Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công Thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

.…………./…………..

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN THANH VIỆT

THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
THƢƠNG BINH, BỆNH BINH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG

HÀ NỘI – NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

.…………./…………..

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA


TRẦN THANH VIỆT

THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
THƢƠNG BINH, BỆNH BINH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG
Chun ngành: Chính sách công
Mã số: 8 34 04 02

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN HỮU HẢI

HÀ NỘI – NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan:
1. Những nội dung trong luận văn tốt nghiệp “Thực thi chính sách đối
với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Mê Linh, Thành phố Hà
Nội” là cơng trình nghiên cứu do em thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp
của PGS.TS Nguyễn Hữu Hải.
2. Các nội dung tham khảo dùng trong luận văn đều đƣợc trích dẫn rõ
ràng tên tác giả, tên cơng trình, thời gian và địa điểm cơng bố.
3. Em xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Ngƣời thực hiện

Trần Thanh Việt


LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sĩ “Thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh
trên địa bàn huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội” đƣợc hoàn thành sau hai
năm học tập, nghiên cứu ở bậc sau đại học của em. Trong thời gian nghiên
cứu và thực hiện luận văn này, em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các
cơ quan, các tổ chức và các cá nhân.
Trƣớc hết em xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Học viện Hành chính
Quốc gia, Khoa sau đại học và các khoa thuộc Học viện cùng các thầy cô giáo
đã giảng dạy, giúp đỡ em trong những năm học, cho em có đƣợc kiến thức để
hồn thành luận văn này.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, em xin trân trọng cảm ơn
PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải - ngƣời thầy đã trực tiếp chỉ bảo, hƣớng dẫn khoa
học và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Em xin trân
trọng gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, HĐND- UBND
huyện Mê Linh; Phòng Lao động –Thƣơng binh xã hội huyện Mê Linh, các
cán bộ chuyên trách LĐTB-XH tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện và cá
nhân các thƣơng binh, bệnh binh đã giúp em trong quá trình khảo sát, thu thập
số liệu để thực hiện luận văn.
Cuối cùng em xin bày tỏ lịng biết ơn đối với gia đình, bạn bè những
ngƣời luôn giúp đỡ, động viên em trong suốt q trình học tập cũng nhƣ hồn
thiện luận văn.
Ngƣời thực hiện

Trần Thanh Việt


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI

THƢƠNG BINH, BỆNH BINH ..................................................................... 12
1.1 Thƣơng bệnh binh và chính sách đối với thƣơng bệnh binh .............. 12
1.1.1 Thƣơng binh, bệnh binh ......................................................................... 12
1.1.2 Chính sách thƣơng binh, bệnh binh ....................................................... 16
1.2 Thực thi chính sách đối với thƣơng binh, bệnh binh........................... 20
1.2.1 Bản chất của thực thi chính sách đối với thƣơng binh, bệnh binh ......... 20
1.2.2.

nghĩa của tổ chức thực thi chính sách đối với thƣơng binh, bệnh binh

......................................................................................................................... 21
1.2.3. Quy trình thực thi chính sách đối với thƣơng binh, bệnh binh ............. 21
1.2.4 Điều kiện đảm bảo thực thi chính sách đối với thƣơng binh, bệnh bịnh27
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức thực hiện chính sách đối với
thƣơng binh, bệnh binh ................................................................................ 31
1.4 Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong thực thi chính sách đối với
thƣơng binh, bệnh binh ................................................................................ 34
1.4.1 Huyện Thanh trì, thành phố Hà Nội…..…………………………….....35
1.4.2. Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội .................................................... …35
1.4.3 Tỉnh Đồng Nai…………………………………………………………36
1.4.4 Bài học kinh nghiệm …………………………………………………..37
Tiểu kết Chƣơng 1 ......................................................................................... 39
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI THƢƠNG
BINH, BỆNH BINH TẠI HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ....... 40


2.1 Tình hình thƣơng, bệnh binh ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội .. 40
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện ...................................... 40
2.1.2 Tình hình thƣơng, bệnh binh trên địa bàn huyện Mê Linh .................... 46
2.1.3 Các đối tƣợng khảo sát………..……………………………………….49

2.2 Tổ chức thực thi chính sách đối với thƣơng binh, bệnh binh tại huyện
Mê Linh, thành phố Hà Nội ......................................................................... 50
2.2.1. Hệ thống thể chế về chính sách thƣơng binh, bệnh binh trên địa bàn
huyện trong những năm gần đây. .................................................................... 50
2.2.2 Tổ chức bộ máy để thực hiện chính sách đối với thƣơng binh, bệnh
binh………………………….……………………………………………….53
2.2.3. Quy trình thực hiện chính sách đối với thƣơng binh, bệnh binh tại
huyện Mê Linh. ............................................................................................... 55
2.2.4. Kết quả thực hiện một số chính sách cụ thể đối với thƣơng binh, bệnh
binh ở huyện Mê Linh. .................................................................................. 666
2.3. Đánh giá tình hình thực thi chính sách đối với thƣơng binh, bệnh
binh tại huyện Mê Linh, thành phố hà Nội ................................................ 83
2.3.1. Về ƣu điểm ............................................................................................ 83
2.3.2. Về hạn chế và nguyên nhân .................................................................. 84
Tiểu kết Chƣơng 2 ......................................................................................... 89
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH
SÁCH ĐỐI VỚI THƢƠNG BINH, BỆNH BINH TẠI HUYỆN MÊ LINH,
HÀ NỘI ........................................................................................................... 90
3.1. Định hƣớng thực hiện chính sách với thƣơng binh, bệnh binh ......... 90
3.1.1 Quan điểm, mục tiêu, yêu cầu thực hiện chính sách đối với thƣơng binh,
bệnh binh của Đảng, Nhà nƣớc và thành phố Hà Nội. ................................... 90
3.1.2 Mục đích, yêu cầu, nội dung thực hiện chính sách đối với thƣơng binh,
bệnh binh của chính quyền huyện Mê Linh .................................................... 94


3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi
chính sách đối với thƣơng binh, bệnh binh tại huyện Mê Linh, thành phố
Hà Nội ............................................................................................................. 94
3.2.1 Tăng cƣờng tuyên truyền về chế độ chính sách với thƣơng binh, bệnh
binh để mọi ngƣời dân và ngƣời có cơng đƣợc biết để cùng giám sát thực

hiện. ................................................................................................................. 94
3.2.2 xây dựng đội ngũ cán bộ công chức vừa hồng vừa chuyên để thực hiện
chính sách đối với thƣơng binh, bệnh binh ..................................................... 96
3.2.3. Tăng cƣờng sự phối, kết hợp giữa các ngành và chính quyền địa
phƣơng các cấp trong thực hiện chính sách đối với ngƣời có cơng ................ 98
3.2.4. Hồn thiện hệ thống chính sách chăm sóc thƣơng binh, bệnh binh ..... 98
3.2.5. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời những
trƣờng hợp vi phạm việc thực hiện chính sách đối với thƣơng binh, bệnh binh
....................................................................................................................... 100
3.2.6 Tăng cƣờng xã hội hoá hoạt động chăm sóc thƣơng binh, bệnh binh trên
địa bàn huyện Mê Linh. ................................................................................ 100
3.3. Kiến nghị ............................................................................................... 103
3.3.1 Đối với Trung ƣơng ............................................................................. 103
3.3.2 Đối với thành phố Hà Nội .................................................................... 104
3.3.3 Đối với huyện Mê Linh ........................................................................ 105
Tiểu kết Chƣơng 3 ....................................................................................... 106
KẾT LUẬN .................................................................................................. 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 109
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 114


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.Thống kê độ tuổi của thƣơng binh, bệnh binh huyện Mê Linh ...... .47
Bảng 2.2. Thống kê mức độ thƣơng tật của thƣơng binh, bệnh binh ............ .47
Bảng 2.3 Kết quả khảo sát hệ thống văn bản thực thi chính sách................... 53
Bảng 2.4 Kết quả khảo sát về nhân sự thực thi chính sách…………….…..…55
Bảng 2.5 Kết quả khảo sát thực hiện các kế hoạch đề ra .......................…….57
Bảng 2.6 Kết quả khảo sát việc thơng tin chính sách đến thƣơng binh, bệnh
binh…………………………………………………………………………. 58
Bảng 2.7 Mức độ hài lịng việc thực thi chính sách đối với thƣơng binh, bệnh

binh trên địa bàn huyện…..…………………………………………………..61
Bảng 2.8. Các gia đình thƣơng binh, bệnh binh hƣởng tiền mai táng phí và các
chế độ liên quan............................................................................................... 71
Bảng 2.9 Số lƣợng thƣơng binh, bệnh binh đƣợc khám, chữa bệnh hàng năm
......................................................................................................................... 72
Bảng 2.10 Tình trạng sức khỏe của thƣơng binh, bệnh binh .......................... 73
Bảng 2.11 Chi chế độ cấp phƣơng tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với
thƣơng binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Mê Linh ..................................... .74
Bảng 2.12 Thực hiện điều dƣỡng đối với thƣơng binh, bệnh binh từ năm 2016
đến năm 2018 trên địa bàn huyện Mê Linh .................................................... 77
Bảng 2.13 Chi trả trợ cấp ƣu đãi cho học sinh, sinh viên theo Thông tƣ
36/2015/TT-BLĐTBXH ngày 28/9/2015. ...................................................... 79
Bảng 2.14 Hỗ trợ học nghề cho thƣơng binh, bệnh binh và con của họ ......... 83


DANH MỤC VIẾT TẮT

Ký hiệu

TT

Nguyên nghĩa

1

BB

Bệnh binh

2


BHYT

Bảo hiểm y tế

3

HĐND

Hội đồng nhân dân

4

KNLĐ

Khả năng lao động

5

TB&XH

Thƣơng binh và xã hội

6

TB

Thƣơng binh

7


THCS

Trung học cơ sở

8

THPT

Trung học phổ thông

9

UBMT

Ủy ban mặt trận

10

UBND

Ủy ban nhân dân


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Suốt chiều dài lịch sử hào hùng, dân tộc ta đã chiến đấu và chiến thắng
biết bao kẻ thù xâm lƣợc giữ vững hình ảnh Tổ quốc Việt Nam độc lập, tự do.
Trong các cuộc chiến tranh này, biết bao ngƣời con ƣu tú của dân tộc đã hy
sinh, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Họ

là những ngƣời có cơng lao to lớn mà Đảng, Nhà nƣớc và toàn thể nhân dân
đời đời ghi nhớ. Hơn bốn mƣơi năm qua đi, nhƣng hậu quả mà chiến tranh để
lại luôn hiển hiện trƣớc mắt, hàng triệu ngƣời con đã hy sinh, hàng chục vạn
ngƣời đã hiến một phần xƣơng máu của mình cho Tổ quốc non sông. Trở về
cuộc sống đời thƣờng với bao nhiêu thƣơng tật của chiến tranh, họ gặp nhiều
khó khăn trong sinh hoạt, hạn chế trong lao động sản xuất nhƣng vẫn phải tất
bật lo toan cuộc sống gia đình.
Khắc phục những hậu quả của chiến tranh, đảm bảo cuộc sống cho gia
đình thƣơng binh, liệt sỹ là nhiệm vụ của tồn Đảng, tồn dân cần phải chăm
lo. Đó khơng chỉ đơn thuần là sự “đền bù”, bởi lẽ sự hy sinh của những ngƣời
có cơng là một sự hy sinh cao quý vì đại nghĩa, bằng xƣơng máu, bằng một
phần thân thể của mình thì khơng thể có gì so sánh đƣợc, khơng gì có thể
“đền bù” đƣợc. Sự “đền ơn - đáp nghĩa” không chỉ là vật chất thuần túy mà
đó cịn là đạo lý nhân văn của dân tộc Việt Nam là lịng kính trọng, biết ơn
sâu sắc của nhiều thế hệ hôm nay và mai sau đối với ngƣời có cơng. Thực
hiện các chính sách xã hội là thực hiện chính sách con ngƣời của quốc gia,
nhằm làm cho thế hệ trẻ, thế hệ tƣơng lai ý thức về trách nhiệm của mình đối
với xã hội, đối với Tổ quốc, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp của dân tộc, của đất
nƣớc. Với truyền thống “Thủy chung, nhân nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”,
“Ăn quả nhớ người trồng cây”, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, cơng tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc gia đình thƣơng binh, liệt sỹ,
1


ngƣời có cơng với cách mạng từ lâu đã đƣợc quan tâm. Đây là một trong
những nội dung góp phần to lớn thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” mà Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của
Đảng đề ra.
Việt Nam hiện có khoảng trên 8,8 triệu ngƣời có cơng, chiếm khoảng
gần 10% dân số. Trong đó, có 1.146.250 liệt sỹ, 49.609 Bà mẹ Việt Nam anh

hùng, 781.021 thƣơng binh và ngƣời hƣởng chính sách nhƣ thƣơng binh,
185.000 thƣơng binh loại B, 1.253 Anh hùng Lực lƣợng vũ trang, Anh hùng
Lao động trong kháng chiến, 101.138 ngƣời có cơng giúp đỡ cách mạng,
186.137 ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và con đẻ
ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, 109.468 ngƣời hoạt
động kháng chiến bị địch bắt tù đày, khoảng hơn 4,1 triệu ngƣời hoạt động
kháng chiến giải phóng dân tộc... Hiện có trên 1,47 triệu đối tƣợng ngƣời có
cơng đang hƣởng trợ cấp ƣu đãi hàng tháng của Nhà nƣớc[24]. Hằng năm,
Nhà nƣớc đều dành nguồn ngân sách đáng kể cho việc trợ cấp ƣu đãi thƣờng
xun cho ngƣời có cơng. Tồn xã hội cũng huy động nhiều nguồn lực để trợ
giúp thể hiện sự chăm lo cho đối tƣợng này về cả vật chất và tinh thần. Nhƣng
trong những năm gần đây, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trƣờng có nhiều
rủi ro, bị tác động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế
tồn cầu (2008 - 2013), nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, ảnh hƣởng
không nhỏ đến đời sống nhiều đối tƣợng hƣởng trợ cấp xã hội, nhƣng Chính
phủ Việt Nam vẫn ƣu tiên nguồn lực bảo đảm cho chính sách ƣu đãi xã hội.
Tuy nhiên, hệ thống chính sách xã hội nói riêng ở Việt Nam vẫn còn
điểm hạn chế, bất cập, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu bảo đảm cuộc sống ngày
càng mở rộng của ngƣời dân. Do vậy, Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam chủ
trƣơng tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách trợ giúp xã hội và ƣu đãi xã hội
nhằm đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân trong điều kiện mới, phát triển nền kinh
tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
2


Là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Bắc của Thủ đơ Hà Nội, Mê
Linh có truyền thống văn hố cách mạng, cán bộ và nhân dân ln đồn kết
thống nhất, quyết tâm xây dựng huyện ngày càng giàu đẹp. Trong những năm
gần đây, kinh tế của huyện phát triển ổn định, tăng trƣởng bình quân 7,5%/
năm, thu nhập đầu ngƣời đạt 25.2 trđ (năm 2018), đời sống vật chất, tinh thần

của nhân dân đƣợc cải thiện; an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội đƣợc đảm
bảo, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, từ 5,9% năm 2016 xuống cịn 2.35% năm
2018 theo tiêu chí mới, khơng có hộ nghèo thuộc đối tƣợng ngƣời có cơng
[45]. Theo số liệu của phòng Lao động Thƣơng binh và Xã hội huyện Mê
Linh, tồn huyện hiện có gần 5.000 đối tƣợng là ngƣời có cơng (năm 2018),
trong đó đối tƣợng thƣơng binh, bệnh binh 1.411 đối tƣợng, cụ thể: thƣơng
binh, ngƣời hƣởng chính sách nhƣ thƣơng binh là 907 ngƣời, bệnh binh thuộc
diện hƣởng trợ cấp ƣu đãi xã hội hàng tháng là 504 đối tƣợng (năm 2018).
Là một trong những quận, huyện có số lƣợng đối tƣợng ngƣời có cơng
tƣơng đối lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong phạm vi nghiên cứu của
mình, tơi gặp nhiều hạn chế để có thể nghiên cứu, tìm hiểu tất cả 11 nhóm đối
tƣợng ngƣời có cơng theo Pháp lệnh Ƣu đãi ngƣời có cơng. Thƣơng binh,
bệnh binh là những ngƣời đã hi sinh một phần xƣơng máu vì Tổ quốc. Trong
quá trình đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, họ đã bị thƣơng, bị bệnh, làm ảnh hƣởng
tới sức khỏe của bản thân, có ngƣời gần nhƣ mất hồn tồn khả năng lao
động,…Thế nhƣng, hơn ai hết, họ là những con ngƣời đã anh dũng chiến đấu
vì độc lập, tự do của dân tộc. Sau chiến tranh, họ trở về một mặt hồi phục lại
sức khỏe, một mặt cố gắng học tập để hăng hái tham gia công tác lao động
sản xuất, phát triển kinh tế, là những tấm gƣơng cho thế hệ trẻ noi theo. Đó là
những ngƣời đã cống hiến một phần xƣơng máu của mình để dành lại cuộc
sống hịa bình cho đất nƣớc ngày hơm nay, cuộc sống của họ hiện cịn gặp
nhiều khó khăn rất cần đƣợc sự trợ giúp của xã hội để ổn định cuộc sống và
tham gia các hoạt động của cộng đồng để cùng phát triển. Đƣợc sự hƣớng
3


dẫn, quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Lao động Thƣơng binh và Xã
hội Hà Nội cùng với sự lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND-UBND huyện Mê
Linh đã và đang thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội nói chung nhằm
quan tâm, chăm lo tạo điều kiện để các đối tƣợng ngƣời có cơng trên địa bàn

có cuộc sống ổn định và hịa nhâp tốt hơn vào cộng đồng. Tuy nhiên, ƣu đãi
xã hội vẫn chƣa đáp ứng đầy đủ và tồn diện địi hỏi của xã hội. Cơng tác
thực hiện chính sách ƣu đãi xã hội trên địa bàn huyện có lúc, có nơi cịn hạn
chế, đời sống của bộ phận ngƣời có cơng trên địa bàn vẫn cần đƣợc quan tâm
hơn nữa…Chính vì vậy, để đảm bảo thực hiện kịp thời, đúng, đủ và để cơng
tác chăm sóc đối tƣợng thƣơng binh, bệnh binh của huyện đi vào cuộc sống
một cách thiết thực, phát huy hiệu quả, tạo đƣợc niềm tin, niềm vui và chỗ
dựa vững chắc cho đối tƣợng ngƣời có cơng nói chung và đối tƣợng thƣơng,
bệnh binh nói riêng, góp phần đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của họ thì
việc nghiên cứu tìm hiểu chính sách ƣu đãi đối với thƣơng binh, bệnh binh,
tìm hiểu cách thức tổ chức thực hiện để nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện
ƣu đãi xã hội trên địa bàn huyện là rất cần thiết.
Với tầm quan trọng về lý luận và thực tiễn của vấn đề nêu trên, tôi đã
chọn hƣớng nghiên cứu“ Thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh
trên địa bàn huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Chính sách cơng của mình.
Thực hiện nghiên cứu này, bản thân tơi mong muốn góp một phần cơng
sức nhỏ bé cùng với các cấp, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức trong nỗ lực
chung nhằm quan tâm, chăm lo hơn nữa tới cuộc sống của những ngƣời có
cơng trong xã hội. Từ đó, giúp họ có thể tự vƣơn lên trong cuộc sống, nâng
cao chất lƣợng đời sống ngƣời dân, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội
huyện Mê Linh nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.

4


2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về ngƣời có cơng nói chung và chính sách đối với thƣơng
binh, bệnh binh nói riêng đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu với nhiều cách
tiếp cận từ quan điểm, cách đánh giá khác nhau. Tiêu biểu là một số cơng

trình sau:
Một trong những cuốn sách đầu tiên về vấn đề này phải kể đến là Quan
niệm về công tác thương binh và tử sỹ, do Bộ Thƣơng binh Cựu binh xuất bản
năm 1952, cuốn sách đề cập đến vấn đề thƣơng binh và tử sỹ tại các nƣớc đế
quốc, vấn đề thƣơng binh và tử sỹ tại các nƣớc dân chủ nhân dân và xã hội
chủ nghĩa; từ đó đề ra nhiệm vụ, phƣơng châm và nội dung công tác đối với
thƣơng binh và tử sỹ đối với Việt Nam
Luận án Phó Tiến sỹ Luật học “Hoàn thiện pháp luật ƣu đãi ngƣời có
cơng ở Việt Nam. Lý luận và thực tiễn” (1996) của tác giả Nguyễn Đình Liêu.
Luận án đã khái qt chung pháp luật ƣu đãi ngƣời có cơng: Lịch sử hình
thành và phát triển của pháp luật về ƣu đãi ngƣời có cơng; Thực trạng của
pháp luật ƣu đãi ngƣời có cơng.
Nguyễn Hiền Phƣơng (2004), "Một số vấn đề về pháp luật ưu đãi xã
hội", Tạp chí Luật học số 4/2004. Qua nghiên cứu này, tác giả đã đƣa ra và
phân tích một số khái niệm và nội dung cơ bản của pháp luật ƣu đãi ngƣời có
cơng (khái niệm ngƣời có cơng, tiêu chuẩn xác nhận ngƣời có công…) luận
bàn và đánh giá về những thành tựu cũng nhƣ phân tích chỉ rõ những điểm
cịn hạn chế trong những chính sách với ngƣời có cơng (chế độ trợ cấp hàng
tháng, ƣu đãi về giáo dục, y tế, việc làm, tín dụng, nhà ở, đất đai...). Đồng
thời, đƣa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hồn thiện chính sách ƣu đãi
với ngƣời có cơng.
Nguyễn Thị Hằng, Bộ trƣởng Bộ LĐTB&XH, Tiếp tục thực hiện tốt
hơn nữa chính sách ưu đãi xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sĩ,
người có cơng với cách mạng, Tạp chí Cộng sản, số 7-2005. Tác giả nêu
5


những nét khái quát thành tựu đạt đƣợc trong việc thực hiện ƣu đãi xã hội đối
với thƣơng binh, gia đình liệt sĩ và ngƣời có cơng trong 10 năm từ 1995 đến
2005, qua đó đúc kết những kinh nghiệm và đề ra những giải pháp nhằm thực

hiện tốt hơn chính sách ƣu đãi xã hội.
Nguyễn Danh Tiên Chủ trương của Đảng đối với thương binh, liệt sỹ
thời kỳ đổi mới - Tạp chí Khoa học Quân sự Tháng 7 năm 2012, Trung tâm
Thông tin Khoa học quân sự, Bộ Quốc phòng. Tác giả hệ thống một cách khái
lƣợc những quan điểm, chủ trƣơng của Đảng đối với công tác thƣơng binh,
liệt sĩ từ năm 1986 đến năm 2012; đánh giá thực trạng quá trình thực hiện chủ
trƣơng của Đảng về vấn đề này và đề ra giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn
công tác thƣơng binh, liệt sĩ trong thời gian tới,v.v...
Nguyễn Duy Kiên - Phó Cục trƣởng Cục Ngƣời có cơng, Bộ LĐTBXH,
Chính sách Người có cơng - là trách nhiệm của tồn dân, Tạp chí Tun giáo
số 7, 2012. Qua bài viết này, tác giả đã khái quát một số thành tựu của chính
sách ƣu đãi ngƣời có cơng trong những năm qua, đi sâu vào đánh giá tìm hiểu
nguồn lực thực hiện chính sách ở nƣớc ta. Khẳng định nguồn lực của Nhà
nƣớc thông qua chế độ trợ cấp ƣu đãi thƣờng xuyên ngày càng giữ vai trò chủ
đạo trong việc ổn định đời sống của ngƣời có cơng với cách mạng, bởi đa
phần họ là những ngƣời không hƣởng chế độ lƣơng hay bảo hiểm xã hội.
Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (2013), Tài liệu hƣớng dẫn thực
hiện Pháp lệnh Ƣu đãi ngƣời có cơng với Cách mạng, NXB Lao động- xã hội,
Hà Nội.
Nguyễn Văn Thành, Đổi mới chính sách kinh tế - xã hội với người có
cơng ở Việt Nam, Luận án Phó tiến sỹ Kinh tế, 1994. Luận án này đã hệ thống
và tổng hợp những căn cứ khoa học về lý luận chính sách đối với ngƣời có
cơng ở Việt Nam. Thực trạng chính sách đối với ngƣời có cơng, phát hiện
những tồn tại và ngun nhân của nó. Quan điểm, nguyên tắc, phƣơng hƣớng,
biện pháp chủ yếu để đổi mới chính sách đối với ngƣời có cơng.
6


Nguyễn Đình Liêu (2000), Một số suy nghĩ về hồn thiện pháp luật ƣu
đãi ngƣời có cơng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đã nêu tổng

quan các vấn đề lý luận và thực tiễn về chế độ chính sách đối với ngƣời có
cơng ở nƣớc ta; phân tích mối quan hệ biện chứng giữa chính sách ƣu đãi
ngƣời có cơng với các bộ phận chính sách kinh tế-xã hội của nhà nƣớc. Từ đó
đƣa ra những quan điểm mang tính nguyên tắc nhằm đổi mới hệ thống pháp
luật ƣu đãi ngƣời có cơng trong cơng cuộc đổi mới của đất nƣớc.
Nguyễn Thị Thu Hồi, Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Việt Nam đối với Thương binh, liệt sỹ và người có cơng với cách mạng từ
năm 1991 đến năm 2010, Luận văn thạc sỹ Lịch sử, Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013. Luận văn đã đƣa ra cái
nhìn tổng thể những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta đối với
đối tƣợng ngƣời có công từ năm 1991 đến năm 1995 và những đổi mới trong
công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Nhà nƣớc cũng những chủ trƣơng chính sách
ƣu đãi cho phù hợp với tình hình mới trong giai đoạn 1996 đến 2010.
Trƣơng Cơng Điệp (2017), Thực thi chính sách đối với người có cơng
trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công.
Luận văn nghiên cứu thực tiễn tổ chức thực thi chính sách đối với ngƣời có
cơng với cách mạng trên địa bàn huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi. Nêu lên
những ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân từ đó đƣa ra một số giải pháp tiếp
tục thực hiện có hiệu quả hơn chính sách với ngƣời có cơng tại Huyện Ba Tơ,
tỉnh Quảng Ngãi. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn là địa bàn
huyện Ba Tơ.
Các cơng trình nghiên cứu cũng nhƣ các sách, tạp chí trên đã góp phần
cơ bản về lý luận cho việc thực hiện chế độ ƣu đãi cho ngƣời có cơng. Đặt
nền móng rất quan trọng cho việc xây dựng, bổ sung và hoàn chỉnh pháp luật
ƣu đãi ngƣời có cơng với cách mạng nói chung và với đối tƣợng thƣơng binh,
bệnh binh nói riêng.
7


Do đó, luận văn tốt nghiệp với đề tài “Thực thi chính sách đối với

thương binh, bệnh binh tại huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội” hồn tồn
khơng phải là một chủ đề mới trong hoạt động thực tiễn cũng nhƣ trong khoa
học nghiên cứu. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy, chƣa có đề tài đi sâu nghiên
cứu việc thực thi chính sách đối với thƣơng binh, bệnh binh trên địa bàn
huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Vì vậy, đề tài Thực thi chính sách đối với
thương binh, bệnh binh tại huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội” là đúng mục
đích và khơng trùng lặp với bất kỳ đề tài nào đã nghiên cứu.
Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc góp phần nâng cao
hiệu quả của chính sách ƣu đãi xã hội với đối tƣợng thƣơng binh, bệnh binh
trên địa bàn huyện, hƣớng họ đến một cuộc sống an tồn, tốt đẹp hơn.
3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn thực hiện
chính sách đối với ngƣời có cơng làm căn cứ để đề xuất các biện pháp nhằm
thực hiện ngày càng tốt hơn chính sách đối với thƣơng binh, bệnh binh trên
địa bàn huyện Mê Linh, Hà Nội.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về tổ
chức thực thi chính sách đối với thƣơng binh, bệnh binh.
Thứ hai, phân tích đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện chính sách đối
với thƣơng binh, bệnh binh từ đó chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, những hạn
chế và nguyên nhân của hạn chế trong việc thực hiện chính sách này trên địa
bàn huyện Mê Linh.
Thứ ba, Nghiên cứu đề xuất những biện pháp khả thi để triển khai thực
hiện hiệu quả hơn chính sách đối với thƣơng binh, bệnh binh của huyện Mê
Linh, Hà Nội trong những năm tiếp theo.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
8



Đề tài tập trung nghiên cứu việc tổ chức thực thi chính sách đối với
thƣơng binh, bệnh binh của các chủ thể trên địa bàn huyện Mê Linh.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu nội dung, hình thức, phƣơng pháp tổ chức
thực thi chính sách đối với thƣơng binh, bệnh binh trên cả phƣơng diện lý
luận và thực tiễn
Về thời gian: Luận văn sẽ nghiên cứu nội dung trên trong khoảng thời
gian từ năm 2016 - 2018 và đề xuất các giải pháp cho giai đoạn tới.
Về không gian: Nghiên cứu việc thực thi chính sách đối với thƣơng
binh, bệnh binh tại 16 xã và 02 thị trấn thuộc huyện Mê Linh, Hà Nội.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận: Luận văn đƣợc nghiên cứu trên cơ sở phƣơng
pháp luận duy vật biện chứng và lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách đối với
thƣơng binh, bệnh binh. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng các quan điểm khoa học
đƣợc rút ra từ các cơng trình khoa học đã đƣợc công bố liên quan đến đề tài
luận văn.
5.2 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp khảo cứu tài liệu: Nghiên cứu các văn kiện của Đảng,
văn bản pháp luật, tài liệu, giáo trình và các cơng trình, bài viết có liên quan
nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Đề tài cũng kế thừa các kết quả
nghiên cứu đã có, bổ sung và phát triển các luận cứ khoa học và thực tiễn mới
phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp thống kê mô tả: Dựa trên các thông tin số liệu mới nhất
mà tác giả có thể thu thập đƣợc từ các nguồn thơng tin đáng tin cậy, từ đó
phân tích và rút ra những kết quả đánh giá khách quan, dự báo xu hƣớng phát
triển trong thời gian tiếp theo.

9



Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu và so sánh: Đề tài tiến hành
phân tích thực trạng, phân tích số liệu, đánh giá thực thi chính sách đối với
thƣơng binh tại phòng lao động TB&XH huyện, tại các xã, thị trấn thuộc
huyện Mê Linh, từ đó đƣa ra các ƣu điểm, hạn chế trong thực thi chính sách,
để làm cơ sở đề xuất những giải pháp; số liệu trong đề tài đƣợc thu thập qua
các báo cáo sơ kết, tổng kết cơng tác ngƣời có cơng, báo cáo phát triển kinh tế
xã hội của huyện và trao đổi với cán bộ, cơng chức làm cơng tác ngƣời có
cơng. Từ đó lập bảng so sánh các hoạt động tổ chức phong trào cũng nhƣ là
kết quả đạt đƣợc sau mỗi phong trào thi đua.
Phương pháp khảo sát: Tiến hành khảo sát 55 cá nhân để làm rõ chi tiết
hơn và phong phú hơn.
36 ngƣời là thƣơng binh, bệnh binh về các vấn đề liên quan đến việc
thụ hƣởng các chính sách ƣu đãi xã hội đối với thƣơng binh, bệnh binh và các
đề xuất, kiến nghị… (mỗi xã, thị trấn 02 ngƣời).
18 công chức xã, thị trấn phụ trách lĩnh vực Thƣơng binh và xã hội.
01 ngƣời là công chức phụ trách mảng Ngƣời có cơng của phịng Lao
động Thƣơng binh xã hội huyện Mê Linh về việc thực hiện chính sách xã hội
với đối tƣợng thƣơng binh, bệnh binh trên địa bàn huyện, việc triển khai, kết
quả, những bất cập (nếu có).
Các kết quả khảo sát giúp cho ngƣời đọc hiểu rõ hơn, chi tiết hơn về
các vấn đề liên quan và là minh chứng cụ thể, sinh động cho các số liệu
nghiên cứu định lƣợng.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lí luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hồn thiện lý luận về thực thi
chính sách cơng nói chung và thực thi chính sách đối với thƣơng binh, bệnh
binh trên địa bàn huyện Mê Linh nói riêng. Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo
về thực thi chính sách đối với thƣơng binh, bện binh tại huyện Mê Linh.
10



6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đối với Nhà nƣớc: Kết quả nghiên cứu có thể giúp cho q trình hoạch
định, điều chỉnh, bổ sung những chính sách, chiến lƣợc về các đối tƣợng
ngƣời có cơng đƣợc hƣởng ƣu đãi trong xã hội. Đặc biệt là đối tƣợng thƣơng
binh, bệnh binh.
Đối với địa phƣơng: nghiên cứu đƣa ra cái nhìn tổng thể về tình hình
thực tế của đối tƣợng thƣơng, bệnh binh, góp phần giúp địa phƣơng có những
điều chỉnh, quy hoạch, hỗ trợ phù hợp trong quá trình ban hành các chính
sách phát triển kinh tế xã hội, thực hiện các chính sách ƣu đãi xã hội, an sinh
xã hội, góp phần nâng cao đời sống ngƣời dân.
Đối với bản thân nhà nghiên cứu: qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu
thực tế nhà nghiên cứu có cơ hội áp dụng những lý thuyết và phƣơng pháp đã
đƣợc học vào thực tiễn cuộc sống, đặc biệt là những kỹ năng thực hành cơng
tác xã hội nói chung. Từ đó giúp nhà nghiên cứu nắm vững kiến thức, rèn
luyện kỹ năng và có thêm nhiều kinh nghiệm trong những nghiên cứu tiếp
theo và q trình cơng tác của bản thân.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn này ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
và Phụ lục, nội dung đề tài đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở khoa học về thực thi chính sách đối với thƣơng binh,
bện binh.
Chƣơng 2. Thực trạng thực thi chính sách đối với thƣơng binh, bệnh
binh tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
Chƣơng 3 Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách đối với
thƣơng binh, bệnh binh tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.

11



Chƣơng 1.
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH
ĐỐI VỚI THƢƠNG BINH, BỆNH BINH
1.1 Thƣơng bệnh binh và chính sách đối với thƣơng bệnh binh
1.1.1 Thương binh, bệnh binh
1.1.1.1 Thương binh
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi xƣớng và nêu lên những quan điểm ƣu
đãi ngƣời có cơng với cách mạng tro12ng đó có thƣơng binh. Lần đầu tiên
Bác nói đến khái niệm “thương binh” khi gửi lời khen ngợi các chiến sỹ bị
thƣơng và sự tận tâm của các y bác sỹ khám hộ, cứu thƣơng ngày 08/01/1947:
“Tôi tiếp nhiều nam, nữ chiến sỹ bị thương hăng hái hứa với tơi rằng hễ vết
thương khỏi, thì lại xin ra mặt trận… Các chiến sỹ đã hy sinh xương máu để
giữ gìn đất nước, nay đã bị thương mà cịn mong mỏi đi đánh giặc… Tơi được
báo cáo rằng: Các thầy thuốc và khám hộ đều hết lòng săn sóc thương binh
một cách chu đáo” . Lời của Bác giản dị mà sâu sắc, ngắn gọn mà dễ hiểu và
rất đầy đủ và rất đầy đủ về thƣơng binh – thƣơng binh là các chiến sỹ đã “hy
sinh xương máu để giữ gìn đất nước”.
Theo Điều 12 Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời hoạt động cách mạng, liệt sỹ và
gia đình liệt sỹ, thƣơng binh, ngƣời hoạt động kháng chiến, ngƣời có cơng
giúp đỡ Cách mạng đƣợc Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội thơng qua ngày
19/8/1994 có quy định: Thƣơng binh là quân nhân, công an nhân dân do chiến
đấu, phục vụ chiến đấu trong kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc
tế hoặc trong đấu tranh chống thực dân Pháp, dũng cảm làm nhiệm vụ đặc
biệt khó khăn, nguy hiểm vì lợi ích của Nhà nƣớc, của nhân dân mà bị
thƣơng, mất sức lao động từ 21% trở lên và đƣợc cơ quan có thẩm quyền cấp
“giấy chứng nhận thương binh”, tặng “huy hiệu thương binh”. Quy định nhƣ
vậy phù hợp với hoàn cảnh đất nƣớc đã hịa bình, mở rộng khái niệm thƣơng
12



binh cho cả những trƣờng hợp bị thƣơng khi “đấu tranh chống tội phạm,
dũng cảm làm nhiệm vụ đặc biệt khó khăn, nguy hiểm vì lợi ích của nhà nước
và nhân dân”.
Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có cơng với Cách mạng số 26/2005/PLUBTVQH11 ngày 26/5/2005 ra đời thay thế Pháp lệnh năm 1994 đã có quy
định thống nhất, rõ ràng về khái niệm thƣơng binh tại Khoản 1 Điều 19 và
đƣợc sửa đổi bổ sung tại Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13: Thương binh là
quân nhân, công an nhân dân bị thƣơng làm suy giảm khả năng lao động từ
21% trở lên, đƣợc nhà nƣớc có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận thƣơng binh
và huy hiệu thƣơng binh thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây: Chiến đấu
hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất
phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thƣơng tích; Làm nghĩa vụ quốc tế; Đấu
tranh chống tội phạm; Dũng cảm thực hiện cơng việc cấp bách nguy hiểm,
phục vụ quốc phịng, an ninh; dũng cảm cứu ngƣời, cứu tài sản của Nhà nƣớc
và nhân dân; Làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy
tập hài cốt liệt sỹ do cơ quan có thẩm quyền giao; Trực tiếp làm nhiệm vụ
huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phịng, an ninh có tính chất
nguy hiểm;
Có 4 loại mức thƣơng tật đối với thƣơng binh:
+ Thương binh hạng 1: Là đối tƣợng đƣợc hội đồng giám định y khoa có
thẩm quyền quyết định kết luận mất sức lao động từ 81% trở lên.
+ Thương binh hạng 2: Là đối tƣợng đƣợc hội đồng giám định y khoa có
thẩm quyền quyết định kết luận mất sức lao động từ 61- 80%.
+ Thương binh hạng 3: Là đối tƣợng đƣợc hội đồng giám định y khoa có
thẩm quyền quyết định kết luận mất sức lao động từ 41- 60%.
+ Thương binh hạng 4: Là đối tƣợng đƣợc hội đồng giám định y khoa có
thẩm quyền quyết định kết luận mất sức lao động từ 21- 40%.
13



1.1.1.2 Người hưởng chính sách như thương binh: ngồi những ngƣời
thuộc lực lƣợng vũ trang bị thƣơng trong khi làm nhiệm vụ, cịn có trƣờng
hợp ngƣời khơng thuộc lực lƣợng vũ trang, bị thƣơng trong trƣờng hợp tƣơng
tự làm suy giảm khả năng lao động, họ cũng xứng đáng đƣợc hƣởng những
ƣu đãi của Nhà nƣớc và toàn xã hội, đó là những ngƣời hƣởng chính sách nhƣ
thƣơng binh. Trƣớc đây, pháp luật của nhà nƣớc không công nhận trƣờng hợp
này. Hiện nay, quy định trƣờng hợp ngƣời hƣởng chính sách nhƣ thƣơng binh
nhằm mục đích ghi nhận cơng lao của những ngƣời không thuộc lực lƣợng vũ
trang nhân dân nhƣng có hành vi dũng cảm vì lợi ích chung của Nhà nƣớc,
của nhân dân. Họ là những công dân gƣơng mẫu, nêu gƣơng sáng cho mọi
ngƣời học tập, xứng đáng đƣợc hƣởng ƣu đãi của Nhà nƣớc cũng nhƣ của
toàn xã hội. Cũng tại Khoản 12, Điều 1 của Pháp lệnh 04/2012 sửa đổi bổ
sung một số Điều của Pháp lệnh 26/2005/PL-UBTVQH11 đã đƣa ra khái
niệm ngƣời hƣởng chính sách nhƣ thƣơng binh:
Người hưởng chính sách như thương binh là ngƣời không phải là quân
nhân, công an nhân dân bị thƣơng trong các trƣờng hợp quy định đối với
thƣơng binh, mất sức lao động từ 21% trở lên đƣợc các cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền cấp “Giâý chứng nhận người hưởng chính sách như thương
binh”
Thương binh loại B: là quân nhân, công an nhân dân bị thƣơng, làm suy
giảm khả năng lao động từ 21% trở lên trong khi tập luyện, công tác đã đƣợc
cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cơng nhận trƣớc ngày 31 tháng 12 năm 1993.
Từ tháng 1/1995 thƣơng binh, ngƣời hƣởng chính sách nhƣ thƣơng binh
và thƣơng binh loại B gọi chung là thƣơng binh.
1.1.1.3 Bệnh binh:
Theo quy định tại khoản 12, Điều 1 Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Pháp lệnh Ƣu đãi ngƣời có cơng với cách mạng (sửa đổi bổ sung Điều 23Pháp lệnh 26/2005/UBTVQH11) [47]: Bệnh binh là quân nhân, công an nhân
14



dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về
gia đình đƣợc cơ quan đơn, vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh
binh” thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây: Chiến đấu hoặc trực tiếp phục
vụ chiến đấu; Hoạt động liên tục ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn từ mƣời lăm tháng trở lên; Hoạt động ở địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chƣa đủ mƣời lăm tháng nhƣng đã có đủ
mƣời năm trở lên công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; Đã
công tác trong Quân dội nhân dân, Công an nhân dân đủ mƣời lăm năm
nhƣng không đủ điều kiện hƣởng chế độ hƣu trí; Làm nghĩa vụ quốc tế; Thực
hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phịng an ninh; Khi đang
làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao.
1.1.1.4 Nhu cầu và đặc điểm tâm lý của thương binh, bệnh binh
Nhu cầu
Cũng nhƣ mọi ngƣời, ngƣời có cơng với Cách mạng nói chung và
Thƣơng binh, bệnh binh nói riêng rất cần có một cuộc sống vật chất và tinh
thần đầy đủ, no ấm và hạnh phúc. Mặt khác họ đã có nhiều cống hiến hy sinh,
chịu nhiều thiệt thịi mất mát vì sự nghiệp chung của dân tộc, do đó họ cần
đƣợc mọi ngƣời tơn trọng, quan tâm chăm sóc, chia sẻ, động viên họ nhiều
hơn để họ vơi đi nỗi đau mất mát, quên đi bệnh tật.
Đặc điểm tâm lý
Là những ngƣời đã từng vào sinh ra tử nơi chiến trƣờng để bảo vệ Tổ quốc,
nên khi trở về với cuộc sống đời thƣờng họ vẫn ln có ý thức về q khứ cống
hiến của mình cho cách mạng, có tinh thần trách nhiệm giữ gìn những phẩm chất
và truyền thống cách mạng. Đại bộ phận thƣơng binh, bệnh binh luôn gƣơng
mẫu trong đời sống và công tác, thể hiện thái độ trung thành với chế độ mà mình
đã đem xƣơng máu, sức lực ra chiến đấu, bảo vệ. Khi hồ bình lập lại cho đến
nay nhiều trong số họ dù mang trong mình những thƣơng tích, thƣơng tật, bệnh
tật nhƣng vẫn nỗ lực cố gắng vƣơn lên tìm cho mình một cơng việc phù hợp để
15



vƣợt qua những khó khăn trong cuộc sống, góp phần xây dựng tổ quốc và nhiều
ngƣời đã trở thành tấm gƣơng lao động giỏi, chiến sỹ thi đua, nhà khoa học, nhà
quản lý có uy tín. Họ có tâm trạng mặc cảm thấy thua thiệt, mất mát so với
những ngƣời xung quanh nên họ thích đƣợc mọi ngƣời quan tâm.
Ngồi ra, những thƣơng binh, bệnh binh họ cịn có những đặc điểm tâm
lý riêng:
Đối với thƣơng binh, bệnh binh thời kỳ kháng chiến chống Pháp: hiện
nay số còn sống rất ít, tuổi đã cao, họ sống khiêm tốn, giản dị ít đòi hỏi quyền
lợi cá nhân. Nhu cầu vật chất giản dị, nhƣng tinh thần thơng tin thời sự, chính
trị lại khá cao, họ thích tìm hiểu và tham gia bình luận tình hình thế giới và
trong nƣớc, muốn có nhiều bạn bè để cùng nhau ôn lại kỉ niệm về tháng năm
hào hùng đã qua.
Đối với thƣơng, bệnh binh thời kỳ kháng chiến chống Mỹ: đại đa số họ ở
độ tuổi trung niên, có trình độ văn hố và chính trị, nhạy cảm với các chính
sách, chế độ của Đảng và Nhà nƣớc, nhất là những vấn đề liên quan tới họ.
Họ có ý thức tự chủ, tự kiềm chế, đúng đắn, hăng hái nhiệt tình tham gia các
hoạt động xã hội cũng nhƣ các công tác khác đƣợc giao. Bên cạnh đó có một
số ít đối tƣợng có tƣ tƣởng công thần, ỷ vào công lao cống hiến để địi hỏi,
thậm chí một số ít cịn lợi dụng chính sách ƣu đãi của Đảng và Nhà nƣớc để
làm trái pháp luật.
Nắm bắt đƣợc đặc điểm tâm lý cũng nhƣ nhu cầu của họ sẽ có ý nghĩa
rất quan trọng để đƣa ra những giải pháp hỗ trợ phù hợp, đem lại hiệu quả
cao, nhằm bù đắp phần nào những hy sinh cống hiến to lớn của ngƣời có cơng
với cách mạng.
1.1.2 Chính sách thương binh, bệnh binh
1.1.2.1 Chính sách công

16



×