Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Những quy định tiến bộ của pháp luật hôn nhân và gia đình thời kỳ lê sơ (thế kỷ xv)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (993.82 KB, 88 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH
------------***------------

LƢƠNG THỊ VÂN ANH
MSSV: 0955040140

NHỮNG QUY ĐỊNH TIẾN BỘ CỦA PHÁP LUẬT
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH THỜI KỲ LÊ SƠ (THẾ KỶ XV)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Niên khóa: 2009 - 2013

Người hướng dẫn:
Th.S PHAN TRỌNG HÒA

[Type text]

TP.HCM – Năm 2013

Page 1


LỜI CẢM ƠN
Đây là cơng trình nghiên cứu lớn đầu tiên của tác giả, để hoàn thành, ngoài sự cố
gắng của bản thân, tác giả đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của
rất nhiều thầy cơ, bạn bè, gia đình. Qua đây, tác giả xin gửi lời cảm ơn s âu sắc tới:
 Ban giám hiệu, các thầy cơ Khoa Luật Hành chính Trường Đại học Luật
TP.HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong q trình học tập và
hồn thành khóa luận.
 Thạc sĩ Phan Trọng Hòa – Người thầy đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tác


giả trong quá trình viết khóa luận.
 Các thầy, cơ Trường Đại học Luật TP.HCM đã truyền thụ kiến thức cho em
trong suốt 4 năm học vừa qua.
 Thư viện Trường Đại học Luật TP.HCM – Nơi cung cấp cho tác giả những tài
liệu tham khảo quan trọng để thực hiện khóa luận.
 Gia đình, bạn bè – những người đã ln bên c ạnh giúp đỡ và ủng hộ tác giả
trong quá trình hồn thành khóa luận.
Một lần nữa, tác giả xin chân thành cảm ơn.

Trang 2


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH CỦA NHÀ NƢỚC
PHONG KIẾN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN ĐỘC LẬP TỰ CHỦ .............................9
1.1. Quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình giai đoạn Ngơ – Đinh – Tiền
Lê….. ........................................................................................................................... 100
1.1.1.

Lược sử các triều đại ............................................................................... 100

1.1.2.

Quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình .................................................12

1.2. Quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình giai đoạn Lý – Trần – Hồ ....15
1.2.1.


Lược sử các triều đại ..................................................................................15

1.2.2.

Quan hệ pháp luật hơn nhân gia đình ......................................................16

1.3. Quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình giai đoạn Hậu Lê - Mạc - Tây
Sơn…. .............................................................................................................................20
1.3.1.

Lược sử triều đại..........................................................................................20

1.3.2.

Quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình .................................................23

1.4. Quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình Triều Nguyễn giai đoạn từ
đầu thế kỷ XIX đến khi Pháp xâm lƣợc nƣớc ta (1858) .....................................26
1.4.1.

Lược sử triều đại..........................................................................................26

1.4.2.

Quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình .................................................28
CHƢƠNG 2

QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH THỜI LÊ SƠ
(TKXV) – NHỮNG QUY ĐỊNH TIẾN BỘ VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CẦN KẾ
THỪA, PHÁT HUY ........................................................................................................33

2.1. Quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình thời kỳ Lê sơ (TK XV) - Một
số vấn đề liên quan ......................................................................................................33

Trang 3


2.1.1.

Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển, tiến bộ của

pháp luật nói chung và quan hệ pháp luật hơn nhân gia đình nói riêng thời kỳ
Lê sơ (TK XV) .............................................................................................................33
2.1.2.

Bộ luật Hồng Đức – thành tựu rực rỡ của nền lập pháp thời Lê sơ (TK

XV)……. .......................................................................................................................46
2.2. Những quy định tiến bộ của quan hệ pháp luật Hơn nhân và gia đình
thời kỳ Lê sơ (TK XV) ................................................................................................48
2.2.1.

Quy định về quan hệ hôn nhân ..................................................................49

2.2.2.

Quy định về quan hệ gia đình ....................................................................57

2.3. Sự kế thừa và phát huy những giá trị tiến bộ của pháp luật hơn nhân
và gia đình thời kỳ Lê sơ (TK XV) trong giai đoạn hiện nay ............................73
KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử dân tộc ta, có thể nói thời Lê sơ là một thời kỳ xán lạn, vĩ đại và
hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam. Từ một đất nước phải chịu ách đơ hộ
của triều đình Trung Quốc trong suốt hơn 1000 năm, đến thời kỳ Lê sơ Đại Việt đã
trở thành quốc gia có uy thế trong khu vực Đơng Nam Á. Dưới sự trị vì của các vua
nhà Lê, nước Đại Việt giai đoạn này phát triển về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, xã
hội, giáo dục thi cử, quân sự…và đặc biệt là lĩnh vực lập pháp.
Pháp luật nói chung và Bộ luật Hồng Đức ra đời trong thời kỳ Lê sơ nói riêng
có thể xem là một thành tựu to lớn của lịch sử văn hóa văn minh ở Việt Nam và cả
ở toàn châu Á thời trung đại. Tồn tại trong Bộ luật Hồng Đức – bộ luật tổng hợp và
chính thống của triều Lê là rất nhiều điểm đặc sắc khiến ta đi từ kinh ngạc đến thán
phục. Một trong số đó là những quy định về lĩnh vực hơn nhân và gia đình.
Trong cơng cuộc xây dựng và hồn thiện luật hơn nhân và gia đình cũng như
pháp luật Việt Nam hiện đại, việc nghiên cứu một cách nghiêm túc và có hệ thống
nền pháp luật được đánh giá là có sự phát triển vượt bậc thời Lê sơ là q trình
khơng thể thiếu nhằm có thể nhìn thấy những kinh nghiệm, thành công cũng như
thất bại của tiền nhân từ đó đúc kết, kế thừa, tiếp thu những nhân tố tích cực, tiến bộ
vào giai đoạn mới. Xuất phát từ sự cần thiết về mặt khoa học cũng như đáp ứng tính
thời sự khi dự thảo Luật hơn nhân và gia đình mới đang được xem xét thơng qua,
tác giả chọn đề tài: “Những quy định tiến bộ của pháp luật hơn nhân và gia đình
thời kỳ Lê sơ thế kỷ XV” để làm khóa luận tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Luật
học của mình.
Nghiên cứu về quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình thời Lê sơ, trước đây đã
từng có nhiều cơng trình cũng như bài viết của nhiều tác giả như: Insun Yu, Luật và

xã hội việt Nam thế kỷ XVII – XVIII, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005; Vũ Văn
Mẫu, Cổ luật Việt Nam lược khảo, Quyển thứ nhất, Sài Gòn 1970; Lê Thị Sơn,
Quốc triều hình luật – Lịch sử hình thành nội dung và giá trị, NXB Khoa học xã

Trang 5


hội, Hà Nội, 2004… Tuy nhiên, ở các cơng trình này, quan hệ pháp luật hơn nhân
và gia đình khơng phải là đối tượng nghiên cứu chính, khơng được phân tích thành
một chun đề; thêm vào đó các tác giả cũng chưa đi sâu vào việc nhận diện để kế
thừa những nhân tố tiến bộ nhằm góp phần xây dựng, hồn thiện Luật hơn nhân và
gia đình hiện đại.
Ngồi ra, quan hệ pháp luật này cịn được nghiên cứu thơng qua các đề tài
khóa luận tốt nghiệp đã được bảo vệ cấp bằng tốt nghiệp cử nhân luật tại trường Đại
học Luật TP. HCM như: “Những điểm đặc sắc trong pháp luật hơn nhân gia đình
nhà Lê thế kỷ XV”, Khóa luận tốt nghiệp năm 2007, tác giả Nguyễn Thị Thoan;
“Quyền phụ nữ trong pháp luật hơn nhân gia đình thời Lê thế kỷ XV”, Khóa luận
tốt nghiệp năm 2010, tác giả Trần Thế Khanh. Nhưng ở các cơng trình này quan hệ
pháp luật hơn nhân gia đình chỉ được khai thác chung, bao quát (Đề tài của tác giả
Nguyễn Thị Thoan) hoặc chỉ được nghiên cứu một vấn đề nhỏ về quyền của người
phụ nữ (Đề tài vủa tác giả Trần Thế Khanh).
Như vậy, tuy có nhiều cơng trình, tác phẩm nghiên cứu về quan hệ pháp luật
hôn nhân thời Lê sơ, nhưng thực sự chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách có
hệ thống, nhận diện đầy đủ những yếu tố lịch sử - pháp lý về: “Những quy định tiến
bộ của pháp luật hôn nhân và gia đình thời kỳ Lê sơ thế kỷ XV ”.
2. Phạm vi, đối tƣợng và mục đích nghiên cứu đề tài
 Đối tượng nghiên cứu
Thơng qua việc phân tích những điều kiện tạo nên sự phát triển của nền lập
pháp triều Lê, đề tài tập trung nghiên cứu, chỉ ra những điểm tiến bộ, đặc sắc của
quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình thời kỳ Lê sơ thế kỷ XV.

 Phạm vi nghiên cứu đề tài
- Với phạm vi giới hạn của khóa luận tốt nghiệp, đề tài khơng đi vào phân tích
tất cả những quy định của pháp luật hơn nhân và gia đình thời Lê sơ mà chỉ
tập trung nhận diện, tìm hiểu những giá trị tiến bộ và những giá trị cần phải
kế thừa của những quy định Hơn nhân và gia đình thời kỳ này.

Trang 6


- Để nghiên cứu vấn đề trên, đề tài dựa vào các văn bản pháp luật được ban
hành dưới thời Lê sơ nhưng tập trung chủ yếu nghiên cứu các quy định
trong Bộ Quốc triều hình luật – bộ luật tổng hợp, chính thống và là thành
tựu lập pháp có giá trị lớn nhất của thời kỳ này.
 Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài làm sáng tỏ những điểm đặc sắc, tiến bộ vượt bậc của quan hệ pháp luật
hơn nhân và gia đình thời Lê sơ thế kỷ XV trong nền lập pháp phong kiến Việt
Nam. Đồng thời qua đó so sánh, đối chiếu với pháp luật hơn nhân và gia đình hiện
đại nhằm khẳng định những giá trị vượt thời gian của quan hệ pháp luật này thời Lê
sơ; cũng như cho thấy sự kế thừa, phát huy những nhân tố tích cực trong pháp luật
hơn nhân gia đình thời Lê sơ vào giai đoạn hiện nay.
3. Ý nghĩa của đề tài
Qua nghiên cứu về quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình thời Lê sơ thế kỷ
XV – thời kỳ hoàng kim với sự phát triển toàn diện về mọi mặt trong lịch sử phong
kiến Việt Nam, đề tài mong muốn góp một phần cơng sức trong cơng cuộc tìm hiểu
và khám phá những giá trị tốt đẹp, tiến bộ của ơng cha từ đó học hỏi, rút ra kinh
nghiệm nhằm kế thừa và hoàn thiện hệ thống pháp luật về hôn nhân và gia đình nói
riêng hay rộng hơn là nền lập pháp Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng những phương pháp nghiên
cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp

phân tích, so sánh, logic học, phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phương pháp lịch
sử… Trong đó, phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử là chủ đạo.
5. Cơ cấu của đề tài
Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận, đề tài gồm 2 chương:

Trang 7


Chương 1: Tổng quan về pháp luật Hôn nhân - Gia đình của Nhà nước
phong kiến Việt Nam giai đoạn độc lập tự chủ
Chương 2: Quan hệ pháp luật về hơn nhân và gia đình thời kỳ Lê sơ (TK
XV) - Những quy định tiến bộ và những giá trị cần kế thừa, phát huy

Trang 8


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH CỦA NHÀ NƢỚC
PHONG KIẾN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN ĐỘC LẬP TỰ CHỦ

Năm 938, sau khi Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng hiển hách đánh đổ
ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc, đất nước ta bước vào giai đoạn độc lập tự
chủ. Đây là giai đoạn có ý nghĩa rất lớn đối với lịch sử dân tộc . Sau hơn 1000 năm
Bắc thuộc nước Việt ta mới lại tồn tại như một chính thể độc lập, có chủ quyền tồn
vẹn. Đó cũng là kỷ ngun của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ
nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ củ a các nhà Lý,
Trần, Lê… Trong suốt giai đoạn này cho đến trước khi nước ta trở thành thuộc địa
của Pháp, quốc gia Đại Việt đã trải qua 10 triều (Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ,
Hậu Lê, Mạc, Tây Sơn, Nguyễn) với hơn 60 đời vua.

Ngay từ những buổi đầu độc lập, ngoài việc ra sức củng cố, xây dựng chế độ
quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, phát triển kinh tế, chính trị, xã
hội…chính quyền phong kiến quốc gia Đại Việt cũng rất quan tâm đến việc xây
dựng pháp luật để quản lý đất nước. Bên cạnh nguồn tập quán pháp chủ yếu bao
gồm lệ làng và các tập quán chính trị, nguồn luật thành văn cũng dần dần được chú
trọng hơn. Sử sách cổ không cho biết cụ thể luật thành văn ra đời từ khi nào nhưng
theo đó từ thời nhà Lý hoạt động lập pháp của nhà nước bắt đầu phát triển với sự
ban hành bộ Hình thư và hàng loạt các lệnh của vua. Cùng với quá trình phát triển
của giai đoạn độc lập tự chủ, việc xây dựng pháp luật ngày càng được nhà nước Đại
Việt tăng cường, pháp luật thành văn dần trở thành nguồn luật chủ yếu. Ngoài số
lượng phong phú và đa dạng các văn bản đơn hành như lệnh, chiếu, chỉ, dụ, sắc,
chế, cáo…và các tập hội điển, các triều đại phong kiến Đại Việt đã xây dựng được 5
bộ luật bao gồm: bộ Hình thư đời Lý, bộ Hình thư đời Trần, bộ Quốc triều hình luật
đời Hậu Lê, bộ Quốc triều khám tụng điều lệ đời Hậu Lê, bộ Hoàng Việt luật lệ đời
Nguyễn.

Trang 9


Pháp luật phong kiến nói chung khơng có sự phân chia các ngành, chế định
luật cụ thể, cũng như không có khả năng bao quát, điều chỉnh tất cả các quan hệ xã
hội cần sự điều chỉnh của pháp luật, nguyên nhân xuất phát từ nhận thức pháp lý và
kỹ thuật lập pháp còn hạn chế của thời đại bấy giờ. Nhưng các bộ luật trong giai
đoạn độc lập tự chủ cũng đã có phạm vi điều chỉnh khá rộng, đa dạng tới những
quan hệ quan trọng, phổ biến của đời sống xã hội; trong đó, quan hệ về hơn nhân
gia đình là lĩnh vực khơng thể thiếu và đã được pháp luật thời kỳ này giành khơng ít
sự quan tâm điều chỉnh.
Vậy, pháp luật hơn nhân và gia đình thời kỳ Đại Việt được quy định như thế
nào, có những đặc trưng gì nổi bật, đạt được những thành tựu, tiến bộ gì?
Để có cái nhìn tổng quan và trả lời cho những câu hỏi được đặt ra, ta sẽ đi tìm

hiểu thơng qua bốn giai đoạn lịch sử với các triều đại:
- Ngô – Đinh – Tiền Lê (Thế kỷ X)
- Lý – Trần – Hồ (Thế kỷ XI – Đầu thế kỷ XV)
- Hậu Lê – Mạc – Tây Sơn (Đầu thế kỷ XV – Thế kỷ XVIII)
- Nhà Nguyễn (Thế kỷ XIX).
Sự phân chia thời kỳ Đại Việt độc lập tự chủ thành bốn giai đoạn như trên xuất
phát từ việc: quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình ở các triều đại trong cùng một
giai đoạn có những đặc điểm chung, tương tự nhau. Sự phân chia và gộp các triều
đại có nét tương đồng về quy định pháp luật hôn nhân và gia đình thành một giai
đoạn sẽ giúp cho quá trình tìm hiểu, phân tích quan hệ pháp luật này được dễ dàng
hơn, cũng như có thể giúp đưa ra những đánh giá chính xác cho sự phát triển của
quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình qua từng giai đoạn của lịch sử phong kiến
Việt Nam.
1.1. Quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình giai đoạn Ngơ – Đinh – Tiền Lê
1.1.1. Lược sử các triều đại
Triều Ngô (939 – 965)

Trang 10


Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng vương và lập nên triều Ngơ,
đóng đơ ở Cổ Loa – vốn là kinh đô cũ của Âu Lạc. Với sự kiện lịch sử này, đất
nước ta thực sự đã khôi phục nền độc lập và chủ quyền quốc gia, chấm dứt 10 thế
kỷ Bắc thuộc. Bình luận về sự kiện, trong Đại Việt sử ký toàn thư, sử thần Lê Văn
Hưu viết: “Tuy chỉ xưng vương chưa lên ngơi hồng đế và đổi niên hiệu mà chính
thống của nước Việt ta ngõ hầu đã nối lại được”. Tài năng và uy tín cá nhân đã
giúp Ngơ Quyền duy trì được một chính quyền tập trung chun chế, mặc dù lúc đó
vẫn tồn tại trong nước nhiều thế lực của các hào trưởng địa phương, có xu hướng
cát cứ. Đáng tiếc, thời gian tại ngôi của Ngô Quyền quá ngắn ngủi, chỉ được sáu
năm (939 – 944). Ngô Quyền mất, các con của Ngô Quyề n (Ngô Xương Ngập, Ngô

Xương Văn) không đủ uy tín và sức mạnh để duy trì chính quyền quân chủ tập
trung. Dương Tam Kha (em vợ Ngô Quyền) âm mưu cướp ngôi. Các thổ hào, lãnh
chúa nổi lên khắp nơi, cát cứ chống lại chính quyền trung ương. Sau khi Xương
Ngập mất năm 954 và Xương Vương bị tử trận năm 965, triều Ngơ thực tế khơng
cịn tồn tại, đất nước rơi vào thế hỗn loạn của nhiều tướng lĩnh chiếm cứ các vùng
địa phương, đánh lẫn nhau. Sử cũ gọi là “Loạn 12 sứ quân”. Như vậy, triều Ngô bắt
đầu từ năm 939, kết thúc năm 965, kéo dài 26 năm.
Triều Đinh (968 – 980)
Sáng lập triều Đinh là Đinh Bộ Lĩnh, người động Hoa Lư (Ninh Bình). Đinh
Bộ Lĩnh vốn là thuộc tướng của sứ quân Trần Lãm (tức Trần Minh Công – một
trong 12 sứ quân, chiếm cứ vùng Bố Hải Khẩu). Sau khi Mi nh Công qua đời, Bộ
Lĩnh đem quân về Hoa Lư, hùng cứ một phương và nhanh chóng đánh tan hoặc thu
phục các sứ quân khác, thống nhất lại đất nước. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi,
tự xưng là Hoàng đế (thường gọi là Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việ t,
đóng đơ ở Hoa Lư, hai năm sau (970) bỏ niên hiệu của các hoàng đế Trung Hoa và
tự đặt niên hiệu riêng là Thái Bình. Năm 979, nội bộ triều Đinh lục đục. Đinh Tiên
Hoàng và con trai trưởng là Đinh Liễn bị giết hại. Đinh Tồn lên nối ngơi khi chỉ
mới 6 tuổi. Các tướng lĩnh trong triều chia thành phe phái, đánh lẫn nhau. Ở Trung
Quốc, nhà Tống đang lăm le xâm phạm bờ cõi nước ta. Năm 980, trước sự đe dọa

Trang 11


xâm lược của nhà Tống, được sự ủng hộ và suy tơn của Dương Thái hậu (mẹ Đinh
Tồn) và một số quan lại, Thập đạo tướng cơng Lê Hồn lên ngơi Hồng đế (thường
gọi là Lê Đại Hành), chuẩn bị kháng chiến, lập ra nhà Tiền Lê.
Triều Tiền Lê (980 – 1009)
Tháng 4/981, dưới sự chỉ huy của Lê Đại Hành, ta đuổi được quân xâm lược
Tống ra khỏi bờ cõi, nền độc lập và thống nhất của Đại Cồ Việt qua thử thách càng
được củng cố.

Khi còn sống, Lê Đại Hành định sau này truyền ngôi cho người con trai thứ 3
là Long Việt. Nhưng đến năm 1005, vua mất, các con tranh ngôi đánh nhau trong
bảy tháng. Đến khi Long Việt vừa lên ngơi được ba ngày thì bị em trai là Long
Đĩnh sai người vào cung giết chết và thế ngôi. Lê Long Đĩnh là vị vua cuối cùng
của triều Tiền Lê, là một ông vua bạo ngược và tàn ác nổi tiếng trong lịch sử nước
ta. Vua sống dâm dục quá độ nên mắc bệnh không ngồi được. Đến buổi chầu, Long
Đĩnh phải nằm mà thị triều nên sử sách sau này gọi mỉa mai là Lê Ngọa Triều. Năm
1009, sau khi Long Đĩnh chết, giới Phật giáo do Thiền sư Vạn Hạnh đứng đầu cùng
với các triều thần đứng đầu là Đào Cam Mộc, đã suy tôn Điện tiền chỉ huy sứ Lý
Công Uẩn lên làm vua, chấm dứt triều Tiền Lê sau 29 năm tồn tại.
1.1.2. Quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình
Tồn tại trong một giai đoạn đầy biến động của nạn cát cứ và ngoại xâm nên
chức năng hàng đầu của các nhà nước trong thời kỳ này là chống ngoại xâm, bình
định các thế lực cát cứ và xác lập nhà nước trung ương tập quyề n.
Với chức năng chống ngoại xâm, các vương triều một mặt vẫn chấp nhận việc
triều cống và tấn phong của hoàng đế Trung Hoa. Nhà Nam Hán phong Nam Tấn
Vương Ngô Xương Văn làm Tĩnh hải quận Tiết độ sứ kiêm đô hộ, nhà Tống phong
các vua Đinh và Tiền Lê làm giao chỉ quận vương, An Nam quận vương. Các
vương triều Đại Cồ Việt thường cống sản vật cho phương Bắc. Trong quan hệ bang
giao giữa hai nước, theo sử sách cổ còn ghi lại được, trong 8 năm (969 – 977), nhà
Đinh đã 5 lần cử sứ giả sang nhà Tống và một lần tiếp sứ Tống; ở thời Tiề n Lê, nhà
Tống đã 9 lần cử sứ giả sang Đại Cồ Việt và Lê Đại Hành 11 lần cử sứ sang Tống.

Trang 12


Nhưng mặt khác, mỗi khi hoàng đế “thiên triều” vượt quá giới hạn, xâm phạm bờ
cõi và chủ quyền nước ta thì đều bị giáng trả một cách đích đáng. Trong ý thức và
trên hành động, đối với vương triều nước ta, việc cống phương vật và thụ phong chỉ
là những biện pháp và nghi thức giao bang mềm dẻo, để thiết lập và duy trì quan hệ

hịa hiếu giữa một nước nhỏ ở sát cạnh một đế chế lớn. Sự thuần phục bề ngồi
khơng làm tổn hại tính độc lập và tự chủ của Nhà nước cũng như những lợi ích cơ
bản của dân tộc. Có thể nói, các vương triều ở thế kỷ X đã đặt nền móng cho
phương châm xử thế và sách lược bang giao mềm dẻo, khơn khéo và có hiệu quả
trong suốt thời kỳ chế độ phong kiến ở nước ta đối với phương Bắc. 1
Công cuộc đấu tranh chống cát cứ, xác lập hình thức nhà nước trung ương tập
quyền cũng là một cuộc đấu tranh dai dẳng và tốn nhiều công sức của các vương
triều trong giai đoạn này. Xu hướng cát cứ có lúc trỗi dậy mạnh mẽ, nhất là vào
cuối đời Ngô với nạn hùng cứ của 12 sứ quân và phần nào đó vào cuối đời Tiền Lê
với việc tranh giành ngơi vua của các hồng tử con vua Lê Đại Hành; có lúc lại im
ắng như khơng nhưng thực tế bên trong đang âm ỉ nguy cơ vùng dậy. Trong cuộc
đấu tranh này, giữa tập trung và cát cứ, giữa thống nhất và phân tán, có thể thấy ưu
thế phần lớn nghiêng về xu hướng tập quyền và thống nhất, nhưng khơng có nghĩa
Nhà nước trung ương tập quyền đã được xác lập một cách vững chắc. Bởi lẽ đó mà
nhiệm vụ đấu tranh chống cát cứ ln được các Nhà nước trong thế kỷ X quan tâm.
Xuất phát từ tình hình chính trị - xã hội rối ren, phức tạp của thời kỳ này mà
pháp luật giai đoạn Ngô – Đinh – Tiền Lê chỉ là một nền pháp luật sơ khai của một
Nhà nước tự chủ, vừa thoát khỏi ách Bắc thuộc và bước vào thời kỳ độc lập. Với
nguồn sử liệu để nghiên cứu tình hình pháp luật thời kỳ này hầu như thiếu vắng, nếu
có cũng q ít ỏi, rời rạc và phiến diện, bởi phần lớn nguồn thư tịch cịn lại có chứa
đựng sử liệu về tổ chức nhà nước và pháp luật chỉ phản ánh bắt đầu từ triều Lý.
Chính vì vậy, ta chỉ có thể hình dung một số nét sơ lược về pháp luật giai đoạn này
như sau:

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam, 2008, Hà Nội, NXB Công an nhân
dân, tr.66.
1

Trang 13



- Sinh ra trong một xã hội đầy biến động của nạn ngoại xâm và cát cứ, chính vì
vậy, pháp luật thế kỷ X còn đơn giản, sơ xài và phiến diện. Pháp luật lúc này
chưa thể phát triển được vì các vương triều phải tập trung cho việc bình định
chống cát cứ, chống ngoại xâm là chính, chưa có điều kiện bỏ nhiều công
sức cho việc xây dựng pháp luật thành văn.
- Giai đoạn này chắc chắn đã có pháp luật thành văn bởi sử sách đơi chỗ cịn lưu
lại như hiện tượng vua “chế định triều nghi phẩm phục”, “chính lệnh ban ra”,
“định luật lệ”, “xuống chiếu”… Tuy nhiên pháp luật thành văn tồn tại dưới
hình thức nào thì khơng thấy lưu chép. Bên cạnh một số pháp luật thành văn,
trong quá trình điều hành và quản lý đất nước, đã dần hình thành những tập
qn chính trị. Những luật pháp thành văn và tập quán chính trị chủ yếu xác
lập một số lĩnh vực trọng yếu, cấp bách như quan chế, quân sự… Trong khi
đó các quan hệ trong các lĩnh vực ruộng đất, hôn nhân và gia đình…chủ yếu
do luật tục điều chỉnh.
- Về tính chất pháp luật mang tính hà khắc và tàn bạo, xuất phát từ bối cảnh đất
nước chưa ổn định, trật tự kỷ cương chưa đầy đủ lại thêm các thế lực cát cứ
thường xuyên chống đối nên Nhà nước buộc phải dùng đến những biện pháp
cứng rắn, khắc nghiệt để thị uy, trừng trị những thế lực chống đối chứ không
áp dụng đối với tồn dân.
Riêng đối với lĩnh vực hơn nhân và gia đình, cũng nằm trong tình hình chung
của pháp luật thời kỳ này khi mà Nhà nước chưa có đủ điều kiện để quan tâm đúng
mực, cũng như khơng có tài liệu lưu chép lại vì vậy khơng thể đi sâu nghiên cứu
nhằm đánh giá một chính xác và đúng đắn. Chỉ có thể biết rằng, các quan hệ trong
lĩnh vực hơn nhân và gia đình chủ yếu do luật tục – là các lệ của các làng xã cổ
truyền điều chỉnh. Những lệ này có hiệu lực khơng gian rộng khắp là các làng xã, có
tính đa dạng, phục tùng cao nhưng khơng có sự thống nhất trên toàn lãnh thổ do dựa
trên đặc trưng cũng như tính chất của mỗi vùng, miền.
Như vậy, nhìn chung lại, do hoàn cảnh khách quan của lịch sử thời bấy giờ mà
pháp luật, cụ thể là pháp luật hôn nhân gia đình chưa có điều kiện để được xây dựng


Trang 14


và phát triển, lĩnh vực này chủ yếu vẫn được điều chỉnh bởi các luật tục cổ truyền
của nhân dân.
1.2. Quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình giai đoạn Lý – Trần – Hồ
1.2.1. Lược sử các triều đại
Triều Lý (1010 – 1225)
Sự nghiệp nhà Lý mở đầu từ vua Lê Thái Tổ kéo dài tới năm 1225, được cả
thảy 215 năm, qua 9 đời vua.
Đầu triều Lý, các vị vua đều có đức rộng tài cao trong việc trị nước, đã thực
hiện những chính sách phù hợp, tiến bộ, khoan hồng để cai trị vì vậy rất được lịng
tin từ dân chúng. Hàng loạt các chính sách đại xá, giảm tô thuế, phát chuẩn khi dân
mất mùa, đói kém, thiên tai…được các vị vua áp dụng. Các vùng dân tộc ít người ở
miền núi, các vùng biên cương hiểm yếu của quốc gia được các vua Lý đặc biệt
quan tâm nhằm củng cố sự đoàn kết quốc gia. Cơng cuộc đấu tranh chống xâm lược
từ bên ngồi đặc biệt là Trung Quốc cũng được chú trọng, thêm đó là chính sách mở
rộng biên cương lãnh thổ về phía Nam cũng được tiến hành ở nhiều thời điểm khác
nhau. Tuy nhiên, từ thời Lý Cao Tông triều Lý bắt đầu suy yếu. Đến đời Lý Huệ
Tông mọi quyền hành trong triều rơi vào tay của Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ .
Đời vua cuối cùng của nhà Lý là Lý Chiêu Hồng, do cịn nhỏ tuổi lại là nữ nhi nên
đã bị Trần Thủ Độ ép gả cho Trần Cảnh để sau đó vua nhường ngơi cho chồng.
Triều Lý chấm dứt sự tồn tại, vương triều Trần bắt đầu bước lên vũ đài chính trị.
Triều Trần (1225 – 1400)
Ở giai đoạn đầu, với các vị vua tài giỏi, thương dân như Trần Thánh Tông,
Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, đã tạo dựng một thời kỳ phát
triển thịnh vượng của nhà Trần, độc lập, chủ quyền được giữ vững (ba lần lãnh đạo
nhân dân chống quân Nguyên – Mông thành công), lãnh thổ quốc gia được mở rộng
xuống phía Nam, chính trị ổn định, kinh tế phát triển… Đến cuối đời Trần Dụ Tông,

nhà Trần bắt đầu suy yếu. Quan lại trong triều chia bè phái, giết hại lẫn nhau; nhiều
cuộc khởi nghĩa nổ ra; đất nước rơi vào tình trạng loạn lạc triền miên; nhân dân đói
khổ vì thuế cao, mất mùa, thiên tai… Lợi dụng tình trạng suy yếu, bất ổn của nước

Trang 15


nhà, Chiêm Thành đã tiến hành đánh phá nhiều lần; ở phương Bắc, Trung Quốc đe
dọa xâm lược nước ta một lần nữa. Trước những khó khăn, thách thức ngày càng
nhiều, suy thối chính trị ngày càng nghiêm trọng, triều đại nhà Trần chấm dứt sự
tồn tại vào đời vua Trần Thiếu Đế khi đã mất hết quyền lực và khả năng lãnh đạo
đất nước. Như vậy, Nhà Trần trị vì trong 175 năm, trải qua 12 đời vua.
Triều Hồ (1400 – 1407)
Với sự suy yếu của nhà Trần vào giai đoạn cuối, Hồ Quý Ly – một quý tộc có
vây cánh và thanh thế trong triều đã từng bước thâu tóm quyền lực và đến năm
1400, phế truất vua Trần lập ra triều Hồ. Cuối năm 1400, Hồ Quý Ly nhường ngôi
cho con là Hồ Hán Thương, lên làm Thái thượng hoàng. Trong thời gian tồn tại
ngắn ngủi (7 năm), nhà Hồ đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ, táo bạo như chính
sách hạn nơ, hạn điền, phát hành tiền giấy, mở mang giáo dục… Tuy nhiên, do tiếp
quản từ một vương triều nhà Trần đã rệu rã về nhiều mặt, những chính sách đưa ra
tuy tiến bộ nhưng chưa đủ thời gian để tổ chức thực hiện một cách triệt để, cũng
như để củng cố lòng tin từ dân chúng, vốn đã mất đi ít nhiều từ sự lãnh đạo yếu kém
của nhà Trần trước đó. Vì vậy, khi quân Minh tiến đánh nước ta, không được sự
ủng hộ của nhân dân, nhà Hồ đã thất bại trước sự xâm lược của kẻ thù. Nhà Hồ kết
thúc sau 7 năm trị vì với 2 đời vua.
1.2.2. Quan hệ pháp luật hơn nhân gia đình
Đại Việt qua các vương triều Lý – Trần – Hồ tuy ít nhiều có sự biến động, bất
ổn, rệu rã ở một số thời kỳ nhưng nhìn chung lại thời gian ổn định, phát triển vẫn
chiếm phần lớn. Chính vì vậy, các triều đại đã có nhiều điều kiện để củng cố và
phát triển nhà nước trung ương tập quyền. Trong thể chế chính trị giai đoạn này,

quyền lực của Vua là tuyệt đối và bất khả xâm phạm, tập trung toàn bộ các quyền
năng lập pháp, hành pháp, tư pháp. Dưới thời Lý – Trần, nhất là triều Trần, thể chế
chính trị quý tộc đã rất phát triển khi mà nhà vua bằng những chính sách khác nhau
quan tâm củng cố thế lực dịng tộc để họ trở thành hậu thuẫn chính trị vững chắc
cho triều đình. Sang triều Hồ, mặc dù vẫn duy trì mơ hình nhà nước trung ương tập
quyền nhưng thể chế chính trị quân chủ quý tộc được thay thế dần bằng thể chế

Trang 16


chính trị quân chủ quan liêu với quan hệ quân thần ngày càng được đề cao. Bộ máy
nhà nước giai đoạn này cũng có nhiều điều kiện để kiện tồn, chính quyền đị a
phương cũng được các vị vua quan tâm xây dựng. Các vương triều ở thế kỷ XI chú
trọng phát triển tồn diện đất nước, khơng q nặng nề về quân sự như giai đoạn thế
kỷ X đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển về nhiều mặt của nền kinh tế và xã
hội.
Cũng trong bối cảnh chung đó, hoạt động lập pháp trong giai đoạn Lý – Trần –
Hồ ngày càng hoàn thiện, ổn định và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, pháp luật
thành văn cũng được chú trọng và ngày càng phát triển. Tuy nhiên, tương tự như
giai đoạn thế kỷ X, nguồn tư liệu, sử liệu nghiên cứu về pháp luật cũng khơng cịn
đầy đủ do phần nhiều bị thất truyền hoặc do quân xâm lược nhà Minh cướp mất
nhằm mục đích quyết tâm xóa bỏ nền văn hóa của dân tộc ta để dễ bề thực hiện
chính sách đồng hóa và ngu dân của chúng. Song, theo những gì cịn lưu lại trong
các bộ sử cũ cũng cho thấy sự phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức của
pháp luật thời kỳ này.
Thành tựu pháp luật đáng kể nhất của giai đoạn này chính là sự xuất hiện các
luật, bộ luật. Năm 1042 nhà Lý ban hành Bộ Hình thư, đây là bộ luật thành văn đầu
tiên của nước ta, đánh dấu một sự kiện quan trọng trong hoạt động xây dựng pháp
luật nước nhà. Sang thời nhà Trần, hoạt động lập pháp có bước tiến mạnh mẽ hơn
với sự ra đời của 6 luật, bộ luật:

- Quốc triều thông chế, ban hành năm 1230
- Quốc triều thường lễ, ban hành năm 1230
- Hoàng triều Ngọc Điệp, ban hành năm 1267
- Công văn cách thức, ban hành năm 1298
- Hồng triều đại điển, ban hành năm 1341
- Hình luật thư.
Thời nhà Hồ cũng tăng cường hoạt động xây dựng pháp luật của triều đại
mình, trên cơ sở kế thừa những thành quả của nhà Trần. Tuy nhiên, với thời gian
tồn tại quá ngắn, lại phải thực hiện nhiều chính sách cải cách khác nhau, nên cơ bản

Trang 17


pháp luật vẫn dựa trên cơ sở các bộ luật nhà Trần để điều chỉnh. Theo ghi nhậ n của
tư liệu lịch sử, trong 7 năm tồn tại nhà Hồ cũng đã ban hành được Bộ “Đại ngu
quan chế hình luật” vào năm 1401.
Tất cả các luật, bộ luật được ra đời trong 3 triều đại trên, như đã đề cập đều đã
bị thất truyền, chỉ còn được ghi nhận lại đơi nét trong Đại Việt sử ký tồn thư.
Bên cạnh các luật, bộ luật là số lượng lớn các văn bản đơn hành như: đạo
chiếu, lệnh, chỉ, dụ, sắc…được ban hành nhằm quy định chi tiết về các vấn đề riêng
lẻ, cụ thể hóa các bộ luật. Khác với tình trạng của các bộ luật, các văn bản đơn hành
này còn được ghi nhận khá nhiều trong nhiều nguồn tài liệu khác nhau như: Đại
Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thơng giám cương mục…vì vậy được
dùng làm cơ sở pháp lý rất có giá trị trong việc tìm hiểu các quy định của pháp luật
nước ta giai đoạn Lý – Trần – Hồ. Theo sự nghiên cứu đó, pháp luật thời kỳ này
cũng chưa phân định sự khác nhau giữa các ngành luật như luật pháp hiện đại. Các
quy định hầu hết đều quy kết về hình phạt áp dụng cho tội phạm, vì vậy hình phạt
mang tính phổ biến và nhìn chung khá hà khắc. Hình sự hóa các quan hệ xã hội là
đặc trưng của pháp luật phong kiến giai đoạn này. Mặc dù vậy, thông qua các quy
định, cũng cho thấy pháp luật đã điều chỉnh khá đa dạng về các lĩnh vực khác nhau

của đời sống xã hội. Tính tồn diện trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội được
chú trọng, theo đó các quan hệ cơ bản đều được pháp luật quan tâm bảo vệ, điều
chỉnh ở mức độ này hay mức độ khác.
Đối với lĩnh vực hôn nhân và gia đình, nếu trong giai đoạn trước chủ yếu vẫn
dựa trên sự điều c hỉnh của luật tục thì đến giai đoạn này đã được quy phạm hóa
trong các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành. Tuy nhiên, những quy định về
lĩnh vực hơn nhân gia đình thời kỳ này cịn lại rất ít ỏi. Các đạo chiếu tháng 2/1128,
tháng 4/1130 quy định cấm kết hôn giữa gia nô của các quan, các vương hầu, công
chúa với con cái các quan chức và lương dân. Năm 1315, Trần Minh Tông xuống
chiếu cấm cha con, vợ chồng và gia nơ khơng được tố cáo lẫn nhau. An Nam chí
lược cho biết: đàn bà ngoại tình bị xử cho về với chồ ng làm nô tỳ và người chồng
được tự ý đem bán hay cầm đợ. Đạo chiếu tháng 11/1042 của nhà Lý có đề cập tới

Trang 18


Thập ác tội; An Nam chí lược cũng cho biết luật nhà Trần cũng có quy định một số
tội trong Thập ác tội.
Do ảnh hưởng ngày càng tăng của Nho giáo nên pháp luật hơn nhân gia đình
thời kỳ này đã xác lập, củng cố, bảo vệ chế độ gia đình phụ quyền gia trưởng; đề
cao quyền của cha mẹ; của người chồng, của các bậc bề trên trong gia đình. Tuy
nhiên, chế độ nội tộc hơn trong hồng tộc nhà Trần cho thấy những n ghi lễ khắc khe
của Nho giáo trong tông tộc chưa ảnh hưởng nhiều đến chế độ gia đình và xã hội
Đại Việt.
Như vậy, tuy những tài liệu còn hạn chế, thiếu thốn nhưng từ việc nghiên cứu
những quy định trong các đạo chiếu, lệnh, sắc, dụ…cho thấy, nét tiến bộ c ủa quan
hệ pháp luật hơn nhân và gia đình trong giai đoạn Lý – Trần – Hồ chính là việc lĩnh
vực này đã được pháp luật quan tâm điều chỉnh thống nhất thông qua ban hành các
văn bản pháp luật. Tuy nhiên, nội dung các quy định lại tồn tại khá nhiều hạn chế.
Quyền lợi, nhân phẩm người phụ nữ, người vợ trong gia đình và xã hội khơng được

chú trọng và bảo vệ. Vua nhà Lý ra lệnh cấm con gái các quan không ai được lấy
chồng trước khi dự cuộc xét tuyển vào cung hầu vua (Chiếu năm 1130). Triều Trần
lại quy định nếu người vợ ngoại tình “Dâm phụ, xử trả về cho người chồng làm tỳ
thiếp và người chồng được phép muốn cầm bán cho ai tự ý” (Theo An Nam chí
lược).
Giai đoạn này đã chịu ảnh hưởng của Nho giáo nhưng lại không tuyệt đối với
việc hiện tượng hơn nhân giữa những người trong dịng họ được thực hiện phổ biến,
đặc biệt trong thời nhà Trần với chế độ khuyến khích hơn nhân nội tộc nhằm củng
cố quyền lực vững chắc của nhà vua và dòng họ. Điển hình là các trường hợp:
- Sau khi vua Lý Huệ Tơng tự vẫn chết, Trần Thủ Độ giáng Hồng hậu của Lý
Huệ Tông là Trần Thị xuống làm Thiên Cực Công chúa rồi lấy làm vợ (Linh
Từ Quốc mẫu). Trần Thủ Độ và Trần Thị lại là chị em họ.
- Vua Trần Thánh Tông là con c ủa vua Thái Tông (Tr ần Cảnh) và Thuận Thiên
Công chúa (trước là vợ của Trần Liễu), lấy bà Thiên Cảm là con gái của Trần
Liễu làm Hoàng hậu, tức anh em chú bác.

Trang 19


- Vua Trần Nhân Tông lấy Bảo Thánh Công chúa (tức Khâm Từ Hoàng hậu), bà
là con gái của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và Hưng Đạo Đại
vương là anh em ruột của mẹ vua Nhân Tông, tức anh em cơ cậu v.v… 2
Thêm vào đó, dường như trong giai đoạn này tảo hôn – một hũ tục lạc hậu
cũng được chấp nhận, tiêu biểu là sự kiện cuối năm 1225, Trần Cảnh kết hơn với Lý
Chiêu Hồng khi cả hai đều mới 7 tuổi.
Tóm lại pháp luật nói chung, cũng như quan hệ pháp luật hơn nhân gia đình
giai đoạn Lý – Trần – Hồ đã tương đối được quan tâm và phát triển hơn nhiều so
với giai đoạn Ngơ – Đinh – Tiền Lê trước đó. Tuy vậy, với tư tưởng còn ảnh hưởng
nặng nề bởi những phong tục tập quán lạc hậu và mong muốn củng cố quyền lực
hoàng tộc mà những quy định trong lĩnh vực hơn nhân gia đình cịn mang nhiều

khuyết điểm. Thế nhưng, những hạn chế trong giai đoạn này sẽ phần nào được khắc
phục trong giai đoạn sau – triều Lê sơ, mang đến một bước tiến bộ vượt bậc về lĩnh
vực hơn nhân gia đình trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
1.3. Quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình giai đoạn Hậu Lê - Mạc - Tây
Sơn
1.3.1. Lược sử triều đại
Triều Hậu Lê (1428 – 1789)
Ngày 15 tháng 4 năm Mậu Thân (ngày 29 tháng 4 năm 1428), sau khi lãnh đạo
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1428) giành thắng lợi hồn tồn, Lê Lợi chính thức
lên ngơi ở thành Đông Kinh (Thăng Long), định niên hiệu là Thuận Thiên, lấy lại
tên nước là Đại Việt. Để phân biệt với triều Tiền Lê (980-1009), sử sách sau này
thường gọi triều đại do Lê Lợi lập nên là Hậu Lê.
Triều Hậu Lê kéo dài 361 năm (1428-1789) là triều đại phong kiến tồn tại lâu
dài nhất của lịch sử Việt Nam. Sự phát triển của thời Hậu Lê được chia làm 2 thời
kỳ:
- Thời kỳ Lê Sơ (1428 - 1527)
2

Phan Đăng Thanh – Trương Thị Hòa, Lịch sử các định chế chính trị và pháp quyền Việt Nam, Tập I, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.212 – 214.

Trang 20


- Thời kỳ Lê Trung Hưng (1527 - 1789).
 Lê sơ
Thời kỳ Lê sơ kéo dài 100 năm, trải qua 10 đời vua, được tính từ khi Lê Lợi
lên ngơi (1428) đến khi Mạc Đăng Dung cướ p ngôi (1527). Đây là thời kỳ tự trị của
các vị Vua nhà Lê, quyền lực tối cao trực tiếp do các vị vua thời kỳ này nắm giữ.
Người khởi đầu sự nghiệp của triều đại nhà Hậu Lê là Lê Lợi (Lê Thái Tổ), sau khi

ông đã lãnh đạo thành công cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh . Thời kỳ
thịnh trị nhất của thời Lê sơ được coi là dưới sự trị vì của vua Lê Thánh Tơng (ơng
là vị vua thứ 5, đời thứ 3: là cháu của Lê Thái Tổ, và là con của vua Lê Thái Tông).
Kinh tế được phát triển, văn hóa giáo dục được coi trọng, bờ cõi Đại Việt được mở
rộng về phía Tây và phía Nam. Thời kỳ Lê Sơ chấm dứt sau khi vua Lê Cung
Hoàng, vị vua thứ 10 của triều đại Hậu Lê, bị Mạc Đăng Dung ép phải nhường
ngôi.
 Lê Trung Hƣng
Thời Lê Trung Hưng kéo dài 256 năm (1533 – 1789) với 17 đời vua nối tiếp
nhau bắt đầu từ đời vua Lê Trang Tông và kết thúc vào đời vua Lê Mẫn Đế. Không
giống như thời kỳ Lê sơ, các vị vua ở giai đoạn này không có quyền tự trị. Dưới sự
phị tá của hai nhà Trịnh, Nguyễn, hầu hết các quyết định quan trọng đều phải có sự
đồng thuận của các chúa Trịnh, chúa Nguyễn. Đây là giai đoạn có tính chất phức
tạp, đánh dấu bởi việc tồn tại song song và sự tranh giành quyền thống trị Đại Việt
giữa triều đại nhà Lê với triều đại nhà Mạc; bản thân những người "phù Lê, diệt
Mạc" là các chúa Trịnh và các chúa Nguyễn cũng có những tranh chấp quyền lực
hết sức sâu sắc.
Các chúa Trịnh và các chúa Nguyễn: Trong bối cảnh nhà Lê suy thối, tình
cảnh đất nước chiến tranh liên miên với giặc phương Bắc và với các cuộc nội
chiến, các cuộc khởi nghĩa nông dân, nhà Lê bị nhà Mạc giành quyền, họ Trịnh và
họ Nguyễn nổi lên chống lại nhà Mạc với khẩu hiệu "phù Lê, diệt Mạc", nhưng trên

Trang 21


thực tế, cả hai họ đều có mục đích tạo dựng quyền lực riêng cho dịng họ mình, lợi
dụng khẩu hiệu phù Lê để có lý do chính đáng đứng lên khởi nghĩa giành quyền lực
với nhà Mạc. Chính vì thế mà cùng chung một khẩu hiệu, cùng thờ nhà Lê nhưng
giữa họ Trịnh và họ Nguyễn lại có chiến tranh, xung đột. Nước Đại Việt dưới thời
Lê trung hưng không thống nhất, mà chia ra làm hai phương là phương Bắc (Đàng

Ngồi, từ Quảng Bình trở ra, do chúa Trịnh nắm giữ sau khi chiến thắng nhà Mạc),
phương Nam (Đàng Trong, từ Quảng Trị trở vào, do chúa Nguyễn nắm giữ nhờ
khai khẩn và chiếm đánh Chiêm Thành và Chân Lạp).
Năm 1789 là năm cuối cùng của nhà Lê sau khi Chúa Trịnh bị thua quân Tây
Sơn.
Nhà Mạc (1527 - 1592)
Đây là triều đại đã xen vào giữa hai thời kỳ lịch sử của triều Hậu Lê là thời Lê
sơ và Lê trung hưng. Trong hơn 65 năm tồn tại, nhà Mạc có 6 vị vua, khởi đầu là
Mạc Thái Tổ (Mạc Đăng Dung) giành ngôi từ nhà Lê trong bối cảnh nhà Lê đang
suy tàn và mất lòng dân từ thời vua Lê Uy Mục; kết thúc khi vua Mạc Mậu Hợp bị
quân Lê - Trịnh đánh bại năm 1592.
Triều đại Tây Sơn (1788 – 1802)
Trước tình trạng binh biến khơng n, nhân dân đói khổ, lầm than của đất
nước cuối thời Lê trung hưng, năm 1771, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ dưới sự
lãnh đạo của ba anh em nhà Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ.
Năm 1777, quân Tây Sơn giết được chúa Nguyễn Phúc Thuần, đánh tan được
lực lượng của chúa Nguyễn, chỉ có Nguyễn Phúc Ánh chạy thoát.

Trang 22


Năm 1786, quân đội Tây Sơn đánh bại lực lượng của chúa Trịnh.
Năm 1789, Nguyễn Huệ lên ngơi Hồng đế lấy niên hiệu Quang Trung lập nên
vương triều Tây Sơn. Ngay sau đó, Quang Trung dẫn quân ra Bắc đánh tan quân
Thanh do Lê Chiêu Thống rước vào xâm lược nước ta, phế bỏ hẳn triều Lê.
Tuy nhiên, vương triều Tây Sơn chỉ tồn tại được 14 năm (1788 – 1802) thì
chấm dứt. Thời gian tồn tại ngắn, lại gặp nhiều khó khăn, nhưng triều đại này cũng
đã có những thành tựu tiến bộ đáng ghi nhận trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã
hội…cho lịch sử dân tộc.
1.3.2. Quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình

Giai đoạn Hậu Lê – Mạc – Tây Sơn là giai đoạn có vị trí đặc biệt trong lịch sử
Việt Nam, nó gồm hai thời kỳ đối nghịch hoàn toàn với nhau: một giai đọan phát
triển cực thịnh đạt dưới triều Lê sơ; một giai đoạn quyền bính thăng trầm khơng dứt
dưới thời Lê trung hưng – Mạc – Tây Sơn. Mặc dù tình hình chính trị xã hội hai giai
đoạn là khác nhau nhưng về pháp luật lại có nét tương đồng, nên các nhà nghiên
cứu thường gộp pháp luật của hai giai đoạn này làm một để nghiên cứu. Theo đó,
pháp luật thế kỷ XV – XVIII có sự phát triển vượt bậc so với các giai đoạn trước,
rực rỡ nhất vào thời Lê sơ và đặc biệt đến đời vua Lê Thánh Tơng đã đạt đến đỉnh
cao. Bên cạnh hình thức tập quán pháp, giai đoạn này đánh dấu sự ra đời của hàng
loạt văn bản pháp luật:

-

Số lượng lớn các văn bản đơn hành: chiếu, sắc, dụ, lệnh, lệ, chế, cáo, v.v…

-

Các tập hội điển, luật, bộ luật: Lê triều hội điển, Thiên Nam dư hạ tập, Lê
triều quan chế, Hồng Đức thiện chính thư, Quốc triều thư khế thể thức,
Quốc triều chiếu lệnh thiện chí, Quốc triều khám tụng điều lệ và đặc biệt
là Lê triều hình luật (cịn có tên khác là Quốc triều Hình luật hay Luật

Trang 23


Hồng Đức) - một thành tựu có giá trị đặc biệt quan trọng trong lịch sử lập
pháp Việt Nam.
Chủ yếu các tập hội điển, luật, bộ luật được ban hành dưới thời Lê sơ, các đời
vua sau của triều Hậu Lê là thời Lê trung hưng, hay các vua nhà Mạc và nhà Tây
Sơn do hồn cảnh chính trị rối ren, pháp luật ít có điều kiện được chú ý, thêm vào

đó do hệ thống pháp luật thời Lê sơ vốn đã hoàn chỉnh, nên cơ bản vẫn áp dụng
những quy định trong pháp luật thời Lê sơ mà không có thành tựu pháp luật gì đáng
kể. Chính vì vậy, việc nghiên cứu pháp luật trong thời kỳ Hậu Lê, Mạc và Tây Sơn
chính ra chỉ là nghiên cứu pháp luật của thời Lê sơ.
Nội dung các quy định pháp luật thời kỳ này tuy vẫn chưa có sự phân chia
nghành luật nhưng đã điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội quan trọng như: hình
sự, dân sự, hơn nhân gia đình, tố tụng…và đặt nền tảng cho sự phân biệt khác nhau
về mặt nội dung trong các văn bản pháp luật. Các quy định trong từng lĩnh vực đều
đạt đến trình độ khá tồn diện, khơng những thế, trong một số lĩnh vực có những
quy định tiến bộ vượt bậc so với thời đại. Có thể nói, những thành tựu lập pháp
trong thời kỳ này, nhất là thời kỳ Lê sơ, mà đỉnh cao là thời Lê Thánh Tơng đã trở
thành mẫu mực, các triều đại trước đó chưa hề đạt được, các triều đại sau cũng
không thể vượt qua và phải lấy đó noi theo.
Riêng trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình, nghiên cứu chủ yếu thông qua Bộ
luật Hồng Đức, ta thấy, pháp luật hôn nhân gia đình thời kỳ này đã thực sự được
chú trọng, về cơ bản đã điều chỉnh những quan hệ chủ yếu, phổ biến trong đời sống
hôn nhân và gia đình; bao gồm: pháp luật về quan hệ hơn nhân giữa vợ chồng; và
pháp luật về gia đình điều chỉnh mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình,
như : vợ - chồng, cha mẹ - con cái, ông bà – cháu, giữa các anh chị em… Về nội
dung các quy định, các nhà làm luật triều Lê một mặt thừa nhận những phong tục
tập quán ngàn đời của dân tộc (không trái với quy định pháp luật), tiếp thu những

Trang 24


yếu tố lễ giáo của đạo Nho; mặt khác, đề ra những chế tài nghiêm khắc đối với các
hành vi vi phạm. Những quy định của Bộ luật Hồng Đức về hơn nhân và gia đình
vừa bảo vệ trật tự gia trưởng phong kiến, chế độ hôn nhân không tự do, đa thê; vừa
nhằm củng cố sự hịa thuận, có trách nhiệm với nhau giữa các thành viên trong gia
đình. Vị trí trụ cột của người cha, người chồng trong gia đình được đề cao . Người

phụ nữ có trách nhiệm thực hiện nhiều nghĩa vụ như: chung thủy, phục tùng chồng
và gia đình chồng, khơng được tự tiện bỏ nhà chồng đi nơi khác…nhưng trong một
chừng mực nào đó pháp luật hơn nhân gia đình thời kỳ này đã quan tâm bảo vệ
quyền lợi, chú trọng hơn đến vai trò của người mẹ, người vợ, người con gái trong
gia đình. Đó là một trong nhiều điểm tiến bộ, đặc sắc nổi bật của Bộ luật Hồng Đức
cũng như pháp luật hơn nhân và gia đình thời kỳ này. Nhận xét về các điểm đặc sắc,
tiến bộ đó, hầu hết những nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng nó mang những yếu tố
vượt trội so với các thời kỳ trước và sau này của lịch sử phong kiến Việt Nam; cũng
như so với pháp luật các quốc gia lân cận của nền văn minh Đông Á như Trung
Hoa, Nhật Bản và Triều Tiên cùng chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Trong sự đánh giá
của mình, chủ nhiệm khoa luật Á Đông của trường Đại học Luật khoa Havard – ông
Oliver Oldman – đã xác nhận : “…Chúng ta cũng thấy trong nhiều thế kỷ qua sự cố
gắng của nước Việt Nam thời Lê, một sự nỗ lực thường xuyên đối với việc xây dựng
một nhà nước dân tộc mạnh và sự bảo hộ cho những quyền tư hữu hợp pháp bởi hệ
thống pháp luật tiến bộ với nhiều sự tương đương về chức năng so với những quan
niệm pháp luật phương Tây cận đại”3.
Chi tiết về những điểm tiến bộ của pháp luật hơn nhân và gia đình thời Lê sơ
sẽ được đề cập và phân tích cụ thể trong Chương 2 của khóa luận.

3

Nguyễn Ngọc Huy, Tạ Văn Tài và Trần Văn Liêm (dịch ). – The Lê Code, Law in trad itional Viet Nam, A
comparative Sino – Vietnamese Legal Study with Historical – Juridical Analysis and Annotations. 3 tome.
Ohio University Press Athens, Ohio London, 1987. Trang trích dẫn VIII tập I. Dẫn theo Lời nói đầu Quốc
triều hình luật – NXB Chính trị quốc gia, trang 19.

Trang 25



×