Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Đấu giá hàng hóa trong hoạt động thương mại lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.73 KB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
----------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

ĐẤU GIÁ HÀNG HOÁ TRONG HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG MẠI - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.

SINH VIÊN THỰC HIỆN: MAI THỊ KHÁNH TRANG.
Khoá: K30. MSSV: 3020195.
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. HÀ THỊ THANH BÌNH

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2009.

1


LỜI CAM ĐOAN.

Tơi xin cam đoan khố luận “Đấu giá hàng hoá trong
hoạt động thương mại – Lý luận và thực tiễn” là cơng
trình nghiên cứu của riêng tơi. Tồn bộ nội dung được
trình bày cũng như các kết quả đạt được của khố luận
này do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa
học của Thạc sỹ Hà Thị Thanh Bình. Tơi xin chịu
hồn tồn trách nhiệm với lời cam đoan trên của mình.
Tác giả.

2



MỤC LỤC
Lời nói đầu.
Chương 1: Lý luận chung về đấu giá hàng hoá trong hoạt động
thương mại.
1.1. Sơ lược về sự ra đời và phát triển của hoạt động đấu giá
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của hoạt động đấu giá trên thế giới
1.1.2. Sự ra đời và phát triển của hoạt động đấu giá tại Việt Nam

1.2. Khái niệm, đặc điểm của đấu giá hàng hoá
1.2.1. Khái niệm về đấu giá hàng hoá
1.2.2. Đặc điểm của đấu giá hàng hoá

1.3. Các loại đấu giá trên thế giới
1.3.1. Dựa vào hình thức đấu giá:
1.3.2. Dựa vào hình thức biểu đạt được dùng trong cuộc đấu giá
1.3.3. Dựa vào phương pháp xác định giá

1.4. Các nguyên tắc cơ bản trong đấu giá hàng hố:
1.4.1. Ngun tắc cơng khai.
1.4.2. Ngun tắc trung thực
1.4.3. Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.

1.5. Các chủ thể tham gia vào quan hệ đấu giá hàng hoá:
1.5.1. Người bán hàng hoá.
1.5.2. Người tổ chức đấu giá
1.5.3. Người tham gia đấu giá

1.6. Ý nghĩa của đấu giá hàng hoá trong giai đoạn hiện nay
1.6.1 Đối với người mua hàng

1.6.2. Đối với người bán hàng
1.6.3. Đối với những chủ thê khác.

Chương 2: Pháp luật về đấu giá hàng hoá trong hoạt động thương
mại và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam.
2.1. Pháp luật về đấu giá hàng hoá trong hoạt động thương mại
2.1.1. Xác định giá khởi điểm
2.1.2. Tiến hành đấu giá hàng hoá
2.1.3. Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá và hợp đồng mua bán hàng hoá
đấu giá
2.1.3.1. Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá
2.1.3.2. Hợp đồng mua bán hàng hoá đấu giá

2.2. Thực trạng về hoạt động đấu giá hàng hoá tại Việt Nam
2.2.1. Những thành tựu đã đạt được
2.2.2. Những vướng mắc phát sinh trong quá trình áp dụng pháp luật về đấu giá
hàng hoá.

2.3. Nguyên nhân và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của
pháp luật điều chỉnh hoạt động đấu giá hàng hoá:
2.3.1. Nguyên nhân:
2.3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt
động đấu giá hàng hố
2.3.2.1. Hồn thiện các quy định về người tổ chức đấu giá

3


2.3.2.2. Hoàn thiện các quy định về đăng ký tham gia đấu giá
2.3.2.3. Hoàn thiện các quy định về việc từ chối mua hàng hố

2.3.2.4. Hồn thiện quy chế khen thưởng cho người tổ chức đấu giá

Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo

4


Lời nói đầu.
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Đấu giá hàng hố là một mơi trường mua bán đầy sức hấp dẫn, hiện nay, nó
khơng chỉ dừng lại là một mơ hình mang tính quốc gia mà đã lan rộng ra khắp thế
giới. Đấu giá hàng hố ở bất kì thời kì nào, quốc gia nào cũng là một thị trường mua
bán đầy tiềm năng, quyền lợi của người mua và người bán sẽ được thoả mãn một
cách tốt nhất. Đấu giá hàng hố cịn có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đa
dạng hố ngành nghề thơng qua việc trao đổi, mua bán hàng hố. Chính vì đây là
một loại hình có nhiều ưu điểm nên mỗi nước khơng ngừng hồn thiện hệ thống
pháp luật, đầu tư cơ sở hạ tầng vào loại hình dịch vụ này.
Đấu giá đã xuất hiện ở Việt Nam từ thời Pháp thuộc nhưng người ta chỉ biết
nhiều đến đấu giá tài sản được quy định trong Bộ luật dân sự còn đấu giá hàng hoá
với tư cách là một hoạt động thương mại chỉ mới được nhắc đến từ khi Luật
Thương mại năm 1997 được ban hành. Thị trường bán đấu giá hàng hố ở nước ta
đã hình thành nhưng chưa thực sự phát triển, hàng hóa đem ra bán đấu giá có nhiều
hạn chế về mặt hình thức và thể loại, đó chủ yếu là những hàng hố có khiếm
khuyết về mặt pháp lí. Trên thực tế, những văn bản pháp luật quy định về đấu giá
hàng hoá chưa thực thực sự bảo vệ tốt quyền lợi của người bán, người mua, người
tổ chức đấu giá, chính vì thế họ ln có tâm lí e ngại khi tham gia vào mơ hình hoạt
động này. Các quy định về trình tự, thủ tục bán đấu giá còn quá nhiều bất cập gây
khó khăn cho các chủ thể khi thực hiện. Trước tình hình đó, các cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền đã tiến hành nhiều cải cách trong hệ thống pháp luật, trong bộ máy

Nhà nước nhưng kết quả thu lại vẫn không cao.
Những lý do trên đã giúp tác giả chọn: “Đấu giá hàng hoá trong hoạt động
thương mại - Lý luận và thực tiễn” làm đề tài nghiên cứu của mình. Với những quan
điểm mang tính cá nhân, tác giả hi vọng rằng, đây là những ý kiến đóng góp nhằm
hồn thiện hệ thống pháp luật về đấu giá hàng hố của nước nhà trong giai đoạn
hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu:
Những năm gần đây, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước hoạt động bán đấu
giá ở nước ta đã có những bước phát triển đáng kể. Chủ trương hiện đại hoá và xã
hội hoá hoạt động đấu giá đã có tác động tích cực đến nhận thức của nhiều người
dân. Đấu giá hàng hoá là một mơ hình khá mới mẻ, chính vì thế văn bản pháp luật
cũng như sách báo và tạp chí liên quan đến lĩnh vực này còn khá hạn chế. Hiện nay,
văn bản pháp luật chỉ có Luật thương mại quy định về đấu giá hàng hoá. Với 29
điều (từ điều 185 đến 213) nhưng Luật thương mại hiện hành đã cho ta có một cái
nhìn tổng quan về loại hình dịch vụ này. Đây chính là nền tảng, là định hướng hoàn
thiện cho những văn bản pháp luật quy định về đấu giá hàng hoá trong những giai
đoạn về sau. Đấu giá hàng hố là loại hình có tính “ưu việt” nên nó cũng trở thành
đối tượng của nhiều cơng trình nghiên cứu trong những giai đoạn gần đây. Điển
hình như: Luận văn Thạc sĩ của tác giả Vũ Thế Hoài với đề tài: “Pháp luật về bán
đấu giá tài sản trong lĩnh vực thương mại – Thực trạng và hướng hoàn thiện”, luận
văn Thạc sĩ của tác giả Mai Lương Khôi với đề tài: “Pháp luật về bán đấu giá tài
sản: Lý luận và thực tiễn”… Ngồi ra, cịn có một số bài biết liên quan đến hoạt

5


động bán đấu giá hàng hoá như: “So sánh đấu giá hàng hoá trong Luật thương mại
và đấu giá tài sản trong Luật dân sự” của tác giả Nguyễn Mạnh Cường đăng trên tạp
chí Nhà nước và Pháp luật số 7 năm 2008, “Hoạt động đấu thầu và đấu giá hàng

hoá” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Phượng giảng viên Trường Học viện Hành Chính
Quốc gia. Tất cả những cơng trình nghiên cứu và bài viết trên đều tiếp cận đấu giá
hàng hố ở những khía cạnh khác nhau nhưng đều có một quan điểm chung trong
việc khẳng định vai trị quan trọng của đấu giá hàng hoá trong nền kinh tế thị
trường. Với khoá luận cử nhân “Đấu giá hàng hoá trong hoạt động thương mại – Lý
luận và thực tiễn” tác giả tập trung làm rõ những điểm khác biệt cơ bản của đấu giá
hàng hoá trong thương mại và đấu giá tài sản trong dân sự, phân tích về hai loại hợp
đồng thường gặp trong đấu giá hàng hố, đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm
góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu giá hàng hố trong giai đoạn hiện
nay.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Mục đích nghiên cứu: Thơng qua việc phân tích các quy định của pháp luật
cũng như việc tìm hiểu thực tiễn hoạt động đấu giá hàng hoá ở Việt Nam, giúp cho
người viết có một cái nhìn cụ thể về hoạt động này, thấy được những điểm tiến bộ
cũng như hạn chế trong quy định của pháp luật để có thể vận dụng linh hoạt vào
thực tiễn.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Phân tích những quy định của pháp luật về đấu giá hàng hoá theo quy định của
Luật thương mại năm 2005.
Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật trên thực tế bao gồm những thành tựu đạt
được và những bất cập cịn tồn tại. Phân tích ngun nhân dẫn đến hiện tượng đó,
đồng thời đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật
về đấu giá hàng hoá trong lĩnh vực thương mại.

4. Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thiện đề tài này, người viết đã dùng phương pháp luận chủ yếu được
nhiều người sử dụng đó là: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
triết học Mác – Lê Nin. Ngoài ra, quan điểm của Nhà nước về xây dựng nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng được người viết

vận dụng kèm theo phương pháp nghiên cứu cơ bản là so sánh, phân tích, tổng hợp,
thống kê.

5. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những quy định của pháp luật về đấu
giá mà trọng tâm là đấu giá hàng hoá được quy định trong Luật Thương mại năm
2005. Ngoài ra, tác giả cũng đặt đấu giá hàng hoá trong mối liên hệ với đấu giá tài
sản trên cơ sở nghiên cứu Bộ Luật Dân sự năm 2005, Nghị định 05/2005/NĐ-CP
ngày 18/1/2005 về bán đấu giá tài sản, Luật về bán đấu giá tài sản của Trung Quốc
được thông qua ngày 5/7/1996. Thực tiễn về đấu giá hàng hoá tại Việt Nam trong
những năm gần đây cũng được tác giả đề cập đến một cách rõ ràng.
- Phạm vi nghiên cứu: Khoá luận tập trung vào những vấn đề chính của đấu giá
hàng hố như: Sự ra đời và các hình thức đấu giá phổ biến trên thế giới (Chương I),
các loại hợp đồng trong đấu giá hàng hoá, phân biệt đấu giá hàng hoá trong thương
6


mại và đấu giá tài sản trong dân sự, thực tiễn về đấu giá hàng hoá ở Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay (Chương II).

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
- Về mặt khoa học: Thơng qua việc tìm hiểu những quy định của pháp luật về
đấu giá nói chung và đấu giá hàng hố nói riêng, khố luận về đề tài: “Đấu giá hàng
hoá trong hoạt động thương mại - Lý luận và thực tiễn” đã cho thấy được những
điểm tích cực cũng như mặt hạn chế trong quy định của pháp luật hiện hành. Với
việc đưa ra những ý kiến mang tính cá nhân, tác giả mong rằng đây là “cơng trình
nghiên cứu” có giá trị tham khảo cho những người quan tâm về đấu giá hàng hố
trong giai đoạn hiện nay.
- Về mặt thực tiễn: Thơng qua khoá luận cử nhân, tác giả đã cho thấy “bức
tranh” về hoạt động đấu giá hàng hoá trong những năm gần đây. Từ đó giúp cho các

nhà làm luật cũng như những những chủ thể liên quan có những hành động thiết
thực phát huy những điểm tích cực, hạn chế sự tiêu cực để thúc đẩy hoạt động đấu
giá phát triển một cách mạnh mẽ và có tiềm lực hơn nữa.

7. Bố cục của khố luận:
Ngồi lời nói đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận bao
gồm các phần sau đây:
Chương I: Lý luận chung về đấu giá hàng hoá trong hoạt động thương mại.
Chương II: Pháp luật về hoạt động đấu giá trong hoạt động thương mại và thực
tiễn áp dụng ở Việt Nam.

7


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG
HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI.
1.1. Sơ lược về sự ra đời và phát triển của hoạt động đấu giá:
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của hoạt động đấu giá trên thế giới:
Theo ghi chép của những người Hy Lạp cổ đại, đấu giá lần đầu tiên xuất hiện ở
Babylon, từ những năm 500 trước công nguyên, với đối tượng được mua bán là phụ
nữ như một sự cưới hỏi. Bất kể người con gái nào bị gả bán ngoài cuộc bán đấu giá
đều coi là bất hợp pháp. Những người phụ nữ xinh đẹp được đưa tới những cuộc
bán đấu giá cao cấp, còn những người phụ nữ xấu phải có của hồi mơn và được đưa
tới các cuộc bán đấu giá để được chấp nhận. Tiếp đó, bán đấu giá được phát triển
qua các cuộc chiến tranh của Đế chế La Mã cổ đại, những chiến binh La Mã dùng
đấu giá để bán những tài sản mà họ có được sau những cuộc chinh phục. Cho đến
thế kỷ 17 thì đấu giá đã trở nên phổ biến tại Anh, nơi những quán rượu tổ chức đấu
giá cho những tác phẩm nghệ thuật hay các đồ dùng nội thất. Đến thế kỷ 18, cũng
tại Anh sự xuất hiện của hai nhà đấu giá tên tuổi là Sotherby năm 1744 và Christie
năm 1766 đã làm cho hoạt động đấu giá ở đất nước này phát triển một cách mạnh

mẽ hơn và cho đến ngày nay đây vẫn là hai hãng tổ chức đấu giá nổi tiếng trên thế
giới. Tại Mỹ, đấu giá được hình thành và phát triển cùng với những cuộc chinh
phục mở rộng thuộc địa của người Anh, khi đó đấu giá được dùng phổ biến để mua,
bán các cơng cụ lao động, động vật, thuốc lá.1
Đấu giá chính là một thành tựu của nền văn minh tiêu dùng. Hoạt động đấu giá
đã giúp cho người mua thỏa mãn nhu cầu của mình đó là mua được hàng hóa với
chất lượng cao, tiện dụng, hợp thời, không những thế đấu giá cịn đáp ứng được sở
thích của một số bộ phận dân cư trong xã hội như sở thích sưu tầm đồ cổ, đồ q
hiếm. Vì đấu giá là mơ hình thương mại có nhiều ưu điểm nên cho đến ngày nay có
rất nhiều loại đấu giá được sử dụng và hoạt động đấu giá được phát triển mạnh mẽ ở
tất cả các nước. Chúng ta có thể nhìn thấy sự phát triển “thăng hoa” của đấu giá
thông qua hoạt động của: “Trung tâm đấu giá về lông thú ở Newyork, London;
trung tâm đấu giá về len thô ở Sydney, London; trung tâm đấu giá về chè ở
Comlombia; trung tâm đấu giá về rau quả ở Amsterdam”.2 Mặc dù, đấu giá ở mỗi
quốc gia có những giai đoạn phát triển khác nhau và mang những đặc trưng riêng
nhưng tựu chung lại đấu giá đã và đang phát triển thành một mơ hình thương mại có
nhiều ưu thế trong nền kinh tế thế giới.

1.1.2. Sự ra đời và phát triển của hoạt động đấu giá tại Việt Nam:
Tại Việt Nam đến thời kỳ Pháp thuộc phương thức bán đấu giá mới xuất hiện,
hoạt động còn rất nhỏ lẻ chủ yếu là bán các tài sản để thi hành án dân sự và tại thời
điểm này chưa hề có một qui định nào về hoạt động đấu giá. Nhìn chung hoạt động
đấu giá tài sản ở Việt Nam ra đời khá muộn, nó được hình thành với sự thiết lập bộ

1

/>d=191
2
Nhà xuất bản từ điển bách khoa (1999), Từ điển Luật học, Nhà xuất bản từ điển Bách khoa, Hà nội, tr. 153.


8


máy cai trị của thực dân Pháp, buổi đầu được tổ chức một cách sơ khai và chỉ được
xem là một bộ phận tư pháp do tòa án tiến hành.
Đấu giá ở Việt Nam được phát triển qua các giai đoạn chủ yếu sau đây:
 Từ năm 1975 trở về trước:
Năm 1920 tòa án Nam kỳ đã ra một phán quyết: “Nếu đến kỳ hạn người đi vay
không đi chuộc lại thì người cho vay khơng thể đương nhiên trở thành chủ sở hữu
của ruộng đất ấy mà phải kiện đến tòa án xin đem bất động sản đã thế chấp đó ra
phạt lãi bán đấu giá lấy món nợ thiếu”. Như vậy với phán quyết của Tòa án Nam kỳ
đã đánh dấu một bước phát triển mới của hoạt động đấu giá tại Việt Nam, chúng ta
bắt đầu có cách nhìn sơ khai về hoạt động đấu giá, một mơ hình đã khá phát triển
trên thế giới lúc bấy giờ. Tiếp theo là sự manh nha xuất hiện của những luật và đạo
luật có đề cập đến đấu giá như:
Luật dân sự, thương sụ tố tụng, đây là những đạo luật của nhà Nguyễn áp dụng
cho các tòa án Bắc kỳ quy định về tài sản cưỡng chế và phát mãi tài sản.
Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ Luật, đây là đạo luật do nhà Nguyễn ban hành năm
1936 áp dụng cho xứ Trung kỳ trong đó có quy định về phát mãi tài sản cũng như
Hộ Luật Bắc kỳ.
Bộ luật dân sự và thương sự tố tụng, đây là đạo luật do chế độ ngụy Sài gòn ban
hành năm 1973. Trong đó có nhiều quy định cưỡng chế phát mãi tài sản để đảm bảo
thi hành án. Việc tổ chức đấu giá do “Thừa phát lại”, “Hỗ giá viên” thực hiện.
Như vậy, trong giai đoạn đầu văn bản pháp luật về đấu giá chưa được hình thành
một cách có hệ thống và cũng chưa có những quy định cụ thể về hoạt động này
nhưng với sự ra đời của những luật, đạo luật liên quan đã làm nền móng cho những
quy định pháp luật về đấu giá ở những giai đoạn sau này.
 Sau năm 1975 đến trước ngày Bộ luật dân sự năm 1995 có hiệu lực:
Ngày 28/8/1989, pháp luật thi hành án dân sự được ban hành chính thức quy
định về việc kê biên và bán đấu giá tài sản.

Thông tư 05 ngày 6/12/1989 của TANDTC – BNV hướng dẫn về hoạt động bán
đấu giá tài sản.
Chương 4 pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993, chương 3 NĐ 69 ngày
18/10/1993.
Với những văn bản pháp luật đầu tiên quy định chính thức về đấu giá đã thể hiện
sự quan tâm của Nhà nước đối với hoạt động này, đồng thời đã làm cho hoạt động
đấu giá của Việt Nam ở thời điểm hiện tại mang tính hệ thống hơn. Tuy nhiên, đấu
giá trong giai đoạn này vẫn chưa được xem là một nghành kinh doanh dịch vụ, nó
chỉ dừng lại là hoạt động tư pháp và chủ yếu được tiến hành bởi Tòa án, các văn bản
pháp luật được ban hành nhưng không phù hợp, đôi khi đó chỉ là những quy định
“chết”, nó khơng được áp dụng vào thực tế mà chỉ có giá trị trên văn bản, giấy tờ.
Điều này lí giải nguyên nhân vì sao hoạt động đấu giá của Việt Nam chỉ phát triển
cầm chừng ở giai đoạn đầu. Đứng trước tình hình đó, các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền đã tiến hành cải cách về văn bản pháp luật cũng như bộ máy hoạt động,
mặc dù chưa có những thay đổi đáng kể nhưng nó đánh dấu những bước tiến mang
tính tích cực hơn.
 Từ năm 1995 đến trước năm 2005:
Với sự ra đời của Bộ luật dân sự năm 1995 và Quy chế bán đấu giá tài sản ban
kèm Nghị định 86/CP ngày 19/12/96 đã làm cho hoạt động đấu giá phát triển một
cách mạnh mẽ tại Việt Nam. Bộ luật dân sự 1995 đã dành riêng 4 điều luật quy định

9


về bán đấu giá tài sản (Đ 452 – Đ 455), chính vì thế đã làm cho hoạt động đấu giá ở
thời điểm lúc bấy giờ có nhiều khởi sắc, các trung tâm dịch vụ bán đấu giá được
mọc lên ở hầu hết các tỉnh.
Ngày 7/4/1997 Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 399/PLDSKT hướng dẫn
một số quy định về bán đấu giá tài sản.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quy định số 144/2001/QĐ-TTG kèm theo là

Thông tư liên tịch số 02/2002/TTLT/NHNN–BTP ngày 5/02/2002 của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam quy định về thủ tục bán tài sản bảo đảm, công chứng, chứng
thực văn bản, bán tài sản và giao tài sản cho các Ngân hàng.
Nghị định số 165/99//NĐ-CP ngày 19/11/99 kèm theo là Thông tư số
06/2002/TT – BTP ngày 28/2/2002 quy định về giao dịch bảo đảm.
Nghị định 164/2004/NĐ- CP ngày 19/4/2004 của Chính phủ quy định về kê
biên, đấu giá quyền sử dụng đất.
Như vậy, bán đấu giá trong giai đoạn này đã được xem là bộ phận quen thuộc để
xử lý tài sản thi hành án, tài sản bị tịch thu xung quĩ Nhà nước.
 Từ năm 2005 trở về sau:
Năm 2005 với sự ra đời của Quy chế bán đấu giá tài sản đã làm cho hoạt động
bán đấu giá của Việt Nam có nhiều khởi sắc, tài sản được đem ra bán đấu giá ngày
càng nhiều nhưng những quy định của pháp luật hiện hành dường như khơng cịn
phù hợp, đứng trước tình hình đó, Bộ Luật Dân sự năm 2005 ra đời. Trên tinh thần
của Bộ Luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005 đã có sự mở rộng và đổi
mới hơn trong những quy định về đấu giá tài sản. Bộ Luật Dân sự năm 2005 (có
hiệu lực từ ngày 01/01/2006) đã dành ra bốn điều từ Điều 456 đến 459 trong
chương XVIII về Hợp đồng dân sự thông dụng để quy định về đấu giá. Những vấn
đề về đấu giá được nhắc đến trong Bộ luật Dân sự còn hết sức sơ sài, chủ yếu chỉ
quy định chung chung như: Tài sản bán đấu giá, thông báo bán đấu giá, thực hiện
bán đấu giá, bán đấu giá bất động sản. Với những quy định này Bộ Luật dân sự
dường như đã không bao quát hết được thực tiễn phát triển của hoạt động đấu giá,
những quy định thì q ít trong khi đó hoạt động này ngày càng thu hút được nhiều
sự quan tâm.
Cùng với Bộ luật dân sự năm 2005 thì Luật Thương mại năm 2005 cũng đã đề
cập đến đấu giá nhưng không phải là đấu giá tài sản mà là đấu giá hàng hố, một
khái niệm cịn khá mới mẻ lúc bấy giờ. Đây là luật chuyên ngành về hoạt động
thương mại nhưng cũng đã dành 29 điều từ điều 185 đến điều 213 quy định về đấu
giá hàng hóa. Trên nền tảng của Luật Thương mại năm 1997, Luật Thương mại năm
2005 đã quy định những vấn đề cơ bản như: Người tổ chức đấu giá, người bán

hàng, người tham gia đấu giá, người điều hành đấu giá, các nguyên tắc đấu giá,
quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ, hợp đồng dịch vụ bán đấu giá, xác
định giá khởi điểm, trưng bày hàng hóa đấu giá, tiến hành cuộc đấu giá, rút lại giá
đã trả… Luật Thương mại đã đưa ra những đặc trưng cơ bản của hoạt động đấu giá
hàng hóa như: Đây là một hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận và chủ yếu do
thương nhân tiến hành, điều này đã tạo nên sự khác biệt lớn với đấu giá tài sản được
quy định trong Bộ Luật Dân sự năm 2005. Luật Thương mại đã một lần nữa nhấn
mạnh tầm quan trọng của mơ hình dịch vụ này đối với việc phát triển kinh tế, đó
khơng còn là một biện pháp để phát mãi, xử lý tài sản mà mục đích của đấu giá
hàng hố hướng đến chính là lợi nhuận mang lại cho những chủ thể có liên quan.

10


Tiếp đó là sự ban hành một loạt văn bản hướng dẫn như: Nghị định số
05/2005/NĐ–CP ngày 18/1/2005 do Chính phủ ban hành thay thế NĐ 86/CP ngày
19/1/96 về Quy chế bán đấu giá tài sản đã bộc lộ nhiều hạn chế và không đáp ứng
được nhu cầu phát triển của thực tiễn. Nghị định 05 được xây dựng trên nền tảng Bộ
Luật Dân sự 2005 và là sự kế thừa một cách có chọn lọc những quy định của Nghị
định 86. Với sáu chương và 54 điều, đây được xem là văn bản pháp luật cơ bản nhất
điều chỉnh về hoạt động đấu giá tài sản hiện nay. Nghị định 05 có phạm vi điều
chỉnh khá rộng về nguyên tắc, thủ tục bán đấu giá tài sản, người bán đấu giá tài sản
và quản lý Nhà nước đối với hoat động bán đấu giá tài sản. Nghị định 05 đã làm rõ
nhiều vấn đề về đấu giá tài sản trong đó cho thấy rằng: Đấu giá tài sản khơng phải là
một khâu của hoạt động thi hành án mà đây là một hoạt động bán tài sản một cách
công khai, có nhiều người tham gia và có sự cạnh tranh công bằng về giá cả giữa
những người tham gia trả giá.
Ngày 15/5/2006 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 18/2006/CT-TTg về
việc tăng cường thực hiện Nghị định 05 về đấu giá tài sản. Thủ tướng chính phủ quy
định trách nhiệm của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh trong việc quản lý hoạt động

của Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản của địa phương, khuyến khích việc thành
lập doanh nghiệp bán đấu giá tài sản ở địa phương. Chỉ thị số 18 còn đưa ra nghĩa
vụ của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong việc phối hợp với các cá nhân có thẩm quyền
để rà sốt, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến họat động bán
đấu giá tài sản, chủ trì việc hướng dẫn về trình tự, thủ tục bán đấu giá theo đúng quy
định tại Nghị định 05. Ngoài ra Thủ tướng còn đưa ra chỉ thị đối với Bộ trưởng Bộ
Tài Chính trong việc ban hành văn bản hướng dẫn chung về mức thu, việc quản lý,
sử dụng phí đấu giá thuộc ngân sách Nhà nước.
Hiện nay văn bản pháp luật Việt Nam quy định về hoạt động đấu giá vẫn cịn
nhiều bất cập và có sự chồng chéo giữa văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và
cấp dưới nhưng trong những năm gần đây cùng với sự tiến bộ của khoa học và sự
học hỏi từ những mơ hình đấu giá nổi tiếng ở trên thế giới, các nhà làm luật Việt
Nam đã có nhiều sự thay đổi trong tư duy, họ vẫn đang nỗ lực hoàn thiện hệ thống
pháp luật đấu giá để hoạt động này ngày một phát triển hơn và hứa hẹn sẽ là một
mơ hình thương mại mang lại nhiều lợi ích trong tương lai.

1.2. Khái niệm, đặc điểm của đấu giá hàng hóa:
1.2.1. Khái niệm về đấu giá hàng hố:
Bán đấu giá khơng phải là một khái niệm mới vì đã được hình thành từ các nền
văn minh thời cổ đại, cho đến bây giờ đấu giá vẫn liên tục phát triển cùng với sự
phát triển của nền kinh tế thế giới. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, đấu giá đã có
nhiều sự thay đổi về hình thức, kết cấu nhưng vẫn không biến chuyển về mặt bản
chất. Bán đấu giá của bất kì thời kì nào cũng ln là hình thức mua bán thơng qua
việc trả giá cơng khai và cạnh tranh.
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về đấu giá nhưng tựu chung lại có
những ý kiến nổi bật sau đây:
Đấu giá là một cơ chế thị trường trong đó một vật hữu hình hay vơ hình, một
hay một tập hợp sản phẩm dịch vụ được trao đổi, mua bán trên cơ sở giá chào
những người tham gia đấu giá hay người trả giá (Bidder), những thành viên tham


11


gia thị trường. Đấu giá cung cấp một hệ quy tắc điều chỉnh qua đó quyết định mua
từ hay bán cho người trả giá thích hợp nhất.3
Bách khoa tồn thư mở Wikipedia đã có một định nghĩa khá đầy đủ về hoạt
động đấu giá:
Đấu giá là một quá trình mua và bán bằng cách đưa ra món hàng cần đấu giá, ra
giá và sau đó bán món hàng cho người trả giá cao nhất. Bán đấu giá là một cách để
xác định giá trị món hàng chưa biết giá hoặc món hàng đó có giá trị thay đổi. Trong
một số trường hợp, có thể tồn tại một mức giá tối thiểu hay còn gọi là giá sàn, nếu
sự ra giá khơng đạt đến giá sàn, món hàng sẽ khơng được bán. Đấu giá có thể áp
dụng với nhiều mặt hàng: Đồ cổ, bộ sưu tập, bất động sản, các mặt hàng đã qua sử
dụng, hàng hóa thương mại…4
Theo Đại Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Đấu giá là hình thức bán những hàng
hóa hoặc tài sản thường thuộc loại đắt tiền, hàng quý hiếm. Người bán đặt mức giá
chuẩn, những người mua trả giá từ thấp tới cao, hàng hóa được bán cho người trả
giá cao nhất”.5
Theo Từ điển Kinh tế học hiện đại: “Đấu giá (auctions) là một kiểu thị trường
trong đó người mua tiềm tàng đặt giá cho hàng hóa chứ khơng phải đơn thuần trả
theo giá cơng bố của người bán”.6
Theo Từ điển Luật học: “Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản thơng qua thủ
tục trả giá công khai giữa nhiều người muốn mua và người trả giá cao nhất là người
được quyền mua tài sản bán”.7
Tại Khoản 1 điều 185 Luật Thương mại 2005 đã định nghĩa: “Đấu giá hàng hóa
là hoạt động thương mại theo đó người bán tự mình hoặc th người tổ chức đấu giá
thực hiện việc bán hàng hóa công khai để chọn người mua trả giá cao nhất”.
Như vậy, Luật Thương mại đã đề cập đến một hình thức đấu giá khá đặc thù,
cũng là đấu giá nhưng không phải là đấu giá tài sản mà là đấu giá hàng hoá. Đối
tượng được đem ra bán đấu giá ở đây là hàng hố chứ khơng phải là tài sản như

trong giao dịch dân sự. Nếu như tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các
quyền tài sản 8thì hàng hố lại được tiếp cận theo một hướng khác. Khoản 2 điều 3
Luật Thương mại đã định nghĩa: “Hàng hóa bao gồm:
Tất cả các loại động sản, kể cả động sản được hình thành trong trong tương lai
Những vật gắn liền với đất đai”.
Với cách hiểu như vậy, đối tượng bán đấu giá có thể là hàng hóa hiện đang tồn
tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai, hàng hóa là động sản hoặc bất động sản có
thể lưu thơng trong thương mại, hoặc là một dạng của tài sản được quy định trong
bộ luật dân sự như: vật, tiền, giấy tờ có giá, và các quyền tài sản. Những hàng hóa
được đem ra bán đấu giá thường có đặc thù như:
- Là hàng hóa khó tiêu chuẩn hóa, hàng hóa quý hiếm, hàng hóa có giá trị lịch
sử, văn hóa.

3

/> />5
Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Đại Từ điển Bách khoa Việt
Nam, Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội, tr. 5.
6
David w.pearce (1999), Từ điển Kinh tế học hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 62.
7
Bộ Tư pháp Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa và Nhà
xuất bản Tư pháp, Hà Nội,, tr. 240.
8
Điều 163 Bộ Luật Dân sự năm 2005.
4

12



- Là những hàng hóa khó tiêu thụ như: hàng hóa tồn kho cần thanh lý; hàng hóa
khi bán có lợi ích liên quan đến nhiều chủ thể khác; hàng hóa là tài sản dùng để bảo
đảm nghĩa vụ, buộc phải xử lí để thực hiện nghĩa vụ cần bảo đảm; tài sản thanh lí
của các doanh nghiệp giải thể.
- Hàng hóa là tài sản được bán khơng theo ý chí của chủ sỡ hữu mà theo quyết
định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Đó khơng phải là những hàng hoá mà Nhà nước cấm giao dịch, mua bán và lưu
thơng trên thị trường như: vũ khí, chất nổ, động vật hoang dã…
Hàng hóa cũng là một trong những phạm trù cơ bản của Kinh tế Chính trị. Giáo
trình Kinh tế Chính trị đã định nghĩa hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa
mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi với nhau. Hàng hóa có thể tồn
tại dưới dạng hữu hình như: Sắt thép, quyển sách, ngịi bút hoặc ở dạng vơ hình như
là sức lao động. Với cách định nghĩa của giáo trình Kinh tế Chính trị thì hàng hóa
chính là sản phẩm trực tiếp của lao động, có lao động mới có hàng hóa. Theo Karl
Marx để đồ vật trở thành hàng hóa cần phải có những đặc tính như: Tính ích dụng đối
với người dùng, giá trị kinh tế nghĩa là được chi phí bởi lao động, sự hạn chế để đạt
được nó tức là độ khan hiếm của hàng hóa. Theo David Ricardo hàng hóa có hai
thuộc tính cơ bản đó là giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa9. Hàng hóa là sự thống nhất
của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối
lập. Đối với người sản xuất hàng hóa, họ tạo ra giá trị sử dụng, nhưng mục đích của
họ khơng phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, họ quan tâm đến giá trị sử dụng là để
đạt được mục đích giá trị mà thơi. Ngược lại đối với người mua, cái họ quan tâm là
giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Nhưng, muốn có giá trị sử
dụng thì phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Như vậy, trước khi thực hiện giá trị
sử dụng phải thực hiện giá trị của nó, nếu khơng thực hiện được giá trị sẽ không thực
hiện được giá trị sử dụng.
Theo tinh thần của Luật Thương mại 2005 thì đấu giá hàng hố chính là một hoạt
động thương mại. Khái niệm thương mại được hiểu rất khác nhau ở nhiều nước:
Theo như Bộ Luật Thương mại số 48 của Nhật Bản ngày 9/3/1899 định nghĩa:
Thương mại chỉ những hoạt động mua bán nhằm mục đích lợi nhuận và hầu hết các

dịch vụ trên thị trường như: vận tải, cung ứng dịch vụ hay khí đốt, ủy thác, bảo
hiểm, ngân hàng.
Bộ luật Thương mại Thái lan quy định: Thương mại không chỉ bao gồm việc
mua bán hàng hóa mà cả hoạt động thuê tài sản, thuê mua tài sản, tín dụng, thế
chấp, đại diện, mơi giới, bảo hiểm, cơng ty, hợp danh.
Cịn trong Luật Thương mại Việt Nam 2005 tại khoản 1 điều 3 lại định nghĩa:
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi.
Suy cho cùng, bán đấu giá của bất kì giai đoạn nào cũng là một phương thức
bán hàng đặc biệt ở chỗ, người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá
thực hiện việc bán hàng hố cơng khai tại một địa điểm và thời gian đã thông báo
trước để người mua đến tham gia phiên trả giá. Đấu giá là mơ hình thương mại
mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người mua, người bán và các chủ thể có liên
quan.

9

Bộ giáo dục và đào tạo (2004), Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác - Lênin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
Hà nội, tr.54.

13


1.2.2. Đặc điểm của đấu giá hàng hóa:
Trong quan hệ thương mại đấu giá hàng hóa có những đặc điểm chung của một
hoạt động thương mại như: Có mục đích chung là mang lại lợi nhuận cho tất các
bên tham gia quan hệ. Các bên tham gia có thể là thương nhân. Tuy nhiên bên cạnh
những điểm chung đó đấu giá hàng hóa cịn có những điểm đặc thù so với những
hoạt động thương mại khác:
Thứ nhất: Đấu giá hàng hóa là một hoạt động thương mại mang tính chất cơng
khai tuyệt đối.

Có thể nói rằng quan hệ mua bán hàng hóa, tài sản hầu hết đều diễn ra cơng khai
tuy nhiên mức độ công khai như thế nào phụ thuộc vào ý chí, mục đích của những
bên tham gia quan hệ. Sự công khai trong quan hệ mua bán hàng hóa chỉ mang tính
chất tương đối, người mua ít được biết mức giá cạnh tranh mà đối thủ trả cho người
bán, đơi khi vì một lí do nào đó như: Giữ bí mật về hàng hóa vì hàng hóa đó rất q
hiếm, giữ bí mật về danh tính của người mua và người bán mà quan hệ mua bán
hàng hóa đó khơng thể tiến hành một cách cơng khai được. Nhưng đối với đấu giá
hàng hóa trong hoạt động thương mại thì tính cơng khai vừa là một đặc trưng cơ
bản vừa là một nguyên tắc khi các bên thiết lập quan hệ này.
Điều này được ghi nhận tại điều 187 Luật Thương mại 2005: “Việc đấu giá hàng
hóa trong thương mại phải được thực hiện theo nguyên tắc cơng khai, trung thực,
bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia”.
Sự công khai ở đây là sự công khai về những thông tin về phiên đấu giá nó được
thể hiện trước và trong phiên đấu giá, cụ thể:
Người bán hàng có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thơng tin
cần thiết liên quan đến hàng hóa đấu giá10.
Người tổ chức đấu giá có nghĩa vụ: Thơng báo, niêm yết cơng khai, đầy đủ,
chính xác các thơng tin cần thiết có liên quan đến hàng hố đấu giá, trưng bày hàng
hóa, mẫu hàng hóa hoặc tài liệu giới thiệu về hàng hóa cho người tham gia đấu giá
xem xét11. Điều 200 Luật Thương mại quy định: “Hàng hóa, mẫu hàng hóa, tài liệu
giới thiệu về hàng hóa và các thơng tin cần thiết khác về hàng hóa phải được trưng
bày tại địa điểm thơng báo từ khi niêm yết”. Ngồi ra, “chậm nhất là bảy ngày làm
việc trước khi tiến hành bán đấu giá hàng hóa, người tổ chức đấu giá phải niêm yết
việc bán đấu giá tại nơi tổ chức đấu giá, nơi trưng bày hàng hóa và nơi đặt trụ sở
của người tổ chức đấu giá”12.
Ngồi ra, sự cơng khai cịn được thể hiện trong khi tiến hành phiên đấu giá:
Người điều hành đấu giá giới thiệu về hàng hóa đấu giá, nhắc lại giá khởi điểm, trả
lời các câu hỏi của người tham gia đấu giá, cơng bố người có quyền mua hàng hóa
đấu giá, lập văn bản bán đấu giá hàng hóa…
Việc bán đấu giá cịn phải được thơng báo trên các phương tiện thông tin đại

chúng cũng là một biểu hiện của sự công khai.
Thứ hai: Đấu giá hàng hóa là phương thức để bên bán xác định người mua hàng.
Điều này hồn tồn có sự khác biệt với hoạt động đấu thầu vì hoạt động đấu thầu là
phương thức để bên mua lựa chọn người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Bên cạnh đó
giá bán trong đấu giá hàng hóa sẽ là giá do người mua đưa ra. Nó đã tạo nên sự
khác biệt giữa hoạt động đấu giá và hoạt động mua bán hàng hóa khác. Trong các
10

Khoản 1 Điều 189 Luật Thương mại năm 2005.
Khoản 2, 4 Điều 190 Luật Thương mại năm 2005.
12
Khoản 1 Điều 196 Luật Thương mại năm 2005.
11

14


giao dịch mua bán thơng thường, giá bán hàng hóa thường do người bán đưa ra, khi
đưa ra một món hàng, người bán sẽ ra giá và người mua không có bất kì một lựa
chọn nào khác và phải chấp nhận giá do người bán đưa ra. Ngoài ra, giữa người
mua và người bán cịn có thể diễn ra q trình thương lượng về giá và giá khi bán ra
có thể thấp hơn, bằng hoặc cao hơn giá mà người bán đưa ra ban đầu. Qua đó có thể
thấy rằng, trong các hoạt động mua bán hàng hóa thơng thường, người bán chính là
người quyết định về giá cả. Ngược lại, trong hoạt động đấu giá hàng hóa ở lĩnh vực
thương mại, người mua chính là những người quyết định giá cả của hàng hóa.
Người bán chỉ đưa ra giá khởi điểm ban đầu, trong phiên đấu giá những người mua
sẽ cạnh tranh với nhau và người mua nào trả giá cao nhất chính là người có quyền
mua hàng hóa đó.
Thứ ba: Đấu giá hàng hóa là một hoạt động bán hàng thông qua trung gian, trừ
trường hợp người bán hàng tự tổ chức bán đấu giá. Bên trung gian chính là người

làm dịch vụ đấu giá mà thường là những thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch
vụ đấu giá, những thương nhân này được người có quyền bán hàng uỷ quyền để
thực hiện việc bán đấu giá hàng hoá. Trên thế giới việc bán đấu giá chủ yếu được
thực hiện qua những trung gian đó là những trung tâm dịch vụ bán đấu giá, nó
thường được tồn tại dưới những hình thức như:
- Trung tâm đấu giá là bộ phận của doanh nghiệp và hàng hóa đem ra đấu giá là
sản phẩm do doanh nghiệp làm ra.
- Trung tâm đấu giá là bộ phận của một tập đoàn, hàng hóa bán đấu giá là sản
phẩm của các xí nghiệp, cơng ty thành viên của tập đồn đó.
- Trung tâm đấu giá là một công ty chuyên kinh doanh về dịch vụ đấu giá, tại đó
hàng hóa bán đấu giá là tài sản của bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào muốn tiêu thụ
bằng đấu giá.
- Trung tâm đấu giá là tổ chức do Tòa án hoặc Bộ Tư pháp lập ra để bán đấu giá
theo luật định.
Thứ tư: Đối tượng bán đấu giá có thể là những hàng hóa thương mại thơng
thường, tuy nhiên do tính chất đặc thù của việc bán hàng theo phương thức này mà
khơng phải hàng hóa nào cũng được các chủ sở hữu quyết định bán hàng bằng
phương pháp đấu giá. Có thể nói những hàng hóa được đem ra bán đấu giá đều có
những đặc thù về mặt giá trị, đó có thể là giá trị chung hoặc là giá trị riêng. Nó là
giá trị riêng nếu vật đem ra bán đấu giá rơi vào tay một người, một nhóm người
nhất định, ví dụ như: vật đem ra đấu giá là một chiếc xe đạp cổ, nó rất có giá trị với
những nhà sưu tập đồ cổ nhưng lại khơng có nhiều giá trị đối với những người khác.
Bên cạnh giá trị riêng, vật đấu giá cịn có giá trị chung khi hàng hố là đối tượng mà
bất kì người nào cũng có thể sử dụng được như hàng hố phục vụ nhu cầu sinh hoạt
hằng ngày. Tuy nhiên, hàng hóa được đem ra bán đấu giá thường rất khó xác định
giá trị thực của nó nên người bán chỉ đưa ra mức giá khởi điểm, còn giá bán thực tế
như thế nào là do sự cạnh tranh của những người tham dự cuộc bán đấu giá,
Thứ năm: Hình thức pháp lý của quan hệ bán đấu giá được thiết lập dưới dạng:
Hợp đồng dịch vụ bán đấu giá hàng hoá hoặc văn bản bán đấu giá hàng hóa. Hợp
đồng dịch vụ bán đấu giá được xác lập giữa bên bán hàng với người làm dịch vụ

bán đấu giá. Còn văn bản bán đấu giá hàng hóa thực chất là hợp đồng mua bán hàng
hóa, nó được thiết lập giữa các bên như: người bán hàng, người mua hàng và
thương nhân kinh doanh dịch vụ bán đấu giá. Những hợp đồng này cũng đồng thời
làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên.

15


Thứ sáu: Việc bán đấu giá hàng hóa phải được thực hiện theo một trình tự và thủ
tục chặt chẽ. Nó được quy định trong luật và những văn bản hướng dẫn thi hành. Sự
chặt chẽ ở đây được thể hiện trong việc ký kết hợp đồng ủy quyền, niêm yết, thơng
báo, trưng bày hàng hóa đến những việc phải làm trong một phiên đấu giá. Việc tiến
hành đấu giá theo trình tự thủ tục quy định đảm bảo nguyên tắc pháp chế, đảm bảo
sự công bằng cho những chủ thể tham gia đấu giá, đảm bảo hiệu quả pháp lý cho
hàng hóa đem ra đấu giá…
Thứ bảy: Người thắng cuộc là người trả giá cao nhất (đấu giá theo phương thức
trả giá lên) hoặc là người đầu tiên chấp nhận mức giá khởi điểm, mức giá được hạ
thấp hơn mức giá khởi điểm (đấu giá theo phương thức đặt giá xuống).

1.3. Các loại đấu giá trên thế giới:
1.3.1. Dựa vào hình thức đấu giá:
 Đấu giá kiểu Hà Lan (Dutch auction):
Đấu giá kiểu Hà lan được xem là một hình thức đấu giá rất phổ biến trên thế
giới. Với đấu giá kiểu Hà lan một món hàng được chào với mức giá rất cao. Giá ban
đầu được đưa ra cao hơn rất nhiều so với giá trị của món hàng và chẳng có người
bán nào hy vọng bán được món hàng với giá cao như vậy. Giá được giảm xuống
cho đến khi một bidder (người đặt giá tại cuộc đấu giá) quyết định cái giá hiện tại
đó. Người đặt giá sẽ trả giá đó và trở thành người thắng cuộc. Với đặc thù như vậy,
đấu giá Hà Lan còn có tên gọi khác là đấu giá theo phương thức đặt giá xuống.
Ví dụ: Một cơng ty tiến hành bán một thiết bị máy móc đã qua sử dụng theo

hình thức đấu giá Hà lan, giá đưa ra ban đầu là 15000 USD, người đặt giá sẽ đợi
đến khi giá giảm xuống còn 14000 USD, 13000 USD… và khi đến một mức giá
hợp lý và có một người nào đó quyết định mua và đó là người đầu tiên thì người đặt
giá đó sẽ là người thắng cuộc.
Hàng hố được bán theo hình thức này thường là các hàng hố giống nhau, có số
lượng lớn. Có nhiều hơn một gói hàng được đem bán và có thể có nhiều người
chiến thắng. Thông thường đấu giá Hà lan thường được sử dụng để bán những loại
hàng hóa nhanh hỏng, những hàng hóa khơng được chấp nhận khi đưa ra một mức
giá cao hoặc một hàng hóa muốn bán đi thật nhanh.
- Quy trình của đấu giá Hà Lan:
Đấu giá Hà Lan thường được tổ chức bởi các nhà tổ chức đấu giá lớn và nhiều
kinh nghiệm. Cuộc đấu giá thường được thông báo cho những người tham gia trả
giá. Họ sẽ tiến hành trưng bày các sản phẩm hàng hoá được đấu giá để những người
tham gia đấu giá có cơ hội xem xét những hàng hoá mà họ sẽ mua. Trước mỗi cuộc
đấu giá, người tổ chức sẽ công bố số lượng gói hàng đem bán, giá trị bán lẻ, giá
cước thế chấp, độ giảm giá cược và thời gian đóng cửa đấu giá. Bằng việc đặt cược
giá, bạn đồng ý rằng bạn có thể và dự định mua.
Trong cuộc đấu giá theo phương thức này, giá mở đầu thường được đưa ra rất
cao, không người nào mua nổi. Tiếp theo mức giá này được giảm dần với một mức
định trước. Mức định trước này có thể hiểu là một mức giá định trước, một mức
thời gian định trước, tuỳ theo cuộc đấu giá khác nhau mà các mức này quy định
khác nhau. Auctioners (người tổ chức đấu giá) đưa ra giá và chờ sự đồng ý. Nếu
khơng có ai đồng ý thì anh ta sẽ giảm giá theo mức đã định trước và hỏi lại những
người đặt giá khác. Mức giá cứ giảm dần cho đến khi một người mua xác nhận sản
16


phẩm là của ông ta bằng cách kêu “mine”, hoặc ấn một cái nút. Nếu người đặt giá là
người đầu tiên ra quyết định thì anh ta là người thắng cuộc. Người mua phải trả
mức giá mà anh ta quyết định với một lượng hàng xác định. Cuộc đấu giá sẽ tiếp tục

nếu vẫn cịn hàng hố cùng loại. Những người tham giá đặt giá còn lại sẽ tiếp tục
tham gia đấu giá. Kết quả của quá trình đấu giá này là việc hàng hoá sẽ bán với
những mức giá khác nhau cho những người đặt giá khác nhau với số lượng khác
nhau. Người đầu tiên quyết định giá sẽ là người trả giá cao nhất và người thắng
cuộc sẽ là người trả giá thấp nhất.
- Ưu điểm của đấu giá Hà Lan:
Theo qui trình của đấu giá Hà Lan, có thể khiến chúng ta nghĩ rằng người bán sẽ
bị lỗ tiền nhưng thực tế là họ sẽ được nhiều tiền hơn theo cách thức đấu giá leo
thang truyền thống. Với một cuộc đấu giá leo thang, những người đặt giá tăng giá
nhưng ít khi họ đạt đến giá trị thực của hàng hóa. Họ khơng có lí do để phải hành
động thật nhanh vì họ biết chính xác đến lúc nào thì cuộc đấu giá kết thúc và họ
thường đợi đến phút cuối và chỉ tăng giá một chút. Tuy nhiên trong đấu giá Hà Lan,
những người đặt giá sẽ hành động thật nhanh vì họ khơng biết lúc nào cuộc đấu giá
sẽ kết thúc. Vì vậy, người đặt giá sẽ kết thúc việc trả giá với giá thậm chí cao hơn
món hàng. Tính cạnh tranh trong đấu giá Hà lan là cạnh tranh ngầm giữa những
người đặt giá muốn sở hữu món hàng. Mức giá càng giảm thì các bidder càng muốn
mua và tính cạnh tranh càng cao. Đó chính là những ưu điểm của hình thức đấu giá
Hà Lan.
- Nhược điểm của đấu giá Hà Lan:
Vì tính chất của cuộc đấu giá nên các cuộc đấu giá rất khó tổ chức. Người tổ
chức bán đấu giá phải là những người chuyên nghiệp và có kinh nghiệm mới điều
hành được phiên đấu giá. Bên cạnh đó trong các cuộc đấu giá thì số lượng những
người tham gia thường rất hạn chế.13
 Đấu giá kiểu Anh (English auction):
Đây là kiểu đấu giá thông qua việc tham dự hay xem các phiên đấu giá qua
truyền hình. Đấu giá kiểu Anh là kiểu đấu giá theo đó người mua cơng bố mức giá
của mình cao hơn mức giá được ghi nhận trước đó do người bán hoặc người mua
trước đưa ra. Nhà tổ chức sẽ cơng bố hàng hố đấu giá được bán cho người mua trả
giá cao nhất, vì vậy, đấu giá kiểu Anh cịn có tên gọi là “đấu giá tăng giá”14. Đấu
giá kiểu Anh được áp dụng để bán đấu giá đối với tất cả các loại hàng hố, từ những

thứ có thể định giá chính xác đến những thứ khơng thể định giá chính xác như các
tác phẩm nghệ thuật…Đây là hình thức bán đấu giá phổ biến nhất và áp dụng nhiều
nhất tại các quốc gia.
- Quy trình của đấu giá kiểu Anh:
Tại cuộc bán đấu giá, nhân viên điều hành nêu lên giá khởi điểm thấp nhất của
lô hàng. Mức giá khởi điểm này là mức giá được đưa ra bởi các chuyên gia, được sự
thống nhất ý chí của người bán trên cơ sở đánh giá giá trị của hàng hoá. Giá khởi
điểm được tính tương đối sát với giá trị của hàng hố để chỉ cần vượt qua (hoặc
bằng giá này nếu có sự đồng ý của người bán) là có thể bán được. Tuy nhiên sự
định giá này chỉ mang tính chất tương đối vì có khi hàng hố đem bán là những thứ
13

/>
14

/>d=191

17


rất khó định giá như tác phẩm nghệ thuật, đồ cổ… và vì mục đích tạo sự kích thích
cho những người tham gia đấu giá, cho họ thấy lợi khi tham gia và có cơ hội được
trả giá trong cuộc đấu giá. Những người mua sẽ trả giá tăng dần theo từng mức nhất
định, người sau cao hơn người trước và cuộc đấu giá sẽ chấm dứt khi khơng cịn
người nào đưa ra mức giá khá hơn. Người trả giá hiện tại sẽ thắng và sẽ trả tiền theo
giá đã chào và nhà tổ chức sẽ cơng bố hàng hóa đấu giá sẽ được trả cho người trả
giá cao nhất.
- Ưu điểm của đấu giá kiểu Anh:
Nó mang lại lợi ích cho cả bên mua lẫn bên bán. Bên mua được chủ động đề
xướng giá nên quan hệ mua bán mang tính tự nguyện cao. Cịn bên bán thường

được lợi về giá cả vì ln có sự trả giá cao hơn giá khởi điểm mình đưa ra, nhiều
khi mức giá mà bên mua trả vượt cao quá sức tưởng tượng của bên bán. Cuộc đấu
giá theo phương thức này luôn diễn ra rất sôi động bởi sự trả giá liên tục giống như
cuộc rượt đuổi của những người tham gia đấu giá. Thời gian tổ chức ngắn, do các
mức giá đựơc đưa ra cơng khai, dễ dàng tìm ra người thắng cuộc mà không mất
công so sánh với các mức giá đựơc trả của những người tham gia khác nhau.
- Nhược điểm của đấu giá kiểu Anh:
Người tham gia đấu giá ln biết rõ đối thủ của mình trả giá như thế nào nên
làm chủ về mặt thời gian và mức trả giá. Họ thường chỉ trả giá nhích từng chút một
và nhiều khi cuộc bán đấu giá kết thúc với giá bán được không bỏ xa giá khởi điểm
là bao nhiêu.
 Đấu giá Vickrey:
Đây là một hình thức đấu giá khá đặc biệt, khơng như quy trình của những phiên
đấu giá thông thường, người mua sẽ tiến hành trả giá công khai và mỗi người tham
gia đều biết được mức giá cạnh tranh của những người khác. Đấu giá Vickrey là
hình thức đấu giá mà tất cả mọi người tham gia cùng đặt giá đồng thời, không ai
biết mức giá của ai và người thắng cuộc chỉ phải mua món hàng với mức giá cao
thứ hai chứ khơng phải giá cao nhất do mình đưa ra. Đấu giá Vickrey cịn được gọi
là đấu giá kín theo mức giá thứ hai, nó được lấy tên theo tên của William Vickrey,
ơng đã được viện khoa học hoàng gia Thụy điển trao giải khoa học kinh tế vì đã có
những đóng góp nền tảng cho thuyết khuyến khích kinh tế trong điều kiện thông tin
bất đối xứng. Trong một phiên bán đấu giá như vậy, một vật được bán theo hình
thức bỏ phiếu kín, khi đó người trả giá cao nhất sẽ có quyền mua nó, nhưng chỉ trả
mức giá thứ hai sau mức giá được đưa ra cao nhất đó. Bằng cách đưa ra giá cao hơn
mức giá mà anh ta sẵn sàng trả một cá nhân đã thoát khỏi nguy cơ là một người
khác cũng sẵn lòng trả mức giá như vậy, và như thế anh ta buộc phải mua món hàng
đó. Và ngược lại nếu ai đó xướng ra mức giá thấp hơn mức giá mà anh ta sẵng sàng
trả, anh ta sẽ tránh được nguy cơ là có ai đó sẽ mua món hàng với mức giá mà anh
ta sẵn lòng trả. Do vậy, theo kiểu bán đấu giá này tốt nhất là đưa ra mức giá chính
xác mà mình muốn trả. Bán đấu giá cịn có hiệu quả xã hội. Vật đem ra bán đấu giá

thuộc về người sẵn lòng trả mức giá cao nhất và người đó trả chi phí cơ hội cho hiệu
quả xã hội đó.15

15

/>
18


1.3.2. Dựa vào hình thức biểu đạt được dùng trong cuộc đấu giá:
 Đấu giá dùng lời nói:
Là hình thức mà trong phiên đấu giá, nhân viên điều hành đấu giá sẽ dùng lời
nói của mình để đưa ra giá khởi điểm. Những người mua sẽ đặt giá bằng lời nói
hoặc bằng việc làm dấu hiệu để người điều hành đấu giá biết. Sau mỗi lần người
tham gia đấu giá trả giá, người điều hành cuộc bán đấu giá nhắc lại ba lần một cách
rõ ràng, chính xác bằng lời nói giá đã trả cao nhất, mỗi lần cách nhau ba mươi giây.
Sau ba lần nhắc lại như vậy, mà khơng có ai trả giá cao hơn (đối với cuộc bán đấu
giá theo phương thức nâng giá lên) hoặc đồng ý mua (đối với cuộc bán đấu giá theo
theo phương thức hạ giá xuống) thì người điều hành cuộc bán đấu giá sẽ đồng ý bán
cho người trả giá cao nhất hoặc chuyển sang mức giá khác thấp hơn để chào bán.
- Ưu điểm của đấu giá dùng lời nói:
Đó là sự trả giá của mọi người mua đều công khai, người trả giá cao nhất được
xác định ngay mà khơng mất nhiều thời giờ để so sánh, vì thế cuộc bán đấu giá
nhanh chóng được kết thúc.
- Nhược điểm của đấu giá dùng lời nói:
Cuộc bán đấu giá có quá nhiều người tham gia nên việc điều hành phiên đấu giá
hết sức khó khăn bởi vì sau khi người đầu tiên trả giá thì có hàng loạt người trả giá
cùng một lúc, người điều hành đấu giá không xác định được, cho nên dễ xảy ra tình
trạng mất trật tự trong cuộc bán đấu giá. Mặt khác, hình thức này cũng không quy
định trật tự trả giá cho nên dễ phát sinh tiêu cực trong việc người bán đấu giá sắp

xếp thứ tự người tham gia đấu giá có lợi cho người mua móc nối với người bán đấu
giá, từ đó làm lũng đoạn cuộc bán đấu giá.
 Đấu giá khơng dùng lời nói:
Là hình thức mà việc trả giá của người mua không được thể hiện bằng lời nói
hoặc việc làm dấu hiệu mà được viết ra giấy hoặc thơng qua một hình thức nào đó
sẽ thơng báo cho nhân viên điều hành đấu giá biết. Nhân viên điều hành sẽ thông
báo mức giá cao nhất qua mỗi lần trả giá trên cơ sở so sánh các mức giá chấp nhận
mà họ được thông báo. Việc đấu giá được kéo dài cho tới lần trả mà khơng có ai trả
giá cao hơn giá đã trả cao nhất của giá đã trả liền trước đó.
- Ưu điểm của đấu giá khơng dùng lời nói:
Đó là việc hạn chế được tình trạng chạy đua giữa những người mua nâng giá lên
một cách quá đáng so với giá trị thực của hàng hóa, vì mỗi người mua sẽ khơng biết
mức giá mà người mua khác trả trong mỗi lần trả giá. Như vậy, tình trạng tiêu cực
trong cuộc bán đấu giá sẽ khó phát sinh.
- Nhược điểm của đấu giá khơng dùng lời nói:
Hình thức đấu giá này có nhiều thủ tục phức tạp và mất khá nhiều thời gian,
khơng khí cuộc bán đấu giá cũng kém sôi động hơn.
 Đấu giá thơng qua mạng internet:
Đây là mơ hình cho phép người tham gia đấu giá các sản phẩm hoặc dịch vụ
thông qua internet. Các công ty đấu giá trực tuyến khơng trực tiếp bán hàng của
chính mình mà chỉ giúp cho các thành viên hoặc các doanh nghiệp sử dụng để đấu
giá các sản phẩm và dịch vụ.
- Ưu điểm của đấu giá thông qua mạng internet:
Không ràng buộc về mặt thời gian: Việc đặt giá có thể thực hiện bất kì lúc nào,
các sản phẩm được liệt kê trong một vài ngày để người mua có thời gian tìm kiếm,

19


quyết định và đặt giá. Giá trị của món hàng sẽ được nâng lên theo số lượng người

tham gia đấu giá.
Không ràng buộc địa lý: Những người bán hàng và những người đấu giá có thể
tham gia ở bất kỳ nơi nào có truy cập internet. Điều này làm giảm chi phí cho cuộc
đấu giá, đồng thời cũng làm tăng số lượng các sản phẩm (có càng nhiều người bán
hàng) và số lượng các đặt giá (có càng nhiều người đặt giá). Những món hàng
khơng cần phải đưa đến sàn đấu giá mà cịn giảm được chi phí, giảm được giá khởi
điểm được chấp nhận của người bán.
Đấu giá có vai trò quan trọng trong sự tương tác xã hội đó là sự phân chia lớn
giữa các khách hàng tiềm năng tham gia cuộc đấu giá trực tuyến.
Bên cạnh đó số lượng tham gia các cuộc đấu giá trực tuyến rất lớn vì người tham
gia đấu giá khơng phải để ra nhiều chi phí cho cuộc đấu giá mà hiệu quả kinh tế
đem lại khá cao. Họ có thể tham gia cuộc đấu giá ở bất cứ nơi đâu, vào bất cứ thời
gian nào nếu họ truy cập internet.
- Nhược điểm của đấu giá thông qua mạng internet:
Việc bán đấu giá theo hình thức này đã biến các giao dịch thành phi vật chất,
người mua và người bán không trực tiếp nhìn thấy nhau, người mua có thể nhìn
thấy hàng hóa thơng qua những hình ảnh được cập nhật trên trang web về đấu giá
nhưng lại không được tận tay kiểm tra hàng hóa điều này dẫn đến hiện tượng người
mua sẽ phát hiện ra khuyết tật của hàng hóa hoặc khơng hài lịng về hàng hóa mình
mua được khi họ trở thành chủ sở hữu của hàng hóa. Mặt khác, toàn bộ các giai
đoạn của họat động đấu giá như: Thương lượng, kí kết, thực hiện, chấm dứt hợp
đồng đều chỉ thông qua lệnh truyền trên mạng, việc chuyển dịch hàng hóa khơng
được thực hiện bằng bút tích và các phương tiện thanh tốn thơng thường như: Tiền
mặt, séc nên việc quản lý rất khó khăn và khi tranh chấp phát sinh lại rất khó giải
quyết. Bên cạnh đó sự cạnh tranh giữa những người tham gia đấu giá rất thấp cũng
có thể coi là một nhược điểm của mơ hình đấu giá này16.

1.3.3. Dựa vào phương pháp xác định giá:
 Đấu giá theo phương pháp nâng giá:
Đây là hình thức bán đấu giá mà tại phiên đấu giá nhân viên điều hành sẽ nêu ra

giá khởi điểm của lơ hàng và giá khởi điểm đó thường là giá thấp nhất. Theo đó, các
bên tham gia mua hàng hóa sẽ cạnh tranh nhau về mức giá và những người mua trả
một giá duy nhất hoàn toàn độc lập. Cuối cùng người trả giá cao nhất là người thắng
cuộc. Điều này hoàn toàn khác với hoạt động đấu thầu, người thắng cuộc là người
chào ở mức giá thấp nhất và được trả bằng mức giá đó. Chẳng hạn như việc đấu
thầu cơng trình cơng cộng. Đấu giá theo phương pháp nâng giá vừa mang lại lợi ích
cho cả người mua và người bán hàng hóa. Người mua được chủ động đưa ra giá cả
phù hợp với túi tiền của mình, cịn người bán sẽ bán được hàng hóa với mức giá cao
hơn mức giá khởi điểm ban đầu.
 Đấu giá theo phương pháp hạ giá:
Là hình thức mà tại cuộc đấu giá đưa ra mức giá khởi điểm cao nhất của hàng
hóa và sau đó hạ giá dần từng nấc một để người mua đặt giá và người thắng cuộc
được mua hàng hóa là người đầu tiên chấp nhận mức giá khởi điểm hoặc mức giá
16

/>1_tr%E1%BB%B1c_tuy%E1%BA%BFn.

20


được hạ thấp hơn giá khởi điểm. Tuy nhiên hình thức đấu giá này có một số hạn chế
nhất định như: Nó chỉ áp dụng đối với một số loại hàng hóa và thực sự nó khơng
hấp dẫn người mua hàng lẫn người bán hàng. Người mua do tâm lí lo sợ món hàng
sẽ tuột khỏi tay mình nên vội vàng chấp nhận ngay mức giá mà chưa chắc đã hợp lí.
Cịn người bán thì cũng khơng cảm thấy thỏa mãn về giá cả vì rất ít khi có người
mua nào chấp nhận ngay mức giá khởi điểm của hàng hoá.

1.4. Các nguyên tắc cơ bản trong bán đấu giá hàng hố:
Chúng ta có thể hiểu một cách sơ lược rằng, nguyên tắc hay nguyên lý là do con
người đặt ra, quy định thành văn ước để cho mọi người hay chính bản thân mình

thực hiện. Khi đã đặt ra nguyên tắc thì nhất thiết chúng ta phải làm theo nó. Ngun
tắc chính là kim chỉ nam cho mọi hoạt động, tức là khi làm bất cứ một việc gì chúng
ta phải tuân thủ những nguyên tắc và nếu không làm đúng, nguyên tắc có thể gây
17
hại .
Cũng như mọi hoạt động khác, việc tổ chức bán đấu giá hàng hóa phải tuân
theo những nguyên tắc nhất định nhằm: Đảm bảo sự cạnh tranh cơng bằng và tính
trung thực của cuộc bán đấu giá, ngăn ngừa những hành vi tiêu cực cho người bán
hàng, người mua hàng và các chủ thể có liên quan. Điều 188 Luật Thương mại đã
đưa ra những nguyên tắc cơ bản của hoạt động đấu giá hàng hóa: “Việc đấu giá
hàng hóa trong thương mại phải được thực hiện theo nguyên tắc công khai, trung
thực, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia”.

1.4.1. Nguyên tắc công khai:
Nguyên tắc này được thể hiện xuyên suốt cuộc đấu giá từ lúc bắt đầu cho đến
khi kết thúc phiên đấu giá. Đó là sự cơng khai những thơng tin về hàng hóa bán đấu
giá cũng như mọi vấn đề liên quan đến cuộc bán đấu giá. Nó được thể hiện thơng
qua việc: Niêm yết, thông báo về cuộc bán đấu giá, trưng bày hàng hóa bán đấu
giá… Khi tiến hành thơng báo và niêm yết về hàng hóa những thơng tin như: Thời
gian, địa điểm đấu giá; tên, địa chỉ người tổ chức đấu giá; tên, địa chỉ người bán
hàng; danh mục hàng hóa, số lượng, chất lượng hàng hóa; giá khởi điểm; thơng tin
cần thiết liên quan đến hàng hóa; địa điểm trưng bày hàng hóa; địa điểm, thời gian
tham khảo hồ sơ về hàng hóa, địa điểm thời gian đăng ký mua hàng hóa18… phải
được cơng khai một cách tuyệt đối. Điều 200 Luật Thưong mại cịn quy định: Hàng
hóa, mẫu hàng hóa, tài liệu giới thiệu về hàng hóa và các thơng tin cần thiết khác về
hàng hóa đó phải được trưng bày tại địa điểm được thông báo từ khi niêm yết.
Khơng những thế, tại phiên đấu giá thì nguyên tắc này còn được thực hiện một cách
triệt để hơn nữa như việc: Giới thiệu về hàng hóa, nhắc lại giá khởi điểm, họ tên của
người mua trả giá cao nhất của mỗi lần trả giá, người chiến thắng trong phiên đấu
giá và khi có “nhiều người đồng thời trả mức giá cuối cùng đối với phương thức trả

giá lên hoặc mức giá đầu tiên với phương thức trả giá xuống thì việc rút thăm giữa
những người đó và công bố người rút thăm được mua”19 cũng phải được tiến hành
một cách công khai. Việc thực hiện đúng tinh thần của nguyên tắc này đảm bảo sự
minh bạch cho các phiên đấu giá và tạo ra sự cạnh tranh công bằng cho những chủ
thể tham gia hoạt động này, tránh được tình trạng người mua liên kết ngầm với
17

/>Điều 197 Luật Thương mại năm 2005.
19
Khoản 5 Điều 201 Luật Thương mại năm 2005.
18

21


nhau để trả giá thấp, khơng những thế nó tạo ra sự tin tưởng cho người bán, người
mua và các chủ thể có liên quan. Nếu như đấu giá mất đi tính cơng khai thì đơi khi
hoạt động này sẽ biến thành những cuộc thanh lí tài sản mang tính nội bộ và hàng
hóa bán ra sẽ mang giá hữu nghị, điều đó làm mất đi bản chất của đấu giá đó là sự
cạnh tranh về giá cả giữa những người mua. Có thể thấy rằng, những quy định khá
chặt chẽ của pháp luật về hoạt động đấu giá một phần nào đã giúp cho nguyên tắc
này được thực hiện, tuy nhiên dưới sự ảnh hưởng của cơ chế thị trường nên ở một
số nơi nguyên tắc này vẫn bị lợi dụng, gây ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều người.
Hiện nay, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đang cố gắng hoàn thiện hệ thống
pháp luật để đảm bảo sự cơng bằng cho những ai có lợi ích liên quan đến hoạt động
thương mại này.

1.4.2. Nguyên tắc trung thực:
Đây là một nguyên tắc không kém phần quan trọng so với nguyên tắc công
khai. Sự trung thực là một nguyên tắc mà các bên phải tuân thủ trước, trong và sau

khi tiến hành giao dịch. Nó vừa là nghĩa vụ đạo lí, vừa là nghĩa vụ pháp lí, là một
trong những tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá đạo đức nghề nghiệp của doanh
thương. Trong hoạt động đấu giá sự trung thực được đánh giá ở khía cạnh:
Khi người bán đem hàng hóa ra bán đấu giá phải đưa ra những thông tin trung
thực về: Xuất xứ, danh mục, số lượng, chất lượng của hàng hóa đặc biệt khi hàng
hóa có những khuyết tật thì phải thơng báo, phải xuất trình những giấy tờ có liên
quan đến hàng hóa bán đấu giá như giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của người
bán hàng, giấy tờ chuyển nhượng… Nếu hàng hóa là đối tượng cầm cố, thế chấp thì
người có hàng hóa phải thơng báo cho trung tâm bán đấu giá, sau đó người tổ chức
bán đấu giá sẽ thơng báo cho những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan .
Ngoài ra người bán hàng cần phải trung thực khi xác định giá khởi điểm của
hàng hóa. Mức giá khởi điểm phải phù hợp với giá trị thực của hàng hóa, khơng nên
đưa ra mức giá q cao hay quá thấp ảnh hưởng đến việc bán hàng hoá đấu giá. Nếu
như người bán không trung thực trong việc kê khai các thông tin và không do lỗi
của trung tâm bán đấu giá thì người mua có thể trả lại hàng hóa và yêu cầu người
bán bồi thường thiệt hại bằng một khoản tiền mà họ đã để ra mua hàng hóa và các
chi phí liên quan đến việc tham gia hoạt động đấu giá.
Nguyên tắc trung thực còn được thể hiện ở việc, người bán hàng hóa và những
người tham gia phải đưa ra các giấy tờ xác định tư cách của mình, họ khơng được
tham gia đấu giá nếu như họ thuộc các trường hợp quy định tại Điều 198 Luật
Thương mại. Khi họ tham gia với những tư cách này thì những giao dịch do họ xác
lập đều vô hiệu.
Nguyên tắc công khai và trung thực là hai nguyên tắc xương sống của hoạt
động đấu giá. Nó đảm bảo cho hoạt động đấu giá diễn ra một cách có trật tự, góp
phần loại trừ sự câu kết giữa các chủ thể tham gia đấu giá với nhau nhằm mục đích
dìm giá, phá hoại hoặc cản trở cuộc đấu giá.

1.4.3. Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham
gia:
Đấu giá hàng hóa không những mang lại quyền lợi cho người bán, người mua

mà cịn mang lại lợi ích cho những chủ thể liên quan khác. Các quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên liên quan đều được đảm bảo bởi một cơng cụ hữu hiệu nhất đó là
22


luật pháp. Luật Thương mại đã dành ra những điều luật riêng để quy đinh về quyền
mà các bên được hưởng. Người bán hàng hóa có quyền tự mình xác định giá khởi
điểm của hàng hóa, có quyền yêu cầu tổ chức bán đấu giá thanh toán đầy đủ các
khoản tiền sau khi cuộc bán đấu giá kết thúc, được quyền yêu cầu bồi thường thiệt
hại nếu người mua hoặc tổ chức bán đấu giá có hành vi xâm hại đến quyền và lợi
ích thiết thực của mình, có quyền nhận lại hàng hóa nếu đấu giá khơng thành…
Người mua hàng hóa có quyền yêu cầu tổ chức đấu giá cung cấp những thơng tin về
hàng hóa, người bán hàng hóa, kiểm tra hàng hóa, được đưa ra mức giá tại phiên
đấu giá, được yêu cầu xác lập quyền sở hữu vói hàng hóa nếu trở thành người thắng
cuộc trong phiên đấu giá, có quyền trả lại hàng hóa và yêu cầu bồi thường thiệt hại
nếu xác định ra khuyết tật của hàng hóa mà khơng được thơng báo…. Ngồi ra, tổ
chức bán đấu giá cũng có quyền lợi khi tham gia hoạt động này như: Nhận thù lao
dịch vụ đấu giá do người bán hàng trả và các khoản chi phí khác cho việc tổ chức
đấu giá theo quy định của pháp luật…
Ba nguyên tắc này là ba nguyên tắc quan trọng và không thể thiếu của một
phiên đấu giá. Nếu như một phiên đấu giá có sự cơng khai nhưng khơng có sự trung
thực hoặc trung thực nhưng lại khơng cơng khai và nó khơng đảm bảo lợi ích của
các bên thì phiên đấu giá đó sẽ khơng hợp pháp. Chính vì vậy có thể xem ba ngun
tắc này tồn tại trong một thể thống nhất. Thiếu một trong ba nguyên tắc hoạt động
đấu giá sẽ đi lệch bản chất của một hoạt động thương mại vì mục đích lợi nhuận.

1.5. Các chủ thể tham gia vào quan hệ đấu giá hàng hóa:
Đấu giá là một hình thức mà quyền lợi của các bên tham gia sẽ được thỏa mãn
một cách tốt nhất, người mua sẽ mua được hàng hố phù hợp với nhu cầu của mình,
người bán sẽ bán được hàng hố với giá có lợi nhất. Vì đây là một hoạt động mang

lại nhiều lợi ích nên khác với phương thức mua bán thông thường chỉ có bên mua
và bên bán, trong bán đấu giá hàng hố cịn có sự tham gia của những chủ thể đóng
vai trị trung gian là người tổ chức đấu giá. Như vậy đấu giá hàng hố là một hoạt
động có sự phong phú về mặt chủ thể bao gồm: Người bán hàng, người tổ chức đấu
giá và người tham gia đấu giá.

1.5.1. Người bán hàng hóa:
Theo quy định tại khoản 2 điều 186 Luật Thương mại: “Người bán hàng là chủ
sở hữu hàng hóa, người được chủ chủ sở hữu hàng hóa ủy quyền bán hoặc người có
quyền bán hàng hóa của người khác theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, người bán hàng hoá được Luật thương mại đề cập đến bao gồm hai đối
tượng chính:
Thứ nhất: Người bán hàng là chủ sở hữu của hàng hoá, người được chủ sở hữu
hàng hố uỷ quyền bán. Đây có thể là Nhà nước, tập thể, hay một tổ chức cá nhân
nào đó. Chủ thể này là người có đầy đủ ba quyền năng đối với hàng hố đó là quyền
chiếm hữu, sử dụng và định đoạt số phận của hàng hóa.
Người bán hàng là người được chủ sở hữu hàng hố uỷ quyền. Mối quan hệ
pháp lí này được xác lập thông qua hợp đồng ủy quyền. Người được ủy quyền chính
là người đại diện, nhân danh và vì lợi ích của chủ sở hữu thực hiện việc bán hàng
hoá thông qua đấu giá. Người được uỷ quyền chỉ được thực hiện các giao dịch dân
sự trong phạm vi uỷ quyền. Nếu người được ủy quyền xác lập những hoạt động
nằm ngồi sự uỷ quyền thì chủ sở hữu hàng hóa khơng chịu trách nhiệm về các giao
23


dịch dân sự đó. Hợp đồng ủy quyền lại là “công cụ” ràng buộc trách nhiệm của họ
đối với người chủ thực sự của nó.
Thứ hai:: Người bán hàng cịn là người có quyền bán hàng hố của người khác
theo quy định của pháp luật. Người có quyền bán hàng hóa ở đây có thể là các cơ
quan Nhà nước, các tổ chức cá nhân có thẩm quyền. Những chủ thể này sẽ tiến hành

bán đấu giá đối với những hàng hóa bị kê biên, tịch thu, hàng hóa khơng xác định
được chủ sở hữu…Cụ thể như việc bán đấu giá để thi hành án dân sự, vì người phải
thi hành án dân sự không tự nguyện thực hiện bản án, quyết định của Tòa án nên
theo yêu cầu của người được thi hành án cơ quan thi hành án cưỡng chế bán đấu giá
hàng hóa, trong trường hợp này cơ quan thi hành án ra quyết định cưỡng chế thi
hành án là người có quyền bán hàng theo quy định của pháp luật và sẽ tiến hành kí
kết hợp đồng bán đấu giá với người tổ chức đấu giá. Như vậy, với việc tham gia vào
hoạt động này các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đã trở thành người bán trong
quan hệ đấu giá.
Theo Khoản 3 điều 193 Luật Thương mại quy định: “Trường hợp trong hợp
đồng cầm cố, thế chấp có thỏa thuận về việc bán đấu giá mà người cầm cố, thế chấp
vắng mặt khơng có lí do chính đáng hoặc từ chối giao kết hợp đồng dịch vụ tổ chức
đấu giá hàng hóa thì hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa được giao kết giữa
người nhận cầm cố, thế chấp với người tổ chức đấu giá”. Luật thương mại hiện
hành, cho phép bên cầm cố và bên nhận cầm cố thỏa thuận về việc bán đấu giá để
xử lí hàng hố khi bên cầm cố, thế chấp khơng thanh tốn được khoản nợ đến hạn
hoặc có sự vi phạm hợp đồng. Bên nhận cầm cố có quyền đem tài sản, hàng hóa đó
ra bán đấu giá nếu như bên cầm cố, thế chấp vắng mặt khơng có lí do chính đáng
hoặc từ chối giao kết hợp đồng tổ chức dịch vụ bán đấu giá. Như vậy, trong trường
hợp này bên nhận cầm cố, thế chấp chính là người bán hàng hóa và sẽ tiến hành kí
kết hợp đồng bán đấu giá với người tổ chức đấu giá.
Khi đã trở thành một bên của quan hệ đấu giá, nếu là động sản bên bán có nghĩa
vụ chuyển giao hàng hóa, nếu là bất động sản bên bán phải chuyển toàn bộ giấy tờ
chứng minh quyền sở hữu và các giấy tờ liên quan cho người tổ chức đấu giá, trừ
trường hợp bên bán tự tổ chức bán đấu giá. Người bán hàng phải “tạo điều kiện để
người tổ chức đấu giá và người tham gia đấu giá xem xét hàng hoá cũng như cung
cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thơng tin cần thiết liên quan đến hàng hoá”20.
Nếu bán đấu giá để thi hành án thì người bán hàng phải chuyển giao quyết định của
cơ quan thi hành án cho người tổ chức đấu giá. Trong trường hợp cầm cố, thế chấp
bên nhận cầm cố, thế chấp cịn có nghĩa vụ chuyển giao hợp đồng, văn bản giấy tờ

liên quan đến việc cầm cố, thế chấp cũng như hàng hoá cho người tổ chức đấu giá.
Ngoài ra bên bán phải tiến hành bàn bạc giá khởi điểm với người tổ chức đấu giá,
sao cho giá khởi điểm của hàng hố khơng quá cao hay quá thấp so với giá thị
trường. Tuy nhiên, việc định giá khởi điểm phần lớn thuộc về người bán, ý kiến của
người tổ chức đấu giá chỉ mang tính tham khảo.
Như vậy, người bán hàng hóa ở đây được đặt trong mối quan hệ với người tổ
chức đấu giá hàng hóa. Người bán hàng là chủ sở hữu hàng hóa hoặc có thể là một
trung gian giữa người chủ thực sự của hàng hóa và người tổ chức bán đấu giá hàng
hóa đứng ra kí hợp đồng dịch vụ đấu giá hàng hoá với tổ chức kinh doanh dịch vụ
đấu giá. Trong trường hợp là một bên trung gian, người bán hàng hóa có quyền xác
lập những giao dịch với người tổ chức đấu giá trong phạm vi được ủy quyền mà
20

Khoản 1 Điều 192 Luật Thương mại năm 2005.

24


khơng làm phương hại đến lợi ích của chủ sở hữu hàng hóa. Mặt khác, người bán
hàng hóa cịn là người có quyền bán hàng. Quyền này có thể phát sinh từ các quan
hệ pháp lí, những thỏa thuận trước đó giữa người có quyền bán hàng hóa và chủ sở
hữu hàng hóa hoặc có thể phát sinh theo quy định của pháp luật. Người bán hàng sẽ
tự mình tổ chức đấu giá hàng hố hoặc tiến hành kí hợp đồng dịch vụ đấu giá hàng
hoá với người tổ chức đấu giá.

1.5.2. Người tổ chức đấu giá:
Là người tiến hành các công việc cụ thể của một cuộc bán đấu giá hàng hóa.
Theo quy định tại khoản 1 điều 186 Luật Thương mại thì người tổ chức đấu giá là
thương nhân có đăng kí kinh doanh dịch vụ đấu giá hoặc là người bán hàng của
mình trong trường hợp người bán hàng tự tổ chức đấu giá. Theo tinh thần của Luật

Thương mại, người tổ chức đấu giá bao gồm hai đối tượng chính:
Thứ nhất: Đó là thương nhân có đăng kí kinh doanh dịch vụ đấu giá. Theo
khoản 1 Điều 6 Luật thương mại, thương nhân là “một tổ chức kinh tế được thành
lập một cách hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường
xuyên và có đăng kí kinh doanh”. Như vậy, thương nhân kinh doanh trong lĩnh vực
đấu giá thường là những tổ chức kinh tế được thành lập một cách hợp pháp theo quy
định của pháp luật. Ngoài ra, Luật thương mại còn thừa nhận cá nhân như một chủ
thể trong kinh doanh đấu giá hàng hoá. Tuy nhiên, trên thực tế vai trò của cá nhân
chưa được chú trọng, những văn bản pháp luật quy định việc cá nhân được hoạt
động đấu giá hầu như chưa có. Những thương nhân này phải đăng ký kinh doanh
theo quy định của pháp luật và phải hoạt động thương mại một cách độc lập và
thường xuyên. Hiện nay, thương nhân kinh doanh trong lĩnh vực đấu giá hàng hoá
chủ yếu là doanh nghiệp bán đấu giá.
Theo quy định tại khoản 1 điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005: Doanh nghiệp
là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký
kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động
kinh doanh. Như vậy, doanh nghiệp bán đấu giá tài sản bên cạnh sự điều chỉnh của
Luật Thương mại năm 2005, còn chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp năm
2005 trong khâu đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp được tiến hành kinh doanh dịch
vụ bán đấu giá tài sản khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có đăng kí kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản.
- Có ít nhất một đấu giá viên.
- Có cơ sở vật chất đảm bảo cho việc bán đấu giá tài sản.
Hiện nay việc bán đấu giá thông qua các doanh nghiệp vẫn còn chưa phổ biến,
một phần các doanh nghiệp cịn e ngại vì đây là một nghành kinh doanh dịch vụ còn
khá mới và chưa phổ biến tại Việt Nam, không những thế những văn bản pháp luật
quy định trong lĩnh vực này còn khá hạn chế, và tâm lí của đa số người dân khi tiến
hành bán đấu giá sẽ tìm đến những trung tâm dịch vụ bán đấu giá nổi tiếng. Điều đó
là một trong những trở ngại làm cho các doanh nghiệp ngại thử thách khi tham gia
vào mơ hình thương mại này.

Thứ hai: Người bán hàng hóa của mình trong trường hợp người bán hàng tự tổ
chức đấu giá. Trong trường hợp này người bán hàng hóa cũng đồng thời là người tổ
chức đấu giá. Họ thực hiện hoạt động đấu giá mà không phải thơng quan một trung
gian nào. Họ tự mình thực hiện những thao tác cơ bản của một cuộc đấu giá hàng
hóa như: Thơng báo, niêm yết, trưng bày, giới thiệu về việc bán đấu giá, tổ chức

25


×