Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Ẩn dụ ý niệm về phụ nữ trong tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 143 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

LƢƠNG NGỌC KHÁNH PHƢƠNG

ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ PHỤ NỮ
TRONG TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

LƢƠNG NGỌC KHÁNH PHƢƠNG

ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ PHỤ NỮ
TRONG TIẾNG VIỆT

Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 60.22.01.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỦY VỊNH


Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2016


LUẬN VĂN THẠC SĨ
ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ PHỤ NỮ TRONG TIẾNG VIỆT
Luận văn đƣợc bảo vệ ngày 3/11/2016, tại Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn này là cơng trình nghiên
cứu khoa học của riêng tơi. Các số liệu, kết quả nghiên
cứu đƣợc nêu trong luận văn là trung thực và khơng
trùng với bất kỳ cơng trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

LƢƠNG NGỌC KHÁNH PHƢƠNG


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các lƣợc đồ
DẪN NHẬP .................................................................................................................... 1
0.1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ........................................................ 1
0.2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................... 2
0.3. Đối tƣợng và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 10
0.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu ................................................... 10
0.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................................... 12
0.6. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................ 13

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ...................................................................................... 15
1.1. Những vấn đề lý thuyết về ẩn dụ ................................................................. 15
1.1.1. Ẩn dụ theo quan niệm tiền tri nhận........................................................... 15
1.1.2. Ẩn dụ theo quan niệm tri nhận .................................................................. 18
1.2. Một số thuật ngữ liên quan ............................................................................ 26
1.2.1.Ý niệm và sự ý niệm hóa ............................................................................ 26
1.2.2. Phạm trù và sự phạm trù hóa ..................................................................... 28
1.2.3. Điển dạng.................................................................................................... 29
1.2.4. Nghiệm thân ............................................................................................... 30
1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và ẩn dụ theo quan niệm tri nhận ................. 31

1.3.1. Tính phổ qt văn hóa trong ẩn dụ ý niệm ............................................... 32
1.3.2. Tính đa dạng văn hóa trong ẩn dụ ý niệm ................................................ 33
Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................... 35


CHƢƠNG 2. CÁC KIỂU LOẠI ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ PHỤ NỮ TRONG
TIẾNG VIỆT ............................................................................................................... 37
2.1. Ẩn dụ cấu trúc ý niệm về phụ nữ .................................................................. 38
2.1.1. Ẩn dụ ý niệm PHỤ NỮ LÀ ĐỘNG VẬT................................................. 38
2.1.2. Ẩn dụ ý niệm PHỤ NỮ LÀ THỰC VẬT ................................................. 51
2.1.3. Ẩn dụ ý niệm PHỤ NỮ LÀ THỨC ĂN .................................................... 58
2.1.4. Ẩn dụ ý niệm PHỤ NỮ LÀ ĐỒ VẬT ....................................................... 65
2.1.5. Ẩn dụ ý niệm PHỤ NỮ LÀ TRẺ CON..................................................... 69
2.2. Ẩn dụ bản thể ý niệm về phụ nữ ................................................................... 72
2.2.1. Ẩn dụ ý niệm THÂN PHẬN CỦA PHỤ NỮ LÀ THỰC THỂ ............... 73
2.2.2. Ẩn dụ ý niệm TRINH TIẾT CỦA PHỤ NỮ LÀ THỰC THỂ ................ 75
2.2.3. Ẩn dụ ý niệm TÂM HỒN CỦA PHỤ NỮ LÀ THỰC THỂ ................... 77
2.3. Ẩn dụ định hƣớng ý niệm về phụ nữ ............................................................ 78

2.3.1. Ẩn dụ ý niệm ĐỐI XỬ TỐT VỚI PHỤ NỮ LÀ HOẠT ĐỘNG
HƢỚNG LÊN; ĐỐI XỬ KHÔNG TỐT VỚI PHỤ NỮ LÀ HOẠT ĐỘNG
HƢỚNG XUỐNG ................................................................................................ 78
2.3.2. Ẩn dụ ý niệm HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI CÓ SỨC SỐNG CỦA
PHỤ NỮ LÀ HƢỚNG LÊN; HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI KHƠNG CĨ
SỨC SỐNG CỦA PHỤ NỮ LÀ HƢỚNG XUỐNG.......................................... 81
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................... 83
CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ CƠ SỞ Ý NIỆM HÓA CỦA ẨN DỤ Ý NIỆM
VỀ PHỤ NỮ TRONG TIẾNG VIỆT ....................................................................... 85
3.1. Đặc điểm của ẩn dụ ý niệm về phụ nữ trong tiếng Việt ............................ 85
3.1.1. Tính đa dạng văn hóa của ẩn dụ ý niệm về phụ nữ trong tiếng Việt ...... 85

3.1.2. Tính ổn định trong tƣ duy của ẩn dụ ý niệm về phụ nữ trong
tiếng Việt ............................................................................................................... 96
3.1.3. Tính sáng tạo trong thơ ca của ẩn dụ ý niệm về phụ nữ trong
tiếng Việt ............................................................................................................ 101


3.2. Cơ sở ý niệm hóa của ẩn dụ ý niệm về phụ nữ trong tiếng Việt ............ 105
3.2.1. Cơ sở ý niệm hóa dựa vào thể xác ........................................................... 106
3.2.2. Cơ sở ý niệm hóa dựa vào tri thức........................................................... 108
3.2.3. Cơ sở ý niệm hóa dựa vào kinh nghiệm .................................................. 109
Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................. 113
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 117

DANH MỤC NGUỒN NGỮ LIỆU ........................................................................ 127
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 134

Phụ lục 1: Kết quả khảo sát ẩn dụ ý niệm về phụ nữ trong tiếng Việt
theo các phạm trù............................................................................................. 135
Bảng 1a: Kết quả khảo sát ẩn dụ ý niệm PHỤ NỮ LÀ ĐỘNG VẬT ........... 135
Bảng 1b: Kết quả khảo sát ẩn dụ ý niệm PHỤ NỮ LÀ THỰC VẬT ........... 137
Bảng 1c: Kết quả khảo sát ẩn dụ ý niệm PHỤ NỮ LÀ THỨC ĂN .............. 139
Bảng 1d: Kết quả khảo sát ẩn dụ ý niệm PHỤ NỮ LÀ ĐỒ VẬT................. 140
Bảng 1e: Kết quả khảo sát ẩn dụ ý niệm PHỤ NỮ LÀ TRẺ CON ............... 141
Phụ lục 2: Ngữ liệu ẩn dụ ý niệm về phụ nữ trong tiếng Việt ..................... 142
Phần 2a: Ngữ liệu ẩn dụ ý niệm PHỤ NỮ LÀ ĐỘNG VẬT ........................ 142
Phần 2b: Ngữ liệu ẩn dụ ý niệm PHỤ NỮ LÀ THỰC VẬT......................... 169
Phần 2c: Ngữ liệu ẩn dụ ý niệm PHỤ NỮ LÀ THỨC ĂN ........................... 192
Phần 2d: Ngữ liệu ẩn dụ ý niệm PHỤ NỮ LÀ ĐỒ VẬT .............................. 202
Phần 2e: Ngữ liệu ẩn dụ ý niệm PHỤ NỮ LÀ TRẺ CON ............................ 210

Phần 2f: Ngữ liệu của một số ẩn dụ ý niệm về phụ nữ khác ......................... 215


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại thành viên của các tiểu phạm trù động vật .............................. 39
Bảng 2.2. Thống kê số lƣợng biểu thức ngôn ngữ mang ẩn dụ ý niệm về phụ nữ
theo các tiểu phạm trù động vật ............................................................................... 40
Bảng 2.3. Phân loại thành viên của các tiểu phạm trù thực vật ............................... 53


DANH MỤC CÁC LƢỢC ĐỒ
Lƣợc đồ 1.1. Cấu trúc ánh xạ của ẩn dụ TRANH LUẬN LÀ CHIẾN TRANH ..... 21
Lƣợc đồ 2.1. Cấu trúc ánh xạ của ẩn dụ PHỤ NỮ LÀ ĐỘNG VẬT ...................... 41
Lƣợc đồ 2.2. Cấu trúc ánh xạ của ẩn dụ PHỤ NỮ LÀ THỰC VẬT ....................... 53
Lƣợc đồ 2.3. Cấu trúc ánh xạ của ẩn dụ PHỤ NỮ LÀ THỨC ĂN ......................... 60
Lƣợc độ 2.4. Cấu trúc ánh xạ của ẩn dụ PHỤ NỮ LÀ ĐỒ VẬT ............................ 66
Lƣợc đồ 2.5. Cấu trúc ánh xạ của ẩn dụ PHỤ NỮ LÀ TRẺ CON .......................... 70


1

DẪN NHẬP
0.1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
0.1.1. Lý do chọn đề tài

Những năm 70 của thế kỉ XX, khoa học tri nhận (cognitive science) bắt đầu
phát triển sôi nổi ở Mỹ và đƣợc biết đến nhƣ một cuộc cách tân trong khoa học
lấy đặc điểm tri nhận của con ngƣời làm trọng tâm nghiên cứu. Ngôn ngữ học tri
nhận (cognitive linguistics) ra đời trong cùng bối cảnh đó kể từ cơng trình
Metaphors we live by (1980) của G. Lakoff và M. Johnson và đang tiếp diễn cho

đến ngày nay. Không giống với bất kỳ quan niệm ngơn ngữ học nào trƣớc đó,
đối tƣợng mà ngơn ngữ học tri nhận quan tâm không phải là các đơn vị ngơn ngữ
hay sự hiện thực hóa của chúng trong ngữ cảnh kèm theo các nhân tố hữu quan
mà là hệ thống ý niệm phổ quát (system of universal concepts) và hoạt động tri
nhận (cognition) của con ngƣời thông qua những biểu thức ngôn ngữ (linguistic
expression).
Trong ngôn ngữ học tri nhận, nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm (conceptual
metaphor) là nội dung đƣợc tập trung bàn luận nhiều nhất. Từ trƣớc đến nay, ẩn
dụ vẫn đƣợc hiểu theo quan điểm của ngôn ngữ học truyền thống, là một biện
pháp tu từ nghệ thuật trong thơ ca - ẩn dụ tu từ do Aristotle đề xƣớng trong cơng
trình Poetics (Nghệ thuật thơ ca) năm 335 trƣớc Công nguyên, hay một phƣơng
thức chuyển nghĩa - ẩn dụ từ vựng; nhƣng trong khung lý thuyết của ngôn ngữ
học tri nhận, ẩn dụ đƣợc hiểu với tƣ cách hoàn toàn khác, là một phƣơng thức ý
niệm hóa thế giới của con ngƣời.
Kể từ khi lý thuyết về ngơn ngữ học tri nhận nói chung, về ẩn dụ ý niệm nói
riêng đƣợc giới Việt ngữ học tiếp nhận, đã có khá nhiều cơng trình dịch thuật về
lý thuyết, đồng thời áp dụng nó vào thực tiễn tiếng Việt. Tuy nhiên, trong phạm
vi những tài liệu tiếp cận đƣợc, chúng tôi nhận thấy vẫn chƣa có cơng trình nào
nghiên cứu một cách hệ thống về những ẩn dụ liên quan đến ý niệm phụ nữ trong


2

tiếng Việt. Điều đáng nói nhất, phụ nữ cũng đƣợc xem là một đối tƣợng tri nhận
cơ bản trong mọi ngôn ngữ, đã đƣợc mô tả qua nhiều ngôn ngữ khác nhau nhƣ
tiếng Anh [83], [95], [96], tiếng Tây Ban Nha [96], [107], tiếng Trung [105],
tiếng Serbia [104], tiếng Rumani [104], v.v.. nhƣng lại chƣa đƣợc mô tả qua cứ
liệu tiếng Việt.
Trên đây là những lý do để chúng tôi chọn đề tài “Ẩn dụ ý niệm về phụ nữ
trong tiếng Việt”.

0.1.2. Mục đích nghiên cứu

Qua việc thu thập, thống kê, phân tích ngữ liệu cũng nhƣ vận dụng những
lý thuyết cơ bản của ngơn ngữ học tri nhận nói chung, lý thuyết ẩn dụ ý niệm nói
riêng, đồng thời kết hợp với những tri thức liên ngành, luận văn cố gắng đạt
đƣợc các mục đích sau:
 Tìm hiểu đặc điểm tri nhận của ngƣời Việt về đối tƣợng phụ nữ căn cứ
vào nguồn ngữ liệu tiếng Việt, có liên hệ với ngữ liệu thuộc một vài
ngôn ngữ khác (tiếng Anh, tiếng Trung).
 Xác định và lý giải những nhân tố hữu quan chi phối đặc điểm tri nhận
của ngƣời Việt về phụ nữ.
0.2. Lịch sử vấn đề
0.2.1. Tình hình nghiên cứu ẩn dụ ý niệm
0.2.1.1. Tình hình nghiên cứu ẩn dụ ý niệm ở nƣớc ngoài
Những nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm xuất hiện đồng thời với sự ra đời của
ngôn ngữ học tri nhận mà Metaphors we live by (1980) [93] của G. Lakoff và M.
Johnson đƣợc xem là cơng trình đầu tiên đánh dấu sự kiện này. Hai tác giả đã
đƣa ra những lý luận hoàn tồn mới mẻ về ẩn dụ, theo đó ẩn dụ khơng phải là
một thuộc tính của ngơn từ mà mang bản chất ý niệm. Để triển khai điều này,
phần tiếp theo của chuyên luận đề cập đến những nội dung cốt yếu của ẩn dụ ý
niệm nhƣ sự phân loại ẩn dụ, mô tả một số ẩn dụ mà tác giả cho là phổ quát tạo


3

trong tƣ duy nhân loại, đồng thời lý giải đặc điểm tri nhận của cộng đồng ngôn
ngữ căn cứ vào kinh nghiệm thể xác (nghiệm thân), kinh nghiệm văn hóa.
Nhìn nhận lại bản chất và cách thức tổ chức của ẩn dụ trong thơ ca, cơng
trình More than Cool Reason: A Field Guide to Poetic Metaphor (1989) [90] của
G. Lakoff và M. Turner đã chứng tỏ ẩn dụ thơ ca (poetic metaphor) thực chất là

những ẩn dụ thƣờng quy (conventional metaphor), tức ẩn dụ ý niệm thông
thƣờng, đƣợc cấu trúc dựa theo những cơ chế cải biến mới mẻ, thay vì là một
phạm trù độc lập, tách biệt với ngơn ngữ đời thƣờng theo quan niệm truyền
thống. Điều này đƣợc tập trung triển khai ở hai nội dung: sức mạnh của ẩn dụ
thơ ca (the power of poetic metaphor) và cấu trúc ẩn dụ của một bài thơ độc lập
(the metaphor structure of a single poem).
Tiếp nối những thành tựu trên, các chuyên luận về ẩn dụ ý niệm của Z.
K vecses góp phần mở rộng những nội dung lý luận cơ bản, đáng chú ý nhất là
vai trò của văn hóa đối với việc nghiên cứu ẩn dụ, đồng thời đa dạng hóa nội
dung của các loại ẩn dụ khi tác giả khảo sát sự hành chức của chúng trong nhiều
ngơn ngữ. Những đóng góp kể trên đƣợc thể hiện rõ trong Metaphor: A Pratical
Introduction (2002) [86]. Một chuyên luận khác, Metaphor and Emotion:
Language, Culture, and Body in Human Feeling (2004) [81], Z. K vecses đã xác
lập một hệ thống chi tiết những ẩn dụ ý niệm của phạm trù cảm xúc, đáng chú ý
là tác giả đã chỉ ra những tính chất phổ quát và đặc thù văn hóa của các ẩn dụ
này. Tuy nhiên, phải đến cơng trình Metaphor in Culture: Universality and
Variation (2005) [82] thì mối quan hệ giữa ẩn dụ và văn hóa mới đƣợc phân tích
một cách chi tiết, hệ thống từ nhiều góc độ. Một cơng trình khác, Cognition and
Culture (2010) [79] là sự tập hợp những bài viết về ẩn dụ đƣợc khảo sát trên
nhiều loại diễn ngơn khác nhau nhƣ chính trị, khoa học, giáo dục, tôn giáo, nghệ
thuật của Z. K vecses và một số tác giả khác.


4

Ngồi ra, những nội dung lý thuyết nhập mơn của ngơn ngữ học tri nhận,
trong đó có ẩn dụ ý niệm cũng đƣợc nhắc đến trong nhiều giáo trình: Cognitive
Linguistics (2001) [94], Cognitive Linguistics An Introduction (2006) [77], The
Oxford Handbook of Cognitive Linguistics (2007) [102], v.v.. Về mặt thực tiễn,
có thể thấy rằng ẩn dụ ý niệm đã và đang đƣợc nghiên cứu từ nhiều góc độ, có sự

kết hợp với những đƣờng hƣớng nghiên cứu khác trong phạm vi chun ngành
ngơn ngữ học nhƣ phân tích diễn ngơn, ngữ pháp, ngữ nghĩa, phong cách, v.v..
nhƣng phổ biến hơn cả là nghiên cứu dƣới góc độ ngơn ngữ học đối chiếu, các
ẩn dụ ý niệm đƣợc miêu tả và đối chiếu trong nhiều ngôn ngữ khác nhau: tiếng
Anh [83], [95], [96], [105], tiếng Tây Ban Nha [96], [107], tiếng Trung [78],
[105], tiếng Malay [98], [103], tiếng Ý [104], tiếng Nga [78], tiếng Đức [104],
tiếng Ba Tƣ [97], tiếng Ả Rập [98], tiếng Serbia [104], tiếng Rumani [104], v.v..
nhằm phác họa tồn cảnh bức tranh ngơn ngữ của các dân tộc về thế giới.
0.2.1.2. Tình hình nghiên cứu ẩn dụ ý niệm tại Việt Nam
Kể từ khi lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận tri nhận nói chung, ẩn dụ ý
niệm nói riêng đƣợc tiếp nhận tại Việt Nam, giới Việt ngữ học đã công bố những
chuyên luận, bài viết nhằm giới thiệu và vận dụng lý thuyết này vào việc mô tả
thực tiễn tiếng Việt, kèm theo sự đối chiếu với các ngôn ngữ khác.
Bắt đầu là cuốn Ngôn ngữ học tri nhận – từ lý thuyết đại cương đến thực
tiễn tiếng Việt (2005) [54] của Lý Toàn Thắng, tác giả đã đề cập một số vấn đề
lý thuyết trọng tâm của ngôn ngữ học tri nhận: ý niệm và sự ý niệm hóa, điển
dạng và các phạm trù tri nhận. Tồn bộ phần cịn lại của chun luận đƣợc tác
giả dành riêng để phác thảo mơ hình tri nhận phổ quát của nhân loại về không
gian và đặc điểm tri nhận của ngƣời Việt về phạm trù này (có so sánh với tiếng
Anh và tiếng Nga). Có thể nói, đây là cơng trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam
về phạm trù không gian theo lý thuyết của ngơn ngữ học tri nhận. Ngồi ra, phần
phụ lục của cuốn sách gồm những bài viết của chính tác giả trao đổi về các vấn
đề: phạm trù thực vật trong tiếng Việt, ngữ pháp học tri nhận (khảo sát một vài


5

hiện tƣợng ngữ pháp tiếng Việt), ứng dụng lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận vào
việc dạy - học ngoại ngữ, v.v.. Nội dung của các bài viết phần nào hé mở những
vấn đề nghiên cứu mới cho những ai muốn tiếp bƣớc trào lƣu ngôn ngữ này.

Cuốn Ngôn ngữ học tri nhận – ghi chép và suy nghĩ của Trần Văn Cơ
(2007) [9] đƣợc xem là cơng trình đầu tiên xác lập cơ sở lý thuyết về ẩn dụ tri
nhận1 tại Việt Nam. Ngoài những vấn đề lý thuyết chung của ngôn ngữ học tri
nhận, tác giả dành ra một chƣơng (chƣơng V) để giới thiệu lý thuyết ẩn dụ ý
niệm, trên cơ sở tiếp thu những ý tƣởng của cơng trình Metaphors we live by
(1980) có kèm theo sự biện giải, đánh giá của chính tác giả. Nhƣng phải đến
Khảo luận ẩn dụ tri nhận (2009) [10] thì lý thuyết ẩn dụ ý niệm mới đƣợc Trần
Văn Cơ khái quát thành một hệ thống chặt chẽ gồm: bản chất, sự hình thành và
cách phân loại ẩn dụ, cũng nhƣ mối quan hệ giữa ngơn ngữ với văn hóa, tƣ duy
trong nghiên cứu ẩn dụ ý niệm. Sau đó, tác giả cịn biên soạn cuốn Ngơn ngữ học
tri nhận – từ điển tường giải & đối chiếu (2011) [11] với cấu trúc gồm hai phần
chính: (i) từ điển tƣờng giải với 96 mục từ; (ii) từ điển đối chiếu (Anh – Việt và
Việt – Anh). Tài liệu mang lại nhiều thơng tin tra cứu hữu ích trong bối cảnh
nghiên cứu ngơn ngữ học tri nhận tại Việt Nam cịn hiếm hoi về giáo trình, từ
điển tra cứu.
Về cơng trình dịch thuật, đáng kể nhất là cuốn Dẫn luận ngôn ngữ học tri
nhận (2001) [45] của tác giả Triệu Diễm Phƣơng, do Đào Thị Hà Ninh dịch năm
2011. Cũng tƣơng tự nhƣ các giáo trình nhập mơn khác, cuốn sách này cũng lần
lƣợt triển khai những vấn đề cơ sở: ý niệm, phạm trù, mơ hình tri nhận của ẩn dụ
và hoán dụ, v.v.. Trong phần ẩn dụ, đáng chú ý nhất là 2 nội dung: sự phân biệt
giữa ẩn dụ thƣờng quy và ẩn dụ sáng tạo (ẩn dụ thơ ca) và tính sáng tạo của ẩn
dụ đƣợc phân tích, diễn giải khá chi tiết.

1

Thuật ngữ conceptual metaphor đƣợc Trần Văn Cơ (2007), (2009), (2011) dịch là ẩn dụ tri nhận.


6


Ngồi ra, có thể kể đến một số bài viết trên các tạp chí trong nƣớc với nội
dung chính là giới thiệu về lý thuyết ẩn dụ tri nhận nhƣ: George Lakoff và một số
vấn đề về lý luận ngôn ngữ học tri nhận (Đào Thị Hà Ninh, 2005) [40], Bản chất
của ẩn dụ (Nguyễn Đức Tồn, 2007) [60], Suy nghĩ về ẩn dụ khái niệm trong thế
giới thơ ca từ góc nhìn của ngơn ngữ học tri nhận (Nguyễn Lai, 2009) [35], Vài
nét về sự tương đồng trong ẩn dụ (Vi Trƣờng Phúc, 2012) [43], v.v.. Bên cạnh
đó là các bài viết mơ tả, phân tích một số phạm trù, ý niệm quen thuộc trong
tiếng Việt cũng nhƣ trong các ngôn ngữ khác: Ẩn dụ ý niệm về cuộc đời trong
thơ tiếng Anh và tiếng Việt (Nguyễn Thị Quyết, 2012) [46], Ẩn dụ ý niệm „vàng‟
trong tiếng Việt nhìn từ góc độ miền nguồn (Đặng Thị Hảo Tâm, 2012) [52], Ẩn
dụ ý niệm về quyền lực và sự kính trọng trong thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
(Nguyễn Ngọc Vũ, 2012) [67], Ẩn dụ ý niệm „NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ MĨN ĂN‟
trong tiếng Việt (Nguyễn Thị Bích Hợp, 2016) [28], v.v.. Các bài viết đã góp
phần củng cố thêm cho tính chặt chẽ và khả năng ứng dụng linh hoạt của lý
thuyết ẩn dụ ý niệm, đồng thời từng bƣớc định hình bức tranh tinh thần của
ngƣời Việt về thế giới trên cơ sở khai thác mối quan hệ giữa ngơn ngữ với văn
hóa và tƣ duy.
Ngồi sách, tạp chí, vấn đề ẩn dụ ý niệm (ẩn dụ tri nhận) cũng đƣợc bàn
luận sôi nổi trong nhiều luận văn, luận án. Các cơng trình này tập trung khai thác
miền nguồn hoặc miền đích của ẩn dụ ý niệm. Chẳng hạn, các đề tài: Ẩn dụ tri
nhận trong ca từ Trịnh Cơng Sơn (Nguyễn Thị Bích Hạnh, 2014) [19], Một số
ẩn dụ thi ca trong thơ Mới nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận (Phan Ngọc
Trần, 2014) [63], Ẩn dụ tri nhận trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Từ Thị Mỹ
Hạnh, 2015) [20], Ẩn dụ ý niệm cảm xúc trong tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
(Trần Thế Phi, 2016) [42], v.v.. chủ yếu mô tả đặc điểm của các ẩn dụ có chung
miền đích về cuộc đời, tình yêu, sự sống - cái chết, thời gian, cảm xúc. Điều này
cũng chứng tỏ rằng những nỗ lực để nắm bắt các ý niệm trừu tƣợng là một phần
quan trọng trong hoạt động nhận thức hằng ngày của con ngƣời. Bên cạnh đó,



7

những cơng trình: Miền ý niệm sơng nước trong tri nhận người Việt (Đinh Thị
Vũ Trinh, 2010) [64], Ẩn dụ ý niệm của phạm trù thực vật trong tiếng Việt (Trần
Thị Phƣơng Lý, 2012) [38], Ẩn dụ ý niệm miền “đồ ăn” trong tiếng Việt
(Nguyễn Thị Bích Hợp, 2015) [27] chú trọng xác lập hệ thống ẩn dụ ý niệm và
đặc điểm tri nhận của cộng đồng ngƣời Việt dựa trên những miền nguồn quen
thuộc, cụ thể nhƣ thực vật, đồ ăn, môi trƣờng sông nƣớc. Đây đều là những miền
nguồn chứa đựng tri thức phong phú và giá trị văn hóa dân tộc đa dạng, đặc sắc.
Cùng sự mơ tả chi tiết, một số tác giả kể trên đã nỗ lực vận dụng những tri thức
liên ngành về văn hóa, lịch sử, xã hội để lý giải cơ sở ý niệm hóa của các ẩn dụ.
0.2.2. Tình hình nghiên cứu ẩn dụ ý niệm về phụ nữ
0.2.2.1. Tình hình nghiên cứu ẩn dụ ý niệm về phụ nữ ở nƣớc ngồi
Từ những bài viết đã tiếp cận, chúng tơi nhận thấy ẩn dụ ý niệm về phụ nữ
đã đƣợc mô tả qua nhiều cứ liệu ngôn ngữ (tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng
Trung, tiếng Rumani, tiếng Serbia) cũng nhƣ đƣợc khảo sát qua một số phƣơng
tiện khác nhau (văn bản viết, phiếu điều tra). Cụ thể nhƣ sau:
B. Song (2009) trong bài viết A conceptual metaphorical study about the
representation of women in Chinese and English women‟s magazine websites
(Nghiên cứu về sự biểu đạt ý niệm phụ nữ trên các tạp chí điện tử tiếng Trung và
tiếng Anh dành cho phụ nữ) [105] đã phân tích những ẩn dụ ý niệm về phụ nữ
trong hai ngôn ngữ này. Bài viết đã làm nổi bật cách nhìn về phụ nữ trong mỗi
ngôn ngữ qua các giai đoạn khác nhau, điều này thể hiện khá rõ nét trong cứ liệu
tiếng Trung. Ngồi ra, tác giả bài viết cịn đề cập đến khái niệm iconic metaphor,
tạm dịch là ẩn dụ phỏng hình, dùng để chỉ phƣơng thức tri nhận đặc thù của
những cộng đồng mà tiếng mẹ đẻ là một ngôn ngữ tƣợng hình nhƣ tiếng Trung.
Với những biện giải thuyết phục, vấn đề này hứa hẹn sẽ mang lại nhiều đóng góp
cho khoa học nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong các ngơn ngữ tƣợng hình.



8

Với ngữ liệu khảo sát là tiếng lóng trong ngơn ngữ Anh - Mỹ, Z. K vecses
(2006) đã xác lập những ẩn dụ ý niệm về phụ nữ và đàn ông trong bài viết
Metaphor and ideology in slang: the case of WOMAN and MAN (Ẩn dụ và tư
tưởng trong tiếng lóng: trường hợp PHỤ NỮ và ĐÀN ƠNG) [83]. Ngồi ẩn dụ,
bài viết cịn đề cập đến những hốn dụ ý niệm liên quan đến các từ chỉ bộ phận
cơ thể của hai đối tƣợng này. Ngữ liệu minh họa tuy chƣa thực sự đa dạng nhƣng
hệ thống các ẩn dụ cùng hoán dụ ý niệm mà tác giả đã chỉ ra khá thuyết phục so
với thực tiễn ngôn ngữ Anh – Mỹ, cũng nhƣ mức độ chia sẻ của chúng đối với
các ngơn ngữ khác, trong đó có tiếng Việt.
Bài viết The representation of women in teenager and women‟s magazines:
recurring metaphors in English (Sự biểu đạt ý niệm phụ nữ trong các tạp chí phụ
nữ: những ẩn dụ „hồi quy‟ trong tiếng Anh) [95] của I. López (2007) đã chỉ ra 5
ẩn dụ ý niệm về phụ nữ mà tác giả cho là phổ biến trong tiếng Anh và lần lƣợt
mô tả chúng. Điểm khá thú vị của bài viết này là ý niệm phụ nữ đƣợc phân tích
trong mối quan hệ với một số ý niệm liên quan nhƣ tình dục và đàn ơng. Một bài
viết sau đó, Of Women, Bitches, Chickens and Vixens: Animal Metaphors for
Women in English and Spanish (Phụ nữ, chó cái, gà con, chồn cái: ẩn dụ động
vật dùng cho phụ nữ trong tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha) [96], I. López (2009)
đã đối chiếu những ẩn dụ về phụ nữ trong tiếng Anh đƣợc xác lập trƣớc đó với
tiếng Tây Ban Nha nhằm chỉ ra những biểu hiện tƣơng đồng và khác biệt của các
ẩn dụ này. Cuối cùng, bài viết dẫn đến những kết luận khá thú vị, khẳng định sự
đa dạng văn hóa chính là giá trị cốt lõi bên trong những ẩn dụ về phụ nữ đƣợc
ánh xạ từ miền nguồn động vật.
Một bài viết khác, A critical study of the women are animals conceptual
metaphor (Ẩn dụ ý niệm phụ nữ là động vật ở góc độ phê phán) của E. Túrpin và
D. López (2014) [108] tập trung phân tích ẩn dụ PHỤ NỮ LÀ ĐỘNG VẬT dƣới
góc độ phân tích diễn ngơn phê phán (critical discourse analysics). Trong bài viết,
tác giả đã chia phạm trù động vật thành từng phạm trù thứ cấp (subcatergory)



9

nhƣ thú cƣng, gia súc, động vật hoang dã để thông qua cơ chế ánh xạ, làm nổi
bật những đặc trƣng của miền đích.
Gần đây, bài viết Beauty and The Beast from a Cognitive Linguistic
Perspective: Animal Metaphors for Women in Serbian and Romanian (Người
đẹp và quái thú từ quan điểm ngôn ngữ học tri nhận: Ẩn dụ động vật dùng cho
phụ nữ trong tiếng Serbia và tiếng Rumani) của A. Kilyeni và N. Sila ki (2015)
[104] cũng tập trung phân tích những ẩn dụ mà trong đó phụ nữ đƣợc gán cho
những thuộc tính của động vật. Từ bảng thống kê gồm 21 loại động vật khác
nhau, tác giả đã trình bày chi tiết những điểm giống và khác nhau từ các biểu
thức ngôn ngữ mang ẩn dụ về phụ nữ trong tiếng Rumani và tiếng Serbia.
0.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ẩn dụ ý niệm về phụ nữ tại Việt Nam
Nhƣ đã đề cập, vấn đề này cho đến nay vẫn chƣa đƣợc mơ tả và lý giải một
cách có hệ thống dựa trên ngữ liệu tiếng Việt. Hiện tại, luận văn chỉ xác lập đƣợc
2 tài liệu tham khảo liên quan đến ẩn dụ ý niệm về phụ nữ, gồm một luận văn và
một bài báo:
Luận văn An investigation into conceptual metaphors of women in the tale
of Kieu and its English version (Khảo sát ẩn dụ ý niệm về phụ nữ trong Truyện
Kiều và bản dịch Truyện Kiều bằng tiếng Anh) [99] của Nguyễn Thị Hồng Phúc
(2013) đã làm nổi bật đặc trƣng của ý niệm phụ nữ trong tiếng Việt qua các
phƣơng diện từ loại, cú pháp, ngữ nghĩa của các biểu thức ngôn ngữ đƣợc khảo
sát. Những khác biệt trong cách thức diễn đạt ý niệm phụ nữ ở hai văn bản tiếng
Việt và tiếng Anh có giá trị tham khảo và ứng dụng trong công tác dịch thuật và
giảng dạy Truyện Kiều cho ngƣời nƣớc ngoài.
Bài viết Ẩn dụ ý niệm „NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ MÓN ĂN‟ trong tiếng Việt
(2016) [28] của Nguyễn Thị Bích Hợp đã hệ thống khá chi tiết những đặc điểm
của miền nguồn món ăn, từ đó thiết lập ánh xạ để nhận hiểu miền đích phụ nữ

lần lƣợt dựa trên các tiêu chí phân loại: ngoại hình, tính cách, hoạt động và thân
phận. Ngoài những thao tác định lƣợng, ngƣời viết còn liên hệ những tri thức


10

văn hóa, phong tục Việt Nam để đƣa ra những kết luận hợp lý về đặc điểm tri
nhận của ngƣời Việt về phụ nữ.
Tuy chƣa đa dạng, nhƣng đây thực sự là những gợi ý có giá trị để chúng tơi
triển khai một cách hệ thống và nhìn nhận bao quát hơn về đối tƣợng tri nhận
này.
0.3. Đối tƣợng và nhiệm vụ nghiên cứu
0.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các ẩn dụ ý niệm về phụ nữ, cụ thể gồm:
5 ẩn dụ cấu trúc, 3 ẩn dụ bản thể, 2 ẩn dụ định hƣớng đƣợc xác lập trong phạm vi
ngữ liệu tiếng Việt khảo sát từ 144 đơn vị sách, báo.
0.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để có thể đạt đƣợc mục đích nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi xác định từng
nhiệm vụ cụ thể cho luận văn nhƣ sau:
 Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết của ẩn dụ ý niệm và những nội dung
khác của ngơn ngữ học tri nhận có liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu;
 Phân loại và mô tả nội dung của từng ẩn dụ ý niệm về phụ nữ dựa trên
nguồn ngữ liệu đã khảo sát trong tiếng Việt;
 Xác lập những đặc điểm quan trọng của hệ thống ẩn dụ này trong tiếng
Việt dựa trên những nội dung đã phân tích trƣớc đó và sự liên hệ với ngữ
liệu tiếng Anh, tiếng Trung.
 Hình thành cơ sở ý niệm hóa cho các ẩn dụ ý niệm về phụ nữ.
0.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
0.4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài này, luận văn chủ yếu sử dụng các thủ pháp, phƣơng

pháp nghiên cứu sau:
Thủ pháp thống kê: thống kê các đại lƣợng về tần số, tỉ lệ (%) của các biểu
thức ngôn ngữ mang ẩn dụ ý niệm về phụ nữ bằng chƣơng trình Microsoft Excel.


11

Thủ pháp phân loại và hệ thống hóa: phân từng ẩn dụ ý niệm về phụ nữ
và các biểu thức ngôn ngữ ứng với mỗi ẩn dụ theo một trật tự có hệ thống, phục
vụ cho thao tác mơ tả, phân tích đặc trƣng của ẩn dụ ở những nội dung kế tiếp.
Thủ pháp xác định ẩn dụ của nhóm Pragglejaz
Ngoài những thủ pháp ứng dụng chung cho mọi phân ngành của ngơn ngữ
học, luận văn cịn vận dụng thủ pháp xác định ẩn dụ (Metaphor Identification
Procedure – MIP) do nhóm Pragglejaz đề xuất năm 2007. Thủ pháp này tập
trung vào việc phân tích các đơn vị từ vựng (lexical unit), xem xét ý nghĩa của
chúng trong ngữ cảnh, để xác định đơn vị từ vựng nào là ẩn dụ, đơn vị nào
khơng phải ẩn dụ. Quy trình xác định ẩn dụ thông qua những biểu thức ngôn ngữ
tối giản gồm các thao tác sau:
1. Đọc toàn bộ văn bản – diễn ngôn để xác lập ý nghĩa khái quát của
nó;
2. Xác định những đơn vị từ vựng trong văn bản – diễn ngôn;
3. (a) Với mỗi đơn vị từ vựng trong văn bản, xác lập nghĩa của nó
trong ngữ cảnh, tức là cách thức nó gán với một thực thể, quan hệ
hay thuộc tính trong tình huống được gợi ra bởi văn bản (nghĩa
ngữ cảnh). Cũng cần xét đến những yếu tố trước và sau đơn vị từ
vựng.
(b) Với mỗi đơn vị từ vựng, xác định xem liệu hiện tại nó có ý nghĩa
nào cơ bản hơn trong những ngữ cảnh khác so với ngữ cảnh được
cho hay không. Theo chúng tơi, những ý nghĩa cơ bản có khuynh
hướng:

 Cụ thể hơn; điều chúng gợi ra sẽ dễ tưởng tượng, nhìn, nghe, ngửi,
nếm hơn;
 Liên quan đến hành động cơ thể;
 Rõ ràng hơn (đối lập với mơ hồ);
 Tồn tại trước;


12

 Ý nghĩa cơ bản không nhất thiết phải là ý nghĩa xuất hiện thường
xuyên nhất của đơn vị từ vựng;
(c) Nếu đơn vị từ vựng có một ý nghĩa hiện tại cơ bản hơn trong
những ngữ cảnh khác chứ không phải trong ngữ cảnh được cho,
quyết định liệu ý nghĩa ngữ cảnh đó có đối lập với ý nghĩa cơ bản
nhưng có thể hiểu được trong thế tương quan với nó hay khơng.
4. Nếu có, đánh dấu đơn vị từ vựng đang xét là ẩn dụ [100, p.3].
Phương pháp miêu tả: miêu tả những thuộc tính cơ bản của miền nguồn và
các ánh xạ của chúng lên miền đích để nhận diện đặc trƣng của các ẩn dụ ý niệm
về phụ nữ trong tiếng Việt dựa vào ngữ liệu đã thu thập.
Phương pháp phân tích ngữ nghĩa: nhận diện đặc điểm ngữ nghĩa của các
biểu thức ngôn ngữ chứa ý niệm phụ nữ trên cơ sở xem xét mối quan hệ của
chúng với các đơn vị ngôn ngữ trong ngữ cảnh có cùng sở chỉ.
0.4.2. Nguồn ngữ liệu
Để xác lập nguồn ngữ liệu có khả năng bao quát phạm vi tiếng Việt một
cách tƣơng đối, chúng tôi tiến hành khảo sát từ danh mục gồm 144 đơn vị sách,
báo; trong đó tập hợp các văn bản thuộc nhiều thể loại khác nhau: ca dao (3
tuyển tập), thơ trung đại và hiện đại (12 tác phẩm và tuyển tập tác phẩm), truyện
– tiểu thuyết (103 tác phẩm và tuyển tập tác phẩm), báo chí (9 loại, 26 số).
0.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
0.5.1. Ý nghĩa khoa học

Luận văn góp phần xác lập các đặc điểm tri nhận của ngƣời Việt về đối
tƣợng phụ nữ thông qua việc vận dụng khung lý thuyết ẩn dụ ý niệm để phân
loại, luận bàn, xác định đặc trƣng và cơ sở ý niệm hóa của ẩn dụ về phụ nữ trong
tiếng Việt. Bên cạnh đó, luận văn cũng đóng góp vào việc nghiên cứu Việt ngữ
học theo đƣờng hƣớng ngôn ngữ học tri nhận.


13

0.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn cung cấp hệ thống những ngữ liệu tƣơng đối khách quan và
những luận giải liên quan đến ẩn dụ ý niệm về phụ nữ trong tiếng Việt. Kết quả
nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu tham khảo cho khoa học ngữ văn, một số
khoa học liên ngành cũng nhƣ những ai quan tâm đến lĩnh vực này.
0.6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, bố cục của luận văn gồm 3 chƣơng nhƣ
sau:
Chƣơng 1: Tổng quan
Chƣơng này tập trung xác lập cơ sở lý thuyết cho đề tài, trƣớc tiên là những
vấn đề của lý thuyết ẩn dụ ý niệm mà trọng tâm là bản chất ý niệm của ẩn dụ,
phân biệt ẩn dụ theo quan niệm của ngôn ngữ học tri nhận với ẩn dụ theo những
quan niệm trƣớc đó, đồng thời đƣa ra cách phân loại ẩn dụ ý niệm, sự phân biệt
ẩn dụ thƣờng quy và ẩn dụ thơ ca mà luận văn sẽ áp dụng để triển khai ở những
chƣơng kế tiếp. Bên cạnh đó, một số thuật ngữ của ngơn ngữ học tri nhận có liên
hệ mật thiết đến vấn đề nghiên cứu nhƣ ý niệm - sự ý niệm hóa, phạm trù - sự
phạm trù hóa, điển dạng, nghiệm thân cũng đƣợc đề cập phục vụ cho việc chứng
minh, biện giải trong luận văn. Nội dung cuối cùng đƣợc khái quát là mối quan
hệ giữa ẩn dụ ý niệm và văn hóa đƣợc nhìn nhận từ 2 góc độ: tính phổ qt và
tính đa dạng văn hóa trong ẩn dụ ý niệm.
Chƣơng 2: Các kiểu loại ẩn dụ ý niệm về phụ nữ trong tiếng Việt

Nội dung chính của chƣơng này là phân loại và luận bàn các kiểu loại ẩn dụ
về phụ nữ. Trƣớc tiên là phân loại ẩn dụ thành 3 nhóm: ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản
thể, ẩn dụ định hƣớng, căn cứ vào lý thuyết về sự phân loại đã đƣợc trình bày ở
chƣơng trƣớc. Sau đó, lần lƣợt triển khai chi tiết nội dung của từng ẩn dụ trong
sự đối chiếu với kết quả khảo sát, đồng thời liên hệ với các ẩn dụ về phụ nữ
trong một số ngôn ngữ khác để phác họa bức tranh tinh thần của ngƣời Việt liên
quan đến ý niệm này.


14

Chƣơng 3: Đặc điểm và cơ sở ý niệm hóa của ẩn dụ ý niệm về phụ nữ trong
tiếng Việt
Nội dung chƣơng này gồm 2 phần. Thứ nhất, xác định và triển khai đặc
điểm nổi bật của ẩn dụ về phụ nữ trong tiếng Việt thành 3 nội dung: tính đa dạng
văn hóa, tính ổn định trong tƣ duy, tính sáng tạo trong thơ ca. Cơ sở để thiết lập
các đặc điểm này là sự xem xét ẩn dụ ý về phụ nữ lần lƣợt trong mối quan hệ với
3 yếu tố: bối cảnh văn hóa, hoạt động tƣ duy và hoạt động sáng tạo nghệ thuật.
Nội dung thứ hai là xác lập cơ sở ý niệm hóa cho ẩn dụ, gồm: cơ sở ý niệm hóa
dựa vào thể xác, cơ sở ý niệm hóa dựa vào tri thức, cơ sở ý niệm hóa dựa vào
kinh nghiệm (văn hóa, xã hội).


15

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Những vấn đề lý thuyết về ẩn dụ
Quan niệm về ẩn dụ từ thời đại của Aristotle cho đến thế kỉ XX đã có nhiều
chuyển biến đáng kể. Ngôn ngữ học truyền thống xác định ẩn dụ là một biện

pháp tu từ hoặc một phƣơng thức phát triển nghĩa của từ, quan niệm này lần lƣợt
đƣợc trình bày trong các nghiên cứu của Aristotle, M. Cicero, M. Quintilian, E.
Tesauro, G. Vico, J. Rousseau, F. Nietzsche, v.v.. Những cơng trình kế tiếp của
I.A.Richards, M. Black, M. Hess, N. Gootman, v.v.. vào đầu thế kỉ XX chứng tỏ
cái nhìn về bản chất của ẩn dụ đã có sự thay đổi đáng kể từ quan hệ so sánh sang
quan hệ tƣơng tác. Lý luận này đã trở thành tiền đề cho sự ra đời của lý thuyết ẩn
dụ ý niệm trong khuôn khổ lý luận ngôn ngữ học tri nhận cuối thế kỉ XX do G.
Lakoff và M. Johnson đề xƣớng và tiếp tục đƣợc triển khai bởi nhiều tên tuổi
nhƣ M. Turner, G. Fauconier, Ch. Fillmore, R. Gibbs, Z. K vecses, v.v..
1.1.1. Ẩn dụ theo quan niệm tiền tri nhận
1.1.1.1. Thuyết so sánh của Aristotle
Tại phƣơng Tây, Aristotle (384 - 322 TCN) đƣợc xem là ngƣời luận bàn về
ẩn dụ sớm nhất. Nhìn nhận về ẩn dụ dƣới góc độ là một hiện tƣợng ngôn ngữ,
ông cho rằng ẩn dụ là “cấp cho sự vật một tên gọi thuộc về sự vật khác, sự
chuyển đổi này đi từ loại (species) sang giống (genus), hay từ giống sang loại,
hay từ loại sang loại, trên cơ sở phép loại suy” [71, p.XXI]. Định nghĩa này xuất
phát từ quan niệm cho rằng mọi sự vật, hiện tƣợng trong quá trình tƣơng tác với
con ngƣời đều đƣợc gán cho những tên gọi. Ẩn dụ đƣợc xây dựng trên cơ sở vi
phạm nguyên tắc này, là sự chuyển đổi tên gọi từ thực thể này sang thực thể khác
căn cứ vào những nét tƣơng đồng giữa chúng. Ẩn dụ còn đƣợc hiểu là sự so sánh
ngầm, “phân biệt với tỷ dụ (simile) ở chỗ nó khơng được đánh dấu bởi các từ so
sánh „như‟ (like), „giống như‟ (as)” [74, p.200]. Có thể thấy ẩn dụ là một thuộc


16

tính của ngơn từ, một hiện tƣợng ngơn ngữ, đƣợc xác lập dựa trên sự tƣơng đồng
giữa hai thực thể có liên hệ với nhau.
Cũng trong Poetics (Nghệ thuật thơ ca), Aristotle cho rằng ẩn dụ không
phải là từ thông dụng, mà là từ khác thường, là những gì tách khỏi cách nói

thơng thƣờng. Ẩn dụ đƣợc hình dung nhƣ một kiểu loại trang sức phục vụ cho
mục đích tu từ, là tín hiệu thẩm mỹ trong nghệ thuật thơ ca và hùng biện. Bên
cạnh việc đề cao tác dụng của ẩn dụ, ông cũng khẳng định rằng chỉ những thiên
tài hay những ngƣời thực sự khéo léo mới có thể sáng tạo ra ẩn dụ. Bởi ẩn dụ là
thứ không thể bắt chước được từ người khác, là dấu hiệu của tài năng đặc biệt và
sự tinh thông tuyệt đối về ngơn ngữ.
Với cách tiếp cận truyền thống thì ẩn dụ là một công cụ đƣợc hạn định
trong phạm vi thơ ca và thuật hùng biện, là một biện pháp tu từ hỗ trợ trong quá
trình sáng tạo nghệ thuật và định hình phong cách tác giả. Quan niệm này không
chỉ đƣợc chấp nhận trong giới học thuật mà cịn đƣợc chia sẻ rộng rãi trong nhận
thức phổ thơng. Điều đó có nghĩa rằng, hơn hai ngàn năm qua, nhận thức của
chúng ta về ẩn dụ cơ bản là khơng có sự thay đổi. Ẩn dụ vẫn đƣợc xem là một cơ
chế chuyển đổi và thay thế các từ ngữ dựa trên những đặc điểm tƣơng đồng của
chúng.
1.1.1.2. Thuyết tƣơng tác của I. A. Richards và M. Black
Đến đầu thế kỉ XX, quan niệm về ẩn dụ dần có sự thay đổi nhằm phản biện
lại hệ thống lý thuyết về ẩn dụ trƣớc đó. Sự thay đổi này tập trung ở hai điểm;
thứ nhất, ẩn dụ không phải là đặc trƣng chỉ riêng ngôn ngữ thơ ca, hùng biện mới
có mà cịn xuất hiện phổ biến trong ngơn ngữ thƣờng ngày; thứ hai, ẩn dụ không
phải là sự chuyển đổi tên gọi giữa hai thực thể mà là sự tƣơng tác.
Quan niệm ẩn dụ là một hiện tƣợng phổ biến trong ngơn ngữ thƣờng ngày
đã đƣợc I.A.Richards phân tích trong tiểu luận The Philosophy of Rhetoric
(1936). Ông xem ẩn dụ là “một ngun tắc của ngơn ngữ có mặt ở khắp nơi và
khơng phải là vật trang trí hay thuyết phục” [101, p.386]. Trong tiểu luận này,


×