Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba trong pháp luật dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.63 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG THÁI BÌNH

HỢP ĐỒNG VÌ LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI THỨ BA
TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỢP ĐỒNG VÌ LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI THỨ BA
TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 8380103

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Đỗ Văn Đại
Học viên: Đặng Thái Bình
Lớp: Cao học Luật - Khóa 27

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2020


LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ “Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba
trong pháp luật dân sự” là cơng trình nghiên cứu khoa học do bản thân tôi
thực hiện. Những tài liệu, số liệu được sử dụng trong luận văn bảo đảm tính
khách quan, chính xác. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được
cơng bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào khác.
Tác giả

Đặng Thái Bình


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS

Bộ luật Dân sự

BLDS 1995

Bộ luật Dân sự 1995

BLDS 2005

Bộ luật Dân sự 2005

BLDS 2015

Bộ luật Dân sự 2015

BLTTDS 2015

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG VÌ LỢI ÍCH CỦA
NGƯỜI THỨ BA TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM .................................. 9
1.1. Khái niệm hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba ................................................. 9
1.2. Đặc điểm của hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba .......................................... 13
1.3. Ý nghĩa của các quy định về hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba .................. 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 23
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ HỢP ĐỒNG VÌ LỢI ÍCH
CỦA NGƯỜI THỨ BA TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM ....................... 24
2.1. Điều kiện liên quan đến các bên giao kết trong hợp đồng vì lợi ích của người
thứ ba ........................................................................................................................ 24
2.1.1. Có sự thoả thuận giữa các bên liên quan đến lợi ích của người thứ ba ...... 24
2.1.1.1. Tồn tại thỏa thuận giữa các bên ............................................................ 24
2.1.1.2. Nội dung thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba27
2.1.2. Các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ ............................. 32
2.2. Điều kiện liên quan đến người thứ ba ............................................................... 34
2.2.1. Tồn tại người thứ ba thụ hưởng .................................................................. 34
2.2.2. Sự đồng ý của người thứ ba......................................................................... 41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 46
CHƯƠNG 3. QUYỀN CỦA NGƯỜI THỨ BA TRONG HỢP ĐỒNG VÌ LỢI ÍCH
CỦA NGƯỜI THỨ BA THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM .......................... 47
3.1. Quyền yêu cầu thực hiện hợp đồng ................................................................... 47
3.1.1. Chủ thể có quyền yêu cầu thực hiện hợp đồng ............................................ 47
3.1.2. Bên có nghĩa vụ từ chối thực hiện nghĩa vụ đối với người thứ ba .............. 52
3.1.3. Trường hợp có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng ............................... 59
3.2. Quyền từ chối của người thứ ba ........................................................................ 60
3.3. Quyền thể hiện ý chí đối với việc sửa đổi, hủy bỏ hợp đồng ............................. 64

3.3.1. Sự đồng ý của người thứ ba đối với việc sửa đổi, hủy bỏ hợp đồng............. 64
3.3.2. Phương thức thể hiện sự đồng ý của người thứ ba ..................................... 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 72
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................................ 73


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hợp đồng đóng vai trò là một phương tiện pháp lý quan trọng trong q trình
trao đổi lợi ích của các cá nhân, tổ chức nhằm thỏa mãn các nhu cầu của mình trong
cuộc sống. Trong BLDS của hầu hết các quốc gia, chế định hợp đồng được xem là
“chiếm một vị trí trung tâm và được chế định với dung lượng lớn nhất so với các
chế định khác” và có “vai trị trung tâm đối với trật tự thị trường… ”1. Cùng với sự
phát triển của xã hội, chế định hợp đồng cũng ngày càng phát triển đa dạng hơn để
đáp ứng được q trình trao đổi hàng hóa trong nền kinh tế thị trường. Có thể hiểu
hợp đồng là sự thống nhất ý chí giữa ít nhất hai chủ thể trở lên và sự thoả thuận này
sẽ làm phát sinh các quyền, nghĩa vụ giữa các bên. Thông thường, trong một hợp
đồng sẽ có hai bên cơ bản là bên có quyền và bên có nghĩa vụ. Tuy nhiên, nhu cầu
của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự rất đa dạng, do đó trong hợp
đồng khơng chỉ tồn tại hai chủ thể như trên mà còn phát sinh thêm một đối tượng
rất đặc biệt khác mà quyền và lợi ích của họ cũng bị ảnh hưởng bởi hợp đồng này,
trong BLDS gọi các đối tượng này là “người thứ ba”.
Khái niệm “người thứ ba” xuất hiện trong một số loại giao dịch dân sự được
quy định trong BLDS. Trong đó, có các quy định liên quan đến “hợp đồng vì lợi ích
của người thứ ba”. Trong trường hợp này các bên không chỉ mong muốn đem tới lợi
ích cho bản thân mình khi tham gia vào hợp đồng mà thỏa thuận này của họ nhằm
đem tới lợi ích cho một chủ thể thứ ba. Cũng từ đó mà BLDS đã hình thành các quy
định về “hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba” nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích

chính đáng của các đối tượng này. Kể từ thời điểm BLDS 2015 ra đời thì các quy
định về hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba cũng ngày càng được hoàn thiện hơn
về phương diện lý luận cũng như trong các quy phạm pháp luật. Cụ thể, BLDS
2015 đã đưa ra được định nghĩa hợp đồng vì lợi ích cho người thứ ba, cách thức
thực hiện hợp đồng, quyền của người thứ ba cũng như quyền và nghĩa vụ của các
bên trong hợp đồng. Tuy nhiên có thể nhận thấy, các quy định này chưa thật sự linh
hoạt, chặt chẽ, bao quát được hết các vấn đề dẫn đến việc Tòa án còn lúng túng
trong việc áp dụng các quy định này. Một số điểm bất cập còn tồn tại hiện nay như:
khái niệm hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba chưa thật sự thể hiện được bản chất
của loại hợp đồng này; chưa quy định khái niệm như thế nào là người thứ ba trong
hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba và các điều kiện về người thứ ba; vấn đề về
thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba cũng như hệ quả của việc bên có
1

Reinmann, Mathias & Reinhard Zimmermann (2006), The Oxford Handbook of Comparative Law, OUP, Oxford, tr.
900.


2

nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ; quyền từ chối thụ hưởng lợi ích của người thứ
ba cịn chưa thật sự rõ ràng; vấn đề về sửa đổi và huỷ bỏ hợp đồng vì lợi ích của
người thứ ba cũng chưa rõ ràng... Đây là những nội dung chủ yếu và rất quan trọng
trong hợp đồng nhưng thực tế việc áp dụng các quy định còn quá nhiều vướng mắc,
các điều khoản điều chỉnh chưa thật sự hợp lý dẫn đến việc ảnh hưởng đến quyền và
nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng lẫn người thứ ba được thụ hưởng lợi ích.
Ngồi ra, khi so sánh với hệ thống pháp luật của một số quốc gia (Anh, Pháp, Mỹ,
Nhật Bản… ), các Bộ nguyên tắc hợp đồng quốc tế thì các quy định này cũng chưa
bao qt được tồn bộ các vấn đề phát sinh từ hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, vấn đề cơ bản phải đặt ra là hệ thống pháp luật

của Việt Nam phải liên tục cải cách, học hỏi một cách có chọn lọc những điểm tiến
bộ trong hệ thống pháp luật của các quốc gia để hồn thiện hơn nữa hệ thống pháp
luật của mình. Trên thế giới, hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba đã tồn tại từ lâu
đời và nhiều vấn đề liên quan đến loại hợp đồng này cũng được giải quyết, ví dụ
như: các án lệ của Mỹ, Nhật đều có đưa ra những điều kiện cơ bản để xác định
người thứ ba, hoặc như trong Bộ nguyên tắc Unidroit cũng có đưa ra khái niệm và
các yếu tố cơ bản để xác định bản chất của hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Do
đó, cần thiết phải nghiên cứu, xem xét những vấn đề liên quan đến hợp đồng vì lợi
ích của người thứ ba một cách cụ thể nhằm giúp xây dựng các quy định liên quan
đến loại hợp đồng này được hiệu quả hơn.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài “Hợp đồng vì lợi ích
của người thứ ba trong pháp luật dân sự” làm đề tài luận văn thạc sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
“Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba” là một trong những vấn đề thuộc
phạm vi tìm hiểu của nhiều tác giả. Nội dung của sản phẩm nghiên cứu đã được thể
hiện trong nhiều nguồn tài liệu khác nhau như giáo trình, sách chun khảo, bình
luận án, tạp chí… Tuy nhiên vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu thật sự tồn
diện về nhiều khía cạnh của về vấn đề. Thơng qua q trình nghiên cứu và tìm hiểu,
tác giả nhận thấy một số tài liệu liên quan đến chế định “Hợp đồng vì lợi ích của
người thứ ba” có thể kể đến như sau:
- Sách chuyên khảo, giáo trình
+ Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình pháp luật về
hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb Hồng Đức - Hội luật gia
Việt Nam. Đây là giáo trình chính thống của trường Đại học luật TP.HCM, nội
dung giáo trình này tổng hợp một cách khái quát nhất các vấn đề liên quan đến pháp


3

luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong đó, có các nội dung

liên quan đến “Hợp đồng đồng vì lợi ích của người thứ ba”, giáo trình này đã phân
tích một cách khái qt nhất về nội dung liên quan đến “Hợp đồng vì lợi ích của
người thứ ba”.
+ Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật hợp đồng Việt Nam
(quyển 2), Nxb Công an nhân dân; Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2017). Giáo
trình ghi nhận một cách khái quát các nội dung liên quan đến hợp đồng và bồi
thường thiệt hại ngồi hợp đồng. Giáo trình này cũng phân tích một số nội dung liên
quan đến “Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba”.
Nội dung của các giáo trình trên đã đề cập tới hợp đồng vì lợi ích của người
thứ ba trong mục phân tích các loại hợp đồng. Cụ thể, các giáo trình định nghĩa hợp
đồng vì lợi ích của người thứ ba và nêu khái quát nội dung của hợp đồng dựa trên
quy định của pháp luật. Tuy nhiên, giáo trình chưa đi sâu vào nghiên cứu và tìm
hiểu nhiều khía cạnh của vấn đề.
+ Đỗ Văn Đại (2018), Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản
án(tập 2), Nxb Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam. Trong cuốn sách này, tác giả đã
nghiên cứu một cách khá đầy đủ về một số vấn đề pháp lý có liên quan đến chế định
hợp đồng trong pháp luật Việt Nam qua việc bình luận các bản án liên quan đến
từng vấn đề cụ thể. Những bài viết về quy định chung của hợp đồng cũng có giá trị
tham khảo cao, ngồi ra, tác giả cũng đã có bàn về một số vấn đề liên quan đến
“Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba”.
+ Nguyễn Văn Cừ – Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Dân
sự 2015 của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Cơng an nhân dân.
Trong tài liệu này, tác giả đã bình luận từng điều luật cụ thể về hợp đồng vì lợi ích
của người thứ ba, cụ thể tác giả đã đề cập tới mối quan hệ giữa người thứ ba và các
bên, khẳng định người thứ ba không phải là một bên trong hợp đồng. Bên cạnh đó,
tác giả cịn đặt nhiều giả thiết về quyền từ chối của người thứ ba và cho rằng điều
luật quy định vẫn chưa thực sự rõ ràng, đã giới hạn ý chí của người thứ ba và hạn
chế quyền sửa đổi, bổ sung hợp đồng của các bên giao kết. Nội dung của bình luận
khoa học trên đã khái quát được những bất cập trong quy định của pháp luật, tuy
nhiên vẫn chưa nghiên cứu thật sâu rộng và đưa ra kiến nghị cụ thể.

- Bài báo, tạp chí
+ Ngơ Quốc Chiến (2015), “Một số kiến nghị về chế định hợp đồng vì lợi ích
của người thứ ba trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)”, Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, số 08. Tác giả đã nêu ra được những điểm bất cập trong quy định về hợp


4

đồng vì lợi ích của người thứ ba trong vấn đề về cách hiểu hợp đồng vì lợi ích của
người thứ ba, phân biệt hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba với một số giao dịch
dân sự khác có sự xuất hiện của người thứ ba. Bên cạnh đó, tác giả đưa ra những bất
cập về định nghĩa về “người thứ ba”, trách nhiệm của người thứ ba, hướng sửa đổi
hợp đồng và vấn đề về người thứ ba hoặc hoàn cảnh của người thứ ba thay đổi.
+ Nguyễn Ngọc Khánh (2011), “Hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3”, Tạp
chí Tồ án nhân dân, số 10/2011. Trong bài viết này, tác giả đã phân tích một cách
khái quát một số khái niệm trong mối quan hệ hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba.
Đồng thời, tác giả đã đưa ra một số bất cập trong quy định về vấn đề này trong quy
định của Bộ luật Dân sự như: việc bắt buộc phải huỷ hợp đồng khi người thứ ba
không đồng ý thụ hưởng, người thứ ba khơng có quyền u cầu thực hiện nghĩa vụ
cho đến khi tranh chấp được giải quyết… Tuy nhiên, bài viết chỉ dừng lại ở phạm vi
nêu ra và phân tích ngắn gọn về một vài vấn đề nhất định trong quy định về hợp
đồng vì lợi ích của người thứ ba mà chưa đưa ra giải pháp, hướng giải quyết cụ thể
đối với vấn đề này.
+ Kiều Thị Thùy Linh (2014), “Hợp đồng dịch vụ vì lợi ích của người thứ ba
theo pháp luật dân sự hiện hành”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 4. Trong bài
viết này, tác giả đã khái quát được một số đặc điểm của hợp đồng vì lợi ích của
người thứ ba. Thơng qua đó, tác giả cũng nêu lên được những điểm bất cập của các
quy định pháp luật khi điều chỉnh về hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba và đưa ra
những kiến nghị cụ thể trong từng điều luật áp dụng. Tuy nhiên, với phạm vi một
bài báo bị giới hạn về độ dài, tác giả chỉ đưa ra cái nhìn tổng quan chung cho từng

vấn đề mà vẫn chưa đi sâu vào từng vấn đề cụ thể như chưa phân tích được ý nghĩa
và nội hàm của các điều luật quy định về vấn đề này.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên phần lớn đã nêu lên được những
bất cập trong quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và Dự thảo sửa đổi Bộ luật Dân sự
2005, đã đưa ra kiến nghị thông qua việc đi sâu vào nghiên cứu các vụ việc dân sự
liên quan trên thực tế. Tuy nhiên, do các cơng trình trên chỉ được thể hiện dưới hình
thức bài viết tạp chí nên vẫn chưa thực sự có thể đi sâu vào phân tích vấn đề một
cách cụ thể. Chính vì vậy, tác giả nhận thấy cần có một cơng trình nghiên cứu có
cách nhìn tổng quan hơn để góp phần hồn thiện các quy định của pháp luật liên
quan đến vấn đề này. Do đó, tác giả lựa chọn tiến hành nghiên cứu về vấn đề “Hợp
đồng vì lợi ích của người thứ ba” để làm đề tài luận văn thạc sĩ.
- Tài liệu nước ngoài


5

Các tài liệu có liên quan đến hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba trong pháp
luật nước ngồi là khá đa dạng, phong phú, chủ yếu ở hình thức là các bài viết trên
các tạp chí khoa học pháp lý, sách chuyên khảo… Sau quá trình tìm hiểu ban đầu,
tác giả đã tổng hợp được một số nguồn tài liệu nước ngồi về hợp đồng vì lợi ích
của người thứ ba như sau:
+ International Institute for the Unification of Private Law (2016),
UNIDROIT Principles of International Commercial Contracts 2016, International
Institute for the Unification of Private Law (UNIDROIT), Rome.Mục 2 Chương 5
của Bộ Nguyên tắc UNIDROIT đã xây dựng một số quy định mẫu cho vấn đề
quyền của bên thứ ba trong hợp đồng, đưa ra các bình luận, cũng như các tình
huống minh họa cho các quy định trên. Các quy định trên có một số điểm khác biệt
với các quy định trong pháp luật Việt Nam rất đáng để xem xét.
+ Daniel Visser, Samantha Cook (2008), “Contracts for the Benefit of Third
Parties in South Africa – Investigating an Alternative Approach”, 26 Comp. Stud.

Cont'l & Anglo-Am. Legal Hist. 395. Trong bài viết này, các tác giả đã đưa ra các
phân tích liên quan đến hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba trong pháp luật Nam
Phi, đồng thời các tác giả cũng đã đưa ra một góc nhìn khác trong việc bảo vệ
quyền lợi của người thứ ba trong dạng hợp đồng này. Bài viết giúp tác giả có một
cái nhìn tổng quan về các quy định trong pháp luật Nam Phi liên quan đến hợp đồng
vì lợi ích của người thứ ba.
+

加賀山茂, “第三者のためにする契約の位置づけ: 典型契約とは異

な, 契約総論に規定されている理由は何か?”, 明治学院大学法科大学院ロー

レビュー [tạm dịch: Kagayama Shigeru, “Vị trí của hợp đồng vì lợi ích của người
thứ ba: những khác biệt với hợp đồng cổ điển, lý do quy định trong phần tổng luận
hợp đồng là gì?”, Tạp chí Pháp luật Đại học Meiji]. Tài liệu này phân tích các đặc
điểm cũng như các quy định về hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba trong pháp luật
dân sự Nhật Bản, góp phần giúp tác giả có thêm nền tảng để hiểu rõ hơn các quy
định về hợp đồng này trong pháp luật Nhật Bản.
+ 道垣内弘人 (2019), リーガルベイシス民法入門 (第 3 版),日本経済新
聞出版社 [tạm dịch: Hiroto Dogauchi (2019), Giới thiệu về cơ sở pháp lý Luật Dân
sự (tái bản lần 3), Nxb. Nikkei]. Nội dung quyển sách đề cập một cách khái quát
các vấn đề liên quan đến pháp luật dân sự Nhật Bản, bao gồm cả vật quyền và trái
quyền. Ở phần trái quyền, tác giả cũng đề cập đến một số vấn đề khái qt liên quan
đến “Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba”.


6

3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cũng như các quy
định của pháp luật hiện hành về hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Bên cạnh đó,
do cơng trình nghiên cứu cịn tiến hành phân tích, đánh giá vấn đề thông qua thực
tiễn áp dụng pháp luật trong và ngồi nước nên mục đích của đề tài cịn là tìm ra
những điểm bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam, từ đó đưa ra những
kiến nghị để hoàn thiện quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 về vấn đề “Hợp đồng
vì lợi ích của người thứ ba”. Hơn nữa, cơng trình nghiên cứu cịn nhằm giúp cho
các chủ thể có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia
xác lập, thực hiện, chấm dứt hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Đề tài cũng là cơ
sở để các cơ quan áp dụng pháp luật có thể vận dụng một cách chính xác và tốt nhất
các quy định liên quan đến “Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba”.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề sau đây:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về hợp đồng vì lợi ích của người
thứ, như: khái niệm hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, các điều kiện xác lập hợp
đồng vì lợi ích của người thứ ba, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp đồng
vì lợi ích của người thứ ba.
- Nghiên cứu các quy định liên quan đến hợp đồng vì lợi ích của người thứ
ba trong hệ thống pháp luật của Việt Nam cũng như một số quốc gia trên thế giới và
đối chiếu, so sánh với các quy định của pháp luật Việt Nam đề học hỏi những điểm
tiến bộ trong các quy định về hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba.
- Trên cơ sở những bất cập cũng như những điểm tiến bộ đã được xác định,
đề xuất những kiến nghị, giải pháp pháp lý cụ thể trong việc sửa đổi, bổ sung các
qui định pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba,
đồng thời xác định cơ sở lý luận và thực tiễn cần thiết làm căn cứ cho việc đề xuất
những kiến nghị và giải pháp cụ thể đó.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về các quy định trong chế định
hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, cụ thể là quyền và nghĩa vụ của người thứ ba
cũng như các bên trong hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam. Bên cạnh đó,

tác giả cũng nghiên cứu các quy phạm liên quan đến hợp đồng vì lợi ích của người
thứ ba trong hệ thống pháp luật các quốc gia để có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề
này. Từ đó, đề tài nêu ra thực trạng áp dụng các quy định liên quan đến hợp đồng vì


7

lợi ích của người thứ ba ở Việt Nam cũng như một số quốc gia nhằm chỉ ra các
điểm bất cập trong việc áp dụng. Cuối cùng, đề tài được hoàn thiện với tinh thần
kiến nghị xây dựng các quy định về hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba tiến bộ,
hoàn thiện hơn.
Về văn bản pháp luật: Nội dung của đề tài chủ yếu nghiên cứu các quy định
liên quan đến hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba trong BLDS 2015 cũng như so
sánh, đối chiếu các quy định tương ứng trong các BLDS trước đó của Việt Nam
(BLDS 1995, BLDS 2005). Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành nghiên cứu các quy
định liên quan đến hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba trong các văn bản pháp luật
nước ngoài nhằm học hỏi kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề theo “chiều dọc” nhằm làm rõ hơn các nội dung
liên quan đến hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Trong mỗi chương tác giả giải
quyết dứt điểm một vấn đề lớn từ góc độ lý luận, thực tiễn cũng như đưa ra đề xuất
hồn thiện pháp luật. Do đó, đối với từng chương, luận văn đã vận dụng nhiều
phương pháp nghiên cứu khác nhau để có thể phân tích, lý giải, giúp người đọc hiểu
rõ hơn các vấn đề mà tác giả đưa ra, cụ thể như sau:
- Phương pháp tổng hợp được sử dụng xuyên suốt nội dung đề tài với mục
đích cung cấp đầy đủ nhưng có chọn lọc các quy định pháp luật Việt Nam, những
vụ việc tranh chấp trong thực tiễn và các quy định pháp luật nước ngồi liên quan
trực tiếp đến hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba.
- Phương pháp phân tích được sử dụng xuyên suốt đề tài nhằm giải thích rõ
quy định pháp luật hiện hành, khai thác các vấn đề pháp lý phát sinh trong những vụ

tranh chấp thực tế và lý giải các đề xuất của tác giả khi giải quyết từng nội dung
trong mỗi chương.
- Phương pháp so sánh được sử dụng tác giả trình bày từng vấn đề pháp lý và
so sánh với pháp luật Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản, Bộ Nguyên tắc Unidroit về
Hợp đồng thương mại quốc tế.
- Phương pháp biện chứng được sử dụng với mục đích xem xét sự phản ánh
và mối liên hệ qua lại giữa quy định với thực tiễn áp dụng.
- Trong quá trình tìm hiểu thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề ở Chương 2
và Chương 3, tác giả sử dụng phương pháp bình luận án cũng là phương pháp quan
trọng nhất để nhìn nhận vấn đề pháp lý trong từng vụ việc liên quan đến đề tài, từ
đó kết luận được thực trạng áp dụng pháp luật tại Việt Nam.


8

6. Dự kiến điểm mới của đề tài
Đề tài nghiên cứu đóng vai trị là một cơng trình nghiên cứu có hệ thống về
các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, đề tài cũng
đưa ra các kiến nghị và định hướng đóng vai trị là cơ sở khoa học cho việc xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, góp phần giúp giải quyết các vấn
đề bất cập liên quan đến hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, tạo điều kiện thuận
lợi hơn cho các chủ thể khi tiến hành trao đổi lợi ích trong nền kinh tế thị trường.
Cụ thể đề tài dự kiến sẽ đưa ra được một số đóng góp sau:
Thứ nhất, thơng qua việc nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về hợp đồng
vì lợi ích của người thứ ba trong các tài liệu liên quan trong nước và ngoài nước, đề
tài có thể chỉ ra được những điểm chưa rõ ràng trong việc hiểu và áp dụng các quy
định liên quan đến hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba trên thực tiễn áp dụng pháp
luật. Từ đó tạo cơ sở khoa học tốt hơn để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.
Thứ hai, đề tài nghiên cứu các quy định liên quan đến hợp đồng vì lợi ích
của người thứ ba trong các văn bản pháp luật nước ngồi, đồng thời tìm hiểu cách

hiểu của các quy định này thơng qua các bản ản, án lệ có liên quan trong pháp luật
dân sự của một số quốc gia nhằm so sánh với các quy định trong BLDS Việt Nam.
Từ đó, xem xét những điểm khác biệt cũng như thiếu sót trong các quy định của
BLDS Việt Nam và đưa ra những đề xuất, kiến nghị phù hợp để hồn thiện các quy
định liên quan đến hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba.
Tác giả hy vọng những kết quả nghiên cứu trên sẽ giúp luận văn có giá trị
tham khảo hữu ích cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà nghiên cứu và
người học liên quan đến các vấn đề về hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba
trong pháp luật dân sự Việt Nam
Chương 2. Điều kiện xác lập hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba trong pháp
luật dân sự Việt Nam
Chương 3. Quyền của người thứ ba trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ
ba trong pháp luật dân sự Việt Nam


9

CHƯƠNG 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG VÌ LỢI ÍCH CỦA
NGƯỜI THỨ BA TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là một dạng hợp đồng rất đặc thù trong
pháp luật dân sự. Xuất phát từ việc tồn tại một bên thụ hưởng khác với các bên
trong thoả thuận ban đầu dẫn đến việc hiểu và áp dụng các quy định liên quan đến
dạng hợp đồng này còn nhiều vấn đề khó khăn. Trong nội dung Chương 1, tác giả
sẽ trình bày trước hết là khái niệm của hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba để giúp
người đọc hiểu được một cách khái quát nội dung mà tác giả muốn nghiên cứu. Từ

đó, tác giả sẽ đưa ra các đặc điểm cơ bản của loại hợp đồng này để làm cơ sở cho
việc phân biệt hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba với các hợp đồng thông thường
khác. Cuối cùng, tác giả sẽ đưa ra các ý nghĩa của các quy định về hợp đồng vì lợi
ích của người thứ ba nhằm chỉ ra được tầm quan trọng của việc quy định cũng như
hiểu rõ các quy định về loại hợp đồng này.
1.1. Khái niệm hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba
Hợp đồng là thuật ngữ pháp lý được sử dụng để chỉ các giao dịch dân sự
thông qua việc thỏa thuận để chuyển giao các lợi ích giữa các cá nhân, tổ chức với
nhau trong lĩnh vực luật tư. Từ lâu, hợp đồng được xem là công cụ pháp lý quan
trọng và phổ biến để con người thực hiện các giao dịch nhằm thỏa mãn hầu hết mọi
nhu cầu của mình. Có thể thấy khái niệm “hợp đồng” là một phạm trù đa nghĩa, có
thể được hiểu theo nghĩa khách quan và nghĩa chủ quan. Theo nghĩa khách quan,
hợp đồng được hiểu là một chế định pháp lý quan trọng của pháp luật dân sự, bao
gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong
lĩnh vực trao đổi, dịch chuyển các lợi ích vật chất, dựa trên sự cam kết, thỏa thuận
tự do và tự nguyện giữa các chủ thể có địa vị pháp lý bình đẳng với nhau. Theo
nghĩa chủ quan, “hợp đồng” là một loại giao dịch dân sự làm phát sinh quyền và
nghĩa vụ của các bên tham gia hoặc “là kết quả của việc thỏa thuận, thống nhất ý
chí của các bên, được thể hiện trong các điều khoản cụ thể về quyền và nghĩa vụ
mỗi bên để có cơ sở cũng nhau thực hiện”2. Theo nghĩa này, Điều 385 BLDS năm
2015 (tương tự Điều 388 BLDS năm 2005, nhưng bỏ từ “dân sự” sau từ “hợp
đồng”) đưa ra định nghĩa về hợp đồng như sau: “Hợp đồng là sự thoả thuận giữa
các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Định
nghĩa này tuy ngắn gọn, nhưng đã phản ánh đầy đủ các dấu hiệu pháp lý cơ bản của
hợp đồng, thể hiện đúng bản chất của hợp đồng.
2

Đinh Văn Thanh (1999), “Đặc trưng pháp lý của hợp đồng dân sự”, Tạp chí Luật học, số 4, tr. 19.



10

Trong các tài liệu và giáo trình khác, khái niệm “hợp đồng” cũng được các tác
giả nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong Từ điển Luật học của tác giả
Nguyễn Hữu Quỳnh, hợp đồng được định nghĩa là “sự thỏa thuận giữa các bên có
tư cách pháp nhân hoặc giữa những người có đầy đủ năng lực hành vi nhằm xác
lập, thay đổi, phát triển hay chấm dứt quyền, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên”3.
Trong quyển Bình luận khoa học BLDS 2005 của mình, tác giả Hồng Thế
Liên cịn nói về hợp đồng với những dấu hiệu đầy đủ hơn khi cho thấy được mục
đích của các bên khi tham gia vào quan hệ hợp đồng, các loại nghĩa vụ được hình
thành trong quan hệ hợp đồng, theo đó: “Khi các bên phải chuyển giao tài sản, thực
hiện hoặc không thực hiện một công việc nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu của
nhau trong sinh hoạt, tiêu dùng hoặc trong sản xuất, kinh doanh thì giữa họ hình
thành quan hệ hợp đồng dân sự”4. Tác giả Nguyễn Ngọc Khánh trong Chế định
hợp đồng trong BLDS Việt Nam lại diễn đạt khái niệm hợp đồng với tư cách là một
phạm trù đa nghĩa, được xem xét theo nhiều phương diện, đó là: “Thứ nhất, là căn
cứ, là sự kiện pháp lý – giao dịch dân sự nhằm mục đích xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ; thứ hai, là chính quan hệ nghĩa vụ (nghĩa vụ hợp đồng)
phát sinh từ sự kiện pháp lý – giao dịch dân sự đó; thứ ba, là hình thức ghi nhận
quyền và nghĩa vụ các bên dưới dạng văn bản”5.
Về phương diện lý luận, có thể đưa ra một định nghĩa chung nhất về hợp
đồng như sau: hợp đồng là sự thoả thuận của hai hay nhiều bên nhằm xác lập, thay
đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc chuyển giao quyền sở hữu
hoặc quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản và các lợi ích khác, làm một việc hay không
được làm một việc để thoả mãn lợi ích nhất định của các bên hoặc của người thứ
ba được chỉ định trong hợp đồng6.
Ngay từ tên gọi của hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, cũng đã thấy được
sự khác biệt của nó so với các hợp đồng thông thường. Việc xuất hiện thêm một
“người thứ ba hưởng lợi ích” làm cho các mối quan hệ pháp lý phát sinh từ hợp
đồng này cũng mang những điểm đặc biệt nhất định.Trong lịch sử lập pháp thế giới,

khái niệm hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba đã xuất hiện khá sớm dưới nhiều tên
gọi khác nhau như “khế ước đem lại quyền lợi cho đệ tam nhân” hoặc “cấu ước
cho tha nhân”. Trong pháp luật Việt Nam, khái niệm hợp đồng vì lợi ích của người
thứ ba được ghi nhận tại khoản 5 Điều 402 BLDS 2015: “Hợp đồng vì lợi ích của
Nguyễn Hữu Quỳnh (chủ nhiệm) (1999), Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển bách khoa, tr. 231.
Hoàng Thế Liên (chủ biên) (2009), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2005 (tập 2), Nxb. Chính trị quốc gia, tr.194.
5
Nguyễn Ngọc Khánh (2007), Chế định hợp đồng trong BLDS Việt Nam, Nxb. Tư pháp, tr. 49.
6
Trường Đại học Luật TP.HCM (2018), Giáo trình Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, Nxb. Hồng Đức,
tr. 112.
3
4


11

người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa
vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó”. Khái niệm
này được giữ nguyên từ khoản 5 Điều 405 BLDS 1995 và khoản 5 Điều 406 BLDS
2005, như vậy có thể thấy rằng khái niệm hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba đã
tồn tại khá lâu đời trong pháp luật dân sự Việt Nam. Có thể thấy khái niệm này đã
cho ta thấy được hai đặc điểm của hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là “các bên
giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ” và “người thứ ba được hưởng lợi
ích từ việc thực hiện nghĩa vụ”.
Bàn về khái niệm của “hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba” thì theo tác giả
Vũ Văn Mẫu, “cấu ước cho tha nhân là một khế ước trong đó một người kêu là
người cấu ước thỏa hiệp với một người khác, kêu là người dự hứa rằng người này
sẽ làm một việc gì có lợi cho một đệ tam nhân, kêu là người thụ lợi”7. Một tác giả
khác cũng đưa ra khái niệm hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba như sau: “Khi hợp

đồng được ký kết để người thứ ba hưởng lợi thì được gọi là hợp đồng vì lợi của
người thứ ba”8.
Trên thế giới, hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba cũng được ghi nhận trong
nhiều hệ thông pháp luật. Tư tưởng về hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba cũng đã
xuất hiện từ khá lâu đời. Theo một học giả thì: “Một hợp đồng vì lợi ích của người
thứ ba phát sinh khi hai bên đi vào một thỏa thuận vì lợi ích của một người thứ
ba”9.
Tại Điều 5.2.1 của Bộ nguyên tắc Unidroit cũng đã quy định về Hợp đồng vì
lợi ích của người thứ ba như sau:
“1. Các bên (bên có quyền và bên có nghĩa vụ) có thể chuyển giao bằng
cách biểu hiện hoặc ngầm định một thoả thuận một quyền cho một người thứ ba
(bên hưởng lợi).
2. Sự tồn tại và nội dung quyền lợi của bên hưởng lợi chống lại bên có quyền
được quyết định bởi sự thoả thuận của các bên và là chủ thể của bất kỳ điều kiện
nào hay bất kỳ giới hạn nào theo thoả thuận”.
Theo đó, trong phần bình luận của quy định này cũng đã đưa ra các ví dụ liên
quan đến hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba: Một điều khoản bảo hiểm cho đoàn
xe tải thường được lái bởi nhân viên. Hợp đồng ghi nhận rằng công ty bảo hiểm sẽ
chi trả cho bất kỳ ai lái một chiếc xe tải với sự đồng ý của A. Một nhân viên T, đã
Vũ Văn Mẫu (1963), Việt Nam Dân luật lược khảo - Quyển II - Khế ước và nghĩa vụ, Bộ Quốc gia giáo dục xuất bản, tr.
284.
8
Lê Minh Hùng (2015), Hiệu lực của hợp đồng, Nxb. Hồng Đức, tr. 38.
9
David Summers (1982), “Third parties beneficiaries and the Restatement (Second) of Contracts”, Cornell Law Review,
Volume 67, Issue 4, tr. 880.
7


12


gặp tai nạn khi đang lái xe. T sẽ được chi trả dựa theo trách nhiệm của anh ta trong
tai nạn. Hoặc một ví dụ khác, A bán doanh nghiệp của mình cho B với điều kiện là
B sẽ trả cho A 1000 bảng Anh mỗi tháng cho đến hết đời và sẽ trả cho vợ của A, T,
500 bảng Anh mỗi tháng nếu A chết trước cô ấy. A chết, B từ chối trả cho T bất cứ
thứ gì. T được quyền nhận 500 bảng Anh mỗi tháng10.
Trong pháp luật Nhật Bản, lý luận về hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba
dựa trên lý luận về “người thụ hưởng quyền lợi trực tiếp” của pháp luật Đức và
Pháp11. BLDS Nhật Bản hiện hành không ghi nhận trực tiếp khái niệm hợp đồng vì
lợi ích của người thứ ba riêng ra một điều khoản cụ thể như BLDS Việt Nam, tuy
nhiên có thể hiểu được khái niệm này thông qua quy định tại khoản 1 Điều 537 như
sau: “Nếu một bên giao kết trong hợp đồng rằng họ sẽ thực hiện một công việc đối
với bất kỳ người thứ ba nào, người thứ ba này sẽ có quyền u cầu thực hiện cơng
việc đó một cách trực tiếp đối với bên có nghĩa vụ”. Theo một tác giả thì đây là loại
hợp đồng khi mà một bên thứ ba khác với các bên trong hợp đồng có các quyền dựa
trên hợp đồng giữa các bên. Về cơ bản một hợp đồng sẽ tạo ra các quyền và nghĩa
vụ chỉ giữa các bên trong hợp đồng, nhưng quyền lợi có thể được chuyển cho một
bên thứ ba bởi một thoả thuận đặc biệt12.
Ở Nam Phi, theo quan điểm của học giả C. De Wet thì “Một thoả thuận vì
lợi ích của một bên thứ ba là một sự thoả thuận giữa hai chủ thể... mà theo đó một
bên (bên có nghĩa vụ) tự ràng buộc mình với một người khác (bên có quyền) và một
người thứ ba... để trao quyền cho người thứ ba”13. Định nghĩa này đã làm rõ được
sự khác biệt giữa đại diện và một hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Có thể thấy
ở đây bên có nghĩa vụ tự mình ràng buộc với cả bên có quyền và người thứ ba, mà
khơng chỉ riêng với một người thứ ba như trong trường hợp mà bên có quyền đóng
vai trị là người đại diện của người thứ ba, và uỷ quyền cho người thứ ba thay mặt
mình).
Nhìn chung, các khái niệm trên đều chỉ ra được các điểm đặc trưng của dạng
hợp đồng này chính là việc các bên tiến hành thỏa thuận để chuyển giao một lợi ích
cho người thứ ba thụ hưởng. Xuất phát từ các khái niệm trên thì có thể rút ra được

trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba có sự xuất hiện của các đối tượng sau:
Bộ nguyên tắc Unidroit về Hợp đồng thương mại quốc tế, truy cập ngày 29/3/2019.
11
Xem thêm 春田一夫 (2003), 第三者のためにする契約の法理, 信山社出版株式会社, 141 – 143 頁参照 [tạm dịch:
Haruo Kazuo (2003), Ngun tắc pháp lý của hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, Nxb. Shinkan, tr. 141 – 143].
12
Hiroto
Dogauchi,
Outline
of
Contract
Law
in
Japan,
truy cập ngày 25/3/2019.
13
Daniel Visser, Samantha Cook (2008), “Contracts for the Benefit of Third Parties in South Africa – Investigating an
Alternative Approach”, 26 Comp. Stud. Cont'l & Anglo-Am. Legal Hist. 395, tr. 397.
10


13

bên có quyền, bên có nghĩa vụ và người thứ ba. Mặc dù hiện nay khơng có một quy
định cụ thể nào để giải thích nhưng có thể hiểu bên có quyền và bên có nghĩa vụ là
hai bên trong một hợp đồng – tương tự như các bên trong một hợp đồng thông
thường.
Trên thực tế, ta thường gặp hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba dưới hình
thức của của hợp đồng bảo hiểm (điển hình nhất là hợp đồng bảo hiểm nhân thọ).
Ví dụ trong một số bản án liên quan đến hợp đồng bảo hiểm như sau: Ơng Liêm ký

hợp đồng bảo hiểm thơng qua hình thức hồ sơ yêu cầu bảo hiểm nhân thọ với mức
bảo hiểm là 300.000.000 đồng với Công ty Prudential Việt Nam và chỉ định người
thụ hưởng là bà Trên14; hoặc trong một bản án khác liên quan đến hợp đồng bảo
hiểm nhân thọ giữa ông Hồ và Công ty Prudential Việt Nam và chỉ định người thụ
hưởng là bà Thanh15. Trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, có thể thấy ở đây tồn tại
bên có quyền và bên có nghĩa vụ là người đi mua bảo hiểm và công ty bảo hiểm và
có sự thoả thuận giữa hai để người thứ ba được thụ hưởng lợi ích.
Tóm lại, trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, xuất hiện hai quan hệ:
Thứ nhất, quan hệ giữa các bên trong hợp đồng với nhau. Thứ hai, quan hệ giữa các
bên trong hợp đồng với người thứ ba, đây là một quan hệ khơng có đền bù, người
thứ ba là người được hưởng lợi mà khơng cần phải có một vật đánh đổi, hay nói
cách khác đây là một quan hệ đơn vụ. Trong mối quan hệ này, chỉ có một bên có
quyền (người thứ ba) và một bên có nghĩa vụ (các bên trong hợp đồng)16. Trên cơ
sở những vấn đề lý luận và pháp lý về khái niệm hợp đồng và các đặc trưng cơ bản
của người thứ ba hưởng lợi, có thể hiểu hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba một
cách khái quát như sau: Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là sự thỏa thuận giữa
hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự; trong
đó xác định người thứ ba được hưởng lợi ích phát sinh từ việc thực hiện hợp đồng.
1.2. Đặc điểm của hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba
Bên cạnh các đặc điểm chung của một hợp đồng thì có thể đưa ra được một
số đặc điểm cơ bản của loại hợp đồng này như sau:
Thứ nhất, hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là sự thỏa thuận và thống
nhất ý chí của các bên nhằm chuyển giao một lợi ích nhất định cho người thứ ba
thụ hưởng.

14

Án lệ số 23/2018/AL (xem Phụ lục 1).
Bản án số 59/2007/KDTM-PT ngày 25-6-2007 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại TP. Hồ Chí Minh (xem
Phụ lục 2).

16
Ngơ Quốc Chiến, Nguyễn Thị Quỳnh Yến (2016), “Người thứ ba trong Bộ luật dân sự năm 2015”,
truy cập ngày 25/3/2019.
15


14

Trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, chủ thể xác lập và thực hiện
gồm có: bên có quyền (bên khơng có nghĩa vụ trực tiếp đối với người thứ ba) và
bên có nghĩa vụ (bên khơng có nghĩa vụ trực tiếp đối với người thứ ba). Điều kiện
đầu tiên để xác lập một hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hai bên tiến hành
thoả thuận với nhau về việc bên có nghĩa vụ sẽ thực hiện một cơng việc có lợi cho
người thứ ba. Có thể xem mối quan hệ giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ cũng
tương tự như trong các hợp đồng thơng thường, ngoại trừ việc bên có nghĩa vụ sẽ
không thực hiện nghĩa vụ trực tiếp đối với bên có quyền mà thực hiện nghĩa vụ đối
với người thứ ba.
Có thể thấy một trong những bản chất của hợp đồng là phải tồn tại sự thỏa
thuận giữa các bên. Con người ln có những mong muốn, nguyện vọng hướng tới
những lợi ích cho bản thân mình. Những mong muốn, nguyện vọng đó chính là
những ý chí tồn tại trong tiềm thức của mỗi người. Nhưng ý chí nếu chỉ tồn tại
trong tiềm thức thì con người khơng thể nào đạt được những lợi ích cho bản thân
mình trên thực tế, vì vậy ý chí cần phải được bày tỏ ra, được công nhận bởi những
người khác. Khi hai hay nhiều chủ thể cùng bày tỏ ý chí của mình, cùng nhau trao
đổi, bàn bạc, thương lượng và cùng nhau đi đến một sự đồng thuận thì nhằm đạt
được những lợi ích nhất định đó chính là sự thỏa thuận giữa các bên. Sự thỏa thuận
này tạo ra những quyền và nghĩa vụ được pháp luật thừa nhận, có giá trị pháp lý
ràng buộc các bên thì được gọi là “hợp đồng”. Do đó, mặc dù trong luật thực định
và trong lý luận có nhiều định nghĩa khác nhau về hợp đồng, nhưng chung quy lại,
tất cả các định nghĩa đó đều thể hiện một quan điểm nhất quán đó là ln xem sự

thỏa thuận giữa các bên là một trong các yếu tố thể hiện bản chất của hợp đồng.
Thơng qua khái niệm hợp đồng ở trên, có thể thấy rằng về cơ bản, hợp đồng
mang bản chất là một thỏa thuận và thỏa thuận này tạo ra sự ràng buộc pháp lý giữa
các bên. Khi các bên tiến hành xác lập một quan hệ hợp đồng thì họ cũng mong
muốn phải phát sinh “sự ràng buộc pháp lý” và mong muốn bên kia phải thực hiện
các nghĩa vụ tương ứng để họ có thể nhận được lợi ích từ hợp đồng. Như vậy, khi
các bên tiến hành thỏa thuận để tạo lập một hợp đồng thì các bên mong muốn hợp
đồng này phát sinh hiệu lực.
Có thể hiểu hiệu lực của hợp đồng là “giá trị pháp lý của hợp đồng làm phát
sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, và giá trị pháp lý ràng buộc các
bên tham gia hợp đồng phải tôn trọng và thi hành nghiêm túc các quyền và nghĩa
vụ đó”17. Hiệu lực đóng một vai trị rất quan trọng trong quan hệ hợp đồng, có thể

17

Lê Minh Hùng (2015), tlđd (8), tr. 31.


15

được xem như “hơi thở hay linh hồn18” của con người, một hợp đồng khơng có
hiệu lực thì cũng khơng có giá trị pháp lý. Về mặt bản chất, hiệu lực của hợp đồng
bao gồm hai dấu hiệu: giá trị pháp lý của hợp đồng và hiệu lực ràng buộc mang tính
cưỡng chế của hợp đồng đối với các bên.
Về mặt nguyên tắc, hiệu lực của hợp đồng chỉ ràng buộc đối với các bên
tham gia vào giao kết. Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng có những ngoại lệ nhất định
mà theo đó hợp đồng cịn có giá trị pháp lý đối với một số chủ thể khác. Đây được
coi là nguyên tắc hiệu lực tương đối của hợp đồng. Trong một hợp đồng, không chỉ
bao gồm các bên trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào thỏa thuận thông qua người
đại diện hợp pháp mà sẽ cịn có sự xuất hiện của những chủ thể khác. Có thể kể đến

các trường hợp cơ bản sau:
(i) Người kế vị pháp lý
Theo một tác giả thì, “người kế vị pháp lý khơng phải là người thứ ba bên
ngồi hợp đồng, mà là người thay thế tư cách pháp lý của chủ thể hợp đồng để trở
thành người thứ ba một bên chủ thể của hợp đồng đó”19. Người kế quyền, hay cịn
gọi là người kế vị pháp lý, gồm có: Người thừa kế, người được chỉ định hưởng toàn
bộ di sản, người được chỉ định hưởng một phần di sản và người được hưởng một
quyền nhất định từ người khác (có thể là một vật quyền hoặc một trái quyền nào
đó)20. Như vậy, trong trường hợp này, xuất hiện một người thứ ba sẽ là người thay
thế việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của một chủ thể trong một hợp đồng được xác
lập bởi các bên. Trong BLDS có thể liệt kê một số trường hợp như: chuyển giao
quyền yêu cầu hoặc chuyển giao nghĩa vụ từ Điều 365 đến Điều 371 BLDS 2015);
các trường hợp hợp nhất, sát nhập, chia tách, chuyển đổi hình thức pháp nhân (từ
Điều 88 đến Điều 92 BLDS 2015); thừa kế tài sản có kèm theo quyền và nghĩa vụ
của người chết để lại (Điều 615 BLDS 2015).
Điểm khác biệt cơ bản giữa người kế vị pháp lý trong các trường hợp này khi
thực hiện các quyền và nghĩa vụ so với các chủ thể xác lập hợp đồng là:
+ Thứ nhất, có những loại nghĩa vụ mà theo quy định của pháp luật, các chủ
thể phải tự mình thực hiện và khơng được phép chuyển giao. Ví dụ: theo quy định
tại khoản 3 Điều 422 BLDS 2015 thì hợp đồng chấm dứt khi cá nhân giao kết hợp
đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do
chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện; hoặc trong chuyển giao quyền yêu cầu thì
Lê Minh Hùng (2015), tlđd (8), tr. 28.
Lê Minh Hùng (2015), tlđd (8), tr. 34.
20
Vũ Văn Mẫu (1963), tlđd (7), tr. 273.
18
19



16

pháp luật cũng quy định một số loại quyền yêu cầu cũng không được phép chuyển
giao như quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín (khoản 1 Điều 365 BLDS 2015).
+ Thứ hai, khác với việc khi một bên thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng mà
mình giao kết, sự kế vị pháp lý thơng qua phương thức thừa kế di sản thì người thừa
kế trong trường hợp này không phải thực hiện bằng tồn bộ tài sản của mình mà chỉ
phải thực hiện trong phạm vi giới hạn của phần di sản mà mình được hưởng (khoản
1 Điều 615 BLDS 2015).
(ii) Người thứ ba hồn tồn khơng tham gia vào q trình xác lập giao dịch
Khác với trường hợp trên, mặc dù có xuất hiện người thứ ba nhưng người
thứ ba này lại thay thế vị trí của một bên trong giao dịch ban đầu, và thực chất họ sẽ
có tất cả các quyền và nghĩa vụ như chủ thể mà họ thế vị trí. Ở đây, người thứ ba
lúc này hồn tồn là một người ngồi cuộc, khơng tham gia vào q trình giao kết
hợp đồng cũng khơng phải là một người kế vị pháp lý của các bên. Như vậy, câu
hỏi đặt ra ở đây là họ có bị ràng buộc bởi hợp đồng giữa các bên hay khơng? Hay
nói cách khác, họ có thể được hưởng các quyền lợi từ hợp đồng hay phải thực hiện
các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng khơng?
Pháp luật La Mã nhìn chung từ chối thừa nhận hiệu lực của những thoả thuận
liên quan đến việc người thứ ba được chỉ định để nhận quyền 21. Xuất phát từ một
nguyên tắc cơ bản trong hệ thống thông luật là học thuyết về hiệu lực tương đối
trong hợp đồng (Privity of Contract). Theo đó, học thuyết này ghi nhận rằng bất cứ
bên thứ ba nào, mà rõ ràng là khơng hề có liên quan đến hai bên, khơng có quyền để
tiến hành khởi kiện chống lại các bên này trong hợp đồng cho dù anh ta là người thụ
hưởng. Ngồi bên có quyền và bên có nghĩa vụ, tất cả chủ thể này tạo ra người thứ
ba. Do đó, người thứ ba khơng thể kiện các bên trong hợp đồng về việc thực hiện
điều khoản thụ hưởng trong hợp đồng22. Một tài liệu khác cũng ghi nhận khái niệm
về học thuyết tương đối của hợp đồng như sau: “một hợp đồng không thể (như một
nguyên tắc chung) chuyển giao các quyền hoặc áp đặt các nghĩa vụ phát sinh từ nó

liên bất kỳ người nào, ngoại trừ các bên của nó”23. Đây cũng chính là nguyên tắc
chung về hợp đồng được thừa nhận trong nhiều hệ thống pháp luật, “nguyên tắc
Anka Ernes (2012), “Third party rights and Contractual Groupings vs Privity of Contract in Commercial Contract
Law”, European Journal of Commercial Contract Law, no. 2/3, tr. 15.
22
Sakshi Agarwal, Doctrine of Privity of Contract & its Exceptions, truy cập ngày 20/7/2019.
23
Hugh Beale (2012), Chitty on Contracts, London: Sweet & Maxwell, 31st edition, tr. 1374.
21


17

chung của học thuyết tương đối của hợp đồng là chỉ có các bên trong một hợp đồng
mới có thể có các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng đó. Điều này kéo theo rằng nếu
bạn không phải là một bên trong hợp đồng thì bạn khơng thể khởi kiện trên nó,
hoặc bị kiện bởi nó”24.
Sự tồn tại của học thuyết này chính là vấn đề gây ra khó khăn trong việc giải
quyết các vấn đề liên quan đến hợp đồng khi có sự xuất hiện của người thứ ba. Nội
dung gây tranh cãi là việc liệu người thứ ba có thể, theo một hợp đồng, được trao
quyền khởi kiện cho việc thực hiện một thoả thuận được tạo lập vì lợi ích của người
thứ ba khi mà người thứ ba khơng phải là một bên trong thoả thuận, vì họ khơng có
đóng góp gì trong thoả thuận, do đó khơng nên có quyền được buộc thực hiện thoả
thuận. Theo định nghĩa, “luật hợp đồng là về sự bắt buộc thực hiện các lời hứa trao
đổi bởi các bên tự nguyện đồng ý và đóng góp vào thoả thuận có chứa những nội
dung quan trọng để chỉ ra các bên trao đổi”25. Học thuyết tương đối của hợp đồng
đóng vai trò quan trọng là chỉ ra được các bên trong thoả thuận, nhưng không chỉ ra
được ai là người được hưởng lợi từ nó. Thơng thường, người được hưởng lợi sẽ là
một bên trong thoả thuận, nhưng trong những trường hợp mà mục đích của sự trao
đổi là để trao lợi ích cho một người thứ ba, ở đây tồn tại khó khăn là liệu người này

có quyền khởi kiện để u cầu thực hiện khơng. Có thể thấy học thuyết tương đối
của hợp đồng nhấn mạnh nguyên tắc rằng chỉ có những bên trong thoả thuận, người
mà đã cho một thứ gì đó, mới có thể khởi kiện thực hiện hợp đồng để nhận lại thứ
gì đó.
Từ đó, học thuyết này đã trở thành một rào cản đối với việc thực hiện một
hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba bởi người thứ ba. Học thuyết này cũng trở
thành một đối tượng bị phê bình rất nhiều bởi các thẩm phán ở Anh, Canada và Úc.
Nhiều lời kêu gọi sửa đổi học thuyết này được đưa ra bởi các cơ quan lập pháp26.
Kết quả là các Toà án và các nhà lập pháp đã soạn ra một số lượng lớn “ngoại lệ”
cho học thuyết này. Có rất nhiều ngoại lệ đối với nguyên tắc chung trong học thuyết
về hợp đồng. Những ngoại lệ được thừa nhận phần lớn như: sự tín chấp, đại diện,
hợp đồng thế chấp, thoả thuận hạn chế về đất và bảo hiểm. Một học giả cũng cho
rằng: “Toà án đã tách rời khỏi các nội dung với cơ chế hoạt động cứng nhắc của

24

Stefan Fafinski and Emily Finch (2010), Law Express: Contract Law, Pearson Longman, tr. 52.
Hugh Beale (2012), tlđd (23), tr. 1374.
26
John McCamus (2001), “Loosening the Privity Fetters: Should Common Law Canada Recognize Contract for the
Benefit of third parties”, The Canadian Business Law journal, Volume 35, No 2, tr. 176.
25


18

học thuyết này. Sự gia tăng các ngoại lệ dẫn đến việc áp dụng pháp luật trở nên khó
khăn hơn, và khơng ngạc nhiên rằng đã có nhiều ý kiến sửa đổi pháp luật”27.
Để làm rõ vấn đề này, ta có thể liên hệ đến hệ thống pháp luật của Hong
Kong, lý do là vì đây là một quốc gia thừa nhận việc cho phép người thứ ba được

hưởng lợi ích từ hợp đồng khá trễ so với thế giới. Một trong những vấn đề gây khó
khăn cho Hong Kong dẫn đến việc ban hành các quy định về việc cho phép người
thứ ba được hưởng lợi ích từ hợp đồng có phần chậm hơn so với thế giới chính là vì
sự xung đột với học thuyết tương đối về hợp đồng trong hệ thống thông luật. Học
thuyết này đã ngăn bên thứ ba trong một hợp đồng được tiếp nhận và thực hiện một
quyền hay lợi ích mà được chuyển giao từ các bên trong hợp đồng28. Đến Thông tư
hợp đồng về quyền lợi của người thứ ba được ban hành vào năm 2014 của Hong
Kong29 thì các bên trong hợp đồng mới được chuyển giao quyền cho một bên thứ
ba.hợp đồng30. Hong Kong đã thừa nhận việc thay đổi thuyết tư trong hợp đồng và
ghi nhận cho phép các bên được thoả thuận chuyển giao quyền được thụ hưởng lợi
ích từ hợp đồng cho một người thứ ba. Từ hướng giải quyết của Hong Kong có thể
thấy hiện nay đã theo xu hướng mở rộng thuyết tư trong hợp đồng và ghi nhận hợp
đồng vì lợi ích của người thứ ba trong hệ thống pháp luật của mình. Có thể thấy
việc cho phép người thứ ba được hưởng lợi ích từ hợp đồng đã được thừa nhận
trong hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia như một ngoại lệ của thuyết tư trong
hợp đồng.
Như vậy, cùng với sự phát triển của hệ thống pháp lý trên thế giới, hầu hết
các quốc gia hiện nay đã thừa nhận việc khả năng cho phép người thứ ba được
hưởng lợi ích từ hợp đồng. Học thuyết tương đối hay nói cách khác là nguyên tắc
hiệu lực tương đối của hợp đồng cũng đã mở rộng thêm một ngoại lệ, đây cũng

Stefan Fafinski and Emily Finch (2010), tlđd (24), tr. 63.
Ngoài ra, học thuyết này còn ghi nhận rằng: Bên thứ ba khơng thể có một gánh nặng đặt lên họ từ một hợp đồng mà họ
không phải là một bên – Lee Mason (2015), “Enforcing Contracts for the bennefit of third parties: Recent reform of the
Doctrine of Privity”, 45 Hong Kong Law Journal, tr. 13.
29
Xem thêm Contracts (Rights of Third Parties) Ordinance 2016,
truy cập ngày 20/7/2019.
30
Các lý do được đưa ra cho việc ghi nhận này là: Thứ nhất, việc khơng ghi nhận này làm khó khăn cho các bên trong

hợp đồng khi ý chí của họ muốn chuyển giao lợi ích cho bên thứ ba; Thứ hai, học thuyết tương đối của hợp đồng đã
khiến cho các luật liên quan đến nó trở nên q phức tạp vì những cố gắng của phía Tồ án để làm giảm thiểu sự cứng
nhắc này bằng cách phát triển các phương pháp khác; Thứ ba, việc không thừa nhận sẽ dẫn đến tình trạng khó khăn rằng
người bị vi phạm (người thứ ba) không thể khởi kiện, tuy nhiên, bên không chịu thiệt hại (bên có quyền) có thể khởi
kiện; Thứ tư, việc không thừa nhận sẽ gây ra sự không công bằng cho người thứ ba rằng họ phải dựa trên lời đề nghị của
bên có quyền và thay đổi vị thế của mình mà khơng được nhận lợi ích đã được đề nghị, đặc biệt là khi việc thay đổi vị thế
này gây thiệt hại cho họ; Lý do cuối cùng cho việc thay đổi là do có quá nhiều lời phê phán cho học thuyết này rằng nó
khơng hợp lý - Lee Mason (2015), tlđd (28), tr. 16.
27
28


19

chính là cơ sở để hình thành các quy định về hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba
trong hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới.
Thứ hai, trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba có sự xuất hiện của một
người thứ ba thụ hưởng lợi ích.
Một điểm đặc trưng của loại hợp đồng này là có sự tồn tại của người thứ ba
thụ hưởng. Có thể thấy rằng trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba tồn tại ba
chủ thể chính: bên có quyền, bên có nghĩa vụ và người thứ ba. Trong đó, người thứ
ba trong loại hợp đồng này đóng một vai trị quan trọng để xác định bản chất của
hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Người thứ ba có thể song song cùng với một
bên trong hợp đồng được hưởng lợi ích phát sinh từ hợp đồng. Đó có thể là bên mua
trong hợp đồng mua bán, bên thuê dịch vụ trong hợp đồng dịch vụ... Thậm chí, sự
thỏa thuận giữa các bên cịn có thể dẫn tới việc xác định người thứ ba là người thụ
hưởng duy nhất các lợi ích từ hợp đồng trong khi các bên giao kết hợp đồng đều
phải thực hiện nghĩa vụ đối với họ. Đó có thể là các lợi ích về mặt vật chất hoặc
tinh thần nhất định, tùy thuộc vào từng loại đối tượng của hợp đồng.
Theo tác giả Vũ Văn Mẫu khi bàn về mối liên quan giữa người đệ tam thụ lợi

và người dự hứa, tác giả cũng có nhận định: “người dự hứa có nghĩa vụ trực tiếp
đối với người đệ tam thụ lợi. Người này trở nên một trái chủ, mặc dầu y không phải
là một đương sự trong khế ước hoặc một người kế quyền của họ” 31. Liên quan đến
mối quan hệ giữa người đệ tam thụ lợi và người cấu ước, tác giả này cũng cho rằng:
“Người cấu ước khơng có ý định cam kết một nghĩa vụ nào đối với người đệ tam, và
cũng không thể bắt người này phải có một nghĩa vụ nào đối với họ”32. Có thể thấy
thơng qua hai nhận định này, ta cũng thấy được vị trí và vai trị của người thứ ba
trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Một quan điểm cho rằng người thứ ba ở
đây có thể hiểu là người khơng giao kết hợp đồng33. Một tác giả khác cũng lý giải
rằng: Người thứ ba ở đây không phải là khái niệm số thứ tự một, hai, ba mà là khái
niệm pháp lý chỉ người không giao kết hợp đồng34. Hoặc một quan điểm khác như
sau: rất khó để đưa ra khái niệm chính xác về người thứ ba nhưng chúng ta có thể
khẳng định đó khơng là một trong các bên hay là người được đại diện cũng như
không phải là người kế thừa tư cách của một bên trong hợp đồng35. Ngoài ra, cũng
có quan điểm: Người thứ ba trong quan hệ hợp đồng có thể hiểu là người khơng
Daniel Visser, Samantha Cook (2008), tlđd (13), tr. 284.
Vũ Văn Mẫu (1963), tlđd (7), tr. 285.
33
Hoàng Thế Liên (chủ biên) (2009), tlđd (4), tr. 243.
34
Hoàng Thế Liên (chủ biên) (2009), tlđd (4), tr. 243.
35
Đỗ Văn Đại (2018), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án (tập 2), Nxb. Hồng Đức - xuất bản lần thứ
bảy, tr. 399.
31
32


20


giao kết hợp đồng nhưng được hưởng quyền lợi do những người giao kết hợp đồng
mang đến cho mình36.
Hiện nay trong BLDS 2015 khơng có khái niệm người thứ ba trong hợp đồng
vì lợi ích của người thứ ba. Điều này dẫn đến một số khó khăn trên thực tế khi áp
dụng những quy định liên quan đến hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Về cơ bản,
có thể hiểu người thứ ba trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba được sử dụng
nhằm nhấn mạnh hai góc độ: (i) họ khơng phải là “các bên” trong hợp đồng; (ii) họ
không phải là người giao kết hợp đồng mà chỉ là người được hưởng lợi ích từ việc
thực hiện hợp đồng này mà thôi.
Thứ ba, trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, người thứ ba hưởng lợi
ích từ hợp đồng phụ thuộc vào ý chí của các bên và trong phạm vi luật định.
Xuất phát từ việc người thứ ba trong loại hợp đồng này khơng tham gia vào
q trình giao kết hợp đồng nên các lợi ích mà họ được thụ hưởng sẽ phụ thuộc
hồn tồn vào ý chí của các bên giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy
định cho người thứ ba trong trường hợp này một số quyền nhất định nhằm bảo vệ
lợi ích hợp pháp của họ. Theo đó, người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có
nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ, có quyền từ chối thụ hưởng lợi ích và thơng qua sự
đồng ý của mình cho phép các bên trong hợp đồng sửa đổi, hủy bỏ hợp đồng. Các
quyền này được đặt ra với mục đích là để cho người thứ ba có thể tự bảo vệ mình
khi họ đã xác định hưởng lợi ích từ hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận. Các quyền
này thể hiện sự khác biệt của “người thứ ba” trong hợp đồng vì lợi ích của người
thứ ba so với các quy định khác trong BLDS mà cũng có sự xuất hiện của một
người thứ ba. Chỉ khi xác định được thỏa thuận giữa các bên là một hợp đồng vì lợi
ích của người thứ ba thì người thứ ba mới có các quyền này và các quyền này của
họ có thể tác động đến nội dung, hiệu lực hoặc thậm chí dẫn tới việc hợp đồng bị
hủy bỏ. Có quan điểm cho rằng“khi người thứ ba đã tuyên bố chấp nhận lợi ích từ
hợp đồng, thì lợi ích này coi như thuộc khối tài sản riêng của họ và do đó khơng thể
thu hồi lại được nữa”37.
Các đặc điểm của hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba sẽ đóng vai trị quan
trọng để giúp phân biệt loại hợp đồng này với những hợp đồng khác, đặc biệt là

những hợp đồng cũng có xuất hiện người thứ ba. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở để
giúp bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba khi họ xác định sẽ thụ
hưởng lợi ích từ hợp đồng của các bên giao kết.
36
37

Trường Đại học Luật TP.HCM (2017), tlđd (6), tr. 140.
Nguyễn Ngọc Khánh (2011), “Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 10, tr. 4.


×