Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu sự phát triển thể lực chuyên môn của nam vận động viên đội tuyển cầu lông trường đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố hồ chí minh sau một năm tập luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.67 KB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TDTT TP.HỒ CHÍ MINH
---XW---

HỌC VIỆN THỂ DỤC THỂ THAO
QUẢNG CHÂU
---XW---

NGUYỄN VĂN LONG

NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CỦA
NAM VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN CẦU LÔNG TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH SAU MỘT NĂM TẬP LUYỆN

Chuyên ngành : Giáo Dục Thể Chất
Mã số

: 60140103

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS - TS. Nguyễn Quang Vinh

TP.HỒ CHÍ MINH NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu mang tính độc lập của cá nhân.
Luận văn được hồn thành sau q trình học tập, nghiên cứu thực tiễn, kinh nghiệm
của bản thân và sự hướng dẫn tận tình của PGS - TS. Nguyễn Quang Vinh.
Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực và kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào.

Tác giả

Nguyễn Văn Long


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Lời cảm ơn
Danh mục những từ, thuật ngữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2
Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................... 4
1.1. ĐẶC ĐIỂM MÔN CẦU LÔNG ............................................................... 4
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỂ LỰC TRONG MÔN CẦU LÔNG ............. 5

1.2.1. Tố chất sức bền ............................................................................... 5
1.2.2. Tố chất sức nhanh ........................................................................... 8
1.2.3. Tố chất sức mạnh ............................................................................ 9
1.2.4. Khả năng phối hợp vận động (khéo léo) ....................................... 12

1.2.5. Tố chất mềm dẻo ........................................................................... 14
1.3. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan.................................................. 15
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ TRỨC NGHIÊN CỨU………..17
2.1. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 17
2.1.1 Phương pháp tham khảo tài liệu .................................................... 17
2.1.2 Phương pháp phỏng vấn................................................................. 17
2.1.3 Phương pháp kiểm tra sư phạm ..................................................... 18
2.1.4 Phương pháp toán thống kê ........................................................... 20


2.2. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................. 23
2.2.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................... 23
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 23
2.2.3 Thiết bị nghiên cứu ........................................................................ 23
2.2.4 Kế hoạch nghiên cứu...................................................................... 23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................... 25
3.1. Xác định các test đánh giá thể lực chuyên môn của nam vđv đội tuyển
cầu lông trường đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố hồ chí minh ..
......................................................................................................................... 25
3.1.1. Tổng hợp các test đánh giá thể lực chuyên môn trong môn cầu
lông của các tác giả trong và ngoài nước ........................................................ 25
3.1.2. Phỏng vấn các huấn luyện viên, chuyên gia, nhà chuyên
môn………………………………………………………………………….30
3.1.3. Kiểm tra độ tin cậy và tính thơng báo của test ........................... 32
3.1.3.1 Kiểm nghiệm độ tin cậy ............................................................ 32
3.1.3.2 Kiểm nghiệm tính thơng báo .................................................... 33
3.2. Đánh Giá Sự Phát Triển Thể Lực Chuyên Môn Của Nam Vđv Đội Tuyển
Cầu Lông Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Thành Phố Hồ
Chí Minh Sau 1 Năm Tập Luyện .................................................................... 38
3.3. Xây Dựng Tiêu Chuẩn Đánh Giá Thể Lực Chuyên Môn Của Nam VĐV

Đội Tuyển Cầu Lông Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
Thành Phố Hồ Chí Minh ................................................................................. 41
3.3.1. Xây dựng thang điểm C (thang điểm 10) ................................... 41
3.3.2. Xây dựng tiêu chuẩn phân loại tổng hợp .................................... 43


3.3.3 Ứng dụng tiêu chuẩn đánh giá thể lực chuyên môn của nam VĐV
đội tuyển cầu lông Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
Thành Phố Hồ Chí Minh ....................................................................... 44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 47
* KẾT LUẬN........................................................................................ 47
* KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới PGS - TS. Nguyễn Quang Vinh đã
tận tình hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn:
- Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, các thầy cô của trường Đại học Sư phạm
Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn tơi
trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
- Ban giám hiệu và đồng nghiệp ở Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và
Nhân Văn Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tơi hồn thành
luận văn.
- Các VĐV nam đội tuyển cầu lông Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và
Nhân Văn Thành Phố Hồ Chí Minh .
Tác giả


Nguyễn Văn Long


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
TT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

CM

Centimet

2

S

Giây

3

L

Lần

4


M

Mét

5

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

6

TDTT

Thể dục thể thao

7

TB

Trung bình

8

TT

Thứ tự

9


VĐV

Vận động viên

10

Trường ĐH KHXH & NV TP.
HCM

Trường Đại học Khoa học Xã
hội Và Nhân văn Thành Phố Hồ
Chí Minh.

11

XPC

Xuất phát cao

12

TDTT TP. HCM

Thể dục thể thao Thành phố Hồ
Chí Minh


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Số
3.1

3.2

Tên Bảng
Bảng kết quả phỏng vấn các test đánh giá thể lực chuyên môn
cho các nam VĐV đội tuyển cầu lông trường ĐHKHXH&NV
Bảng hệ số tin cậy các test đánh giá thể lực chuyên môn của các
VĐV nam đội tuyển cầu lông trường ĐHKHXH&NV

Trang
31
33

Bảng hệ số tương quan thứ bậc giữa các test đánh giá thể lực
3.3

nam VĐV đội tuyển cầu lơng trường ĐHKHXH&NV và thành

34

tích thi đấu
Bảng sự tăng trưởng các test đánh giá thể lực chuyên môn của
3.4

VĐV nam đội tuyển cầu lông trường ĐHKHXH&NVsau một

39

năm tập luyện
Biểu đồ nhịp tăng trưởng các test đánh giá thể lực chuyên môn
3.1


của VĐV nam đội tuyển cầu lông trường ĐHKHXH&NV sau

41

một năm tập luyện
3.5
3.6
3.7

Bảng điểm các test đánh giá thể lực chuyên môn của VĐV nam
đội tuyển cầu lông trường ĐHKHXH&NV ở giai đoạn ban đầu
Bảng điểm các test đánh giá thể lực chuyên môn của VĐV nam
đội tuyển cầu lông trường ĐHKHXH&NV sau 1 năm tập luyện
Bảng điểm tổng hợp phân loại thể lực chuyên môn cho VĐV
nam đội tuyển cầu lông trường ĐHKHXH&NV

43
43
44

Bảng tổng điểm phân loại đánh giá thể lực chuyên môn các
3.8

VĐV nam đội tuyển cầu lông trường ĐHKHXH&NV giai đoạn

45

ban đầu
Bảng tổng điểm phân loại đánh giá thể lực chuyên môn các

3.9

VĐV nam đội tuyển cầu lông trường ĐHKHXH&NV sau 1
năm tập luyện

46


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Cầu lông là môn thể thao được ưa chuộng nhiều nhất, bởi vì ai cũng có
thể chơi cầu lông được. Cầu lông ra đời khoảng năm 1860 tại Anh, qua nhiều
lần thay đổi về hình thức và luật chơi, cầu lơng được đưa vào thi đấu chính
thức tại thế vận hội Olympic năm 1992 ở Barcelona (Tây Ban Nha).
Cầu lông được du nhập vào Việt Nam theo hai con đường thực dân hóa
và việt kiều về nước và dần trở thành mơn thể thao chiếm vị trí quan trọng
trong hoạt động văn hóa, thể dục thể thao của quần chúng nhân dân lao động,
được đảng và toàn xã hội quan tâm (28, tr 5). Năm 1980, giải vô địch cầu
lơng tồn quốc lần thứ I được tổ chức ở Hà Nội, đánh dấu bước ngoặt của cầu
lông Việt Nam trên đường phát triển theo hướng sâu rộng và nâng cao thành
tích thể thao. Từ đó đến nay, cứ mỗi năm một lần được tổ chức luân phiên tại
các địa phương trên tồn quốc, ngồi ra cịn có các giải: vơ địch trẻ và thiếu
niên tồn quốc, giải người cao tuổi, giải học sinh các trường phổ thông....(28,
tr 10). Trước tình hình và nhiệm vụ đặt gia trong giai đoạn mới của nghành
thể dục thể thao nói chung và mơn cầu lơng nói riêng, cầu lơng đã được đưa
vào chương trình giảng dạy trong trường học các cấp. Cho nên, trong những
năm gần đây, cầu lông Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt và dần khẳng
định vị trí trong khu vực và trên thế giới.
Trong thời đại mới bên cạnh sự hội nhập của nền kinh tế, là các hoạt

động giao hữu văn hóa – thể thao để tăng cường thêm tình đồn kết, hữu nghị,
sự học hỏi lẫn nhau giữa các trường, quốc gia hay các châu lục. Cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của các mơn thể thao như bóng đá, bóng bàn, bóng
chuyền, điền kinh, … môn cầu lông là một trong những môn thể thao có
phong trào phát triển rất mạnh mẽ, có mặt ở tất cả mọi nơi trong nước và thế
giới. Tham gia tập luyện, học tập môn cầu lông vừa có tác dụng nâng cao sức


2

khỏe, đạo đức, ý chí, thẩm mỹ, tính trung thực và lòng dũng cảm, đặc biệt là
nâng cao tinh thần đồn kết, tính trách nhiệm, tính tập thể gắn bó.
Với ý nghĩa đó, đội tuyển cầu lơng Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội
Và Nhân Văn Thành Phố Hồ Chí Minh được thành lập, bước đầu mang lại
khơng khí tập luyện vui tươi, lành mạnh trong phong trào tập luyện TDTT ở
trường. Ngồi ra cịn góp vào bảng thành tích thể thao của trường, tuy nhiên
kết quả thi đấu ở các giải cấp đại học quốc gia còn khá khiêm tốn so với một
số các mơn khác.
Vì thế, bản thân tôi nhận thấy không những cần phải điều chỉnh kế
hoạch, phương pháp huấn luyện mà cần phải kiểm tra định kỳ, thường xuyên
đánh giá trình độ tập luyện của từng vận động viên ở từng thời điểm huấn
luyện một cách khoa học mới có thể mang lại kết quả cao. Ngồi kỹ thuật
chun mơn ra thì các tố chất thể lực chun mơn đóng vai trị rất quan trọng
tới thành tích của các vận động viên, nên đây là vấn đề cấp bách và cần thiết
hơn cả.
Trong những năm qua, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này, tuy
nhiên trong Trường Đại học Khoa học Xã hội Và Nhân văn Thành Phố Hồ
Chí Minh chưa có cơng trình nghiên cứu đầy đủ về sự phát triển thể lực
chuyên môn của đội tuyển cầu lông ởTrường Đại học Khoa học Xã hội Và
Nhân văn Thành Phố Hồ Chí Minh.

Xuất phát từ nhận định thực tế trên, chúng tôi chọn đề tài:
“Nghiên cứu sự phát triển thể lực chuyên môn của nam VĐV đội
tuyển cầu lông Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Thành
Phố Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện”.
Mục đích nghiên cứu của đề tài: là nhằm xác định các test, xây dựng
tiêu chuẩn qua đó đánh giá thực trạng và sự phát triển thể lực chuyên môn của
nam VĐV đội tuyển cầu lông trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn


3

thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện. Kết quả nghiên cứu có thể
góp phần nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện đội tuyển cầu lông ở trường
nói riêng và các trường đại học nói chung.
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên,đề tài đề ra các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1:Xác định các test đánh giá thể lực chuyên môn của nam
VĐV đội tuyển cầu lông Trường Đại học Khoa học Xã hội Và Nhân văn
Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Tổng hợp các test đánh giá thể lực chuyên môn trong môn cầu lông
của các tác giả trong và ngoài nước.
- Phỏng vấn các huấn luyện viên, chuyên gia, nhà chuyên môn.
- Kiểm tra độ tin cậy và tính thơng báo của test.
Mục tiêu 2: Đánh giá sự phát triển thể lực chuyên môn của nam VĐV
đội tuyển cầu lông Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố
Hồ Chí Minh sau 1 năm tập luyện.
Mục tiêu 3: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực chuyên môn của
nam VĐV đội tuyển cầu lông Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
thành phố Hồ Chí Minh.
- Xây dựng thang điểm C (thang điểm 10).
- Xây dựng tiêu chuẩn phân loại tổng hợp.

- Ứng dụng tiêu chuẩn đánh giá thể lực chuyên môn của nam VĐV đội
tuyển cầu lông Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ
Chí Minh.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐẶC ĐIỂM MÔN CẦU LÔNG
Việc am hiểu đặc điểm một mơn thể thao có ý nghĩa rất quan trọng đối
với việc nâng cao tính hiệu quả của quá trình huấn luyện vận động viên. Từ
những kỹ thuật cơ bản, các nước có nền cầu lơng phát triển mạnh như: Trung
Quốc, Malaysia, Đan Mạch...đã nghiên cứu, phát triển và sáng tạo ra những
phương pháp huấn luyện thể lực, làm cho chiến thuật trở nên đa dạng và
phong phú, góp phần đưa mơn cầu lơng vào tầm cao mới. Vì vậy, có thể suy
luận rằng, hoạt động thi đấu cầu lông cũng gần như là thi đấu về thể lực, vận
động viên nào có thể lực trội hơn và kết hợp tốt với chiến thuật thì sẽ là người
chiến thắng. Cho nên, thể lực là khâu đầu tiên mà vận động viên cần phải chú
ý khi mới bước vào tập luyện. Có thể lực tốt thì việc huấn luyện chiến thuật,
huấn luyện kỹ thuật, huấn luyện về phong cách thi đấu, tâm lý thi đấu...mới
đạt được hiệu quả mong muốn. Chính vì thế, thể lực là cơ sở cho mỗi vận
động viên, là tiền đề cho việc áp dụng chiến thuật, năng lực thi đấu của vận
động viên được căn cứ vào thể lực. Khi vận động viên có một nền tảng thể lực
tốt thì việc phát triển, nâng cao tính chuẩn xác, tốc độ, sức mạnh trong một cú
đánh, phát triển năng lực khống chế và biết hóa sẽ tốt hơn. Vận động viên có
nền tảng thể lực tốt khơng những giúp ích cho chiến thuật mà cịn ảnh hưởng
tới trạng thái tâm lý thi đấu của vận động viên.
Như chúng ta đã biết, tính chất của mơn cầu lông là vừa tiếp xúc cầu
trong thời gian ngắn nhất nhưng lại hoạt động trong thời gian dài, với tốc độ

hoạt động nhanh, biến hóa, có sức mạnh tốc độ...lại phải biết nhiều kỹ thuận
động tác khác nhau để tiếp xúc vợt vào cầu.
Ngày nay, cầu lông thế giới phát triển rất đa dạng và phong phú, mỗi
nước, mỗi khu vực đều có phong cách và lối đánh khác nhau, hầu hết vận


5

động viên các nước đã có sự hồn thiện lớn về thể lực cũng như phong cách,
lối đánh.Chính vì vậy, xu hướng phát triển môn cầu lông hiện đại với lối đánh
biến hóa, thực dụng hiệu quả: đột kích biến đổi tốc độ, tấn công nhanh, phối
hợp các kỹ thuật cá nhân tạo cơ hội phản cơng đối phương, địi hỏi ở vận
động viên khả năng thích ứng cao với lượng vận động lớn và năng lực phối
hợp vận động cao trong thời gian dài. Do đó việc huấn luyện thể lực cho vận
động viên một cách có hệ thống và khoa học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
quá trình đào tạo vận động viên cầu lơng.
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỂ LỰC TRONG MÔN CẦU LÔNG
Trong hoạt động thi đấu thể thao ngồi trình độ kỹ thuật – chiến thuật,
ý chí, đạo đức, tố chất thể lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết
định tới thành tích thể thao, nó thể hiện ở sự phát huy cao độ của các tố chất
thể lực cơ thể như: sức bền, sức nhanh, sức mạnh, mềm dẻo và khả năng phối
hợp vận động.
Như chúng ta đã biết cầu lơng là mơn thể thao đối kháng mà thành tích
của nó được thể hiện ở năng lực của cá nhân mỗi vận động viên trong việc sử
dụng chiến thuật, thể lực và sự ổn định về tâm lý thi đấu của bản thân. Trong
thi đấu cầu lơng khơng những địi hỏi ở vận động viên về kỹ thuật, sử dụng
hợp lý sáng tạo về mặt chiến thuật mà còn yêu cầu rất cao về việc phát huy
đầy đủ các tố chất thể lực của cơ thể [28, tr 153].
1.2.1 Tố chất sức bền
Sức bền là năng lực của cơ thể chống lại mệt mỏi trong một hoạt động

nào đó [7, tr 124].
Sức bền trong cầu lông thể hiện ở sự duy trì hoạt động của hầu hết các
cơ quan trong cơ thể, đó là sự phối hợp liên tục các hoạt động của tay và chân
trong các động tác di chuyển, bật nhảy, đánh cầu rồi lại di chuyển, bật nhẩy
và đánh các dường cầu tiếp theo....chính là sự duy trì hoạt động lâu dài của hệ


6

thống thần kinh thơng qua các hoạt động phán đốn, sử lý các tình huống
đánh cầu sao cho đảm bảo hiệu quả cao nhất của mỗi lần thực hiện kỹ thuật.
Cho nên các hệ thống cung cấp năng lượng trong cơ thể của mỗi vận động
viên phải được duy trì ở mức độ cao nhất về năng lực hoạt động.
Sức bền trong cầu lơng là khả năng duy trì hoạt động với thời gian dài
và cường độ lớn vì hoạt động thi đấu trong cầu lơng được tính theo hiệp đấu
với thời gian khơng cố định. Trung bình mỗi hiệp kéo dài từ 15 – 30 phút,
thời gian của từng hiệp và từng trận đấu phụ thuộc rất nhiều vào trình độ
to9anf diện của cả hai bên.Mỗi trận đấu của hai đối thủ cùng trình độ cao và
tương đương nhau, nếu phải đánh cả ba hiệp thì thời gian có thể kéo dài tới
100 phút. Cùng với thời gian thi đấu kéo dài là cường độ hoạt động cao và
liên tục theo đặc điểm và tình huống của mỗi trận đấu. Điều này đòi hỏi ở vận
động viên cần phải có trình độ thể lực cao và đặc biệt sức bền chun mơn để
có thể duy trì hoạt động thi đấu lâu dài qua mỗi trận đấu và trong suốt q
trình diễn ra giải đấu.
Ngồi ra sức bền trong cầu lơng cịn được thể hiện là sức bền mạnh và
sức bền nhanh vì đặc điểm của các động tác thể hiện trong cầu lơng ở bất cứ
tình huống nào cũng cần phải có sức mạnh tốc độ và sức nhanh của động tác.
Q trình thi đấu vận động viên khơng chỉ thực hiện một vài lần di chuyển ,
bật nhảy hay đánh cầu mà những kỹ thuật này được thực hiện liên tục và ln
duy trì ở cường độ cao trong suốt cả trận đấu. Sự giảm sút về sức mạnh và sức

nhanh trong quá trình thi đấu thể hiện ở năng lực sức bền của vận động viên
còn thấp và điều này tất yếu sẽ dẫn đến kết quả thi đấu khơng cao.
• Phương pháp huấn luyện sức bền chuyên môn trong cầu lông:
Dựa trên các cơ sở khoa học và đặc điểm huấn luyện sức bền chuyên
môn trong cầu lơng có thể xác dịnh năng lực sức bền trong môn cầu lông phụ
thuộc vào ba cơ chế cung cấp năng lượng cho cơ thể trong vận động đó là: cơ


7

chế ATP – CP , cơ chế lăctic và cơ chế ơxy hóa. Vì vậy để phát triển sức bền
chun môn cho vận động viên cầu lông cần tiến hành đồng thời việc hoàn
thiện cả ba cơ chế trên.
+ Hoàn thiện cơ chế ATP – CP:
Sử dụng các bài tập chạy 30 – 60m, các bài tập di chuyển chuyên môn:
di chuyển ngang, di chuyển chéo, di chuyển tiến – lùi, các bài tập ba bước bật
nhảy đánh cầu ... có yêu cầu thành phần của các bài tập như sau:
- Cường độ tối đa hoạc gần tối đa (95 – 100%).
- Thời gian nghỉ giữa quãng khoảng 2.5 phút đảm bảo cho kịp tái tổng
hợp ATP.
- Thời gian bài tập từ 3 – 8 giây.
- Sử dụng nghỉ ngơi tích cực như là chạy bộ, đi bộ...
- Số lần lặp lại còn tùy thuộc vào từng vận động viên sao cho lần tập
cuối cùng độ vận động không bị giảm sút (8 – 10 lần).
+ Hoàn thiện cơ chế lăctic: Sử dụng các bài tập chung và chuyên môn
với các yêu cầu thành phần của tài tập như sau:
- Thời gian bài tập từ 30 giây cho tới 2 phút.
- Cường độ bài tập từ 90 – 95% tối đa.
- Nghỉ ngơi tích cực.
- Số lần lặp lại khơng quá 3 – 4 lần để sao cho cường độ hoạt động

khơng bị giảm, tránh tình trạng cơ chế cung cấp năng lượng bị chuyển sang
ưa khí.
- Thời gian nghỉ giữa quãng giảm dần sau mỗi lần lặp lại để sao cho
nồng độ axít lăctic tích tụ cao làm cho cơ thể thích nghi với trạng thái nợ ơxy.
Sau lần tập thứ nhất nghỉ 6 - 8 phút, sau lần hai nghỉ từ 3 – 3.5 phút, sau lần
ba nghỉ từ 2 – 3 phút.
+ Hồn thiện cơ chế ơxy hóa:


8

- Cường độ hoạt động 75 – 80% tối đa sao cho cuối mỗi lần thực hiện
bài tập, nhịp tim đạt 180 lần/ phút.
- Sử dụng nghỉ ngơi tích cực.
- Số lần lặp lại sao cho không xuất hiện sự dối loạn trong phối hợp vận
động, có thể 4 – 5 lần và phân các nhóm tập luyện, giữa các nhóm có thời
gian nghỉ thích hợp.
- Thời gian của bài tập từ 1 – 1.5 phút đủ dể hoạt động diễn ra trong
điều kiện yếm khí và mức hấp thụ ôxy tối đa sẽ đạt được vào thời gian nghỉ
giữa quãng.
- Thời gian nghỉ giữa quãng từ 1 – 2 phút để lần lặp lại sau tiến hành
vào lúc mức hấp thụ ơxy vẫn cịn cao.
Ngồi việc sử dụng các bài tập trên, cần kết hợp chặt chẽ với các bài
tập có dụng cụ để phát triển cho vận động viên sức bền mạnh và sức bền
nhanh trong cầu lông. Bên cạnh đó, các bài tập thi đấu hai vận động viên với
một vận động viên hoặc giữa các vận động viên có trình độ ngang nhau cùng
thi đấu với các vận động viên các mơn bóng cũng góp phần không nhỏ vào
việc nâng cao sức bền cho vận động viên cầu lông.
1.2.2 Tố chất sức nhanh
Sức nhanh là năng lực thực hiện động tác với khoảng thời gian ngắn

nhất. các hình thức biểu hiện sức nhanh bao gồm: [7, tr 122].
- Tần số động tác.
- Thời gian tiềm phục của phản ứng vận động.
- Thời gian của một cử động đơn.
Cũng như nhiều môn thể thao khác, đặc biệt là nhóm các mơn bóng,
cầu lơng thi đấu đỉnh cao địi hỏi một trình độ kỹ thuật điêu luyện kết hợp với
việc thể hiện tổng hợp những năng lực vận động của con người trong đó có
sức nhanh. Mỗi kỹ thuật cầu lông đều thể hiện tổng hợp các năng lực sức


9

nhanh trong đó, song mức độ kết hợp sức nhanh trong mỗi kỹ thuật khác
nhau đều có sự khác nhau và đặc biệt quan trọng là sức nhanh trong phản ứng
vận động.
Trong huấn luyện cầu lông không chỉ huấn luyện đơn thuần sức nhanh
phản ứng vận động mà còn phải biết kết hợp hài hòa với việc huấn luyện sức
mạnh động tác trong các kỹ thuật di chuyển và kỹ thuật đánh cầu mới có thể
nâng cao thành tích cho vận động viên cầu lông.
Trong thi đấu cầu lông, việc thực hiện mỗi động tác kỹ thuật đều thông
qua một q trình bắt đầu từ việc quan sát, phán đốn động tác của đối
phương đến theo dõi hướng bay của quả cầu, di chuyển đến vị trí thích hợp và
lựa chọn động tác đánh trả và thực hiện đánh cầu. Đó là vịng khép kín của
một phản ứng vận động, thời gian cho mỗi phản ứng vận động này tùy thuộc
vào rất nhiều yếu tố khác nhau: đối phương, trình độ năng lực, tình huống thi
đấu trên sân.
+ Phương pháp huấn luyện sức nhanh động tác:
Sử dụng phương pháp lặp lại với tốc độ tới hạn các động tác kỹ
thuật.Cần sử dụng các bài tập lặp lại động tác không cầu và có cầu với tốc độ
tối đa. Các bài tập di chuyển chuyên môn như: di chuyển chéo, di chuyển

ngang, di chuyển tam giác với tốc độ cao, di chuyển lên xuống, các bài tập
bật nhảy tại chỗ,....
+ Phương pháp huấn luyện sức nhanh phản ứng vận động:
Sử dụng phương pháp lặp lại với các bài tập phản ứng như: bắt bóng
nhỏ, các bài tập xuất phát di chuyển, các động tác xuất cao, trung bình, tập
luyện với các mơn như bóng rổ, bóng bàn,tennis...
1.2.3 Tố chất sức mạnh
Sức mạnh là khả năng con người khắc phục lực cản bên ngồi hoặc
chống lại lực cản đó nhờ sự nỗ lực cuả cơ bắp [7, tr 118].


10

Đặc điểm của thi đấu cầu lông là vận động viên luôn phải di chuyển thi
đấu liên tục với tốc độ cao trong diện tích sân thi đấu của mình bằng các bước
chạy hoặc bật nhảy cùng với việc đó là việc kết hợp với động tác đánh cầu
hợp lý, nhanh, mạnh để thực hiện được ý đồ chiến thuật của mình trong thi
đấu nhằm đạt hiệu quả cao. Vì vậy sức mạnh trong cầu lông thường được thể
hiện ở các động tác đánh cầu đòi hỏi phát huy lực tối đa của cơ thể như động
tác đập cầu [28, tr 154].
Một số yêu cầu trong khi sử dụng sức mạnh trong các động tác của kỹ
thuật cầu lông là cần được phát huy tốc độ tối đa vừa tăng cường được hiệu
quả của kỹ thuật đó vừa gây cho đối phương những tình huống bất ngờ và bị
động trong quá trình thi đấu. Đồng thời, lại phải duy trì được sức mạnh đó
trong suốt thời gian dài của quá trình thi đấu khơng phải chỉ trong từng trận
đấu mà trong suốt quá trình diễm biến của một giải đấu.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và cơ sở thực tế trên có thể xác định
sức mạnh đặc trưng được thể hiện trong môn cầu lông là sức mạnh tốc độ. Vì
vậy xu hướng lựa chọn các bài tập để huấn luyện sức mạnh chuyên môn
trong cầu lông cũng cần tập trung vào phát triển sức mạnh tốc độ cho các vận

động viên.
+ Để huấn luyện sức mạnh chuyên môn trong cầu lông cần phải sử
dụng các bài tập chun mơn và các bài tập đó phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho vận động viên theo
xu hướng sử dụng lượng đối kháng chưa tới tối đa và với tốc độ cực đại. Với
xu hướng này, chỉ nên lựa chọn các bài tập có lượng đối kháng từ lớn trở
xuống và áp dụng tùy theo nhiệm vụ phát triển sức mạnh cho bộ phận thực
hiện động tác kỹ thuật nào.


11

- Sử dụng có hiệu quả các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho vận
động viên bằng cách động viên họ cố gắng lặp lại thêm một số lần nữa khi đã
kiệt sức để nâng cao hiệu quả của bài tập.
- Cấu trúc các bài tập huấn luyện sức mạnh cần phải gần giống với cấu
trúc kỹ thuật động tác của cầu lông để sao cho khi thực hiện các bài tập này
định hình kỹ thuật động tác chuyên môn của vận động viên không bị phá vỡ
do ảnh hưởng của việc tập luyện các bài tập đó.
-Kết hợp các bài tập phát triển sức mạnh chuyên môn với các bài tập
phát triển chung, toàn diện làm cơ sở cho phat triển sức mạnh chuyên
môn để nâng cao thành tích. Khi sử dụng các bài tập phát triển chung
cần hết sức hạn chế các bài tập tĩnh để tránh gây hậu quả xấu tới năng
lực thực hiện kỹ thuật động tác cầu lông.
+ Các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ chuyên môn cầu lông:
- Các bài tập với dụng cụ: sử dụng các bài tập với tạ tay, vợt tennis...để
phát triển sức mạnh tốc độ của các nhóm cơ tham gia hoạt động của cổ tay,
vai.
- Các bài tập với tạ gánh, dây nhảy, bao cát...để phát triển sức mạnh các
nhóm cơ chân tham ngia vào di chuyển, các động tác bật nhảy, xuất phát, di

chuyển đánh cầu ở các vị trí khác nhau.
- Các bài tập với người cùng tập: là các bài tập có người phục vụ như
tung cầu, phòng thủ nhằm tăng cường sức mạnh đập cầu.
- Các bài tập với lực đối kháng bên ngoài: các bài tập di chuyển hoặc
bật nhảy trên cát, bật nhảy một hoặc hai chân lên bậc thang, đập cầu liên tục
ngược gió...
- Các bài tập khắc phục trọng lượng cơ thể: gồm các bài tập di chuyển
chuyên môn, các bài tập đứng lên ngồi xuống trên một chân, bật cóc...


12

Các mơn thể thao nói chung và trong cầu lơng nói riêng, sức mạnh
khơng thể thiếu được trong huấn luyện, đặc biệt là huấn luyện thể lực. Do
vậy, phải nghiên cứu tìm ra phương pháp để làm sao giáo dục nâng cao được
sức mạnh. Hiệu quả huấn luyện thường được kiểm soát bằng trọng lượng, số
lần lặp lại, số tổ luyện tập và nhịp độ bài tập.
Vì trong các điều kiện trên, tính chất của các chuyển động có khác
nhau, nên ta có thể xem cách phân chia trên là cách phân loại những dạng cơ
bản của các năng lực sức mạnh trong môn cầu lông.
1.2.4. Khả năng phối hợp vận động (khéo léo)
Khéo léo là năng lực tiếp thu nhanh các động tác và ứng phó kịp thời
với những thay đổi bất ngờ [7,tr 128].
Năng lực phối hợp trong cầu lơng địi hỏi kết hợp nhiều các năng lực
phối hợp khác nhau, tùy theo mục đích hành động và từng trường hợp cụ thể
mà một năng lực nào đó sẽ cần được thể hiện trội hơn các năng lực khác. Đặc
biệt là các năng lực liên kết, định hướng, phân biệt, phản ứng và thích nghi.
Từ các nhận thức lý thuyết về năng lực ta nhận thấy rằng, ngay cả khả
năng phối hợp vận động cũng chỉ có thể được nâng cao trong hoạt động,
nghĩa là thông qua trong tập luyện một cách tích cực. Do đó, huấn luyện có

mục đích từng khả năng phối hợp là cơ sở cho việc nắm vững các bài tập thể
chất được áp dụng như phương tiện. Trình độ các khả năng phối hợp cũng tự
động được nâng cao thông qua việc phát triển kỹ xảo. Xong trình độ tập luyện
này cơ bản được nâng cao khi từng khả năng phối hợp được huấn luyện có
mục đích. Nói chung, việc nắm vững các bài tập thể chất ở mức độ kỹ xảo là
tiền đề cho việc áp dụng những bài tập này như là phương tiện tập luyện.
Các bài tập chuyên môn và thi đấu nằm nâng cao trình độ các mặt
chun mơn của khả năng phối hợp vận động ít nhất cũng được nắm vững ở
mức độ phối hợp tinh vi. Trong huấn luyện, khả năng phối hợp có thể áp dụng


13

các phương tiện tập luyện phụ. Các phương tiện tập luyện phụ này có tác
dụng nâng cao chức năng của cơ quan phân tích khi vận động viên ở trạng
thái tương đối thụ động.
Việc tiếp thu các kỹ năng – kỹ xảo mới đa dạng là phương phấp cơ bản
trong giáo dục khéo léo, điều này làm cho vốn dự trữ kỹ xảo vận động tăng
lên và có ảnh hưởng tốt đến các khả năng chức phận của cơ quan phân tích
vận động. Khi giáo dục tính khéo léo là năng lực tiếp thu những động tác mới,
có thể sử dụng bất kỳ bài tập nào, miễn là các bài tập đó có các thành phần
mới.
Sự thay đổi lượng vận động nhằm phát triển khéo léo được tiến hành
bằng cách nâng cao độ khó về phối hợp vận động sao cho người tập vẫn có
thể thực hiện được. Những mức độ khó khăn đó xuất phát chủ yếu từ các yêu
cầu đối với độ chính xác của động tác, đối với sự phối hợp lẫn nhau của các
động tác, đối với sự biến đổi đột ngột của hoàn cảnh.
Các bài tập phát triển khéo léo thường làm cho cơ thể chóng mệt mỏi.
Đồng thời, việc thực hiện các bài tập này địi hỏi cơ bắp phải có cảm giác rất
chính xác. Khi cơ thể đã mệt mỏi thì việc thực hiện các bài tập nói trên sẽ

khơng mang lại hiệu quả cao, vì vậy trong giáo dục khéo léo người ta sử dụng
quãng nghỉ đầy đủ để cơ thể hồi phục tương đối hoàn toàn, và chỉ nên thực
hiện các bài tập khi khơng cịn những dấu hiệu mệt mỏi đáng kể do hoạt động
trước đó để lại.
- Năng lực thích ứng: được thể hiện nhiều ở những vận động viên cầu
lơng có trình độ cao, họ cóa thể thay đổi mức độ dùng sức hoặc thay đổi cả
động tác đặc biệt là cổ tay điều chỉnh đường cầu sao cho có thể gây ra khó
khăn nhiều nhất cho đối phương trong thi đấu.
- Năng lực định hướng trong cầu lông không chỉ được thể hiện ở khả
năng xác định phương hướng đánh cầu chính xác của vận động viên trong


14

các tình huống khác nhau của tư thế cơ thể mà còn được thể hiện ở việc xác
điịnh phương hướng đánh cầu của đối phương để có những hành động đáp lại
chủ động và kịp thời.
- Năng lực phản ứng: thể hiện ở khả năng phản ứng nhanh với cầu trong
mọi tình huống phức tạp trong thi đấu cầu lơng, đặc biệt là trong huấn luyện
sức nhanh.
- Năng lực phân biệt vận động: được thể hiện ở khả năng dùng sức cùng
những cảm giác về độ cao lưới, về sân bãi một cách chính xác và về cảm giác
với vợt, cầu. Do vậy, những người mới tập do khả năng này còn hạn chế nên
tỷ lệ đánh cầu hỏng hoặc khơng qua lưới hay đánh cầu ra ngồi con rất cao.
- Năng lực liên kết: được thể hiện trong sự phối hợp các bộ phận của cơ
thể như chân, thân mình với tay vào thực hiện một nhiệm vụ cụ thể của cầu
lơng, nó được bắt đầu từ khâu quan sát, phán đoán, di chuyển và thực hiện kỹ
thuật đánh cầu.
Quá trình huấn luyện các năng lực phối hợp vận động cần kết hợp chặt
chẽ với việc phát triển các tố chất khác của cơ thể như: sức mạnh, sức nhanh,

sức bền tùy theo yêu cầu của mỗi loại năng lực khác nhau để không ngừng
nâng cao hiệu quả của cơng tác huấn luyện cầu lơng.
Vì vậy, năng lực phối hợp vận động là tiền đè cơ sở của vận động viên
để tiến hành có hiệu quả những hoạt động thể thao nhất định và có quan hệ
chặt chẽ với phẩm chất cá nhân khác [28, tr 175].
1.2.5. Tố chất mềm dẻo
Mềm dẻo là khả năng của cơ thể con người khi thực hiện các động tác
có biên độ lớn đòi hỏi khớp, cơ, dây chằng...khi tham gia vào hoạt động phải
có độ giãn nhất định phù hợp với yêu cầu của bài tập.


15

Tố chất mềm dẻo phải được phát triển sớm ở trẻ em, vì khi đó xương,
khớp, cơ, day chằng của các em còn mềm, độ giãn nở cao nên tập mềm dẻo ở
giai đoạn này là thuận lợi.
Việc rèn luyện sự mềm dẻo tác động đến các cơ, gân, các khớp và hệ
thống thần kinh, độ mềm dẻo được tăng lên đầu tiên và trước hết là do các mô
liên kết bên trong và sung quanh các bó cơ tăng trưởng và dài ra.
Tập luyện tăng độ mềm dẻo có thể tiến hành một vài lần trong ngày nếu
vận động viên có yêu cầu, và luyện tập ba lần trong một tuần sẽ làm tăng độ
mềm dẻo.
Trong quá trình huấn luyện cầu lông, thường không nên phát triển tố
chất mềm dẻo tới mức giới hạn, có thể chỉ cần phát triển tố chất mềm dẻo tới
mức đủ đảm bảo cho việc thực hiện dễ dàng động tác, trong đó mức độ mềm
dẻo phải cao hơn biên độ lớn nhất mà động tác cần phải thực hiện.
Chính vì vậy, việc đánh giá các tố chất thể lực là một bộ phận quan
trọng, cơ bản của quá trình huấn luyện vận động viên cầu lông. Các tố chất
sức mạnh, sức bền, năng lực phối hợp vận động và mềm dẻo của vận động
viên chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố di chuyền và chứa đựng những khả năng to

lớn trong tương lai.
1.4. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN
Cầu lơng là mơn thể thao có yêu cầu cao về thể lực,chiến thuật và tâm
lí. Trong một trận đấu, vận động viên thường phải di chuyển, bật nhảy để thực
hiện liên tục nhiều kỹ thuật khác nhau,vì vậy địi hỏi vận động viên phải có
nền tảng thể lực dồi dào để duy trì nhịp độ trận đấu đến hiệp cuối cùng. Cho
nên, quá trình đào tạo tài năng cầu lơng trong tương lai không chỉ đơn thuần
là đề ra các kế hoạch huấn luyện với khối lượng các giáo án, các bài tập thể
lực, các bài tập bổ trợ khổng lồ...màquan trọng và cần thiết hơn cả là áp dụng
các bài tập đó lên đối tượng nào để đạt hiệu quả tối ưu. Vì thế, bước đầu tiên


16

cần phải đánh giá chính xác sự phát triển về thể lực của từng vận động viên để
có sựn điều chỉnh thích hợp. Khơng những thế, nếu việc đánh giá được tiến
hành dựa trên những tiêu chuẩn khoa học, chính xác thì nó sẽ tiết kiệm được
kinh phí và thời gian đào tạo cũng như công sức tập luyện của vận động viên.
Nhận thức được giá trị, ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề, nhiều
nhà khoa học, chuyên gia, huấn luyện viên đã tiến hành nghiên cứu và cơng
bố kết quả của các cơng trình nghiên cứu về sự phát triển thể lực cơ bản của
vận động viên cầu lông như: Bành Mỹ Lệ (1998), Trần Văn Vinh (1999),
Nguyễn Hạc Thúy – Nguyễn Qúy Bình (2000), Hậu Chính Khánh (1994),
Nguyễn Tiên Tiến (2005), Đào Chí Thành – Trần Văn Vinh (1998), Nguyễn
Văn Đức (2002), Lê Hồng Sơn (2006), ...phần lớn các cơng trình nghiên cứu
thuộc các vấn đề về phương pháp huấn luyện, đánh giá về trình độ tập luyện
dưới góc độ sư phạm, xây dựng hệ thống các bài tập thể lực chun
mơn...Mặc dù có ý nghĩa thực tiễn, mang tính cấp thiết, thu hút được sự quan
tâm của nhiều chuyên gia, huấn luyện viên và các nhà khoa học nghiên cứu
trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng thực tế cho thấy thể thao Việt Nam hiện

nay đang thiếu những hệ thống huấn luyện vận động viên mang tính khoa học
cao, phù hợp với từng mơn và từng độ tuổi, giới tính thực tế tình hình kinh tế,
xã hội của từng địa phương. Việc làm này trong mơn cầu lơng cũng vẫn là
một địi hỏi cấp thiết và khơng nằm ngồi xu hướng chung của các mơn thể
thao khác.


17

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ TRỨC NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
2.1.1 Phương pháp tham khảo tài liệu
Phương pháp này là nhằm ghi chép, phân tích, tổng hợp có chon lọc
các tài liệu có liên quan đến các vấn đề giảng dạy và huấn luyện cầu lông làm
căn cứ cho việc xây dựng cơ sở lý luận và đánh giá kết quả nghiên cứu. Các
tài liệu có liên quan được lấy từ các nguồn tài liệu khác nhau, đa số ở thư viện
các Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Trường Đại Học Sư Phạm TDTT TP.
HCM và Trường Đại Học TDTT TP. HCM, là các cơng trình nghiên cứu của
các tác giả trong và ngồi nước, các tạp chí chun ngành, các bản tin khoa
học...để tìm ra các luận cứ khoa học phù hợp với đề tài nghiên cứu.
2.1.2 Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp này là nhằm tìm hiểu xác định hệ thống các test đánh giá
thể lực chuyên môn của nam vận động viên đội tuyển cầu lông Trường Đại
học Khoa học Xã hội Và Nhân văn Thành Phố Hồ Chí Minh.
Chúng tơi dùng phiếu phỏng vấn theo phương pháp phỏng vấn
gián tiếp, thông qua việc phỏng vấn các giáo viên, huấn luyện viên là nhứng
người có kinh nghiệm trong cơng tác huấn luyện vận động viên cầu lông trên

địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh. Thơng qua phiếu phỏng vấn, đề tài đã xác
định được các test đánh giá thể lực chuyên môn của nam vận động viên đội
tuyển cầu lông Trường Đại học Khoa học Xã hội Và Nhân văn Thành Phố Hồ
Chí Minh.


×