Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Nghiên cứu nhân vật trong truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 161 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------

THÂN VĂN KIỀU

NGHIÊN CỨU NHÂN VẬT
TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
MÃ SỐ: 60.22.01.21

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------

THÂN VĂN KIỀU

NGHIÊN CỨU NHÂN VẬT
TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.21

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA
HỌC:
PGS. TS NGUYỄN CÔNG LÝ


Thành phố Hồ Chí Minh – 2016


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng tri ân chân thành và sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Công
Lý, người đã tận tâm, trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt và chia sẻ những kiến thức,
những kinh nghiệm quý báu giúp tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý Thầy Cô giảng dạy Sau đại học chuyên ngành
Văn học Việt Nam ở Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã cho tơi những kiến thức nền
tảng q báu trong q trình học tập.
Xin cảm ơn đội ngũ cán bộ Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Trường THPT Hùng Vương đã cung cấp cho tôi nhiều nguồn tư liệu quý
giá.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, thân hữu và đồng nghiệp ln bên
cạnh động viên, khích lệ tơi trong q trình học tập và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm
2016

Thân Văn Kiều


MỤC LỤC
DẪN NHẬP ......................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................ 1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ................................................................................................... 2
2.1. Thành tựu nghiên cứu tác giả Nguyễn Dữ và những vấn đề chung về
Truyền kỳ mạn lục........................................................................................................ 2

2.2. Thành tựu nghiên cứu về nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục ....................... 9
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................ 13
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 14
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ TÍNH THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......................... 15
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN.............................................................................. 15
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ................................................................................. 16

Chương 1. XÃ HỘI VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XVI

VÀ TÁC PHẨM TRUYỀN KỲ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ ........ 18
1.1. Xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XVI ..................................................... 18
1.2. Tác gia Nguyễn Dữ ....................................................................................... 23
1.2. Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục ....................................................................... 29
1.2.1. Thể loại truyện truyền kỳ......................................................................... 29
1.2.2. Thời điểm sáng tác ................................................................................... 30
1.2.3. Vài nét về nội dung và nghệ thuật .......................................................... 32
1.4. Nhân vật trong tác phẩm văn học ............................................................... 47
1.4.1. Nhân vật và vị trí, chức năng của nhân vật trong tác phẩm văn học ... 47
1.4.2. Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tác phẩm văn học.......................... 48
Tiểu kết ....................................................................................................................... 49

Chương 2. HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC... 51
2.1. Tiêu chí phân loại nhân vật ......................................................................... 51
2.2. Hệ thống nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục .............................................. 52
2.2.1. Phân loại nhân vật theo mối quan hệ giữa nhân vật
và nội dung, cốt truyện ...................................................................................... 52


2.2.1.1. Nhân vật chính .................................................................................... 52
2.2.1.2. Nhân vật phụ ....................................................................................... 55

2.2.2. Phân loại nhân vật dựa vào chủ đề, tư tưởng ........................................ 57
2.2.2.1. Nhân vật chính diện ............................................................................ 57
2.2.2.2. Nhân vật phản diện ............................................................................. 59
2.2.2.3. Nhân vật trung gian ............................................................................. 62
2.2.3. Phân loại nhân vật theo giai tầng xã hội ................................................ 65
2.2.3.1. Nhân vật nhà Nho ............................................................................... 65
2.2.3.2. Nhân vật thần tiên, đạo sĩ. ................................................................... 74
2.2.3.3. Nhân vật nhà sư................................................................................... 77
2.2.3.4. Nhân vật thương buôn. ........................................................................ 79
2.2.3.5. Nhân vật hồn ma. ................................................................................ 80
2.2.4. Phân loại nhân vật theo số phận cuộc đời ............................................. 84
2.2.4.1. Nhân vật bất hạnh ............................................................................... 84
2.2.4.2. Nhân vật hạnh phúc............................................................................. 88
2.2.5. Phân loại nhân vật theo giới tính............................................................ 90
2.2.5.1. Nhân vật nam giới ............................................................................... 90
2.2.5.2. Nhân vật nữ giới.................................................................................. 94
Tiểu kết ....................................................................................................................... 98

Chương 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬT TRONG TRUYỀN
KỲ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ .............................................................. 100
3.1. Thể hiện nhân vật bằng yếu tố “kỳ” ......................................................... 100
3.2. Thể hiện nhân vật qua miêu tả ngoại hình ............................................... 102
3.3. Thể hiện nhân vật qua tính cách ............................................................... 105
3.4. Thể hiện nhân vật qua hành động............................................................. 107
3.5. Thể hiện nhân vật qua ngôn ngữ ............................................................... 113
3.6. Thể hiện nhân vật qua diễn biến tâm lý ................................................... 117
3.7. Thể hiện nhân vật qua thời gian và không gian nghệ thuật ................... 123
3.8. Tạo tình huống truyện cho nhân vật......................................................... 125



3.9. Thể hiện nhân vật bằng thủ pháp đối lập, tương phản........................... 128
3.10. Thể hiện nhân vật bằng bút pháp lãng mạn .......................................... 132
Tiểu kết ..................................................................................................................... 137

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 142


1

DẪN NHẬP
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ từ lâu đã được người cùng thời và hậu thế
đánh giá là “thiên cổ kỳ bút” (Vũ Khâm Lân), “thanh tao tươi đẹp” (Lê Quý Đôn) là
“áng văn hay của bậc đại gia” (Phan Huy Chú)… Chính vì vậy, việc sưu tầm, dịch
thuật và nghiên cứu tác phẩm này đã trở thành một đề tài sôi nổi, hấp dẫn cho bao
thế hệ người yêu văn học.
“Đáng chú ý hơn cả trong Truyền kỳ mạn lục là thành tựu về mặt xây dựng
nhân vật” [132; tr.400]. Ở Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ đã dày công xây dựng
cho mình thế giới nhân vật vơ cùng đa dạng phong phú. Thế mà chúng ta đã khám
phá được bao nhiêu!? Dẫu biết rằng, đối với mỗi chúng ta, khi đến với tác phẩm văn
học, ai cũng ý thức được nhân vật là một trong những yếu tố đầu tiên cấu thành tác
phẩm. Nhân vật là sự thể hiện quan niệm của nhà văn, là phương tiện để nhà văn
khái quát hiện thực và phát ngôn cho những quan điểm nghệ thuật của mình và
“khơng thể lý giải một hệ thống văn, thơ mà bỏ qua con người được thể hiện trong
đó” [109; tr.1]. Dù việc nghiên cứu nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục tuy đã có
nhiều thành tựu nhưng dường như mới chỉ là nghiên cứu, khảo sát trong một vài
truyện riêng lẻ hoặc chỉ mới dừng lại một vài loại hình nhân vật mà thơi. Thiển nghĩ
cần có một cơng trình nghiên cứu đầy đủ, có tính hệ thống tất cả các nhân vật trong
hai mươi truyện của “áng thiên cổ kỳ bút” này để giúp hiểu sâu hơn về giá trị của

tác phẩm cũng như tài năng nghệ thuật mà tác giả đã kỳ công sáng tạo, từ đó góp
phần phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy môn Ngữ văn ở bậc Trung học Cơ
sở và Trung học Phổ thơng được tốt hơn.
Chính vì những lẽ đó, với lịng u thích say mê văn học trung đại và sự
ngưỡng mộ, tơn kính tài năng văn chương của Nguyễn Dữ cùng với thái độ tự hào
về một dân tộc có bề dày văn hiến mà bao thế hệ cha ông đã xây nên, dù khả năng
cảm thụ văn chương cịn nhiều hạn chế, chúng tơi vẫn mạnh dạn chọn đề tài Nghiên
cứu nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Với đề tài này, chúng tơi
cũng hy vọng được đóng góp một phần năng lực nhỏ bé của mình vào việc tìm hiểu


2

và nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục của nước nhà. Thiết nghĩ đây cũng là việc làm cần
thiết để thế hệ trẻ chúng tơi tiếp tục gìn giữ và phát huy những truyền thống văn hóa
dân tộc trong bối cảnh hội nhập toàn cầu như hiện nay.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. Thành tựu nghiên cứu tác giả Nguyễn Dữ và những vấn đề chung về
Truyền kỳ mạn lục
Có lẽ do sự hấp dẫn của tác phẩm, nên ngay từ khi mới ra đời, Truyền kỳ mạn
lục của Nguyễn Dữ đã được nhiều người biết đến. Sau đây chúng tôi xin điểm qua
một số thành tựu nghiên cứu về tác giả Nguyễn Dữ và những vấn đề chung về tác
phẩm này:
 Từ thế kỷ XIX trở về trước
Để giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kỳ mạn lục, đầu tiên,
chúng ta phải kể đến lời tựa của Đại An Hà Thiện Hán viết vào năm 1547: “Tập lục
này là trước tác của Nguyễn Dữ, người Gia Phúc, Hồng Châu. Ông là con trai
trưởng vị Tiến sĩ triều trước Nguyễn Tường Phiêu. Lúc nhỏ rất chăm học lối cử
nghiệp, đọc rộng, nhớ nhiều, lập chí ở việc lấy văn chương truyền nghiệp nhà. Sau
khi đậu Hương tiến, nhiều lần thi Hội đậu trúng Tam trường, từng được bổ chức Tri

huyện Thanh Tuyền. Được một năm ông từ quan về nuôi mẹ già cho trọn đạo hiếu.
Mấy năm dư không đặt chân đến chốn thị thành, thế rồi ông viết ra tập này để ngụ
ý. Xem văn từ thì khơng vượt ra ngồi phên giậu của Tơng Cát, nhưng có ý khun
răn, có ý nêu quy củ, khn phép đối với việc giáo huấn ở đời, há có phải bổ khuyết
nhỏ đâu” [142; tr.599-560].
Kế đến, năm 1743, Vũ Khâm Lân trong bài Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công
Văn Đạt phả ký có viết: “[…] nói đến mơn sinh của ông con số thực không biết bao
nhiêu mà kể nhưng kể đến những người có tiếng tăm lừng lẫy thì có những ơng như
Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Dữ và Trương Thì Cử, đều đã nhờ
ơn truyền thụ, sở học thường đi đến chỗ uyên thâm, về sau đều là các bậc danh thần
trong thời trung hưng… Khắc Khoan hiểu rõ ý thầy nên vội thu xếp lẻn vào vùng
Thanh Hóa, nhưng lại ẩn cư với ơng Nguyễn Dữ chứ chưa chịu ra làm quan; trong


3

thời gian nhàn rỗi ấy, Nguyễn Dữ có soạn ra bộ Truyền kỳ mạn lục, được ơng phủ
chính nhiều, cho nên mới thành một cuốn thiên cổ kỳ bút” [141; tr.631].
Năm Cảnh Hưng thứ 38 (1777), Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục nói về
Nguyễn Dữ và Truyền kỳ mạn lục như sau: “Nguyễn Dữ, người xã Đỗ - Tùng,
huyện Gia Phúc, cha tên là Tường Phiêu, đỗ Tiến sĩ khoa Bính Thìn (1496) niên
hiệu Hồng Đức, làm quan Thượng thư bộ Hộ. Nguyễn Dữ lúc cịn bé thơng minh
lanh lợi, xem rộng, nhớ lâu, văn chương có thể nối dõi được gia phong, thi đỗ
Hương cống, thi Hội nhiều khoa trúng kỳ đệ tam, được tuyển bổ Tri huyện Thanh
Tuyền, làm quan mới được một năm, liền lấy cớ xa nhà, xin từ chức để về nhà hầu
cha mẹ. Sau vì ngụy Mạc cướp ngơi vua, ơng thề khơng ra làm quan, ở thơn q dạy
học trị, khơng bao giờ để chân đến thành thị. Về phần trứ tác có bốn quyển Truyền
kỳ mạn lục, lời lẽ thanh tao tươi đẹp, người bấy giờ lấy làm ngợi khen” [26; tr.262].
Kế thừa và có phần cách tân hơn, đến đầu thế kỷ thứ XIX, Phan Huy Chú
trong Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1 (mục “Nhân vật chí”) và tập 2 (mục

“Văn tịch chí”) có viết về Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kỳ mạn lục: “Truyền Kỳ
mạn lục, bốn quyển. Dật sĩ Nguyễn Dữ soạn, đại khái bắt chước Tiễn đăng tập của
một nhà Nho đời Nguyên. Tập này tổng cộng có 22 truyện. Dữ người Đỗ Tùng,
huyện Gia Phúc, con trai Tiến sĩ Tường Phiếu”, lại viết “Bấy giờ học trị ơng
(Nguyễn Bỉnh Khiêm) thành đạt rất nhiều, chỉ có Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu
Khánh, Nguyễn Dữ, Trương Thì Cử là có tiếng nhất […]. Khi Dữ viết Truyền kỳ
mạn lục được ông sửa nhiều chỗ, sau thành áng văn hay của bậc đại gia” [18;
tr.299-300].
Tóm lại, ở thời trung đại, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến Truyền kỳ mạn lục.
Tuy nhiên, hầu hết các ý kiến vẫn mang tính chất giới thiệu tác giả và tác phẩm,
hoặc chỉ mới định danh. Xét thấy, vẫn chưa có một cơng trình nào độc lập đi nghiên
cứu toàn bộ tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của dật sĩ Nguyễn Dữ với tư cách là một
“thiên cổ kỳ bút”, “áng văn hay của bậc đại gia”.


4

 Từ đầu thế kỷ XX đến nay
Việc nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục sôi nổi hơn rất nhiều. Ngược dịng thời
gian quay về những năm trước 1975, có lẽ do hoàn cảnh nước nhà đang phải cùng
nhau “làm một Điện Biên” và dốc sức “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” mà tình
hình nghiên cứu văn học nói chung vẫn còn chưa thật sự diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt
là những tác phẩm văn học cổ. Về trường hợp Truyền kỳ mạn lục, trước năm 1975,
phần lớn là thành tựu dịch thuật và giới thiệu tác giả tác phẩm. Điển hình là các bản
dịch của Trúc Khê Ngơ Văn Triện xuất bản năm 1940, lời giới thiệu của Bùi Kỷ,
Nxb Văn học, in lần thứ nhì năm 1971. Và cuốn Tân biên Truyền kỳ mạn lục do
Thứ Lang Bùi Xuân Trang dịch, Trung tâm học liệu xuất bản tại Sài Gòn vào năm
1970. Về phần nghiên cứu văn bản tác phẩm này cũng có phần “khó kiếm”, nhưng
chúng tơi cũng xin điểm qua một vài cơng trình có liên quan:
Năm 1943, Dương Quảng Hàm trong cơng trình như Việt Nam văn học sử yếu,

có nhắc đến trường hợp Nguyễn Dữ và Truyền kỳ mạn lục, tuy nhiên ở trong cơng
trình này vẫn chỉ mới nhắc đến “sự hiện diện” của tác giả và tác phẩm (viết bằng
chữ Nho) trong thời Lê, Mạc (thế kỷ XV và XVI).
Năm 1962, trong giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam, tập 2, Tủ sách Đại học
Sư phạm, Nxb Giáo dục, Bùi Văn Nguyên đề cập đến giá trị nội dung và nghệ thuật
của tác phẩm “dẫn đầu thể loại văn truyền kỳ trong văn học cổ Việt Nam” – Truyền
kỳ mạn lục.
Năm 1964, trong Văn học cổ Việt Nam, tập 2 (Từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ
XVIII), Nxb Giáo dục, Đinh Gia Khánh có viết mục “Truyền kỳ mạn lục và những
thành tựu văn xuôi Việt Hán”. Mục này sau được in trong Đinh Gia Khánh tuyển
tập, tập 2, Nxb Giáo dục, HN, 2007. Tác giả khẳng định “Truyền kỳ mạn lục gồm
những truyện ngắn, và với giá trị của một “thiên cổ kỳ thư”, tác phẩm trở thành mẫu
mực cho truyện ngắn thời xưa [...] xứng đáng với truyền thống nhân đạo chủ nghĩa
của dân tộc ta và đóng góp vào sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của văn học hình
tượng” [53; tr.702].


5

Năm 1968, trên Tạp chí Văn học, số 11, Bùi Văn Nguyên có bài viết “Bàn về
yếu tố văn học dân gian trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ”, trong đó, tác giả
có đề cập đến mơ típ nhân vật hồn ma, và cốt truyện của mỗi truyện chịu ảnh hưởng
nhiều từ văn học dân gian.
Năm 1971, Trần Văn Giáp ở cơng trình Lược truyện các tác gia Việt Nam, tập
1, có viết về Nguyễn Dữ “ơng đỗ Hương tiến (Cử nhân) vào khoảng đầu thế kỷ
XVI, làm Tri huyện Thanh Tồn rồi xin nghỉ về nhà ni mẹ. Trong khi nghỉ, ông
soạn ra bộ Truyền kỳ mạn lục”.
Sau 1975, giới nghiên cứu đã chú ý nhiều hơn về Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ. Tiên phong trong giai đoạn mới này là Trần Nghĩa. Trên Tạp chí Hán
Nơm, số 1, năm 1978, tác giả đã “Thử so sánh Truyền kỳ mạn lục với Tiễn đăng tân

thoại” về mặt cốt truyện, thể văn, phạm vi đề tài và tư tưởng nghệ thuật của hai tác
giả Nguyễn Dữ và Cù Hựu muốn gửi gắm.
Năm 1979, ở cơng trình Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ
XVIII, tập 2, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp của Đinh Gia Khánh, Bùi
Duy Tân, Mai Cao Chương, trong đó Bùi Duy Tân đã viết về tác giả Nguyễn Dữ và
tác phẩm Truyền kỳ mạn lục qua bài viết “Truyền kỳ mạn lục, một thành tựu của
truyện ký văn học viết bằng chữ Hán”.
Năm 1984, trong Từ điển văn học, tập 2, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội do Đỗ
Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Hoành
Khung, Nguyễn Khắc Phi, Phương Lựu, Trần Đình Việt, Trần Hữu Tá, Hồng
Trường đồng chủ biên, các tác giả đã dành hơn một trang giấy khổ lớn để trích bài
giới thiệu về tác gia Nguyễn Dữ và Truyền kỳ mạn lục của Bùi Duy Tân.
Năm 1987, trên Tạp chí Văn học, số 2, Nguyễn Phạm Hùng có bài viết “Tìm
hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ”. Với bài viết
này, tác giả đã “nhận thức” khuynh hướng tư tưởng qua một số vấn đề cơ bản trong
nội dung phản ánh và khuynh hướng nghệ thuật của Truyền kỳ mạn lục.


6

Từ thập niên 90 đến nay, là giai đoạn nở rộ nhiều bài viết về Nguyễn Dữ và tác
phẩm Truyền kỳ mạn lục. Chắc chắn sẽ cịn thiếu sót, nhưng chúng tơi xin trích lược
một cách hệ thống những cơng trình của các nhà nghiên cứu từ năm 1990 lại nay:
Năm 1995, trên Tạp chí Hán Nơm, số 4, Nguyễn Thị Oanh có bài viết “Ca tỳ
tử (Otogiboko) và Vũ nguyệt vật ngữ (Ugetsumonogatari) với Truyền kỳ mạn lục”.
Trên cơ sở so sánh đối chiếu tác giả đưa ra kết luận: dù viết bằng chữ Hán (Truyền
kỳ mạn lục), hay là sự hòa trộn giữa chữ Hán và chữ Kata (Ca tỳ tử và Vũ nguyệt vật
ngữ) thì cả ba đều chịu ảnh hưởng từ Tiễn đăng tân thoại của Trung Quốc.
Năm 1998, trên Tạp chí Hán Nơm, số 2, Nguyễn Đăng Na với bài viết “Truyền
kỳ mạn lục có 20 hay 22 truyện” đã “giải mã” được “bản ghi 20 truyện là chính xác

nhất vì nó vừa phù hợp với thực tế, vừa có số bản chiếm tỷ lệ cao 3/5, cịn các bản
ghi 21 hay 22 vừa khơng đúng với hiện thực, vừa có số bản chiếm tỷ lệ 1/5” bằng
những luận giải hết sức xác đáng.
Cùng năm 1998, trên Tạp chí Văn học, số 2, Trần Ích Nguyên (Đài Loan) có
bài viết “Nghiên cứu so sánh Truyền kỳ mạn lục và Tiễn đăng tân thoại”. Đây là
công trình so sánh hai tác phẩm thuộc hai nền văn học cách nhau về lãnh thổ nhưng
có những nét tương đồng, trên cơ sở so sánh đối chiếu về tác giả, nguồn gốc ra đời,
nội dung phản ánh.
Năm 2000, Nguyễn Đăng Na trong cơng trình Văn xi Việt Nam thời trung
đại, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội đã chỉ ra khá cụ thể những đặc điểm chung của
văn xuôi cổ Việt Nam. Đặc biệt, ông cũng dành nhiều trang viết về Truyền kỳ mạn
lục.
Cũng năm 2000, Trần Đình Sử có bài viết “So sánh văn hóa và văn học –
Nguyễn Dữ và tiên thoại của Trung Quốc qua truyện Từ Thức lấy vợ tiên”, đăng
trên Tạp chí Văn học, số 5. Bài viết là sự đối chiếu văn hóa và văn học nhìn từ một
truyện cụ thể trong 20 truyện của Nguyễn Dữ. Tuy vậy chúng ta cũng có phần hiểu
hơn một loại hình nhân vật thần tiên trong tác phẩm.
Năm 2002, trên Tạp chí Văn học, số 10, Lại Văn Hùng có bài viết “Bàn thêm
về tác giả tác phẩm Truyền kỳ mạn lục”. Trong bài viết, tác giả đã giúp người đọc


7

có cái nhìn rõ hơn về tác phẩm của Nguyễn Dữ, lưu ý người đọc chú trọng tới các
lời bình cuối mỗi truyện.
Năm 2003, trên Tạp chí Hán Nơm, số 3, Nguyễn Quang Hồng nêu lên cách
đọc chính xác và hợp lý tên tác giả Truyền kỳ mạn lục qua bài viết “Vấn đề đọc tên
tác giả Truyền Kỳ mạn lục”.
Năm 2004, trên Tạp chí Hán Nơm, số 4, có bài viết “Tiễn đăng tân thoại và
Truyền kỳ mạn lục” của K. I. Golưgina (Nga). Bài viết của tác giả đã giúp người

đọc hiểu được một số đặc điểm tương liên, giao thoa của thể loại truyền kỳ giữa hai
nền văn học lớn (Việt Nam và Trung Quốc).
Cơng trình “Nghiên cứu so sánh tiểu thuyết truyền kỳ trong Kim Ngao tân
thoại (Hàn Quốc), Truyền kỳ mạn lục (Việt Nam), và Tiễn đăng tân thoại (Trung
Quốc)”, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 2, năm 2005 của Toàn Huệ
Khanh (Đài Loan) lại một lần nữa cho chúng ta thấy những đặc điểm chung của thể
loại truyền kỳ và những nét riêng độc đáo của truyện truyền kỳ của ba nước.
Năm 2005, trên Tạp chí Hán Nơm, Nguyễn Đăng Na lại có bài viết “Truyền kỳ
mạn lục dưới góc độ so sánh văn học”. Bài viết này, tác giả đã đưa ra một số trường
hợp “ảnh hưởng” như truyện Cây gạo trong Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ) giống
truyện Cây đèn mẫu đơn trong Tiễn đăng tân thoại (Cù Hựu); truyện Hương Ngọc
trong Liêu trai chí dị (Bồ Tùng Linh) giống truyện Cuộc kỳ ngộ ở trại Tây trong
Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ), … nếu“đứng về lơgíc hình thức” mà xét. Sau một
số luận giải, tác giả kết luận “truyện truyền kỳ các nước giống nhau hoặc na ná
giống nhau là điều chẳng có gì lạ, bởi chúng có nguồn gốc dân gian, đều được khai
thác từ dân gian” [84; tr.213-214].
Cũng năm 2005, Đinh Phan Cẩm Vân “Góp thêm vài suy nghĩ về mối quan hệ
giữa chuyện Cây gạo và Truyện chiếc đèn mẫu đơn” trên Tạp chí Nghiên cứu Văn
học, số 6.
Năm 2006, B. L. Riftin (Nga) có bài viết “Thử so sánh Tiễn đăng tân thoại của
Cù Hựu (Trung Quốc), Kim ngao tân thoại của Kim Thời Tập (Hàn Quốc), Truyền
kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (Việt Nam) và Ca tỳ tử của Asai Ryôi (Nhật Bản)” đăng


8

trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 12. Đây là bài viết nghiên cứu truyền kỳ của
bốn quốc gia Đơng Á. Trong q trình đi so sánh các tác phẩm, ông đã chỉ ra được
nét độc đáo của mỗi tác giả ở mỗi quốc gia, đặc biệt là trường hợp Nguyễn Dữ.
Cũng năm 2006, trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 1, Nguyễn Phạm Hùng

có bài viết “Thử đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác Truyền kỳ
mạn lục”. Bài viết đã khẳng định Nguyễn Dữ viết Truyền kỳ mạn lục dưới triều Lê,
và “khơng thể có việc Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính sách Truyền kỳ mạn lục” bởi
tư tưởng thẩm mỹ của hai ông hoàn toàn khác nhau (Nguyễn Bỉnh Khiêm chủ
trương cải tạo con người để bảo vệ trật tự chế độ, còn Nguyễn Dữ cải tạo chế độ để
bảo vệ quyền sống của con người).
Năm 2008, Nguyễn Công Lý viết bài “Đôi điều cần bàn lại mối quan hệ giữa
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ và Phùng Khắc Khoan” tham dự Hội thảo Quốc
tế Việt Nam học lần thứ III (Hà Nội, ngày 04 - 07/12/2008). Sau đó tác giả tách
thành ba bài: “Có phải Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan là hai anh em
cùng mẹ khác cha?” (in trong Bình luận văn học, Nxb Văn hóa Sài Gịn, 2009);
“Nguyễn Dữ khơng thể là học trị của Nguyễn Bỉnh Khiêm” (in trên Tạp chí Đại
học Sài Gịn, số 4, 2010) và “Nguyễn Dữ không phải là bạn học với Phùng Khắc
Khoan và Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan không thể phủ chính Truyền kỳ
mạn lục của Nguyễn Dữ” (in trên Tạp chí Khoa học Văn hóa và Du lịch, số 1,
2011). Những bài viết này cũng là cơ sở để giúp Nguyễn Phạm Hùng chỉnh sửa vài
chi tiết trong bài “Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác Truyền
kỳ mạn lục” (bài đã đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 1, năm 2006) rồi in
lại trong sách Văn học cổ Việt Nam tìm tịi và suy nghĩ, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2011 một cách rõ ràng và khoa học hơn1.
Năm 2010, trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 1, Nguyễn Hữu Sơn đã
nghiên cứu nét tương đồng giữa mơ hình cốt truyện trong các truyện cổ dân gian với
các câu chuyện trong Truyền kỳ mạn lục qua bài viết “Tương đồng mô hình cốt
truyện dân gian và những sáng tạo trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ.
(1) Cuối bài viết, trang 516, sách Văn học cổ Việt Nam tìm tịi và suy nghĩ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
2011, tác giả đã ghi “đa tạ PGS. TS. Nguyễn Công Lý đã bổ chính một vài sơ xuất trong bài viết này”.


9


Năm 2010, trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 1, Đồn Lê Giang có bài “Vũ
nguyệt vật ngữ của Ueda Akinari và Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ”. Qua bài
viết, tác giả đã có những so sánh từ hai tác phẩm để đi đến kết luận về giá trị của
chữ “kỳ” trong Vũ nguyệt vật ngữ và Truyền kỳ mạn lục.
Tóm lại, việc nghiên cứu những vấn đề chung về tác giả Nguyễn Dữ và tác
phẩm Truyền kỳ mạn lục đã thu hút đông đảo các tác giả trong và ngoài nước. Đặc
biệt với tác phẩm Truyền kỳ mạn lục, hầu hết các tác giả của mọi thời đều khẳng
định, đánh giá là đỉnh cao của tiểu thuyết truyền kỳ Việt Nam thời trung đại.
2.2. Thành tựu nghiên cứu về nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục
So với vấn đề nghiên cứu tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kỳ mạn lục
thì vấn đề đi tìm hiểu nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục có phần khiêm tốn và dè dặt
hơn nhưng cũng không kém phần sôi nổi. Như trên đã nói, nhân vật trong 20 thiên
truyện của tác phẩm rất đa dạng phong phú: có đến 146 nhân vật chia làm đầy đủ
các hạng người, các giai tầng trong xã hội (cả cõi dương gian lẫn địa tào). Việc
nghiên cứu nhân vật trong “thiên cổ kỳ bút” này có lịch sử mới hơn so với việc
nghiên cứu tác giả và tác phẩm. Hầu hết các bài viết liên quan đến vấn đề này mới
xuất hiện trong khoảng thời gian gần đây.
Bùi Kỷ được coi là nhà nghiên cứu đầu tiên bàn luận về nhân vật trong Truyền
kỳ mạn lục. Trong “Lời giới thiệu Truyền kỳ mạn lục” (bản dịch của Trúc Khê Ngô
Văn Triện xuất bản năm 1940), khi nêu chủ đề từng truyện, tác giả đã đề cập đến
vấn đề này. Ví dụ: “truyện 2, 16: tả người phụ nữ trong xã hội cũ, dù ăn ở thủy
chung với chồng con thế nào, cũng chịu một thân phận hèn kém: một đằng vì thua
bạc và gán vợ, một đằng vì ngờ vực hão huyền để vợ phải quyên sinh. Đáng giận
thay! Cái thuyết “tòng phu” đã làm hại bao nhiêu bạn quần thoa trong bao nhiêu thế
kỷ!; truyện 3 cũng như truyện 11,15: có ý bài xích những thói đắm đuối trong vịng
tình dục của bọn thiếu niên; truyện 4 cũng như truyện 10 có ý khuyên răn những
thói kiêu mãn của người làm quan hay của bọn học trò; truyện 6 và 8: bài xích quỷ
thần, thần mà cướp vợ người, thần mà giả danh thổ thần để quấy nhiễu người…”
[22; tr.283].



10

Kế đến là Bùi Duy Tân ở bài viết “Truyền kỳ mạn lục, một thành tựu truyện ký
văn học viết bằng chữ Hán” in trong giáo trình Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến
nửa đầu thế kỷ XVII, tập 2, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội,
1979, đã chỉ ra “hầu hết nhân vật chính là người nước ta” [tr.242]. Cũng trong bài
viết, tác giả dùng nhiều lời ngợi ca những phụ nữ tiết hạnh và phê phán những phụ
nữ không sống theo chuẩn mực của Nho gia.
Nguyễn Đăng Na trong luận án Sự phát triển văn xuôi Hán – Việt từ thế kỷ X
đến cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX năm 1987 đã chia nhân vật người phụ nữ
trong Truyền kỳ mạn lục ra ba kiểu. Kiểu thứ nhất “có thể gọi là hạnh phúc” (Túy
Tiêu trong Chuyện nàng Túy Tiêu, Dương Thị trong Chuyện đối tụng ở Long cung),
kiểu thứ hai “sống hiếu hạnh, chuẩn mực mọi điều” (Lệ Nương trong Chuyện Lệ
Nương, Nhị Khanh trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Vũ Nương trong
Chuyện người thiếu phụ Nam Xương), kiểu thứ ba “sống tự do phá phách” (Nhị
Khanh trong Chuyện cây gạo, Đào Hàn Than trong Chuyện nghiệp oan của Đào
Thị, Đào Hồng Nương, Liễu Nhu Nương trong Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây).
Cũng về vấn đề nhân vật, xin nhắc lại bài viết của Nguyễn Phạm Hùng “Tìm
hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ”. Ở mục I
“Nhận thức về khuynh hướng tư tưởng của Truyền kỳ mạn lục qua một số vấn đề cơ
bản trong nội dung phản ánh” đã đề cập đến vấn đề nhân vật qua việc xác định “một
yêu cầu đặt ra trong việc nhận thức khuynh hướng tư tưởng của Truyền kỳ mạn lục
là ở chỗ tìm hiểu những quan niệm về cái đẹp ở những hình tượng nhân vật tích
cực, được khẳng định, và về cái xấu, ở những hình tượng nhân vật, bị phủ nhận”
[174; tr.114], kế đến tác giả đề cập đến một số loại hình nhân vật như: nhà Nho với
lối sống nhàn tản, vua chúa, quan lại hèn kém, bất tài, lực lượng thần quyền sa sút,
yếu kém, bê tha… Và cũng theo tác giả loại hình nhân vật được quan tâm nhiều
nhất trong tác phẩm là người phụ nữ và người trí thức.
Năm 1994, trong sách Bình văn lớp 9, Nxb Giáo dục, Hà Nội, Nguyễn Đăng

Na có bài “Người con gái Nam Xương một bi kịch của con người”. Đây là bài viết
hết sức bổ ích cho những ai tham gia công tác giảng dạy Ngữ văn lớp 9 Trung học


11

Cơ sở. Tác giả đã đi sâu vào phân tích bi kịch nhân vật Vũ Nương - “con người đã
làm tròn nghĩa vụ của một kiếp người đàn bà: làm con, làm dâu, làm vợ, làm mẹ”,
đồng thời tác giả cũng “có một chút cảm thơng với nhân vật Trương Sinh” [86;
tr.217,218].
Năm 1996, Nguyễn Thị Dương (Đại học Sư phạm Hà Nội) trong Luận văn
Thạc sĩ Số phận người phụ nữ và phương thức thể hiện số phận ấy trong Truyền kỳ
mạn lục đã dành 26 trang thể hiện số phận người phụ nữ và 35 trang trình bày các
phương thức thể hiện số phận ấy.
Năm 1997, trên Tạp chí Ngôn ngữ - Đời sống, số 1 và số 6, Nguyễn Quang
Hồng có bài viết “Người con gái Nam Xương” tác giả đã nhìn nhận, phân tích bi
kịch của nhân vật Vũ Nương – một hình ảnh điển hình cho người phụ nữ Việt Nam
thời phong kiến.
Năm 2002, trên Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, tập 76, Nguyễn Đình Chú có bài
viết “Nghĩ thêm về Chuyện người con gái Nam Xương”. Bằng việc cảm nhận văn
chương gắn với lối tư duy triết học, qua phân tích bi kịch xuất phát từ cái bóng của
Vũ Nương – “hình tượng trung tâm của tác phẩm”, tác giả đã cho người đọc thấy
được “sự thật quá ư khắc nghiệt với hạnh phúc của đàn bà” và hiểu được “thế nào là
cái hạnh phúc mong manh vô cùng của người phụ nữ muôn nơi, mn thuở” [17;
tr.273-275].
Cũng liên quan đến “cái bóng”, năm 2004, trên Tạp chí Văn học, số ra tháng 4,
Nguyễn Nam có bài viết “Cái bóng và những khoảng trống trong văn chương”. Bài
viết đã “chạm đến cái bóng, những khoảng trống và phương cách lí giải hành động
tâm lý chỉ bóng dỗ con” của Vũ Nương trong Chuyện người thiếu phụ Nam Xương.
Năm 2005, cũng trong bài viết “Truyền kỳ mạn lục dưới góc độ so sánh văn

học”, Nguyễn Đăng Na cũng đề cập đến nhân vật khi nhận định “nếu Lê Thánh
Tông hướng văn học vào việc phản ánh con người, lấy con người làm đối tượng
trung tâm phản ánh thì Nguyễn Tự đi xa hơn một bước: phản ánh số phận con
người, chủ yếu là số phận mang tính chất bi kịch của người phụ nữ” [86; tr.216].


12

Năm 2006, trong sách Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học 10 (nâng cao)
(Nguyễn Khắc Phi chủ biên), Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.155-159, Nguyễn Hữu Sơn
có bài “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”. Đây là tài liệu bổ trợ kiến thức cho
giáo viên Trung học Phổ thông và học sinh lớp 10. Qua bài viết, tác giả đã phân tích
và ngợi ca những phẩm chất của chàng Ngơ Tử Văn – một trí thức nước Việt, đồng
thời cũng phê phán những hành động gian ngược, xảo trá, ngoan cố của tên tướng
giặc Bách hộ họ Thôi.
Năm 2007, trên Tạp chí Văn học, số 4, Đinh Thị Khang đi sâu vào phân tích và
so sánh một số mối tình giữa nhân vật dương gian và địa âm trong Tiễn đăng tân
thoại và Truyền kỳ mạn lục qua bài viết “So sánh chuyện tình giữa người và hồn ma
trong Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục”.
Năm 2008, trong sách Hỏi – đáp về các tình huống khó trong dạy và học Ngữ
văn, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr.53-54, Nguyễn Hữu Sơn đã giúp giáo viên
dạy Ngữ văn lớp 9 giải quyết tình huống khó khi chỉ ra “nguyên nhân cái chết của
Vũ Nương”.
Năm 2009, trong cuốn sách Phân tích tác phẩm Ngữ văn 10 (Trần Nho Thìn
chủ biên), Nxb Giáo dục, Hà Nội, (tái bản lần thứ ba) tr.181-184, Trần Nho Thìn đã
phân tích khá kĩ hai nhân vật chính của truyện: Ngơ Tử Văn và tên tướng giặc Bách
hộ họ Thôi. Cũng trong bài viết này, tác giả còn chỉ ra nghệ thuật xây dựng tính
cách nhân vật của Nguyễn Dữ.
Năm 2011, Trương Thị Hoa có cái nhìn tổng qt về hệ thống nhân vật trong
Truyền kỳ mạn lục khi chọn Loại hình các nhân vật trong truyện truyền kỳ Việt Nam

qua ba tác phẩm tiêu biểu: Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục và Lan Trì kiến
văn lục làm đề tài cho Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn (Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí
Minh) của mình.
Năm 2014, trên Tạp chí Văn hóa Nghệ An, số ra tháng 8, Dương Thu Hằng và
Vi Thị Phương có bài “Bi kịch của Trương Sinh trong Chuyện người con gái Nam
Xương (Truyền kỳ mạn lục – Nguyễn Dữ)”. Hai tác giả đã tỏ ra “phân biệt” mình


13

với nhiều nhà nghiên cứu khác khi đi tìm hiểu bi kịch của nhân vật nam giới trong
Truyền kỳ mạn lục.
Như vậy, vấn đề nghiên cứu nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ
đã được diễn ra và cũng không kém phần sôi nổi. Qua hệ thống những thành tựu
nghiên cứu đó, chúng tơi xét thấy có ba nhóm thành tựu: nhóm thứ nhất đi sâu vào
tìm hiểu loại hình nhân vật người phụ nữ, nhóm thứ hai: chuyên tâm vào nhân vật
trong hai tác phẩm (Chuyện người thiếu phụ Nam Xương, Chuyện chức phán sự đền
Tản Viên) được chọn in trong sách giáo khoa Ngữ văn bậc Trung học Cơ sở và
Trung học Phổ thơng, nhóm thứ ba đi tìm hiểu tất cả loại hình nhân vật trong
Truyền kỳ mạn lục đặt trong hệ thống truyện truyền kỳ Việt Nam. Mỗi thành tựu
đều có ý nghĩa và mục đích riêng. Tuy nhiên, nếu đứng trên tổng thể mà nhìn, ta dễ
thấy sự bao la của chiều rộng, nhưng đôi khi lại không thấy hết độ thăm thẳm của
chiều sâu. Ngược lại, nếu đi vào tận cùng thăm thẳm của chiều sâu, đôi khi ta lại
thấy chới với trước cái không cùng của chiều rộng. Người phụ nữ chỉ là một loại
hình trong nhiều loại hình của “thiên cổ kỳ bút” này, Chuyện người thiếu phụ Nam
Xương và Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên chỉ là hai trong hai mươi truyện,
Trương Sinh có bi kịch nhưng cũng chỉ mới là một bi kịch trong vô vàn nhân vật
nam giới mà Nguyễn Dữ xây nên. Thiết nghĩ, cũng nên có một cái nhìn vừa đảm
bảo độ vừa của chiều rộng nhưng cũng đảm bảo độ vừa của chiều sâu. Chính vì thế,
trên cơ sở tiếp thu thành quả nghiên cứu của các bậc tiền bối và các anh chị đi

trước, chúng tơi, với cơng trình Nghiên cứu nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục với
hy vọng được góp một phần nhỏ bé và việc tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm này
một cách đầy đủ và hệ thống hơn.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Theo Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí thì Truyền kỳ mạn
lục có 22 truyện. “Trên thực tế, chúng ta thấy Mạn lục 20 truyện chứ chưa thấy bản
khắc nào in 21 hoặc 22 truyện” [86; tr.199]. Chúng tôi khảo sát, tìm hiểu nhân vật
trong Truyền kỳ mạn lục dựa vào bản dịch của Trúc Khê Ngô Văn Triện in năm


14

1940, và tái bản năm 2012. Bản này, Truyền kỳ mạn lục có 20 truyện, đúng như từ
trước đến nay giới nghiên cứu vẫn công nhận.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là nhân vật trong Truyền kỳ mạn
lục của Nguyễn Dữ. Do vậy, chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu tồn bộ nhân vật trong
20 truyện của tác phẩm một cách có hệ thống. Về mặt văn bản, chúng tôi khảo sát
20 truyện dựa trên bản dịch của Trúc Khê Ngơ Văn Triện (trong q trình đọc,
chúng tơi có đối sánh với Truyền kỳ mạn lục giải âm của Nguyễn Thế Nghi). Về
nhân vật trong tác phẩm, chúng tôi hi vọng đem chút hiểu biết của mình để tìm hiểu
tồn bộ nhân vật trong tác phẩm mà khơng giới hạn ở một loại hình nào.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu tùy thuộc vào đối tượng và mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ. Đối tượng nghiên cứu là nhân vật trong 20 truyện trong “áng văn hay
của bậc đại gia” này. Khi nghiên cứu, ngoài vấn đề trọng tâm của đề tài, chúng tơi
cịn tìm hiểu tác giả, tác phẩm và xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XVI; khái niệm,
chức năng của nhân vật văn học. Các bài viết có liên quan đến đề tài, từ trước đến
nay có rất nhiều, hầu hết tập trung trong các tạp chí Văn học, Dạy và học, Hán
Nơm, v.v.. Vì thế, để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, chúng tơi đã sử dụng những

phương pháp sau:
Trước hết, để trình bày những hiểu biết về Nguyễn Dữ và xã hội phong kiến
Việt Nam nửa đầu thế kỷ XVI, chúng tôi sử dụng phương pháp liên ngành (Văn
hóa, Văn học, Lịch sử).
Cần xác định đây là một tác phẩm lớn thuộc văn học trung đại ra đời cách đây
ngót năm thế kỷ, nên khi nghiên cứu tác phẩm này, người viết cần phân tích, tổng
hợp và lí giải trên cái nhìn tổng thể đồng đại và lịch đại. Do vậy, chúng tôi cần sử
dụng phương pháp nghiên cứu văn học sử.
Để làm rõ các khái niệm về truyền kỳ, nhân vật và chức năng của nhân vật
trong văn học, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp dựa trên thành
tựu Lí luận văn học.


15

Để nghiên cứu đầy đủ nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục chúng tơi sử dụng kết
hợp nhóm: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp
so sánh, phương pháp phân loại, đặc biệt là phương pháp phân tích để phân tích
tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ TÍNH THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Truyền kỳ mạn lục là đỉnh cao của văn xuôi tự sự chữ Hán Việt Nam thời trung
đại. Nghiên cứu nhân vật trong tác phẩm này sẽ giúp ta có thêm cơ sở và kỹ năng đi
vào tìm hiểu loại hình văn xi tự sự thời trung đại, nhất là các tác phẩm cùng loại
ra đời trước và sau nó.
Viết Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ đã “dĩ cổ dụ kim” (lấy xưa nói nay), bên
ngoài cái vỏ hoang đường kỳ ảo - đặc trưng của thể loại vẫn là thực trạng xã hội lúc
bấy giờ. Tác giả đã nén hiện thực xã hội vào trong tác phẩm của mình qua thế giới
nhân vật vơ cùng đa dạng và phong phú. Dường như tác phẩm là “ngôi nhà” tụ họp
của nhân vật “sáu cõi”? Nhân vật chính là phương tiện để khái quát hiện thực. Do
vậy, qua việc nghiên cứu nhân vật ta sẽ thấy được hiện thực xã hội cũng như giá trị

nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Truyền kỳ mạn lục gồm 20 truyện. Trong đó, có hai truyện đã được đưa vào
giảng dạy ở bậc Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thơng. Cụ thể, trong chương
trình Ngữ văn lớp 9, tập 1 có Chuyện người thiếu phụ Nam Xương, ở chương trình
Ngữ văn lớp 10, tập 2 có Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên. Điều này cho thấy giá
trị ảnh hưởng của nó. Cả hai tác phẩm đều là niềm hứng thú của người dạy lẫn
người học. Khi tìm hiểu hai tác phẩm này, cũng đồng nghĩa tìm hiểu các nhân vật
Vũ Thị Thiết (Vũ Nương), Trương Sinh (Chuyện người thiếu phụ Nam Xương),
Ngô Tử Văn (Ngô Soạn), tên tướng Bách hộ họ Thôi (Chuyện chức Phán sự đền
Tản Viên). Do vậy, việc nghiên cứu đề tài này là việc làm cần thiết, bổ ích để giúp
người dạy, người học đạt hiệu quả tốt hơn khi phân tích, tìm hiểu hai tác phẩm.
6. ĐĨNG GĨP CỦA LUẬN VĂN
Tiếp thu những thành tựu đã có của các nhà nghiên cứu, với đề tài này, chúng
tôi:


16

- Nghiên cứu toàn bộ hệ thống nhân vật trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục trên
cơ sở phân loại các nhân vật theo tiêu chí đã đề ra.
- Chỉ ra nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Dữ. Từ đó
đi đến khẳng định: Nguyễn Dữ đã xuất sắc xây dựng một thế giới nhân vật vô cùng
phong phú, đa dạng bằng một bút pháp tài hoa. Chính vì thế Truyền kỳ mạn lục
xứng đáng là đỉnh cao của thể loại truyền kỳ, của văn xuôi tự sự Việt Nam thời
trung đại, là “áng văn hay của bậc đại gia”, là áng “thiên cổ kỳ bút” như người xưa
đã từng khẳng định.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Sau phần Mở đầu giới thuyết về những vấn đề chung, luận văn có ba chương
chính:
Chương 1: Xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XVI và tác phẩm Truyền kỳ

mạn lục của Nguyễn Dữ.
Chương 2: Hệ thống nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ.
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ.
Cuối cùng là Kết luận và Tài liệu tham khảo.
Với kết cấu của luận văn như trên, chương 1 là chương nền, tạo cơ sở lí luận
để chúng tơi triển khai vấn đề. Chương này, luận văn tìm hiểu xã hội phong kiến
Việt Nam nửa đầu thế kỉ XVI và tác gia Nguyễn Dữ; Khái niệm thể loại truyền kỳ;
thời điểm sáng tác Truyền kỳ mạn lục; vài nét về nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm; Khái niệm nhân vật, vị trí, chức năng của nhân vật trong tác phẩm văn học,
nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học.
Chương 2 và chương 3 là hai chương trọng tâm của đề tài.
Trong chương 2, luận văn sẽ hệ thống toàn bộ nhân vật trong Truyền kỳ mạn
lục. Nhưng trước đó, để có hệ thống nhân vật rõ ràng, luận văn nêu các tiêu chí
phân loại nhân vật. Dựa trên tiêu chí phân loại đó, luận văn sẽ tiến hành phân loại
hệ thống nhân vật trong tác phẩm.


17

Chương 3, luận văn sẽ tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Truyền kỳ
mạn lục của Nguyễn Dữ. Chương này, luận văn chỉ ra đặc trưng nghệ thuật khi xây
dựng từng loại hình nhân vật theo tiêu chí phân loại ở chương 2.


18

Chương 1
XÃ HỘI VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XVI
VÀ TÁC PHẨM TRUYỀN KỲ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ

1.1. Xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XVI
Văn học là tấm gương phản chiếu hiện thực nên một trong những nguyên tắc
khi nghiên cứu tác phẩm văn học là phải bắt đầu từ việc nghiên cứu môi trường
sống của tác giả, tác phẩm. Nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ cũng
vậy, chúng ta phải bắt đầu từ bối cảnh xã hội phong kiến Việt Nam những năm nửa
đầu thế kỷ XVI, bởi đây được coi là giai đoạn tác phẩm ra đời (vấn đề ra đời của tác
phẩm, chúng tơi sẽ nói ở phần sau).
Xã hội phong kiến Việt Nam nửa đầu thế kỷ thứ XVI nổi bật với những đặc
điểm sau:
Một là, sự sa đọa của các vua Lê và sự hỗn loạn trong triều tranh giành
quyền lực. Suy thịnh, thịnh suy là quy luật muôn đời của các triều đại phong kiến.
Các vua Lê về sau đã quên mất lời dạy của tiên tổ “phải coi chừng mối họa hoạn có
khi do yên ổn mà ra, phải đón ngăn ý kiêu sa có khi do sung sướng mà đến” (Lam
Sơn thực lục). Lê Hiến Tông (1497-1504) qua đời, thời kỳ hoàng kim của nhà Lê
vụt tắt. Từ năm 1504 đến năm 1527, trong vòng 24 năm, nhà Lê thay đổi đến 6 ơng
vua. Có vua như Lê Túc Tơng ở ngơi được vừa 6 tháng; có vua như Quang Trị2 ở
ngơi đúng được 3 ngày. Tình hình chính sự rối ren, các vua nhà hậu Lê sơ bất tài vô
hạnh, đến như Lê Uy Mục (1505-1509), Lê Tương Dực (1510-1516) trở thành “nỗi
kinh hoàng” của lịch sử Việt Nam. “Vua Lê Uy Mục mới lên làm vua thì giết tổ
mẫu là bà Thái hồng Thái hậu, giết quan Đô ngự sử là ông Nguyễn Quang Bật, vì
lẽ rằng khi vua Hiến Tơng mất, bà Thái hậu và hai ơng ấy có ý khơng chịu lập ngài
(2) Vua Lê Quang Trị: con của Mục Ý vương Lê Doanh, cháu bốn đời của vua Lê Thánh Tông và là cháu gọi
vua Lê Tương Dực bằng bác. Tháng 4 năm 1516, sau khi giết chết Lê Tương Dực, Trịnh Duy Sản họp tông
thất và đại thần lập Lê Quang Trị mới tám tuổi làm vua. Lê Quang Trị vừa lên ngơi được ba ngày, chưa kịp
đổi niên hiệu thì bị Trịnh Duy Đại đưa vào Tây Kinh (Thanh Hóa) và bị giết ở đó. Do được lập lên ngơi và
phế truất trong thời gian loạn lạc ngắn ngủi nên ông ít được nhắc tới trong danh sách các vị vua của triều hậu
Lê sơ.


19


[…] lại say đắm tửu sắc, đêm nào cũng cùng với cung nhân uống rượu, rồi đến khi
say thì giết đi. Có khi bắt quân sĩ lấy gậy đánh nhau để làm trị chơi. Tính đã hung
ác lại hay phản trắc” [58; tr.222]. Lê Tương Dực cũng sa đọa không kém, ông cho
xây đài Cửu Trùng xa xỉ trên xương máu của nhân dân, “đóng chiến thuyền bắt đàn
bà chèo chơi ở hồ Tây. Lại tư thông với cả cung nhân thời tiền triều” [58; tr. 223].
Nếu Lê Uy Mục được gọi là “quỷ vương” thì Lê Tương Dực cũng được sứ nhà
Minh nói ngài có tướng “trư vương”. Thượng đã bất chính, hạ ắt tắc loạn.
Và loạn đã diễn ra ngay ở triều chính. Cậy thế vua, bọn hoạn quan và ngoại
thích ra sức lộng hành, ngầm mưu loại trừ các quan văn võ cương trực và ra sức
sách nhiễu dân. “Phàm súc vật, hoa màu của nhân dân bị chúng cướp cả, nhà dân ai
có đồ lạ vật quý đều bị chúng đánh dấu để lấy”. Các quan lại khác cũng nhân đó mà
chơi bời. Hình Bộ Thượng thư Nguyễn Vũ “ngày đêm đánh bạc ở nội điện” các
công thần khác như Đa Sĩ cậy thế hãm hại dân lành, “hiếp dâm con gái chưa chồng,
cưỡng gian vợ của người khác”, “hoành hành trong nước”.
Năm 1516, Trịnh Duy Sản cùng với Lê Quang Độ và Trình Chí Sâm đem quân
vào thành giết chết Lê Tương Dực đưa Quang Trị lên ngôi. Quang Trị làm vua chưa
kịp đổi niên hiệu đã bị anh của Trịnh Duy Sản là Trịnh Duy Đại giết chết để đưa Lê
Chiêu Tông lên ngôi. Những hành động đại nghịch này càng mở đường cho các phe
phái trong triều nổi loạn. Nguyễn Hoàng Dụ tức giận trước hành động của Trịnh
Duy Sản nên kéo quân vào đốt phá kinh thành. Trịnh Duy Sản liền rước vua về đất
nhà Lê khởi nghiệp. Thừa thời cơ, Trần Cao – một lãnh tụ nông dân đem binh
chiếm lấy Đông Đô, tự xưng vương, lấy hiệu là Thiên Ứng. Thấy vậy, các tướng
Trịnh Duy Sản, Nguyễn Hoàng Dụ, Trịnh Tuy và Trần Chân bèn họp quân ra vây
đánh Trần Cao. Hà Công Chân cũng đưa quân tranh ngôi với Trần Cao, chiếm lấy
Đông Kinh. Tuy nhiên, nghiệp chưa thành, tên nghịch thần này đã bị Trịnh Duy Sản
giết chết. Trước thế mạnh của Trịnh Duy Sản, Trần Cao đành bỏ Thăng Long. Trịnh
Duy Sản thừa thắng đuổi theo, nhưng vì khinh địch nên đã bị Trần Cao giết chết.
Cảnh “quần ngư tranh thực” của các tướng này cuối cùng phần thắng thuộc về Trần
Chân. Năm 1517, Trần Chân chiếm lại kinh sư.



×