Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

xây dựng nhà trường thông minh trong các trường cao đẳng giáo dục nghề nghiệp ở việt nam thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.38 KB, 12 trang )

XÂY DỰNG NHÀ TRƯỜNG THÔNG MINH TRONG CÁC TRƯỜNG CAO
ĐẲNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Ở VIỆT NAM THỜI KỲ CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP 4.0
BUILDING INTELLIGENT SCHOOLS IN VOCATIONAL EDUCATION
COLLEGES IN VIETNAM DURING THE INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0
PERIOD
ThS. Lê Đức Thọ
Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng
Email:
ThS. Đoàn Thị Như Thủy
Trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng
(Bài đăng Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế: “Chuyển đổi mơ hình đào tạo chất lượng cao của
nhà trường thông minh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”. ISBN: 978-604-792499-8, Nxb. Tài chính, tr.405-411. Năm 2020)

TĨM TẮT
Bài viết nghiên cứu về khái niệm nhà trường thông minh, từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm xây dựng nhà trường thông minh trong các trường cao đẳng giáo dục
nghề nghiệp ở Việt Nam thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 như: ứng dụng công nghệ
tiên tiến và đầu tư vào phần cứng, phát triển các hệ thống thơng minh và phương
pháp, chương trình dạy/học thơng minh. Những giải pháp này được đưa ra trên quan
điểm lý thuyết và cần được cụ thể hóa tùy theo nhu cầu và khả năng đáp ứng của từng
trường.
Từ khóa: Trường học thông minh; xây dựng trường học thông minh; cao đẳng
giáo dục nghề nghiệp.
ABSTRACT
Research paper on the concept of smart schools, from which propose some
solutions to build smart schools in vocational education colleges in Vietnam during
the Industrial Revolution 4.0 period such as: application of advanced technology and
1



investment in hardware, development of intelligent systems and methods, smart
teaching / learning programs. These solutions are given from a theoretical point of
view and should be specified according to the needs and responsiveness of each
school.
Keywords: Smart school; build smart schools; vocational college.
1. Mở đầu
Nhà trường thông minh là một khái niệm mới được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm và làm rõ. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi nhanh chóng các
lĩnh vực đời sống xã hội trong đó có giáo dục nghề nghiệp. Nhiều trường cao đẳng
giáo dục nghề nghiệp đang có xu hướng, chiến lược trong phát triển lên mơ hình mới
“nhà trường thơng minh” nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có
chất lượng và nghiên cứu khoa học trong tình hình mới. Để tận dụng tốt cơ hội của
cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại, các trường cao đẳng giáo dục nghề nghiệp
đã và đang nghiên cứu, đổi mới, ứng dụng phương thức đào tạo tiên tiến, đẩy mạnh
nghiên cứu khoa học và công nghệ, xây dựng nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng công
nghệ thông tin, trang thiết bị vật chất, kỹ thuật, nhằm hiện thực hóa việc xây dựng nhà
trường thông minh. Trường học thông minh là xu hướng tồn cầu, dù muốn hay
khơng chúng ta phải thực hiện, nhưng muốn đi tiếp được phải hòa cùng dòng chảy
của giáo dục thế giới.
2. Một số vấn đề về nhà trường thơng minh
Nhà trường thơng minh là mơ hình giáo dục nhờ việc tận dụng các thành tựu
Cong nghệ thơng tin và truyền thơng để hiện đại hóa tồn bộ các hoạt động và quy
trình nghiệp vụ của trường học cũng như việc triển khai dịch vụ dạy và học dưới sự
hỗ trợ của các hệ thống thông minh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Mơ hình nhà
trường thơng minh có thể giúp dạy và học diễn ra mọi lúc mọi nơi, định hướng cá
nhân và thay đổi trải nghiệm của cả người học và người dạy.
Khi nói đến mơ hình nhà trường thơng minh, khơng chỉ nói đến các tính năng
2



phần mềm, phần cứng tiên tiến, Cong nghệ mới nổi và nền tảng kỹ thuật sáng tạo,
chiến lược dạy và học tiên phong, mà cịn phải kể đến các tính năng thông minh của
hệ thống thông minh – sản phẩm ứng dụng của trí thơng minh nhân tạo. Do đó, khi
phát triển mơ hình nhà trường thơng minh cần chú ý nhiều hơn đến sự trưởng thành
của các tính năng thông minh ở các cấp độ thông minh khác nhau của nhà trường
thơng minh như: thích ứng, cảm nhận, suy luận, dự đoán, tự học, và tổ chức (xem
bảng 1). Việc phân tích các cấp độ thơng minh này sẽ giúp làm rõ hơn khái niệm nhà
trường thông minh.
Bảng 1: Các cấp độ thông minh của nhà trường thông minh
T

Mức độ thơng

T

minh

Mơ tả mức độ thơng minh
- Thích ứng với nhiều sinh viên khác nhau về trình độ, khả
năng, đặc biệt là các sinh viên khuyết tật

1
1

- Học liệu phong phú, sẵn có và phù hợp với nhiều trình độ
Thích ứng

- Thích nghi với phong cách dạy - học mới có sự hỗ trợ đắc
lực của cơng nghệ
- Mạng lưới chuyên viên chuyên nghiệp khai thác tối ưu cơ


2

Cảm nhận

sở hạ tầng và công nghệ để phục vụ tốt quá trình dạy học
- Có khả năng tích hợp các quy trình, giám sát và ghi lại
quá trình tham dự vào hệ thống kiểm sốt truy cập hiện có.
Từ đó tối ưu hóa giá trị và giảm thiểu chi phí, việc gián
đoạn và sao chép hệ thống
- Dịch vụ thông tin cục bộ được kết nối với các cảm biến và
cung cấp các phép đo nhằm xác định ngữ cảnh từ đó hỗ trợ
kịp thời, xử lí phù hợp
- Định danh các đối tượng và có thể được kết nối hệ thống
kiểm sốt truy cập trực tuyến trong đó có rất nhiều giải
pháp công nghệ mới. Nổi bật là công nghệ thẻ thông minh,
3


không tiếp xúc cung cấp sự bảo mật cần thiết, khơng chỉ để
kiểm sốt các lối vào, mà cịn để mua bữa ăn, trả tiền gaiwjt
ủi, in ấn, sao chép và các dịch vụ bổ sung trong khuôn viên
nhà trường
- Mọi hoạt động của người dùng được xác định và ghi nhật
ký thực hiện theo thời gian và địa điểm. Điều này cung cấp
thông tin theo thời gian thực về tình trạng mọi đối tượng
- Khoa, bộ mơn và giáo viên có thể sử dụng dữ liệu được
lấy từ các cảm biến và thiết bị để nhận thức, theo sát tiến
trình dạy của mình và việc học của sinh viên từ đó đưa ra
3


Suy luận

các quyết định hợp lí, kịp thời
- Có thể thu thập thơng tin về các hoạt động sinh viên dành
thời gian học gì, làm gì, chơi gì, mua gì,… dựa trên thơng
tin được thu thập từ thẻ thơng minh của sinh viên để tối ưu
hóa việc sử dụng trường học thông minh
- Với các lớp học thơng minh có khả năng cảm nhận cử chỉ
hay biểu cảm trên khuôn mặt của sinh viên giúp sinh viên

4

Dự đoán

nhận được sự giúp đỡ từ giáo viên ở cấp độ cá nhân
- Việc cấp thẻ ID thông minh cho tất cả các giảng viên, sinh
viên, nhân viên và khách truy cập cho phép các bộ phận an
ninh và nhân viên kĩ thuật phụ vụ tốt hơn nhờ biết được
những tài nguyên nào sẽ cần thiết và mỗi tài nguyên sẽ cần
số lượng bao nhiêu. Ví dụ dữ liệu liên quan đến số lượng
người trong một lớp học, có bao nhiêu chỗ đậu xe… có thể
được thu thập để lên kế hoạch trước để cho mọi người biết
rằng bãi đậu xe đã đầy, lớp học hết chỗ trống, giải pháp tối
ưu để lập kế hoạch cho khách truy cập, chuẩn bị sẵn tài
nguyên
4


- Xem dữu liệu cho biết nơi sinh viên dành thời gian, tài

nguyên họ sử dụng nhiều nhất,… cho phép quản trị viên đại
học dự đoán những tài nguyên nào cần được mua lại hoặc
phân bổ lại.
- Truy cập dữ liệu được lưu trữ trên thẻ cho phép các quản
trị viên đại học phân tích dữ liệu và dự đốn các tài nguyên
cần thiết để hỗ trợ cho các dự án hoặc lớp học
- Cho phép kiểm soát các trường hợp ngoại lệ trong quy
trình nghiệp vụ trường đại học như hệ thống quản lý sinh
viên để dự đoán, và kiểm soát các biến thể trong tuyển sinh
- Dựa trên dữ liệu thu thập (các ngữ cảnh và xử lí tương
ứng) để học và tự đưa ra quyết định trong các trường hợp
tương tự
- Hệ thống nhận dạng cử chỉ và hệ thống nhận dạng khn
mặt có thể thu thập dữ liệu liên quan, nếu sinh viên hiểu
một khái niệm hoặc gặp rắc rối một khái niệm
- Các kho tài nguyên trực tuyến có thể xác định tài nguyên
nào sinh viên dành nhiều thời gian nhất và yêu cầu người
5

Tự học

hướng dẫn cung cấp các tài nguyên bổ sung có tính chất
tương tự
- Dựa trên các cảm biến được thiết lập trong lớp học hoặc
tịa nhà hình thành lên các cơ sở dữ liệu và khối lượng dữ
liệu lớn- dữ liệu lớn, đồng thời xác lập và hiểu mối quan hệ
giữa các thực thể bằng cách ánh xạ kết nối của chúng với
hệ thống
- Học hỏi từ hệ thống khai thác ý kiến ẩn danh hay học hỏi
từ các loại lớp học khác nhau như MOOCs, lớp học trực

tuyến, lớp học lai
5


- Có thể tự thiết lập các hoạt động theo bối cảnh Ví dụ như
cảm biến xác định xem sinh viên có ở trong lớp hay khơng?
thì bật đèn sáng. Điều này có thể cần phải được thay đổi
nhiều lần tùy thuộc vào vị trí cảu học sinh hoặc thời gian có
mặt. Giáo viên có thể đi lại xung quanh các lớp học một
cách tự do và cho phép các hệ thống nhận dạng cử chỉ hoặc
hệ thống phát hiện chuyển động được sắp xếp lại và đảm
6

Tự tổ chức

bảo rằng, người hướng dẫn ln ở trong tầm nhìn của
camera, việc này được thực hiện tự động
- Tự động điều chỉnh lại các hệ thống lớp học thông minh,
các thông số hiệu suất, cảm biến, cơ cấu chấp hành và các
tính năng trong một lớp học thơng minh theo hướng dẫn
- Tự động kết hợp lại mạng cảm biến không dây (WSN) vì
các nút có thể tham gia hoặc rời khỏi một cách tự nhiên,

điện tốn đám mây tồn trường đại học
Nhà trường thông minh là trường học vận dụng linh hoạt, hiệu quả các nguồn lực
trên nền tảng ứng dụng tiến bộ công nghệ kĩ thuật số nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục học sinh, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong đào tạo thế hệ trẻ 1. Cách mạng công
nghiệp 4.0 đặt giáo dục nghề nghiệp trước những thách thức mới diễn ra nhanh. Các
trường cao đẳng có thể chưa dự đốn hết được các kỹ năng mà thị trường lao động
cần. Các hoạt động đào tạo và nghiên cứu của các trường cao đẳng chủ yếu vẫn theo

phương pháp truyền thống sẽ phải đối mặt với những thay đổi mạnh mẽ cả về tư duy,
cơ cấu kiến thức, kỹ năng và phương pháp. Với sự thay đổi nhanh chóng của cơng
nghệ, địi hỏi giáo dục nghề nghiệp phải đem lại cho người học cả tư duy những kiến
thức kỹ năng mới, khả năng sáng tạo, thích ứng với thách thức và những yêu cầu mới
mà các phương pháp giáo dục truyền thống không thể đáp ứng.
3. Một số giải pháp nhằm xây dựng nhà trường thông minh trong các
1 Vũ Hằng

6


trường cao đẳng giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh Cách mạng cơng nghiệp 4.0 địi
hỏi phải có sự thay đổi lớn cả về nội dung chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo và
mơ hình quản lý hệ thống đào tạo. Việc phát triển một nhà trường trở thành nhà
trường thông minh đã và đang trở thành xu thế phát triển mạnh mẽ của thời đại. Nhà
trường thông minh là một cuộc cách mạng về trường học hiện đại theo hình thức,
phương thức mới thơng minh và hiệu quả hơn. Nhiều nước trên thế giới đã và đang
xây dựng mơ hình nhà trường thơng minh. Ở nước ta, việc tiếp cận và triển khai mơ
hình nhà trường thơng minh chủ yếu lấy “Quản trị nhà trường điện tử” làm trọng tâm
và phát triển thông minh hơn một số các tiêu chí phù hợp với nhu cầu, điều kiện và
nguồn lực có thể có của từng trường và từng giai đoạn.
Nhà trường thông minh là xu thế phát triển tất yếu của các trường đại học, cao
đẳng tiên tiến hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu,
nhóm tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển mô hình nhà
trường thơng minh trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp như sau:
3.1. Ứng dụng công nghệ tiên tiến và đầu tư vào phần cứng
Ứng dụng công nghệ tiên tiến và đầu tư vào phần cứng nhằm xây dựng cơ sở hạ
tầng hiện đại làm nền tảng cho trường học thông minh. Tận dụng các công nghệ tiên
tiến của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Công nghệ Internet vạn vật, cơng nghệ điện

tốn đám mây, cơng nghệ dạy học online, công nghệ biểu diễn thông tin thông minh,
công nghệ thực tế ảo/thực tại tăng cường, phịng thí nghiệm ảo, cơng nghệ cảm biến
và các hệ thống cảm biển không dây. Đầu tư vào các phần cứng nhằm hỗ trợ toàn bộ
các hoạt động dạy/học: Cong nghệ máy quay toàn cảnh, bảng thông minh và bảng
tương tack; mic và loa tự động, thiết bị trỏ thơng minh; các màn hình lớn hoặc ti vi
được kết nối với nhau; đầu đọc thể thông minh; thiết bị sinh trắc học, máy chiếu gắn
trần.
3.2. Phát triển các hệ thống thông minh
Phát triển và ứng dụng các hệ thống phần mềm thông minh phù hợp với các
7


nghiệp vụ dạy – học cũng như các hoạt động hỗ trợ đào tạo: Hệ thống quản trị nhà
trường tổng thể giúp quản lý toàn bộ hoạt động của trường cao đẳng. Hệ thống giảng
trên website (có chức năng quay video và chức năng chụp màn hình máy tính) để
học/phát triển nội dung học tập. Hệ thống ghi âm, quay phim, học tập hợp tác,…
trong lớp học thông minh. Các hệ thống để ghi lại, lưu trữ, hình thành và đánh giá các
hoạt động dạy và học. Kho nội dung học tập kỹ thuật số và tài nguyên trực tuyến
(Web), phân tích học tập thơng minh và hệ thống phân tích giảng dạy thơng minh. Hệ
thống nhận dạng giọng nói và chuyển đổi giữa lời nói và văn ban, hoăc hệ thống dịch
tự động. Hệ thống nhận dạng khuôn mặt, cảm xúc cử chi. Hệ thống nhận thức ngữ
cảnh (tình huống). Hệ thống về an tồn và bảo mật thơng minh. Đại lý phần mềm
thông minh. Hệ thống giám sát tiêu thụ điện và ánh sáng.
3.3. Xây dựng, kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý
giáo dục trong các trường cao đẳng giáo dục nghề nghiệp
Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục là nhân tố quan trọng, có vai trị quyết
định chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Vì vậy, các trường cao đẳng giáo dục nghề
nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến việc chăm lo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ nhà
giáo, cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm đủ về số lượng, chất lượng, có cơ cấu, độ tuổi,
chuyên ngành hợp lý, đồng thời chuẩn hóa theo tiêu chuẩn của Tổng cục giáo dục

nghề nghiệp. Thực hiện tốt công tác tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng
cán bộ và phát huy khả năng của đội ngũ chuyên gia đầu ngành, nhà giáo giỏi trên các
lĩnh vực; chú trọng bồi dưỡng rèn luyện phương pháp, tác phong cơng tác, trình độ
chun mơn, nghiệp vụ, năng lực tư duy sáng tạo, khả năng nghiên cứu khoa học,
trình độ ngoại ngữ, công nghệ thông tin cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo
dục, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới và hội nhập quốc tế. Mỗi nhà
giáo, cán bộ quản lý giáo dục phải nỗ lực cố gắng vươn lên, tích cực học tập, nghiên
cứu, nâng cao trình độ, đạt chuẩn quốc tế về ngoại ngữ, tin học; phát huy vai trò tiền
phong, gương mẫu trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học; thực hiện tốt việc đào tạo,
tự đào tạo và coi đây là nhu cầu, biện pháp tốt nhất để nâng cao năng lực, trình độ
8


chuyên môn, phương pháp tác phong làm việc khoa học trong môi trường sư phạm;
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mô phỏng và kết nối chặt chẽ
giữa các bộ phận, bảo đảm tính khoa học, hợp lý, hiệu quả.
3.4. Đổi mới phương pháp, chương trình dạy/học thông minh
Công nghệ và môi trường học tập thay đổi địi hỏi phương pháp dạy/học cũng
thay đổi theo trong đó tập trung vào chương trình dạy học và phương pháp sư phạm.
Phát triển chương trình giảng dạy thơng minh: Các chương trình giảng dạy thơng
minh thích ứng các chương trình lớn/nhỏ khác nhau; Chương trình tập trung vào tín
chỉ, với các cấu trúc biển đổi thích ứng với các đối tượng sinh viên/người học và
chương trình giảng dạy phải có cấu trúc phù hợp với nhiều loại hình giảng dạy trực
tiếp, pha trộn, trực tuyến.
Xây dựng phương pháp sư phạm thông minh linh hoạt với từng môn học và đối
tượng dạy/học: Học tập qua thực hành (bao gồm cả sử dụng tích cực các phịng thí
nghiệm ảo) và nội dung học tập do sinh viên tạo ra; Học tập dựa trên các trò chơi
nghiêm túc, dựa trên dự án và dựa trên Robot thông minh (robotics); Học tập hợp tack
và học tập cùng thiếu bị của người dùng; Sử dụng sách điện tử, phân tích học tập, dạy
học thích ứng.

Các giải pháp kĩ thuật nhằm hỗ trợ quản trị nhà trường thông minh đảm bảo cho
các hoạt động dạy và học diễn ra hiệu quả, liền mạch, ở mọi lúc mọi nơi. Đồng thời,
việc xây dựng các phương pháp sư phạm thông minh giúp phù hợp hơn với đa dạng
sinh viên, đảm bảo hiệu quả việc dạy và học hướng cá nhân và giúp phát triển tối đa
năng lực của người học. Dần dần tiến đến xây dựng một khuôn viên nhà trường thông
minh, nơi dữ liệu được cảm nhận, thu thập và xử lí liên tục giúp nhà trường chuyển
sang hình thức tự vận hành. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những giải pháp chung. Để xây
dựng thành công nhà trường thông minh cần lựa chọn các mục tiêu ưu tiên phù hợp
với đặc trưng của từng nhà trường.
3.5. Tích cực huy động các nguồn lực, tăng cường đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật
chất, trang thiết bị dạy học, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển giáo dục nghề
9


nghiệp trong tình hình mới.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là yếu tố quan trọng, cần thiết để nâng cao
chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học của hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Trong
những năm qua, các trường đã quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng hạ tầng,
từng bước hiện đại hóa trang, thiết bị dạy học, quản lý đào tạo như: Hệ thống quản lý
điều hành, phần mềm quản lý giáo dục, hệ thống giảng đường, thư viện, phịng thí
nghiệm, dữ liệu thông tin, tài liệu... Đây là những cơ sở nền tảng ban đầu để các
trường cao đẳng giáo dục nghề nghiệp tiếp cận, ứng dụng triển khai xây dựng mơ
hình nhà trường thông minh. Để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới,
các trường cao đẳng giáo dục nghề nghiệp cần tiếp tục ưu tiên đầu tư, hiện đại hóa kết
cấu hạ tầng và đổi mới trang, thiết bị phục vụ dạy học, nhằm tạo sự đột phá về vấn đề
này; thực hiện đồng bộ, hiệu quả đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Các trường cao đẳng cần chủ động khảo sát kỹ,
đánh giá đúng thực trạng, xây dựng phương án, dự án, kế hoạch đầu tư, báo cáo cấp
có thẩm quyền phê duyệt. Việc đầu tư phải thiết thực, hiệu quả, bảo đảm tính kế thừa,

có trọng tâm, trọng điểm trên cơ sở kế hoạch tổng thể của từng trường, phù hợp với
khả năng kinh phí bảo đảm, tiếp cận công nghệ mới, chống đầu tư dàn trải kém hiệu
quả, thất thoát, tiêu cực.
4. Kết luận
Xây dựng và phát triển nhà trường thông minh là xu thế hiện đại. Để đáp ứng
nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, giáo dục nghề nghiệp đã và đang
không ngừng đổi mới, hướng đến xây dựng mơ hình giáo dục thông minh. Đây là điều
kiện rất quan trọng trong công tác đào tạo để đưa ciao dục nghề Việt Nam hội nhập và
vươn tầm thế giới. Để xây dựng được mơ hình nhà trường thơng minh cần đầu tư
đồng bộ cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu của trường học thơng minh; bồi dưỡng nâng
cao trình độ cho giáo viên để đáp ứng nhu cầu; triển khai các lớp học thông minh ứng
dụng công nghệ thông tin. Xây dựng nhà trường thông minh, tiếp cận cuộc cách mạng
10


công nghiệp 4.0 là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, cần được lãnh đạo, chỉ đạo triển
khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả, tạo sự đồng thuận, thống nhất và quyết tâm cao
trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Uskov, V.L.Bakken, J.P.Penumatsa, A.Heinemann & Rachakonda (2017),
Smart pedagogy for smart universities. Paper presented at the International
Conference on Smart Education and Smart E-Learning.
[2]. Vũ Thị Thúy Hằng (2018), “Trường học thông minh: Nguồn gốc, định nghĩa
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí giáo dục, số 432, tr.6-10.
[3]. Lê Đức Thọ (2018), “Cách mạng công nghiệp 4.0 với vấn đề phát triển giáo
dục nghề nghiệp ở nước ta hiện nay”, Kỷ yếu Hội nghị Quốc tế ICSS 2018: “Nhà
trường thông minh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”, Nxb. Tài chính,
tr.265-272.
[4]. Lê Đức Thọ, Nguyễn Đồn Quang Thọ (2018), “Phát triển đội ngũ giảng
viên giáo dục nghề nghiệp ở nước ta trong thời kỳ đổi mới và hội nhập hiện nay”, Kỷ

yếu Hội nghị Quốc tế ICSS 2018: “Nhà trường thông minh trong bối cảnh cách mạng
cơng nghiệp 4.0”, Nxb. Tài chính, tr.236-241.
[5]. Lê Đức Thọ (2018), “Mơ hình giáo dục 4.0 với vấn đề đổi mới giáo dục Đại
học ở nước ta hiện nay”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia: “Đổi mới căn bản và
toàn diện hoạt động đào tạo trong các trường Đại học, Cao đẳng”, Nxb. Đà Nẵng,
tr.26-30.
[6]. Lê Đức Thọ (2019), “Cách mạng công nghiệp 4.0 và vấn đề đổi mới hoạt
động đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở nước ta hiện nay”, Kỷ yếu Hội
thảo Quốc tế: “Đổi mới và sáng tạo trong đào tạo nguồn nhân lực toàn cầu”, Nxb.
Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.384-390.
[7]. Lê Đức Thọ, Nguyễn Đoàn Quang Thọ (2019), “Phát triển hệ thống giáo dục
11


nghề nghiệp ở Đà Nẵng trong bối cảnh đổi mới và hội nhập”, Kỷ yếu Hội thảo khoa
học Quốc gia: “Tái cấu trúc hệ thống giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp của
Việt Nam cho các thập niên đầu của thế kỷ XXI”, tập 1, Nxb. Thông tin và Truyền
thông, tr.273-282.
[8]. Lê Đức Thọ (2019), “Đổi mới cơ chế quản trị đại học ở Việt Nam thời kỳ
cách mạng công nghiệp 4.0”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia: “Tái cấu trúc hệ
thống giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam cho các thập niên đầu
của thế kỷ XXI”, tập 2, Nxb. Thông tin và Truyền thông, tr.56-64.
[9]. Lê Đức Thọ, Lâm Thị Hồng Thắm (2019), “Đào tạo trực tuyến trong giáo
dục nghề nghiệp ở nước ta thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0”, Kỷ yếu Hội thảo
khoa học Quốc gia: “Tái cấu trúc hệ thống giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp
của Việt Nam cho các thập niên đầu của thế kỷ XXI”, tập 2, Nxb. Thông tin và Truyền
thông, tr.299-307.

12




×