Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo luật thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 164 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
*********

TRẦN TRUNG HIẾU

BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG
THEO LUẬT THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số

: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các dữ
liệu, luận điểm trong luận văn được trích dẫn đầy đủ nếu khơng thuộc ý tưởng hoặc
kết quả tổng hợp của chính bản thân tơi.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Tác giả luận văn


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



Bộ nguyên tắc
UNIDROIT

Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về Hợp đồng thương mại
quốc tế 2004 (PICC)

Bộ nguyên tắc châu Âu The Principles of European Contract Law - PECL I & II
về hợp đồng
(1999) - PECL III (2002)
BLDS 1995

Bộ luật dân sự số 44-L/CTN ngày 28 tháng 10 năm 1995
(Bộ luật dân sự 1995)

BLDS 2005

Bộ luật dân sự số 33/2005/QH1 1 ngà y 1 4/06/2005
(Bộ luật dâ n sự 20 05)

Công ước Viên 1980

Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế ngày 11 tháng 04 năm 1980 (United Nations
Convention on Contracts for the International Sale of
Goods [Vienna, 1980] [CISG])
Luật thương mại số 58/L-CTN ngày 10 tháng 5 năm 1997
(Luật thương mại 1997)

LTM 1997

LTM 2005

Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm
2005 (Luật thương mại 2005)

Nxb

Nhà xuất bản

PLHĐKT 1989

Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25 tháng 09 năm 1989
(Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989)

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


MỤC LỤC

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỒI THƢỜNG
THIỆT HẠI THEO LUẬT THƢƠNG MẠI VIỆT
NAM NĂM 2005 ........................................................................


7

1.1. Khái niệm bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo Luật
thƣơng mại Việt Nam năm 2005 ..................................................................

7

1.2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại theo Luật
thƣơng mại Việt Nam năm 2005 ..................................................................

15

1.2.1. Hành vi vi phạm hợp đồng .......................................................................

15

1.2.2. Thiệt hại thực tế .......................................................................................

18

1.2.3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại .......

27

1.3. Yếu tố lỗi trong bồi thƣờng thiệt hại theo Luật thƣơng mại Việt
Nam năm 2005 ...............................................................................................

29


1.4. Mối quan hệ giữa bồi thƣờng thiệt hại và các hình thức chế tài
khác theo Luật thƣơng mại Việt Nam năm 2005........................................

32

1.4.1. Mối quan hệ giữa bồi thường thiệt hại và chế tài buộc thực hiện
đúng hợp đồng ........................................................................................

33

1.4.2. Mối quan hệ giữa bồi thường thiệt hại và chế tài phạt vi phạm .............

34

1.4.3. Mối quan hệ giữa bồi thường thiệt hại và chế tài tạm ngừng thực
hiện hợp đồng .........................................................................................

36

1.4.4. Mối quan hệ giữa bồi thường thiệt hại và chế tài đình chỉ thực
hiện hợp đồng… ......................................................................................

39

1.4.5. Mối quan hệ giữa bồi thường thiệt hại và chế tài hủy bỏ hợp
đồng……... ..............................................................................................

40



Kết luận Chƣơng 1 ...............................................................................................

43

CHƢƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƢƠNG
MẠI VIỆT NAM NĂM 2005 TRONG GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI.....................

44

2.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về xác định hành vi vi
phạm hợp đồng ...........................................................................................

44

2.2. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về xác định thiệt hại thực tế .......

49

2.3. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về xác định hành vi vi
phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại .....................

56

2.4. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật liên quan tới yếu tố lỗi ................

59

2.5. Thực tiễn ết hợp chế tài bồi thƣờng thiệt hại với chế tài buộc
thực hiện đúng hợp đồng ............................................................................


62

2.6. Thực tiễn ết hợp chế tài bồi thƣờng thiệt hại với chế tài phạt vi
phạm .............................................................................................................

65

2.7. Thực tiễn ết hợp chế tài bồi thƣờng thiệt hại với chế tài tạm
ngừng, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng .............................................................

69

Kết luận và kiến nghị Chƣơng 2 ........................................................................

76

KẾT LUẬN ...........................................................................................................

78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Pháp luật đã

thật sự đi vào đời sống, tạo nên hành lang pháp lý cho các quan hệ xã hội phát triển
không ngừng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đời sống dân trí
ngày càng nâng cao, kinh doanh mua bán ngày càng đa dạng, chính vì thế mà các
quy phạm pháp luật cũng phải từng bước được điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với
tình hình đổi mới của đất nước.
Việc giao lưu thương mại không chỉ là sự hợp tác giữa các đối tác trong nước
mà c n bao gồm mối quan hệ kinh doanh, thương mại với các thương nhân nước
ngoài. Sự đa dạng, phức tạp của các quan hệ thương mại đã kéo theo nhiều tranh
chấp phát sinh là điều không thể tránh khỏi. Các nhà làm luật đã tiên liệu đến khả
năng phát sinh tranh chấp và phương thức x lý ch ng, tuy nhiên cũng ch nh t nh đa
dạng của các quan hệ kinh doanh, thương mại dẫn đến sự tồn tại một số bất cập trong
thực ti n giải quyết tranh chấp, trong đó có vấn đề bồi thường thiệt hại do vi phạm
hợp đồng.
Bồi thường thiệt hại là loại chế tài phổ biến trong hoạt động giải quyết tranh
chấp kinh doanh, thương mại. Loại chế tài này đã có rất nhiều học giả quan tâm,
nghiên cứu. Tuy nhiên, mỗi học giả lại phân tích theo mỗi khía cạnh pháp lý riêng.
Tác giả thấy rằng, bất kỳ thể nhân hay pháp nhân nào khi giao kết hợp đồng họ đều
chú trọng vào mục đ ch của hợp đồng và thường hay quên đi hậu quả pháp lý của
hợp đồng nếu có hành vi vi phạm. Đa số các vụ kiện tranh chấp, các bên trong hợp
đồng thường yêu cầu bồi thường thiệt hại. Theo báo cáo của Bộ Công thương về
nghiên cứu khả năng Việt Nam gia nhập Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế (Cơng ước Viên 1980 - CISG) tháng 12/2012, các vụ
tranh chấp được khảo sát giai đoạn 2000 – 2010 liên quan đến chế tài bồi thường
thiệt hại do vi phạm hợp đồng chiếm tỷ lệ 74/147 vụ, khoảng 50% .
Vậy cơ sở pháp lý nào để áp dụng hình thức chế tài này và thực ti n đã giải
quyết ra sao, đã tạo cho tác giả niềm đam mê nghiên cứu. Tác giả muốn đi sâu tìm
hiểu, phân t ch cơ sở lý luận và thực ti n áp dụng hình thức chế tài này, từ đó nêu ra
một số hạn chế, bất cập trong q trình áp dụng, hướng đến việc hồn thiện pháp luật
nói chung và hồn thiện các hình thức chế tài trong hoạt động thương mại nói riêng ở
Việt Nam cho phù hợp với tình hình hội nhập và pháp luật quốc tế, nhất là trong giai

đoạn hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương Việt Nam gia nhập Cơng
ước Viên 1980. Đó là lý do mà tác giả quyết định chọn đề tài “Bồi thường thiệt hại
do vi phạm hợp đồng theo Luật thương mại Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu
của mình.


2

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chế định về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực kinh
doanh, thương mại đã được quy định tại nhiều văn bản pháp luật trong nước lẫn nước
ngoài. Ở Việt Nam, chế định này được thể hiện trước đây tại Pháp lệnh hợp đồng
kinh tế 1989 (PLHĐKT 1989), rồi đến Luật thương mại 1997 (LTM 1997) và hiện
nay là Luật thương mại 2005 (LTM 2005). Sự s a đổi cơ bản của LTM 2005 về chế
định bồi thường thiệt hại như: căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại,
quan hệ giữa loại chế tài này với các loại chế tài khác, nghĩa vụ chứng minh, hạn chế
tổn thất của các bên trong hợp đồng… đã phần nào đưa Luật thương mại Việt Nam
phù hợp với tình hình mới. Bộ luật dân sự 2005 (BLDS 2005), Công ước Viên 1980
(CISG), Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004 (PICC), Bộ nguyên tắc hợp đồng châu Âu
2002 (PECL) và pháp luật các nước đều có qui định về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do vi phạm hợp đồng.
Vấn đề bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng nói chung và do vi phạm hợp
đồng kinh doanh, thương mại nói riêng được nhiều luật sư, học giả và các nhà khoa
học quan tâm, nghiên cứu. Liên quan đến loại chế tài này, tác giả thấy có hai nhóm
tài liệu:
Nhóm tài liệu liên quan trực tiếp đến đề tài này có bài viết của tác giả Nguy n
Thị Hằng Nga đăng trên Tạp chí Tịa án nhân dân, số 5, năm 2006: “Về việc áp dụng
chế tài phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại vào thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp
đồng trong hoạt động thương mại”; bài viết của tác giả Nguy n Thị Hồng Trinh
đăng trên Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 22, năm 2009: “Chế tài bồi thường thiệt

hại trong thương mại quốc tế qua Luật thương mại Việt Nam, Cơng ước CISG và Bộ
ngun tắc UNIDROIT”; Khóa luận c nhân luật của tác giả Đỗ Trần Hà Linh, năm
2009: “Chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại”; Khóa luận c
nhân luật của tác giả Đoàn Thị Thuận, năm 2011: “Chế tài bồi thường thiệt hại trong
hoạt động thương mại – Lý luận và thực tiễn”; Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả
Nguy n Ph Cường, năm 2009: “Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong
kinh doanh - thương mại”…
Nhóm tài liệu liên quan tới một khía cạnh nào đó của đề tài, tác giả thấy có bài
viết của tác giả Phan Huy Hồng đăng trên Tạp ch Nhà nước và Pháp luật số 11, năm
2010: “Nguyên tắc lỗi trong pháp luật thương mại Việt Nam”; bài viết của tác giả
Nguy n Thị Khế đăng trên Tạp ch Nhà nước và Pháp luật, số 1, năm 2008: “Một số
ý kiến liên quan đến các quy định về chế tài trong thương mại theo quy định Luật
thương mại”; bài viết của tác giả Dương Anh Sơn – Nguy n Ngọc Sơn đăng trên
Tạp chí khoa học pháp lý tháng 1/2007: “Tác động của các hình thức lỗi đến việc xác
định trách nhiệm hợp đồng nhìn từ góc độ ngun tắc trung thực và thiện chí”; Khóa
luận c nhân luật của tác giả Nguy n Thị Kim Phụng, năm 2010: “Trách nhiệm do vi
phạm hợp đồng theo Công ước Viên 1980 trong tương quan so sánh với Luật thương


3

mại Việt Nam 2005”; Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Lê Thị Di m Phương năm
2009: “Hoàn thiện chế định phạt vi phạm trong pháp luật hợp đồng thương mại Việt
Nam”; Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Võ Văn Đạt năm 2014: “Chế tài hủy bỏ
hợp đồng trong Luật thương mại 2005”; Luận án tiến sĩ của tác giả Trương Văn
Dũng năm 2003: “Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và
vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam”...
Các bài viết và đề tài trên là tài liệu vô cùng q báu giúp tác giả có nhiều
thơng tin hữu ích, quan trọng trong việc nghiên cứu đề tài. Điển hình là Luận văn
thạc sĩ Luật học của tác giả Nguy n Ph Cường năm 2009 về “Bồi thường thiệt hại

do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh - thương mại” đã nêu ra được bản chất và
những vấn đề cơ bản của chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, như: các
căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, các trường hợp được mi n
trách nhiệm bồi thường thiệt hại, mối quan hệ giữa chế tài bồi thường thiệt hại với
các hình thức chế tài khác từ đó r t ra kiến nghị hoàn thiện trường hợp miễn trách
nhiệm theo thỏa thuận giữa các bên, trường hợp miễn trách nhiệm do thực hiện
quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Điều 294), nghĩa vụ hạn chế tổn
thất (Điều 305) và áp dụng hành vi phạm hợp đồng trước hạn vào chế tài tạm ngừng
thực hiện hợp đồng (Điều 308) Luật thương mại 2005. Tuy nhiên, đề tài trên tập
trung vào việc phân t ch các quy định của pháp luật mà chưa làm nổi bật hết các vấn
đề còn bất cập trong thực ti n xét x , nhất là phải dựa vào đâu để xác định ch nh xác
hành vi vi phạm; xác định ch nh xác phạm vi, mức độ thiệt hại; xác định ch nh xác
mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại; ngun tắc thiện chí, trung
thực và tính dự đốn trước của thiệt hại trong bồi thường thiệt hại; đồng thời chi phí
cho luật sư của bên bị vi phạm có được xem là khoản tiền thiệt hại hay không? và
cụm từ “các chi phí hợp lý khác” trong Điều 306 LTM 2005 có bao gồm tiền bồi
thường thiệt hại và có được tính lãi hay khơng? Do vậy, tác giả sẽ tiếp tục nghiên
cứu các vấn đề trên trong luận văn của mình theo quy định của LTM 2005 trên cơ sở
tham khảo, đối chiếu với Công ước Viên 1980, Bộ nguyên tắc UNIDROIT, Bộ
nguyên tắc châu Âu về hợp đồng, kết hợp với các bản án trong thực ti n xét x .
Vấn đề bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại còn
được thể hiện trong các giáo trình và sách chuyên khảo như: giáo trình “Pháp luật về
hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng” phát hành năm 2013, giáo trình
“Pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ” phát hành năm 2014 của Trường
Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh; sách chuyên khảo: “Các biện pháp xử lý việc
không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam” phát hành năm 2010 và
tái bản năm 2013, Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án xuất bản
năm 2008, tái bản qua các năm 2009, 2010, 2011, 2013 của tác giả Đỗ Văn Đại...
Các giáo trình, sách chun khảo này có phạm vi thể hiện rất rộng các vấn đề pháp lý
về hợp đồng, cũng như nghiên cứu tổng thể các hình thức trách nhiệm do vi phạm



4

hợp đồng hoặc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chế tài do vi phạm hợp đồng.
Tác giả Đỗ Văn Đại đã nghiên cứu, phân tích, đối chiếu chế định về bồi thường thiệt
hại giữa BLDS và LTM từ đó hướng đến việc kiến nghị s a đổi, bổ sung BLDS 2005
là chủ yếu, ví dụ như: bỏ yếu tố lỗi trong những căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi
thường, bổ sung quy định nói rõ cho phép bồi thường “khoản lợi đáng lẽ được
hưởng” trong Bộ luật dân sự; hay đan xen kiến nghị s a đổi cụm từ “thiệt hại thực
tế” bao gồm cả tổn thất về tinh thần1 trong LTM 2005 cùng với kiến nghị s a đổi, bổ
sung Bộ luật dân sự mà chưa có tập hợp riêng cho các vấn đề bồi thường thiệt hại do
vi phạm hợp đồng theo Luật thương mại, nên thiết nghĩ đề tài mà tác giả đang nghiên
cứu cần được đầu tư một cách chuyên sâu, toàn diện để góp phần cơ sở lý luận và
thực ti n trong quá trình nghiên cứu s a đổi, bổ sung LTM 2005.
Bên cạnh đó, c n có rất nhiều cơng trình nghiên cứu khác liên quan đến loại chế
tài này của các tác giả: Phạm Duy Nghĩa, Dương Anh Sơn, Lê Thị Bích Thọ, Nguy n
Thị Hằng Nga, Nguy n Ngọc Khánh… Đây là những nguồn tài liệu rất quý giá, cung
cấp nhiều thơng tin bổ ích, chỉ ra những điểm bất cập, lỗ hổng pháp lý giúp cho việc
nghiên cứu, học tập và góp phần s a đổi, bổ sung pháp luật.
Trên nền tảng nghiên cứu của các học giả đi trước, tác giả lấy đó làm kinh
nghiệm, tiếp thu, học hỏi, nghiên cứu và đào sâu thêm. Qua đó, sẽ giúp mình có một
tầm nhìn khác hơn, sâu hơn về chế định bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
theo Luật thương mại Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm chỉ ra những điểm còn bất cập giữa lý luận và thực
ti n, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện các qui định về bồi thường thiệt hại do
vi phạm hợp đồng trong Luật thương mại 2005.
Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lý luận về chế tài bồi thường thiệt hại trong LTM 2005: khái
niệm, nguyên tắc bồi thường thiệt hại, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại, yếu tố lỗi, nghĩa vụ chứng minh, hạn chế tổn thất; mối quan hệ giữa hình thức
chế tài này với các hình thức chế tài khác.
Phân t ch các điểm tiến bộ và những vấn đề c n bỏ ngõ của Luật thương mại
Việt Nam trong tương quan so sánh với ộ luật dân sự Việt Nam và luật pháp quốc
tế về chế định bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Đánh giá chế định bồi
thường thiệt hại trong Luật thương mại hiện hành và thực ti n áp dụng chế định này
tại các cấp T a án để chỉ ra những điểm hạn chế, bất cập của chế định này trong
1

Đỗ Văn Đại (2010), Các biện pháp xử lý việc khơng thực hiện đúng hợp đồng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, tr.317.


5

LTM 2005. Đề xuất những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện chế định bồi thường
thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại nói riêng và Luật thương mại
Việt Nam nói chung.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn có đối tượng nghiên cứu là các học thuyết, lý thuyết về bồi thường
thiệt hại, các quy định của pháp luật và thực ti n áp dụng quy định của pháp luật về
bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại
thơng qua việc phân tích các bản án có liên quan trong thực ti n, nhất là trong việc áp
dụng LTM 2005 và BLDS 2005.
Từ những vấn đề xoay quanh chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
kinh doanh, thương mại, tác giả c n hướng đến những quan điểm trái chiều, những
điểm trống pháp lý chưa kịp thời điều chỉnh và những bất cập trong quá trình áp

dụng pháp luật.
Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một luận văn cao học luật, phạm vi nghiên cứu của đề tài
được giới hạn như sau:
Về không gian: luận văn được giới hạn trong việc nghiên cứu quy định của
pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương
mại mà trọng tâm là Luật thương mại 2005 và ộ luật dân sự 2005. Thực ti n xét x
dưới góc độ đánh giá tình hình ph hợp của quy định pháp luật cũng chủ yếu là bản
án của T a án Việt Nam, mà chủ yếu là khu vực ph a Nam. ên cạnh đó, trong q
trình thực hiện đề tài, luận văn cũng có sự so sánh với một số quy định của Công ước
viên 1980, ộ nguyên tắc UNIDROIT và ộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng.
Về thời gian: luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu từ năm 2005 trở về đối với
văn bản pháp luật. Đối với thực ti n xét x cũng là thực ti n áp dụng quy định pháp
luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng từ năm 2005 trở về đây.
Về nội dung: luận văn chủ yếu nghiên cứu chế tài bồi thường thiệt hại do vi
phạm hợp đồng theo Luật thương mại 2005. ên cạnh đó, đề tài cũng nghiên cứu
việc kết hợp áp dụng chế tài này với một số chế tài khác theo Luật thương mại.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phối hợp, đan xen các phương pháp phân
t ch, tổng hợp, đánh giá và so sánh.
Chương 1 của luận văn tập trung vào việc phân t ch, tổng hợp, đánh giá các vấn
đề cơ bản mang t nh chất lý luận về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong
lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Cụ thể là phân t ch các quy định của Luật thương
mại 2005 về chế tài bồi thường thiệt hại và nêu ý kiến của các tác giả trong các bài


6

viết xoay quanh chế định này. Đồng thời, luận văn cũng không quên việc so sánh,
đối chiếu chế định này trong Luật thương mại hiện hành với quy định của luật chung

là ộ luật sự 2005 và với các nguyên tắc pháp luật về hợp đồng thương mại được
thừa nhận phổ biến. Phương pháp so sánh này được tác giả áp dụng xuyên suốt ở hầu
hết các mục của luận văn.
Chương 2 của luận văn tập trung chủ yếu vào phương pháp khảo sát, tham khảo
ý kiến chuyên gia và đánh giá thực ti n. Với những gì đã phân t ch, tổng hợp ở
Chương 1 tác giả đ c kết lại những điều c n bỏ ngõ, bất cập của pháp luật để đưa ra
những đề xuất, kiến nghị của đề tài đang nghiên cứu.
6. Ý nghĩa hoa học và giá trị ứng dụng của luận văn
Về l luận: luận văn góp phần vào kho tàng khoa học pháp lý một cách có hệ
thống về chế định bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại,
nhất là trong lĩnh vực mua bán hàng hóa. Củng cố quan điểm lý luận về chế định
này. Các học giả có thể xem luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích khi muốn tìm
hiểu về chế định này trong Luật thương mại Việt Nam.
Về thực tiễn: luận văn nêu lên những vấn đề c n bất cập trong thực ti n cần
được làm rõ, qua đó người áp dụng pháp luật, nhất là các thương nhân sẽ hiểu hơn về
ý nghĩa của chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng được quy định trong
Luật thương mại hiện hành.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 2 chương:
Chương 1: Lý luận chung về bồi thường thiệt hại theo Luật thương mại Việt Nam
năm 2005
Chương 2: Thực ti n áp dụng quy định của Luật thương mại Việt Nam năm 2005
trong giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại


7

CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI

THEO LUẬT THƢƠNG MẠI VIỆT NAM NĂM 2005
1.1 Khái niệm bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo Luật thƣơng mại
Việt Nam năm 2005
Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, các quy phạm pháp luật thương mại
quốc gia ngày càng được hài hịa hóa với những quy phạm luật quốc tế về thương
mại2. Pháp luật thương mại luôn đặt ra yêu cầu hoàn thiện, nhằm điều chỉnh kịp thời
các quan hệ kinh doanh, thương mại không những trong nước mà cịn ở ngồi nước,
trong đó có chế định về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
Quan hệ giao dịch trong xã hội phát sinh ngày càng nhiều để thỏa mãn các
nhu cầu về vật chất và tinh thần của các tổ chức và cá nhân. Trong các quan hệ giao
dịch đó, quyền và nghĩa vụ của các bên thường được xác lập dưới một hình thức
pháp lý nhất định gọi là hợp đồng. Hình thức pháp lý này có vai trị rất quan trọng
trong hệ thống pháp luật dân sự nói chung và pháp luật kinh doanh, thương mại nói
riêng, quyết định sự tồn tại và phát triển của các giao lưu thương mại trong nền kinh
tế.
Thuật ngữ “hợp đồng” được s dụng chính thức trong pháp luật hiện hành từ
khi Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 và Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991 được ban
hành3 với nghĩa chung nhất là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi
hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong những quan hệ cụ thể. Trong các văn bản
pháp lý trước đây cũng như trong thực ti n, thuật ngữ này c n được s dụng dưới các
tên gọi khác nhau như: “văn tự”, “khế ước”, “giao ước”, “hiệp ước” hay “giao
kèo”… nhưng đều thể hiện chung bản chất của một hợp đồng, là sự thỏa thuận và
ràng buộc nghĩa vụ pháp lý giữa các bên phát sinh trong lĩnh vực trao đổi, chuyển
dịch các lợi ích vật chất và tinh thần theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng,
thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
LTM 2005 không đưa ra khái niệm hợp đồng kinh doanh, thương mại nhưng
ch ng ta đều thấy rằng, quan hệ kinh doanh, thương mại cũng là một quan hệ đặc thù
của quan hệ dân sự nên cũng như hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh doanh, thương
mại là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và
nghĩa vụ của các bên trong quan hệ kinh doanh, thương mại. Pháp luật hiện hành

khơng có quy định về khái niệm “kinh doanh, thương mại” nhưng có khái niệm
“hoạt động kinh doanh, thương mại” tại Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày
2
3

Mai Hồng Quỳ, Trần Việt Dũng (2012), Luật thương mại quốc tế, Nxb. Đại học quốc gia TP.HCM, tr.13.
Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.123.


8

03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, được định nghĩa là
“hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ,
đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác quy định
tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại. Hoạt động kinh doanh, thương mại không chỉ
là hoạt động trực tiếp theo đăng k kinh doanh, thương mại mà còn bao gồm cả các
hoạt động khác phục vụ thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, thương
mại”. Cụ thể, hoạt động kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả
các cơng đoạn của q trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng
dịch vụ trên thị trường nhằm mục đ ch sinh lợi; còn hoạt động thương mại là hoạt
động nhằm mục đ ch sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư,
xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đ ch sinh lợi khác.
Như vậy, trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, hợp đồng kinh doanh,
thương mại c ng c th được hi u là hình thức pháp l của hành vi thương mại 4, là
sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và
nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh, thương mại.
Các bên khi giao kết hợp đồng thương mại đều mong muốn đạt được mục
đ ch của hợp đồng, nghĩa là quyền và nghĩa vụ phát sinh theo hợp đồng đều được các
bên thực hiện đ ng và đầy đủ. Tuy nhiên, không phải bất cứ hợp đồng nào cũng

được thực hiện theo sự mong đợi của các bên mà đôi l c một hoặc các bên trong hợp
đồng không thực hiện, thực hiện không đ ng hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ
hợp đồng, tức là vi phạm hợp đồng làm phát sinh tranh chấp. Khi tranh chấp xảy ra
thường phát sinh yêu cầu bồi thường thiệt hại và vấn đề bồi thường thiệt hại trong
LTM 2005 được quy định và áp dụng ra sao là nội dung mà đề tài muốn đề cập đến.
Trước khi được hiểu là một loại trách nhiệm pháp lý chịu sự điều chỉnh của
Luật tư như hiện nay thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH) đã trải qua một
quá trình phát triển với nhiều giai đoạn thể hiện bản chất khác biệt5. Có thể khái quát
các giai đoạn phát triển cơ bản của trách nhiệm TTH như sau6:
Giai đoạn thứ nhất: Trong thời kỳ cổ đại, với sự chưa thống nhất và hoàn
thiện của hệ thống pháp luật, mỗi khi lợi ích cá nhân bị xâm phạm, người bị hại tự ý
trả thù hoặc lấy tài sản hoặc bắt người vi phạm làm nô lệ để b đắp thiệt hại cho
mình.
Giai đoạn thứ hai: Để tránh việc trả th vì hành vi gây ra thiệt hại, các bên tự
thỏa thuận đưa nhau một số tiền gọi là tiền chuộc lỗi tự nguyện, lúc này gọi là chế độ
4

Khoản 1 và 2 Điều 5 Luật thương mại 1997: “Hành vi thương mại là hành vi của thương nhân trong hoạt
động thương mại làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với
các bên có liên quan”. C n “hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của
thương nhân”.
5
Nguy n Minh Oanh (2009), Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại – vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Luật Hà Nội, tr.63.
6
Vũ Văn Mẫu (1963), Việt Nam dân luật lược khảo - Quy n II: Nghĩa vụ và khế ước, In lần thứ nhất, Bộ quốc
gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn, tr. 437.


9


tự ý thục kim. Đến khi có Luật 12 bảng (khoảng năm 451 đến năm 449 tr.CN), Cổ
luật La Mã mới bắt đầu chuyển từ chế độ tự ý thục kim sang chế độ bắt buộc thục
kim. Ở thời kỳ này Nhà nước can thiệp vào quan hệ tranh chấp của các bên nên số
tiền chuộc lỗi của họ bắt buộc phải tuân theo quy định của pháp luật và tiền chuộc lỗi
được coi như vừa là tiền trừng phạt, vừa là tiền bồi thường thiệt hại.
Giai đoạn thứ ba: c ng với sự phát triển của xã hội, hệ thống pháp luật ngày
càng được hoàn thiện, trước hết là nhà nước dùng công cụ pháp luật để trừng trị
những tội phạm làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội, dần dần nhà nước can thiệp đến sự
phạm pháp có liên quan đến quyền và lợi ích của các cá nhân bằng cách quy định cá
nhân không được quyền trả thù mà chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nói
cách khác, đã có sự phân biệt giữa hai loại trách nhiệm là hình sự và dân sự.
Trong một số trường hợp, Luật La Mã đã tiến tới sự phân biệt hai trách nhiệm
hình sự và dân sự, nhưng nhà làm luật chưa quy định được hẳn một nguyên tắc trách
nhiệm tổng quát, bắt buộc người gây ra sự tổn thất phải bồi thường thiệt hại bất luận
trường hợp nào7. Như vậy, các biện pháp chế tài được áp dụng với hai mục đ ch
trừng phạt và b đắp tổn thất, thiệt hại.
Ở Việt Nam, trong các Bộ luật cổ như Quốc Triều Hình Luật của nhà Lê
(1483) hay Hoàng Việt Luật Lệ của Gia Long (1813) đều quy định các điều khoản
trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo luật hình, ví dụ như Điều bộ 468 Quốc Triều
Hình Luật quy định: đánh người bị thương bằng chân tay thì phải ni 10 ngày, bằng
vật khác thì phải ni 20 ngày… Tuy nhiên, các Bộ luật này vẫn chưa có sự phân
biệt rõ nét về trách nhiệm bồi thường dân sự, mà sự phân biệt rạch r i giữa trách
nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự chỉ ra đời trên cơ sở của các Bộ dân luật đầu
tiên, đó là Bộ dân luật giản yếu Nam Kỳ 1883, ộ dân luật ắc kỳ 1931, ộ dân luật
Trung kỳ 1936, ộ dân luật Sài G n 1972. V dụ như, từ Điều 699 đến Điều 707 ộ
dân luật Sài G n 1972 nói về bồi thường khơng thi hành nghĩa vụ. Tiếp theo, Sắc
lệnh 47/SL ngày 10/10/1945 và Sắc lệnh 97/SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch Hồ Ch
Minh thừa nhận luật lệ cũ trên tinh thần không trái nguyên tắc độc lập và ch nh thể
dân chủ cộng h a của nhà nước ta đã đặt nền móng cho sự hình thành, phát triển, dân

chủ và tiến bộ của pháp luật dân sự: “Những quyền d n sự đều được luật bảo vệ khi
người ta hành xử n đúng với quyền lợi của nhân d n”8.
Với nhu cầu phát triển của xã hội, để đảm bảo quyền được bảo vệ tính mạng,
sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản là một quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức
thì Nhà nước bắt buộc mọi người đều phải tơn trọng những quyền đó của các chủ thể
khác, khơng được thực hiện bất cứ hành vi nào xâm phạm đến các quyền của họ, nếu
vi phạm mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Xuất phát từ mục đ ch đó, cho nên d
được quy định dưới các góc độ và phạm vi khác nhau nhưng bồi thường thiệt hại đều
7
8

Nguy n Minh Oanh (2009), tlđd 5, tr.64.
Điều 1, Sắc lệnh 97/SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


10

có thể hiểu là một loại quan hệ dân sự phát sinh do lỗi cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến
tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản và các quyền, lợi ích hợp
pháp của cá nhân, tổ chức thì người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt
hại cả thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần9.
Theo Vũ Văn Mẫu, trách nhiệm dân sự làm phát sinh ra nghĩa vụ bồi thường
đối với người đã làm một hành vi trái luật gây tổn thiệt cho một người khác10. Còn
theo tác giả Nguy n Thị Dung, bồi thường trong khoa học pháp lý có thể được khái
quát như một chế tài tiền tệ d ng để b đắp những thiệt hại thực tế cho bên bị thiệt
hại11. Trong luận văn thạc sĩ luật học năm 2009, trang 8, tác giả Nguy n Ph Cường
cũng có nêu “bồi thường thiệt hại là chế tài vật chất dùng đ bồi thường những tổn
thất thực tế, trực tiếp cho bên bị vi phạm”.
Theo quy định của BLDS 2005 tại Điều 307 về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại nói chung và chương XXI về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng

nói riêng, cả hai phần này đều không nêu rõ khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt
hại mà chỉ nêu cơ sở phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường, năng lực chịu
trách nhiệm… Qua các điều khoản khác nhau của BLDS, chúng ta có th hi u bồi
thường thiệt hại là trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự. C n trong lĩnh
vực thương mại, bồi thường thiệt hại được quy định như thế nào
Trước đây, PLHĐKT 1989 cũng xem bồi thường thiệt hại là một hình thức
trách nhiệm được quy định tại chương IV, Điều 29: “Tiền bồi thường thiệt hại bao
gồm giá trị số tài sản mất mát, hư hỏng, số chi phí đ ngăn chặn và hạn chế thiệt hại
do vi phạm g y ra”. Đến LTM 1997 thì bồi thường thiệt hại lại được xem là một loại
chế tài tiền tệ được quy định tại Điều 229: “Bồi thường thiệt hại là việc bên có quyền
lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
g y ra”. C n đối với LTM 2005, Điều 302 quy định: “Bồi thường thiệt hại là việc
bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên
bị vi phạm” và cũng tiếp tục được xem là một loại chế tài trong bảy loại chế tài,
được quy định tại khoản 3 Điều 292.
Thế, chế tài là gì Theo giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật của Trường
Đại học luật Hà Nội năm 2006 thì chế tài là một phần của quy phạm pháp luật chỉ ra
các biện pháp mang tính chất trừng phạt mà các chủ thể có thẩm quyền áp dụng quy
phạm có thể áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật, không thực hiện đ ng
những mệnh lệnh đã được nêu trong phần quy định của pháp luật12.

9

Hội đồng phối hợp, phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ (2010), “Luật trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước”, Đặc san tuyên truyền pháp luật, Hà Nội, tr.2.
10
Vũ Văn Mẫu (1963), tlđd 6, tr. 431.
11
Nguy n Thị Dung (2001), Áp dụng trách nhiệm hợp đồng trong kinh doanh, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội,
tr.93.

12
Trường Đại học luật Hà Nội (2006), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.391.


11

Qua phân t ch các quy định của LDS và LTM ta thấy, bồi thường thiệt hại
trong BLDS được hiểu như trách nhiệm dân sự, c n theo LTM là chế tài. Tác giả
Ngô Huy Cương cũng nêu: “phản ánh quan đi m của hầu hết các luật gia Nga, O. S.
Ioffe đưa ra định nghĩa: Trách nhiệm dân sự - đ là những chế tài đối với vi phạm
nghĩa vụ mà việc áp dụng những chế tài đ sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý bất lợi cho
bên vi phạm dưới hình thức tước quyền dân sự (như tước quyền sở hữu, tước quyền
thừa kế…) và/hoặc bằng hình thức đặt ra cho họ những nghĩa vụ mới hoặc nghĩa vụ
bổ sung như nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nộp phạt vi phạm hoặc trả tiền lãi đối với
khoản nợ chậm trả”13. Vậy, giữa chế tài và trách nhiệm pháp lý có mối quan hệ với
nhau, trong đó chế tài là hình thức thể hiện của trách nhiệm pháp lý, còn trách nhiệm
pháp lý là nội dung của chế tài. Sau khi xác định được trách nhiệm pháp lý mới áp
dụng chế tài để thực hiện trách nhiệm pháp lý, chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý bị áp
dụng chế tài tương ứng với hành vi vi phạm.
Từ những quan đi m trên, theo tác giả, bồi thường thiệt hại nói chung có th
hi u là chế tài, c ng c th hi u là trách nhiệm dân sự và đáp ứng được các đặc
đi m:
Thứ nhất, bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm pháp lý, khác với trách
nhiệm đạo đức vì có mục đ ch xác lập chế tài cụ thể.
Thứ hai, bồi thường thiệt hại không phải là một sự trừng phạt mà là biện pháp
nhằm b đắp những tổn thất do hành vi vi phạm gây ra, nhằm khơi phục lại tình trạng
như khi khơng có sự vi phạm.
Thứ ba, bồi thường thiệt hại gi p cân bằng quan hệ lợi ích của các bên được
pháp luật bảo vệ, góp phần ngăn ngừa các hành vi vi phạm.
Về phân loại bồi thường thiệt hại có thể căn cứ vào các tiêu chí khác nhau.

Nếu căn cứ vào chủ thể chịu trách nhiệm, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân
loại thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân, pháp nhân, tổ chức và Nhà
nước. Nếu căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được
phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, v.v... Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng là cách phân loại phổ biến nhất14, có liên quan trực
tiếp đến đề tài mà tác giả đang nghiên cứu. Sự khác biệt của hai loại trách nhiệm này
có thể khái quát như sau:

13
14

Ngô Huy Cương (2009), “Trách nhiệm dân sự - So sánh và phê phán”, Tạp chí lập pháp số 5.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được Bộ luật dân sự quy định thành một chương riêng –
Chương XXI ộ luật dân sự năm 2005.


12

Tiêu chí
so sánh
Cơ sở phát sinh
trách nhiệm
Điều kiện phát
sinh trách
nhiệm
Chủ thể chịu
trách nhiệm

ồi thƣờng thiệt hại

ồi thƣờng thiệt hại
trong hợp đồng
ngoài hợp đồng
Do thỏa thuận của các bên Do pháp luật quy định
trong hợp đồng
Có hành vi vi phạm, có thiệt Có hành vi trái pháp luật, có
hại, có mối quan hệ nhân quả thiệt hại, có mối quan hệ nhân
quả và có lỗi của bên vi phạm
ên vi phạm trong quan hệ Ngồi người có hành vi trái pháp
hợp đồng
luật, có thể có chủ thể khác như:
cha m , người giám hộ, pháp
nhân đối với người của pháp
nhân…
Mức bồi
Do các bên thỏa thuận, nếu
ồi thường toàn bộ thiệt hại. Có
thường
khơng có thỏa thuận thì bồi thể được giảm mức bồi thường
thường tồn bộ
nếu do lỗi vơ ý gây thiệt hại quá
lớn so với khả năng kinh tế trước
mắt và lâu dài
Nội dung nghĩa Chứng minh thiệt hại xảy ra Chứng minh thiệt hại và hành vi
vụ chứng minh do không thực hiện đ ng hợp trái pháp luật của bên gây thiệt
đồng
hại
Sau khi bồi
Tiếp tục thực hiện các nghĩa Chấm dứt nghĩa vụ.
thường

vụ trong hợp đồng.
Nói chung, Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng đều là trách nhiệm dân sự, được áp dụng khi có hành vi vi phạm, có thiệt hại
xảy ra và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại. Thiệt hại đó có
thể là thiệt hại về vật chất và cũng có thể là thiệt hại về tinh thần, nhằm b đắp những
tổn thất mà một bên hay nhiều bên phải gánh chịu do hành vi vi phạm của bên kia.
Trong đó, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được áp dụng khi một bên có hành vi
vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp
của bên khác thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra, giữa các bên khơng tồn tại
mối quan hệ hợp đồng. Còn bồi thường thiệt hại trong hợp đồng được áp dụng khi
giữa các bên tồn tại một quan hệ hợp đồng mà một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ
trong hợp đồng gây ra thiệt hại cho bên kia thì phải chịu trách nhiệm bồi thường
những tổn thất mà mình đã gây ra.
BLDS 2005 khơng quy định riêng về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng, nhưng khi hợp đồng bị vi phạm, về nguyên tắc chúng ta áp dụng quy định từ
điều 302 đến điều 307 về trách nhiệm dân sự để giải quyết như: trách nhiệm do vi
phạm nghĩa vụ; trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật… Trong các điều


13

khoản trên đều thể hiện rằng, bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện
không đ ng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền, nếu gây
thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao
gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm b đắp về tinh thần.
Điều 308, BLDS 2005 c n quy định: “Người không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi
vơ ý, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật c quy định khác”. Do hợp
đồng làm phát sinh nghĩa vụ dân sự15 nên không thực hiện đ ng hợp đồng cũng là
không thực hiện đ ng nghĩa vụ dân sự, dẫn đến phát sinh trách nhiệm dân sự trong

đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Như vậy, Bộ luật dân sự xem yếu tố lỗi là một
trong những căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Các quy định về trách nhiệm dân sự, trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt
hại, được áp dụng đối với việc không thực hiện đ ng nghĩa vụ hợp đồng. Ví dụ như,
theo khoản 1, Điều 304 BLDS 2005: “Trong trường hợp bên c nghĩa vụ không thực
hiện một cơng việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có th yêu cầu bên có
nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc giao cho người khác thực hiện công việc đ và yêu
cầu bên c nghĩa vụ thanh toán chi phí và bồi thường thiệt hại” hay theo khoản 3
Điều 303 BLDS 2005: “Trong trường hợp bên c nghĩa vụ không thực hiện được
nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 (giao vật đặc định) và khoản 2 (giao vật cùng
loại) Điều này mà gây thiệt hại cho bên có quyền thì ngồi việc thanh tốn giá trị
của vật cịn phải bồi thường thiệt hại cho bên có quyền”. Từ hai điều khoản trên, căn
cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ở đây là “không thực hiện một
cơng việc mà mình phải thực hiện” và “khơng thực hiện nghĩa vụ giao vật”, cho ta
thấy, quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại mang tính chất liệt kê những
trường hợp được bồi thường thiệt hại, không nêu cụ thể những căn cứ làm phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Đây cũng có thể xem là yếu điểm
của BLDS 2005 vì liệt kê sẽ dẫn đến khơng đầy đủ, thiếu tính bao quát và khái quát
cao về những căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.
Bên cạnh đó, Điều 307 BLDS 2005 có tên gọi là “Trách nhiệm bồi thường
thiệt hại” nhưng chỉ đề cập tới nội dung thiệt hại mà không đề cập đến bồi thường
thiệt hại phải đáp ứng những điều kiện nào, cho nên ta phải kết hợp từ Điều 302 đến
Điều 307 mới nhận ra rằng, đ phát sinh trách nhiệm bồi thường thì phải có thiệt hại
do việc khơng thực hiện đúng hợp đồng gây ra.
Như vậy, BLDS 2005 đã xác định bồi thường thiệt hại là một hình thức trách
nhiệm dân sự do hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của một bên, gây ra thiệt hại

15

Điều 281 Bộ luật dân sự năm 2005.



14

cho bên kia thì bên gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường khi có lỗi cố ý16
hoặc lỗi vô ý17 ngoại trừ trường hợp các bên trong hợp đồng có thỏa thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác, nghĩa là, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong pháp
luật d n sự chỉ phát sinh khi c các điều kiện cần và đủ: c thiệt hại thực tế xảy ra;
hành vi g y thiệt hại là hành vi trái pháp luật; c mối quan hệ nh n quả giữa hành
vi trái pháp luật và thiệt hại; c lỗi của người g y thiệt hại.
Với LTM 2005, bồi thường thiệt hại được quy định khơng những là một hình
thức trách nhiệm pháp lý nói chung mà là cịn một loại chế tài cụ thể tại khoản 3
Điều 292. Luật thương mại không định nghĩa khái niệm chế tài trong thương mại là
gì, nhưng khi hợp đồng bị vi phạm, về nguyên tắc chúng ta áp dụng quy định từ
Điều 292 đến Điều 316 để giải quyết. Căn cứ vào mục đ ch và t nh chất của các điều
khoản này thì có thể nói, chế tài trong thương mại là các biện pháp pháp lý mà LTM
2005 cho phép một bên áp dụng đối với bên kia trong hợp đồng nhằm yêu cầu bên đó
chịu trách nhiệm pháp lý18 cho hành vi vi phạm hợp đồng của mình. Vậy, nói một
cách chung nhất, chế tài là những hậu quả pháp lý bất lợi do các bên thỏa thuận hoặc
luật ấn định cho các hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng19.
Khoản 1, điều 302, LTM 2005 có quy định: “Bồi thường thiệt là việc bên vi
phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi
phạm” và Điều 303 cũng quy định: “Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định
tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi c đủ các
yếu tố sau đ y: 1. C hành vi vi phạm hợp đồng; 2. Có thiệt hại thực tế; 3. Hành vi
vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại”.
Như vậy, cơ sở pháp lý về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, LTM
2005 quy định khá cụ thể hơn BLDS 2005. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát
sinh khi có “hành vi vi phạm hợp đồng” (tức một trường hợp của không thực hiện
đ ng nghĩa vụ hợp đồng)20. LTM 2005 cũng nêu rõ các căn cứ phát sinh trách nhiệm

bồi thường thiệt hại. Sự khác biệt so với LTM 1997 và BLDS 2005 là LTM 2005
không yêu cầu yếu tố lỗi.
16

Khoản 2, Điều 308 BLDS 2005: “Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình
sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc
cho thiệt hại xảy ra”.
17
Đoạn 2, khoản 2, Điều 308 BLDS 2005: “Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành
vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy
trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ khơng xảy ra hoặc có thể ngăn
chặn được”.
18
Trường Đại học luật Hà Nội (2006), tlđd 12, tr. 508-509, 514: “Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi (sự
trừng phạt) đối với chủ thể vi phạm pháp luật, thể hiện ở mối quan hệ đặc biệt giữa nhà nước với chủ thể vi
phạm pháp luật, được các quy phạm pháp luật xác lập và điều chỉnh, trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải
chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật”.
C n “Trách nhiệm dân sự là loại trách nhiệm pháp lý do Tòa án hoặc các chủ thể khác được phép áp dụng
đối với các chủ thể vi phạm dân sự”.
19
Trường Đại học Luật TP.HCM (2014), Giáo trình pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ, Nxb Hồng
Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.400.
20
Đỗ Văn Đại (2010), tlđd 1, tr. 76.


15

Về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, Điều 61 Công ước Viên 1980
cũng quy định, nếu người mua khơng thực hiện một nghĩa vụ nào đó theo hợp đồng

mua bán hay bản Cơng ước này, thì người bán có thể đ i bồi thường thiệt hại. Vậy,
cả LTM 2005 và Công ước Viên 1980 đều xác định khi một bên vi phạm bất cứ một
nghĩa vụ nào mà gây thiệt hại cho phía bên kia thì phải bồi thường mà không cần
yếu tố lỗi của bên vi phạm.
So sánh về phạm vi điều chỉnh, BLDS có phạm vi điều chỉnh về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại rộng hơn Luật thương mại, tức quy định cả bồi thường thiệt hại
trong hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong khi đó, Luật thương
mại (LTM) chỉ quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng21.
Từ việc phân t ch quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại như trên cho
thấy, tuy LTM chỉ nêu một cách phổ quát, không định nghĩa cụ thể bồi thường thiệt
hại do vi phạm hợp đồng là thế nào, nhưng theo tác giả, có thể hiểu: Bồi thường thiệt
hại do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005 là chế tài, một loại hình của trách nhiệm
pháp lý (trách nhiệm dân sự) phát sinh buộc bên vi phạm phải bồi thường cho bên bị
vi phạm những tổn thất thực tế, trực tiếp là vật chất hoặc phi vật chất do không thực
hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận
trong hợp đồng thương mại giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
1.2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại theo Luật thƣơng mại
Việt Nam năm 2005
1.2.1 Hành vi vi phạm hợp đồng
Hành vi vi phạm hợp đồng là căn cứ đầu tiên xác định trách nhiệm bồi thường
thiệt hại. Sau khi giao kết hợp đồng, nghĩa vụ từ hợp đồng phát sinh buộc các bên
phải thực hiện. Khi xác định ch nh xác nghĩa vụ phải thực hiện trong hợp đồng thì
mới quy kết được hành vi vi phạm và mức độ vi phạm nghĩa vụ. Chẳng hạn như vi
phạm về số lượng, chất lượng, thời gian, địa điểm giao hàng...
Nói cách khác, vi phạm hợp đồng theo LTM 2005 là việc một bên không thực
hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận
giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Bởi lẽ hợp đồng hợp pháp sẽ là luật
của các bên, được thực hiện theo nguyên tắc “cam kết, thỏa thuận hợp pháp có hiệu
lực bắt buộc đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn
trọng”22. Cho nên, khi một bên có hành vi vi phạm hợp đồng thì bên đó phải gánh

chịu trách nhiệm pháp lý mà pháp luật quy định, trong đó có chế tài bồi thường thiệt
hại.
21

Điều 4 Luật thương mại 2005: “Hoạt động thương mại phải tuân theo Luật thương mại và pháp luật có liên
quan, hoạt động thương mại đặc th được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó, nếu
khơng được quy định trong Luật thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự”.

22

Xem Điều 4 Bộ luật dân sự năm 2005.


16

Vấn đề khá đơn giản để xác định thế nào là vi phạm hợp đồng, nếu các thỏa
thuận trong hợp đồng đều rõ ràng mà các bên không hiểu khác nhau về từng điều
khoản của hợp đồng. Vấn đề trở nên phức tạp nếu thỏa thuận của hợp đồng không rõ
ràng23. Thực ti n cho thấy, việc xác định hành vi vi phạm hợp đồng trong kinh
doanh, thương mại rất khó khăn và phức tạp. Đơi l c bên khởi kiện đ i bồi thường
thiệt hại nhưng lại xác định hành vi vi phạm không đ ng hoặc bên vi phạm phủ nhận
hành vi vi phạm của mình, nên tịa án cần phải xem xét lại bản chất của hợp đồng,
mong muốn của các bên khi giao kết hợp đồng là gì từ đó mới chấp nhận u cầu bồi
thường thiệt hại hay khơng. Có thể nói, việc xác định có hay khơng có hành vi vi
phạm hợp đồng phải căn cứ vào hiệu lực của hợp đồng, bản chất của hợp đồng, nghĩa
vụ của hợp đồng và nó có ý nghĩa quan trọng khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại
nói riêng và trách nhiệm hợp đồng nói chung (xem phần 2.1 Chương 2).
Xét dưới góc độ trạng thái, ta thấy hành vi vi phạm hợp đồng được thể hiện
dưới dạng hành động và không hành động. Hành vi vi phạm dưới dạng không hành
động là hành vi của một bên khơng thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, tức

là nghĩa vụ của một bên bị bỏ mặc, khơng được thực hiện. Ví dụ như, khơng giao
hàng hay khơng thanh tốn tiền hàng… Cịn hành vi vi phạm dưới dạng hành động là
hành vi của một bên, tuy có thực hiện nghĩa vụ của mình nhưng thực hiện khơng
đ ng hoặc khơng đầy đủ. Ví dụ như, giao hàng không đ ng chất lượng, số lượng
được cam kết trong hợp đồng...
Xét dưới góc độ thời gian, ta thấy hành vi vi phạm hợp đồng được thể hiện
dưới dạng vi phạm đến hạn thực hiện và vi phạm trước hạn thực hiện.
Vi phạm hợp đồng đến hạn thực hiện là trường hợp thường xảy ra mà chúng
ta hay gọi chung là vi phạm hợp đồng, đó là khi hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ được
các bên thỏa thuận trong hợp đồng mà một bên không thực hiện hoặc thực hiện
khơng đ ng, thì sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng này gọi là vi phạm hợp đồng. Căn cứ
để nhận diện loại hình vi phạm này được quy định tại khoản 12 Điều 3 LTM 2005,
theo đó “Vi phạm hợp đồng là việc một bên khơng thực hiện, thực hiện không đầy đủ
hoặc thực hiện không đ ng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định
của luật này”.
Vi phạm hợp đồng trước hạn thực hiện (hay chưa đến thời hạn thực hiện
nghĩa vụ trong hợp đồng) được th hiện: trước khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ
được các bên thoả thuận trong hợp đồng, nếu bên có quyền biết được rằng nghĩa vụ
sẽ khơng thể được thực hiện, hoặc có căn cứ để nghi ngờ rằng nghĩa vụ sẽ không thể
được thực hiện, thì có thể thực hiện ngay các quyền hoặc một số quyền mà thông
23

Ph ng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI (2010), Cẩm nang hợp đồng thương mại, Nxb. Lao
động, Hà Nội, tr. 52.


17

thường chỉ được dành cho các trường hợp nghĩa vụ đã không được thực hiện trên
thực tế24.

Vi phạm hợp đồng trước hạn thực hiện chưa được quy định trong LTM 2005.
Còn BLDS 2005 (Điều 415) mới chỉ quy định: “Bên phải thực hiện nghĩa vụ trước
có quyền hỗn thực hiện nghĩa vụ, nếu tài sản của bên kia đã bị giảm sút nghiêm
trọng đến mức không th thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên
kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc c người bảo lãnh”, thì có thể hiểu
đây là trường hợp vi phạm hợp đồng trước hạn. Nếu quy định của BLDS chỉ dừng lại
ở đó thì bản chất của vấn đề vẫn chưa được giải quyết, bởi vì nếu chờ đợi đến khi
bên kia có khả năng thực hiện nghĩa vụ thì rất có thể thiệt hại sẽ lớn hơn rất nhiều
cho bên này25. Nếu bên khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ rất thiện chí, chủ động
khắc phục khó khăn thì việc hỗn thực hiện nghĩa vụ theo Điều 415, BLDS 2005 là
điều kiện cần thiết để các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng, ngược lại nếu bên khơng
có khả năng thực hiện nghĩa vụ khơng thiện chí, khơng tích cực khắc phục khó khăn
thì việc hỗn thực hiện nghĩa vụ theo điều khoản trên không mang lại hiệu quả tích
cực mà khả năng vi phạm hợp đồng có thể xảy ra, gây thiệt hại cho bên còn lại.
Mở rộng nghiên cứu việc vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện, ta thấy
Điều 2-609, Bộ luật thương mại thống nhất của Hoa Kỳ (UCC) quy định: “nếu người
mua c cơ sở nghi ngờ người bán sẽ khơng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của mình
thì người mua có quyền yêu cầu người bán bằng văn bản bảo đảm việc thực hiện
nghĩa vụ của mình. Nếu trong thời hạn 30 ngày sau khi nhận được yêu cầu c cơ sở
của người mua mà người bán không đưa ra bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng,
người mua có quyền hủy hợp đồng trước thời hạn và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
Điều 71, 72 Công ước Viên 1980 quy định: “Một bên có th ngừng việc thực
hiện nghĩa vụ của mình nếu có dấu hiệu cho thấy rằng sau khi hợp đồng được ký kết,
bên kia sẽ không thực hiện một phần chủ yếu những nghĩa vụ của họ…”, “Nếu trước
ngày quy định cho việc thi hành hợp đồng, mà thấy hi n nhiên rằng một bên sẽ gây
ra một vi phạm chủ yếu đến hợp đồng, bên kia có th tuyên bố hợp đồng bị hủy”. và
theo Điều 7.3.3 Bộ nguyên tắc UNIDROIT: “Một bên c căn cứ đ hủy hợp đồng
nếu trước thời hạn, rõ ràng sẽ có việc khơng thực hiện chủ yếu từ phía bên kia”.
Từ các quy định trên cho thấy, việc một bên có khả năng sẽ vi phạm hợp
đồng, xem như bên đó khơng thực hiện một nghĩa vụ khi đến hạn. Việc này cần phải

được chứng minh một cách rõ ràng, tức là phải rõ ràng sẽ khơng có việc thực hiện.
Bên cạnh đó, bên muốn chấm dứt hợp đồng nhất thiết phải chứng minh rằng, đó là sự
vi phạm cơ bản hợp đồng và phải thông báo chấm dứt hợp đồng kịp thời cho phía
24

truy
cập ngày 07/6/2014.
25
Nguy n Văn Luyện – Lê Thị Bích Thọ - Dương Anh Sơn (2009), Giáo trình Luật hợp đồng thương mại
quốc tế, Nxb. Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr.100.


18

bên kia. Pháp luật quy định vi phạm trước hạn là nhằm cụ thể hóa ngun tắc thiện
chí, trung thực trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng của các bên, giúp các bên hạn
chế rủi ro, thiệt hại. Nếu nhìn từ góc độ lợi ch thì việc chấp nhận vi phạm trước hạn
là cần thiết khi một bên trong hợp đồng có căn cứ để khẳng định rằng bên kia sẽ
không thể thực hiện đ ng nghĩa vụ của mình khi đến hạn thực hiện. Nếu bên có
quyền biết rõ tình trạng sẽ như vậy mà phải đợi đến khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ
mới được thực hiện các quyền thông thường theo quy định như: tạm ngừng, đình chỉ
hoặc hủy bỏ hợp đồng thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên có
quyền.
Tác giả đồng tình với quan điểm của Tác giả Dương Anh Sơn: “Quy định của
pháp luật Anh – Mỹ, c ng như của Công ước Viên 1980 về vi phạm hợp đồng trước
thời hạn là thật sự cần thiết và phù hợp với thực tiễn hoạt động mua bán hàng hố
quốc tế nói riêng, và hoạt động thương mại quốc tế n i chung”26 và cho rằng: Quy
định của Công ước Viên 1980, Bộ nguyên tắc UNIDROIT về vi phạm hợp đồng trước
thời hạn thực hiện là phù hợp với thực tế vì sẽ khơng làm thiệt hại nhiều cho bên bị
vi phạm. Thiết nghĩ, quy định này là điều mà các nhà làm luật Việt Nam nên c n

nhắc, chọn lọc và tiếp thu.
1.2.2 Thiệt hại thực tế
Việc vi phạm hợp đồng thường làm phát sinh thiệt hại nhưng khơng phải lúc
nào có thiệt hại thì có việc vi phạm hợp đồng. Nhiều trường hợp vi phạm hợp đồng
nhưng khơng gây ra thiệt hại thì có bồi thường hay không?
Với quy định của Điều 302, LTM 2005 và Điều 307, BLDS 2005 cho thấy
phải có thiệt hại, tổn thất mới phát sinh trách nhiệm bồi thường của bên vi phạm.
Một số nước như Anh, Ailen ghi nhận trách nhiệm bồi thường ngay cả khi
người có quyền khơng có bất kỳ tổn thất nào. Ở đây họ thừa nhận bồi thường “biểu
tượng”, “tượng trưng”. Nhìn chung, các nước châu Âu đều theo hướng trách nhiệm
bồi thường chỉ được chấp nhận khi bên có quyền có thiệt hại và Bộ nguyên tắc châu
Âu về hợp đồng cũng theo hướng: “khơng có bồi thường khi khơng có thiệt hại”27.
Pháp luật của hầu hết tất cả các nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam, các văn
bản pháp luật thương mại quốc tế đều có một nguyên tắc chung: có thiệt hại thì mới
bồi thường. Nếu có hành vi vi phạm hợp đồng khơng gây thiệt hại thì khơng phải
chịu trách nhiệm28.

26

Dương Anh Sơn (2006), “Cơ sở lý luận và thực ti n của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với vi phạm hợp
đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 4.
27
Đỗ Văn Đại (2010), tlđd 1, tr.79.
28
Nguy n Văn Luyện - Lê Thị Bích Thọ - Dương Anh Sơn (2009), tlđd 25, tr.107.


19

Như vậy, để phát sinh trách nhiệm bồi thường thì phải có thiệt hại do hành vi

vi phạm hợp đồng gây ra. Để hiểu rõ hơn các quy định về thiệt hại, vấn đề cần
nghiên cứu là phạm vi thiệt hại và tính dự đốn trước của thiệt hại.
Về phạm vi thiệt hại: phạm vi thiệt hại là giới hạn của thiệt hại mà bên vi
phạm phải bồi thường cho bên bị vi phạm.
BLDS 2005 quy định có hai loại thiệt hại, đó là thiệt hại về vật chất và thiệt
hại về tinh thần. Thiệt hại về vật chất là những tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để
ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
Còn thiệt hại về tinh thần là những tổn thất do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ,
danh dự, nhân phẩm và uy tín. BLDS 2005 xác định thiệt hại về vật chất và tinh thần
đều được thể hiện dưới dạng trách nhiệm tiền tệ mà bên vi phạm phải bồi thường cho
bên bị thiệt hại. Nếu khơng có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải
bồi thường tồn bộ thiệt hại29.
Theo Luật thương mại thống nhất Hoa kỳ (UCC) thì thiệt hại bao gồm thiệt
hại chung; thiệt hại phụ và thiệt hại phát sinh. Thiệt hại chung được quy định tại
Điều 2-712 và Điều 2-713 còn thiệt hại phụ và thiệt hại phát sinh được quy định tại
Điều 2-715. Theo khoản 1, 2 Điều 2-712 của UCC thì nếu người bán từ chối thực
hiện hợp đồng hoặc không giao hàng thì người mua có thể mua hàng khác thay thế
cho những hàng hóa mà đáng lẽ ra người bán phải giao30. Người mua có quyền đ i
bồi thường thiệt hại phần chênh lệch giữa chi phí cho việc mua bù hàng và giá theo
hợp đồng cộng với thiệt hại phát sinh được quy định trong Điều 2-71531.
Theo Điều 74 Công ước Viên 1980, tiền bồi thường thiệt hại xảy ra do một
bên vi phạm hợp đồng là một khoản tiền bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lở mà
bên kia đã phải chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng. Điều 7.4.2 Bộ nguyên tắc
UNIDROIT cũng quy định, bên có quyền có quyền đ i bồi thường tồn bộ những
thiệt hại mà mình phải chịu từ việc không thực hiện của bên kia.
Trước đây, PLHĐKT 1989 quy định tại khoản 2 Điều 29: “tiền bồi thường
thiệt hại bao gồm giá trị số tài sản mất mát, hư hỏng, số chi phí đ ngăn chặn và hạn
chế thiệt hại do vi phạm gây ra; tiền phạt vi phạm hợp đồng và tiền bồi thường thiệt
hại mà bên bị vi phạm đã phải trả cho bên thứ ba là hậu quả trực tiếp của sự vi
phạm này g y ra”. Khoản 2, Điều 229 LTM 1997 quy định: “số tiền bồi thường thiệt

hại gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp và khoản lợi đáng lẽ được hưởng mà bên có

29

Khoản 3 Điều 422 Bộ luật dân sự năm 2005.
(1) After a breach within the preceding section the buyer may "cover" by making in good faith and without
unreasonable delay any reasonable purchase of or contract to purchasegoods in substitution for those due
from the seller.
31
(2) The buyer may recover from the seller as damages the difference between the cost of cover and
the contract price together with any incidental or consequential damages as hereinafter defined (Section 2715), but less expenses saved in consequence of the seller's breach.
30


20

quyền lợi bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm hợp đồng gây ra. Số tiền bồi thường
thiệt hại không th cao hơn giá trị tổn thất và khoản lợi đáng lẽ được hưởng”.
Hiện nay, LTM 2005 không quy định cụ thể thiệt hại về vật chất và tinh thần
như LDS 2005 mà quy định tại khoản 2 Điều 302: “Giá trị bồi thường thiệt hại bao
gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm
gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu khơng có
hành vi vi phạm”. Phân tích điều khoản này và đối chiếu với các điều khoản trên, ta
thấy:
Thứ nhất, phạm vi thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên
bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm
đáng lẽ được hưởng nếu khơng có hành vi vi phạm.
Thứ hai, phạm vi thiệt hại được mở rộng hơn so với PLHĐKT 1989 và LTM
1997. Bởi lẽ cụm từ “thiệt hại thực tế” có thể hiểu là thiệt hại về vật chất và thiệt hại
về tinh thần32, phù hợp với quy định của BLDS 2005, Bộ nguyên tắc UNIDROIT và

LTM Hoa kỳ. Cụm từ này có nội hàm rộng hơn cụm từ “thiệt hại vật chất” được quy
định tại khoản 2 Điều 230 LTM 1997. Bên cạnh đó cụm từ “khoản lợi trực tiếp mà
bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng” cũng d hiểu và d áp dụng hơn cụm từ “khoản
lợi đáng lẽ được hưởng” theo quy định tại khoản 2, Điều 229, LTM 1997.
Thứ ba, khi xác định thiệt hại, Luật thương mại Việt Nam và pháp luật quốc tế
đều giới hạn phạm vi thiệt hại được đền bù. LTM 2005 quy định giá trị bồi thường
thiệt hại bao gồm hai loại là tổn thất thực tế, trực tiếp và khoản lợi trực tiếp đáng lẽ
được hưởng. Công ước Viên 1980 quy định thiệt hại bao gồm những tổn thất và
khoản lợi bị bỏ lỡ, nhưng không quy định cụ thể về loại thiệt hại phi vật chất. Bộ
nguyên tắc UNIDROIT quy định chi tiết hơn và phạm vi bồi thường rộng hơn Công
ước Viên 1980, bao gồm cả những thiệt hại vật chất (tổn thất và lợi ích bị mất đi) và
thiệt hại phi tiền tệ bắt nguồn từ nỗi đau thể chất hoặc tinh thần (có cả thiệt hại do
mất uy tín).
Thứ tư, giá trị bồi thường thiệt hại ngoài việc được hiểu dưới dạng bằng tiền,
theo tác giả, giá trị bồi thường thiệt hại còn có thể được thể hiện bằng hàng hóa hay
dịch vụ hoặc kết hợp cả hai loại hình thức này. LTM 2005 khơng quy định về cách
tính thiệt hại một cách cụ thể mà chỉ quy định mang tính chất chung chung. Trong
khi đó, Cơng ước Viên 1980 và Bộ ngun tắc UNIDROIT có phương thức tính tốn
thiệt hại gần giống nhau trong trường hợp hợp đồng bị hủy. Điều 75 Cơng ước Viên
1980 đưa ra cách t nh tốn thiệt hại trong trường hợp hợp đồng bị hủy và bên bị vi
phạm đã ký một hợp đồng thay thế. Điều 76 đưa ra cách t nh toán thiệt hại trong
trường hợp hợp đồng bị hủy nhưng bên bị vi phạm đã không ký hợp đồng thay thế.
Bộ nguyên tắc UNIDROIT cũng có những điều khoản tương tự tại Điều 7.4.5 và
32

Đỗ Văn Đại (2010), tlđd 1, tr.317


×