Togaviridae.
Vi rút có bộ gien là RNA sợi đơn cực dương, đường kính capsid khoảng 60nm
đến 70nm và lớp vỏ được cấu tạo từ các phospholipid. Vi rút bị diệt bởi nhiệt độ
trên 58 oC (17-19). Dựa trên cấu trúc protein vỏ E1 của vi rút Chikungunya mà vi
rút này được chia thành các kiểu gien (genotype): Châu Á, Tây Phi, Đông – Trung
– Nam Phi. Dịch bệnh do vi rút Chikungunya tại các quần đảo thuộc Ấn Độ
Dương thuộc kiểu gien Đông – Trung – Nam Phi gây ra (17-19).

8


1.3.2. Vật chủ
Người bệnh là nguồn vật chủ chính.
Các nguồn vật chủ khác có thể là động vật có xương sống bao gồm: khỉ,
động vật gặm nhấm, chim, động vật có xương sống khác (17-19).
1.3.3. Phương thức lây truyền và trung gian truyền bệnh
Cho đến nay véc tơ trung gian truyền bệnh chính là muỗi Aedes với chủ
yếu là Aedes aegypti và Aedes albopictus. Nơi sinh sống của các véc tơ trung gian
truyền bệnh này là tại các vật dụng trong và xung quanh nhà như: chân chén, bình
bơng, lu nước, vật phế thải (vỏ xe hư, bình, chậu hư, vỏ dừa,…).
Muỗi truyền CHIKV từ bệnh nhân nhiễm CHIKV sang người lành qua vết
đốt.
Aedes aegypti được giới hạn trong các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới,
Aedes albopictus ở các vùng ôn đới và vùng ôn đới lạnh. Trong những thập kỷ
gần đây, Aedes albopictus đã lan rộng từ châu Á đến các khu vực châu Phi, châu

Âu và châu Mỹ. Aedes aegypti liên quan chặt chẽ với môi trường sống của con
người và ổ bọ gậy nguồn trong nhà, như bình hoa, các thùng chứa nước và bể
chứa nước bê tơng trong phịng tắm, cũng như mơi trường sống nhân tạo ngoài
trời giống như Aedes albopictus.
Loài Aedes albopictus phát triển mạnh hơn loài Aedes aegypti trong các ổ
bọ gậy như gốc cây tre, lỗ cây và các vật chứa nhân tạo như lốp xe, đĩa bên dưới
chậu cây.
Tại châu Phi, một số véc tơ muỗi khác được cho là liên quan đến việc truyền
bệnh, bao gồm cả nhóm lồi Aedes furcifer-taylori và Aedes luteocephalus.
Có bằng chứng cho thấy một số loài động vật, bao gồm cả các loài gặm
nhấm, chim, động vật có vú nhỏ và lồi khơng phải linh trưởng có thể đóng vai
trị như nguồn lây bệnh.

9


Người
Động vật có xương sống

Muỗi Aedes

Hình 1.1 Sơ đồ đường lây truyền vi rút Chikungunya từ động vật sang người
1.3.4. Đối tượng cảm nhiễm
Tất cả mọi người đều có thể bị bệnh. Kết quả điều tra từ các vụ dịch cho
thấy nhóm tuổi mắc bệnh thường là người lớn trên 16 tuổi. Chưa có giải thích nào
cho hiện tượng này trong kết quả của những điều tra này (17-19). Trong 1 điều
tra về vụ dịch Chikungunya ở Surinam năm 2014, kết quả điều tra cho thấy có
85% số trường hợp nhiễm CHIKV được ghi nhận trên 15 tuổi (100/118 bệnh
nhân) (23).


1.4. Đặc điểm lâm sàng bệnh sốt Chikungunya (17-19)
1.4.1. Biểu hiện lâm sàng
Thời gian ủ bệnh từ 2 – 4 ngày. Vi rút Chikungunya tồn tại trong máu đến
5 ngày kể từ ngày khởi bệnh. Sốt là triệu chứng thường gặp (76 – 100%) trên
bệnh nhân nhiễm CHIKV và thường xuất hiện kèm với các triệu chứng khác như
đau khớp (71 - 100%), đau lưng (34 - 50%), đau đầu (17 - 74%), đau cơ (46 –
72%) và phát ban (28 – 77%).
Sốt cao đột ngột kéo dài từ 24 - 48 giờ và đạt đỉnh 39 – 40 0C kèm ớn lạnh
và đáp ứng tốt với thuốc hạ sốt.

10


Đau khớp có thể xuất hiện khơng kèm sốt và khuynh hướng tăng vào sáng
sớm, giảm khi tập thể dục. Cơn đau có thể khỏi sau 2 – 3 ngày thì xuất hiện trở
lại. Tình trạng viêm đa khớp di chuyển có thể kèm với tràn dịch chiếm 70% (Hình
1.2) và phần lớn là tự khỏi. Các khớp mắt cá chân, cổ tay và khớp nhỏ của bàn
tay chịu tác động nặng nề nhất, trong khi đó các khớp lớn hơn như khớp gối, khớp
vai và cột sống thì có ảnh hưởng nhưng nhẹ hơn.
Một khuynh hướng là các khớp có liên quan đến các chấn thương và thối
hóa thì dễ xuất hiện sớm và rõ ràng hơn. Do vậy, những người làm nghề liên quan
đến việc sử dụng nhiều các khớp nhỏ dễ bị ảnh hưởng hơn như công nhân cạo mủ
cao su, công an (đứng và đi lại nhiều). Hiện tượng dáng người khom lưng cổ điển
có thể là do có sự tác động vào các khớp của chi dưới và lưng làm cho bệnh nhân
khom và uốn người về phía trước (Hình 1.2).

Hình ảnh viêm khớp ở đầu gối và bàn tay

Thể nặng: dáng đi khom lưng


Hình 1.2: Các biểu hiện viêm khớp của bệnh do vi rút Chikungunya (17-19)
11


Bảng 1.1:
Tỷ lệ % các triệu chứng lâm sàng xuất hiện trên bệnh nhân Chikungunya
Đặc tính

Tỷ lệ % xuất hiện triệu chứng

Sốt cao

76-100%

Đau khớp

71-100%

Nhức đầu

17-74%

Đau cơ

46-72%

Đau lưng

34-50%


Nôn

50-69%

Phát ban

28-77%

Nguồn: CDC
1.4.2. Di chứng
Tình trạng đau khớp dai dẳng kéo dài đã được mô tả vào năm 1980 tại Nam
Phi (87,9%); 3,7% trường hợp ghi nhận có tình trạng cứng khớp và đau cách hồi;
2,8% trường hợp ghi nhận có tình trạng cứng khớp và không kèm đau và 5,6%
trường hợp đau hạn chế vận động khớp. Các rối loạn về gân xương như viêm gân
gót Achille được ghi nhận 53% trường hợp. Các di chứng khác về thần kinh, cảm
xúc và da cũng được ghi nhận nhưng chưa rõ ràng.
1.4.3. Chẩn đoán phân biệt
Sốt có hay khơng có đau khớp là 1 biểu hiện rất phổ biến của nhiều bệnh.
Do đó, các bệnh cần chẩn đoán phân biệt với bệnh do vi rút Chikungunya là:
(1) Bệnh Leptospirosis kèm đau cơ nhiều cục bộ.
(2) Sốt xuất huyết Dengue kèm đau lưng nặng.
(3) Sốt rét kèm thay đổi ý thức.
(4) Viêm màng não có sốt cao kèm cổ gượng hoặc thay đổi ý thức
(5) Thấp khớp có sốt

12


Trong đó, khó khăn lớn nhất là chẩn đốn phân biệt giữa bệnh sốt do
CHIKV với bệnh do DENV bởi bệnh cảnh của 2 bệnh này khá tương đồng với

nhau. Một vài dấu hiệu có thể giúp chẩn đốn phân biệt với SXH-D bao gồm: sốt,
đau khớp, dấu xuất huyết. Đối với bệnh do nhiễm CHIKV, dấu hiệu sốt thường
diễn ra đột ngột, cao và ít kéo dài hơn SXH-D, tiếp theo đó là tình trạng đau khớp
ở hầu hết các bệnh nhân nhiễm CHIKV. Dấu hiệu xuất huyết và xuất huyết nặng
hiếm khi được ghi nhận trên bệnh nhân nhiễm CHIKV. Bên cạnh đó sự thay đổi
các chỉ số trong kết quả xét nghiệm công thức máu của bệnh lý do CHIKV cũng
ít biến động hơn do DENV. Tuy nhiên, để có thể chẩn đốn phân biệt giữa 2 bệnh
này cần phải xem xét thêm các dấu hiệu, triệu chứng và các yếu tố khác (bảng
1.2).
Bảng 1.2:
So sánh đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng giữa Chikungunya và Dengue
TT

Đặc điểm phân biệt

Bệnh sốt Chikungunya

Dengue

Dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng
1

Sốt cao đến 40 oC

Đột ngột

Từ từ

2


Thời gian sốt

1-2 ngày

5-7 ngày

3

Phát ban dát sần

Thường xảy ra

Hiếm xảy ra

4

Sốc và xuất huyết nặng

Hiếm xảy ra

Thường xảy ra

5

Đau khớp

Thường xảy ra và kéo dài hơn hơn

Thông số cận lâm sàng


1 tháng

1

Bạch cầu giảm

Thường xảy ra

Ít xảy ra

2

Tiểu cầu giảm

Ít xảy ra

Thường xảy ra

Nguồn: WHO-SEARO (18)

13


1.4.4. Định nghĩa ca bệnh Chikungunya
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Châu Âu (ECDC),
định nghĩa ca Chikungunya dựa trên các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn lâm sàng:

sốt cấp >38,50C và kèm viêm – đau khớp nặng
không rõ nguyên nhân.


Tiêu chuẩn dịch tễ học: sinh sống hoặc đi ra từ vùng dịch trong vòng 15
ngày.
Tiêu chuẩn xét nghiệm: một trong các xét nghiệm sau được thực hiện ở
giai đoạn cấp là
 Phân lập vi rút.
 Phát hiện bộ gien RNA của vi rút bằng kỹ thuật RT-PCR.
 Phát hiện kháng thể đặc hiệu IgM ở mẫu máu cấp hoặc mẫu máu
hồi phục.
 Gia tăng giá trị kháng thể IgG gấp 4 lần ở mẫu máu kép thu thập
cách nhau tối thiểu 3 tuần.
Dựa trên các tiêu chuẩn trên, WHO đã đưa ra định nghĩa ca như sau:
Ca có thể:

Ca bệnh theo tiêu chuẩn lâm sàng.

Ca nghi ngờ:

Ca bệnh bao gồm có tiêu chuẩn lâm sàng VÀ tiêu chuẩn
dịch tễ.

Ca xác định:

Ca bệnh theo tiêu chuẩn xét nghiệm.

14


1.5. Tổng quan về các kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán Chikungunya
(17-19)

Đáp ứng miễn dịch của cơ thể chống lại vi rút Chikungunya: Khi vi rút
Chikungunya xâm nhập vào cơ thể, hàm lượng vi rút sẽ tăng dần để đạt đỉnh vào
thời điểm ngày 1 - 2 và sẽ biến mất vào ngày thứ 9 - 10 sau khi xuất hiện triệu
chứng lâm sàng đầu tiên. Do đó, xét nghiệm tìm kháng nguyên nên được thực
hiện trong những ngày đầu sau khi bệnh khởi phát triệu chứng. Tiếp sau đó, đáp
ứng miễn dịch tạo kháng thể IgM và IgG lần lượt xuất hiện để bảo vệ cơ thể.

Ngày sau khi khởi phát triệu chứng
Hình 1.3: Sơ đồ đáp ứng miễn dịch và tình trạng nhiễm CHIKV trong máu
Kháng thể IgM xuất hiện trong thời gian 3 - 4 ngày đầu sau khi có triệu
chứng đầu tiên, kháng thể IgM tăng cao trong những ngày tiếp theo, tồn tại đến
45 ngày và thường kéo dài đến 90 ngày. Trong giai đoạn này, ngày thứ 8 là thời
điểm IgM đạt nồng độ cao nhất nên khả năng được phát hiện là tốt nhất.
Kháng thể IgG xuất hiện muộn hơn IgM, thường khoảng 6 - 7 ngày sau khi
khởi phát triệu chứng đầu tiên và sẽ tăng cao những ngày tiếp theo, sau đó giảm
15


dần và kéo dài đến nhiều năm sau đó. Kháng thể IgG thường được xét nghiệm
phát hiện vào ngày 12 của bệnh.
Miễn dịch có được sau đợt nhiễm Chikungunya cấp tính có thể bảo vệ cơ
thể chống tái nhiễm. Điều này lý giải vì sao dịch bệnh biến mất sau thập niên 70
và tái bùng phát trở lại trong những năm gần đây.
Hiện nay, các xét nghiệm thường được sử dụng để chẩn đốn xác định
nhiễm CHIKV có 2 loại chính, bao gồm: xét nghiệm phát hiện kháng nguyên
(phân lập vi rút, RT-PCR) và xét nghiệm phát hiện kháng thể (ELISA và PRNT).
1.5.1. Xét nghiệm Phân lập vi rút (PLVR)
Đây là xét nghiệm phát hiện và định danh vi rút trong mẫu bệnh phẩm. Vi
rút Chikungunya sẽ tạo ra các hiệu quả bệnh học tế bào (CPE) trong vòng 3 ngày
sau khi ni cấy trên nhiều dịng tế bào như tế bào Vero, tế bào BHK21, và tế bào

HeLa và được phát hiện bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFA)
Phân lập vi rút có thể được thực hiện trên muỗi hoặc trên mẫu máu cấp ≤ 8
ngày và được vận chuyển trong môi trường lạnh (2-80C) trong vịng 48 giờ.
1.5.2. Kỹ thuật xét nghiệm tìm kháng ngun RT-PCR
RT-PCR cũng là một kỹ thuật được sử dụng để chẩn đoán xác định nhiễm
vi rút Chikungunya. Trong xét nghiệm RT-PCR, cặp mồi đặc hiệu cho vùng gien
không cấu trúc NSP1 và glycoprotein vùng vỏ E1 trong RNA của vi rút
Chikungunya kết với hoạt động của các men Reverse transcriptase và men Taq
polymerase sẽ giúp khuếch đại đoạn gien đặc hiệu của vi rút Chikungunya và sản
phẩm khuếch đại được phát hiện bằng Ethidium Bromide dưới tác dụng của tia
UV.
Ưu điểm kỹ thuật này là có thể có được kết quả nhanh trong vòng 1 ngày.
Hạn chế của RT-PCR là phải cần một số điều kiện thiết bị kỹ thuật cao và nhân
sự thành thạo để thực hiện.
16


×