Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Tư tưởng yêu nước của nguyễn trãi và ý nghĩa lịch sử của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.13 KB, 146 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


ĐINH THỊ TƯƠI

TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC CỦA
NGUYỄN TRÃI VÀ Ý NGHĨA
LỊCH SỬ CỦA NĨ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


ĐINH THỊ TƯƠI

TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC CỦA
NGUYỄN TRÃI VÀ Ý NGHĨA
LỊCH SỬ CỦA NÓ
Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học


TS. CAO XUÂN LONG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi dưới sự hướng dẫn
nhiệt tình, chu đáo của TS. Cao Xuân Long. Kết quả lưu trong luận văn là trung thực
và chưa từng được công bố trong bất cứ cơng trình nào khác. Nếu có gì sai sót tơi xin
hồn tồn chịu trách nhiệm.
TÁC GIẢ

Đinh Thị Tươi


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
Chương 1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI, TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUÁ
TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC CỦA
NGUYỄN TRÃI ............................................................................................................ 21
1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG
YÊU NƯỚC CỦA NGUYỄN TRÃI ............................................................................. 21
1.1.1. Điều kiện kinh tế, chính trị hình thành tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi .
........................................................................................................................................ 21
1.1.2. Điều kiện văn hóa, giáo dục hình thành tư tưởng u nước của Nguyễn
Trãi................................................................................................................................. 28
1.2. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC CỦA NGUYỄN
TRÃI ............................................................................................................................... 36
1.2.1. Truyền thống văn hóa Việt Nam với sự hình thành tư tưởng u nước của
Nguyễn Trãi .................................................................................................................. 37

1.2.2. Tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo với sự hình thành tư tưởng yêu
nước của Nguyễn Trãi.................................................................................................. 45
1.3. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC CỦA
NGUYỄN TRÃI QUA MỘT SỐ SỰ KIỆN VÀ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU ................. 55
1.3.1. Quá trình hình thành, phát triển tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi qua
một số sự kiện tiêu biểu................................................................................................ 55
1.3.2. Quá trình hình thành, phát triển tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi qua
một số tác phẩm tiêu biểu ............................................................................................ 63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:.............................................................................................. 69


Chương 2. NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM, GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CƠ BẢN
TRONG TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC CỦA NGUYỄN TRÃI..................................... 71
2.1. NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC CỦA NGUYỄN TRÃI
........................................................................................................................................ 71
2.1.1. Khẳng định chủ quyền quốc gia, căm thù giặc sâu sắc và sẵn sàng hy sinh
vì sự nghiệp giải phóng dân tộc ................................................................................... 73
2.1.2. Yêu mến phong cảnh thiên nhiên; tự hào về lịch sử, về truyền thống văn
hóa, văn hiến của dân tộc............................................................................................. 81
2.1.3. Yêu thương, giải phóng nhân dân và làm cho nhân dân có cuộc sống tốt
đẹp hơn .......................................................................................................................... 89
2.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC CỦA
NGUYỄN TRÃI ........................................................................................................... 100
2.2.1. Đặc điểm cơ bản trong tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi ...................... 100
2.2.2. Giá trị cơ bản trong tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi ........................... 109
2.3. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC CỦA
NGUYỄN TRÃI ........................................................................................................... 116
2.3.1. Ý nghĩa trong tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi đối với Việt Nam thế kỷ
XIV - XV...................................................................................................................... 116
2.3.2. Ý nghĩa trong tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi đối với Việt Nam hiện

nay ................................................................................................................................ 121
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 128
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................. 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 134


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam, ngay từ buổi đầu dựng
nước, dân tộc ta luôn phải đương đầu với thiên tai, đồng thời lại phải liên tiếp
đấu tranh chống lại các thế lực xâm lược hùng mạnh để bảo vệ chủ quyền đất
nước và khẳng định nền độc lập, tự chủ của dân tộc. Chính trong tiến trình
lịch sử đó đã tạo nên những trang sử vẻ vang của dân tộc, hun đúc nên một
nền văn hóa rực rỡ, mang đậm bản sắc truyền thống dân tộc, mà sợi chỉ đỏ
xuyên suốt đó là chủ nghĩa yêu nước, là tinh thần “thà hy sinh tất cả, chứ nhất
định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”[50; 534]. Cùng
với quá trình lịch sử ấy, dân tộc ta đã sản sinh ra những vị anh hùng hào kiệt,
những nhà tư tưởng lớn như: Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Trần Thánh
Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ, Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn
Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đơn, Lê Hữu Trác, Ngơ Thì Nhậm,
Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh.
Đặc biệt, trong giai đoạn lịch sử đầy biến động từ nhà Hồ đến đầu nhà
Lê Sơ, với những yêu cầu của lịch sử đặt ra là phải đoàn kết dân tộc, vạch ra
con đường để chống lại sự xâm lược của giặc Minh, bảo vệ nền độc lập dân
tộc, giải phóng nhân dân và khôi phục, phát triển đất nước Đại Việt ngày
một vững mạnh hơn. Trong bối cảnh ấy, Nguyễn Trãi xuất hiện như một
ngơi sao sáng, có cơng “bình Ngơ khai quốc, giành lại giang sơn, mở nền
bình trị, chấn hưng văn hóa dân tộc”[68; 7]. Cơng trình Nguyễn Trãi tồn
tập tân biên đã nhận định: “Thời xưa có quan niệm rằng, cứ sau 500 năm thì

xuất hiện một vĩ nhân để gánh vác lấy văn hóa... Nguyễn Trãi thuộc loại
người như thế”[68; 7]. Các nhà nghiên cứu đều khẳng định ông là nhà tư
tưởng lỗi lạc của dân tộc. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên


2
hiệp quốc (UNESCO) đã công nhận ông là danh nhân văn hóa thế giới
(1980). Ở Nguyễn Trãi ln rực sáng ánh hào quang của tinh thần phục
hưng dân tộc và ý nghĩa nhân văn, nhân đạo cao cả. Ông đã cống hiến trọn
vẹn cả cuộc đời cho Tổ quốc, cho dân tộc và có nhiều đóng góp về tư tưởng
triết học, chính trị, qn sự, đạo đức. Trong đó, nổi bật nhất là tư tưởng yêu
nước, đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng của Nguyễn Trãi.
Tư tưởng yêu nước là một nội dung cốt lõi trong tư tưởng của Nguyễn
Trãi có giá trị sâu sắc cả về mặt lý luận và thực tiễn lịch sử. Tư tưởng ấy đã
góp phần làm phong phú và sâu sắc thêm hệ tư tưởng yêu nước Việt Nam
nói riêng, truyền thống văn hóa Việt Nam nói chung. Nó khơng những là cơ
sở lý luận, là ngọn cờ tư tưởng cho việc củng cố và xây dựng nhà nước
phong kiến Đại Việt thời hậu Lê, mà cịn có ý nghĩa lịch sử thiết thực đối
với cơng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thời đại ông và ngày nay.
Tinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân
tộc Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt
Nam từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, bản chất Việt Nam biểu lộ đầy đủ và tập
trung nhất. Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt
Nam. Yêu nước đã trở thành vũ khí tinh thần mạnh mẽ, mà nhờ đó, dân tộc ta
phát huy được sức mạnh lớn lao trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm
lược, là động lực nội sinh quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ đất nước. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định rằng: “Dân
ta có một lịng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ
xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết
thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, lướt qua mọi sự nguy hiểm khó

khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”[51; 171]. Hay như GS.
Trần Văn Giàu viết: “Tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng
lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam”[38; 167].


3
Mặt khác, trong bối cảnh hội nhập, giao lưu kinh tế - văn hóa hiện
nay, truyền thống yêu nước Việt Nam còn là chỗ dựa tinh thần vững chắc
giúp cho dân tộc ta hịa nhập chứ khơng hịa tan trong trường quốc tế; đồng
thời giúp ta đứng vững trước những thách thức lớn về nguy cơ suy thoái
đạo đức, lối sống và sự mai một các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân
tộc. Do đó cùng với việc phát triển kinh tế, xã hội thì việc giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc mà đặc biệt là tư tưởng yêu nước là nhiệm vụ
mà Đảng ta luôn đặc biệt coi trọng, đây là việc làm vừa có tính cấp thiết
vừa có tính chiến lược lâu dài. Nó khơng chỉ là điều kiện để phát triển lành
mạnh con người và xã hội mà cịn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát
triển tiến bộ, bền vững của đất nước. Điều này đã được Đảng ta nhấn mạnh
trong những văn kiện Đại hội rằng, di sản văn hóa là tài sản vơ giá, gắn kết
cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những
giá trị mới và giao lưu văn hóa. Vì vậy “trong điều kiện kinh tế thị trường
và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm gìn giữ và nâng cao
bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập
quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc”[24; 111], “phải luôn coi trọng những
giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc, quyết khơng được tự đánh mất
mình, trở thành bóng mờ hoặc bản sao chép của người khác”[24; 30].
Chính vì vậy, việc nghiên cứu các giá trị văn hóa truyền thống nói chung
và tư tưởng yêu nước của các nhà tư tưởng Việt Nam nói riêng, trong đó có
Nguyễn Trãi, nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi người, phát huy
sức mạnh của nó trong đời sống xã hội là vấn đề có ý nghĩa cấp bách trong
giai đoạn hiện nay.

Từ những ý nghĩa lý luận và thực tiễn đã phân tích ở trên, tơi chọn đề
tài “Tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi và ý nghĩa lịch sử của nó” làm đề
tài luận văn thạc sĩ triết học của mình.


4
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài

Nguyễn Trãi là nhà tư tưởng, nhà quân sự, nhà chính trị, nhà văn,
nhà thơ lớn; vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, ơng đã để
lại nhiều dấu ấn đặc sắc trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tư tưởng yêu
nước. Sự nghiệp, tư tưởng của Nguyễn Trãi thu hút được nhiều nhà khoa
học trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu dưới nhiều góc độ, khía
cạnh khác nhau. Nhưng tựu chung lại, có thể khái quát các cơng trình
nghiên cứu về tư tưởng u nước của Nguyễn Trãi thành ba hướng chính
như sau:
Hướng thứ nhất, là những cơng trình nghiên cứu điều kiện, tiền đề
cho sự hình thành tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi và nghiên cứu
Nguyễn Trãi trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Tiêu biểu cho hướng này, trước hết phải kể đến tác phẩm Đại Việt sử
ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1998, được biên soạn bởi
nhiều nhà sử học trong nước như Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên,
Phạm Công Trứ, Lê Hy, cùng với những người cộng sự với họ... đây là một
cơng trình đồ sộ có giá trị về nhiều mặt, đặc biệt là giá trị về mặt lịch sử và
lịch sử tư tưởng Việt Nam, một di sản quý báu của nền văn hóa dân tộc.
Theo bản in từ ván khắc năm Chính Hịa thứ XVIII (1697) mang hiệu bản in
Nội các quan bản; bộ sử này gồm quyển thủ và 24 quyển biên chép một cách
hệ thống, chi tiết tỉ mỉ các sự kiện, nhân vật lịch sử, dân tộc từ họ Hồng
Bàng đến 1675. Dù với tư cách là sử ký, nhưng trong đó chúng ta thấy rất rõ
về vấn đề tư tưởng, triết học, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học, quân

sự… được đề cập đến trong tác phẩm lớn này. Trong đó, liên quan đến đề tài
cần phải kể đến quyển IX Kỷ hậu Trần, quyển X Kỷ nhà Lê và phần Đại
Việt sử ký thực lục gồm quyển XI, XII, XIII Kỷ nhà Lê thuộc tập 2 bộ sử ký
và quyển XIV và toàn bộ tập 3 đã cung cấp cho chúng ta thấy rõ sự chuyển


5
biến tình hình xã hội cuối nhà Trần, sự thống trị của giặc Minh và tình hình
kinh tế - chính trị - xã hội cũng như tư tưởng thời kỳ hậu Lê, ảnh hưởng đến
sự hình thành và phát triển tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi nói chung và
tư tưởng u nước của ơng nói riêng.
Tiếp đến là cuốn Đại Việt sử ký tiền biên - bộ quốc sử thứ hai được
khắc in trong 3 năm Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Canh Thân và được hoàn thành vào
năm Canh Thân, niên hiệu Cảnh Thịnh thứ VIII (1800 - Triều Tây Sơn). Bộ

sử gồm 17 tập được Sử quán triều Tây Sơn cho khắc in trên cơ sở cơng
trình biên soạn của sử gia Ngơ Thì Sỹ, được con ơng là Ngơ Thị Nhậm tu
đính. Đại Việt sử ký tiền biên, về phương diện sử liệu căn bản dựa theo
Đại Việt sử ký toàn thư, nhưng giá trị chủ yếu là ở những bình luận sắc
sảo và những vấn đề tác giả nêu lên để đính chính hoặc đánh giá lại. Đại
Việt sử lý tiền biên được chia làm 2 phần. Đặc biệt, ở phần 2 với tiêu đề
Đại Việt sử ký tiền biên Bản kỷ, gồm 10 quyển, tác giả đề cập đến thời kỳ

lịch sử Việt Nam từ kỷ Nhà Đinh (968) đến Kỷ hậu Trần, Kỷ Thuộc Minh
(1007 – 1427). Đặc biệt là từ quyển V thuộc Kỷ hậu Trần (1226) đến quyển
X thuộc Kỷ hậu Minh (1414 - 1427), tác giả đi sâu phân tích, đánh giá điều
kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, cũng như sự khủng hoảng, suy vong
của giai cấp quý tộc nhà Trần. Tác phẩm cũng phân tích, đánh giá nguyên
nhân thất bại của Hồ Quý Ly và sự xâm lược của giặc Minh. Đó chính là
những tiền đề kinh tế chính trị, văn hóa xã hội quan trọng tác động trực tiếp

đến sự hình thành và phát triển tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi.
Trong cuốn Lịch triều hiến chương loại chí (hai tập), Nxb. Sử học, Hà
Nội, năm 1962, trình bày khái quát và khá sâu sắc tiến trình lịch sử phát
triển lịch sử Việt Nam. Trong đó, có phần ghi chép tồn diện lại tình hình
kinh tế - xã hội Đại Việt cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV - những cơ sở,


6
những tiền đề gắn liền với hình thành, phát triển tư tưởng yêu nước của
Nguyễn Trãi.
Hay tác phẩm Đại cương lịch sử Việt Nam (tồn tập) do nhóm tác giả
Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn chủ biên, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội, năm 2010. Đây là cuốn sách trình bày khái quát và khá sâu sắc
tiến trình lịch sử phát triển lịch sử Việt Nam, gồm 3 giai đoạn: Lịch sử Việt
Nam từ thời nguyên thủy đến 1858, lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 và
lịch sử Việt Nam từ 1945 đến năm 2000. Trong đó ở các chương 7, 8, 9, 10
thuộc phần 4 của giai đoạn lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến 1858, các
tác giả đã tập trung trình bày và phân tích tình hình kinh tế - xã hội Đại Việt
cuối thế kỷ XIV và cuộc cải cách của Hồ Quý Ly, phong trào kháng chiến
chống Minh và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, tình hình kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội Đại Việt thế kỷ XIV (thời kỳ Lê Sơ) gắn liền với việc hình thành
và phát triển tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi.
Ngoài ra, trong tác phẩm Đại cương lịch sử cổ trung đại Việt Nam do
Nguyễn Khắc Thuần chủ biên, Nxb. Khoa học xã hội và nhân văn, Hồ Chí
Minh, năm 1997. Cuốn sách này được bố cục thành 10 chương, khái qt
tồn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam từ thời tiền sử đến nửa sau thế kỷ 19.
Trong đó, chương thứ 6 và chương thứ 7 đã dựng lại toàn cảnh bức tranh
lịch sử từ giai đoạn nhà Trần suy vong, nhà Hồ cướp ngôi, giặc Minh xâm
lược đến khởi nghĩa Lam Sơn và quá trình hình thành nhà Lê sơ. Những đặc
điểm về chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục đó chính là cơ

sở xã hội hình thành nên tư tưởng u nước của Nguyễn Trãi.
Hay trong cơng trình Lịch sử Việt Nam, tập III, thế kỷ XV-XVI do Tạ
Ngọc Liễn chủ biên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2007 cũng nằm
trong hướng nghiên cứu này. Cuốn sách gồm 10 chương, toàn bộ đều xoay
quanh bối cảnh lịch sử chính trị - xã hội từ thời nhà Hồ (nửa cuối thế kỷ


7
XIV) đến thời Lê sơ (thế kỷ XVI). Hay tác phẩm Khởi nghĩa Lam Sơn của
hai tác giả Phan Huy Lê và Phan Đại Doãn , Nxb. Quân đội nhân dân, Hà
Nội, 2005 cũng nằm trong hướng nghiên cứu về điều kiện, tiền đề cho sự
hình thành tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi.
Còn cuốn Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước của Nguyễn Lương Bích,
Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, năm 2003, nghiên cứu Nguyễn Trãi một
cách khái quát trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Tác phẩm được chia thành 4
phần: Phần 1: Nguyễn Trãi và sứ mạng lịch sử của thời đại. Phần 2: Nguyễn
Trãi và sự phát triển của phong trào Lam sơn từ khởi nghĩa địa phương
thành chiến tranh toàn quốc. Phần 3: Nguyễn Trãi và kế sách đại phá qn
xâm lược, giải phóng hồn toàn đất nước. Phần 4: Nguyễn Trãi tiếp tục đấu
tranh bảo vệ những thành quả chiến đấu đã giành được: độc lập dân tộc,
thống nhất tổ quốc, công lý xã hội và đời sống yên lành của quần chúng
nhân dân. Nội dung nghiên cứu của cuốn sách này khá phong phú: đã khái
quát lại quá trình lịch sử mà từ bối cảnh xã hội thời đại Nguyễn Trãi, từ
những yêu cầu của vận mệnh đất nước đã từng bước hình thành nên con
người, nên hoạt động và tư tưởng yêu nước của ơng.
Nghiên cứu Nguyễn Trãi trong dịng chảy của lịch sử dân tộc, những
điều kiện, tiền đề cho sự hình thành tư tưởng u nước của Nguyễn Trãi cịn
có cơng trình của Hữu Hồng: Tìm trong sử Việt, Danh tướng trong lịch sử
Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2013. Đúng như tiêu đề, tác
phẩm này của Hữu Hoàng nghiên cứu về các danh tướng hào hùng trong

lịch sử Việt Nam. Trong đó, từ trang 156 đến trang 162, tác giả đi vào khái
quát cô đọng về con người, về cuộc đời, về thân thế, sự nghiệp và những
cống hiến to lớn của Nguyễn Trãi đối với xã hội phong kiến thế kỷ XIV-XV.
Hữu Hoàng đã phác họa lại chân dung Nguyễn Trãi trong bối cảnh xã hội
đương thời; giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát hơn, rõ ràng hơn về Nguyễn


8
Trãi cũng như những cơ sở, tiền đề hình thành và phát triển tư tưởng yêu
nước của Nguyễn Trãi.
Hướng thứ hai, là những cơng trình nghiên cứu những quan điểm
trong hệ thống tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi.
Về hướng này nổi bật có tác phẩm Ức trai tập (tập thượng và hạ) Phủ
Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa, Sài Gịn, năm 1971. Trong đó ở, tập
thượng, quyển 1, gồm 109 bài thơ chữ Hán. Thể hiện tư tưởng của Nguyễn
Trãi, đó là tư tưởng về vai trị của nhân dân trong đời sống xã hội “chìm
thuyền mới biết dân như nước” (bài số 27, Quan hải), tư tưởng của con
người suốt đời chỉ lo cho dân, cho nước “lịng nghĩ việc đời sinh tóc bạc” (bài
số 37, Họa thơ hương tiên sinh) với một chí khí, một tâm hồn vĩ đại, luôn lo
trước cái lo của thiên hạ: “Bình sinh lo trước là tâm nguyện” (Bài số 72) hay
“Một lịng vì nước rõ uy phong” (Bài số 74). Trong quyển 2: Phụ lục Nguyễn
Phi Khanh thi văn gồm 80 bài thơ. Thể hiện Nguyễn Trãi có một người cha
uyên bác, thông thái. Năm 19 tuổi ông đỗ Tiến sĩ và lý tưởng của ông cũng
sống và hoạt động vì dân, vì nước: “Non nước thân này chắc chẳng quên”
(bài số 39 Trên đường đi nơi đất khách). Còn ở quyển 3: Ức trai di tập văn
loại gồm 32 bài. Đó là những bài chiếu biểu gửi cho vua Minh, các tướng giặc
Minh chiếm đóng trong các đồn; chiếu cầu hiền tài, thể hiện rõ tư tưởng yêu
nước của Nguyễn Trãi. Còn trong Ức trai tập, tập hạ, quyển 4: Quân trung từ
mệnh tập, bao gồm các tập thư, từ gửi cho các tướng giặc Minh như: Thái
giám Sơn Thọ, Phương Chính, Vương Thơng, Đả Trung, Lương Nhữ Hốt.

Trong đó thể hiện rõ tư tưởng yêu nước, tư tưởng nhân nghĩa của ông. Trong
quyển 5: Sự trạng (Các việc được chép) do Trần Khắc Kiệm soạn, đã khẳng
định tài kinh bang tế thế của Nguyễn Trãi. Chính vì vậy, ông đã được Lê Lợi
tin tưởng, phàm việc nước đều được bàn định, được giao trọng trách thảo thư
từ gửi đến các thành khuyên đầu hàng và từng 5 lần vượt hiểm vào thành của


9
giặc. Ở quyển 6: Ức trai di tập (Dư địa chí) Nguyễn Trãi đã khái quát lịch sử
xã hội Đại Việt từ thời kỳ dựng nước - vua Hùng. Đặc biệt ơng đã mơ tả rất rõ
vị trí địa lý của Đại Việt, khẳng định chủ quyền đất nước. Qua đó thể hiện
quan điểm yêu nước của Nguyễn Trãi đối với chủ quyền đất nước. Như vậy
có thể thấy rằng, Ức Trai tập là bộ sách đã khảo cứu và ghi chép khá đầy đủ
liên quan đến tư tưởng Nguyễn Trãi. Gồm cả tiếng Hán, phiên âm, dịch
nghĩa, chú giải giúp ích cho người nghiên cứu tiếp cận bản gốc liên quan trực
tiếp đến tư tưởng triết học Nguyễn Trãi nói chung và tư tưởng yêu nước của
Nguyễn Trãi nói riêng.
Tiếp đến là các tác phẩm Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb. Khoa học xã
hội, Hà Nội, 1976. Đây cũng là cơng trình được khảo cứu, sưu tập khá cơng
phu và toàn diện các bản văn liên quan đến tư tưởng Nguyễn Trãi. Trong
phần giới thiệu của tác phẩm, các tác giả đã khẳng định lịch sử Việt Nam có
khơng ít những anh hùng cứu quốc và Nguyễn Trãi là một trong số những
nhân vật lỗi lạc đó. Phần tiểu sử Nguyễn Trãi, qua nghiên cứu cuộc đời
Nguyễn Trãi về tất cả các mặt, các tác giả đã trình bày những đặc điểm quan
trọng nhất: Nguyễn Trãi là nhân vật yêu nước nồng nàn, là một mưu sĩ uy
tính trong nghĩa quân Lam Sơn. Ông là nhà kinh bang tế thế rất hiếm có của
dân tộc Việt Nam trong thời đại phong kiến, trước sau lúc nào cũng luôn
luôn trung thành với lý tưởng của mình, sống cuộc đời giản dị thanh cao.
Nguyễn Trãi rất tự hào về lịch sử dân tộc, tin tưởng ở tương lai. Ở ông, ý
thức dân tộc đã phát triển đến trình độ cao. Ơng là người đã đưa chiến tranh

nhân dân, chiến tranh du kích đến đỉnh cao của nó. Trong cuộc kháng chiến
chống Minh, Nguyễn Trãi đã đề ra và thực hiện chính sách vừa đánh vừa
đàm từ đầu cho đến cuối. Chính sách địch vận tài tình của Nguyễn Trãi đã
làm cho nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Minh tiết kiệm được nhiều
xương máu. Các tác giả còn cung cấp cho chúng ta hiểu không chỉ về thân


10
thế sự nghiệp Nguyễn Trãi mà cả những vấn đề sự biến lịch sử như vụ án Lệ
Chi Viên và cái chết thảm khốc của Nguyễn Trãi. Các tác giả cung cấp một
cách hệ thống, đầy đủ các bản văn của Nguyễn Trãi liên quan đến hệ thống
tư tưởng về triết học, quân sự, ngoại giao, giáo dục của ông, thể hiện qua
Lam Sơn thực lục, Bình Ngơ đại cáo, Phú núi Chí Linh, Truyện cũ về Băng
Hồ tiên sinh, Văn bia Vĩnh Lăng, Quân trung từ mệnh tập, Chiếu biểu viết
dưới triều Lê, Dư địa chí, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập…
Và tư tưởng của Nguyễn Trãi nói chung, tư tưởng u nước của ơng
nói riêng cịn được trình bày trong tác phẩm Lịch sử triết học phương Đơng,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2012. Trong tác cơng trình này, tác giả
đã viết, giới thiệu khái quát tư tưởng Nguyễn Trãi trên các mặt như: về thiên
mệnh, quan điểm về thời thế, quan điểm về nhân nghĩa gắn liền với yêu
nước thương dân, quan điểm dân là gốc, phát huy sức mạnh của dân trong
cuộc chiến đánh giặc cứu nước và xây dựng giang sơn đất nước.
Trong tác phẩm Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam từ thời kỳ dựng
nước đến đầu thế kỷ XX, do Dỗn Chính chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, năm 2013; đây là cuốn sách khái qt tồn bộ dịng chảy
của lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thời kỳ dựng nước đến đầu thế kỷ XX.
Trong đó, ở chương 4, phần I, mục 2 về nội dung tư tưởng triết học thời kỳ
Lê sơ, nhóm tác giả đã khái quát cơ bản về tư tưởng Nguyễn Trãi. Tư tưởng
về thế giới, về con người, về vận nước, mệnh vua, về thời thế; tư tưởng về
nhân nghĩa gắn liền với yêu nước thương dân, với chiến lược đánh giặc cứu
nước, cứu dân, cách đối xử với kẻ thù và xây dựng cuộc sống mới khi đất

nước hịa bình.
Đặc biệt, phải kể đến cơng trình Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học
Nguyễn Trãi, cơng trình của nhóm tác giả Dỗn Chính và Bùi Trọng Bắc,
Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2015. Đây là cơng trình


11
mang tính hệ thống về tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi. Nhóm tác giả đã
tập trung nghiên cứu những quan điểm về thế giới và nhận thức, về xã hội
và nhân sinh trong tư tưởng triết học Nguyễn Trãi; từ đó rút ra những đặc
điểm cơ bản, giá trị và ý nghĩa lịch sử trong hệ tư tưởng của ơng.
Cịn có nghiên cứu năm 2002 của Kiều Văn, tác phẩm Giai thoại lịch
sử Việt Nam, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. Từ trang 233 đến trang số
244, Kiều Văn tập trung viết về tư tưởng yêu nước, tư tưởng nhân nghĩa cao
cả của Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi phải yêu nước yêu dân thế nào, mới muốn
lấy đức nhân để xét tội phạm hòng đem lại an ổn cho nước, cho dân. Trong
tác phẩm, Kiều Văn gọi Nguyễn Trãi là nhà sư phạm của trẻ thơ bởi ông đưa
ra những tư tưởng khai mở dân chúng, giáo dục tầng lớp trẻ thơ.
Hay tác phẩm Tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, do
Dỗn Chính chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2011. Tác phẩm
tập hợp nhiều bài viết về các nhà tư tưởng của dân tộc từ XV đến thế kỷ XIX
như: Hồ Quý Ly, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bình Khiêm, Hương
Hải Thiền Sư, Lê Q Đơn, Ngơ Thì Nhậm, Nguyễn Du... Trong đó từ trang
88 đến trang 137 là những bài viết về tư tưởng của Nguyễn Trãi được tiếp cận
trên nhiều khía cạnh khác nhau như: Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học của
Nguyễn Trãi của Dỗn Chính; Về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi của
Lương Minh Cừ và Nguyễn Thị Hương; Nhân nghĩa - tư tưởng anh hùng
trong lịch sử trung đại Việt Nam của Nguyễn Đức Mạnh; Quan niệm quốc
gia, dân tộc trong “Bình ngơ đại cáo” của Nguyễn Trãi của Bùi Thị Thu
Hiền. Có thể thấy, trong tác phẩm này, những nội dung về tưởng triết học, tư

tưởng nhân nghĩa, tư tưởng yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi đã được
nhóm tác giả khái qt một cách ngắn gọn.
Cơng trình của Lê Văn Quán: Lịch sử tư tưởng chính trị xã hội Việt
Nam thời Lê - Nguyễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2013. Tác


12
phẩm được chia thành 2 phần 9 chương: Phần một - Lịch sử tư tưởng chính
trị xã hội Việt Nam triều Lê (4 chương), Phần hai - Lịch sử tư tưởng chính
trị xã hội Việt Nam triều Nguyễn (5 chương). Trong đó, chương I của phần
một, tác giả làm rõ về bối cảnh lịch sử Việt Nam triều Lê sơ thế kỷ XV;
những tư tưởng chính trị - xã hội cơ bản triều Lê sơ thế kỷ XV; tư tưởng của
Nguyễn Trãi. Khi phân tích tư tưởng của Nguyễn Trãi, tác giả tập trung vào
tư tưởng yêu nước, tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng thân dân và tư tưởng biện
chứng của ơng. Việc phân tích tư tưởng của Nguyễn Trãi được tác giả thực
hiện một cách ngắn gọn, súc tích trong khoảng 16 trang (từ trang 30 đến
trang 46), nhưng đã đem lại những đóng góp to lớn mang ý nghĩa gợi mở
cho các nghiên cứu chuyên sâu sau này.
Cũng trong hướng nghiên cứu này, phải kể đến cơng trình Nguyễn
Trãi cuộc đời và sự nghiệp, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội, năm 2000. Đây
là tác phẩm chọn lọc, tập trung phân tích kỹ cuộc đời, sự nghiệp hoạt động
chính trị, tư tưởng văn hóa của Nguyễn Trãi, gắn liền với cuộc kháng chiến
chống Minh và triều đại Lê sơ.
Ngồi ra, cịn có Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Dun, năm 2005:
Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học Nguyễn Trãi. Tác giả phân tích cơ sở
xã hội, tiền đề lý luận hình thành tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi; trình
bày những quan điểm triết học cơ bản của Nguyễn Trãi như: quan điểm về
thế giới, về vấn đề nhận thức, về xã hội và nhân sinh. Trong khi trình bày
vấn đề về xã hội, nhân sinh, tác giả đã làm rõ các quan điểm của Nguyễn
Trãi về đạo lý làm người, về tư tưởng nhân nghĩa, về nhân dân, về quốc gia

dân tộc... Đây chính là những nội dung cơ bản của tư tưởng yêu nước.
Trên tạp chí Triết học, số 8 (195), tháng 8, năm 2007, bài viết của
Trần Nguyên Việt: Về quyết định của Nguyễn Trãi trong quan hệ với Thiền
Phật giáo. Trần Nguyên Việt đã đưa ra những luận giải để làm sáng tỏ quyết


13
định của Nguyễn Trãi trong việc chuyển hướng đi theo Thiền Phật giáo, tìm
đến các giá trị của Phật giáo, như chân lý giải thoát, tinh thần từ bi hỷ xả của
nhà Phật... Tác giả kết luận: Nguyễn Trãi tìm đến các giá trị của Phật giáo
để hiểu Phật giáo, để đi đến triết lý phổ quát cho nhân sinh chứ không phải
đoạn tuyệt với trần thế để đến cõi Niết bàn.
Bài viết Về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, của nhóm tác giả
Lương Minh Cừ và Nguyễn Thị Hương trên Tạp chí Triết học, số 11 (198),
tháng 11 năm 2007. Bài viết đã phân tích tư tưởng nhân nghĩa (tư tưởng
mang đậm sắc thái của tinh thần yêu nước truyền thống của người Việt
Nam) trên nhiều khía cạnh: nhân nghĩa là thương dân, vì dân, an dân; nhân
nghĩa là sự khoan dung, độ lượng; nhân nghĩa là lý tưởng xây dựng đất nước
thái bình. Như vậy, nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi chính là yêu nước, thương
dân, là đánh giặc cứu nước, cứu dân, là chăm lo đến đời sống của nhân dân
trong chiến tranh và sau chiến tranh. Từ việc phân tích tư tưởng nhân nghĩa
của Nguyễn Trãi, nhóm tác giả đi đến khẳng định ý nghĩa lịch sử to lớn của
tư tưởng này.
Hướng thứ ba, là các cơng trình tập trung nghiên cứu những đặc
điểm, giá trị, hạn chế và ý nghĩa lịch sử trong tư tưởng yêu nước của
Nguyễn Trãi.
Tiêu biểu ở hướng này có các tác phẩm như: Giá trị văn hóa truyền
thống Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1993. Đây là một trong
những cơng trình tâm huyết của GS. NGND. Trần Văn Giàu. Từ góc độ sử
học, triết học và đạo đức học, tác giả đã nghiên cứu và đưa ra những kiến

giải sâu sắc về các giá trị truyền thống đặc thù của dân tộc Việt Nam; cung
cấp cho độc giả một tài liệu quý để nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử đất nước
và truyền thống của dân tộc. Tác phẩm được chia thành nhiều chương, trong
đó, ở chương IV, tác giả có nhắc đến một cách khái quát nhưng sâu sắc đến


14
tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi và vị trí, vai trò của tư tưởng ấy với
dòng chảy của lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung và lịch sử tư tưởng yêu
nước Việt Nam nói riêng.
Hay tác phẩm Lịch sử tư tưởng Việt Nam gồm 7 tập của Nguyễn Đăng
Thục, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tái bản năm 1991. Nhìn chung, đây là
cơng trình nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Việt Nam khá phong phú, trong
đó, tập 5 với tiêu đề Tư tưởng Việt Nam thời Hồ (1380 - 1407), với 248
trang, đã khái quát và phân tích các nội dung như: Một là, hồn cảnh xã hội
chính trị cuối thời Trần; Hai là, tư tưởng Nho Phật xung đột; Ba là, tư tưởng
Pháp trị của Hồ Q Ly, trong đó cơng trình đã chỉ ra sự bất lực và suy thối
của Nhà Trần và vai trị của Hồ Quý Ly trước tình hình khủng hoảng của
lịch sử xã hội Việt Nam lúc bấy giờ; Bốn là, lai lịch họ Hồ; Năm là, dẹp đối
phương, củng cố thế lực; Sáu là, công cuộc cải cách; Bảy là, Trần Nguyên
Đán với huyền học thời Trần; Tám là, nghĩa sĩ với ý thức dân tộc. Tập 6 và
tập 7 được trình bày trong một cuốn sách, trong đó tập 6 với tiêu đề Nguyễn
Trãi với khủng hoảng ý thức hệ Lê - Nguyễn (1380 - 1442) với tổng số 302
trang. tập sách này đã đi vào phân tích hồn cảnh đương thời, qua đó làm bật
lên tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi và vai trị vị trí của ông cũng như tư
tưởng yêu nước của ông đối với xã hội đương thời.
Tiếp đến, đó là các cơng trình Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1 do
Nguyễn Tài Thư chủ biên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1993, đã
được tập thể tác giả kết cấu thành 7 phần, 23 chương. Trong phần thứ 4 của
tác phẩm, với tiêu đề Tư tưởng thời kỳ ổn định và thịnh vượng của chế độ

phong kiến (Thế kỷ XV) được trình bày qua 4 chương, từ trang 233 đến
trang 332. Phần này đã tập trung luận giải tình hình chính trị - xã hội, văn
hóa tư tưởng cũng như những ảnh hưởng của nó đối với việc hình thành tư


15
tưởng thời kỳ này, từ đó cơng trình đã khái quát những tư tưởng cơ bản của
Nguyễn Trãi và vai trị, ý nghĩa lịch sử của những tư tưởng đó.
Hay trong cuốn sách Tư tưởng Nguyễn Trãi trong tiến trình lịch sử
Việt Nam của Võ Xuân Đàn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, năm 1996. Nội
dung của cuốn sách này, tác giả tập trung phân tích một số vấn đề: Một là,
Sơ lược về hoàn cảnh xã hội và cuộc đời Nguyễn Trãi. Tác giả đã giúp
người đọc thấy được xã hội Đại Việt cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV là xã
hội chứa chấp nhiều mâu thuẫn, và bước vào giai đoạn với những biến động
sâu sắc. Tầng lớp quý tộc, quan liêu Nhà Trần ngày càng suy đồi, tăng
cường bốc lột vơ vét để hưởng thụ sau những năm tháng kháng chiến. Nhà
Trần sụp đổ, Hồ Q Ly chiếm ngơi vua Trần, tự xưng là hồng đế, nhưng
cải cách của Hồ Quý Ly cũng bị thất bại vì khơng thu phục được lịng dân.
Qn Minh đã lợi dụng khủng hoảng của xã hội Đại Việt lúc bấy giờ, tiến
hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Tư tưởng triết học Nguyễn Trãi đã
hình thành, phát triển từ hoàn cảnh, điều kiện xã hội này. Về cuộc đời
Nguyễn Trãi, ơng sinh ra trong một gia đình bình dân nghèo, nhưng vốn
thông minh, lại chăm chỉ dùi mài kinh sử nên đến tuổi thanh niên ông đã nổi
tiếng là người học giỏi trong giới Nho học: “Thanh niên phương dự ái Nho
lâm - Thuở thanh niên tiếng thơm ngát rừng Nho”. Hai là, nguồn gốc và các
giai đoạn hình thành tồn bộ tư tưởng Nguyễn Trãi. Theo tác giả có 3 nhân
tố: Đó là chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam, tiếp thu những yếu tố
tích cực từ các học thuyết Nho, Phật, Lão, nhân tố chủ quan: thiên tài
Nguyễn Trãi. Ba là, tư tưởng của Nguyễn Trãi. Tác giả tập trung giới thiệu,
phân tích tư tưởng yêu nước, tư tưởng chính trị, quân sự, đạo đức, giáo dục

và mỹ học... Bốn là, tư tưởng của Nguyễn Trãi trong tiến trình lịch sử Việt
Nam. Tác giả tập trung phân tích, đánh giá giá trị, vị trí của tư tưởng
Nguyễn Trãi trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.


16
Trong tác phẩm Nguyễn Trãi anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân
văn hóa thế giới của Nguyễn Minh Tường, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội,
năm 2003. Tác giả trình bày 3 chương. Chương 1: Gia đình, thân thế của
Nguyễn Trãi. Tác giả tập trung phân tích gia đình, hậu duệ của Nguyễn Trãi
và Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và làm quan với Nhà Lê từ
1416 - 1442. Vụ án Lệ Chi Viên và cái chết thảm khốc của Nguyễn Trãi và
việc minh oan cho ông. Chương 2: Nguyễn Trãi đại anh hùng dân tộc. Tác
giả tập trung phân tích chiến lược đánh vào lịng người, đó là “tâm cơng”
tức làm tan rã đối phương trên lĩnh vực tinh thần và tư tưởng khiến cho đối
phương phải tâm phục, những cống hiến của Nguyễn Trãi trên lĩnh vực quân
sự ông chỉ rõ dựa vào dân để đánh lâu dài. Xuất phát từ quan điểm nhận
thức đúng đắn về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, Nguyễn
Trãi chỉ rõ: “Những quy mô to lớn, tráng lệ đều do quân sức khó nhọc của
quân và dân”, “hướng về người nhân là dân, chở thuyền, làm lật thuyền
cũng là dân”. Ơng cịn chỉ rõ binh q ở chỗ thần tốc và triệt để dùng chiến
tranh du kích. Đặc biệt là nắm vững thời - thế. Chương 3: Nguyễn Trãi danh
nhân văn hóa thế giới. Tác giả tập trung phân tích Nguyễn Trãi nhà tư tưởng
kiệt xuất, tư tưởng về nhân nghĩa, tư tưởng nhân dân, tư tưởng u nước.
Hay cơng trình Nguyễn Trãi về tác giả và tác phẩm (tuyển chọn) của
Nguyễn Hữu Sơn, Nxb Giáo dục, Hà Nội, năm 2003. Đây là một cơng trình
khá đồ sộ nghiên cứu một cách hệ thống các giá trị tư tưởng, giá trị nghệ
thuật của thơ văn Nguyễn Trãi. Ngồi phần giới thiệu, cơng trình được chia
thành ba phần. Trong phần giới thiệu và phần thứ nhất của tác phẩm, các tác
giả tập hợp những bài giới thiệu, đánh giá khái quát về Nguyễn Trãi và quan

điểm tư tưởng của ông. Phần thứ hai của tác phẩm là sự phân tích, đánh giá
về các bài văn chính luận, về các bài thơ chữ hán, thơ chữ nôm của Nguyễn
Trãi, giúp người đọc có thêm nhiều cách nhìn nhận, tiếp cận văn thơ nguyễn


17
Trãi. Phần thứ ba của cuốn sách này, nhóm tác giả tập hợp những bài viết
đánh giá về ảnh hưởng, vị trí, vai trị, ý nghĩa của Nguyễn Trãi cũng như tư
tưởng của ơng trong dịng chảy của lịch sử Việt Nam nói chung lịch sử tư
tưởng Việt Nam nói riêng.
Tác phẩm Trên đường tìm hiểu sự nghiệp thơ văn Nguyễn Trãi, Nxb.
Văn học, Hà Nội, năm 1980 là công trình tập hợp các bài nghiên cứu về
Nguyễn Trãi của các nhà nghiên cứu có tên tuổi đã tiếp cận và đưa ra
những nhận xét, đánh giá về nhiều mặt về Nguyễn Trãi như: Nguyễn Trãi
người anh hùng dân tộc của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng; Nguyễn Trãi
là người tài đức vẹn toàn của Trần Huy Liệu; Nguyễn Trãi, người đứng
đầu một một phái yêu nước thân dân, có lý tưởng xã hội cao cả của Trần
Văn Giàu; “Đại cáo bình Ngơ” bản tun ngơn của một dân tộc anh hùng
và văn hiến của Vũ Khiêu,… và phần phụ lục ghi lại những lời nhận định,
đánh giá của các nhà tư tưởng Việt Nam qua các thế hệ khác nhau như
Nguyễn Mộng Tuấn, Phan Phu Tiên, Lê Thánh Tông, Trần Khắc Kiệm,
Ngơ Thì Sỹ, Lê Q Đơn, Bùi Huy Bích, Phạm Đình Hổ, Dương Bá Cung,
Nguyễn Năng Tĩnh, Cao Bá Quát…
Đánh giá về sự nghiệp, cuộc đời và cả giá trị tư tưởng của Nguyễn
Trãi cịn có các tác phẩm như Kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1962; Nguyễn Trãi khí phách và tinh
hoa của dân tộc, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980; Nguyễn Trãi: Cuộc
đời và sự nghiệp của Trần Huy Liệu, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội,
2000; Nguyễn Trãi trên đất Thanh, Nxb. Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội, 2003;
Kỷ yếu hội thảo khoa học về Nguyễn Trãi, Viện Khoa học xã hội tại Thành

phố Hồ Chí Minh, 1980,...
Ngồi ra, cịn có Luận văn Thạc sĩ của Hoàng Thị Duyên, năm 2012:
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi và ý nghĩa lịch sử của nó. Luận văn


18
được trình bày, phân tích một cách hệ thống những nội dung cơ trong tư
tưởng nhân nghĩa của Nguyên Trãi như: tư tưởng yêu nước, thương dân,
đánh giặc cứu nước, cứu dân, vì dân, an dân; tư tưởng khoan dung, độ
lượng; tư tưởng xây dựng đất nước thái bình, chăm lo đời sống nhân dân…
Từ đó rút ra ý nghĩa của tư tưởng nhân nghĩa đối với lịch sử đương thời và
thực tiễn hiện nay.
Hay bài viết của Trần Nguyên Việt: Mối quan hệ tam giáo trong tư
tưởng Nguyễn Trãi, đăng trên Tạp chí Triết học, số 7 (170), tháng 7, năm
2005. Tác giả tập trung làm rõ tính chất dung hợp của Nho giáo, Phật giáo,
Đạo giáo - nét đặc trưng trong tư tưởng của Nguyễn Trãi. Thái độ của
Nguyễn Trãi với tư cách nhà Nho chân chính đã không bác bỏ những giá trị
phổ quát của Phật giáo và Đạo giáo, mà trân trọng và đan xen chúng thành
một tư tưởng mang tính đa nguyên, đa dạng, dễ thích ứng với đời, dễ giải
thích cho sự đời vốn đầy rẫy những phức tạp. Tác giả đưa ra kết luận: dung
hợp của tam giáo trong tư tưởng của Nguyễn Trãi đã góp phần nâng chủ
nghĩa nhân văn của ơng lên một tầm cao.
Tóm lại, nghiên cứu về Nguyễn Trãi nói chung và tư tưởng yêu nước
của Nguyễn Trãi nói riêng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu dưới nhiều góc
độ khác nhau. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách hệ
thống, chuyên sâu, chuyên biệt về tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi và ý
nghĩa lịch sử của nó. Nhưng những cơng trình kể trên vẫn là những cơng trình
hết sức q báu để tác giả kế thừa, tiếp thu khi nghiên cứu cơng trình này.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
Mục đích của đề tài: Làm rõ những nội dung trong tư tưởng yêu

nước của Nguyễn Trãi; từ đó rút ra giá trị, ý nghĩa lịch sử của tư tưởng
này đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển Tổ quốc Việt Nam
hiện nay.


19
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ của đề tài cần thực hiện như sau:
Thứ nhất, trình bày, phân tích những điều kiện lịch sử - xã hội,
những tiền đề lý luận và quá trình hình thành, phát triển tư tưởng yêu
nước của Nguyễn Trãi.
Thứ hai, trình bày và phân tích những nội dung tư tưởng yêu nước
cơ bản của Nguyễn Trãi qua các vấn đề như: yêu quê hương đất nước,
căm thù quân xâm lược, tự hào truyền thống văn hóa dân tộc, yêu con
người Việt Nam,...
Thứ ba, rút ra và phân tích những đặc điểm, giá trị, ý nghĩa lịch sử
trong tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi đối với sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Về cơ sở lý luận, tác giả dựa trên thế giới quan, phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; trên quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh và hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về các vấn đề về văn hóa và phát triển
đất nước hiện nay.
Về phương pháp nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp cụ thể như
sau: phương pháp logic, lịch sử, phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, so
sánh, đối chiếu. Luận văn tiếp cận đối tượng nghiên cứu dưới góc độ lịch sử
triết học, góc độ giá trị.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: tư tưởng của Nguyễn Trãi và ý
nghĩa lịch sử của nó.

Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Chỉ tập trung nghiên cứu tư tưởng
yêu nước của Nguyễn Trãi và ý nghĩa lịch sử của nó.


20
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Về ý nghĩa khoa học: luận văn đã trình bày một cách hệ thống tư
tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi, làm rõ những nội dung cơ bản và những
đặc điểm trong tư tưởng yêu nước của ông, từ đó giúp người đọc có sự hiểu
biết một cách hệ thống, sâu sắc hơn tư tưởng yêu nước của ông.
Về ý nghĩa thực tiễn: những giá trị, ý nghĩa lịch sử trong tưởng yêu
nước của Nguyễn Trãi được rút ra trong luận văn có thể là bài học bổ ích đối
với công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện
nay. Ngoài ra, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên
cao học, nghiên cứu sinh và những ai quan tâm đến vấn đề này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu gồm 2 chương, 6 tiết.


×