Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Đảng bộ tỉnh bình dương lãnh đạo công tác dạy nghề (2005 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 166 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN NGUYÊN ĐÔNG

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƯƠNG LÃNH ĐẠO
CƠNG TÁC DẠY NGHỀ (2005 - 2015)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN NGUYÊN ĐÔNG

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƯƠNG LÃNH ĐẠO
CƠNG TÁC DẠY NGHỀ (2005 - 2015)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.56

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN MINH TIẾN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2016



LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành được Luận văn này, tơi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu,
Phòng Sau Đại học và Khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn
thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành luận văn. Đặc biệt tôi
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Minh Tiến, người đã ln tận tình hướng
dẫn và góp ý giúp tơi có thể hồn thành luận văn này.
Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo và cán bộ của Văn
phịng Tỉnh ủy Bình Dương, Chi cục Văn thư lưu trữ tỉnh Bình Dương, Thư viện tỉnh
Bình Dương, Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn thành phố Hồ
Chí Minh… đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được tiếp cận và thu thập những tài liệu
có liên quan đến đề tài.
Ngồi ra, tơi cũng xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập cũng như làm luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn !


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tơi. Tư liệu, số liệu sử dụng
trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc. Những kết luận khoa học của luận văn
chưa từng được ai cơng bố.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 8 năm 2016
Ký tên

Trần Nguyên Đông


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


1. BCHTWĐ

: Ban chấp hành Trung ương Đảng

2. CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

3. CT – XH

: Chính trị - xã hội

4. ĐCSVN

: Đảng cộng sản Việt Nam

5. ĐTN

: Đào tạo nghề

6. GDP

: Tổng sản phẩm

7. GD - ĐT

: Giáo dục – đào tạo

8. HĐND


: Hội đồng nhân dân

9. HNTW

: Hội nghị Trung ương

10. FDI

: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi

11. KH – CN

: Khoa học – cơng nghệ

12. KT – XH

: Kinh tế - xã hội

13. LĐNT

: Lao động nông thôn

14. UBND

: Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................................................................................... 6
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .............................................................................................................. 7
5. Ý nghĩa của đề tài..................................................................................................................................................... 7
6. Hướng tiếp cận tư liệu của đề tài ............................................................................................................................. 8
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................................................................................ 8
Chương 1
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DẠY NGHỀ CỦA TỈNH
BÌNH DƯƠNG TRƯỚC NĂM 2005
10
1.1. Điều kiện tự nhiên - đặc điểm lịch sử ................................................................................................................. 10

1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, địa mạo, địa chất ............................................................... 10
1.1.2. Khí hậu, thủy văn, đất đai .................................................................................... 11
1.1.3. Hệ sinh thái........................................................................................................... 14
1.1.4. Tài nguyên khoáng sản ......................................................................................... 15
1.1.5. Đặc điểm lịch sử ................................................................................................... 17
1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ........................................................................................... 22
1.2.1. Kinh tế .................................................................................................................. 22
1.2.2. Thu nhập và mức sống ......................................................................................... 26
1.2.3. Dân số và lao động ............................................................................................... 28
1.2.4. Việc làm và thất nghiệp ........................................................................................ 30
1.3. Thực trạng cơng tác dạy nghề của tỉnh Bình Dương trước năm 2005 ............................................................... 31
Tiểu kết chương 1
37
Chương 2
QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO CƠNG TÁC DẠY NGHỀ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƯƠNG (2005 - 2015)
37
2.1. Một số khái niệm liên quan................................................................................................................................. 37

2.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về công tác dạy nghề ................................................... 42
2.3. Quan điểm, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bình Dương về cơng tác dạy nghề .................................................. 56
2.4. Quá trình triển khai quan điểm, chủ trương phát triển công tác dạy nghề của chính quyền Bình Dương. ...... 67

2.4.1. Dạy nghề chính quy.............................................................................................. 67
2.4.2. Dạy nghề lao động nông thôn .............................................................................. 74
2.5. Quá trình phát triển cơng tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bình Dương .............................................................. 79

2.5.1. Dạy nghề chính quy.............................................................................................. 79
2.5.1.1. Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề .......................................................... 79


2.5.1.2 Quy mô đào tạo ........................................................................................... 85
2.5.1.3. Đội ngũ cán bộ quản lý và giảng dạy ......................................................... 86
2.5.1.4. Chương trình, nội dung đào tạo.................................................................. 88
2.5.1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật ............................................................................... 89
2.5.2. Dạy nghề lao động nông thôn .............................................................................. 92
2.5.2.1. Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề .......................................................... 92
2.5.2.2. Quy mô đào tạo .......................................................................................... 93
2.5.2.3. Hỗ trợ đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối
với các cơ sở dạy nghề công lập cấp huyện ............................................................ 95
2.5.2.4. Đội ngũ cán bộ quản lý và giảng dạy, hoạt động phát triển chương
trình, giáo trình, học liệu dạy nghề; xây dựng, phê duyệt danh mục nghề đào
tạo, định mức chi phí đào tạo nghề ......................................................................... 96
Tiểu kết chương 2

103

Chương 3
NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐỐI VỚI CƠNG TÁC DẠY NGHỀ 99
3.1. Nhận xét chung về thành tựu và hạn chế ............................................................................................................ 99

3.1.1. Thành tựu ............................................................................................................. 99
3.1.1.1. Dạy nghề chính quy .................................................................................... 99
3.1.1.2. Dạy nghề lao động nông thôn .................................................................. 102
3.1.2. Hạn chế ........................................................................................................................................................... 105

3.1.2.1. Dạy nghề chính quy .................................................................................. 105
3.1.2.2. Dạy nghề lao động nông thôn .................................................................. 107
3.2. Giải pháp ........................................................................................................................................................... 110

3.2.1. Dạy nghề chính quy............................................................................................ 111
3.2.1.1. Phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh ............................... 111
3.2.1.2. Xây dựng chương trình, nội dung giáo trình đào tạo, chuẩn hóa đội
ngũ quản lý và giáo viên dạy nghề ........................................................................ 114
3.2.1.3. Xã hội hóa dạy nghề ................................................................................. 115
3.2.1.4. Nâng cao chất lượng dạy nghề ................................................................. 117


3.2.1.5. Tăng cường phối hợp trong đào tạo nghề ................................................ 118
3.2.1.6. Phát triển nguồn tuyển sinh và hướng nghiệp .......................................... 120
3.2.2. Dạy nghề lao động nông thôn ............................................................................ 121
3.2.2.1. Tuyên truyền chính sách đào tạo nghề cho lao động nơng thôn .............. 121
3.2.2.2. Điều tra khảo sát thông tin thị trường lao động, dự báo nhu cầu sử
dụng lao động qua đào tạo nghề ............................................................................ 121
3.2.2.3. Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề, đa dạng hoá các hoạt động dạy
nghề ....................................................................................................................... 123
3.2.2.4. Đổi mới nội dung chương trình, giáo trình dạy nghề, nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên ......................................................................................... 124

3.2.2.5. Xây dựng chính sách mới và điều chỉnh cơ chế chính sách hiện hành
cho phù hợp với thực tiễn ...................................................................................... 126
3.2.2.6.Tăng cường quản lý nhà nước về dạy nghề............................................... 129
3.3. Kiến nghị ........................................................................................................................................................... 129
Tiểu kết chương 3..................................................................................................................................................... 140
KẾT LUẬN
Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC
150


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Bình Dương một tỉnh nằm
trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đã có sự chuyển biến lớn về kinh tế - xã hội.
Từ một tỉnh nơng lâm nghiệp nhỏ lẻ, Bình Dương nhanh chóng trở thành một trong
những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển công nghiệp năng động nhất cả
nước, điểm sáng về thu hút đầu tư.
Trong q trình phát triển đó, qn triệt chủ trương, đường lối của Đảng Cộng
sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Bình Dương xác định vấn đề phát triển nguồn nhân lực,
đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao là nền tảng của phát triển kinh tế bền vững.
Với sự vào cuộc của tồn xã hội, nhiều chủ trương, chính sách, chương trình, đề
án về cơng tác dạy nghề đã được triển khai. Công tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bình
Dương đã có những bước phát triển rõ nét. Cùng với chính sách thu hút nhân tài, các
mơ hình dạy nghề đã tạo ra bước đột phá trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, giải
quyết công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời đóng góp quan trọng về lực
lượng lao động có tay nghề nhằm phục vụ cho cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại

hố trên địa bàn tỉnh.
Những chuyển biến tích cực trong cơng tác dạy nghề trong thời gian qua đã
khẳng định tính đúng đắn trong chủ trương, chính sách phát triển dạy nghề của Đảng,
Nhà nước cũng như của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Dương. Qua đó, tạo ra bước
chuyển mạnh mẽ về chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực theo hướng đáp ứng ngày
càng tốt nhu cầu của xã hội và của nền kinh tế.
Mặc dù đã đạt một số kết quả quan trọng, nhưng công tác dạy nghề của tỉnh Bình
Dương vẫn cịn tồn tại một số khuyết điểm như: Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, nhất
là lao động ở nơng thơn cịn thấp; cơ cấu đào tạo nghề theo trình độ và nghề đào tạo
chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội; tỷ lệ lao động làm việc trong các khu công nghiệp
chủ yếu là lao động phổ thông; lực lượng lao động, nhất là lao động nông thôn chưa
đáp ứng được yêu cầu sản xuất hiện đại…
Nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương, cũng như thực
trạng cơng tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh nhằm nêu lên những thành tựu, hạn chế để từ


2

đó đề ra giải pháp nhằm đẩy mạnh cơng tác dạy nghề, đáp ứng yêu cầu của xã hội, nhu
cầu của sự phát triển. Điều đó có ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhằm phục vụ cho sự
nghiệp công nghiệp hố, hiện đại hố của địa phương.
Đến nay, cơng tác nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương
đối với cơng tác dạy nghề vẫn cịn bỏ ngỏ. Vì vậy học viên chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh
Bình Dương lãnh đạo cơng tác dạy nghề (2005 - 2015)” làm luận văn tốt nghiệp cao
học chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những tài liệu liên quan trực tiếp đến đề tài:
Bình Dương là một trong những tỉnh phát triển năng động nhất của cả nước, đóng
góp cho ngân sách nhà nước khá lớn, là một tỉnh thực hiện sáng tạo, hiệu quả với
nhiều chính sách nổi bật cho nên có nhiều tác phẩm, cơng trình nghiên cứu về tỉnh

Bình Dương, trong đó bao gồm:
Cơng ty cổ phần Thơng tin đối ngoại Bình Dương “Bình Dương hội nhập bài học
thành cơng”, Nxb CTQG, HN, 2008. Cơng trình đã thơng tin về những kết quả hội
nhập kinh tế quốc tế mà tỉnh Bình Dương đã đạt được. Đồng thời tổng kết, đánh giá
thành quả mà tiến trình hội nhập mang lại, rút ra những bài học thành cơng của tỉnh
Bình Dương giai đoạn 1997 – 2008.
Tác giả Chu Viết Luân “Bình Dương – thế và lực mới trong thế kỷ XXI”, Nxb
CTQG, HN, 2008. Tác phẩm đã khái quát về quá trình phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh Bình Dương trong thời kỳ đổi mới dưới sự lãnh đạo Đảng bộ và chính quyền địa
phương. Tác phẩm cũng đã tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm và những thách thức
đối với địa phương trong thời gian tới.
Sở Văn hố Thơng tin tỉnh Bình Dương “Thủ Dầu Một – Bình Dương đất lành
chim đậu”, Nxb, Văn nghệ Tp. HCM, 2009. Nội dung tác phẩm đề cập những nét cơ
bản về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng, tiềm năng và
triển vọng đầu tư của tỉnh Bình Dương.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2010), Địa chí Bình Dương tập 1, tập 2, tập
3, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đây là cơng trình khoa học lớn, có tính chất
liên ngành, giới thiệu một cách có hệ thống và sâu sắc về những vấn đề cơ bản về vùng


3

đất và con người Bình Dương, về cơ cấu kinh tế, dạng thức văn hóa và thiết chế xã
hội… trong quá trình hình thành và phát triển vùng đất Bình Dương trên 300 năm.
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương (2011), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình
Dương 1930 – 1975, 1975 – 2010 Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đây là cơng trình
tái hiện và phản ánh chân thực những chặng đường lịch sử hào hùng của Đảng bộ và
nhân dân tỉnh Bình Dương từ năm 1930 – 1975 và từ năm 1975 – 2010.
Bên cạnh một số cơng trình tiêu biểu nêu trên cịn có một số luận văn nghiên cứu
về tỉnh Bình Dương như:

Tác giả Nguyễn Văn Hiệp “Những chuyển biến kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình
Dương từ sau ngày tái lập tỉnh (1997 - 2003)” Luận văn thạc sĩ Lịch sử Trường Đại
học khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh năm 2003.
Tác giả Huỳnh Đức Thiện, “Q trình hình thành phát triển các khu cơng nghiệp
ở tỉnh Bình Dương(1993 – 2003)” Luận văn thạc sĩ Lịch sử Trường Đại học khoa học
xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh năm 2003
Tác giả Nguyễn Thị Nga, “Sự phát triển cơng nghiệp tỉnh Bình Dương trong thời
kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2003”, Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử Trường Đại
học khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh..
Tác giả Nguyễn Hồng Nhung “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác thanh niên và
ý nghĩa của nó đối với việc đổi mới cơng tác thanh niên ở tỉnh Bình Dương hiện nay”,
Luận văn thạc sĩ Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí
Minh.
Tác giả Nguyễn Minh Quang “Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo công tác tôn
giáo giai đoạn (1990-2010)”, Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử Trường Đại học khoa
học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh.
Các cơng trình nghiên cứu trên đều khái quát về lịch sử, vùng đất và con người
Bình Dương, phần lớn đi sâu phân tích, đánh giá, nêu lên những thành tựu, hạn chế
cũng như bài học kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương trên các lĩnh vực kinh tế, chính
trị, văn hố, xã hội, tơn giáo …
Những tài liệu liên quan đến đề tài:
Có nhiều cơng trình nghiên cứu về đề tài dạy nghề, có thể đề cập một số cơng
trình tiêu biểu sau:


4

Đỗ Minh Cương - Mạc Văn Tiến (2004) “Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt
Nam, lý luận và thực tiễn” Nxb Lao động. Cuốn sách tập trung nghiên cứu các vấn đề
lý luận về hệ thống đào tạo nghề nhằm phát triển lao động kỹ thuật gắn với chuyển

dịch cơ cấu lao động phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phân tích đánh
giá thực trạng, đề xuất giải pháp phát triển hệ thống đào tạo nghề nhằm phát triển lao
động kỹ thuật ở Việt Nam đến năm 2010.
Nguyễn Minh Đường - Phan Văn Kha (2006), “Đào tạo nghề đáp ứng u cầu
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, tồn cầu hóa và hội
nhập quốc tế”, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thông
qua cơng trình các tác giả đã đánh giá tổng quan về công tác dạy nghề ở nước ta hiện
nay, đồng thời đề xuất một số giải pháp đổi mới công tác dạy nghề ở các cơ sở dạy
nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội, yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại đất nước.
Nguyễn Văn Tuấn - Võ Thị Xuân (2008), “Tài liệu phát triển chương trình đào
tạo nghề”, Trường Đại học sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Tài liệu cung
cấp tồn bộ nội dung chương trình đào tạo của hệ thống dạy nghề, đồng thời đưa ra
định hướng phát triển chương trình đào tạo nghề trong thời gian tới.
Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề (2011), “Mơ hình dạy nghề và giải quyết
việc làm cho lao động ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất”. Đây là cuốn sách
được biên soạn dựa trên các tài liệu nghiên cứu thực tế thông qua các đề tài, đề án của
Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề và các tác giả, cơ quan trong và ngoài nước. Nội
dung đề cập chủ yếu về các vấn đề đơ thị hóa và những hệ lụy đối với nông thôn Việt
Nam. Nhu cầu học nghề của người lao động và những mơ hình dạy nghề giải quyết
việc làm cho các nhóm lao động nơng thơn khác nhau.
Thùy Linh - Việt Trinh (Sưu tầm và hệ thống hóa), “Chiến lược phát triển dạy
nghề và quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề 2012”, Nxb Lao động. Tác phẩm đã
cập nhật những đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, những văn
bản quy phạm pháp luật về cơng tác dạy nghề, về quy trình, chu kỳ tiến hành kiểm
định các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề tại các cơ sở dạy nghề.
Trần Văn Nam (2013), “Lịch sử giáo dục nghề nghiệp Việt Nam”, Nxb Lao
động. Cơng trình nghiên cứu chi tiết về tiến trình phát triển giáo dục nghề nghiệp Việt



5

Nam, từ truyền nghề bắt chước tự nhiên trong thời kỳ tiền sử, đến giáo dục nghề
nghiệp thời hiện đại với nhiều xu hướng phát triển đa dạng.
Nguyễn Văn Đại (2013), “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng đồng bằng
sơng Hồng thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Luận án tiến sĩ quản lý
giáo dục, Viện khoa học giáo dục Việt Nam, Hà Nội. Luận án đã hệ thống hóa, phân
tích cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn theo
yêu cầu chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị
trường, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Đánh giá
thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đề xuất quan điểm, phương hướng và
các giải pháp đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đồng bằng Sông
Hông đáp ứng yêu cầu mới phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đến năm 2020.
Ngoài các cơng trình trên cịn có các cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực dạy nghề
của Bình Dương như:
Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Bình Dương (2004), “Lịch sử giáo dục tỉnh Bình
Dương”, Nxb Giáo dục. Đây là cơng trình được biên soạn cơng phu và khoa học. Nội
dung của cơng trình nêu lên một cách khái qt và có hệ thống về sự phát triển, trưởng
thành và lớn mạnh của ngành giáo dục - đào tạo nói chung trong đó có ngành dạy nghề
ở Bình Dương từ đầu thế kỷ XX đến năm 2003.
Tác giả Dương Vũ Minh Hùng (2004), “Về sử dụng và đào tạo nguồn nhân lực
phục vụ cho sự phát triển công nghiệp ở tỉnh Bình Dương”, tạp chí giáo dục số 4.
Trong bài viết tác giả đề cập đến sự phát triển công nghiệp của Bình Dương, việc sử
dụng nhân lực cơng nghiệp ở Bình Dương cũng như tình hình đào tạo nghề, sự phát
triển của hệ thống dạy nghề đến thời điểm năm 2004. Từ đó đưa ra những phương
hướng và giải pháp cụ thể đối với công tác dạy nghề và sử dụng nguồn nhân lực trong
thời gian tới.
Tác giả Tường Vy: “Liên kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp lời giải cho
bài toán vừa thừa vừa thiếu lao động” đăng trên báo Bình Dương ngày 07/01/2013.
Tác giả đề cập đến sự phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút trên

800.000 lao động. Các cơ sở dạy nghề cũng đã từng bước phát triển, hàng năm đã đào
tạo nhiều lao động cung ứng cho thị trường, tuy nhiên nguồn nhân lực cung ứng cho
doanh nghiệp vẫn còn thiếu, kiến thức và kỹ năng nghề của học sinh còn khoảng cách


6

khá xa giữa đào tạo và yêu cầu thực tế của sản xuất. Để giải quyết bài toán “vừa thừa
vừa thiếu lao động” đòi hỏi các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp phải cùng hợp tác
thực sự chứ không chỉ là ký các hợp đồng, thỏa thuận hợp tác.
Tác giả Hồng Phạm “Bình Dương: Tháo gỡ khó khăn trong cơng tác đào tạo
nghề” đăng trên báo Bình Dương ngày 13/8/2013, bài báo đã nêu bật những thành tựu,
thuận lợi, hạn chế, khó khăn của cơng tác dạy nghề tỉnh Bình Dương từ năm 2008 đến
năm 2013. Để đáp ứng được u cầu phát triển địi hỏi cơng tác dạy nghề phải có
những bước đổi mới tích cực. Các ngành, các cấp phải có những giải pháp quyết liệt
nhằm giải quyết, tháo gỡ những khó khăn nhằm đẩy mạnh công tác dạy nghề.
Tác giả Phan Thanh Hà “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề ngắn hạn cho lao
động nông thơn tỉnh Bình Dương” Luận văn thạc sĩ giáo dục học Trường Đại học sư
phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh năm 2013. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và
thực tiễn về đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn luận văn đề xuất giải pháp
nâng cao chất lượng đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nơng thơn tỉnh Bình Dương.
Những tài liệu trên là cơ sở tham khảo cho đề tài. Tuy nhiên chưa có cơng trình
nào nghiên cứu về lĩnh vực dạy nghề dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương.
Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các cơng trình đi trước tác giả thực hiện đề tài “Đảng
bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo cơng tác dạy nghề (2005 - 2015)”

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Đường lối, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bình Dương đối
với cơng tác dạy nghề. Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện của Đảng bộ
tỉnh Bình Dương đối với cơng tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh.

- Phạm vi nghiên cứu:
+ Đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực dạy nghề bao gồm: Dạy nghề chính quy và
dạy nghề lao động nơng thơn.
+ Không gian và thời gian: Đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương, việc triển khai chủ trương, chính sách về dạy
nghề của các chính quyền tỉnh Bình Dương và sự phát triển công tác dạy nghề trên địa
bàn tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2005-2015.


7

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Trong quá trình nghiên cứu học viên dựa trên lập trường, quan
điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu đường lối, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bình
Dương đối với cơng tác dạy nghề trong bối cảnh điều kiện kinh tế - xã hội của địa
phương theo một trình tự liên tục về thời gian.
+ Phương pháp Logic: Từ việc nghiên cứu đường lối, chủ trương của Đảng bộ
tỉnh Bình Dương đối với công tác dạy nghề, học viên lý giải, đánh giá kết quả lãnh đạo
thực hiện công tác dạy nghề của Đảng bộ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005 - 2015, làm
rõ những thành tựu và hạn chế trong việc chỉ đạo thực hiện. Từ đó đề ra phương
hướng, giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy thành tựu, khắc phục hạn chế, phát triển
công tác dạy nghề trong giai đoạn tới.
+ Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích: Học viên sử dụng phương pháp
phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa để nghiên cứu các tài liệu về quan
điểm chỉ đạo, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Đảng bộ
và chính quyền tỉnh Bình Dương về cơng tác dạy nghề, nghiên cứu các cơng trình
khoa học, các tác phẩm của các tác giả, nhà nghiên cứu trong nước về hoạt động dạy
nghề.

+ Phương pháp thống kê.
5. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm sáng tỏ quan điểm của Đảng cộng sản
Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Bình Dương về cơng tác dạy nghề. Bằng những bằng chứng
khoa học luận văn làm rõ quá trình triển khai và thực hiện đường lối, chủ trương của
Đảng về công tác dạy nghề ở Bình Dương nhằm phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp
hố, hiện đại hố ở địa phương.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn cung cấp thêm cơ sở khoa học cho q trình lãnh
đạo, quản lý cơng tác dạy nghề của tổ chức Đảng, chính quyền tỉnh Bình Dương. Luận
văn có thể làm tài liệu tham khảo cho cơ quan Đảng, Nhà nước trong việc hoạch định
đường lối, chính sách nhằm xây dựng, phát triển cơng tác dạy nghề phục vụ cho sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá.


8

6. Hướng tiếp cận tư liệu của đề tài
Những tư liệu được sử dụng trong luận văn gồm nhiều nguồn khác nhau:
Nguồn tư liệu thư tịch:
- Các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam, chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác dạy nghề.
- Các văn kiện của Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương, đường lối, chủ trương của
Đảng bộ tỉnh Bình Dương, chính sách của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương về cơng
tác dạy nghề.
- Sách tham khảo liên quan đến đề tài.
- Các báo cáo tổng kết tình hình kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và phương
hướng nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương từ năm 2000 đến 2015
- Báo cáo tổng kết và phương hướng nhiệm vụ từ năm 2000 đến 2015 của Sở Lao
động Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương.
- Báo cáo thực trạng và định hướng công tác quản lý và đào tạo nghề từ năm

2000 đến 2015 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương.
- Các chương trình của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương, của Sở Lao động Thương Binh và Xã hội tỉnh Bình Dương nhằm thực hiện các Đề án đào tạo nghề của
Thủ tướng chính phủ.
- Các đề án, đề cương, quy hoạch, kế hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình
Dương về cơng tác dạy nghề.
- Số liệu thống kế của Cục Thống kê tỉnh Bình Dương từ năm 2000 đến 2015 liên
quan đến đề tài.
- Các tài liệu, số liệu, thư mục toàn văn liên quan đến đề tài của thư viện tỉnh
Bình Dương.
- Các tài liệu liên quan đến đề tại lưu tại Chi cục văn thư lưu trữ tỉnh Bình
Dương.
- Các bài viết trên tạp chí Khoa học Dạy nghề, báo Lao động và Xã hội, báo Bình
Dương, báo Lao động Bình Dương, báo Giáo dục ….
- Tác giả trực tiếp đi thực địa, chụp hình để phong phú thêm nguồn tài liệu.
7. Kết cấu của luận văn


9

Đề tài “Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo cơng tác dạy nghề (2005-2015)”
ngoài phần dẫn luận, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài gồm có 3
chương:
Chương 1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng công tác dạy nghề
của tỉnh Bình Dương trước năm 2005.
Chương 2: Quá trình lãnh đạo cơng tác dạy nghề của Đảng bộ tỉnh Bình Dương
(2005 - 2015).
Chương 3: Nhận xét chung và một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương đối với cơng tác dạy nghề.



10

Chương 1
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG CƠNG TÁC
DẠY NGHỀ CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỚC NĂM 2005
1.1. Điều kiện tự nhiên - đặc điểm lịch sử
1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, địa mạo, địa chất
Tỉnh Bình Dương nằm trong khu vực miền Đơng Nam Bộ, diện tích tự nhiên
2.695,54 km2, chiếm 0,83% diện tích cả nước, có tọa độ địa lý 100 51’ 46’’ - 110 vĩ độ
Bắc, 1060 20’ - 1060 58’ kinh độ Đơng, Bình Dương tiếp giáp với các tỉnh thành phố
sau: Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía
Đơng giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh
[119, tr.16].
Trên bản đồ kiến tạo Việt Nam, tỉnh Bình Dương nằm ở vị trí rìa tiếp xúc giữa
đới nâng bóc mịn Đà Lạt và đới sụt lún tích tụ đồng bằng sơng Cửu Long, với hai hệ
thống đứt gãy chính phân cắt theo hướng thấp dần từ bắc tới nam. Nhìn chung địa hình
tỉnh Bình Dương đặc trưng cho vùng trung du tiếp giáp giữa vùng núi cao Nam
Trường Sơn và đồng bằng thấp Nam bộ. Trên diện tích tỉnh có sự chuyển tiếp từ từ
giữa địa hình đồi núi thấp ở phía bắc sang địa hình đồng bằng thấp ở phía nam, với sự
chênh lệch độ cao không lớn. Độ cao tuyệt đối của các đồi núi ở Bình Dương khơng
vượt q 300 mét, đỉnh núi Ông cao nhất là 284 mét.
Nhìn tổng thể, địa hình tỉnh Bình Dương có dạng thoải thấp dần theo hướng từ
bắc xuống nam. Bề mặt địa hình có độ cao trung bình từ 60 mét đến 40 mét ở phía bắc,
hạ thấp xuống 30 mét đến 10 mét ở phía nam. Dựa vào độ cao và đặc điểm hình thái,
có thể chia diện tích tỉnh Bình Dương ra 4 kiểu địa hình chính [119, tr.21].
Vùng địa hình núi sót và đồi núi thấp: Địa hình núi sót có diện tích hạn chế, phân
bố rải rác trong diện tích tỉnh, gặp ở khu vực phía nam thị xã Dĩ An. Đặc trưng cơ bản
của địa hình này là gồm các đỉnh núi đơn độc nổi lên giữa bề mặt đồng bằng, tạo nên
các cảnh quan thiên nhiên khá thơ mộng. Các ngọn núi có độ cao khơng lớn như núi
Ơng (284 m), núi Tha La (198 m), núi Đất (115 m), núi Châu Thới (82 m), kiểu địa

hình này chiếm diện tích khơng đáng kể.
Vùng địa hình đồi núi thấp có lượn sóng yếu: Phân bố trên diện tích rộng lớn chủ
yếu thuộc các huyện, thị Phú Giáo, Tân Uyên, ở phía Đơng - Đơng bắc Bình Dương,


11

từ nông trường Phước Sang qua Phước Vĩnh đến Tân Thành, chiếm khoảng 40% diện
tích tồn tỉnh.
Vùng địa hình bằng phẳng: Chiếm phần lớn diện tích tỉnh Bình Dương, khoảng
55% diện tích tồn tỉnh, phân bố chủ yếu ở các huyện, thị xã Dầu Tiếng, Bến Cát, Thủ
Dầu Một, Dĩ An, một phần huyện Phú Giáo, Tân Uyên, từ khu vực Minh Tân huyện
Dầu Tiếng qua thị xã Bến Cát đến thị xã Dĩ An.
Vùng địa hình thung lũng bãi bồi: Phân bố hạn chế, chỉ chiếm khoảng 5% diện
tích toàn tỉnh, chúng tạo nên các dải hẹp dọc ven các sơng Đồng Nai, sơng Bé, sơng
Sài Gịn, sơng Thị Tính, và các suối lớn như suốt Cát, Rạch Rạt, Mã Đà.
Các quy luật tự nhiên tác động lên vùng đất này tạo nên nhiều dạng địa mạo khác
nhau, có vùng bị bào mịn, có vùng tích tụ do có sự lắng đọng các vật liệu xâm thực
theo dòng chảy, có vùng vừa bị bào mịn, vừa tích tụ và lắng đọng. Nguyên nhân chủ
yếu do nước mưa và dòng chảy tác động lên mặt đất, cộng với sự tác động của sức gió,
nhiệt độ, khí hậu, sự sạt lở và sụp trượt vì trọng lực của nền địa chất, các sự tác động
này đã diễn ra lâu dài hàng triệu năm.
Lịch sử hình thành vùng đất Bình Dương xảy ra trong một tiến trình kiến tạo lâu
dài, phức tạp. Kết quả của q trình lịch sử tự nhiên đó đã mang lại cho Bình Dương
một diện mạo hồn hảo. Có thể nói rằng địa hình, địa mạo, địa chất tỉnh Bình Dương
nằm trong khu vực có chế độ kiến tạo bình ổn, với địa hình, địa mạo, địa chất đa dạng,
phong phú, phù hợp với sự sinh tồn và phát triển đặc biệt là cuộc sống của con người.
Đó chính là lợi thế lớn mà thiên nhiên đã ban tặng cho nhân dân tỉnh Bình Dương để
có thể quy hoạch, xây dựng, phát triển Bình Dương thành một tỉnh giàu và vững mạnh
về mọi mặt.

1.1.2. Khí hậu, thủy văn, đất đai
Bình Dương cũng như các tỉnh khác thuộc Nam Bộ, là tỉnh nằm trong vùng cận
xích đạo. Đặc trưng của đới khí hậu này là nền nhiệt độ cao, quanh năm nóng và ẩm.
Hơn nữa Bình Dương cũng là tỉnh chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió
mùa. Đặc trưng nổi bật nhất ở đây là sự phân hóa chế độ thành hai mùa tương phản
nhau rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thời tiết mát mẻ, thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp, bắt đầu từ khoảng tháng 4, tháng 5 kéo dài đến tháng 10, tháng 11 tập
trung tới 85% đến 90% trữ lượng mưa cả năm. Mùa khô bắt đầu khoảng từ tháng11,


12

tháng 12 kéo dài đến tháng 3, tháng 4 và chỉ có khoảng 10% đến 15% trữ lượng mưa
cả năm [119, tr.85].
Nền nhiệt độ của Bình Dương cao và hầu như khơng có những thay đổi đáng kể.
Trong đó nhiệt độ trung bình năm đạt đến 260C - 270C. Chênh lệch giữa nhiệt độ trung
bình tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất không quá 40C - 50C. Vào mùa nắng, độ ẩm
trung bình hàng năm từ 76% đến 80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là
66% (vào tháng 2). Lượng mưa hàng năm đạt vào khoảng 1550 - 1950 mm, phân bố
khơng đều, có xu hướng tăng dần từ phía đơng (Tân Un 1574 mm) và hơi tăng từ
phía nam lên phía bắc (Bến Cát 1927 mm, Phước Hòa 1930 mm).
Chế độ thuỷ văn của các con sơng chảy qua tỉnh và trong tỉnh Bình Dương thay
đổi theo mùa: mùa mưa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 11, và mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 5 năm sau, tương ứng với hai mùa mưa nắng. Bình Dương có ba con sơng lớn,
nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác [2, tr.11].
Sông Đồng Nai là con sông lớn nhất ở miền Đông Nam Bộ, bắt đầu từ cao
nguyên Lâm Viên tỉnh Lâm Đồng dài 635 km nhưng chỉ chạy qua địa phận Bình
Dương ở Tân Un. Sơng Đồng Nai có giá trị lớn về cung cấp nước tưới cho nền nông
nghiệp, giao thông vận tải đường thuỷ và cung cấp thuỷ sản cho nhân dân.
Sơng Sài Gịn dài 256 km, bắt nguồn từ vùng đồi cao huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình

Phước. Sơng Sài Gịn có nhiều chi lưu, phụ lưu, rạch, ngịi và suối, sơng Sài Gịn chảy
qua Bình Dương về phía tây đoạn từ Lái Thiêu lên đến Dầu Tiếng dài 143 km, độ dốc
nhỏ nên thuận lợi về giao thông vận tải, về sản xuất nông nghiệp, cung cấp thuỷ sản. Ở
thượng lưu, sơng hẹp, có đoạn chỉ 20 m uốn khúc quanh co, từ Dầu Tiếng được mở
rộng dần đến Thủ Dầu Một khoảng 200 m. Sông Thị Tính là phụ lưu của sơng Sài Gịn
bắt nguồn từ đồi Cam Xe, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước chảy qua Bến Cát rồi lại
đổ vào sơng Sài Gịn ở đập Ơng Cộ. Sơng Sài Gịn, sơng Thị Tính mang phù sa bồi
đắp cho những cánh sông ở Bến Cát, Thủ Dầu Một, Thuận An cùng những cánh đồng
dọc sông Đồng Nai, tạo nên vùng lúa năng suất cao và những vườn cây ăn trái xanh
tốt.
Sông Bé dài 360 km, bắt nguồn từ các sông Đắc RơLáp, Đắc Giun, Đắc Huýt
thuộc vùng núi tỉnh Đắc Lắc hợp thành từ độ cao 1000 m, ở phần hạ lưu đoạn chảy
vào đất Bình Dương dài 80 km. Sơng Bé khơng thuận tiện cho việc giao thông đường


13

thuỷ do có bờ dốc đứng, lịng sơng nhiều đoạn có đá ngầm, lại có nhiều thác ghềnh,
tàu thuyền khơng thể đi lại.
Bên cạnh đường thuỷ Bình Dương là một tỉnh có hệ thống giao thơng đường bộ
rất quan trọng nối liền giữa các vùng trong và ngoài tỉnh. Trong hệ thống đường bộ,
nổi lên đường quốc lộ 13, con đường chiến lược cực kỳ quan trọng, xuất phát từ thành
phố Hồ Chí Minh, chạy suốt chiều dài của tỉnh từ phía nam lên phía bắc, qua tỉnh Bình
Phước và nối với Vương quốc Campuchia đến biên giới Thái Lan. Đây là con đường
có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự và kinh tế [2, tr.13].
Đường quốc lộ 14, từ Tây Ninh qua Dầu Tiếng đi Chơn Thành, Đồng Xồi, Bù
Đăng, tỉnh Bình Phước, xun suốt vùng Tây Ngun bao la, là con đường chiến lược
quan trọng cả trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ hồ bình xây dựng đất nước.
Ngồi ra cịn có liên tỉnh lộ 1A từ Thủ Dầu Một đi Phước Long, Bình Phước; liên tỉnh
lộ 13 từ Chơn Thành đi Đồng Phú, Dầu Tiếng; liên tỉnh lộ 16 từ Tân Uyên đi Phước

Vĩnh…
Do vị trí địa lý nằm ở phần trung gian giữa đồi núi nam Trường Sơn và vùng
đồng bằng châu thổ lưu vực sơng Đồng Nai, với đặc điểm địa hình dạng bán bình
ngun, gồm những dải gị đồi có thế đất cao, những bình nguyên dài phẳng rộng xen
lẫn những đầm lầy và thung lũng thấp, nên đất đai Bình Dương bao gồm nhiều nhóm
đất và loại đất. Dựa vào kết quả nghiên cứu mới nhất của Hội Khoa học Đất Việt Nam
đất đai của Bình Dương được chia thành các nhóm chính:
Nhóm đất xám có diện tích 142.444 ha, chiếm 54,8% tổng diện tích đất đai của
tỉnh. Đây là loại đất chiếm diện tích lớn nhất và được phân bố hầu hết trên địa bàn các
huyện, thị xã Bến Cát, Tân Uyên, Thuận An, Dĩ An, Thủ Dầu Một [119, tr.101].
Nhóm đất đỏ vàng của Bình Dương có diện tích 65.243 ha, chiếm 25,12% diện
tích đất đai của tỉnh, phân bố chủ yếu ở hai huyện Dầu Tiếng, thị xã Dĩ An.
Nhóm đất phù sa khoảng 15.725 ha chiếm 6,05% diện tích đất đai của tỉnh. Phân
bố ở những vùng thuộc thung lũng bãi bồi dọc sơng Sài Gịn, từ Bến Cát đến Thủ Dầu
Một, Thuận An và các xã dọc sông Đồng Nai, Tân Mỹ, Thạnh Phước … thuộc Tân
Uyên.


14

Nhóm đất phèn ở Bình Dương có diện tích khoảng 3.300 ha, chiếm 13% phân bố
chủ yếu ở hai khu vực thuộc Lái Thiêu thị xã Thuận An, dọc sông Sài Gịn, Thị Tính,
đất phèn hình thành ở những nơi có địa hình thấp, mực nước ngầm tương đối nơng.
Nhóm đất dốc tụ có diện tích 3.200 ha chiếm 12,65% phân bố trong các dạng hợp
thủy xen kẻ với nhóm đất đỏ vàng hoặc đất xám, thường là ở những nơi có địa hình
thấp, bằng phẳng, có khoảng giữa những đồi phù sa cổ. Các thị xã Bến Cát, Tân Uyên
là những nơi có đất dốc tụ tập trung cao.
Các nhóm đất ở Bình Dương thuộc vào loại đất tốt đều thích hợp với nhiều loại
cây trồng vùng nhiệt đới, trong đó có các loại cây cơng nghiệp có giá trị kinh tế cao
như tiêu điều, cao su hoặc các loại cây ăn quả lâu năm như sầu riêng, măng cụt, chơm

chơm…. Các loại đất này có địa hình rất bằng phẳng, 80% diện tích có độ dốc < 1000,
là một trong những vùng đất bằng phẳng nhất trong các vùng đồi núi ở nước ta. Cao
trình của đất cũng vừa phải, độ cao trung bình từ 25 đến 35m so với mặt biển, là độ
cao lý tưởng, vừa dễ thốt nước lại khơng bị ngập úng nhiều. Điều này rất thuận lợi
cho việc bố trí, sử dụng đất, kể cả trên lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp. Trên 80%
diện tích đất các loại của Bình Dương thuộc loại đất tự thành, nền địa chất vững chắc,
kết cấu vững, độ chịu nén cao, rất thuận lợi cho việc xây dựng các khu công nghiệp,
giao thông đô thị.
1.1.3. Hệ sinh thái
Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ nên rừng ở Bình Dương
xưa rất đa dạng và phong phú về nhiều chủng loại. Có những khu rừng liền khoảnh,
bạt ngàn, có nhiều loại gỗ quý như căm xe, sao, trắc, gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương…
rừng Bình Dương cịn cung cấp nhiều loại dược liệu chữa bệnh, cây thực phẩm và
nhiều loại động vật quý hiếm.
Theo con số thống kê năm 1988 - 1989 toàn tỉnh Bình Dương có rừng và đất rừng
là 18.257,5 ha chiếm 6,72% diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó rừng là 11.304,5 ha,
tập trung ở các huyện, thị Dầu Tiếng, Phú Giáo, Tân Un. Rừng trồng có diện tích
1.625,5 ha là cây xanh như keo lá, tràm, xà cừ, bạch đàn …. Năm 1997, sau khi tách
tỉnh, theo quy hoạch tổng thể Bình Dương có 18.082 ha đất rừng trong đó đất có rừng
là 5.678,3 ha. Theo yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, tỉnh đã từng bước khắc phục
khó khăn, trồng mới rừng, khoanh ni, chăm sóc, bảo vệ rừng phục vụ cho ngành


15

xuất khẩu, xây dựng cơ bản, nguyên liệu làm giấy và phục vụ cho sản xuất các mặt
hàng tiêu dùng [119, tr.128].
Hiện nay rừng của Bình Dương đã bị thu hẹp khá nhiều do bị bom đạn, chất độc
hoá học của giặc Mỹ tàn phá trong chiến tranh. Mặt khác sau ngày giải phóng miền
Nam, việc khai thác rừng bừa bãi cũng làm cho rừng bị thu hẹp. Rừng Bình Dương

ngày nay chỉ còn lại một số thuộc họ Dầu, họ Đậu, họ Thầu Dầu …
Với ý thức khôi phục lại các khu rừng xưa, bằng cách phủ xanh các khu đất
trống, đồi trọc của chính quyền và nhân dân Bình Dương, nhưng các giống cây mới
được trồng chỉ là loại bạch đàn, tràm bông vàng, tre trúc. Các loại cây như chò chỉ,
lim, táu, sao, sến chỉ là hồi ức đẹp về rừng Bình Dương xưa.
Dù các cánh rừng non tái sinh đang được hình thành và phát triển, nhưng diện
tích rừng cịn lại q ít, chủ yếu nằm rải rác ở các huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Dầu
Tiếng. Hơn nữa, diện tích rừng hiện có chưa đáp ứng được vai trị bảo vệ mơi trường,
phịng hộ thiên tai và cung cấp lâm sản cho các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng xã hội.
Ngoài hệ sinh thái rừng, ở Bình Dương cịn có hệ sinh thái đồng cỏ, những đồng
cỏ vừa và nhỏ khá phát triển, xanh và dày, đặc biệt là trong mùa mưa khi có lượng
nước dồi dào. Bên cạnh đó hệ sinh thái vườn ở Bình Dương cũng vừa góp phần quan
trọng vào việc duy trì sự cân bằng sinh thái vừa phát triển kinh tế nơng nghiệp. Đó là
các vườn cây ăn trái, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày như cao su, bưởi, mãng
cầu, măng cụt, nhãn, xồi, chơm chơm, chanh, qt, cam, dâu ….. Đặc biệt nổi tiếng
với vườn cây ăn trái ở Lái Thiêu và vườn bưởi ở Tân Uyên.
1.1.4. Tài ngun khống sản
Ở Bình Dương, khống sản đã được nhân dân địa phương khai thác sử dụng lâu
đời. Các hiện vật tại di tích khảo cổ Vườn Dũ bên bờ sông Đồng Nai cách đây trên
10.000 năm, người tiền sử đã biết sử dụng các hòn cuội thạch anh ghè đẽo để làm công
cụ sản xuất. Đồ đá chế tác thành rừu, cuốc, dao, bàn mài và đồ gốm thơ đã được phát
hiện trong các di tích khảo cổ Gị Đá, Cù Lao Rùa, các đồ thủ cơng và đồ trang sức
bằng đồng gặp ở di tích dốc chùa có mặt cách đây khoảng 2.500 đến 3.000 năm.
Khống sản thuộc nhóm phi kim loại ở Bình Dương khá phong phú, có tiềm năng
lớn và phân bố rộng rãi. Chúng liên quan đến các nguồn gốc magma, trầm tích, phong


16

hóa. Triển vọng nhất là cao lanh và các nhóm khống sản nhóm vật liệu xây dựng

thơng thường.
Cao lanh là loại đất sét màu trắng, một trong những nguyên liệu khống có giá trị
của tỉnh Bình Dương.Từ lâu nguồn ngun liệu đất sét trắng đã được nhân dân địa
phương khai thác, sử dụng sản xuất đồ gốm và đã hình thành nên những làng gốm nổi
tiếng trong vùng. Khu vực Lái Thiêu, Thủ Dầu Một là một trong hai trung tâm gốm sứ
nổi tiếng ở vùng đất Nam Bộ, tồn tại hàng trăm năm nay.
Nguồn nguyên liệu đất sét để sản xuất gạch ngói phân bố khá rộng rãi trên các địa
bàn các huyện, thị trong tỉnh. Hiện nay có nhiều mỏ đang được khai thác với sản lượng
khá lớn, hình thành, nên 3 cụm cơng nghiệp chế biến gạch ngói tập trung ở Khánh
Bình Tân Un, Đồng Chính Phú Giáo và Mỹ Phước Bến Cát. Sản lượng khai thác
hàng năm lên tới một triệu m3. Trong diện tích tỉnh Bình Dương đến nay đã phát hiện
31 mỏ sét gạch ngói trong đó có một số mỏ với trữ lượng lớn như Đất Cuốc, Vĩnh Tân,
Khánh Vân, Khánh Bình Tân Un, Bình Khánh Phước Thái Thuận An, Đồng Chính
Phú Giáo, Phú Cường Thủ Dầu Một [119, tr.63].
Nguồn nguyên liệu khoáng làm đá xây dựng ở tỉnh Bình Dương có tiềm năng khá
lớn, phân bố chủ yếu ở 3 khu vực thuộc các huyện thị Dĩ An, Tân Uyên, Phú Giáo.
Các mỏ đá lớn như đá cát kết khu vực núi Châu Thới Dĩ An, khu vực Thường Tân
xung quanh núi Lồ Ồ thuộc Tân Uyên trong vùng Chiến khu Đ nổi tiếng thời kháng
Pháp, đá granodiorit khu vực Phước Vĩnh Phú Giáo, Vĩnh Bình, An Bình Tân Uyên.
Các đá tuf daxit phân bố chủ yếu ở khu vực Tân Đông Hiệp, Dĩ An, các đá andezit
phân bố ở khu vực Đơng Hịa, Bình An, Dĩ An.
Do nhu cầu xây dựng ngày càng tăng, nhiều mỏ đá xây dựng ở Bình Dương đã
được các doanh nghiệp đầu tư máy móc, thiết bị khai thác và chế biến đá có cơng suất
lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sản lượng khai thác hàng năm của các doanh nghiệp
khai thác, chế biến đá trong tỉnh đạt hàng triệu m3.
Ngồi ra cịn có cát, sỏi, cuội phân bố chủ yếu dọc thung lũng sơng sài gịn, sơng
Đồng Nai và sơng Thị Tính. Đáng chú ý nhất là nguồn cát ở sông Đồng Nai, với lưu
vực rộng chảy qua nhiều thành tạo địa chất khác nhau, nên nguồn cát bồi lắng hàng
năm của sông là rất lớn.



17

Các kết quả thăm dò, đánh giá trữ lượng cát sông Đồng Nai đoạn từ Hiếu Liêm
đến Tân Uyên phát hiện có 4 dãi cát với tổng trữ lượng đạt 1.230.684 m3, có chiều dài
khoảng 2,7 km, có chiều rộng khoảng 200 m; đoạn từ Tân Uyên đến cầu Hóa An có 7
bãi với tổng trữ lượng đạt 3.401.571 m3. Tại khu vực Cù Lao Rùa có 3 bãi cát với trữ
lượng 1.184.963 m3 [119, tr.69].
Tóm lại, khống sản tỉnh Bình Dương nhóm kim loại hầu như vắng mặt, để bù lại
thiên nhiên đã ưu đãi cho Bình Dương một tiềm năng khá dồi dào về các khoáng sản
phi kim loại trong đó nhiều mỏ cao lanh, sét gạch ngói và đá, cát xây dựng có trữ
lượng lớn, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu cho nhiều ngành công nghiệp. Đây cũng là
thế mạnh của tỉnh trong việc cung cấp vật liệu để xây dựng cơ sở hạ tầng với chi phí
thấp.
1.1.5. Đặc điểm lịch sử
Đặc điểm lịch sử
Q trình tạo dựng, phát triển vùng đất Bình Dương hiện nay, đã trải qua biết bao
thế hệ tiếp nối nhau đổ mồ hôi, xương máu khai phá, bảo vệ vùng đất thân yêu của
mình. Suốt quá trình lịch sử, vùng đất và con người Bình Dương đã quyện vào nhau,
tác động lẫn nhau cùng tồn tại và phát triển.
Vùng đất Bình Dương ngày nay, thưở xa xưa là một nơi hoang vu, núi rừng rậm
rạp. Qua các di chỉ khảo cổ được khai quật tại Vườn Dũ, Gò Đá, Cù Lao Rùa thuộc
Tân Uyên các nhà khảo cổ đã phát hiện từ thời kỳ đồ đá mới đến thời kỳ đồ đồng.
Vùng đất Bình Dương ngày nay đã từng là địa bàn sinh tụ của tộc người Anhđônêdiên
cổ đại, tổ tiên của người Stiêng, Châu Ro, Châu Mạ, Mơ Nông… ngày nay. Từ đó các
nhóm dân tộc bản địa Stiêng, Châu Ro, Châu Mạ, Mơ Nơng… từng bước được hình
thành, quy tụ, khai phá đất đai và sinh sống ở đây [2, tr.22].
Đến đầu thế kỷ thứ XVII vùng đất trù phú này dần dần xuất hiện thêm những lớp
cư dân mới. Đó là những người Việt di dân từ các tỉnh phía Bắc thuộc tầng lớp nơng
dân và thợ thủ cơng nghèo khổ khơng chịu nổi sự áp bức, bóc lột của chế độ phong

kiến hà khắc, buộc phải vào đây tìm đường sinh sống. Ngồi ra cịn có những người
mắc tội “nghịch mạng với triều đình” bị lưu đày đến đây. Đặc biệt trong thời kỳ cuộc
chiến tranh diễn ra khốc liệt giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn, tiến trình di cư của


×