Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Chất lượng cuộc sống của những người khiếm thị tại thị xã vĩnh châu, sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 62 trang )

.

BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT (TĨM TẮT)

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA
NHỮNG NGƯỜI KHIẾM THỊ
TẠI THỊ XÃ VĨNH CHÂU, SÓC TRĂNG
Mã số:

Chủ nhiệm đề tài: Ths. Huỳnh Ngọc Vân Anh

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2018

.


.

BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT (TĨM TẮT)

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA


NHỮNG NGƯỜI KHIẾM THỊ
TẠI THỊ XÃ VĨNH CHÂU, SÓC TRĂNG
Mã số:

Chủ nhiệm đề tài

Huỳnh Ngọc Vân Anh

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2018

.


.

DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA

1. Huỳnh Ngọc Vân Anh
2. Thái Thị Hồng Loan
3. Tô Gia Kiên

.


.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN ..................................................................................... 3
1.1. Định nghĩa khiếm thị ...................................................................................................... 3

1.2. Tình hình khiếm thị trên thế giới.................................................................................... 3
1.3. Tình hình khiếm thị tại Việt Nam .................................................................................. 3
1.4. Các nguyên nhân gây khiếm thị ..................................................................................... 3
1.5. Các yếu tố nguy cơ ......................................................................................................... 4
1.6. Gánh nặng bệnh tật của khiếm thị .................................................................................. 5
1.7. Một số nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người khiếm thị ................................. 5
1.8. Sơ lược về thị xã Vĩnh Châu .......................................................................................... 8
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 9
2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................................ 9
2.2. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................... 9
2.3. Thu thập số liệu ............................................................................................................ 10
2.4. Xử lý và phân tích số liệu............................................................................................. 15
2.5. Nghiên cứu thử ............................................................................................................. 16
2.6. Y đức ............................................................................................................................ 17
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 18
3.1. Đặc tính chung của mẫu nghiên cứu ............................................................................ 18
3.1.1. Đặc tính dân số xã hội của mẫu nghiên cứu ........................................................... 18
3.1.2. Tình trạng bệnh và thị lực của đối tượng nghiên cứu ............................................. 19
3.1.3. Sức khỏe hiện tại của mẫu nghiên cứu ................................................................... 20
3.2. So sánh đặc điểm của nhóm khiếm thị và nhóm khơng khiếm thị ............................... 21
3.2.1. So sánh đặc tính dân số xã hội giữa nhóm khiếm thị và nhóm khơng khiếm thị ... 21
3.2.2. So sánh tình trạng bệnh nhóm khiếm thị và nhóm khơng khiếm thị ...................... 22
3.2.3. So sánh sức khỏe hiện tại của nhóm khiếm thị và nhóm không khiếm thị ............. 23
3.3. So sánh điểm số CLCS giữa nhóm khiếm thị và nhóm khơng khiếm thị .................... 24
3.4. Mối liên quan giữa đặc tính dân số xã hơi, tình trạng bệnh và tình trạng thị lực với
CLCS của người khiếm thị và không khiếm thị .................................................................. 25
.


.


3.4.1. Mối liên quan giữa đặc tính dân số xã hội với CLCS của người khiếm thị............ 25
3.4.2. Mối liên quan giữa tình trạng bệnh và thị lực với CLCS của người khiếm thị ...... 27
3.4.3. Mối liên quan giữa đặc tính dân số xã hội với CLCS của người khơng khiếm thị . 28
3.5. Mơ hình GEE đa biến đánh giá CLCS và các yếu tố liên quan: ................................ 31
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .................................................................................................... 32
4.1. Đặc tính mẫu nghiên cứu ............................................................................................. 32
4.2. Điểm số CLCS trung bình của người khiếm thị và không khiếm thị ........................... 33
4.3. Mối liên quan giữa đặc điểm dân số xã hội, tình trạng bệnh, tình trạng thị lực với CLCS
............................................................................................................................................. 34
4.4. Điểm mạnh và hạn chế của đề tài ................................................................................. 37
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 39
ĐỀ XUẤT- KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 41
PHỤ LỤC 1: THÔNG TIN DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..........................d
PHỤ LỤC 2: BỘ CÂU HỎI .................................................................................................. f

.


.

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Bảng hướng dẫn chuyển sang điểm thô.................................................................. 13
Bảng 2.2. Bảng hướng dẫn chuyển sang thang điểm 0-100 ................................................... 14
Bảng 2.3. Độ tin cậy của thang đo SF-36 ............................................................................... 16
Bảng 3.1. Đặc tính dân số xã hội của mẫu nghiên cứu .......................................................... 18
Bảng 3.2. Tình trạng bệnh và thị lực của đối tượng nghiên cứu ............................................ 19
Bảng 3.3. Sức khỏe hiện tại của mẫu nghiên cứu .................................................................. 20
Bảng 3.4. So sánh đặc tính dân số xã hội giữa nhóm khiếm thị và nhóm khơng khiếm

thị…………………………………………….. ...................................................................... 21
Bảng 3.5. So sánh tình trạng bệnh nhóm khiếm thị và nhóm khơng khiếm thị ...................... 22
Bảng 3.6. So sánh sức khỏe hiện tại của nhóm khiếm thị và nhóm không khiếm thị ............ 23
Bảng 3.7. So sánh điểm số CLCS giữa nhóm khiếm thị và nhóm khơng khiếm thị .............. 24
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa đặc tính dân số xã hôi với CLCS người khiếm thị .................. 26
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa tình trạng bệnh và thị lực với CLCS của người khiếm thị ...... 27
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa đặc tính dân số xã hội với CLCS của người không khiếm thị
….….....……………………………………..……………………………………………….28
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa tình trạng bệnh và thị lực với CLCS của người khơng khiếm
thị….……........………………………………………………………………………………30
Bảng 3.12. Mơ hình GEE đánh giá chất lượng cuộc sông và các yếu tố liên quan………….31

.


.

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
1. Thơng tin chung:
- Tên đề tài: Chất lượng cuộc sống của những người khiếm thị tại thị xã Vĩnh Châu,
Sóc Trăng
- Mã số:
- Chủ nhiệm đề tài: Ths. Huỳnh Ngọc Vân Anh
Điện thoại: 0909 944 845

Email:

- Đơn vị quản lý về chuyên môn (Khoa, Tổ bộ môn): BM. Thống kê y học và Tin học,
Khoa Y Tế Công Cộng, Đại học Y Dược TpHCM

- Thời gian thực hiện: 5/2015 – 12/2017

2. Mục tiêu:
- Xác định điểm CLCS trung bình của những người khiếm thị và khơng khiếm thị tại thị xã
Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2016.
- So sánh điểm CLCS trung bình giữa người khiếm thị và người không khiếm thị tại thị xã
Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2016.
- Xác định mối liên quan giữa điểm CLCS với các đặc tính dân số xã hội, bệnh đi kèm, tình
trạng thị lực của người khiếm thị và không khiếm thị tại xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm
2016.

3. Nội dung chính:
Nghiên cứu bệnh chứng bắt cặp tuổi giới được tiến hành trên 90 cặp đối tượng khiếm thị và
khơng khiếm thị có độ tuổi từ 18 trở lên. Đối tượng nghiên cứu được bắt cặp theo tuổi và giới,
sau khi đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ được phỏng vấn mặt đối mặt bằng bộ câu hỏi có cấu trúc.

.


.

Thông tin thu thập bao gồm tuổi, giới, dân tộc, trình độ học vấn, tình trạng hơn nhân, thu nhập,
kinh tế gia đình, bệnh mãn tính và chất lượng sống. Kiểm định chi bình phương bắt cặp Mc
Nemar được sử dụng để so sánh sự khác biệt về đặc tính giữa 2 nhóm. Kiểm định T bắt cặp
(Wilcoxon sắp hạng có dấu) để so sánh điểm CLS giữa 2 nhóm. Kiểm định t khơng bắt cặp, hồi
quy tuyến tính, mơ hình GEE (Generalized Estimating Equations) được dùng để xác định mối
liên quan giữa CLS người khiếm thị và các đặc tính với ngưỡng ý nghĩa khi p<0,05.

4. Kết quả chính đạt được:
Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 60,6 ± 16,3, nhỏ nhất là 21 tuổi và lớn nhất là 86

tuổi. Nữ chiếm tỷ lệ đông hơn nam. Điểm chất lượng sống trung bình của người khiếm thị là
43,1 ± 14,9 điểm, thấp hơn 4,34 điểm so với nhóm khơng khiếm thị. Mơ hình GEE cho thấy
những yếu tố có liên quan đến chất lượng sống người khiếm thị gồm tuổi, điều kiện kinh tế và
bệnh đi kèm.

.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 2010, trên thế giới có 285 triệu người khiếm thị với khoảng 39 triệu người mù, trong đó
90% người khiếm thị sống ở các nước nghèo và đang phát triển với các điều kiện tiếp cận dịch vụ
y tế khó khăn. Việt Nam được xếp trong nhóm các nước này với khoảng 2 triệu người khiếm thị
và 1/3 trong số đó là những người nghèo khơng có tiền điều trị mang lại ánh sáng.(7)
Như chúng ta đã biết, 80% lượng thơng tin từ bên ngồi được con người tiếp nhận thơng qua
hệ thống thị giác, vì vậy khi hệ thống này khơng hồn chỉnh sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng truyền
thông tin lên vỏ não, ảnh hưởng trực tiếp tới những hoạt động trong cuộc sống, ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống.(12) Một phân tích của trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch bệnh năm
2001 cho thấy khiếm thị là một trong những vấn đề nghiêm trọng đối với các cá nhân và cả những
người chăm sóc họ. Suy giảm thị lực ở người trưởng thành đã được chứng minh sẽ dẫn đến sự cô
lập xã hội, căng thẳng trong gia đình, và sau cùng là gặp phải các vấn đề về sức khỏe hoặc chết
sớm.(21) Sự ảnh hưởng này tăng theo mức độ suy giảm thị lực và gây gánh nặng cho nền kinh tế và
xã hội.(23, 30, 57)
Trong vài năm qua, các khái niệm về chất lượng cuộc sống (CLCS) trở nên quan trọng, do đó
nhiều phương pháp đo lường đã được phát triển, lĩnh vực nhãn khoa cũng đã khơng đứng ngồi sự
cải thiện này.(26) Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên những người khiếm thị và kết quả cho
thấy CLCS ở mức trung bình và thấp hơn so với dân số chung, thậm chí thấp hơn so với các bệnh
trầm cảm, đái tháo đường, hội chứng mạch vành.(18, 35, 47) CLCS cũng đại diện cho sức khỏe cộng
đồng, vấn đề xã hội và kinh tế các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển.(35)

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, khiếm thị làm ảnh hưởng đến tất cả các độ tuổi, kể cả người
trẻ. Khiếm thị làm mất khả năng lao động, tăng tỷ lệ thất nghiệp, tăng tỷ lệ nghèo đói và bệnh
tật.(18, 49, 58) Hiện tại, số lượng người khiếm thị ở Việt Nam ngày càng tăng cao, trong đó có thị xã
Vĩnh Châu với tổng số 1.248 người. Tỷ lệ người khiếm thị tại đây cao hơn so với tỷ lệ chung của
toàn quốc, riêng tại phường 2 và xã Vĩnh Hải tỷ lệ này cao gấp hai lần,(3, 4) ngoài ra, số hộ nghèo
và dân tộc Khmer tại đây chiếm hơn 50% toàn tỉnh.(2) Do đó, cuộc sống của người khiếm thị tại
thị xã Vĩnh Châu là vấn đề cần được quan tâm và cần có những biện pháp kịp thời nhằm nâng cao
chất lượng sống cho người khiếm thị. Vì vậy, nghiên cứu được tiến hành với mong muốn đóng
góp cho địa phương có những cơ sở cải thiện chất lượng sống người khiếm thị một cách hiệu quả.

.


.

Câu hỏi nghiên cứu:
Điểm chất lượng cuộc sống trung bình của những người khiếm thị và không khiếm thị trên 18
tuổi tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2016 là bao nhiêu? Có khác nhau giữa điểm chất
lượng cuộc sống giữa người khiếm thị và không khiếm thị nơi đây hay khơng? Những yếu tố nào
có liên quan đến điểm chất lượng cuộc sống người khiếm thị?
Mục tiêu nghiên cứu:
-

Xác định điểm CLCS trung bình của những người khiếm thị và không khiếm thị tại thị xã
Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2016.

-

So sánh điểm CLCS trung bình giữa người khiếm thị và người không khiếm thị tại thị xã
Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm 2016.


-

Xác định mối liên quan giữa điểm CLCS với các đặc tính dân số xã hội, bệnh đi kèm, tình
trạng thị lực của người khiếm thị và không khiếm thị tại xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm
2016.

.


.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN

1.1. Định nghĩa khiếm thị:
Khiếm thị được định nghĩa khi thị lực ở mắt tốt nhất sau khi được sửa chữa nhỏ hơn 6/18 và
lớn hơn hoặc bằng 6/30.(53)
1.2. Tình hình khiếm thị trên thế giới:
Ước tính của Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) năm 2014, trên tồn thế giới có 246 triệu người
khiếm thị, khoảng 90% trường hợp khiếm thị sống ở những nước thu nhập thấp và hơn 82% người
khiếm thị có độ tuổi từ 50 trở lên.(55)
Sự phân bố toàn cầu của khiếm thị được ghi nhận ở các khu vực như sau: Đơng Nam Á 28%,
Tây Thái Bình Dương 26%, châu Phi 16,6%, Đông Địa Trung Hải 10%, Mỹ 9,6% và Châu Âu
9,6%.(51) Ấn Độ là quốc gia có số lượng người khiếm thị lớn nhất thế giới, trong số 39 triệu người
khiếm thị trên thế giới thì có hơn 15 triệu người Ấn Độ.(24)
1.3. Tình hình khiếm thị tại Việt Nam:
Việt Nam có khoảng 2 triệu người khiếm thị và số lượng này ngày càng tăng. Năm 2007, một
cuộc điều tra dịch tễ học trên diện rộng ở 16 tỉnh thành cả nước được tiến hành đã cho thấy tỷ lệ
khiếm thị ở Việt Nam hiện nay là 3,1%.(5) Năm 2013, ước tính có khoảng 409.200 người khiếm
thị, trong đó có 270.500 người khiếm thị do đục thể thủy tinh, 26.188 người khiếm thị do bệnh

glaucom và 6.950 người khiếm thị do bệnh mắt hột, ngồi ra có hàng trăm nghìn người khiếm thị
và giảm thị lực do tật khúc xạ chưa được chỉnh và cấp kính.(6)
Tổng số người khiếm thị tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng ghi nhận là 1.248 người, tỷ lệ
khiếm thị của Vĩnh Châu là 6 người/1.000 dân, riêng tại phường 2 và xã Vĩnh Hải thì tỷ lệ này cao
gần gấp hai lần (11 người/1.000 dân), cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ chung của toàn quốc (5
người/1.000 dân).(3)
1.4. Các nguyên nhân gây khiếm thị:
Dù có những tiến bộ của phẫu thuật ở nhiều quốc gia trong suốt mười năm qua, đục thủy tinh
thể vẫn là nguyên nhân hàng đầu của suy giảm thị lực ở tất cả các khu vực trên thế giới (47,9%),
ngoại trừ các nước phát triển. Các ngun nhân chính khác là tăng nhãn áp (12,3%), thối hóa
.


.

hoàng điểm liên quan đến tuổi (AMD) (8,7%), mờ giác mạc (5,1%), bệnh võng mạc đái tháo đường
(4,8%), khiếm thị từ nhỏ (3,9%), đau mắt hột (3,6%), và onchocerciasis (0,8%). Các ngun nhân
trên có thể phịng tránh được suy giảm thị lực, ngoại trừ bệnh thối hóa điểm vàng liên quan đến
tuổi.(51)
Đục thủy tinh thể: là bệnh đục thấu kính của mắt, chúng ảnh hưởng đến thị lực và đang rất
phổ biến ở người lớn tuổi, đây là nguyên nhân hàng đầu gây khiếm thị trên thế giới. Năm 2008, có
hơn 22 triệu người Mỹ bị đục thủy tinh thể và khoảng phân nửa dân số Mỹ ở độ tuổi 80 bị đục
thủy tinh thể hoặc đã từng phẫu thuật đục thủy tinh thể.(41)
Glaucoma (tăng nhãn áp): là bệnh lý ở mắt gây ra do áp suất dịch thủy trong nhãn cầu tăng
cao gây tổn thương, hủy hoại các tế bào thần kinh thị giác. Khi người bệnh không phát hiện sớm
những tổn thương này và không điều trị sớm có thể sẽ dẫn đến khiếm thị. Glaucoma là một nguyên
nhân hàng đầu gây khiếm thị ở Hoa Kỳ (2,3 triệu) và Tây Ban Nha (châu Phi). Người Mỹ gốc Phi
mắc bệnh tăng nhãn áp cao gấp ba lần so với người da trắng. Đặc biệt trong độ tuổi từ 45 đến 64
tuổi, người Mỹ gốc Phi tăng nhãn áp có khả năng gây khiếm thị gấp 15 lần so với so với người da
trắng.(41)

Bệnh thối hóa điểm vàng: hay cịn gọi là bệnh thối hóa hồng điểm, là sự thối hóa của tế
bào điểm vàng dẫn đến suy giảm thị lực trung tâm làm cho hình ảnh nhìn thấy bị mờ, phần chính
giữa hình ảnh bị méo mó, biến dạng.(41)
Bệnh võng mạc đái tháo đường: là một biến chứng của bệnh tiểu đường do sự phá hủy các
mạch máu của võng mạc. Lúc đầu, bệnh có thể khơng gây ra triệu chứng hoặc chỉ có vấn đề tầm
nhìn nhẹ, sau cùng bệnh có thể dẫn đến khiếm thị.(41)
1.5. Các yếu tố nguy cơ:
Tuổi: Suy giảm thị lực phân bố khơng đều trên các nhóm tuổi, có hơn 82% người khiếm thị
từ 50 tuổi trở lên, trong khi nhóm tuổi này chỉ chiếm 19% dân số thế giới. Mặc dù tỷ lệ khiếm thị
ở trẻ em thấp hơn so với ở người lớn khoảng 10 lần, khiếm thị ở trẻ em vẫn là mối quan tâm lớn
vì số năm sẽ sống trong khiếm thị.(53)
Giới tính: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ ở mọi khu vực trên thế giới và ở mọi lứa tuổi
có nguy cơ suy giảm thị lực cao hơn nam giới, chủ yếu là vì tuổi thọ cao hơn và sống trong những
xã hội nghèo, thiếu khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế.(53)

.


.

Tình trạng kinh tế xã hội: Hơn 90% người suy giảm thị lực trên thế giới sống ở các nước
đang phát triển.(53)
Yếu tố nguy cơ khác: bao gồm sử dụng thuốc lá, tiếp xúc với bức xạ cực tím, thiếu vitamin
A, chỉ số khối cơ thể cao và bệnh rối loạn chuyển hóa.(53)
Theo CDC, người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha có nguy cơ khiếm thị và suy giảm thị lực
cao hơn so với người da trắng vì họ có nguy cơ cao phát triển bệnh đái tháo đường, bệnh võng
mạc đái tháo đường và tăng nhãn áp. Người da trắng có nguy cơ thối hóa điểm vàng cao hơn các
nhóm dân tộc khác.(20)
Các nghiên cứu ở Nigeria cũng cho thấy tỷ lệ khiếm thị và suy giảm thị lực có liên quan với
tuổi tác tăng lên, là phụ nữ, tỷ lệ khiếm thị chữ cao và có sự khác biệt đáng kể giữa các vùng địa

lý khác nhau trên cùng đất nước.(29)
1.6. Gánh nặng bệnh tật của khiếm thị:
Sự suy giảm thị lực tạo thành một gánh nặng kinh tế rất lớn cho cá nhân, gia đình và xã hội.
Thể hiện ở chi phí trực tiếp cho việc điều trị các bệnh về mắt, dược phẩm, nghiên cứu và quản lý,
chi phí gián tiếp cho việc mất thu nhập của cá nhân, người chăm sóc, hỗ trợ thị lực, phục hồi chức
năng, mất doanh thu thuế, sự đau khổ và chết sớm.(53)
Một cuộc đánh giá quốc gia tồn diện nhất về chi phí cho suy giảm thị lực đã được thực hiện
ở Úc, nơi mà các bệnh như đục thủy tinh thể, thối hóa hồng điểm liên quan đến tuổi, tăng nhãn
áp, bệnh võng mạc đái tháo đường và tật khúc xạ chiếm 75% các trường hợp suy giảm thị lực. Kết
quả cho thấy chi phí trực tiếp để điều trị bệnh mắt nhiều hơn cả chi phí quản lý các bệnh mạch
vành, bệnh tim, đột quỵ, viêm khớp hoặc trầm cảm.(53)
1.7. Một số nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người khiếm thị:
Năm 2007, một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 128 bệnh nhân suy giảm thị lực với
mục đích đánh giá tác động của suy giảm thị lực đến CLCS và so sánh CLCS của những người
suy giảm thị lực với những bệnh mãn tính khác. Tất cả các đối tượng tham gia hoàn thành bộ câu
hỏi EuroQol (EQ-5D) và so sánh với mức chung của người dân Hà Lan, các bệnh nhân có bệnh
mãn tính khác. Kết quả cho thấy, suy giảm thị lực có tác động đáng kể đến CLCS, và ảnh hưởng
nhiều hơn so với các bệnh mãn tính khác như đái tháo đường tuýp II, hội chứng mạch vành và

.


.

khiếm thính, nhưng ít hơn so với đột quỵ, bệnh đa xơ cứng, hội chứng mệt mỏi mãn tính, trầm cảm
và bệnh tâm thần.(32)
Năm 2010, Willi Horner và cộng sự đã sử dụng bộ câu hỏi SF-36 nghiên cứu trên 206 đối
tượng trong cộng đồng nhằm so sánh điểm CLCS giữa nhóm người khỏe mạnh khơng giới hạn
chức năng cơ thể với các nhóm khỏe mạnh bị giới hạn chức năng cơ thể, trong đó có nhóm khiếm
thị. Mẫu nghiên cứu được lấy từ tổ chức khuyết tật, từ các phịng khám, hoặc thơng qua việc quảng

cáo, tờ rơi. Tất cả các đối tượng chọn vào đều trên 18 tuổi và không mắc các bệnh nghiêm trọng
ảnh hưởng đến sức khỏe thông qua việc sàng lọc bằng một danh sách các bệnh. Kết quả cho thấy
có sự khác biệt điểm số CLCS giữa nhóm người khơng khiếm thị với nhóm người khiếm thị, điểm
số ở tất cả các lĩnh vực của nhóm khiếm thị thấp hơn nhóm khơng khiếm thị, ngoại trừ các lĩnh
vực như sức sống, giới hạn cảm xúc, chức năng xã hội và hầu như điểm số CLCS các lĩnh vực
phân bố quanh 50 điểm. Ngoài ra nghiên cứu còn cho thấy, tuy những người khiếm thị khỏe mạnh
nhưng điểm số về sức khỏe thể chất vẫn thấp hơn so với người không khiếm thị. Điểm hạn chế
của nghiên cứu là mẫu nghiên cứu nhỏ và tiêu chuẩn người khỏe mạnh được đánh giá bằng danh
sách các bệnh nghiêm trọng nên không thể khẳng định được sức khỏe có bị ảnh hưởng bởi các
bệnh khác ngồi danh sách.(25)
Để đánh giá tác động suy giảm thị lực đến chất lượng sống và xác định mối liên hệ giữa mức
độ suy giảm thị lực, bệnh mắt với chất lượng sống, một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên
184 bệnh nhân ở phòng khám ngoại trú tại bệnh viện mắt tại Đức. Những người tham gia đã trải
qua một cuộc kiểm tra lâm sàng và hoàn thành bộ câu hỏi IVI. Trong các mơ hình phân tích đa
biến, những người có suy giảm thị lực nhẹ, vừa hoặc nặng báo cáo họ bị giới hạn trong hoạt động
và cảm xúc hạnh phúc hơn so với bệnh nhân không bị suy giảm. Thậm chí, thị lực suy giảm nhẹ
cũng liên quan đến chất lượng sống thấp.(45)
Một nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 272 cư dân từ 60 tuổi trở lên đang cư trú trong 7 nhà
dưỡng lão tại Nepal nhằm đánh giá tác động của suy giảm thị lực lên tất cả các khía cạnh của cuộc
sống. Đối tượng tham gia được khám mắt toàn diện và chia thành 2 nhóm: một nhóm có khiếm thị
và một nhóm khơng khiếm thị. Tất cả các đối tượng được phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi SF36 và kết quả cho thấy điểm số trung bình của SF-36 là 46,98 ± 13,08. Tổng điểm SF-36 của
người khiếm thị thấp hơn so với người không khiếm thị. Suy giảm thị lưc ảnh hưởng đến điểm số
lĩnh vực thể chất hơn lĩnh vực tinh thần. Điểm mạnh của nghiên cứu này là phân tích được những

.


.

tác động của khiếm thị đến CLCS bằng cách sử dụng công cụ SF-36. Công cụ SF-36 là một trong

những công cụ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới để đánh giá sức khỏe, đo lường tác động
của bệnh tật. Mặc dù đo lường sức khỏe chung, không nhạy cảm trong lĩnh vực thị giác nhưng
công cụ SF-36 cho phép so sánh trên các nhóm bệnh nhân khác nhau trong cùng điều kiện sống.
Chúng có thể được sử dụng trên các nhóm tuổi, bệnh tật và các nhóm điều trị khác nhau, ngoài ra
SF-36 đã được chứng minh có tính hằng định và độ tin cậy cao.(36)
Do có nhiều nghiên cứu chỉ ra sự suy giảm thị lực tác động lên CLCS nhưng chủ yếu tập trung
trên đối tượng người cao tuổi, Masaki và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu này trên 21 đối tượng
trẻ tuổi bị khiếm thị tại trường đại học Nhật Bản vào năm 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm
CLCS lĩnh vực sức sống thấp hơn so với dân số chung và lĩnh vực sức khỏe thể chất cao hơn so
với dân số chung nhưng thấp hơn so với điểm số chuẩn của thanh niên Nhật Bản. Nghiên cứu một
lần nữa khẳng định, CLCS suy giảm ngay cả trên người trẻ khiếm thị. Tuy nhiên, giả thuyết tuổi
trẻ giảm một phần tác động bất lợi của suy giảm thị lực trên CLCS được ủng hộ. Do nghiên cứu
thực hiện trên cỡ mẫu nhỏ, lấy trên đối tượng sinh viên nên có thể sai lệch chọn mẫu, kết quả có
thể khơng áp dụng được trên tất cả các đối tượng trẻ tuổi suy giảm thị lực.(37)
Để đánh giá tác động của suy giảm thị lực đến CLCS, một nghiên cứu cắt ngang được trên
375 bệnh nhân với bệnh nhân suy giảm thị lực đến khám tại khoa ngoại trú bệnh viện Ibadan năm
2014. Sau khi kiểm tra thị lực, các bệnh nhân được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi thị lực liên quan
đến cuộc sống (VRQOL). Kết quả cho thấy, thị giác suy giảm có liên quan đến tuổi tác, học vấn
thấp, và tỷ lệ thất nghiệp (p<0,001). CLCS liên quan đến mức độ suy giảm thị lực, thị lực càng
giảm thì điểm CLCS càng thấp, tức là những bệnh nhân khiếm thị có điểm CLCS thấp hơn so với
người có thị lực thấp hoặc thị lực gần như bình thường. Ngồi ra nghiên cứu cịn cho thấy người
khiếm thị có điểm CLCS thấp ở lĩnh vực chức năng xã hội và chức năng thị lực.(16)
Ở Việt Nam, nghiên cứu được thực hiện trên 85 bệnh nhân suy giảm thị lực trên 18 tuổi đến
khám tại bệnh viện Trung Ương Mắt, các bước được tiến hành theo trình tự như hỏi tiền sử bệnh,
khám thị lực và chẩn đoán nguyên nhân gây suy giảm thị lực, phỏng vấn bằng bộ câu hỏi LVQOL.
Nghiên cứu nhằm đánh giá CLCS thị giác của bệnh nhân khiếm thị. Kết quả nghiên cứu cho thấy
chất lượng thị giác của bệnh nhân ở mức trung bình và có mối liên quan giữa mức độ suy giảm thị
lực và CLCS, thị lực càng giảm thì chất lượng thị giác càng thấp (p<0,05).(12)

.



.

Nhìn chung, các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đều cho thấy điểm số CLCS của người
khiếm thị ở mức trung bình, suy giảm thị lực ảnh hưởng đáng kể đến CLCS, mức độ ảnh hưởng
này cao hơn so với các bệnh mãn tính khác. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu được thực hiện ở
các bệnh viện, phương pháp lấy mẫu thuận tiện, có thể chưa đại diện cho cộng đồng.
1.8. Sơ lược về thị xã Vĩnh Châu:
Vĩnh Châu là một trong những huyện của tỉnh Sóc Trăng nằm ven biển, với chiều dài 43 km
dọc bờ biển và tổng diện tích tự nhiên 47.339 ha. Theo thống kê năm 2009, tổng dân số Vĩnh Châu
là 163.800 người với mật độ 346 người/km2, dân tộc Khmer chiếm đa số (52,84%), dân tộc Kinh
chiếm 29,38%, Hoa chiếm 17,77%.
Đơn vị hành chính có 04 phường và 06 xã bao gồm phường 1, phường 2, phường Vĩnh Phước,
phường Khánh Hòa, xã Lai Hòa, xã Vĩnh Tân, xã Vĩnh Hiệp, xã Hịa Đơng, xã Lạc Hịa, xã Vĩnh
Hải với 91 ấp, khóm.(7)
Địa hình ven biển là điều kiện cho Vĩnh Châu phát triển tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp,
thủy hải sản và du lịch. Các ngành nghề đặc thù nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản như: trồng củ
hành tím, củ cải trắng, tỏi, tơm sú, cá kèo, nghêu(7)... Theo báo cáo của ngành chức năng cho thấy
tỷ lệ hộ nghèo của huyện cịn hơn 30%, trong đó phần lớn là hộ Khmer tập trung nhiều ở vùng
nông thôn sâu, vùng ven biển.(2)

.


.

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu bệnh chứng bắt cặp theo tuổi và giới tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

2.2. Đối tượng nghiên cứu:
2.2.1. Dân số mục tiêu:
Người khiếm thị và không khiếm thị sống tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
2.2.2. Dân số nghiên cứu:
Người khiếm thị và người không khiếm thị sống tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng tại thời
điểm nghiên cứu được tiến hành.
2.2.3. Cỡ mẫu:
Sử dụng cơng thức tính cỡ mẫu so sánh 2 trung bình với:
α là xác suất sai lầm loại 1 (α = 0,05); 1- β: năng lực của nghiên cứu được chọn là 90%.
Dựa trên nghiên cứu của Willi Horner Johnson tại Mỹ, điểm số trung bình của người khiếm
thị là 51,56 ± 6,46, của người không khiếm thị là 54,40 ± 4,68.(25) Vậy cỡ mẫu tối thiểu là 83
người.
Dự trù mất mẫu 10% do đó cỡ mẫu cần thiết là 93 người ở nhóm người khiếm thị và 93 người
ở nhóm khơng khiếm thị.
2.2.4. Kỹ thuật chọn mẫu:
Sử dụng phần mềm Stata 13.0 để chọn mẫu ngẫu nhiên 93 người khiếm thị trên tổng số 980
người khiếm thị trên 18 tuổi tại thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng, lập danh sách số người khiếm
thị được chọn theo tuổi và giới.
Nhóm khơng khiếm thị sẽ được chọn cùng tuổi, giới và sống cùng địa phương với nhóm
khiếm thị dựa vào danh sách quản lý dân số của địa phương.
Danh sách cuối cùng gồm 186 người sẽ được lập theo xã, phường, ấp để phỏng vấn viên đến
từng hộ thu thập thông tin (danh sách đối tượng tham gia được đính kèm ở phụ lục 3).

.


.

2.2.5. Tiêu chí chọn mẫu:
❖ Tiêu chí chọn vào của nhóm khiếm thị:

- Những người khiếm thị trên 18 tuổi có trong danh sách quản lý của thị xã Vĩnh Châu tỉnh
Sóc Trăng đồng ý tham gia nghiên cứu.
❖ Tiêu chí chọn vào của nhóm khơng khiếm thị:
- Những người không khiếm thị cùng tuổi, giới và sống cùng địa phương với nhóm khiếm
thị, có trong danh sách quản lý của địa phương và đồng ý tham gia nghiên cứu.
❖ Tiêu chí loại ra:
- Những đối tượng được chọn nhưng vắng mặt khi thu thập thông tin và quay lại lần 2 vẫn
khơng gặp.
- Những đối tượng khơng có khả năng trả lời câu hỏi (câm, điếc, rối loạn tâm thần).
- Đối tượng không nhớ hoặc do không muốn trả lời trên 80% nội dung câu hỏi CLCS.
2.3. Thu thập số liệu:
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu: Đến từng nhà đối tượng đã được chọn, phỏng vấn trực tiếp
bằng bộ câu hỏi soạn sẵn.
2.3.2. Công cụ thu thập:
Bộ câu hỏi gồm các 3 phần:
Phần 1: các đặc điểm dân số xã hội như tuổi, giới, dân tộc, học vấn, hơn nhân, thu nhập, kinh tế
gia đình. Các đặc điểm về bệnh mãn tính và tình trạng thị lực.
Phần 2: bộ câu hỏi SF-36 gồm 36 câu chia ra 8 lĩnh vực như sức khỏe thể chất, giới hạn thể chất,
sức khỏe tâm thần, giới hạn cảm xúc, cảm nhận đau, chức năng xã hội, sức sống, sức khỏe tổng
quát.
Phần 3: sức khỏe hiện tại của đối tượng nghiên cứu, gồm 7 câu hỏi như khả ngang đi lại, khả ngăng
sinh hoạt hằng ngày, khả năng chăm sóc bản thân, đau đớn/khó chịu, lo lắng/u sầu, có bệnh, sức
khỏe tự đánh giá.
2.3.3. Các biến số cần thu thập:
❖ Đặc điểm dân số xã hội:


Tuổi: biến số định lượng, tính theo tuổi tròn bằng cách lấy năm hiện tại trừ năm sinh.

.



.



Giới tính: là biến số nhị giá, có 2 giá trị là “nam” và “nữ”



Dân tộc: là biến số danh định, gồm các giá trị như “Kinh”, “Hoa”, “Khmer” và “dân tộc
khác”.



Trình độ học vấn: là biến số thứ tự, gồm các giá trị như:
Cấp II: là người có trình độ học vấn từ lớp 6 đến tốt nghiệp lớp 9
>Cấp II: là người có trình độ học vấn từ lớp 10 trở lên



Tình trạng hôn nhân: là biến số danh định, gồm các giá trị như:
- Độc thân: là những người chưa kết hơn, sống 1 mình
- Có gia đình: là những người đã kết hôn và đang sống với vợ hoặc chồng
- Đang sống chung với người yêu: là những người chưa từng kết hôn nhưng sống với nhau
như vợ chồng
- Ly thân/ ly dị: là những người đã kết hôn nhưng khơng cịn sống chung với nhau
- Góa: là những người đã mất vợ hoặc chồng.




Thu nhập: là biến số thứ tự gồm 3 giá trị như:
- Có, đều đặn: là những người hiện đang đang làm việc và có thu nhập đều đặn
- Có, khơng đều: là những người hiện đang đang làm việc và có thu nhập nhưng khơng đều
đặn
- Không: là những người hiện tại không đi làm, khơng có thu nhập cá nhân và sống phụ
thuộc vào người khác



Kinh tế gia đình: là biến số nhị giá gồm 2 giá trị đủ sống và khó khăn.
Kinh tế gia đình được đánh giá dựa trên cảm nhận của đối tượng tham gia nghiên cứu.



Tình trạng khiếm thị: là biến số nhị giá, gồm 2 giá trị là “khiếm thị” và “không khiếm thị”
- Khiếm thị: khi được cơ sở y tế chẩn đoán là mù 1 mắt hoặc mù 2 mắt
- Không khiếm thị: khi không được cơ sở y tế chẩn đốn là mù



Tình trạng thị lực người khiếm thị: là biến số nhị giá gồm 2 giá trị như:
- Khiếm thị 2 mắt: là những người được cơ sở y tế xác định là mù 2 mắt
- Khiếm thị 1 mắt: là những người được cơ sở y tế xác định là mù 1 mắt



Tình trạng thị lực người khơng khiếm thị:
- Suy giảm: là tình trạng mắt khơng mù nhưng có thị lực suy giảm

- Bình thường: là tình trạng mắt khơng bị suy giảm thị lực

.


.

Tình trạng thị lực của người khơng khiếm thị được đánh giá dựa trên cảm nhận của đối
tượng tham gia nghiên cứu.
❖ Tình trạng bệnh:


Bệnh mãn tính là biến nhị giá gồm 2 giá trị “có” và “khơng”, có mắc khi được bác sĩ
hoặc cơ sở y tế khám và chẩn đốn là có bệnh mãn tính.



Các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, cơ xương khớp là biến
nhị giá gồm 2 giá trị “có” và “khơng”, có mắc khi được bác sĩ hoặc cơ sở y tế khám và
chẩn đoán xác định.

❖ Sức khỏe hiện tại:


Khả năng đi lại: là biến danh định gồm 3 giá trị như “không gặp vấn đề đi lại”, “đi lại
hơi khó khăn”, “chỉ có thể nằm tại giường”.



Chăm sóc bản thân: là biến danh định gồm 3 giá trị như “khơng gặp vấn đề khi chăm

sóc bản thân”, “gặp một vài vấn đề khi tắm rửa hoặc mặc quần áo”, “khơng thể tự tắm rửa
hay mặc quần áo”.



Sinh hoạt thường ngày: là biến danh định gồm 3 giá trị như “không gặp vấn đề sinh
hoạt”, “gặp một vài vấn đề sinh hoạt”, “khơng thể thực hiện sinh hoạt”.



Đau đớn/ khó chịu: là biến danh định gồm 3 giá trị như: “khơng đau/ khó chịu”, “khá
đau/ khó chịu”, “rất đau/ khó chịu”.



Lo lắng/ u sầu: là biến danh định gồm 3 giá trị như “ không lo lắng/ u sầu”, “khá lo lắng/
u sầu”, “rất lo lắng/ u sầu”.



Bệnh là biến nhị giá gồm 2 giá trị “có” và “không”, được đánh giá dựa trên cảm nhận của
đối tượng tham gia.



Điểm sức khỏe tự đánh giá: là biến định lượng có giá trị từ 0 đến 100, được đánh giá
dựa trên cảm nhận của đối tượng tham gia nghiên cứu

❖ Điểm số 8 lĩnh vực CLCS thang đo SF-36: là biến số định lượng không liên tục, mỗi
lĩnh vực có giá trị từ 0-100 và được tính bằng cách cộng các câu hỏi có cùng lĩnh vực và

quy ra thang điểm 100. Các bước tính điểm như sau:(27)
Bước 1: Chuyển sang điểm thô theo yêu cầu như bảng 1.3

.


.

Bước 2: Cộng tất cả điểm thô theo từng lĩnh vực
Bảng 2.1. Bảng hướng dẫn chuyển sang điểm thô
Lĩnh vực

Số câu hỏi

Đáp án lựa chọn

Điểm thô

Sức khỏe thể chất

3a, 3b, 3c, 3d,
3e,3f, 3g, 3h, 3i, 3j

1, 2, 3

1, 2, 3

Giới hạn thể chất

4a,4b,4c,4d


1, 2, 3, 4

1

5

2

7

1, 2, 3, 4, 5, 6

6.0, 5.4, 4.2, 3.1, 2.2, 1.0

8

1 và câu 7=1

6

1 và câu 7=2→6

5

2 và câu 7=1→6

4

3 và câu 7=1→6


3

4 và câu 7=1→6

2

5 và câu 7=1→6

1

1

1, 2, 3, 4, 5

5.0, 4.4, 3.4, 2.0, 1.0

11a, 11c

1, 2, 3, 4, 5

1, 2, 3, 4, 5

11b, 11d

1, 2, 3, 4, 5

5, 4, 3, 2, 1

9a, 9e


1, 2, 3, 4, 5, 6

6, 5, 4, 3, 2, 1

9g,9i

1, 2, 3, 4, 5, 6

1, 2, 3, 4, 5, 6

6

1, 2, 3, 4, 5

5, 4, 3, 2, 1

10

1, 2, 3, 4, 5

1, 2, 3, 4, 5

5a, 5b, 5c

1, 2, 3, 4

1

5


2

9b, 9c, 9f

1, 2, 3, 4, 5, 6

1, 2, 3, 4, 5, 6

9d, 9h

1, 2, 3, 4, 5, 6

6, 5, 4, 3, 2, 1

Cảm nhận đau

Sức khỏe tổng quát

Sức sống

Chức năng xã hội

Giới hạn cảm xúc

Sức khỏe tâm thần

.



.

Bước 3 : Chuyển từ điểm thô sang thang điểm từ 0-100 theo bảng 2.4

CLCS =

Điểm thô - điểm thấp nhất có thể
Phạm vi điểm thơ
Bảng 2.2. Bảng hướng dẫn chuyển sang thang điểm 0-100

Lĩnh vưc

Điểm thô cao nhất và thấp nhất

Phạm vi điểm thô

Sức khỏe thể chất

10, 30

20

Giới hạn thể chất

4, 8

4

Cảm nhận đau


2, 12

10

Sức khỏe tổng quát

5, 25

20

Sức sống

4, 24

20

Chức năng xã hội

2, 10

8

Giới hạn cảm xúc

3, 6

3

Sức khỏe tâm thần


5, 13

25

2.3.4. Kiểm soát sai lệch:
❖ Kiểm soát sai lệch thơng tin:
Từ điều tra viên:


Thái độ hịa nhã, cởi mở, tạo sự thân thiện.



Giữ thái độ trung lập, không thể hiện phản ứng, cảm xúc, sự đồng ý hay phản đối với các
câu trả lời. Không đưa ra ý kiến riêng.



Khơng thúc giục hay dẫn dắt người hướng dẫn, không được đề nghị câu trả lời trong bất cứ
tình huống nào.

Từ người được phỏng vấn:


Sắp xếp trật tự câu hỏi khi phỏng vấn để việc thu thập thông tin được logic, tránh lặp lại
hoặc đánh đố người trả lời.

.



.



Thiết kế bộ câu hỏi đúng mục tiêu, rõ ràng về từ ngữ, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ trả lời, cấu trúc
chặt chẽ.

❖ Kiểm sốt sai lệch chọn lựa:


Tn thủ chặt chẽ tiêu chí đưa vào, tiêu chí loại ra.



Đối chiếu danh sách đối tượng với danh sách quản lý tại địa phương để chọn đúng đối tượng
nghiên cứu.



Đối tượng nghiên cứu nhóm khơng khiếm thị được chọn cùng ấp hoặc xã với nhóm khiếm
thị.

2.4. Xử lý và phân tích số liệu:
2.4.1. Nhập liệu và làm sạch số liệu:


Làm sạch số liệu: mỗi bảng câu hỏi được kiểm tra tính đầy đủ và hợp lý.




Các dữ liệu sau khi thu thập được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1 và xử lý bằng phần
mềm phân tích thống kê Stata 13.0.

2.4.2. Phân tích số liệu:
Thống kê mơ tả:


Tần số và phần trăm đối với biến định tính như giới, học vấn, hơn nhân, thu nhập, kinh tế
gia đình, tình trạng bệnh, tình trạng thị lực.



Trung bình và độ lệch chuẩn đối với biến định lượng có phân phối bình thường như tuổi,
điểm CLCS các lĩnh vực hoạt động thể chất, cảm nhận đau đớn, sức sống, hoạt động xã hội,
sức khỏe tâm thần và CLCS chung.



Trung vị và khoảng tứ phân vị đối với biến định lượng có phân phối khơng bình thường như
điểm CLCS các thành phần như giới hạn thể chất, giới hạn cảm xúc, sức khỏe tổng quát.

Thống kê phân tích: với ngưỡng có ý nghĩa thống kê khi p<0,05


Dùng phép kiểm t khơng bắt cặp để xác định mối liên quan giữa điểm CLCS trung bình các
lĩnh vực sức khỏe thể chất, cảm nhận đau, sức sống, hoạt động xã hội, sức khỏe tâm thần,
CLCS chung với biến nhị giá là giới tính, dân tộc, trình độ học vấn, hơn nhân, thu nhập,
kinh tế gia đình, bệnh đi kèm, tình trạng thị lực. Dùng phép kiểm Mann- Whitney thay thế
cho phép kiểm t ở các lĩnh vực giới hạn thể chất, giới hạn cảm xúc, sức khỏe tổng quát.


.


.



Dùng tương quan Pearson để xác định mối liên quan giữa điểm CLCS lĩnh vực hoạt động
thể chất, cảm nhận đau, sức sống, sức khỏe tâm thần, CLCS chung với biến định lượng là
tuổi. Dùng tương quan Spearman thay thế cho tương quan Pearson ở các lĩnh vực giới hạn
thể chất, sức khỏe tổng quát, hoạt động xã hội và giới hạn cảm xúc.



Dùng kiểm định chi bình phương bắt cặp McNemar để so sánh sự khác biệt về đặc tính như:
dân tộc, học vấn, hơn nhân, thu nhập, kinh tế gia đình, sức khỏe hiện tại, bệnh mãn tính,
tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, cơ xương khớp giữa nhóm khiếm thị và nhóm
khơng khiếm thị.



Dùng kiểm định t bắt cặp để so sánh điểm số CLCS giữa nhóm khiếm thị và nhóm khơng
khiếm thị ở điểm số CLCS các lĩnh vực sức khỏe thể chất, cảm nhận đau, sức sống, sức
khỏe tâm thần, CLCS chung. Dùng kiểm định Wilcoxon sắp hạng có dấu để thay thế cho t
bắt cặp ở các lĩnh vực giới hạn thể chất, giới hạn cảm xúc, sức khỏe tổng qt.



Dùng mơ hình ước đoán tổng quát GEE đa biến để đánh giá CLCS chung và mối liên quan
giữa CLCS chung với các đặc tính như tuổi, thu nhập, kinh tế gia đình, tình trạng bệnh và

tình trạng thị lực.

2.5. Nghiên cứu thử:
Trong nghiên cứu thử, bộ câu hỏi đã được tiến hành phỏng vấn thử trên 20 cặp gồm 20 người
khiếm thị và 20 người không khiếm thị, rút kinh nghiệm và hồn chỉnh bộ câu hỏi khi tiến hành
nghiên cứu chính thức. Kết quả đánh giá độ tin cậy của bộ câu hỏi được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.3. Độ tin cậy của thang đo SF-36
Lĩnh vực

Hệ số alpha cronbach

Sức khỏe thể chất

0,90

Giới hạn thể chất

0,97

Cảm nhận đau

0,92

Sức khỏe tổng quát

0,90

Sức sống

0,85


Chức năng xã hội

0,70

Giới hạn cảm xúc

0,93

Sức khỏe tâm thần

0,85

Tổng

0,81

.


.

2.6. Y đức:
-

Đối tượng nghiên cứu được giải thích về mục đích và nội dung của nghiên cứu trước khi
tiến hành và chỉ thực hiện khi có sự chấp nhận hợp tác của đối tượng tham gia nghiên cứu.

-


Người nghiên cứu chỉ được phép sử dụng thông tin thu thập này phục vụ cho mục đích
nghiên cứu, khơng sử dụng cho mục đích khác.

-

Kết quả nghiên cứu được cung cấp cho đối tượng tham gia nghiên cứu sau khi kết thúc
nghiên cứu.

-

Thông tin cá nhân của đối tượng được bảo mật hoàn toàn.

-

Đề cương đã được ban đào tạo khoa Y tế công cộng trường Đại học Y Dược TP.HCM chấp
nhận cho việc thực hiện đề tài.

-

Đề cương đã được chấp thuận về mặt y đức từ Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh
học Đại học Y Dược TP.HCM số 156/ĐHYD-HĐ kí ngày 18/05/2016.

.


×