Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Giao an Lop 1Tuan 56

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.66 KB, 33 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TUẦN 6</b>



<i> Ngày soạn: 18/ 9/ 2009</i>


<i> Ngày giảng: Thứ hai 21/ 9/ 2009</i>
<b>ĐẠO ĐỨC: </b>

<b>GIỮ GÌN SÁCH VỞ, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP</b>

<b> (T)</b>


<b>A. YÊU CẦU:</b>


- Củng cố muc tiêu ở tiết 1.


- Giáo dục HS biết yêu quý và giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
<b>B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:</b>


- Bài hát ''Sách bút thân yêu ơi''
- Đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập.


- Điều 28 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
<b>C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>


<b>1. Kiểm tra bài cũ: </b>


- Em phải làm gì để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập ?
<b>2. Dạy - học bài mới: </b>


<i><b>* Hoạt động 1: Thi ''Sách vở ai đẹp nhất'' </b></i>


a. Giáo viên nêu yêu cầu của cuộc thi và thành phần ban giám khảo
- Có 2 vịng thi: vịng 1: thi ở tổ, vòng 2: thi ở lớp


- Tiêu chuẩn chấm thi:



+ Có đầy đủ sách vở, đồ dùng đúng qui định
+ Sách vở sạch, khơng bị quăn góc, xộc xệch
+ Đồ dùng học tập sạch sẽ


b. Học sinh cả lớp xếp sách vở, đồ dùng học tập của mình lên bàn
<i>-Yêu cầu: - Các đồ dùng khác xếp cạnh chồng sách vở </i>


- Cặp sách treo ở cạnh bàn


<i>c. Các tổ tiến hành chấm thi và chọn ra 1 - 2 bạn đẹp nhất thi ở vòng 2</i>
<i>d. Tiến hành thi vòng 2 </i>


<i>e. Ban giám khảo chấm và công bố kết quả, khen thưởng tổ, cá nhân thắng cuộc </i>


<i><b>* Hoạt động 2: Cá lớp hát bài ''Sách bút thên yêu ơi'' </b></i>
<i><b>* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc câu thơ </b></i>


<i>''Muốn cho sách vở đẹp lâu</i>
<i>Đồ dùng đẹp mãi, nhớ câu giữ gìn'' </i>
<b>3. Hoạt động nối tiếp:</b>


+ Giữ gìn sách vở, đồ dùng bền đẹp có ích lợi gì ?
- Về nhà ôn lại bài và làm theo bài học


- Nhận xét giờ học.


________________________________


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>A. YÊU CẦU:</b>



<i><b>- Đọc được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá; từ và câu ứng dụng</b></i>
<i><b>- Viết được p, ph, nh, phố xá, nhà lá;</b></i>


<i><b>- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề chợ, phố, thị xã.</b></i>
<b>B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:</b>


- Tranh minh họa các từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói.
<b>C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>


<b>1. Kiểm tra bài cũ: </b>


<i><b>- Học sinh viết bảng con: T1: xe chỉ, T2: củ sả, T3: kẻ ô.</b></i>
<i><b>- 1 học sinh lên bảng viết: rổ khế</b></i>


<i><b>- 1 học sinh đọc câu ứng dụng: xe ô tô chở khỉ và sư tử về sở thú.</b></i>
<b>2. Dạy - học bài mới: </b>


<b>TIẾT 1</b>


<i><b>*Hoạt động 1: Giới thiệu bài </b></i>


- Học sinh quan sát tranh và thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Các tranh vẽ gì ?


<i><b>+ Trong tiếng '' phố '' và tiếng "</b><b> nhà ", chữ và âm nào đã học rồi ?</b></i>


<i><b>- Học sinh đọc cá nhân ô, a</b></i>


<i><b>- Giáo viên: Hôm nay, chúng ta học các chữ và âm mới mới: p, ph, nh. </b></i>


<i><b>Giáo viên viết bảng: p, ph, nh, học sinh đọc theo giáo viên: p, ph, nh. </b></i>


<i><b>*Hoạt động 2: Dạy chữ ghi âm</b></i>


 <i><b> p</b></i>


<i> a. Nhận diện chữ:</i>


<i><b>- Giáo viên tô lại chữ p trên bảng và nói: chữ p gồm nét cong hở trái và 1 nét </b></i>
sổ dài


<i><b>- Học sinh thảo luận: so sánh p với n</b></i>
+ Giống: đèu có nét móc 2 đầu


<i><b>+ Khác: p có nét sổ dài, n có nét móc trên.</b></i>
<i>b. Phát âm và đánh vần:</i>


 Phát âm:


<i><b>- Giáo viên phát âm mẫu p (pờ )</b></i>


- Học sinh nhìn bảng phát âm, giáo viên chính sửa phát âm cho học sinh
<i><b> ph </b></i>


<i>a. Nhận diện chữ:</i>


<i><b>- Giáo viên tô lại chữ ph trên bảng và nói: chữ ph là chữ ghép từ hai con chữ</b></i>


<i><b>p và h </b></i>



<i><b>- Học sinh thảo luận: so sánh ph với p</b></i>
<i><b>+ Giống: đều có chữ p </b></i>


<i><b>+ Khác: ph có thêm chữ h</b></i>
<i>b. Phát âm và đánh vần tiếng:</i>


 <i><b>Phát âm: - Giáo viên phát âm mẫu ph (phờ) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

 Đánh vần tiếng khóa


<i><b>- Giáo viên viết lên bảng: phố và đọc phố</b></i>
<i><b>- Học sinh đọc: phố và trả lời câu hỏi:</b></i>


<i><b>+ Vị trí của của các chữ trong tiếng phố viết như thế nào ?</b></i>


<i><b>- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần: phờ - ô - phô - sắc - phố.</b></i>
- Học sinh đánh vần: cá nhân, bàn, nhóm, cả lớp


Đọc trơn từ khóa


<i><b>- Giáo viên viết bảng: phố xá, HS đọc theo nhóm, bàn, cá nhân, cả lớp.</b></i>
<i><b>- Học sinh đọc trơn theo 3 cấp: ph</b></i>


<i><b>phố</b></i>
<i><b>phố xá</b></i>


- Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh
<i>c. Hướng dẫn viết chữ:</i>


 Hướng dẫn viết chữ (đứng riêng)



<i><b>- Giáo viên viết mẫu: p, ph vừa viết vừa nêu qui trình viết</b></i>
- Học sinh viết chữ lên khơng trung bằng ngón trỏ


<i><b>- Học sinh viết bảng con: p, ph</b></i>
- Giáo viên nhận xét, sửa sai
 Hướng dẫn viết tiếng (kết hợp)


<i><b>- Giáo viên viết mẫu: phố và nói cách viết</b></i>
<i><b>- Học sinh viết bảng con phố</b></i>


- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh
 <i><b>nh (qui trình dạy như ph)</b></i>


<i><b>Lưu ý: - Chữ nh là chữ ghép từ hai con chữ n và h </b></i>
<i><b> - So sánh nh và ph: + Giống chữ h</b></i>


<i><b>+ Khác: nh bắt đầu bằng n</b></i>


<i><b>- Phát âm: nhờ</b></i>


<i><b>- Đánh vần: nhờ - a - nha - huyền - nhà</b></i>
<i>d. Đọc từ ngữ ứng dụng: </i>


<i><b>- Học sinh đọc các từ ứng dụng : phở bò nho khô</b></i>


<i><b>phá cỗ nhổ cỏ</b></i>


<i>- Giáo viên giải thích và đọc mẫu các từ ứng dụng </i>
<b>TIẾT 2</b>



<i><b>*Hoạt động 1: Luyện đọc </b></i>


<i>Luyện đọc lại các âm ở tiết 1</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>Đọc câu ứng dụng:</i>


- Học sinh nhận xét tranh minh họa câu ứng dụng


- Học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, bàn, cả lớp
- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng


- Gọi 2 - 3 học sinh đọc câu ứng dụng


<i><b>*Hoạt động 2: Luyện viết </b></i>


<i><b>- Hướng dẫn học sinh viết : p, ph, nh, phố xá, nhà lá. </b></i>
- Học sinh lần lượt viết từng dòng theo mẫu trong vở tập viết
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh còn lúng túng
- Giáo viên chấm, nhận xét


<i><b>*Hoạt động 3: Luyện nói </b></i>


<i><b>- Học sinh đọc tên bài luyện nói: chợ, phố, thị xã. </b></i>


- Giáo viên gợi ý, học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Trong tranh vẽ cảnh gì?


+ Nhà em có ở gần chợ khơng?
+ Chợ dùng để làm gì?



+ Nhà em ai là người hay đi chợ?
+ Thị xã ta đang ở có tên là gì?
<i><b> Trị chơi:</b></i>


<b>3. Củng cố, dặn dị: </b>


- Giáo viên chỉ bảng, học sinh đọc theo


- Học sinh tìm chữ vừa học, về nhà ơn lại bài, xem trước bài 23.
- Nhận xét giờ học.


____________________________________________________________
<i> Ngày soạn: 18/ 9/ 2009</i>


<i> Ngày giảng: Thứ ba 21/ 9/ 2009</i>


<b>TOÁN:</b>

<b> LUYỆN TẬP</b>



<b>A. YÊU CẦU:</b>


- Nhận biết được số lượng trong phạm vi 10, biết đọc, viết, so sánh các số
trong phạm 10, thứ tự của mỗi số trong dãy số từ 0 đến 10.


<b>B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:</b>


- GV: các tấm thẻ ghi số từ 0 đến 10.
- HS: Bộ đồ dùng Toán và bút màu.
<b>C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>
<b>1. Kiểm tra bài cũ:</b>



- 2 HS lên bảng: 1 em viết các số từ 0 đến 10; 1 em viết các số từ 10 đến 0.
- Cả lớp làm bảng con: 10 . . . 6, 10 . . . 10


- Hỏi HS về cấu tạo của số 10.
<b>2. Dạy - học bài mới:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>+Bài 1: ( Hoạt động cá nhân )</b>


- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập ( Nối theo mẫu )
- Gọi HS nêu cách nối, cả lớp làm bài.


- GV quan sát và giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Gọi HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét và ghi điểm.


<b>+Bài 3: ( Hoạt động cá nhân )</b>


- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài ( Có mấy hình tam giác )
- GV hướng dẫn HS quan sát thật kỹ rồi nêu cách làm.
- HS lầm bài và chữa bài.


- GV nhận xét và chấm điểm.
<b>+Bài 4: (Hoạt động cả lớp )</b>


- Gọi HS nêu yêu cầu của phần a. ( Điền dấu <, >, = )
- HS làm bài, GV quan sát và giúp đỡ HS yếu.


- Gọi 3 HS lên bảng làm bài, mỗi em làm một cột.
- Cả lớp nhận xét bài của bạn, chữa bài ( nếu sai )


- GV nhận xét và chấm điểm.


Tương tự như vậy với phần b, c.
- Gọi HS nêu kết quả, GV nhận xét.
<i><b>+Bài 5: Trò chơi " Tiếp sức "</b></i>


- GV dán 3 bài lên, nêu yêu cầu của trò chơi.
- Mỗi tổ cử 1 nhóm 5 bạn lên chơi .


- HS thực hiện trò chơi, HS còn lại cổ vũ cho bạn.
- HS và GV nhận xét, tuyên dương tổ thắng cuộc.
<b>3. Củng cố, dặn dị:</b>


- Về nhà ơn lại bài và làm bài tập trong VBT.
- Nhận xét giờ học.


<b>_________________________________</b>


<b>TIẾNG VIỆT:</b>

<b>BÀI 24: Q- QU, GI</b>



<b>A. YÊU CẦU:</b>


<i><b>- Đọc được: q - qu, gi, chợ quê, cụ già từ và câu ứng dụng</b></i>
<i><b>- Viết đuợc q, qu, gi, chợ quê, cụ già</b></i>


<i><b>- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: quà quê.</b></i>
<b>B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:</b>


Tranh minh họa các từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói.
<b>C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>



<b>1. Kiểm tra bài cũ: </b>


<i><b>- Học sinh viết bảng con: T1: nhà ga, T2: gồ ghề, T3: ghi nhớ.</b></i>
<i><b>- 1 học sinh lên bảng viết: gà gô.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>TIẾT 1</b>


<i><b>*Hoạt động 1: Giới thiệu bài </b></i>


- Học sinh quan sát tranh và thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Các tranh vẽ gì ?


<i><b>+ Trong tiếng '' quê '' và tiếng "</b><b> già "</b></i>, chữ và âm nào đã học rồi ?


<i><b>- Giáo viên: Hôm nay, chúng ta học các chữ và âm mới mới: q - qu, gi</b></i>
<i><b>Giáo viên viết bảng: q - qu, gi, học sinh đọc theo giáo viên: q - qu, gi</b></i>


<i><b>*Hoạt động 2: Dạy chữ ghi âm</b></i>


 <i><b> q</b></i>


<i> a. Nhận diện chữ:</i>


<i><b>- Giáo viên tô lại chữ q trên bảng và nói: chữ q gồm nét cong hở phải và 1 nét</b></i>
sổ dài


<i><b>- Học sinh thảo luận: so sánh p với q</b></i>
+ Giống: đều có nét sổ dài



<i><b>+ Khác: q có nét cong hở phải.</b></i>
<i>b. Phát âm và đánh vần:</i>


 Phát âm:


<i><b>- Giáo viên phát âm mẫu q ( cu )</b></i>


- Học sinh nhìn bảng phát âm, giáo viên chính sửa phát âm cho học sinh
<i><b> qu </b></i>


<i>a. Nhận diện chữ:</i>


<i><b>- Giáo viên tô lại chữ qu trên bảng và nói: chữ qu là chữ ghép từ hai con chữ</b></i>


<i><b>q và u</b></i>


<i><b>- Học sinh thảo luận: so sánh qu với q</b></i>
<i><b>+ Giống: đều có chữ q </b></i>


<i><b>+ Khác: qu có thêm chữ u</b></i>
<i>b. Phát âm và đánh vần tiếng:</i>
 Phát âm:


<i><b>- Giáo viên phát âm mẫu qu (quờ) </b></i>


- Học sinh nhìn bảng phát âm, giáo viên chính sửa cho học sinh
 Đánh vần tiếng khóa


<i><b>- Giáo viên viết lên bảng: quê và đọc quê</b></i>
<i><b>- Học sinh đọc: quê và trả lời câu hỏi:</b></i>



<i><b>+ Vị trí của của các chữ trong tiếng quê viết như thế nào ?</b></i>
<i><b>- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần: quờ - ê - quê.</b></i>
- Học sinh đánh vần: cá nhân, bàn, nhóm, cả lớp


Đọc trơn từ khóa


<i><b>- Giáo viên viết bảng: chợ quê, HS đọc theo nhóm, bàn, cá nhân, cả lớp.</b></i>
<i><b>- Học sinh đọc trơn theo 3 cấp: qu</b></i>


<i><b>quê</b></i>
<i><b>chợ quê</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>c. Hướng dẫn viết chữ:</i>


 Hướng dẫn viết chữ (đứng riêng)


<i><b>- Giáo viên viết mẫu: q, qu vừa viết vừa nêu qui trình viết</b></i>
- Học sinh viết chữ lên khơng trung bằng ngón trỏ


<i><b>- Học sinh viết bảng con: q, qu</b></i>
- Giáo viên nhận xét, sửa sai
 Hướng dẫn viết tiếng (kết hợp)


<i><b>- Giáo viên viết mẫu: quê và nói cách viết</b></i>
<i><b>- Học sinh viết bảng con quê</b></i>


- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh
 <i><b>gi (qui trình dạy như qu)</b></i>



<i><b>Lưu ý: - Chữ gi là chữ ghép từ hai con chữ g và i</b></i>
<i><b> - So sánh gi và g: + Giống chữ g</b></i>


<i><b>+ Khác: gi kết thúc bằng i</b></i>


<i><b>- Phát âm: di</b></i>


<i><b>- Đáng vần: di - a - gia - huyền - già</b></i>
<i>d. Đọc từ ngữ ứng dụng: </i>


- Học sinh đọc các từ ứng dụng : <i><b>quả thị giỏ cá</b></i>
<i><b>qua đò giã giò</b></i>


- Giáo viên giải thích và đọc mẫu các từ ứng dụng
<b>TIẾT 2</b>


<i><b>*Hoạt động 1: Luyện đọc </b></i>


<i>Luyện đọc lại các âm ở tiết 1</i>


<i><b>- Học sinh lần lượt phát âm: q - qu, quê, chợ quê và gi, già, cụ già.</b></i>
- Học sinh đọc các từ ngữ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp


<i>Đọc câu ứng dụng:</i>


- Học sinh nhận xét tranh minh họa câu ứng dụng


- Học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, bàn, cả lớp
- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng



- Gọi 2 - 3 học sinh đọc câu ứng dụng


<i><b>*Hoạt động 2: Luyện viết </b></i>


<i><b>- Hướng dẫn học sinh viết : q, qu, gi chợ quê, cụ già. </b></i>


- Học sinh lần lượt viết từng dòng theo mẫu trong vở tập viết
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh còn lúng túng
- Giáo viên chấm, nhận xét


<i><b>*Hoạt động 3: Luyện nói </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Giáo viên gợi ý, học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Trong tranh vẽ cảnh gì?


+ Q q gồm những thứ q gì?
+Em thích nhất là quà gì? Vì sao?
+ Em hay được ai mua quà cho?


+ Khi được quà em có chia cho mọi người khơng?
+ Mùa nào thường có nhiều q từ quê?


<i><b> Trò chơi:</b></i>


<b>3. Củng cố, dặn dò: </b>


- Giáo viên chỉ bảng, học sinh đọc theo


- Học sinh tìm chữ vừa học, về nhà ôn lại bài, xem trước bài 25
- Nhận xét giờ học.



_________________________________


<b>TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: </b>

<b>CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RĂNG</b>



<b>A. YÊU CẦU:</b>


- Các giữ vệ sinh răng, miệng để phịng sâu răng
- Biết chăm sóc răng đúng cách


<b>B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:</b>


<b>1. Giáo viên: sưu tầm một số tranh ảnh về răng</b>
- Bàn chải răng người lớn, trẻ em


- Kem đánh răng, mơ hình răng, muối ăn


- Mỗi học sinh một cuộn giấy dài, nhỏ và sạch


<b>2. Học sinh: Mỗi em một bàn chải và kem đánh răng </b>
<b>C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>


<b>1. Kiểm tra bài cũ: </b>


+ Muốn vệ sinh thân thể sạch sẽ ta phải làm gì ?
+ Nêu các việc cần làm trước khi tắm ?


<b>2. Dạy - học bài mới: </b>


<i><b>*Hoạt động 1: Làm việc theo cặp </b></i>



<i>Mục tiêu: Biết thế nào là răng khỏe, đẹp. Thế nào là răng bị sún, sâu hoặc </i>
răng thiếu vệ sinh


<i>Cách tiến hành:</i>


Bước 1: Giáo viên hướng dẫn


- 2 em quay mặt vào nhau, lần lượt từng em quan sát răng
- Học sinh nhận xét răng của bạn


- Học sinh làm việc ở nhóm theo hướng dẫn của giáo viên
Bước 2:


- Giáo viên nêu yêu cầu


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i><b>*Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa </b></i>


<i>Mục tiêu: Học sinh nhận ra việc gì nên làm và việc gì khơng nên làm để bảo </i>
vệ răng


<i>Cách tiến hành: </i>


Bước 1: Giáo viên hướng dẫn


- Học sinh quan sát từng hình ở trang 14, 15 sách giáo khoa


- Chỉ và nói việc làm của mỗi bạn trong mỗi hình, việc làm nào đúng, việc
làm nào sai ? Vì sao ?



- Từng cặp làm việc theo chỉ dẫn của giáo viên
Bước 2: Hoạt động cả lớp


+ Trong mỗi hình, các bạn đang làm gì ?


+ Việc làm nào của các bạn là đúng, việc làm nào sai ? Vì sao ?
+ Nên đánh răng, súc miệng vào lúc nào là tốt nhất ?


+ Tại sao không nên ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt ?
+ Phải làm gì khi răng bị đau, bị lung lay ?


- Học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung, giáo viên kết luận
<b>3. Củng cố, dặn dò: </b>


- Em hãy nêu việc nên làm, không nên làm để bảo vệ răng ?
- Về nhà ôn lại bài, làm theo bài học.


_________________________________
<b>THỦ CƠNG: </b>

<b>XÉ, DÁN HÌNH QUẢ CAM</b>



<b>A. YÊU CẦU:</b>


- Biết cách xé, dán hình quả cam


- Xé dán được hình quả cam. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dáng tương
đối phẳng. Có thể dùng bút màu để vẽ cuống và lá


- HS khéo léo xé, dán được hình quả cam có cuống, lá. Đường xé ít răng cưa.
Hình dán phẳng.



<b>B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:</b>


<b>1. Giáo viên: - Bài mẫu về xé, dán hình quả cam</b>
- Giấy thủ công các màu: cam, xanh=
- Giấy trắng làm nền, hồ dán, khăn tay.
<b>2. Học sinh: - Giấy thủ công các màu</b>


- Giấy nháp có kẻ ơ vng.


- Hồ dán, bút chì, vở thủ cơng, khăn lau tay.
- Vở thủ công


<b>C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>
<b>1. Kiểm tra bài cũ: </b>


- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
<b>2. Dạy - học bài mới: </b>


<i><b>*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

+ Quả cam có màu gì ?


+ Hình dáng của quả cam như thế nào?


+ Em biết quả gì có hình dáng giống quả cam?
- Học sinh thảo luận nhóm đơi


- Gọi học sinh lên trình bày, học sinh khác bổ sung


<i><b>*Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn làm mẫu.</b></i>



<i>a. Xé hình quả cam:</i>


- Giáo viên lấy tờ giấy màu , lật mặt sau, đánh dấu và vẽ một hình vng có
cạnh 8 ơ.


- Học sinh lấy giấy nháp đếm ơ, vẽ và xé hình quả cam.
<i>b. Xé hình lá </i>


- Lấy tờ giấy màu vàng, lật mặt sau đếm ô, đánh dấu vẽ 1 hình chữ nhật có
cạnh dài 4 ơ, cạnh ngắn 2 ô. Xé rời HCN ra khỏi tờ giấy, sau đó xé 4 góc của HCN
và chỉnh sửa cho giống hình chiếc lá.


- HS lấy giấy nháp tập đếm ô và xé hình lá.
<i>c. Xé hình cuống lá:</i>


- Lấy tờ giấy màu xanh, đếm , đánh dấu, vẽ 1 hình chữ nhật có cạnh dài 4 ơ
cạnh ngắn 1 ơ. Xé đơi hình chữ nhật, lấy một nửa làm cuống. Lật mặt sau để học
sinh quan sát


- Học sinh lấy giấy nháp đếm ơ, vẽ và xé hình cuống lá.
<b>4. Nhận xét, dặn dò: </b>


- Nhận xét chung giờ học


- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau thực hành.


________________________________________________________
<i> Ngày soạn: 21/ 9/ 2009</i>



<i> Ngày giảng: Thứ năm 24/ 9/ 2009</i>


<b>THỂ DỤC: </b>

<b>ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ-TRỊ CHƠI VẬN ĐỘNG</b>



<i>( Có GV bộ mơn)</i>


<i>_________________________________</i>


<b>TIẾNG VIỆT:</b>

<b>BÀI 25: NG, NGH</b>



<b>A.YÊU CẦU:</b>


<i><b>- Đọc được : ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ; từ và câu ứng dụng</b></i>
<i><b>- Viết đuợc: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ</b></i>


<i><b>- Luyện nói từ 2 3 câu theo chủ đề: bê, nghé, bé.</b></i>
<b>B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:</b>


Tranh minh họa các từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói.
<b>C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>


<b>1. Kiểm tra bài cũ: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i><b>- 1 học sinh đọc câu ứng dụng: chú tư ghé qua nhà, cho bé giỏ cá.</b></i>
<b>2. Dạy - học bài mới: </b>


<b>TIẾT 1</b>


<i><b>*Hoạt động 1: Giới thiệu bài </b></i>



- Học sinh quan sát tranh và thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Các tranh vẽ gì ?


<i><b>+ Trong tiếng '' ngừ '' và tiếng "</b><b> nghệ ", chữ và âm nào đã học rồi?</b></i>


<i><b>- Giáo viên: Hôm nay, chúng ta học các chữ và âm mới mới: ng, ngh</b></i>
<i><b>Giáo viên viết bảng: ng, ngh, học sinh đọc theo giáo viên: ng, ngh.</b></i>


<i><b>*Hoạt động 2: Dạy chữ ghi âm</b></i>


<i><b> ng </b></i>


<i>a. Nhận diện chữ:</i>


<i><b>- Giáo viên tô lại chữ ng trên bảng và nói: chữ ng được ghép bởi 2 con chữ n</b></i>
<i><b>và g</b></i>


<i><b>- Học sinh thảo luận: so sánh ng với g</b></i>
<i><b>+ Giống: đều có g </b></i>


<i><b>+ Khác: ng bắt đầu bằng n</b></i>
<i>b. Phát âm và đánh vần tiếng:</i>
 Phát âm:


<i><b>- Giáo viên phát âm mẫu ng (ngờ) </b></i>


- Học sinh nhìn bảng phát âm, giáo viên chính sửa cho học sinh
 Đánh vần tiếng khóa


<i><b>- Giáo viên viết lên bảng: ngừ và đọc ngừ</b></i>


<i><b>- Học sinh đọc: ngừ và trả lời câu hỏi:</b></i>


<i><b>+ Vị trí của của các chữ trong tiếng ngừ viết như thế nào ?</b></i>


<i><b>- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần: ngờ - ư - ngư - huyền - ngừ.</b></i>
- Học sinh đánh vần: cá nhân, bàn, nhóm, cả lớp


Đọc trơn từ khóa


<b>- Giáo viên viết bảng: cá ngừ, HS đọc theo nhóm, bàn, cá nhân, cả lớp.</b>
<i><b>- Học sinh đọc theo 3 cấp: ng</b></i>


<i><b>ngờ - ư - ngư - huyền - ngừ</b></i>
<i><b>cá ngừ</b></i>


- Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh
<i><b>- HS đọc trơn theo 3 cấp: ng</b></i>


<i><b>ngừ </b></i>
<i><b>cá ngừ </b></i>


- GV chỉnh sửa sai cho HS
<i>c. Hướng dẫn viết chữ:</i>


 Hướng dẫn viết chữ (đứng riêng)


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- Giáo viên nhận xét, sửa sai
 Hướng dẫn viết tiếng (kết hợp)


<i><b>- Giáo viên viết mẫu: ngừ và nói cách viết</b></i>


<i><b>- Học sinh viết bảng con ngừ</b></i>


- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh
 <i><b>ngh</b></i>

<b> (qui trình dạy như ng)</b>



<i><b>Lưu ý: - Chữ ngh là chữ ghép từ ba con chữ n, g và h </b></i>
<i><b> - So sánh ngh và ng: + Giống chữ ng</b></i>


<i><b> + Khác: ngh kết thúc bằng h</b></i>


<i><b>- Phát âm: ngh ( ngờ )</b></i>


<i><b>- Đáng vần: ngờ - ê - nghê - nặng - nghệ</b></i>
<i>d. Đọc từ ngữ ứng dụng: </i>


<i><b>- Học sinh đọc các từ ứng dụng : ngã tư nghệ sĩ</b></i>


<i><b>ngõ nhỏ nghé ọ</b></i>


- Giáo viên giải thích và đọc mẫu các từ ứng dụng
<b>TIẾT 2</b>


<i><b>*Hoạt động 1: Luyện đọc </b></i>


<i>+Luyện đọc lại các âm ở tiết 1</i>


<i><b>- Học sinh lần lượt phát âm: ng, ngừ, cá ngừ và ngh, nghệ, củ nghệ</b></i>
- Học sinh đọc các từ ngữ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp


<i>+Đọc câu ứng dụng:</i>



- Học sinh nhận xét tranh minh họa câu ứng dụng


- Học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, bàn, cả lớp
- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng


- Gọi 2 - 3 học sinh đọc câu ứng dụng


<i><b>*Hoạt động 2: Luyện viết </b></i>


<i><b>- Hướng dẫn học sinh viết : ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ. </b></i>
- Học sinh lần lượt viết từng dòng theo mẫu trong vở tập viết
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh còn lúng túng
- Giáo viên chấm, nhận xét


<i><b>*Hoạt động 3: Luyện nói </b></i>


<i><b>- Học sinh đọc tên bài luyện nói: bê, nghé, bé.</b></i>


- Giáo viên gợi ý, học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Trong tranh vẽ gì?


+ Con bê là con của con gì? Nó có màu gì?
+ Con nghé là con của con gì?


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

+ Bê, nghé, bé giống nhau ở điểm gì?
<i><b> Trò chơi:</b></i>


<b>3. Củng cố, dặn dò: </b>



- Giáo viên chỉ bảng, học sinh đọc theo


- Học sinh tìm chữ vừa học, về nhà ôn lại bài, xem trước bài 26.
- Nhận xét giờ học.


___________________________



<b>TOÁN: </b>

<b>LUYỆN TẬP CHUNG</b>



<b>A. YÊU CẦU:</b>


- Nhận biết được số lượng trong phạm vi 10; biết đọc, viết, so sánh các số
trong phạm vi 10, thứ tự của mỗi số trong phạm vi 10, thứ tự mỗi số trong dãy số
từ 0 đến 10.


<b>B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:</b>
- SGK


<b>C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>
<b>1. Kiểm tra bài cũ: </b>


- 3 học sinh lên bảng làm: 4  0, 10  9, 7  7
- Cả lớp làm bảng con: 6  10


<b>2. Dạy - học bài mới: </b>


<i><b>*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập</b></i>


<b>+Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống</b>
- Học sinh tự nêu yêu cầu rồi làm bài


- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh yếu
- Gọi học sinh nêu kết quả bài làm


- Giáo viên nhận xét


<b>+Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống </b>
- Học sinh tự nêu yêu cầu rồi làm bài
- Học sinh đổi bài chéo kiểm tra lẫn nhau
- Học sinh nhận xét bài của bạn


- Giáo viên nhận xét, chữa bài cho học sinh
<i><b>+Bài 4: Trò chơi</b></i>


<i><b> *Hoạt động 2: Trò chơi''Sắp xếp các số cho trước theo thứ tự''(Bài 4) </b></i>


- Giáo viên viết lên bảng các số cho trước: 8, 5, 6, 2, 9
- Giáo viên nêu yêu cầu của trò chơi


- Học sinh thực hiện trò chơi
- Các học sinh khác cổ vũ


- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
<b>3. Củng cố, dặn dò: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b> ________________________________________________________</b>
<i> Ngày soạn: 18/ 9/ 2009</i>


<i> Ngày giảng: Thứ sáu 21/ 9/ 2009</i>


<b>TOÁN: </b>

<b>LUYỆN TẬP CHUNG</b>




<b>A. YÊU CẦU:</b>


- So sánh được các số trong phạm vi 10, cấu tạo của số 10. Sắp xếp được cá
số theo thứ tự đã xác định trong phạm vi 10.


<b>B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:</b>
- SGK


<b>C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>
<b>1. Kiểm tra bài cũ: </b>


- 3 học sinh lên bảng làm: 4  0, 10  9, 7  7
- Cả lớp làm bảng con: 6  10


<b>2. Dạy - học bài mới: </b>


<i><b>*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập</b></i>


<b>+ Bài 1: Viết số thích hợp vào ơ trống</b>
- Học sinh tự nêu yêu cầu rồi làm bài
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh yếu
- Gọi học sinh nêu kết quả bài làm


- Giáo viên nhận xét


<b>+ Bài 2: Điền dấu thích hợp vào ơ trống </b>
- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài


- Học sinh làm bài, giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng


- Học sinh chữa bài, học sinh khác nhận xét, bổ sung


- Giáo viên nhận xét chung


<b>+ Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống </b>
- Học sinh tự nêu yêu cầu rồi làm bài
- Học sinh đổi bài chéo kiểm tra lẫn nhau
- Học sinh nhận xét bài của bạn


- Giáo viên nhận xét, chữa bài cho học sinh
<b>+ Bài 4:</b>


- Giáo viên viết lên bảng các số cho trước: 8, 5, 6, 2, 9
- Giáo viên nêu yêu cầu của trò chơi


- Học sinh thực hiện trò chơi
- Các học sinh khác cổ vũ


- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
<b>3. Củng cố, dặn dò: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>________________________________</b>


<b>TIẾNG VIỆT :</b>

<b>BÀI 26: Y, TR</b>



<b>A. YÊU CẦU:</b>


<i><b>- Đọc được: y, tr, y tá, tre ngà; từ và câu ứng dụng</b></i>
<i><b>- Viết được: y, tr, y tá, tre ngà</b></i>



<i><b>- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: nhà trẻ</b></i>
<b>B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:</b>


Tranh minh họa các từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói
<b>C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>


<b>1. Kiểm tra bài cũ: </b>


<i><b>- Học sinh viết bảng con: T1: ngã tư, T2: ngõ nhỏ, T3: nghệ sỹ</b></i>
<i><b>- 1 học sinh lên bảng viết: nghé ọ</b></i>


<i><b>- 1 học sinh đọc câu ứng dụng: nghỉ hè, chị Kha ra nhà bé Nga</b></i>
<b>2. Dạy - học bài mới:</b>


<i><b>*Hoạt động 1: Giới thiệu bài </b></i>


- Học sinh quan sát tranh, thảo luận và trả lời:
+ Bức tranh vẽ gì ?


<i><b>+ Trong tiếng y và tre có chữ gì đã học ?</b></i>


<i><b>- Giáo viên : Hơm nay, chúng ta học âm và chữ mới y, tr</b></i>

.



<i><b>Giáo viên viết bảng: y - tr, học sinh đọc theo giáo viên: y - y, tr - tre </b></i>


<i><b>*Hoạt động 2: Dạy chữ ghi âm</b></i>


<i><b> y</b></i>


<i><b> Giáo viên viết chữ y lên bảng (Đọc i)</b></i>


<i>a. Nhận diện chữ:</i>


- Giáo viên viết lại chữ <i><b>y lên bảng và nói: chữ </b></i> <i><b>y gồm 1 nét móc ngược và </b></i>


nét khuyết dưới


- Học sinh thảo luận: so sánh <i><b>y</b><b> với u</b></i>
+ Giống: nét xiên phải, nét móc ngược


+ Khác: <i><b>u</b><b> có thêm 1 nét móc ngược, y có nét khuyết dưới </b></i>
<i>b. Phát âm và đánh vần tiếng :</i>


 Phát âm:


- Giáo viên phát âm mẫu <i><b>i</b></i>


- Học sinh nhìn bảng phát âm: cá nhân, nhóm, cả lớp.
Đánh vần tiếng:


<i><b>- Giáo viên: chư y trong bài đứng 1 mình tạo nên tiếng y </b></i>
<i><b>- Học sinh đấnh vần: i</b></i>


Đọc trơn từ khóa


<i><b>- Học sinh đọc trơn: y, y tá</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

 Hướng dẫn viết chữ (đứng riêng)


<b>- Giáo viên viết mẫu: y, vừa viết vừa nêu qui trình viết</b>
<i><b>- Học sinh viết bảng con: y</b></i>



- Giáo viên nhận xét, sửa sai


 <i><b>tr (Qui trình dạy tương tự như y) </b></i>


<i><b>Lưu ý: - Chữ tr được viết từ hai con chữ t và r </b></i>
<i><b> - So sánh tr và t: + Giống chữ t</b></i>


<i><b>+ Khác: tr có thêm r </b></i>


<i>d. Đọc tiếng từ ứng dụng: </i>


- Gọi 2 - 3học sinh đọc các từ ứng dụng : <i><b>y tế cá trê </b></i>
<i><b> chú ý trí nhớ </b></i>


- Giáo viên giải thích và đọc mẫu các từ ứng dụng

<b>TIẾT 2</b>



<i><b>*Hoạt động 1: Luyện đọc </b></i>


<i>Luyện đọc lại các âm ở tiết 1</i>


<i><b>- Học sinh lần lượt phát âm: y- y tá, tr, tre, tre ngà </b></i>
- Học sinh đọc đồng thanh các âm trên


- Học sinh đọc các các từ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa phát âm cho học sinh
<i>Đọc câu ứng dụng:</i>


- HS quan sát tranh minh họa câu ứng dụng, thảo luận và trả lời câu hỏi:


+ Trong tranh vẽ gì ?


+ Em bé được bế đi dâu ?


- Học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh


- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc câu ứng dụng


<i><b>*Hoạt động 2: Luyện viết </b></i>


<i><b>- Học sinh viết vào vở tập viết: y, tr, y tá, tre ngà </b></i>
- Học sinh viết lần lượt từng dòng theo mẫu


- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh
- Giáo viên chấm, nhận xét


<i><b>*Hoạt động 3: Luyện nói </b></i>


<i><b>- Học sinh đọc tên bài luyện nói: nhà trẻ </b></i>


- Giáo viên gợi ý, học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Trong tranh vẽ gì ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

+ Người lớn nhất trong tranh gọi là gì ?
+ Nhà trẻ khác lớp 1 ở chỗ nào ?


<b>3. Củng cố, dặn dò: </b>



- Giáo viên chỉ bảng, học sinh đọc theo
- Học sinh tìm chữ vừa học


- Về nhà ơn lại bài, xem trước bài 27


- Nhận xét giờ học.


_____________________________________


<b>SINH HOẠT: </b>

<b>SINH HOẠT SAO</b>


<b>A. YÊU CẦU:</b>


- Kết nạp Sao cho học sinh.


- Bước đầu học sinh nắm các bước sinh hoạt Sao.
- Học sinh có tính mạnh dạn, tự tin trước tập thể.
<b>B. CHUẨN BỊ:</b>


- Sân bãi, quy trình kết nạp Sao.
<b>C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>


<i><b>* Hoạt động 1: Sinh hoạt văn nghệ</b></i>


- Học sinh hát tập thể, cá nhân.


- Có thể cho học sinh chơi trò chơi Truyền điện.


<i><b>* Hoạt động 2: Tiến hành kết nạp Sao</b></i>


- Giáo viên nêu ý nghĩa của việc thành lập Sao: Để các bạn cùng một Sao giúp


đỡ nhau trong tất cả mọi hoạt động học tập, vui chơi ...


- Thành lập 3 Sao theo 3 Tổ.


<i><b>* Hoạt động 3: Hướng dẫn các bước sinh hoạt Sao</b></i>


<i>+ Bao gồm 6 bước: </i>


1. Tập họp: Mỗi Sao 1 hàng dọc.
2. Điểm danh( hô tên)


3. Khám vệ sinh tay, nhận xét.


4. Nhận xét học tập trong tuần: Toàn Sao hoan hơ các bạn.
5. Tồn Sao đọc lời hứa:


<i> Vâng lời Bác Hồ dạy</i>
<i> Em xin hứa sẵn sàng</i>
<i> Là con ngoan trò giỏi</i>
<i> Cháu Bác Hồ kính u.</i>
6. Tập họp 1 vịng trịn- múa: Sao của em.
- Nhận xét giờ học.





<b>TUẦN 7</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<i> Ngày giảng: Thứ hai 21/ 9/ 2009</i>


<b>ĐẠO ĐỨC: </b>

<b>GIA ĐÌNH EM </b>

<b>(T1)</b>


<b>A. YÊU CẦU:</b>


- Bước đầu biết được trẻ em có quyền được cha mẹ yêu tương, chăm sóc
- Nêu được những việc trẻ em cần làm để thể hiện sự kính trọng, lễ phép,
vâng lời ông bà, cha mẹ.


- Lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
<b>B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:</b>


- Vở bài tập đạo đức, bài hát ''Cả nhà thương yêu nhau''


- Các điều 5, 7, 10, 18, 20, 21, 27 trong công ước quốc tế về quyền trẻ em
- Các điều 3, 5, 7, 9, 12, 16, 17, 27 trong luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ
em Việt Nam


<b>C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>
<b>1. Kiểm tra bài cũ: </b>


- Muốn cho sách vở, đồ dùng bền đẹp em phải làm gì ?
<b>2. Dạy - học bài mới: </b>


Khởi động: Cả lớp hát bài ''Cả nhà thương nhau''


<i><b>* Hoạt động 1: Học sinh kể về gia đình mình </b></i>


- Học sinh hoạt động nhóm 2, kể cho nhau nghe về gia đình mình theo gợi ý
sau:


+ Gia đình em có mấy người ? Bố mẹ em tên là gì ?


+ Anh (chị), em của em bao nhiêu tuổi ? Học lớp mấy ?
- Học sinh tự kể về gia đình mình trong nhóm


- Gọi vài học sinh lên kể trước lớp
 Giáo viên kết luận


<i><b>* Hoạt động 2: Xem tranh và kể lại nội dung (Bài tập 2)</b></i>


- Giáo viên giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm quan sát và kể lại nội dung của 1
bức tranh


- Học sinh thảo luận về nội dung bức tranh được phân cơng
- Đại diện các nhóm lên trình bày


- Lớp nhận xét, bổ sung


- Giáo viên chốt lại nội dung của từng tranh
- Cả lớp đàm thoại theo câu hỏi:


+ Bạn nhỏ tranh nào được sống hạnh phúc ? Vì sao ?
+ Bạn nào phải sống xa cha mẹ ? Vì sao ?


 Giáo viên kết luận


<i><b>* Hoạt động 3: Trị chơi ''Đóng vai'' (Bài tập 3) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
 Giáo viên kết luận chung


<b>3. Hoạt động nối tiếp:</b>



- Các em có bổn phận gì đối với ơng, bà, cha mẹ ?
- Về nhà ôn lại bài và làm theo bài học


- Nhận xét giờ học.


_____________________________



<b>TIẾNG VIỆT: </b>

<b>ÔN TẬP</b>



<b>A. YÊU CẦU:</b>


<i><b>- Đọc được: p, ph, nh, g, gh, q, qu, qi, ng, ngh, y, tr; các từ ngữ và câu ứng </b></i>
dụng từ bài 22 đến bài 27


<i><b>- Viết được p, ph, nh, g, gh, q, qu, qi, ng, ngh, y, tr các từ ngữ ứng dụng</b></i>
<i><b>- Nghe hiểu và kể lại một đoạn truyện theo tranh truyện kể : tre ngà.</b></i>
<b>B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:</b>


- Bảng ôn tập tr.56 trong SGK, tranh minh họa câu ứng dụng
<i><b>- Tranh minh họa truyện kể: ''tre ngà''</b></i>


<b>C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>
<b>1. Kiểm tra bài cũ: </b>


<i><b>- Học sinh viết bảng con: y tế, chú ý, trí nhớ </b></i>


<i><b>- 1 học sinh đọc câu ứng dụng: bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã </b></i>
<b>2. Dạy - học bài mới: </b>



<b>TIẾT 1</b>


<i><b>* Hoạt động 1: Giới thiệu bài </b></i>


- Giáo viên hỏi:


+ Tuần qua chúng ta đã được học những chữ và âm gì mới ?
- Học sinh trả lời, giáo viên ghi bảng


- Các học sinh khác bổ sung


- Giáo viên treo bảng ôn lên bảng, học sinh kiểm tra bổ sung
- Học sinh đọc các chữ và âm trên bảng


<i><b>* Hoạt động 2: Ôn tập </b></i>


<i>a. Các chữ và âm vừa học</i>


- Học sinh lên bảng, chỉ các chữ vừa học trong tuần ở bảng 1
- Giáo viên đọc âm, học sinh chỉ chữ


- Học sinh tự chỉ chữ và đọc âm


- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh
<i>b. Ghép chữ thành tiếng</i>


- Học sinh đọc các tiếng ghép từ chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang
của bảng 1


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

ngang của bảng 2



- Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh
<i>c. Đọc từ ngữ ứng dụng</i>


- Học sinh đọc các từ ngữ: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh
<i>d. Tập viết các từ ngữ ứng dụng </i>


<b>- Học sinh viết trong vở tập viết từ: tre ngà theo mẫu</b>
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh


- Giáo viên chấm, nhận xét


<b>TIẾT 2</b>


<i><b>* Hoạt động 1: Luyện đọc </b></i>


<i>Luyện đọc</i>


- Học sinh lần lượt đọc các tiếng trong bảng ôn


- Học sinh đọc các từ ngữ ứng dụng theo: nhóm, bàn, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh


<i>Đọc câu ứng dụng</i>


- Giáo viên giới thiệu câu ứng dụng


- Học sinh quan sát tranh, thảo luận trả lời câu hỏi:
- Giáo viên giải thích các nghề trong câu ứng dụng


- Học sinh đọc câu ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh


<i><b>* Hoạt động 2: Luyện viết </b></i>


- Học sinh viết tiếp các từ còn lại theo mẫu trong vở tập viết
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng


- Giáo viên chấm, nhận xét


<i><b>* Hoạt động 3: Kể chuyện ''Tre ngà''</b></i>


- Học sinh đọc tên câu chuyện, giáo viên dẫn vào câu chuyện
- Giáo viên kể lại câu chuyện có kèm kèm theo tranh minh họa
- Học sinh thảo luận nhóm và cử đại diện lên thi tài


- Học sinh đại diện các nhóm lên trình bày


- Học sinh và giáo viên viên nhận xét, tuyên dương
- 1 học sinh khá giỏi lên kể lại toàn bộ câu chuyện
<b>3. Củng cố, dặn dị: </b>


- Giáo viên chỉ bảng ơn , học sinh theo dõi đọc theo
- Học sinh tìm tiếng vừa học


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<i>________________________________</i>
<i> Ngày soạn: 18/ 9/ 2009</i>


<i> Ngày giảng: Thứ tư 21/ 9/ 2009</i>



<i><b> </b></i><b>TOÁN: </b>

<b>PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 3</b>


<b>A. YÊU CẦU:</b>


- Thuộc bảng cộng trong phạm vi 3


- Biết làm tính cộng các số trong phạm vi 3
<b>B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:</b>


- Bộ đồ dùng dạy toán của giáo viên và học sinh, mơ hình 2 con gà, 3 ô tô
<b>C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>


<b>1. Kiểm tra bài cũ: </b>


- Giáo viên trả bài kiểm tra, nhận xét
<b>2. Dạy - học bài mới: </b>


<i><b>*Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng, bảng con trong phạm vi 3</b></i>


<i>a. Hướng dẫn học sinh học phép cộng 1 + 1 = 2</i>
- Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ và nêu:


+ Có 1 con gà, thêm 1 con gà nữa. Hỏi tất cả có mấy con gà ?
+ Gọi học sinh nêu lại bài toán


+ 1 con gà thêm 1 con gà được mấy con gà ?


- Gọi học sinh nêu lại câu trả lời: ''1 con gà thêm 1 con gà được 2 con gà''
- Giáo viên vừa chỉ vào mơ hình vừa nói: ''1 con gà thêm 1 con gà được 2 con
gà''. 1 thêm 1 bằng 2  Gọi học sinh nhắc lại



- Giáo viên: Ta viết 1 thêm 1 bằng 2 như sau:
 Giáo viên viết bảng: 1 + 1 = 2


- Dấu + gọi là dấu cộng  Học sinh đọc: dấu cộng
- Giáo viên: 1 + 1 = 2 đọc là: ''Một cộng một bằng 2''
- Giáo viên chỉ 1 + 1 =2 gọi học sinh đọc


- Gọi 1 học sinh lên bảng viết, cả lớp làm vào bảng con: 1 + 1 =2
Hỏi lại: 1 cộng 1 bằng mấy ?


<i>b. Hướng dẫn học sinh học phép tính: 2 + 1 = 3 (Tương tự như trên)</i>
- Giáo viên: có 2 ơ tơ, thêm 1 ơ tơ nữa. Hỏi tất cả có mấy ô tô ?
- Gọi học sinh nhắc lại: Tất cả có 3 ơ tơ


+ 2 cộng 1 bằng mấy ?  Học sinh làm vào bảng cài
Giáo viên viết bảng: 2 + 1 = 3 Gọi học sinh đọc lại


<i>c. Hướng dẫn học sinh học phép tính 1 + 2 = 3 (Tương tự như trên)</i>
- Giáo viên chỉ vào con tính : 1 + 1 = 2


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Giáo viên: 1 cộng 1 bằng mấy ? (2)


Để giúp học sinh ghi nhớ con tính cộng trong phạm vi 3, giáo viên nêu câu
hỏi, học sinh trả lời:


+ Ba bằng mấy cộng 1 ?
+ Ba bằng mấy cộng 2 ?
+ Hai bằng mấy cộng 1 ?


- Học sinh quan sát hình vẽ cuối cùng, nêu câu hỏi để học sinh bước đầu biết:


2 + 1 = 3, 1 + 2 = 3, tức là 2 + 1 cũng giống 1 + 2


<i><b>*Hoạt động 2: Thực hành</b></i>


<b>+ Bài 1: ( Hoạt động nhóm )</b>


- Giáo viên nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh làm bài


- Học sinh làm bài, giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng .
- HS đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau


- Gọi học sinh chữa bài, đọc kết quả của từng phép tính
- Học sinh khác nhận xét


<b>+ Bài 2: ( Hoạt động cá nhân )</b>


Giáo viên nêu yêu cầu và giới thiệu cách viết phép cộng theo cột dọc
- Học sinh làm bài, giáo viên quan sát


Chú ý: viết các số thẳng hàng nhau


- Gọi học sinh chữa bài, giáo viên nhận xét
- Giáo viên kết luận


<b>+ Bài 3: Trò chơi</b>


- Giáo viên nêu yêu cầu của trò chơi


- Học sinh thực hiện trò chơi thi đua ai nối nhanh, đúng
- Giáo viên chấm, nhận xét tuyên dương.



<b>3. Củng cố, dặn dò: </b>


- Gọi học sinh đọc lại các con tính vừa học
- Về nhà ơn lại bài, làm bài tập trong vở bài tập
- Nhận xét giờ học.


_________________________________


<b>TIẾNG VIỆT:</b>

<b>CHỮ THƯỜNG - CHỮ HOA</b>



<b>A. YÊU CẦU:</b>


- Bước đầu nhận diện được chữ in hoa


- Đọc được câu ứng dụng và các chữ in hoa trong câu ứng dụng
<i>- Luyện nói từ 2 -3 câu theo chủ đề : Ba Vì</i>


<b>B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:</b>


- Bảng chữ thường, chữ hoa trang 58 sách giáo khoa
- Tranh minh họa câu ứng dụng


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<i><b>- Học sinh viết bảng con: T1: nhà ga, T2: quả nho, T3: tre già</b></i>


<i><b>- 1 học sinh đọc câu ứng dụng: quê bé hà có nghề xẻ gỗ, phố bé nga có nghề</b></i>


<i><b>giã giò</b></i>


<b>2. Dạy - học bài mới: </b>



<b>TIẾT 1</b>


<i><b>*Hoạt động 1: Giới thiệu bài </b></i>


- GV treo bảng chữ thường, chữ hoa lên bảngvà giới thiệu cho học sinh biết
- Giáo viên cho học sinh đọc qua 1 - 2 lần


<i><b>*Hoạt động 2: Nhận diện chữ hoa</b></i>


- Giáo viên nêu câu hỏi, học sinh thảo luận nhóm và đưa ra ý kiến của mình.
Giáo viên ghi lại ở góc bảng.


- Giáo viên nhận xét, bổ sung


- Học sinh theo dõi tiếp bảng chữ thường - chữ hoa


- GV chỉ chữ in hoa, HS dựa vào chữ in thường để nhận diện và đọc âm
- Giáo viên che phần chữ in thường, học sinh nhìn vào chữ in hoa và đọc âm
- Học sinh đọc: nhóm, bàn, cá nhân, lớp


<b>TIẾT 2</b>


<i><b>*Hoạt động 1: Luyện đọc </b></i>


Luyện đọc lại phần đã học ở tiết 1


- Học sinh nhìn bảng chữ thường - chữ hoa lần lượt phát âm
- Giáo viên nhận xét, chữa lỗi cho học sinh



Đọc câu ứng dụng:


- Học sinh quan sát và nhận xét tranh minh họa phần ứng dụng


- Giáo viên chỉ những chữ in hoa có trong câ: Bố, Kha, Sa pa, và nói:
+ Chữ đứng ở đầu câu viết hoa: Bố


+ Tên riêng phải viết hoa: Kha, Sa pa


- Học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, lớp, nhóm
- Giáo viên chính sửa lỗi cho học sinh


- Giáo viên đọc mẫu và giải thích câu ứng dụng
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại câu ứng dụng


<i><b>*Hoạt động 2: Luyện nói </b></i>


- Học sinh đọc tên bài luyện nói: Ba Vì


- Giáo viên giải thích, giới thiệu về địa danh Ba Vì


- Giáo viên gợi ý cho học sinh về sự tích Sơn Tinh, Thủy Tinh, về nơi nghỉ
mát, về ni bị sữa


- Học sinh nói về các vùng đát có nhiều cảnh đẹp ở nước ta
<i><b> Trò chơi</b></i>


<b>3. Củng cố, dặn dò: </b>


- Giáo viên chỉ bảng, học sinh theo dõi và đọc theo


- Học sinh tìm chữ vừa học


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

_________________________________


<b>TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: THỰC HÀNH ĐÁNH RĂNG </b>


<b> VÀ RỬA MẶT </b>



<b>A. YÊU CẦU:</b>


- Biết đánh răng, rửa mặt đúng cách
<b>B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:</b>


<b>1. Giáo viên: </b>


- Bàn chải răng trẻ em


- Kem đánh răng, mơ hình răng.


- Chậu rửa mặt, xà phịng thơm, 4 xơ nước sạch, ca múc nước.
<b>2. Học sinh: Mỗi em một bàn chải, ly, khăn mặt. </b>


<b>C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>
<b>1. Kiểm tra bài cũ: </b>


- Đánh răng, súc miệng vào lúc nào thì tốt ?
- Vì sao khơng nên ăn bánh kẹo, đồ ngọt nhiều ?


<b>2. Dạy - học bài mới: </b>


<b>Khởi động: Trị chơi ''Cơ bảo'' </b>



<i><b>*Hoạt động 1: thực hành đánh răng </b></i>


Mục tiêu: Biết đánh răng đúng cách
Cách tiến hành:


Bước 1: Giáo viên chỉ vào mơ hình răng và hỏi:
+ Mặt trong của răng ? Mặt ngoài của răng ?
+ Mặt nhai của răng ?


Giáo viên: Hằng ngày các em đánh răng như thế nào ?
- Gọi học sinh trả lời và làm thử


- Các em khác nhận xét và bổ sung


- Giáo viên chuẩn bị làm mẫu với mơ hình răng, vừa làm vừa nói các bước:
Bước 1: + Chuẩn bị cốc và nước sạch


+ Lấy kem vào bàn chải


Bước 2: Lần lượt từng HS thực hành đánh răng theo hướng dẫn của GV
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng


<i><b>* Hoạt động 2: Thực hành rửa mặt</b></i>


<i>+ Mục tiêu: Biết rửa mặt đúng cách</i>
<i>+ Cách tiến hành:</i>


Bước 1: Giáo viên hướng dẫn



Giáo viên: Ai có thể nói cho cả lớp biết rửa mặt như thế nào là đúng cách và
hợp vệ sinh nhất ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

- Lần lượt từng học sinh thực hành rửa mặt
- Gọi học sinh nhắc lại các bước rửa mặt
 Giáo viên kết luận


<b>3. Củng cố, dặn dò: </b>


- Em hãy nêu các bước đánh răng, rửa mặt ?
- Về nhà ôn lại bài, làm theo bài học


- Nhận xét giờ học.


________________________________


<b>THỦ CÔNG:</b>

<b> XÉ, DÁN HÌNH QUẢ CAM ( T2)</b>


<b>A. YÊU CẦU:</b>


- Biết cách xé, dán hình quả cam


- Xé, dán được hình quả cam. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán tưiơng
đối phẳng. Có thể dùng bút màu để vẽ cuống và lá.


<b>B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:</b>


<b>1. Giáo viên: - Bài mẫu về xé, dán hình quả cam</b>


- Một tờ giấy màu thủ công màu cam, mầu xanh.
- Giấy trắng làm nền, hồ dán, khăn tay.



<b>2. Học sinh: - 1 tờ giấy thủ cơng màu cam, xanh, giấy nháp có kẻ ơ vuông.</b>
- Hồ dán, bút chì, vở thủ cơng, khăn lau tay.


<b>C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>
<b>1. Kiểm tra bài cũ: </b>


- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
<b>2. Dạy - học bài mới: </b>


<i><b>*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.</b></i>


- Gọi HS nêu lại các bước xé hình quả cam.


- Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu và gợi ý học sinh trả lờii:
+ Quả cam có hình dạng như thế nào?


+ Khi chín quả cam có màu gì?


+ Cuống và lá của quả cam có màu gì?


Giáo viên: Khi xé hình quả cam, các em có thể chọn giấy màu em thích.


<i><b>*Hoạt động 2: HS thực hành</b></i>


- Giáo viên hướng dẫn học sinh xé lần lượt từng bộ phận:
+ Xé hình quả cam.


+ Xé cuống và lá của quả cam.
- Học sinh thực hành trên giấy màu.



- GV quan sát và giúp đỡ HS cịn lúng túng.
- Hướng dẫn học sinh dán hình vào vở thủ cơng.
<b>4. Nhận xét, dặn dị: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

- Giáo viên chấm bài của học sinh, nhận xét
- Tuyên dương những sản phẩm làm đẹp
3. Dặn dò:


- Thu giấy vụn bỏ đúng nơi qui định


- Về nhà nhận xét, chuẩn bị giấy màu để giờ sau thực hành


- Nhận xét giờ học.


<b> ____________________________________________________</b>
<i> Ngày soạn: 18/ 9/ 2009</i>


<i> Ngày giảng: Thứ năm 21/ 9/ 2009</i>


<b>TIẾNG VIỆT:</b>

<b>BÀI 19: IA</b>



<b>A. U CẦU:</b>


<i><b>- Đoc được: ia, lá tía tơ; từ và câu ứng dụng</b></i>
<i><b>- Viết được: ia, lá tía tơ.</b></i>


<i><b>- Luyện nói từ 2 -3 câu theo chủ đề: Chia quà</b></i>
<b>B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:</b>



Tranh minh họa các từ khóa, tranh minh họa câu ứng dụng, tranh minh họa
phần luyện nói


<b>C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>
<b>1. Kiểm tra bài cũ: </b>


<i><b>- 2 học sinh đọc câu: bố mẹ cho bé và chị Kha đi nghỉ hè ở Sa Pa </b></i>
<b>2. Dạy - học bài mới:</b>


<b>TIẾT 1</b>


<i><b>* Hoạt động 1: Giới thiệu bài </b></i>


- Giáo viên: Từ bài này trở đi chúng ta sẽ học về các vần, Hôm nay, cô sẽ
hướng dẫn các em vần ia


- giáo viên viết lên bảng: ia, và cho học sinh đọc


<i><b>* Hoạt động 2: Dạy vần </b></i>


<i>a. Nhận diện vần:</i>


- Giáo viên viết lại vần <i><b>ia lên bảng và nói: vần ia được tạo nên từ i và a </b></i>


<i><b>- Học sinh thảo luận: so sánh ia với a</b></i>
<i><b>+ Giống: a </b></i>


<i><b>+ Khác: ia bắt đầu bằng i </b></i>
<i>b. Đánh vần:</i>



 Vần


<i><b>- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần: i - a - ia </b></i>
- Học sinh nhìn bảng đánh vần : cá nhân, nhóm, cả lớp.
Tiếng khóa, từ ngữ khóa:


<i><b>- Giáo viên viết bảng: tía, gọi học sinh đọc: tía</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<i><b>Học sinh: t đứng trước, vần ia đứng sau, dấu sắc trên ia</b></i>


- Học sinh tự đánh vần tiếng và đọc trơn từ ngữ khóa:


<i><b>i - a - ia</b></i>


<i><b> tờ - ia - tia - sắc - tía</b></i>
<i><b>lá tía tơ.</b></i>


<i>c. Viết:</i>


 Vần đứng riêng


<i><b>- Giáo viên viết mẫu: ia, vừa viết vừa nêu qui trình viết</b></i>
<i><b>- Học sinh viết bảng con: ia</b></i>


- Giáo viên nhận xét, sửa sai


 Tiếng và từ ngữ


<i><b>- Giáo viên viết mẫu: tía và nêu qui trình viết</b></i>
<i><b>- Học sinh viết bảng con tía</b></i>



- Giáo viên nhận xét và chữa lỗi cho học sinh
<i>d. Đọc từ ngữ ứng dụng: </i>


<i><b>- Gọi 2 - 3học sinh đọc các từ ứng dụng : tờ bìa vỉa hè </b></i>


<i><b> lá mía tỉa lá </b></i>


- Giáo viên giải thích và đọc mẫu các từ ứng dụng và gọi học sinh đọc lại
<b>TIẾT 2</b>


<i><b>* Hoạt động 1: Luyện đọc </b></i>


<i>Luyện đọc lại các âm ở tiết 1</i>


<i><b>- Học sinh lần lượt phát âm: ia, tía, lá tía tơ </b></i>


- Học sinh đọc các các từ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa nhịp đọc cho học sinh
<i>Đọc câu ứng dụng:</i>


- HS quan sát tranh minh họa câu ứng dụng, thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Trong tranh vẽ gì ?


+ Em có nhanạ xét gì về bức tranh này ?


- Học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh


+ Khi đọc có dấu phẩy, chúng ta phải chú ý điều gì ?


- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh


- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại câu ứng dụng


<i><b>* Hoạt động 2: Luyện viết </b></i>


- Học sinh lấy vở tập viết ra và chuẩn bị tư thế ngồi viết bài
+ Khi viết vần hoặc tiếng, từ khóa trong bài,


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh
- Giáo viên chấm, nhận xét


<i><b>* Hoạt động 3: Luyện nói </b></i>


<i><b>- Học sinh đọc tên bài luyện nói: Chia quà </b></i>


- Giáo viên gợi ý, học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Trong tranh vẽ gì ?


+ Ai đang chia quà cho các bạn nhỏ trong tranh ?
+ Bà chia quà cho những quà gì ?


+ Các bạn nhỏ trong tranh vui hay buồn ?
+ Em thường được ai hay cho quà nhất ?


+ Khi được cho q em có thích khơng ? Em sẽ nói điều gì ?
+ Em thường để dành q cho ai trong gia đình ?


<i>3. Củng cố, dặn dị: </i>



- Giáo viên chỉ bảng, học sinh đọc theo
- Học sinh tìm vần vừa học


- Về nhà ơn lại bài, xem trước bài 30


- Nhận xét giờ học.


______________________________



<b> TOÁN:</b>

<b>LUYỆN TẬP</b>



<b>A. YÊU CẦU:</b>


- Biết làm tính cộng trong phạm vi 3


- Biết làm tính cộng các số trong phạm vi 3
<b>B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: </b>


- SGK


<b>C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>
<b>1. Kiểm tra bài cũ: </b>


- 3 học sinh lên bảng làm: 1 1 2
+ + +


2 1 1
- Cả lớp làm bảng con: 2 + 1 =



- 1 học sinh đọc lại con tính cộng trong phạm vi 3
<b>2. Dạy - học bài mới: </b>


<i><b>*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập</b></i>


<b>+Bài 1: Quan sát tranh rồi viết số thích hợp vào ơ trống</b>
- Học sinh nhìn tranh vẽ và tự nêu yêu cầu rồi làm bài
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh yếu


- Gọi học sinh nêu kết quả bài làm
- Giáo viên nhận xét


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài


- Học sinh là bài, giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng
- Gọi học sinh đọc kết quả


- Giáo viên nhận xét chung


<b>+ Bài 3: Điền số thích hợp vào ơ trống </b>
- Học sinh tự nêu yêu cầu rồi làm bài


- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng
- Học sinh chữa bài


- Học sinh nhận xét bài của bạn


- Giáo viên nhận xét, chữa bài cho học sinh
<b>+ Bài 5:</b>



- GV nêu yêu cầu


- GV tổ chức cho HS làm bài
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương


<i><b>*Hoạt động 2: Củng cố, dặn dị</b></i>


- Về nhà ơn lại bài đã học, bài tập trong vở bài tập, giờ sau kiểm tra
- Nhận xét giờ học.


<b> _________________________________________________________________</b>


<i> Ngày soạn: 18/ 9/ 2009</i>


<i> Ngày giảng: Thứ sáu 21/ 9/ 2009</i>
<b>TOÁN: </b>

<b>PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 4</b>



<b>A. YÊU CẦU:</b>


- Thuộc bảng cộng trong phạm vi 4;


- Biết làm tính cộng các số trong phạm vi 4
<b>B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:</b>


- Bộ đồ dùng dạy toán của giáo viên và học sinh
- Các hình vẽ trong sách giáo khoa


<b>C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>
<b>1. Kiểm tra bài cũ: </b>



- 3 học sinh lên bảng: 3 + 2 +  , 2 =  + 1, 3 =  + 2
- Cả lớp làm bảng con: 2 + 1, 1 + 1


<b>2. Dạy - học bài mới: </b>


<i><b>*Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng, bảng con trong phạm vi 4</b></i>


<i>a. Hướng dẫn học sinh học phép cộng 3 + 1 = 4</i>


- Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ 1 trong sách giáo khoa và nêu:
+ Có 3 con chim, thêm 1 con chim nữa. Hỏi tất cả có mấy con chim ?
+ Gọi vài học sinh nhắc lại bài toán


- Gọi HS nêu lại câu trả lời: ''3 con chim thêm 1 con chim được 4 con chim''
- Gọi vài học sinh nêu lại câu trả lời trên


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

- Học sinh: 4  gọi học sinh nhắc lại


- Giáo viên viết bảng: 3 + 1 = 4, đọc là: ''ba cộng một bằng bốn''
- Gọi vài học sinh đọc lại phép tính trên


- Gọi học sinh lên bảng viết: 3 + 1 = 4
Hỏi lại: 3 cộng 1 bằng mấy ?


Học sinh: 4


<i>b. Hướng dẫn học sinh học phép tính: 2 + 2 = 4, 1 + 3 = 4 (Tương tự như trên)</i>
<i>c. Giáo viên chỉ vào con tính : 3 + 1 = 4</i>


2 + 2 = 4


1 + 3 = 4
Và nêu đây là phép cộng trong phạm vi 4


- Gọi học sinh đọc lại các con tính trên: nhóm, bàn, cá nhân, cả lớp


d. học sinh quan sát hình vẽ cuối, nêu câu hỏi để biết: 3 + 1 = 4, 1 + 3 = 4, tức
là 3 + 1 cũng giống 1 = 3 ( vì đều bằng 4)


<i><b>*Hoạt động 2: Thực hành</b></i>


<b>+ Bài 1: ( Hoạt động cá nhân )</b>


- Học sinh nêu yêu cầu của bài toán


- Học sinh làm bài, giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng
- Gọi học sinh chữa bài, đọc kết quả của từng phép tính


<b>+ Bài 2: ( Hoạt động nhóm )</b>
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.


- Giáo viên giới thiệu phép tính theo cột dọc, HS làm bài.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
- HS đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau.


- Gọi học sinh chữa bài, nêu kết quả của từng phép tính
- Học sinh và giáo viên nhận xét .


<i><b>+ Bài 3: Trò chơi "Tiếp sức"</b></i>


- Giáo viên nêu yêu cầu của trị chơi.



- HS các nhóm lên thực hiện trị chơi, HS cịn lại cổ vũ cho bạn mình.
- HS và GV nhận xét tính điểm thi đua.


- GV nhận xét, tuyên dương.
<b>+ Bài 4: ( Hoạt động nhóm )</b>
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài.


- HS thảo luận nhóm 2, đọc bài tốn và viết phép tính vào ơ trống
- Gọi đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận , bổ sung.
- GV nhận xét, HS chữa bài ( nếu sai )


<b>3. Củng cố, dặn dò: </b>


- Gọi học sinh đọc lại các con tính vừa học


- Về nhà ơn lại bài, học thuộc các con tính, làm bài tập trong vở bài tập.
- Nhận xét giờ học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<b>TẬP VIẾT: </b>

<b>TẬP VIẾT TUẦN 5:</b>

<b>CỬ TẠ, THỢ XẺ, CHỮ SỐ</b>


<b>A. YÊU CẦU:</b>


<i><b>Viết đúng các chữ: cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rôm, phá cỗ kiểu chữ viết </b></i>
<i>thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một.</i>


<b>B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:</b>
- Bảng phụ viết sẵn các chữ mẫu
- Vở tập viết cúa học sinh .


<b>C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>


<b>1. Kiểm tra bài cũ:</b>


<b>- Học sinh viết bảng con: phố xá, nhà ga. </b>
<b>2. Dạy - học bài mới: </b>


<i><b> * Hoạt động 1: Giới thiệu bài </b></i>


-Giáo viên giới thiệu và cho học sinh quan sát chữ mẫu.
- Học sinh quan sát nhận xét


- Giáo viên giới thiệu từng từ cần viết


- Học sinh đọc các từ trên 1 lần


<i><b>* Hoạt động 2: Tập viết</b></i>


 Học sinh tập viết trên bảng con


- Giáo viên viết mẫu từng từ và nói cách đặt bút và kết thúc
- Học sinh viết lần lượt từng từ vào bảng con.


- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh
 Học sinh viết trong vở tập viết.


- Học sinh viết lần lượt từng dòng theo mẫu trong vở tập viết.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng


- Giáo viên chấm và nhận xét.
<b>3. Củng cố, dặn dò: </b>



- Về nhà tập viết vào bảng con nhiều lần.
- Nhận xét giờ học.


_____________________________________


<b> TẬP VIẾT: </b>

<b>TẬP VIẾT TUẦN 6: NHO KHÔ, NGHÉ Ọ, CHÚ Ý</b>


<b>A. YÊU CẦU:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

- Rèn cho học sinh có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
<b>B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:</b>


- Bảng phụ viết sẵn các chữ mẫu
- Vở tập viết cúa học sinh .


<b>C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>
<i><b>1. Kiểm tra bài cũ:</b></i>


<b>- Học sinh viết bảng con: nghé ọ, cá trê. </b>
<b>2. Dạy - học bài mới: </b>


<i><b>* Hoạt động 1: Giới thiệu bài </b></i>


- Giáo viên giới thiệu và cho học sinh quan sát chữ mẫu.


- Học sinh quan sát nhận xét


- Giáo viên giới thiệu từng từ cần viết
- Học sinh đọc các từ trên 1 lần


<i><b>*Hoạt động 2: Tập viết</b></i>



 Học sinh tập viết trên bảng con


- Giáo viên viết mẫu từng từ và nói cách đặt bút và kết thúc
- Học sinh viết lần lượt từng từ vào bảng con.


- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh
 Học sinh viết trong vở tập viết.


- Học sinh viết lần lượt từng dòng theo mẫu trong vở tập viết.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng


- Giáo viên chấm và nhận xét.
<b>3. Củng cố, dặn dò: </b>


- Về nhà tập viết vào bảng con nhiều lần.
- Nhận xét giờ học.


_________________________________


<b>SINH HOẠT: </b>

<b>SINH HOẠT LỚP</b>



<b>A. YÊU CẦU:</b>


- Học sinh biết được các ưu, khuyết điểm trong tuần để phát huy, khắc phục.
- Giáo dục học sinh ý thức phê và tự phê


<b>B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :</b>
<b>1. Đánh giá tuần qua:</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

- Đi học đều và đúng giờ


- Học và làm bài tốt trước khi đến lớp.
- Đầy đủ dụng cụ, đồ dùng học tập
- Đã chấm dứt tình trạng ăn quà vặt.
<i>+Tồn tại: - Một số em còn quên sách vở: </i>
- Nói chuyện trong giờ học
- Đi học muộn:


- Quên không mang dép quai hậu:
<b>2. Phương hướng tuần tới:</b>


- Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
- Xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn hơn


- Thực hiện tốt các nề nếp
- Mặc đồng phục đến trường.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×