Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường nước tại một số vùng nuôi trồng thuỷ sản ven biển tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.78 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------

TRẦN THỊ THÀNH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC TẠI MỘT SỐ
VÙNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VEN BIỂN TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------

TRẦN THỊ THÀNH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC TẠI MỘT SỐ
VÙNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VEN BIỂN TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Khoa học Môi trƣờng
Mã số: 60440301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc tại một số
vùng nuôi trồng thuỷ sản ven biển tỉnh Nghệ An” là cơng trình nghiên cứu của bản
thân với sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi. Nội dung, kết quả trình bày
trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ luận văn nào
trƣớc đây. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả

Trần Thị Thành

i


LỜI CẢM ƠN

Với lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS
Nguyễn Chu Hồi, Khoa Môi trƣờng – Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, ngƣời đã
nhiệt tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin gửi lời tri ân tới các thầy cơ giáo trong và ngồi khoa Mơi trƣờng đã
dìu dắt, truyền đạt kiến thức, dạy bảo tôi trong suốt thời gian theo học tại trƣờng.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Lãnh đạo Trung tâm Quan trắc và Kỹ
thuật môi trƣờng Nghệ An, Chi cục Nuôi trồng thủy sản – Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh Nghệ An, Ban quản lý Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát
triển bền vững tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình thực
hiện luận văn này.
Cuối cùng tơi xin cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn
ủng hộ, động viên và chia sẻ với tôi trong thời gian qua.
Xin cảm ơn!

Hà Nội, tháng 9 năm 2015


Trần Thị Thành

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... vii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN .......................................................................................3
1.1. Tổng quan tình hình ni trồng thủy sản .............................................................3
1.1.1. Vai trị của nuôi trồng thủy sản ..................................................................3
1.1.2. Kết quả kinh tế đạt được.............................................................................3
1.1.3. Một số vấn đề liên quan khác .....................................................................5
1.2. Tổng quan về thành phần chất thải từ NTTS .......................................................6
1.3. Đặc tính nƣớc thải trong NTTS và ảnh hƣởng đến môi trƣờng ...........................8
1.4. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và định hƣớng phát triển NTTS tỉnh Nghệ
An đến năm 2020 ........................................................................................................9
1.4.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên tỉnh Nghệ An ................................................9
1.4.2. Đặc điểm tự nhiên vùng đánh giá chất lượng nước .................................10
1.4.3. Khái lược điều kiện kinh tế - xã hội .........................................................12
1.5. Hiện trạng nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An .......................12
1.5.1. Về diện tích, sản lượng .............................................................................12
1.5.2. Về cơ sở hạ tầng .......................................................................................13
1.5.3. Thực trạng NTTS ven biển trên địa bàn tỉnh Nghệ An .............................14
1.5.4. Đánh giá chung về môi trường trong NTTS ở ven biển Nghệ An ............15

1.5.5. Định hướng phát triển NTTS ven biển tỉnh Nghệ An đến năm 2020..........7
1.6. Tình hình áp dụng Quy phạm thực hành NTTS tốt Việt Nam (VietGAP) ........19
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................233
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................23
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................24
iii


2.2.1. Phương pháp kế thừa ...............................................................................24
2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa và phỏng vấn ........................244
2.2.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích ..........................................................25
2.2.4. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu ....................................................29
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................30
3.1. Tình hình ni trồng thủy sản ven biển trên địa bàn tỉnh Nghệ An...................30
3.1.1. Tình hình ni tơm thâm canh ..................................................................30
3.1.2. Tình hình ni đa dạng hóa ...................................................................333
3.2. Đánh giá chung về môi trƣờng trong nuôi trồng thủy sản ven biển ..................35
3.2.1. Vị trí vùng ni .........................................................................................35
3.2.2. Hiện trạng về cơ sở hạ tầng .....................................................................36
3.2.3. Hiện trạng nước cấp, sử dụng nước cấp ..................................................42
3.2.4. Về hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn ...............................................45
3.3. Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc thải trong NTTS ven biển Nghệ An ......49
3.3.1. Phân nhóm vùng ni trồng thủy sản .......................................................49
3.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá nước thải NTTS .....................................................49
3.3.3. Chất lượng nước thải nuôi trồng thủy sản ...............................................50
3.4. Thực trạng áp dụng VietGAP, bảo vệ môi trƣờng và đề xuất các giải pháp .....62
3.4.1. Các kết quả đạt được ................................................................................62
3.4.2. Những tồn tại khó khăn và nguyên nhân ..................................................76
3.4.3. Đề xuất giải pháp .....................................................................................77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................86

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................88
PHỤ LỤC ......................................................................................................................
PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC MẪU NƢỚC THẢI ..............................
PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHẢO SÁT, LẤY MẪU ...................................
PHỤ LỤC 3: MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA .......................................................................
PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH PHỎNG VẤN .................................................................

iv


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 2010 ........................................4
Bảng 1.2: Diện tích NTTS các huyện tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2013 ............12
Bảng 1.3: Diện tích NTTS mặn lợ tỉnh Nghệ An giai đoạn 2009 – 2013.................14
Bảng 1.4: Sản lƣợng NTTS tỉnh Nghệ An giai đoạn 2009 – 2013 .........................155
Bảng 2.1: Các vùng NTTS áp dụng VietGAP hoặc ni đa dạng hóa .....................23
Bảng 2.2: Số ]ơng, vị trí các điểm lấy mẫu nƣớc thải và kỹ hiệu mẫu …………....26
Bảng 2.3: Phƣơng pháp đo đạc, phân tích các thơng số nƣớc thải ...........................28
Bảng 3.1: Thông tin về quy mô, cơ sở hạ tầng các vùng VietGAP và DIV .............37
Bảng 3.2: Thông tin cơ sở hạ tầng các vùng VietGAP và DIV ................................37
Bảng 3.3: Bảng tổng hợp thông tin về cơ sở hạ tầng, xử lý chất thải tại các vùng
NTTS ven biển Nghệ An...........................................................................................41
Bảng 3.4: Giá trị các thông số quy định về chất lƣợng nƣớc ....................................42
Bảng 3.5: Giá trị các thông số quy định đối với chất lƣợng nƣớc thải .....................49
Bảng 3.6: Bảng tổng hợp giá trị NH3 và H2S mẫu nƣớc thải các vùng DIV ............56
Bảng 3.7: Tƣơng quan số lƣợng thông số đạt và không đạt quy định ......................57
Bảng 3.8: Mức độ thực hiện các tiêu chí chính của VietGAP ..................................63
Bảng 3.9: Tình hình sử dụng con giống tại các vùng GAP năm 2014 .....................69
Bảng 3.10: Tỷ lệ tôm bị bệnh trên vùng GAP so với vùng lân cận năm 2014 .........70

Bảng 3.11: Tình hình sử dụng ao chứa lắng (cấp), chứa bùn thải, xử lý nƣớc thải,
CTR năm 2014 ..........................................................................................................71

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mối tƣơng quan giữa VietGAP .................................................................20
- ATSH - Dịch bệnh [5] ............................................................................................20
Hình 2.1: Sơ đồ các vùng nghiên cứu và vị trí điểm lấy mẫu ...................................27
Hình 3.1: Một số hình ảnh vùng ni tơm áp dụng VietGAP ..................................32
Hình 3.2: Một số hình ảnh vùng ni đa dạng hố ...................................................33
Hình 3.3: Vị trí các vùng ni (ảnh chụp vệ tinh) ....................................................36
Hình 3.4: Hệ thống cơ sở hạ tầng của vùng GAP1 (HTX Lộc Thuỷ) .............. Error!
Bookmark not defined.
Hình 3.5: Biểu đồ nồng độ NH3 mẫu nƣớc cấp tại các vùng VietGAP ....................44
Hình 3.6: Biểu đồ nồng độ NH3 mẫu nƣớc cấp tại các vùng DIV ............................44
Hình 3.7: Một số hình ảnh về chất thải tại các vùng ni.........................................46
Hình 3.8: Biểu đồ nồng độ NH3 các mẫu nƣớc thải tại các vùng GAP ....................53
Hình 3.9: Biểu đồ nồng độ H2S mẫu nƣớc thải tại các vùng GAP ...........................54
Hình 3.10: Biểu đồ nồng độ NH3, H2S tại các vùng DIV .......................................566
Hình 3.11: Biểu đồ biểu diễn tƣơng quan thơng số phân tích đạt - vƣợt quy định của
các mẫu nƣớc thải......................................................................................................57
Hình 3.12: Tiến độ, cam kết thực hiện các tiêu chí VietGAP năm 2014 và 2015 ....67

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ATSH

:

An toàn sinh học

BVMT

:

Bảo vệ mơi trƣờng

BOD5

:

Nhu cầu ơxy sinh hóa

COD

:

Nhu cầu ơ xy hóa học

CP

:

Cổ phần


CTR

:

Chất thải rắn

CRSD

Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển
bền vững (World Bank)

CSHT

:

Cơ sở hạ tầng
Hàm lƣợng oxy hồ tan

DO
ĐBSCL

:

Đồng bằng sơng Cửa Long

EC

:

Độ dẫn điện


GDP

:

Tổng sản phẩm quốc nội



:

Quyết định

HTX

:

Hợp tác xã

NTTS

:

Nuôi trồng thủy sản

QCVN

:

Quy chuẩn Việt Nam


UBND

:

Ủy ban nhân dân

QCVN

:

Quy chuẩn Việt Nam

TC&BTC

:

Thâm canh và bán thâm canh

TCTS

:

Tiêu chuẩn thuỷ sản

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam


TB

:

Trung bình

TLTK

:

Tài liệu tham khảo

UV-Vis

:

Máy quang phổ

vii


MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, ngành thuỷ sản Việt Nam đã có bƣớc phát triển mạnh
mẽ, thu đƣợc những thành tựu to lớn, góp phần giảm nghèo, tạo thu nhập và công
ăn việc làm cho một bộ phận lực lƣợng lao động, đóng góp tích cực cho kinh tế
nơng nghiệp nói riêng và kinh tế đất nƣớc nói chung. Đến nay thủy sản đã phát triển
thành một ngành kinh tế mũi nhọn, sản xuất hàng hóa đi đầu trong hội nhập kinh tế
quốc tế. Với sự tăng trƣởng nhanh và hiệu quả, thủy sản đã đóng góp tích cực trong
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, trong cơng cuộc xóa đói giảm

nghèo, giải quyết việc làm cho lao động, nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cƣ
khắp các vùng miền, góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng vùng
biểu đảo của Tổ quốc.
Trong đó, ni trồng thuỷ sản (NTTS) đƣợc đánh giá là một trong những lĩnh
vực của ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trƣởng rất nhanh. Theo thống kê của Tổng
cục Thủy sản, năm 1994 sản lƣợng thuỷ sản nuôi trồng và khai thác nội địa mới chỉ
đạt 397.168 tấn, chiếm 30.86% tổng sản lƣợng thủy sản; năm 2006 sản lƣợng NTTS
đạt 1.694.000 tấn và đến năm 2011, đã đạt xấp xỉ 5,3 triệu tấn với giá trị kim ngạch
xuất khẩu của tồn ngành đạt 6,18 tỷ USD trong đó sản lƣợng NTTS là 3,05 triệu
tấn chiếm 58% tổng sản lƣợng [21, 24]. Năm 2014 tổng sản lƣợng thuỷ sản đạt
6.311 ngàn tấn, tăng 4,8% so với 2013 trong đó sản lƣợng nuôi trồng đạt 3.393 tấn
tăng 5,5% so với năm 2013. Hiện nay, NTTS đóng vai trị vơ cùng quan trọng đối
với kinh tế - xã hội với kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm thủy sản đạt 4% GDP,
tạo công ăn việc làm cho khoảng trên 4 triệu lao động [1].
Cùng với sự lớn mạnh của lĩnh vực NTTS cả nƣớc, NTTS tỉnh Nghệ An
cũng đã đạt đƣợc những kết quả khả quan trong những năm gần đây. Năm 2014
diện tích NTTS đạt 23.610ha với sản lƣợng 44.443 tấn, trong đó NTTS mặn lợ đạt
2.610ha với 9.850 tấn. Tổng giá trị sản xuất NTTS năm 2014 đạt 1.950 tỷ đồng [3].
Quy mơ NTTS đang có sự chuyển dịch theo hƣớng ni quảng canh sang
hình thức ni cơng nghiệp thâm canh hoặc bán thâm canh, các hộ gia đình tập
trung lại thành các cụm/Hợp tác xã, trong đó điển hình là các vùng nuôi mặn lợ ven

1


biển với đối tƣợng nuôi chủ yếu từ tôm sú chuyển sang tôm thẻ chân trắng. Sự
chuyển dịch về quy mơ, hình thức tạo điều kiện thuận lợi về đầu tƣ cơ sở hạ tầng,
nguồn vốn, xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm trong kinh doanh. Đồng thời đã và
đang giảm dần các mặt hạn chế của mơ hình ni đơn lẻ: NTTS quy mô nhỏ, phân
tán, thiếu bền vững.

Bên cạnh những thành tựu quan trọng đạt đƣợc, NTTS nƣớc ta cũng đang
phải đối mặt với một số vấn đề môi trƣờng, dịch bệnh với biểu hiện rõ nét là tình
hình bệnh thủy sản và mơi trƣờng suy thối có chiều hƣớng gia tăng. Việc tăng diện
tích và sản lƣợng NTTS cũng tỷ lệ thuận với việc suy giảm chất lƣợng mơi trƣờng
ni và diện tích tơm bị bệnh, trong đó trọng tâm là các vùng nuôi tôm công nghiệp
ven biển có chất lƣợng mơi trƣờng ngày càng suy giảm.
Trong mối quan hệ tƣơng hỗ giữa môi trƣờng, mầm bệnh và vật chủ trong
NTTS thì yếu tố mơi trƣờng giữ vai trò hết sức quan trọng. Bên cạnh các vấn đề kỹ
thuật, kinh tế và xã hội, việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trƣờng, tạo điều kiện
phát triển bền vững các vùng NTTS ven biển là việc làm hết sức cần thiết và cấp
bách. Để khắc phục tình trạng trên, ngành thủy sản Nghệ An đã và đang khuyến
khích các cơ sở áp dụng phƣơng thức NTTS theo hƣớng bền vững nhƣ VietGAP,…
Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả thì vấn đề quản lý chất lƣợng nƣớc cho cả đầu
vào lẫn đầu ra là hết sức cần thiết.
Tỉnh Nghệ An có 82km bờ biển, là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát
triển NTTS ven biển. Tuy nhiên đến nay vẫn chƣa có một đánh giá về hiện trạng mơi
trƣờng trong NTTS nói chung và mơi trƣờng nƣớc thải từ NTTS nói riêng.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, học viên đã chọn đề tài thạc sỹ “Đánh
giá hiện trạng môi trường nước tại một số vùng nuôi trồng thủy sản ven biển tỉnh
Nghệ An”. Mục tiêu chính của đề tài là: (i) Đánh giá tổng quan về phát triển NTTS
và hiện trạng môi trƣờng trong hoạt động NTTS trên địa bàn tỉnh Nghệ An, (ii)
Đánh giá thực trạng xử lý nƣớc thải trong NTTS tại một số vùng ven biển điển hình
trên địa bàn tỉnh Nghệ An, (iii) Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng ơ
nhiễm mơi trƣờng tại các vùng NTTS ven biển tỉnh Nghệ An.

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan tình hình ni trồng thủy sản

1.1.1. Vai trị của ni trồng thủy sản
Ni trồng thủy sản (NTTS) là một lĩnh vực sản xuất hàng hóa, và phát triển
NTTS nhằm duy trì, bổ sung, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản [14]. Các sản
phẩm từ NTTS cung cấp cho các hoạt động tiêu dùng, chế biến xuất khẩu. NTTS
diễn ra trên nhiều loại hình mặt nƣớc của các thủy vực với nhiều chủng loại khác
nhau, bao gồm cả áp dụng khoa học - kỹ thuật phục vụ cho quá trình NTTS.
Ở nƣớc ta, hoạt động NTTS nƣớc ta thực sự khởi sắc từ năm 1990, giai đoạn
năm 2000-2002 bùng phát cả về diện tích lẫn đối tƣợng ni. Việc mở rộng diện
tích NTTS chủ yếu đƣợc tiến hành trên các vùng đất ngập nƣớc ven biển, trong các
thủy vực nƣớc mặn ven bờ, trên các khu đất trũng thấp ven biển ở miền Trung và
một phần từ diện tích đất nơng nghiệp kém hiệu quả chuyển sang NTTS ở hai vùng
đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Các hoạt động NTTS đƣợc triển khai ở
các vùng nƣớc ngọt, nƣớc lợ và nƣớc mặn.
Ni trồng thủy sản đóng vai trị quan trọng trong việc thay thế từng bƣớc
các hoạt động khai thác thủy sản cạn kiệt và đánh bắt quá mức và ở vùng biển ven
bờ. Vì thế, NTTS đƣợc xem là phƣơng thức hỗ trợ việc duy trì khai thác, sử dụng
hợp lý nguồn lợi thủy sản. Đối với nƣớc ta, thủy sản đang cung cấp một nguồn thực
phẩm quan trọng cho tiêu dùng trong nƣớc và góp phần khơng nhỏ vào thị phần
xuất khẩu của cả nƣớc. Do đó, thủy sản là một phƣơng thức sản xuất quan trọng đối
với bảo đảm an ninh lƣơng thực và xóa đói giảm nghèo cho ngƣời dân nông thôn
ven biển và trên các đảo.
1.1.2. Kết quả kinh tế đạt được
Thủy sản chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân ở nƣớc ta. Giai
đoạn 2001-2011 đóng góp của thủy sản cho GDP tồn quốc trong khoảng 3,7-3,1%.
Bình qn giai đoạn này, thủy sản giải quyết công việc làm cho 150.000 lao
động/năm, cung cấp thực phẩm cho trên 80 triệu ngƣời dân Việt Nam, hàng năm

3



đáp ứng từ 39,31-42,86% tổng sản lƣợng thực phẩm, góp phần đảm bảo an ninh
thực phẩm và dinh dƣỡng quốc gia [24].
Ngồi ra, phát triển thủy sản nói chung và NTTS nói riêng đã đóng góp quan
trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Trong ngành nông
nghiệp, tỷ trọng thủy sản tăng từ 19,06% năm 2001 lên 21,3% năm 2011 [24]. Tuy
nhiên, ngành thủy sản Việt Nam cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt
trên thị trƣờng, vấp phải hàng loạt các hàng rào kỹ thuật về chất lƣợng, vệ sinh, an
toàn thực phẩm trong khi vẫn cịn khơng ít khó khăn nội tại, nhƣ: sản lƣợng đã vƣợt
ngƣỡng, diện tích NTTS đã ở mức tới hạn, ô nhiễm môi trƣờng và dịch bệnh phát
sinh, quy mô sản xuất vẫn nhỏ lẻ,…
Trong năm 2014, NTTS có nhiều thuận lợi do thời tiết ổn định, dịch bệnh
đƣợc kiểm sốt tốt. Nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ nơng nghiệp,
nơng dân, nơng thơn đƣợc ban hành, đăc biệt sự nỗ lực của toàn ngành trong việc
thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững. Do đó, tăng trƣởng sản xuất nơng, lâm nghiệp và
thuỷ sản có dấu hiệu phục hồi, góp phần vào tăng trƣởng chung của cả nƣớc. Năm
2014, giá trị sản xuất đạt 830 nghìn tỷ đồng, tăng 3,86% so với năm 2013, trong
đó thuỷ sản đạt 188,6 nghìn tỷ đồng, tăng 6,82%. Tổng sản lƣợng thủy sản năm
2014 đạt 6.311 ngàn tấn, tăng 4,8% so với năm 2013, trong đó sản lƣợng ni trồng
đạt 3.393 ngàn tấn, tăng 5,5% so với năm 2013 [1]. Giá trị sản xuất thuỷ sản giai
đoạn năm 2013 – 2014 đƣợc nêu cụ thể tại bảng 1.1.
Bảng 1.1: Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 2010 [1]
ĐVT: Tỷ đồng

Thủy sản chung
- Nuôi trồng
- Khai thác

Năm 2013


Năm 2014

176.548,0
106.570,1
69.977,9

188.596,2
115.672,9
72.923,3

Năm 2014 so với
năm 2013 (%)
106,8
108,5
104,2

Theo bảng 1.1, năm 2014 giá trị thủy sản đạt 188.596,2 tỷ đồng, trong đó ni
trồng 115.672,9 tỷ đồng chiếm 61,33% với 2 đối tƣợng ni chính là:

4


- Tơm sú: Diện tích ni năm 2014 đạt 537 ngàn ha, giảm 4% so với năm
2013, sản lƣợng đạt 248 ngàn tấn, giảm 3%. Nguyên nhân là do nhiều hộ đã chuyển
sang nuôi tôm thẻ chân trắng .
- Tôm thẻ chân trắng: Mặc dù mới đƣợc du nhập vào Việt Nam từ năm 2001,
đến nay phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển mạnh, do thời gian nuôi tôm
thẻ chân trắng ngắn, đạt tỷ lệ thành công và giá bán cao. So với tôm sú, tôm thẻ
chân trắng có nhiều ƣu điểm nhƣ thích nghi tốt với mơi trƣờng, khả năng chống
chịu dịch bệnh và thời gian sinh trƣởng ngắn hơn. Do đó, nhiều hộ ni tơm sú

đang có xu hƣớng chuyển sang ni tơm thẻ chân trắng [1].
1.1.3. Một số vấn đề liên quan khác
Diện tích NTTS chủ yếu tập trung ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL), chiếm 93% diện tích cả nƣớc và đóng góp 84,4 % tổng sản lƣợng [1]. Về
cơ cấu, trên cả nƣớc đã và đang có sự dịch chuyển lớn về diện tích ni tơm sú sang
ni tơm chân trắng. Về phƣơng thức ni cũng có xu thế tăng dần diện tích ni
thâm canh và bán thâm canh, giảm dần diện tích ni quảng canh.
Vùng ĐBSCL ln là vùng dẫn đầu cả nƣớc về diện tích NTTS, sản lƣợng
thủy sản ni. Về tỷ trọng lồi ni, trong giai đoạn 2001 – 2010 ƣu thế là tôm sú
với hơn 80%, nhƣng từ 2011 đến nay tôm thẻ chân trắng lại chiếm ƣu thế. Về năng
suất, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có năng suất bình qn cao nhất,
khoảng 2,9 tấn/ha. Vùng ĐBSCL có lợi thế về diện tích ni nhƣng năng suất thấp
nhất, bình qn chỉ đạt 0,7 tấn/ha [24].
Tổ chức sản xuất: Kinh tế hộ gia đình tiếp tục phát triển và đóng góp quan
trọng trong phát triển NTTS, nhƣng quy mơ hộ gia đình (lao động, đất đai) nhỏ dƣới
2,6 lao động/hộ. Tổng số hợp tác xã (HTX) ngày càng tăng, bình quân mỗi HTX
quản lý hàng trăm hecta. Kinh tế hợp tác có sự chuyển biến tích cực [25].
Sản xuất giống chủ yếu do các doanh nghiệp nƣớc ngồi chiếm lĩnh thị
trƣờng, nhƣ: Cơng ty CP, Công ty UP, Việt - Úc. Các trại sản xuất giống trong nƣớc
bƣớc đầu đáp ứng nhu cầu nhƣng chất lƣợng con giống còn thấp, tự phát, thiếu
kiểm tra giám sát,… [25].

5


Cơ sở hạ tầng phụ thuộc nhiều vào hệ thống thủy lợi của nông nghiệp. Thủy
lợi mới chỉ chú trọng giải quyết các vấn đề nƣớc cho nông nghiệp, chƣa chú trọng
hƣớng ƣu tiên trƣớc cho NTTS vì vậy tình trạng ơ nhiễm mơi trƣờng từ việc dùng
các loại hóa chất trong trồng trọt đã ảnh hƣởng không nhỏ hoạt động nuôi, môi
trƣờng khu vực và các nguồn lợi thủy sản khác [25].

Về sản xuất, cung ứng thức ăn, chế phẩm sinh học và thuốc thú y thủy sản:
Hiện nay ở nƣớc ta có khoảng 110 nhà máy sản xuất thức ăn phục vụ NTTS đạt gần
1,4 triệu tấn/năm, bao gồm cả các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Xét trên góc
độ kinh tế thì thị trƣờng thức ăn, thuốc, chế phẩm sinh học trong NTTS và các
doanh nghiệp trong nƣớc đã chậm nhận thấy tầm quan trọng và khoản lợi nhuận rất
lớn từ nguồn này nên đã bỏ ngỏ. Vì vậy, cho đến nay trên 80% lƣợng thức ăn NTTS
phải nhập từ bên ngoài đã tác động, hạn chế sự phát triển NTTS trong thời gian qua.
1.2. Tổng quan về thành phần chất thải từ NTTS
Chất thải tại các vùng NTTS phát sinh từ nhiều nguồn gốc khác nhau, bao
gồm: đất ao/kênh mƣơng bị xói mịn do dịng chảy, phân tôm/cá,…, thức ăn thừa,
xác chết của phiêu sinh vật; các loại vơi, khống chất và chất rắn lơ lửng do nguồn
nƣớc cấp. Trong các nguồn gốc phát sinh chất thải nêu trên thì chất thải sinh ra từ
sự xói lở ao ni/mƣơng nƣớc có thể góp phần đáng kể vào sự hình thành chất lắng
tụ nhƣng chúng thƣờng khơng là nguồn gốc chính của sự hình thành chất hữu cơ.
Chất hữu cơ có nguồn gốc chủ yếu từ phân, thức ăn thừa và xác chết của sinh vật
phù du. Hệ thống ao ni có năng suất cao thì lƣợng chất thải hữu cơ tích tụ càng
nhiều [17].
Nhƣ vậy, nguồn chất thải chính bắt nguồn từ thức ăn khơng ăn hết, phân và
chuyển hoá dinh dƣỡng là nguồn gốc cơ bản của các chất gây ô nhiễm ở các vùng
NTTS, trong đó chủ yếu là ni tơm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong hệ thống
thâm canh tơm thì chỉ có 15 - 20% thức ăn đƣợc dùng vào phát triển mô động vật,
15% lƣợng thức ăn hao hụt do khơng ăn hết và thất thốt, 40 - 45% đƣợc sử dụng
trong q trình chuyển hố bình thƣờng, duy trì và lột vỏ. Nitơ và photpho là những
nguyên tố chủ yếu trong chất thải bắt nguồn từ thức ăn, việc cho thức ăn quá nhiều,

6


nƣớc không ổn định, thức ăn dễ tan, thức ăn khó hấp thu,... là những yếu tố liên
quan đến thành phần nƣớc thải có chứa nhiều nitơ và phơtpho. Thức ăn thừa, chiếm

tỷ lệ lớn (30 - 40%) của ô nhiễm nitơ.
Ngƣời ta cũng ƣớc lƣợng rằng, có khoảng 63 - 78% nitơ và 76 - 80% photpho
cho tôm ăn bị thất thốt vào mơi trƣờng. Nitơ dƣới dạng protein đƣợc tôm hấp thu
và bài tiết dƣới dạng ammoniac. Cứ 01 ha nuôi tôm sau khi thu hoạch sẽ thải ra môi
trƣờng nƣớc 133 kg nitơ, 43 kg phốt pho. Hai chất này khiến nƣớc có màu và mùi
rất khó chịu, đặc biệt là lƣợng ơxy hịa tan trong nƣớc bị giảm mạnh, gây ảnh hƣởng
đến sự sinh trƣởng và phát triển của hệ thủy sinh. Các nguồn khác của chất thải hữu
cơ là mảnh vụn thực vật phù du hoặc tảo dạng sợi (lab-lab) và chất lắng đọng hoặc
chất hữu cơ hoà tan/huyền phù,... là do nƣớc lấy vào mang theo. Chất thải ni thuỷ
sản cịn chứa một ít dƣ lƣợng của các chất kháng sinh, dƣợc phẩm, thuốc trị liệu và
kích thích tố [8,11].
Trong thời gian qua, hoạt động trong NTTS ở nƣớc ta đã phát sinh các nguồn
chất thải rắn, chất thải lỏng, khí thải gây ơ nhiễm mơi trƣờng, trong đó phải kể đến
hai loại chất thải chính gây tác động mơi trƣờng là bùn thải và nƣớc thải.
- Bùn thải trong NTTS chứa các nguồn thức ăn dƣ thừa thối rữa bị phân hủy,
các hóa chất và thuốc kháng sinh, các loại khoáng chất diatomit, dolomit, lƣu huỳnh
lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn Fe2+, Fe3+, Al3+ , SO42-. Lớp bùn này
có chiều dày từ 0,1-0,3m trong tình trạng ngập nƣớc yếm khí tạo nên các sản phẩm
phân hủy độc hại nhƣ H2S, NH3, CH4,… Đây là nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng khá
nghiêm trọng cần phải đƣợc xử lý triệt để nhằm phát triển bền vững nghề NTTS và
bảo vệ môi trƣờng xung quanh vùng nuôi [11].
- Nƣớc thải nuôi tôm cơng nghiệp có hàm lƣợng các chất hữu cơ cao
(BOD5: 12-35mg/l, COD: 20-50mg/l), chất rắn lơ lửng (12-70mg/l), ammoniac NH3
(0,5 - 1mg/l), coliforms (2,5.102 -3.104 MNP/100ml). Nƣớc thải trong một vụ ni
(ni tơm thƣờng 2 vụ/năm) có thể đạt đến 15.000 - 25.000 m3/ha có chứa nhiều
thành phần độc hại và các nguồn dịch bệnh cần phải đƣợc xử lý triệt để trƣớc khi
thải ra nguồn tiếp nhận [17].

7



1.3. Đặc tính nƣớc thải trong NTTS và ảnh hƣởng đến môi trƣờng
Nƣớc thải NTTS là nguồn nƣớc thải phát sinh từ hoạt động NTTS có thể
đƣợc thu gom xử lý và/hoặc thốt ra mơi trƣờng ngồi, gồm nƣớc thải sinh hoạt và
nƣớc thải từ các ao nuôi hộ gia đình hoặc tổ chức có quy mơ (trang trại, vùng ni).
Tuy nhiên, khi nói đến đến nƣớc thải NTTS thƣờng ngƣời ta chỉ đề cập đến nƣớc
thải phát sinh của hoạt động nuôi trồng từ các ao nuôi, ao lắng và hệ thống kênh
mƣơng thốt ra mơi trƣờng ngồi tại khu vực [6].
Nƣớc thải NTTS chứa hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng cao (NH4-N, P), có
khả năng gây phì dƣỡng nguồn nƣớc ở các vùng lân cận. Nhƣ trên đã nói, các mơ
hình ni thâm canh càng cao, quy mơ cơng nghiệp càng lớn thì lƣợng chất thải và
mức độ nguy hại càng trở nên trầm trọng. Tác động của chúng tập trung từ nguồn
thức ăn dƣ thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dƣ sử dụng nhƣ hóa chất, thuốc
kháng sinh,…
- Các chất hữu cơ: Trong nƣớc thải chủ yếu chứa các chất nhƣ cacsbonhyrat,
thức ăn dƣ thừa, kháng sinh,…khi xả vào nguồn nƣớc sẽ làm giảm nồng độ ơxy hịa
tan trong nƣớc do vi sinh vật sử dụng ơxy hịa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Ơxy
hịa tan giảm khơng chỉ gây suy thối tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả
năng tự làm sạch của nguồn nƣớc. Hàm lƣợng chất hữu cơ cao trong điều kiện thiếu
ôxy trong nƣớc xảy ra quá trình phân hủy yếm khí sinh ra sản phẩm độc hại nhƣ
H2S, mercaptan gây mùi hôi thối làm cho nƣớc có màu đen. Hậu quả là hệ sinh thái
trong nƣớc bị hủy diệt, là nguồn gốc lây lan dịch bệnh.
- Chất rắn lơ lửng: Các chất rắn lơ lửng làm nƣớc đục hoặc có màu, hạn chế
độ sâu tầng nƣớc đƣợc ánh sáng chiếu tới gây ảnh hƣởng đến quá trình quang hợp
của tảo, rong, rêu,… Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hƣởng tiêu cực đến
sự sinh sôi và phát triển của thủy sinh, gây nên hiện tƣợng bùn lắng và làm nảy sinh
điều kiện kị khí, giảm lƣợng ơxy hịa tan trong nƣớc.
- Các chất dinh dưỡng (N, P): Nồng độ các chất N, P cao gây ra hiện tƣợng
phát triển các loài tảo, đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy dẫn đến tình
trạng thuỷ vực thiếu ơxy, nếu DO giảm tới 0 là thủy vực chết. Ngoài ra các loại tảo


8


nôi trên mặt nƣớc tạo thành lớp màng khiến cho bên dƣới khơng có ánh sáng, q
trình quang hợp của các thực vật tầng dƣới bị ngƣng trệ. Tất cả các hiện tƣợng trên
gây tác động xấu tới chất lƣợng nƣớc, ảnh hƣởng tới hệ thủy sinh, nghề NTTS, du
lịch và cấp nƣớc, nơng nghiệp nói chung và các ngành nghề liên quan khác.
- Vi sinh vật: Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán
trong nguồn nƣớc là nguồn ô nhiễm đặc biệt. Con ngƣời sử dụng nguồn nƣớc bị
nhiễm bẩn hay qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho ngƣời nhƣ
bệnh lỵ, thƣơng hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đƣờng tiết niệu, tiêu chảy cấp tính,…
Nƣớc thải mang theo một lƣợng lớn hợp chất nitơ, photpho và các chất dinh
dƣỡng gây nên sự siêu dinh dƣỡng kèm theo sự tăng sức sản xuất ban đầu và nở rộ
của vi khuẩn. Sự có mặt của các hợp chất carbonic, chất hữu cơ làm giảm ơxy hồ
tan và tăng BOD, COD, sulfit hydrrogen H2S, ammoniac NH3 và hàm lƣợng methan
CH4 trong vực nƣớc tự nhiên. Một vấn đề khác do việc ni tơm gây nên đó là sự
làm lắng đọng bùn ở các vùng lân cận và thuỷ vực tiếp nhận nhƣ rừng ngập mặn,
cửa sông, sông hoặc hệ thống/kênh mƣơng thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp của vùng
[17,20,21].
1.4. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và định hƣớng phát triển NTTS tỉnh
Nghệ An đến năm 2020
1.4.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên tỉnh Nghệ An
Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ với diện tích hơn
16.490 km2, có tọa độ địa lý: 18°33′ đến 20°01′ vĩ độ Bắc, 103°52′ đến 105°48′
kinh độ Đơng. Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía
đơng giáp Biển Đơng, phía tây giáp nƣớc Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào. Nằm ở
đơng bắc dãy Trƣờng Sơn, Nghệ An có địa hình đa dạng, phức tạp, bị chia cắt mạnh
bởi các dãy đồi núi và hệ thống sơng, suối. Về tổng thể, địa hình nghiêng theo
hƣớng tây bắc – đông nam với 3 vùng sinh thái rõ rệt: miền núi, trung du và đồng

bằng ven biển. Nơi cao nhất là đỉnh Pulaileng ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng
đồng bằng ven biển với bờ biển thoải chạy dài không liên tục và bị chia cắt thành
nhiều đoạn độc lập do có 6 cửa sơng và 2 dãy núi nhô ra sát biển.

9


Khí hậu Nghệ mang tính chất khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Song, do là nơi
chuyển tiếp từ miền Bắc đến miền Trung, nên khí hậu trong vùng mang đặc điểm
khí hậu bắc Trung Bộ vừa chịu ảnh hƣởng trực tiếp của gió mùa đơng bắc, đơng
nam vừa chịu ảnh hƣởng của gió mùa tây nam (gió Lào) khơ nóng.
Nhiệt độ khơng khí trung bình năm biến đổi trong phạm vi từ dƣới 220C ở
vùng núi cao đến 240C ở vùng đồng bằng ven biển. Nhiệt độ khơng khí trung
bình tháng dƣới 200C (17-190C) trong các tháng XII, I, II, tăng lên 19-250C trong
các tháng III, IV, X, XI và trên 25 0C trong các tháng V-IX, cao nhất vào hai
tháng VI-VII. Trên phần lƣu vực sông Cả, giá trị lƣợng mƣa năm trung bình nhiều
năm X0 biến đổi trong phạm vi từ dƣới 1.400 mm đến trên 2.000 mm.
Nghệ An là tỉnh có 82 km bờ biển, cùng với 7 con sơng lớn (Sơng Lam, sơng
Hiếu, sơng Hồng Mai, sông Thái, sông Bùng, sông Cấm…) là những điều kiện
thuận lợi, tiềm năng lớn để phát triển nghề NTTS [13].
1.4.2. Đặc điểm tự nhiên vùng đánh giá chất lượng nước
Danh sách các vùng nghiên cứu đánh giá chất lƣợng nƣớc thải trong nuôi
trồng thuỷ sản của đề tài đƣợc nêu cụ thể tại bảng sau.
TT

Vùng nghiên cứu

Huyện/thị - tỉnh Nghệ An

1


Vùng nuôi B3 – xã Quỳnh Lộc

2

Vùng nuôi xã Quỳnh Dị

3

HTX Lộc Thủy – xã Quỳnh Bảng

4

HTX Thắng Lợi – xã Quỳnh Thanh

5

HTX Đại Việt – xã Quỳnh Xuân

6

Vùng nuôi xã Quỳnh Lƣơng

7

Vùng đập Ráng – xã Diễn Trung

Huyện Diễn Châu

8


HTX Vạn Thành – xã Diễn Vạn

Huyện Diễn Châu

9

Vùng ni xã Nghi Hợp

Huyện Nghi Lộc

Thị xã Hồng Mai

Huyện Quỳnh Lƣu

- Thị xã Hoàng Mai: xã Quỳnh Dị, Quỳnh Lộc nằm ở cửa lạch Cờn, sơng
Hồng Mai. Chiều dài lƣu vực sơng là 38 km, diện tích lƣu vực 365 km2. Tổng lƣu

10


lƣợng nƣớc đổ qua sơng Hồng Mai vào khoảng 27,2 x 106 m3/năm - 30,6 x 106 m3
/năm. Trầm tích ở vùng cửa sông này chủ yếu là cát bùn, hàm lƣợng hữu cơ 2,5 –
4,6% và có nhiều bãi cát ngầm về phía trái cửa sơng. Chế độ thuỷ triều là bán nhật
triều không đều, biên độ thuỷ triều thấp từ 1,5 - 2m, thời gian triều dâng và triều rút
thƣờng ngắn [5].
- Huyện Quỳnh Lưu: Các xã Quỳnh Xuân, Quỳnh Bảng, Quỳnh Lƣơng,
Quỳnh Thanh nằm dọc sông Mai Giang. Trầm tích đáy ở vùng sơng này chủ yếu là
cát bùn. Sông Mai Giang chịu ảnh hƣởng của chế độ nhật triều không đều với biên
độ từ 1,5- 2m, khi triều cao có thể đạt 3m. Thời gian triều cƣờng và triều kiệt

thƣờng ngắn, khả năng thay đổi nƣớc trong sông kém, làm giảm chất lƣợng nƣớc
trong các khu vực NTTS lấy nƣớc từ sông.
- Huyện Diễn Châu: xã Diễn Vạn nằm bên sơng Bùng, sơng Bùng có tổng
diện tích lƣu vực là 753 km2, chiều dài sơng 48 km. Lƣợng nƣớc đổ ra biển 54.10656.106/năm. Lạch Vạn có nhiều kênh rạch, tạo thành nhiều đầm lầy, bãi cát. Sông
Bùng chảy qua thị trấn Diễn Châu, là khu vực đông dân cƣ, hoạt động kinh tế đa
ngành và phát triển nên lƣợng chất thải thải sông Bùng mang ra lạch Vạn khá lớn.
Bara ngăn mặn lƣu tốc chậm, xả ngọt lúc bị lũ và có lƣợng mƣa lớn kéo dài theo
chất thải sinh hoạt của dân và các hoá chất phục vụ cho nông nghiệp.
Vùng NTTS xã Diễn Trung lấy nƣớc mặn trực tiếp từ vịnh Diễn Châu. Chế
độ thuỷ văn Diễn Châu chịu ảnh hƣởng chung khu vực Bắc Trung Bộ với biên độ
thuỷ triều thấp (1,5- 2,0 m), phức tạp, nhật triều và bán nhật triều không đều. Đặc
điểm này thuận lợi cho khả năng cấp nƣớc, nhƣng hạn chế khả năng tiêu thoát nƣớc,
tạo nên vùng nƣớc chết, làm giảm chất lƣợng nƣớc trong khu vực.
- Huyện Nghi Lộc: xã Nghi Hợp lấy nƣớc từ Sông Cấm, đổ ra biển qua Cửa
Lò gồm hệ thống 3 sơng, trong đó sơng chính là sơng Cấm dài 52 km. Tổng diện
tích lƣu vực là 184 km2, chiều dài lƣu vực là 31 km. Hiện nay đã có đập Nghi
Quang ngăn mặn ngọt hố cho diện tích lớn của nhiều xã trong lƣu vực. Mặt khác
thông qua một nhánh sơng chảy qua phía tây thành phố Vinh nên tải lƣợng nƣớc bị
ô nhiễm bởi đô thị về hạ lƣu sông đổ ra biển [5].

11


1.4.3. Khái lược điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân số: Theo niên giám thống kê [4], tính đến năm 2014 dân số của tỉnh
Nghệ An là 2.978.705 ngƣời trong đó thành thị 445.155 ngƣời, nơng thơn 2.533.550
ngƣời, tỷ lệ dân thành thị chiếm gần 14,94%, với mật độ dân số trung bình 179
ngƣời/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1.22%.
- Cơ cấu kinh tế: Kinh tế tỉnh Nghệ An những năm gần đây có chuyển biến
tích cực, cơ cấu chuyển dịch đúng hƣớng. Tỷ trọng nông - lâm - thuỷ sản chiếm

24,63%, công nghiệp- xây dựng chiếm 46,49%, dịch vụ 28,88%. Năm 2014, tổng
giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) đạt 143.914.137 triệu đồng. Nông - Lâm - Thuỷ
sản là 34.592.554 triệu chiếm 24,04% trên tổng số; Công nghiệp chế tạo đạt
32.963.825 triệu đồng, chiếm 22,91%; Xây dựng đạt 25.564.730 triệu đồng, đạt
20,97%. Ngoài ra, các hoạt động vận tải, dịch vụ, thông tin truyền thơng,…cũng
góp phần trong việc tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Nghệ An [4].
1.5. Hiện trạng nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
1.5.1. Về diện tích, sản lượng
Trong những năm gần đây NTTS tỉnh Nghệ An cũng đã phát triển vƣợt bậc về
diện tích, năng suất và hiệu quả kinh tế, góp phần giải quyết việc làm, xố đói giảm
nghèo, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho nhân dân trên địa bàn.
- Diện tích NTTS: năm 2014 đạt 23.610 ha (112% kế hoạch và bằng 101% so
với năm 2013), trong đó diện tích ni mặn lợ là 2.610 ha, bằng 131% kế hoạch và
bằng 107% so năm 2013 [3].
Diện tích NTTS trên địa bàn tỉnh Nghệ An đƣợc nêu cụ thể tại Bảng 1.2.
Bảng 1.2: Diện tích NTTS các huyện tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 – 2013 [9]
TT
1
2
3
4
5
6

Huyện, Thị
Quỳnh Lƣu
Diễn Châu
Nghi Lộc
Cửa Lò
TP Vinh

Hƣng Nguyên

ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Ha
3.227
3.202
3.384
3778
Ha
2.698
2.156
2.275
1954
Ha
1.636
1.428
1.332
1419
Ha
43
43
39
46
Ha
571
539
643
526
Ha
1.721

1.250
934
1150

12


TT
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Huyện, Thị
Nam Đàn
Thanh Chƣơng
Đô Lƣơng
Yên Thành
Tân Kỳ
Con Cuông

Anh Sơn
Tƣơng Dƣơng
Kỳ Sơn
Nghĩa Đàn
Quỳ Hợp
Quỳ Châu
Quế Phong
Thái Hòa
Tổng

ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Ha
1.784
1.884
1.862
1784
Ha
2.540
2.571
2.935
3381
Ha
2.085
1.813
1.885
1610
Ha
2.338
2.093
1.943

1827
Ha
740
1.142
1.318
1348
Ha
94
94
56
56
Ha
620
877
977
1077
Ha
55
60
70
52,9
Ha
75
80
75
80
Ha
1.196
2.070
2.227

2126
Ha
225
393
410
410
Ha
180
185
181
190
Ha
130
187
187
187
Ha
433
433
437,6
Ha
21.958
22.500
23.166
23.440

Nuôi trồng mặn lợ, đặc biệt là nghề nuôi tôm phát triển mạnh, đem lại thu
nhập lớn, nhiều mơ hình ni đạt năng suất cao, phƣơng thức ni ngày càng đƣợc
cải tiến, trong đó đối tƣợng ni chủ yếu là tôm thẻ chân trắng.
- Sản lượng NTT toàn tỉnh: năm 2014 đạt 44.443 tấn, bằng 102% kế hoạch và

bằng 106% so với năm 2013; trong đó sản lƣợng nuôi mặn lợ đạt 9.850 tấn bằng
109% kế hoạch, bằng 109% so với năm 2013 (trong đó tơm 6.000 tấn). Điển hình
ni tơm nƣớc lợ, năng suất tơm thẻ chân trắng bình qn 6 tấn/ha; một số vùng
ni đạt năng suất cao trên 8 tấn/ha [3].
1.5.2. Về cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng NTTS trong những năm qua đƣợc quan tâm vớí giá trị đầu tƣ
lớn đã xây dựng và hình thành đƣợc một số vùng ni tập trung, góp phần mở rộng
diện tích ni thâm canh và chuyển đổi diện tích sản xuất muối, lúa năng suất thấp
sang NTTS. Bên cạnh đó, tồn tỉnh có có 19 cơ sở với 57 trại sản xuất và ƣơng nuôi
tôm giống đạt 1.200 triệu con (tôm sú 205 triệu con, tơm thẻ chân trắng 995 triệu
con). Ngồi ra, các mơ hình trình diễn do Trung tâm Khuyến nơng tỉnh thực hiện

13


nhƣ: ƣơng nuôi cá giống, nuôi tôm thẻ theo hƣớng VietGAP, nuôi cua thƣơng phẩm
cũng đạt kết quả tốt và thực sự trở thành những điểm trình diễn tin cậy cho nông
dân trong tỉnh đến học hỏi kinh nghiệm.
Cơ sở hạ tầng các vùng nuôi từng bƣớc đƣợc đầu tƣ nâng cấp, đặc biệt là hệ
thống ao hồ, kênh mƣơng thủy lợi đƣợc quy hoạch, thiết kế và đƣợc đầu tƣ xây
dựng theo hình thức nhà nƣớc và nhân dân cùng làm,… [9].
1.5.3. Thực trạng NTTS ven biển trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Diện tích NTTS mặn lợ trong giai đoạn 2009 – 2013 tăng lên từ 2.000 ha đến
2.440 ha, đồng thời có sự chuyển biến rõ rệt đối tƣợng nuôi từ tôm sú sang tôm thẻ
chân trắng. Trên địa bàn tồn tỉnh diện tích ni tơm thẻ chân trắng chiếm đến
92,4%, tôm sú chỉ chiếm 7,6 %. Năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh và
bán thâm canh (TC&BTC) bình qn tồn tỉnh đạt 6 tấn/ ha, nhiều vùng nuôi đạt
năng suất cao 10-15 tấn/ha, sản lƣợng tơm ni đạt 7.000 - 8.500 tấn/năm [9].
Diện tích NTTS mặn lợ trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2009 – 2013 đƣợc
tổng hợp tại Bảng 1.3 sau đây:

Bảng 1.3: Diện tích NTTS mặn lợ tỉnh Nghệ An giai đoạn 2009 – 2013 [9]
TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm
2009

2010

2011

2012

2013

Ni trồng thủy sản

Ha

22.178

22.266

22.500

23.166 23.440


1

Diện tích ni cá
nƣớc ngọt

Ha

20.178

20.500

20.500

21.000 21.000

2

Diện tích ni mặn lợ

Ha

2.000

1.766

2.000

2.166

2.440


Ni tơm TC&BTC

Ha

1.702

1.700

1.732

1.870

2.190

Hình thức ni ngày một đa dạng, trong đó ni thâm canh và bán thâm canh
phát triển mạnh, mật độ thả giống bình qn đối với tơm sú 15- 20 con/m2, tơm
chân trắng từ 80-100 con/m2, có hộ ni đầu tƣ lớn thả nuôi trên 150 con/m2 .
Về hiệu quả kinh tế: Do biến động giá cả thị trƣờng nên chi phí sản xuất tƣơng
đối cao nhƣ giá tơm giống, thiết bị, vật tƣ, thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản, dầu, nhân
cơng,... Giá thành bình qn cho 1kg tơm chân trắng là 60.000-70.000 đ/kg; tôm sú:

14


80.000đ-90.000đ/kg. Hiệu quả kinh tế sau khi trừ chi phí bình quân lãi khoảng 150180 triệu đồng/ha. Thị trƣờng tiêu thụ: ổn định và đa dạng hơn so với các năm
trƣớc, tiêu thụ ở dạng tƣơi sống hoặc đƣợc thu mua làm nguyên liệu cho nhà máy
đông lạnh (Hà Nội, Hải Phịng, Quảng Ngãi, Đà Nẵng,...).
Ngồi ra, ni nhuyễn thể bãi triều và nuôi cá lồng ven biển cũng ngày càng
phát triển mạnh tại các huyện ven biển với đối tƣợng nuôi chủ yếu là Ngao Bến Tre,

Ngao Dầu, Hàu Cửa Sơng, năng suất 5 tấn/ha. Hình thức ni cá lồng cũng đƣợc
phát triển (34 lồng) với các đối tƣợng nuôi nhƣ cá Hồng, cá Mú, cá Vƣợc.
Sản lƣợng NTTS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2009 – 2013 đƣợc tổng hợp tại
Bảng 1.4 sau đây:
Bảng 1.4: Sản lƣợng NTTS tỉnh Nghệ An giai đoạn 2009 – 2013 [9]
TT

Chỉ tiêu

Tổng sản lượng
1.1 Sản lƣợng nuôi ngọt
1.2 Sản lƣợng mặn lợ

ĐVT
Tấn
Tấn
Tấn

Năm
2009

2010

2011

2012

2013

34.869 39.559 39.800 40.000

42.126
29.369 31.000 31.000 33.000 33.125,2
5.500 8.559 8.800 7.000 9.000,3

-

Quỳnh Lƣu

Tấn

5.960

6.200

5.298

6.710

-

Diễn Châu

Tấn

1.017

1.010

723


903

-

Nghi Lộc

Tấn

712

942

488,5

1.023

-

Cửa Lò
TP Vinh

Tấn
Tấn

125
745

88
560


180
310

160
204,3

Nhƣ vậy, giai đoạn từ năm 2009-2013 tổng sản lƣợng NTTS liên tục tăng
năm đạt 34.869 tấn và tăng lên 42.126 tấn vào năm 2013; trong đó ni trồng mặn
lợ đã có những chuyển biến đáng kể, năm 2009 đạt 5.500 tấn, năm 2013 tăng 1,63
lần vƣơn lên ở mức 9.000 tấn và năm 2014 là 9.850 tấn [9].
1.5.4. Đánh giá chung về môi trường trong NTTS ven biển Nghệ An
- Tình hình dịch bệnh: Tình hình dịch bệnh vẫn thƣờng xuyên xảy ra, trong đó
năm 2012 là gây thiệt hại năng nề nhất với 337,25 ha bị bệnh trên tồn tỉnh (trong
đó 195 ha/459 đầm ni đƣợc ngƣời dân chấp hành quy trình dập dịch). Theo báo

15


cáo của Chi cục Nuôi trồng thủy sản [3], năm 2014 tồn tỉnh có 268,8ha tơm ni bị
các bệnh về đốm trắng, hội chứng hoại tử gan tuỵ cấp tính (EMS) và môi trƣờng.
- Về chất lượng môi trường: NTTS ven biển hiện nay dựa trên quy mơ nơng
hộ, hình thành nên các HTX, nhiều vùng đã đƣợc quy hoạch phát triển trở thành
vùng trọng điểm nuôi tôm công nghiệp. Tuy nhiên, các vùng mới chỉ chú trọng đến
công tác ni, theo dõi dịch bệnh cịn việc theo dõi chất lƣợng môi trƣờng trong khu
nuôi, đánh giá tác động môi trƣờng trƣớc và trong khi tiến hành nuôi lên các hệ sinh
thái nông nghiệp và tự nhiên xung quanh hầu nhƣ chƣa có. Tuy vậy, một số tác
động tiêu cực cũng đã biểu hiện, nhƣ:
Thứ nhất là ô nhiễm khu ni do việc sử dụng thức ăn, thuốc, hố chất chƣa
hợp lý và việc xử lý chất thải sau khi nuôi, đặc biệt là các khu nuôi thâm canh.
Thứ hai, mở rộng vùng nuôi làm nhiễm mặn đất nông nghiệp, vùng sinh thái

nhạy cảm nhƣ rừng ngập mặn, giao thông và việc lƣu thông nƣớc.
Cùng với sự chuyển đổi đối tƣợng ni, gia tăng hình thức ni TC&BTC,
chất thải từ hoạt động NTTS ngày càng nhiều cùng với sự xói lở đã làm một số
tuyến sông phục vụ cho NTTS bị cạn, cản trở rất nhiều đến nghề nuôi, tuy nhiên
vẫn chƣa có một đánh giá cụ thể nào về tình hình ơ nhiễm mơi trƣờng ở các vùng
NTTS.
Hiện tại, Nghệ An chƣa có hệ thống mạng lƣới quan trắc - cảnh báo môi
trƣờng và dịch bệnh mà mới chỉ có các hoạt động của Chi cục Ni trồng thủy sản
về kiểm định, cảnh báo dịch bệnh trong các vùng nuôi và một số hoạt động đơn lẻ
của các đơn vị Trung ƣơng có liên quan. Chƣa có chƣơng trình đồng bộ để có thể
nắm bắt; theo dõi đƣợc hiện trạng, diễn biến một cách tổng thể để có khuyến cáo
kịp thời cho các vùng, hộ nuôi [3].
1.5.5. Định hướng phát triển NTTS ven biển tỉnh Nghệ An đến năm 2020
Quy hoạch NTTS mặn lợ vùng ven biển tỉnh Nghệ An đến 2010 đã đƣợc Ủy
ban Nhân dân (UBND) tỉnh phê duyệt [22], bao gồm 40 xã thuộc 5 huyện, thành,
thị: Quỳnh Lƣu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Thành phố Vinh và Thị xã Cửa Lò. Các lĩnh
vực chủ yếu của quy hoạch là: nuôi tôm TC&BTC; nuôi tôm quảng canh và quảng

16


×