Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.98 KB, 15 trang )

i
PHẦN MỞ ĐẦU
Để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển, đa dạng hóa nguồn thu
mang tính bền vững, ít rủi ro, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã và đang
nỗ lực đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng khác ngồi dich vụ tín dụng
như dịch vụ thanh toán, trung gian mua bán tiền tệ, huy động vốn, thẻ, ngân
quỹ, tư vấn tiền tệ…. và để thuận lợi trong q trình nghiên cứu, nhóm dịch
vụ này được đề cập với tên gọi là dịch vụ phi tín dụng.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và hội
nhập, cơ cấu dân số trẻ và tiếp cận nhanh với công nghệ hiện đại, nhu cầu sử
dụng các dịch vụ ngân hàng trong đó có dịch vụ phi tín dụng như thanh tốn,
kho quỹ (bảo quản tài sản), tư vấn tiền tệ… ngày càng lớn.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của dịch vụ phi tín dụng, yêu cầu đặt ra
đối với các ngân hàng thương mại cần nhanh chóng xây dựng chiến lược phát
triển rõ ràng đối với dịch vụ phi tín dụng, đầu tư thích đáng về con người,
cơng nghệ…từ đó đáp ứng thỏa đáng nhu cầu sử dụng các dịch vụ, tiện ích
phi tín dụng, góp phần gia tăng nguồn thu có tính bền vững, ổn định.
Xuất phát từ thực tế đó, tơi đã chọn đề tài: Phát triển dịch vụ phi tín
dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam làm mục tiêu nghiên
cứu cho Luận văn Thạc sỹ kinh tế của mình.
Ngồi phần Mở đầu và Kết luận, nội dung Luận văn gồm 3 chương sau:
Chương 1: Dịch vụ phi tín dụng và phát triển dịch vụ phi tín dụng của
ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ phí tín dụng tại Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam


ii
Chương 1


DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
PHI TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại

1.1.1

Các dịch vụ của ngân hàng thương mại
Có nhiều định nghĩa về ngân hàng thương mại nhưng dù theo định nghĩa nào

thì ngân hàng thương mại cũng được hiểu một loại hình doanh nghiệp đặc biệt vì
hàng hố sử dụng trong kinh doanh là tiền tệ. Ngân hàng thương mại đóng vai trị
tổ chức tài chính trung gian, hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ.
Về khái niệm dịch vụ ngân hàng, ở nước ta cho đến nay vẫn chưa có sự
phân biệt rõ ràng về khái niệm này. Có quan niệm cho rằng, theo nghĩa rộng dịch
vụ ngân hàng là cả các dịch vụ mà hệ thống ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế.
Theo Luật Các Tổ chức tín dụng năm 1997, cụm từ “dịch vụ ngân hàng”
cũng đã được đề cập tới tại khoản 1 và khoản 7 điều 20, nhưng khơng có định
nghĩa và giải thích làm rõ. Theo đó tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được
thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để
hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền
gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán.
Theo cách định nghĩa của WTO đưa ra thì “một dịch vụ tài chính là bất
kỳ dịch vụ nào có tính chất tài chính được một nhà cung cấp dịch vụ tài chính
cung cấp”. Dịch vụ tài chính bao gồm: dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan
tới bảo hiểm, mọi dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác (ngoại trừ
bảo hiểm). Điều đó có nghĩa là dịch vụ ngân hàng là một bộ phận cấu thành
dịch vụ tài chính và trong bảng phân ngành dịch vụ của WTO, dịch vụ ngân
hàng được chia thành 12 phân ngành cụ thể.
Trong Hiệp định Thương mại Việt nam-Hoa Kỳ (BTA), phụ lục G, mục
VI, phân ngành B-các dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác, gồm

12 tiết, từ tiết (a) đến tiết (l) cũng nêu lên cách phân loại dịch vụ ngân hàng
tương tự như WTO.
Tóm lại, mặc dù ở Việt Nam, khái niệm dịch vụ ngân hàng chưa được đề


iii
cập tới một cách đầy đủ trong Luật các Tổ chức tín dụng nhưng theo thơng lệ
quốc tế, dịch vụ ngân hàng có thể hiểu là tồn bộ các dịch vụ liên quan đến
hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối... mà hệ thống các ngân hàng
cung ứng cho nền kinh tế.
1.1.2

Phân loại các dịch vụ của ngân hàng thương mại
Để phân loại các dịch vụ do ngân hàng cung cấp, có thể tiếp cận theo

nhiều tiêu thức: theo tiêu thức đặc trưng dịch vụ cung ứng, theo tiêu thức đối
tượng khách hàng, theo tiêu thức công nghệ (truyền thống, dịch vụ dựa trên
nền tảng internet…)
Phân loại dựa theo tiêu thức đặc trưng dịch vụ cung ứng gồm có dịch vụ
nhận tiền gửi, dịch vụ tín dụng, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ và các
dịch vụ khác.
Phân loại dựa theo đối tượng khách hàng gồm có dịch vụ cho khách
hàng cá nhân, dịch vụ cho khách hàng tổ chức
Phân loại dựa theo công nghệ ngân hàng gồm có dịch vụ ngân hàng
truyền thống, dịch vụ ngân hàng hiện đại
1.1.3

Dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại
Dịch vụ phi tín dụng là các dịch vụ mang lại nguồn thu từ phí cung


cấp dịch vụ cho khách hàng, bao gồm tất cả các dịch vụ của ngân hàng
nhưng khơng bao gồm dịch vụ tín dụng.
Dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại là cách tiếp cận dịch vụ
ngân hàng theo đặc trưng sản phẩm và cách thức mà dịch vụ tạo ra thu nhập
cho ngân hàng. Dịch vụ phi tín dụng cũng có những đặc điểm chung của dịch
vụ ngân hàng, tuy nhiên có những đặc điểm riêng theo đặc trưng dịch vụ cung
cấp, khả năng đem lại thu nhập bền vững và ổn định cho ngân hàng…từ đó
quy định tầm quan trọng của hoạt động này trong hoạt động của một ngân
hàng thương mại trong nền kinh tế hiện đại. Nội dung các dịch vụ phi tín dụng
chủ yếu của ngân hàng thương mại: dịch vụ thanh toán, dịch vụ kinh doanh
ngoại tệ (mua bán ngoại tệ) và các dịch vụ khác.
Dịch vụ phi tín dụng mang đầy đủ những đặc điểm chung của dịch vụ ngân
hàng: tính dịch vụ, tính khơng thể tách biệt, tính khơng ổn định và khó xác định.


iv
Ngồi ra dịch vụ phi tín dụng cịn có những đặc điểm riêng: mang lại nguồn
thu nhập bền vững, độ rủi ro không cao, cạnh tranh gay gắt.
1.2 Phát triển dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại

1.2.1 Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển dịch vụ phi tín dụng
Dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng được coi là phát triển khi nó được
nhiều khách hàng đánh giá cao và đem lại thu nhập tương xứng cho ngân
hàng. Vậy để đánh giá mức độ phát triển của nó, cần phải có một hệ thống chỉ
tiêu đầy đủ. Thông thường chỉ tiêu đánh giá dịch vụ phi tín dụng bao gồm một
số loại chỉ tiêu: tăng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng, tăng thị phần khách
hàng, tăng số lượng khách hàng, tăng số lượng dịch vụ phi tín dụng, tăng chất
lượng dịch vụ phi tín dụng.
1.2.2 Các nhân tố chi phối sự phát triển dịch vụ phi tín dụng
Nhân tố thuộc về ngân hàng: trình độ khoa học cơng nghệ của ngân

hàng, nguồn nhân lực của ngân hàng, vốn chủ sở hữu của ngân hàng, chính
sách phát triển dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng, công tác thương hiệu và
quảng bá tiếp thị, hình thức và kênh phân phối.
Nhân tố bên ngồi ngân hàng: môi trường hoạt động, các đối thủ cạnh
tranh của ngân hàng thương mại.
1.2.3 Ý nghĩa của sự phát triển các dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng
Việc phát triển dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng giúp phân tán và
giảm thiểu rủi ro, làm tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại
trong nền kinh tế thị trường, thúc đẩy các sản phẩm dịch vụ khác cùng phát
triển và tăng lợi nhuận bền vững cho ngân hàng.


v
Chương 2
THỰC TRẠNG DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam
2.1.1 Mơ hình tổ chức, mạng lưới hoạt động, đội ngũ nhân sự
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập năm
1957, hiện nay, BIDV là một trong các Ngân hàng thương mại lớn thứ hai tại
Việt Nam, cung cấp nhiều dịch vụ cho vay, nhận tiền gửi và các dịch vụ ngân
hàng khác cho mọi thành phần kinh tế Việt.
Về cơ cấu tổ chức toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam bao gồm các khối sau: khối Ngân hàng, khối đơn vị sự nghiệp, khối các
công ty 100% vốn, khối liên doanh liên kết.
2.1.2 Khái qt tình hình tài chính chủ yếu của BIDV
Bước vào giai đoạn 2002-2005, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
thực hiện chiến lược cơ cấu lại toàn diện hoạt động của ngân hàng, xây dựng
phần mềm hệ thống ngân hàng cốt lõi, quản lý điều hành vốn tập trung, hoạt
động đa năng, kinh doanh đa lĩnh vực. Kết quả của quá trình này là sự đột phát

mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh, các chỉ số tài chính cơ bản đều gia tăng
với tốc độ cao như: Tổng tài sản, dư nợ tín dụng, huy động vốn, vốn chủ sở hữu,
lợi nhuận trước thuế, thể hiện qua các con số cụ thể trong bảng sau:
Bảng 2.1 Quy mô, tăng trưởng hoạt động của BIDV giai đoạn 2004-2008
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu

2004

2005

2006

2007

2008

Tổng tài sản

99.660

117.976

158.165

201.382

242.316

Cho vay và ứng trước khách hàng


67.244

79.383

93.453

126.616

154.176

Huy động vốn

67.262

85.747

106.496

138.233

166.291

Vốn chủ sở hữu

3.062

3.150

4.428


8.405

9.969

222

296

650

2.103

2.142

Lợi nhuận trước thuế

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV các năm 2004-2008
Trong các năm từ 2004-2008, nền tảng tài chính của BIDV được cải thiện


vi
rõ rệt, vốn chủ sở hữu tăng trưởng bình quân hàng năm là 38%/năm, lợi nhuận
trước thuế tăng trưởng bình quân 95%/năm; về số tuyệt đối, cuối năm 2008 vốn
chủ sở hữu đạt gần 10.000 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2004, trong khi đó,
lợi nhuận trước thuế trên 2.100 tỷ đồng gấp 10 lần so với năm 2004.
Đánh giá chung cho thấy hoạt động kinh doanh của BIDV đang có những
bước tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và sẽ là nền tảng tốt để thực hiện chiến
lược kinh doanh trở thành Tập đồn tài chính ngân hàng hàng đầu Việt Nam
kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực với các trụ cột chính Ngân hàng – Bảo hiểm –

Đầu tư tài chính được đề ra trong Chiến lược BIDV giai đoạn 2006-2010.
2.2 Thực trạng dịch vụ phi tín dụng tại BIDV
2.2.1 Danh mục dịch vụ phi tín dụng của BIDV
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cung ứng một danh mục dịch
vụ ngân hàng đa dạng với nhiều dòng dịch vụ riêng biệt thoả mãn mọi nhu
cầu của các đối tượng khách hàng cá nhân, tổ chức đối với các dịch vụ ngân
hàng. Đối với dịch vụ phi tín dụng, BIDV hiện đang tập trung tiếp tục đẩy
mạnh phát triển các dịch vụ phi tín dụng có hàm lượng cơng nghệ cao, đem
lại giá trị gia tăng và sự thoả mãn cho khách hàng, chủ yếu vào các dịch vụ
phát triển trên nền tảng web/internet và các thiết bị viễn thông.
2.2.2 Kết quả hoạt động dịch vụ phi tín dụng tại BIDV
Giai đoạn 2005-2008 là giai đoạn hoạt động dịch vụ phi tín dụng
tồn hệ thống có những bước tăng trưởng vượt trội so với những năm
trước, thu dịch vụ phi tín dụng của tồn hệ thống tăng cao cả về số tuyệt
đối và số tương đối, tốc độ tăng trưởng cao qua các năm, bình quân là
100%/năm (năm 2006 tăng trưởng 76% so với năm 2005, năm 2007 tăng
trưởng 53% so với năm 2006 và năm 2008 tăng trưởng 171% so với năm
2007). Thu phí chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng thu nhập rịng từ
hoạt động kinh doanh của tồn hệ thống, năm 2005 thu phí dịch vụ phi tín
dụng chiếm tỉ trọng 26%, năm 2006 là 29%, đến năm 2007 nâng lên là 36%
và năm 2008 là 30%.


vii
Bảng 2.2 Kết quả hoạt động dịch vụ phi tín dụng của giai đoạn 2005-2008
Đơn vị: Tỷ đồng
2005

Thu DVR
Thu phí DV phi TD

Tỷ trọng/thu nhập ròng
của BIDV

Số tuyệt
đối
193

Số
tuyệt
đối
339

26%

29%

2006
% TT
so với
2005
76%

Số
tuyệt
đối
519

2007
% TT
so với

2006
53%

36%

Số
tuyệt
đối
1.406

2008
% TT
so với
2007
171%

30%

Nguồn: Tài liệu Hội nghị dịch vụ 2008
Bên cạnh đó, thu nhập của từng dịng dịch vụ cụ thể cũng từng bước
được nâng cao:
Bảng 2.3 Kết quả thu phí các dịng dịch vụ chủ yếu giai đoạn 2005-2008
Năm 2005
Thu phí dịch vụ

Thanh tốn trong
nước
Thanh tốn quốc tế
Kinh doanh tiền tệ
Thẻ

Ngân quỹ

Năm 2006

Năm 2007
TT so
với Số TĐ Tỷ trọng/
năm
(tỷ
Tổng thu
05
đồng) DVR (%)
(%)

Năm 2008
Tỷ
TT
Số TĐ trọng/
so
(ước) Tổng
với
(tỷ
thu
06
đồng) DVR
(%)
(%)

TT
so

với
07
(%)

Số TĐ
(tỷ
đồng)

Tỷ trọng/
Tổng thu
DVR (%)

Số TĐ
(tỷ
đồng)

Tỷ trọng/
Tổng thu
DVR (%)

47

24

110

32

134


178

34

62

273

19

53

96

49

106

31

10

146

28

38

153


11

4,7

38
5.2

13
2

91.7
8.6

18
2

141
65

154
14.3
17

19
2
2

68
66


808
16.4
16.8

44
1
1

540
15
(1.1)

Nguồn: Tài liệu Hội nghị dịch vụ 2008
Với việc triển khai thành công dự án Hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng
từ cuối năm 2005, số lượng và chất lượng dịch vụ thanh toán của BIDV được
cải tiến rõ rệt, góp phần đẩy mạnh hoạt động thanh tốn của tồn hệ thống.
Bên cạnh đó hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV được thực hiện tập trung
tại Hội sở chính. Với cách quản lý mới theo hạn mức và theo mơ hình Trung
tâm Tài trợ thương mại (TFC) có sự hỗ trợ của cơng nghệ hiện đại đã góp
phần tạo nên sự tăng trưởng liên tục về doanh số thanh toán quốc tế, thị phần
của BIDV, hạn chế được các rủi ro và nâng cao được chất lượng dịch vụ.
Dịch vụ kinh doanh tiền tệ từ hai nghiệp vụ cơ bản ban đầu là kinh
doanh ngoại tệ và đầu tư tiền gửi, đến nay BIDV đã có thể cung cấp cho
khách hàng danh mục đa dạng sản phẩm. Việc triển khai các dịch vụ mới này


viii
góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của BIDV, tăng nguồn thu dịch vụ và tạo
tiền đề thuận lợi cho việc phát triển nghiệp vụ tự doanh trong thời gian tới.
BIDV đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường trong nước và quốc

tế trong mọi lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và đã đạt được nhiều giải thưởng.
Năm 2007, BIDV đã đạt giải thưởng “Ngân hàng nội địa cung ứng dịch vụ
mua bán ngoại tệ tốt nhất Việt Nam” do các định chế tài chính bình chọn trên
tạp chí AsiaMoney. Sản phẩm mơi giới hàng hố tương lai đã được giải
thưởng về phát triển thương mại của ADFIAP (Hiệp hội định chế tài chính
phát triển khu vực Châu Á Thái Bình Dương) vào tháng 5/2007
Hoạt động kinh doanh thẻ tại BIDV được chính thức bắt đầu từ 06/2002,
đến nay nghiệp vụ thẻ đã được triển khai rộng khắp các tỉnh thành với hệ
thống mạng lưới máy ATM đạt gần 1.000 máy. Hệ thống thẻ của BIDV được
kết nối online với hệ thống tài khoản tiền gửi thanh tốn, kết nối thơng suốt
trên 64 tỉnh thành, tạo sự thuận tiện trong sử dụng cho khách hàng. Đây là
điểm nổi bật của BIDV so với đối thủ cạnh tranh như Vietinbank, Agribank…

BIDV
12%

Khác
11%

Agribank
13%
VietInbank
19%

Vietcombank
25%

EAB
20%


Hình 2.1 Thị phần thẻ của các ngân hàng năm 2008
Nguồn: Báo cáo của Trung tâm thẻ BIDV năm 2008
Nhóm dịch vụ ngân quỹ của BIDV gồm có: Dịch vụ thu tiền mặt lưu
động tại trụ sở làm việc của tổ chức, thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu
thông, thu giữ hộ tiền mặt qua đêm, kiểm đếm tiền mặt tại trụ sở ngân hàng,
kiểm định tiền thật, giả…Thu từ dịch vụ ngân quỹ chiếm tỷ trọng tương đối
nhỏ trong tổng thu phí dịch vụ phi tín dụng rịng do đặc thù của dịch vụ thu
ngân quỹ còn hỗ trợ nhiều hoạt động khác như huy động vốn, tín dụng, thanh
tốn,… nên các chi nhánh thường có chính sách miễn giảm phí ngân quỹ để
tăng trưởng huy động vốn hoặc thu phí dịch vụ khác.


ix
2.3 Đánh giá về sự phát triển về dịch vụ phi tín dụng tại BIDV
2.3.1 Thành tựu đạt được
Giai đoạn 2005-2008 là giai đoạn đánh dấu bước chuyển mới trong
hoạt động kinh doanh dịch vụ phi tín dụng tại BIDV, nhận thức về vai trò của
hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng của các
đơn vị từ Hội sở chính đến các chi nhánh đã có những chuyển biến tích cực,
là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của dịch vụ phi tín dụng.
Sự phát triển của dịch vụ phi tín dụng tại BIDV đã có sự tăng trưởng cả
về chất và lượng, thể hiện nổi bật trên những khía cạnh sau: Số lượng dịch vụ
phi tín dụng ngày càng đa dạng, nền tảng công nghệ được nâng cấp hiện đại,
kênh phân phối phát triển rộng khắp cả nước.
2.3.2 Những hạn chế trong hoạt động dịch vụ phi tín dụng tại BIDV
Mặc dù đã có những bước tiến lớn trong hoạt động phát triển dịch vụ phi
tín dụng, BIDV vẫn cịn nhiều tồn tại hạn chế trong công tác phát triển dịch
vụ, cụ thể:
Mơ hình tổ chức cung ứng dịch vụ và nguồn nhân lực: chưa bố trí được
mơ hình hồn chỉnh giữa nghiên cứu dịch vụ mới - thử nghiệm dịch vụ - cung

ứng đại trà – đánh giá tổng kết
Chính sách phát triển dịch vụ phi tín dụng: BIDV chưa xây dựng được chiến
lược phát triển dịch vụ rõ ràng và chưa xác định cụ thể kế hoạch, lộ trình đưa ra
sản phẩm dịch vụ theo giai đoạn, theo năm, đồng thời chưa có định hướng dịng
sản phẩm dịch vụ cần tập trung nhằm tạo sự riêng biệt của BIDV
Chất lượng dịch vụ và kênh phân phối: BIDV chưa có nhiều dịch vụ
phân phối qua kênh phân phối điện tử mà hầu hết các ngân hàng trên thế giới,
trong khu vực và nhiều ngân hàng trong nước đều có. Các dịch vụ điện tử
BIDV đang cung cấp như ATM, BIDV-Directbanking, BSMS mới chỉ dừng
lại được ở chức năng vấn tin, chưa thực hiện được các dịch vụ thanh tốn,...
Cơng tác thương hiệu và quảng bá, tiếp thị: Việc quảng bá sản phẩm dịch vụ
sẵn có của BIDV cịn yếu, chưa được chú trọng, bao gồm quảng bá sản phẩm dịch
vụ cả trong nội bộ hệ thống BIDV và quảng bá đối với khách hàng bên ngoài nên
đã dẫn đến tình trạng nhiều sản phẩm chưa được triển khai áp dụng chậm.


x
Chương 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG ĐT&PT VIỆT NAM
3.1 Cam kết WTO của Việt Nam về dịch vụ tài chính ngân hàng và
chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2020
3.1.1 Tác động của việc gia nhập WTO đối với lĩnh vực tài chính ngân
hàng của Việt Nam
Việt Nam được kết nạp là thành viên thứ 150 của WTO vào ngày
7/11/2006. Việc gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện hội nhập sâu rộng hơn vào
nền kinh tế thế giới, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho
cộng đồng doanh nghiệp trong nước trong đó có ngành ngân hàng. Cam kết
trong lĩnh vực ngân hàng khi gia nhập WTO là một trong những cam kết quan
trọng nhất của lĩnh vực dịch vụ mà các chuyên gia Việt Nam đã phải mất rất
nhiều thời gian, công sức để đạt đến một bản cam kết và lộ trình thực hiện có

lợi nhất cho ngành tài chính ngân hàng của Việt Nam
Việc gia nhập WTO đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng của Việt
Nam làm tăng mức độ cạnh tranh, gia tăng và đa dạng hố các nhu cầu,
địi hỏi của khách hàng đối với ngân hàng, gia tăng nhanh hơn tỷ trọng
của nhóm khách hàng trẻ, các doanh nghiệp mới, các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng mới trên nền tảng công nghệ mới, hiện đại.
3.1.1 Chiến lược phát triển ngành ngân hàng
Mục tiêu, định hướng phát triển các TCTD đến năm 2010
 Cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện hệ thống các
TCTD theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển
trung bình tiên tiến trong khu vực ASEAN, đồng thời tạo nền tảng đến sau
năm 2010 xây dựng được hệ thống các TCTD hiện đại, đạt trình độ tiên
tiến trong khu vực Châu Á.
 Tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương mại trên cơ sở
phân biệt chức năng cho vay của ngân hàng chính sách với chức năng


xi
kinh doanh tiền tệ của NHTM. Bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của TCTD trong kinh doanh.
3.2 Chiến lược kinh doanh của BIDV giai đoạn 2008-2015
Hội đồng quản trị BIDV đã phê duyệt tơn chỉ, tầm nhìn và mục tiêu
ưu tiên của BIDV đến 2015 như sau:
Tôn chỉ: “Xây dựng NHĐT&PTVN trở thành Ngân hàng đa sở
hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, hoạt động theo thông lệ quốc tế, chất lượng
ngang tầm các ngân hàng tiên tiến trong khu vực Đơng Nam Á”
Tầm nhìn: “Ngân hàng chất lượng - uy tín hàng đầu Việt Nam”
Mười mục tiêu ưu tiên của BIDV là tiếp tục là nhà cung cấp dịch vụ tài
chính hàng đầu tại Việt nam và mở rộng hoạt động ra nước ngồi, tích cực chủ
động thực hiện kế hoạch “Cổ phần hóa”, tái cơ cấu ngân hàng, đạt được một

bảng cân đối kế toán lành mạnh, tăng Hệ số an toàn vốn lên đạt mức chuẩn của
quốc tế, giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu, tăng trưởng ngân hàng trên cơ sở khả
năng sinh lời và bền vững, áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất, cải thiện và
phát triển hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng, cung cấp dịch vụ chất
lượng cao cho thị trường mục tiêu đã lựa chọn.
3.3 Giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại BIDV
3.3.1 Hồn thiện mơ hình tổ chức kinh doanh dịch vụ phi tín dụng
Năm 2009 là năm đầu tiên BIDV vận hành mơ hình kinh doanh dịch
vụ mới hướng theo đối tượng khách hàng (Khối bán buôn và Khối bán lẻ)
do vậy cần tập trung chỉ đạo các hoạt động dịch vụ theo định hướng khách
hàng một cách mạnh mẽ hơn. Chuyển hoạt động dịch vụ ngân hàng theo
truyền thống là trung tâm tác nghiệp (Operation Center) sang thành Trung
tâm tư vấn dịch vụ khách hàng (Advisory center). Đồng thời tiếp tục củng
cố và hồn thiện mơ hình cung cấp dịch vụ tại các chi nhánh theo hướng
mỗi chi nhánh đều có một bộ phận phục vụ khách hàng doanh nghiệp (bán
bn), khách hàng cá nhân hộ gia đình (bán lẻ) một cách tương đối độc
lập nhưng có quan hệ chặt chẽ hỗ trợ cho nhau nhằm phối hợp, cung cấp


xii
một cách đầy đủ nhất nhu cầu cho các đối tượng khách hàng.
3.3.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Cần có chế độ khuyến khích cán bộ nhân, viên ngân hàng học tập
bằng cách hỗ trợ một phần kinh phí học tập, nghiên cứu. Định kỳ, mở các
lớp đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ mới, công nghệ mới, dịch vụ mới. Xây
dựng chính sách tuyển dụng nhân sự làm việc hợp lý sao cho có thể thu
hút được những nhân tài, những người thực sự có khả năng về chun
mơn về làm việc, có cơ chế lương thưởng, đãi ngộ mang tính thu hút, thực
hiện tuyển chọn theo vị trí làm việc.
3.3.3 Xây dựng quy trình phát triển dịch vụ mới phù hợp

Một quy trình phát triển dịch vụ mới phải hội tụ các giai đoạn cơ
bản sau:
Giai đoạn 1: Xác định nguồn thông tin
Giai đoạn 2: Xây dựng chiến lược
Giai đoạn 3: Phát triển dịch vụ và đưa dịch vụ ra thị trường
Giai đoạn 4: Đo lường và giám sát kết quả thực hiện
Giai đoạn 5: Cải tiến dịch vụ
Mặt khác, khi lựa chọn các đặc tính cho dịch vụ mới, BIDV phải khẳng
định được sự khác biệt hoá của dịch vụ theo đúng giá trị cốt lõi của BIDV,
tránh tình trạng sao chép lại của các đối thủ cạnh tranh.
Khi đã phát triển được một dịch vụ theo đúng định hướng của khách hàng,
BIDV phải lựa chọn đúng thời điểm cũng như thị trường để "tung" dịch vụ ra cho
thích hợp, từ đó giúp BIDV có thể thử nghiệm và kiểm định dịch vụ mới - cơ sở
để cải tiến và phát triển dịch vụ mang lại hiệu quả cao nhất cho ngân hàng.
3.3.4 Nâng cao chất lượng dịch vụ
Để xây dựng chiến lược chất lượng dịch vụ rõ ràng và hữu ích, BIDV
cần tập trung vào các vấn đề sau: Các yếu tố cấu thành chất lượng dịch
vụ, xác định chính sách dịch vụ, xác định các tiêu chuẩn dịch vụ, quản lý


xiii
và kiểm tra việc thực hiện chương trình dịch vụ, cải thiện chất lượng dịch
vụ, đảm bảo tối đa lợi ích của đội ngũ cán bộ nhân viên BIDV.
3.3.5 Đa dạng hố các dịng dịch vụ phi tín dụng
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai hợp tác với các doanh nghiệp lớn như
Viettel, G7 Mart, EVN, VNPT, Jetstar, Kho bạc nhà nước, Tổng cục thuế,
Tổng cục hải quan...và các doan nghiệp có mạng lưới hoạt động rộng khắp cả
nước, từ đó mở ra cơ hội mới trong việc hợp tác kinh doanh dịch vụ, đưa ra
những dịch vụ đặc thù: Gạch nợ cước viễn thơng (Viettel, EVN, VNPT..),
thanh tốn hố đơn tiền điện, tiền nước (EVN, các công ty cấp nước), quản lý

tài khoản tập trung thu hộ tiền từ đại lý/chi nhánh (G7 Mart, các khách hàng
có mạng lưới bán hàng khắp toàn quốc), thu hộ ngân sách nhà nước (Kho bạc,
thuế , Hải quan), bán vé máy bay qua thẻ (hợp tác với Jetstar).
Đối với các dịch vụ kinh doanh tiền tệ: bên cạnh các dịch vụ đã cung
ứng như dịch vụ uỷ thác đầu tư, dịch vụ hàng hoá tương lai trên 02 mặt hàng
cà phê, cao su giao dịch trên thị trường London, tiếp tục mở rộng đối với các
mặt hàng sắt thép, gạo, ngô, điều…những mặt hàng nơng, thủy sản có thế
mạnh của Việt Nam. Đẩy nhanh tiến độ triển khai đề án thực hiện dịch vụ
giao dịch vàng, kinh doanh vàng trên tài khoản cho các Nhà đầu tư, đáp
ứng nhu cầu đầu tư của tổ chức, cá nhân và là tiền đề để khai thác được các
lợi thế khi triển khai dịch vụ huy động vốn bằng vàng.
Dịch vụ Bancassurance (bán chéo sản phẩm bảo hiểm tại ngân hàng):
Đẩy mạnh kết hợp bán chéo các sản phẩm của bảo hiểm qua kênh ngân hàng;
Phối hợp với Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư, Công ty bảo hiểm AIA,
Prudendial, Menulife…. để triển khai các sản phẩm Bancasurance tạo nguồn
thu phí dịch vụ bổ sung cho ngân hàng.
3.3.6 Phát triển và đa dạng kênh phân phối dịch vụ ngân hàng
Bên cạnh các kênh phân phối truyền thống, dịch vụ ngân hàng điện
tử (phone banking, internet banking, mobile banking....) là một trong


xiv
những thế mạnh trong cạnh tranh giữa các ngân hàng. Nghiên cứu để áp
dụng giờ giao dịch linh hoạt, phục vụ cả ngoài giờ, ngày nghỉ, ngày lễ giúp
tạo thuận tiện cho giao dịch của khách hàng. Ngoài ra, BIDV cần tăng cường
phối hợp với hệ thống công ty con, cơng ty cổ phần để đa dạng hố và tăng
cường bán chéo dịch vụ.
3.3.7 Đổi mới, nâng cao năng lực cơng nghệ
Tích cực triển khai dự án nâng cấp SIBS nhằm khắc phục ngay những
hạn chế hiện tại của các phân hệ (CIF, Tiền gửi, Tiền vay, Chuyển tiền,

BDS,..) trong hệ thống SIBS để nâng cao chất lượng của các sản phẩm dịch
vụ hiện tại, đồng thời có cơ sở để triển khai các sản phẩm dịch vụ mới.
Xây dựng các chương trình hỗ trợ quản lý sản phẩm nhằm khai thác các thơng
tin phục vụ phân tích đánh giá hiệu quả của từng sản phẩm.
3.3.8 Tạo dựng thương hiệu, đẩy mạnh công tác quảng bá, marketing dịch vụ
Đối với việc phát triển dịch vụ phi tín dụng, hoạt động marketing giữ vai
trị quan trọng. Để đẩy mạnh cơng tác quảng bá, tiếp thị, BIDV cần bố trí một
phần ngân sách hợp lý việc phát triển thương hiệu, hoạt động marketing và
quảng bá. Ngoài ra, tận dụng khai thác các kênh marketing truyền thống
hoặc hiện đại qua mạng lưới web/internet.
3.4 Những kiến nghị
3.4.1 Kiến nghị với Nhà nước
Xây dựng, hoàn thiện hệ thống khung pháp luật về hoạt động ngân
hàng phù hợp, trong đó xác định rõ vai trị của Ngân hàng Nhà nước. Đẩy
mạnh sử dụng dịch vụ ngân hàng trong khu vực cơng góp phần đẩy mạnh
sự cơng khai minh bạch.
3.4.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Tiếp tục phát triển và hệ thống thanh toán liên ngân hàng, xây dựng
hệ thống giám sát lành mạnh và tích cực là nhân tố tạo môi trường thuận
lợi cho các dịch vụ ngân hàng phát triển.


xv
KẾT LUẬN
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với chiến lược trở thành một
trong những tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu khu vực, đã và đang đa
dạng hóa các dịch vụ cung cấp cho nền kinh tế, tích cực tìm kiếm và khai thác
các nguồn thu bền vững, ổn định nhằm gia tăng thu nhập cho ngân hàng.
Phát triển mảng dịch vụ phi tín dụng đang được Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam tập trung đẩy mạnh hoạt động, đổi mới phương thức

cung ứng dịch vụ, ứng dụng công nghệ mới hiện đại và đã mang lại tiềm năng
rất lớn cho ngân hàng, bước đầu khẳng định được vị thế, uy tín là một trong
những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam có khả năng cung cấp dịch
vụ chất lượng cao, hiệu quả.
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, luận văn “Phát triển dịch vụ phi tín
dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” đã hoàn thành những
nội dung chính sau:
+ Phân tích được tính tất yếu phát triển dịch vụ phi tín dụng của ngân
hàng thương mại.
+ Khái quát những lý luận cơ bản về dịch vụ phi tín dụng.
+ Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ phi tín
dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ đó đưa ra các nguyên
nhân dẫn đến những hạn chế còn tồn tại.
+ Đề xuất các giải pháp giúp phát triển dịch vụ phi tín dụng như: Tiếp
tục hồn thiện mơ hình tổ chức kinh doanh dịch vụ phi tín dụng, đa dạng và
nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường hoạt động quảng cáo, khuếch
trương, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cung ứng dịch vụ, đổi mới và nâng
cao năng lực công nghệ v.v.. phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam.



×