Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Tỉ lệ những hành vi sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng sức khỏe của học sinh trường thpt an lạc quận bình tân, tp hcm năm 2018 (sử dụng bộ công cụ gshs)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 110 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



TƠ THỊ NGỌC DIỄM

TỈ LỆ NHỮNG HÀNH VI SỨC KHỎE
VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG SỨC
KHỎE CỦA HỌC SINH TRƯỜNG
THPT AN LẠC QUẬN BÌNH TÂN,
TP.HCM NĂM 2018
(SỬ DỤNG BỘ CÔNG CỤ GSHS)
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CƠNG CỘNG

TP.Hồ Chí Minh - Năm 2019

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ


ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TƠ THỊ NGỌC DIỄM

TỈ LỆ NHỮNG HÀNH VI SỨC KHỎE
VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG SỨC
KHỎE CỦA HỌC SINH TRƯỜNG
THPT AN LẠC QUẬN BÌNH TÂN,
TP.HCM NĂM 2018
(SỬ DỤNG BỘ CƠNG CỤ GSHS)
Ngành: Y tế cơng cộng
Mã số: 8720701
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS ĐỖ VĂN DŨNG

TP.Hồ Chí Minh - Năm 2019

.


.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu trong Luận văn này là được ghi nhận, nhập liệu
và phân tích một cách trung thực. Luận văn này khơng có bất kì số liệu, văn bản,
tài liệu đã được Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh hay trường Đại học khác
chấp nhận để cấp văn bằng đại học, sau đại học. Luận văn này cũng khơng có số

liệu, văn bản, tài liệu đã được công bố trừ khi đã được công khai thừa nhận.
Đề cương nghiên cứu đã được chấp thuận về mặt y đức trong nghiên cứu
từ Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học theo văn bản số 514/ĐHYDHĐĐĐ ký ngày 28/12/2018.

TÁC GIẢ

Tô Thị Ngọc Diễm

.


.

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
CHỮ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 5
1.1 Định nghĩa và phân loại Hành vi sức khỏe ...................................................... 5
1.1.1 Hành vi của con người ............................................................................... 5
1.1.2 Hành vi sức khỏe ........................................................................................ 5
1.1.3 Phân loại hành vi sức khỏe......................................................................... 5
1.2 Điều tra toàn cầu sức khỏe học sinh dựa vào trường học (GSHS) ................... 6
1.2.1 Tình hình nghiên cứu một số nước trong khu vực ..................................... 7
1.2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ............................................................ 8
1.3. Các hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe .............................................................. 8
1.3.1 Hành vi ăn uống ......................................................................................... 8

1.3.2 Vệ sinh cá nhân ở lứa tuổi học đường ........................................................ 9
1.3.3 Bạo lực và chấn thương ........................................................................... 10
1.3.4 Hoạt động thể lực ..................................................................................... 11
1.3.5 Sử dụng rượu/bia, thuốc lá ....................................................................... 12
1.3.6 Hành vi tình dục ....................................................................................... 13
1.3.7 Sức khỏe tâm thần .................................................................................... 14
1.3.8 Các yếu tố bảo vệ ..................................................................................... 16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 18
2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 18
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................................. 18
2.3. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 18
2.3.1 Dân số mục tiêu. ....................................................................................... 18
2.3.2 Dân số chọn mẫu. ..................................................................................... 18
2.3.3 Cỡ mẫu ..................................................................................................... 18

.


.

2.3.4 Phương pháp chọn mẫu ........................................................................... 19
2.3.5. Tiêu chí đưa vào ...................................................................................... 19
2.3.6. Tiêu chí loại ra ......................................................................................... 19
2.4 Thu thập dữ kiện ............................................................................................. 19
2. 4.1 Phương pháp thu thập dữ kiện ................................................................ 19
2.4.2 Công cụ thu thập dữ kiện ......................................................................... 20
2.4.3 Kiểm soát sai lệch .................................................................................... 20
2.5 Xử lý dữ kiện: ................................................................................................. 20
2.5.1 Liệt kê và định nghĩa biến số ................................................................... 20
2.5.2 Phương pháp xử lí dữ kiện ....................................................................... 37

2.6 Phân tích dữ kiện ............................................................................................. 37
2.6.1 Thống kê mơ tả: ....................................................................................... 37
2.6.2 Thống kê phân tích: ............................................................................... 37
2.7 Nghiên cứu thử ................................................................................................ 37
2.8 Y đức ............................................................................................................... 37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 38
3.1 Đặc tính của mẫu nghiên cứu: ......................................................................... 38
3.2 Tình trạng dinh dưỡng của học sinh ................................................................ 38
3.3 Các hành vi sức khỏe ...................................................................................... 39
3.3.1 Hành vi ăn uống ....................................................................................... 39
3.3.2 Vệ sinh cá nhân ........................................................................................ 40
3.3.3 Hoạt động thể lực ..................................................................................... 41
3.3.4 Uống rượu bia .......................................................................................... 43
3.3.5 Sức khỏe tâm thần .................................................................................... 45
3.3.6 Chấn thương và bạo hành......................................................................... 46
3.3.7 Hút thuốc lá .............................................................................................. 49
3.3.8 Quan hệ tình dục ...................................................................................... 51
3.3.9 Các yếu tố bảo vệ ..................................................................................... 52
3.4 Tỷ lệ các hành vi sức khỏe, các yếu tố bảo vệ giữa giới và tuổi. .................... 53
3.5 Các mối liên quan............................................................................................ 62
CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN ....................................................................................... 69

.


.

4.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu: ....................................................................... 69
4.2 Các hành vi sức khỏe ở học sinh: .................................................................... 69
4.2.1 Tình trạng dinh dưỡng, hành vi ăn uống của học sinh: ............................ 69

4.2.2 Vệ sinh cá nhân: ....................................................................................... 70
4.2.3 Hoạt động thể lực: .................................................................................... 71
4.2.4 Sử dụng rượu/bia, thuốc lá: ...................................................................... 71
4.2.5 Sức khỏe tâm thần: ................................................................................... 73
4.2.6 Chấn thương và bạo hành: ....................................................................... 73
4.2.7 Quan hệ tình dục: ..................................................................................... 74
4.2.8 Các yếu tố từ gia đình, bạn bè, nhà trường ảnh hưởng tới học sinh: ....... 75
4.3 Tỷ lệ các hành vi sức khỏe và một số đặc tính của đối tượng nghiên cứu...... 76
4.3.1 Tình trạng dinh dưỡng, hành vi ăn uống giữa giới và tuổi của học sinh. 76
4.3.2 Hành vi vệ sinh giữa giới và tuổi tuổi của học sinh ................................. 77
4.3.3 Hoạt động thể lực giữa giới và tuổi của học sinh .................................... 77
4.3.4 Hành vi sử dụng uống rượu/bia giữa giới và tuổi của học sinh ............... 77
4.3.5 Sức khỏe tâm thần giữa giới và tuổi của học sinh ................................... 78
4.3.6 Bạo hành, chấn thương không chủ định giữa giới và tuổi của học sinh .. 79
4.3.7 Hành vi sử dụng thuốc lá giữa giới và tuổi của học sinh ......................... 79
4.3.8 Hành vi tình dục giữa giới và tuổi của học sinh ...................................... 80
4.3.9 Các yếu tố bảo vệ giữa giới và tuổi của học sinh..................................... 81
4.4 Các mối liên quan............................................................................................ 81
4.4.1 Hành vi uống rượu và các yếu tố liên quan ............................................. 81
4.4.2 Hành vi tự tử và các yếu tố liên quan....................................................... 82
4.5 Những điểm mạnh và điểm hạn chế của đề tài ............................................... 84
4.5.1 Điểm mạnh ............................................................................................... 84
4.5.2 Điểm hạn chế............................................................................................ 84
4.5.3 Tính ứng dụng của đề tài .......................................................................... 85
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 86
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.



.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Đặc điểm của học sinh (n=606) ................................................................ 38
Bảng 3.2: Mức độ thiếu thức ăn do không đủ thức ăn trong nhà (n=606) ................ 39
Bảng 3.3: Thói quen ăn uống của học sinh (n=606) ................................................. 39
Bảng 3.4: Vệ sinh răng (n=606) ................................................................................ 40
Bảng 3.5: Mức độ rửa tay ở học sinh (n=606) .......................................................... 41
Bảng 3.6: Vận động thể lực (n=606) ......................................................................... 41
Bảng 3.7: Thời gian dành cho hoạt động tĩnh (n=606) ............................................. 42
Bảng 3.8: Uống rượu bia (n=606) ............................................................................. 43
Bảng 3.9: Sức khỏe tâm thần (n=606) ...................................................................... 45
Bảng 3.10: Số lần bị tấn công bạo lực, đánh nhau, chấn thương nặng (n=606) ....... 46
Bảng 3.11: Loại chấn thương và nguyên nhân chấn thương (n=170) ....................... 47
Bảng 3.12: Số ngày bị bắt nạt và cách thức bắt nạt .................................................. 48
Bảng 3.13: Hút thuốc lá (n=606) .............................................................................. 49
Bảng 3.14: Quan hệ tình dục ..................................................................................... 51
Bảng 3.15: Yếu tố bảo vệ (n=606) ............................................................................ 52
Bảng 3.16: Tình trạng dinh dưỡng của học sinh giữa giới và tuổi............................ 53
Bảng 3.17: Hành vi ăn uống giữa giới và tuổi .......................................................... 54
Bảng 3.18: Hành vi vệ sinh giữa giới và tuổi............................................................ 55
Bảng 3.19: Hoạt động thể lực giữa giới và tuổi ........................................................ 55
Bảng 3.20: Hành vi sử dụng uống rượu/bia giữa giới và tuổi .................................. 56
Bảng 3.21: Sức khỏe tâm thần giữa giới và tuổi ....................................................... 57
Bảng 3.22: Bạo hành, chấn thương không chủ định giữa giới và tuổi...................... 58
Bảng 3.23: Hành vi sử dụng thuốc lá giữa giới và tuổi ............................................ 59
Bảng 3.24: Hành vi tình dục giữa giới và tuổi .......................................................... 60
Bảng 3.25: Các yếu tố bảo vệ giữa giới và tuổi ........................................................ 61

Bảng 3.26: Hành vi uống rượu và các yếu tố liên quan (n=606) .............................. 62
Bảng 3.27: Hành vi tự tử và các yếu tố liên quan (n=606) ....................................... 63
Bảng 3.28: Mối liên quan giữa hành vi uống rượu với một số đặc điểm của mẫu
nghiên cứu bằng hồi quy đa biến (n= 606) ............................................................... 66
Bảng 3.29: Mối liên quan giữa ý định tự tử với một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu
bằng hồi quy đa biến (n= 606) .................................................................................. 67

.


.

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Tình trạng dinh dưỡng của học sinh........................................................... 38

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên văn

BLHĐ

Bạo lực học đường

BLQĐTD

Bệnh lây qua đường tình dục

CDC


Centernfor Diseases Control

GD – ĐT

Giáo dục – Đào tạo

GSHS

Global School-based Student Health Survey
(Khảo sát Hành vi sức khỏe học sinh Toàn cầu)

HIV

Human immunodeficiency virus infection
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)

HTL

Hút thuốc lá

HVTD

Hành vi tình dục

TC – BP

Thừa cân – Béo phì

TNTT


Tai nạn thương tích

THPT

Trung học phổ thơng

TTN

Thanh thiếu niên

UNICEF

United Nations Children's Fund
(Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc)

UNESCO

United Nations Educational,
Scientific and Cultural Organization
Tổ chức giáo dục, khoa học và xã hội của liên
hiệp quốc)

UNAIDS

United Nations Programme on HIV and AIDS
(Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về
HIV/AIDS)

VTN


Vị thành niên

WHO

World Health Organization
(Tổ chức Y tế thế giới)

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) hiện có khoảng 1,2 tỉ người là thanh
thiếu niên trong độ tuổi từ 10 đến 19 tuổi. Đây chính là giai đoạn phát triển toàn diện
cả về thể chất lẫn tinh thần, cũng như các vấn đề về tâm sinh lý ở các em. Trong năm
2015 ước tính có 1,2 triệu thanh thiếu niên đã chết do các nguyên nhân có thể phịng
ngừa và điều trị được[41]. Trong đó, chấn thương là nguyên nhân gây tử vong và tàn
tật hàng đầu ở trẻ em trong độ tuổi đi học. Theo báo cáo tỷ lệ tự tử dao động trong vị
thành niên từ 12 – 18 tuổi ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình là 15,0%. Ở
một số quốc gia, có 1 trong 3 vị thành niên thú nhận đã từng có ý định tự tử[23]. Các
nguyên nhân gây chấn thương và tử vong cịn được hình thành do các hành vi sức
khỏe không lành mạnh ở lứa tuổi thanh thiếu niên như: sử dụng rượu bia, hút thuốc
lá, quan hệ tình dục sớm, thói quen ăn uống không lành mạnh, vệ sinh cá nhân, bạo
lực học đường....điều này có thể gây nguy hiểm khơng chỉ cho sức khỏe hiện tại mà
cịn có thể ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe trong cuộc sống sau này, ảnh hưởng
đến tuổi thọ và thậm chí sức khỏe thế hệ sau[18].
Theo Điều tra Quốc gia Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam lần 2 (2009),

các đối tượng trong nhóm từ 14- 17 tuổi có 47,5% đã từng sử dụng rượu bia, 12,7%
gây tai nạn giao thông sau khi đã uống rượu bia, 10% hút thuốc lá, 1,2% có hành vi
bạo lực học đường, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do tai nạn ở nhóm đối tượng
15-19 tuổi là tai nạn giao thông, chết đuối và tự sát[37]. Những số liệu trên mang lại
một cái nhìn tổng thể ban đầu cho hành vi sức khỏe ở lứa tuổi trẻ vị thành niên trong
giai đoạn hiện nay.
Để xác định tỉ lệ các hành vi nguy cơ sức khỏe của học sinh nhằm tạo cơ sở
cho việc hoạch định chính sách, xác định các hoạt động can thiệp thích hợp để nâng
cao sức khỏe học sinh và tạo một môi trường học tập lành mạnh. Tổ chức Y tế Thế
giới và Trung tâm Kiểm sốt và Phịng chống bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đã phát triển
bộ công cụ điều tra GSHS (Global school-based student health survey). Bộ câu hỏi
được thiết kế với mục đích giúp các quốc gia đo lường và đánh giá các yếu tố nguy
cơ hành vi và các yếu tố bảo vệ trong 10 vấn đề chính chính trong giới trẻ từ 13 đến

.


.

2

17 tuổi[30]. Theo khảo sát GSHS được tiến hành tại Việt Nam năm 2013 trên nhóm
đối tượng 13 – 17 tuổi cho thấy tỉ lệ học sinh sử dụng rượu bia và thuốc lá vẫn còn ở
mức khá cao 47,2% và 58,8%. Tỉ lệ học sinh có hành vi quan hệ tình dục ở nam giới
là 7,1% và ở nữ giới là 4,4%. Tỉ lệ học sinh có hành vi và ý định tự tử là 16,9%. Tỉ lệ
học sinh có hành vi bạo lực học đường và chấn thương bên ngồi trường học là 17,3%
và 30,3%[26]. Như vậy, có thể thấy rằng những hành vi sức khỏe không lành mạnh
đang có trong lứa tuổi học sinh cũng như trong mơi trường học đường ở Việt Nam.
Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh tuy mới được thành lập từ năm 2005,
nhưng lại có tốc độ phát triển kinh tế và mật độ dân số rất cao, là vị trí thông thương

giữa các tỉnh Miền Tây và Thành phố Hồ Chí Minh. Tồn Quận có 143 trường học
với 108.185 học sinh, trong đó có 10.843 học sinh từ 15 -18 tuổi. Trong đó, trường
THPT An Lạc là một trong những trường trọng điểm và hình thành từ rất sớm của
Quận, trường có vị trí nằm gần bến xe Miền Tây, khu Cơng nghiệp Tân Tạo, tập đồn
Pouyen,......nơi có tốc độ phát triển và mật độ dân số rất cao. Theo kết quả khám sức
khỏe học sinh tại trường trong năm học 2018-2019 thì tỉ lệ Thừa cân - Béo phì (TCBP) chiếm (26,9%), suy dinh dưỡng (3,1%), bệnh răng miệng (23,8%), tật khúc xạ
(54,7%) [20]. Bên cạnh đó, việc hình thành trung tâm thương mại lớn như Aeon Bình
Tân, các cửa hàng thức ăn nhanh như KFC, McDonald, Lotteria, các khu vui chơi
điện tử gần trường cũng góp phần giúp học sinh dễ tiếp cận với các hành vi ảnh hưởng
đến sức khỏe cũng như sự phát triển về thể chất, tinh thần, tâm lý ở các em. Tuy nhiên
trong thời gian qua, việc điều tra về các hành vi sức khoẻ ở học sinh trong các trường
học tại Quận cũng như tại trường THPT An Lạc vẫn chưa được quan tâm thực hiện.
Nghiên cứu này sẽ giúp nhận biết các hành vi sức khoẻ và các yếu tố ảnh
hưởng sức khỏe ở học sinh trong tình hình hiện nay tại trường. Kết quả nghiên cứu
cũng góp phần đưa ra những định hướng can thiệp, dự phòng bệnh tật cho học sinh
toàn Quận và là cơ sở cần thiết cho nghiên cứu mở rộng về các hành vi sức khỏe ở
học sinh trong tương lai.
Câu hỏi nghiên cứu
Tỉ lệ những hành vi sức khỏe và các yếu tố bảo vệ ở học sinh trường Trung học
phổ thông An Lạc, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 là bao nhiêu?

.


.

3

Mục tiêu tổng quát
Xác định tỉ lệ những hành vi sức khỏe và các yếu tố bảo vệ ở học sinh trường

Trung học phổ thơng An Lạc, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh năm 2018.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỉ lệ các hành vi sức khỏe bao gồm hành vi ăn uống, hành vi vệ sinh
cá nhân, hoạt động thể lực, sức khỏe tâm thần, bạo hành và chấn thương không chủ
định, sử dụng rượu/bia, thuốc lá, hành vi tình dục ở học sinh trường THPT An Lạc
quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh năm 2018.
2. Xác định tình trạng dinh dưỡng của học sinh tại trường THPT An Lạc quận
Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh năm 2018.
3. Xác định tỉ lệ các yếu tố bảo vệ bao gồm mức độ giúp đỡ nhau trong lớp học,
mức độ quan tâm của cha mẹ đến học sinh trường THPT An Lạc quận Bình Tân,
thành phố Hồ Chí Minh năm 2018.
4. Xác định tỷ lệ các hành vi sức khỏe, các yếu tố bảo vệ, tình trạng dinh dưỡng
với một số đặc điểm của học sinh: tuổi, giới.

.


.

4

DÀN Ý NGHIÊN CỨU

Đặc điểm sinh
học:
Tuổi
Giới

Hành vi sức khỏe
Hành vi ăn uống

Vệ sinh cá nhân
Hoạt động thể lực
Sức khỏe tâm thần
Bạo hành&chấn thương không chủ định
Sử dụng rượu, thuốc lá
Hành vi tình dục
Các yếu tố bảo vệ
Mức độ giúp đỡ nhau trong lớp học
Mức độ quan tâm của cha mẹ.
Tình trạng dinh dưỡng

Sức khỏe

.


.

5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Định nghĩa và phân loại Hành vi sức khỏe
1.1.1 Hành vi của con người
Hành vi của con người là một hành động, hay là tập hợp phức tạp của nhiều
hành động, mà những hành động này lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong
và bên ngoài, chủ quan cũng như khách quan. Ví dụ các yếu tố tác động đến hành vi
của con người như: phong tục tập quán, thói quen, yếu tố di truyền, văn hóa – xã hội,
kinh tế - chính trị....Mỗi hành vi của con người là sự biểu hiện cụ thể của các yếu tố
cấu thành lên nó, đó là các kiến thức, niềm tin, thái độ và cách thực hành của người
đó trong một tình huống hay trong một sự việc cụ thể nhất định nào đó[16].

1.1.2 Hành vi sức khỏe
Hành vi sức khỏe là hành vi của cá nhân, gia đình, cộng đồng tạo ra các yếu
tố tác động trực tiếp, hoặc gián tiếp đến sức khỏe của chính họ, có thể có lợi hoặc có
hại cho sức khỏe[16].
1.1.3 Phân loại hành vi sức khỏe
1.1.3.1 Những hành vi lành mạnh, có lợi cho sức khỏe
Đó là những hành vi giúp bảo vệ và nâng cao tình trạng sức khỏe của con
người. Ví dụ thực hiện sinh đẻ có kế họach như dùng biện pháp trách thai, đem con
đi tiêm chủng đầy đủ phòng chống 6 bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em, không hút
thuốc lá, giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi công cộng, tập thể dục thể thao đều
đặn[16].
1.1.3.2 Những hành vi khơng lành mạnh
Đó là những hành vi gây hại cho sức khỏe. Ví dụ như: hút thuốc lá, nghiện
rượu, quan hệ tình dục bừa bãi, nghiện hút, lạm dụng thuốc, ăn sống, uống sống, cầu
cúng, bói tốn khi ốm đau, mất trật tự nơi cơng cộng, phóng uế bừa bãi.....
1.1.3.3 Những hành vi trung gian
Là những hành vi không có lợi cũng khơng có hại cho sức khỏe hoặc chưa xác
định rõ. Ví dụ như đeo vịng bạc cho trẻ em (hay vịng hạt trái cây khơ ở Châu Phi)
vào cổ hay cổ tay, cổ chân cho trẻ em để kị gió. Với các loại hành vi này thì tốt nhất

.


.

6

là khơng nên tác động, trái lại có thể lợi dụng việc đeo vịng có thể hướng dẫn các bà
mẹ theo dõi sự tăng trưởng của con mình.
Giáo dục sức khỏe nhằm tạo ra các hành vi sức khỏe có lợi cho sức khỏe mà

điều quan trọng nhất là ở người cao tuổi vì họ có ảnh hưởng lớn thế hệ sau[16].
1.2 Điều tra toàn cầu sức khỏe học sinh dựa vào trường học (GSHS)
Cuộc khảo sát Hành vi Sức khỏe Học sinh toàn cầu (GSHS) là một cuộc điều
tra dựa vào trường học, được phát hiện bởi tổ chức Y tế thế giời WHO và Trung tâm
kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) phối hợp với UNICEF, UNESCO và
UNAIDS, nhằm đo lường các hành vi nguy cơ và những yếu tố bảo vệ liên quan đến
các nguyên nhân bệnh tật và tử vong hàng đầu ở trẻ em và người lớn trên toàn cầu,
bao gồm: sử dụng rượu/bia, thuốc lá, chất gây nghiện, hành vi ăn uống, vệ sinh, sức
khỏe tâm thần, hoạt động thể chất, hành vi tình dục, bạo hành và chấn thương khơng
chủ định, các yếu tố bảo vệ[40].
Mục đích của GSHS
- Giúp các nước phát triển những ưu tiên, xây dựng các chương trình và dành
những nguồn lực cho các chương trình, chính sách về sức khỏe trẻ em và y
tế học đường.
- Cho phép các tổ chức quốc tế, các quốc gia so sánh với nhau về tỉ lệ các
hành vi sức khỏe và các yếu tố bảo vệ.
- Xây dựng khuynh hướng các hành vi sức khỏe và các yếu tố bảo vệ của
quốc gia để sử dụng trong việc đánh giá y tế học đường và nâng cao sức
khỏe trẻ em[39].
Bộ câu hỏi liên quan đến 10 nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở
trẻ em và người trưởng thành trên toàn thế giới: sử dụng rượu bia, thói quen ăn uống,
sử dụng ma túy, vệ sinh cá nhân, sức khỏe tâm thần, hoạt động thể chất, quan hệ tình
dục, hút thuốc lá, bạo lực và tai nạn thương tích. Bộ câu hỏi GSHS là bộ câu hỏi tự
điền, đã được sử dụng để điều tra các hành vi sức khỏe ở học sinh trên toàn cầu, bao
gồm một số quốc gia tại khu vực Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Đơng Nam Á, khu
vực Tây Thái Bình Dương, khu vực Đơng Địa trung Hải. Tính đến tháng 12 năm 2013
đã có 74 quốc gia hồn thành cuộc điều tra với hơn 450.000 học sinh tham gia vào

.



.

7

cuộc khảo sát của GSHS. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, điều tra GSHS đã tiến
hành tại một số quốc gia, trong đó Việt Nam sẽ được tiến hành vào năm 2013. Mỗi
quốc gia tự thiết kế bộ câu hỏi riêng cho nước mình dựa vào bộ câu hỏi của WHO.
1.2.1 Tình hình nghiên cứu một số nước trong khu vực
Kết quả GSHS được tiến hành năm 2007 tại Indonesia cho thấy tỉ lệ sử dụng
rượu (ít nhất 1 ly trong 30 ngày qua) là 2,6%, trong đó tỉ lệ nam là 4,3% cao hơn nữ
là 0,8%. Học sinh có nguy cơ bị béo phì chiếm tỉ lệ 5,8%. Nhìn chung 5,9% học sinh
bị đói hầu hết thời gian hoặc ln ln vì khơng có đủ lương thực trong nhà của họ
trong vịng 30 ngày qua, trong đó sinh viên nam 7,0% và sinh viên nữ 4,8%. Học
sinh không bao giờ hoặc hiếm khi rửa sạch tay trước khi ăn 4,3%, học sinh không bao
giờ hoặc hiếm khi rửa tay sau khi đi vệ sinh trong 30 ngày qua 2,6%. Tỉ lệ học sinh
hầu hết thời gian hoặc luôn cảm thấy cơ đơn trong vịng 12 tháng qua là 8,6%, học
sinh luôn cảm thấy rất buồn hay thất vọng hầu như mỗi ngày là 21,3%. Học sinh có
hành vi cố ý tự tử trong 12 tháng qua 4,3%. Học sinh vận động thể chất 7 ngày trong
tuần 16,5%. Học sinh bỏ lỡ các lớp học hay trường học mà không được phép trên một
hoặc nhiều hơn trong số 30 ngày qua 32,3%. Trong 10,9% học sinh hút thuốc có
21,6% học sinh nam hút thuốc lá từ một ngày trở lên trong 30 ngày qua. Trong số
những học sinh hút thuốc lá có 71,1% hút thuốc đầu tiên từ 13 tuổi trở xuống. 85,5%
học sinh cho biết rằng những người hút thuốc hiện diện xung quanh các em từ 1 ngày
trở lên trong một tuần, học sinh nam 87,8%, học sinh nữ 83,2%. Học sinh bị bạo lực
và tai nạn thương tích khơng chủ ý là 33,6% một hoặc nhiều lần trong thời gia 12
tháng qua, học sinh nam chiếm 46,9% đáng kể hơn các sinh viên nữ 20,6%. Học sinh
bị thương nặng một hoặc nhiều lần trong suốt 12 tháng qua 45,9%[35].
Điều tra về các hành vi nguy cơ sức khỏe của học sinh Thái Lan từ 13 đến 15
tuổi vào năm 2008 cho thấy có 10,0% học sinh có nguy cơ thừa cân, 4,4% học sinh

bị thừa cân[36]. Bên cạnh việc ăn nhiều rau và trái cây, tỉ lệ học sinh uống thức uống
có gas cũng khá cao với tỉ lệ 32,1%. Ngoài ra, một số nghiên cứu cịn cho thấy có sự
khác biệt về hành vi ăn uống giữa nam sinh và nữ sinh. Nam sinh ít ăn trái cây hơn
so với nữ sinh, với tỉ lệ lần lượt là 72,9% và 80,4%. Tỉ lệ học sinh có 7 ngày hoạt
động thể chất ít nhất 60 phút/ngày trong 1 tuần qua là 15,3%. Tỉ lệ học sinh hút thuốc

.


.

8

lá lần đầu ≤ 13 tuổi 73,0%. Tỉ lệ học sinh uống rượu/bia lần đầu lúc ≤ 14 tuổi 76,5%.
Tỉ lệ học sinh bị chấn thương nghiêm trọng ít nhất là 1 lần/12 tháng qua là 46,7%.
Nguyên nhân gây chấn thương nghiêm trọng ở học sinh chủ yếu là do té ngã, tai nạn,
chấn thương dẫn đến gãy xương. Hình thức bắt nạt chủ yếu là đá, đánh, xô
đẩy[35],[36].
Hiện nay tỉ lệ uống rượu/bia, hút thuốc lá ở học sinh đang có xu hướng gia
tăng, và độ tuổi đầu tiên uống rượu/bia, hút thuốc lá có xu hướng giảm. Bên cạnh đó,
nhiều nghiên cứu ngày nay cho thấy rằng, việc ngửi thuốc lá thụ động cũng ảnh hưởng
đến sức khỏe không kém việc hút thuốc trực tiếp. Việc sinh sống và tiếp xúc với một
mơi trường khơng lành mạnh góp phần không nhỏ đến hành vi, lối sống, cũng như
sức khỏe các em.
1.2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Kết quả GSHS ở Việt Nam năm 2013 cho thấy tỉ lệ uống rượu bia trước 14
tuổi cao hơn một số nước trong khu vực với 47,2%, trong đó nhóm từ 13 đến 15 tuổi
có tỉ lệ cao hơn nhóm 16- 17 tuổi. Tỉ lệ thiếu cân là 16,4% và thừa cân là 1,2%. Tỉ lệ
học sinh hoạt động thể lực ít nhất 60 phút/ngày trong 5 ngày hoặc hơn trong tuần
19,7%. Bố mẹ thường xuyên hiểu được những khó khăn, lo lắng, thực sự biết con làm

gì trong thời gian rãnh tương đối cao 30,4%. Có 5,7% học sinh từng quan hệ tình dục.
58,8% học sinh hút thuốc lần đầu dưới 14 tuổi. Trong 12 tháng qua có 17,3% bị tấn
công bạo lực, 30,3% bị thương nặng và 13,4% bị bắt nạt trong 30 ngày qua[26]. Trong
những năm gần đây, cùng với tốc độ phát triền của đất nước, tỉ lệ béo phì ngày càng
gia tăng, đặc biệt tại các thành phố lớn, tỉ lệ suy dinh dưỡng có xu hướng giảm. Cùng
với đó thì tuổi uống rượu lần đầu cũng có xu hướng giảm. Qua đó, có thể thấy rằng
trẻ em ngày nay có nhiều điều kiện tiếp xúc với các hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các em có thể học theo thói xấu của bạn bè và môi trường xung quanh, việc mua
rượu bia, thuốc lá tại các cửa hàng ở Việt Nam hiện nay cũng rất dễ dàng.
1.3. Các hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe
1.3.1 Hành vi ăn uống

.


.

9

Lứa tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp rất quan trọng về tâm sinh lý
và dinh dưỡng, chuẩn bị cho giai đoạn phát triển đầy đủ của cơ thể, hoàn thiện các cơ
quan, chức phận.
Trong một số quốc gia, tình trạng dinh dưỡng vẫn là một nguy cơ quan trọng
đối với trẻ vị thành niên. Tình trạng suy dinh dưỡng làm tăng tỉ lệ tử vong vì liên
quan đến các vấn đề thiếu máu thiếu sắt. Khi thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến tiềm
lực sức khoẻ, sự phát triển não bộ và tư duy. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ để lại hậu
quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới khả năng học tập, lao động, sáng tạo và gây tổn
thất về mặt kinh tế. Một trong những vấn đề dinh dưỡng mới nảy sinh hiện nay là
hiện tượng gia tăng nhanh chóng của tình trạng thừa cân, béo phì ở lứa tuổi học sinh
ở khu vực đơ thị lớn như Hà nội, TP Hồ Chí Minh... Gần đây, theo Trung tâm Dinh

Dưỡng thành phố Hồ Chí Minh (2003) thì tỷ lệ thừa cân, béo phì ở TP Hồ Chí Minh
tăng trên 17,0% . Đây là bức tranh trái ngược với những gì phổ biến ở các vùng nơng
thơn song khơng có nghĩa là học sinh ở nơng thơn khơng có nguy cơ thừa cân, béo
phì. Thừa cân, béo phì khơng chỉ ảnh hưởng tới học tập và hành vi của trẻ mà còn là
cửa ngõ của các bệnh mạn tính khơng lây, thừa cân và béo phì càng xảy ra sớm thì
nguy cơ mắc các bệnh này càng cao.
Hành vi ăn uống là một trong những yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng
ở trẻ. Tình trạng béo phì có thể liên quan tới các thực phẩm nguy cơ được sử dụng
quá nhiều như thức uống có gas và các loại thức ăn nhanh. Chế độ ăn nhiều rau và
trái cây thì tốt cho sức khỏe, làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư và những
bệnh mạn tính khác[25].
1.3.2 Vệ sinh cá nhân ở lứa tuổi học đường
Theo WHO rửa tay được coi là liều vắc xin tự chế, rất đơn giản, dễ thực hiện,
hiệu quả về chi phí. Các nhà khoa học đã xác định, trên 1cm² da của người bình
thường chứa tới 40.000 vi khuẩn. Đặc biệt số lượng này c ̣òn nhiều hơn ở trên da tay,
vốn là nơi thường xuyên tiếp xúc với đủ mọi vật trong cuộc sống thường ngày[5].
Theo thống kê của tổ chức UNICEF, tại Việt Nam chỉ có 12,0% người dân có
thói quen rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn. Đây chính là nguyên nhân
khiến người dân, đặc biệt là trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và

.


.

10

tiêu hóa như: tiêu chảy, tả, lỵ, cúm, nhiễm giun sán, và một số bệnh truyền nhiễm
khác.... Tiêu chảy là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ, gây tử vong khoảng 2
triệu trẻ em mỗi năm. Ngoài ra, tỉ lệ nhiễm giun sán ở trẻ em lứa tuổi khá cao. Đây là

những bệnh được xem là có liên quan với việc vệ sinh cá nhân ở trẻ. Hoạt động giáo
dục vệ sinh cá nhân và rửa tay đúng cách đã được chứng minh là hiệu quả trong việc
giảm khoảng 45,0% các trưởng hợp mắc tiêu chảy mỗi năm[33].
1.3.3 Bạo lực và chấn thương
Khái niệm bạo lực: Theo WHO là bất kì hành vi cố ý sử dụng vũ lực hoặc
quyền lực để đe dọa hoặc các hành động chống lại chính mình, một người hoặc một
nhóm người và các hậu quả của BLHĐ có thể dẫn đến chấn thương, tàn tật, tác hại
tâm lí và tự vong.[31]
Bạo lực học đường (BLHĐ): là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất
chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh
thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. BLHĐ không chỉ ảnh hưởng đến
sức khỏe thể chất, tinh thần của những học sinh đã từng thực hiện và từng bị hành vi
BLHĐ mà nó ảnh hưởng tới những học sinh chứng kiến BLHĐ trực tiếp hay thông
qua các phương tiện truyền thông. Các em phải gánh chịu những chấn thương về mặt
tâm lý, luôn sống trạng thái lo lắng khi tới trường, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe,
tinh thần, và kết quả học tập. Nạn nhân của BLHĐ dễ dẫn đến đến tình trạng căng
thẳng, mất tập trung, dễ có nguy cơ lạm dụng thuốc, có hành vi hung hăng hoặc có ý
định tự tử.
BLHĐ có thể bao gồm đánh nhau tại lớp và trong khuôn viên nhà trường,
mang vũ khí tới trường, cố ý phá hoại, đánh cắp tài sản của bạn khác, của nhà trường,
quấy rối tình dục. Ngoài ra các hành vi như sỉ nhục, đe dọa, nói xấu, bắt nạt, xơ đẩy,
uống rượu bia, tham gia băng nhóm, bắt cóc.....cũng được xếp vào các hành vi BLHĐ.
Theo CDC, BLHĐ là một phần của bạo lực thanh thiếu niên. BLHĐ xảy ra trong
khuôn viên nhà trường, trên đường từ nhà tới trường và ngược lại, trong các sự kiện
do nhà trường tổ chứa, trên đường từ nhà đến các sự kiện đó và ngược lại[24].
Tai nạn thương tích (TNTT) là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em
và thanh thiếu niên. Theo thống kê của UNICEF, trên thế giới mỗi năm có khoảng

.



.

11

830.000 trẻ tử vong do TNTT, tương đương với khoảng 2.000 trẻ em tử vong/ngày.
Ở Việt Nam, mỗi năm hơn 7.300 em tử vong do tai nạn, trung bình 20 trẻ tử
vong/ngày. Các ngun nhân chính dẫn đến TNTT có thể kể ra là: đuối nước, tai nạn
giao thông, điện giật, ngã, ngộ độc, thương tích do các vật nhọn, sắc gây ra và bỏng.
Theo điều tra vì sự an toàn của trẻ em tiến hành năm 2007 cho biết, tương ứng với
một trẻ tử vong thì có 12 trẻ nằm viện hoặc thương tật vĩnh viễn và 34 trẻ cần chăm
sóc y tế hoặc khơng thể đi học/đi làm do TNTT. Phần lớn các trường hợp TNTT trẻ
em xảy ra ở mơi trường gia đình, nhưng có những TNTT xảy ra đối với học sinh ngay
trong trường học đã mang lại những nỗi lo lắng cho cả phụ huynh và phía nhà
trường[9].
1.3.4 Hoạt động thể lực
Hoạt động thể lực là những hoạt động khiến con người phải vận động mạnh
và nhiều hơn bình thường. Các hoạt động thể lực khơng chỉ nhằm nâng cao sức khỏe
mà cịn ngăn ngừa, điều trị bệnh tật. Một xã hội tăng cường hoạt động thể lực sẽ có
tác dụng giảm thiểu gánh nặng bệnh tật. Cho tới nay, rất nhiều nghiên cứu đã chứng
minh được tác dụng của hoạt động thể lực trên một số bệnh và tình trạng bệnh như
đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, béo phì, ung thư đại tràng, lỗng xương
và trầm cảm[2].
Lợi ích của tập thể dục: Hoạt động thể lực được xem như một phương pháp
điều trị bệnh, là hoạt động thể lực làm bệnh nhân cảm thấy chủ động trong việc điều
trị của họ và khuyến khích họ có trách nhiệm đối với chính sức khỏe của bản thân d.
Phát huy tác dụng dự phịng và giảm nhẹ triệu chứng, có tác dụng điều trị trong một
số bệnh như: đái tháo đường, béo phì, hội chứng chuyển hóa, bệnh lý tim mạch, lỗng
xương, đau lưng, đau khớp, rối loạn lo âu, trầm cảm.
Xã hội hiện đại gắn liền với việc thay đổi các thói quen sống như ít hoạt động

thể lực, ăn uống khơng hợp lý. Các thói quen này là một trong các yếu tố làm thay
đổi cơ cấu và gánh nặng bệnh tật. Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định
hiệu quả hoạt động thể lực trong việc phòng và điều trị một số bệnh, tình trạng bệnh.
Hiện nay, phần lớn học sinh ít tham gia các hoạt động thể chất, đặc biệt là tại các
thành phố. Các em dành chủ yếu thời gian cho các hoạt động tĩnh tại như sử dụng

.


.

12

máy vi tính, xem tivi, chơi game, đọc sách, ngồi tán gẫu với bạn bè. Một số nghiên
cứu về các hành vi nguy cơ sức khoẻ ở học sinh một số quốc gia trên thế giới cho
thấy các em ít tham gia vào các hoạt động thể chất.
Theo kết quả điều tra GSHS tại Thái Lan (2008) cho thấy tỉ lệ học sinh có 7
ngày hoạt động thể chất ít nhất 60 phút/ngày trong 1 tuần qua khá thấp với 15,3%[36].
Bên cạnh đó, tỉ lệ học sinh dành thời gian cho các hoạt động tĩnh tại như xem tivi, sử
dụng máy vi tính, tán gẫu là khá cao. Tỉ lệ này trong nghiên cứu tại Malaysia, Thái
Lan, Indonesia lần lượt là 47,4% và 37,5% và 33,6%[35],[36],[38].
1.3.5 Sử dụng rượu/bia, thuốc lá
Tỷ lệ sử dụng rượu bia ở thanh thiếu niên (TTN) Việt Nam khá cao và có xu
hướng tăng lên. Nam giới có tỷ lệ sử dụng rượu bia cao hơn nữ giới 80,0% so với
37,0%. Tỷ lệ TTN đã từng say rượu bia cũng tương đối cao, nam giới cao gần gấp 3
lần nữ giới, 60,0% so với 22,0%. Tỷ lệ này có xu hướng tăng theo nhóm tuổi, ở nam
giới nhóm tuổi từ 14-17 là 39,0%. Tuổi trung bình uống rượu bia của nam là 16,5 tuổi
và nữ khoảng 17,5 tuổi. TTN sống trong gia đình có điều kiện sống cao hơn có tỷ lệ
sử dụng rượu bia cũng như tỷ lệ đã từng say bia rượu cao hơn, điều này đúng cho cả
hai nhóm nam và nữ. Ảnh hưởng của việc bị bạn bè rủ rê hoặc ép buộc sử dụng rượu

bia rất rõ. Tỷ lệ TTN đã từng uống hết một vại/cốc bia hay một chén/ly rượu trong
nhóm khơng bị bạn bè rủ rê chỉ là 34,0%, trong khi tỷ lệ này ở nhóm bị bạn bè rủ rê
là 73,0%[19]. Việc uống rượu bia nhiều và trong thời gian dài, có thể ảnh hưởng
nghiêm trọng lên sức khỏe của TTN. Rượu bia ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong
cơ thể như: não, gan, tim, tụy, hệ thống miễn dịch làm ảnh hưởng đến sức khỏe, kết
quả học cũng như chất lượng sống của TTN Việt Nam.
Hút thuốc lá là hành vi tương đối phổ biến trong TTN Việt Nam nhưng rất
hiếm gặp ở nữ. Tỷ lệ đang hút thuốc có xu hướng tăng theo nhóm tuổi, từ 14-17 tuổi
là 11,0%, nhóm 18-21 tuổi là 41,0%. Trung bình TTN hút 8 điếu thuốc một ngày và
có q nửa số thanh thiếu niên từ 22-25 tuổi hút trên 10 điếu một ngày. Tuổi bắt đầu
sử dụng thuốc lá trung bình khơng có sự khác biệt, đều là 17 tuổi. Thành phố có tỷ lệ
hút thuốc lá cao hơn so với khu vực nông thôn. 41,0% TTN trong các hộ gia đình có
người hút thuốc cũng đã từng hút thuốc lá, tỷ lệ này cao hơn so với không có người

.


.

13

hút thuốc lá trong hộ (36,0%). Tỷ lệ hút thuốc trong TTN nam bị bạn bè rủ rê hay ép
buộc năm 2009 là 54,0%, tỷ lệ này chỉ còn 46,0% nếu người này đồng thời có bạn bè
động viên tránh xa thuốc lá và chỉ còn 22,0% nếu người này không bị bạn bè rủ rê
hay ép buộc hút thuốc[19].
Nguyên nhân VTN hút thuốc lá ngày càng tăng cao: theo thói xấu của người
lớn, coi đó là biểu hiện của “người lớn”, biến động về tâm sinh lý, người mất phương
hướng, thiếu giáo dục.
Tác hại của thuốc lá: HTL làm đường hô hấp giảm chức năng đề kháng và
chức năng hô hấp làm dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hơ hấp, bệnh lao phổi,

làm giảm dung tích sống của phổi, suyễn tái phát và nặng hơn, giảm chức năng sinh
sản, tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai, con dị dạng, ngu đần.....khói thuốc cũng là
nguyên nhân của bệnh COPD, làm tăng nồng độ cholesterol trong máu và gây ra co
mạch đưa đến dễ mắc các bệnh tim mạch, bệnh mạch máu não, đột quỵ, bệnh loét dạ
dày tá tràng.
1.3.6 Hành vi tình dục
Hành vi tình dục (HVTD) bao gồm tất cả các hành vi nhằm tìm kiếm khối
cảm hoặc để sinh sản. HVTD có thể diễn ra giữa hai bạn tình khác giới hay cùng giới,
với một người hay nhiều người, tự mình gây khối cảm (thủ dâm), gây khối cảm cho
nhau hay dùng các dụng cụ để kích thích thỏa mãn nhu cầu sinh lý, khơng đơn thuần
chỉ là hành vi giao hợp.
Hành vi tình dục an tồn là những hành vi tình dục khơng dẫn đến mang thai
ngồi ý muốn và bệnh lây qua đường tình dục (BLQĐTD). Về phương diện phịng
tránh thai, tình dục an tồn gồm sử dụng biện pháp tránh thai an toàn, đúng cách và
hiệu quả. Về phương diện phịng tránh BLQĐTD, tình dục an tồn là hành vi tình dục
có sử dụng bao cao su đúng cách[1].
Hành vi tình dục khơng an toàn là một trong những nguyên nhân gây bệnh phổ
biến trên toàn thế giới và gây nên những hiệu quả nghiêm trọng. Chúng tạo điều kiện
thuận lợi cho việc lây nhiễm HIV, nếu không điều trị các bệnh lây qua đường tình dục
thích hợp có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung, bệnh viêm nhiễm vùng chậu và một số
vấn đề về sức khỏe sinh sản khác[34]. Ngày nay, do xã hội có nhiều đổi mới, nhiều

.


.

14

phương tiện thông tin (tranh ảnh, sách báo, nhất là internet…) làm nhiễu loạn nhận

thức của lứa tuổi vị thành niên về tình dục.
Bệnh lây qua đường tình dục là những bệnh lây từ người này sang người khác
qua bất kì hình thức tình dục nào khơng an tồn. Ở Việt Nam thường gặp một số bệnh
như: nhiễm HIV, Viêm gan B, Lậu, Giang mai, Chlammydia, Herpes sinh dục, Sùi
mào gà. Trên thế giới, tỉ lệ được báo cáo cao nhất của các bệnh lây truyền qua đường
tình dục được tìm thấy ở những người từ 15-24 tuổi; hơn 60,0% các ca nhiễm mới,
khoảng 50,0% số người đang sống chung với HIV trên tồn cầu cũng thuộc nhóm
này[32].
Theo dữ liệu điều tra năm 2009, trong đó những người có quan hệ tình dục
trước hơn nhân, có 57,0% TTN khơng sử dụng biện pháp tránh thai trong lần quan hệ
tình dục đầu tiên. So sánh dữ liệu điều tra năm 2003, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh
thai trong lần quan hệ trước hơn nhân lần đầu tiên có xu hướng giảm. Lý do không
sử dụng biện pháp tránh thai trong lần quan hệ tình dục đầu tiên được nhiều TTN năm
2009 lựa chọn nhất là họ không định quan hệ tình dục vào thời điểm đó (38,9%). Tiếp
đến, có 27,9% TTN cho biết họ không muốn dùng biện pháp tránh thai nào. Có 10,7%
TTN cho biết họ khơng biết cách sử dụng các biện pháp tránh thai[6]. Quan hệ tình
dục khơng được bảo vệ có thể dẫn đến một loạt các kết quả bất lợi, từ các bệnh lây
truyền qua đường tình dục đến mang thai ngồi ý muốn, với những rủi ro của sinh đẻ
sớm hoặc phá thai không an toàn[23].
1.3.7 Sức khỏe tâm thần
Rối loạn lo âu, trầm cảm và rối loạn cảm xúc và hành vi khác hay rối loạn nhận
thức là một trong những vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến nhất ở thanh thiếu niên,
một nửa các trường hợp bị rối loạn tâm thần bắt đầu từ độ tuổi 14[28]. Hiện nay, tỉ lệ
gặp phải những rối loạn tâm thần học đường ngày càng cao và là một vấn đề ngày
càng được quan tâm. Các bệnh lý về sức khỏe tâm thần ở lứa tuổi học sinh, sinh viên
cao hơn hẳn so với tỉ lệ người mắc bệnh ở quần thể chung và đặc biệt ở lứa tuổi này
ít được tiếp xúc với điều trị do cịn có yếu tố kỳ thị về mặt tâm lý.
Trầm cảm thường xuất hiện với những biểu hiện sau: Cảm giác quá buồn chán
hoặc thất vọng, tuyệt vọng; cảm thấy khơng cịn sự hy vọng và ln cho rằng mọi


.


.

15

việc đối với mình sẽ khơng bao giờ có thể tốt lên được; mất đi những sở thích tham
gia vào các hoạt động mà trước kia mình hứng thú; giảm hoặc mất đi sự ngon miệng;
gầy sút cân hoặc tăng cân trong một thời gian ngắn, mà khơng có một căn bệnh nào
khác của cơ thể, có những rối loạn về giấc ngủ, hay quên, kém tập trung vào công
việc; có ý nghĩ muốn chết, có thể có hành vi tự sát hay hủy hoại bản thân.
Rối loạn lo âu: Rối loạn lo âu thường có biểu hiện như sau: Bồn chồn, bứt dứt,
khó chịu, đứng ngồi khơng n; vã mồ hôi; run tay chân; ngủ kém, cảm giác đau đầu,
đau dạ dày, căng đau ở cơ; cảm xúc không ổn định, trẻ biểu hiện chậm chạp, thường
xuyên vắng mặt ở lớp học, ít tham gia vào các hoạt động giao lưu với bạn bè ở lớp;
trẻ lo lắng quá mức. Nhiều trường hợp rối loạn lo âu có thể dẫn đến kết hợp sử dụng
thêm chất kích thích như rượu, và các chất gây nghiện khác; có biểu hiện của trầm
cảm kèm theo.
Bệnh lý loạn thần: Là một trạng thái rối loạn tâm thần ít gặp hơn so với rối loạn
lo âu trầm cảm. Thường thì đây là một bệnh lý nặng và những stress căng thẳng khi
thi cử là yếu tố thúc đẩy khởi phát của tình trạng loạn thần. Tuy ít gặp hơn nhưng rối
loạn loạn thần cấp thường là bệnh nặng, phải điều trị nội trú, người bệnh thường biểu
hiện với những triệu chứng hoang tưởng, ảo giác, rối loạn hành vi tác phong nhiều.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp bệnh biểu hiện từ từ, kín đáo, và đến khi phát
hiện bệnh thì người bệnh đã ở trạng thái bệnh nặng.
Nghiên cứu về hành vi nguy cơ sức khỏe ở học sinh 13-15 tuổi tại Indonesia
vào 2007 cho thấy tỉ lệ học sinh thường xuyên hoặc luôn luôn cảm thấy cô đơn trong
12 tháng qua ở nữ sinh cao hơn so với nam sinh[35]. Tuy nhiên, nghiên cứu tại Thái
Lan lại cho thấy khơng có sự khác biệt về tỉ lệ thường xuyên hoặc luôn luôn cảm thấy

cô đơn trong 12 tháng qua giữa nam sinh và nữ sinh. Ngoài ra, một số nghiên cứu
khác chỉ ra rằng khơng có sự khác biệt về tỉ lệ học sinh thường xuyên hoặc luôn luôn
cảm thấy lo lắng đến nỗi không thể ngủ được vào ban đêm, tỉ lệ học sinh thật sự nghỉ
đến việc tự tử/12 tháng qua giữa nam sinh và nữ sinh[35, 36]. Tuổi VTN là thời kỳ
mà trẻ có nhiều biến động về tâm lý, nếu khơng được quan tâm, chăm sóc sẽ gây ra
những hậu quả nặng nề về sức khỏe, thậm chí sẽ có những ý nghĩ bệnh hoạn, tự sát.

.


.

16

1.3.8 Các yếu tố bảo vệ
Theo một điều tra về hành vi nguy cơ sức khỏe ở học sinh 13 đến 15 tuổi tại
Malaysia (2012) cho thấy có 31,7% học sinh có cha mẹ hoặc người trơng nom/chăm
sóc ln ln hoặc thường xuyên hiểu được những khó khăn, lo lắng của các em. Có
43,1% học sinh có cha mẹ hoặc người trơng nom/chăm sóc thường xun hoặc ln
ln thật sự biết được các em đã làm gì vào thời gian rãnh[38]. Tỉ lệ học sinh có cha
mẹ hoặc người trơng nom/chăm sóc ln ln hoặc thường xun kiểm tra việc làm
bài tập về nhà của học sinh là 35,9% được tìm thấy trong một cuộc điều tra về các
hành vi sức khỏe tại Thái Lan[36]. Có 34,2% học sinh có cha mẹ hoặc người trơng
nom/chăm sóc ln ln hoặc thường xuyên hiểu được những khó khăn, lo lắng của
các em, tỉ lệ này ở nam sinh thấp hơn so với nữ sinh. Có 45,4% học sinh có cha mẹ
hoặc người trơng nom/chăm sóc thường xun hoặc ln ln thật sự biết được các
em đã làm gì vào thời gian rãnh, tỉ lệ này ở nam sinh cũng thấp hơn so với nữ sinh[36].
Một nghiên cứu tại Indonesia cũng cho thấy tỉ lệ học sinh có cha mẹ hoặc người trơng
nom không bao giờ hoặc hiềm khi kiểm tra việc làm bài tập về nhà của học sinh là
37,5%. Có 36,2% học sinh có cha mẹ hoặc người trơng nom/chăm sóc khơng bao giờ

hoặc hiếm khi hiểu được những khó khăn, lo lắng của học sinh. Các tỉ lệ này ở nam
sinh và nữ sinh được tìm thấy khơng có sự khác biệt. Có 27,3% học sinh có cha mẹ
hoặc người trơng nom/chăm sóc khơng bao giờ hoặc hiếm khi thật sự biết được các
em đã làm gì vào thời gian rãnh, tỉ lệ này ở nam sinh (31,0%) cao hơn so với nữ sinh
(23,4%)[35].
Giai đoạn tuổi học đường được xem là giai đoạn có liên quan với rất nhiều
hành vi sức khỏe như hành vi ăn uống, sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, hoạt động thể
lực, sức khỏe tâm thần, bạo lực.... Học sinh được quan tâm nhiều từ phía gia đình và
nhà trường sẽ giúp các em có lối sống, hành vi tốt làm giảm tỉ lệ trầm cảm, tỉ lệ sử
dụng rượu bia, tỉ lệ trầm cảm và có ý định tự tử ở học sinh. Phần lớn phụ huynh học
sinh hiện nay ít có thời gian quan tâm, chăm sóc và giám sát con em mình.
Về môi trường học đường, một số nghiên cứu cho thấy phần lớn học sinh có ý
thức đồn kết, các em thường xuyên đối xử tốt hay giúp đỡ lẫn nhau. Một nghiên cứu
tại Indonesia cho thấy có 77,8% học sinh cho rằng những học sinh trong trường luôn

.


.

17

luôn, thường xuyên hay thỉnh thoảng giúp đỡ nhau. Tương tự, một cuộc điều tra về
các hành vi sức khỏe ở học sinh Thái Lan cũng cho thấy có 41,7% học sinh cho rằng
hầu hết những học sinh trong trường luôn luôn hoặc thường xuyên đối xử tốt/hay giúp
đỡ người khác.
Theo kết quả nghiên cứu về các vấn đề sức khỏe ở học sinh 13 đến 15 tuổi tại
phường 8 thành phố Vũng Tàu cho thấy tỷ lệ học sinh có cha mẹ hoặc người trơng
nom ln ln, thường xun kiểm tra bài tập về nhà là 33,6%; tỷ lệ này ở nam sinh
cao hơn nữ sinh, ở học sinh 13 tuổi cao hơn 14 và 15 tuổi. Có 47,4% biết được các

em làm gì và thời gian rãnh; tỷ lệ này ở học sinh 13 tuổi cao hơn 14 và 15 tuổi. Có
56,4% học sinh có cha mẹ hoặc người trông nom không bao giờ hoặc hiếm khi can
thiệp vào việc của học sinh. 51,3% có cha mẹ hoặc người trông nom luôn luôn hoặc
thường xuyên đưa ra lời khuyên cho các em[13].

.


×