Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luật nhà lê (thế kỷ xv)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH
-----------***------------

PHAN THỊ THÙY
MSSV: 1055040273

QUYỀN SỞ HỮU VÀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRONG PHÁP
LUẬT NHÀ LÊ (THẾ KỶ XV)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

Niên khóa: 2010 – 2014

Giảng viên hướng dẫn:
Ths. Trần Quang Trung

TP. HCM - 2014
1


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU

5

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRONG PHÁP
LUẬT NHÀ LÊ THẾ KỶ XV ................................................................................... 7
1.1. Vài nét lịch sử triều đại nhà Lê Sơ thế kỷ XV .................................................... 7
1.2. Quan niệm về quyền sở hữu trong pháp luật nhà Lê thế kỷ XV ......................... 9


1.2.1. Quan niệm, đặc điểm quyền sở hữu .............................................................. 9
1.2.2. Nội dung quyền sở hữu................................................................................. 11
1.2.3. Chủ thể quyền sở hữu ................................................................................... 13
1.2.4. Đối tượng của quyền sở hữu ........................................................................ 18
1.3. Sự cần thiết của việc ghi nhận quyền sở hữu trong pháp luật ............................. 19
1.4. Căn cứ xác lập và chấm dứt quyền sở hữu ......................................................... 22
1.4.1. Căn cứ xác lập quyền sở hữu ....................................................................... 22
1.4.2. Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu ................................................................... 24
1.5. Hình thức sở hữu ............................................................................................... 25
1.5.1. Sở hữu nhà nước .......................................................................................... 25
1.5.2. Sở hữu làng xã ............................................................................................. 27
1.5.3. Sở hữu tư nhân ............................................................................................. 28
Chương 2. BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRONG PHÁP LUẬT NHÀ LÊ THẾ KỶ XV
- NHỮNG GIÁ TRỊ CẦN THAM KHẢO HIỆN NAY ............................................. 32
2.1. Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền sở hữu ............................................................... 32
2.2. Bảo vệ quyền sở hữu thông qua các quy định của pháp luật hình sự .................. 33
2.2.1. Các tội xâm phạm quyền sở hữu nhà nước, sở hữu làng xã .......................... 33
2.2.2. Các tội xâm phạm quyền sở hữu người dân .................................................. 36
2.2.3. Trách nhiệm hình sự đối với tội xâm phạm quyền sở hữu ............................. 40
2.3. Bảo vệ quyền sở hữu thông qua các quy định của pháp luật dân sự ................... 43
2.3.1. Bảo vệ quyền sở hữu trong các giao dịch dân sự .......................................... 43
2


2.3.2. Trách nhiệm dân sự đối với hành vi gây thiệt hại tài sản.............................. 47
2.3.3. Bảo vệ quyền sở hữu của người thừa kế ....................................................... 53
2.4. Bảo vệ quyền sở hữu thông qua các quy định của pháp luật tố tụng................... 58
2.5. Những giá trị cần tham khảo về quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu trong pháp
luật nhà Lê thế kỷ XV ............................................................................................... 62
2.5.1. Giá trị cần tham khảo trong các quy định chung về quyền sở hữu ................ 62

2.5.2. Giá trị cần tham khảo trong các quy định về bảo vệ quyền sở hữu ............... 68
KẾT LUẬN

73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

75

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS:

Bộ luật Dân Sự

BLHĐ:

Bộ luật Hồng Đức

BLHS:

Bộ luật Hình Sự

HĐTCT:

Hồng Đức Thiện Chính Thư

QTKTĐL:


Quốc Triều Khám Tụng Điều Lệ

QTTKTT:

Quốc Triều Thư Khế Thể Thức

TNDHT:

Thiên Nam Dư Hạ Tập

4


LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bất kì hình thái kinh tế xã hội nào thì quan hệ kinh tế vẫn ln giữ vai trị
chủ đạo, quyết định nội dung, phương hướng phát triển của các quan hệ xã hội. Bản
thân các quan hệ kinh tế cũng rất đa dạng, bao gồm: quan hệ sở hữu; quan hệ trao đổi
hàng hóa, dịch vụ; quan hệ quản lý và phân phối. Trong đó, quan hệ sở hữu có vai trị
đặc biệt quan trọng, vì nó quyết định tính chất và nội dung của các quan hệ kinh tế xã
hội khác. Việc xác định quan hệ sở hữu một cách đúng đắn, phù hợp với quy luật
khách quan sẽ rạo điều kiện thuận lợi cho các quan hệ kinh tế phát triển và ngược lại,
sẽ kìm hãm sự phát triển các quan hệ kinh tế và kéo theo là sự trì trệ của tồn bộ hệ
thống chính trị, xã hội.
Trong xu hướng hội nhập quốc tế, xây dựng nhà nước pháp quyền, việc hồn
thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về quyền sở hữu nói riêng là yêu cầu
cấp thiết. Bên cạnh tìm hiểu hệ thống pháp luật của các nước tiến bộ trên thế giới,
chúng ta cần kế thừa những thành tựu lập pháp mà ông cha ta đã để lại, trong đó có
pháp luật của những triều đại phong kiến Việt Nam. Nhắc đến pháp luật phong kiến

Việt Nam, không thể không nhắc đến Quốc Triều Hình Luật cịn gọi là Bộ Luật Hồng
Đức, được ban hành dưới niên hiệu Hồng Đức (1470 – 1497) do vua Lê Thánh Tông tổ
chức biên soạn. “Bộ luật này chứa đựng nhiều nội dung tiến bộ, nhân văn sâu sắc, kỹ
thuật pháp lý hoàn thiện so với các Bộ luật cùng thời; có những điểm tiếp cận với pháp
luật hiện đại”1, và Phan Huy Chú đã từng nhận xét: “Bộ luật này là một nguồn tài
nguyên vô cùng rộng lớn, là mảnh đất màu mỡ cho các nhà sử học, luật học… tiếp tục
khai thác và nghiên cứu”2. Do đó, để góp một phần tìm kiếm những giá trị lập pháp
quyền sở hữu trên phương diện lịch sử nhằm bổ sung, hoàn thiện pháp luật hiện nay,
tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu trong pháp
luật nhà Lê thế kỷ XV” để làm khóa luận tốt nghiệp.

1

Quốc Triều hình luật (1991), Nxb Pháp lý, Hà Nội, tr.1.
Dỗn Chính (2011), Tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tr.194,195.
2

5


2. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua nghiên cứu chế định quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở trong các văn
bản pháp luật thời Lê như: Bộ luật Hồng Đức, Quốc Triều Thư Khế Thể Thức, Hồng
Đức Thiện Chính Thư, Quốc Triều Khám Tụng Điều Lệ, Thiên Nam Dư Hạ Tập. Tác
giả muốn tập trung phân tích những giá trị mà pháp luật thời này đã đạt được trong
những quy định chung về quyền sở hữu và các cách thức khác nhau nhằm bảo vệ tối đa
quyền sở hữu của nhà nước cũng như của người dân. Qua đó, rút ra những giá trị pháp
luật thời này đạt được, làm kinh nghiệm tham khảo trong quá trình sửa đổi, bổ sung hệ
thống pháp luật hiện hành về vấn đề sở hữu.

3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu, với tính cấp thiết và mục đích đã đặt ra ở trên, khóa luận
này nghiên cứu hai vấn đề sau:
Trước hết, làm rõ những vấn đề về quyền sở hữu trong pháp luật phong kiến
Việt Nam, nhất là thời Lê sơ (thế kỷ XV), như: khái niệm, đặc điểm, nội dung, chủ thể,
đối tượng, hình thức, căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu tài sản, qua đó thấy được
tính nhân đạo, tiến bộ so với pháp luật các triều đại trước. Song song đó, đề tài phân
tích những cơ chế bảo vệ quyền sở hữu bằng các lĩnh vực pháp luật khác nhau như:
hình sự, dân sự và tố tụng; qua đó chỉ ra điểm tiến bộ để có thể tham khảo để hồn
thiện pháp luật hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu, luận văn này sử dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mac-Lênin. Ngồi ra, cịn
được kết hợp với các phương pháp như: phân tích, tổng hợp, thống kê, đối chiếu so
sánh.
4. Bố cục đề tài
Đề tài này bao gồm lời nói đầu, kết luận và hai chương.
Chương 1. Những vấn đề lý luận về quyền sở hữu trong pháp luật nhà Lê thế kỷ
XV.
Chương 2. Bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luật nhà Lê Thế kỷ XV - Những giá
trị cần tham khảo hiện nay.

6


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRONG PHÁP LUẬT
NHÀ LÊ THẾ KỶ XV
1.1. Vài nét lịch sử triều đại nhà Lê Sơ thế kỷ XV
Từ giữa thế kỷ XIV, chế độ phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn khủng
hoảng toàn diện. Kinh tế đại điền trang và quan hệ nô tỳ sau thời kỳ phát triển đã bắt

đầu gây khó khăn, cản trở sự phát triển xã hội. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly được
đánh giá cao nhưng khơng thể kiểm sốt được sự bất ổn chính trị xã hội, quý tộc ra sức
lấn át chính quyền, cải cách nhanh chóng đi đến phá sản. Lợi dụng cơ hội này, năm
1406 hơn 50 vạn quân xâm lược nhà Minh ồ ạt kéo vào nước ta, cuộc kháng chiến của
triều đình nhà Hồ nhanh chóng thất bại, nước Đại Việt biến thành thuộc địa của nhà
Minh.
Quân xâm lược nhà Minh đã “Nướng dân đen ngọn lửa hung tàn/Vùi con đỏ
dưới hầm tai họa”. Nền kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng, đồng ruộng bỏ hoang, sản
xuất đình trệ, dân chúng trong cả nước rơi vào tình cảnh lầm than, người chết đói nằm
la liệt khắp nơi. Trước tình hình đó, nhân dân trong cả nước tiến hành nhiều cuộc khởi
nghĩa với quy mô khác nhau, trong đó lớn mạnh nhất là cuộc khởi nghĩa của nghĩa
quân Lam Sơn dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Đồng lịng, đồng sức cơng cuộc giải
phóng dân tộc kết thúc, đất nước giành lại độc lập, mở ra giai đoạn phát triển rực rỡ
cho quốc gia Đại Việt.
Ngày 15/4/1428 Lê Lợi lên ngơi hồng đế tại điện Kính Thiên, thành Đông Đô
(Hà Nội), xưng là “Thuận Thiên thừa vận Duệ văn Anh vũ đại vương” đặt tên nước là
Đại Việt, mở đầu triều đại nhà Lê. Sau khi lên ngơi, vua Lê Thái Tổ nhanh chóng khắc
phục hậu quả nặng nề của chiến tranh bằng những cải cách khác nhau. Một đất nước
chủ yếu sống bằng nông nghiệp, ông nhận biết nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự sụp đổ
nhà Lý – Trần xuất phát từ chế độ điền trang thái ấp, nhân dân không làm chủ một tấc
đất cấy cày. Vì thế, ngay từ năm đầu lên ngơi ông đã cho kiểm kê hộ khẩu, làm sổ điền,
sổ khẩu, đặt cơ sở để tiến hành chế độ quân điền, phân phối ruộng đất cho tất cả các
tầng lớp nhân dân trong xã hội. Mặc dù trị vì trong vòng sáu năm nhưng vua Lê Thái
Tổ đã đặt một nền móng vững chắc cho nền độc lập phồn vinh của quốc gia Đại Việt.
Năm 1433 vua Lê Thái Tổ mất, Thái tử Nguyên Long kế ngôi, tức vua Lê Thái
Tông (1433 - 1442). Lúc lên ngôi, vua Lê Thái Tơng cịn q trẻ (11 tuổi) nên chưa đủ
lực để tự mình đối phó với sự mâu thuẫn, chia rẽ giữa hai lực lượng các công thần khai
7



quốc và các khoa bảng. Lê Sát, một trong những cơng thần được phụ chính, giúp vua
quyết đốn những cơng việc lúc cịn nhỏ nhưng sau đó lại tham quyền cố vị, ra sức ảnh
hưởng đến ngai vàng. Năm 1438, Thái Tơng giết Lê Sát và trực tiếp nắm chính quyền
nhưng không lâu sau chết và để lại bốn người con trai.
Năm 1442 trước cái chết đột ngột của vua cha, Thái tử Bang Cơ (con trai thứ
ba) lên ngôi chỉ mới 2 tuổi, tức vua Lê Nhân Tông (1443 - 1459). Đây là giai đoạn
triều đình nhà Lê đứng trước nhiều biến cố, trong triều nạn tham ô, lạm quyền, mưu
sát; bên ngoài thiên tai liên tiếp xảy ra, mất mùa đói kém khiến dân chúng lầm than.
Sau một thời gian vãn hồi, tình hình ổn định hơn nhưng khơng lâu sau xảy ra cuộc
chính biến năm 1459 do Lê Nghi Dân (con trai cả) của vua Thái Tông thực hiện. Sau
khi cướp ngơi, Nghi Dân tự mình xưng vương đổi niên hiệu là Thiên Hưng, nhưng chỉ
nắm ngai vàng chưa đầy một năm thì bị các cơng thần phế truất và bắt thắt cổ tự vẫn.
Năm 1460 Tư Thành lên ngôi, tức vua Lê Thánh Tông, lấy niên hiệu là Quang
Thuận (1460 - 1469) và Hồng Đức (1470 - 1497). Mặc dù không phải là con trai cả
(của vua Lê Thái Tông) nhưng việc lên ngôi của Tư Thành được coi là thuận với lẽ của
trời đất. Bởi Tư Thành là người có tư chất đế vương, chăm chỉ học tập, thông tuệ hơn
người; giữa ông và anh em của mình khơng có mâu thuẫn gay gắt. Lên ngơi lúc 18 tuổi
và nhận được sự phị tá của các trung thần, dân chúng trong nước đều ủng hộ. Những
yếu tố tạo nên sức mạnh “thiên thời, địa lợi, nhân hịa” đã tập trung vào vua Lê Thánh
Tơng. Vậy nên, sau khi lên ngơi vua dễ dàng hồn thiện và phát triển những chính sách
đang cịn dang dở của các vị vua trước, trong đó có pháp luật. Vua Lê Thánh Tơng
khơng chỉ là ơng vua có thời gian trị vì lâu nhất trong triều đại Lê Sơ mà ông còn là vị
vua đã làm cho nhà Lê phát triển rực rỡ nhất.
Góp phần khuyến khích dân chúng trong cả nước hăng say lao động, ổn định xã
hội, ngay từ thời lập quốc vua Lê Lợi đã lo ngay việc đặt luật pháp, Thái Tông và Nhân
Tông cũng ban hành một số điều luật về kiện tụng hay tài sản. Tuy nhiên, những văn
bản này không đầy đủ, chưa điều chỉnh hết các vấn đề xã hội đặt ra. Vì thế năm 1483,
vua Lê Thánh Tơng quyết định triệu tập các đại thần biên soạn Bộ Luật Hồng Đức gồm
722 điều, chia thành 6 chương điều chỉnh tất cả các vấn đề liên quan đến đời sống xã
hội lúc bấy giờ. BLHĐ khơng dựa theo ý chí chủ quan, phiến diện mà được hình thành

bởi sự hài hịa giữa tư tưởng Nho giáo và hiện thực khách quan. Xuất thân từ Nho giáo,
hơn ai hết ông nhận biết được rằng “việc chính trị cốt ở an dân”, một triều đại muốn
thịnh vượng phải xuất phát từ lòng trung thành của dân. Dân có được mùa hay khơng,
có bị đói rét hay không, ban phúc ấm và bài trừ họa cho dân thuộc về trách nhiệm của
8


vua. Dựa trên nền tảng này, BLHĐ đã ghi nhận và bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản
nhân dân làm ra như một lẽ tự nhiên, Phan Huy Chú đã từng nói về BLHĐ rằng: “Thật
là cái mẫu mực để trị nước, cái khn khép để buộc lịng dân”3.
1.2. Quan niệm về quyền sở hữu trong pháp luật nhà Lê thế kỷ XV
1.2.1. Quan niệm, đặc điểm quyền sở hữu
Theo quy luật khách quan của sự phát triển, nhu cầu về vật chất và tinh thần của
con người ngày càng cao buộc họ phải không ngừng khai phá, sáng tạo. Q trình này
khơng chỉ tạo ra của cải vật chất mà còn xuất hiện mối quan hệ giữa người với người
về sự làm chủ của cải tạo ra, đó là dấu mốc hình thành các quan hệ sở hữu. Ở đây,
chúng ta phải phân biệt được ba khái niệm: sở hữu, quan hệ sở hữu và quyền sở hữu.
Theo đó, sở hữu thuộc phạm trù kinh tế chỉ khả năng chiếm giữ, sử dụng và định đoạt
tài sản của một cá nhân, tổ chức, nó mang tính chất hàng hóa - tiền tệ. “Quan hệ sở
hữu là một phạm trù xã hội phản ánh quan hệ giữa người với người trong việc chiếm
hữu của cải vật chất, sở hữu không phải là quan hệ giữa người với vật mà là quan hệ
xã hội giữa người với người đối với vật”4. Sở hữu và quan hệ sở hữu tồn tại và phát
triển như một yếu tố tất yếu, hình thái kinh tế - xã hội nào thì có quan hệ sở hữu đặc
trưng và “nơi nào khơng có một hình thái sở hữu nào cả thì nơi đó cũng khơng thể có
sản xuất nào cả, do đó khơng có xã hội nào cả”5.
Như vậy, sở hữu và quan hệ sở hữu đã xuất hiện từ hình thái kinh tế đầu tiên
của lịch sử loài người nhưng quyền sở hữu có xuất hiện cùng lúc hay khơng? Theo từ
điển Tiếng Việt quyền là: “Lợi lộc được hưởng do địa vị mang lại hay điều mà pháp
luật, xã hội, phong tục cho phép được hưởng thụ và có thể địi hỏi”6. Quyền sở hữu
xuất hiện với tư cách là một định chế pháp lý, là điều mà giai cấp thống trị cho là lẽ

phải và nâng lên thành luật, do đó nó chỉ xuất hiện khi và chỉ khi có nhà nước và pháp
luật. Không thể đồng nhất sở hữu và quyền sở hữu với nhau, bởi quyền sở hữu thuộc
kiến trúc thượng tầng, nó khơng tồn tại vĩnh viễn như sở hữu, giai cấp thống trị sẽ thay
đổi quyền này để phù hợp với đường lối thống trị đang theo đuổi.
Theo nghĩa rộng, quyền sở hữu là “phạm trù pháp lý phản ánh các quan hệ sở
hữu trong chế độ sở hữu nhất định”7. Nó là hệ thống các quy phạm pháp luật được nhà
nước thừa nhận hoặc ban hành nhằm điều chỉnh mối quan hệ xã hội trong quá trình
3

Phan Huy Chú (1992), Lịch triều Hiến chương loại chí, tập 3, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.127.
Nguyễn Văn Thảo và Nguyễn Hữu Đạt (2004), Một số vấn đề về sở hữu nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, tr.45.
5
C.Mác (1964), Góp phần phê phán kinh tế - Chính trị học, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.227.
6
Nguyễn Lân (2000), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, tr.1507.
7
Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.653.
4

9


chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất, vật dụng tiêu dùng hoặc những
tài sản khác. Quyền sở hữu được pháp luật ghi nhận ở ba góc độ sau:
Thứ nhất, là các căn cứ mà pháp luật đặt ra cho phép các chủ thể xác lập quyền
sở hữu, qua đó xác định trạng thái pháp lý của tài sản đó.
Thứ hai, là các quy phạm quy định tính chất và mức độ tác động của chủ sở hữu
hoặc các chủ thể khác khi thực hiện các quyền năng cụ thể như: cất giữ, quản lý, khai
thác, trao đổi… tài sản dựa trên nguyên tắc quyền sở hữu của người này không được

xâm phạm quyền sở hữu của người khác.
Thứ ba, là các quy phạm nhằm mục đích bảo vệ quyền sở hữu như: hình sự, dân
sự, hành chính.
Theo nghĩa hẹp, quyền sở hữu là cách thức xử sự mà pháp luật cho phép các cá
nhân, tổ chức khác nhau được thực hiện trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định
đoạt tài sản nằm trong khuôn khổ của pháp luật và phù hợp với đạo đức xã hội.
Không như pháp luật hiện đại, pháp luật nhà Lê Sơ không dùng thuật ngữ “tài
sản” hay “quyền sở hữu”, tuy nhiên thơng qua những quy phạm mang tính chất cấm
đoán đối với “của” của người khác trong các chương Điền sản, Đạo tặc và một số điều
thuộc các chương khác của Bộ luật Hồng Đức cùng các văn bản khác như: Hồng Đức
Thiện Chính Thư, Quốc Triều Thư Khế Thể Thức, Thiên Nam Dư Hạ Tập, Quốc Triều
Khám Tụng Điều Lệ. Có thể thấy pháp luật thời này đã ghi nhận và bảo vệ quyền sở
hữu đối với tài sản do con người tạo ra.
Quyền sở hữu trong pháp luật nhà Lê có đặc điểm sau đây:
Một là, quyền sở hữu được nhà nước ghi nhận và bảo vệ. Nhà nước khuyến
khích việc khai thác tài sản hợp lý để thu lợi và làm giàu chính đáng, đồng thời đặt ra
các cơ chế để bảo vệ quyền sở hữu, trong đó pháp luật là cơng cụ đắc lực nhất.
Hai là, đặc trưng để phân biệt quyền sở hữu với các quyền khác như quyền
chính trị, quyền nhân thân là quyền sở hữu mang nội dung kinh tế, có thể tính tốn
bằng một đại lượng tiền tệ nhất định; giá trị tài sản và tiền tệ là những đại lượng tương
đương có thể đưa ra để trao đổi.
Ba là, quyền sở hữu trong pháp luật nhà Lê mang tính đặc quyền, trong đó
khẳng định quyền sở hữu tối cao của nhà vua, ưu tiên hoàng thân quý tộc, địa chủ.
Khác với pháp luật hiện đại ghi nhận mọi người dân có quyền sở hữu bình đẳng trong
khn khổ pháp luật, quyền sở hữu trong BLHĐ công khai tuyên bố mỗi đẳng cấp có
những quyền lợi riêng, trong đó tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giai cấp địa chủ mở
rộng khả năng sở hữu về khối lượng cũng như tính chất tài sản.
10



Bốn là, mặc dù ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo nhưng BLHĐ đã có sự thay
đổi lớn, trong đó ghi nhận và bảo vệ quyền sở hữu của những người có địa vị thấp kém
trong xã hội đặc biệt là người phụ nữ, những người bị khinh rẻ, chà đạp. Đây được coi
là sự tiếp biến, tương tác và là hiện tượng “khúc xạ”8 mạnh mẽ tư tưởng Nho giáo
Trung Quốc, thể hiện cái nhìn mang tính chất nhân văn của pháp luật nhà Lê.
1.2.2. Nội dung quyền sở hữu
Quyền sở hữu bao gồm 3 quyền sau: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền
định đoạt.
Quyền chiếm hữu, là quyền nắm giữ, quản lý tài sản. Pháp luật nhà Lê cho
phép chủ sở hữu khống chế trực tiếp hoặc quản lý về mặt pháp lý thông qua tác động
vào tài sản theo ý muốn của mình trong giới hạn luật định.
Chủ sở hữu phải là người chiếm hữu tài sản một cách hợp pháp thông qua các
quy định về cách thức xác lập như: lao động sản xuất, giao dịch dân sự.... BLHĐ bảo
vệ quyền chiếm hữu hợp pháp bằng cách cho phép chủ sở hữu tự mình xây dựng bờ rào
trên diện tích đất mà nhà nước đã công nhận; cấm các hành vi chiếm ruộng đất của
người khác, nhổ bỏ trụ mốc giới hạn hay tự ý lập ranh giới mốc bờ ranh, khai ruộng đất
của người khác vào sổ của mình (Điều 357, 353). Ngồi ruộng đất, các hành vi chiếm
giữ tài sản khác như: chặt tre trong mộ người khác; chiếm hoa lợi ở rừng, hồ đập;
chiếm đoạt thuyền, ngựa, heo, gà, cá mè (Điều 358, 374, 444, 445, 446) cũng bị trừng
trị. Người chiếm hữu bất hợp pháp, tức chiếm hữu mà không dựa theo các cách thức
xác lập tài sản thì khơng được pháp luật công nhận quyền sở hữu, tuy nhiên pháp luật
nhà Lê có sự phân biệt giữa chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình và bất hợp pháp khơng
ngay tình. Mục đích sự phân biệt này khơng nhằm cơng nhận quyền sở hữu nhưng
nhằm đảm bảo quyền lợi nhất định đối với người ngay tình và xử phạt đối với người
khơng ngay tình, đây là điểm tiến bộ và mang tính thời đại mà pháp luật hiện nay kế
thừa.
Về nguyên tắc, quyền chiếm hữu chỉ thuộc về chủ sở hữu, tuy nhiên khi chủ sở
hữu bằng ý chí của mình dịch chuyển quyền này cho người khác qua các giao dịch cầm
cố, cho vay, cho mượn thì chủ sở hữu bị hạn chế và mở ra quyền chiếm hữu cho người
khác. Về mặt thực tế, chủ sở hữu đã không cịn nắm giữ tài sản, khai thác cơng dụng

nhưng về mặt pháp lý tài sản vẫn thuộc quyền quản lý của họ. Một bên trong quan hệ
trên nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu thì khơng có quyền định đoạt đối với tài

8

Trần Quang Trung (2010), Nhận diện quyền dân sự trong Bộ luật Hồng Đức, Nxb Lao động, TP. Hồ Chí Minh,
tr.29.

11


sản đó. Quyền chiếm hữu chỉ thực sự chấm dứt khi chủ sở hữu trao đổi, tặng cho, bị
sung công hay quá thời hạn mà không trả được nợ, người cho vay được phép thanh lý
tài sản đem cầm cố để thu hồi vốn (Điều 411, 412, 384… BLHĐ).
Quyền sử dụng, được hiểu là quyền năng của chủ sở hữu trong việc khai thác
công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Pháp luật nhà Lê không dùng thuật ngữ
quyền sử dụng mà gọi là quyền dụng ích.
Chủ sở hữu có quyền thực hiện quyền sử dụng thơng qua hai con đường sau: thứ
nhất, họ tự mình sử dụng tài sản theo các mục đích khác nhau như sản xuất, kinh
doanh, trường hợp này họ trực tiếp đầu tư và hưởng thành quả lao động do mình tạo ra.
Thứ hai, có thể nhận được hoa lợi, lợi tức thơng qua các giao dịch chuyển quyền sử
dụng như cho thuê, cho vay tài sản, quyền khai thác công dụng tài sản thuộc về bên
thực hiện giao dịch với chủ sở hữu.
Pháp luật nghiêm cấm các hành vi xâm phạm quyền sử dụng tài sản của chủ sở
hữu, theo đó cấm người nhặt được tài sản bị đánh rơi khơng trình quan, niêm yết cho
người khác biết mà tự mình sử dụng (Điều 586), sử dụng đồ gởi nếu không được chủ
sở hữu cho phép (Điều 579), cày cấy trộm vào đất của người khác (359). Nếu vi phạm
ngoài bị đánh bằng trượng còn buộc đền bù theo giá trị tài sản.
Quyền sử dụng khơng mang tính tuyệt đối, quyền của người này khơng được
xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác hoặc không được trái pháp

luật. Theo đó, BLHĐ cấm thả trâu ngựa giẫm đạp, ăn lúa mạ của người khác (Điều
581); cấm đánh người để gặt lúa trong thửa đất còn tranh chấp chưa xử xong (Điều
360); cấm đắp đường, be bờ, lấp khe làm tắc nghẽn cống, không cho chủ sở hữu ruộng
đất liền kề thoát nước theo chiều tự nhiên qua ruộng nhà mình gây ngập úng (Điều
573); hạn chế quyền khai thác khi đem tài sản cầm cố hay cho người khác mượn (Điều
384, 387). Điều 174 HĐTCT quy định quyền sử dụng hạn chế đối với ruộng đất bao
bọc thửa đất khác, người sử dụng ruộng ở phía ngồi khơng được ngăn cản người sử
dụng ruộng ở bên trong mở lối đi hợp lý vào ruộng họ, khơng được cấm đốn, bưng bít
làm cho ruộng đất ở mé trong bị tắc lối mà bỏ hoang.
Quyền định đoạt, được hiểu là quyền quyết định số phận tài sản. Chủ sở hữu có
thể thực hiện quyền này bằng hai con đường gồm: chuyển giao hoặc từ bỏ quyền sở
hữu đối với tài sản đó. Tuy nhiên, theo BLHĐ và các văn bản có liên quan, quyền định
đoạt chủ yếu là chuyển giao quyền sở hữu cho người khác.
Chủ sở hữu có quyền chuyển giao tài sản bằng nhiều con đường khác nhau như:
bán, trao đổi, tặng cho, để lại thừa kế. Để tạo tính minh bạch, QTTKTT quy định hình
12


thức của từng giao dịch cụ thể nhưng dù là khế ước hay văn ước, người chuyển nhượng
phải cam kết tài sản trên thuộc quyền sở hữu của mình bằng cách ghi “số ruộng bán
đứt này nguyên là của cải của tơi, nếu có gì man trá, tơi xin chịu tội, khơng liên quan
gì đến người mua” (mẫu số 4, 5, 6). Không chỉ phải chứng minh trong các giao dịch về
đất đai mà trong giao dịch các loại tài sản khác như trâu, ngựa, thuyền cũng buộc phải
chứng minh quyền sở hữu như “ngựa bán ở đây đích thực là ngựa của tơi, nếu có điều
gì bất minh bị phát giác, tôi xin chịu tội, hiển nhiên không can hệ gì đến bên mua”
(mẫu 14, 16, 17). Ngồi ra, để di chúc hợp pháp thì người lập di chúc cịn phải ghi
“ruộng đất và tài sản đó vốn là của riêng của vợ chồng, không liên quan đến những
người trong họ nội ngoại, khơng có chuyện mờ ám đổi chác” (mẫu số 1).
Ngồi chủ sở hữu, khơng ai được phép chuyển nhượng tài sản, pháp luật cấm
các hành vi như: nơ tì bán trộm ruộng đất của chủ, con cái bán trộm ruộng đất của cha

mẹ còn sống, nhận đồ cầm cố chưa đến hạn mà đem bán (Điều 386, 387, 384). Nếu vi
phạm không những chịu trách nhiệm hình sự với các hình phạt như trượng, xâm vào
mặt mà còn buộc phải bồi thường cho chủ sở hữu. Pháp luật bảo vệ quyền định đoạt
của chủ sở hữu, tuy nhiên trong một số trường hợp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của
người khác, gia phong gia đình BLHĐ cấm các hành vi như: bán tài sản đang được
cầm cố, đang có tranh chấp, đất khẩu phần (Điều 383, 385, 342); ruộng đất hương hỏa
không được đem ra bán (Điều 400).
Như vậy, thông qua nội dung quyền sở hữu có thể khẳng định rằng, quyền sở
hữu là chế định quan trọng bậc nhất trong quyền dân sự. Bởi người ta không thể tiến
hành các giao dịch dân sự, nếu khơng có quyền đối với tài sản và suy cho cùng các
giao dịch dân sự cũng nhằm mục đích xác định ai là người có quyền đối với tài sản đó.
Các quyền sở hữu có mối quan hệ tác động biện chứng với nhau, trong đó quyền chiếm
hữu làm tiền đề để thực hiện quyền sử dụng và quyền định đoạt, quyền sử dụng trao
cho chủ sở hữu được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản đáp ứng các
nhu cầu của mình và quyền định đoạt cho phép chủ sở hữu quyết định số phận của tài
sản.
1.2.3. Chủ thể quyền sở hữu
Nhà nước, đứng đầu là vua - người nắm quyền hành cao nhất về tất cả các mặt
chính trị, kinh tế, xã hội và tơn giáo; là chủ sở hữu đóng vai trị chủ đạo nhà nước
không bị hạn chế bởi số lượng và chủng loại tài sản sở hữu như: rừng núi, sông hồ,
ruộng đất, tài nguyên. Riêng về ruộng đất “năm 1429 nhà Lê đã nắm trong tay một số
ruộng đất lớn nhất trong cả nước, cùng với số suất đinh ghi được là 700 suất, tổng
13


diện tích ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước đã tăng lên và chắc chắn đã chiếm ưu thế
trong tổng diện tích đất cả nước”9.
Với ruộng đất có được, nhà nước thực hiện chính sách lộc điền, quân điền, mỗi
chính sách đều có một ý nghĩa khác nhau. Trong đó, chính sách lộc điền đã gắn sự lệ
thuộc của tầng lớp quan lại với vận mệnh của đất nước. Chính sách quân điền tuyên bố

quyền sở hữu tối cao của nhà nước đối với ruộng đất công, là nguồn thu ngân sách lớn
nhất, ngăn chặn nạn chiếm đất của bọn cường hào địa chủ, tạo công ăn việc làm cho
nông dân khắp cả nước. Ngoài ra, với những nơi đất cịn hoang hóa, chưa có trong sổ
sách nhà nước thực hiện chính sách đồn điền và khai hoang, khuyến khích thần dân
trong cả nước khai phá những vùng đất mới, mở rộng diện tích đất nơng nghiệp. Dù
thực hiện chính sách nào đi chăng nữa vẫn thấy một điểm chung đó là nhà nước trực
tiếp quản lý số ruộng đất trên, ít nhiều trói buộc người nơng dân vào ruộng đất, nơng
dân chính là những người trực tiếp chịu sưu thuế cho nhà nước.
Hàng năm ngoài những người được hưởng chính sách lộc điền trên số ruộng
cơng, những người cày cấy cịn lại khơng chỉ phải nộp thuế ruộng mà cịn phải nộp
thuế đinh. “Thánh Tơng, năm Hồng Đức thứ nhất (1470), định lệ thuế đinh, mỗi người
phải nộp 8 tiền. Lại định tiền thuế bãi dâu, tùy mẫu theo nhất, nhị, tam đẳng nộp
tiền”10. Ngoài thuế và lúa gạo, nhân dân trong cả nước đều cống nộp của ngon vật lạ
cho vua như: long nhãn ở làng Thịnh Quang, diệp y ở làng Đường Nhân, sâm quế ở
Trấn Ninh, ngà voi, sừng tê ở Mỹ Lương, trĩ trắng ở Sơn Vi, cá anh vũ ở sông Hát, đá
hoa ở Kính Chủ, vàng, bạc, đồng ở nhiều nơi khác nhau như Hùng Hóa, Tuyên Quang,
Lạng Sơn và cùng nhiều sản vật quý hiếm khác. BLHĐ nghiêm cấm và trừng trị những
hành vi chiếm đoạt tài sản của nhà nước như: chiếm ruộng đất công, quan thu không
đúng thuế hoặc giấu thuế thu được, nhặt được của ngon vật lạ mà không dâng lên vua
(Điều 342, 351, 644). Để quản lý và khai thác công dụng, nhà nước nắm trong tay đội
ngũ quan lại từ trung ương đến địa phương, nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối
với tài sản thông qua các hoạt động khác nhau như: ni binh lính, sắm sửa quân khí,
đặc biệt chấm dứt quyền sở hữu đất đai bằng chính sách lộc điền thế nghiệp.
Làng xã, ở Việt Nam lúc bấy giờ làng xã vừa là cơ quan quản lý ruộng đất đối
với ruộng đất công, vừa là chủ sở hữu đối với ruộng đất tư.

9

Trương Hữu Quýnh (2004), Chế độ ruộng đất Việt Nam thế kỷ XI - XVIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tr.183.

10
Phan Huy Chú (1994), Lịch triều Hiến chương loại chí, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.228.

14


Lũy tre làng ở Việt Nam không những là “pháo đài xanh”11 chống lại quân xâm
lược, mà còn tạo nên tính tự trị của làng xã chống lại sự đồng hóa từ nền đơ hộ của giặc
ngoại xâm, đó cũng là lý do hình thành quan niệm “ruộng đất làng nào, dân làng đó
hưởng”. Ruộng đất cơng thuộc sở hữu làng xã phát triển mạnh ở thế kỷ thứ X, đầu thời
nhà Lý – Trần, nhà nước thiết lập quyền sở hữu đối với ruộng đất này, tuy nhiên vì đa
số làng xã hoặc được hình thành từ lâu đời hoặc được thiết lập trên cơ sở khai hoang
nên bản thân nó cần phải có tính tự trị. Làng có quyền phân chia, quản lý, cày cấy
ruộng đất công theo tục lệ của làng mình và có quyền hưởng thụ toàn bộ hoa lợi sau
khi đã nộp đủ thuế cho nhà nước. Nhà nước ủng hộ hình thức này vì nó phù hợp với
điều kiện hiện tại mà vẫn thu được nguồn lợi lớn từ thuế và lao dịch của dân chúng.
Đến thời nhà Lê, đặc biệt dưới thời vua Lê Thánh Tông, nhà nước đã khẳng định quyền
sở hữu tối cao đối với ruộng đất cơng do tình trạng ruộng đất bỏ hoang quá nhiều, bọn
địa chủ tranh chiếm đất mà không chịu cấy cày. Nhà nước cho phép dân ở xã khác có
thể đến cày cấy ở xã có nhiều ruộng đất bị bỏ hoang, quy định này đánh dấu mốc phá
bỏ nguyên tắc “ruộng đất làng nào, dân làng đó hưởng”. Để chia ruộng đất cơng, nhà
nước ban bố phép qn điền, làng xã khơng cịn được phép chia ruộng đất cơng theo
tục lệ của mình mà buộc theo phép nước, làng bị đẩy xuống thực hiện chức năng đo
đạc, chia ruộng đất cho dân, thu thuế nộp lên nhà nước. Như vậy, đến thế kỷ XV làng
xã đã chính thức chấm dứt quyền sở hữu đối với ruộng đất cơng.
Ngồi thực hiện chức năng quản lý, làng xã có quyền sở hữu đối với một số loại
tài sản nhất định, trong đó có đất đai. Sở hữu riêng của làng xã có từ thời Lý - Trần
“đây là bộ phận thuộc quyền chiếm hữu riêng của làng, không được phép mua bán
chấp chiếm làm của riêng, không chịu sự chi phối của nhà nước, số ruộng này được
gọi là ruộng công bản”12. Nếu ruộng công bản thời nhà Lý - Trần đa số là ruộng tế tự,

ruộng mộ, thì ruộng cơng bản thời nhà Lê đa số là ruộng hậu, tức nhận được từ việc
tặng cho hoặc cúng. Trào lưu cúng ruộng đã làm cho làng xã sở hữu diện tích khá lớn,
chừng hàng chục mẫu, ngồi ra cịn có ruộng họ, ruộng tế. Bên cạnh đó, thực hiện
chính sách khai hoang theo thể lệ chiếm xạ, làng xã cũng có phần đất riêng độc lập với
ruộng đất công của nhà nước. Hơn nữa, làng xã là nơi cung cấp sức người, sức của nên
nhà nước cho phép làng xã được sở hữu ruộng đất có chừng mực như: ruộng đình,
chùa, sơng ngịi, đường sá, qch thành, đền chùa, miếu mạo. Việc thừa nhận quyền sở
hữu này được thể hiện qua chế định sau:

11
12

Trương Hữu Quýnh (2004), Chế độ ruộng đất Việt Nam thế kỷ XI - XVIII, sđd, tr.81.
Trương Hữu Quýnh (2004), Chế độ ruộng đất Việt Nam thế kỷ XI - XVIII, sđd, tr.120.

15


Nếu xây dựng các cơng trình chung mà phạm vào ruộng đất cơng của làng
xã thì nhà nước phong kiến trung ương sẽ đền bù tùy theo giá trị. Cấm dân, quan lại
không được phép lấn chiếm những khu vực thuộc sở hữu làng xã, nếu vi phạm sẽ bị
trừng trị13.
Việc nhà Lê không triệt tiêu chủ sở hữu làng xã một mặt đảm bảo nguồn thu để
thực hiện công việc tự quản tại địa phương tránh các xã trưởng trơng chờ, ỷ lại vào
triều đình. Mặt khác, thể hiện nhà nước vẫn quan tâm, tơn trọng nét văn hóa của làng,
đảm bảo cho chính quyền cấp cơ sở gần dân và thân dân. Đây cũng là căn nguyên sâu
xa để nhà nước phong kiến Việt Nam thế kỷ XV phát triển rực rỡ.
Địa chủ, tài sản công hữu lớn nhất thuộc về nhà nước thì tài sản tư hữu lớn nhất
thuộc về tầng lớp quan lại và quý tộc, còn được gọi là địa chủ. Ruộng đất mà họ nhận
được từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng phần lớn có được từ chính sách ban thưởng lộc

điền và lợi dụng thế lực chiếm đoạt ruộng đất cơng hoặc cướp bóc từ nơng dân nghèo.
Để ban thưởng cho các quan có cơng lao to lớn trong cơng cuộc giải phóng dân
tộc và ưu tiên quyền lợi cho hoàng thân quý tộc, ngay từ thời lập quốc vua Lê Lợi đã
thực hiện chính sách lộc điền. Nội dung chủ yếu của chính sách này là các quan lại tùy
theo cấp bậc của mình từ Tịng Tứ phẩm trở lên sẽ được nhà nước phong thưởng đất
đai xem như là lương bổng. Đến đời vua Lê Thánh Tơng, chính sách lộc điền hồn
thiện, đội ngũ quan lại trở nên giàu có, người được cấp nhiều nhất là Thân Vương với
1790 mẫu đất các loại và cấp thấp nhất cũng là 19 mẫu. Với định mức này và đội ngũ
quan lại ngày càng gia tăng, năm 1471 đã có 5.370 người làm quan trong đó 200 người
được hưởng chính sách lộc điền, tổng số đất ban cấp thực tế có thể lên đến 4 - 5 vạn
mẫu. Ngoài ra, theo quy chế cấp bổng lộc được ban hành năm 1473, hàng năm quan lại
từ trung ương đến địa phương đều được cấp một số tiền nhất định, ở trung ương mức
cao nhất là Hoàng thái tử với 500 quan/năm, thấp nhất là Nha môn rất thông thả với 6
quan/năm; ở địa phương, cao nhất là Chánh tứ phẩm với 48 quan/năm và thấp nhất là
Nha mơn ít việc với 10 quan/năm.
Khơng chỉ giàu có từ chế độ ban thưởng mà khắp đường cùng ngỏ hẹp, giai cấp
địa chủ còn lợi dụng thế lực của mình để chiếm đoạt ruộng đất cơng, cướp đoạt của
nơng dân bằng cách cho vay nặng lãi. Lợi dụng những năm mất mùa đói kém, nơng
dân phải tha hương, chúng còn làm văn khế giả để tranh cướp làm ruộng đất mua đoạn.
Mặc dù ngay từ khi lên nắm chính quyền vua Lê Thái Tổ đã ban bố hàng loạt các biện

13

Bộ Tư Pháp - Viện nghiên cứu khoa học pháp lý ( 2008), Một số vấn đề về Pháp luật dân sự Việt Nam Từ thế
kỷ XV đến thời kỳ Pháp thuộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, tr.32.

16


pháp cấm các nhà quyền quý chiếm đoạt ruộng đất, nhưng dường như những biện pháp

đó khơng đủ sức để răn đe.
Đạo luật năm 1430 viết cấm bao chiếm ruộng đất bỏ hoang nhưng khơng có
tác dụng bao nhiêu, đến nỗi sau đó ít lâu nhà nước lại phải khẳng định: Nếu các hào
gia chiếm giữ cày cấy (số đất hoang của làng), bản huyện sợ tránh không giám thi
hành qn cấp cho người nghèo, thiếu thì chó phép người bản xá cáo lên Hiến ty theo
lệ trị tội. Nếu Hiến ty khơng trấn át được thì cho phép cáo lên giám sát ngự sử để tâu,
tra, xét hỏi14.
Vua Lê Thánh Tông ban hành BLHĐ cũng cấm các hành vi như: cấm các nhà
quyền quý chiếm ruộng đất của lương dân, cấm chiếm quá hạn ruộng đất được chia,
cấm quan lại chiếm ruộng đất bằng cách thực hiện sai lệch quy chế ruộng đất công
(Điều 370, 343, 372, 345). Mặc dù các hình phạt cho những hành vi này khá nặng,
nhưng thủ đoạn chiếm đoạt ruộng đất của bọn cường hào vẫn không suy giảm và theo
đà phát triển chung cho đến những năm 80 của thế kỷ XV, ruộng đất tư hữu của giai
cấp này ngày càng lấn át ruộng đất cơng. Địa chủ nhân đó lũng đoạn quyền hành ở làng
xã, trở thành nguy cơ lớn đối với nhà nước trung ương.
Ruộng đất phần lớn thuộc về giai cấp này, nhưng họ lại không phải là lực lượng
lao động trực tiếp trên những mảnh đất được giao. Các địa chủ đều tiến hành phát canh
ruộng cho nông dân nghèo khai thác sau đó thu tơ, mối quan hệ này đã trở thành quan
hệ sản xuất đặc trưng phong kiến là địa chủ - tá điền và chế độ bóc lột địa tơ hiện vật.
Nơng dân lao động, dưới thời Lê sơ, nông dân được mở rộng quyền sở hữu
bằng nhiều con đường khác nhau như: thừa kế, mua bán, khai khẩn đất hoang, ruộng
đất mà họ có được không nhiều nhưng bước đầu đảm bảo cuộc sống. Cùng với hoạt
động sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp, quyền sở hữu không
chỉ là ruộng đất mà còn các loại tài sản khác. Nhân dân ở thời kỳ này có cuộc sống
sung túc, nhiều đời sau để nhớ công ơn của các vị vua anh tài nhân dân đã truyền lại
câu thơ sau:
Đời vua Thái Tổ, Thái Tơng,
Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn.
Nhà chùa, sở hữu nhà chùa xuất hiện từ thế kỷ VII - VIII, đặc biệt từ thời Lý Trần khi mà Phật giáo trở thành quốc giáo thì “trên từ vương cơng, dưới đến dân
thường, hễ bố thí vào việc nhà Phật, dù đến hết tiền cũng không xẻn tiếc”15. Với tinh

14
15

Trương Hữu Quýnh (2004), Chế độ ruộng đất Việt Nam thế kỷ XI – XVIII, sđd, tr.244.
Viện khoa học xã hội Việt Nam (1993), Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, sđd, tr.178.

17


thần đó, nhà chùa cùng các tăng ni, phật tử trở nên giàu có, trở thành những địa chủ lớn
nhờ việc đua nhau bỏ tiền, cúng ruộng của thí chủ. Nguyễn Dữ nhà văn của thế kỷ XIV
nhận xét rằng:
Đời nhà Trần tục tin quỷ thần, thần từ phật tự chẳng đâu là khơng có, nhất
là huyện Đơng Triều (Quảng Ninh) sự sùng thượng lại càng quá lắm, chùa chiền dựng
lên, làng lớn có đến 10 nơi, làng nhỏ chừng 5, 6 nơi; bao ngồi bằng rào lũy, tơ trong
bằng vàng son16.
Đến kỷ nhà Lê, cùng với hậu quả chiến tranh, hàng loạt chùa chiền bị tàn phá
nặng nề, nhà nước hạn chế tối đa việc xây dựng chùa bằng quy định: “Ai tự ý cất chùa,
quán, đúc chuông, tượng riêng thì biếm hai tư. Giả thác nói việc Phật đi quyên tiền của
dân xài riêng thì xử tội đồ lao khao đinh” (Điều 289). Hạn chế việc cúng bái bằng quy
định: “Các chùa chiền quan trong cấm nội nếu tổ chức đàn hay cư trú, thì bị biếm một
tư” (Điều 90) hay hạn chế số lượng tăng ni, phật tử bằng quy định: “Những sư tăng và
đạo sĩ từ 50 tuổi trở lên phải có quan cấp độ điệp mới được làm tăng, đạo. Nếu sư tăng
và đạo sĩ phạm tội ăn uống rượu thịt thì buộc phải hồn tục, sung quân, phạm dâm thì
xử tội đồ” (Điều 288). Bên cạnh những quy định của pháp luật, Phật giáo mất vị trí độc
tơn, Nho giáo trở thành quốc giáo nên phong trào cúng phật cũng giảm bớt. Bộ phận
tăng ni, phật tử khơng cịn là những địa chủ lớn như trước, đến đây về cơ bản sở hữu
nhà chùa đã chấm dứt.
1.2.4. Đối tượng của quyền sở hữu
Tài sản mà pháp luật nhà Lê gọi là “của” thuộc đối tượng thuộc quyền sở hữu

là một khái niệm có phạm trù rộng được hiểu theo nhiều cách thức khác nhau. Nói một
cách đơn giản “tài sản dùng để nói chung về tiền bạc của cải”17, hay “tài sản là của
cải vật chất dành cho sản xuất hoặc tiêu dùng”18, hoặc “tài sản là của cải, vật chất
hoặc tinh thần có giá trị đối với chủ sở hữu”19, hoặc “tài sản là các vật chất có giá trị
bằng tiền và đối tượng của quyền tài sản và các lợi ích vật chất khác, bao gồm có thực,
vật đang tồn tại và sẽ có hoa lợi, vật sẽ được chế tạo theo mẫu như đã thỏa thuận giữa
các bên, tiền và các giấy tờ trị giá được bằng tiền và quyền tài sản”20. Tuy nhiên, ở
thời kỳ nền kinh tế nông nghiệp đóng vai trị trọng yếu, thủ cơng nghiệp và thương
nghiệp chưa phát triển, thì tài sản chủ yếu là lương thực thực phẩm, công cụ lao động
và tiền tệ.
16

Trương Hữu Quýnh (2004), Chế độ ruộng đất Việt Nam thế kỷ XI – XVIII, sđd, tr. 138.
Bửu Kế (1999), Từ điển Hán Việt từ nguyên, Nxb Thuận Hóa, TP Huế, tr.1656.
18
Nguyễn Văn Xô (2008), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, tr.631.
19
Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt phổ thơng, Nxb TP.Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh, tr.811.
20
Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, sđd, tr.685.
17

18


Kinh tế nông nghiệp phát triển, của cải vật chất tạo ra ngày càng nhiều, nơng
dân có cơ hội tích lũy những sản vật như: đất đai, nhà cửa, lương thực, gia súc, cá mú,
muối mắm. Cùng với đó các sản phẩm của ngành nghề thủ công như: đồng sắt, lụa,
keo, sơn, nhựa, sáp ong, dầu, quân khí, thuyền bè, chì thiếc. Nhà nước cho phép giao
lưu bn bán giữa các vùng trong cả nước, sử dụng đồng tiền mới đã làm xuất hiện

quan hệ hàng hóa tiền tệ, của cải trong ngành này cũng hình thành như: tiền, vàng, bạc.
Trong các tài sản này, đất đai được coi là tài sản có giá trị nhất, người ta đánh giá sự
giàu nghèo tùy thuộc vào diện tích đất mà người đó đang sở hữu. Để phong tặng cho
các quan có công với đất nước vua cũng dùng đất đai để phong thưởng.
Không phải chủ thể nào cũng đều được sở hữu mọi loại tài sản, theo đó dù ở địa
phương nào thì cầu ngự, thuyền ngự hay đương ngự (gọi là đồ dùng của nhà vua), tiền
thu thuế, đền thờ, nhà chùa, quân khí, quân nhu, rừng núi, đầm bãi, đê điều, đường ngõ
trong kinh thành cũng như hương thôn, ấn tín, đất cơng đều thuộc sở hữu của nhà vua.
Nhằm mục đích bảo vệ, vua cho phép làng xã được sở hữu chừng mực diện tích ruộng
đình, chùa, sơng ngòi, đường sá, quách thành.
Như vậy, bên cạnh ruộng đất là tài sản trọng yếu lúc bấy giờ cùng với sự hình
thành của quan hệ hàng hóa tiền tệ đã cho phép người dân được sở hữu những tài sản
mà họ không trực tiếp tạo ra nhưng dùng tiền để trao đổi. Qua đó thấy được cuộc sống
của người dân ngày càng ổn định, nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, của cải vật chất
ngày một đa dạng.
1.3. Sự cần thiết của việc ghi nhận quyền sở hữu trong pháp luật
Về chính trị, nhà Lê lên ngơi khơng phải bằng sự chuyển giao quyền lực từ
dòng họ này sang dòng họ khác, do đó khơng được kế thừa nguồn tài chính dự trữ từ
triều đại trước. Thời nhà Trần, với chính sách điền trang thái ấp, ruộng đất hầu hết rơi
vào tầng lớp quý tộc, tạo ra tiềm lực kinh tế lớn đe dọa đến quyền lực của nhà vua, đến
những thập kỷ cuối thì kinh tế nhà Trần đã suy yếu. Trải qua 2 thập kỷ (1407 – 1427)
dưới ách đơ hộ, qn xâm lực nhà Minh bóc lột dân ta một cách tham tàn, dân khơng
cịn một tấc đất để cày cấy, cùng với đó thiên tai, mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra
buộc họ phải rời bỏ quê hương.
Nạn đói và dịch năm 1407 và năm 1409 làm cho nhân dân ta không trồng
trọt, người chết nằm ngổn ngang, năm 1411 đê vỡ, nhà cửa và nhân dân trôi dạt.
Những cuộc khủng bố, đàn áp liên tiếp diễn ra làm cho ruộng đất nhiều nơi bị bỏ
hoang, năm 1412 ruộng đồng từ Diễn Châu trở vào không cày cấy được21.
21


Viện khoa học xã hội Việt Nam (1993), Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, sđd, tr.229.

19


Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thắng lợi nhưng nền kinh tế bị tàn phá nặng
nề, có thể khái quát được tình trạng bi đát lúc bấy giờ như sau:
Quay xe trở lại dạ thương đau
Giặc phá, đồng hoang, nội cỏ rầu
Binh lửa mười năm tàn sức sống,
Mơ màng ngàn dặm cảnh thương châu.
Nguyễn Húc - Thương loạn.
Trước tình trạng này, yêu cầu cấp thiết đặt cho nhà nước là phải kiểm soát được
đất đai và dân chúng, nắm nguồn cung cấp thuế và lao dịch, binh dịch đồng thời phải
khôi phục phát triển kinh tế nông nghiệp, trấn an lòng dân, ổn định xã hội. Để thực
hiện được yêu cầu cấp bách nêu trên, buộc nhà Lê sơ phải điều chỉnh lại chế độ sở hữu
tài sản đặc biệt là đất đai. Cùng với đó thiết lập các quy phạm pháp luật khẳng định
quyền sở hữu tài sản của nhà nước và ghi nhận quyền sở hữu của nhân dân. Việc ghi
nhận quyền sở hữu nhà nước không chỉ nhằm mục đích đem lại nguồn lợi vật chất mà
cịn củng cố chính thể qn chủ, trong đó khẳng định quyền sở hữu tối cao thuộc về
nhà vua, tất cả của cải trong đất nước thuộc về vua.
Về kinh tế, sau khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã thực hiện chính sách phát
triển kinh tế trên cả ba lĩnh vực: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Trong đó, nơng nghiệp là tâm điểm, khuyến khích nhân dân trong cả nước tiến hành
khai khẩn đất hoang, chăm lo cấy cày. Nhà nước thường xuyên chăm lo đến thủy lợi,
đê điều, đặt ra các chức quan Khuyến nông và Hà đê để quản lý. Nhờ những biện pháp
trên mà nền nông nghiệp nhà Lê phát triển, nhân dân đã lo được cơm ăn, áo mặc đồng
thời làm nền móng vững chắc để phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Thủ công nghiệp, bên cạnh những ngành nghề truyền thống như: kéo tơ, dệt lụa,
đan lát, rèn sắt, dệt chiếu, làm nón, đúc đồng thì các ngành nghề mới ra đời như: khắc

bản in, làm giấy, khai thác mỏ, đóng tàu bè, vật dụng lao động tiêu dùng ngày càng đa
dạng. Các làng thủ công chuyên nghiệp xuất hiện, ở nơng thơn có làng H Cầu (Hải
Hưng) nhuộm thâm, nghề nung vơi ở n Thế, những lị gốm như Chu Đậu, Cậy,
Ngói, Hợp Lễ ở các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh. Đặc biệt là 36 phố phường ở Thăng
Long với các cơ sở sản xuất thủ công nghiệp nỗi tiếng như: giấy Yên Thái, dệt lụa
Nghi Tàm, Thụy Chương, nhuộm Hàng Đào. Bộ phận thủ công nghiệp của nhà nước
gồm những xưởng thủ công gọi là Cục bách tác chuyên đúc tiền, đóng thuyền, sản xuất
vũ khí, làm đồ cho vua quan.

20


Thương nghiệp, nhờ có hệ thống đường sơng được khơi đào, việc lưu thơng
hàng hóa trở nên thuận tiện hơn. Ngồi kinh thành Thăng Long là trung tâm bn bán
sầm uất nhất lúc bấy giờ, các chợ địa phương phát triển cũng rất mạnh. Nhà nước bỏ
đồng tiền giấy có từ nhà Hồ đúc tiền bằng đồng, năm 1439 quy định đơn vị thống nhất
tiền tệ gồm 1 quan có 10 tiền, 1 tiền có 60 đồng. Nhằm bảo vệ chính quyền trước sự
phá hoại của các thế lực bên ngồi bằng hoạt động do thám, vua thực hiện chính sách
“ức thương”. Tuy nhiên thuyền bè của các nước vẫn được phép qua lại trao đổi hàng
hóa dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan kiểm soát tại các cửa khẩu ven dọc miền
duyên hải Vân Đồn, Vạn Ninh (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ An), Hội Triều… và ở
biên giới các tỉnh Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Tây.
Về xã hội, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ, giai cấp cầm quyền kêu gọi mọi
tầng lớp nhân dân tham gia bảo vệ tổ quốc, phần lớn trong số họ là nơ tì và nơng dân tự
do, đây là hai tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội. Khi cầm vũ khí đứng lên theo nghĩa
qn Lam Sơn, nơ tì đã tự thủ tiêu hai chế độ đại điền trang và thái ấp. Trong kháng
chiến và ngay sau kháng chiến, rất có thể nơ tì và nơng dân ở các địa phương khác
nhau đã chủ động đứng lên giành lấy ruộng đất của quý tộc, nhất là những quý tộc đầu
hàng nhà Minh. Nếu sự hy sinh to lớn của họ không được ghi nhận, chiến tranh kết
thúc họ vẫn không có đất để sản xuất thì chính những người này sẽ nổi dậy, bạo động

hoặc những cuộc chinh chiến lật đổ giai cấp cầm quyền ắt sẽ xảy ra.
Hơn nữa, nguyên nhân sâu xa khiến nhà Trần sụp độ là do “mâu thuẫn của nền
kinh tế nông nghiệp nhà Trần không thể giải quyết được, mất đi niềm tin, ủng hộ của
dân chúng”22. Nếu nhà Lê khơng thay đổi chính sách ruộng đất, đất đai vẫn không
thuộc về nông dân lao động khiến cho đời sống của họ đi vào túng quẫn, phẫn nộ với
chính quyền, ắt sẽ đi vào vết xe đổ. Ngoài ra, việc ghi nhận quyền tư hữu là công cụ
bảo vệ cơ sở kinh tế cho giai cấp cầm quyền, bản thân các nhà cầm quyền thời Lê Sơ
cũng xuất thân từ tầng lớp địa chủ, vua Lê Lợi trước khi lên ngôi hay Nguyễn Trãi nhà
quân sự tài ba thuộc tầng lớp địa chủ bình dân, là hào trưởng của giai cấp mới có uy tín
và thế lực lớn.
Như vậy, đến thế kỷ thứ XV bức tranh xã hội nhà Lê Sơ đã có sự thay đổi rõ rệt.
Kinh tế, chính trị, xã hội đã thay đổi bắt buộc dù sớm hay muộn pháp luật cũng phải
thay đổi theo, Mác nói: “Cơ sở kinh tế thay đổi thì tồn bộ cái kiến trúc thượng tầng
đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chống”23. Yêu cầu khách quan đặt ra là phải ghi

22
23

Trần Quang Trung (2010), Nhận diện quyền dân sự trong Bộ luật Hồng Đức, sđd, tr.22.
C.Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.15.

21


nhận và bảo vệ quyền sở hữu, đặc biệt là sở hữu tư nhân, nếu đi đúng quy luật này thì
pháp luật sẽ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, ngược lại nó sẽ kìm hãm
sự phát triển kinh tế, chính quyền tất suy yếu, khắc sâu thêm mâu thuẫn giữa các tầng
lớp xã hội, chiến tranh không thể không xảy ra.
1.4. Căn cứ xác lập và chấm dứt quyền sở hữu
1.4.1. Căn cứ xác lập quyền sở hữu

Quyền sở hữu không tự nhiên phát sinh mà phải dựa trên những căn cứ luật
định, pháp luật nhà Lê sơ thừa nhận các căn cứ xác lập quyền sở hữu sau đây:
Dựa vào hoạt động lao động, sản xuất, tài sản của người dân gắn liền với hoạt
động sản xuất hàng ngày như: trồng trọt, chăn nuôi, thủ công nghiệp, thương nghiệp.
Tài sản của họ ngày càng đa dạng và phong phú bởi những chính sách phát triển kinh
tế của nhà nước.
Dựa trên giao dịch dân sự, thời kỳ này hoạt động trao đổi, mua bán diễn ra
thường xuyên và phát triển hơn so với trước. Khi thực hiện giao dịch chuyển quyền sở
hữu thì xác lập quyền sở hữu đối với một bên, đồng thời kết thúc quyền này đối với
bên còn lại. Các giao dịch này gồm: mua bán, tặng cho, trao đổi, được thừa kế.
Dựa trên thừa kế, là căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với di sản của người chết.
Theo quy định của BLHĐ, có hai hình thức thừa kế gồm thừa kế theo di chúc (Điều
390) và thừa kế theo pháp luật (Điều 388). Hầu hết những người được hưởng thừa kế ở
thời kỳ này đều có quan hệ hơn nhân, huyết thống đối với người để lại di sản, do đó sự
dịch chuyển quyền sở hữu này chủ yếu xảy ra giữa các thành viên trong gia đình.
Thơng qua việc quốc hữu hóa, tịch thu tài sản, sau chiến tranh, nhà nước đã
tiến hành tịch thu ruộng đất của bọn Việt gian và quân xâm lược, thu hồi ruộng đất của
các địa chủ chết trong chiến tranh, sung công quỹ hàng loạt điền trang, thái ấp của quý
tộc nhà Hồ, Trần tuyệt tử nhờ thế mà diện tích đất của nhà nước chiếm ưu thế so với
các chủ thể khác.
Xác lập thơng qua chính sách đất đai, các chính sách lộc điền, quân điền, đồn
điền và khai hoang đã góp phần “thổi luồng gió mát vào đời sống kinh tế nơng nghiệp;
khuyến khích nơng dân lao động sản xuất, tích tụ tư hữu và tạo động lực để họ trở
thành những người chủ thực sự trên mảnh ruộng, sân vườn mà họ trực tiếp lao động,
sản xuất”24 và cũng nhờ chính sách này mà “bộ phận nơng dân tư hữu, tự do tăng lên,

24

Trần Quang Trung (2010), Nhận diện quyền dân sự trong Bộ luật Hồng Đức, sđd, tr.23.


22


điều hòa mâu thuẫn giai cấp, ổn định xã hội, nền kinh tế nơng ngiệp nhanh chóng được
phục hồi và phát triển”25.
Xác lập dựa trên cơ sở thời hiệu, thời hiệu dân sự được hiểu “là một chế định
pháp lý theo đó thì sau khi hết một thời hạn do pháp luật quy định, một chủ thể của
pháp luật dân sự được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất
quyền khởi kiện”26. Mặc dù BLHĐ hay các văn bản khác không sử dụng thuật ngữ
“thời hiệu”, tuy nhiên tinh thần của nó được các nhà làm luật thời này vận dụng.
BLHĐ áp dụng chế định này đối với hợp đồng vay, thuê hoặc mượn, theo đó
người đi vay có cầm cố ruộng đất mà quá 30 năm khơng chịu chuộc thì mất quyền
chuộc, quyền sở hữu đất cầm cố mặc nhiên thuộc về bên cho vay (Điều 384); những
người cho người khác vay tiền mà quá 30 năm đối với người trong họ, quá 20 năm đối
với người ngồi mà khơng địi lại tiền vay thì mất quyền địi, quyền sở hữu khoản tiền
vay thuộc về bên vay (Điều 588); người có ruộng đất, nhà cửa mà cho người khác
mượn hoặc thuê mà quá 30 năm với người trong họ, quá 20 năm đối với người ngồi
mà khơng chịu lấy lại thì mất quyền địi, quyền sở hữu thuộc về bên mượn, thuê (Điều
387). Tuy nhiên, hợp đồng mượn hoặc thuê đất không áp dụng với con trai dưới 16
tuổi, con gái dưới 20 tuổi và những người phiêu bạt vì chiến tranh. Ngoại lệ này mang
tính nhân đạo, luật đã ưu tiên bảo vệ trẻ em mồ cơi những người khơng thể tự mình lao
động hoặc những người vì chiến tranh buộc phải rời bỏ quê hương.
Chế định thời hiệu không chỉ đặt ra đối với đất đai mà còn xác lập với các tài
sản khác. Theo đó, Đoạn 316 HĐTCT quy định: “Nếu việc gửi giữ, th, mượn thóc
lúa, trâu bị, tiền bạc… giữa những người cùng xã mà gần đường thì tối đa là ba
tháng, đường xa tối đa là một năm, giữa những người khác xã mà gần đường tối đa là
một năm, đường xa không quá ba năm. Hết thời hạn trên mà khơng lấy lại thì (chủ sở
hữu) mất (quyền sở hữu) tài sản đó và khơng được cố cưỡng để địi lại tài sản. Trái lệ
này thì bị khép vào tội ức hiếp người khác lấy của”.
Xác lập thơng qua chính sách thuế, về kinh tế, thực chất mối quan hệ giữa nhà

nước và nơng dân (có cả địa chủ) là mối quan hệ giữa địa chủ và tá điền, tiêu biểu cho
hình thức bóc lột phát canh thu tơ. Đến đời vua Lê Thánh Tơng, chính sách về thuế căn
bản đã hồn chỉnh, trong đó có thuế ruộng, thuế đinh, bãi dâu. Ngồi thóc và tiền là
hình thức thu chính, dân cịn phải đi phu phen, lực dịch cho nhà vua, nếu bỏ trốn thì
phải bồi thường mỗi năm 3 quan tiền. Nông dân canh tác trong ruộng đất của địa chủ

25
26

Lương Ninh (chủ biên) (2005), Lịch sử Việt Nam giản yếu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.211.
Từ điển Luật học Việt Nam (1999), Nxb Từ điển bách khoa, Hà nội, tr.472.

23


thì nộp địa tơ, thơng thường mức địa tơ phải nộp cho địa chủ cao hơn mức thuế mà dân
nộp cho nhà nước.
Để bảo vệ nguồn thu này, các hành vi trốn thuế, khai man ít hơn, giấu ruộng đất
cơng tự mình hưởng thụ… khơng những bị đánh, đồ, lưu mà cịn buộc bồi thường gấp
đơi, gấp ba số thuế đáng phải nộp. Quan lại có trách nhiệm thu tiền thuế mà bớt, giấu,
thu sai thì bị biếm (Điều 351, 345, 346, 368, 595 BLHĐ). Ngồi thuế là nguồn thu
chính, nhà nước cịn thu lệ phí với các hoạt động: làm văn thư, văn khế (Điều 366), xác
nhận giao dịch mua bán nơ tì (Điều 363).
Các căn cứ khác, ngồi những căn cứ phổ biến nêu trên cịn có những căn cứ
sau: bồi thường thiệt hại, đây là trách nhiệm dân sự ln đi kèm với hình phạt khi xâm
phạm nhân thân hoặc tài tài sản người khác (Điều 344, 604, 630, 638); xác lập với tài
sản bỏ rơi, đào được vật vơ chủ thì được phép chia với chủ một nửa, tuy nhiên căn cứ
này không áp dụng với tài sản của nhà nước (Điều 602); chính sách bổng lộc hay được
thưởng khi tố giác tội phạm (Điều 345, 348, 351).
Trong các căn cứ xác lập nêu trên, không phải căn cứ nào cũng được áp dụng

cho tất cả các chủ thể, theo đó chỉ có nhà nước mới có quyền thu thuế, tịch thu hoặc
quốc hữu hóa tài sản.
1.4.2. Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu
Pháp luật nhà Lê không chỉ quy định cách thức xác lập quyền sở hữu mà còn
quy định cách thức chấm dứt quyền sở hữu, trong đó có những căn cứ vừa là căn cứ
xác lập vừa là căn cứ chấm dứt, bao gồm:
Thông qua chuyển giao quyền sở hữu, khi chủ sở hữu thực hiện quyền định
đoạt tài sản như: bán, tặng cho, để lại thừa kế thì chấm dứt quyền sở hữu của mình và
xác lập quyền sở hữu cho người khác.
Chấm dứt theo thời hiệu, đây vừa là căn cứ xác lập vừa là căn cứ chấm dứt
quyền sở hữu. Mục đích của nó nhằm buộc các bên thực hiện hợp đồng một cách thiện
chí, nghiêm túc, tránh trường hợp dây dưa kéo dài về mặt thời gian gây thiệt hại cho
bên còn lại.
Chấm dứt khi thực hiện nghĩa vụ dân sự, một bên trong quan hệ hợp đồng có
hành vi vi phạm hợp đồng hoặc có hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại tài sản của
người khác thì pháp luật buộc người đó phải dùng tài sản của mình để thực hiện nghĩa
vụ với người bị thiệt hại. Theo đó, với hợp đồng vay, nếu quá thời hạn cho phép mà
bên vay khơng trả tiền thì bên cho vay có quyền xử lý khối tài sản đem cầm để thu hồi
số tiền cho vay (Điều 588). Hoặc người có hành vi trộm, cướp hay cố ý thả trâu, ngựa
24


phá hoại lúa mạ của người khác (Điều 435, 581) thì buộc phải bồi thường thiệt hại cho
chủ sở hữu.
Chấm dứt khi bị tịch thu tài sản, BLHĐ xem tịch thu tài sản là một hình phạt
mang tính chất tước đoạt quyền sở hữu của người phạm tội. Tịch thu tài sản có hai mức
độ: thứ nhất, tịch thu tồn bộ áp dụng đối tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đe dọa đến
vương quyền của vua như mưu mô làm việc đại nghịch (Điều 411), mưu mô theo giặc
phản nước (Điều 412) hoặc xâm phạm đến tài sản vua như lấy trộm ấn và đồ ngự dụng
(Điều 430) hoặc vừa giết người vừa cướp của (Điều 426) thì tất cả tài sản đều bị sung

công quỹ. Thứ hai, tịch thu một phần áp dụng đối với tội phạm thường xâm phạm
quyền sở hữu người dân như trộm, cướp, gian lận, lừa đảo (Điều 188, 191, 523, 621,
694, 697), đối tượng bị tịch thu đa phần là công cụ thực hiện tội phạm như đồ giả hay
tang vật phạm tội.
1.5. Hình thức sở hữu
1.5.1. Sở hữu nhà nước
Đóng vai trị trọng yếu trong nền kinh tế, nhà nước thực hiện quyền sở hữu tài
sản đặc biệt là đất đai bằng các chính sách sau:
Chính sách lộc điền, sau chiến thắng quân xâm lược nhà Minh, để củng cố địa
vị của hoàng thân, quý tộc cũng như chia sẽ đặc quyền, đặc lợi cho các cơng thần trong
cơng cuộc giải phóng dân tộc, vua Lê Thái Tổ đã ban thưởng đất đai - chế độ lộc điền
ra đời.
Đến thời vua Lê Thánh Tơng, chính sách này được luật hóa, quan lại từ Tam,
Tứ phẩm trở lên cho đến các Vương hầu, Bá được cấp một số diện tích đất nhất định.
Ruộng đất lộc điền được chia làm hai loại: thứ nhất, cấp vĩnh viễn gồm ruộng thế
nghiệp và ruộng tế được cấp cho vương hầu, cơng chúa; người được cấp đất có quyền
mua bán, tặng cho và để lại thừa kế. Thứ hai, cấp một đời gồm ruộng ân tứ và bãi dâu,
người được cấp đất chỉ có quyền quản trị, khơng được phép mua bán, tặng cho, sau khi
người này chết sau 3 năm con cháu của họ có nghĩa vụ trả lại cho nhà nước.
Chính sách lộc điền làm xuất hiện song song hai hình thức sở hữu gồm sở hữu
cơng và sở hữu tư. Năm 1477, tổng diện tích ruộng đất cấp cho Thân Vương 2.090
mẫu, trong đó 640 mẫu cấp vĩnh viễn, 1450 mẫu cấp tạm thời. Quan Nhất phẩm được
cấp tổng số 218 mẫu, trong đó cấp tạm thời 200 mẫu, cấp vĩnh viễn 18 mẫu. Người
được cấp đất cho dù vĩnh viễn hay một đời đều có quyền thụ hưởng và khơng phải nộp
thuế cho nhà nước, do đó mà phần lớn ruộng lộc điền được cấp ân tứ nhưng người
được cấp ln tìm mọi cách để biến nó thành của tư. Cấp lộc điền chỉ là cấp ruộng đất,
25



×