Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

chuyên đề vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong phân môn luyện từ và câu lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.15 KB, 11 trang )

CHUYÊN ĐỀ
VẬN DỤNG LINH HOẠT CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
I .ĐẶT VẤN ĐỀ :
Dạy học Tiếng Việt là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng
sử dụng tiếng Việt ( đọc, viết, nghe, nói, )để học tập và giao tiếp trong các
môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học tiếng Việt,
góp phần rèn luyện thao tác tư duy. Nhằm cung cấp cho HS những kiến
thức sơ giản về tiếng Việt, về tự nhiên, xã hội và con người; về văn hoá,
văn học của Việt Nam và nước ngồi.Từ đó bồi dưỡng cho các em tình u
tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của
tiếng Việt , góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa cho học sinh.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, việc vận dụng linh hoạt trong sử
dụng phương pháp dạy học, ứng xử sư phạm là việc làm cần thiết để thích
ứng với sự thay đổi của đối tượng và hồn cảnh là yếu tố quan trọng cho
sự thành cơng của mỗi bài dạy trong môn Tiếng Việt mà cụ thể là ở phân


môn Luyện từ và câu . Phối hợp nhiều PPDH sẽ giúp cho học sinh đỡ
nhàm chán và có hứng thú hơn tới môn học, Đặt biệt trẻ càng nhỏ, sự luôn
thay đổi càng cần thiết. Hơn nữa sự phong phú về phương pháp sẽ đáp ứng
yêu cầu cá biệt và đáp ứng được lớp học đông người. Mỗi HS có những
thói quen hoạt động trí não khác nhau nên PPDH chỉ có thể phù hợp với
một số đối tượng nhất định. Linh hoạt trong sử dụng PPDH sẽ giúp cho
mọi HS đều có cơ hội bình đẳng trong lĩnh hội kiến thức và kĩ năng.
II .NHỮNG YÊU CẦU, NỘI DUNG DẠY HỌC Ở PHÂN MÔN LTVC
LỚP4:
A . Thời lượng : Gồm 62 tiết ; HKI 32 tiết ; HKII 30 tiết
B . Yêu cầu :
Phân môn luyện từ và câu giúp cho HS:


1. Mở rộng ,hệ thống hoá vốn từ và trang bị cho HS một số hiểu biết sơ
giản về từ và câu.
2 . Rèn cho HS kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu.
3 . Bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý
thức sử dụng tiếng Việt văn hoá giao tiếp.
C . Nội dung dạy học


C.1. Mở rộng và hệ thống hoá theo trường nghĩa ( tương đương các chủ
điểm).
+ HKI : 9 tiết
Gồm các chủ điểm : Nhân hậu- Đoàn kết; Trung thực - Tự trọng ; Ước
mơ ;Ý chí

-

Nghị lực ; Đồ chơi – Trò chơi.
+ HKII : 10 tiết
Tài năng ; Sức khoẻ; Cái đẹp ; dũng cảm; Du lịch – Thám hiểm ; Lạc quan –
Yêu đời.
C. 2 . Tiếng , cấu tạo từ.
Cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo của tiếng, cấu tạo của từ:
Cấu tạo của tiếng ,Từ đơn và từ phức , Từ ghép và từ láy
C.3 . Từ loại : Cung cấp một số kiến thức sơ giản về các loại từ cơ bản
của tiếng Việt: Danh từ , Động từ, Tính từ .

C.4 . Câu
Cung cấp kiến thức sơ giản về cấu tạo,công dụng các kiểu câu: Câu hỏi,
( 4 tiết), Câu kể, ( 12 tiết ), bao gồm các kiểu câu Ai làm gì? , Ai thế nào ?,



Ai là gì?

Câu khiến gồm (3tiết), Câu cảm (1tiết) ,Thêm trạng ngữ cho

câu ( 6 tiết)
C .5.Dấu câu
Cung cấp kiến thức về công dụng và luyện tập sử dụngcác dấu câu : Dấu
hai chấm (1tiết) ,Dấu ngoặc kép( 1tiết), Dấu chấm hỏi , Dấu gạch ngang
( 1tiết).
III. BIỆN PHÁP DẠY HỌC
1 . Cung cấp kiến thức mới
GV tổ chức HS làm các bài tập ở phần Nhận xét theo các hình thức:
- Trao đổi chung cả lớp.
- Trao đổi từng nhóm
- Tự làm cá nhân.
2 . Luyện tập và mở rộng vốn từ:
GV cho học sinh nhắc lại một số kiến thức có liên quan(nếu cần ), rồi tổ
chức HS làm bài tập theo nhiều hình thức (do GV chọn ) nhằm phát huy
tính tích cực của HS.
3 . Quy trình giảng dạy
A Kiểm tra bài cũ


B Dạy bài mới:
1 .Giới thiệu bài
2. Hình thành khái niệm
3. Hướng dẫn làm bài tập
4 . Củng cố, dặn dò.
IV . VẬN DỤNG LINH HOẠT PPDH LUYỆN TỪ VÀ CÂU NHẰM

ĐẠT HIỆU QUẢ THIẾT THỰC :
- Đối với dạng bài mở rộng và hệ thống hoá vốn từ , GV cần làm cho HS
hiểu tên các chủ điểm . Ví dụ : để mở rộng vốn từ về Ý chí- Nghị lực, HS
cần hiểu được nghĩa từ ý chí ( khả năng tự xác định mục đích cho hành
động và hướng hoạt động của mình , khắc phục khó khăn nhằm đạt mục
đích đó) , nghĩa từ nghị lực (Sức mạnh tinh thần tạo cho con người sự kiên
quyết trong hành động, khơng lùi bước trước khó khăn ),từ đó HS có cơ sở
tìm thêm các từ khác theo chủ điểm đã cho ( quyết tâm, kiên trì, kiên
định……)
Căn cứ vào đối tượng HS cụ thể ,GV cần lựa chọn biện pháp dạy học
sao cho phù hợp, tạo điều kiện cho tất cả HS đều được tham gia thực hành
theo năng lực của mình ( dù hạn chế về kết quả), từng bước vươn lên đạt


chuẩn kiến thức, kĩ năng đã quy định. Ví dụ: Tiết LTVC tuần 13 (MRVT:
Ý chí- Nghị lực) gồm 3 bài tập; GV có thể lựa chọ cách dạy linh hoạt theo
phương án dưới đây.
Bài tập 1: Tìm các từ ngữ
a) Nói lên ý chí , nghị lực của con người.M : quyết chí.
b) Nêu lên những thử thách đối với ý chí,nghị lực của con người .M : Khó
khăn
. Nếu HS còn hạn chế về vốn tiếng Việt ,chưa thể tự tìm được các từ ngữ
theo yêu cầu nêu trong bài tập,GV có thể điều chỉnh cách dạy : cho học
sinh tìm các từ đồng nghĩa với từ quyết chí ( quyết tâm, quyết chiến, quyết
thắng…..) ,đồng nghĩa với từ kiên định ( kiên cường, kiên trung….); GV
ghi bảng,sau đó khái quát: đó là các từ nói lên ý chí nghị lực của con
người.
Bài tập 2: Đặt câu với một từ em vừa tìm được ở bài tập 1:
Trước hết giáo viên cần cho HS nêu từ theo đúng yêu cầu, sau đó tập đặt
câu (viết vào vở nháp) rồi đọc lên để nhận xét, sửa chữa ; lưu ý HS chọn

các từ quen thuộc và hiểu được nghĩa để đặt câu cho đúng.


Bài tập 3 :Viết một đoạn văn ngắn nói về người do ý chí nghị lực nên đã
vượt qua được nhiều thử thách,đạt được thành công.
Cách tốt nhất là GV nêu một vài câu hỏi gợi ý,tạo chỗ dựa cho HS viết
đoạn văn theo yêu cầu cho trước( Ví dụ: Em biết ai là người có ý chí và
nghị lực trong cuộc sống ? Người đó đã gặp khó khăn gì? Người đó đã suy
nghĩ thế nào? Đã làm gì để vượt qua khó khăn đó?...
- Đối với dạng bài hình thành kiến thức lí thuyết ( bài : Danh từ, Động
từ, Tính từ,Câu kể … )để phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS lớp 4
GV cần kết hợp sử dụng một cách linh hoạt PP phân tích ngôn ngữ với PP
luyện tập theo mẫu, PP thực hành giao tiếp, PP thảo luận nhóm . GV cần
chủ động dẫn dắt, gợi ý HS trao đổi chung ở lớp để từ đó rút ra những
điểm cần ghi nhớ về kiến thức một cách nhanh gọn.
Trong quá trình luyện tập, GV có thể nhắc lại một số kiến thức liên quan
để HS dễ thực hiện bài tập; tổ chức HS làm bài theo hình thức trao đổi
nhóm, kết hợp tự họcvà giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ.GV chú
ý HS nắm vững yêu cầu của bài tập,làm thử trên lớp một phần hoặc một
bài cụ thể trước khi yêu cầu HS làm vào vở…Sau đó ,GV tổ chức đánh giá
kết quả làm bài của HS để củng cố uốn nắn kịp thời.


Đối với một số tiết học có nhiều bài tập ( không đủ thời gian thực hiện
kĩ và đầy đủ trong một tiết ) hoặc bài tập có yêu cầu cao so với trình độ
chung của lớp, GV có thể giảm nhẹ hoặc gợi ý cụ thể để HS có khả năng
thực hiện được yêu cầu cơ bản, chấp nhận được ở mức độ tối thiểu.Ví dụ :
Tiết LTVC tuần 9 ( MRVT:Ước mơ) gồm 5 bài tập : GV có thể yêu cầu HS
đọc và phát hiện nhanh 2 từ cùng nghĩa với từ ước mơ ( mơ tưởng, mong
ước) ; tổ chức HS làm bảng nhóm bài tập 2 rồi nêu kết quả đế nhận xét

chung;Từng HS làm nhanh vào vở nháp bài tập 3 rồi nêu kết quả; đối với
bài tập 4, GV chỉ yêu cầu vài HS nêu ví dụ minh hoạ về một loại ước mơ
nói ở bài tập 3; riêng bài tập5 ,GV có thế căn cứ vào trình độ HS ở từng
lớp mà yêu cầu HS giải nghĩa cả 4 thành ngữ hoặc chỉ tập trung vào 2
thành ngữ đầu. Việc giảm bớt bài tập đồng dạng như vậy nhằm giải quyết
khó khăn về thời gian,làm cho giờ học bớt nặng nề và đảm bảo hiệu quả
dạy học thiết thực đối với những lớp học cịn nhiều học sinh học yếu.
Tóm lại trong quá trình giảng dạy, mỗi giáo viên cần lựa chọn vận dụng
linh hoạt hình thức và phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng
học để đem lại hiệu quả cao nhằm phát huy tính cực học tập của học sinh.


TRƯỜNG TH NGUYỄN CÔNG SÁU


NĂM HỌC : 2017 - 2018




×