Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Áp dụng pháp luật cạnh tranh trong hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán tại ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
---∞∞---

NGUYỄN HÀO QUANG

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TRONG
HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƢƠNG MẠI

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
----∞∞----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TRONG
HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN HÀO QUANG
KHÓA: 36 - MSSV: 1155010290
GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: ThS. TRẦN THANH BÌNH

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan: “Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Thạc sỹ Trần Thanh Bình, đảm bảo
tính trung thực và tn thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này”.
Tác giả

Nguyễn Hào Quang


LỜI CẢM ƠN
Để đạt được thành quả tốt đẹp này, tôi xin chân thành cảm ơn:
Tập thể các thầy cô giảng dạy chương trình đào tạo Cử nhân luật Khóa 36
(2011 – 2015), đã truyền đạt những kiến thức quý báu giúp tơi thực hiện tốt khóa luận
này.
Xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Trần Thanh Bình – người đã tận tình hướng
dẫn tơi thực hiện và hồn thành tốt khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh trong thời gian qua đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành tốt chương trình
đạo tạo cử nhân và giúp đỡ rất nhiều trong việc học tập, nghiên cứu của tôi.
Xin cảm ơn các cô, chú, anh, chị công tác tại Trung tâm Thông tin – Thư viện
thuộc Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp rất nhiều tài liệu
quý báu cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho tơi để hồn thành khóa luận này.
Cuối cùng, xin cảm ơn các bạn bè là sinh viên trường Đại học Luật Thành phố
Hồ Chí Minh khóa 36 đã cùng chia sẻ với tơi những thuận lợi và khó khăn trong suốt
thời gian theo học tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
TRONG HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................................................................ 4
1.1. Một số khái niệm ..................................................................................................4
1.1.1. Cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh trong nền kinh tế ..............................4
1.1.2. Ngân hàng thương mại .............................................................................10
1.1.3. Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán tại ngân hàng thương mại .......13
1.2. Pháp luật cạnh tranh trong hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán tạị ngân
hàng thƣơng mại ........................................................................................................20
1.2.1. Pháp luật cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng ...................................20
1.2.2. Pháp luật cạnh tranh trong hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán ......27
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
TRONG HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI .......................................................................................................... 32
2.1. Các hành vi cạnh tranh chủ yếu trong hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán
tại ngân hàng thƣơngmại ...........................................................................................33
2.1.1. Các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ............................................33
2.1.2. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh................................................36
2.2. Nguyên nhân của các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp trong hoạt động cung
ứng dịch vụ thanh toán của các ngân hàng thƣơng mại ............................................48
2.2.1. Nguyên nhân chủ quan .............................................................................48
2.2.2. Nguyên nhân khách quan .........................................................................51
2.3. Kiến nghị hoàn thiện ..........................................................................................55
2.3.1. Xây dựng hành lang pháp lý hoàn thiện, thống nhất để điều chỉnh và xử
lý những hành vi cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng ..................................55
2.3.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng .............................57



2.3.3. Nâng cao tính hiệp hội nghề nghiệp trong việc kết nối hệ thống thanh
toán thống nhất giữa các ngân hàng thương mại ..............................................58
KẾT LUẬN ..............................................................................................................60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................61


LỜI NĨI ĐẦU


Lý do chọn đề tài
Q trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp (nơi mà cạnh tranh còn

xa lạ và độc quyền là chủ yếu) sang nền kinh tế thị trƣờng, với các chính sách mở
rộng quyền tự do kinh doanh cũng nhƣ các hình thức sở hữu, đã tạo điều kiện cho
cơ chế cạnh tranh đƣợc vận hành vào nền kinh tế Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực
sản xuất kinh doanh, bao gồm cả hoạt động ngân hàng.
Cạnh tranh là một động lực cho sự phát triển nền kinh tế thị trƣờng và mang
lại nhiều lợi ích thiết thực cho ngƣời tiêu dùng. Do đó, ngành ngân hàng, với vai trị
là một lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm trong nền kinh tế, cần phải có các quy định
pháp lý hết sức chặt chẽ và hiện đại, để điều chỉnh các hành vi cạnh tranh rất đa
dạng và liên tục thay đổi. Chỉ có nhƣ vậy, chúng ta mới có thể duy trì mơi trƣờng
kinh doanh lành mạnh cho tất cả các tổ chức tín dụng nói chung và các ngân hàng
thƣơng mại nói riêng, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ hiện nay.
Bên cạnh các hoạt động ngân hàng truyền thống (nhƣ: là cấp tín dụng và huy động
vốn) thì hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán đang và sẽ trở thành mảnh đất để
các ngân hàng thƣơng mại thực hiện các hành vi cạnh tranh với nhau.
Về mặt lý thuyết, những hành vi cạnh tranh trong hoạt động cung ứng dịch
vụ thanh tốn nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung sẽ chịu sự điều chỉnh bởi
Luật Cạnh tranh và Luật Các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, hiện nay Luật Các tổ
chức tín dụng 2010 chƣa quy định một cách cụ thể về các hành vi cạnh tranh trong

hoạt động ngân hàng, cũng nhƣ Chính Phủ chƣa có một Nghị định cụ thể nào để
điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh trong
hoạt động ngân hàng. Trong khi đó, hoạt động ngân hàng là một hoạt động đặc thù
so với các hoạt động kinh tế khác; vì vậy, việc áp dụng Luật Cạnh tranh để điều
chỉnh các hành vi cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động
cung ứng dịch vụ thanh tốn tại các ngân hàng thƣơng mại nói riêng cịn bộc lộ
nhiều điểm chƣa phù hợp, cần phải xem xét một cách khoa học vấn đề này trên cơ
sở lý luận và thực tiễn.
Hoạt động ngân hàng là một hoạt động nhạy cảm và ngày càng có vai trị rất
lớn trong nền kinh tế. Do đó, việc quản lý cạnh tranh và áp dụng pháp luật cạnh
tranh trong hoạt động ngân hàng là vấn đề cần thiết đƣợc quan tâm làm rõ. Đặc biệt,
hoạt động cung ứng dịch vụ thanh tốn tại các ngân hàng thƣơng mại, đây một loại
hình dịch vụ còn khá mới mẻ tại Việt Nam nhƣng có vai trị rất quan trọng trong
1


quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, và đây cũng là một lĩnh vực mà các ngân hàng
thƣơng mại thƣờng xuyên sử dụng các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp ngày càng
tinh vi và phức tạp. Do đó, tác giả chọn đề tài khóa luận của mình là: “Áp dụng
pháp luật cạnh tranh trong hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán tại ngân hàng
thương mại”. Qua việc nghiên cứu các vấn đề pháp lý và đối chiếu với thực tiễn, tác
giả hy vọng có thể góp phần vào việc hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật
cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cung ứng dịch vụ
thanh tốn nói riêng, để đảm bảo các ngân hàng thƣơng mại có thể thực hiện hoạt
động kinh doanh của mình trong mơi trƣờng lành mạnh và bình đẳng.


Tình hình nghiên cứu và mục đích nghiên cứu
Việc áp dụng pháp luật cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng là vấn đề nhận


đƣợc sự quan tâm của khơng ít nhà nghiên cứu. Đã có những cơng trình nghiên cứu
đƣợc cơng bố nhƣ: Nguyễn Thị Hồi Anh (2004), Thực trạng cạnh tranh trong hoạt
động ngân hàng và định hướng xây dựng pháp luật cạnh tranh trong hoạt động
ngân hàng, Khóa luận cử nhân luật, Trƣờng đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;
Nguyễn Duy Thành (2006), Pháp luật về cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng –
giải pháp hồn thiện, Khóa luận cử nhân luật, Trƣờng đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh; Lê Nhƣ Thơ (2009), Kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, chống cạnh
tranh không lành mạnh trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, Luận văn thạc sỹ luật,
Trƣờng đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Hay nhiều bài viết, báo cáo đƣợc
đăng trên các tạp chí chuyên ngành nhƣ: Nguyễn Văn Vân (2002), “Một số vấn đề
pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng”, Tạp chí Nhà nƣớc và
pháp luật, số 11/2002; Nguyễn Văn Tuyến (2006), “Áp dụng pháp luật cạnh tranh
trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng”, Tạp chí Luật học,số 6/2006; Viên Thế Giang
(2011), “Một số ý kiến về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng
ở Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, số 18 tháng 8/2011; Kiều Hữu Thiện (2012),
“Cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống ngân hàng và những hệ quả đối với
nền kinh tế - xã hội”, Tạp chí ngân hàng, số 9 tháng 5/2012.
Tuy nhiên, đa số những cơng trình nghiên cứu này đƣợc tiếp cận ở phạm vi
rộng (dƣới khía cạnh các hoạt động ngân hàng nói chung) mà chƣa đi sâu vào một
hoạt động ngân hàng nào cụ thể, hoặc một số cơng trình đƣợc nghiên cứu dƣới góc
độ chỉ đơn thuần là những hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh mà rất ít quan tâm
hơn đến các hành vi hạn chế cạnh tranh, mặc dù những hành vi hạn chế cạnh tranh
có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Do đó, trong
2


khóa luận này, tác giả mong muốn tập trung nghiên cứu về việc áp dụng pháp luật
cạnh tranh trong hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán tại ngân hàng thƣơng mại
thơng qua việc tìm hiểu bản chất, tác động và phân tích những quy định của pháp
luật hiện hành về vấn đề này. Bên cạnh đó, tác giả cịn tiếp cận vấn đề này trên thực

tiễn để làm rõ tính hiệu quả của việc áp dụng pháp luật trên thực tế. Qua khóa luận
này, tác giả hy vọng sẽ có những cái nhìn cụ thể hơn về các hành vi cạnh tranh
trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cung ứng dịch vụ thanh tốn nói
riêng tại các ngân hàng thƣơng mại; từ đó, góp phần hồn thiện pháp luật trong việc
điều chỉnh những hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng.


Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu: Áp dụng pháp luật cạnh tranh trong hoạt động cung

ứng dịch vụ thanh toán tại ngân hàng thƣơng mại.
Phạm vi nghiên cứu: Đây là một đề tài nghiên cứu có phạm vi rộng lớn và
nội dung khá phong phú. Do thời gian nghiên cứu hạn hẹp nên trong đề tài khóa
luận này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những quy định pháp luật cạnh tranh hiện
hành trong hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và thực tiễn của việc áp dụng các
quy định pháp luật cũng nhƣ biểu hiện của những hành vi này trên thực tế thông qua
một số vụ việc cụ thể.


Phƣơng pháp nghiên cứu
Với những kiến thức cơ bản và tài liệu thu thập đƣợc, tác giả đã sử dụng
phƣơng pháp triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lê
nin. Tác giả cũng kết hợp với phƣơng pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, chứng
minh…để nghiên cứu và hồn thành khóa luận này.


Bố cục của khóa luận
Đề tài bao gồm:

Lời nói đầu;


Chƣơng 1: Những vấn đề chung về pháp luật cạnh tranh trong họat
động cung ứng dịch vụ thanh toán tại ngân hàng thƣơng mại;

Chƣơng 2: Thực trạng áp dụng pháp luật cạnh tranh trong hoạt động
cung ứng dịch vụ thanh toán tại ngân hang thƣơng mại;



Kết luận;
Danh mục tài liệu tham khảo.

3


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TRONG
HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh trong nền kinh tế
1.1.1.1.

Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

Tại Việt Nam, khi thực hiện quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch
hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo
cơ chế thị trƣờng, có sự quản lý của Nhà nƣớc, điều đó đồng nghĩa với việc nƣớc ta
phải chấp nhận và dần làm quen với các quy luật vốn có của nền kinh tế thị trƣờng,
trong đó có quy luật cạnh tranh1. Cạnh tranh trở thành động lực không thể thiếu

trong sự phát triển kinh tế - xã hội và nó tồn tại trong mọi lĩnh vực của đời sống.
Khái niệm “cạnh tranh” đƣợc tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau. Theo cách
hiểu thơng thƣờng thì cạnh tranh là “sự cố gắng giành phần hơn, phần thắng về
mình giữa những người, tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau”2. Điều
này có nghĩa là cạnh tranh đƣợc cụ thể hóa bằng những hành động của các cá nhân
hoặc tổ chức với mục đích chính đó là đạt đƣợc những lợi ích nhất định về phía
mình. Hoặc dƣới góc độ pháp lý thì cạnh tranh là “sự ganh đua giữa các nhà kinh
doanh trong cơ chế thị trường nhằm giành khách hàng về phía mình bằng những lợi
ích về giá cả hạ hơn, phẩm chất hàng hóa tốt hơn, bền đẹp hơn, đẹp hơn… Cạnh
tranh phải lành mạnh, cho nên pháp luật nghiêm cấm hành vi cạnh tranh bất hợp
pháp”3. Với khái niệm này, chúng ta thấy thuật ngữ “cạnh tranh” đƣợc xác định rõ
ràng và cụ thể hơn, thông qua việc liệt kê một số hành động của các chủ thể kinh
doanh (cá nhân/tổ chức) trong nền kinh tế thị trƣờng, nhƣ việc hạ giá thành hoặc
1

Các quy luật kinh tế chủ yếu của nền kinh tế thị trƣờng bao gồm: quy luật lƣu thông tiền tệ, quy luật giá trị,
quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh. Xem thêm Trƣờng đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2011), Tài liệu
tham khảo Học thuyết kinh tế Mác – Lê Nin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, NXB Lao động, tr. 19
2

Viện ngôn ngữ (2006), Từ điển tiếng Việt, NXB.Đà Nẵng, tr. 112

3

Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa Hà Nội (1999), Từ điển Luật học, NXB.Từ điển Bách khoa Hà Nội, tr. 70

4


nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Mục đích của việc thực hiện này là nhằm thu hút, lôi

kéo đƣợc càng nhiều khách hàng về phía mình càng tốt. Nói rộng ra, mục đích
chính mà các chủ thể kinh doanh hƣớng đến khi thực hiện cạnh tranh đó chính là
nhằm chiếm lĩnh thị phần trên thị trƣờng, tối đa hóa lợi nhuận, hay nâng cao danh
tiếng/uy tín cho việc kinh doanh của mình.
Từ cách hiểu về cạnh tranh nhƣ trên, cạnh tranh bao gồm những đặc điểm
sau. Thứ nhất, cạnh tranh là một hiện tƣợng xã hội diễn ra giữa các chủ thể kinh
doanh. Cạnh tranh chỉ xuất hiện trong nền kinh tế thị trƣờng với sự tồn tại của nhiều
doanh nghiệp khác nhau, bởi lẽ “một khi trong một thị trường nhất định nào đó chỉ
có một doanh nghiệp tồn tại thì chắc chắn nơi đó khơng có đất cho cạnh tranh nảy
sinh và phát triển”4. Điều này có nghĩa là số lƣợng chủ thể trong cạnh tranh phải từ
hai trở lên. Mặt khác, vì cạnh tranh là hành vi nên cạnh tranh sẽ đƣợc thực hiện bởi
các chủ thể xác định, đó chính là các chủ thể cùng kinh doanh trong một hoặc một
nhóm hàng hóa, dịch vụ trên một thị trƣờng. Các chủ thể kinh doanh này có thể
thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau (nhà nƣớc hoặc tƣ nhân), có hoặc khơng
có tƣ cách pháp nhân theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, biểu hiện về mặt hình thức của cạnh tranh là sự ganh đua, kình địch
giữa các chủ thể kinh doanh. Sự ganh đua, kình địch giữa các chủ thể kinh doanh
đƣợc biểu hiện ra bên ngồi thơng qua các hành vi, ví dụ nhƣ hành vi chiếm lĩnh,
mở rộng thị trƣờng, hoặc hành vi ngăn cản/kìm hãm, khơng cho doanh nghiệp khác
tham gia hoặc phát triển kinh doanh. Để thực hiện các hành vi này, chủ thể kinh
doanh sử dụng các phƣơng thức, cơng cụ và thậm chí là các thủ đoạn khác nhau.
Chẳng hạn nhƣ trƣờng hợp nhà hàng - khách sạn A đang kinh doanh tốt, lƣợng
khách rất đông hàng năm và để loại bỏ nhà hàng - khách sạn A ra khỏi thị trƣờng,
nhà hàng - khách sạn B đã tung tin đồn rằng (a) nhà hàng - khách sạn A mất vệ
sinh, chất lƣợng phục vụ kém, an ninh không đảm bảo hoặc (b) nhà hàng - khách
sạn A đang gặp vấn đề về tài chính, dẫn đến kết quả là nhà hàng - khách sạn A mất
đi một lƣợng khách đáng kể. Nhƣ vậy, khi nói đến cạnh tranh thì chúng ta dễ liên
tƣởng đến hình ảnh của một mối quan hệ tay ba giữa doanh nghiệp – ngƣời tiêu
dùng – doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó mà cạnh tranh đƣợc xem là “phương thức giải


4

Trƣờng đại học Kinh tế - Luật Tp. Hồ Chí Minh (2010), Giáo trình Luật Cạnh tranh, NXB. Đại học quốc
gia Tp. Hồ Chí Minh, tr. 11

5


quyết mâu thuẫn về lợi ích tiềm năng giữa các nhà kinh doanh với vai trò quyết
định của người tiêu dùng”5.
Thứ ba, mục đích của các chủ thể kinh doanh là tranh giành thị trƣờng. Khi
thực hiện hành vi cạnh tranh, mục đích của các chủ thể kinh doanh là cố gắng giành
lấy khách hàng về phía mình càng nhiều càng tốt, từ đó mở rộng thị trƣờng kinh
doanh của mình và đích đến cuối cùng đó chính là lợi nhuận. Lợi nhuận khơng chỉ
là mục đích hƣớng đến của các chủ thể kinh doanh mà còn là động lực để các chủ
thể này gia nhập thị trƣờng, và nó cịn là thƣớc đo để đánh giá sự thành cơng của
một chủ thể kinh doanh. Mục đích và lợi nhuận là hai dấu hiệu phản ảnh bản chất
kinh tế của hiện tƣợng cạnh tranh. Đồng thời, mục đích và lợi nhuận cũng chính là
dấu hiệu để phân biệt cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh với cạnh tranh trong
các hoạt động khác của đời sống xã hội (ví dụ nhƣ: cạnh tranh trong thi đua khen
thƣởng, hoặc cạnh tranh trong thi đấu thể thao). Trong các hoạt động này, thì cạnh
tranh chỉ dừng lại ở chỗ, khi kết thúc sẽ có niềm vui cho ngƣời chiến thắng và nỗi
buồn cho ngƣời thất bại, nhƣng nó khơng đẩy ngƣời thất bại đến bƣớc đƣờng cùng.
Trong khi đó, cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh thì khi kết thúc, chủ thể dành
đƣợc chiến thắng sẽ có thêm khách hàng, mở rộng thị trƣờng; cịn chủ thể bị thất bại
thì phải thu hẹp hoạt động kinh doanh của mình, thậm chí bị đào thải, rời khỏi thị
trƣờng. Đó cũng chính là lý do mà ở Việt Nam, ngƣời ta có câu cửa miệng “thương
trường như chiến trường”, để phản ánh phần nào tính gay gắt, khốc liệt của thị
trƣờng cạnh tranh tự do. Vì vậy, cạnh tranh đƣợc xem nhƣ một quy luật đào thải tự
nhiên diễn ra trong nền kinh tế thị trƣờng.

Cạnh tranh có vai trị nhất định trong nền kinh tế thị trƣờng. Đầu tiên là đối
với ngƣời tiêu dùng, chúng ta thấy rằng ngƣời tiêu dùng chính là mục tiêu hƣớng
đến của các doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh, chính vì vậy; các nhu cầu của
ngƣời tiêu dùng sẽ đƣợc thỏa mãn một cách tốt nhất nhờ có cạnh tranh. Ngày nay,
nhu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng đòi hỏi các chủ thể kinh doanh phải có
những chiến lƣợc và phƣơng thức kinh doanh phù hợp để thu hút ngƣời tiêu dùng
về phía mình, ví dụ nhƣ: giảm giá thành sản phẩm hoặc nâng cao chất lƣợng hàng
hóa, dịch vụ. Do đó, trong nền kinh tế thị trƣờng thì ngƣời tiêu dùng đƣợc xem là
“thƣợng đế”, quyết định đến sự sống còn của các chủ thể kinh doanh. Các chủ thể

5

Trƣờng đại học Kinh tế -Luật Tp. Hồ Chí Minh (2010), tlđd (4), tr. 11

6


kinh doanh muốn tồn tại và phát triển thì bắt buộc họ phải đáp ứng đƣợc các nhu
cầu của ngƣời tiêu dùng. Đây cũng chính là “cách thức mà các nhà kinh tế học đáng
giá tính hiệu quả của thị trường bởi thị trường được coi là hiệu quả nếu chủ thể
kinh doanh cung cấp hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng với giá trị cao nhất và
ngược lại”6.
Thứ hai, đối với chính các chủ thể kinh doanh, cạnh tranh đƣợc xem nhƣ một
quy luật đào thải tự nhiên diễn ra trên thƣơng trƣờng, cho nên, các chủ thể kinh
doanh muốn tồn tại và phát triển đƣợc phải tự đổi mới và sử dụng có hiệu quả mọi
nguồn lực (sẵn có và tiềm năng) của mình, giảm những chi phí khơng cần thiết
trong hoạt động kinh doanh. Ví dụ nhƣ hiện nay, trƣớc sự cạnh tranh gay gắt từ các
ngân hàng nƣớc ngoài, các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đang đẩy mạnh phát
triển dịch vụ ngân hàng trực tuyến với nhiều lợi ích vƣợt trội, giúp khách hàng tiết
kiệm đƣợc thời gian chi phí với nhiều tiện ích bảo đảm an toàn, bảo mật. Một số

dịch vụ ngân hàng điện tử đƣợc sử dụng phổ biến nhƣ: thanh toán qua POS; dịch vụ
ngân hàng tại nhà (Home Banking); dịch vụ ngân hàng qua Internet (Internet
Banking); dịch vụ ngân hàng tự động qua điện thoại (Phone Banking); dịch vụ ngân
hàng qua thiết bị di động (Mobile Banking); hoặc dịch vụ Kiosk ngân hàng (Kiosk
Banking). Nhƣ vậy, cạnh tranh chính là chìa khóa để giúp các chủ thể kinh doanh
“làm mới” bản thân.
Cuối cùng, với nền kinh tế - xã hội, cạnh tranh chính là linh hồn của nền kinh
tế bởi lẽ thị trƣờng là nơi mà ở đó “cung cầu là khung xương vật chất, giá cả là diện
mạo và cạnh tranh là linh hồn sống của thị trường”7. Cạnh tranh là động lực để mọi
chủ thể trong nền kinh tế sáng tạo và đổi mới liên tục; từ đó, cạnh tranh góp phần
gia tăng số lƣợng, chất lƣợng, quy mô và nhịp độ tăng trƣởng của nền kinh tế. Kết
quả tất yếu là cạnh tranh tạo ra sự đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của xã hội, làm nảy sinh những nhu cầu mới.
1.1.1.2.

6

Pháp luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

Trƣờng đại học Kinh tế -Luật Tp. Hồ Chí Minh (2010), tlđd (4), tr. 14

7

Nguyễn Nhƣ Phát, “Cạnh tranh và thị trƣờng” – Diễn đàn thảo luận dự thảo Luật Cạnh tranh,
truy cập ngày 07 tháng 5 năm
2015

7



Theo Từ điển Luật học thì pháp luật đƣợc hiểu là: “những quy định do các cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền đặt ra để hướng dẫn cách xử sự bắt buộc mọi người,
mọi tập thể, mọi tổ chức và là căn cứ để xử lý những xử sự không đúng với các quy
định đó”8. Hay pháp luật là “hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành và
đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố
điều chỉnh các quan hệ xã hội”9. Điều này có nghĩa là, pháp luật chỉ xuất hiện khi
Nhà nƣớc ra đời và nó đƣợc xem là cơng cụ của giai cấp thống trị ban hành nhằm
điều chỉnh mọi hoạt động cơ bản của xã hội, nhƣ: thƣơng mại, hình sự, hành chính
và dân sự. Do đó, cạnh tranh cũng là lĩnh vực đƣợc các nhà làm luật quan tâm, chú
trọng và điều chỉnh thông qua việc ban hành các quy định pháp luật về cạnh tranh.
Pháp luật cạnh tranh trên thế giới đƣợc đƣợc hình thành từ cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX với các đạo luật nổi tiếng. Ví dụ nhƣ ở Mỹ, có các Luật Sherman
1890 quy định về chống một số hành vi hạn chế thƣơng mại và lạm dụng độc
quyền; Luật Clayton 1914 điều chỉnh hoạt động mua lại và cấm một số thỏa thuận
độc quyền; hoặc Luật Federal Commission 1914 chống các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh. Hay nhƣ ở Châu Âu, pháp luật cạnh tranh đƣợc quy định tại Điều
85 và 86 của Hiệp ƣớc Rome. Trong khi đó, tại Việt Nam, Luật Cạnh tranh ra đời
khá muộn vào năm 2004. Có thể thấy rằng, pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam còn rất
non trẻ so với các nƣớc trên thế giới; tuy nhiên, chúng ta cũng khơng thể phủ nhận
những vai trị của nó trong nền kinh tế thị trƣờng. Điều này đã phần nào đƣợc cụ thể
hóa trong câu nói của Thomas Woodrow Wilson, đó là: “trong khi pháp luật khơng
thể sáng tạo ra cạnh tranh, pháp luật có thể làm hồi sinh cạnh tranh hoặc cấm đoán
các hành vi triệt tiêu cạnh tranh và bằng việc ban hành luật lệ nhằm trả lại dũng
khí và cơ hội cho cạnh tranh, chúng ta có thể kìm hãm và ngăn ngừa được độc
quyền”10. Cụ thể, vai trò pháp luật cạnh tranh cũng đƣợc biểu hiện thông qua các
phƣơng diện sau:

8

Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa Hà Nội (1999), Từ điển Luật học, tlđd (3), tr. 364


9

Trƣờng đại học Luật Hà Nội (2001), Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật, NXB. Công an nhân dân, tr.

8
10

Trƣờng đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình pháp luật về cạnh tranh và giải quyết tranh chấp
thương mại, ttđd (3), tr. 32

8


Trƣớc tiên, pháp luật cạnh tranh là cơ sở để tạo lập môi trƣờng kinh doanh và
cạnh tranh tự do, bình đẳng. Quyền tự do kinh doanh đó là một quyền cơ bản của
con ngƣời, đƣợc Nhà nƣớc tôn trọng và bảo vệ. Mỗi chủ thể thuộc các thành phần
kinh tế khác đều có thể tham gia vào hoạt động kinh doanh nếu đáp ứng đƣợc
những quy định của pháp luật. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói rằng: “đất nước
được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng
có nghĩa lý gì”11 và trong thời nay, quyền tự do kinh doanh của ngƣời dân trong nền
kinh tế thị trƣờng là một quyền hiến định12. Những quyền tự do kinh doanh đó là
những quyền đƣợc tự do gia nhập thị trƣờng, tự do giao kết và đảm bảo quyền sở
hữu. Mặt khác, pháp luật cạnh tranh cũng là công cụ để tạo ra mơi trƣờng kinh
doanh bình đẳng. Pháp luật cạnh tranh đã tạo nên một khung pháp lý vững chắc để
bảo vệ sự bình đẳng trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp lớn và các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Điều này có nghĩa các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể mở
rộng hoạt động của mình mà khơng phải chịu sự “bắt nạt/ chèn ép” từ các doanh
nghiệp lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những hành vi cạnh tranh hợp pháp thì trên thực tế
ln tồn tại những hành vi cạnh tranh bất hợp pháp, ví dụ nhƣ: hành vi cạnh tranh

không lành mạnh, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, và
độc quyền. Cho nên, để có thể kiểm sốt đƣợc những hành vi bất hợp pháp cũng
nhƣ bảo vệ cấu trúc thị trƣờng cần có sự can thiệp của pháp luật. Ngƣợc lại, tự do
và bình đẳng cũng trở thành một cơng cụ để đánh giá tính hiệu quả của pháp luật
cạnh tranh, nhƣ tác giả Nguyễn Đức Minh đã từng nhận định rằng: “một đạo luật
hay một quy chế pháp lý về cạnh tranh sẽ không đạt được hiệu quả điều chỉnh nếu
việc xây dựng đó khơng đặt trong sự thống nhất với thể chế hóa quyền tự do và bình
đẳng trong kinh doanh”13.
Thứ hai, pháp luật cạnh tranh góp phần vào việc bảo vệ quyền lợi của ngƣời
tiêu dùng. Pháp luật đƣợc coi nhƣ là thƣớc đo để ngƣời tiêu dùng có thể phát hiện
những hành vi cạnh tranh bất hợp pháp, xâm phạm đến quyền lợi của khách hàng,
từ các chủ thể kinh doanh. Thực tế, trong nền kinh tế thị trƣờng, khách hàng đƣợc

11

Hồ Chí Minh (1995), Hồ Chí Minh tồn tập – Phần 4, NXB Chính trị quốc gia, tr. 56

12

Xem thêm Điều 51 Hiến pháp 2013

13

Nguyễn Đức Minh (2001), Một số vấn đề về pháp luật cạnh tranh trong bƣớc chuyển sang nền kinh tế thị
trƣờng ở nƣớc ta, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11/2002, tr. 32

9


xem là thƣợng đế nhƣng trong mối quan hệ với các chủ thể kinh doanh thì khách

hàng đơi khi cũng ở những vị trí bất lợi hơn. Chính vì thế mà ngƣời dân Việt Nam
có câu “người mua lầm chứ người bán khơng lầm”. Trong nhiều trƣờng hợp, chỉ vì
chạy theo mục tiêu lợi nhuận và lợi dụng sự thiếu hiểu biết của ngƣời tiêu dùng mà
các chủ thể kinh doanh đã cung cấp hàng hóa, dịch vụ kém chất lƣợng cho khách
hàng. Đồng thời, những hành vi, thủ đoạn cạnh tranh bất hợp pháp cũng trực tiếp
ảnh hƣởng đến quyền lựa chọn của ngƣời tiêu dùng. Ngƣời tiêu dùng sẽ khơng cịn
đƣợc lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ có chất lƣợng tốt nhất; do đó, việc đáp ứng
nhu cầu của họ sẽ bị hạn chế. Từ việc phát hiện những hành vi cạnh tranh bất hợp
pháp của các chủ thể kinh doanh, pháp luật cạnh tranh tạo điều kiện cho ngƣời tiêu
dùng có thể thực hiện đƣợc quyền lực tối cao của mình trong nền kinh tế thị trƣờng
thông qua các hành vi, cụ thể nhƣ: yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại hay khiếu nại, tố cáo
và khởi kiện khi quyền lợi của mình bị xâm phạm.14
1.1.2. Ngân hàng thương mại
1.1.2.1.

Khái niệm ngân hàng thương mại

Theo ghi nhận của các nhà nghiên cứu thì ngân hàng đầu tiên trên thế giới
đƣợc ra đời vào năm 1407 tại thành phố Genoa (Italia) trên cơ sở hợp nhất các nhà
kinh doanh tiền tệ thời bấy giờ15. Đến thế kỷ XVIII, khi mà hoạt động thƣơng mại
của ngƣời dân Châu Âu đƣợc mở rộng, phƣơng thức hàng đổi hàng khơng cịn phù
hợp những thì tiền tệ đóng vai trị lớn trong thƣơng mại. Đây cũng là thời điểm mà
các ngân hàng thực hiện hoạt động phát hành tiền khơng có sự kiểm soát, dẫn đến
việc đồng tiền mất giá và ảnh hƣởng đến những hoạt động kinh tế khác. Trƣớc yêu
cầu cần có sự kiểm sốt của Nhà nƣớc trong việc phát hành tiền, hệ thống ngân
hàng trên thế giới đã đƣợc phân chia thành hai cấp, một là các ngân hàng đƣợc phát
hành tiền và hai là các ngân hàng cịn lại khơng đƣợc phát hành tiền.
Ở Việt Nam, bƣớc chuyển mình từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ
thống ngân hàng hai cấp chính thức đƣợc thực hiện sau công cuộc Đổi mới (1987)
và cho đến hiện nay thì hệ thống ngân hàng hai cấp vẫn đƣợc tiếp tục duy trì. Dƣới

14

Xem thêm Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng 2010

15

Trƣờng đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2014), Giáo trình Luật ngân hàng, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội

luật gia Việt Nam, tr. 15

10


cơ chế thị trƣờng, hoạt động ngân hàng ngày càng đƣợc đẩy mạnh với nhiều hình
thức tổ chức tín dụng khác nhau cùng cạnh tranh và hợp tác; đó là: ngân hàng, tổ
chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mơ và quỹ tín dụng nhân dân16.
Trong các loại hình tổ chức tín dụng thì ngân hàng thƣơng mại ngày càng khẳng
định đƣợc vai trò quan trọng của mình trong hệ thống các tổ chức tín dụng nói riêng
và nền kinh tế nói chung. Theo quy định của pháp luật ngân hàng Việt Nam thì
“ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật nhằm
mục tiêu lợi nhuận”17. Nếu nhƣ đối tƣợng của các chủ thể kinh doanh khác trong
nền kinh tế là hàng hóa hay dịch vụ thông thƣờng (nhƣ: đồ điện tử, ô tô, xe máy,
dịch vụ chăm sóc sức khỏe) thì đối tƣợng kinh doanh chủ yếu mà các ngân hàng
thƣơng mại hƣớng đến đó chính là tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng.
Ngân hàng thƣơng mại là loại hình tổ chức tín dụng phổ biến, hoạt động có
phạm vi rộng so với các loại hình tổ chức tín dụng khác theo pháp luật Việt Nam.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà Việt Nam đến ngày 31 tháng 12 năm 2014, cả
nƣớc có 41 ngân hàng thƣơng mại, bao gồm: 01 Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc
(Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam), 37 Ngân hàng thƣơng

mại cổ phần và 03 ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài18. Mặc dù số lƣợng ngân hàng
thƣơng mại ở Việt Nam còn khá khiêm tốn so với các nƣớc trên thế giới nhƣng qua
số liệu thống kê trên, chúng ta có thể thẩy đƣợc một phần bức tranh về hệ thống
ngân hàng Việt Nam đang có sự thay đổi đáng kể để hội nhập với nền kinh tế thế
giới.
1.1.2.2.

Các hoạt động chính của ngân hàng thương mại

Xuất phát từ khái niệm thì có thể thấy ngân hàng thƣơng mại đƣợc thực hiện
tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 201019.
Đầu tiên, ngân hàng thƣơng mại đƣợc huy động vốn của tổ chức và cá nhân, thông
16

Khoản 1 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010

17

Khoản 2 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010

18

Thơng tin từ Website của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, www.sbv.gov.vn. Truy cập ngày 07 tháng 5
năm 2015
19

Điều 98 Luật Các tổ chức tín dụng 2010

11



qua (i) nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại
tiền gửi khác; và (ii) phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để
huy động vốn trong và ngồi nƣớc. Sau đó, ngân hàng thƣơng mại đƣợc quyền cấp
tín dụng cho khách hàng dƣới các hình thức khác nhau nhƣ: cho vay, chiết khấu, tái
chiết khấu công cụ chuyển nhƣợng và giấy tờ có giá khác; bảo lãnh ngân hàng; phát
hành thẻ tín dụng; và bao thanh tốn. Ngồi ra, liên quan đến nghiệp vụ thanh tốn,
ngân hàng thƣơng mại cũng đƣợc quyền (i) mở tài khoản thanh toán cho khách
hàng; (ii) cung ứng các phƣơng tiện thanh tốn và dịch vụ thanh tốn cho khách
hàng (ví dụ nhƣ: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thƣ tín dụng,
thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ). Với xu thế phát triển không ngừng của
khoa học kỹ thuật, các ngân hàng thƣơng mại đang ngày càng đa dạng hóa các hoạt
động kinh doanh của mình. Đó cũng chính là điều kiện để các ngân hàng trong nƣớc
cạnh tranh với nhau và cạnh tranh với các ngân hàng nƣớc ngoài trong thời kỳ kinh
tế hội nhập. Chính điều này đã góp phần tạo ra sự thuận lợi và hiệu quả cho dòng
vốn tiền tệ trong nền kinh tế thị trƣờng.
1.1.2.3.

Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường

Trong nền kinh tế thị trƣờng, ngân hàng đƣợc xem là một ngành huyết mạch
trong nền kinh tế của một quốc gia. Nền kinh tế chỉ có thể cất cánh, phát triển với
tốc độ cao nếu có một hệ thống ngân hàng vững mạnh. Ngƣợc lại, nếu có bất cứ sai
lầm nào trong hệ thống ngân hàng sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến sự suy thối kinh tế.
Chính vì vậy, ngân hàng thƣơng mại nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung có
ảnh hƣởng rất lớn đối với nền kinh tế thị trƣờng.
Thứ nhất, ngân hàng thƣơng mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế, là cầu
nối giữa các doanh nghiệp với thị trƣờng. Với những hoạt động cơ bản của mình,
đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng thì ngân hàng thƣơng mại chính là nơi có thể đáp
ứng đƣợc các yêu cầu về vốn cho các chủ thể kinh doanh. Ngân hàng thƣơng mại sẽ

tiến hành khai thông nguồn vốn nhàn rỗi của cá nhân, tổ chức trong xã hội và hình
thành nên nguồn vốn cho vay. Sau khi đƣợc cấp tín dụng, các chủ thể kinh doanh có
cơ hội để phát huy hết tiềm năng của mình, nhƣ mở rộng phạm vi hoạt động kinh
doanh của mình, đầu tƣ khoa học cơng nghệ, máy móc, thiết bị và nhà xƣởng.
Thơng qua đó, các chủ thể kinh doanh sẽ cho ra đời nhiều sản phẩm, dịch vụ có chất
lƣợng tốt hơn, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng. Nói cách
12


khác, ngân hàng thƣơng mại đóng vai trị là cầu nối giữa các chủ thể kinh doanh và
thị trƣờng xích lại gần nhau.
Thứ hai, ngân hàng thƣơng mại là công cụ để Nhà nƣớc điều tiết vĩ mô nền
kinh tế. Cụ thể, với chức năng là cơ quan quản lý nhà nƣớc và là ngân hàng Trung
ƣơng, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện chính sách tiền tệ
quốc gia bằng các công cụ nhƣ tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc
và nghiệp vụ thị trƣờng mở. Ngân hàng Nhà nƣớc sử dụng các công cụ này để điều
tiết hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trƣờng thông qua định chế tài chính
trung gian đó chính là các tổ chức tín dụng, trong đó có ngân hàng thƣơng mại.
Trong khi đó, các ngân hàng thƣơng mại nói riêng và hệ thống tổ chức tín dụng nói
chung sẽ tiến hành các giao dịch với các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế. Nhƣ
vậy, thông qua các giao dịch này, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam có cơ sở dữ liệu
để tổng hợp, dự liệu và đánh giá đƣợc tình hình hoạt động tài chính và tiền tệ của
các chủ thể trong nền kinh tế. Từ đó, Ngân hàng Nhà nƣớc sẽ có hoạch định chính
sách tiền tệ phù hợp với từng thời kỳ để đảm bảo thúc đẩy nền kinh tế tăng trƣởng
và phát triển.
1.1.3. Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán tại ngân hàng thương mại
1.1.3.1.

Khái niệm


Bên cạnh những hoạt động ngân hàng truyền thống của ngân hàng thƣơng
mại là nhận tiền gửi và cấp tín dụng thì hoạt động cung ứng dịch vụ thanh tốn qua
tài khoản cũng là một trong những hoạt động chủ lực và ngày càng có vai trị quan
trọng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng hiện nay. Chính vì vậy, việc
định hƣớng về mở rộng hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản đƣợc
nhận định là chiến lƣợc mang lại nhiều triển vọng lớn cho hệ thống ngân hàng
thƣơng mại tại Việt Nam.
Theo cách hiểu thông thƣờng thì thanh tốn là “việc chi trả bằng tiền giữa
các bên trong những quan hệ kinh tế nhất định”20. Theo khái niệm này, thanh toán
đƣợc thực hiện bằng tiền giữa các chủ thể với nhau khi thiết lập một quan hệ kinh tế
nào đó. Hoạt động thanh tốn trong nền kinh tế sẽ bao gồm thanh toán bằng tiền
mặt và thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Thanh tốn bằng tiền mặt là việc tổ chức,
20

Viện ngôn ngữ (2006), tlđd (2), tr. 914

13


cá nhân sử dụng tiền mặt để trực tiếp chi trả hoặc thực hiện nghĩa vụ trả tiền khác
trong các giao dịch thanh toán21. Nhƣ vậy, việc thanh toán bằng tiền mặt đƣợc các
chủ thể trực tiếp thực hiện bằng tiền mặt (gồm: tiền giấy, tiền kim loại) do Ngân
hàng Nhà nƣớc phát hành mà khơng có sự tham gia của các tổ chức trung gian
thanh toán.
Bên cạnh hoạt động thanh tốn bằng tiền mặt, thì hoạt động thanh tốn
khơng dùng tiền mặt ngày càng đƣợc nhiều chủ thể trong xã hội thực hiện và có
những đóng góp nhất định cho sự phát triển nền kinh tế. Vì vậy, thanh tốn khơng
dùng tiền mặt trở thành một dịch vụ cung ứng mà các ngân hàng thƣơng mại cung
cấp cho khách hàng của mình. Theo quy định của pháp luật thì dịch vụ cung ứng
dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt (sau đây gọi là dịch vụ thanh toán) bao gồm

dịch vụ thanh toán qua tài khoản và một số dịch vụ thanh tốn khơng qua tài khoản
của khách hàng22. Bằng cách liệt kê, pháp luật đƣa ra những hình thức của dịch vụ
thanh tốn khơng dùng tiền mặt nhằm thực hiện nghĩa vụ trả tiền hoặc chuyển tiền
của ngƣời có nghĩa vụ cho ngƣời thụ hƣởng, thơng qua tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán.
Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phƣơng tiện
thanh toán thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy
nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thƣ tín dụng và các dịch vụ thanh tốn khác cho khách
hàng thơng qua tài khoản của khách hàng. Có thể thấy rằng, cung ứng dịch vụ thanh
toán của các ngân hàng thƣơng mại là việc các ngân hàng thƣơng mại thỏa thuận
với ngƣời sử dụng dịch vụ thanh toán trong việc thiết lập các quan hệ mở tài khoản
thanh toán, cung ứng các phƣơng tiện thanh toán, thực hiện thanh toán trong nƣớc
và quốc tế, thu hộ, chi hộ, tham gia hệ thống thanh toán và các hoạt động thanh toán
và các hoạt động khác do Ngân hàng Nhà nƣớc quy định nhằm thỏa mãn các nhu
cầu thanh toán của khách hàng. Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh tốn đang dần
chiếm vị trí lớn trong khối lƣợng thanh tốn của nền kinh tế tồn cầu nói chung và ở
Việt Nam nói riêng bằng việc thay đổi liên tục chủ sở hữu của các đồng tiền từ tài
khoản này sang tài khoản khác với sự trợ giúp của các ngân hàng thƣơng mại. Điều
này đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau đây.
21

Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 222/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2013 về thanh toán
bằng tiền mặt
22
Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2012 về thanh tốn
khơng dùng tiền mặt

14



Bảng 1
So sánh số lượng giao dịch thanh toán nội địa theo các phương tiện thanh tốn
khơng dùng tiền mặt (Phát sinh trong quý IV/2013 và quý IV/2014) tại Việt Nam
Nguồn: Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam23
Phƣơng tiện

Số lƣợng giao dịch (món)

Gía trị giao dịch (tỷ đồng)

thanh toán
Qúy IV/2013

Qúy IV/2014

Qúy IV/2013

Qúy IV/2014

Thẻ ngân hàng

7.427.228

10.014.933

32.217

45.174

Séc


152.811

186.874

19.602

19.179

Lệnh chi

58.687.645

57.272.669

10.452.306

12.341.100

Nhờ thu

419.051

384.511

218.571

321.940

25.240.002


26.023.187

2.878.840

1.669.210

Phƣơng tiện
thanh tốn
khác24

Qua các bảng số liệu, có thể thấy rằng, số lƣợng giao dịch cũng nhƣ giá trị
giao dịch qua các thiết bị ATM, POS/EFTPOS/EDC cũng nhƣ số lƣợng giao dịch
thanh toán nội địa theo các phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng
tăng.
1.1.3.2.
Bản chất của hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán tại ngân hàng
thương mại
So với các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống nhƣ nhận tiền gửi và cấp tín
dụng thì hoạt động cung ứng dịch vụ thanh tốn có những đặc điểm khác biệt nhất
định. Đầu tiên, hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán tại các ngân hàng thƣơng
mại mà cụ thể là hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt khơng có sự hiện diện

23

Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, www.sbv.gov.vn. truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2015

24

Phương tiện thanh toán khác gồm: Hối phiếu, Lệnh phiếu, Thư tín dụng nội địa, SMS Banking, Mobile

Banking, Phone Banking, Internet Banking, Giấy chuyển khoản từ tài khoản vãng lai CA-Current Account,...

15


của tiền mặt. Tiền mặt là “tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát
hành”25. Tiền mặt cũng chính là đối tƣợng trực tiếp của các hoạt động nhận tiền gửi,
cấp tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại. Cịn đối với thanh tốn khơng dùng
tiền mặt về bản chất chính là một hình thức vận động khác của tiền tệ trong đó đồng
tiền xuất hiện dƣới dạng cơng cụ kế tốn, và cũng là cơng cụ để chuyển hóa hình
thức giá trị của hàng hóa và dịch vụ. Chính vì vậy mà sự vận động của tiền tệ độc
lập với sự vận động của hàng hóa về không gian lẫn thời gian và kết quả của sự vận
động đó là có sự biến động trong tài khoản của khách hàng mở tại các tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán. Các phƣơng thức thanh toán chủ yếu để thanh tốn khơng
dùng tiền mặt đó là séc, thƣ tín dụng, và thẻ thanh tốn.
Thứ hai, thanh tốn khơng dùng tiền mặt đƣợc thực hiện thông qua trung
gian thanh toán. Trung gian thanh toán ở đây là những tổ chức tín dụng đƣợc thực
hiện hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán theo sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà
nƣớc, trong đó có ngân hàng thƣơng mại. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì
tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn khơng bằng tiền mặt gồm: “Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, quỹ tín dụng nhân
dân, tổ chức tài chính vĩ mô và một số tổ chức khác”26. Nhƣ vậy, phạm vi về chủ thể
đƣợc phép thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán là hẹp hơn so với các
chủ thể thực hiện các hoạt động ngân hàng truyền thống; bởi lẽ, hoạt động cung ứng
dịch vụ thanh tốn địi hỏi trình độ cơng nghệ - kỹ thuật cao, nguồn vốn lớn và
phƣơng thức hoạt động chuyên nghiệp.
Thứ ba, để thực hiện hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt thì ngƣời sử
dụng dịch vụ phải có tài khoản tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Việc
mở tài khoản thanh toán này phải đáp ứng đƣợc các điều kiện cụ thể, nhƣ: độ tuổi,
năng lực hành vi dân sự, các quy định về trình tự, thủ tục cũng nhƣ trong việc sử

dụng tài khoản thanh tốn theo quy định tại Thơng tƣ 23/2014/TT-NHNN ngày 19
tháng 8 năm 2014 hƣớng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức

25

Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 222/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2013 về thanh toán
bằng tiền mặt
26

Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2012 về thanh tốn
khơng dùng tiền mặt

16


cung ứng dịch vụ thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ban
hành.
Cuối cùng, thanh tốn khơng dùng tiền mặt đƣợc thực hiện với sự hỗ trợ của
các chứng từ thanh toán. “Chứng từ thanh toán là một loại chứng từ kế toán ngân
hàng dùng làm căn cứ để thực hiện dịch vụ thanh toán”.27 Chứng từ thanh tốn có
thể dƣới dạng giấy hoặc chứng từ điện tử. Pháp luật quy định khá đầy đủ về các
điều kiện, nhƣ: chứng từ sử dụng trong thanh toán phải đƣợc lập, ký, kiểm soát,
luân chuyển, quản lý, sử dụng và bảo quản theo đúng quy định về chế độ chứng từ
kế toán ngân hàng và phù hợp với quy định của pháp luật tại Điều 4 Thông tƣ số
46/2014/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2014 về hƣớng dẫn về dịch vụ thanh
tốn khơng dùng tiền mặt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ban hành.
Và việc tuân thủ những quy định về hình thức và nội dung của chứng từ thanh tốn
có vai trị quan trọng. Đứng về khía cạnh pháp lý thì chứng từ thanh tốn là một
trong những cơ sở phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia thanh toán và
là bằng chứng quan trọng khi giải quyết tranh chấp phát sinh tại Tòa án hoặc các cơ

quan tài phán khác.
Với những đặc điểm trên thì có thể thấy hoạt động cung ứng dịch cụ thanh
tốn tại các tổ chức tín dụng nói chung và tại ngân hàng thƣơng mại nói riêng có
những đặc thù riêng so với các hoạt động ngân hàng khác. Điều này cũng tạo ra sự
đa dạng trong hoạt động ngân hàng và ngày càng đáp ứng đƣợc những điều kiện
phát triển của kinh tế - xã hội trong thời kỳ hội nhập.
1.1.3.3.
Vai trò của hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng
thương mại
Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán tại ngân hàng thƣơng mại có những
vai trị nhất định. Thứ nhất, đối với nền kinh tế - xã hội, hoạt động cung ứng dịch vụ
thanh tốn làm giảm lƣợng tiền mặt lƣu thơng trên thực tế, giảm đƣợc chi phí in ấn,
sản xuất, thu hồi và thay thế tiền hỏng. Ngoài ra, đây cũng là một công cụ hiệu quả
để Nhà nƣớc quản lý đƣợc sự vận động của nền kinh tế, hạn chế đƣợc những giao
dịch ngầm, rửa tiền, hay những hành vi trốn thuế, tham nhũng. Vì việc sử dụng

27

Khoản 1 Điều 3 Thông tƣ 46/2014/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2014 về hƣớng dẫn về dịch vụ thanh
tốn khơng dùng tiền mặt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ban hành

17


thanh tốn khơng dùng tiền mặt đƣợc sự hỗ trợ của chứng từ thanh toán nên tài sản
và thu nhập của các cá nhân, tổ chức có sự rõ ràng, minh bạch.
Thứ hai, đối với các ngân hàng thƣơng mại thì hoạt động cung ứng dịch vụ
thanh tốn đƣợc xem là cánh tay nối dài của các ngân hàng thƣơng mại. Các ngân
hàng có thể dùng số tiền trong tài khoản của khách hàng để phục vụ hoạt động kinh
doanh của mình (ví dụ nhƣ hoạt động cấp tín dụng), tăng tốc độ quay vòng của vốn

tiền tệ. Đồng thời, hoạt động này là cầu nối giúp ngân hàng tạo mối quan hệ với các
ngân hàng khác, nâng cao vị thế, uy tín đối với khách hàng cũng nhƣ đối tác. Cụ
thể, việc thanh toán liên ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển và mở rộng
việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt, khuyến khích cá nhân, tổ chức mở tài khoản
tại ngân hàng của mình, ổn định và mở rộng khách hàng.
Cuối cùng, đối với khách hàng – những ngƣời sử dụng dịch vụ thanh toán
qua tài khoản, đƣợc hƣởng những lợi ích nhất định từ dịch vụ này. Việc sử dụng
dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt sẽ đảm bảo sự an tâm ở khách hàng. Một
trong những hạn chế của việc thanh toán bằng tiền mặt đó chính là sự rủi ro nhƣ tiền
giả, cƣớp giật hay trộm cắp trong quá trình vận chuyển, lƣu giữ và tốn chi phí trong
việc kiểm, đếm, bảo quản thì hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt đã giải
quyết đƣợc những hạn chế này. Chính vì thế, ngày nay, số lƣợng ngƣời dân chuyển
qua sử dụng loại hình thanh tốn khơng dùng tiền mặt càng tăng. Điều này đƣợc thể
hiện thông qua số lƣợng thẻ ngân hàng đƣợc phát hành theo thống kê của Ngân
hàng Nhà nƣớc cuối Qúy I/2014 là 68.55 triệu thẻ và đến Qúy I/2015 thì số lƣợng
thẻ ngân hàng đã tăng lên 86.21 triệu thẻ28.
Với những vai trị nhƣ vậy thì định hƣớng phát triển dịch vụ ngân hàng - đặc
biệt là hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán đƣợc xem là hƣớng đi bền vững cho
các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Để ngày càng mở rộng dịch vụ thanh tốn
khơng dùng tiền mặt nói riêng và thƣơng mại điện tử nói chung thì Thủ tƣớng
Chính phủ đã ban hành ra Quyết định số 1073/QĐ -TTg của Thủ tƣớng Chính phủ
ngày 12 tháng 7 năm 2010 về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thƣơng
mại điện tử giai đoạn 2011-2015 trong đó nêu rõ: “70% các siêu thị, trung tâm mua
sắm và cơ sở phân phối hiện đại cho phép người tiêu dùng thanh tốn khơng dùng

28

Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, www.sbv.gov.vn, truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2015

18



tiền mặt khi mua hàng; 50% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và
truyền thông chấp nhận thanh tốn phí dịch vụ của các hộ gia đình qua phương tiện
điện tử”29. Bên cạnh đó, Thủ tƣớng Chính phủ cịn ban hành Quyết định số
2453/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 27 thàng 12 năm 2011 về việc phê
duyệt đề án đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 20112015 với mục tiêu: “đa dạng hóa dịch vụ thanh tốn, phát triển cơ sở hạ tầng thanh
tốn, đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thanh toán điện tử, chú trọng phát triển thanh
toán không dùng tiền mặt trong khu vực nông thôn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu
thanh toán của nền kinh tế, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, tạo sự
chuyển biến mạnh, rõ rệt về tập quán thanh tốn trong xã hội, góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý nhà nước”30. Với
những mục tiêu cụ thể nhƣ: “(i) đến cuối năm 2015, tỷ lệ tiền mặt trong tổng
phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 11%; và (ii) Đến cuối năm 2015, tăng
mạnh số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh toán, nâng tỷ lệ người dân có
tài khoản tại ngân hàng lên mức 35 - 40% dân số”31. Nhƣ vậy, Nhà nƣớc đã thực sự
quan tâm đến hoạt động cung ứng dịch vụ thanh tốn qua tài khoản bằng việc tạo ra
khn khổ pháp lý cụ thể đây là “một trong ba trụ cột chức năng quản lý của Ngân
hàng trung ương hiện đại (bên cạnh hai trụ cột chính là chính sách tiền tệ và công
tác thanh tra giám sát)”32 để quy định cụ thể phƣơng hƣớng, chiến lƣợc nhằm đẩy
mạnh việc sử dụng các phƣơng tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

29

Mục II.3.a,b Quyết định số 1073/QQD-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 12 tháng 7 năm 2010 về việc
phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thƣơng mại điện tử giai đoạn 2011-2015
30

Mục I.1 Quyết định số 2453/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 27 thàng 12 năm 2011 về việc phê
duyệt đề án đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015

31

Mục I.2.a,b Quyết định số 2453/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 27 thàng 12 năm 2011 về việc
phê duyệt đề án đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015
32

Dƣơng Hồng Phƣơng (2013), “Từng bƣớc hồn thiện khn khổ pháp lý cho quản lý hoạt động thanh toán
qua ngân hàng, Tạp chí ngân hàng, số 2+3/2013, tr. 63

19


×