Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 3 tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

ĐẶNG TỐ UYÊN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ TỐN TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN 3 – TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

ĐẶNG TỐ UYÊN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ TỐN TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN 3 – TP.HCM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :


TS. TRẦN HỒNG VÂN

Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn thạc sĩ kế toán “Các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn quận 3 - TP.HCM” là cơng trình nghiên cứu của riêng tác giả, khơng sao
chép bất kỳ ai, với sự hỗ trợ từ người hướng dẫn khoa học là TS. Trần Hồng Vân.
Các tài liệu, đoạn trích dẫn được sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có
độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tác giả.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2020
Tác giả luận văn


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TĨM TẮT
ABSTRACT

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................ 1
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................. 1
1.1 Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 3
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................3

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu: ....................................................................................3

3.1 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 3
4.1 Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 3
5.1 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 4
6.1 Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 4
7.1 Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................ 6
1.1 Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước ....................................................... 6
1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước ........................................................ 8
1.3 Nhận xét các nghiên cứu trước và xác định khe hổng nghiên cứu ........... 10

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................. 13
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................ 14


2.1 Một số vấn đề chung về hệ thống thông tin kế toán ................................. 14
2.1.1 Hệ thống 14
2.1.2 Hệ thống thông tin .....................................................................................14
2.1.3.1 Một số quan điểm về hệ thống thơng tin kế tốn ...................................16
2.1.3.2 Các thành phần của hệ thống thơng tin kế tốn ......................................19
2.1.4 Chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn ......................................................21

2.2 Các lý thuyết nền có liên quan .................................................................. 22
2.2.1 Mơ hình kim cương Leavitt 1965 ..............................................................22
2.2.2 Lý thuyết Công nghệ - Tổ chức - Môi trường kinh doanh (TOE).............23
2.2.3 Lý thuyết thơng tin hữu ích .......................................................................24

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn ......... 24

2.3.1 Sự hỗ trợ của chuyên gia bên ngoài ..........................................................24
2.3.2 Người quản lý tham gia thực hiện AIS ......................................................25
2.3.3 Trình độ nhân viên kế toán ........................................................................25
2.3.4 Kiểm soát nội bộ ........................................................................................26
2.3.5 Chất lượng dữ liệu .....................................................................................27
2.3.6 Văn hóa tổ chức .........................................................................................27

2.4 Mơ hình nghiên cứu đề xuất...................................................................... 27

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................. 30
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 31
3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 31
3.2. Nghiên cứu định tính ................................................................................ 32
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ...........................................................32
3.2.2. Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát ...............................................................34
3.2.3 Xác định các biến và thang đo trong mơ hình nghiên cứu ........................35

3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng ....................................................... 39
3.4. Mẫu nghiên cứu ........................................................................................ 42

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................. 44
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....... 45


4.1 Một số nội dung về mẫu nghiên cứu ......................................................... 45
4.1.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tại quận 3....................................... 45
4.1.2 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................ 47
4.2 Kết quả kiểm định mơ hình nghiên cứu .................................................... 49
4.2.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo .....................................................................50
4.2.3. Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết nghiên cứu ............................60


4.3 Bàn luận kết quả nghiên cứu ..................................................................... 68

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .............................................................. 72
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .................. 73
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 73
5.2 Hàm ý quản trị ........................................................................................... 74
5.2.1 Văn hóa tổ chức .........................................................................................74
5.2.2 Người quản lý tham gia thực hiện AIS ......................................................74
5.2.3 Chất lượng dữ liệu .....................................................................................75
5.2.4 Trình độ nhân viên kế tốn ........................................................................75
5.2.5 Sự hỗ trợ của chun gia bên ngồi ..........................................................76
5.2.6 Kiểm soát nội bộ ........................................................................................77

5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài .......... 78

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .............................................................. 79
KẾT LUẬN CHUNG .................................................................... 80


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AIS

: Hệ thống thông tin kế tốn

BCTC

: Báo cáo tài chính

CNTT


: Cơng nghệ thơng tin

CLHTTTKT : Chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn
DN

: Doanh nghiệp

DNNVV

: Doanh nghiệp nhỏ và vừa

HTTT

: Hệ thống thông tin

KSNB

: Kiểm sốt nội bộ

TP. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Căn cứ đề xuất mô hình nghiên cứu .................................................... 29
Bảng 3.1: Thang đo các biến nghiên cứu ............................................................. 36
Bảng 3.2: Tình hình thu thập dự liệu nghiên cứu định lượng .............................. 44
Bảng 4.1: Thống kê theo giới tính của đối tượng được khảo sát ......................... 46

Bảng 4.2: Thống kê theo độ tuổi của đối tượng được khảo sát ........................... 46
Bảng 4.3: Thống kê theo trình độ học vấn của đối tượng được khảo sát ............ 47
Bảng 4.4: Thống kê theo chức vụ của đối tượng được khảo sát .......................... 47
Bảng 4.5. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Sự hỗ trợ của chuyên gia
bên ngoài” ........................................................................................................... 49
Bảng 4.6. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Người quản lý tham gia
thực hiện AIS” ..................................................................................................... 49
Bảng 4.7. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Trình độ nhân viên kế tốn” ......... 50
Bảng 4.8. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Kiểm soát nội bộ” ......................... 50
Bảng 4.9. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Chất lượng dữ liệu” ...................... 51
Bảng 4.10. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Văn hóa tổ chức” ........................ 52
Bảng 4.11. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Chất lượng hệ thống thơng tin kế
tốn trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 3 - TP.HCM” .......... 53
Bảng 4.12. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Chất lượng hệ thống thông tin kế
toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 3 - TP.HCM”
lần 2 ..................................................................................................................... 53
Bảng 4.13: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần
(biến độc lập)........................................................................................................ 55
Bảng 4.14: Bảng phương sai trích ........................................................................ 55
Bảng 4.15. Kết quả ma trận xoay nhân tố ............................................................ 56
Bảng 4.16: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần (biến phụ thuộc)
KMO and Bartlett's Test....................................................................................... 58
Bảng 4.17: Phương sai trích ................................................................................. 58
Bảng 4.18: Bảng tóm tắt kiểm định sự phù hợp của mơ hình hồi quy ................ 59
Bảng 4.19: Bảng kết quả các hệ số hồi quy ......................................................... 59


Bảng 4.20: Bảng kiểm định giả định phương sai của sai số ................................ 60
Bảng 4.21: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết....................................... 65
Bảng 5.1: Mức độ tác động giảm dần của các nhân tố .............................................. 70



DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Các thành phần của hệ thống thơng tin ................................................. 14
Hình 2.2: Mơ hình nghiên cứu đề xuất ................................................................ 30
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ........................................................................... 32
Hình 3.2: Mơ hình nghiên cứu chính thức ........................................................... 35
Hình 4.1: Đồ thị phân bố phần dư hàm hồi quy ................................................... 61
Hình 4.2: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đốn và phần dư từ hồi quy ................ 62
Hình 4.3: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa của mơ hình ............................ 63


TĨM TẮT
Hệ thống thơng tin kế tốn đóng một vai trị quan trọng trong việc cung cấp
thơng tin cho việc ra quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin. Nhiều quyết
định được dựa trên thông tin thu được từ hệ thống thơng tin kế tốn và chúng được
sử dụng làm cơ sở cho các quyết định phân bổ nguồn vốn sao cho hiệu quả, hợp lý
đem lại lợi ích hài hòa lớn nhất cho các đối tượng sử dụng thơng tin bên trong và
bên ngồi đơn vị, đặc biệt là thơng tin kế tốn sử dụng cho lập và trình bày báo cáo
tài chính - kênh chuyển thơng tin hiệu quả cho những người bên ngoài cũng như bên
trong tổ chức một cách đáng tin cậy và kịp thời.
Tuy nhiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 3 thành phố Hồ
Chí Minh là những đơn vị còn hạn chế về nguồn lực kể cả nhân lực và vật lực, đã ít
chú trọng nâng cao chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn, điều này ảnh hưởng đến
việc cung cấp thơng tin kế tốn hữu ích cho các đối tượng sử dụng thơng tin. Do đó,
nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng và đo lường
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong
các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 3 - thành phố Hồ Chí Minh.
Bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, kết quả nghiên cứu xác định có 6
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn trong các doanh

nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 3 – thành phố Hồ Chí Minh và được sắp xếp
theo mức độ tác động giảm dần là văn hóa tổ chức, người quản lý tham gia thực
hiện hệ thống thơng tin kế tốn, chất lượng dữ liệu, trình độ nhân viên kế tốn, sự hỗ
trợ của chun gia bên ngồi, kiểm sốt nội bộ.
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất các kiến nghị liên quan đến từng nhân
tố nhằm nâng cao chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn trong các doanh nghiệp nhỏ
và vừa trên địa bàn quận 3 - thành phố Hồ Chí Minh. Cuối cùng, nghiên cứu cũng
trình bày những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm hoàn thiện hơn nữa
mảng nghiên cứu về chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn nói chung và các nhân tố
ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế tốn nói riêng.


ABSTRACT
Accounting information systems play an important role in providing
information for the decision-making of information users. Many decisions are based
on information obtained from accounting information systems and they are used as
the basis for efficient and rational allocation of funds to bring the greatest
harmonious benefits. Who uses information inside and outside the entity, especially
the accounting information used for preparing and presenting financial statements an effective channel for transferring information to people outside and within the
organization in a reliable and timely manner.
However, small and medium enterprises in District 3, Ho Chi Minh City are
units with limited resources, including human and material resources, paying little
attention to improving the quality of accounting information systems. This affects
the provision of useful accounting information for information users. Therefore, this
study is done to identify the influencing factors and measure the impact of the
factors on the quality of the accounting information system in small and medium
enterprises in district 3 - Ho Chi Minh City.
By the mixed research method, the research results determine that there are 6
factors affecting the quality of the accounting information system in small and
medium enterprises in the area of District 3 - Ho Chi Minh City and will be ranked

by the degree of decreasing impact is organizational culture, managers participating
in the implementation of accounting information systems, data quality, accounting
staff qualifications, external expert support, internal control.
From the research results, the topic proposes recommendations related to
each factor to improve the quality of the accounting information system in small and
medium enterprises in District 3 - Ho Chi Minh City. Finally, the study also presents
the limitations and next research directions to further refine the research on the
quality of accounting information systems in general and the factors affecting the
quality of the accounting information system in particular.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Hệ thống thông tin kế tốn (AIS) là nơi duy trì và tạo lập thơng tin kế tốn để
các tổ chức phân tích, đánh giá, lập kế hoạch, và chuẩn đoán các động thái của các
hoạt động và tình hình tài chính (Anthony và cộng sự, 1994). Nếu khơng có hệ
thống thơng tin kế tốn chất lượng, sẽ khơng thơng tin kế tốn chất lượng (Sacer và
cộng sự, 2006). Do đó việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của hệ
thống thơng tin kế tốn là vấn đề cần thiết để tìm ra cơng cụ kiểm sốt tốt nhất làm
giảm rủi ro, gia tăng độ tin cậy thông tin.
Hệ thống thơng tin kế tốn (AIS) chặt chẽ giúp ngăn chặn những gian lận và
sai sót một cách hiệu quả, là một phần quan trọng không thể tách rời trong quản trị
nội bộ doanh nghiệp. Chính vì vậy, người làm cơng tác kế tốn phải có sự am hiểu
về q trình thiết kế, phát triển ứng dụng và tổ chức AIS. Cùng với sự phát triển của
khoa học, tin học được áp dụng vào AIS. Nó khơng dừng ở phần mềm kế tốn mà
cịn bao trùm tất cả hoạt động ở các phịng ban trong tồn doanh nghiệp. Tùy theo
đặc thù của các doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp có những quy trình khác nhau
về hoạt động như: quy trình bán hàng, quy trình mua hàng, quy trình thanh tốn….

Các quy trình thường hình thành do thói quen hoặc từ những quy định rời rạc.
Ngày nay, hệ thống thông tin kế tốn (AIS) trong các tổ chức doanh nghiệp
đã đóng một vai trị quan trọng, khơng chỉ trong việc ra quyết định, trong việc
hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, điều hành và kiểm sốt, mà cịn đóng vai trị trong
phân tích, dự báo và phòng ngừa rủi ro. Nhiều quyết định được dựa trên thông tin
thu được từ AIS và chúng được sử dụng làm cơ sở cho các quyết định phân bổ
nguồn vốn sao cho hiệu quả, hợp lý đem lại lợi ích hài hịa lớn nhất cho các cổ đơng
và vai trị của báo cáo tài chính là kênh chuyển thơng tin hiệu quả cho những người
bên ngồi cũng như bên trong tổ chức một cách đáng tin cậy và kịp thời (Noravesh,
H., 2009, pp 117).


2
Những nghiên cứu trước đây đã được tiến hành tại các quốc gia khác nhau đã
chỉ ra rằng kết quả của việc tăng hiệu suất, lợi nhuận và hiệu quả hoạt động thông
qua chất lượng AIS (Soudani, 2012). Hơn nữa, doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội để đạt
được lợi thế cạnh tranh khi họ cung cấp hệ thống thông tin kế toán kém chất lượng,
điều này dẫn đến hệ lụy là sẽ làm cho những người sử dụng đưa ra những phán đốn
hoặc dự báo thơng tin bị sai lệch (Baltzan, 2012).
Vì những lý do trên và nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng AIS,
nhiều tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài về chất lượng AIS theo nhiều hướng tiếp
cận khác nhau, đối tượng nghiên cứu khác nhau, thời gian và không gian nghiên
cứu khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu này cần nhấn mạnh các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng AIS.
Tại Việt Nam, đã có nhiều tác giả thực hiện nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và
vừa, tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả thì chưa có nghiên cứu nào lựa chọn các
DN tại Quận 3 TP. Hồ Chí Minh để thực hiện nghiên cứu, đặc biệt, với vị trí nằm ở
trung tâm TP. Hồ Chí Minh, trên đà phát triển của đất nước, với những bước chuyển
mình quận 3 đã trở thành một quận có nền kinh tế tăng trưởng khá, trật tự xã hội ổn

định và có một vị trí quan trọng trong các lĩnh vực hoạt động của thành phố, tính
đến 31/12/2018, tổng cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thuộc diện quản lý và
thu thế là 9.793 cơ sở, từ đó cho thấy vai trò kinh tế của quận trong thành phố là vô
cùng quan trọng. Nhưng các DN quận 3 chủ yếu là DNNVV còn hạn chế về nguồn
lực kể cả nhân lực và vật lực đã ít chú trọng nâng cao chất lượng hệ thống thơng tin
kế tốn để là cơ sở cung cấp thơng tin kế tốn hữu ích cho các đối tượng sử dụng và
đặc biệt là nâng cao năng lực quản lý của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến năng
lực cạnh tranh, ổn định và phát triển bền vững của các DN này. Từ những phân tích
vừa nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
quận 3 - TP.HCM” làm đề tài nghiên cứu của mình.


3
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn trong các doanh nghiệp nhỏ và
vừa.
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian nghiên cứu: Không gian nghiên cứu là DNNVV trên địa bàn
quận 3 – TP.HCM.
Sở dĩ, tác giả lựa chọn quận 3 để thực hiện nghiên cứu do một số nguyên nhân
sau đây:
Thứ nhất là quận 3 được coi là một trong các quận trung tâm của TP.HCM.
Nơi đây tập trung số lượng lớn các doanh nghiệp đa dạng loại hình doanh nghiệp và
ngành nghề kinh doanh.
Thứ hai là số thu ngân sách quận 3 ngày càng tăng qua các năm và thường
vượt chỉ tiêu đề ra như năm 2018 đạt số thu là 7.194 tỷ đồng, đạt 101% dự toán
(7.186 tỷ đồng)..

Vì vậy, theo tác giả lựa chọn nghiên cứu tại quận 3 có thể làm rõ phần nào vấn
đề nghiên cứu.
+ Về thời gian nghiên cứu: Luận văn thực hiện nghiên cứu trong năm 2020.
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu ảnh hưởng của Các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn quận 3 - TP.HCM.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn
trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 3 - TP.HCM.
+ Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng hệ thống thơng
tin kế tốn trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 3 - TP.HCM.
4.1 Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu bao gồm:


4
+ Các nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn trong
các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 3 - TP.HCM?
+ Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng hệ thống thơng tin kế
tốn trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 3 - TP.HCM như thế
nào?
5.1 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp hỗn hợp, bao gồm phương
pháp định tính và định lượng.
- Phương pháp định tính: Khảo sát sơ bộ, tổng hợp, so sánh, đối chiếu để
nhận diện Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn trong
các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Từ đó xây dựng bảng câu hỏi khảo sát để phóng vấn
nhà quản lý, các cán bộ viên chức tại các DNNVV quận 3 – TP.HCM. Từ đó đề
xuất mơ hình nghiên cứu phù hợp với điều kiện của các DNNVV trên địa bàn quận

3 – TP.HCM.
- Nghiên cứu định lượng: Thông qua khảo sát các DNNVV trên địa bàn quận
3 thông qua bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ, nghiên
cứu này thu thập được dữ liệu sơ cấp để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến
chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn quận 3 - TP.HCM. Cụ thể, dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm
thống kê SPSS 22.0, với các kỹ thuật như:
+ Đánh giá độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha;
+ Phân tích nhân tố khám phá (EFA);
+ Kiểm định mơ hình hồi quy bội.
6.1 Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Vận dụng được cơ sở lý thuyết về chất lượng hệ thống
thơng tin kế tốn và kết quả khảo sát để xây dựng mơ hình các nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn quận 3 - TP.HCM.
- Ý nghĩa thực tiễn: Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, đã xây dựng được thang
đo, kiểm định sự phù hợp và tin cậy của các nhân tố, xác định được các nhân tố ảnh


5
hưởng đến chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa
trên địa bàn quận 3 - TP.HCM, từ đó đề xuất các kiến nghị, hàm ý chính sách để
giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 3 - TP.HCM nâng cao chất
lượng hệ thống thơng tin kế tốn tại doanh nghiệp mình.
7.1 Cấu trúc của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận chung, tài liệu tham khảo và phụ lục nghiên
cứu, luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về các nghiên cứu trước
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước
Ismail, N. A. (2009) nghiên cứu này xem xét tính hiệu quả của hệ thống thơng
tin kế tốn (AIS) và các yếu tố ảnh hưởng của nó trong bối cảnh cụ thể của các
doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ (SME) ở Malaysia. Mơ hình đề xuất xem xét tác
động của sự tinh vi, phức tạp của AIS, sự tham gia của người quản lý trong việc
thực hiện AIS, kiến thức AIS của người quản lý, kiến thức kế toán của người quản
lý và hiệu quả của các chuyên gia bên ngoài như nhà cung cấp, nhà tư vấn, cơ quan
chính phủ và cơng ty kế tốn đối với hiệu quả của AIS. Kết quả cho thấy kiến thức
kế toán của người quản lý và hiệu quả của các nhà cung cấp và cơng ty kế tốn đã
đóng góp đáng kể vào hiệu quả của AIS. Nghiên cứu cũng đề xuất gợi ý rằng các
nhà quản lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải có đủ kiến thức kế toán để
hiểu rõ hơn các yêu cầu về thông tin kinh doanh. Thứ hai, các doanh nghiệp vừa và
nhỏ nên thu hút các nhà cung cấp đủ năng lực, những người có kinh nghiệm và hiểu
các đặc điểm riêng biệt của doanh nghiệp vừa và nhỏ để khắc phục tình trạng thiếu
kiến thức AIS của họ. Các DNVVN cũng nên khai thác mối quan hệ tốt đẹp của họ
với các cơng ty kế tốn để giúp họ triển khai AIS hiệu quả. Cuối cùng, điều quan
trọng là các DNVVN phải học hỏi từ việc thực hiện AIS để các cơ hội có thể được
cơng nhận và có thể ưu tiên cho những sáng kiến hỗ trợ nhu cầu thông tin của họ
Rahayu (2012) nghiên cứu nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng hệ thống thơng tin kế tốn của cơ quan thuế ở Tỉnh Badung và Jakarta tại
Indonesia. Nghiên cứu sử dụng bảng hỏi có cấu trúc, khảo sát CBNV tại 31 văn
phịng quản lý thuế với phương pháp chọn mẫu thuận tiện, sử dụng phân tích hồi
quy OLS nhằm đánh giá tác động của các nhân tố đến biến phụ thuộc. Kết quả
nghiên cứu cho thấy cam kết quản lý, chất lượng dữ liệu ảnh hưởng tích cực đến hệ

thống thơng tin kế toán của cơ quan thuế.
Al-Hiyari và cộng sự (2013) với nghiên cứu mơ hình các nhân tố tác động
của các nhân tố chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn đến chất lượng thơng tin kế
tốn tại trường đại học Utara tại Malaysia bao gồm: Nguồn lực con người, Sự cam
kết từ phía các nhà quản lý, Vận hành hệ thống thơng tin kế tốn và chất lượng dữ


7
liệu. Chất lượng thơng tin kế tốn được xác định dựa trên các thuộc tính cụ thể:
Chính xác, Kịp thời, Đầy đủ và Nhất quán. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có
mối quan hệ tích cực có ý nghĩa giữa nhân tố Chất lượng dữ liệu, Nguồn lực con
người và chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn. Nghiên cứu khuyến nghị rằng nhà
quản lý cần tham gia các chương trình đào tạo tồn diện để có đủ kiến thức về triển
khai hệ thống thơng tin kế tốn và tầm quan trọng của chất lượng dữ liệu đến chất
lượng hệ thống thơng tin kế tốn, hơn nữa, lãnh đạo cao nhất nên hỗ trợ triển khai
AIS để có được lợi ích đầy đủ của hệ thống thơng tin kế toán.
Sri Dewi Anggadini (2014) đã kiểm tra sự ảnh hưởng của sự hỗ trợ của lãnh
đạo cao nhất và của kiểm soát nội bộ đối với chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn.
Bên cạnh đó, chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn có ảnh hưởng đến chất lượng
thơng tin kế tốn. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hỗ trợ của lãnh đạo cao nhất và
sự kiểm sốt nội bộ có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng hệ thống thơng tin kế
tốn. Bên cạnh đó, chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn cũng có ảnh hưởng đến
chất lượng thơng tin kế tốn.
Fitriati và Mulyani (2015) đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến chất
lượng thơng tin kế tốn tại các cơ sở giáo dục trung học công lập tại Java ở
Indonesia. Nghiên cứu sử dụng mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) đánh giá tác
động của cam kết tổ chức, văn hóa tổ chức đến chất lượng thơng tin kế tốn. Kết
quả nghiên cứu cho thấy cả hai nhân tố này lần lượt ảnh hưởng tích cực đến chất
lượng hệ thống kế tốn. Chất lượng hệ thống kế tốn có mối quan hệ thuận chiều
với chất lượng thơng tin kế tốn của các cơ sở giáo dục trung học công lập

Fitriati và Susanto (2017) đánh giá tác động của kiểm soát nội bộ và hỗ trợ
quản lý cấp cao đến chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn (AISQ); ảnh hưởng của
chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn đến chất lượng thơng tin kế tốn. Nghiên cứu
sử dụng mơ hình cấu trúc PLS SEM để phân tích dữ liệu nghiên cứu. Kết quả
nghiên cứu cho thấy kiểm soát nội bộ và hỗ trợ quản lý cấp cao có ý nghĩa thống kê,
ảnh hưởng tích cực đến AISQ, chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn tác động tích
cực đến chất lượng thơng tin kế toán (AIQ).
Mokodompit, M., & Wuriasih, A. (2017) nghiên cứu được thực hiện nhằm
kiểm tra ảnh hưởng của một số yếu tố (sự tham gia của người dùng trong quá trình


8
phát triển hệ thống thơng tin kế tốn, đào tạo và giáo dục, và hỗ trợ của ban lãnh
đạo cao nhất) đến chất lượng của hệ thống thông tin kế tốn tại Bệnh viện cơng khu
vực Manokwari. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ khi có sự hỗ trợ của lãnh đạo
cao nhất mới ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của hệ thống thơng tin kế tốn.
Al-Ibbini (2017) cho rằng đã có nghiên cứu khám phá các nhân tố ảnh hưởng
tới chất lượng hệ thống thông tin kế tốn. Sau khi tổng quan các nghiên cứu có liên
quan, tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu gồm 5 nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng
hệ thống thông tin kế toán, bao gồm: Sự hỗ trợ của nhà quản trị cấp cao, sự tham gia
của người sử dụng, trình độ của người sử dụng, sự cải tiến liên tục, quản trị rủi ro.
Puasa, Sharinah and Smith, Julia and Milda Amirul, Sharifah (2018) trình
bày sơ bộ thực tiễn của Hệ thống thơng tin kế tốn (AIS) trong mơi trường của
Chính phủ Liên bang Malaysia bằng cách điều tra nhận thức của người dùng AIS về
hiệu quả của hệ thống. Theo nghiên cứu này, Chính phủ đã nâng cấp AIS để phục
vụ chức năng xử lý kế tốn dồn tích cũng như cải thiện hoạt động, chất lượng báo
cáo tài chính. Sự tiến bộ của hệ thống đòi hỏi một khoản đầu tư lớn vào cả tiền và
chuẩn bị vốn nhân lực. Như vậy, hệ thống được cài đặt dự kiến sẽ có hiệu quả để
làm cho đầu tư có giá trị. Việc thu thập dữ liệu được thực hiện tại Phịng Kế tốn
Tổng cục Malaysia và Phịng Kế tốn của Bộ Tài chính Malaysia. Kết quả nghiên

cứu cung cấp cái nhìn sâu sắc về lịch sử của AIS và thực tiễn AIS hiện tại trong
Chính phủ Liên bang Malaysia; cung cấp hiểu biết về nhận thức của người dùng
AIS về hiệu quả của AIS; và khám phá chín tiêu chí của một hiệu quả hệ thống AIS
đó là sự hài lòng của người dùng, thân thiện với người dùng, truy cập dễ dàng, chất
lượng thông tin, đáp ứng yêu cầu của người dùng, hỗ trợ vận hành, cải thiện năng
suất, hỗ trợ ra quyết định và tăng tốc quá trình kế tốn.
1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước
Nguyễn Bích Liên (2012): có 13 nhóm chi tiết thành phần nhân tố ảnh
hưởng: chính sách nhân sự; mơi trường giám sát, kiểm tra; mơi trường văn hóa
doanh nghiệp; chính sách chất lượng và kiểm sốt; chính sách quản lý thay đổi; qui
trình xử lý và chất lượng phần mềm ERP; chất lượng thiết bị, cơ sở hạ tầng; thử
nghiệm hệ thống; huấn luyện và sự tham gia của nhân viên doanh nghiệp; chất


9
lượng dữ liệu; năng lực đội dự án doanh nghiệp; năng lực, kinh nghiệm và sự hỗ trợ
của nhà tư vấn triển khai; tầm nhìn, cam kết và sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao
doanh nghiệp.
Trần Thị Thanh Tú và cộng sự (2014) đã đề xuất đưa ra mơ hình nghiên cứu
những nhân tố tác động ảnh hưởng của các công ty niêm yết đến chất lượng thông
tin được cơng bố, có 10 nhân tố bao gồm: quy mơ của Hội đồng quản trị; chất lượng
kiểm tốn; vị trí địa lý; mức độ độc lập của BGĐ đối với HĐQT; cơ cấu vốn; khả
năng thanh toán; khả năng sinh lời; quy mơ cơng ty; loại hình kinh doanh; tỷ lệ vốn
chủ sở hữu của nhà nước
Đào Ngọc Hạnh (2014) chỉ có ba nhân tố tác động đến chất lượng AIS bao
gồm: tham gia của nhân viên, kiến thức sử dụng công nghệ của nhà quản lý và cam
kết của nhà quản lý trên địa bàn TP.HCM. Trong khi đó: Trần Lê Thanh Thun
(2017), tác giả tìm thấy ba nhân tố: cơ cấu, văn hóa và cam kết tổ chức, chất lượng
AIS ảnh hưởng tích cực chất lượng AIS. Mặt khác, Nguyễn Thị Kim Nguyệt
(2019), tác giả chỉ tìm ra hai nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng AIS bao gồm văn

hóa tổ chức và lãnh đạo chuyển đổi. Trong ba nghiên cứu của Đào Ngọc Hạnh, Trần
Lê Thanh Thuyên và Nguyễn Thị Kim Nguyệt, ba tác giả này cho ta một cách nhìn
cụ thể và rõ ràng hơn về các nhân tố ảnh hưởng tác động đến chất lượng hệ thống
AIS, nỗi bật hơn cả trong số các nhân tố là văn hóa và cơ cấu được các tác giả đề
cập nhiều
Trần Lê Thanh Thuyên (2017), tác giả cũng áp dụng phương pháp nghiên
cứu hỗn hợp đáp ứng cho mục tiêu hồn thành luận văn, về định tính nhằm kiểm
định lại những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng AIS và chất lượng thơng tin của
kế tốn, khảo sát xây dựng và đề xuất bảng chi tiết câu hỏi thích hợp đáp ứng nhu
cầu để tiến hành khảo sát các doanh nghiệp thực tế tại TP.HCM, về định lượng
được thực hiện, đánh giá, kiểm tra các mơ hình thơng qua việc thực hiện kiểm định
BOOTHSTRAP, phân tích SEM, CFA, hệ số Cronbach’Alpha. Ngồi ra, cịn sử
dụng những phương pháp so sánh các lý thuyết cơ sở về chất lượng AIS, bên cạnh
đó tác giả cũng sử dụng mơ hình kim cương Leavitt và HTTT thành cơng Delone
và Mclean để phân tích sự ảnh hưởng qua lại với nhau giữa bốn thành phần công


10
nghệ, cơ cấu, nhiệm vụ và con người với mẫu khảo sát là 240 nhân viên kế toán
được khảo sát.
Theo Nguyễn Thị Kim Nguyệt (2019), tác giả cũng đã tiến hành thực hiện
phân tích khảo sát kết quả với mẫu là 203 doanh nghiệp đang ứng dụng AIS tại
Bình Dương với phương pháp nghiên cứu hỗn hợp: tham khảo ý kiến của những
chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích, từ đó tiến hành chính thức xây
dựng bảng câu hỏi phù hợp, bảng câu hỏi sẽ được gởi đến qua email và gởi theo
phương pháp trực tiếp đến cá nhân để thực hiện khảo sát, sau khi loại bảng câu hỏi
không phù hợp, tác giả sử dụng công cụ SPSS và AMOS để phân tích dữ liệu: trước
tiên dùng hệ số Cronbach’s Alpha, kiểm định EFA với KMO và Barlettt, nhân tố
CFA và SEM cũng được phân tích, cuối cùng kiểm định BOOTSTRAP. Tuy nhiên,
Nguyễn Bích Liên (2012), sử dụng mơ hình “hệ thống hoạt động” làm phương pháp

nghiên cứu của mình để xác định những nhân tố, áp dụng các phương pháp so sánh
những lý thuyết nền, lý thuyết cơ sở cơ bản, những nhận định và một số quan điểm
của những tổ chức nghề nghiệp có uy tín cao, có tính quốc tế như Cobit để chọn ra
một quan điểm có chất lượng thơng tin kế toán phù hợp đạt yêu cầu với kết quả chất
lượng thông tin phụ thuộc vào người sử dụng và hệ thống tạo lập thông tin.
1.3 Nhận xét các nghiên cứu trước và xác định khe hổng nghiên cứu
Qua lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài chất lượng hệ
thống thơng tin kế tốn, các nhân tố tác động đến chất lượng hệ thống thơng tin kế
tốn được thực hiện trong và ngồi nước, có thể nhận thấy các nghiên cứu đã nêu
trên đều là những công trình khoa học có giá trị cao trên địa bàn được nghiên cứu.
Với các nghiên cứu nước ngoài, qua nghiên cứu, các tác giả cũng xác định
các nhân tố cũng như đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng hệ
thống thơng tin kế tốn ở các doanh nghiệp, tuy nhiên, ở các quốc gia khác nhau do
có sự khác biệt về quy định, chế độ kế tốn khác nhau từ đó ảnh hưởng đến tổ chức
hệ thống thơng tin kế tốn của các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau cũng
khác nhau, do đó, không thể áp dụng rập khuôn kết quả của những nghiên cứu này
vào điều kiện Việt Nam nói chung cũng như các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở quận 3
– TP. HCM nói riêng.


11
Tại Việt Nam có nhiều cơng trình nghiên cứu chun sâu về các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn của các doanh nghiệp, qua nghiên
cứu, các nghiên cứu này góp phần hệ thống cơ sở lý thuyết về hệ thống thơng tin kế
tốn, về chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn, tiếp đó, một số nghiên cứu sử dụng
phương pháp nghiên cứu định lượng, hay phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, từ đó
xác định được các nhân tố cũng như mức độ tác động của các nhân tố đến chất
lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp. Kết quả của các nghiên cứu
này là căn cứ lý thuyết, là tài liệu tham khảo quan trọng để tác giả có thể kế thừa và
tiếp tục thực hiện các nghiên cứu về chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn.

Tuy nhiên đối với lĩnh vực nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
hệ thống thơng tin kế tốn thì tác giả chưa thấy có nghiên cứu nào lựa chọn phạm vi
nghiên cứu là các DNNNVV quận 3 – TP. HCM để thực hiện, tuy nhiên các tổ chức
kinh tế ở các địa bàn khác nhau cũng có những đặc điểm đặc thù khác nhau trong tổ
chức, quản lý, điều kiện kinh tế - xác hội ở địa bàn đó, hơn nữa, thực hành kế tốn
nói chung và hệ thống thơng tin kế tốn nói riêng phụ thuộc vào đặc điểm đặc thù
của tổ chức kinh tế, do đó việc áp dụng rập khuôn kết quả nghiên cứu của các
nghiên cứu trước vào điều kiện các DNNVV tại quận 3 – TP. HCM là không phù
hợp nên cần tiến hành nghiên cứu và kiểm định lại kết quả của các nghiên cứu trước
khi áp dụng vào các doanh nghiệp này.
Trong những năm qua DNNVV tại quận 3 khơng những đóng góp quan trọng
vào tăng trưởng GDP mà cịn góp phần tích cực vào công cuộc giải quyết việc làm,
nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư
phát triển cho quận 3 nói riêng và TP. Hồ Chí Minh nói chung; Quận 3 Tp. Hồ Chí
Minh với vị trí nằm ở trung tâm thành phố, các DN tại quận là một trong những nền
tảng tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong nền kinh tế thị trường... bên
cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động của các DN hiện nay vẫn cịn nhiều khó
khăn, thách thức, và việc hạn chế trong hệ thống thơng tin kế tốn sẽ ảnh hưởng đến
chất lượng thơng tin trong q trình ra quyết định và điều hành các DN này.
Đây cũng chính là khe hổng nghiên cứu để tác giả lựa chọn thực hiện đề tài
nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn tại
các DNNNVV quận 3 – TP. HCM, từ đó, góp phần xác định các nhân tố cũng như


12
đo lường mức độ tác động của các nhân tố này như thế nào, qua đó, có căn cứ để đề
xuất các kiến nghị liên quan đến các nhân tố này nhằm góp phần nâng cao chất
lượng hệ thống thơng tin kế toán của các doanh nghiệp.



13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương này, tác giả đề cập đến các cơng trình nghiên cứu nước ngồi và các
cơng trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài về chất lượng hệ thống thơng
tin kế tốn, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế tốn ở các
doanh nghiệp. Từ đó, tác giả xác định những đóng góp của các nghiên cứu này đến
mảng nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thơng tin kế
tốn, đây cũng là căn cứ lý thuyết, tài liệu tham khảo quan trọng để tiếp tục thực
hiện nghiên cứu về mảng đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống
thông tin kế tốn ở các doanh nghiệp, bên cạnh đó, nội dung chương này cũng nêu
lên những nội dung mà các nghiên cứu trước chưa thực hiện. Từ đó, luận văn xác
định được khe hổng nghiên cứu để thực hiện đề tài về các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn tại các DNNNVV quận 3 – TP. HCM. Nội
dung chương này là căn cứ quan trọng để tác giả thực hiện các nội dung nghiên cứu
tiếp theo của đề tài.


×