Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Tài liệu tuan 19+20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.5 KB, 92 trang )

Tuần 19
Thứ hai ngày 03 tháng 01 năm 2011
Tiết 2
Môn: Toán
Bài : KI – LÔ - MÉT VUÔNG
TCT: 91
I.MỤC TIÊU:
- Biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích. km
2
.
- Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo ki-lô-mét vuông.
- Biết 1km
2
= 1 000 000m
2
.
- Bước đầu biết chuyển đổi đúng các đơn vị từ km
2
sang m
2
và ngược lại.
* Bài 3, bài 4 ý a dành cho HS khá, giỏi
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bản đồ Việt Nam.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: (1’)
- Văn nghệ.
2. Dạy – học bài mới:(34’)
a. Giới thiệu bài:
- Hỏi: Chúng ta đã học các đơn vị đo diện


tích nào?
Hôm nay chúng ta sẽ học một đơn vị đo
lớn hơn nữa để đo diện tích lớn hơn đó là ki
– lô – mét vuông.
b.Giới thiệu ki – lô - mét vuông.
- Cho HS quan sát bức tranh vẽ cánh đồng.
- Nêu vấn đề: Cánh đồng này hình vuông có
cạnh dài 1km, em hãy tính diện tích cánh
đồng.
- GV giới thiệu: ki-lô- mét vuông là diện tích
hình vuông có cạnh dài 1 ki-lô- mét.
- Giới thiệu cách đọc và viết ki-lô-mét
vuông:
+ Cách đọc là: ki-lô- mét vuông.
+ Ki- lô- mét vuông viết tắt là: km
2
.
+ GV đọc cho HS viết ở bảng con : km
2
.
- GV nhận xét và hỏi:
+ 1km bằng bao nhiêu mét ?
+ Em hãy tính diện tích của hình vuông có
cạnh dài 1000m.
- Dựa vào diện tích của hình vuông có cạnh
dài 1km và hình vuông có cạnh dài 1000m,
em nào cho biết 1 km
2
bằng bao nhiêu m
2

?
- HS: xăng –ti-mét-vuông,đề -xi-mét
vuông.
- Lắng nghe.
- HS quan sát .
- Tính diện tích cánh đồng :
1 km x 1 km = 1 (km
2
)
- HS nhắc lại.
+ Cho HS đọc lại nhiều lần.
+ HS viết ở bảng con : km
2
.
+ 1km = 1000m.
GV: Nguyễn Thị Lê --- 1 ---
- Giới thiệu: 1 km
2
= 1 000 000 m
2
c.Thực hành:
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập
GV yêu cầu HS làm bài tập
+ HS: 1000m x 1000m = 1 000 000m
2
- 1km
2
= 1 000 000m
2

- HS đọc thành tiếng và nêu yêu cầu bài
tập: Viết chữ hoặc số thích hợp vào ô
trống.
- HS làm việc cá nhân.
- Trình bày kết quả.
Đọc Viết
Chín trăm hai mươi mốt ki-lô-mét vuông. 921 km
2
Hai nghìn ki-lô-mét vuông. 2 000 km
2
Năm trăm linh chín ki- lô- mét vuông. 509 km
2
Ba trăm hai mươi nghìn ki-lô mét vuông. 320 000 km
2
- GV nhận xét – hoàn thành bài
Bài 2:
- HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài tập. - HS đọc thành tiếng và nêu yêu cầu bài
tập: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- 3 HS lên bảng viết số thích hợp vào chỗ
chấm,HS dưới lớp làm baig vào vở và
nhận xét bạn làm bài.
1km
2
= 1 000 000m
2
1 000 000 m
2
= 1km
2
1m

2
= 100 dm
2
5km
2
= 5 000 000 m
2
32m
2
49dm
2
=3249 dm
2
2 000 000 m
2
= 2 km
2
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: dành cho HS khá, giỏi
- GV gọi HS đọc đề.
- Hỏi:
+ Bài toán đã cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu làm gì ?
GV quan sát lớp – giúp đỡ em yếu kém
- GV nhận xét - Hoàn thành bài
Bài 4: ý a dành cho HS khá, giỏi
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
+ Yêu cầu hoạt động nhóm
- HS đọc thành tiếng.
+ Chiều dài và chiều rộng khu rừng.

+ Tính diện tích khu rừng bằng km
2
.
- 1HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp
trình bày kết quả.
Bài giải
Diện tích khu rừng hình chữ nhật
là:
3 x 2 = 6 ( km
2

)

Đáp số : 6 km
2
- HS đọc thành tiếng.
+ Thảo luận theo nhóm 4 HS.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
a. Diện tích phòng học là : 40m
2
.
GV: Nguyễn Thị Lê --- 2 ---
- GV nhận xét và kết luận.
3. Củng cố - Dặn dò : (5’)
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài.
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập.
b. Diện tích nước Việt Nam là: 330
991km
2

.
- Nhận xét.
Tiết 3
Môn: Lịch sử
Bài : NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
TCT: 19
I.MỤC TIÊU:
- Nắm được một số sự kiện về suy yếu của nhà Trần:
+ Vua quan ăn chơi sa đọa;trong triều một số quan lại bất bình,Chu Văn An dâng
sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước.
+ Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.
- Hoàn cảnh Hò Quý Ly truất quyền ngôi vua Trần,Lập nên nhà Hồ:
Trước sự suy yếu của nhà Trần ,Hồ Quý Ly – một đại thần của nhà Trần đã truất
ngôi nhà Trần,lập nên nhà Hồ và đổi tên nước Đại Ngu.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
+ Ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược
quân Mông-Nguyên của quân dân nhà Trần
được thể hiện như thế nào ?
+ Khi giặc Mông –Nguyên vào Thăng Long
vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc ?
- GV nhận xét , ghi điểm .
2. Dạy – học bài mới : (30’)
a.Giới thiệu bài:
Trong gần hai thế kỉ Nhà Trần đã giữ được
nền độc lập lâu dài cho đất nước và mang lại
cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân .
Nhưng chúng ta cùng tìm hiểu xem cuối

cùng thì Nhà Trần có giữ vững được điều đó
không và lí do vì sao không giữ được, qua
bài học ngày hôm nay Nước ta cuối thời
Trần
b.Phát triển bài:
Hoạt động 1: Tình hình nước ta vào cuối
- HS trả lời câu hỏi . Các em khác nhận
xét .
-HS lắng nghe.
GV: Nguyễn Thị Lê --- 3 ---
thời Trần .
 Hoạt động nhóm :
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm. Nội
dung của phiếu:
Vào giữa thế kỉ XIV :
+ Vua quan nhà Trần sống như thế nào ?
+ Những kẻ có quyền thế đối xử với dân ra
sao?
+ Cuộc sống của nhân dân như thế nào ?
+ Thái độ phản ứng của nhân dân với triều
đình ra sao ?
+ Nguy cơ ngoại xâm như thế nào ?
- GV nhận xét,kết luận .
- GV cho 1 HS nêu khái quát tình hình của
đất nước ta cuối thời Trần.
Hoạt động 2: Nhà Hồ thay thế nhà
Trần - nước ta bị nhà Minh đô hộ.
 Hoạt động cả lớp :
- GV tổ chức cho HS thảo luận 3 câu hỏi :
+ Hồ Quý Ly là người như thế nào ?

+ Ông đã làm gì ?
+ Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly
là đúng hay sai ? Vì sao?
- GV cho HS dựa vào SGK để trả lời :Hành
động truất quyền vua là hợp lòng dân vì các
vua cuối thời nhà Trần chỉ lo ăn chơi sa đọa,
làm cho tình hình đất nước ngày càng xấu đi
và Hồ Quý Ly đã có nhiều cải cách tiến bộ.
3.Củng cố - Dặn dò: (5’)
- GV cho HS đọc phần bài học trong SGK.
- HS các nhóm thảo luận và đại diện
nhóm trình bày kết quả .
- Các nhóm khác nhận xét,bổ sung .
+ Vua quan nhà Trần ăn chơi sa đọa.
+ Những kẻ có quyền thế ngang nhiên
vơ vét của cải của dân đê làm giàu.
+ Cuộc sống của nhân dân vô cùng cực
khổ.
+ Thái độ phản ứng của nhân dân với
triều đình là nổi dậy đấu tranh.
+ Quân Xiêm quấy nhiễu, nhà Minh
hạch sách…
- HS: Giữa thế kỉ XIV,nhà Trần bước
vào thời kì suy yếu.Vua quan ăn chơi sa
đọa,bóc lột nhân dân tàn khốc.Nhân dân
cực khổ ,căm giận nổi dậy đấu
tranh.Giặc ngoại xâm lăm le xâm lược
nước ta.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.HS
khác nhận xét, bổ sung .

+ Là quan đại thần của nhà Trần.
+ Ông đã thay thế các quan cao cấp của
nhà Trần bằng những người thực sự có
tài, đặt lệ các quan phải thường xuyên
xuống thăm dân .Quy định lại số ruộng
đất, nô tì của quan lại quý tộc, nếu thừa
phải nộp cho nhà nước.Những năm có
nạn đói, nhà giàu buộc phải bán thóc và
tổ chức nơi chữa bệnh cho nhân dân .
+ Đúng. Vì hợp lòng dân, giúp nhân dân
thoát khỏi cuộc sống cơ cực, ách áp bức
bóc lột tàn tệ.
- HS nhắc lại.
GV: Nguyễn Thị Lê --- 4 ---
- Hỏi:
+ Trình bày những biểu hiện suy tàn của nhà
Trần?
+ Triều Hồ thay triều Trần có hợp lịch sử
không? Vì sao ?
- Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài :
“Chiến thắng Chi Lăng”.
- Nhận xét tiết học .
- 3 HS đọc bài học.
- HS trả lời câu hỏi.
-HS cả lớp.
Tiết 4
Môn: Khoa học
Bài : TẠI SAO CÓ GIÓ?
TCT: 37
I.MỤC TIÊU:

- Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió.
- Giải thích được nguyên nhân gây ra gió.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Chong chóng
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Hãy cho biết không khí cần cho sự sống
như thế nào?
- GV nhận xét và chấm điểm cho HS.
2.Dạy – học bài mới: (30’)
Giới thiệu bài:
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 1,2 và
hỏi: nhờ đâu lá cây lay động, diều bay ?
Hoạt động 1: Chơi chóng chóng.
Mục tiêu: HS làm thí nghiệm chứng minh
không khí chuyển động tạo thành gió.
Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn
- GV kiểm tra xem HS có đem đủ chong
chóng đến lớp không, chong chóng có quay
được không và giao nhiệm vụ cho các em
trước khi HS ra sân chơi chong chóng.
- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn nhóm
mình chơi có tổ chức.
- Trong quá trình chơi tìm hiểu xem:
- HS trả lời.
- HS quan sát và trả lời.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn chơi:

- Cả nhóm xếp thành hai hàng quay mặt
vào nhau, đứng yên và giơ chong chóng
về phía trước. Nhận xét xem chong
chóng của mỗi HS có quay không? Giải
thích tại sao? (Nếu trời lặng gió: chong
chóng không quay, nếu trời có gió mạnh
một chút thì chong chóng sẽ quay).
- Trường hợp chong chóng không quay,
GV: Nguyễn Thị Lê --- 5 ---
+ Khi nào chong chóng không quay?
+ Khi nào chong chòng quay?
+ Khi nào chong chóng quay nhanh, quay
chậm?
Bước 2: Chơi ngoài sân theo nhóm
- HS ra sân chơi theo nhóm, GV kiểm tra
bao quát hoạt động của các nhóm.
- Cả nhóm cùng tuyên dương chong chóng
của bạn nào quay nhanh nhất và cùng nhau
phát hiện xem tại sao chong chóng của bạn
đó quay nhanh.
+ Do chong chóng tốt?
+ Do bạn đó chạy nhanh?
+ Giải thích tại sao khi bạn chạy nhanh,
chong chóng lại quay nhanh?
Bước 3: Làm việc trong lớp.
Kết luận của GV:
Khi ta chạy, không khí xung quanh ta
chuyển động tạo ra gió. Gió thổi làm chong
chóng quay. Gió thổi mạnh làm chong chóng
quay nhanh. Gió thổi yếu làm chong chóng

quay chậm. Không có gió tác động thì chong
chóng không quay.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây
ra gió .
Mục tiêu: HS biết giải thích tại sao có gió.
Cách tiến hành:
- Tổ chức và hướng dẫn
- GV chia nhóm và đề nghị các nhóm
trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng
để làm các thí nghiệm này.
- GV yêu cầu các em đọc các mục Thực
hành trang 74 để biết cách làm.
- Gọi HS đại diện nhóm trình bày kết quả.
Kết luận của GV:
Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến
cả nhóm sẽ bàn xem: làm thế nào để
chong chóng quay? (Phải tạo ra gió bằng
cách chạy…)
- Nhóm trưởng đề nghị 2 đến 3 bạn cùng
cầm chong chóng chạy qua cho những
HS khác cùng quan sát,nhận xét xem
chong chóng của ai quay nhanh hơn.
- Đại diện các nhóm báo cáo xem trong
khi chơi, chong chóng của bạn nào quay
nhanh và giải thích:
+ Tại sao chong chóng quay?
+ Tại sao chong chóng quay nhanh hay
chậm?
- Lắng nghe.
- Các nhóm 4 HS làm thí nghiệm và thảo

luận trong nhóm theo các câu hỏi gợi ý
trong SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
làm việc của nhóm.
GV: Nguyễn Thị Lê --- 6 ---
nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không
khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động
của không khí. Không khí chuyển động tạo
thành gió.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân gây
ra sự chuyển động của không khí trong tự
nhiên.
Mục tiêu: HS giải thích được tại sao ban
ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban
đêm gió từ đất liền thổi ra biển
Cách tiến hành:
- Tổ chức và hướng dẫn
- GV đề nghị HS làm việc theo cặp
- GV yêu cầu các em quan sát, đọc thông tin
ở mục Bạn cần biết trang 75 và những kiến
thức đã thu được qua hoạt động 2 để giải
thích câu hỏi: Tại sao ban ngày gió từ biển
thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền
thổi ra biển?
- Gọi đại diện một số nhóm trình bày kết
quả làm việc của nhóm.
Kết luận của GV:
Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và
ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho
chiều gió thay đổi giữa ngày và đêm.

3.Củng cố – Dặn dò: (5’)
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của
HS.
- Chuẩn bị bài: Gió nhẹ, gió mạnh.Phòng
chống bão.
- HS làm việc cá nhân trước khi làm việc
theo cặp.
- Các em thay nhau hỏi và chỉ vào hình
để làm rõ câu hỏi trên.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả
làm việc của nhóm .
Tiết 5
Môn: Đạo đức
Bài : KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG ( Tiết 1 )
TCT: 19

I. MỤC TIÊU
- Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
- Bước đầu biết cư sử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng thành quả
lao động của họ.
GV: Nguyễn Thị Lê --- 7 ---
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV nêu yêu cầu kiểm tra:
+ Nêu giá trị của lao động?
+ Tìm câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về
ý nghĩa, tác dụng của lao động ?
- GV nhận xét.
2. Dạy – học bài mới: (30’)

a.Giới thiệu bài:
- Yêu cầu mỗi HS tự đúng lên giới thiệu về
nghề nghiệp của bố mẹ mình cho cả lớp.
- Nhận xét, giới thiệu : Bố mẹ của mỗi bạn
trong lớp chúng ta đều là những người lao
động, làm các công việc ở những lĩnh vực
khác nhau. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm
hiểu xem bố mẹ của các bạn HS lớp 4A làm
những công việc gì qua câu chuyện “Buổi
học đầu tiên” dưới đây.
b.Nội dung:
Hoạt động 1:Phân tích ruyện “Buổi học
đầu tiên” (SGK/28).
- GV đọc truyện (hoặc kể chuyện) “Buổi
học đầu tiên”
- GV cho HS thảo luận theo 2 câu hỏi
(SGK/28)
+ Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi
nghe ban Hà giới thiệu về nghèâ nghiệp bố
mẹ mình?
+ Nếu em là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ
làm gì trong tình huống đó? Vì sao?
- GV kết luận:
Nhắc nhở HS cần phải kính trọng mọi
người lao động, dù là những người lao động
bình thường nhất.
Hoạt động 2: Kể tên nghề nghiệp.
- Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 1-
SGK/29)
- GV nêu yêu cầu bài tập 1:

Những người sau đây, ai là người lao
động? Vì sao?
a/. Nông dân
b/. Bác sĩ
- Một số HS thực hiện yêu cầu.HS khác
nhận xét, bổ sung.
- Lần lượt từng HS đứng lên giới thiệu :
Bố tớ là luật sư còn mẹ tớ là cô giáo ; Bố
tớ và mẹ tớ đều là bác sĩ ;….
- HS dưới lớp lắng nghe.
- 1 HS đọc lại truyện “Buổi học đầu
tiên”.
- HS thảo luận.Đại diện HS trình bày kết
quả.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả.
- Cả lớp trao đổi và tranh luận.
GV: Nguyễn Thị Lê --- 8 ---
c/. Người giúp việc trong (nhà) gia đình
d/. Lái xe ôm
đ/. Giám đốc công ty
e/. Nhà khoa học
g/. Người đạp xích lô
h/. Giáo viên
i/. Kẻ buôn bán ma túy
k/. Kẻ buôn bán phụ nữ, trẻ em
l/. Kẻ trộm
m/. Người ăn xin
n/. Kĩ sư tin học
o/. Nhà văn, nhà thơ

- GV kết luận:
+ Nông dân,bác sĩ, người giúp việc, lái xe
ôm, giám đốc công ti, nhà khoa học, người
đạp xích lô , giáo viên, Kĩ sư tin học, nhà
văn, nhà thơ đều là những người lao động
(Trí óc hoặc chân tay).
+ Những người ăn xin, kẻ trộm, kẻ buôn bán
ma túy, kẻ buôn bán phụ nữ, trẻ em không
phải là người lao động vì những việc làm
của họ không mang lại lợi ích, thậm chí còn
có hại cho xã hội.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập
2- SGJ/29- 30.)
- GV chia 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho
mỗi nhóm thảo luận về 1 tranh.
+ Em hãy cho biết những công việc của
người lao động dưới đây đem lại lợi ích gì
cho xả hội?
Nhóm 1 : Tranh 1
Nhóm 2 : Tranh 2
Nhóm 3 : Tranh 3
Nhóm 4 : Tranh 4
Nhóm 5 : Tranh 5
Nhóm 6 : Tranh 6
- GV ghi lại trên bảng theo 3 cột
STT
Người lao động
Ích lợi mang lại cho xã hội
- GV kết luận:
+ Mọi người lao động đều mang lại lợi ích

cho bản thân, gia đình và xã hội.
Hoạt động 4 : Bày tỏ ý kiến.
Làm việc cá nhân (Bài tập 3- SGK/30)
- HS lắng nghe.
-Các nhóm làm việc.
-Đại diện từng nhóm trình bày.
-Cả lớp trao đổi, nhận xét
- HS làm bài tập.
- HS trình bày ý kiến cả lớp trao đổi và
bổ sung.
- Lắng nghe.
GV: Nguyễn Thị Lê --- 9 ---
- GV nêu yêu cầu bài tập 3:
Những hành động, việc làm nào dưới đây
thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao
động.
a/. Chào hỏi lễ phép
b/. Nói trống không
c/. Giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi
d/. Dùng hai tay khi đưa hoặc nhận vật gì
đ/. Học tập gương những người lao động
e/. Quý trọng sản phẩm lao động
g/. Giúp đỡ người lao động những việc phù
hợp với khả năng
h/. Coi thường người lao động nghèo, người
lao động chân tay
- GV kết luận:
+ Các việc làm a, c, d, đ, e, g là thể hiện sự
kính trọng, biết ơn người lao động.
+ Các việc làm b, h là thiếu kính trọng

người lao động.
4.Củng cố - Dặn dò:
- Cho HS đọc ghi nhớ.
- Về nhà xem lại bài và GV yêu cầu mối HS
về nhà sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, các
bài thơ, câu chuyện viết về nội dung ca ngợi
người lao động.
- Chuẩn bị bài tập 5, 6- SGK/30.
- HS làm việc cá nhân và trình bày kết
quả.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Cả lớp thực hiện.
Thứ ba ngày 04 tháng 01 năm 2011
Tiết 1
Môn: Tập đọc
Bài : BỐN ANH TÀI
TCT: 37
I.MỤC TIÊU:
- Đọc rành mạch, trôi chảy.
- Biết đọc với giọng kể chuyện ; bước đầu nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài
năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.
- Hiểu ND: Ca ngợi sức khỏe,tài năng,lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh
em Cẩu Khây.(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
GV: Nguyễn Thị Lê --- 10 ---
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Kiểm tra sự chuẩn bị SGK Tiếng Việt tập
II của HS.
Mở đầu
- GV giới thiệu tên gọi 5 chủ điểm của sách
Tiếng Việt 4, tập 2: Người ta là hoa đất, Vẻ
đẹp muôn màu, Những người quả cảm,
Khám phá thế giới, Tình yêu cuộc sống. Đây
là những chủ điểm phản ánh những phương
diện khác nhau của con người:
+ Người ta là hoa đất: năng lực, tài trí của
con người.
+ Vẻ đẹp muôn màu: biết rung cảm trước vẻ
đẹp của thiên nhiên, đất nước, biết sống đẹp.
+ Những người quả cảm: có tinh thần dũng
cảm .
+ Khám phá thế giới: ham thích du lịch,
thám hiểm .
+ Tình yêu cuộc sống: lạc quan, yêu đời.
2. Dạy – học bài mới: (30’)
2.1.Giới thiệu bài:
- Yêu cầu HS xem tranh minh hoạ chủ
điểm.
Bài đọc đầu tiên của chủ điểm là bài Bốn
anh tài , truyện đọc ca ngợi bốn thiếu niên
có sức khoẻ & tài ba hơn người đã biết hợp
nhau lại làm việc nghĩa.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
Luyện đọc:
- GV yêu cầu 1 HS đọc bài .
- Gọi 5HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của

truyện (3 lượt HS đọc).
Lượt 1 : cho HS đọc nối tiếp đoạn , GV
kết hợp sửa sai từ HS phát âm sai ,yêu cầu
HS phát hiện từ các bạn đọc sai ,GV hệ
thống ghi bảng một số từ trọng tâm sửa
chữa luyện đọc cho học sinh và nhận xét.
Lượt 2: Kết hợp đọc các câu văn dài và
giải nghĩa từ.
Lượt 3 : Cho HS đọc nối tiếp hoàn chỉnh .
* Hoạt động nhóm đôi (3phút)
 Tìm hiểu bài:
- Kiểm tra sự chuẩn bị SGK .
- Lắng nghe.
- HS xem tranh minh hoạ chủ điểm đầu
tiên Người ta là hoa đât
- Lắng nghe.
- HS đọc thành tiếng.
- 5HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn.HS
nhận xét
HS đọc theo nhóm đôi
GV: Nguyễn Thị Lê --- 11 ---
- GV đọc mẫu và hỏi:
+ Truyện có những nhân vật nào?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 trao đổi và trả lời
câu hỏi:
+ Cẩu Khây có sức khoẻ và tài năng như thế
nào?
+ Đoạn 1 nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2.
+ Có chuyện xảy ra với quê hương Cẩu

khây?
+ Thương dân bản,Cẩu Khây đã làm gì?
+ Đoạn 2 nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm 3 đoạn còn lại và trả
lời câu hỏi.
+ Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh cùng những
ai?
- Gv cho HS giải nghĩa từ “ vạm vỡ , chí
hướng”
+ Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng
gì?
+ Em có nhận xét gì về tên của các nhân vật
trong truyện ?
+ Nội dung của các đoạn còn lại là gì?
+ Gọi 1 HS đọc to toàn bài và hỏi: Truyện
ca ngợi ai và ca ngợi về điều gì ?
- Ghi nội dung chính của bài.
- Lắng nghe.
+ Truyện có những nhân vật chính: Cẩu
Khây,Nắm Tay Đóng Cọc,Lấy Tai Tát
Nước,Móng Tay Đục Máng.
- HS đọc thầm, trao đổi và trả lời câu
hỏi.
+ Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn một
lúc hết chín chõi xôi, mười tuổi sức đã
bằng trai 18, 15 tuổi đã tinh thông võ
nghệ, có lòng thương dân, có chí
lớn,quyết trừ diệt cái ác.
+ Đoạn 1 nói lên sức khỏe và tài năng
đặc biệt của Cẩu Khây.

- 1 HS đọc, HS cả lớp đọc thầm.
+ Yêu tinh xuất hiện,bắt người và súc vật
khiến làng bản tan hoang, nhiều nơi
không còn ai sống sót.
+ Thương dân bản,Cẩu Kháy quyết chí
lên đường diệt trừ yêu tinh.
+ Đoạn 2 nói lên ý chí diệt trừ yêu tinh
của Cẩu Khây.
- HS đọc thầm 3 đoạn còn lại và trả lời
câu hỏi.
+ Cùng ba người bạn: Nắm Tay Đóng
Cọc,Lấy Tai Tát Nướcvà Móng Tay Đục
Máng.
- HS giải nghĩa từ:
Vạm vỡ: to lớn nở nang,rắn chắc,toát lên
vẽ khỏe mạnh.
Chí hướng: ý muốn bền bỉ quyết đạt tới
mục tiêu cao đẹp trong cuộc sống.
+ Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay
làm vồ đóng cọc. Lấy Tai Tát Nước có
thể dùng tai để tát nước. Móng Tay Đục
Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn
nước vào ruộng.
+ HS nhận xét : Tên của các nhân vật
chính là tài năng của mỗi người.
+ Ca ngợi tài năng của bốn anh em Cẩu
Khây.
+ 2HS thảo luận theo cặp đại diện báo
cáo.
Ca ngợi sức khỏe,tài năng,lòng nhiệt

thành làm việc nghĩa của bốn anh em
GV: Nguyễn Thị Lê --- 12 ---
 Đọc diễn cảm:
- Gọi 5 HS đọc nối tiếp
- Giới thiệu đoạn văn cần đọc 1,2.
- Tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn.
- Nhận xét HS thi đọc.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc và tìm hiểu lại bài.
- Chuẩn bị bài:Chuyện cổ tích về loài người.
Cẩu Khây.

- 5 HS đọc.
- Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay
(như đã hướng dẫn).
- HS thi đọc theo cặp,đại diện trình bày
trước lớp.
- HS nhận xét.
Tiết 2
Môn : toán
Bài LUYỆN TẬP
TCT 92
I. MỤC TIÊU :
Chuyển đổi được các số đo diện tích.
Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
* Bài 2, bài 3 ý a, bài 4 dành cho HS khá, giỏi
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Nêu lại cách đọc, viết ki-lô-mét vuông.
- Cho HS đổi một vài đơn vị đo diện tích.
- GV nhận xét – cho điểm
2. Dạy – học bài mới: (30’)
a.Giới thiệu bài:
Hôm nay, các em sẽ được rèn luyện kĩ
năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích,
làm các bài toán liên quan đến diện tích theo
đơn vị đo ki-lô-mét vuông.
b. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS đọc kĩ từng câu và tự làm bài.
- HS trả lời.
- HS theo dõi.
- Nhận xét.
- HS lắng nghe - nhắc tựa.
- HS đọc thành tiếng bài tập.
- HS tự làm bài.
- Trình bày kết quả.
530dm
2
=53 000 cm
2
13 dm
2
29cm
2
= 1329cm
2

84 600 cm
2
= 846dm
2
300 dm
2
= 3 m
2

10 km
2
= 10 000 000 m
2
9 000 000m
2
= 9 km
2

- GV nhận xét và có thể yêu cầu HS nêu
cách đổi đơn vị của mình.
Bài 2:* dành cho HS khá, giỏi
- Ví dụ: 530dm
2
=53 000 cm
2
Ta có : 1 dm
2
= 100 cm
2
.

Vậy 530dm
2
=53000 cm
2
GV: Nguyễn Thị Lê --- 13 ---
- Gv gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS làm bài,sau đó chữa bài
trước lớp.
- GV nêu vấn đề: Khi tính diện tích của hình
chữ nhậtb có bạn HS tính như sau : 8000 x
2= 16 000m.Theo em bạn đó làm đúng hay
sai ? Nếu sai thì vì sao?
- Như vậy khi thực hiện phép tính với các số
đo đại lượng chúng ta phải chú ý điều gì ?
- GV nhận xét và kết luận:
Bài 3b:
- GV yêu cầu HS đọc số đo diện tích của
các thành phố, sau đó so sánh.
- 1 HS nêu.
- 2 HS lên bảng làm bài.HS cả lớp làm
vào vở.
- Bạn đó làm sai,không thể lấy 8000 x 2
vì hai số đo này có hai đơn vị khác nhau
là 8000m và 2 km.Phải đổi 8000m = 8
km trước khi tính.
- Chúng ta phải đổi chúng về một đơn vị
đo.
a/ Diện tích khu đất là: 5 x 4 = 20( km
2
)

b/ Đổi 8 000m = 8 km
Diện tích khu đất là:
8 x 2 = 16 ( km
2
)
- HS đọc số đo diện tích của các thành
phố,sau đó so sánh.
a/ Diện tích Hà Nội nhỏ hơn diện tích Đà Nẵng.

Diện tích Đà Nẵng nhỏ hơn diện tích TP. Hồ Chí Minh.
Diện tích TP. Hồ Chí Minh lớn hơn diện tích Hà Nội.
b/ TP. Hồ Chí Minh có diện tích lớn nhất.
Thành phố Hà Nội có diện tích nhỏ nhất .
- Gv yêu cầu HS nêu lại cách so sánh các số
đo đại lượng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4*: dành cho HS khá, giỏi
- GV yêu HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét và hoàn thiện bài
Bài 5:
- GV giới thiệu về mật độ dân số: mật độ
dân số là chỉ số dân trung bình sống trên
diện tích 1 km
2
.
- Yêu cầu HS đọc biểu đồ trang 101 SGK và
hỏi:
- Đổi về cùng đơn vị đo và so sánh như
so sánh các số tự nhiên.

- 1 HS nêu.
- 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp theo
dõi, nhận xét
Bài giải
Chiều rộng của khu đất đó là :
3 : 3 = 1 ( km )
Diện tích khu đất hình chữ nhật là:
3 x 1 = 3 ( km
2
)
Đáp số : 3 km
2


- Lắng nghe.
- Đọc biểu đồ và trả lời câu hỏi.
GV: Nguyễn Thị Lê --- 14 ---
+ Biểu đồ thể hiện điều gì?
+ Hãy nêu mật độ dân số của từng thành
phố.
- HS tự trả lời hai câu hỏi vảo vở.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- Nhận xét tiết học
- Về nhà làm các bài tập trong VBT.
- Chuẩn bị bài : Hình bình hành.
+ Mật độ dân số của ba thành phố lớn
là: Hà Nội, Hải Phòng, T.P Hồ Chí
Minh.
+Mật độ dân số của Hà Nội là : 2952

người /km
2
, Hải Phòng : 1126
người/km
2
; Hồ Chí Minh: 2375
người/km
2
.
- HS làm bài vào vở.
a/ Thành Phố Hà Nội có mật độ dân số
lớn nhất.
b/ Mật độ dân số TPHồ Chí Minh gấp
đôi mật độ dân số TP Hải Phòng.
Tiết 3
Môn: Luyện từ và câu
Bài : CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?
TCT: 37
I.MỤC TIÊU:
- Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ (CN) trong câu kể Ai làm gì?
( ND ghi nhớ).
- Nhận biết được câu kể Ai làm gì ? xác định được bộ phận CN trong câu ( BT1,mục
III) , biết đặt câu với bộ phận CN cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ ( BT2,BT3).
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt dộng dạy Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- KT sự chuẩn bị của HS nhận xét.
2. Dạy – học bài mới: (30’)
a.Giới thiệu bài:
Trong các tiết TLV ở HKI, các em đã

tìm hiểu bộ phận vị ngữ (VN) trong kiểu
câu kể Ai làm gì?. Tiết học hôm nay giúp
các em hiểu về bộ phận CN trong kiểu câu
này.
b.Hướng dẫn tìm hiểu ví dụ:
 Nhận xét:
- Gọi HS đọc đoạn văn sau và tìm câu kể ai
làm gì ? trong đoạn văn trên.
- Lắng nghe.
- 1HS đọc và trao đổi để trả lời câu
hỏi.HS nêu và xác định CN trong mỗi
câu vừa tìm được và nêu ý nghĩa của chủ
ngữ.
GV: Nguyễn Thị Lê --- 15 ---
- Gv nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Bài 1: Các câu kể Ai làm gì ? là câu 1,câu 2,câu 3, câu 5,câu 6.
Bài 2:
Câu 1: Một đàn ngỗng / vươn dài cổ,chúi mũi về phía trước,định đớp bọn trẻ.
Câu 2: Hùng / đút vội khẩu súng gỗ vào túi quần ,chạy biến.
Câu 3: Thắng / mếu máo nấp sau lưng Tiến.
Câu 5: Em / liền nhặt một cành xoan,xua đàn ngỗng ra xa.
Câu 6: Đàn ngỗng / kêu quàng quạc,vươn cổ dài chạy mất.
- Hỏi:
+ Những CN trong các câu kể Ai làm gì?
Vừa tìm được trong đoạn văn trên có ý
nghĩa gì ?
+ CN trong các câu trên do từ loại nào tạo
thành ? Hãy cho ví dụ về mỗi loại từ đó.
+ Trong câu kể Ai làm gì ? những sự vật
nào có thể làm chủ ngữ ?

+ CN trong kiểu câu Ai làm gì ? do loại từ
ngữ nào tạo thành ?
c. Ghi nhớ:
- GV gọi HS đọc ghi nhớ.
d. Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc đoạn văn và yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập.
- Gọi HS nhận xét ,chữa bài.
- Nhận xét,kết luận lời giải đúng.
+ CN trong các câu trên chỉ người ,con
vật có hoạt động được nói đến ở VN.
+ CN trong các câu trên do DT và các từ
kèm theo nó ( cụm DT) tạo thành.
VD:
Danh từ: Hùng ,Nam ,Hoa, …
Cụm DT: Một đàn ngỗng,đàn ngỗng,

+ Trong câu kể Ai làm gì ? chủ ngữ có
thể là người, con vật hoặc đồ vật,cây cối
được nhân hóa có hoạt động được nói
đến ở chủ ngữ.
+ CN trong kiểu câu Ai làm gì ? do DT
và cụm DT tạo thành.
- 3 HS đọc ghi nhớ.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 2 HS lên bảng làm bài ,HS dưới lớp
làm bằng bút chì vào SGK.
- Nhận xét, sửa bài.
a/ Các câu kể Ai làm gì ? là : câu 3, câu 4 , câu 5 , câu 6 ,câu 7.

b/ Xác định CN:
Câu 3: Trong rừng, chim chóc/ hót véo von.
Câu 4: Thanh niên / lên rẫy.
Câu 5: Phụ nữ / giặt giũ bên những giếng nước.
Câu 6: Em nhỏ / đùa vui trước nhà sàn.
Câu 7: Các cụ già/ chụm đầu bên những ché rượu cần.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu. - 1 HS đọc yêu cầu.
GV: Nguyễn Thị Lê --- 16 ---
- Cho HS tự làm bài..
- Gọi HS nhận xét,chữa bài của bạn trên
bảng.
- Gọi HS nối tiếp nhau nêu câu mình đặt.
Bài 3:
- GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi.
- GV nhận xét, khen ngợi.
3.Củng cố – Dặn dò: (5’)
- Yêu cầu HS nhắc lại phần ghi nhớ.
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của
HS.
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn
trong BT3, viết lại vào vở.
- Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Tài năng .
- 3 HS lên bảng lớp làm bài,HS dưới lớp
làm vào vở.Mỗi HS đặt 3 câu.
- Nhận xét, chữa bài.
- HS nối tiếp nhau nêu câu mình đặt:
Các chú công nhân đang khai thác than
trong hầm mỏ.
Mẹ em luôn dậy sớm để nấu cơm.

Chim sơn ca hót rất hay.
Mẹ em tối nào cũng dạy em học bài.
- HS thảo luận đại diện trình bày.
+ Buổi sáng bà con nông dân ra đồng
gặt lúa.
+ Trên đương làng các em HS cắp sách
đến trường.
- HS nhận xét bổ sung.
- 2 HS nhắc lại phần ghi nhớ.
Tiết 4
Môn: Địa lí
Bài : ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
TCT: 19
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình ,đất đai,sông ngòi của đồng bằng
Nam Bộ:
+ Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta,do phù sa của hệ thống sông Mê
Công và sông Đồng Nai bồi đắp.
+ Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi ,kênh rạch chằng chịt.Ngoài đất phù sa
màu mỡ,đồng bằng còn nhiều đất phèn,đất mặn cần phải cải tạo.
- Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ Việt Nam
- Quan sát hình ,tìm ,chỉ và kể tên một số sông lớn của đồng bằng Nam Bộ: sông
Tiền,sông Hậu.
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bản đồ địa lí tự nhiênViệt Nam.
- Tranh ảnh thiên nhiên về đồng bằng Nam Bộ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GV: Nguyễn Thị Lê --- 17 ---
Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi HS:
+ Chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí của thủ đô
Hà Nội
+ Tại sao nói Hà Nội là trung tâm chính trị,
văn hoá, khoa học, kinh tế lớn của cả nước.
+ Hãy nêu tên các di tích lịch sử, viện bảo
tàng, danh lam thắng cảnh của Hà Nội?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2.Dạy – học bài mới: (30’)
a.Giới thiệu bài:
Ở phía Nam nước ta có một đồng bằng
rộng lớn. Đó là đồng bằng Nam Bộ, chúng
ta sẽ cùng tìm hiểu về đồng bằng này xem
nó có gì giống và khác với đồng bằng Bắc
Bộ.
b.Phát triển bài :
Hoạt động1: Đồng bằng lớn nhất của
nước ta.
- GV yêu cầu HS quan sát hình ở góc phải
SGK và chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ.
- GV chỉ sông Mê Công trên bản đồ tự
nhiên treo tường và nói đây là một sông lớn
của thế giới, đồng bằng Nam Bộ do sông
Mê Công và một số sông khác như: sông
Đồng Nai, sông La Ngà… bồi đắp nên.
- Nêu đặc điểm về độ lớn, địa hình của
đồng bằng Nam Bộ.
*Hoạt động cả lớp:
- GV yêu cầu HS dựa vào SGK ,quan sát

hình lược đồ đồng bằng Nam Bộ và vốn
hiểu biết của mình để trả lời các câu hỏi:
+ Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của
đất nước? Do các sông nào bồi đắp nên ?
+ Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì
tiêu biểu (diện tích, địa hình, đất đai.)?
+ Tìm và chỉ trên BĐ Địa Lí tự nhiên Việt
- HS trả lời và thực hiện yêu cầu.
- HS nhận xét
- Lắng nghe.
- HS quan sát hình và chỉ vị trí đồng
bằng Nam Bộ.
- HS nêu.
+ Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía Nam
của đất nước.Do phù sa của hệ thống
sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi
đắp.
+ Đồng bằng Nam Bộ có diện tích lớn
gấp ba lần đồng bằng Bắc Bộ.
Địa hình: có nhiều vùng trũng .
Đất đai: Ngoài đất phù sa màu
mỡ,đồng bằng còn nhiều đất phèn,đất
mặn cần phải cải tạo.
- HS tìm và chỉ trên bản đồ Địa Lí tự
GV: Nguyễn Thị Lê --- 18 ---
Nam vị trí đồng bằng Nam Bộ, Đồng Tháp
Mười, Kiên Giang, Cà Mau, các kênh rạch .
- GV nhận xét, kết luận.
GDMT:
- Cải tạo đất chua mặn ở đồng bằng .

- Đất phù sa màu mỡ ở đồng bằng Nam Bộ
Hoạt động 2: Mạng lưới sông ngòi ,kênh
rạch chằng chịt.
- Quan sát hình lược đồ đồng bằng Nam
Bộ, hãy:
+ Tìm và kể tên các sông lớn của đồng bằng
Nam Bộ.
+ Nêu nhận xét về mạng lưới sông ngòi của
đồng bằng Nam Bộ (nhiều hay ít sông)?
+ Vì sao ở nước ta sông Mê Công lại có tên
là sông Cửu Long?
+ GV chỉ lại vị trí sông Mê Công, sông
Tiền, sông Hậu, Biển Hồ.
- Hỏi:
+ Ở Nam Bộ trong một năm có mấy mùa ?
Đặc điểm của mỗi mùa?
+ Giải thích vì sao ở đồng bằng Nam Bộ
người dân không đắp đê?
+ Sông ngòi ở Nam Bộ có tác dụng gì ?
- GV mô tả thêm về cảnh lũ lụt vào mùa
mưa, tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa
khô ở đồng bằng Nam Bộ.
- GV nhận xét ,sửa chữa giúp HS hoàn
thiện phần trả lời.
3.Củng cố - Dặn dò: (5’)
- So sánh sự khác nhau giữa đồng bằng Bắc
Bộ và đồng bằng Nam Bộ về các mặt địa
hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Người dân ở đồng bằng

Nam Bộ.
nhiên Việt Nam vị trí .
+ HS tìm và kể tên các sông lớn của
đồng bằng Nam Bộ.
+ Đồng bằng Nam Bộ có mạng lưới sông
ngòi ,kênh rạch chằng chịt.
+ HS khá ,giỏi: Ở nước ta sông Mê Công
lại có tên là sông Cửu Long là vì do nước
sông đổ ra biển qua 9 cửa sông.
+ Theo dõi.
- HS trả lời các câu hỏi
+ Ở Nam Bộ trong một năm có hai mùa
là mùa mưa và mùa khô.
+ HS khá, giỏi: Ở đồng bằng Nam Bộ
người dân không đắp đê ven sông là để
nước lũ đưa phù sa vào các cánh đồng.
+ Cung cấp nước cho sản xuất và sinh
hoạt.
- HS so sánh.
Thứ tư ngày 05 tháng 01 năm 2011
GV: Nguyễn Thị Lê --- 19 ---
Tiết 1
Môn: Thể dục
Bài : ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT THẤP
TRÒ CHƠI “CHẠY THEO HÌNH TAM GIÁC”
TCT: 37
I.MUC TIÊU:
- Thực hiện cơ bản đúng đi vượt chướng ngại vật thấp.
- Trò chơi “Chạy theo hình tam giác”. Biết cách chơi và tham gia ra chơi được các
trò chơi.

II.ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm: sân trường sạch sẽ.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ chơi trò chơi “Chạy theo hình tam giác ” như
cờ, kẻ sẵn các vạch cho tập luyện bài tập “Rèn luyện tư thế cơ bản” và trò chơi.
III.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Nội dung Định
lượng
Phương pháp tổ chức
1 . Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh
sĩ số.
- GV phổ biến nội dung: Nêu mục
tiêu - yêu cầu giờ học.
- Khởi động : Cả lớp chạy chậm
theo một hàng dọc xung quanh sân
trường.
- Trò chơi: Bịt mắt bắt dê.
6 – 10
phút - Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo.
- HS khởi động đứng theo đội hình
3 hàng dọc và chạy xung quanh sân
trường .
- HS chơi trò chơi.
2. Phần cơ bản:
a. Bài tập RLTTCB :
- Ôn động tác vượt chướng ngại vật
thấp.
- GV cho HS nhắc lại ngắn gọn
cách thực hiện, cho HS ôn lại các
động tác đi vượt chướng ngại vật,

thực hiện 2-3 lần cự ly 10m-15m.
Cả lớp tập theo đội hình 2-3 hàng
dọc, theo dòng nước chảy, em nọ
cách em kia 2m.
HS ôn tập theo các tổ.
18-22
phút
12- 14
phút
- HS đứng theo đội hình 3 hàng
ngang.
==========
==========
==========
- HS đứng theo đội hình tập luyện 2
– 4 hàng dọc theo dòng nước chảy,
em nọ cách em kia 2m.
= = = =
GV: Nguyễn Thị Lê --- 20 ---
- GV quan sát, nhận xét, sửa chữa
sai sót cho HS.
- GV tổ chức cho HS ôn tập theo
từng tổ ở khu vực đã quy định .GV
theo dõi bao quát lớp và nhắc nhở
các em đảm bảo an toàn trong luyện
tập.
b.Trò chơi vận động “Chạy theo
hình tam giác”.
- GV nêu trò chơi, giải thích luật
chơi. GV chú ý nhắc HS khi chạy

phải thẳng hướng, động tác phải
nhanh, khéo léo, không được phạm
quy. Trước khi tập GV cần chú ý
cho HS khởi động kĩ khớp cổ chân,
đầu gối, đảm bảo an toàn trong tập
luyện.
5- 6 phút
= = = =
= = = =
= = = =
= = = =
= = = =
= = = =
= = = =
= = = =
5GV
+ HS tập luyện dưới sự điều khiển
của tổ trưởng tại các khu vực đã
phân công để luyện tập.
===== =====
===== =====
=====
=====
5GV
- HS tập hợp thành hai đội có số
người đều nhau. Mỗi đội đứng
thành 1 hàng dọc sau vạch xuất phát
của một hình tam giác cách đỉnh
1m.


= =
3. Phần kết thúc:
- HS đứng tại chỗ hát và vỗ tay theo
nhịp.
- HS đi theo vòng tròn xung quanh
sân tập, vừa đi vừa hít thở sâu.
- GV cùng học sinh hệ thống bài
học.
4 – 6 phút
- Đội hình hồi tĩnh và kết thúc.
==========
==========
==========
5GV
GV: Nguyễn Thị Lê --- 21 ---
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ
học.
- GV giao bài tập về nhà ôn các
động tác đội hình đội ngũ và bài tập
“Rèn luyện tư thế cơ bản”.
Tiết 2
Môn: Tập đọc
Bài : CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
TCT: 38

I.MỤC TIÊU:
- Đọc rành mạch , trôi chảy.
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi,bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn thơ.
- Hiểu ý nghĩa : Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em ,do vậy
cần dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất. ( Trả lời được các câu hỏi trong

SGK,thuộc ít nhất 3 khổ thơ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi 3 em lên đọc bài và trả lời câu hỏi
trong sách của bài tập đọc( Bốn anh tài) và
nêu ý nghĩa của bài.
- GV nhận xét và ghi điểm.
2. Dạy – học bài mới: (5’)
a. Giới thiệu bài:
- Cho HS quan sát tranh minh họa và hỏi:
Bức tranh vẽ cảnh gì?
- GV: Trẻ em hôm nay là thế giới ngày
mai. Bài thơ Chuyện cổ tích về loài người
của nhà thơ Xuân Quỳnh sẽ cho chúng ta
hiểu được trẻ em là hoa của đất. Mọi vật
trên trái đất này sinh ra đều cho con người,
vì con người.
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc bài .
- HS làm theo yêu cầu của GV.
- Bức tranh vẽ các em nhỏ đang đùa vui
giữa cảnh yên bình , hạnh phúc. Các em
được chăm sóc,chim chóc hót ca vui
cùng các em.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc .

GV: Nguyễn Thị Lê --- 22 ---
- Gọi 7 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ
của truyện (3 lượt HS đọc).
 Lượt 1 : cho HS đọc nối tiếp đoạn , GV
kết hợp sửa sai từ HS phát âm sai , yêu cầu
HS phát hiện từ các bạn đọc sai , GV hệ
thống ghi bảng một số từ trọng tâm sửa
chữa luyện đọc cho học sinh và nhận xét.
 Lượt 2 Kết hợp đọc các câu văn dài và
giải nghĩa từ.
 Lượt 3 : Cho HS đọc nối tiếp hoàn
chỉnh.
* Hoạt động nhóm đôi (3phút)
* Tìm hiểu bài:
- GV đọc mẫu .
- Hỏi: Nhà thơ kể với chúng ta chuyện gì
qua bài thơ ?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 trao đổi và trả lời
câu hỏi:
+Trong “câu chuyện cổ tích” này,ai là
người được sinh ra đầu tiên ?
+ Lúc ấy cuộc sống trên trái đất như thế
nào?
- GV nhận xét bổ sung.
- Gọi HS đọc các khổ thơ còn lại.
+ Sau khi trẻ sinh ra,vì sao cần có ngay
mặt trời?
+ Vì sao cần có ngay người mẹ khi trẻ
sinh ra ?
+ Bố giúp trẻ em những gì ?

+ Thầy giáo giúp trẻ em những gì ?
+ Trẻ nhận biết được điều gì nhờ sự giúp
đỡ của bố và thầy giáo?
+ Bài học đầu tiên thầy dạy cho trẻ là gì ?

- GV nhận xét.
+ Theo em ý nghĩa của bài thơ là gì ?

- 7HS đọc tiếp nối nhau khổ thơ.
- HS nhận xét
HS đọc theo nhóm đôi
- Lắng nghe.
- Nhà thơ kể cho ta nghe chuyện cổ tích
về loài người.
- Lớp đọc thầm khổ thơ 1và trả lời câu
hỏi .
+ Trẻ em được sinh ra đầu tiên trên trái
đất.
+ Trái đất lúc đó chỉ có toàn là trẻ con,
cảnh vật trống vắng, trụi trần không dáng
cây, ngọn cỏ.
- HS nhận xét .
- HS đọc các khổ thơ còn lại thảo luận và
trả lời câu hỏi đại diện trình bày
+ Vì mắt trẻ con sáng lắm,nhưng chưa
nhìn thấy gì nên cần có ánh sáng mặt trời
để trẻ em nhìn cho rõ mọi vật.
+ Vì trẻ cần tình yêu và lời ru, trẻ cần bế
bồng, chăm sóc.
+ Bố giúp trẻ em hiểu biết,bảo cho trẻ

ngoan,dạy trẻ biết nghỉ.
+ Thầy giáo dạy trẻ học hành.
+ Trẻ nhận biết được biển rộng,con
đường đi rất dài,ngọn núi thì xanh và
xa,trái đất hình tròn,cục phấn được làm
từ đá.
+ Bài học đầu tiên thầy dạy cho trẻ đó là
chuyện về loài người.
+ HS nối tiếp nhau trả lời cá nhân.
Thể hiện tình cảm yêu mến trẻ em của
tác giả.
Ca ngợi trẻ em, thể hiện tình cảm trân
GV: Nguyễn Thị Lê --- 23 ---
- GV nhận xét và kết luận: Mọi vật trên
trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ
em ,do vậy cần dành cho trẻ em những
điều tốt đẹp nhất.
* Đọc diễn cảm:
- Gọi HS đọc nối tiếp.
- Giới thiệu khổ thơ cần luyện khổ 4,5.
- Tổ chức cho HS thi đọc theo nhóm các
khổ thơ.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng đoạn
thơ mà mình thích hoặc xung phong HTL
bài thơ
- GV nhận xét tuyên dương HS đọc tốt.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- GV kết luận: Bài thơ tràn đầy tình yêu
mến đối với con người, với trẻ em. Trẻ em
cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ.

Tất cả những gì tốt đẹp nhất đều được
dành cho trẻ em. Mọi vật, mọi người sinh
ra là vì trẻ em, để yêu mến, giúp đỡ trẻ
em.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà HTL và tìm hiểu lại bài.
- Chuẩn bị bài Bốn anh tài tiếp theo.
trọng của người lớn với trẻ em.
Bài thơ muốn nói mọi sự thay đổi trên
thế giới đều vì trẻ em…
- 1 HS nhắc lại ý nghĩa bài.
- 7 HS đọc.Cả lớp theo dõi để tìm ra cách
đọc hay (như đã hướng dẫn).
- HS đọc trước lớp.
- HS thi đọc thuộc lòng đoạn thơ mà
mình thích.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe.
Tiết 3
Môn: Toán
Bài : HÌNH BÌNH HÀNH
TCT: 93
I.MỤC TIÊU :
- Nhận biết được hình bình hành và một số đặc điểm của nó.
* Bài 3 dành cho HS khá, giỏi
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV yêu cầu HS lên bảng làm bài tập .
- GV nhận xét – cho điểm

2. Dạy – học bài mới: (30’)
2.1.Giới thiệu bài:
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS theo dõi, nhận xét.
GV: Nguyễn Thị Lê --- 24 ---
- Hỏi: Các em đã được học về các hình học
nào ?
Trong giờ học hôm nay các em sẽ làm
quen với một hình mới , đó là hình bình
hành.
2.2.Giới thiệu hình bình hành
- Cho HS quan sát các hình bình hành bằng
bìa và vẽ lên bảng hình bình hành ABCD.
Giới thiệu đây là hình bình hành.
* Đặc điểm của hình bình hành:
- Cho HS quan sát hình bình hành trong
SGK trang 102.
+ Tìm các cạnh song song với nhau
tronghình bình hành ABCD.
+ Yêu cầu HS dùng thước thẳng để đo độ
dài các cạnh của hình bình hành.
- GV: Trong hình bình hành ABCD thì AB
và DC được gọi là hai cạnh đối diện, AD
và BC cũng được gọi là hai cạnh đối diện.
+ Vậy trong hình bình hành các cặp cạnh
đối diện như thế nào với nhau?
* Ghi bảng: Hình bình hành có hai cặp
cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- Yêu cầu HS tìm trong thực tế các đồ vật
có mặt là hình bình hành .

- GV nhận xét.
Lưu ý : Hình vuông, HCN cũng là hình bình
hành vì chúng cũng có các cặp cạnh đối
diện song song và bằng nhau.
2.3. Luyện tập- thực hành:
Bài 1:
- Yêu cầu HS quan sát các hình trong bài
tập và chỉ rõ đâu là hình bình hành .
+ Nêu tên các hình là hình bình hành ?
+ Vì sao em khẳng định hình 1,2 và 5 là
hình bình hành ?
+ Vì sao các hình 3,4 không phải là hình
bình hành ?
- GV nhận xét.
Bài 2:
- GV vẽ lên bảng hình tứ giác ABCD và
hình bình hành MNPQ.
- GV chỉ hình và giới thiệu các cặp cạnh
- HS: Hình vuôn ,hình chữ nhật, hình tam
giác,...
- HS lắng nghe- nhắc tựa.
- HS quan sát và hình thành biểu tượng
về hình bình hành.
- HS quan sát.
+ HS: AB // DC; AD // BC.
+ HS thực hành đo và nhận xét: có hai
cặp cạnh bằng nhau là AB = DC; AD =
BC.
- HS lắng nghe.
+ Hình bình hành có hai cặp cạnh đối

diện song song và bằng nhau.
- HS nhắc lại.
- HS nêu.
- HS quan sát và nêu kết quả.
+ Hình1, 2, 5 là hình bình hành .
+ Vì các hình này có các cặp cạnh đối
diện song song và bằng nhau.
+Vì các hình này chỉ có hai cạnh song
song với nhau nên chưa đủ điều kiện để
thành hình bình hành .

- HS quan sát và lắng nghe.
- Hình bình hành .
GV: Nguyễn Thị Lê --- 25 ---

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×