Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bài soạn SKKN MÔN TOAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.13 KB, 11 trang )

Tên đề tài :
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC,
CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH THCS TRONG DẠY HỌC TOÁN
A. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Toán học có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và đối với các ngành
khoa học. Môn toán có vị trí rất quan trọng trong trường phổ thông , nó có khả
năng to lớn góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường phổ thông . Do vai
trò to lớn ấy nên việc đổi mới phương pháp dạy học toán là hết sức cần thiết .
Trước tình hình thực tế của trường THCS Thị Trấn Cù Lao Dung, việc học
tập bộ môn toán của học sinh trung học cơ sở rất thụ động , học sinh không tích
cực, chủ động trong việc học tập bộ môn toán . Do học sinh không tích cực, chủ
động trong việc học tập bộ môn toán nên dẫn đến kết quả học tập bộ môn toán rất
thấp .
Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm bộ môn toán 4 lớp 9 ( 135 học sinh )
của trường THCS Thị Trấn Cù Lao Dung như sau:
Tổng
số
HS
Xếp loại
Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%)
159 21 13.21 32 20.13 53 33.33 41 25.79 12 7.55
Trước kết quả trên đòi hỏi giáo viên dạy toán của trường phải tìm hướng
giải quyết sao cho kết quả học tập bộ môn toán của học sinh được nâng lên. Theo
tôi để nâng cao chất lượng bộ môn toán của học sinh giáo viên cần phải phát huy
tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học toán .
Chính vì lý do trên nên tôi chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học toán , nhằm nâng cao chất lượng bộ
môn toán của trường THCS thị trấn Cù Lao Dung .
1



B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh
trong học toán :
1.1 . Dạy học theo phương pháp tích cực chủ động là theo định
hướng lấy học sinh làm trung tâm .
Giáo viên đóng vai trò là người cố vấn, gợi ý, tháo gỡ một số hoạt động khi
học sinh gặp khó khăn trong việc giải quyết tình huống - vấn đề đặt ra . Giáo viên
không cung cấp kiến thức trực tiếp cho học sinh, mà nêu các tình huống có vấn đề,
yêu cầu học sinh chủ động , sáng tạo tìm tòi khám phá kiến thức mới , nhằm đáp
ứng yêu cầu đặt ra.
Ví dụ 1 : Để giải quyết vấn đề “Khi nào thì AM + MB =AB ?” giáo viên
không nên cung cấp kiến thức trực tiếp cho học sinh mà giáo viên nêu các tình
huống có vấn đề, yêu cầu học sinh tiến hành hoạt động khám phá , tìm tòi kiến
thức mới .
* Hoạt động 1: Giáo viên nêu tình huống có vấn đề :
+ Vẽ ba điểm : A, M, B thẳng hàng ( M nằm giữa hai điểm A và B )?
+ Đo các đoạn thẳng: AM, MB, AB?
+ So sánh độ dài AM +MB với độ dài AB ? Rút ra nhận xét?
* Hoạt động 2: Giáo viên tạo điều kiện để học sinh tranh luận, thảo luận để
đi đến nhận xét về kết quả của hoạt động. Cuối cùng giáo viên cung cấp tri thức
mới cho học sinh.
+ Ba điểm A, M, B thẳng hàng.
+ Điểm nằm M giữa hai điểm A và B

AM + MB =AB
2


* Hoạt động 3: Giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng tri thức vừa học vào

tình huống cụ thể. Thực hiện xong các hoạt động trên học sinh nắm được tính chất:
“Nếu điểm M nằm giữa A và B thì AM + MB =AB, nếu AM +MB =AB thì điểm
M nằm giữa A và B “.
1. 2. Trong giờ học để tạo không khí thoải mái , giáo viên nên để cho học
sinh tự do trả lời câu hỏi theo suy nghĩ của mình để phát huy sự sáng tạo trong tư
duy của học sinh , giáo viên không nên áp đặt kiến thức mà tạo tình huống có
vấn đề để cả lớp cùng suy nghĩ, học sinh động não tư duy, phát hiện vấn đề và
giải quyết vấn đề:
Ví dụ 2 : Khi dạy về định nghĩa hình thang cân giáo viên thực hiện các hoạt
động sau :
* Hoạt động 1: Cho học sinh quan sát hình vẽ :
* Hoạt động 2 : Giáo viên hỏi : Hình thang ABCD (AB//CD) trên có gì đặc
biệt ?
+ Qua câu hỏi và hình vẽ có sẵn học sinh dự đoán, mò mẫm, có thể đo đạc
để nhận biết =
* Hoạt động 3 : Giáo viên kết luận : Tứ giác ABCD ở hình trên là một hình
thang cân .
+ Giáo viên hỏi : Phát biểu định nghĩa hình thang cân ?
+ Học sinh trả lời : Định nghĩa hình thang cân
“ Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau “
3


A
B
C
D
1.3. Giáo viên nên vận dụng các hình thức tổ chức học tập để giờ học sinh
động, thoải mái như : Phát phiếu học tập , chơi trò chơi toán học , đố vui toán
học

Ví dụ 3 : Khi dạy xong Bảy hằng đẳng thức đáng nhớ ( ĐS 8 )
Giáo viên nêu nội dung câu đố : Hãy viết các biểu thức sau dưới dạng bình
phương hoặc lập phương của một tổng hoặc hiệu rồi điền chữ cùng dòng với biểu
thức đó vào bảng cho thích hợp . Sau khi thêm dấu em sẽ tìm ra một đức tính quý
báo của con người ?
x- 3x + 3x-1 N
16+ 8x+ x U
3x + 3x +1+ x H
1- 2y + y Â
(x-1)
3
(x+1)
3
(y-1)
2
(x-1)
3
(1+x)
3
(1-y)
2
(x+4)
2
+ Học sinh điền vào bảng .
(x-1)
3
(x+1)
3
(y-1)
2

(x-1)
3
(1+x)
3
(1-y)
2
(x+4)
2
N H Â N H Â U
+ Giáo viên chốt lại : Đức tính cần tìm là : NHÂN HẬU
Kinh nghiệm : Với hình thức tổ chức trên cho thấy lớp học rất sinh động , học sinh
chủ động , tích cực tìm tòi kiến thức . Từ đó khắc sâu kiến thức về bảy hằng đẳng
thức đáng nhớ .
4


1.4. Nên đa dạng hóa các hình thức câu hỏi , bài tập để kích thích tư duy
của học sinh
Ví dụ 4 : Khi dạy xong Góc ngoài của tam giác ( Hình học 7 )
Giáo viên hỏi :
Cách hỏi 1: Nêu định nghĩa và tính chất góc ngoài của tam giác ?
Cách hỏi trên quá thiên về mặt lý thuyết thuần tuý . Đòi hỏi học sinh phải
thuộc định nghĩa và tính chất góc ngoài của tam giác mới trả lời được. Học sinh
nào không thuộc định nghĩa và tính chất góc ngoài của tam giác sẽ mất bình tỉnh ,
mất tự tin và không trả lời được .
Cách hỏi 2: Cho hình vẽ : A
D
B C
? Hãy chỉ ra góc ngoài của tam giác ABC ?
? So sánh và ?

Cách hỏi này yêu cầu về mặt lý thuyết được giảm nhẹ , chỉ cần học sinh phát
hiện được góc ngoài của tam giác và biết so sánh giữa góc ngoài và các góc của
tam giác không nhất thiết phải thuộc định nghĩa góc ngoài của tam giác .
Kinh nghiệm: Với cách hỏi 2 , với một hình vẽ cụ thể trước mắt , bản thân
học sinh sẽ dễ dàng trả lời câu hỏi hơn , cả lớp cũng dễ theo dõi , dễ khắc sâu kiến
thức về góc ngoài của tam giác hơn .
1.5. Tăng cường kiểm tra đánh giá học sinh nhằm nắm tình hình học tập
của các em và từ đó khắc phục dần những học sinh yếu kém .
Các hình thức kiểm tra đánh giá học sinh như :
- Kiểm tra vấn đáp ( Kiểm tra miệng )
- Kiểm tra viết ( thường xuyên và định kỳ )
- Kiểm tra thực hành
- Kiểm tra trắc nghiệm khách quan .
5


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×