Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Ứng xử của người dân đối với tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ở tỉnh bến tre (nghiên cứu trường hợp ở huyện bình đại và huyện ba tri)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.09 MB, 120 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn: Ts. Đặng Thị Kim Oanh

Đề tài:

ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI TÌNH
TRẠNG HẠN HÁN VÀ XÂM NHẬP MẶN Ở TỈNH
BẾN TRE
(Nghiên cứu trường hợp ở huyện Bình Đại và huyện Ba Tri)

Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày hoàn thành: 6/3/2017

1


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

Họ và tên chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Mỹ Phụng, MSSV: 1456060054.
Lớp, Khoa/Bộ môn: Lớp Nhân học 14 (NH14), khoa Nhân học.
Địa chỉ thường trú: 22/10 KP. Tân Lập – P. Đơng Hịa – TX. Dĩ An – Bình
Dương.
Địa chỉ liên lạc: 22/10 KP. Tân Lập – P. Đông Hịa – TX. Dĩ An – Bình
Dương.
Số điện thoại: 0963861413.
Email:
Các thành viên tham gia:


1) Ngô Nguyễn Kim An
Điện thoại: 01235241294

Lớp, Khoa/Bộ môn: NH14, Nhân học.
Mã số sinh viên: 1456060001

2) Trần Lê Thụy Kim Anh
Điện thoại: 01264016398

Lớp, Khoa/Bộ môn: NH14, Nhân học.
Mã số sinh viên: 1456060004

3) Nguyễn Hồng Hân
Điện thoại: 01236260196

Lớp, Khoa/Bộ môn: NH14, Nhân học.
Mã số sinh viên: 1456060018

4) Nguyễn Đỗ Lan Phương
Điện thoại: 01285172527

Lớp, Khoa/Bộ môn: NH14, Nhân học.
Mã số sinh viên: 1456060057

2


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, nhóm xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám Hiệu và phịng Quản lí Dự án và Khoa học của trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn đã duyệt đề tài và hỗ trợ kinh phí cho nhóm hồn thành đề
tài nghiên cứu khoa học này.
- Tiến sĩ Đặng Thị Kim Oanh – giảng viên khoa Nhân học, đã tận tình hướng dẫn,
chia sẻ kinh nghiệm, chỉnh sửa đề cương và hỗ trợ nhóm trong suốt quá trình làm
đề tài nghiên cứu này.
- Bạn bè cùng khoa đã giúp đỡ, góp ý cho nhóm để nhóm có thể chỉnh sửa và hồn
thành bài nghiên cứu.
- Bạn Lê Hữu Khang – sinh viên khoa Nhân học và bạn Phan Đình Huy – sinh viên
trường Đại học Hutech đã hỗ trợ nhóm trong q trình nghiên cứu tại địa bàn.
- Cán bộ, viên chức của Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn huyện Bình
Đại và huyện Ba Tri; của UBND xã Thừa Đức, xã Phú Vang; xã An Bình Tây và
xã Bảo Thuận; cùng với người dân tại địa phương đã tận tình giúp đỡ và cung cấp
những tư liệu quan trọng để nhóm có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu khoa
học.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 6/3/2017

3


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I.

Lý do chọn đề tài. .............................................................. .8 – 10.

II.

Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ. .................................. 11 - 12.
1. Mục đích nghiên cứu. ........................................................................... 11.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu. ................................................................... 11 - 12.


III.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. ........................... 12 - 13.
1. Ý nghĩa khoa học. ................................................................................. 12.

2. Ý nghĩa thực tiễn. ..........................................................................12 - 13.
IV.

Vấn đề nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
và thời gian nghiên cứu ..................................................... 13 - 14.
1. Vấn đề nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu........................................ 13.
2. Phạm vi nghiên cứu và thời gian nghiên cứu ................................ 13 - 14.

V.

Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................ 14 - 15.
1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 14.
2. Giả thuyết nghiên cứu........................................................................... 15.

VI.

Phương pháp nghiên cứu. ................................................. 15 - 18.

VII.

Bố cục của đề tài và nội dung cơ bản của từng chương .............
............................................................................................. 18 - 21.
1. Bố cục dự kiến ...............................................................................18 - 19.
2. Nội dung cơ bản của từng chương ................................................ 19 - 21.


4


B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận: ......................................... 22 - 36.
I.

Thao tác hóa các khái niệm. ............................................. 22 - 24.
1. Hạn hán và xâm nhập mặn ................................................................... 22.
2. Vùng nước mặn .................................................................................... 22.
3. Ứng xử .................................................................................................. 23.
4. Sinh kế .................................................................................................. 23.
5. Biến đổi văn hóa ................................................................................... 24.

II.

Lý thuyết nghiên cứu.

............................................... 24 - 26.

1. Lý thuyết sinh thái học văn hóa của Julian Steward .....................24 - 25.
2. Lý thuyết sự lựa chọn duy lý ......................................................... 25 - 26.

III.

Các tài liệu liên quan ........................................................ 27 – 32.

IV.


Tổng quan địa bàn nghiên cứu ........................................ 33 - 35.
1. Tổng quan về huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre ................................ 33 - 34.
2. Tổng quan về huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.................................... 34 - 35.

Chương 2: Tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ở huyện
Bình Đại và huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre ................. 36 - 42.
I.

Tình hình hạn hán và xâm nhập mặn ở huyện Bình Đại, tỉnh
Bến Tre ............................................................................... 36 - 38.
1. Tình hình chung .............................................................................36 - 37.
2. Vùng nước mặn .............................................................................37 - 38.
5


II.

Tình hình hạn hán và xâm nhập mặn ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến
Tre ....................................................................................... 38 - 40.
1. Tình hình chung .............................................................................38 - 39.
2. Vùng nước mặn .............................................................................39 - 40.

III.

Nguyên nhân khách quan và chủ quan ........................... 40 - 42.
1. Nguyên nhân khách quan .............................................................. 40 - 41.
2. Nguyên nhân chủ quan .................................................................. 41 - 42.

Chương 3: Mối quan hệ giữa ứng xử của người dân với
tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ở huyện Bình Đại và

huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre ............................................ .43 - 64.
I.

Ứng xử của người dân trong giai đoạn trước cuối năm 2015 và
giai đoạn từ cuối năm 2015 đến nay: ............................... 43 - 53.

II.

Hệ quả về kinh tế, văn hóa, xã hội do các ứng xử của người dân
đối với tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn mang lại .............
............................................................................................. 53 - 61.

III.

Các ứng xử của người dân dưới góc nhìn của Nhân học ...........
............................................................................................ 61 – 64.

Chương 4: Kết luận và đề xuất giải pháp ............... 65 - 72.
I.

Các phương pháp phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn của
các nước trên thế giới ........................................................ 65 - 69.
6


1. Tổng quan ......................................................................................65 - 67.
2. Dự đoán .........................................................................................67 - 69.

II.


Kết luận về ứng xử của người dân đối với tình trạng hạn hán
và xâm nhập mặn ở huyện Bình Đại và huyện Ba Tri, tỉnh Bến
Tre ....................................................................................... 69 - 71.

III.

Đề xuất giải pháp ............................................................... 71 - 72.

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
I.

Tài liệu tham khảo từ sách báo, tạp chí ......................... .73 - 75.

II.

Tài liệu tham khảo từ internet ........................................ .75 - 76.

D. PHỤ LỤC
I.

Hình ảnh ............................................................................ .77 - 81.

II.

Bảng hỏi phỏng vấn ........................................................... 82 - 84.

III.

Bảng hỏi định lượng .......................................................... 85 - 91.


IV.

Gỡ băng ............................................................................ 92 - 120.

7


A.
I.

PHẦN MỞ ĐẦU

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hạn hán và xâm nhập mặn là những hiện tượng diễn ra hàng năm tại nước ta

và năm nào cũng gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng đến đời sống sinh
hoạt hàng ngày của người dân. Đặc biệt, đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa lớn
của nước ta, là vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất do tình trạng hạn hán và xâm nhập
mặn trong các năm qua. Do đó, người dân ở vùng đất này đã từng bước thích nghi
với hiện trạng trên thông qua các biện pháp khác nhau như theo dõi và dự đốn
tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn, dự trữ nước trong mùa mưa, chuyển đổi một
số mơ hình trồng trọt và chăn ni,…Tuy nhiên, cuối năm 2015 và đầu năm 2016
thì tình trạng hạn mặn diễn ra bất ngờ với cường độ cao làm cho người dân khơng
thích nghi kịp. Diện tích trồng trọt và nuôi trồng thủy hải sản bị thiệt hại nặng nề,
đàn gia súc gia cầm bị giảm tải trọng và người dân phải bán đi do thiếu nước và
thiếu thức ăn cho chúng, người dân thiếu nước ngọt trầm trọng do nước ở các nhà
máy bị nhiễm mặn và đường dẫn nước ngọt chưa kịp đến với người dân,…
Thông qua các số liệu về cơng tác phịng chống hạn hán và xâm nhập mặn
đã được các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long công bố trong năm 2016, Bến
Tre là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do hạn mặn. Hiện chỉ cịn vài

xã ở phía Bắc của tỉnh chưa ảnh hưởng, còn lại 155/164 xã, phường, thị trấn của
tỉnh đều bị nước mặn “bủa vây” với độ mặn 1g/lít – Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre
Cao Văn Trọng thông báo với truyền thông vào ngày 20/2/2016 1. Đặc biệt, Bình
Đại và Ba Tri là hai huyện chịu nhiều thiệt hại của tỉnh và đang vô cùng khan hiếm
nước ngọt.
1

news.zing.vn/nuoc-nhiem-man-bao-vay-xu-dua-ben-tre-post627955.html
8


Đối tượng bị ảnh hưởng

Thiệt hại

Cây lúa

Trên 70%, diện tích là 485,61 ha

Hoa màu

Trên 70%, diện tích là 63 ha

Cây ăn trái

Trên 70%, diện tích là 1,4 ha

Gia súc, gia cầm

Gặp một số khó khăn về nước


Ni hàu

Từ 80 – 90%

Ni cá tra

Từ 20 – 60%, diện tích là 13,03 ha

Ni tơm càng xanh

Từ 20 – 100%, diện tích là 6,6 ha

Bảng 1. Số liệu thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn từ đầu năm 2016 đến
nay ở huyện Bình Đại.2
Đối tượng bị ảnh hưởng

Thiệt hại

Lúa Đơng Xn

Gần 100% diện tích

Hoa màu các loại

197,68 ha

Tơm biển

160 ha / 515,5 ha


Hàu

1,2 ha

Cá da trơn

5,05 ha/ 30 ha

Ngêu

40% tổng diện tích

Bảng 2. Số liệu thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn năm 2016 ở huyện Ba
Tri3

Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn huyện Bình Đại (2016); trích từ phần II “Thiệt hại
do thiên tai từ đầu năm 2016 đến nay”, mục 1 “Hạn hán, xâm nhập mặn”; in trong báo cáo Cơng
tác phịng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2016 – Giải pháp phịng chống
thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2017 và những năm tiếp theo trên địa bàn huyện
Bình Đại.
2

9


Từ hai điều trên cùng với các bảng số liệu có được, nhóm nhận thấy vấn đề
hạn hán và xâm nhập mặn ở tỉnh Bến Tre (đặc biệt là huyện Bình Đại và Ba Tri) là
một vấn đề đáng được quan tâm.
Tuy nhiên, các tài liệu, cơng trình nghiên cứu hiện nay về tình trạng trên

trong và ngồi nước, đặc biệt ở chính địa bàn nghiên cứu, hầu hết là về nguyên
nhân khách quan gây ra tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn, một số biến đổi sinh
kế thường là chuyển từ lúa sang tơm, cách giải quyết tình trạng thiếu nước
ngọt,…chứ chưa đi sâu vào việc tìm hiểu các ứng xử của người dân trong mối quan
hệ hai chiều đối với hiện tượng hạn hán và xâm nhập mặn. Các ứng xử của người
dân đối với vấn đề trên trước giai đoạn cuối năm 2015 – đầu năm 2016 có ảnh
hưởng như thế nào đối với hiện tượng hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng như
hiện nay? Và với tình trạng nghiêm trọng như thế thì người dân đã có bước đầu
thích nghi như thế nào? Với những nghiên cứu về cách ứng xử của người dân tại
nơi nghiên cứu trước và sau khi hạn mặn nghiêm trọng như hiện nay sẽ giúp ta
hiểu được tâm lý và hành động của người dân, cách thức ứng xử với tự nhiên và xã
hội và nhu cầu của họ hiện nay.
Như vậy, đề tài “ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG
HẠN HÁN VÀ XÂM NHẬP MẶN Ở TỈNH BẾN TRE (Nghiên cứu trường
hợp ở huyện Bình Đại và huyện Ba Tri)” đáng để nhóm nghiên cứu. Các kết quả
có được từ đề tài nghiên cứu này sẽ giúp chính quyền địa phương hiểu thêm về tình
trạng hạn mặn và ứng xử thực tế của người dân. Từ đó, địa phương sẽ có những
chính sách điều chỉnh và hỗ trợ kịp thời.

3

Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn huyện Ba Tri (2016); phần 2 “Tình hình thiệt hại
sản xuất do xâm nhập mặn”; trích từ Báo Cáo Tổng Kết: Cơng tác phịng, chống hạn hán, xâm
nhập mặn năm 2016.
10


II.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ:


1. Mục đích nghiên cứu:
Đối với đề tài nghiên cứu này, nhóm đưa ra ba mục đích chính:
- Khái quát được thực trạng hạn hán và xâm nhập mặn ở tỉnh Bến Tre nói
chung, ở huyện Bình Đại và huyện Ba Tri nói riêng (Hạn mặn gây thiệt hại
ra sao đối với đời sống tinh thần và vật chất của người dân nơi đó? Nguyên
nhân khách quan lẫn chủ quan dẫn đến hiện trạng trên? Chính quyền địa
phương đã có những biện pháp bước đầu khắc phục tình trạng trên như thế
nào?).
- Tìm hiểu được mối quan hệ hai chiều giữa các hành vi ứng xử của người dân
nơi nghiên cứu với tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn. Lí giải tại sao
người dân ở nơi đó lại có những ứng xử như trên (Người dân đã có những
ứng xử gì đối với hạn mặn trong những năm qua? Những ứng xử của người
dân có góp phần làm dẫn đến tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm
trọng như hiện nay không? Và khi tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn trầm
trọng như thế thì người dân đã có những bước đầu thích nghi như thế nào?
Nguyên nhân tại sao người dân lại có các ứng xử đó?)
- Dự đốn xem các phương pháp giải quyết tình trạng hạn hán và xâm nhập
mặn đã thành công của một số quốc gia trên thế giới có phù hợp với điều
kiện tự nhiên và sự hiểu biết của người dân ở Việt Nam, đặc biệt là nơi
nghiên cứu hay khơng? Từ đó, nhóm đưa ra những nhìn nhận chung về vấn
đề nghiên cứu và những đề xuất của nhóm.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tương ứng với ba mục tiêu nghiên cứu là ba nhiệm vụ nghiên cứu:
- Trực tiếp đến các cơ quan có liên quan đến vấn đề nghiên cứu (UBND các
huyện Bình Đại và Ba Tri; Phịng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn) tại
11


địa bàn nghiên cứu để có được những tư liệu chính xác về tình trạng hạn hán

và xâm nhập mặn, biết được cơ bản những nguyên nhân gây ra tình trạng
trên và chính quyền địa phương đã có những bước đầu ứng phó và giúp đỡ
người dân như thế nào?
- Tiến hành nghiên cứu tại thực địa thông qua quan sát tham dự, làm bảng hỏi,
phỏng vấn chiến lược và phỏng vấn sâu đối với người dân tại địa bàn nghiên
cứu. Các tư liệu thu thập được qua các chuyến nghiên cứu tại thực địa trên
sẽ được tổng hợp, phân tích, so sánh và kết luận lại để có thể thấy được mối
quan hệ hai chiều giữa những ứng xử của người dân đối với tình trạng hạn
mặn.
- Kết hợp các kết quả có được sau khi nghiên cứu thực địa với các tư liệu về
các phương pháp giải quyết tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn của một số
nước trên thế giới xem có phù hợp với điều kiện Việt Nam, nhất là nơi
nghiên cứu khơng? Từ đó, ta đưa ra kết luận và một số kiến nghị.

III.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN:

1. Ý nghĩa khoa học:
Đề tài nghiên cứu giúp chúng ta hiểu rõ hơn tình trạng hạn hán và xâm nhập
mặn ở huyện Bình Đại và huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, nhất là mối quan hệ giữa các
ứng xử của người dân đối với tình trạng trên nhìn từ góc độ thuyết sinh thái văn
hóa và thuyết sự lựa chọn duy lý của Nhân học. Từ đó, góp một phần tư liệu cho
các cuộc nghiên cứu trên quy mô rộng hơn.
2. Ý nghĩa thực tiễn:
Hạn hán và xâm nhập mặn là một vấn đề rất nghiêm trọng và đáng báo động
ở tỉnh Bến Tre hiện nay, đặc biệt là huyện Bình Đại và huyện Ba Tri. Các kết quả
và số liệu có được từ đề tài nghiên cứu này sẽ là những tư liệu hữu ích cho các cơ
quan chính quyền, các tổ chức có thể đưa ra những biện pháp kịp thời khắc phục
12



tình trạng trên. Trước hết, nó sẽ giúp giảm thiệt hại về vấn đề kinh tế, giúp người
dân có sự chuyển đổi kinh tế hợp lí và cải thiện đời sống tinh thần và vật chất. Sau
đó, nó sẽ góp phần giúp cải thiện phần nào môi trường sinh sống của người dân
Địa chỉ áp dụng: Trước hết là áp dụng đối với nơi nghiên cứu là một xã của
huyện Bình Đại và một xã của huyện Ba Tri mà được chọn làm địa bàn nghiên cứu
trọng tâm. Khi có được kết quả khả quan thì ta có thể áp dụng ra các địa phương
khác của hai huyện trên.

IV.

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU; PHẠM VI
NGHIÊN CỨU VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:

1. Vấn đề nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu:
Vấn đề nghiên cứu: Ứng xử của người dân đối với tình trạng hạn hán và xâm
nhập mặn ở tỉnh Bến Tre (Nghiên cứu trường hợp ở huyện Bình Đại và huyện Ba
Tri).
Đối tượng nghiên cứu: Chủ yếu là người dân sống tại nơi nghiên cứu; tiếp
theo là những cán bộ làm việc tại phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn
huyện Bình Đại và Ba Tri; các cán bộ của UBND các xã ở mỗi huyện mà được
chọn làm địa bàn nghiên cứu trọng tâm.
2. Phạm vi nghiên cứu, thời gian nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt nội dung: Ngồi những khái qt về tình trạng hạn hán và xâm
nhập mặn ở nơi nghiên cứu, thì đề tài nghiên cứu này tập trung vào
các ứng xử của người dân về mặt kinh tế và văn hóa – xã hội đối với
tình trạng hạn mặn.
- Về mặt địa bàn nghiên cứu: Do vấn đề về tài chính, những hạn chế về

phương tiện vận chuyển và thời gian (không sắp xếp được thời gian vì
trùng lịch thi), và sự khó khăn trong việc xin phép chính quyền địa
13


phương cho nhóm được nghiên cứu thực tế nên cuối cùng nhóm đã
tiến hành nghiên cứu được một xã của huyện Bình Đại (xã Thừa Đức)
và một xã của huyện Ba Tri (xã Bảo Thuận).
Thời gian nghiên cứu: Ứng xử của người dân đối với tình trạng hạn mặn ở
tỉnh Bến Tre (trường hợp nghiên cứu ở huyện Bình Đại và huyện Ba Tri) từ năm
2011 – 2017.

V.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:
1. Câu hỏi nghiên cứu:
Do phạm vi về nội dung, phạm vi về địa bàn nghiên cứu và thời gian nghiên

cứu nên đối với đề tài nghiên cứu này có 3 câu hỏi nghiên cứu chính:
- Tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ở huyện Bình Đại (xã Thừa Đức) và
huyện Ba Tri (xã Bảo Thuận) như thế nào? (Thực trạng như thế nào? Gây
thiệt hại ra sao đối với đời sống tinh thần và vật chất của người dân nơi đó?
Nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan dẫn đến hiện trạng trên? Chính quyền
địa phương đã có những biện pháp bước đầu khắc phục tình trạng trên như
thế nào?)
- Mối quan hệ hai chiều trong các ứng xử của người dân đối với tình trạng hạn
mặn như thế nào (Các ứng xử của người dân trước giai đoạn cuối năm 2015
đầu năm 2016 có phải là một trong những nguyên nhân làm cho hạn mặn
nghiêm trọng như hiện nay không? Hiện nay đối phó với tình trạng hạn hán
và xâm nhập mặn nghiêm trọng như thế thì người dân đã bước đầu thích

nghi như thế nào? Tại sao người dân lại có những ứng xử như trên?)
- Các phương pháp giải quyết tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn trên thế
giới có phù hợp với Việt Nam, đặc biệt là nơi nghiên cứu khơng? (Nếu có thì
có áp dụng hồn tồn hay chỉ một phần? Tại sao? Nếu khơng thì do ngun
nhân nào?)
14


2. Giả thuyết nghiên cứu:
Ứng với ba câu hỏi nghiên cứu là ba giả thuyết nghiên cứu:
- Tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ở huyện Bình Đại (xã Thừa Đức) và
huyện Ba Tri (xã Bảo Thuận) hiện nay rất nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về
mặt kinh tế và ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người dân. Nguyên nhân
chủ yếu dẫn đến hiện trạng trên là do sự gia tăng sử dụng nước sơng
Mêkơng, biến đổi khí hậu và một phần chủ quan của người dân trong việc
dự đốn và đối phó với tình trạng hạn mặn.
- Ứng xử của người dân có mối quan hệ hai chiều đối với tình trạng hạn mặn.
Những ứng xử chủ quan và gây tác hại xấu đến môi trường (sử dụng nước
lãng phí; làm ơ nhiễm nguồn nước như xả rác thải, nước thải vào trực tiếp
nguồn nước hay gián tiếp vào đất rồi ngấm vào nước;…) đã làm cho tình
trạng hạn hán và xâm nhập mặn trở nên nghiêm trọng như hiện nay. Và
trước tình trạng trên, người dân đã bước đầu thích nghi như chuyển đổi sinh
kế (chuyển sang trồng các loại cây ngắn ngày, chống mặn; chăn nuôi các
loại động vật chịu được hạn;…); cải tạo nguồn nước; mua nước;…Và
nguyên nhân cho các ứng xử của người dân là sự thích nghi với điều kiện
sinh thái và do sự lựa chọn có tính tốn, cân nhắc của họ.
- Hầu hết các phương pháp giải quyết tình trạng hạn mặn của các quốc gia
khác trên thế giới đều khơng hồn tồn phù hợp với Việt Nam, đặc biệt là
nơi nghiên cứu đo những bất đồng về điều kiện tự nhiên, xã hội và vấn đề
kinh phí.


VI.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đây là một số phương pháp chính mà nhóm sẽ sử dụng cho đề tài nghiên
cứu này:

15


- Phương pháp lý thuyết (phương pháp nghiên cứu tài liệu): Trước tiên, nhóm
đã thu thập tất cả các tư liệu như sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án, các
cơng trình nghiên cứu, các cuộc phỏng vấn, phim tư liệu có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu từ các thư viện, internet, các giảng viên và những người
có cơng trình nghiên cứu liên quan (Những nơi mà nhóm đến tìm tài liệu
chính là thư viện trường, thư viện trung tâm đại học quốc gia thành phố Hồ
Chí Minh). Đây là một phương pháp dễ thực hiện do hạn hán và xâm nhập
mặn là đề tài của rất nhiều nhà nghiên cứu và sự thuận tiện trong việc tìm
kiếm tư liệu (hầu hết các trường đại học đều có thư viện và có thể dễ dàng
tìm kiếm qua các thiết bị công nghệ).
- Phương pháp phỏng vấn chiến lược: Khi xuống địa bàn, trước tiên nhóm đã
phỏng vấn những người làm tại chính quyền địa phương, những người có
hiểu biết về vấn đề trên để lấy thơng tin mang tính khái quát chung cho đề
tài nghiên cứu.
- Phương pháp định lượng: Sau khi khảo sát sơ bộ tình hình hạn hán và xâm
nhập mặn tại huyện Bình Đại và huyện Ba Tri, nhóm đã dự tính chọn 2 xã
tại mỗi huyện, mỗi xã sẽ chọn ra một ấp. Nhưng do vấn đề không sắp xếp
được thời gian (trùng lịch thi) và khơng nhận được sự phản hồi của chính
quyền về việc cho phép nhóm nghiên cứu thực tế tại địa bàn, nên cuối cùng
nhóm chỉ tiến hành nghiên cứu được xã Thừa Đức của huyện Bình Đại và xã

Bảo Thuận của huyện Ba Tri. Và cũng do vấn đề hạn chế về thời gian,
phương tiện đi lại và kinh phí nên nhóm cuối cùng nhóm chỉ khảo sát được
30 trường hợp ở xã Thừa Đức và 7 trường hợp ở xã Bảo Thuận (do thời gian
làm việc chỉ có 2 tiếng rưỡi). Và hình thức lấy thơng tin là người khảo sát sẽ
trực tiếp đặt câu hỏi và giải thích chúng cho người được hỏi để họ có thể lựa
chọn câu trả lời.

16


- Phương pháp quan sát, tham dự: Nhóm đã đến địa bàn nghiên cứu quan sát
tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn; theo những người dân địa phương đến
thăm các cánh đồng, các con sông, kênh rạch bị ảnh hưởng bởi hạn mặn;
cùng làm việc với người dân để hiểu rõ cách ứng xử của họ đối với thực
trạng trên. Từ phương pháp trên, nhóm đã thấy được khái quát bức tranh tình
trạng hạn hán và xâm nhập mặn ở nơi nghiên cứu, các hành vi ứng xử của
người dân và những khó khăn mà họ phải đối mặt. Tuy nhiên, mặt khó khăn
của phương pháp này là do thời gian nghiên cứu thực địa của nhóm q ít
nên các tư liệu có được chỉ mang tính tương đối, chứ không đại diện hết cho
tất cả người dân ở nơi nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Sau khi có được các dữ liệu định lượng, nhóm
đã chọn ra các đối tượng chính tiêu biểu để tiến hành phỏng vấn sâu. Nhóm
đã tiến hành phỏng vấn những người dân ở địa bàn nghiên cứu, những người
chịu ảnh hưởng trực tiếp do hạn mặn gây nên và họ cũng là người có những
ứng xử trực tiếp với thực trạng trên. Trước khi phỏng vấn nhóm đã nêu rõ lý
do của cuộc phỏng vấn, lắng nghe và chia sẻ với họ. Trong quá trình phỏng
vấn, người phỏng vấn phải cố gắng làm rõ: Những khó khăn họ gặp phải?
Tại sao người dân lại có những ứng xử đối với tình trạng hạn hán và xâm
nhập mặn như thế? Điều đó mang lại những ảnh hưởng gì? Có góp phần cải
thiện được tình hình hay khơng?

- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh: Tất cả các tài liệu thu thập được
từ thư viện, internet, từ cơ quan địa phương và các cuộc phỏng vấn của
người dân đã được tổng hợp lại. Các tư liệu trên sẽ được so sánh, phân tích
để làm rõ những vấn đề nghiên cứu để từ đó có thể đưa ra những kết luận
cho đề tài nghiên cứu.

17


- Ngoài ra, cũng cần chú ý đến các cuộc trị chuyện giữa các thành viên trong
nhóm với người dân và giữa người dân với nhau vì những cuộc trị chuyện
này có thể đưa đến các thơng tin hữu ích.

VII.

BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TỪNG
CHƯƠNG:

1. Bố cục của đề tài:
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.

Thao tác hóa khái niệm:
1. Thế nào là hiện tượng hạn hán và xâm nhập mặn?
2. Vùng nước mặn?
3. Ứng xử là gì?
4. Sinh kế?
5. Biến đổi văn hóa?

II.


Lý thuyết nghiên cứu:

III.

Các tài liệu liên quan đến đề tài:

IV.

Tổng quan về địa bàn nghiên cứu:

1. Tổng quan về huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre:
2. Tổng quan về huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre:
- CHƯƠNG 2: TÌNH TRẠNG HẠN HÁN VÀ XÂM NHẬP MẶN Ở
HUYỆN BÌNH ĐẠI VÀ HUYỆN BA TRI, TỈNH BẾN TRE
I.

Tình hình hạn hán và xâm nhập mặn ở huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre:

1. Tình hình chung:
2. Vùng nước mặn:
II.

Tình hình hạn hán và xâm nhập mặn ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre:
1. Tình hình chung:
2. Vùng nước mặn:
18


III.


Nguyên nhân khách quan và chủ quan:

1. Nguyên nhân khác quan:
2. Nguyên nhân chủ quan:
- CHƯƠNG BA: MỐI QUAN HỆ GIỮA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI DÂN VÀ
TÌNH TRẠNG HẠN HÁN – XÂM NHẬP MẶN Ở HUYỆN BÌNH ĐẠI
VÀ HUYỆN BA TRI, TỈNH BẾN TRE
I.

Ứng xử của người dân trong giai đoạn trước cuối năm 2015 và giai
đoạn từ cuối năm 2015 đến nay:

II.

Hệ quả về kinh tế, văn hóa và xã hội do các ứng xử của người dân đối
với tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn mang lại:

III.

Các ứng xử của người dân dưới góc nhìn của Nhân học:

- CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I.

Các phương pháp chống hạn hán và xâm nhập mặn ở một số nước trên
thế giới:

1) Tổng quan:
2) Dự đoán:

II.

Kết luận về ứng xử của người dân đối với tình trạng hạn hán và xâm
nhập mặn ở huyện Bình Đại và huyện Ba Tri:

III.

Đề xuất giải pháp:

2. Nội dung cơ bản của từng chương:

- CHƯƠNG 1:
 Thao tác hóa để làm rõ các khái niệm sẽ được sử dụng trong đề tài
nghiên cứu.
 Trình bày cơ bản các lý thuyết Nhân học sẽ được sử dụng cho
nghiên cứu này.

19


 Tóm tắt nội dung của những tài liệu sử dụng cho bài nghiên cứu này.
Đặc biệt cần chỉ ra mức độ liên quan của các đề tài đến vấn đề
nghiên cứu ở tỉnh Bến Tre nói chung, huyện Bình Đại và huyện Ba
Tri nói riêng. Từ đó, ta đưa ra nhận xét về ưu và khuyết điểm của
những tài liệu trên nhằm khẳng định tính mới của đề tài.
 Tổng quan địa bàn nghiên cứu sẽ trình bày các đặc trưng về điều
kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội. Từ đó, ta thấy được những
vấn đề cần quan tâm để có thể giải thích được những ứng xử khác
nhau của người dân tại địa bàn nghiên cứu.
- CHƯƠNG 2:

 Để khái quát về tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ở huyện Bình
Đại và huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre thì nhóm đã dự định chia thành
hai vùng nước ngọt và nước mặn để thấy được những mức độ thiệt
hại khác nhau của hai vùng trên. Nhưng do các vấn đề về việc sắp
xếp với chính quyền nên cuối cùng cả hai xã mà nhóm tiến hành
nghiên cứu đều thuộc vùng nước mặn (xã Thừa Đức của huyện Bình
Đại và xã Bảo Thuận của huyện Ba Tri). Và mặc dù là cùng thuộc
vùng nước mặn, hai xã trên vẫn có những mức độ thiệt hại khác
nhau do hạn mặn.
 Phần nguyên nhân, nhóm đã đề cập đến một số nguyên nhân chủ
quan và khách quan mà nhóm thấy hợp lí thơng qua việc tổng hợp
các nghiên cứu trước đây, các thông tin được công bố cùng các tư
liệu có được từ chính địa bàn nghiên cứu.

20


- CHƯƠNG 3:
 Trong chương này, nhóm xem xét hai giai đoạn với các ứng xử khác
nhau: Giai đoạn trước cuối năm 2015 và giai đoạn từ cuối năm 2015
– nay. Sau khi trình bày xong các ứng xử của người dân (cả về mặt
kinh tế và văn hóa – xã hội), nhóm tiến hành so sánh các ứng xử của
người dân của hai xã để thấy được sự khác biệt. Ngoài ra, các kết
quả từ các ứng xử của người dân đối với tình trạng hạn mặn cũng
được trình bày trong chương này.
 Sau khi đã cho thấy được những ứng xử khác nhau của người dân tại
mỗi xã, nhóm vận dụng thuyết sinh thái văn hóa và thuyết sự lựa
chọn duy lý để giải thích nguyên nhân tại sao người dân lại ứng xử
như thế.
- CHƯƠNG 4:

 Tiến hành dự đoán xem một số phương pháp giải quyết tình trạng
hạn hán và xâm nhập mặn ở một số nơi trên thế giới: Những phương
pháp trên có phù hợp với tình hình Việt Nam, đặc biệt là nơi nghiên
cứu khơng? Nếu phù hợp thì nên áp dụng hồn tồn, hay chỉ một
phần và nêu rõ nguyên nhân?
 Kết luận lại vấn đề nghiên cứu (các ứng xử của người dân đối với
tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn, sự khác nhau giữa hai vùng
nước mặn, giải thích,…) và đưa ra một số đề xuất.

21


B.

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.

THAO TÁC HÓA KHÁI NIỆM:

1. Hạn hán và xâm nhập mặn:
Hạn hán (Hạn) theo Từ điển Bách khoa Việt Nam 2 do Hội đồng Quốc gia
chỉ đạo biên soạn thì nhằm chỉ “trạng thái thiếu hụt lượng nước so với giá trị chuẩn
(trung bình) trong thời gian dài, làm cho trữ lượng ẩm trong đất, trong khơng khí
giảm đi nhiều, ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cây
trồng, gây tình trạng khơ hạn. Ở Việt Nam, hạn có thể xảy ra trong nhiều miền,
không những trong mùa khô, mà cả trong mùa mưa cũng có những đợt hạn.”4
Cịn theo Từ điển Bách khoa Việt Nam 4 do Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên
soạn thì xâm nhập mặn dùng để chỉ “hiện tượng diễn ra ở vùng cửa sông đổ ra

biển, khi nước biển mặn xâm nhập vào khối nước ngọt của vùng cửa sông hoặc vào
các tầng nước dưới đất”5
2. Vùng nước mặn:
Theo sự chia sẻ của các cán bộ địa phương tại phịng Nơng nghiệp và Phát
triển nơng thơn huyện Bình Đại, huyện Ba Tri và các tại xã có liên quan đến đề tài
nghiên cứu tại hai huyện trên, thì vùng nước mặn nhằm để chỉ các xã trong huyện
có giáp biển với kinh tế chủ yếu là nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản và vốn đã
quen thuộc với tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn.

Hội đồng Quốc gia (2002), Từ điển Bách khoa Việt Nam 2, NXB Từ điển Bách Khoa, trang
209.
5
Hội đồng Quốc gia (2005), Từ điển Bách khoa Việt Nam 4, NXB Từ điển Bách Khoa, trang
990.
4

22


3. Ứng xử:
Theo từ điển Khoa học Xã hội Anh – Pháp – Việt của tiến sĩ khoa học ngữ
văn Nguyễn Thượng Hùng thì “Behave” có nghĩa là đối xử, cư xử và ứng xử6. Từ
“Ứng xử” mà nhóm dùng ở đây muốn hàm ý đến việc thích nghi, thích ứng với
tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn, nhất là vào khoảng thời gian cuối năm 2015 –
năm 2016. Mà trong tiếng Anh, adaptation có nghĩa là sự thích nghi, thích ứng;
nhằm để chỉ “trong sinh học, mọi thay đổi trong cấu trúc hoặc chức năng của một
sinh vật làm nó có thể tồn tại và sinh sơi nảy nở hiệu quả hơn trong mơi trường
riêng của nó.”7.
Như vậy, từ “ứng xử” mà nhóm sử dụng ở đây tương đương với việc thích
nghi của người dân tại nơi nghiên cứu trong việc thực hiện hay thay đổi các hành

vi, hành động để đối phó tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn.
4. Sinh kế:
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về sinh kế, nhưng khái niệm ban
đầu dựa trên ý tưởng của Chambers và Conway (1992) với cách hiểu đơn giản nhất
là “bao gồm khả năng, nguồn lực, và các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống
cho con người.” 8.
Cịn theo Ngơ Thị Lan Phương (2013) thì các phương thức mà con người có
được những sản phẩm đảm bảo cho sự tồn tại của họ. Hay nói cách khác, sinh kế
chính là “phương thức mưu sinh”.

Nguyễn Thượng Hùng (2002), Từ điển Khoa học Xã hội Anh – Pháp – Việt, NXB thành phố
Hồ Chí Minh.
7
Từ điển Môi trường và phát triển bền vững: Anh – Việt và Việt Anh, 2001, NXB Khoa học và
kỹ thuật.
8
Trần Tấn Đăng Long (2015), Luận văn Thạc sĩ Biến đổi sinh kế của cư dân vùng đồng bằng
sông Cửu long từ năm 1986 đến nay (Nghiên cứu trường hợp xã Tân Chánh, huyện Cần Đước,
tỉnh Long An), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia thành phố Hồ
Chí Minh), trang 13.
6

23


5. Biến đổi văn hóa:
Văn hóa theo định nghĩa của E.B Tylor: “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa
rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức,
luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm
lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội”9. Định nghĩa này thiên nhiều về khía

cạnh tinh thần và đồng nhất văn hóa với văn minh.
Cịn theo F. Boas thì “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất
và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm
người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự
nhiên của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và
của chính các thành viên này với nhau”10. Như vậy, văn hóa được hình thành và
chịu tác động nhiều từ cá nhân, môi trường và tập thể. Và định nghĩa này rất phù
hợp với mục đính nghiên cứu và lý thuyết nghiên cứu mà nhóm sử dụng.
Do sử dụng định nghĩa về văn hóa của F. Boas nên khái niệm biến đổi văn
hóa có thể hiển đơn giản là những thay đổi về tinh thần, thể chất và hoạt động của
cá nhân trong mối quan hệ với môi trường và tập thể. Tức là sự thay đổi về tinh
thần và hành vi của người dân nơi nghiên cứu trong mối quan hệ với mơi trường
chịu tác động của tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn.

II.

LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU:

1. Lý thuyết sinh thái học văn hóa của Julian Steward:
Tiếp cận sinh thái học của Julian Steward (1902 – 1972) ra đời trong bối
cảnh đặc thù luận lịch sử của Boas phải đối mặt với sự cạnh tranh của các học
thuyết tiềm năng khác với “góc nhìn mới hơn và tinh tế hơn”. Kế thừa từ quan
điểm về học thuyết tiến hóa của người thầy A.L. Kroeber, Steward phát triển “cách
E.B. Tylor, Huyền Giang dịch từ tiếng Nga, “Văn hóa nguyên thủy”, Tạp chí Văn hóa Nghệ
Thuật, Hà Nội, trang 13.
10
F. Boas (1921), Ngơ Phương Lan dịch, Primitive Minds - Trí óc của người nguyên thủy, p.149.
9

24



tiếp cận kĩ thuật môi trường trước những thay đổi văn hóa và cả hai đều chịu ảnh
hưởng tư tưởng chủ nghĩa Marx”11.
Sự thích nghi của các nền văn hóa riêng biệt trong từng mơi trường cụ thể là
khía cạnh nội dung mà Steward tập trung nghiên cứu trong cách tiếp cận sinh thái
học. Và trong cách tiếp cận này, Steward có hai quan điểm chính:
Thứ nhất, “những nền văn hóa trong cùng mơi trường phát triển có xu hướng
theo những chuỗi phát triển giống nhau và lập thành công thức tương tự nhau đáp
ứng với những thay đổi của mơi trường”12. Tức là “các nền văn hóa chia sẽ những
đặc điểm cốt lõi văn hóa giống nhau thì thuộc cùng loại hình văn hóa”13.
Thứ hai, khơng có một mơ hình nhất định (đơn tuyến) cho sự phát triển của
văn hóa. Thay vào đó, văn hóa phát triển theo nhiều hướng khác nhau (đa tuyến)
tùy thuộc vào môi trường cụ thể mà văn hóa đó được hình thành và chịu tác động.
Như vậy với lý thuyết này, nhóm tập trung vào việc lý giải những điểm
tương tự cũng như khác nhau cách ứng xử của người dân đối với tình trạng hạn hán
và xâm nhập mặn trong bối cảnh môi trường sinh thái cụ thể.
2. Lý thuyết sự lựa chọn duy lý:
Đây là lý thuyết nằm trong hệ thống lý thuyết của Xã hội học với Geogre
Homans, Peter Blau, Jams Coleman,...Cơ sở của lý thuyết là các quan điểm của các
nhà kinh tế, nhân học và tâm lý học nhưng lý luận quan trọng nhất vẫn là từ kinh tế
với khái niệm “chi phí – lợi nhuận”.
R. Jon Mcgee – Richard L. Warms, Lê Sơn Phương Ngọc – Nguyễn Hoàng Trung – Đinh
Hồng Phúc – Chu Thị Quỳnh Giao – Đinh Hùng Dũng (2010), Lý thuyết Nhân loại học: Giới
thiệu lịch sử, NXB Từ điển Bách khoa, trang 319.
12
R. Jon Mcgee – Richard L. Warms, Lê Sơn Phương Ngọc – Nguyễn Hoàng Trung – Đinh
Hồng Phúc – Chu Thị Quỳnh Giao – Đinh Hùng Dũng (2010), Lý thuyết Nhân loại học: Giới
thiệu lịch sử, NXB Từ điển Bách khoa, trang 319.
13

R. Jon Mcgee – Richard L. Warms, Lê Sơn Phương Ngọc – Nguyễn Hoàng Trung – Đinh
Hồng Phúc – Chu Thị Quỳnh Giao – Đinh Hùng Dũng (2010), Lý thuyết Nhân loại học: Giới
thiệu lịch sử, NXB Từ điển Bách khoa, trang 319.
11

25


×