Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

GA 4 T1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.74 KB, 33 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i><b>Thứ hai ngày 23 tháng 8 năm 2010</b></i>
<b>KĨ THUẬT</b>


<b>VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU </b>

<i><b>(Tiết 1)</b></i>
<b>I.MỤC TIÊU:</b>


- Học sinh biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ
đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.


- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ).
- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : </b>


- Một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu:


- Một số mẫu vải (vải sợi bông, vải sợi pha, vải hoá học, vải hoa, vải kẻ, vải trắng vải màu,…)
và chỉ khâu, chỉ thêu các màu.


- Kim khâu, kim thêu các cỡ. Kéo cắt vải và kéo cắt chỉ.


- Khung thêu tròn cầm tay, phấn màu dùng để vạch dấu trên vải, thước dẹt thước dây dùng
trong cắt may, khuy cài khuy bấm. Một số sản phẩm may, khâu ,thêu.


<b>III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:</b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b>

<b>Hoạt động của học sinh</b>



<b> 1.Ổn định: Kiểm tra dụng cụ học tập</b>
<b> 2.Dạy bài mới:</b>



<i><b> a) Giới thiệu bài:Vật liệu dụng cụ cắt,</b></i>


<i><b>khâu, thêu.</b></i>


b) Hướng dẫn cách làm:


<b> * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát</b>


<b>và nhận xét về vật liệu khâu, thêu.</b>


* Vải: Gồm nhiều loại vải bông, vải sợi
pha, lụa tơ tằm, vải sợi tổng hợp,… với các
màu sắc, hoa văn rất phong phú.


+Bằng hiểu biết của mình em hãy kể tên 1
số sản phẩm được làm từ vải?


-Khi may, thêu cần chọn vải trắng vải màu
có sợi thơ, dày như vải sợi bông, vải sợi pha.
-Không chọn vải lụa, xa tanh, vải ni lơng…
vì những loại vải này mềm, nhũn, khó cắt,
khó vạch dấu và khó khâu, thêu.


* Chỉ: Được làm từ các nguyên liệu như sợi
bông, sợi lanh, sợi hoá học…. và được nhuộm
thành nhiều màu hoặc để trắng.


-Chỉ khâu thường được quấn thành cuộn,


-Chuẩn bị đồ dùng học tập.


-HS quan sát sản phẩm.


-HS quan sát màu sắc.


-HS kể tên một số sản phẩm được làm từ vải.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

còn chỉ thêu thường được đánh thành con
chỉ.


+Kể tên 1 số loại chỉ có ở hình 1a, 1b.
GV:Muốn có đường khâu, thêu đẹp phải
chọn chỉ khâu có độ mảnh và độ dai phù hợp
với độ dày và độ dai của sợi vải.


- GV kết luận nhö SGK.


<b> * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu</b>


<b>đặc điểm và cách sử dụng kéo:</b>


* Kéo:


- Đặc điểm cấu tạo:


- GV cho HS quan sát kéo cắt vải (H.2a) và
kéo cắt chỉ (H.2b) và hỏi :


+Nêu sự giống nhau và khác nhau của
kéo cắt chỉ, cắt vải ?



- GV giới thiệu thêm kéo bấm trong bộ
dụng cụ để mở rộng thêm kiến thức.


- Sử dụng:


- Cho HS quan sát H.3 SGK và trả lời:
+ Cách cầm kéo như thế nào?


-GV hướng dẫn cách cầm kéo .


<b> * Hoạt động 3: Hướng dẫn HS quan sát</b>


<b>và nhận xét một số vật liệu và dụng cụ</b>
<b>khác.</b>


-GV cho HS quan sát H.6 và nêu tên các
vật dụng có trong hình.


-GV tóm tắt phần trả lời của HS và kết
luận.


<b> 3.Nhận xét- dặn dò:</b>


-Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập
của HS.


-Chuẩn bị các dụng cụ may thêu để học
tiết sau.


-HS nêu tên các loại chỉ trong hình SGK.



-HS quan sát trả lời.


-Kéo cắt vải có 2 bộ phận chính là lưỡi kéo và
tay cầm, giữa tay cầm và lưỡi kéo có chốt để
bắt chéo 2 lưỡi kéo. Tay cầm của kéo thường
uốn cong khép kín. Lưỡi kéo sắc và nhọn dần
về phía mũi. Kéo cắt chỉ nhỏ hơn kéo cắt may.
Kéo cắt chỉ nhỏ hơn kéo cắt vải.


-Ngón cái đặt vào một tay cầm, các ngón khác
vào một tay cầm bên kia, lưỡi nhọn nhỏ dưới
mặt vải.


-HS thực hành cầm kéo.


-HS quan sát và nêu tên : Thước may, thước
dây, khung thêu tròn vầm tay, khuy cài, khuy
bấm,phấn may.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>TỐN</b>


<b>ƠN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiết 1)</b>


<b>I.MỤC TIÊU:</b>


- Đọc, viết được các số đến 100 000.
- Biết phân tích cấu tạo số


<b>II.CHUẨN BỊ.</b>



-Vẽ sẵn bảng số trong bài tập 2 lên bảng phụ.


<b>III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC .</b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>
<b>1.Giới thiệu bài mới:</b>


-Hỏi:Trong chương trình Tốn lớp 3, các em
đã được học đến số nào ?


-Trong giờ học này các em sẽ được ôn tập về
các số đến 100 000.


<b>2.Dạy học bài mới:Ôn tập các số đến 100000</b>


*Baøi 1:


-Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài tập và tự
làm vào vở.


- Nhận xét bài của HS.


-Yêu cầu HS nêu quy luật của các các số trên
tia số1a) và các dãy số 1b).


-Phần a:


- Các số trên tia số được gọi là những số gì ?
-Hai số đứng liền nhau trên tia số này thì hơn
kém nhau bao nhiêu đơn vị?



Phần b:


- Các số trong dãy số này gọi là những số gì ?
-Hai số đứng liền nhau trong dãy số này thì
hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?


-Như vậy, bắt đầu từ số thứ hai trong dãy số
này thì mỗi số bằng số đứng ngay trước nó
thêm 1000 đơn vị.


<b>*Bài 2:</b>


-u cầu HS làm bài vào vở.
Nhận xét – Sửa sai ( nếu có).


<b>*Bài 3: </b>


u cầu 1 HS đọc bài mẫu và hỏi :
-Bài Tập yêu cầu chúng ta làm gì ?


-HS tự nêu.
-Lắng nghe.


-Nhiều HS nhắc lại.


-1 HS nêu u cầu và thực hiện vào vở .
-1 HS làm trên bảng lớp.


-Nêu miệng.



-...Gọi là các số tròn chục nghìn.
-10 000 đơn vị.


- Là các số tròn nghìn.


- Hai số đứng liền nhau hơn kém nhau 1000
đơn vị.


- Laéng nghe.


-3 HS lên bảng thực hiện. Cả lớp thực hiện
vào vở.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.


-Nhận xét – sửa sai ( nếu có ).


<b>*Bài 4:( Nếu cịn thời gian)</b>


Hỏi:-Bài tập yêu cầu chúng ta điều gì ?


-Muốn tính chu vi của một hình ta làm thế
nào?


-Nêu cách tính chu vi của hình MNPQ, và
giải thích vì sao em lại tính như vậy?


-Nêu cách tính chu vi của hình GHIK và giải
thích vì sao em lại tính như vậy.



-u cầu HS làm bài vào vở.
- Chấm chữa bài.


<b>3.Củng cố - Dặn dò:</b>


-Nêu nội dung bài vừa học.


-Hoàn thành bài tập nếu chưa làm xong.
-Nhận xét tiết học.


9171 = 9000 + 100 + 70 + 1
3082 = 3000 + 80 + 2


7006 = 7000 +6
3b).


7000 + 300 + 50 + 1 = 7351
6000 + 200 +30 = 6230
5000 + 2 = 5002


-Trả lời cá nhân.Tính chu vi các hình.


-...Ta tính tổng độ dài của các cạnh của hình
đó.


-MNPQ là hình chữ nhật nên khi tính chu vi
của hình này ta lấy chiều dài cộng chiều rộng
rồi lấy kết quả nhân với 2.



-GHIK là hình vng nên tính chu vi của hình
này ta lấy độ dài cạnh của hình vng nhân
với 4.


-HS trình bày bài làm vào vở.


<i>Đáp án:</i>


Chu vi hình tứ giác ABCD:
6+4+3+4 = 17 ( cm)
Chu vi hình chữ nhật QMNP:


( 8+4) x 2 = 24 ( cm)
Chu vi hình vng GHIK:


5 x 4 = 20 ( cm).


-Lắng nghe về nhà thực hiện.


<b>TẬP ĐỌC:</b>


<b>DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU</b>


<b>I.MỤC TIÊU:</b>


<b> - Đọc rành mạch, trơi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật Nhà Trị, Dế</b>


Mèn.


- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lịng nghiã hiệp-bệnh vực người yếu.



- Phát hiện được những lời nói cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn, bước đầu biết
nhận xét về một nhân vật trong bài (trả lời được các câu hỏi trong SGK)


<b>II.CHU ẨN BỊ : </b>


-Bạng phú vieẫt saün cađu, đốn hướng dăn luyn đóc.
-Tp truyn Dê Mèn phieđu lưu ký cụa Tođ Hoài.


<i> III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>1.Mở đầu:</b>


-GV giới thiệu khái quát nội dung chương
trình phân mơn Tập đọc của học kì I lớp 4.
-Yêu cầu HS mở mục lục sgk và đọc tên các
chủ điểm trong sách.


<b>*Giới thiệu: Từ xa xưa cha ông ta đã có</b>


câu:Thương người như thể thương thân….


<b>2.Dạy – học bài mới:</b>


- Yêu càâøu HS nhìn vào tranh của bài Tập đọc
và trả lời câu hỏi :


+Em có biết hai nhân vật trong bức tranh này
là ai, ở tác phẩm nào không ?


+GV cho HS xem tập truyện đã chuẩn bị và


giới thiệu:Tranh vẽ Dế Mèn và chị Nhà Trị.
Dế Mèn là nhân vật chính trong tác phẩm Dế
Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài.


<b> a)Luyện đọc.</b>


- Yêu cầu HS mở sgk 3 HS đọc nối tiếp theo 4
đoạn ( 1 lượt).


+Một hôm...đá cuội


+Chị Nhà Trò … chị mới kể:
+Năm trước ... thịt em.
+Đoạn còn lại.


- Gọi 1 HS đọc phần chú giải.
- GV nhận xét.


-Gọi 2 HS khác đọc toàn bài.
-GV đọc mẫu lần 1.


<b>b)Tìm hiẻu bài và hướng dẫn đọc diễn cảm.</b>


-Truyện có những nhân vật chính nào?
-Kẻ yếu được Dế Mèn bênh vực là ai?


+Vì sao Dế Mèn lại bênh vực chị Nhà Trị?
Chúng ta cùng tìm hiểu câu chuyện để biết
điều đó.



<b>*Đoạn 1:Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.</b>


Hỏi:-Dế Mèn nhìn thấy Nhà Trị trong hồn
cảnh như thế nào ?


-Đoạn 1 ý nói gì ?


-Vì sao Nhà Trị lại gục đầu ngồi khóc tỉ tê
bên tảng đá cuội ? Chúng ta cùng tìm hiểu


-Lắng nghe.


-HS mở sách phần mục lục và đọc theo yêu
cầu của GV.


-Lắng nghe và ghi nhớ.
-HS mở SGK quan sát tranh.
-HS tự trả lời.


-Laéng nghe và theo dõi.


-Thực hiện theo u cầu của GV.
-4 HS đọc một lượt.


-2 HS đọc – Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc lần 2


-2 HS đọc.


-Lắng nghe và cảm thụ.



-HS: Dế Mèn, chị Nhà Trò, Nhện.
+Chị Nhà Trò.


-1 HS đọc thành tiếng – cả lớp đọc thầm.
-Trả lời cá nhân:-Nhà Trị đang gối đầu ngồi
khóc tỉ tê bên tảng đá cuội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

tieẫp đốn 2.


<b>*Đoạn 2. </b>


-u cầu HS đọc thầm lại đoạn 2 và tìm
những chi tiết cho thấy chị Nhà Trị rất yếu
ớt?


-Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi gặp Nhà
Trị?


-Vậy khi đọc những câu văn tả hình dáng,
tình cảnh của chị Nhà Trị, cần đọc với giọng
như thế nào?


- Nhâïn xét cách đọc bài của HS.
-Đoạn văn này nói lên điều gì?
GV kết luận: Tả hình dáng Nhà Trị.


-Yêu cầu HS đọc thầm và tìm những chi tiết
cho thấy Nhà Trò bị Nhện đe dọa ?



Hỏi:-Đoạn này là lời của ai ?


-Qua lời kể của Nhà Trị, chúng ta thấy được
điều gì?


-Khi đọc đoạn này, chúng ta đọc như thế nào
để phù hợp với tình cảnh của Nhà Trò?


- Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn trên.


-Nhận xét – Sửa sai ( nếu có ).Chú ý để sửa
lỗi ngắt giọng cho HS.


<b>*Đoạn 3: -Gọi 1 HS đọc đoạn.</b>


-Trước tình cảnh đáng thương của Nhà
Trị,Dế Mèn đã làm gì ?


-Lời nói và việc làm đó cho em biết Dế Mèn
là người như thế nào ?


-Đoạn cuối bài ca ngợi ai ? Ca ngợi về điều
gì?


-Trong đoạn 3 có lời nói của Dế Mèn, theo
em câu nói đó nên đọc với giọng như thế nào
để thể hiện được thái độ của Dế Mèn ?


-Gọi HS đọc đoạn 3.



-Qua câu chuyện, tác giả muốn nói với chúng
ta điều gì?


-Đó chính là ý chính của bài.
-Gọi 2 HS nhắc lại và ghi bảng.


-1 HS đọc thành tiếng – Cả lớp theo dõi bài
SGK.


-Đọc thầm và trả lời câu hỏi


-Dế Mèn thể hiện sự ái ngại, thông cảm của
Dế Mèn.


-Tự nêu.


-2 HS đọc đoạn 2.


-HS hoạt động nhóm và nêu.
-Nhiều HS nhắc lại.


-Đọc thầm, dùngbút chì để tìm – nêu miệng.
HS lớp bổ sung.


- …của chị Nhà Trò.


-Tình cảnh của chị Nhà Trị khi bị Nhện ức
hiếp.


-HS Hoạt động nhóm và nêu.


-1 HS đọc.


-HS đọc thầm đoạn 3, trả lời.


-Dế Mèn là người có tấm lịng nghĩa hiệp,
dũng cảm, khơng đồng tình với những kẻ độc
ác, cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.


-Đoạn cuối bài ca ngợi tấm lịng nghĩa hiệp
của Dế Mèn.


-HS Hoạt động nhóm tự nêu.


-2 HS đọc.Cả lớp nhận xét để tìm ra cách đọc
hay nhất.


- Tác giả ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa
hiệp, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, xóa bỏ
những bất cơng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

-Trong truyện có nhiều hình ảnh nhân hóa,
em thích hình ảnh nào nhất ? vì sao ?


<b>c)Thi đọc diễn cảm.</b>


- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm cá nhân
đoạn 3 trong bài.


- Gọi HS lớp nhận xét – tun dương.



<b>3.Củng cố - Dặn dò:</b>


-Nội dung chính của bài.


- Câu chuyện ca ngợi Dế Mèn có tấm lịng
nghĩa hiệp, bênh vực kẻ yếu.Các em hãy tìm
đọc tập truyện Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà
văn Tơ Hồi, tập truyện sẽ cho các em thấy
nhiều điều thú vị về Dế Mèn và thế giới của
lồi vật.


Nhận xét tiết học.


-Tự nêu.


-HS xung phong đọc bài.
-Nhận xét.


-Trả lời cá nhân


-Lắng nghe và về nhà thực hiện.


<b>ĐẠO ĐỨC</b>


<b>TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (Tiết 1)</b>
<b>I.MỤC TIÊU:</b>


- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.


- Biết được : Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.


- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.


- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập


<b>II.CHUẨN BỊ:</b>


- GTranh vẽ tình huống trong SGK.
-Bảng phụ – bài tập.


-Học sinh: Thẻ màu xanh, đỏ, vàng.


<b>III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC .</b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>


<b>1. Khởi động: </b> - Hát


<b>2. Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập học sinh.</b>
<b>3. Giới thiệu bài mới: Trung thực trong học</b>


tập (Tiết 1)


<b>* Hoạt động 1:Xử lí tình huống.</b>


<b>Mục tiêu: Học sinh thấy được cần phải trung thực trong học tập.</b>


 <b>Cách tiến hành:</b>


- Yêu cầu học sinh quan sát tranh trong SGK



và đọc nội dung tình huống. - HS thảo luận nhóm đơi ; trả lời.- HS liệt kê các cách giải quyết có thể có
của bạn Long trong tình huống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

a) Mượn tranh ảnh của bạn để đưa cơ giáo
xem.


b) Nói dối cơ là đã sưu tầm nhưng để quên ở
nhà.


c) Nhận lỗi và hứa với cơ sẽ sưu tầm, nộp
sau.


- Hỏi: Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải
quyết nào?


- Các nhóm thảo luận


- Đại diện nhóm trình bày ý kiến.


- Lớp nhâïn xét, trao đổi về mỗi các giải
quyết của các nhóm.


GV kết luận:


- Cách giải quyết (c) là phù hợp, thể hiện tính
trung thực trong học tập.


<b>*Hoạtđộng2: Làm việc cá nhân (BT1 - SGK)</b>
 <b>Mục tiêu: Học sinh xác định được hành vi</b>



trung thực trong học tập.
 <b>Cách tiến hành:</b>


- GV nêu yêu cầu bài tập.


- Hoạt động cá nhân


- Cá nhân suy nghó và làm bài.


- Học sinh trao đổi kết quả tự nhận thức
của mình với bạn ngồi bên cạnh.


- 2 học sinh trình bày trước lớp.
GV kết luận :


- Các việc ( c ) là trung thực trong học tập.
- Các việc ( a ), ( b ), ( d ) là thiếu trung thực
trong học tập.


<b>*Hoạt động 3:Thảo luận nhóm ( BT2 /SGK)</b>


 <b>Mục tiêu: Học sinh biết bày tỏ thái độ</b>
của mình về các hành vi trong học tập.
 <b>Cách tiến hành:</b>


- GV nêu từng ý trong bài tập, yêu cầu h/s tự
lựa chọn để bày tỏ thái độ: tán thành ; phân
vân; không tán thành.


_ Thảo luận nhóm đôi



_ HS bày tỏ thái độ và giải thích lí do lựa
chọn của mình.


- GV kết luận: Ý kiến b, c là đúng ; Ý kiến a
là sai.


- GV yêu cầu h/s nêu ghi nhớ. - HS đọc ghi nhớ trong SGK
<i><b>Hoạt động 4 : Liên hệ bản thân.</b></i>


-GV nêu câu hỏi :


-Em hãy nêu những hành vi của bản thân mà
em cho là trung thực?


-Nêu những hành vi không trung thực trong
học tập mà em đã từng biết?


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

-Tai sao cần phải trung thực trong học tập?
Việc không trung thực trong học tập sẽ dẫn
đến chuyện gì ?


- GV chốt nội dung bài học :Trung thực trong
học tập giúp em mau tiến bộ và được mọi
người yêu quý, tôn trọng.


<b>5. Tổng kết - dặn dò</b>


- Nhắc nhở h/s cần thực hiện tốt ý thức trung
thực trong học tập.



- Sưu tầm các bài báo, các tấm gương về
trung thực trong học tập.


-Lắng nghe về nhà thực hiện.


- Nhận xét tiết học


<i><b>Thứ ba ngày 24 tháng 8 năm 2010</b></i>
<b>KỂ CHUYỆN</b>


<b>SỰ TÍCH HỒ BA BỂ</b>


<b>I.MỤC TIÊU : </b>


-Dựa vào các tranh minh họa và lời kể của GV kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
-Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù
hợp với nội dung truyện.


-Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện:Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể. Qua đó, ca ngợi
những con người giàu lịng nhân ái


<b>II.CHUẨN BỊ :</b>


-Các tranh minh họa trong SGK.
-Các tranh cảnh về hồ Ba Bể.


<b>III.CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC .</b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>
<b>1.Giới thiệu:</b>



Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, phân
mơn kể chuyện giúp các em có kĩ năng kể lại
một câu chuyện đã được học, được nghe…
<b> 2.Dạy học bài mới.</b>


<b>*Giới thiệu bài:Hôm nay các em sẽ được kể</b>


lại câu chuyện “ Sự tích hồ Ba Be”å.
-Tên câu chuyện cho em biết điều gì ?


-Cho HS xem tranh về hồ Ba Bể và giới
thiệu:


<i>*GV: Có ý thức BVMT, khắc phục hậu quả do</i>


<i>thiên tai gây ra.</i>


-Lắng nghe.


-Nhiều HS nhắc lại.
-Nêu miệng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

GV kể chuyện.


-Lần 1: Giọng kể thong thả, rõ ràng, nhanh
hơn ở đoạn kể về tai họa trong đêm hội, trở
lại khoan thai ở đoạn kết.


-Lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh


họa phóng to.


*Giải thích 1 số từ :Cầu phúc, giao long, bà
góa, bâng quơ, làm việc


*Dựa vào tranh minh họa, đặt câu hỏi để HS
nắm cốt truyện :


-Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào ?
-Mọi người đối xử với bà ra sao ?
-Ai đã cho bà cụ ăn và nghỉ ?
-Chuyện gì đã xảy ra trong dêm?


-Khi chia tay, bà cụ dặn mẹ con bà góa điều
gì?


-Trong đêm lễ hội, chuyện gì đã xảy ra ?
-Mẹ con bà góa đã làm gì ?


-Hồ Ba Bể đã hình thành như thế nào ?
<b> *Hướng dẫn HS kể.</b>


Yêu cầu HS tập kể theo nhóm.


-Kể trước lớp.Đại diện nhóm kể trước lớp ( có
thể nhiều em trong nhóm kể theo đoạn).
-Hướng dẫn HS nhận xét sau mỗi HS kể.


<b>*Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện.</b>



Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyên.
-Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.


Yêu cầu HS nhận xét và tìm ra bạn kể hay
nhất.


<b>3.Củng cố:</b>



Câu chuyện cho em biết điều gì ?


-Lắng nghe và ghi nhớ.


-Dựa vào tranh, lời kể của GV, HS trả lời
-Bà không biết từ đâu đến.Trông bà gớm
ghiếc, người gầy còm, lở lt, xơng lên mùi
hơi thối.Bà ln miệng kêu đói.


-Mọi người đều xua đuổi bà.


-Mẹ con bà góa đưa bà về nhà, lấy cơm cho
bà ăn và mời bà nghỉ lại.


-Chỗ bà lão ăn xin nằm sáng rực lên. Đó
khơng phải là bà cụ mà là một con giao long
lớn.


-Bà cụ nói : Sắp có lụt và đưa cho mẹ con bà
góa mọt gói tro và hai mảnh vỏ traáu.


-Lụt lội xảy ra, nước phun lên.Tất cả mọi vật


đều chìm nghỉm.


-Mẹ con bà dùng thuyền từ hai vỏ trấu đi
khắp nơi cứu người bị nạn.


-Chỗ đất sụt là hồ Ba Bể, nhà hai mẹ con bà
góa thành hịn đảo nhỏ giữa hồ.


-HS tập kể theo nhóm.


-Kể trước lớp. Mỗi nhóm một HS kể.
-HS lớp nhận xét lời kể của bạn.


-3 HS thực hiện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

-Theo em ngoài sự giải thích sự hình thành hồ
Ba Bể, câu chuyện cịn mục đích nào khác ?


<b>*Kết luận: </b>

<i>Bất cứ ở đâu con người cũng</i>


<i>phải có lịng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ</i>


<i>những người gặp khó khăn, hoạn nạn.</i>


<i>Những người đó sẽ được đền đáp xứng</i>


<i>đáng, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.</i>


<b>4.Dặn dò:</b>


-Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân
nghe.


-Luôn luôn có lịng nhân ái, giúp đỡ mọi
người nếu mình có thể.



- Nhận xét tiết học.


Lắng nghe


-Lắng nghe về nhà thực hiện.


<b>TỐN</b>


<b>ƠN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000</b>

<b> (Tiếp theo)</b>
<b>I.MỤC TIÊU:</b>


-Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân, chia số có đến 5 chữ số với
số có một chữ số


-Biết so sánh, xếp thứ tự các số đến 100000


<b>II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC </b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>
<b>1.Kiểm tra bài cuõ</b>


-GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu HS làm các
bài tập của tiết trước.


-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.


<b>2.Bài mới :</b>


<b>*Giới thiệu bài:Giờ học tốn hơm nay các tiếp</b>


tục cùng nhau ôn tập các kiến thức đã học về
các số trong phạm vi 100 000.


<b>* Hướng dẫn ôn tập:</b>
<b>*Bài 1:</b>


-GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tốn


-GV u cầu HS tiếp nối nhau tính nhẩm trước
lớp, mỗi HS nhẩm một phép tính trong bài.
-GV nhận xét, sau đó u cầu HS làm bài vào
vở.


<b>*Bài 2:</b>


-GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp
làm bài vào vở.




--3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo
dõi và nhận xét bài làm của bạn.


-HS nghe GV giới thiệu.


-Tính nhẩm.


-8HS nối tiếp nhau thực hiện nhẩm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

-Yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng


của bạn, nhận xét cả cách đặt tính và thực hiện
tính.


<b>*Bài 3:</b>


-GV hỏi : bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Yêu cầu HS làm bài.


-GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn. Sau đó
yêu cầu HS nêu cách so sánh của một số cặp số
trong bài.


-GV nhận xét và cho điểm HS.


<b>*Bài 4:</b>


-GV u cầu HS tự làm bài.


-GV hỏi : Vì sao em lại sắp xếp như vậy ?


<b>*Bài 5: </b>


- GV treo bảng phụ ghi sẵn bài tập 5/SGK lên
bảng.Hướng dẫn HS thêm vào bảng số liệu:
- Sửa bài chung cho cả lớp.


Loạihàng <b>Giá tiền</b> <b>SL</b> Thànhtiền
Bát 2500đ<sub>/1cái</sub> <sub>5 cái</sub> <sub>12 500 đg</sub>


Đường 6400đ<sub>/1kg</sub> <sub>2 kg</sub> <sub>12 800 đg</sub>



Thịt 35000đ<sub>/1kg</sub> <sub>2 kg</sub> <sub>70 000 đg</sub>


<b>Tổng</b> <b>95300đ</b>


- Yêu cầu HS trả vở và sửa bài.


<b>3.Cũng cố – Dặn dò:</b>


-GV nhận xét tiết học.


- Dặn dò HS về nhà làm các bài tập còn lại và
chuẩn bị bài sau.


-HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Kết quả: a)12882 ; 4719 ; 975 ; 8656
b).8274 ; 5953 ; 16648


-So sánh các số và điền dấu >,<,= thích hợp.
-2 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào vở.
-HS nêu cách so sánh, ví dụ:


Số 4327 lớn hơn 3742 vì hai số cùng 4 chữ
số, hàng nghìn 4 > 3 nên 4327 > 3742.


<b> 4327 > 3742 28676 = 28676</b>
<b> 5870 < 5890 97321 < 97400</b>
<b> 65300 > 9530 100 000 > 99 999</b>
-HS tự so sánh các số với nhau và sắp xếp
các số theo thứ tự:



a).Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn:
56731, 65371, 67351, 75631.
b) Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé:
92678, 82697, 79862, 62978.
- HS đọc đề, nêu yêu cầu


- Gọi 2 h/s lên bảng sửa bài, dưới lớp nhận
xét.


-Lắng nghe về nhà thực hiện.


<b>TẬP LÀM VĂN</b>


<b>THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN ?</b>


<b>I.MỤC TIÊU : </b>


-Hiểu được đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>II.CHUẨN BỊ:</b>


-Giấy khổ to và bút dạ.


-Bài văn về hồ Ba Bể ( viết vào bảng phụ).


III.CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC:


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>

<b>1.Ổn định:</b>

Kiểm tra dụng cụ học tậphọc sinh



<b>2. Dạy bài mới:</b>

Thế nào là văn kể chuyện
<b> *Bài2:Treo bảng phụ có chép sẵn bài Hồ Ba</b>
Bể đã chuẩn bị lên bảng.


+Hỏi :


-Bài văn có những nhân vật nào ?


-Bài văn có những sự kiện nào xảy ra đối với
nhân vật ?


-Bài văn giới thiệu những gì về hồ Ba Bể ?
-Bài Hồ Ba Bể với bài Sự tích Hồ Ba Bể, bài
nào là văn kể chuyện? Vì sao ?


-Theo em thế nào là kể chuyện ?


<b>*GV kết luận: Bài văn hồ Ba Bể không phải</b>


là văn kể chuyện mà là văn giới thiệu về hồ
Ba Bể như là một danh lam thắng cảnh, địa
điểm du lịch. Kể chuyện là kể lại một chuỗi
sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một số
nhân vật.


-Yêu cầu HS nêu ví dụ về các câu chuyện để
minh họa cho nội dung này.


<b>*Luyện tập :</b>



+Bài tập 1:Gọi HS đọc yêu cầu.


-u cầu HS tự suy nghĩ và tự làm bài.
-gọi 2 – 3 HS đọc câu chuyện của mình.
Nhận xét.


*Bài 2:-Gọi HS đọc yêu cầu.


*Gợi ý:(Câu chuyện em kể có những nhân
vật: em và người phụ nữ có con nhỏ. Câu
chuyện nói về sự giúp đỡ của em đối với
người phụ nữ .Sự giúp đỡ ấy tuy nhỏ bé
nhưng rất đúng lúc, thiết thực vì cơ đang


-2 HS đọc thành tiếng.
-Trả lời cá nhân.


- Bài văn khơng có nhân vật nào
- Bài văn khơng có sự kiện nào xảy ra.


- Bài văn giới thiệu về vị trí, độ cao, chiều
dài, địa hình, cảnh đẹp của hồ Ba Bể.


-Bài Sự tích hồ Ba Bể là văn kể chuyện vì có
nhân vật, có cốt truỵên, có ý nghĩa câu
chuyện.Bài Hồ Ba Bể không phải là văn kể
chuyện mà là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể.
-HS tự trả lời.


-Laéng nghe.



-3 HS đọc.
-HS tự nêu.


-1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
-Suy nghĩ và làm bài.


-2 – 3 HS đọc câu chuyện của mình.
-2 HS đọc yêu cầu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

mang naëng).


*GV kết luận:Trong cuộc sống cần quan tâm
giúp đỡ lẫn nhau. Đó là ý nghĩa của câu
chuyện các em vừa kể.


<b>3.Củng cố - 4.Dặn dò:</b>


-u cầu HS đọc phần ghi nhớ.


-Kể lại câu chuyện mà mình xây dựng cho
người thân nghe.


- Nhận xét tiết học.


-Lắng nghe.
-3 HS thực hiện.


-Lắng nghe về nhà thực hiện.



<i><b>Thứ tư ngày 25 tháng 8 năm 2010</b></i>
<b>TỐN</b>


<b>ƠN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 ( Tiếp theo)</b>


<b>I.MỤC TIÊU:</b>


- Tính nhẩm, thực hiện được phép cộng, phép trừ các số đến 5 chữ số; nhân chia số có đến 5 chữ
số với số có một chữ số.


-Tính được giá trị của biểu thức


<b>II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :</b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>
<b>1.Kiểm tra bài cuõ :</b>


- Kiểm tra những em chưa làm xong bài tập ở
lớp của tiết trước.


- Nhận xét.


<b>2.Bài mới :</b>
<b>*Giới thiệu bài :</b>
<b>*Hướng dẫn ơn tập:</b>
<b>*Bài tập 1:</b>


-GV yêu cầu HS tính nhẩm và nêu miệng.
-Nhận xét.


*Bài tập 2b:



-u cầu HS đọc yêu cầu của đề bài.


-Yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện phép
cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia.


- Nhận xét.
*Bài tập 3:


-Xác định yêu cầu của bài tập.


-Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong
biểu thức.


+Với các biểu thức chỉ có các dấu tính cộng
và trừ hoặc nhân và chia. Chúng ta lần lượt


-Lắng nghe.


-HS tính nhẩm và nêu mieäng.


-HS trả lời cá nhân.


-4 HS lên bảng thực hiện – HS lớp thực hiện
vào bảng con.


-2 HS lần lượt nêu:


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

thực hiện từ trái sang phải.



+Với các biểu thức có các dấu tính cộng, trừ,
nhân , chia chúng ta thực hiện nhân, chia
trước cộng, trừ sau.


- GV chấm chữa bài- nhận xét.


*Bài 5:



-Yêu cầu học sinh khá, giỏi làm vào vở.


<b>3.Củng có – Dặn dò:</b>



-u cầu HS nêu cách tìm thành phần chưa
biết của phép tính, cách tính giá trị biểu thức
trong từng trường hợp


Dặn dò: về làm bài 4 trang5.


Chuẩn bị bài: Biểu thức có chứa 1 chữ
- Nhận xét tiết học.


a).3257 + 4659 – 1300 =
7916 – 1300 = 6616
b). 6000 – 1300  2 =


6000 – 2600 = 3400
c) (70850 – 50230)  3 =


20620  3 = 61860



d) 9000 + 1000 : 2 =


9000 + 50 = 9500


- Đọc yêu cầu thầm học sinh khá giải thêm vào
vở.


Giải


Số ti vi sản xuất trong 1 ngày là:
680 : 4 = 170( ti vi)
Số ti vi sản xuất trong 7 ngày là:


170 x 7 = 1190( ti vi)


Đáp số: 1190 chiếc ti vi.
Bài 4: HS nhắc lại cách tìm thành phần chưa
biết của các phép tính cộng, trừ, nhân, chia?


<b>TẬP ĐỌC</b>

<b> </b>


<b> MẸ ỐM</b>


<b>I.MỤC TIÊU:</b>


- Đọc rành mạch, trơi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm 1, 2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng tình
cảm.


- Hiểu nội dung của bài : Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của bạn
nhỏ đối với người mẹ bị ốm.



- Trả lời được các câu hỏi: 1,2,3 và thuộc ít nhất 1khổ thơ trong bài.


<b>II.CHUẨN BỊ </b>


-Tranh minh họa.


- Bảng phụ viết sẳn khổ thơ 4 và 5.


<b>III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: </b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>
<b>1.Kiểm tra bài cũ </b>


-Gọi HS lên bảng đọc bài và trả lời các câu
hỏi của bài : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

-GV Nhận xét và cho điểm.


<b>2.Bài mới </b>


<b> a).Giới thiệu bài.</b>


-GV treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi
HS : Bức tranh vẽ gì ?


*GV : Bức tranh vẽ cảnh người mẹ bị ốm và
qua đó cho ta thấy tình cảm sâu sắc của mọi
người với nhau…


<b> b).Hướng dẩn luyện đọc và tìm hiểu bài.</b>



-Yêu cầu HS mở sgk trang 9, sau đó gọi HS
nối tiếp nhau đọc bài


-GV kết hợp sửa lỗi HS phát âm sai.
-Gọi 2 HS khác đọc lại các câu thơ sau :
+Lưu ý cách ngắt nhịp các câu thơ sau.
Lá trầu/ khô giữa cơi trầu


Truyện Kiều/ gấp lại trên đầu bấy nay.
Cánh màn/ khép lỏng cả ngày


Ruộng vườn/ vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Nắng trong trái chín/ ngọt ngào bay hương.
-HS đọc phần chú giải của bài.


-GV theo dõi, uốn nắn.


-GV đọc mẫåu lần 1.( tồn bài đọc với giọng
nhẹ nhàng, tình cảm.


-Khổ 1,2: đọc với giọng trầm, buồn.
-Khổ 3: giọng lo lắng.


-Khoå 4,5: giọng vui.
-Khổ 6,7 ; giọng thiết tha.


-Nhấn giọng ở các từ ngữ : khô, gấp lại, lặn
trong đời mẹ, ngọt ngào, lần giường, ngâm
thơ, kể chuyện, múa ca, diễn kịch.



<b>C).Tìm hiểu bài:</b>


+Bài thơ cho chúng ta biết chuyện gì ?


-u cầu HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu và trả
lời câu hỏi : Em hiểu những câu thơ sau
muốn nói gì?


Lá trầu khô giữa cơi trầu


-Bức tranh vẽ người mẹ bị ốm và mọi người
đến thăm hỏi, em bé bưng bát nước cho mẹ.


-HS nối tiếp nhau đọc bài, mỗi em đọc một
khổ thơ.


-2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài sgk.


-1 HS đọc.


- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc trước lớp.


-HS theo dõi GV đọc mẫu


-Bài thơ cho chúng ta biết mẹ bạn nhỏ bị ốm,
mọi người rất quan tâm, lo lắng cho mẹ, nhất
là bạn nhỏ.



</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
-Em hãy hình dung khi mẹ khơng bị bệnh thì
lá trầu, Truyện Kiều, ruộng vườn sẽ như thế
nào ?


-Em hiểu : “Lặng trong đời mẹ” nghĩa là thế
nào ?


*Lặng trong đời mẹ có nghĩa là những vất vả
nơi ruộng đồng qua ngày tháng để lại trong
mẹ và bây giờ đã làm mẹ ốm.


-Yêu cầu HS đọc thầm khổ 3


+Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối
với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những
câu thơ nào?


+Những việc làm đó cho ta biết điều gì ?
+Những câu thơ nào trong bài bộc lộ tình yêu
thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ ? Vì
sao em cảm nhận được điều đó ?


-GV Nhận xét bổ sung.


-Bài thơ muốn nói với các em điều gì ?


*GV kết luận: Bài thơ thể hiện tình cảm sâu


nặng, tình làng xóm, tình máu mủ. Vậy
thương người là trước hết phải thương yêu
những người ruột thịt trong gia đình.


<b>d). Hướng dẫn h/s đọc diễn cảm:.</b>


-Gọi HS đọc bài thơ


-GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm


-GV yêu cầu HS đọc từng đoạn và tìm ra
cách ngắt giọng, nhấn giọng hợp lí.


-Yêu cầu HS đọc,Nhận xét , uốn nắn, sửa sai.
-Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng 1 thơ.
-Nhận xét , cho điểm HS.


<b>3.Cũng cố-Dặn dò </b>


-Bài thơ viết theo thể thơ gì ?


ruộng vườn vắng bóng mẹ, mẹnằm trên
giường vì rất mệt.


+Khi mẹ khơng bị ốm thì lá trầu xanh mẹ ăn
hàng ngày, Truyện Kiều sẽ được mẹ lật mở
từng trang để đọc, ruộng vườn sớm trưa sẽ có
bóng mẹ làm lụng.


-HS trả lời theo hiểu biết của mình.


-HS nhắc lại.


-Đọc và suy nghĩ.


-Những câu thơ : Mẹ ơi! Cơ bác xóm làng đến
thăm : Người cho trứng, người cho cam. Và
anh y sĩ đã mang thuốc vào.


-Những việc làm đó cho thấy tình làng nghĩa
xóm rất sâu nặng, đậm đà đầy nhân ái.


-HS tiếp nối nhau trả lời.


Bạn nhỏ thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn
đối với mình.


-Bài thơ thể hiện tình cảm giữa người con với
người mẹ, tình cảm của làng xóm với người bị
bệnh. Nhưng đậm đà sâu nặng hơn vẫn là tình
cảm của người con với mẹ.


-Lắng nghe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

-Trong bài thơ em thích nhất khổ thơ nào? Vì
sao?


-GV Nhận xét tuyên dương tiết học.


-Về nhà học thuộc bài thơ và chuẩn bài sau.



-Bài thơ viết theo thể thơ lục bát.
-HS tự nêu.


<b>LỊCH SỬ </b>


<b>MƠN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ</b>


<b>I-MỤC TIÊU:</b>


- Biết mơn lịch sử và địa lí ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người việt nam, biết
công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giử nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời
Nguyễn.


- Biết mơn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, con người và đất
nước Việt Nam.


<b>II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:</b>


GV:Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.
Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng.


III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>

<b>1. Ổn định tổ chức:</b>



<b>2. Bài mới: </b>



<b>Hoạt động1: Hoạt động cả lớp</b>
- GV treo bản đồ tự nhiên lên bảng



<b>Hoạt động 2: Thảo luận nhóm</b>


 GV đưa cho mỗi nhóm 3 bức tranh (ảnh)
nói về một nét sinh hoạt của người dân ở ba
miền (cách ăn, cách mặc, nhà ở, lễ hội) & trả
lời các câu hỏi:


+ Tranh (ảnh) phản ánh cái gì? Ở đâu?


- GV kết luận

<i>: Mỗi dân tộc sống trên đất</i>


<i>nước Việt Nam có nét văn hố riêng song</i>


<i>đều có cùng một Tổ quốc, một lịch sử Việt</i>


<i>Nam</i>



<b>Hoạt động 3: Thảo luận nhóm</b>


- GV nêu: Để Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày
hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn
năm dựng nước và giữ nước. Em nào có thể
kể một sự kiện.


- GV nhận xét chung.


<i>- GV cho HS đọc ghi nhớ trong SGK.</i>
<b>3.Củng cố , dặn dị: </b>


- HS xác định vùng miền mà mình đang sinh
sống.


- Các nhóm xem tranh (ảnh) & trả lời các câu


hỏi


- Đại diện nhóm báo cáo


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong
SGK


- Nhận xét tiết học.


<b>LUYỆN TỪ VAØ CÂU</b>

<b> CẤU TẠO CỦA TIẾNG</b>


<b>I.MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU : </b>


-Nắm được cấu tạo 3 phần của tiếng (âm đầu, vần, thanh).Nội dung ghi nhớ


-Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu.
* Học sinh khá, giỏi: Giải được câu đố ở bài tập 2.


<b>II.CHUẨN BỊ.</b>


-Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng:


TIẾNG ÂM ĐẦU VẦN THANH


-Các thẻ có ghi các chữ cái và dấu thanh.


<b> III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>
<b>1.Giới thiệu bài.</b>



Những tiết Luyện từ và câu sẽ giúp các em
mở rộng vốn từ, biết cách dùng từ nói, viết
thành câu đúng. Bài học hơm nay giúp các
em hiểu về cấu trúc tạo tiếng “Cấu tạo của
tiếng”


<b>2. Bài mới .</b>


<b> a).Tìm hiểu ví dụ.</b>


-u cầu HS đọc thầm và đếm xem câu tục
ngữ có bao nhiêu tiếng.


GV ghi bảng câu thơ.


Bầu ơi thương lấy bí cùng


Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
-u cầu HS đếm thành tiếng từng dòng
( vừa đọc vừa dùng tay đập nhẹ lên cạnh
bàn ).


+Gọi 2 HS nói lại kết quả làm việc.


-u cầu HS đánh vần thầm và ghi lại cách
đánh vần tiếng bầu.


-Yêu cầu 1 HS lên bảng ghi cách đánh vần.
-GV dùng phấn màu ghi vào sơ đồ đã chuẩn


bị.


-Yêu cầu HS hoạt động nhóm đơi để trả lời


-Lắng nghe.


-Nhiều HS nhắc lại.


-Cả lớp đọc thầm và thực hiện theo yêu cầu
của GV.


-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
-Theo dõi sự hướng dẫn của GV.


-Hoạt đợng nhóm đơi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

câu hỏi:


+Tiếng “Bầu” gồm có mấy bộ phận? Đó là
những bộ phận nào ?


<b>*Kết luận:Tiếng bầu gồm ba phần : âm đầu,</b>


vần và thanh.


-Yêu cầu HS phân tích các tiếng còn lại của
câu thơ vào bảng.


+Hỏi:Tiếng do những bộ phận nào tạo thành ?
Cho Ví dụ.



-Trong tiếng bộ phận nào không thể thiếu ?


<b>*Kết luận:Trong mỗi tiếng bắt buộc phải có</b>


vần và thanh. Thanh ngang khơng được đánh
dấu khi viết.


-Yêu cầu HS đọc phầøn ghi nhớ của bài.


<b>*Kết luận : Các dấu thanh của tiếng đều</b>


được đánh dấu ở phía trên hoặc phía dưới của
vần.


<b>3.Luyện tập,</b>
<b>*Bài tập 1:</b>


-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
Yêu cầu HS thực hiện theo bàn.


<b>*Bài tập 2:</b>


-Gọi HS đọc u cầu của bài tập.
-Yêu cầu HS suy nghĩ và giải câu đố.
-Gọi HS trả lời và giải thích.


- Nhận xét – nêu đáp án đúng ( chữ sao )


<b>4.Củng cố - Dặn doø:</b>



-Yêu cầu HS nêu ghi nhớ.


-Về nhà học thuộc phần ghi nhớ và làm tiếp
bài tập.


-Chuẩn bị cho bài sau.


-Lắng nghe.


-Nêu miệng.


-Lắng nghe.


-HS đọc phầøn ghi nhớ của bài.


-2 đọc và xác định yêu cầu của bài.
-Thực hiện theo bàn.


-1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
-Cả lớp suy nghĩ và trả lời.
-Trả lời cá nhân.


-Lắng nghe về nhà thực hiện.


<i><b>Thứ năm ngày 26 tháng 8 năm 2010</b></i>
<b>TỐN</b>


<b>BIỂU THỨC CĨ CHỨA MỘT CHỮ</b>




<b> I.MỤC TIÊU:</b>


- Bước đầu nhận biết được biểu thức có chứa một chữ, giá trị của biểu thức có chứa một chữ.
-Biết cách tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ.


<b>II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

-GV vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ ( để trống số ở các cột).


<b>III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :</b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>
<b>1.Kiểm tra bài cũ :</b>


- KT những em chưa làm xong các bài tập ở
tiết trước.


- Nhận xét.


<b>2.Bài mới </b>


<b>*Giới thiệu bài:Giới thiệu biểu thức có chứa</b>


một chữ.


<b>a)Biểu thức có chứa một chữ.</b>


-GV yêu cầu HS đọc bài tốn ví dụ.


+Muốn biết bạn Lan có tất cả bao nhiêu


quyển vở ta làm thế nào?


-GV treo bảng số như phần bài hoc SGK và
hỏi : Nếu mẹ cho bạn Lan thêm 1 quyển vở
thì bạn Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở?
-GV nghe HS trả lời và viết 1 vào cột thêm,
viết 3 + 1 vào cột có tất cả.


-GV làm tương tự với các trường hợp thêm
2,3,4,... quyển vở.


-GV nêu vấn đề: Lan có 3 quyển vở, nếu mẹ
cho lan thêm a quyển vở thì Lan có tất cả bao
nhiêu quyển vở ?


-GV giới thiệu : 3 + a được gọi là biểu thức có
chứa một chữ.


-GV yêu cầu HS nhận xét để thấy biểu thức
có chứa một chữ gồm số, dấu phép tính và
một chữ.


<b>b)Giá trị của biểu thức chứa một chữ.</b>


-GV hỏi,viết lên bảng : Nếu a = 1 thì 3 + a = ?
-GV:Khi đó ta nói 4 là một giá trị của biểu
thức 3 + a.


-GV làm tương tự với a = 2,3,4,...



-GV hỏi : Khi biết giá trị cụ thể của a, muốn
tính giá trị của biểu thức 3 + a ta làm thế nào?
-Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được gì ?


<b>c).Luyện tập :</b>


<b>*Bài tập 1:</b>


- HS lên bảng làm bài tập


-HS lắng nghe.
-2 HS đọc bài toán.


-HS hoạt động cá nhân.Ta thực hiện phép tính
cộng số vở Lan có ban đầu với số vở mẹ cho
thêm.


-Nếu mẹ cho Lan thêm 1 quyển vở thì bạn
Lan có tất cả 3 + 1 quyển vở.


- HS nêu.


-Nếu a = 1 thì 3 + a =3 + 1 = 4


-Ta thay giá trị của a vào biểu thức rồi thực
hiện tính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

-GV: bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?


-GV viết lên bảng biểu thức 6 + b và yêu cầu
HS đọc biểu thức này.



-Chúng ta phải tính giá trị của biểu thức 6 + b
với b bằng mấy ?


-Neáu b = 4 thì 6 + b bằng bao nhiêu ?


-Vậy giá trị của biểu thức 6 + b với b = 4 là
bao nhiêu?


-GV yêu cầu HS tự làm các phần còn lại.
-GV hỏi : Giá trị của biểu thức 115 – c với
c = 7 là bao nhiêu ?


-Giá trị của biểu thức a + 80 với a = 15 là bao
nhiêu?


<b>*Bài 2a:</b>


-GV vẽ lên bảng các bảng số như bài tập 2
SGK.


-GV: Dịng thứ nhất trong bảng cho em biết
điều gì ?


-Dịng thứ hai trong bảng này cho biết điề gì?
-x có những giá trị cụ thể nào ?


-Khi x = 8 thì giá trị của biểu thức 125 + x là
bao nhiêu?



-GV yêu cầu HS tự làm tiếp phần cịn lại của
bài.


-GV chấm, chữa bài.


<b>*Bài 3:</b>


-GV u cầu HS đọc đề bài.
-GV: nêu biểu thức trong phần b?


-Phải tính giá trị của biểu thức 873 – n với
những giá trị nào của n?


-Muốn tính giá trị biểu thức 873 – n với n =
10 em làm thế nào ?


-GV yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
-Kiểm tra vở của HS – Nhận xét.


-Tính giá trị của biểu thức.
-2 HS đọc.


-Tính giá trị của biểu thức 6 + b với b bằng 4.
-Nếu b = 4 thì 6 + b = 6 + 4 = 10


-Vậy giá trị của biểu thức 6 + b với b = 4 là 6
+ 4 = 10


-HS làm bài vào vở.



-Giá trị của biểu thức 115 – c với c = 7 là
115 – 7 = 108


-Giá trị của biểu thức a + 80 với a = 15 là
15 + 80 = 95.


-HS đọc bảng.


-Cho biết giá trị cụ thể của x .


-Giá trị của biểu thức 125 + x tương ứng với
từng giá trị của x ở dịng trên.


-x có giá trị là 8, 30, 100.


-Khi x = 8 thì giá trị của biểu thức 125 + x =
125 +8 = 133.


-2HS lên bảng thực hiện, HS lớp thực hiện
vào vở.


- HS lớp nhận xét bài cho bạn.


- Tương tự học sinh khá, giỏi làm bài 2b
-1 HS đọc trước lớp.


-Biểu thức 873 – n


-Tính giá trị của biểu thức 873 – n với n = 10;
n = 0; n =70; n =300.



-Với n = 10 thì biểu thức 873 – n = 873 – 10
= 863


-HS làm bài vào vở sau đó đổi vở để kiểm tra
chéo cho nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>3.Cụng coẫ – daịn dò:</b>


-GV: Bạn nào có thể cho một ví dụ về biểu
thức có chứa một chữ.


-GV tổng kết giờ học,dặn dị về nhà hồn
thành các bài tập nếu làm chưa xong.


-Chuẩn bị bài sau.


Với n= 70 thì 873 – n = 873 – 70 = 803.
Với n= 300 thì 873 – n = 873 – 300 = 573.
- HS khá, giỏi làm thêm bài 3a.


-HS nêu miệng.


-Lắng nghe về nhà thực hiện.


<b>CHÍNH TA Û(Nghe – Vieát)</b>


<b>DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU</b>


<b>I.MỤC TIÊU:</b>



<b> </b>-Nghe – viết chính và trình bày đúng bài chính tả; khơng mắc q năm lỗi trong bài.


-Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ; bài tập2b


<b>II.CHUẨN BỊ:</b>


<b> -Bảng phụ viết sẵn bài tập 2b. </b>


III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC .


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>
<b>1. Giới thiệu :</b>


Nêu mục đích – yêu cầu của bài


<b>2.Bài mới .</b>


<b> a) Giới thiệu bài.</b>


-Bài tập đọc các em vừa học có tên là gì ?
Ghi tựa bài.


<b>b) Hướng dẫn nghe – viết chính tả.</b>
<b>* Trao đổi về nội dung đoạn trích.</b>


-Gọi 1 HS đọc đoạn từ : “Một hơm... đến vẫn
khóc“ trong đoạn trích:”Dế Mèn bênh vực kẻ
yếu”.


Hỏi : Đoạn trích cho em biết về điều gì ?


b)Hướng dẫn viết từ khó.


-u cầu Hs thảo luận nhóm đơi để tìm ra
các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả(Cỏ xước, tỉ
tê, chỗ chấm điểm vàng, khỏe,...)


-Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được.


<b>*Viết chính tả.</b>


- GV đọc cho HS viết.


-Lắng nghe.


- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
-Nhiều HS nhắc lại.


-1 HS đọc.


-Đoạn trích cho em biết hồn cảnh Dế Mèn
gặp Nhà Trị; Đoạn trích cho em biết hình
dáng yếu ớt, đáng thương của Nhà Trị.


-Thảo luận nhóm đơi.
Đại diện nhóm trả lời.


-HS đọc và luyện viết từ khó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>*Sốt lỗi và chấm bài.</b>



-Đọc tồn bài cho HS sốt lỗi.
-Chấm chữa bài.


-Nhận xét bài viết của HS.


<b>c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả.</b>



-Gọi 1 HS đọc yêu cầu.


-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
Nhận xét bài làm của HS.
Chốt lại lời giải đúng.


<i>+Mấy chú ngan con dàn hàng ngang lạch</i>
bạch đi kiếm mồi.


+Lá bàng đang đỏ ngọn cây.


<i>Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời.</i>


<b>3.Củng cố-Dặn dò:</b>


-Những em viết sai chính tả về nhà viết lại.
-Chuẩn bị bài sau.


- Nhận xét tiết học.


-HS dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi,
chữa bài.



-1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
-Làm bài vào vở.


-Lắng nghe để sửa sai.


-1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
-Tự giải và ghi vào vở nháp.
-2 HS thực hiện.


-Lắng nghe về nhà thực hiện.


ĐỊA LÍ



<b>LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ</b>


<b>I-MỤC TIÊU:</b>


- Biết bản đồ là hình vẻ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định
- Biết một số yêu tố của bản đồ: tên bảng đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ.


* Học sinh khá, giỏi: Biết tỉ lệ bản đồ.


<b>II- CHUẨN BỊ:</b>


- GV: một số loại bảng đồ:


- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ Hành chính Việt Nam.


<b>III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:</b>



<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>

<b>1.Ổn định tổ chức:</b>



<b>2.Bài mới:</b>



 Giới thiệu:


Bản đồ là gì? Hơm nay ta làm quen một số bản đồ
và để tìm hiểu.


<i><b>Hoạt động1: Hoạt động cả lớp</b></i>
 Tên bản đồ cho ta biết điều gì?


 Chỉ đường biên giới của Việt Nam với các
nước xung quanh trên hình 1 & giải thích vì sao


 HS trả lời
 HS nhận xét


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

lại biết đó là đường biên giới


 Dựa vào bảng chú giải ở hình 1 để đọc các kí
hiệu của một số đối tượng địa lí


 GV yêu cầu HS nêu các bước sử dụng bản đồ
Các bước sử dụng bản đồ:


+ Đọc tên bản đồ để biết bản đồ đó thể hiện nội
dung gì.



+ Xem bảng chú giải để biết kí hiệu đối tượng
địa lí cần tìm


+ Tìm đối tượng trên bản đồ dựa vào kí hiệu
<i><b>Hoạt động 2: Thảo luận nhóm</b></i>


* GV hồn thiện câu trả lời của các nhóm
<i><b>Hoạt động 3: Làm việc cả lớp</b></i>


 GV treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng
 Khi HS lên chỉ bản đồ, GV chú ý hướng dẫn
HS cách chỉ. Ví dụ: chỉ một khu vực thì phải
khoanh kín theo ranh giới của khu vực; chỉ một
địa điểm (thành phố) thì phải chỉ vào kí hiệu chứ
khơng chỉ vào chữ ghi bên cạnh; chỉ một dịng
sơng phải đi từ đầu nguồn xuống cuối nguồn.


<b>3. Củng cố, dặn dò: </b>


- GV u cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
- Nhận xét tiết học.


lời các câu hỏi


 Đại diện một số HS trả lời các câu hỏi
trên & chỉ đường biên giới của Việt Nam
trên bản đồ treo tường.


 HS trong nhóm lần lượt làm các bài tập
a, b trong SGK.



 Đại diện nhóm trình bày trước lớp kết
quả làm việc của nhóm.


 HS các nhóm khác sửa chữa, bổ sung
cho đầy đủ & chính xác.


- Một HS đọc tên bản đồ & chỉ các hướng
Bắc, Nam, Đông, Tây trên bản đồ


 Một HS lên chỉ vị trí của tỉnh (thành
phố) mình trên bản đồ.


 Một HS lên chỉ tỉnh (thành phố) giáp
với tỉnh (thành phố) của mình trên bản đồ
theo các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.


<i><b>Thứ sáu ngày 27 tháng 8 năm 2010</b></i>
<b>TỐN</b>


<b>LUYỆN TẬP</b>


<b>I.MỤC TIÊU:</b>


-Tính được giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số.
-Làm quen với cơng thức tính chu vi hình vng có độ dài cạnh a.


<b>II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:</b>


-Đề bài toán 1a,1b chép sẵn trên bảng phụ.



<b>III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:</b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>
<b>1.Kieåm tra bài cũ </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

tập của tiết trước.


-Nhận xét- sửa sai ( nếu có).


<b>2.Bài mới </b>


<b>a.Giới thiệu bài:</b>


Giờ tốn hơm nay các em sẽ tiếp tục làm
quen với biểu thức có chứa 1 chữ và thực hiện
tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ
thể của chữ.


<b>b. Hướng dẫn luyện tập.</b>
<b>*Bài tập 1:</b>


-GV:bài tập yêu cầu chúng ta điều gì?


-GV treo bảng phụ đã chép sẵn nội dung bài
tập 1a và yêu cầu HS đọc đề bài.


-Hỏi: Đề bài yêu cầu chúng ta tính giá trị của
biểu thức nào?


-Làm thế nào để tính giá trị của biểu thức 6 x


a với a = 5?


-Yêu cầu HS thực hiện các phần còn lại vào
vở nháp.


-GV chữa bài phần a,b và u cầu HS làm
tiếp phần cịn lại.


<b>*Bài tập 2:</b>


-u cầu HS đọc đề bài, sau đó nhắc HS các
biểu thức trong bài có đến 2 dấu tính, có dấu
ngoặc, vì thế sau khi thay chữ bằng sốù chúng
ta chú ý thực hiện các phép tính cho đúng thứ
tự ( thực hiện các phép tính nhân chía trước,
cộng trừ sau, thực hiện các phép tính trong
ngoặc trước, ngồi ngoặc sau).


-Yêu cầu HS thực hiện vào vở.
-Chấm chữa bài cho HS.


<b>*Bài tập 3:</b>


- HS khá, giỏi làm thêm bài 3.


<b>*Bài tập 4:</b>


-Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình
vuông.



-Nếu hình vuông có cạnh a thì chu vi là bao


trước để vở lên bàn cho GV KT.


-Lắng nghe.


-HS trả lời cá nhân:Tính giá trị của biểu thức.
-1 HS đọc thầm.


HS trả lời cá nhân.


-Tính giá trị của biểu thức 6 x a.


-Thay số 5 vào chữ a rồi thực hiện phép tính 6
x 5 = 30.


-2 HS lên bảng làm, mỗi HS 1 phần, HS làm
vào vở nháp.


-HS nghe GV hướng dẫn, sau đó 2HS lên
bảng làm, HS lớp làm vào vở.


b) Với m = 9


168 – m  5 = 168 – 9  5


= 168 – 45
= 123
c) Với x = 34



237 – (66 + x) = 237 – (66 + 34)
= 237 – 100
= 137


- HS khá, giỏi làm thêm 2a,d.


-2 HS nhắc lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

nhiêu?


-GV giới thiệu: Gọi chu vi của hình vng là
P. Ta có: P = a  4.


-GV u cầu HS đọc bài tập 4, sau đó thực
hiện vào vở.


-Chấm, chữa bài cho HS.


<b>3.Củng cố – Dặn dò:</b>


-GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà thực
hiện tiếp nếu chưa hồn thành các bài tập.
-Chuẩn bị bài sau.


-Nếu hình vuông có cạnh là a thì chu vi của
hình vuông là a  4.


-3 HS đọc cơng thức tính chu vi của hình
vng.



-1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào
vở.


<i><b>Bài giải</b></i>


a) Chu vi cuả hình vuông là:
3 x 4 = 12( cm )


- HS khá, giỏi làm thêm : a = 5dm ; a = 8m.


-HS lắng nghe và thực hiện.


<b>LUYỆN TỪ VÀ CÂU.</b>


<b>LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG</b>


<b>I.MỤC TIÊU:</b>


-Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học theo bảng mẫu ở bài tập 1.
-Nhận biết được các tiếng giống nhau ở BT2,3


* Học sinh khá, giỏi: Nhận biết được các cặp tiếng bắt vần với nhau trong thơ (BT4). Giải được
câu đố BT5.


<b>II.CHUẨN BỊ.</b>


-Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng.


TIẾNG ÂM ĐẦU VẦN THANH
-Các thẻ có ghi các chữ cái và dấu thanh.



<b>III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<b>1.Kiểm tra bài cũ.</b>


-Yêu cầu 2 HS lên bảng phân tích cấu tạo của
tiếng trong các caâu sau :


Ở hiền gặp lành.
Uống nước nhớ nguồn.
-GV chấm một số bài tập của HS.
-GV Nhận xét ghi điểm.


<b> 2.Bài mới .</b>
<b>*Giới thiệu bài.</b>


-Hỏi : Tiếng gồm mấy bộ phận ? Đó là những
bộ phận nào ?


*Hướng dẫn HS làm bài tập.


<b>*Bài 1 :Yêu cầu HS đọc đề bài và thảo luận</b>


nhóm.


-GV phát phiếu cho HS hoạt động nhóm.
-GV Nhận xét bài làm của HS.


<b>*Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài.</b>



-Hỏi : Câu tục ngữ được viết theo thể thơ
nào? Trong câu tục ngữ, hai tiếng nào bắt vần
với nhau?


<b>*Bài 3 : Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.</b>


-Gọi HS Nhận xét và chốt lại lời giải đúng..


<b>*Baøi taäp 4:</b>


-Qua 2 bài tập trên em hiểu thế nào là 2
tiếng bắt vần với nhau ?


-Nhận xét về câu trả lời của HS và nêu kết
luận : 2 tiếng bắt vần với nhau là 2 tiếng có
phần vần giống nhau. Giống nhau hồn tồn
hoặc khơng giống nhau hồn tồn.


-Gọi HS tìm các câu tục ngữ, ca dao, thơ đã
học có các tiếng bắt vần với nhau.


-2 HS lên bảng làm bài.


-Tiếng gồm 3 bộ phận âm đầu, vần, thanh.
-Lắng nghe.


-2 HS đọc trước lớp.


-HS nhận đồ dùng học tập, làm bài
trongnhóm



-Nhận xét


-1 HS đọc trước lớp


-Câu tục ngữ được viết theo thể thơ lục bát.
<b>-Hai tiếng (Ngoài – hoài) bắt vần với nhau,</b>
<b>giống nhau cùng có vần oai.</b>


-2 HS đọc .


-HS tự làm bài và lên bảng giải.
-Nhận xét lời giải đúng.


-Các cặp tiếng bắt vần với nhau : loắt choắt –
thoăn thoắt, xinh xinh – nghênh nghênh.
-Các cặp có vần giống nhau hồn tồn : choắt
– thoắt.


-Các cặp có vần giống nhau khơng hồn
tồn : xinh xinh – nghênh nghênh.


-HS nối tiếp nhau trả lời : Hai tiếng bắt vần
với nhau là hai tiếng có phần vần giống nhau
hồn tồn hoặc khơng hồn tồn.


-HS lắng nghe.


Lá trầu khô giữa cơi trầu



</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<b>*Bài 5:Gọi HS đọc u cầu.</b>


-Yêu cầu HS làm theo nhóm bàn.


-GV kiểm tra có thể gợi ý : bớt đầu có nghĩa
là bỏ âm đầu, bỏ đi có nghĩa là bỏ âm cuối.
Nhận xét – nêu đáp án đúng.


<b>4.Củng cố - Dặn dò:</b>


-Tiếng có cấu tạo như thế nào?Lấy ví dụ
tiếng có đủ 3 bộ phận và tiếng khơng đủ 3 bộ
phận.


-Về nhà xem lại bài và làm tiếp bài tập.
-Chuẩn bị cho bài sau.


-Nhận xét tiết học.


Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan


Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
-HS thực hiện nêu và giải thích.


+Chữ bút bớt đầu thành chữ út.
+Bỏ thêm đuơi thành chữ ú.
+Để nguyên thành chữ bút.
-Trả lời cá nhân.



-Lắng nghe về nhà thực hiện


<b>TẬP LÀM VĂN:</b>


<b>NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN</b>


<b>I.MỤC TIÊU:</b>


-Bước đầu hiểu thế nào là nhân vât (ND ghi nhớ)


-Nhân biết được tính cách của những người cháu (qua lời nhận xét của bà trong câu chuyện Ba
anh em).


-Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật (BT2)


<b>II.CHUẨN BỊ:</b>


-Bảng kẻ saün:


Tên truyện Nhân vật là
người


Nhân vật là vật ( con người,
đồ vật, cây cối)


III.CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC .


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>
<b>1.Kieåm tra bài cũ:</b>



-Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:


+Bài văn kể chuyện khác bài văn không phải
là văn kể chuyện ở những điểm nào ?


-Gọi 2 HS kể lại câu chuyện đã học ở tiết
trước. - Nhận xét.


<b>2.Bài mới : </b>


<b> a).Giới thiệu bài:Vậy nhân vật trong truyện</b>


thuộc đối tượng nào? Nhân vật trong truyện


- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

có dặc điểm gì? Cách xây dựng nhân vật
trong truyện như thế nào? Bài học hơm nay
<i><b>sẽ giúp các em điều đó. – Nhân vật trong</b></i>


<i><b>truyện</b></i>


<b> b).Tìm hiểu ví dụ:</b>


-Gọi HS đọc yêu cầu.


Hỏi:-Các em vừa học những câu chuyện
nào ?


-u câøu HS hoạt động nhóm hồn thành bài


tập.


-u cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả
thảo luận.


-Nhân vật trong truyện có thể là ai ?
*GV chốt ý.


<b>*Bài 2: Gọi 1 HS đọc u cầu.</b>


-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
-Nhận xét.


-Nhờ đâu mà em biết tính cách của nhân vật?
<i>-GV:Tính cách của nhân vật được bộc lộ qua</i>


<i>hành động, lời nói và suy nghĩ của nhân vật.</i>


-Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ sgk.


-Yêu cầu HS nêu ví dụ về tính cách của nhân
vật trong những câu chuyện mà em đã được
nghe hoặc đọc.


<b> c)Luyện tập</b>


<b>Bài 1:-Gọi 2 HS đọc nội dung.</b>


-Câu chuyện ba anh em có những nhân vật
nào?



-Nhìn vào tranh minh họa em thấy ba anh em
có gì khác nhau?


-u cầu học sinh đọc thầm câu chuyện và
trả lời câu hỏi.


+Bà nhận xét về tính cách của từng cháu như
thế nào ? Dựa vào căn cứ nào mà nhận xét
như vậy ?


+Theo em nhờ đâu bà có nhận xét như vậy ?
+Em có đồng ý với những nhận xét của bà về
tính cách của từng cháu khơng ? Vì sao ?


.-HS tự trả lời.
-Nhiều HS nhắc lại.
-1 HS đọc yêu cầu sgk.
-Trả lời cá nhân.


(Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Sự tích hồ Ba Bể).
-Hoạt động nhóm.


-Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.


-1 HS đọc yêu cầu.
-Thảo luận nhóm đơi.


-Trả lời cá nhân nối tiếp nhau.
-Nêu miệng cá nhân.



-Lắng nghe.


-2 HS đọc phần ghi nhớ.
-HS tự nêu.


-2 HS đọc nội dung bài tập.
-Trả lời cá nhân.


-Câu chuyện có các nhân vật : Ni-ki-ta, Cô
sa, Chi-ôm-ca, bà ngoại.


-Ba anh em tuy giống nhau nhưng hành động
sau bữa ăn lại rất khác nhau.


-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.Và
nối tiếp nhau trả lời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

Nhận xét – hướng dẫn HS bổ sung – Sửa sai (
nếu có).


*Bài 2: Gọi 2 HS đọc yêu cầu.


-Yêu cầu HS thảo luận về tình huống để trả
lời câu hỏi:


-Nếu là người biết quan tâm đến người khác
bạn nhỏ sẽ làm gì ?


-Nếu là người không biết quan tâm đến người


khác bạn nhỏ sẽ làm gì ?


-GV kết luận về hai hướng kể chuyện.Chia
lớp thành hai nhóm yêu cầu mỗi nhóm kể
theo một hướng.


-Nhận xét – sửa sai ( nếu có).


<b>4.Củng cố - Dặn dò:</b>


-u câøu HS nêu lại ghi nhớ của bài văn kể
chuyện.


-Viết lại câu chuyện mà mình đã xây dựng
vào vở và kể lại cho người thân nghe.Luôn
quan tâm đến người khác.


- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết hoïc


-2 HS đọc yêu cầu của bài.


-Thảo luận để giải quyết tình huống và nối
tiếp nhau phát biểu.


-Nêu miệng.


-Lắng nghe về nhà thực hiện.


<b>HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ</b>



<b>ỔN ĐỊNH NỀ NẾP LỚP HỌC</b>


<b>I.Mục tiêu : </b>



-Ổn định tổ chức lớp, chọn cử cán sự lớp


-Nắm nội quy của trường, lớp , 5 nhiệm vụ học sinh Tiểu học.


<b>II.</b>

Các hoạt động dạy học


<b> Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt đôäng củạ học sinh</b>


<i><b> * Hoạt động 1: Bình chọn cán sự lớp </b></i>


<i><b>Mục tiêu : HS tự bầu chọn cán bộ lớp , tổ </b></i>
<i><b>Cách tiến hành :</b></i>


-Sau thời gian ôn tập , các em đã biết tên ,
năng lực của các bạn trong lớp mình hãy
bình chọn ban cán sự lớp.


*Từng tổ bầu tổ trưởng , tổ phó:


Tổ 1: Mai Thị Ngân Bình - Nguyễn Chí Nhân
Tổ 2 :Trần Quang Hào - Lê Thảo Ngân


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

-GV thống nhất các ý kiến


<i><b>*Hoạt động 2: Nhiệm vụ của cán sự lớp </b></i>



-GV nhắc nhở những nhiệm vụ cần thực
hiện của cán sự lớp để cùng nhau quản lí
lớp cho tốt.


+Lớp trưởng quản lí lớp khi truy bài đầu
giờ, xếp hàng ra vào lớp.


+Tổ trưởng nhắc nhở tổ thực hiện tốt nhiệm
vụ trực nhật.


+Văn thể mỹ điều khiển lớp hát đầu giờ,
giữa giờ.


<i><b>*Hoạt động 3: Nội quy của trường lớp </b></i>


-GV cho HS học thuộc 5 nhiệm vụ học sinh
Tiểu học.


-Khơng được viết vẽ bậy lên tường, không
hái hoa bẻ cành.


-Đến lớp dụng cụ học tập phải đầy đu.û


<i><b>*Củng cố dặn dò : </b></i>


-Nhận xét tiết học


-Dặn HS ghi nhớ những điều đã học


Lớp trưởng: Đinh Trần Thùy Linh


Lớp phĩ học tập :Nguyễn Hồng Minh
Lớp phĩ Lao động :Phan Hồi Liêm
Lớp phĩ văn thể mĩ :Đặng Thị Ngọc Tỷ
-HS lắng nghe.


-HS nắm được các nhiệm vụ cần thực khi đến
lớp.


Ghi nhớ những điều GV dặn


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

………


………


………


………


………


………


………



Ngày tháng 8 naêm 2010



………


………


………


………


………


………


………



Ngày tháng 8 năm 2010


<b>Thứ</b>




<b>ngày</b>



<b>Mơn</b>

<b>Tiết</b>

<b>Tên bài dạy</b>



<b>HAI</b>
<b>23/8</b>

<b>Kĩ thuật</b>


<b>Toán</b>


<b>Tập đọc</b>


<b>Đạo đức</b>


<b>SHĐ Tuần</b>


<b>1</b>


<b>2</b>


<b>3</b>


<b>4</b>


<b>5</b>



Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu (Tiết1)


Ôn tập các số đến 100 000



Dế mèn bênh vực kẻ yếu (Tiết1)


Trung thực trong học tập



Chào cờ đầu tuần



<b>BA</b>
<b>24/8</b>


<b>Kể chuyện</b>



<b>Tốn</b>


<b>Tập làm văn</b>



<b>1</b>


<b>2</b>


<b>4</b>



Sự tích hồ Ba Bể



Ơn tập các số đến 100 000 (tt)


Thế nào là kể chuyện



<b>TƯ</b>
<b>25/8</b>


<b>Tập đọc</b>


<b>Tốn</b>


<b>LT và câu</b>



<b>Lịch sử</b>


<b>1</b>


<b>2</b>


<b>3</b>


<b>4</b>


Mẹ ốm



Ơn tập các số đến 100 000 (tt)


Cấu tạo của tiếng



Mơn Lịch sử và Địa lí




<b>NĂM</b>
<b>26/8</b>

<b>Tốn</b>


<b>Chính tả</b>


<b>Địa lí</b>


<b>1</b>


<b>3</b>


<b>4</b>



Biểu thức có chứa một chữ



Nghe viết: Dế mèn bênh vực kẻ yếu


Làm quen với bản đồ



<b>SÁU</b>
<b>27/8</b>


<b>Toán</b>


<b>LT và câu</b>


<b>Tập làm văn</b>



<b>SH Lớp</b>


<b>1</b>


<b>2</b>


<b>3</b>


<b>5</b>


Luyện tập



Luyện tập về cấu tạo của tiếng



Nhân vật trong truyện



Ổn định nề nếp lớp học


<i><b>Kế hoạch Tuần 1</b></i>



<i><b>Kế hoạch Tuần 1</b></i>



<i><b>Kế hoạch Tuần 1</b></i>



</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×