Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Mối quan hệ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp trong hiến pháp liên bang hoa kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
-----------***-----------BAN ĐIỀU HÀNH
CÁC CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

TRẦN ĐẶNG ĐĂNG CƠ

MỐI QUAN HỆ GIỮA LẬP PHÁP,
HÀNH PHÁP VÀ TƢ PHÁP TRONG
HIẾN PHÁP LIÊN BANG HOA KỲ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Khoa: Luật Hành chính
Niên khóa: 2013 -2017

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
-----------***-----------BAN ĐIỀU HÀNH
CÁC CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

TRẦN ĐẶNG ĐĂNG CƠ

MỐI QUAN HỆ GIỮA LẬP PHÁP,
HÀNH PHÁP VÀ TƢ PHÁP TRONG
HIẾN PHÁP LIÊN BANG HOA KỲ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Khoa: Luật Hành chính


Niên khóa: 2013 - 2017

Người hướng dẫn khoa học: Phạm Thị Phương Thảo
Người thực hiện: Trần Đặng Đăng Cơ
MSSV: 1353801013022
Lớp: Hành chính – Tư pháp 38D

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2017


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô trường Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các Thầy, Cơ Khoa Luật Hành chính – Nhà
nước đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập tại trường. Em
chân thành cảm ơn ThS. Phạm Thị Phương Thảo. Cô đã hướng dẫn và giúp đỡ em
rất nhiều trong suốt quá trình làm luận văn. Những kiến thức em được học khơng
chỉ là nền tảng cho việc nghiên cứu khóa luận mà sẽ là hành trang quý báu để em
bước vào đời.
Cuối cùng, em kính chúc q Thầy, Cơ ln dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp.


MỤC LỤC
MỐI QUAN HỆ GIỮA LẬP PHÁP, HÀNH PHÁP VÀ TƢ PHÁP
TRONG HIẾN PHÁP LIÊN BANG HOA KỲ
LỜI MỞ ĐẦU

CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN LẬP PHÁP, HÀNH PHÁP VÀ TƢ
PHÁP TRONG HIẾN PHÁP HOA KỲ ....................................................................... 1

1.1. Sự ra đời của Hiến pháp Hoa Kỳ ........................................................................... 1
1.1.1. Tình hình kinh tế ở Hoa Kỳ ....................................................................................... 1
1.1.2. Tình hình chính trị - xã hội ở Hoa Kỳ ....................................................................... 2
1.1.3. Hội nghị lập hiến 1787 .............................................................................................. 4

1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành các nhánh quyền lập pháp, hành
pháp và tƣ pháp trong Hiến pháp liên bang Hoa Kỳ ................................................. 5
1.2.1. Sự ảnh hưởng của tư tưởng phân quyền .................................................................... 5
1.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành nhánh quyền lập pháp .................................. 7
1.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành nhánh quyền hành pháp................................ 9
1.2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành nhánh quyền tư pháp .................................. 10

1.3. Nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nƣớc Hoa Kỳ theo quy định của Hiến pháp ....... 11
1.3.1. Quyền lực Nhà nước được chia thành ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp độc
lập với nhau ........................................................................................................................ 12
1.3.2. Các nhánh quyền lực có sự phối hợp với nhau trong quá trình hoạt động .............. 13
1.3.3. Các nhánh quyền lực ln kiểm sốt lẫn nhau trong q trình hoạt động .............. 14
1.3.4. Nhà nước được tổ chức theo hình thức liên bang, các bang bình đẳng, có sự
phân quyền giữa liên bang và tiểu bang ............................................................................ 16

1.4. Tổ chức bộ máy nhà nƣớc theo Hiến pháp Hoa Kỳ ........................................... 19
1.4.1. Nguyên thủ quốc gia ................................................................................................ 19
1.4.2. Nghị viện ................................................................................................................. 21
1.4.3. Chính phủ ................................................................................................................ 26
1.4.4. Tối cao pháp viện .................................................................................................... 32
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ....................................................................................................... 38

CHƢƠNG 2: SỰ PHỐI HỢP VÀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC GIỮA LẬP
PHÁP, HÀNH PHÁP VÀ TƢ PHÁP TRONG HIẾN PHÁP HOA KỲ ................. 39
2.1. Sự phối hợp hoạt động giữa ba nhánh lập pháp, hành pháp và tƣ pháp ........ 39



2.2. Sự kiểm soát quyền lực giữa lập pháp và hành pháp theo quy định của
Hiến pháp Hoa Kỳ ........................................................................................................ 42
2.2.1. Sự kiểm soát quyền lực của lập pháp đối với hành pháp ........................................ 42
2.2.2. Sự kiểm soát quyền lực của hành pháp đối với lập pháp ........................................ 46

2.3. Sự kiểm soát quyền lực giữa lập pháp và tƣ pháp theo quy định của Hiến
pháp Hoa Kỳ ................................................................................................................. 48
2.3.1. Sự kiểm soát quyền lực của lập pháp đối với tư pháp ............................................. 48
2.3.2. Sự kiểm soát quyền lực của tư pháp đối với lập pháp ............................................. 48

2.4. Sự kiểm soát quyền lực giữa hành pháp và tƣ pháp theo quy định của Hiến
pháp Hoa Kỳ ................................................................................................................. 50
2.4.1. Sự kiểm soát quyền lực của hành pháp đối với tư pháp .......................................... 50
2.4.2. Sự kiểm soát quyền lực của tư pháp đối với hành pháp .......................................... 51

2.5. Thực tiễn sự kiểm soát quyền lực giữa ba nhánh lập pháp, hành pháp, tƣ
pháp ............................................................................................................................... 52
2.5.1. Thực tiễn sự kiểm soát quyền lực giữa lập pháp và hành pháp ............................... 52
2.5.2. Thực tiễn sự kiểm soát quyền lực giữa lập pháp và tư pháp ................................... 55
2.5.3. Thực tiễn sự kiểm soát quyền lực giữa hành pháp và tư pháp ................................ 56

2.6. Giá trị của mối quan hệ giữa lập pháp, hành pháp và tƣ pháp trong Hiến
pháp Hoa Kỳ ................................................................................................................. 57
2.6.1. Đối với Hoa Kỳ ....................................................................................................... 57
2.6.2. Đối với Việt Nam .................................................................................................... 59
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 64
DANH MỤC TÀI LIỆU



LỜI MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua hơn 200 năm, bất chấp cuộc nội chiến vĩ đại, bất chấp hai cuộc
chiến tranh thế giới, Hiến pháp 1787 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ vẫn đứng vững
qua thử thách của thời gian và trở thành bản hiến pháp thành văn lâu đời nhất thế
giới vẫn còn hiệu lực. Bản Hiến pháp này được xem là hình mẫu để các quốc gia
khác xây dựng nên Hiến pháp của mình.
Hiến pháp Hoa Kỳ 1787 với 7 điều và 10 tu chính án đã mang đến cho thế
giới một hình thức chính thể mới, chính thể cộng hịa Tổng thống. Trong hình thức
chính thể này, quyền lực nhà nước có sự phân chia thành ba nhánh lập pháp, hành
pháp, tư pháp độc lập với nhau. Tuy nhiên, điểm đặc biệt trong việc thực hiện quyền
lực ở Hoa Kỳ chính là sự phối hợp hoạt động của ba nhánh quyền, đồng thời giữa
các nhánh có sự kiềm chế, đối trọng lẫn nhau theo cơ chế “quyền lực ngăn cản
quyền lực”. Đây được xem là một trong những hạt nhân hợp lý giúp cho nền chính
trị Hoa Kỳ được ổn định trong suốt tiến trình lịch sử và do đó, thúc đẩy nền kinh tế
phát triển cường thịnh như ngày hơm nay.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa ba nhánh lập pháp, hành
pháp và tư pháp trong Hiến pháp Hoa Kỳ để thấy được những điểm hợp lý, những
giá trị của mối quan hệ này, đồng thời thấy được tầm ảnh hưởng của nó đến tổ chức
bộ máy nhà nước, đến sự phát triển của nhà nước Hoa Kỳ.
Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, khi lần đầu tiên kể từ Hiến pháp 1946,
Hiến pháp 2013 của Việt Nam đã ghi nhận sự áp dụng các hạt nhân hợp lý của lý
thuyết phân quyền vào trong tổ chức bộ máy nhà nước. Do đó, nghiên cứu mối quan
hệ này cùng với những giá trị của nó, từ đó nêu ra những kiến nghị áp dụng vào mối
quan hệ giữa Quốc hội, Chính phủ và Tịa án Việt Nam.
Chính vì vậy, tác giả xin chọn đề tài “Mối quan hệ giữa lập pháp, hành pháp
và tư pháp trong Hiến pháp liên bang Hoa Kỳ” làm khóa luận tốt nghiệp.
II. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Lịch sử hình thành Hiến pháp và tổ chức bộ máy nhà nước Hoa Kỳ đã từng

được nghiên cứu trong các sách tiêu biểu như “Tư tưởng phân chia quyền lực nhà
nước với việc tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước” của tác giả Nguyễn Thị
Hồi, “Chế độ Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và sự hình thành nhà nước pháp
quyền Mỹ” của tác giả Nguyễn Tất Đạt.... Chủ đề này cũng được một số các tác giả
khác nghiên cứu và bài viết của họ được đăng trên tạp chí chuyên ngành như “Bàn
về học thuyết tam quyền phân lập và kiềm chế, đối trọng trong Hiến pháp Hoa Kỳ”


của Nguyễn Thị Ánh Vân, “Chế định Tổng thống Hoa Kỳ - Hiến pháp và thực tiễn”
của Thái Vĩnh Thắng, “Hoạt động kiểm soát quyền hành pháp của Nghị viện các
nước Anh, Pháp, Mỹ” của Trần Quốc Việt... Nghiên cứu về lịch sử hình thành Hiến
pháp có luận văn thạc sĩ “Lịch sử ra đời và phát triển của Hiến pháp Hợp chúng
quốc Hoa Kỳ” của Nguyễn Văn Trí.
Trong phạm vi nghiên cứu của một khóa luận tốt nghiệp về vấn đề này, từng
có các đề tài tiêu biểu như: “Nét đặc trưng trong tổ chức quyền lực nhà nước ở Hoa
Kỳ” năm 2009 của Nguyễn Cát Cảng, nổi bật ở sự trình bày đầy đủ về việc tổ chức
quyền lực nhà nước của Hoa Kỳ theo chiều dọc (giữa liên bang với tiểu bang) và cả
chiều ngang (giữa ba nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp), đặc biệt, tác giả sử dụng
tiền đề về tư tưởng là học thuyết phân quyền để lý giải về sự phân chia quyền lực
được quy định trong Hiến pháp liên bang Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đề tài này chỉ dừng
việc nghiên cứu dựa trên học thuyết phân quyền nói chung, xem nó là một trong các
tiền đề dẫn đến việc tổ chức quyền lực nhà nước cùng với các tiền đề về lý luận,
lịch sử, khơng nhấn mạnh đến vai trị cốt lõi của lý thuyết phân quyền của
Montesquieu.
Trong khi đó, đề tài “Nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động của
bộ máy nhà nước” năm 2014 của Trần Thị Khôi Ngun mặc dù trình bày cụ thể về
vai trị của nguyên tắc phân quyền nhưng lại xem xét sự ảnh hưởng trong cả ba hình
thức chính thể: cộng hịa đại nghị, cộng hòa tổng thống, cộng hòa hỗn hợp và mối
quan hệ giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp Hoa Kỳ được xem là một sự ứng dụng
nguyên tắc phân chia quyền lực trên thực tế. Do đó, khơng làm nổi bật nét đặc trưng

trong cơ cấu tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước ở Hoa Kỳ.
Có thể thấy, các đề tài khóa luận tốt nghiệp trên chỉ dừng lại nghiên cứu về
mối quan hệ giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp nói chung, khơng tập trung phân tích
mối quan hệ này dựa trên bộ máy nhà nước Hoa Kỳ, do đó, khơng thấy được nét
đặc trưng của Hoa Kỳ trong việc tổ chức thực hiện quyền lực. Vì vậy, trong đề tài
khóa luận này, tác giả khơng chỉ làm rõ vấn đề nói trên mà cịn trình bày về sự biểu
hiện của mối quan hệ này trong thực tế.
III. Phạm vi và mục đích nghiên cứu
Trong phạm vi khóa luận này, tác giả chủ yếu nghiên cứu về mối quan hệ
giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp trong Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Đề
tài không nghiên cứu đến mối quan giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp trong Hiến
pháp của từng tiểu bang trong đất nước Hoa Kỳ. Cụ thể, đề tài nghiên cứu những
vấn đề sau: cách thức hình thành ba nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư


pháp; sự phối hợp giữa ba nhánh quyền lực; sự kiềm chế đối trọng giữa lập pháp với
hành pháp, giữa lập pháp với tư pháp và giữa hành pháp với tư pháp.
Đề tài tập trung giải quyết những vấn đề:
- Cách thức hình thành, cơ cấu tổ chức và hoạt động của nhánh quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp.
- Sự phối hợp giữa ba nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp trong
quá trình hoạt động .
- Sự kiểm soát lẫn nhau giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp khi thực hiện
quyền lực nhà nước.
IV. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, dựa trên quan điểm duy vật biện chứng của chủ
nghĩa Mác, tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó chủ
yếu là:
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Phương pháp này được sử dụng trong
Chương I khi nghiên cứu về bối cảnh lịch sử của Hoa Kỳ mà từ đó Hiến pháp liên

bang đã ra đời, về sự ảnh hưởng của nước Anh đến tư tưởng của những đại biểu
tham gia Hội nghị lập hiến và nghiên cứu các học thuyết về sự phân quyền của một
số tác giả tiêu biểu, lý giải tại sao nguyên tắc phân quyền của Montesquieu lại ảnh
hưởng đến nước Mỹ.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng chủ
yếu trong chương II và một phần chương I khi trình bày về mối quan hệ giữa các
nhánh quyền lực. Dựa trên quy định của Hiến pháp liên bang Hoa Kỳ, tác giả tiến
hành phân tích để làm rõ sự độc lập, sự phối hợp và sự kiểm soát giữa ba nhánh lập
pháp, hành pháp, tư pháp trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước. Sau khi đã
làm rõ mối quan hệ giữa các nhánh quyền, khóa luận sẽ đưa ra một số giá trị của
mối quan hệ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp ở Hoa Kỳ.
V. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài được trình bày thành 02
chương:
- Chương I: Khái quát về quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong Hiến
pháp Hoa Kỳ.
- Chương II: Sự phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa lập pháp, hành pháp
và tư pháp trong Hiến pháp Hoa Kỳ.


1

CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN LẬP PHÁP, HÀNH PHÁP VÀ
TƢ PHÁP TRONG HIẾN PHÁP HOA KỲ
1.1. Sự ra đời của Hiến pháp Hoa Kỳ
1.1.1. Tình hình kinh tế ở Hoa Kỳ
Trước khi giành được độc lập, mười ba bang thuộc địa Bắc Mỹ bị đế quốc
Anh tăng cườngbóc lột, thi hành những chính sách thương mại khơng cơng bằng
như Đạo luật Đường 1764 (thay thế Đạo luật Mật Đường 1733 vốn đã đặt ra mức
thuế cắt cổ đối với rượu vang và mật đường nhập khẩu từ mọi khu vực nằm ngoài

nước Anh); Đạo luật Tiền tệ 1764 ngăn cấm các thuộc địa phát hành tiền giấy; Đạo
luật Hậu cần 1765 yêu cầu các thuộc địa phải cung cấp thực phẩm và doanh trại cho
các đơn vị quân đội Hoàng gia. Trong số này phải kể đến Đạo luật Thuế tem, theo
đó, tất cả báo chí, biểu ngữ, sách nhỏ, giấy môn bài, hợp đồng thuê mướn, kể cả các
loại văn bản pháp luật đều phải dán tem để đánh thuế và số tiền thu được được sử
dụng cho việc phịng thủ, bảo vệ và duy trì an ninh cho thuộc địa, đã làm bùng lên
sự phản kháng cực kỳ mạnh mẽ ở mười ba bang thuộc địa. Những nhân vật uy thế
như các nhà báo, luật sư, tăng lữ, lái buôn và doanh nhân đã tụ họp thành nhóm
“Những người con tự do” để phản đối đạo luật này. Mặc dù đạo luật này sau đó đã
bị vơ hiệu hóa nhưng thương mại giữa thuộc địa và mẫu quốc đã sụt giảm nhiều vào
mùa hè năm 1765. Bên cạnh đó, tư bản Anh cịn thực hiện những chính sách nhằm
hạn chế sự lớn mạnh của các ngành công nghiệp thuộc địa, ngăn cấm việc bn bán
với nước ngồi.
Sau khi giành được độc lập vào năm 1783, sự yếu kém của chính quyền liên
bang đã đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ lâm vào tình trạng trì trệ.Điều này xuất phát từ việc
chính quyền hợp bang bị lệ thuộc vào chính quyền bang trong lĩnh vực tài chính, cụ
thể, Quốc hội liên bang khơng có quyền cao hơn trong việc thu thuế giữa các bang,
quyền này vẫn thuộc về chính quyền tiểu bang.Do đó, dù các tiểu bang ưu tiên cho
hàng hóa Mỹ nhưng mỗi tiểu bang lại có mức ưu đãi thuế khác nhau; bên cạnh đó,
việc khơng có đồng tiền chung thống nhất đã dẫn đến hệ lụy là các đồng tiền đều
nhanh chóng mất giá, tạo nên nạn lạm phát, phá vỡ hoạt động buôn bán giữa các
bang với nhau và với nước ngoài. Một số bang đánh thuế nhập khẩu từ các bang
khác dẫn đến trả đũa lẫn nhau, nền kinh tế rơi vào tình trạng hỗn loạn. Trong hoạt
động ngoại thương, các lái buôn mất đi thị trường tiêu thụ lớn ở mẫu quốc, các bang
cũng khơng cịn được hưởng những ưu đãi tại các cảng của Anh ở Bắc Mỹ. Trong
hoạt động cung cấp lương thực, cung lớn hơn cầu, nhiều chủ trang trại lâm vào cảnh
nợ nần, có nguy cơ bị tịch thu tài sản và bị tống giam.


2


1.1.2. Tình hình chính trị - xã hội ở Hoa Kỳ
Trong suốt quá trình diễn ra cuộc cách mạng giành độc lập, sự đoàn kết giữa
các bang tỏ ra hiệu quả, nỗi lo sợ quyền cá nhân bị loại bỏ cũng đã giảm đi nhiều.
Nhận thấy những ích lợi của việc liên minh mười ba bang thuộc địa, năm 1776,
John Dickinson đã soạn thảo Các điều khoản hợp bang xây dựng nên Quốc hội Hợp
chúng quốc – cơ quan duy nhất điều hành đất nước. Tuy nhiên, chính quyền được
xây dựng theo văn bản này tồn tại nhiều hạn chế, trong đó hạn chế lớn nhất là quyền
lực của Quốc hội lại bị lệ thuộc vào chính quyền bang trong những lĩnh vực quan
trọng như tài chính, thương mại, quân sự. Mặc dù việc thành lập chính quyền liên
bang là một tất yếu khách quan, xuất phát từ nhu cầu liên kết giữa các bang sau khi
giành được độc lập, nhưngchính quyền theo Các điều khoản hợp bang mà G.
Washington ví như “sợi dây bằng cát” khơng đủ sức kiểm sốt đất nước vốn cịn
nhiều bất ổn sau chiến tranh.
Lạm phát, nợ nần đã làm cho đời sống nhân dân, đặc biệt là người dân lao
động rất khó khăn. Trong khi đó, Ngân sách Chính phủ hợp bang nghèo nàn, chủ
yếu có được do các bang tự nguyện đóng góp, không đủ trả lương cho binh sĩ.
Trong những năm 80 của thế kỷ XVIII, các cuộc nổi dậy ngày càng nhiều hơn. Binh
lính nổi dậy chống lại bọn chỉ huy và chính quyền, địi bọn sĩ quan phải tơn trọng và
đáp ứng đòi hỏi quyền lợi của họ1. Nhân dân nổi dậy đấu tranh địi quyền sống,
quyền có ruộng đất và quyền tự do, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do Daniel Shays
lãnh đạo2.
Không những thế, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ còn phải đối mặt với vấn đề mở
rộng lãnh thổ ở miền Tây,với những mặt phức tạp về đất đai, buôn bán lông thú,
người da đỏ, khu định cư và chính quyền địa phương. Một số bang như Maryland,
New York, Virginia tuyên bố nhượng lại phần đất mà họ sở hữu cho chính quyền
hợp bang. Chính quyền có thể sẽ thừa hưởng quyền sở hữu tất cả mọi đất đai ở phía
bắc sơng Ohio và phía Tây dãy núi Allegheny. Việc sở hữu chung hàng triệu hecta
đất chung như vậy là một bằng chứng hiển nhiên nhất về tính chất quốc gia và tính
thống nhất, và điều đó đã đem lại nội dung nhất định cho tư tưởng thống nhất và


1

Vũ Dương Ninh - Nguyễn Văn Hồng(1999), Lịch sử thế giới cận đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, tr.54-55.
Daniel Shays (1747-1825) là một phác-mơ nghèo từng phục vụ trong quân đội. Năm 1786, ông tập hợp nhân
dân chống lại chính quyền ở bang Massachusetts nhưng bị thất bại. Đơng đảo nông dân nổi dậy hưởng ứng.
Phong trào kéo dài từ mùa hạ năm 1786 đến mùa xuân năm 1787 với chủ trưởng: phân chia ruộng đất cơng
bằng, xóa bỏ nợ nần, xét xử công minh. Nguyên tắc đề ra là: thắng lợi nhờ cơng sức của mọi người thì quyền
sở hữu đất đai phải thuộc về tất cả (Vũ Dương Ninh - Nguyễn Văn Hồng(1999), Lịch sử thế giới cận đại,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội)
2


3

hợp nhất thành quốc gia, đồng thời những phần lãnh thổ rộng lớn này cũng là một
khó khăn địi hỏi phải được giải quyết3.
Trên chính trường quốc tế,Anh khơng rút quân ra khỏi các căn cứ và thương
cảng miền Tây Bắc Hoa Kỳ như đã cam kết trong Hòa ước Paris năm 1783. Người
Tây Ban Nha không cho phép các điền chủ miền Tây dùng cảng New Orleans để
vận chuyển hàng hóa. Đồng thời, cả Anh và Tây Ban Nha đều cùng cung cấp vũ khí
để người Indians chống lại người dân di cư của Hoa Kỳ.
Tình trạng tồi tệ của liên minh 13 tiểu bang đã thách thức nhiều người Mỹ có
tư tưởng cộng hịa về sự cần thiết và cấp bách phải có những cải cách triệt để.
Washington đã viết cho Madison đề cập đến khó khăn của Mỹ như sau: “Tại thời
điểm hiện nay, sự khôn ngoan, sự hiểu biết và các tấm gương tốt là cần thiết để cứu
hệ thống chính trị này khỏi cơn bão đang treo lơ lửng… Tại mỗi tiểu bang đều có
những mầm cháy mà chỉ cần một tia lửa cũng có thể làm bùng lên đám lửa.”4.
Đứng trước nguy cơ nền cộng hòa sẽ sụp đổ, Mỹ buộc phải xây dựng lại chính
quyền liên bang đủ hùng mạnh để phát triển kinh tế, ổn định tình hình trong nước,

tăng cường địa vị chính trị trên chính trường quốc tế. Muốn có một chính quyền
như thế thì cần hạn chế quyền lực của tiểu bang, tập trung quyền lực cho chính
quyền liên bang như Hamilton đã khẳng định: “…khơng thể trì hỗn được nữa,
chúng ta phải trao thêm quyền lực cho Quốc hội… Chỉ có việc sử dụng một cách
hợp lý những nguồn tài nguyên của toàn thể liên minh, dưới sự lãnh đạo của một
Hội đồng tối cao, với những quyền lực và sức mạnh cần thiết mới có thể giải thốt
chúng ta khỏi cảnh áp bức và khốn khó như hiện nay, và đưa chúng ta trở thành
những người hạnh phúc sau này.”5. Tuy nhiên, không thể bám theo tư duy cũ trong
Các điều khoản hợp bang để xây dựng chế độ liên bang đã nói, bởi Hamilton đã
nhận xét: “những cảnh điêu linh thảm hại mà chúng ta đã phải trải qua không phải
căn nguyên ở những lỗi lầm nhỏ nhặt hoặc sơ suất, nhưng chính là đã căn nguyên ở
những lỗi lầm căn bản trong cơ cấu của chính tể, và cơ cấu đó khơng thể sửa chữa
được ngoài cách thay đổi những nguyên tắc căn bản tức là những cột trụ nền móng
của cơ cấu vậy.”6.Vì vậy, vào tháng 9 năm 1786, Hội nghị Annapolisđược tổ chức
để bàn việc tu sửa Các điều khoản hợp bang nhưng chỉ có năm đại biểu tham dựvà
các đại biểu khơng có quyền gì ngồi thảo luận và kiến nghị lên Quốc hội Hợp
bang, do đó, Hội nghị chẳng mang lại kết quả gì.
3

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (2005), Khái quát về lịch sử nước Mỹ - Bản dịch của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt
Nam, Ấn phẩm của Chương trình Thơng tin Quốc tế, tr.220.
4
Nguyễn Cảnh Bình (2009), Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào?, Nxb. Tri thức, Hà Nội, tr.24.
5
Sđd, tr.24-25.
6
Hamilton, Madison và Jay (1959), Luận về Hiến pháp Hoa Kỳ,Nxb.Sài Gòn, Sài Gòn, tr.54.


4


Như vậy, nền kinh tế trì trệ, đời sống chính trị phức tạp với các cuộc nổi dậy
ngày càng nhiều trong khi Chính quyền liên bang lại quá yếu kém đã dẫn đến sự cần
thiết phải xây dựng một chính quyền liên bang hùng mạnh để đưa đất nước thoát
khỏi khủng hoảng trầm trọng. Đây chính là lý do quan trọng nhất để tổ chức Hội
nghị lập hiến tại Philadelphia năm 1787.
1.1.3. Hội nghị lập hiến 1787
Hội nghị lập hiến được tiến hành tại Philadelphia vào năm 1787 dưới hình
thức thảo luận lần lượt từng mơ hình chính quyền được đề xuất. Về mặt nội dung,
Hội nghị trải qua hai giai đoạn.Đầu tiên, các phương án về mơ hình chính quyền
quốc gia được đề xuất và tranh luận, bao gồm:
Phương án Virginia: Phương án này do Edmund Randolph, thống đốc bang
Virginia đề xuất. Nền tảng của mơ hình chính quyền này chủ yếu do James Madison
thiết kế, gồm ba nhánh: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các nhánh quyền lực có sự
kiểm sốt lẫn nhau. Chính quyền liên bang có quyền phủ quyết mọi đạo luật của
chính quyền tiểu bang.
Phương án New Jersey: do William Paterson, đại biểu bang New Jersey đề
xuất. Phương án này chỉ là những sửa đổi đối với Các điều khoản hợp bang, cụ thể,
cho phép Quốc hội có thêm quyền hạn trong việc tăng nguồn thu và điều hành vấn
đề thương mại.
Phương án Hamilton: Phương án này do Alexander Hamilton đệ trình với đề
xuất xây dựng một chính quyền tương tự như chính quyền Anh với một vị Tổng
thống phục vụ suốt đời nếu có tư cách đạo đức tốt, có quyền phủ quyết tất cả các
đạo luật; một Thượng viện với các thành viên phục vụ suốt đời và cơ quan lập pháp
có quyền thông qua “bất kỳ đạo luật nào”.
Sau nhiều cuộc tranh luận gay gắt giữa các đại biểu, phương án Virginia đã
được chọn làm nền tảng để xây dựng nên nhà nước liên bang mới. Ngày 06 tháng 8
năm 1787, Bản phác thảo Hiến pháp đầu tiên đã được trình lên hội nghị và suốt một
tháng sau đó, hội nghị tiếp tục tranh luận để chỉnh sửa câu chữ trong các điều
khoản. Đến ngày 17 tháng 9 năm 1787, lễ kí kết đã diễn ra với sự tham gia của 42

trong số 55 đại biểu tham dự Hội nghị.
Mặc dù các đại biểu đã ký tên vào bản Hiến pháp nhưng để có hiệu lực, bản
Hiến pháp cần nhận được sự phê chuẩn của 9 trong tổng số 13 bang. Quá trình này
diễn ra cũng phức tạp và cam go khơng kém q trình diễn ra Hội nghị lập hiến.
Các chính trị gia và dân chúng khắp cả nước chia thành hai phe: phe chống đối Hiến
pháp, chống đối chế độ liên bang và phe ủng hộ Hiến pháp, ủng hộ chế độ liên
bang. Đại diện cho những người ủng hộ liên bang là Madison, Hamilton và Jay, họ


5

đã kêu gọi nhân dân ủng hộ Hiến pháp qua Tập văn thư nổi tiếng mang tên Người
liên bang và tất cả đều cùng ký tên “Publius”. Tập văn thư này đã góp phần khơng
nhỏ vào việc phê chuẩn Hiến pháp bởi nó giúp người dân Hoa Kỳ đi sâu vào tư
tưởng và mục đích của những vị đại diện đã tham dự Hội nghị lập hiến, giúp cho họ
hiểu rõ hơn quan niệm về Hiến pháp của các vị đại biểu đã dự thảo Hiến pháp. Đến
ngày 31 tháng 7 năm 1788, Bắc Carolina là tiểu bang cuối cùng, trừ Rhode Island,
đã phê chuẩn Hiến pháp, đánh dấu sự ra đời của một chính quyền liên bang vững
mạnh cũng như sự ra đời của bản Hiến pháp thành văn đầu tiên của thời kỳ tư bản
chủ nghĩa.
1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành các nhánh quyền lập pháp,
hành pháp và tƣ pháp trong Hiến pháp liên bang Hoa Kỳ
1.2.1. Sự ảnh hƣởng của tƣ tƣởng phân quyền
Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước là tổng thể các quan điểm về việc
chia tách quyền lực nhà nước thành các loại quyền lực khác nhau, về cơ chế vận
hành của từng loại quyền lực và mối quan hệ theo hướng kiềm chế, đối trọng giữa
chúng trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước7. Tư tưởng này đã xuất hiện từ
thời kỳ cổ đại trong cách thức tổ chức bộ máy nhà nước ở Hy Lạp, La Mã và trong
tư tưởng của nhà triết học vĩ đại Aristote.Theo đó,bộ máy nhà nước được chia thành
ba bộ phận lập pháp, hành pháp, xét xử và giao cho ba cơ quan khác nhau nắm giữ.

Tư tưởng phân quyền trong thời kỳ này chính là tiền đề để các nhà tư tưởng tiếp tục
phát triển và thực hiện. Mặc dù vào thời kỳ phong kiến, khi chế độ quân chủ chuyên
chế chiếm ưu thế, toàn bộ quyền lực nhà nước do vua nắm giữ, tư tưởng này tỏ ra
không phù hợp và dần dần bị lãng quên nhưng khi chế độ phong kiến đến giai đoạn
thoái trào, mầm mống tư bản chủ nghĩa bắt đầu hình thành, các học thuyết dân chủ
tư sản lần lượt ra đời thì tư tưởng phân quyền được phục hưng và phát triển mạnh
bởi các nhà tư tưởng như John Lock, Montesquieu, Rousseau, Emmanuel
Kant,....trong đó phải kể đến học thuyết phân quyền của John Locke và
Montesquieu.
Trong tác phẩm “Hai chun luận về chính quyền”, khơng chỉ trình bày về
các loại quyền lực nhà nước, nội dung, phạm vi giới hạn của từng quyền, vị trí và
mối quan hệ giữa chúng, John Locke cho rằng nên phân chia quyền lực nhà nước
thành lập pháp, hành pháp và liên bang, do nhân dân trao cho nhà nước thông qua
khế ước xã hội.Quyền lập pháp được trao cho ba chủ thể gồmNhà vua, Hội đồng
quý tộc cha truyền con nối; Hội đồng của những người đại diện do nhân dân bầu ra
7

Nguyễn Thị Hồi (2005), Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy nhà nước ở một số
nước, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr. 20.


6

trong một thời gian nhất định.Quyền hành pháp trao cho nhà vua, phụ trách việc
thực thi các đạo luật do cơ quan lập pháp ban hành. Ngoài hai quyền lập pháp và
hành pháp, John Locke còn nhắc đến quyền lực liên banggồm quyền lực về chiến
tranh và hịa bình, liên kết, liên minh, giao dịch với tất cả những người và cộng
đồng bên ngoài nhà nước và quyền này cũng do nhà vua nắm giữ.Mặc dù ông chủ
trương phân chia quyền lực nhà nước thành ba quyền lập pháp, hành pháp và liên
bang nhưng ông vẫn coi quyền lập pháp là tối cao trong các loại quyền lực nhà

nước. Ngoài việc bàn vềphân chia quyền lực, John Locke còn đề cập đến sự giới
hạn quyền lực. Cụ thể, cơ quan lập pháp không được chuyên quyền đối với cuộc
sống và vận mệnh của nhân dân, không được thống trị bằng những sắc lệnh ứng
khẩu độc đoán...; nhà vua vẫn phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước quyền
lập pháp tối cao, có thể bị thay đổi hoặc bị cách chức tùy theo ý muốn của quyền
lập pháp; một điểm tiến bộ trong tư tưởng của John Locke đó là, ôngthừa nhận
quyền sử dụng vũ lực của nhân dân chống lại chính quyền.
Tóm lại, John Locke đã trình bày khá đầy đủ về cách thức tổ chức và hoạt
động của hai cơ quan quan trọng là lập pháp và hành pháp, dự kiến những xung đột
có thể xảy ra giữa hai cơ quan này với nhau và giữa chúng với nhân dân, chỉ ra biện
pháp giải quyết, đặc biệt, ông thừa nhận quyền khởi nghĩa vũ trang của nhân dân
khi chính quyền xâm hại đến lợi ích của nhân dân.
Sau “Hai chuyên luận về chính quyền” của John Locke, tư tưởng phân quyền
cũng được thể hiện rõ trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật” của Montesquieu – một
nhà bình luận xã hội và tư tưởng chính trị Pháp thời kỳ khai sáng.Trong tác phẩm
này, Montesquieu đã xây dựng nên học thuyết phân chia quyền lực dựa trên những
lý thuyết về các hình thức chính thể và mơ hình tổ chức nhà nước ở
Anh.Montesquieu chia quyền lực nhà nước thành ba loại có tên gọi, nội dung khác
nhau và được trao cho các chủ thể khác nhau thực hiện. Quyền lập pháp là quyền
ban hành ra các đạo luật và sửa đổi hoặc hủy bỏ những đạo luật đã được làm ra,
quyết định việc thu chi ngân sách. Quyền này do Nghị viện, gồm có hai viện được
thành lập bằng những cách thức khác nhau, thực hiện để đảm bảochúng sẽ ngăn
chặn lẫn nhau, tránh việc ban hành các đạo luật một cách tùy tiện. Quyền hành pháp
là bộ phận quyền lực thực thi pháp luật, cần hành động tức thời, vì vậy nên trao cho
một cá nhân và theo Montesquieu, cá nhân đó là nhà vua.Loại quyền lực thứ ba là
quyền tư pháp – quyền trừng phạt các tội phạm hoặc giải quyết các tranh chấp giữa
các cá nhân. Quyền này nên được thực hiện bởi những người được chọn ra từ nhân
dân. Lý do của sự phân chia quyền lực là để đảm bảo khơng có chun quyền, từ
đó, đảm bảo tự do của nhân dân. Điểm mới trong tư tưởng phân chia quyền lực nhà



7

nước của Montesquieu so với các tác giả trước đó là, ông đề cập đến cơ chế “quyền
lực ngăn cản quyền lực” trong tổ chức bộ máy nhà nước. Cụ thể, quyền hành pháp
phải có quyền ngăn chặn các dự định của quyền lập pháp, bởi vì: “Nếu quyền lực
hành pháp khơng có quyền ngăn cản sự xâm lấn của cơ quan lập pháp thì sau đó,
cơ quan này sẽ trở nên chun quyền, vì nó có thể nhận xằng cho nó những quyền
lực mà nó muốn, nó sẽ nhanh chóng tiêu diệt các quyền lực khác.”. Tuy nhiên, lập
pháp chỉ có thể can thiệp vào hành pháp bằng quyền xem xét việc thực hiện các đạo
luật trên thực tế và khơng có quyền truy tố nhà vua nếu luật lệ đã được ban hành
khơng được áp dụng. Ơng lý giải rằng, nếu lập pháp kết án được nhà vua thì lập
pháp sẽ trở nên chun chế. Mặc dù khơng được truy tố nhà vua, lập pháp vẫn có
quyềntruy tố các cộng sự của ơng,bởi vì, các pháp quan này do dân chúng bầu lên
thì dân chúng có quyền buộc các pháp quan phải giải thích những sự bất cơng mà
họ gây ra cho dân chúng.
Tư tưởng của Montesquieu là sự kết hợp và kế thừa tư tưởng của những
người đi trước, chủ yếu là tư tưởng của Aristote và John Locke. Ơng chủ trương cần
phải có chính thể ơn hịa, có tinh thần u chuộng và tơn trọng tự do, chủ yếu là bảo
vệ tự do cá nhân của người dân mà để làm được điều này thì cần phân quyền và
chia quyền theo cơ chế “quyền lực ngăn cản quyền lực”.
Có thể thấy, Montesquieu là nhà tư tưởng trình bày về tư tưởng phân quyền
đầy đủ và tồn diện nhất về mặt lý thuyết. Trong cuộc đời mình, Montesquieu đã
sống một thời gian tại Anh và Ý trước khi về Pháp và mất tại đây. Chính những lý
thuyết về hình thức chính thể cùng mơ hình nhà nước Anh mà ông đã dựng nên học
thuyết về sự phân chia quyền lực nhà nước.Tư tưởng của ơng sau đó đã du nhập vào
Hoa Kỳ thơng qua q trình cai trị của người Anh.
Sau khi thoát khỏi sự cai trị của nước Anh, xây dựngHiến pháp Hợp chúng
quốc, những nhà lập hiến Hoa Kỳvẫn chịu nhiều sự ảnh hưởng về mặt tư tưởng từ
nước Anh, mà quan trọng nhất chính là học thuyết phân quyền của Montesquieu.

Do đó, nguyên tắc phân quyền được thể hiện rõ nét trong tổ chức bộ máy nhà nước
Hoa Kỳ.Cụ thể, quyền lập pháp được trao cho Nghị viện gồm có Thượng viện và
Hạ viện; quyền hành pháp tối cao do Tổng thống nắm giữ, Tổng thống đồng thời là
nguyên thủ quốc gia và tổng chỉ huy quân đội; quyền tư pháp được trao cho Tịa án.
Giữa ba nhánh quyền có sự độc lập và kiềm chế, đối trọng lẫn nhau theo cơ chế
“quyền lực ngăn cản quyền lực”.
1.2.2. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành nhánh quyền lập pháp
Trước khi quá trình di dân diễn ra, nước Mỹ chỉ có người da đỏ sinh sống,
nền kinh tế chủ yếu dựa vào nơng nghiệp và săn bắn thú rừng. Khi Christopher tìm


8

ra châu Mỹ vào năm 1492 đã đánh dấu sự bắt đầu quá trình di dân từ các nước châu
Âu, trong đó có cả người Anh. Trong suốt thời kỳ thuộc địa, những người dân Anh
đến định cư ở Bắc Mỹ đã xây dựng nên một nền kinh tế tự do, thậm chí phát triển
hơn cả một số vùng trên thế giới. Tuy nhiên, xuất phát từ sự khác nhau về vị trí địa
lý, điều kiện tự nhiên, xã hội nênmỗi thuộc địa lại phát triển nền kinh tế độc lập với
các thuộc địa cịn lại.
Bên cạnh đó, từ lâu trước khi độc lập được tuyên bố, các thuộc địa đã là
những thực thể hoạt động như những đơn vị chính quyền, đặt dưới sự kiểm sốt của
nhân dân. Và sau ngày bắt đầu Cách mạng, từ 01/01/1776 đến 20/4/1777, 10 trong
số 13 bang đã thông qua hiến pháp riêng của mình8. Hầu hết các bang đã có cơ quan
lập pháp riêng, do nhân dân bầu ra.
Vì vậy, trước khi xây dựng Hiến pháp, mười ba bang ở Mỹđều độc lập với
nhau cả về kinh tế lẫn chính trị.Khi tiến hành soạn thảo Hiến pháp liên bang, đã xảy
ra sự mâu thuẫngiữa các bang lớn, đơng dân, có kinh tế phát triển và những bang
nhỏ với số dân ít, nền kinh tế chậm phát triển hơn, về quyền đại diện trong Nghị
viện.Các bang lớn đã ủng hộ phương án Virginia, yêu cầu đại diện được bầu ra trên
cơ sở số dân và tiền thuế. Yêu cầu này vấp phải sự phản đối từ các bang nhỏ, với

lập luận: “Vì thế, nếu các tiểu bang đại diện theo tỷ lệ dân số, thì dù những đại biểu
này được cơ quan lập pháp tiểu bang hay dân chúng bầu chọn, cũng chẳng khác gì
nhau. Các bang nhỏ sẽ bị nơ lệ hóa và phụ thuộc vào các bang lớn”9. Trong khi đó,
các bang nhỏ lại ủng hộ phương án New Jersey với mong muốn tất cả các bang đều
có số đại biểu như nhau. Đòi hỏi này tất nhiên bị các bang lớn bác bỏ vì lo ngại
chính họ sẽ phải gánh chịu những gánh nặng nợ nần của các bang nhỏ trong trường
hợp các bang nhỏ giành được đa số phiếu.
Sau nhiều ngày tranh luận, các đại biểu đã đưa ra giải pháp dung hòa, gọi là
Đề xuất Connecticut hay Đại thỏa hiệp. Cụ thể, Nghị viện Mỹ được tổ chức thành
hai viện với phương thức bầu cử khác nhau, trong đó, Hạ viện được bầu theo tỷ lệ
dân số, Thượng viện được bầu với số đại biểu như nhau ở các bang.Cách thức này
vừa đảm bảo các bang đều bình đẳng với nhau, không phân biệt lớn nhỏ, đồng thời
đảm bảo quyền lợi về mặt kinh tế của các bang lớn.
Bên cạnh đó, việc tổ chức Nghị viện thành hai viện cũng xuất phát từ sự ảnh
hưởng tư tưởng từ nước Anh. Trong tổ chức bộ máy nhà nước Anh, Nghị viện cũng
gồm có hai viện là Viện Bình dân - được hình thành bằng con đường bầu cử và
8

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (2005), Khái quát về chính quyền Mỹ - Bản dịch của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt
Nam, Ấn phẩm của Chương trình Thơng tin Quốc tế.
9
Nguyễn Cảnh Bình, Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào?, Nxb. Tri thức, tr.152.


9

Viện Quý tộc - được cha truyền con nối. Một đạo luật muốn được ban hành cần phải
được thông qua ở cả hai viện. Khi mười ba thuộc địa Anh ở châu Mỹ giành được
độc lập, cái mà họ muốn gạt bỏ chính là sự lệ thuộc vào nước Anh chứ khơng phải
là chế độ chính trị của mẫu quốc10. Vì vậy, các nhà lập hiến đã đưa ra phương án tổ

chức Nghị viện theo cơ cấu lưỡng viện với lập luận rằng nếu cả hai nhóm riêng biệt
– một nhóm đại diện cho chính quyền các bang, một nhóm đại diện cho dân chúng đều phải phê chuẩn mọi luật dự thảo, thì sẽ khơng cịn nguy cơ Nghị viện thông qua
các dự luật một cách vội vã, thiếu cẩn trọng. Viện này có thể thường xuyên kiểm tra
viện kia, theo như cách làm của Nghị viện Anh.
1.2.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành nhánh quyền hành
pháp
Sau khi đã đạt được sự thống nhất về quyền đại diện trong Nghị viện, các
nhà lập hiến lại tiếp tục thảo luận, xây dựng chế định Tổng thống Hoa Kỳ. Việc lập
ra một vị tổng thống đầy quyền lực cũng đã gây nên những cuộc tranh cãi trong Hội
nghị Lập hiến.
Như đã nói, vào thế kỷ XV – XVI, một bộ phận lớn người Anh đã di cư sang
các thuộc địa ở châu Mỹ và trong đó có phần lớn các quý tộc Anh. Những quý tộc
này chịu ảnh hưởng nhiều về mặt tư tưởng từ nước Anh, gồm hai khuynh hướng: tư
tưởng chính trị đại tư sản, chủ đồn điền, đại diện là Hamilton và tư tưởng chính trị
tiến bộ của phái dân chủ cách mạng tiểu tư sản, đại diện là Thomas Jefferson. Giữa
hai trường pháp này có sự mâu thuẫn nhau trong quan điểmvề chế độ Nhà nước.
Mục tiêu của Hamilton là xây dựng một chính quyền hiệu quả, nhưng
Jefferson lại nói: “Tơi khơng phải là người ủng hộ một chính phủ quá nhiệt huyết”.
Trong khi Hamilton lo sợ tình trạng vơ chính phủ và ln muốn đảm bảo an ninh,
trật tự thì Hamilton lại lo sợ tình trạng chun chế và ln suy nghĩ đảm bảo quyền
tự do. Nếu Hamilton coi nước Anh là hình mẫu thì Jefferson coi việc lật đổ chế độ
quân chủ ở Pháp là hiện thân của những lý tưởng tự do thời kỳ Khai sáng. Trái với
bản năng bảo thủ của Hamilton, Jefferson thiên về chủ nghĩa cấp tiến dân chủ.
Chính sự khác nhau này đã dẫn đến những cuộc tranh luận gay gắt tại Hội nghị lập
hiến về mơ hinh chính phủ.
Alexander Hamilton chủ trương xây dựng một ngành hành pháp mạnh, bảo
vệ nền quân chủ lập hiến tương tự như mơ hình tổ chức bộ máy nhà nước Anh. Tuy
nhiên, do không được chấp nhận, ông lại đòi hỏi thiết lập một vị Tổng thống mang
dáng dấp Anh hoàng với nhiệm kỳ suốt đời và thẩm quyền vô hạn. Tư tưởng của
10


Nguyễn Thị Hồi (2005), Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy nhà nước ở một
số nước, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.


10

Hamilton về chế độ nhà nước như trên vấp phải sự phản đối từ Jefferson, với chủ
trương xây dựng nền cộng hịa dân chủ nơng dân, trong đó, nhân dân có quyền tham
gia vào việc điều hành các cơng việc Nhà nước thơng qua đại diện của mình. Các
quan chức nhà nước đều do nhân dân bầu ra, làm việc theo nhiệm kỳ và có thể bị
nhân dân kiểm tra.
Trong khihai trường phái vẫn còn đang tranh cãi về quyền hạn của Tổng
thống thì tại Hội nghị,nhiều đại biểu vẫn cịn nhức nhối trước tình trạng Vương triều
nước Anh nắm trong tay quá nhiều quyền hành pháp, nên rất dè dặt đối với một
chức vụ Tổng thống nhiều thế lực. Do đó, đại biểu Benjamin Franklin đã yêu cầu
Hoa Kỳ áp dụng một chế độ tương tự như Thụy Sĩ, với quyền hành pháp được trao
cho một hội đồng gồm nhiều thành viên. Khơng riêng Thụy Sĩ, mơ hình này cũng
được áp dụng tại một số bang ở Hoa Kỳ và đạt được nhiều thành công.
Sau nhiều cuộc tranh luận, các nhà lập hiến đã tiến tới việc thiết lập nền cộng
hòa với một ngành hành pháp mạnh, đứng đầu là Tổng thống. Chế định Tổng thống
có nét tương đồng với hình ảnh vua Anh thời kỳ trước Cách mạng tư sản, trực tiếp
nắm quyền hành pháp, quyết định các vấn đề liên quan đến điều hành, quản lý đất
nước đồng thời là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Nhưng khác với Anh hoàng
được cha truyền con nối, Tổng thống Hoa Kỳ do nhân dân bầu ra với nhiệm kỳ 4
năm do đó, phải chịu trách nhiệm trước nhân dân,nhằm tránh tình trạng Tổng thống
chuyên quyền, biến nền cộng hòa liên bang mà các nhà lập hiến cất công xây dựng
thành chế độ độc tài chuyên chế như chính quyền “bàn tay sắt” của Cromwell.
1.2.4. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành nhánh quyền tƣ pháp
Sau khi đã xây dựng được mơ hình lập pháp và hành pháp, nhánh quyền lực

cuối cùng mà các nhà lập hiến hướng tới là tư pháp và sẽ giao cho Tòa án nắm giữ.
Tòa án thực hiện quyền tư pháp thông qua hoạt động của các Thẩm phán. Do đó, để
đảm bảo sự độc lập giữa tư pháp với lập pháp và hành pháp theo nguyên tắc phân
chia quyền lực thì điều kiện tiên quyết là phải đảm bảo sự độc lập của các Thẩm
phán. Trong quá trình thảo luận về cách thức bầu chọn Thẩm phán, một số nhà lập
hiến cho rằng các thẩm phán sẽ do Tổng thống lựa chọn thay vì Thượng viện, với lý
do, Thượng viện được chọn ra trên cơ sở bình đẳng giữa các tiểu bang trong khi các
phán quyết của Tòa án thường xun có mối liên hệ lợi ích với các bang, vì vậy,
nếu để Thượng viện lựa chọn Thẩm phán sẽ tạo nên sự phụ thuộc giữa Thẩm phán
với Thượng viện, với các tiểu bang. Bên cạnh đó, Tổng thống lại là người trực tiếp
quản lý, điều hành đất nước, làm việc với tất cả các vùng đất trên lãnh thổ nước Mỹ,
do đó, Tổng thống sẽ có được những thơng tin cần thiết về ứng cử viên thích hợp


11

cho vị trí Thẩm phán hơn là các Nghị sĩ chỉ đại diện cho một tiểu bang nhất định
trong Thượng viện.
Đối lập với quan điểm trên, một số nhà lập hiến lại chủ trương trao quyền lựa
chọn tuyệt đối cho Thượng viện vì họ e ngại rằng, nếu giao cho Tổng thống, vốn đã
có rất nhiều quyền năng, quyền lựa chọn các Thẩm phán Tối cao pháp viện chỉ làm
tăng ảnh hưởng của ơng ta, điều này có thể vấp phải sự phản đối từ quần chúng
nhân dân. Cả hai đề xuất này đều không được đa số các nhà lập hiến tán thành, tuy
nhiên, khi bản phác thảo Hiến pháp được hồn thiện và đưa ra tranh luận, thì Hội
nghị lại tán thành cho phép Tổng thống có quyền bổ nhiệm Thẩm phán nhưng với
sự phê chuẩn của Thượng viện.
Tóm lại, q trình soạn thảo Hiến pháp liên bang, cụ thể là xây dựng nên mơ
hình chính quyền với ba nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp do ba cơ quan khác
nhau nắm giữ, là quá trình cực kỳ khó khăn. Các chế định Nghị viện, Tổng thống,
Tối cao pháp viện được tạo nên từ sự mâu thuẫn gay gắt giữa các bang độc lập cũng

như giữa các nhà lập hiến với tư tưởng chính trị khác nhau, cụ thể là giữa khuynh
hướng dân chủ tư sản và khuynh hướng đại tư sản, chủ đồn điền. Nhưng điểm
chung đó chính lànhững tư tưởng này đều chịu ảnh hưởng từ nước Anh, từ những
ngày đầu của quá trình di dân cũng như trong suốt quá trình cai trị.
1.3. Nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nƣớc Hoa Kỳ theo quy định của Hiến
pháp
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là những nguyên lý,
những tư tưởng chỉ đạo có tính then chốt (xuất phát điểm), thể hiện bản chất, nội
dung, ý nghĩa, mục tiêu và nhiệm vụ của nhà nước, tạo cơ sở cho việc tổ chức và
triển khai các hoạt động của bộ máy nhà nước11.Như đã trình bày, Hoa Kỳ áp dụng
triệt để và thành cơng học thuyết phân quyền của Montesquieu, do đó, nguyên tắc
phân quyền được xem là nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt trong tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước. Nhưng Hoa Kỳ lại là nhà nước liên bang nên bên cạnh
sự phân quyền theo chiều ngang giữa ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp, bộ
máy nhà nước Hoa Kỳ còn phân quyền theo chiều dọc giữa các cơ quan nhà nước ở
liên bang với cơ quan nhà nước ở tiểu bang.Theo quy định của Hiến pháp liên bang,
bộ máy nhà nước Hoa Kỳ được tổ chức theo những nguyên tắc sau đây:

11

Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội,
tr.45.


12

1.3.1. Quyền lực Nhà nƣớc đƣợc chia thành ba nhánh lập pháp, hành
pháp và tƣ pháp độc lập với nhau
Hoa Kỳ là quốc gia áp dụng học thuyết phân quyền một cách triệt để nhất,
theo đó, quyền lực nhà nước được phân thành lập pháp, hành pháp, tư pháp, giao

cho ba cơ quan khác nhau là Nghị viện, Tổng thống và Tối cao pháp viện nắm giữ.
Ba nhánh quyền lực này có sự độc lập với nhau, thể hiện trong cả cách thức hình
thành, hoạt động và vai trị của từng nhánh quyền lực trong việc thực hiện quyền lực
nhà nước nói chung.
Quyền lập pháp được trao cho Nghị viện, gồm có Thượng viện và Hạ
12

viện .Nhằm dung hịa lợi ích giữa các bang lớn và bang nhỏ với điều kiện địa lý,
dân số và sự phát triển kinh tế khác nhau, Nghị viện Mỹ chia thành Thượng viện gồm các Nghị sĩ được lựa chọn theo tỷ lệ bằng nhau, không phân biệt bang lớn hay
bang nhỏ, và Hạ viện – gồm các Nghị sĩ được lựa chọn dựa theo số dân. Bên cạnh
đó, cơ chế lưỡng việngiúp hạn chế tình trạng Nghị viện ban hành luật cẩu thả, hấp
tấp, không đảm bảo được quyền lợi cho nhân dân, bởi vì để trở thành luật, một dự
luật cần phải được thông qua ở cả hai viện.
Quyền hành pháp thuộc về Tổng thốngHợp chúng quốc13. Quyền hành pháp
bao gồm quyền thực thi các chính sách, pháp luậtvào thực tế cuộc sống và quyền
ban hành các văn bản dưới luật theo thẩm quyền.
Quyền tư pháp ở Hợp chúng quốc được trao cho Tối cao pháp viện và cho
những tòa án cấp dưới do Quốc hội thành lập, theo sự cần thiết14. Trong ba nhánh
quyền lực thì tư pháp được coi là nhánh quyền độc lập hơn cả, đây không chỉ là cơ
quan giải quyết tranh chấp, bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật, quyền và lợi ích
của con người, mà riêng ở Hoa Kỳ, Tịa án cịn có quyền giải thích pháp luật và là
cơ quan bảo vệ Hiến pháp.
Ngồi ra, sự độc lập giữa ba nhánh quyền còn thể hiện trong sự khơng chung
thành viên, có nghĩa là một người không thể vừa là Nghị sĩ, vừa là thành viên Chính
phủ hoặc là Thẩm phán, điều này đảm bảo các cơ quan không thể gây ảnh hưởng,
điều khiển lẫn nhau thông qua các thành viên kiêm nhiệm. Ngược lại, các thành
viên cũng khơng bị tác động từ phía các cơ quan khác nhau, gây mất tập trung trong
quá trình làm việc.Madison đã nói: “Nếu nguyên tắc đó được tuân theo một cách
triệt để, thì sự bổ nhậm nhân viên trong ba ngành quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp, sẽ hoàn toàn căn bản trên một hệ thống chung, tức là do sự chọn lựa của dân

12

Khoản 1 Điều I Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
Khoản 1 Điều II Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
14
Khoản 1 Điều III Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
13


13

chúng, nhưng mỗi ngành theo một đường lối riêng biệt, không phải phụ thuộc cùng
nhau.”. Như vậy, để các thành viên hồn tồn độc lập với nhau thì việc bổ nhiệm
các thành viên này tốt nhất là bằng con đường bầu cử. Tuy nhiên vẫncó ngoại lệ, đó
là trường hợp bổ nhiệm nhân viên ngành tư pháp, “Chẳng hạn như trong ngành tư
pháp, chúng ta không nên theo quá sát nguyên tắc lý thuyết e rằng trên phương diện
thực tế sẽ bất lợi. Trước hết, bởi vì nhân viên của ngành này cần phải có những
điều kiện tài đức và chuyên nghiệp đặc biệt, vậy cần phải áp dụng một phương
pháp chọn lựa nhân viên sao cho có được những nhân viên có đầy đủ các điều kiện
địi hỏi. Sau nữa, bởi vì kì hạn đảm nhận chức vụ của các nhân viên sau khi được
bổ nhậm sẽ hết phụ thuộc vào những người hoặc cơ quan đã giao phó chức vụ cho
họ.”. Chính vì vậy, ở Hoa Kỳ, Nghị viện và Tổng thống do nhân dân chọn lựa
thông qua bầu cử nhưng các Thẩm phánTối cao pháp viện lại được bổ nhiệm bởi
Tổng thống với sự phê chuẩn của Nghị viện.
Các cơ quan thực hiện các hoạt động trong phạm vi quyền lực mình nắm giữ,
tạo nên sự chuyên mơn hóa trong q trình thực hiện quyền lực nhà nước.
1.3.2. Các nhánh quyền lực có sự phối hợp với nhau trong quá trình
hoạt động
Quyền lực nhà nước là thống nhất,do đó,mục đích hoạt động của các cơ quan
nhà nước cũng phải thống nhấtnhưng để làm được điều này đòi hỏi phải có sự phối

hợp chặt chẽgiữa các cơ quan với nhau. Như đã phân tích, quyền lực nhà nước ở
Hoa Kỳ được chia thành ba nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp do cho ba cơ quan
độc lập nắm giữ.Vì lẽ đó, các cơ quan phải phối hợp với nhau trong việc thực hiện
nhiệm vụ của từng cơ quan cũng như nhiệm vụ chung của cả bộ máy nhà nước.
Phối hợp là sự hỗ trợ lẫn nhau để cùng thực hiện quyền lực nhà nước, thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan nhà nước15. Nghị viện nắm quyền lập
pháp nhưng mục đích ban hành ra luật chính là để những luật này được thực hiện
trên thực tế, do đó, cần dựa vào quyền hành pháp của Tổng thống. Trong q trình
thi hành luật khơng thể tránh khỏi những tranh chấp, những hành vi vi phạm cần
được xét xử, giải quyết, điều này lại phải dựa vào quyền tư pháp của Tịa án. Thơng
qua sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lực nhà nước, các
nhánh quyền có thể kiểm sốt lẫn nhau đồng thời hạn chế được sự xung đột quyền
lực. Cụ thể, pháp luật quy định cho cơ quan nhà nước này đảm nhận một phần cơng
việc mang tính trợ giúp cho công việc thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước khác
15

Nguyễn Minh Đoan (2007), “Nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng và phối hợp
giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”, Tạp chí Nhà
nước và pháp luật,(229), tr. 7.


14

khi có cơ sở cho rằng cơ quan trợ giúp có điều kiện thực hiện phần cơng việc đó
một cách tốt hơn và hiệu quả hơn cơ quan được trợ giúp, tuy nhiên, cơ quan nắm
giữ quyền lực vẫn sẽ thực hiện phần căn bản của quyền lực, các cơ quan khác chỉ
giúp đỡ thực hiện phần không căn bản. Ví dụ, Nghị viện có quyền ban hành luật
vàTổng thống, bằng quyền sáng kiến lập pháp của mình, có thể trình một dự luật lên
để Nghị viện xem xét, bởi vì Tổng thống chính là người triển khai pháp luật trên
thực tế nên sẽ hiểu được những vấn đề mới cần sự điều chỉnh của pháp luật cũng

như những dự luật lỗi thời cần sửa đổi, bổ sung, nhưng phải khẳng định rằng, quyền
lập pháp vẫn thuộc về Nghị viện, Tổng thống chỉ phối hợp với Nghị viện trong việc
thực hiện quyền lập pháp mà thôi.
Như vậy, mặc dù quyền lực nhà nước được chia thành ba nhánh và giao cho
các chủ thể độc lập với nhau nắm giữ, nhưng sự độc lập này chỉ mang tính tương
đối. Sự phân quyền thực chất chỉ phân chia về mặt nội dung của quyền lực, chủ thể
cuối cùng nắm giữ quyền lực vẫn là nhân dân.Mỗi nhánh quyền là một bộ phận
trong một thể thống nhất, chính vì vậy, chúng ln có mối liên hệ qua lại. Hành
pháp khi thực hiện công tác quản lý, điều hành và tư pháp thực hiện chức năng xét
xử đều phải dựa trên pháp luật do lập pháp ban hành; các bản án của tư pháp lại
được thực hiện bởi hành pháp; các đạo luật do lập pháp ban hành đa phần khởi
nguồn từ sáng kiến của hành pháp. Nếu lập pháp ban hành các đạo luật kém chất
lượng thì việc thực hiện các đạo luật đó đối với cơ quan hành pháp sẽ rất khó khăn.
Nếu cơ quan hành pháp không thực hiện tốt những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của mình thì dù hoạt động lập pháp có tốt đến đâu, pháp luật cũng khơng có khả
năng đi vào đời sống thực tiễn. Các cơ quan tư pháp nếu không xét xử nghiêm minh
các hành vi vi phạm pháp luật thì pháp luật sẽ không được người dân tôn trọng thực
hiện16.
1.3.3. Các nhánh quyền lực ln kiểm sốtlẫn nhau trong q trình
hoạt động
Kiềm chế và đối trọng là tập hợp các quyền và trách nhiệm do pháp luật quy
định làm cơ sở để các nhánh quyền lực thực hiện kiểm soát lẫn nhau17. Sự kiềm chế
đối trọng tạo nên mối quan hệ chính trị - pháp lý giữa các nhánh quyền lực sao cho
các nhánh đó có thể độc lập thực thi nhiệm vụ đồng thời có thể ngăn chặn sự lạm
quyền của một trong hai nhánh cịn lại, chính vì vậy, giữa các nhánh quyền lực
khơng hồn tồn độc lập, tách biệt với nhau mà vẫn có sự liên hệ, tác động qua lại
16

Trần Thị Khôi Nguyên (2014), Nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
Hoa Kỳ, Luận văn tốt nghiệp.

17
Phạm Thế Lực (2008), “Ý nghĩa của lý thuyết phân quyền trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền
ở Việt Nam hiện nay”, Nghiên cứu lập pháp, (127), tr.(19)


15

lẫn nhau. Trong đó, kiềm chế tạo nên sự kiểm tra giữa các nhánh quyền đảm bảo
các cơ quan tuân thủ đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật; đối trọng tạo nên
sự cân bằng giữa các nhánh quyền lực, không để cơ quan nào tập trung quyền lực
quá mức, dẫn đến lạm dụng quyền lực.
Sự kiềm chế, đối trọng giữa các nhánh quyền lực được thể hiện qua việc: lập
pháp ban hành luật, giám sát việc thực hiện các đạo luật do nó ban hành và truy tố
quan chức bộ máy hành pháp khi họ vi phạm trách nhiệm; hành pháp có nhiệm vụ
thực thi pháp luật, ngăn chặn những dự định tùy tiện của cơ quan lập pháp; sự độc
lập của cơ quan tư pháp và các quan tịa nhằm bảo vệ cơng dân khỏi sự xâm hại bởi
những đạo luật của cơ quan lập pháp cũng như hành vi tùy tiện của cơ quan hành
pháp.
Quyền lập pháp được trao cho Nghị viện – gồm những người do nhân dân
chọn lựa thông qua bầu cử, nhận quyền lực trực tiếp từ nhân dân, do đó, Nghị viện
có quyền lực rất lớn. Quyền lực càng lớn thì nguy cơ lạm quyền càng cao, vì vậy,
cần có sự kiềm chế bởi hai nhánh quyền còn lại, thể hiện ở việc Tổng thống có
quyền phủ quyết các dự luật của Nghị viện, Tịa án thơng qua quyền giải thích pháp
luật và tài phán Hiến pháp, có quyền tuyên bố một đạo luật nào đó là vơ hiệu hoặc
ra phán quyết hủy bỏ đạo luật đó.Sự kiềm chế, đối trọng giữa hành pháp và tư pháp
với lập pháp đều nhằm đảm bảo các đạo luật được ban hành thật sự có hiệu quả, bảo
vệ được quyền lợi của nhân dân đồng thời khơng vi hiến.
Hoa Kỳ theo hình thức liên bang, chính vì vậy cần có một chính phủ có uy
quyền để chỉ huy. “Nhận xét trong mọi khía cạnh sẽ làm chúng ta nhận định rõ
ràng rằng nếu không giao phó cho chính phủ liên bang những quyền lực vơ giới

hạn để thi hành những nhiệm vụ mà chúng ta giao phó cho chính phủ thì quả thật là
vừa thiếu khơn ngoan lại vừa thiếu an tồn.”18. Chính phủ là cơ quan có nhiệm vụ
quản lý đất nước, nắm trong tay quyền lực lớn cộng với việc Tổng thống do nhân
dân gián tiếp bầu ra thông qua các đại cử tri, nhận quyền lực trực tiếp từ nhân dân,
nên hành pháp có nguy cơ lạm dụng quyền lực hơn cả. Để kiểm sốt quyền lực của
Chính phủ, cần có sự đối trọng quyền lực từ hai nhánh quyền còn lại là lập pháp và
hành pháp.
Như đã nói, tư pháp là nhánh quyền độc lập hơn cả vì khơng chịu sự ảnh
hưởng từ bất cứ chủ thể nào. Tịa án có nhiệm vụ giải quyết tranh chấp, đảm bảo
công bằng, nhưng khơng thể nói Tịa án khơng bao giờ hành xử vượt quá thẩm
quyền. Do đặc thù của hoạt động tư pháp ln đề cao tính độc lập, bên cạnh đó,

18

Hamilton, Madison và Jay (1959), Luận về Hiến pháp Hoa Kỳ, Nxb.Sài Gòn, Sài Gòn, tr.49.


16

Thẩm phán có nhiệm kỳ lâu dài, ít chịu sự tác động từ bên ngồi, nênsự kiểm sốt
quyền lực từ nhánh quyền lập pháp và hành pháp chỉ dừng lại ở khía cạnh nhân sự
và truy cứu trách nhiệm, tránh việc can thiệp quá sâu của nhánh lập pháp và hành
pháp vào hoạt động xét xử của Tòa án.
1.3.4. Nhà nƣớc đƣợc tổ chức theo hình thức liên bang, các bang
bình đẳng, có sự phân quyền giữa liên bang và tiểu bang
Bên cạnh sự phân quyền theo chiều ngang, thể hiện ở việc phân chia quyền
quyền lực giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương thì bộ máy nhà nước Hoa Kỳ
còn phân chia quyền lực theo chiều dọc giữa chính quyền trung ương và chính
quyền tiểu bang.
Xuất phát từ sự yếu kém của chính quyền hợp bang, trong Hội nghị lập hiến

tại Philadelphia, các nhà lập hiến đã chủ trương xây dựngchính quyền liên bang,
nhằm ổn định tình hình trong nước, tăng cường sức mạnh trên chính trường quốc tế.
Ban đầu, tư tưởng xây dựng nền cộng hòa vấp phải sự phản đối từ những người theo
chủ trương phản liên bang, nhưng cuối cùng bản Hiến pháp vẫn được thông qua,
làm nền tảng để xây dựng nên Hợp chúng quốcHoa Kỳ với thể chế cộng hòa liên
bang.
Montesquieu nhận định rằng hình thức Nhà nước cộng hịa cũng hợp lý như
hình thức qn chủ19.“Rất có thể là nhân loại sẽ phải tiếp tục sống mãi mãi dưới sự
trị vì của một người độc nhất nếu họ không nghĩ ra được một chính thể có tất cả
những lợi điểm quốc nội của một chế độ cộng hòa đồng thời lại có tất cả những lợi
điểm đối ngoại của một chế độ qn chủ. Đó là chính thể cộng hịa liên
bang.”20.Ơng còn nêu ra những ưu điểm của việc xây dựng nền cộng hòa liên bang.
“Một nền cộng hòa như vậy sẽ có khả năng đương đầu với một lực lượng ngoại
bang, và đồng thời lại có khả năng ngăn chặn một tình trạng tan rã và nhũng nhiễu
trong nước. Một chính quyền như vậy loại trừ được tất cả những điểm bất lợi cho
quốc gia đó.”21.Việc xây dựng chính quyền liên bang, mặc dù đã hạn chế một số
quyền hạn của tiểu bang nhưng không đồng nghĩa với việc bãi bỏ chính quyền các
tiểu bang. Bởi vì, Hamilton cho rằng việc thành lập chính quyền liên bang là “một
sự kết hợp khơng tồn phần của các tiểu bang trong liên bang”, các tiểu bang
không trao hết tất cả quyền lực của mình cho chính quyền liên bang, trừ các trường
hợp do Hiến pháp quy địnhvà việc sử dụng quyền đó sẽ trái ngược hoặc khơng thích
hợp đối với Hiến pháp, hoặc cấm hẳn việc sử dụng các quyền đó của tiểu bang.Bên
19

Đinh Văn Mậu - Phạm Hồng Thái (1997), Lịch sử các học thuyết chính trị - pháp lý, Nxb. Thành phố Hồ
Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.87
20
Hamilton, Madison và Jay (1959), Luận về Hiến pháp Hoa Kỳ, Nxb.Sài Gòn, Sài Gòn, tr.32.
21
Sđd, tr.32.



17

cạnh đó, chính quyền tiểu bang vẫn nắm giữ một số quyền lực đặc biệt và quan
trọng.
Như vậy, cộng hòa liên bang chỉ có một nghĩa rất giản dị là “sự kết hợp của
nhiều xã hội”, hay sự kết hợp của hai hoặc nhiều nước thành một nước22.Các tiểu
bang đều được coi là một bộ phận của chủ quyền quốc gia, được đại diện trực tiếp
trong Thượng viện, thể hiện rõ sự bình đẳng giữa các tiểu bang với nhau. Các tiểu
bang dù diện tích lớn hay nhỏ, dân số đơng hay thưa, kinh tế phát triển mạnh hay
yếu, đóng góp cho quốc gia nhiều hay ít đều có số đại biểu như nhau trong Thượng
viện. Vì Hạ viện Mỹ được thành lập theo quy mô dân số, điều này có thể dẫn đến
nguy cơ các bang lớn sẽ bỏ qua quyền lợi của các bang nhỏ. Do đó, việc các bang
có số đại biểu ngang nhau ở Thượng viện Mỹ được coi là sự thỏa hiệp giữa các
bang, bảo đảm các quyền lợi của bang nhỏ không bị các bang lớn chèn ép trong
hoạt động lập pháp.
Hiến pháp liên bang đã đưa ra giải pháp thích hợp về sự phân quyền giữa
chính quyền liên bang và chính quyền tiểu bang như sau: những quyền lợi lớn lao,
có tính cách tồn quốc thì được giao phó cho chính phủ trung ương liên bang, cịn
những quyền lợi địa phương thì được giao phó cho các chính phủ tiểu bang23. Nhằm
tránh tình trạng can thiệp quá sâu vào những vấn đề thuộc thẩm quyền của chính
quyền tiểu bang thì cần phải giới hạn các quyền của chính quyền liên bang, cụ thể là
bằng các quy định tại Điều I, II, III của Hiến pháp. Ngược lại,để thuận lợi cho chính
quyền liên bang hoạt động thì cần hạn chế một số quyền của tiểu bang như: không
được quyền gia nhập một điều ước, một liên minh hay liên hiệp nào; không được
ban hành chứng thư trưng dụng của cải để trả thù trong thời chiến mà khơng có sự
cho phép của chính phủ liên bang; không được quyền ban hành tiền tệ để tránh
trường hợp mỗi bang có một đồng tiền riêng, làm cho đồng tiền mất giá dẫn đến nạn
lạm phát tương tự như thời kỳ Chính phủ hợp bang; các tiểu bang khơng được ban

hành tín dụng chứng phiếu, quy định này của tiểu bang gắn liền với việc cấm các
tiểu bang phát hành tiền tệ; cấm các tiểu bang ban hành các đạo luật làm tổn hại đến
quyền tự do của tư nhân, hoặc có hiệu lực hồi tố, hoặc tổn hại đến sự thi hành các
hợp đồng; trong lĩnh vực thuế má, các tiểu bang khơng có quyền đánh thuế về nhập
cảng và xuất cảng nếu khơng có sự đồng ý của Nghị viện, trừ những trường hợp cần
thiết và số tiền thuế thu được sẽ thuộc về ngân khố của chính phủ liên bang; khơng
có quyền đánh thuế về thuyền, duy trì quân đội hoặc chiến thuyền trong thời bình,
ký kết thỏa hiệp với tiểu bang khác hoặc quốc gia khác, tham chiến trừ trường hợp
22

Sđd, tr34-35.
Hamilton, Madison và Jay (1959), Luận về Hiến pháp Hoa Kỳ, Nxb.Sài Gòn, Sài Gòn, tr.43.

23


×