Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

chuyên đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 thông qua phân môn học vần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.39 KB, 15 trang )

UBND THÀNH PHỐ BẠC LIÊU
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TAO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

CỤM CHUYÊN MÔN SỐ 1

TP. Bạc Liêu, ngày 22 tháng 01 năm 2018

CHUYÊN ĐỀ
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 1
THÔNG QUA PHÂN MÔN HỌC VẦN
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở
ban đầu về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản góp phần
hình thành nhân cách con người mới, con người xã hội chủ nghĩa.
Nội dung giáo dục tiểu học đảm bảo cho học sinh những hiểu biết đơn
giản về tự nhiên, xã hội và con người; có các kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc,
viết và tính tốn; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết
ban đầu về nghệ thuật.
Tuy nhiên, nội dung chương trình giáo dục trong các nhà trường tiểu học
ít được chú trọng đến nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Nội dung
này chưa tách thành môn học riêng mà chỉ đưa vào dạy lồng ghép ở một số môn
học, một số hoạt động giáo dục ngoại khóa.
Hiện nay, nội dung giáo dục kỹ năng sống chưa thống nhất. Mỗi nhà
nghiên cứu khoa học giáo dục có quan niệm khác nhau về khái niệm kỹ năng
sống.
1. Các khái niệm về kỹ năng sống theo các tổ chức và các nhà nghiên
cứu khoa học giáo dục.
* Khái niệm kỹ năng sống theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) – năm 1993.


“Năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với
những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Đó cũng là khả năng của một cá
nhân để duy trì một trạng thái khoẻ mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua hành vi
phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và mơi
trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát
huy sức khoẻ theo nghĩa rộng nhất về mặt thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng
sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này”.
* Khái niệm kỹ năng sống theo UNICEF.
“Giáo dục dựa trên kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi trong hành vi hay
một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ và hành
vi. Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ
(ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành
động (làm gì và làm như thế nào)”.
1


* Khái niệm kỹ năng sống theo TS Phan Quốc Việt.
Kỹ năng sống cơ bản như kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, học tập, làm
việc đồng đội, lắng nghe…
* Khái niệm kỹ năng sống theo Thạc sĩ Nguyễn Thành Đoàn.
Kỹ năng sống là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục
một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm)
nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
Từ những khái niệm khác nhau, việc giáo dục kỹ năng sống có thể bị hiểu
sai. Nhiều nhà giáo dục đã đưa nội dung đó vào trong cuộc sống và chuyển hóa
thành bài giảng giáo dục cho trẻ em.
Hiện nay khơng ít người hiểu trẻ em mà họ xem trẻ em là người lớn thu
nhỏ nên đã đem khái niệm của người lớn để đánh giá và dạy dỗ trẻ. Việc này dẫn
đến giáo dục kỹ năng sống cho trẻ với nội dung không phù hợp.
Trước hết, chúng ta cần hiểu thế nào là kỹ năng? Kỹ năng sống là gì ?

+ Khái niệm về kỹ năng.
Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một
hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay cơng
việc nào đó phát sinh trong cuộc sống.
+ Kỹ năng sống là gì?
Kỹ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc
đáp ứng các nhu cầu cụ thể trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con
người. Kỹ năng sống bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong
não bộ của con người. Kỹ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên, thơng
qua giáo dục hoặc rèn luyện của con người.
2. Vì sao phải rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh ?
Khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc
sống đều đòi hỏi chúng ta phải thỏa mãn những kỹ năng tương ứng.
Do vậy, việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là nhằm giúp các em
rèn luyện kỹ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; thói quen và kỹ năng
làm việc theo nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen
rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phịng ngừa tai nạn giao thơng,
đuối nước và các tệ nạn xã hội. Đối với học sinh tiểu học việc hình thành các kỹ
năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến
quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này.
3. Vậy học kỹ năng sống là học những gì?
Học kỹ năng sống là học các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Đó là
những kỹ năng mà trẻ thực sự cần có sự sống tốt và sống an lành trong mơi
trường của chúng. Học kỹ năng sống chính là học những thói quen hợp lý, khi
cần thiết để xử lý trong tình huống cụ thể. Những tình huống này phải có thật và
2


có nhiều khả năng xảy ra trong thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai. Nếu trẻ
biết ứng xử các kỹ năng hợp lý trong những tình huống cụ thể sẽ giúp trẻ thoát

khỏi nguy hiểm hoặc xử lý vấn đề một cách có hiệu quả, hợp lý.
II. MỘT SỐ KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIỚI THIỆU TRONG
TRƯỜNG TIÊU HỌC VÀ ĐƯỢC GIÁO DỤC THÔNG QUA PHÂN MÔN
HỌC VẦN LỚP 1
Căn cứ vào nội dung giáo dục kỹ năng sống (gồm 21 nội dung kỹ năng
sống, từ trang 18 đến trang 35) trong tài liệu “Giáo dục kỹ năng sống trong
các trường ở tiểu học – tài liệu dành cho giáo viên lớp 1” của Bộ Giáo dục –
Đào tạo, do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, tái bản lần thứ tư, tháng 8/2016.
1. Kỹ năng tự nhận thức. Kỹ năng hiểu biết chính bản thân mình như sở
thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; mối quan hệ chính mình
với mọi người xung quanh; có khả năng tự chăm sóc bản thân như: tự mặc quần
áo, đi giày, ăn uống, vệ sinh cá nhân; biết giữ gìn sức khỏe khi thời tiết quá
nóng, quá lạnh hoặc khi bị cảm lạnh. Ngồi ra, các em có thể phân biệt được
những loại thực phẩm an toàn hoặc những loại thực phẩm có hại cho sức khỏe;
biết ăn đa dạng các loại thực phẩm để đủ chất cho sự phát triển của cơ thể.
Bài 70: ôt – ơt:
* Từ ứng dụng: cơn sốt là loại bệnh thường gặp ở trẻ em.
Khi bản thân hoặc người nhà bị sốt, hướng dẫn các em biết xử lý bằng
cách giặt khăn bằng nước ấm để đắp lên trán, lau kẻ nách, kẻ bẹn để làm giảm
sốt. Trường hợp bệnh nặng phải đưa người bệnh đến trạm y tế gần nhất không
nên tự ý mua thuốc để uống.
2. Kỹ năng xác định giá trị. Giá trị có ý nghĩa đối với đời sống con
người và ý nghĩa thiết thực đối với bản thân. Giá trị đó có thể là vật chất hoặc
tinh thần và cũng có thể thuộc các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, đạo đức…
Bài 27 – tập 1: quê bé hà có nghề xẻ gỗ, phố bé nga có nghề giã giị
+ KNS: Xác định được giá trị đích thực hàng ngày mang lại vật chất
phục vụ cho con người, cho bản thân.
+ Thái độ hành vi ứng xử của trẻ: Thông qua nghề nghiệp trong xã hội
như xẻ gỗ, giã giò. Học sinh biết đây là những việc làm hằng ngày trong xã hội,
phục vụ cho đời sống con người. Đồng thời nhu cầu của xã hội, mọi người cần

phải có một cơng việc nhất định để phục vụ vì cộng đồng và lợi ích cá nhân.
Ví dụ mở rộng thêm: Giáo viên biết định hướng những ý tưởng yêu thích
một việc làm, một nghề nào đó cho trẻ trong tương lai. Song lúc này, các em
bước đầu xác định việc của mình cần làm đó là phải học thật giỏi, có thái độ cầu
tiến và rèn phẩm chất, đạo đức tốt.
Ví dụ mở rộng thêm: Giáo viên giúp học sinh hiểu việc nghỉ dưỡng cho
mọi người sau thời gian làm việc hoặc học tập là nhu cầu rất cần thiết. Ngoài ra,
chúng ta được biết thêm về thiên nhiên, đất nước ta rất phong phú và đa dạng.
3


Bài 15: t – th
* Từ ứng dụng: ti vi
Ti vi là một loại phương tiện truyền thơng có hình ảnh và tiếng giúp
người xem biết được các thông tin được diễn ra trong xã hội, giải trí… Đây là
những nhu cầu thiết thực không thể thiếu đối với con người về giá trị tinh thần.
Đối với HS lớp 1 việc xem tivi để giải trí là tốt nhưng cần hạn chế xem ti
vi quá nhiều. Các em chỉ xem mỗi ngày 2 giờ là tốt nhất.
3. Kỹ năng ứng phó với căng thẳng. Kỹ năng ứng phó với căng thẳng là
khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống như một
phần tất yếu của cuộc sống.
Bài 32 – tập 1: Chú bói cá nghĩ gì thế ?
Chú nghĩ về bữa trưa.
KNS: Biết ứng phó tình huống trong cuộc sống.
* Đối với chú bói cá buổi trưa đậu trên cành nhìn thấy con cá bơi lội
dưới ao. Chú sẽ hành động ra sao? Chú bói cá biết mình sắp làm gì? Ngược lại,
đối với chú cá khi bơi lội dưới ao ngoài việc cảnh giác kẻ thù trong lòng nước,
chú cũng phải cảnh giác những chú chim bói cá đang săn lùng.
Trong cuộc sống ln bao giờ cũng có những tình huống phức tạp, địi
hỏi con người phải tỉnh táo và cần có những kỹ năng nhất định để vượt qua

những tình huống khó khăn.
+ Thái độ hành vi ứng xử của trẻ: Từ hình ảnh của chú bói cá và chú cá,
các em hiểu rằng mọi việc luôn phức tạp ngay trong cuộc sống, hoạt động vui
chơi, trong học tập, … đều có thể có những khó khăn, vướng mắc nhất định.
Vậy trẻ phải biết cách xử lý tình huống sau cho hợp lý. Trước mắt trẻ tự xử lý
tình huống bằng kinh nghiệm ngay chính bản thân hoặc có thể sự trợ giúp của
người lớn (người thân hoặc người xung quanh mà trẻ xét thấy tin tưởng).
Ví dụ mở rộng thêm: Chẳng hạn, khi đi lạc đường; có người lạ xin vào
nhà, nhà khơng có người lớn; khi dịng điện trong nhà bị cháy; gặp phải rắn hay
thú dữ, … những việc này ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân trẻ. Chính bản thân
trẻ phải tự giải quyết và biết cách dể vượt qua. Những vốn sống, kinh nghiệm
này ở các em rất hạn chế, nên cần có sự giúp đỡ của người lớn, nhất là sự hướng
dẫn của người thầy.
4. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ. là kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ của người
khác nhưng phải tin cậy. Khi cần sự giúp đỡ người khác thì phải cung cấp thơng
tin đầy đủ, ngắn gọn, rõ ràng. Người tìm kiếm sự hỗ trợ có thể nhận lời khuyên,
sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết khó khăn mà bản thân không tự giải
quyết được.
Bài 20 – tập 1: chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê
KNS: Sự tìm kiếm và được giúp đỡ từ những người thân.

4


+ Thái độ hành vi ứng xử của trẻ: Đối với trẻ lớp 1, ngồi việc người lớn
hướng dẫn tìm hiểu các giá trị trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong học
tập. Tất nhiên có những việc trẻ chưa thể đạt được kỹ năng nhất định. Do vậy
khi trẻ gặp khó khăn mà tự xử lý thì khơng thành công nên cần được sự trợ giúp
của người lớn.
Nội dung câu ứng dụng trên, trẻ thấy xét mình khơng có khả năng thực

hiện kẻ các dòng trên vở theo đúng yêu cầu nên biết nhờ người lớn, đáng tin cậy
để giúp đỡ. Đây là kỹ năng mà trẻ lớp 1 cần phải có.
Ví dụ mở rộng thêm: Khi qua đường có nhiều xe cộ; bưng bê các vật
nóng; khi bị đứt tay; hướng dẫn giải bài tập khó; … các em cần phải biết nhờ sự
giúp đỡ của người lớn.
5. Kỹ năng thể hiện sự tự tin. là tự tin, hài lịng với bản thân; tin mình trở
thành người có ích và tích cực; là yếu tố cần thiết trong giao tiếp, ra quyết định
và nhận trách nhiệm.
Bài 17 – tập 1: thư tư, bé hà thi vẽ.
KNS: về lòng tự tin bài vẽ đạt kết quả cao trong kỳ thi.
+ Thái độ hành vi ứng xử của trẻ: Khi đã quyết định đi đến một việc nào
đó, chúng ta cần tạo cơ hội cho trẻ tự tin và trẻ có trách nhiệm khi được giao
việc. Trẻ biết mình được tuyển chọn một trong những bạn của lớp tham gia dự
thi. Trẻ sẽ tích cực nhiệm vụ được giao với quyết tâm cao và hồn thành tốt việc
làm của mình. Nếu đạt kết quả tốt thì trẻ càng tự tin và tích cực hơn. Ngược lại
kết quả của trẻ chưa như mong muốn thì chúng ta khơng bỏ rơi trẻ mà động
viên, an ủi trẻ nếu lần này chưa đạt thì lần sau sẽ đạt.
Ví dụ mở rộng thêm: Thơng qua các bài làm kiểm tra, thi viết chữ đẹp, thi
giải toán qua mạng Internet, được giao phụ trách lớp, nhóm học tập, ... nó đã
thể hiện lịng tự tin. Vì vậy, giáo viên cần giáo dục lịng tự tin cho trẻ ngay trong
học tập và trong cuộc sống hàng ngày.
6. Kỹ năng giao tiếp. Là khả năng trình bày một vấn đề nào đó của bản
thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngơn ngữ cơ thể một cách phù hợp..
Nếu trẻ biết biến kiến thức kinh nghiệm sống đã có, biết cách nói năng
lưu lốt thì trẻ dễ dàng thuyết phục được người khác.
Bài 35 – tập 1: Buổi tối, chị Kha rủ bé chơi trò chơi đố chữ.
KNS: Biết cách trình bày câu trả lời, đưa ra câu đố, xác định ý nghĩa, kết
quả đúng, sai…
+ Thái độ hành vi ứng xử của trẻ: Khi giao tiếp với người lớn, hướng dẫn
các em biết chọn lời nói, câu hỏi, câu trả lời phù hợp. Biết trình bày lại nội dung,

hình ảnh trong bài học khá thành thạo; bước đầu biết sử dụng bằng cơ thể để
diễn đạt ý nghĩ của mình; …
Ví dụ mở rộng thêm: Giáo viên cần khuyến khích HS mạnh dạn trình bày
những ý kiến của mình và biết chia sẻ ý kiến của mình qua việc làm của bạn,
5


của người khác có thể đúng nhưng cũng có thể sai. Từ đó, các em có thêm kinh
nghiệm sống cá nhân.
7. Kỹ năng lắng nghe tích cực. Người có kỹ năng lắng nghe tích cực;
biết thể hiện sự tập trung chú ý và sự quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình
bày của người khác; cho biết ý kiến phản hồi mà khơng vội đánh giá. Đồng thời
có đối đáp hợp lý trong quá trình giao tiếp.
Bài 34 – tập 1: Dì Na vừa gởi thư về. Cả nhà vui quá.
KNS: kỹ năng biết lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác
cách tích cực. Khơng chen vào khi người nhà đọc thư hoặc hỏi khi người đọc
chưa đọc hết bức thư.
+ Thái độ hành vi ứng xử của trẻ: Đối với trường hợp này, người nhà
nhận thư của người thân với thái độ tích cực phấn khởi vui mừng. Yêu cầu trẻ
biết lắng nghe nội dung thư nói gì, khơng hỏi han, khơng chen vào việc của
người lớn và biết cùng chung vui với niềm chung của gia đình.
Ví dụ mở rộng thêm: Ở trường các em biết lắng nghe thầy giáo giảng
trong giờ học; biết trình bày những nội dung yếu cầu bài học đặt ra; khơng nói
những gì chưa biết rõ hoặc chưa chứng kiến; không nên chen vào chuyện của
người lớn khi chưa được cho phép.
8. Kỹ năng thể hiện sự thông cảm là khả năng có thể hình dung và biết
đặt mình trong hoàn cảnh của người khác.
Bài 48 – tập 1. Luyện nói: Nói lời xin lỗi
KNS: Trẻ biết chia sẻ và thơng cảm khi người khác có lỗi hoặc chính
mình có lỗi sẽ nhận được sự thơng cảm của người khác.

+ Thái độ hành vi ứng xử của trẻ: Trẻ độ 6 tuổi nên vốn sống chưa nhiều
và chưa biết phân biệt hết việc làm đúng sai do mình làm. Trẻ có thể làm sai mà
chưa biết nên cần giúp cho trẻ nhận biết việc xin lỗi là việc làm tốt nhằm tránh
những sai sót tương tự sau này. Nếu trẻ xét thấy mình làm sai, có lỗi thì cần phải
có lời xin lỗi đối với người mà trẻ đã gây ra.
Ví dụ mở rộng thêm: Làm sai, nói sai, nhận biết điều sai là một hành vi
tốt, đáng được khen ngợi, đáng tuyên dương. Vì thế, GV cần động viên học sinh
biết nhận sai sót, khuyết điểm khi mắc phải thì có hướng khắc phục. Đồng thời
tập thể lớp và cô giáo cần thông cảm chia sẻ và nêu gương khen ngợi các trường
hợp này.
Bài 84 – tập 1: vần op - ap
* Từ ứng dụng: đóng góp là chia sẻ một phần vật chất, tiền của lẫn tinh
thần của mình cho những người có hồn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Tất nhiên,
người giúp đỡ với lòng tự nguyện.
Là học sinh, các em cần tích cực đóng góp, giúp đỡ mọi người gặp khó
khăn, hoạn nạn với khả năng của các em. Bác Hồ đã dạy: “Tuổi nhỏ làm việc
nhỏ, tùy theo sức của mình” như góp tiền hỗ trợ bạn học trong lớp khi bệnh tật,
6


quỹ chiếc áo mùa xn, quỹ vì người nghèo, ni heo đất tiết kiệm của lớp …
để cùng với tập thể lớp chia sẽ khó khăn với mọi người trong xã hội
9. Kỹ năng thương lượng là khả năng trình bày suy nghĩ, phân tích, giải
thích. Đồng thời có thảo luận để đạt được một sự điều chỉnh và thống nhất cách
suy nghĩ, cách làm về một vấn đề nào đó.
Bài 74 – tập 1:
Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm, mua muối giỗ cha chú mèo.

Mèo và chuột không là bạn thân của nhau. Chuột là thức ăn khoái khẩu
của mèo. Cho nên mèo trèo cây cau để ăn thịt chuột chứ khơng phải hỏi thăm
với lịng tốt của chú như câu cao dao trên. Đối với chuột thì chuột có sự thương
lượng, chuột đi chợ mua thực phẩm về làm giỗ cho cha chú mèo. (Hai dịng cuối
vừa có ý thương lượng vừa chửi chú mèo).
KNS: Khi chúng ta gặp phải khó khăn trong cuộc sống đơi khi phải sử
dụng một tình huống nào đó để thượng lượng với đối phương mới tránh được
khó khăn, hoặc ảnh hưởng xấu đến bản thân.
Ví dụ mở rộng thêm: Trong đời sống thường nhật hàng ngày mọi sự rình
rập, sự nguy hiểm từ mơi trường xung quanh đều có thể ảnh hưởng xấu đến bản
thân nên các em luôn cảnh giác trước sự dụ dỗ hoặc nhẹ dạ, cả tin đối với người
khác, nhất là những không thân thuộc (mèo và chuột) để tránh hậu quả xấu
mang đến cho mình.
10. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn là những xung đột, tranh
cãi, bất đồng, bất bình với một hay nhiều người về vấn đề nào đó. Kỹ năng tự
giải quyết mâu thuẫn nhằm giúp học sinh biết ứng xử một cách linh hoạt đối với
các tình huống bất ngờ xảy ra trong cuộc sống, biết thích nghi với sự thay đổi
của mơi trường bên ngồi, biết bảo vệ bản thân khỏi những tác hại tiêu cực, biết
cách giải quyết vấn đề khi bị người khác bắt nạt hoặc gặp kẻ xấu xâm hại.
Bài 63 – tập 1:

Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Mâu thuẫn chính, đó là khơng bao giờ có trường hợp con cị đi ăn đêm.
Do vậy khơng thể nào có hình ảnh cị đậu phải cành mềm để lộn cổ xuống ao.
KNS: Từ đó giúp học sinh học được kinh nghiệm sống, biết về những điều
trái với quy luật tự nhiên.
Ví dụ mở rộng thêm: Vì cuộc sống đơi khi con người làm một việc không
đúng với năng lực, sở trường nghề nghiệp của bản thân nên họ khó thành công

thường dễ thất bại, chán nản, bi quan. Do vậy khi bản thân các em ví như trong
học tập chưa tốt ở mơn học nào đó thì khơng bi quan, chán nản mà phải tích cực
học tập: học trên lớp, học thầy, hỏi bạn, hỏi người thân, đọc sách vở… để vượt
lên học tốt hơn, giỏi hơn.
7


11. Kỹ năng hợp tác là cùng chung việc làm, giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau
trong một công việc, một lĩnh vực nào đó cùng mục đích chung. Kỹ năng hợp
tác với nhóm trong học tập, trong mơi trường tập thể; biết lắng nghe, biết đóng
góp ý kiến cá nhân qua sự hiểu biết của mình vì một mục tiêu chung của bài
học, bài tập; có khả năng lãnh đạo, hướng dẫn nhóm làm việc theo yêu cầu của
giáo viên.
Bài 49 – tập 1: Sau cơn bão, Kiến đen lại xây nhà. Cả đàn kiến kiên
nhẫn chở lá khô về xây tổ mới.
Cơn bão đã qua, nhà cửa đàn kiến bị phá hủy. Đàn kiến tuy nhỏ, sức yếu
nhưng có ý thức về sự đoàn kết thương yêu trong cuộc sống. Chúng biết đồng
tâm, hiệp lực cùng chung sức chung lịng để đem lá khơ xây tổ mới.
KNS: Thể hiện sự hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn
hoạn nạn. Trong học tập các em khi khó khăn biết hợp tác để hồn thành nhiệm
vụ chung mà cơ giáo giao cho.
Ví dụ mở rộng thêm: Giáo viên chỉ rõ tính đồn kết, chính việc làm hàng
ngày các em đã làm trên lớp như học theo nhóm, cho bạn mượn bút, thước;
hướng dẫn bài tập khó giữa bạn biết giúp bạn chưa biết trong học tập… Đây là
việc làm tốt các em nên làm và chính là tính đồn kết giữa các bạn trong lớp.
III. MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH LỚP 1 THÔNG QUA PHÂN MÔN HỌC VẦN.
Kỹ năng sống khi đưa vào mục tiêu dạy học ở phân môn học vần ở lớp 1
để đạt được kết quả tốt, chúng ta có thể sử dụng các biện pháp sau:
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo

của học sinh gắn với thực tiễn cuộc sống gần gũi với các em.
Trong giờ học, giáo viên cần tạo cơ hội cho các em được nói, được trình
bày trước nhóm bạn, trước tập thể, nhất là những em còn hay rụt rè, khả năng
giao tiếp kém.
Cần kiểm tra đánh giá phân loại việc rèn cho học sinh khả năng tự học, tự
chăm sóc bản thân, biết lễ phép, hiếu thảo, tự phục vụ bữa ăn và vệ sinh cá
nhân…
Thường xuyên thay đổi các hình thức, luân phiên nhau cho các em làm tổ
trưởng, nhóm trưởng nhằm tạo điều kiện cho các em biết làm vai trò quản lý.
Tạo cho học sinh biết đánh giá, nhận xét trong giờ học; biết giao lưu các
tiết mục văn nghệ, kể chuyện, câu đố, trò chơi… do các em tổ chức dưới sự giúp
đỡ và hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm.
* Các giải pháp giáo dục rèn kỹ năng sống ở phân mơn học vần lớp 1
được hình thành thơng qua 5 dạng sau:
1. Giáo dục kĩ năng sống thông qua từ khóa.

8


Từ khóa trong phân mơn học vần lớp một là từ có chứa âm vị hoặc vần
mới mà học sinh sẽ được quan sát các con chữ, phân tích cấu tạo vần, đánh vần
và đọc trơn. Mặt khác, từ khóa thường là những danh từ nên được minh họa
bằng hình ảnh để học sinh hiểu và biết từ khóa. Ngồi việc giúp học sinh nhận
biết, đọc đúng, viết đúng từ khóa, người giáo viên cần phải hướng dẫn cho học
sinh về những kỹ năng sống thơng qua các từ khóa. Dưới đây là một vài ví dụ
minh họa.
Bài 33 – tập 1. Vần: ôi – ơi
Bơi lội là môn thể thao dưới nước.
Chúng ta sống vùng đồng bằng Nam bộ, phần lớn xung quanh là vùng
sông nước, ao, hồ, kênh, rạch chằng chịt. Hằng năm cả nước ta có hàng trăm trẻ

em bị chết vì đuối nước, do các em khơng biết bơi.
GD KNS : Biết bơi lội rất có lợi cho khi việc di chuyển trên sông hồ. Bơi
lội vừa là thể thao vừa giúp chúng ta không bị đuối nước. Các em nên yêu cầu
cha mẹ nhân dịp nghỉ hè đưa các em tập bơi ở những hồ bơi gần nhất.
Bài 45 – tập 1. Vần: ân - ăn
Từ khóa : Con trăn là lồi bị sát ăn thịt, hiền lành nhưng khá nguy hiểm
khi đụng chạm đến nó, chúng sống nơi hoang dã, núi rừng. Ngày nay, nó được
thuần hóa ni trong nhà để làm kinh tế trong gia đình. Nó có thể quắn chặt và
gây chết con người hoặc nuốt chửng con vật có trọng lượng bằng trọng lượng
chính nó.
GD KNS : Các em khơng nên đùa một mình với các động vật ăn thịt (nói
chung) và lồi trăn (nói riêng) khi nơi chuồng trại nhốt chúng khơng an tồn
hoặc khơng có người lớn bên cạnh bảo vệ.
2. Giáo dục kĩ năng sống thông qua từ ngữ ứng dụng
Từ ứng dụng trong phân môn học vần lớp một thường có hai từ cho mỗi
vần được học. Các từ này có thể là danh từ, động từ, hoặc tính từ. Từ ứng dụng
khơng có hình ảnh minh họa. Nên ngoài việc rèn kỹ năng đọc, giáo viên phải
giải nghĩa từ qua tranh ảnh, bằng lời hoặc các phương tiện dạy học khác, giúp
học sinh hiểu được nghĩa từ. Đối với những từ ngữ có liên quan đến cuộc sống
sinh hoạt hàng ngày, giáo viên sẽ hướng dẫn các em các kỹ năng sống qua từ
ngữ đó. Chẳng hạn:
Bài 49– tập 1: iên - yên
* Từ ứng dụng: đèn điện
Đèn điện là 1 vật dụng dùng để phát sáng khi có nguồn điện chạy qua.
HS lớp 1 khơng được tự tiện cắm chuối vào ổ điện.
GD KNS: Dạy HS cách cầm ở phần chuôi nhựa (tay khô không bị ướt) để
không bị điện giật, dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng con người. Khơng tự tiện
đưa các vật kim loại như sắt, chì, nhơm … vào ổ điện sẽ bị điện giật gây chết
người.
9



Bài 61 – tập 1: ăm - âm
* Từ ứng dụng: tăm tre
Tăm tre là vật dụng làm bằng tre dùng để xỉa răng.
GD KNS: Tăm tre dùng để xỉa răng, khi dùng xong phải bỏ vào thùng rác,
không vứt bừa bãi, phòng tránh giẫm phải. Các em còn nhỏ thì hạn chế xỉa răng
hoặc khơng tự ý xỉa răng (mà nhờ người lớn giúp) vì xỉa răng nhiều quá sẽ làm
hở chân răng, kẻ răng, dẫn đến hư răng, chảy máu chân răng
Bài 70 – tập 1: ôt – ơt:
* Từ ứng dụng: cơn sốt
Cơn sốt là loại bệnh thường gặp ở trẻ em.
GDKNS: Khi bản thân hoặc người nhà bị sốt, hướng dẫn các em biết xử
lý bằng cách giặt khăn bằng nước ấm để đắp lên trán, lau kẻ nách, kẻ bẹn để làm
giảm sốt. Trường hợp bệnh nặng phải đưa người bệnh đến trạm y tế gần nhất
không nên tự ý mua thuốc để uống.
3. Giáo dục kĩ năng sống thông câu ứng dụng:
Câu ứng dụng đối với phân môn học vần lớp 1 được tác giả viết sách giáo
khoa thường dùng câu kể, câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ hoặc những câu thơ
của các nhà thơ, nhà văn. Mỗi câu ứng dụng thường được minh họa bằng hình
ảnh chỉ ra những đặc điểm, tính chất hoặc hoạt động cụ thể nào đó để làm rõ
thêm nội dung. Sau đây là một vài ví dụ minh họa khi dạy câu ứng dụng và qua
câu ứng dụng để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Bài 26 – tập 1: bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã
+ KNS: Khả năng hiểu biết và tự chăm sóc bản thân nhằm giữ gìn sức
khỏe.
+ Thái độ hành vi ứng xử của trẻ: Biết bản thân bị bệnh. Biết thông báo
với người thân (cha, mẹ) về bệnh tật của bản thân. Đồng thuận với sự giúp đỡ
của mẹ đưa trẻ ra trạm y tế để khám và điều trị bệnh. Đây cũng là khả năng tự
chăm sóc bản thân.

GDKNS: GV hướng dẫn trẻ biết chăm sóc bản thân, như: Khi đi ngồi
nắng biết đội nón (mũ); khi thời tiết lạnh biết mặc áo ấm (áo len). Hiểu biết một
số bệnh theo mùa; biết ăn uống hợp vệ sinh; khi bệnh thì đi đến trạm y tế; không
uo6g thuốc tự mua.
Bài 28 – tập 1: Bố mẹ cho bé và chị Kha đi nghỉ hè ở Sa Pa.
Đi tham quan, học tập, nghỉ dưỡng là những nhu cầu thiết thực không thể
thiếu đối với con người và xem đây là giá trị tinh thần.
KNS: Xác định được giá trị về tinh thần của con người, của bản thân.
+ Thái độ hành vi ứng xử của trẻ: Mùa hè ở Sa Pa ln mát mẻ, dễ chịu.
Qua đó trẻ cảm nhận rằng thời tiết hoặc khí hậu ở mọi nơi không như nơi đang
ở; thiên nhiên với cảnh quang núi đồi trập trùng khác hẳn với đồng bằng; những
10


sinh hoạt về phong tục tập quán của các dân tộc ít người ở đây có những đặc
điểm, sự khác biệt giữa các vùng miền, …
GD KNS: hiểu biết về thế giới xung quanh rất đa dạng phong phú về
quang cảnh đẹp, núi đồi, đồng bằng, sông biển,… thời tiết ở mỗi vùng miền, ở
mỗi thời điểm trong năm đều khác nhau.
* Bài 56 – tập 1: : Hình ảnh câu ứng dụng:
Nắng đã lên. Lúa trên nương chin vàng. Trai gái bản mường cùng vui
vào hội.
Đây là cảnh buổi sáng về ngày hội của người dân tộc miền núi vào mùa
thu hoạch lúa.
GD KNS: Qua hình ảnh này, các em sẽ tự tìm hiểu những lễ hội trong
năm nơi sinh sống. Chẳng hạn: Ở Bạc Liêu, trước, sau ngày tết Ngun đán
thường có lễ hội cúng đình thần kèm theo hát bộ; các lễ hội của người Khmer,
người Hoa; lễ Hội Nghinh Ơng (Gành Hào - Đơng Hải); lễ hội Phật Bà Nam Hải
(Phường Nhà Mát – thành phố Bạc Liêu) …
HS hiểu: Những lễ hội vừa mang giá trị tâm linh cũng vừa là giá trị tinh

thần rất cần thiết trong đời sống cộng đồng.
Bài 74 – tập 1:
Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm, mua muối giỗ cha chú mèo.
(Ca dao)
(Đã minh họa trên)
4. Giáo dục kĩ năng sống thông qua từ ngữ trong các bài ôn tập.
Các từ ôn tập bao gồm các từ ngữ như từ ứng dụng nhưng được tổng hợp
lại các vần đã học trước đó. Chẳng hạn.
Bài 59 – tập 1:

Ôn tập

Từ ngữ: nắng chang chang.
Nắng chang chang: Khi thời điểm mặt trời phát ra nhiệt độ cao. Nhất là
thời điểm từ 12 giờ đến 15 giờ thường vào mùa hè. Người và vật đi dưới ánh
nắng này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
GD KNS: Khi đi nắng chúng ta phải đội mũ (nón) hoặc che dù để khỏi bị
cảm do nắng.
Bài 67 – tập 1:

Ôn tập

Từ ngữ : lưỡi liềm
Lưỡi liềm là dụng cụ làm bằng sắt, thép có hình cong, lưỡi răng cưa mịn
và rất bén (sắc) dùng để cắt cỏ, cắt lúa. ( Xem vật thật hoặc ảnh)
11



Lưỡi liềm là dụng cụ lao động thường dùng trong nông nghiệp. Các em
không được lấy chơi, dễ gây đứt tay, chân rất nguy hiểm.
5. Giáo dục kĩ năng sống thơng qua hình ảnh, luyện nói:
Hình ảnh ở nội dung luyện nói trong học vần lớp một được gắn theo chủ
điểm phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh. Ở mỗi chủ điểm được thể hiện một
hình ảnh minh họa. Mục đích tạo cơ hội cho các em nhìn vào tranh có thể tự đặt
ra câu hỏi và tìm ra câu trả lời tương ứng. Đối với lớp có nhiều học sinh yếu về
kỹ năng nói, GV hướng dẫn gợi ý cho học sinh tập nói. Ngồi nhiệm vụ trên giáo
viên cịn phải biết khai thác hình ảnh và câu chủ điểm đã học để giáo dục kỹ
năng sống cho các em. Dưới đây, chúng tôi đưa ra một vài ví dụ minh họa.
Bài 65 – tập 1. Hình ảnh trong luyện nói về chủ điểm: Điểm mười.
Hình ảnh trong giờ kiểm tra, bài của học sinh đạt kết quả 10 điểm. Chúng
ta thấy gương mặt hớn hở, vui tươi của cô giáo và bạn được cô giáo ghi điểm 10.
Cả lớp cùng chúc mừng kết quả học tập của bạn.
GD KNS: Chính đây là sự tự tin trong học tập của bạn trong ảnh. Qua
hình ảnh này, giúp các em sẽ có niềm tin chính mình trong mỗi bài học, bài làm
khi đạt kết quả cao.
Bài 63 – tập. Hình ảnh trong luyện nói về chủ điểm: Anh chị em trong
nhà.
Hình ảnh hai chị em cùng nhau rửa các loại quả trái cây trong một chậu
lại vừa trò chuyện thân mật. Đồng thời có sự quan sát của một bạn đứng ngồi
song cửa.
Hình ảnh chỉ ra sự hợp tác giữa người với người bằng hành động cụ thể
với sự chứng kiến của người khác. Điều này đã bột lộ tình thương u đồn kết
anh chị em gắn bó với nhau.
GD KNS: Đối với học sinh, giáo viên cần hướng cho các em tích cực
tham gia sinh hoạt chung các anh chị em trong gia đình. Mặt khác, GV cũng cần
tạo cho các em tham gia với mọi người trong xã hội để tạo tình đồn kết, tinh
thần tương thân, tương ái.

IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
1. Học sinh
+ Về nhận thức: Các em hiểu biết về vật, sự vật, hiện tượng trong từ khóa,
từ ứng dụng, câu ứng dụng và những hình ảnh qua cách trình bày hướng dẫn
giảng dạy của giáo viên.
+ Về thái độ: Các em có thái độ hành vi đúng đắn trong việc xử lý những
việc làm hay nhũng tình huống với sự nhận thức, hiểu hiết của chính các em.
+ Về ứng xử: Thơng qua nhận thức ở hầu hết học sinh biết xử lý, ứng phó
với những sự việc xảy ra xung quanh. Nhờ đó giúp các em biết liên hệ với việc
cần phải làm, cách ứng xử, đối phó với mơi trường xung quanh tạo ra vốn sống
12


của chính mình một cách hợp lý. Sau mỗi nội dung được giáo dục thông qua bài
dạy, phần lớn các em biết áp dụng trong giờ học, giờ chơi và ngay ở gia đình.
2. Giáo viên
Để thành cơng về việc giảng dạy, giáo dục kỹ năng sống trong phân môn
học vần lớp 1, người giáo viên lớp 1 đã thực hiện và đạt được:
Biết chọn nội dung giáo dục kỹ năng sống phù hợp với đặc điểm tâm lý
lứa tuổi, đơn giản vừa sức và đồng loạt.
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra xem học sinh đã vận dụng kiến thức đã
học đến mức độ nào để có phương pháp điều chỉnh thích hợp.
Nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy để lựa chọn các từ ngữ, hình ảnh dạy học
phù hợp.
Hệ thống câu hỏi phải rõ ràng, dễ hiểu, định hướng cho học sinh nhận xét
các hiện tượng sự vật từ đó giáo viên phải xây dựng thói quen tự quan sát, nhận
xét tình huống xảy ra trong thực tế cuộc sống cho học sinh ngay từ đầu năm học.
Mỗi tiết dạy phải theo quy trình đã thiết kế, xây dựng mối quan hệ giữa
bài học và cuộc sống, thu hút học sinh vào các hoạt động cụ thể, giúp các em
tích lũy vốn sống và biết cách tự điều chỉnh bản thân.

Xây dựng mối liên hệ giữa bài học và cuộc sống thực tế sinh động gần gũi
với lứa tuổi học sinh tiểu học.
Giúp các em khắc sâu kiến thức, những kĩ năng sống qua những hình ảnh,
những thước phim đẹp do giáo viên sưu tầm được.
Qua thực tiễn giảng dạy trên lớp ở năm học qua với sự lồng ghép thơng
qua từ khóa, từ ứng dụng, giáo viên đưa ra những nội dung giáo dục kỹ năng
sống gắn với các từ này đã đem lại kết quả khá tốt cho học sinh lớp 1.
3. Nhà trường
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trường tiểu học là rất quan
trọng và cần thiết bởi:
Thông qua giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thơng qua các mơn học
(nói chung), phân mơn học vần lớp 1 (nói riêng) ở chương trình tiểu học chính là
để đảm bảo mục tiêu giáo dục, nghĩa là vừa dạy chữ vừa dạy người.
Giáo dục kỹ năng sống ở lớp 1 chính là bổ sung lồng ghép vào nội dung
chương trình sách giáo khoa hiện hành được kèm theo tài liệu “Giáo dục kỹ
năng sống trong các trường ở tiểu học – tài liệu dành cho giáo viên lớp 1”
của Bộ Giáo dục – Đào tạo.
Giảng dạy giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học nhằm góp phần
cho việc chăm bồi, phát huy về năng lực, phẩm chất cho học sinh trong quá trình
học tập và rèn luyện. Đồng thời, nó đáp ứng được nội dung đánh giá về năng
lực, phẩm chất của học sinh tiểu học theo tinh thần Thông tư 22 và Văn bản Hợp
nhất 03 của Bộ Giáo dục – Đào tạo.
13


V. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua chuyên đề này, chúng tôi chỉ định hướng việc dạy lồng ghép các nội
dung kỹ năng sống cho trẻ trong phân môn học vần lớp 1. Tuy nhiên, không phải
đây là những nội dung cứng nhắc mà phải tùy thuộc vào thực trạng của từng địa

phương, nhà trường, giáo viên, học sinh ở mỗi nhà trường. Mục đích hướng dẫn
giáo dục kỹ năng sống đến với học sinh lớp 1 sao cho nhẹ nhàng, hấp dẫn, đầy
sáng tạo và hiệu quả.
Chúng tôi rất chân thành cám ơn sự chia sẻ những ý kiến đóng góp mang
tính xây dựng tích cực, những kinh nghiệm quý báu từ quý đồng nghiệp, quý
thầy, cô giáo.
Thông qua chuyên đề: “Dạy kỹ năng sống thông qua phân môn Học vần
cho học sinh lớp 1” để sớm được thực hiện trong giảng dạy ở từng trường học
trong thành phố và đạt kết quả cao.
2. Kiến nghị
- Đối với giáo viên
Trong soạn giảng cần lựa chọn những nội dung có thể giáo dục kỹ năng
sống (từ khóa, câu từ ứng dụng hoặc hình ảnh), để lồng ghép giáo dục cho học
sinh bằng nhiều hình thức khác nhau (giảng giải trực tiếp, hình ảnh minh họa, kể
chuyện, đóng vai, . . .) mang tính giáo dục phù hợp với lứa tuổi.
Tạo điều kiện cho học sinh thể hiện các thói quen tốt thông qua việc vận
dụng kỹ năng sống được giáo dục trong môn học.
Thường xuyên theo dõi việc thực hành kỹ năng sống trong lớp học để làm
cơ sở cho việc đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học
sinh.
- Đối với Ban giám hiệu
Ký duyệt giáo án cần quan tâm đến các nội dung giáo dục kỹ năng sống.
Theo dõi và đánh giá việc vận dụng kỹ năng sống của học sinh thông qua
các mơn học nói chung và phân mơn Học vần nói riêng.
Nhân rộng các gương điển hình trong việc vận dụng các kỹ năng sống
trong học tập và trong sinh hoạt hàng ngày.
Tăng cường công tác kiểm tra nề nếp thói quen của học sinh để đánh giá
việc thực hành kỹ năng sống trong nhà trường.
- Đối với Phòng Giáo dục
Tổ chức đánh giá hiệu quả của chuyên đề ở một số trường trên địa bàn

thành phố.
Mở rộng chuyên đề giáo dục kỹ năng sống thông qua một số môn học
khác.
14


Lồng ghép việc thực hành kỹ năng sống vào một số hoạt động ngoại khóa
để các em có dịp thể hiện sự hiểu biết và mức độ vận dụng của mình vào một số
tình huống thực tế.
Tăng cường cơng tác dự giờ thăm lớp để đánh giá việc giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh thông qua những nội dung có trong bài học và những nội
dung được lồng ghép tích hợp.

15



×