Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng động giảm chú ý tại khoa khám tâm lý tâm thần trẻ em bệnh viện tâm thần thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 90 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỒ THỊ NHƯ HUYỀN

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
TẠI KHOA KHÁM TÂM LÝ-TÂM THẦN TRẺ EM
BỆNH VIỆN TÂM THẦN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2020

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỒ THỊ NHƯ HUYỀN



KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
TẠI KHOA KHÁM TÂM LÝ-TÂM THẦN TRẺ EM
BỆNH VIỆN TÂM THẦNTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Dược lý và Dược lâm sàng
Mã số: 8720205

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN NHƯ HỒ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2020

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Dược học “Khảo sát tình hình sử
dụng thuốc trong điều trị tăng động giảm chú ý tại khoa khám Tâm lý-tâm thần
trẻ em bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh” là cơng trình nghiên cứu
của cá nhân tôi. Các số liệu trong luận văn là số liệu trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 10 năm 2020
Tác giả

Hồ Thị Như Huyền


.


.

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Rối loạn tăng động kém chú ý (ADHD) là một rối loạn thần kinh liên
quan đến hành vi thường gặp nhất trong những bệnh lý mạn tính ảnh hưởng đến sinh
hoạt, học tập và mối quan hệ xã hội của trẻ với những người xung quanh. Việc điều
trị ADHD rất cần thiết nhằm giúp các em phát triển bản thân, hòa nhập xã hội và giảm
gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, dữ liệu về sử dụng thuốc trong điều trị
ADHD ở Việt Nam cịn hạn chế.
Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và xác định một số yếu tố liên quan đến
đáp ứng điều trị ADHD ở trẻ em.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện
trên hồ sơ bệnh án của bệnh nhi từ 6 tuổi trở lên đến khám tại khoa khám tâm lý-tâm
thần tại bệnh viện Tâm thần TP. Hồ Chí Minh từ tháng 11/2019 đến tháng 7/2020.
Bộ câu hỏi SNAP-IV (gồm 18 mục dành cho cha mẹ) được sử dụng để phỏng vấn
người thân của trẻ, đánh giá mức độ cải thiện các thể lâm sàng ADHD.
Kết quả: Hai thuốc được sử dụng nhiều nhất là risperidon (75,2%) và methylphenidat
(37,9%). Trong đó có 57,5% bệnh nhi được cải thiện trên thể kém chú ý, 53,8% cải
thiện trên thể tăng động-xung động và 65,5% cải thiện thể tăng động kém chú ý. Có
mối liên quan giữa thời gian điều trị và sử dụng thuốc risperidon với sự cải thiện các
triệu chứng ADHD.
Kết luận: Kết quả thu được cho thấy tỷ lệ chưa cải thiện các triệu chứng ADHD khá
cao, do vậy có thể cần áp dụng các biện pháp điều trị đa phương thức gồm thuốc lựa
chọn theo khuyến cáo và trị liệu hành vi trong kiểm soát các thể của ADHD.
Từ khóa: rối loạn tăng động kém chú ý (ADHD), SNAP-IV (gồm 18 mục dành cho
cha mẹ)


.


.

ABSTRACT
Introduction: Attention-deficit hyperactivity disorder (ADHD) is the most common
neurobehavior disorders of chronic conditions affecting activities, learning and social
relationships of children with those around. It is necessary to treat ADHD with a view
to help children develop themselves, integrate into society and reduce the burden on
family and society. However, data on drug use in the treatment of ADHD in Vietnam
is limited.
Objectives: To investigate the use of drugs and identify a number of factors
associated with the effectiveness of ADHD treatment in children.
Subject and methodology: Descriptive cross-sectional studies, based on medical
records of pediatric patients aged from 6 years and older who were examined at the
psychiatric department of mental hospital in Ho Chi Minh City from November 2019
to July 2020. SNAP-IV questionnaire (including 18 items for parents) was used to
interview the child's relatives for evaluating the extent of improvement in clinical
types of ADHD.
Results: The two most commonly drugs were risperidone (75.2%) and
methylphenidate (37.9). In which, 57.5% of pediatric patients had improvement in
inattention type, 53.8% improvement in hyperactivity-impulsitivity type and 65.5%
improvement in inattention-hyperactivity type. There was a relationship between
duration of treatment, and use of risperidone with the improvement in symptoms of
ADHD.
Conclusion: The high rate of patients without symptom improvement suggested that
multimodal therapies, including drug selection according to guidelines and
behavioral therapy should be applied to manage ADHD in clinical practice.

Keywords: Attention-deficit hyperactivity disorder (ADHD), SNAP-IV (including
18 items for parents).

.


.

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................IX
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. X
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................IX
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý .............. 3
1.1.1. Định nghĩa ......................................................................................................... 3
1.1.2. Dịch tễ học ........................................................................................................ 3
1.1.3. Nguyên nhân bệnh sinh của ADHD .................................................................. 4
1.1.4. Phân loại ADHD ............................................................................................... 7
1.1.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán ADHD ........................................................................... 8
1.1.6. ADHD và các rối loạn đi kèm ......................................................................... 11
1.1.7. Tiến triển và tiên lượng của ADHD ................................................................ 12
1.1.8. Bảng đánh giá hành vi ..................................................................................... 12
1.2. ĐIỀU TRỊ ADHD .............................................................................................. 13
1.2.1. Nguyên tắc điều trị .......................................................................................... 13
1.2.2. Một số liệu pháp trị liệu .................................................................................. 14
1.2.3. Phác đồ điều trị ADHD ................................................................................... 17
1.2.4. Đánh giá tiến trình điều trị .............................................................................. 17
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 24
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................... 24

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................... 24
2.3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU ...................................................... 24
2.4. CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 26
2.4.1. Khảo sát đặc điểm chung của trẻ mắc ADHD ................................................ 26
2.4.2. Khảo sát đặc điểm sử dụng thuốc điều trị ADHD .......................................... 27
2.4.3. Khảo sát đáp ứng điều trị ADHD thông qua điểm số SNAP-IV .................... 28
2.4.4. Khảo sát các yếu tố liên quan đến đáp ứng điều trị ADHD ............................ 29
VI

.


.

2.5. PHÂN TÍCH, XỬ LÝ SỐ LIỆU ........................................................................ 29
2.6. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ................................................................. 30
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ........................................................................................... 31
3.1. DỊCH VÀ THẨM ĐỊNH BỘ CÂU HỎI SNAP-IV .......................................... 31
3.1.1. Dịch và điều chỉnh bộ câu hỏi SNAP-IV ........................................................ 31
3.1.2. Thẩm định độ tin cậy của bộ câu hỏi SNAP-IV ............................................. 32
3.2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU ........................................... 33
3.2.1. Đặc điểm giới tính ........................................................................................... 34
3.2.2. Đặc điểm độ tuổi ............................................................................................. 34
3.2.3. Đặc điểm nơi sinh sống ................................................................................... 35
3.2.4. Tình hình đi học .............................................................................................. 35
3.2.5. Đặc điểm thứ tự con trong gia đình ................................................................ 36
3.2.6. Đặc điểm tiền sử bệnh lý tâm thần-thần kinh và tiền sử gia đình có người bệnh
tâm thần ..................................................................................................................... 36
3.2.7. Đặc điểm về hôn nhân của cha mẹ .................................................................. 37
3.2.8. Đặc điểm về cách giáo dục trong gia đình của cha mẹ ................................... 37

3.3. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ....................... 38
3.3.1. Tuổi khởi phát ................................................................................................. 38
3.3.2. Thời gian điều trị ............................................................................................. 39
3.3.3. Đặc điểm lý do đến khám................................................................................ 39
3.3.4. Đặc điểm phát triển vận động và ngôn ngữ .................................................... 40
3.3.5. Đặc điểm chẩn đoán rối loạn đi kèm............................................................... 40
3.3.6. Đặc điểm phân bố các triệu chứng giảm chú ý và tăng động ......................... 41
3.4.2. Đánh giá tính phù hợp trong sử dụng thuốc điều trị ADHD ........................... 45
3.5. KHẢO SÁT ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ ADHD THÔNG QUA ĐIỂM SỐ SNAP-IV
VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ ...................................................... 46
3.5.1. Đặc điểm đáp ứng điều trị ADHD theo giới tính ............................................ 46
3.5.2. Đặc điểm đáp ứng điều trị ADHD theo tuổi ................................................... 46
3.5.3. Đặc điểm đáp ứng điều trị ADHD theo thời gian điều trị ............................... 47
3.5.4. Đặc điểm đáp ứng điều trị ADHD theo tuổi khởi phát ................................... 47
VII

.


.

3.5.5. Đặc điểm đáp ứng điều trị ADHD theo yếu tố phát triển vận động và ngôn ngữ
................................................................................................................................... 48
3.5.6. Đặc điểm đáp ứng điều trị ADHD theo cách giáo dục trong gia đình ............ 48
3.5.7. Đặc điểm đáp ứng điều trị ADHD theo chẩn đoán rối loạn đi kèm ................ 49
3.5.8. Đặc điểm đáp ứng điều trị ADHD theo yếu tố sử dụng thuốc của đối tượng
nghiên cứu ................................................................................................................. 50
3.6. PHÂN TÍCH HỒI QUY LOGISTIC ĐA BIẾN XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ ADHD ............................................................ 50
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................ 52

4.1. DỊCH VÀ THẨM ĐỊNH BỘ CÂU HỎI SNAP-IV .......................................... 52
4.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU .......................................................... 52
4.3. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ....................... 55
4.4. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ ADHD ........................ 57
4.5. ĐẶC ĐIỂM ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ ADHD....................................................... 60
4.6. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ ADHD .................. 60
4.7. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA NGHIÊN CỨU ................................................. 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 63
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................... 76
PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................... 78

VIII

.


.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Từ nguyên

Chú thích
Rối loạn tăng động kém chú ý

DAT

Attention
Deficit

Hyperactivity Disorder
Attention
Deficit
Hyperactivity DisorderInattention
Attention
Deficit
Hyperactivity
DisorderHyperactivity
Attention
Deficit
Hyperactivity DisorderCombine
Dopamine active transporter

DRD4

Dopamine receptor D4

Thụ thể dopamine D4

ADHD

ADHD-IN

ADHD-H

ADHD-C

Rối loạn tăng động kém chú ýthể kém chú ý
Rối loạn tăng động kém chú ýthể tăng động/xung động
Rối loạn tăng động kém chú ýthể kết hợp

Protein vận chuyển dopamine

Diagnostic and Statistical Sổ tay chẩn đoán và thống kê
Manual of Mental Disorder- các rối loạn tâm thần phiên bản
Fifth Edition
thứ 5
Hướng dẫn sử dụng
International Classification
Bảng phân loại bệnh Quốc tế
of Diseases- Tenth Edition
phiên bản 10
Khoảng tin cậy

DSM-V
HDSD
ICD-10
KTC

The National Institute for Viện Quốc gia về sức khỏe và
Health and Care Excellence chăm sóc tích cực

NICE
OROS

Osmotic-controlled Release Hệ thống phóng thích thẩm thấu
Oral delivery System
có kiểm sốt
Positrion
Emission
Chụp cắt lớp phát xạ positron

Tomography
Rối loạn
Swanson, Nolan and Pelham Bảng câu hỏi Swanson, Nolan
Questionnaire
và Pelham
Statistical Package for the Phần mềm thống kê cho các
Social Sciences
ngành khoa học xã hội

PET
RL
SNAP-IV
SPSS

IX

.


.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Triệu chứng giảm chú ý ..............................................................................9
Bảng 1.2. Triệu chứng tăng động và xung động .......................................................10
Bảng 1.3. Tỉ lệ các rối loạn tâm thần đi kèm với ADHD .........................................11
Bảng 1.4. Các nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc và hiệu quả điều trị ADHD .18
Bảng 2.5. Các bước dịch và đánh giá độ tin cậy của bộ câu hỏi SNAP-IV ..............25
Bảng 2.6. Đánh giá độ tin cậy của bộ câu hỏi dựa vào giá trị Cronbach’s alpha .....26
Bảng 2.7. Đặc điểm các biến trong nghiên cứu ........................................................26
Bảng 2.8. Nội dung khảo sát về đặc điểm sử dụng thuốc .........................................27

Bảng 2.9. Đáp ứng điều trị ADHD thông qua bảng điểm SNAP-IV ........................28
Bảng 3.10. Khó khăn/ gợi ý điều chỉnh trong quá trình dịch bảng câu hỏi ..............31
Bảng 3.11. Nội dung điều chỉnh bộ câu hỏi SNAP-IV .............................................32
Bảng 3.12. Đặc điểm bệnh nhân tham gia phỏng vấn thử ........................................32
Bảng 3.13. Giá trị Cronbach’s alpha của bộ câu hỏi SNAP-IV ................................33
Bảng 3.14. Đặc điểm nơi sinh sống ..........................................................................35
Bảng 3.15. Đặc điểm lý do đến khám .......................................................................39
Bảng 3.16. Tỉ lệ các chẩn đoán rối loạn đi kèm ........................................................41
Bảng 3.17. Tần suất các triệu chứng kém chú ý ở trẻ ADHD ..................................41
Bảng 3.18. Tần suất các triệu chứng tăng động ở trẻ ADHD đơn thuần ..................42
Bảng 3.19. Liều dùng và tần suất các thuốc sử dụng trên 351 trẻ ADHD ................43
Bảng 3.20. Phác đồ điều trị được áp dụng trong mẫu nghiên cứu (n=351) ..............44
Bảng 3.21. Tính hợp lý về sử dụng thuốc trong điều trị ADHD (n=351).................45
Bảng 3.22. Tính phù hợp về số lần và thời điểm sử dụng thuốc điều trị ADHD .....45
Bảng 3.23. Đặc điểm đáp ứng điều trị ADHD theo giới tính ...................................46
Bảng 3.24. Đặc điểm đáp ứng điều trị ADHD theo tuổi ...........................................46
Bảng 3.25. Đặc điểm đáp ứng điều trị ADHD theo thời gian điều trị ......................47
Bảng 3.26. Đặc điểm đáp ứng điều trị ADHD theo tuổi khởi phát ..........................47
Bảng 3.27. Đặc điểm đáp ứng điều trị ADHD theo yếu tố phát triển vận động, ngôn
ngữ .........................................................................................................48

X

.


.

Bảng 3.28. Đặc điểm đáp ứng điều trị ADHD theo yếu tố giáo dục bằng la mắng và
phạt roi ...................................................................................................49

Bảng 3.29. Đặc điểm đáp ứng điều trị ADHD theo chẩn đoán rối loạn đi kèm .......49
Bảng 3.30. Đặc điểm đáp ứng điều trị theo yếu tố sử dụng thuốc của đối tượng nghiên
cứu .........................................................................................................50
Bảng 3.31. Các yếu tố liên quan đến đáp ứng điều trị ADHD ..................................51
Bảng 4.32. So sánh các chẩn đoán rối loạn đi kèm ADHD với các nghiên cứu thế giới
...............................................................................................................57

XI

.


.

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Phác đồ điều trị ADHD .............................................................................17
Hình 3.2. Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu ...........................................34
Hình 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi ...................................................34
Hình 3.4. Tình hình đi học của đối tượng nghiên cứu ..............................................35
Hình 3.5. Đặc điểm thứ tự con của đối tượng nghiên cứu ........................................36
Hình 3.6. Đặc điểm tiền sử bệnh lý tâm thần và thần kinh .......................................36
Hình 3.7. Đặc điểm tiền sử gia đình có người bệnh tâm thần...................................36
Hình 3.8. Đặc điểm về hơn nhân của cha mẹ ............................................................37
Hình 3.9. Tần suất trẻ bị la mắng ..............................................................................37
Hình 3.10. Tần suất trẻ bị phạt roi ............................................................................38
Hình 3.11. Tuổi khởi phát của đối tượng nghiên cứu ...............................................38
Hình 3.12. Thời gian điều trị của trẻ bị ADHD ........................................................39
Hình 3.13. Đặc điểm phát triển vận động và ngơn ngữ ............................................40
Hình 3.14. Số chẩn đốn rối loạn đi kèm trên trẻ ADHD .........................................40
Hình 3.15. Tỉ lệ các thuốc sử dụng trong điều trị ADHD .........................................43


IX
.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD-Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là
một trong những rối loạn phát triển thần kinh (neurodevelopmental disorder) thường
gặp ở trẻ em. Theo DSM-V (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders),
ADHD được mô tả bởi (a) sự suy giảm mức độ tập trung chú ý, tổ chức, sắp xếp công
việc, không thật sự chú ý lắng nghe, làm mất đồ đạc cần thiết trong học tập cũng như
vui chơi và/ hoặc (b) những hành vi xung động, hoạt động quá mức, không yên như
cựa quậy tay chân hoặc xoay qua xoay lại khi ngồi, chạy nhảy, leo trèo quá mức. Rối
loạn này ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của trẻ, có thể kéo dài đến
tuổi vị thành niên và trưởng thành, biểu hiện bằng những suy giảm chức năng về xã
hội, học tập cũng như nghề nghiệp [8].
ADHD là rối loạn tâm thần phổ biến nhất ở trẻ em và trẻ vị thành niên tại rất nhiều
quốc gia [7], [20]. Tại Hoa Kỳ, tỉ lệ mắc ADHD ở học sinh tiểu học là 2-20%, ở học
sinh phổ thông là 4-12% [4]. Ở Việt Nam, nghiên cứu về ADHD trong những năm
gần đây cho thấy đây cũng là một hội chứng thường gặp ở trẻ tiểu học [3], [4], [6].
Theo số liệu nghiên cứu dựa trên bảng câu hỏi, tần suất ADHD ở học sinh tiểu học
khoảng 7-8%, thể thường gặp nhất là thể tăng động [4]. Việt Nam là một nước có dân
số trẻ, với tỉ lệ người dưới 15 tuổi chiếm khoảng 50% [75]. Các triệu chứng của
ADHD có thể biểu hiện dai dẳng, kéo dài tới độ tuổi vị thành niên hoặc trưởng thành
khoảng 50% trường hợp trẻ mắc ADHD [21]. Vì vậy, nếu khơng được phát hiện và
điều trị, ADHD thực sự là một gánh nặng cho gia đình và xã hội [39]. Thực tế cho
thấy các triệu chứng tăng động giảm chú ý là lý do thường gặp khiến các bậc cha mẹ
đưa trẻ đến khám tại khoa khám Tâm lý-tâm thần trẻ em bệnh viện Tâm thần Thành

phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, khoa khám Tâm lý-tâm thần trẻ em đang quản lý và điều
trị cho hơn 400 trẻ mắc ADHD mỗi tháng.
Việc điều trị ADHD là vô cùng cần thiết nhằm giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội
và giúp các em duy trì tốt khả năng học tập, hòa nhập xã hội, phát triển bản thân [19].
Hiện nay, điều trị bằng thuốc được xem là lựa chọn hàng đầu, tuy nhiên, những nghiên
cứu về trẻ em mắc ADHD ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở xác định tần suất và dịch
tễ [3], [6]. Với mong muốn tìm hiểu thêm về tình hình sử dụng thuốc trong điều trị
ADHD, góp phần cùng với lâm sàng nâng cao hiệu quả điều trị, đề tài “Khảo sát tình
1
.


.

hình sử dụng thuốc trong điều trị ADHD tại khoa khám Tâm lý-tâm thần trẻ em bệnh
viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm mục tiêu:
1. Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhi ADHD.
2. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị ADHD.
3. Khảo sát đáp ứng điều trị ADHD và các yếu tố liên quan.

2
.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
1.1.1. Định nghĩa
ADHD là một rối loạn thần kinh liên quan đến hành vi thường gặp nhất trong những

bệnh lý mạn tính ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ em. ADHD bao gồm những
biểu hiện giảm chú ý, tăng hoạt động quá mức, bốc đồng thiếu kiềm chế, khởi phát ở
trẻ em và có xu hướng tiến triển kéo dài. Rối loạn này gây ảnh hưởng đến sinh hoạt,
học tập và mối quan hệ xã hội của trẻ với những người xung quanh [5].
Trong Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp của Bộ
Y tế ban hành năm 2020, ADHD là một rối loạn thường gặp trong thực hành lâm sàng
tâm thần học trẻ em. Phần lớn các trường hợp thường có biểu hiện triệu chứng giảm
chú ý kết hợp với tăng vận động. Đặc điểm nổi bật của rối loạn này là người bệnh
khơng thể duy trì sự tập trung chú ý cần thiết vào một sự vật, một chủ đề, một công
việc mà luôn thay đổi sự tập trung chú ý vào những kích thích xung quanh. Đồng thời
với những triệu chứng tăng vận động, người bệnh luôn hoạt động nhưng lại khơng
thể hồn tất cơng việc khi được u cầu, được giao phó. Chẩn đốn ADHD chỉ được
đặt ra khi biểu hiện của rối loạn không chỉ xuất hiện ở một mơi trường đặc biệt nào
đó mà cịn ở nhiều hồn cảnh mơi trường khác nhau như ở nhà, trường học [1].
Theo DSM-V, ADHD được xếp vào nhóm các rối loạn phát triển thần kinh (cùng với
rối loạn phát triển trí tuệ, rối loạn giao tiếp, rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn học đặc hiệu,
rối loạn vận động và các rối loạn phát triển thần kinh khác) [9].
1.1.2. Dịch tễ học
Nghiên cứu dịch tễ học của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ở 20 quốc gia năm 2017
cho thấy tỉ lệ ADHD ở trẻ < 18 tuổi là 2,2% (0,1-8,1%), cao nhất là tại Hoa Kỳ với
8,1% [31]. Tại Hoa Kỳ, ADHD là rối loạn hành vi thần kinh phổ biến nhất ảnh hưởng
đến trẻ em [68].
Mặc dù ADHD nói chung được coi là một rối loạn thời thơ ấu, các triệu chứng có thể
kéo dài đến tuổi thiếu niên và tuổi trưởng thành. Tỉ lệ ADHD tồn tại đến tuổi trưởng
thành có thể khoảng 50-65% [30]. Tỉ lệ ADHD người lớn biểu hiện bệnh ở giai đoạn
trưởng thành ước tính là 2,5% [9], [32].

3
.



Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

Tại Việt Nam, khảo sát trên trẻ học cấp 1 tại Vĩnh Long năm 2009 cho thấy tần suất
lưu hành ADHD là 7,7%, trong đó tần suất lưu hành thể tăng động, thể giảm chú ý
và thể kết hợp lần lượt là 1,7%, 5% và 1%; không có sự khác biệt về giới tính giữa
các nhóm [3]. Tỉ lệ trẻ mắc ADHD ở thành thị cao gấp 2,2 lần ở nơng thơn [5]. Tại
Thành phố Hồ Chí Minh, khảo sát năm 2010 ở một trường cấp 1 cho thấy tần suất
lưu hành ADHD là khoảng 6,5%, thể tăng động chiếm 5,5%, thể giảm chú ý là 0,83%
và thể phối hợp là 0,33% các trường hợp [6].
ADHD thường gặp nhiều ở nam hơn nữ, với tỉ lệ nam/nữ dao động từ 3/1 đến 16/1
tại các nước ở Châu Âu như tại Áo tỉ lệ nam/nữ là 16/1, Pháp tỉ lệ nam/nữ là 7/1 và
4/1 tại Đức [60]. Y văn cho rằng trẻ em gái mắc ADHD thường có biểu hiện nhiều
về thể giảm chú ý trong khi trẻ em trai thường gặp ở thể tăng động-xung động và thể
tăng động giảm chú ý [22]. Tuy nhiên, nghiên cứu Adore ở Châu Âu khơng tìm thấy
bằng chứng cho thấy có sự khác nhau giữa giới tính và các thể lâm sàng của ADHD
[61].
1.1.3. Nguyên nhân bệnh sinh của ADHD
Hiện tại, chưa có yếu tố nào được xác định là nguyên nhân gây ra ADHD [4]. Những
nghiên cứu cho đến hiện tại chỉ ra rằng các yếu tố di truyền, các yếu tố sinh học thần
kinh và mơi trường đóng vai trị chính trong ngun nhân gây bệnh của rối loạn
ADHD.
1.1.3.1. Các yếu tố di truyền
Các nghiên cứu gia đình
Yếu tố gia đình được đề cập rất nhiều trong các nghiên cứu ADHD. Tỉ lệ của trẻ có
anh chị em mắc ADHD cao hơn 5-6 lần trẻ em trong nhóm chứng. Những người thân
thế hệ thứ nhất của trẻ bị mắc chứng ADHD có nguy cơ bị ADHD 25-30% so với 45% đối với những người thân của các đối tượng đối chứng. Nếu cha hoặc mẹ bị
ADHD, 50% con cái của họ có khả năng mắc ADHD và khoảng 25% trẻ em bị ADHD
có cha mẹ phù hợp tiêu chuẩn chẩn đoán ADHD. Các nghiên cứu về trẻ sinh đơi cho
thấy các cặp sinh đơi cùng trứng có tỉ lệ cùng mắc ADHD là 66%, cao hơn nhiều các

cặp sinh đơi khác trứng cùng giới tính là 28% [44].
Các nghiên cứu di truyền phân tử

4
.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

Nhiều gen khác nhau đã được xác định có liên quan đến ADHD (như DRD4, DAT)
nhưng ADHD có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân di truyền phức tạp hơn.
- Gen thụ thể dopamine type D2 (DRD4)
Khoảng 50% bệnh nhân ADHD có bất thường gen này, các nhà nghiên cứu tin rằng
đó là một nguyên nhân đầu tiên của rối loạn (làm cho các triệu chứng tốt hơn hoặc tệ
hơn) [44].
- Gen vận chuyển dopamin
Cook, Waldman, Gill và Daly cho thấy sự liên quan giữa ADHD và gen vận chuyển
dopamin 1 (DAT1) với cặp allen cơ bản 480. Các nghiên cứu khác nhận thấy khơng
có mối liên hệ hoặc bằng chứng của mối liên kết không cân xứng giữa DAT1 và
ADHD. Tuy nhiên, gen vận chuyển dopamine vẫn là một mục tiêu triển vọng cho
việc nghiên cứu ADHD [44].
1.1.3.2. Các khía cạnh giải phẫu thần kinh
Trẻ ADHD có tổn thương rất nhẹ hệ thần kinh trung ương và sự phát triển não trong
thai kỳ và giai đoạn chu sinh. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết não bị tổn thương
có thể liên quan đến bất thường gây ra bởi tình trạng nhiễm khuẩn, viêm và chấn
thương đối với não trong giai đoạn sớm của thai nhi.
Các báo cáo trong y văn cho rằng tháng chín trong năm là đỉnh điểm về số trẻ sinh ra
bị ADHD có và khơng có rối loạn học tập đi kèm. Điều này có ý nghĩa là sự tiếp xúc
trước khi sinh với các nhiễm trùng mùa đông trong ba tháng đầu của thai kỳ có thể
góp phần tạo ra sự xuất hiện triệu chứng ADHD ở một số trẻ nhạy cảm [4].

1.1.3.3. Các yếu tố sinh học thần kinh
Nhiều chất trung gian dẫn truyền thần kinh có liên quan với triệu chứng ADHD [48].
Các giả thuyết sinh hóa được đưa ra do ảnh hưởng của rất nhiều loại thuốc được áp
dụng điều trị có hiệu quả tốt với rối loạn này. Hầu hết các thuốc kích thích thần kinh
đều ảnh hưởng đến cả hệ dopamin và norepinephrin, làm tăng độ tập trung
catecholamin bằng việc thúc đẩy giải phóng và ngăn chặn tái hấp thu các chất trung
gian dẫn truyền thần kinh [7].
ADHD liên quan đến sự thay đổi của cấu trúc, chức năng và dẫn truyền thần kinh của
não bộ. Sự trưởng thành của một số đường dẫn truyền thần kinh dopaminergic dường
như bị trì hỗn ở trẻ em và trẻ vị thành niên mắc ADHD. Mật độ các phân tử thụ thể
5
.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

và vận chuyển dopamin thường thấp hơn tại 1 số vùng của não ở người trưởng thành
mắc ADHD so với nhóm chứng khỏe mạnh [63].
- Hệ thống dopamin
Hiệu quả của các thuốc kích thích trong điều trị trẻ em ADHD gợi ý rằng thuốc có
thể ảnh hưởng đến các hệ thống não bộ liên quan đến các catecholamin. Các nghiên
cứu di truyền phân tử thường nhắm đến các gen mã hóa cho các thụ thể dopamine,
các gen DRD4 và gen kiểm soát độ tập trung dopamin bên ngoài tế bào, gen protein
vận chuyển dopamin (DAT). Chụp cắt lớp PET ở người lớn ADHD đã cung cấp các
dữ liệu hình ảnh có liên quan đến sự gia tăng độ tập trung dopamin do methylphenidat
gây ra [34].
- Hệ thống noradrenalin
Sự suy giảm chức năng của các hệ thống norepinephrin não bộ, đặc biệt việc thiếu sự
ức chế của các tế bào thần kinh nhân lục khiến trẻ ADHD biểu hiện sự giảm chú ý,
sự thiếu hụt nhận thức và mức độ cao hơn của hoạt động vận động chung. Nồng độ

tập trung epinephrin trong huyết tương và nước tiểu ở trẻ em bị ADHD so với trẻ
không bị ADHD cho thấy có mất sự cân bằng về tỉ lệ epinephrin và norepinephrin.
Các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đã gợi ý rằng các thuốc chống trầm cảm ba
vòng, thuốc ức chế IMAO và atomoxetin là các chất ức chế tái hấp thu norepinephrin
có hiệu quả, có thể khơi phục lại một phần epinephrin và norepinephrin bình thường
và qua đó làm giảm các triệu chứng ADHD [4].
1.1.3.4. Yếu tố môi trường
Các nghiên cứu cho thấy mẹ của trẻ mắc ADHD thường có nhiều biến chứng liên
quan đến thai kỳ như nhiễm độc thai kỳ (huyết áp thai kỳ cao bất thường), chuyển dạ
kéo dài, biến chứng lúc sanh. Mẹ sử dụng thuốc, hút thuốc hoặc uống rượu trong lúc
mang thai, tiếp xúc với chì và thủy ngân (trước và sau khi sinh) thường liên quan đến
sự khó chú ý trong sự phát triển tăng động giảm chú ý. Hầu hết các nghiên cứu, bao
gồm cả các phân tích tổng hợp về trẻ nhẹ cân, sinh non có mối liên quan với đến các
triệu chứng giảm chú ý trong ADHD. Mối liên quan giữa các chất bảo quản thực
phẩm, các màu thực phẩm với tình trạng tăng động ở trẻ ADHD vẫn còn nhiều bàn
cãi [5].

6
.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

Trẻ em thường hay bắt chước những hành vi của cha mẹ và bạn bè cũng như những
người xung quanh, đặc biệt là những hành vi hung hăng. Điều này thể hiện qua việc
những trẻ sống trong hồn cảnh mà mối quan hệ cha mẹ-con cái khơng tốt thì nguy
cơ mắc rối loạn này tăng cao gấp 9 lần so với trẻ sống trong môi trường tốt đẹp [4].
Trẻ ADHD thường có tiền sử gia đình có nhiều trục trặc giữa các thành viên, trẻ thiếu
sự chăm sóc hoặc bị ngược đãi [21]. Ở một số trẻ quá nhạy cảm, cách giáo dục độc
đoán của cha mẹ yêu cầu đứa trẻ phải tuyệt đối vâng lời có thể dẫn đến xung đột giữa

cha mẹ và trẻ và làm trẻ càng có biểu hiện tăng động hơn. Chỉ cần cha mẹ của những
trẻ ADHD ra nhiều mệnh lệnh và có những tương tác tiêu cực với trẻ thì chúng sẽ
biểu hiện ít phục tùng mệnh lệnh hơn và có những tương tác tiêu cực hơn với cha mẹ
[69].
1.1.4. Phân loại ADHD
ADHD là một trong những rối loạn phát triển thần kinh thường gặp ở trẻ [9]. Hai tiêu
chuẩn chẩn đốn chính của ADHD là theo International Classification of Diseases
(ICD) và DSM. Trải qua nhiều lần thay đổi về tên gọi và tiêu chuẩn chẩn đốn, hiện
nay có 2 thuật ngữ diễn tả rối loạn này: Attention-Deficit Hyperactivity Disorder
(ADHD) theo DSM-V và Hyperkinetic Disorder (HKD) theo ICD-10 [98].
ADHD có 3 thể chính, trong đó thể giảm chú ý chiếm ưu thế (ADHD-Inattentive ADHD-IN) thường kèm biểu hiện chậm phát triển trí tuệ và thường gặp ở nữ. Hai thể
cịn lại là thể tăng động-xung động chiếm ưu thế (ADHD-Hyperactive/ Impulsive ADHD-HI) và thể kết hợp (ADHD-Combined - ADHD-C) thường gặp ở nam.
Trẻ ADHD-HI thường có biểu hiện tăng động, chạy nhảy quá mức, không yên, xung
động và không nghĩ đến những hậu quả sau đó. Đến độ tuổi vị thành niên hay trưởng
thành, trẻ sẽ có khuynh hướng mạo hiểm, lạm dụng, sử dụng chất gây nghiện cao
[42]. Trẻ ADHD-HI cũng có tỉ lệ những rối loạn hành vi (disruptive behavioral
disorders) đi kèm cao như rối loạn thách thức chống đối (Oppositional Defiant
Disorder-ODD) và nặng hơn là rối loạn cư xử (Conduct Disorder-CD) [35], [42].
Ngược lại, trẻ ADHD-IN thường có khả năng tập trung chú ý giảm, khơng thực sự
chú ý lắng nghe khi người khác gọi hoặc nói chuyện trực tiếp với trẻ, khơng duy trì
được những hoạt động địi hỏi sự tập trung. Vì vậy, những trẻ này thường hay quên,
dễ bị xao lãng dẫn đến khả năng học tập giảm, cơ hội nghề nghiệp thấp. ADHD-C là
7
.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

thể kết hợp của 2 thể trên, trẻ vừa có triệu chứng tăng động/giảm kiềm chế và giảm
chú ý. Triệu chứng lâm sàng có thể thay đổi từ biểu hiện không yên và hành vi hung

hăng phá phách (thường gặp ở trẻ dưới 6 tuổi) cho đến các triệu chứng không ngăn
nắp, dễ bị xao lãng và giảm chú ý (thường gặp ở trẻ vị thành niên và người trưởng
thành) [5].
1.1.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán ADHD
Theo các tiêu chuẩn chẩn đoán hiện tại, triệu chứng chẩn đoán rối loạn ADHD phải
xuất hiện trước năm 12 tuổi, kéo dài từ 6 tháng trở lên ở ít nhất hai môi trường khác
nhau và không phải là biểu hiện thứ phát của các rối loạn khác [9].
Tiêu chuẩn chẩn đoán ADHD theo DSM-V
A. Có tình trạng giảm chú ý và/hoặc tăng động kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt hoặc
phát triển, đặc trưng bởi (A1) hoặc (A2)
A1. Triệu chứng giảm chú ý
Có tối thiểu 6 trong các triệu chứng giảm chú ý dưới đây (bảng 1.1).
Các triệu chứng này kéo dài từ ít nhất 6 tháng trở lên với mức độ khơng phù hợp
với phát triển bình thường và tác động tiêu cực trực tiếp đến những hoạt động xã
hội và học tập/làm việc của trẻ.
Ở trẻ vị thành niên và người trưởng thành (từ 17 tuổi trở lên) chỉ cần ít nhất 5 triệu
chứng.

8
Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

Bảng 1.1. Triệu chứng giảm chú ý
Đặc điểm

STT
1

2
3

4

5

6

7
8
9

Thường không chú ý chi tiết hoặc phạm lỗi do lơ đễnh trong việc học, trong
công việc hoặc các hoạt động khác (ví dụ: bỏ qua các chi tiết, làm việc khơng
chính xác).
Thường khó chú ý khi học/chơi (ví dụ: khó khăn duy trì chú ý khi nghe giảng
bài, khi hội thoại hoặc khi đọc lâu).
Thường có vẻ khơng nghe khi được nói trực tiếp (ví dụ: tâm trí có vẻ như ở
nơi khác, ngay cả trong những trường hợp khơng có những yếu tố gây xao
lãng rõ rệt).
Thường khơng thực hiện được hồn tồn các hướng dẫn và khơng hồn thành
bài tập, việc nhà hoặc nhiệm vụ (ví dụ: bắt đầu cơng việc nhưng nhanh chóng
mất chú ý và dễ lạc hướng).
Thường khó tổ chức cơng việc (ví dụ: khó tổ chức những cơng việc có nhiều
bước, liên tiếp, khó sắp xếp vật dụng theo thứ tự, cơng việc bừa bộn, khơng
có tổ chức, quản lý thời gian giảm, thường trễ hạn.
Thường tránh né, khơng thích hoặc do dự làm việc cần chú ý trí tuệ (ví dụ:
bài tập ở trường hoặc ở nhà, ở trẻ vị thành niên lớn hoặc người trưởng thành,
thường tránh né làm báo cáo, hoàn thành các biểu mẫu, tổng quan các tài

liệu dài).
Thường làm mất đồ (ví dụ như dụng cụ học tập, viết chì, sách, cơng cụ, bóp
(ví), chìa khóa, giấy tờ, kiếng mát, điện thoại).
Thường dễ bị phân tâm bởi những kích thích bên ngồi (ở trẻ vị thành niên
lớn và người trưởng thành, có thể bao gồm những ý tưởng khơng liên quan).
Thường qn cơng việc hàng ngày (ví dụ: việc nhà, việc lặt vặt, ở trẻ vị thành
niên lớn và người trưởng thành: trả lời điện thoại, trả tiền các hóa đơn, tham
dự các cuộc hẹn).

A2. Tăng động và xung động
Có tối thiểu 6 trong các triệu chứng dưới đây (bảng 1.2).
Các triệu chứng này kéo dài ít nhất 6 tháng với mức độ không phù hợp với phát
triển bình thường và tác động tiêu cực trực tiếp đến những hoạt động xã hội và học
tập/ làm việc của trẻ.
Ở trẻ vị thành niên lớn và người trưởng thành (từ 17 tuổi trở lên) chỉ cần ít nhất 5
triệu chứng.

9
Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

Bảng 1.2. Triệu chứng tăng động-xung động
Đặc điểm

STT
1
2

3
4

Thường bồn chồn kèm với hoặc cựa quậy tay chân hoặc cục cựa khi ngồi.
Thường đứng dậy ra khỏi ghế lúc đang học hoặc đang làm việc hoặc ở những
tình huống phải ngồi n.
Thường chạy hay leo khơng thích hợp (ở người lớn và trẻ vị thành niên có
thể chỉ có cảm giác khơng n).
Thường khó chơi hoặc khó tham gia những hoạt động tĩnh.

5

Thường bận rộn hoặc làm như đang ngồi trên xe máy (ví dụ: khơng thể hoặc
khơng thoải mái khi phải ở trạng thái yên lặng trong thời gian dài như ở
trong nhà hàng, buổi họp, có thể bị người khác nhận xét là khơng n hoặc
khó theo kịp).

6

Thường nói quá nhiều.

7

Thường đưa ra câu trả lời trước khi câu hỏi kết thúc (ví dụ: hồn thành câu
của người khác nói, khơng chờ theo lượt trong lúc hội thoại).

8

Thường khó chờ đến lượt (ví dụ: khi chờ xếp hàng).


9

Thường cắt ngang hoặc tự nhiên tham gia (ví dụ: chen vào cuộc nói chuyện
hoặc trị chơi của người khác, sử dụng đồ đạc của người khác mà không xin
ý kiến hoặc chưa được phép, ở trẻ vị thành niên và người trưởng thành, có
thể chen ngang hoặc dành lấy việc người khác đang thực hiện.

B. Triệu chứng giảm chú ý hoặc tăng động-xung động xuất hiện trước 12 tuổi.
C. Triệu chứng xuất hiện ở tối thiểu hai môi trường (như ở trường, ở nhà, ở nơi làm
việc làm với bạn bè hoặc người thân, trong những hoạt động khác).
D. Triệu chứng ảnh hưởng rõ đến (hoặc làm giảm chất lượng) chức năng xã hội, học
tập hoặc việc làm.
E. Không xảy ra cùng với các dạng tâm thần phân liệt hoặc rối loạn tâm thần khác và
không phải do các bệnh lý tâm thần khác gây ra (ví dụ: rối loạn khí sắc, rối loạn lo
âu, rối loạn gắn bó, rối loạn nhân cách, sử dụng hoặc cai chất kích thích).
Ghi rõ:
- Thể kết hợp (mã DSM-V: 314.01, mã ICD-10: F90.2): nếu cả 2 tiêu chuẩn A1 (giảm
chú ý) và tiêu chuẩn A2 (tăng động-xung động) đều thỏa trong 6 tháng qua.
- Thể giảm chú ý chiếm ưu thế (mã DSM-V: 314.00, mã ICD-10: F90.0): nếu tiêu
chuẩn A1 (giảm chú ý) thỏa nhưng tiêu chuẩn A2 (tăng động-xung động) khơng thỏa
trong 6 tháng qua.
10
Tn thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

- Thể tăng động-xung động chiếm ưu thế (mã DSM-V: 314.01, mã ICD-10: F90.1):
nếu tiêu chuẩn A2 (tăng động-xung động) thỏa nhưng tiêu chuẩn A1 (kém chú ý)

không thỏa trong 6 tháng qua.
1.1.6. ADHD và các rối loạn đi kèm
Trong hầu hết các trường hợp, ADHD không tồn tại đơn độc mà có đến 50-90% trẻ
em mắc ADHD có ít nhất một rối loạn đi kèm, gần ½ trẻ có ít nhất hai rối loạn đi kèm
[45]. ADHD và các rối loạn đi kèm thay đổi theo thời gian và theo các giai đoạn phát
triển. Các rối loạn đi kèm hay gặp nhất ở trẻ em là rối loạn bướng bỉnh chống đối, các
rối loạn ngôn ngữ và rối loạn lo âu. Nhiều trẻ em ADHD có kèm 1 rối loạn học tập,
ADHD gặp cao hơn 2-3 lần ở trẻ có các rối loạn phát triển, IQ ranh giới và khuyết tật
trí tuệ.
Bảng 1.3. Tỉ lệ các rối loạn tâm thần đi kèm với ADHD
Trẻ em
(2-12 tuổi)

Vị thành niên
(13-17 tuổi)

Các rối loạn học tập

+++

+++

Rối loạn phổ tự kỷ
Rối loạn bướng bỉnh chống
đối
Rối loạn cư xử

++

++


+++

++

++

++

Các rối loạn tic

++

++

Sử dụng chất

+

++

Lo âu

++

++

Trầm cảm

+


++

Rối loạn lưỡng cực

+ (?)

+

1-10%: +; 11-30%: ++; >30%: +++; chưa rõ/chưa thống nhất: ?
 Ảnh hưởng của ADHD có các rối loạn đi kèm [45].
o Gây khó khăn nhiều trong chẩn đốn ADHD.
o Ảnh hưởng nặng nề hơn đến các hoạt động chức năng và chất lượng cuộc
sống hơn so với ADHD đơn thuần, do các khó khăn học tập, lao động, tâm
lý, cảm xúc và xã hội lớn hơn đáng kể.
o Khó khăn, thách thức nhiều hơn trong quản lý và điều trị.

11
Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

1.1.7. Tiến triển và tiên lượng của ADHD
Trẻ được chẩn đốn ADHD thường có những biểu hiện bệnh suốt đời. Từ 60-89% trẻ
mắc ADHD tiếp tục có các triệu chứng cho đến khi trưởng thành. Ở trẻ em mắc
ADHD, các triệu chứng tăng động thường giảm dần theo tuổi. Ngược lại, các triệu
chứng khác như giảm chú ý, xung động và khơng có tổ chức có thể tăng dần theo tuổi
[5]. Sự thuyên giảm thường xảy ra vào độ tuổi giữa 12-20 tuổi. Tuy nhiên, phần lớn

bệnh nhân chỉ có sự thuyên giảm một phần và dễ thực hiện các hành vi chống đối xã
hội, rối loạn liên quan đến sử dụng chất gây nghiện, nghiện rượu, rối loạn cảm xúc
[51]. Ở trẻ bị rối loạn ADHD mà các triệu chứng dai dẳng đến tuổi vị thành niên có
nguy cơ phát triển các rối loạn liên quan đến sử dụng chất gây nghiện. Trẻ có rối loạn
chức năng xã hội ở ADHD có tần số cao hơn các rối loạn tâm thần phối hợp và gặp
nhiều khó khăn ở trường trong mối quan hệ với các bạn đồng trang lứa cũng như tại
nhà với các thành viên trong gia đình. Nhìn chung, hậu quả của ADHD trong thời kỳ
thơ ấu dường như có liên quan đến mức độ dai dẳng của nhiều bệnh lý tâm thần phối
hợp, đặc biệt là rối loạn hành vi, sự suy giảm chức năng xã hội và yếu tố gia đình
khơng ổn định. Nếu được điều trị phù hợp, những nguy cơ này có thể được giảm thiểu
rõ rệt. Việc điều trị bằng thuốc ổn định kết hợp điều trị hỗ trợ có thể làm giảm nguy
cơ của các kết quả bất lợi như sử dụng chất gây nghiện [7].
1.1.8. Bảng đánh giá hành vi
Bảng đánh giá có giá trị quan trọng để xác định mức độ trầm trọng và lan tỏa các triệu
chứng nhưng một mình bảng đánh giá khơng đủ để chẩn đốn ADHD.

Có nhiều

bảng đánh giá hành vi giúp phân biệt rõ giữa trẻ mắc và trẻ không mắc ADHD. Ví dụ
như Valdebilt ADHD Diagnostic Rating Scale (thang đánh giá chẩn đoán ADHD
Vandebilt); Conner Rating Sacles (thang điểm Conner), ADHD Index (chỉ số tăng
động giảm chú ý), Swason, Nolan and Pelham Checklist-IV (SNAP-V), ADHD-H,
Comprehensive Teacher Rating Scale (ACTeRS) (thang điểm đánh giá toàn diện do
giáo viên thực hiện). Ngoài ra, có thể dùng các bảng đánh giá khác về hành vi như
Achenbach Child Behavior Checklist (CBCL) (Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach)
hoặc Behavioral Assement Scale for Children (BASC) (Thang đánh giá hành vi ở trẻ

12
Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.



Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

em) để đánh giá thêm những vấn đề khác ở trẻ như rối loạn lo âu, trầm cảm hoặc rối
loạn cư xử [5].
Bảng SNAP-IV (the Swanson, Nolan, and Pelham-IV Questionaire) là 1 bảng câu hỏi
đánh giá các rối loạn tâm thần ở trẻ em, như ADHD, rối loạn chống đối (ODD), rối
loạn cư xử (CD), rối loạn vận động lặp lại (stereotypic movement disorder), rối loạn
lo âu (generalized anxiety disorder). Trong đó, hầu hết các triệu chứng của ADHD
trong SNAP-IV được lấy từ DSM-IV. Bảng SNAP-IV được lựa chọn sử dụng trong
nghiên cứu vì SNAP-IV được sử dụng trong nhiều nghiên cứu về ADHD. Trong đó,
có những nghiên cứu về hiệu quả điều trị [86] và nghiên cứu về gen [38]. Theo Regina
Bussing và cộng sự [39], bảng SNAP-IV có khả năng phân biệt trẻ ADHD và nhóm
đối chứng (p < 0,0001).
o Cách tính điểm trong thang lượng giá SNAP-IV (Phụ lục 2)
+ Trung bình tổng điểm từ câu hỏi 1 đến câu 9 chia 9 > 1,78 (điểm cut off) thì được
xác định là có hội chứng giảm chú ý.
+ Trung bình tổng điểm từ câu hỏi 10 đến 18 chia 9 nếu > 1,44 (điểm cut off) thì được
xác định là có hội chứng tăng động-xung động.
+ Trung bình tổng điểm từ câu 1 đến câu 18 chia 18 nếu > 1,67 (điểm cut off) thì
được xác định là có hội chứng tăng động giảm chú ý.
1.2. ĐIỀU TRỊ ADHD
1.2.1. Nguyên tắc điều trị
- Thiết lập mục tiêu điều trị với sự đồng thuận giữa trẻ, gia đình và nhà trường [5]:
+ Cải thiện mối quan hệ giữa trẻ với mọi người.
+ Cải thiện khả năng học tập, làm việc.
+ Giảm thiểu hành vi rối loạn phá hoại.
+ Tăng khả năng tự lập, tự trọng.
+ Tăng mức độ an toàn của trẻ nhằm giảm các tai nạn cho trẻ.

- Điều trị thuốc kết hợp với trị liệu hành vi, cụ thể [5]:
+ Trẻ < 6 tuổi: trị liệu hành vi đóng vai trị quyết định.
+ Trẻ ≥ 6 tuổi: điều trị thuốc đóng vai trị quyết định.
- Điều trị các rối loạn đi kèm [5].

13
Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


×