Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

giao an lop 3 tuan 28

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.24 KB, 43 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>KẾ HOẠCH BAØI HỌC </b>


Thứ hai ngày 28 tháng 03 năm 2005


Môn: Toán Tiết: 136 ( Tuần 28 )


<b>Bài: SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000</b>
<b>Sách giáo khoa : Taäp 01 Trang 147 . </b>


<b>I/ MỤC TIÊU :</b>


-Kiến thức :- Giúp HS biết so sánh các số trong phạm vi 100 000. Tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất
trong một nhóm các số có 5 chữ số.


-Kĩ năng : - Củng cố số thứ tự trong nhóm các số có 5 chự số.
-Thái độ : -Trình bày sạch đẹp.


<b>II/ CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Bảng phụ viết các nội dung bài tập 1 và 2.</b>
Học sinh : Vở bài tập.


<b>III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH</b>


<b>1.Hoạt động khởi động:(5 phút)</b>
Hát .


+Kieåmtra bài cũ:


Kiểm tra bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 135.
-GV nhận xét và cho điểm.



<b> 2.Giới thiệu bài:</b>


<b> So sánh các số trong phạm vi 100 000</b>
<b> 3 . Các hoạt động chính:</b>


<b>*</b><i><b>Hoạt động 1:</b></i><b>Hướng dẫn so sánh các số trong phạm vi</b>
<b>100 000.</b>


<b>+Mục tiêu: Biết cách so sánh các số trong phạm vi </b>
100 000.


<b>+Cách tiến hành: ( 15 phút,Bộ đddh )</b>
<i>a) So sánh hai số có số các chữ số khác nhau </i>


-GV viết lên bảng 99 999 ….. 100 000và yêu cầu HS
điền dấu >,<,= thích hợp vào chỗ trống.


-GV hỏi: Vì sao em điền dấu <?


-GV khẳng định các cách làm của các em đều đúng
nhưng để cho dễ, khi so sánh hai số tự nhiên với nhau ta
có thể so sánh về các chữ số của hai số đó với nhau
<i>b) So sánh hai số có cùng số các chữ số.</i>


-GV nêu vấn đề: Chúng ta dựa vào số các chữ số để so
sánh các số với nhau, vậy với các số có cùng các chữ số
chúng ta sẽ so sánh như thế nào?


-3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm
1 baøi.



-2 HS lên bảng điền dấu, HS dưới lớp
làm vào giấy nháp.


99 999 < 100 000.
-HS giải thích


+Vì 99 999 kém 100 000 1 đơn vị.
+Vì 99 999 có 5 chữ số 100 000 có 6
chữ số ….


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

-Yêu cầu HS điền dấu >,<,= vào chỗ trống :
76200 …76199.


-GV hỏi vì sao con điền như vậy?


-GV hỏi: Khi so sánh các số có 4 chữ số với nhau, chúng
ta so sánh như thế nào?


-GV khẳng định: Các số có 5 chữ số chúng ta cũng so
sánh như vậy. Dựa vào cách so sánh các số có 4 chữ số
bạn nào nêu được cách so sánh các số có 5 chữ số.


<b>*</b><i><b>Hoạt động 2:</b></i><b>Luyện tập – thực hành.</b>


<b>+Mục tiêu: Rèn kó năng so sánh các số trong phạm vi </b>
100 000.


<b>+Cách tiến hành: ( 20 phút,VBT )</b>
<b>+Bài 1:</b>



-Bài tập u cầu chúng ta làm gì?
-u cầu HS tự làm bài.


-Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng.
<b>+Bài 2:</b>


-Tiến hành tương tự như với bài tập 1. chú ý yêu cầu HS
giải thích cách điền dấu được trong bài.


<b>+Bài 3:</b>


-u cầu HS tự làm bài.


-Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.


-GV hỏi: vì sao 92 386 là số lớn nhất trong các số 83 269
92 368 ; 29 836; 68932.


GV hỏi: vì sao 54 370 là số bé nhất trong các số 74 203;
100 000; 54 307 ; 90 241.


-GV nhận xét và cho điểm HS.
<b>+Bài 4:</b>


-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu HS tự làm bài.


-Yêu cầu HS giải thích cách xếp của mình.
-GV chữa bài và cho điểm HS.



*


<b> Củng cố - dặn dò ( 5 phút) </b>


-Yêu cầu HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm và
chuẩn bị bài sau.


-GV nhận xét tiết học.


-HS điền: 76200 > 76199.
-HS nêu ý kiến.


-1 HS nêu, HS khác nhận xét, bổ sung
-HS suy nghĩ trả lời.


-Điền dấu so sánh các số.


-2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1
cột, HS cả lớp làm vào vở BT.


-HS nhận xét đúng, sai.


-HS tự làm bài, 1 HS lên bảng khoanh
tròn vào số lớn nhất trong phần a) và
số bé nhất trong phần b)


-Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
-HS trả lời.



-HS trả lời.


-Bài tập yêu cầu chúng ta viết số theo
thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
vào vở BT.


<b>Nhaän xét qua bài dạy :</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>KẾ HOẠCH BÀI HỌC</b>


Thứ ba ngày 29 tháng 03 năm 2005
Môn: Toán Tiết: 137 ( Tuần 28 )
Bài : LUYỆN TẬP


<b>Saùch giaùo khoa : Taäp 01 Trang 148 . </b>
<b>I/ MUÏC TIEÂU :</b>


- Kiến thức :- Giúp HS củng cố về so sánh các số có năm chữ số. Củng cố về thứ tự các số có
năm chữ số.


- Kĩ năng : - Củng cố về phép tính với số có bố chữ số .
- Thái độ : -Trình bày sạch đẹp.


<b>II/ CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Bảng phụ.</b>
Học sinh : Vở bài tập.


<b>III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH</b>



<b>1.Hoạt động khởi động:(5 phút)</b>
Hát .


+Kiểmtra bài cũ:


- Kiểm tra bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết
136.


-GV nhận xét và cho điểm.
<b> 2.Giới thiệu bài:</b>


<b> Luyện tập </b>


<b> 3 . Các hoạt động chính:</b>


<b>*</b><i><b>Hoạt động 1:</b></i><b> So sánh các số trong phạm vi 100 000.</b>
<b>+Mục tiêu: Rèn kĩ năng so sánh các số trong phạm vi </b>
100 000.


<b>+Cách tiến hành: ( 20 phút,VBT )</b>
<b>+Bài 1:</b>


-Gv u cầu HS đọc phần a)


-Trong dãy số này, số nào đứng sau số 99 600?
- 99 600 cộng thêm mấy thì bằng 99 601?


-Vậy bắt đầu từ số thứ 2 mỗi số trong dãy này bằng số
đứng ngay trước đó cộng thêm 1 đơn vị



-Yêu cầu HS làm baøi.


-Yêu cầu HS tự làm bài phần hai và ba.


-Các số trong dãy số thứ hai là những số như thế nào?
-Các số trong dãy số thứ ba là những số như thế nào?
-GV nhận xét và cho điểm HS.


<b>+Baøi 2:</b>


-Yêu cầu HS tự làm bài phần a, sau đó giải thích cách
điền dấu so sánh của một số trường hợp trong bài.


-2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm
1 bài.


-Đọc thầm.
-Số 99 601.


99 600 cộng thêm 1 = 99 601.


-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở BT.


-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở BT.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

-Yêu cầu HS đọc phần b, sau đó hỏi: Trước khi điền dấu
so sánh chúng ta phải làm gì?



-Yêu cầu HS làm bài.


-GV nhận xét và cho điểm HS.


<b>*</b><i><b>Hoạt động 2:</b></i><b>Làm tính với các số trong phạm vi </b>
<b>100 000.</b>


<b>+Mục tiêu: Rèn làm tính với các số trong phạmvi </b>
100 000.


<b>+Cách tiến hành: ( 20 phút,VBT )</b>
<b>+Baøi 3:</b>


-Yêu cầu HS tự nhẩm và điền kết quả.
-GV nhận xét và cho điểm HS.


<b>+Baøi 4:</b>


-Yêu cầu HS suy nghĩ và nêu số các em tìm được.
-Vì sao số 99 999 là số có năm chữ số lớn nhất?


-Vì sao số 10 000 là số có năm chữ số nhỏ nhất?


<b>+Baøi 5:</b>


-GV yêu cầu HS tự làm bài.
-GV nhận xét và cho điểm HS.


*



<b> Củng cố - dặn dò ( 5 phút) </b>


-Tổng kết tiết học, tuyên dương những HS tích cực tham
gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý.
-Yêu cầu HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm và
chuẩn bị bài sau.


-GV nhận xét tiết học.


-Chúng ta phải thực hiện phép tính để
tìm kết quả của các vế có dấu tính, sau
đó so sánh kết quả tìm được với số cần
so sánh và điền dấu.


-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở BT.


-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở BT.


-a) Soá 99 999
-b) Soá 10 000.


-Vì tất cả các số có năm chữ số khác
đều bé hơn số 99 999. (Trên tia số sau
chữ số 99 999 là 100 000 là số có sáu
chữ số ..)


-Vì tất cả các số có năm chữ số khác
đều lớn hơn số 10 000. (Vì số 10 000là


số liền sau của số 9 999 số có 4 chữ số
..)


-4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở BT.


<b>Nhận xét qua bài dạy :</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b> KẾ HOẠCH BÀI HỌC </b>


Thứ tư ngày 30 tháng 3 năm 2005
Mơn: Tốn Tiết: 138 ( Tuần 28 )
<b>Bài : LUYỆN TẬP </b>


Saùch giaùo khoa : Tập 01 Trang 149.
<b>I/ MỤC TIEÂU: </b>


- Kiến thức :-Giúp HS củng cố về thứ tự các số trong phạm vi 100 000.


- Kĩ năng : - Tìm thành phần chưa biết của phép tính. Giải bài tốn có liên quan đến rút về
đơn vị. Luyện ghép hình.


- Thái độ : -Trình bày sạch đẹp.
<b>CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Bảng phụ</b>


- Học sinh : Vở bài tập. Tám hình tam giác vng như bài tập 4.
<b>III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH</b>


<b>1.Hoạt động khởi động:(5 phút)</b>


Hát .


+Kiểmtra bài cũ:


-Kiểm tra bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 137.
-GV nhận xét và cho điểm.


<b> 2.Giới thiệu bài:</b>
<b> Luyện tập </b>


<b> 3 . Các hoạt động chính:</b>


<b>*</b><i><b>Hoạt động 1:</b></i><b>Thứ tự các số trong phạm vi 100 000.</b>
<b>+Mục tiêu: Củng cố về thứ tự các số trong phạm vi </b>
100 000.


<b>+Cách tiến hành: ( 20 phút,VBT )</b>
<b>+Bài 1:</b>


-GV u cầu HS tự làm bài, khi chữa bài yêu cầu HS
nêu quy luật của từng dãy số.


<b>+Bài 2:</b>


-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-GV yêu cầu HS làm bài.


-2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm
1 bài.



-3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1
phần. HS cả lớp làm bài vào vở BT.
-Tìm x.


-4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở BT.


X + 2143 = 4465


X = 4465 – 2143
X = 2322.


X : 2 = 2403
X = 2403 x 2
X = 4806


X – 2143 = 4465


X = 4465 + 2143
X = 6608.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

-Yêu cầu HS giải thích cách làm của từng phần trong
bài.


-GV nhận xét và cho điểm HS.
<b>*</b><i><b>Hoạt động 2:</b></i><b>Giải tốn , tìm x.</b>


<b>+Mục tiêu: Rèn kĩ năng giải tốn và tìm x với các số </b>
trong phạm vi 100 000.



<b>+Cách tiến hành: ( 20 phút,VBT )</b>
<b>+Bài 3:</b>


-Gọi 1 HS đọc đề bài.


-Bài tốn cho biết những gì?
-Bài tốn hỏi gì?


-Bài tốn trên thc dạng tốn nào đã học?
-u cầu HS tự làm bài.


-GV nhận xét và cho điểm HS.
<b>+Bài 4:</b>


-u cầu HS quan sát và tự xếp hình, có thể tổ chức cho
HS thi xếp hình nhanh.


-GV nhận xét và cho điểm HS.
*


<b> Củng cố - dặn dò ( 5 phút) </b>


-Yêu cầu HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm và
chuẩn bị bài sau.


-GV nhận xét tiết học.


-4 HS lần lượt nêu cách tìm số hạng
chưa biết trong phép tính cộng, tìm số
bị trừ trong phép tính trừ, tìm thừa số


chưa biết trong phép tính nhân, tìm số
bị cvhia chưa biết trong phép tính chia.


-Một ơtơ chạy qng đường dài 100
km hết 10l xăng. Hỏi với 8l xăng thì
ơtơ đó chạy được qng đường là bap
nhiêu ki – lô – mét?


-Một ôtô chạy 100 km hết 10l xăng.
-Hỏi 8 l xăng thì ơtơ đó chạy được bao
nhiêu ki – lơ – mét.


-Là bài tốn liên quan đến rút về đơn
vị.


-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở BT.


Bài giải


Số km mà ơtơ đó chạy được trong 1 l
xăng là:


100 : 10 = 10 (km )


Vậy 8 lit xăng ơtơ đó chạy được quãng
đường là:


8 x 10 = 80 (km)
Đáp số: 80 ki – lơ – mét.


-HS xếp được hình như sau:


<b>Nhận xét qua bài dạy :</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>KẾ HOẠCH BAØI HỌC </b>


Thứ năm ngày 31 tháng 3 năm 2005


Mơn: Tốn Tiết: 139 ( Tuần 28 )
<b>Bài : DIỆN TÍCH CỦA MỘT HÌNH.</b>
Sách giáo khoa : Tập 02 Trang 150 .
<b>I/ MỤC TIÊU: </b>


- Kiến thức :-Giúp HS bước đầu làm quen với khái niệm diện tích. Có biểu tượng về diện
tích thơng qua bài tốn so sánh diện tích của các hình.


- Kĩ năng : - Có biểu tượng về diện tích bè hơn, diện tích bằng nhau.
- Thái độ : -Trình bày sạch đẹp.


<b>II/ CHUẨN BỊ: -Giáo viên bảng phụ, các hình minh hoạ trong SGK.</b>
- Học sinh :. Vở bài tập.


<b>III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH</b>


<b>1.Hoạt động khởi động:(5 phút)</b>
Hát .


+Kiểmtra bài cũ:



-GV kiểm tra các bài tập đã giao về nhà trong tiết 138.
-GV nhận xét chữa bài và cho điểm HS.


+Giới thiệu bài:


<b> Diệt tích của một hình.</b>
<b>2..Các hoạt động chính:</b>


<b> *</b><i><b>Hoạt động 1: </b></i><b>Giới thiệu về diện tích của một hình </b>
+Mục tiêu: Nắm được khái niệm về diện tích một hình.
+Cách tiến hành:(15 phút, bảng phụ, bộ đdddh )


<i>a) Ví dụ 1:</i>


-GV đưa ra trước lớp hình trịn như SGK: Hỏi đây là hình
gì?


-GV tiếp tục đưa ra hình chữ nhật như SGK và hỏi: Đây
là hình gì?


-GV đặt hình chữ nhật lên hình trịn thì lấy hình chữ nhật
thì hình chữ nhật nằm trọn trong hình trịn. Khi đó ta nói
diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình trịn.


<i>b) Ví dụ 2:</i>


-GV đưa ra hình A, sau đó hỏi: Hình A có mấy ơ vng?
-GV ta nói: diện tích hình A bằng 5 ơ vng.


-GV đưa ra hình B, sau đó hỏi: Hình B có mấy ơ vng?


-Vậy diện tích hình B bằng mấy ơ vng?


-Diệt tích hình A bằng 5 ô vuông, diện tích hình B bằng
5 ô vuông. Vậy ta nói diện tích hình A bằng diện tích
hình B.


-2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm
1 bài.


-Đây là hình trịn.
-Đây là hình chữ nhật.


-HS quan sát hình và nêu: diện tích
hình chữ nhật bé hơn diện tích hình
trịn.


-Hình A có 5 ô vuông.
-HS nhắc lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i>c) Ví dụ 3:</i>


-GV đưa ra hình P như SGK, sau đó hỏi: Diện tích hì nh
P bằng mấy ơ vng?


-GV dùng kéo cắt hình P thành 2 hình M và N như SGK
vửa thao tác vửa nêu: Tách hình P thành hai hình M và
N. em hãy nêu số ơ vng trong mỗi hình M và N.


-Lấy số ơ vng của hình M cộng với số ơ vng hình N
thì được bao nhiêu ơ vng?



-10 ô vuông là diện tích của hình nào trong các hình
P,M,N?


-Khi đó ta nói diện tích hình P bằng tổng diện tích của
hình M và hình N.


<b>*</b><i><b>Hoạt động 2:</b></i><b>Luyện tập – thực hành.</b>


<b>+Mục tiêu: Aùp dụng giải các bài tốn có liên quan về </b>
diện tích một hình.


<b>+Cách tiến hành: ( 20 phút,VBT )</b>
<b>+Bài 1:</b>


-Yêu cầu HS quan sát hình


-u cầu 1 HS đọc các ý a,b,c trước lớp.


-GV hỏi: Diện tích hình tam giác ABC lớn hơn diện tích
hình tứ giác ABCD, đúng hay sai? Vì sao?


-GV hỏi: Diện tích hình tam giác ABC bé hơn diện tích
hình tứ giác ABCD, đúng hai sai, vì sao?


-Diện tích hình tam giác ABC bằng diện tích hình tứ giác
ABCD, đúng hay sai? Vì sao?


-GV hỏi thêm : Diện tích của hình tứ giác ABCD như thế
nào so với diện tích của hai hình tam giác ABC và ACD?


<b>+Bài 2:</b>


-Yêu cầu HS tự làm bài.


-GV chữa bài, nêu từng câu hỏi cho HS trả lời:
+Hình P gồm bao nhiêu hình ơ vng?


+Hình Q gồm bao nhiêu hình ô vuông?
+So sánh diện tích của hình P và hình Q ?
<b>+Bài 3:</b>


-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?


-u cầu HS quan sát kĩ hình và đốn kết quả.


-Diện tích hình P bằng 10 ơ vng.
-HS quan sát và trả lời: Hình M có 6 ơ
vng và hình N có 4 ơ vng.


-Được 10 ơ vng.
-Là diện tích của hình P.


-Quan sát hình trong SGK.


-1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
-Sai, vì tam giác ABC có thể nằm trọn
trong tứ giác ABCD, vậy diện tích của
tam giác ABC khơng thể lớm hơn diện
tích của tứ giác ABCD.



-Đúng vì tam giác ABC có thể nằm
trọn trong tứ giác ABCD, vậy diện tích
của tam giác ABC bé hơn diện tích
của tứ giác ABND.


-Sai vì diện tích của tam giác ABC bé
hơn diện tích của tứ giác ABCD.
-Diện tích hình tứ giác ABCD bằng
tổng của diện tích hình tam giác ABC
và diện tích của hình tam giác ACD.
-HS tự làm bài.


+Hình P gồm 11 ô vuông?
+Hình Q gồm 10ô vuông?


+11 > 10 vậy diện tích hình P lớn hơn
diện tích hình Q


-So sánh diện tích hình A và hình B.
-3 đến 4 HS nêu kết quả phỏng đóan
của mình, HS có thể nói diện tích hình
A lớn hơn diện tích B hoặc ngược lại,
hoặc hai hình bằng nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

-GV chữa bài: GV đưa ra một số hình tam giác cân như
hình A sau đó u cầu HS dùng kéo cắt theo đường cao
hạ từ đỉnh cân xuống (GV có đánh dấu đường này trên
hình ). Sau đó, u cầu HS ghép hai hình này thành hình
vng và so sánh diện tích hình vng này vói hình B.



*


<b> Củng cố - dặn dò ( 5 phuùt) </b>


-Tổng kết tiết học, tuyên dương những HS tích cực tham
gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý.
-Yêu cầu HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm và
chuẩn bị bài sau.


-GV nhận xét tiết học.


để rút ra kết luận: Diện tích hình A
bằng diện tích hình B.


<b>Nhận xét qua bài dạy :</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10></div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>KẾ HOẠCH BAØI HỌC </b>


Thứ sáu ngày 11 tháng 3 năm 2005
Mơn: Tốn Tiết : 140 ( Tuần 28 )
<b>Bài : Đơn vị đo diện tích.</b>


Sách giáo khoa : Tập 01 Trang 151.
<b>I/ MỤC TIÊU: </b>


- Kiến thức :-Biết được 1cm2 là diện tích của hình vng có cạnh dài 1cm.


-Hiểu được số đo diện tích của 1 hình theo xăng –ti-mét vng chính là số ơ
vng 1cm có trong hình đó.


- Kĩ năng : - Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng –ti-mét vng.


- Thái độ : - Trình bày sạch đẹp.


II/ CHUẨN BỊ: -Giáo viên : Hình vng có cạnh 1cm cho từng HS.
- Học sinh : Vở bài tập.


<b>III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:</b>




<b> Bài 2:</b>


-GV yêu cầu HS quan sát bài mẫu.


-GV hướng dẫn: Bài tập này yêu cầu chúng ta lấy các tờ
giấy bạc trong khung bên trái để được số tiền tương ứng
bên phải.


-Yêu cầu HS làm bài tiếp.
-GV sửa bài.




<b> Baøi 3:</b>


-GV yêu cầu HS xem tranh và nêu giá trị của từng đồ
vật.


-Trong các đồ vật ấy đồ vật nào nhiều tiền nhất? Đồ vật
nào ít tiền nhất?



-Mua một chiếc thước kẻ và một đơi dép thì hết bao
nhiêu tiền?


-Giá một chiếc com pa ít hơn giá tiền một gói bánh là
bao nhiên tiền?


–GV có thể cho HS nêu cách tính.
-Chữa bài và cho điểm HS.


*


<b> Củng cố - dặn dò ( 5 phút) </b>


-Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về tiến Việt Nam.
-GV nhận xét tiết học.


-HS quan sát.


-HS lắng nghe GV hướng dẫn.
-Cả lớp làm bài vào VBT.


-Búp bê nhiều tiền nhất. Thước kẻ ít
tiền nhất.


- Mua một chiếc thước kẻ và một đơi
dép thì hết 8 800 đồng.


-Giá một chiếc com pa ít hơn giá tiền
một gói bánh là 3 000 đồng.



<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH</b>


<b>1.Hoạt động khởi động:(5 phút)</b>
Hát .


+Kieåmtra bài cũ:


-GV kiểm tra các bài tập đã giao về nhà trong tiết 139.
-GV nhận xét chữa bài và cho điểm HS.


+Giới thiệu bài:


<b> Đơn vị đo diện tích.</b>
2.Các hoạt động chính:


<b> *</b><i><b>Hoạt động 1: </b></i><b>Giới thiệu xăng – ti- mét vuông .</b>
+Mục tiêu: Hiểu được số đo diện tích của 1 hình theo
xăng –ti-mét vng chính là số ơ vng 1cm có trong
hình đó.


+Cách tiến hành:( 15 phút, bộ đddh )
-GV giới thiệu :


+Để đo diện tích người ta dùng


<i><b>*Hoạt động 2</b></i><b>: Luyện tập – Thực hành.</b>


+Mục tiêu: Rèn kĩ năng đổi tiền và thực hiện các phép
tính với đơn vị là tiền tệ.



<b>+Cách tiến hành:( 25 phút,ïïVBT ) </b>
<b>Baøi 1:</b>


-GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các chú
lợn và nói cho nhau biết trong mỗi chú lợn có bao nhiêu
tiền.


-GV hỏi chú lợc a có bao nhiêu tiền? Em làm thế nào để
biết điều đó?


-GV hỏi tương tự với phần b và phần c.


-2 HS lên bảng làm bài.


-HS quan sát mô .


-HS thảo luận nhóm đôi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>Nhận xét qua bài dạy :</b>


Giáo viên ...
Học sinh :...


<b>KẾ HOẠCH BAØI HỌC </b>


Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2005


Môn: Tập đọc - Kể chuyện Tiết: 111 + 112 ( Tuần 28 )
Bài :

<i><b>Cuộc chạy đua trong rừng.</b></i>



Saùch giaùo khoa : Taäp 02 Trang 80.


<b>I/ MỤC TIÊU: </b>


A.Tập đọc:


-Kiến thức :-Hiểu nghĩa các từ mới sau phần chú giải: nguyệt quế, móng, đối thủ, vận động
viên, thảng thốt, chủ quan …


-Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Làm việc gì cũng cần cẩn thận, chu
đáo, không được chủ quan, coi thường những điều dù nhỏ cũng sẽ thất bại.
-Kĩ năng : - Rèn kĩ năng đọc trơi chảy tồn bài. Đọc đúng : sửa soạn, mải mê, chải chuốt,
ngúng nguẩy, khoẻ khoắn, tập tễnh …


-Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và
lời của nhân vật.


-Thái độ: - Làm việc gì cũng phải cẩn thận.
B.Kể chuyện :


-Rèn kĩ năng nói:- Dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được câu chuyện bằng lời của ngựa con. Kể
tự nhiên, đúng nội dung truyện, biết phối hợp cử chỉ , nét mặt khi kể.
<b> -Rèn kĩ năng nghe:-Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể.</b>


<b> -Biết nhận xét ,đánh giá lời kể của bạn.</b>


<b>CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Tranh minh hoạ bài tập đọc và bài kể chuyện, bảng viết sẵn câu văn </b>
cần luyện đọc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH</b>



1.<i><b>Hoạt động khởi động </b></i>:(5 phút)
Hát


- GV nhận xét bài kiểm tra giữa học kì 2 của HS.
2.<i><b>Giới thiệu bài </b></i>


Tập đọc –Kể chuyện :Cuộc chạy đua trong rừng
<b> (2 tiết).</b>


3.<i><b>Các hoạt động chính</b></i>:
A.TẬP ĐỌC


*<i><b>Hoạt động 1</b></i>:<i><b> </b></i><b>Luyện đọc: </b>


+Mục tiêu :Rèn kĩ năng đọc trơi chảy ,đọc đúng các từ
khó ,ngắt nghỉ hơi đúng.


+Cách tiến hành:(25 phút ,tranh minh hoạ,bảng phụ)
a. <b> GV đọc toàn bài:</b>


-GV đọc mẫu lần 1.
-GV treo tranh.


-Lưu ý giọng đọc của từng đoạn.


-1 HS khá đọc ,cả lớp đọc thầm .
-Cả lớp quan sát.


b).<i><b>Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:</b></i>



<i>+<b>Đọc từng câu:</b></i>


-GV yêu cầu HS đọc nối tiếp theo câu.


-GV hướng dẫn HS đọc các từ ngữ HS đọc còn sai.
+<i><b>Đọc từng đoạn trước lớp.</b></i>


-GV yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn.
-GV lưu ý HS đọc các câu:


<b> . Con trai à ,/ con phải đến bác thợ rènxem lại bộ </b>
móng.// nó cần thiết cho cuộc đua hơn là một bộ đồ
đẹp.//


<b> . Cha yên tâm đi.// móng của con chắc chắn lắm.// Con </b>
nhất định sẽ thắng mà!//


-GV kết hợp giải nghĩa từ được chú giải trong sách giáo
khoa : nguyệt quế, móng, đối thủ, vận động viên, thảng
thốt, chủ quan …


-GV có thể yêu cầu HS đặt câu với từ vận động viên.
<i> +<b>Luyện đọc trong nhóm:</b></i>


-GV yêu cầu HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm .
-GV theo dõi để biết HS thực sự làm việc và hướng dẫn
các nhóm đọc đúng.


-GV gọi đại diện mỗi nhóm 1 HS đọc thi .


-GV khen nhóm đọc tốt.


* <i><b>Hoạt động 2</b></i> :Tìm hiểu bài


+Mục tiêu :Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài : Làm việc
gì cũng cần cẩn thận, chu đáo, không được chủ quan, coi
thường những điều dù nhỏ cũng sẽ thất bại.


+Cách tiến hành :(15 phút , tranh )
-GV yêu cầu HS đọc lại cả bài.


-GV yêu cầu HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Con
Ngựa tin chắc điều gì?


-Em biết gì về vòng nguyệt quế?


-Con Ngựa đã chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào?


-HS đọc từng câu theo dãy . HS khác
lắng nghe bạn đọc và rút ra từ khó
,bạn đọc cịn sai.


- HS luyện đọc theo hướng dẫn của
GV.


-HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong
bài .(1 hoặc 2 lượt )


-HS đặt câu với từ vận động viên..
-HS thực hiện yêu cầu của GV.


-HS thi đọc.


-1 HS đọc bài.


-Con Ngựa tin chắc chú sẽ giành được
vòng nguyệt quế.


- Vòng nguyệt quế được kết từ lá cây
nguyệt quế. Lá cây nguyệt quế mềm,
có màu sáng như dát vàng. Vòng này
thường dùng để tặng cho người chiến
thắng trong các cuộc thi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

-GV gọi 1 HS đọc đoạn 2 .


-Ngựa Cha khuyên Ngựa Con điều gì?


-Em biết gì về bộ móng?


-Ngựa Con làm gì khi nhận lời khuyên của cha?
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và đoạn 3.


-GV yêu cầu HS giải nghĩa từ thảng thốt, chủ quan.
-Hảy tả lại cảnh buổi sáng trong rừng và hoạt động của
muông thú trong rừng trước cuộc đua.


-Từ ngữ nào cho biết các vận động viên đều dốc sức vào
cuộc đua?


-Ngựa Con đã chạy như thế nào trong hai vịng đua?


-Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi?
-Nhân dân đã làm gì để tỏ lịng biết ơn Chử Đồng Tử?


-Ngựa Con rút ra bài học gì?


<i><b>*Hoạt động 3: </b></i><b>Luyện đọc lại ( 5 phút )</b>


-GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có 4 em. Yêu
cầu các nhóm luyện đọc.


-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 2.


nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được
chải chuốt ra dáng một nhà vô địch.-
-1 vài em đọc lại đoạn 2.


-Ngựa Cha thấy Ngựa Con chỉ mải
mê ngắm vuốt liền khuyên Ngựa Con
hãy đến bác thợ rèn để xem lại bộ
móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn
là một bộ đồ đẹp.


-Móng là miếng sắt hình vịng cung,
gắn vào dưới chân của lừa, ngựa… để
bảo vệ chân.


-Ngựa Con ngúng nguẩy và đáp đầy
tự tin: Cha yên tâm đi, móng của con
chắc lắm. Con nhất định sẽ thắng.
-1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.



-Mới sáng sớm, bãi cỏ đã đông nghẹt.
Chị em nhà hươu sốt ruột gặm lá. Thỏ
Trắng, Thỏ Xám thì thận trọng ngắm
các đối thủ. Bác Quạ bay đi bay lại
giữ trật tự . ngựa Con ung dung bước
vào vạch xuất phát.


-Các vận động viên rần rần chuyển
động.


-Ngựa Con đã dẫn đầu bằng bước sải
dài khoẻ khoắn.


-Vì Ngựa Con đã chuẩn bị cho hội thi
không chu đáo . đáng lẽ để có kết quả
tốt trong hội thi Ngựa Con phải lo sửa
soạn lại bộ móng sắt thì cậu ta lại chỉ
lo đến việc chải chuốt, khơng nghe
lời khuyên của cha. Giữa chừng cuộc
đua , một cái móng lung lay rồi rời
hẳn làm cho Ngựa Con phải bỏ dở
cuộc đua.


-Ngựa Con rút ra bài học: đừng bao
giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ
nhất.


-HS luyện đọc theo nhóm.



</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>Nhận xét qua bài dạy :</b>


Giáo viên ...
Học sinh :...


-GV và HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
<b>B. KỂ CHUYỆN (20 phút ) </b>


1/


<b> </b><i><b>Gv nêu nhiệm vụ:</b></i>


-Trong phần kể chuyện hơm nay các em sẽ dựa vào các
tranh , kể lại toàn bộ câu chuyện Cuộc chạy đua trong
<b>rừng bằng lời của Ngựa Con.</b>


2/ <i><b>Hướng dẫn kể chuyện:</b></i>


-Em hiểu thế nào là kể lại truyện bằng lời của Ngựa
Con?


-GV gọi 1 HS kể mẫu đoạn trong SGK.


-GV yêu cầu HS quan sát kĩ các bức tranh và nêu nội
dung của từng tranh.


-Yêu cầu 4 HS lên kể nối tiếp nhau. Sau mỗi lần HS kể,
GV nhận xét để HS rút kinh nghiệm.


3/ <i><b>Kể trước theo nhóm : </b></i>



-GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 HS ,
yêu cầu các nhóm chọn kể theo lời của một trong hai
nhân vật , sau đó 4 HS tiếp nối nhau kể chuyện trong
nhóm.


4/ <b> </b><i><b>Kể trước lớp:</b></i>


-GV gọi 2 đến 3 nhóm kể lại câu chuyện trước lớp
-Tuyên dương nhóm kể tốt.


*Sau mỗi lần 1 HS kể ,GV và HS nhận xét nhanh theo
các yêu cầu sau :


-Về nội dung :Kể có đủ ý đúng trình tự khơng ?


-Về diễn đạt :Đã nói thành câu chưa ? Dùng từ có phù
hợp khơng ?


-Về cách thể hiện :Giọng kể và điệu bộ .
<b>*Củng cố –dặn dò :</b>


-GV nhận xét tiết học ,yêu cầu HS về nhà kể lại câu
chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau .


- Tức là nhập vai của Ngựa Con để
kể, khi kể thì xưng là tơi , tớ hoặc
mình.


-1 HS kể, cả lớp theo dõi.


-HS nêu:


+Tranh 1: Ngựa Con mải mê soi bóng
mình xuống dưới nước.


+ Tranh 2: Ngựa Cha khuyên Ngựa
Con.


+Tranh 3: Cuộc thi, các đối thủ đang
ngắm nhau.


+Tranh 4: Ngựa Con phải bỏ dở cuộc
đua vì hỏng móng.


-5 HS kể. HS khác lắng nghe và nhận
xét.


-Tập kể trong nhóm. Các HS trong
nhóm theo dõi và chỉnh sửa cho nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16></div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>KẾ HOẠCH BAØI HỌC </b>


Thứ tư ngày 30 tháng 3 năm 2005
Môn: Tập đọc - Tiết: 112 ( Tuần 28 )
<b>Bài : </b>

<i>Tin thể thao..</i>



Sách giáo khoa : Tập 02 Trang 86 .
<b>I/ MUÏC TIEÂU :</b>


-Kiến thức :-Hiểu nghĩa và biết cách dùng các từ khó ở phần chú giải cuối bài: trường
quyền, SEA games, thượng võ, truyền thống, chiếc áo vàng, ung thư …


-Hiểu được nội dungchính trong bài:


+Vận động viên Nguyễn Thuý Hiền đoạt huy chương vàng môn trường quyền nữ.
+Ban tổ chức SEA games chọn chú trâu vàng làm biểu tượng của SEA games 22.
+Am-xtơ-rông một gương luyện tập kiên trì, thành cơng.


-Kĩ năng : - Rèn kĩ năng đọc trơi chảy tồn bài. Đọc đúng các từ : trường quyền, võ thuật,
SEA games , hoạ sĩ , biểu tượng, thượng võ, Am-xtơ-rông …


-Thái độ: Biết tóm tắt những mẩu tin bằng những câu ngắn gọn giúp em hiểu sâuhơn.
<b>CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Tranh minh hoạ bài tập đọc và bảng viết sẵn câu cần luyện đọc .</b>


-Học sinh :Sách giáo khoa.
<b>III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH</b>


1.<i><b>Hoạt động khởi động </b></i>:(5 phút)
Hát


+Kiểm tra bài cuõ


-Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại 3 đoạn câu chuyện :Cùng
<b>vui chơi và trả lời các câu hỏi về nội dung bài .</b>


-GV nhận xét và cho điểm HS.
2.<i><b>Giới thiệu bài: </b></i>


<b> </b>

<i>Tin thể thao .</i>


3.<i><b>Các hoạt động chính</b></i>:


*Hoạt động 1<i> : Luyện đọc </i>


+Mục tiêu :Rèn kĩ năng đọc trôi chảy ,đọc đúng các từ
khó ,ngắt nghỉ hơi đúng sau các câu dài.


+Cách tiến hành<b> ( 15 phút ,tranh minh hoạ,bảng phụ) a).</b>


<i><b>GV đọc toàn bài</b></i>:
-GV đọc mẫu lần 1.


b.<i><b>GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.</b></i>


- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu.


-GV hướng dẫn HS luyện đọc các từ khó mà HS đọc
chưa chính xác.


-Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp
(1 đến 2 lượt ).


-GV giúp HS hiểu nghĩa từ ngữ được chú giải cuối bài


-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của
GV.


-1 HS khá đọc ,cả lớp đọc thầm .
-HS đọc nối tiếp, mỗi em đọc 1câu
và rút ra từ các bạn đọc sai.



-HS luyện đọc các từ khó theo hướng
dẫn của GV.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>Nhận xét qua bài dạy :</b>


Giáo viên ...
Học sinh :...


-GV chia nhóm đơi và u cầu HS luyện đọc theo nhóm.
-GV gọi 1 vài nhóm lên đọc thi.


<i>*Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài </i>
<i>+ <b> Mục tiêu</b>:<b> </b></i> HS hiểu nội dung bài.


<i>+<b> Cách tiến hành</b>:<b> </b></i> ( 10 phút, tranh )
-GV gọi HS đọc lại tồn bài lần 2.


-Hãy tóm tắt mỗi tin bằng một câu ngắn.


-Tấm gương Am-xtơ-rông nói lên điều gì?


-Ngồi tin thể thao, báo chí cịn cho ta biết những gì?
*GV kết luận: Báo chí đưa đến cho chúng ta rất nhiều
thơng tin về các lĩnh vực. Khi tìm hiểu thơng tin qua báo
chí, các em nên luyện tập tóm tắt các mẩu tin bằng
những câu ngắn, điều đó giúp các em nhớ thông tin lâu
hơn.


<i>*Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài thơ.</i>
<i>+</i>



<i><b> Mục tiêu</b>:<b> </b></i> HS đọc diễn cảm bài .
<i>+ </i>


<i><b> Cách tiến hành</b>:<b> </b></i> ( 10 phút , bảng phụ)


-GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có 3 em. Yêu
cầu các nhóm luyện đọc.


-GV tổ chức cho HS thi đọc .


-GV tổng kết cuộc thi. Khen ngợi HS đọc tốt.
*


<b> Củng cố - dặn dò:</b>
-GV nhận xét tiết học .


-Yêu cầu HS về nhà luyện đọc lại và chuẩn bị bài sau.


-Hai HS ngồi gần nhau tạo thành 1
nhóm đơi và luyện đọc.


-HS thi đọc.


-HS thảo luận cặp đôi, sau đó phát
biểu ý kiến, ví dụ:


+ Vận động viên Nguyễn Thuý Hiền
đoạt huy chương vàng môn trường
quyền nữ….



+Ban tổ chức SEA games chọn chú
trâu vàng làm biểu tượng của SEA
games 22…


+Am-xtơ-rông một gương luyện tập
kiên trì, thành công…


-HS tiếp tục thảo luận cặp đôi và trả
lời: Am-xtơ-rơng đã thành cơng vì
anh đã nỗ lực cố gắng kiên trì trong
luyện tập…


-HS đọc trong nhóm một vài bản tin
trên báo.


-HS học thuộc theo hướng dẫn của
GV.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>KẾ HOẠCH BAØI HỌC </b>


Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2005
Môn: Tập đọc Tiết: 111 ( Tuần 28 )
Bài : <i>Cùng vui chơi .</i>


Sách giáo khoa : Tập 02 Trang 83.
<b>I/ MỤC TIÊU :</b>


-Kiến thức :-Hiểu nghĩa và biết cách dùng các từ khó : quả cầu giấy …


<b> -Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài thơ : Các bạn nhỏ chơi đá cầu thật là vui. Trò </b>


chơi còn giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khoẻ người và học tập tốt hơn.


-Kĩ năng : - Rèn kĩ năng đọc trơi chảy tồn bài: nắng vàng, trải, xanh xanh, vòng quanh
quanh, tinh mắt, khoẻ người …


- Thái độ: - Biết chơi các trò chơi phù hợp để rèn luyện sức khoẻ và giúp ta học tập tốt hơn.
<b>CHUẨN BỊ: -Giáo viên : Bảng phụ viết sẵn câu văn cần luyện đọc, tranh minh hoạ .</b>


Học sinh :Sách giáo khoa.
<b>III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH</b>


1.<i><b>Hoạt động khởi động </b></i>:(5 phút)
Hát


+Kiểm tra bài cũ:


-Gọi 3 HS đọc bài thơ : Cuộc chạy đuatrong rừng và
trả lời câu hỏi về nội dung bài .


-GV nhận xét và cho điểm HS .
2.<i><b>Giới thiệu bài </b></i>


<b> </b><i>Cùng vui chơi .</i>


3.<i><b>Các hoạt động chính</b></i>:
*Hoạt động 1<i> : Luyện đọc </i>


+Mục tiêu :Rèn kĩ năng đọc trơi chảy ,đọc đúng các từ


khó ,ngắt nghỉ hơi đúng sau các câu thơ, các khổ thơ.
+Cách tiến hành<b> ( 15 phút , bảng phụ )</b>


<i> a.<b> GV đọc mẫu toàn bài:</b></i>


-GV đọc mẫu lần 1.


b.<i><b>GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.</b></i>


- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu.


-GV hướng dẫn HS luyện đọc các từ khó mà HS đọc
chưa chính xác .


+Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ trước lớp .
-GV hướng dẫn HS biết ngắt nghỉ sau các câu thơ, các
khổ thơ.


-4 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.


-1 HS khá đọc ,cả lớp đọc thầm .
-HS đọc nối tiếp, mỗi em đọc 1 câu
và rút ra từ các bạn đọc sai.


-HS luyện đọc các từ khó theo hướng
dẫn của GV.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>Nhận xét qua bài dạy :</b>


Giáo viên ...


Hoïc sinh : ...


-GV kết hợp giải nghĩa các từ khó ở cuối bài : quả cầu
<i>giấy.</i>


-HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ trong nhóm.
-GV gọi 1 vài nhóm lên đọc thi.


-GV yêu cầu HS đọc cả bài .


<i><b>*Hoạt động 2:</b><b> </b></i><b>Hướng dẫn tìm hiểu bài </b>
<i>+</i>


<i><b> Mục tiêu:</b></i> HS hiểu nội dung của bài và trả lời được các
câu hỏi sau bài.


<i>+ </i>


<i><b> Cách tiến hành:</b></i> ( 10 phút, bảng phụ)
-GV đọc lại toàn bài lần 2.


-Bài thơ tả hoạt động gì của HS?
-Các bạn HS chơi vui như thế nào?


-Các bạn đá cầu khéo như thế nào?


-Hãy đọc khổ thơ cuối và cho biết vì sao tác giả viết
“Chơi vui học càng vui”?


-Em có thích đá cầu khơng? Trong giờ ra chơi em thường


làm gì?


-GV kết luận: Bài thơ cho chúng ta được tham dự trò
chơi thật vui và khéo léo của các bạn HS. Giờ ra chơi,
các em hãy cùng chơi những trò chơi bổ ích như đá cầu,
nhảy dây… các em sẽ thấy vui hơn, thoải mái hơn.


*<i><b>Hoạt động 3 </b></i><b> Học thuộc lòng bài thơ . (5 phút)</b>
-GV yêu cầu HS đọc đồng thanh bài thơ.


-GV hướng dẫn HS học thuộc bài thơ bằng cách bôi dần
bảng.


-GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ.
*


<b> Củng cố - dặn dò:</b>
-GV nhận xét tiết học


-Dặn dị HS về đọc lại bài,chuẩn bị bài sau.


-2 HS tạo thành 1 nhóm và luyện đọc
theo yêu cầu của GV.


-HS thi đọc giữa các nhóm.
-2 HS đọc lại cả bài .


-Bài thơ tả trò đá cầu của các bạn HS
trong giờ ra chơi.



-Trò chơi của các bạn nom rất vui mắt,
quả cầu giấy xanh cứ bay lên rồi lộn
xuống đi từng vòng quanh quanh từ
chân bạn này sang chân bạn khác.
-Để đá cầu hay các bạn phải nhìn thật
tinh mắt, đá thật dẻo chân, cố gắng để
quả cầu bay trên sân, không rơi xuống
đất.


-HS thảo luận cặp đôi để trả lời: Chơi
vui làm hết mệt nhọc,tinh thần thoải
mái, tình cảm bạn bè thêm gắn bó,
học tập sẽ tốt hơn.


-2 đến 3 HS trả lời.


-HC đọc đồng thanh bài thơ.
-HS luyện đọc thuộc lòng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>KẾ HOẠCH BAØI HỌC </b>


Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2005
Mơn: Chính tả - Tiết: 55 ( Tuần 28 )
Bài :

<i>Cuộc chạy đua trong rừng.</i>


Sách giáo khoa : Tập 02 Trang 83.
<b>I/ MỤC TIÊU :</b>


-Kiến thức :-Nghe-viết chính xác đoạn trong bài Cuộc chạy đua trong rừng .


-Kĩ năng : Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm vần dễ lẫn: l/ n, thanh hỏi / thanh
ngã.



-Thái độ: Trình bày sạch đẹp .


<b>CHUẨN BỊ: -Giáo viên : Bảng phụ viết sẵn bài chính tả. Bảng phụ có sẵn bài 2.</b>
-Học sinh : Bảng con ,VBT.


<b>III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH</b>


1.<i><b>Hoạt động khởi động </b></i>:(5 phút)
Hát


+Kiểm tra bài cũ:


-GV cho HS viết từ khó bài trước vào bảng con: mênh
<i>mơng, bến bờ, rên rỉ, mệnh lệnh …</i>


-GV sửa chữa, nhận xét.
2.<i><b>Giới thiệu bài </b></i>


Nghe –viết bài: Cuộc chạy đua trong rừng.
3.<i><b>Các hoạt động chính</b></i>:


*Hoạt động 1<i> : Hướng dẫn nghe viết.</i>


+Mục tiêu<b> : Nghe- viết đúng, chính xác bài chính tả. </b>
+Cách tiến hành ( 15 phút , bảng phụ ,bảng con ,VBT)
*<i><b>Hướng dẫn HS chuẩn bị. </b></i>



- GV đọc mẫu bài Chính tả.


-Ngựa Con chuẩn bị cho hội thi như thế nào?
-Bài học mà Ngựa Con rút ra là gì?


*


<b> </b><i><b>Hướng dẫn cách trình bày:</b></i>


-Đoạn viết gồm mấy đoạn văn?


-Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
*


<b> </b><i><b>Hướng dẫn viết từ khó:</b></i>


-Yêu cầu HS nêu các từ khó, các từ dễ lẫn.


-Yêu cầu HS đọc và viết lại các từ vừa tìm được.
-GV sửa cho HS.


-HS viết vào bảng con.


- HS lắng nghe.


-Ngựa Con vốn khoẻ mạnh và nhanh
nhẹn nên chỉ mải ngắm mình dưới
suối.


-Đó là bài học: đừng bao giờ chủ


quan.


-Đoạn văn gồm đoạn 3.


-Những chữ đầu câu: Vốn, Khi và tên
riêng của Ngựa Con.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>Nhận xét qua bài dạy :</b>


Giáo viên ...
Học sinh :...


<b>KẾ HOẠCH BÀI HỌC </b>


*<i><b>GV đọc chính tả cho HS viết.</b></i>


-GV đọc bài cho HS viết bài.GV theo dõi ,uốn nắn tư thế
ngồi viết của HS .


*<i><b>Chấm ,chữa bài:</b></i>


-GV yêu cầu HS đổi tập cho nhau và kiểm tra bài của
bạn.


-GV chấm khoảng 5 đến 7 bài và nhận xét.


*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
<i>+<b>Mục tiêu</b>:<b> </b></i> Phân biệt l/ n, thanh hỏi / thanh ngã.
+ Cách tiến hành (10 phút, bảng phụ, vở BT )


<b>Baøi 2:</b>



a) GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập: GV treo
bảng phụ có chép bài 2 .


-Yêu cầu HS tự làm bài.


-GV sửa bài, chốt lại lời giải đúng:


* niên, nai nịt, lụa, lưng, lưng, nâu, lạnh , nó, nó , lại.
-b) Tiến hành tương tự như bài a).


*<i><b> Củng cố – dặn do</b></i>ø (5 phút)


-u cầu HS về nhà sửa bài ( nếu có )
-GV nhận xét tiết học.


-HS nghe và viết bài vào vở.
- HS đổi tập và soát lỗi.


-1 HS đọc yêu cầu bài.
-HS làm bài cá nhân.
-HS sửa bài vào VBT.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

Thứ năm ngày 01 tháng 4 năm 2005


Môn: Chính tả - Nghe viết - Tiết: 56 ( Tuần 28 )
<b>Bài : </b>

<i>Cùng vui chơi.</i>



Sách giáo khoa : Tập 02 Trang 88.
<b>I/ MỤC TIÊU :</b>



-Kiến thức : Nhớ - viết lại chính xác ba khổ thơ cuối bài Cùng vui chơi.
-Kĩ năng : Phân biệt các vần dễ lẫn l/ n, thanh hỏi / thanh ngã.


-Thái độ: Trình bày sạch đẹp.


<b>CHUẨN BỊ: -Giáo viên : Bảng phụ viết sẵn bài chính tả .</b>
- Học sinh :Bảng con ,VBT.


<b>III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH</b>


1.<i><b>Hoạt động khởi động </b></i>:(5 phút)
Hát


+Kiểm tra bài cũ:


-GV cho HS viết các từ khó của tiết trước vào bảng con.
-GV sửa và nhận xét chung.


2.<i><b>Giới thiệu bài </b></i>


Trong giờ chính tả hơm nay cơ sẽ hướng dẫn các em
nghe – viết bài chính tả <i>Cùng vui chơi </i>và làm bài tập chính
t tả và tìm từ có âm đầu l/ n, thanh hỏi / thanh ngã.


3.<i><b>Các hoạt động chính</b></i>:


*Hoạt động 1<i> : Hướng dẫn HS viết chính tả .</i>


+Mục tiêu:<b> Nghe - viết chính xác bài chính tả. </b>


+Cách tiến hành ( 15 phút , bảng phụ ,bảng con ,VBT)
*<i><b>Hướng dẫn HS chuẩn bị. </b></i>


-GV gọi 2 HS đọc thuộc lịng bài thơ.
-Theo em vì sao “Vui chơi học càng vui”?
*<i><b>Hướng dẫn cách trình bày:</b></i>


-Đoạn thơ có mấy khổ thơ ? trình bày như thế nào cho
đẹp?


-Các dòng thơ trình bày như thế nào?
*


<b> </b><i><b>Hướng dẫn chính ta</b></i><b> û:</b>


-GV rút ra từ khó hướng dẫn học sinh phân tích rồi viết
vào bảng con : <i>mâm cỗ nhỏ, quả bưởi, quả ổi …</i>


-GV sửa sai cho HS.


-HS viết vào bảng con :ngực nở, da
<i>đỏ, vẻ đẹp , hùng dũng, hiệp sĩ …</i>
-Lắng nghe


-2 HS đọc thuộc lòng bài thơ , cả lớp
đọc thầm.


-Vì vui chơi làm cho ta bớt mệt nhọc,


tăng thêm tình đồn kết như thế thì
học sẽ tốt hơn.


-Đoạn thơ có 3 khổthơ. Giữa mỗi khổ
thơ để cách 1dịng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>Nhận xét qua bài dạy :</b>


Giáo viên ...
Học sinh :...


<b>KẾ HOẠCH BÀI HỌC </b>


v*<i><b>GV đọc chính tả cho HS viết.</b></i>


+ GV đọc chính tả cho HS viết vào vở.
-GV theo dõi , uốn nắn.


* <i><b> Chấm, chữa bài</b><b> chính tả</b></i><b>:</b><i><b> </b></i>


-GV yêu cầu hai học sinh ngồi gần nhau đổi tập để soát
lỗi cho nhau.


-GV chấm 7 đến 10 bài, nhận xét về từng bài.


*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
<b>+Mục tiêu : Phân biệt l/ n, thanh hỏi / thanh ngã.</b>
+ Cách tiến hành (10 phút, bảng phụ, vở BT )
<b>Bài 2:</b>


a) GV gọi HS đọc yêu cầu bài.


-GV yêu cầu HS tư ïlàm bài.
*GV sửa bài và sửa theo đáp án:
+Ném bóng, leo núi, cầu lơng.
b) Tiến hành tương tự như bài a).
<b>Củng cố – dặn dò (5 phút)</b>


-Yêu cầu HS về nhà sửa bài ( nếu có )
-GV nhận xét tiết học.


-HS nghe - viết bài chính tả vào vở.
-Hai học sinh ngồi gần nhau đổi tập
để soát lỗi cho nhau.


-1 HS đocï yêu cầu của bài.Cả lớp đọc
thầm.


-HS tự làm bài vào VBT.
-HS sửa bài vàoVBT.
-Lời gải:


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

Thứ tư ngày 30 tháng 3 năm 2005


Môn: Luyện từ và câu - Tiết:28 ( Tuần 28 )


Bài :

<i><b><sub>Nhân hố. Ơn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?</sub></b></i>



<b> </b> Sách giáo khoa : Tập 02 Trang 85.


I/ MỤC TIÊU:



- Kiến thức :-Tiếp tục về nhân hố. Ơn về cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? Ơn luyện
về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.


- Kĩ năng : -Rèn kĩ năng đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì và kĩ năng sử dụng dấu câu.
- Thái độ: Trình bày sạch đẹp.


<b>II/CHUẨN BỊ: -Giáo viên : viết sẵn bài 2,3 vào bảng phụ. Các phiếu giao việc.</b>
-Học sinh :VBT.


<b>III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH</b>


1.<i><b>Hoạt động khởi động </b></i>:(5 phút)
Hát


-GV nhận xét bài kiểm tra học kì của cả lớp.
2.<i><b>Giới thiệu bài </b></i>


-Trong giờ học Luyện từ và câu tuần này, chúng ta sẽ
tiếp tục ơn về nhân hố, sáu đó ơn luyện cách đặt và trả
lời câu hỏi Để làm gì? các sử dụng dấu chấm, dấu chấm
hỏi,dấu chấm than.


3.<i><b>Các hoạt động chính</b></i>:
<b> *</b><i><b>Hoạt động 1</b></i><b>:</b><i><b> </b></i><b> Nhân hố.</b>


+Mục tiêu<b> : Tìm được các từ ngữ chỉ sự vật, cây cối được </b>
nhân hoá trong các câu thơ cho sẵn.



+Cách tiến hành<b> ( 10 phút , bảng phụ ,VBT) </b>


<b> Bài 1 : </b>


-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
-GV yêu cầu HS đọc 2 khổ thơ.


-Trong những câu thơ vừa đọc, cây cối và sự vật tự xưng
là gì? Cách xưng hơ như vậy có tác dụng gì?


*GV kết luận: Để cây cối, sự vật, con vật tự xưng bằng
các từ tự xưng bằng con người như tơi, tớ, mình… là một
cách nhân hố. Khi đó, chúng ta thấy cây cối , con vật,
sự vật trở nên gần gũi, gắn bó , thân thiết với con người
như bạn bè.


-Laéng nghe.


-1 HS đọc bài trước lớp, cả lớp theo
dõi bài trong VBT.


-2 HS đọc các khổ thơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b>Nhận xét qua bài dạy :</b>


Giáo viên ...
Học sinh :...


<b>*</b><i><b>Hoạt động 2</b><b> </b></i><b>: Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi Để </b>


<b>làm gì?</b>


+Mục tiêu<b> : </b>Rèn kĩ năng đặt và trả lời câu hỏi Để làm
gì?


+Cách tiến hành<b> (10 phút , bảng phụ ,VBT) </b>


<b> Baøi 2:</b>


-GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập.


-GV gọi HS khác đọc các câu văn trong bài tập.
-GV yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài.


-Yêu cầu HS nhận xét và sửa chữa bài của bạn.


-Nhận xét và cho điểm HS .


<b>*</b><i><b>Hoạt động 3</b><b> </b></i><b>: Ôn luyện về các dấu câu.</b>


+Mục tiêu<b> : </b>Rèn kĩ năng sử dụng các dấu chấm, dấu
chấm hỏi, dấu chấm than.


+Cách tiến hành<b> (10 phút , bảng phụ ,VBT) </b>


<b> Baøi 3 :</b>


-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.



-Yêu cầu HS tự làm bài vào VBT, sau đó gọi 1 HS đọc
bài làm của mình.


-GV nhận xét và chốt ý:


<i>Phong đi học về<b>.</b> Thấy em rất vui, mẹ hỏi: </i>
<i>-Hôm nay con được điểm tốt à<b>?</b></i>


<i>-Vấng<b>!</b> Con được 9 điểm nhưng đó là nhờ con nhìn bạn </i>
<i>Long<b>.</b> Nếu khơng bắt chước bạn ấy thì chắc con sẽ khơng </i>
<i>được điểm cao như thế.</i>


<i>Mẹ ngạc nhiên:</i>


<i>-Sao con lại nhìn bài bạn<b>?</b></i>


<i>-Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu<b>!</b> Chúng con </i>
<i>thi thể dục ấy ma<b>ø!</b> </i>


* Củng cố – dặn dò (5 phút)


-u cầu HS về nhà hoàn thành bài vào VBT.
-GV nhận xét tiết học.


-1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi
trong bài trong SGK.


-HS đọc các câu văn trong bài.
-Cả lớp làm bài vào VBT. 3 HS lên


bảng gạch dưới bộ phận trả lời câu
hỏi Để làm gì?


-Đáp án:


a) Con phải đếnnhà bác thợ rèn để
xem lại bộ móng.


b) Cả một vùng sơng Hồng nơ nức
làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
c) Ngày mai, muông thú trong rừng
mở hội thi chạy để chọn con vật chạy
nhanh nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<b>KẾ HOẠCH BAØI HỌC </b>


Thứ năm ngày 01 tháng 4 năm 2005


Môn: TẬP VIẾT - Tiết:28 ( Tuần 26 )
<b>Bài : ÔN CHỮ HOA : </b>

<i><b>T (Th)</b></i>


Sách giáo khoa : Tập 02 Trang 86.
<b>I/ MỤC TIÊU :</b>


- Kiến thức : Củng cố cách viết chữ hoa

<i><b>T (</b></i>

<i><b>Th </b></i>

<i><b>)</b></i>

<b> . Viết đúng đẹp các chữ viết hoa và tên </b>
riêng , câu ứng dụng đều nét và nối chữ đúng quy định.
- Kĩ năng : Rèn kĩ năng viết tên riêng và câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ.


- Thái độ: Trình bày sạch đẹp.


<b>CHUẨN BỊ: -Giáo viên : Mẫu chữ viết hoa.Tên riêng </b><i><b>Thăng long </b></i>và câu ứng dụng trên dòng
kẻ ô li.



-Học sinh :Vở tập viết, bảng con
<b>III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH</b>


1.<i><b>Hoạt động khởi động </b></i>:(5 phút)
Hát


+Kiểm tra bài cũ:


-GV thu một số quyển vở để chấm bài về nhà của HS.


<i><b>+Giới thiệu bài </b></i>


Trong giờ tập viết hôm nay chúng ta sẽ củng cố lại
I viết chữ hoa <i><b>Th </b></i>và cách viết 1 số chữ viết hoa có


trong tên riêng và câu ứng dụng.
3.<i><b>Các hoạt động chính</b></i>:


*Hoạt động 1<i> : Hướng dẫn HS viết chữ hoa:</i>


+Mục tiêu<b> : Luyện viết đúng chữ </b><i><b>Th </b></i> hoa và câu ứng
dụng .


+Caùch tiến hành ( 10 phút, bảng con)
*


<b> </b><i><b>Luyện viết chữ hoa</b></i><b> : </b>



-GV u cầu HS tìm các chữ hoa có trong tên riêng và từ
ứng dụng.


-GV viết mẫu cách chữ hoa trên, kết hợp nhắc lại cách
viết từng chữ.


-GV yêu cầu HS viết từng chữ <i><b>T (Th ),L </b></i>trên bảng con.
-GV sữa cho HS viết đúng mẫu.


* <b> Luyện viết từ ứng dụng ( Tên riêng )</b>
-GV yêu cầu 1 HS đọc từ ứng dụng.


-GV giới thiệu: Thăng Long là tên cũ của thủ đô Hà Nội
do vua Lý Thái Tổ đặt. Theo sử sách thì khi rời kinh đô
từ Hoa Lư (nay là Hà Nội ) , Lý Thái Tổ mơ thấy rồng


-Laéng nghe.


- <i><b>T (Th ),L .</b></i>


-HS quan sát, 1 số HS nhắc lại cách
viết.


-HS tập viết từng chữ trên bảng con
-1 HS đọc từ ứng dụng : tên riêng


<i><b>Thăng Long .</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<b>Nhận xét qua bài dạy :</b>



Giáo viên ...
Học sinh : ...


<b>KẾ HOẠCH BÀI HỌC </b>


vàng bay lên, vì vậy vua đổi tên Đại La thành Thăng


Long.


-Yêu cầu HS tập viết trên bảng con.
-GV sửa cho HS.


*


<b> </b><i><b>Luyện viết câu ứng dụng:</b></i>


-GV gọi HS đọc câu ứng dụng
-Câu ứng dụng khuyên ta điều gì?


-GV giúp HS hiểu nội dung câu thơ này : Năng tập thể
dục làm cho con người ta khoẻ mạnh như uống rất nhiều
thuốc bổ.


-GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét xem trong câu
ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào.


-Yêu cầu HS viết bảng con.
-GV sửa cho HS.


<b>*Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vào vở tập viết</b>


+ Mục tiêu: Viết đúng, đẹp chữ hoa, từ và câu ứng
dụng.


+ Cách tiến hành <b> : (15 phút, vở tập viết)</b>
-GV yêu cầu HS viết vào vở


-GV nhắc nhở HS ngồi viết đúng tư thế, lưu ý các em
viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.


*


<b> Chấm, chữa bài:</b>


-GV chấm nhanh 5 đến 7 bài


-Sau đó nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
* Củng cố – dặn dò (5 phút)


-Yêu cầu HS hoàn thành bài viết, luyện viết thêm phần
bài ở nhà. Khuyến khích HS học thuộc câu ứng dụng
-GV nhận xét tiết học.


- Cả lớp viết vào bảng con
-1 HS đọc câu ứng dụng.


<i>Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên</i>
<i>thuốc bổ.</i>


-Khuyên ta phải chăm tập thể dục.



-Chữ T, g, y, h, b cao 2 li rưỡi, chữ
<b>d, t cao 2 li , các chữ còn lại cao 1 li </b>
-HS viết bảng con.


-HS viết vào vở:


+ Viết chữ <i><b> Th </b></i>: 1 dòng cỡ nhỏ
+Viết chữ L : 2 dòng cỡ nhỏ.
+ Viết tên

<i><b>Thăng Long </b></i>

:2 dòng cỡ
nhỏ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

Thứ sáu ngày 02 tháng 4 năm 2005
Môn: Tập làm văn- Tiết: 28 ( Tuần 26 )
Bài : <i>Kể lại một trận thi đấu thể thao</i>


<i> Viết lại một tin thể thao trên báo, đài. </i>


Sách giáo khoa : Tập 02 Trang 88.
<b>I/ MUÏC TIEÂU :</b>


-Kiến thức :-Viết lại đựơc một tin thể thao mới được đọc trên báo, xem trên ti vi… viết gọn ,
đủ thông tin.


-Kĩ năng :- Rèn kĩ năng nói: Kể lại một cách tự nhiên ,rõ ràng một trận thi đấu thể thao đã
được xem hoặc được nghe tường thuật theo gợi ý của SGK.


-Thái độ: -Trình bày sạch đẹp .
<b>CHUẨN BỊ: -Giáo viên : Bảng phụ.</b>


- Học sinh :Vở bài tập.


<b>III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH</b>


1.<i><b>Hoạt động khởi động </b></i>:(5 phút)
Hát


+Kiểm tra bài cũ:


-GV nhận xét bài kiểm tra giữa học kì 2 của cả lớp.
<i>2.</i>


<i><b> Giới thiệu bài: </b></i>


-Giờ tập làm văn này các em sẽ dựa vào các câu hỏi gợi
ý để kể lại một trận thi đấu thể thao mà em được xem
hoặc nghe tường thuật. Sau đó chúng ta viết lại một tin
thể thao mà các em đọc được, nghe được.


3.<i><b>Các hoạt động chính</b></i>:


<b> *</b><i><b>Hoạt động 1</b></i><b>:</b><i><b> </b></i> Kể lại một trận thi đấu thể thao.


+Mục tiêu<b> : Kể lại một cách tự nhiên , rõ ràng một trận</b>
thi đấu thể thao theo gợi ý của SGK.


+Caùch tiến hành ( 15 phút, bảng phụ, tranh )


<i><b>Bài 1:</b></i>



-GV yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.


-GV yêu cầu HS đọc to phần gợi ý của bài tập 1.


-GV lần lượt đặt câu hỏi gợi ý cho HS kể từng phần của
trận đấu.


+Trận đấu đó là môn thể thao nào?


+Em tham gia hay chỉ xem thi đấu? Em cùng xem với
những ai?


+Trận thi đấu đựơc tổ chức ở đâu? Khi nào? Giữa đội
nào với đội nào?


-Laéng nghe.


-1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
-2 HS lần lượt đọc trước lớp, cả lớp theo
dõi trong SGK.


+La bóng bàn, cầu lơng, đá cầu,…


+Em được xem trận đấu cùng với bố, với
anh trai…


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<b>Nhận xét qua bài dạy :</b>


Giáo viên ...
Học sinh :...



+Diễn biến của cuộc thi đấu như thế nào? Các cổ động
viên đã cổ vũ ra sao?


+Kết quả của cuộc thi đấu ra sao?


-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau dựa vào gợi ý nói cho
nhau nghe.


-GV gọi 5 đến 7 nhóm nói trứơc lớp.


<b>*</b><i><b>Hoạt động 2</b><b> </b></i><b>:</b> Viết lại một tin thể thao.


+Mục tiêu: Viết được một tin thể thao em mới được đọc
t trên báo (hoặc nghe được, xem được trong các buổi


phaùt thanh, truyền hình ).


+Cách tiến hành ( 15 phút, tranh, VBT )


<i><b>Baøi 2:</b></i>


- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.


-Yêu cầu HS đọc một số tin thể thao sưu tầm đựơc trước
lớp.


-GV hướng dẫn HS viết lại các tin thể thao, phải đảm
bàotính trung thực của tin, nghĩa là phải viết đúng sự
thật. Em nên viết ngắn gọn, đủ ý, không nên sao chép y


nguyên như tin đã đưa.


-Gọi 3 đến 5 HS đọc bài trứơc lớp, yêu cầu cả lớp cùng
theo dõi và nhận xét.


-Nhận xét và cho điểm HS.
*


<b> Củng cố – dặn dò</b>


-Tun dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài,
phê bình nhắc nhở những HS chưa chú ý học bài .


-Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
-GV nhận xét tiết học.


+Sau khi trọng tài ra hiệu trận đấu bắt
đầu trận đấu đã trở nên gay cấn. Cầu
thủ mang áo xanh lớp Ba 3 liên tục
phát những quả bóng xốy , bay rất
nhanh , nhưng cầu thủ lớp Ba 2 không
hề tỏ ra lúng túng. Cầu thủ này di
chuyển thoăn thoắt từ trái sang phải…
+Cuối cùng là chiến thắng đã thuộc về
lớp Ba 3. các cổ động viên lớp Ba 3
reo hị khơng dứt trong niềm vui chiến
thắng.


-Làm việc theo cặp.



-1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi
bài trong SGK.


-3 đến 5 HS đọc, cả lớp theo dõi.
-Nghe hướng dẫn , sau đó tự viết bài
vào vở.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<b>KẾ HOẠCH BAØI HỌC </b>


Thứ hai ngày 28 tháng 03 năm 2005


Môn: Đạo đức ( Tuần 28 )


<b>Bài 13: TIẾT KIỆM VAØ BẢO VỆ </b>
<b> NGUỒN NƯỚC (Tiết2)</b>
Sách giáo khoa : Tập 01
<b>I/ MỤC TIÊU: </b>


- Kiến thức :- Giúp HS hiểu:Nước sạch rất cần thiết đối với cuộc sống con người. Nước dùng
trong sinh hoạt (ăn uống…) dùng trong lao động sản xuất. Nhưng nguồn nước
không phải là vơ tận. Vì thế chúng ta cần phải biết sử dụng nước tiết kiệm và
bảo vệ nguồn nước.


- Kĩ năng :Thực hành tiết kiệm nước, vệ sinh nguồn nước. Tham gia vào các hoạt động,
phong trào tiết kiệm nước ở địa phương.


- Thái độ:-Quý trọng nguồn nước. Có ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Tán
thành, học tập những người biết tiết kiệm, và bảo vệ nguồn nước. Không đồng ý
với những người lãng phí và làm ơ nhiễm nguồn nước.


<b>II/ CHUẨN BỊ: -Giáo viên : Bảng phụ, 4 tranh ảnh chụp cảnh đang sử dụng nước, giấy phổ to, </b>


bút dạ…


-Học sinh :Vở bài tập đạo đức 3
<b>III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH</b>


1.<i><b>Hoạt động khởi động </b></i>:(5 phút)
Hát


+Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra VBT .
2.<i><b>Giới thiệu bài </b></i>


<b> Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (tiết 2)</b>
3.<i><b>Các hoạt động chính</b></i>:


<b> *</b><i><b>Hoạt động 1</b><b> </b></i><b>: Trình bày kết quả điều tra.</b>
+Mục tiêu<b> : Biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.</b>
+Cách tiến hành ( 10 phút, tranh )


-Yêu cầu HS chia nhóm, và yêu cầu HS căn cứ vào kết
quả phiếu điều tra của mình để điền vào bảng báo cáo
của nhóm.


-Mỗi nhóm được phát 4 bảng báo cáo có nội dung:
+Bảng 1: Những việc làm tiết kiệm nước ở nơi em
sống.


+Bảng 2: Những việc làm gây lãng phí nước.



+Bảng 3: Những việc làm bảo vệ nguồn nước ở nơi em
sống.


+Bảng 4: Những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước.
-Yêu cầu các nhóm dán kết quả lên bảng của 4 nhóm


-Chia nhóm, nhận 4 tờ báo cáo. HS
lần lượt viết lại kết quả từ phiếu
điều tra của mình vào bảng báo cáo


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<b>Nhận xét qua bài dạy :</b>


Giáo viên ...
Học sinh :...


<b>KẾ HOẠCH BÀI HỌC </b>


và những HS dưới nộp phiếu báo cáo cá nhân.


-GV giúp HS rút ra nhận xét chung về nguồn nước nơi
em sống đã được sử dụng tiết kiệm hay cịn lãng phí,
nguồn nước được bảo vệ hay ơ nhiễm.


-Yêu cầu HS hãy nêu một vài việc các em có thể làm
để tiết kiệm nguồn nước.


<b>-Kết luận: Chúng ta phải thực hiện tiết kiệm nước và </b>
bảo vệ nguồn nước để bảo vệ và duy trì sức khoẻ cuộc
sống của chúng ta.



<b>*</b><i><b>Hoạt động 2</b><b> </b></i><b>: Sắm vai xử lý tình huống.</b>


+Mục tiêu<b> : Có những hành động đúng bảo vệ nguồn </b>
nước.


+Cách tiến hành ( 15 phút, phiếu )


-u cầu các nhóm HS thảo luận tìm cách xử lý tình
huống và sắm vai thể hiện.


<i>*Tình huống 1: Em và Nam đang cùnh nhau đi dọc bờ </i>
suối. Bỗng Nam dừng lại, nhặt một vỏ hộp thuốc sâu
quăng xuống sông cho nó trơi bập bềnh. Nam cịn nói:
“Nước sạch ở đây chẳng bao giờ bẩn đâu, chỗ này bị
bẩn rồi sẽ chơi đi chỗ khác, chẳng việc gì phải lo”.
Trong trường hợp đó em sẽ làm gì? (hoặc nói gì ?).
<i>*Tình huống 2: Mai và An đang đi trên đường phố thì </i>
phát hiện một chỗ ống nước sạch bị rò rỉ. Nước chảy ra
khá nhiều và nhanh. Mai định dừng lại xem thì An cau
lại: “Oâi dào, nước này chẳng cạn đâu. Cậu lo làm gì
cho mệt”. Nếu em là Mai em sẽ làm gì?


-Yêu cầu HS trình bày cách sử lí.
<b>- Kết luận: </b>


Nước sạch có thể bị cạn và hết. Nước bẩn có thể ảnh
hưởng đến sức khoẻ. Do đó chúng ta cần phải tiết
kiệm và bảo vệ nguồn nước. Phê phán những hành vi
tiêu cực, ủng hộ và thực hiện tiết kiệm và bảo vệ
nguồn nước .



<b>*Củng cố – dặn dò:</b>


-u cầu HS thực hiện tốt bài học
-GV nhận xét tiết học.


-Dựa trên kết quả chung tự rút ra
nhận xét.


-Một vài HS nhắc lại.


-Các nhóm thảo luận tìm giải đáp cho
từng trường hợp.


+Em giải thích cho Nam rằng làm như
thế sẽ làm cho người ở phía dưới
nguồn phải dùng nước ô nhiễm. Như
thế là khơng tốt. Em sẽ cùng Nam vớt
vỏ hộp đó lên và vứt vào đống rác
(nấu không em làm một mình và nhờ
cơ giáo nhắc nhở bạn Nam)


+Em sẽ dừng lại để xem chỗ nước rò
rỉ to hay nhỏ. Nếu nhỏ tạm thời nhờ
người khác bịt lại rồi đi báo cho người
thợ sửa chữa. Hoặc em có thể nhờ
người khác ngay. Em sẽ giải thích cho
An nghe về sự cần thiết phải tiếc
kiệm nguồn nước để bạn cùng thực
hiện.



</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

Thứ tư ngày 30 tháng 03 năm 2005
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI ( Tuần 28 )
<b>Bài 55 : THÚ (Tiếp theo)</b>


<b> Saùch giaùo khoa : Trang 106, 107.</b>
<b>I/ MỤC TIÊU :</b>


- Kiến thức : Giúp HS chỉ và nêu tên được các bộ phận bên ngoài của cơ thể thú rừng.
- Kĩ năng : Nêu được ích lợi của thú rừng, kể tên một vài loài thú rừng.


- Thái độ:-Có ý thức và hành vi đúng các lồi thú.


<b>II/ CHUẨN BỊ: -Giáo viên : Tranh ảnh như SGK và tranh sưu tầm. Phiếu thảo luận, điểm số </b>
10,20,30 (bốn bộ)


<b> -Học sinh :Vở bài tập.</b>
<b>III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


1.KHỞØI ĐỘNG: (2 phút)
2. BAØI CŨ: (5 phút)


- GV gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài cũ tiết 54.
- GV nhận xét.


<b>3. BÀI MỚI:</b>


<b> Thú (Tiếp theo)</b>



<b>Hoạt động 1: Gọi tên các bộ phận bên ngoài cơ thể thú</b>
<b>Mục tiêu: Nắm được các bộ phận bên ngoài của loài thú.</b>
<b>Cách tiến hành: ( 10 phút, tranh)</b>


-Yêu cầu HS quan sát các tranh ảnh mình đã sưu tầm
được để biết con vật trong tranh là con vật gì?


-u cầu HS làm việc theo nhóm: Kể tên các loài thú
rừng, chỉ và gọi tên các bộ phận cơ thể của một số con vật
đó và nêu đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa các
loài thú rừng.


+Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng chỉ vào hình, nói
tên các con vật và các bộ phận bên ngoài của cơ thể thú
rừng.


+Yêu cầu các nhóm nêu điểm giống nhau và khác nhau
giữa các thú rừng.


+Nêu đặc điểm chính của thú rừng là: Động vật có xương
sống, có lơng mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa.


-Yêu cầu HS nêu điểm khác nhau giữa thú rừng và thú
ni sau đó GV mở rộng cho HS: Cơ thể thú ni có
những biến đổi phù hợp với các ni dưỡng chăm sóc của


- Haùt


-2 đến 3 HS lên bảng.



-HS quan sát các con vật trong
tranh, xác định tên và phân loại
các con thú.


-HS làm việc theo nhóm: Lần lượt
từng HS kể tên các lồi thú, cả
nhóm ghi vào giấy. Sau đó mỗi
HS chọn một con vật chỉ và gọi
tên các bộ phận bên ngoài của cơ
thể con vật đó trước lớp.


-Các nhóm thảo luận điểm giống
nhau và khác nhau giữa các loài
thú rừng.


-Đại diện các nhóm trả lời, các
HS khác theo dõi, nhận xét.
-Đại diện các nhóm báo cáo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

con người. Thú rừng sống hoang dã, tự kiếm sống.
<b>-Hoạt động 2: Ích lợi của thú rừng.</b>


<b>-Mục tiêu: Hiểu lợi ích của loài thú.</b>
<b>-Cách tiến hành: ( 10 phút, tranh )</b>


-u cầu HS làm việc theo nhóm và hồn thành phiếu bài
tập:


*Hãy nối các sản phẩm của thú rừng với lợi ích tương ứng


-u cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận và nhận
xét, bổ sung.


-Yêu cầu HS cho biết ích lợi của thú rừng.


<b>*GV kết luận: Thú rừng cung cấp các dược liệu quý, là </b>
nguyên liệu để trang trí mà mỹ nghệ. Thú rừng giúp thiên
nhiên và cuộc sống tươi đẹp.


<b>-Hoạt động 3: Bảo vệ thú rừng.</b>
<b>+Mục tiêu: </b>


<b>+Cách tiến hành: ( 10 phút, tranh )</b>


-GV treo tranh của một số lồi động vật quý hiếm: Hổ
báo, gấu trúc, tê giác, voi…


-Giới thiệu đây là những loài thú quý hiếm số lượng các
lồi vật này cịn rất ít.


-Chúng ta phải làm gì để các lồi thú này khơng bị mất
đi?


-Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo định hướng:
1/Kể các biện pháp bảo vệ thú rừng.


2/Vẽ tranh hoặc viết 1 khẩu hiệu tuyên truyền cổ động để
bảo vệ các loài thú quý hiếm.


3/Địa phương em đã làm gì để bảo vệ các lồi thú hiếm?


-u cầu các nhóm báo cáo.


-GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm. Kết luận:
Bảo vệ các loài thú rừng là việc làm rất cần thiết.


4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: (5 phút)
-Yêu cầu HS nêu lại các ghi nhớ trong SGK.


-Dặn dò HS sưu tầm tranh ảnh về thú rừng chuẩn bị cho
bài sau.


* Nhận xét tiết học


-HS nhận phiếu bài tập, thảo luận
nhóm để hồn thành phiếu bài
tập.


-Đại diện 1 nhóm trình bày, các
nhóm khác nhận xét, bổ sung.


-HS quan sát và gọi tên các con
vật trong tranh.


-Lắng nghe.


-Chúng ta cần bảo vệ thú rừng,
không săn bắn thú rừng bừa bãi,
khơng chặt phá rừng.


<b>Nhận xét qua bài dạy :</b>



Giáo viên ...
Học sinh :...


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI ( Tuần 28 )


<b>Bài 52 : THỰC HAØNH: ĐI THĂM THIÊN NHIÊN</b>
<b> Sách giáo khoa : Trang 108,109.</b>


<b>I/ MUÏC TIEÂU :</b>


- Kiến thức : Giúp HS khắc sâu hiểu biết về thực vật, động vật.


- Kĩ năng : Có kỹ năng vẽ, viết, nói vvề những cây cối, con vật mà HS quan sát được.
- Thái độ:-Có ý thức giữ gìn và bảo vệ cây cỏ, động vật trong thiên nhiên.


<b>II/ CHUẨN BỊ: -Giáo viên : Phiếu thảo luận, đồ dùng phục vụ trò chơi.</b>
<b> -Học sinh :Vở bài tập.</b>


<b>III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


1.KHỞØI ĐỘNG: (2 phút)
2. BAØI CŨ: (5 phút)


- GV gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài cũ tiết 55.
- GV nhận xét.


<b>3. BÀI MỚI:</b>



<b> Thực hành: Đi thăm thiên nhiên </b>
<b>Hoạt động 1: Thực hành tham quan.</b>
<b>Mục tiêu: Tìm hiểu trong thiên nhiên.</b>
<b>Cách tiến hành: ( 10 phút )</b>


-GV có điều kiện đưa HS đi tham quan trong thiên nhiên.
-GV hướng dẫn giới thiệu cho HS nghe về các loài cây,
con vật được quan sát.


-GV nhắc nhở HS cùng tìm hiểu các lồi cây, con vật.
<b>Hoạt động 2: Giới thiệu tranh vẽ </b>


<b>Mục tiêu: Vẽ được bức tarnh về thiên nhiên.</b>
<b>Cách tiến hành: ( 10 phút, tranh )</b>


-Yêu cầu HS đưa tranh của mình lên trước lớp.


-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Trong mỗi nhóm HS
lần lượt giới thiệu cho các bạn nghe về tranh vẽ của mình.
-Yêu cầu HS giới thiệu trước lớp.


<b>Hoạt động 3: Bạn biết gì về động vật, thực vật.</b>
<b>Mục tiêu: Tìm hiểu về động vật, thực vật.</b>


<b>Cách tiến hành: ( 10 phút, tranh )</b>


-GV chia HS thành 2 nhóm, nhóm động vật và nhóm thực
vật căn cứ theo bài vẽ của các em.



-Yêu cầu HS ở đội vẽ tranh động vật chia thành các nhóm
nhỏ, phát cho các nhóm phiếu thảo luận số 1.


-Yêu cầu HS ở đội vẽ tranh thực vật cũng chia thành các
nhóm nhỏ, phát cho các nhóm phiếu thảo luận số 2.


- Haùt


-2 đến 3 HS lên bảng.


-Tham quan: quan sát, ghi chép.


-HS đưa tranh của mình ra.


-HS làm việc theo nhóm: Lần lượt
từng HS giới thiệu về tranh vẽ của
mình


-Các nhóm bình chọn và cử đại
diện nhóm HS lên giới thiệu trước
lớp.


-HS thực hiện theo yêu cầu của
GV.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

-Cho HS


thảo luận trong thời gian 10 phút. Sau đó yêu cầu các
nhóm dán kết quả lên bảng.



-Yêu cầu các nhóm trình bày.
-Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung


-Hỏi HS: Em thấy động vật và thực vật khác nhau ở điểm
gì?


-GV kết luận: Động vật và thực vật khác nhau ở các bộ
phận cơ thể. Động vật có thể di chuyển được cịn thực vật
thì khơng. Thực vật có thể quang hợp cịn động vật thì
khơng.


4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: (5 phút)
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ghép đơi.
-GV chuẩn bị 2 bộ đồ dùng chơi trị chơi.


+GV phổ biến cách chơi và tổ chức cho HS chơi.
-GV tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
-Nhắc nhở HS luôn cố gắng bảo vệ thiên nhiên môi
trường vì đó là bảo vệ cuộc sống của chính mình.
-Tổng kết tiết học yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài sau.
* Nhận xét tiết học


-Các nhóm cử đại diện trình bày.
-HS nhận xét, bổ sung.


<b>Nhận xét qua bài dạy :</b>


Giáo viên ...
Học sinh :...



</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

Môn: MĨ THUẬT


<b> Bài 28 : VẼ TRANG TRÍ </b>


<b> VẼ MÀU VÀO HÌNH CĨ SẴN.</b>
Vở tập vẽ: Trang 39.


<b>I. MUÏC TIÊU:</b>


<b>Kiến thức: HS hiểu biết thêm về cách tìm và vẽ màu .</b>
<b>Kĩ năng: Vẽ được màu vào hình có sẵn theo ý thích.</b>


<b>Thái độ: Thấy được vẻ đẹp của mmàu sắc, yêu mến thiên nhiên.</b>
<b>II. CHUẨN BỊ:</b>


Giáo viên: Tranh phóng to để HS vẽ theo nhóm .
<b>Học sinh:. Vở tập vẽ, màu vẽ ...</b>


<b>III . CÁC HOẠT ĐỘNG</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


1.KHỞØI ĐỘNG: (2 phút)
2. BAØI CŨ: (3 phút)
- Kiểm tra đồ dùng học tập
3. BAØI MỚI:


*Giới thiệu bài:


GV lựa chon cách giới thiệu phù hợp với nội dung bài.


-GV ghi tựa bài lên bảng:


<b>Vẽ trang trí: Vẽ màu vào hình có sẵn.</b>
<b>Hoạt động 1: </b><i><b>Quan sát , nhận xét.</b></i>


<b>Mục tiêu: HS tập quan sát, nhận xét về đặc điểm của các </b>
bức tranh .


<b>Cách tiến hành: (05 phút, tranh vẽ mẫu ).</b>


-GV u cầu HS xem hình vẽ có sãn ở vở tập vẽ, để nhận
biết :


+Trong hình vẽ sẵn , vẽ những gì?
+Tên hoa đó là gì?


+Vị trí của lọ và hoa trong hình veõ.


-GV gợi ý HS nêu ý định vẽ màu của mình ở : lọ , hoa và
nền.


<b>Hoạt động 2: </b><i><b>Cách vẽ màu.</b></i>


<b>Mục tiêu: Biết cách cách vẽ màu vào hình có sẵn.</b>
<b> Cách tiến hành : ( 10 phút, tranh mẫu ).</b>


*GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ để HS biết cáchvẽ
màu:


+Vẽ màu ở xung quanh trứơc, ở giữa sau.


+Thay đổi hướng nét vẽ, để bài sinh động hơn.
+Với bút dạ cần đưa nhanh .


+Với sáp màu và bút chì khơng nên chồng nét nhiều lần.
+Với màu nước, màu bột cần thử màu.


Hoạt động 3 : <i><b>Thực hành:</b></i>


<b>Mục tiêu: Vẽ được màu vào hình có sẵn theo ý thích.</b>


-HS lắng nghe.


-HS quan sát và rút ra nhận xét.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<b>Cách tiến hành: (15 phút, vở tập vẽ, giấy màu, hồ )</b>
-GV yêu cầu HS tự làm và dán vào vở tập vẽ.


-Trong khi HS làm bài GV đến từng bàn quan sát , hướng
dẫn thêm cho HS cịn lúng túng để các em hồn thành bài
vẽ.


<b>Hoạt động 4: </b><i><b>Nhận xét – đánh giá:</b></i>


<b>Mục tiêu: Biết đánh giá , nhận xét về bài vẽ của các bạn.</b>
<b> Cách tiến hành : (05 phút)</b>


-GV chọn một số bài đẹp và nhận xét.


- GV nhận xét tiết học của lớp. Động viên , khen ngợi HS
tích cực học tập.



<b>CỦNG CỐ – DẶN DÒ: </b>
* Dặn dò: Quan sát lọ hoa.


-Quan sát tranh ảnh một số lọ hoa đã trang trí.
-Hồn thành bài vẽ.


-HS thực hành vẽ vào vở tập vẽ.


- Nhận xét bài vẽ của bạn.


<b>Nhận xét qua bài dạy :</b>


Giáo viên ...
Học sinh :...


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

Môn: THỦ CÔNG


<b>Bài : LAØM LỌ HOA CẮM TƯỜNG (Tiết 3)</b>
Sách giáo khoa :Trang 244.


<b>I/ MỤC TIÊU:</b>


<b>Kiến thức: HS biết vận dụng kĩ năng gấp , cắt, dán để làm lọ hoa gắn tường.</b>
<b>Kĩ năng: Làm được lọ hoa gắn tường đúng quy trình kĩ thuật.</b>


<b>Thái độ: Hứng thú với giờ học làm đồ chơi.</b>
<b>II/ CHUẨN BỊ</b>


<b>Giáo viên: Mẫu lọ hoa gắn tường, một lọ hoa gắn tường đã làm hoàn chỉnh nhưng chưa dán </b>


vào bìa.


-Quy trình làm lọ hoa gắn tường.
Học sinh: Giấy bìa màu, kéo, hồ dán…
<b>III/ CÁC HOẠT ĐỘNG</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HS</b>


1.KHỞØI ĐỘNG: ( 2 Phút)
2. BAØI CŨ: (5 phút )
- Kiểm tra đồ dùng học tập
3. BAØI MỚI:


<b>Giới thiệu bài: </b>


Trong tiết học này các con sẽ tập làm lọ hoa gắn tường.
+ GV ghi tựa bài lên bảng: Làm lọ hoa gắn tường
<b>(Tiết 3).</b>


<b>Hoạt động 1: </b><i><b>HS thực hành làm lọ hoa gắn tường và </b></i>
<i><b>trang trí.</b></i>


<b>Mục tiêu</b>: Làm được lọ hoa gắn tường đúng quy trình kĩ
thuật.


<b>Cách tiến hành: ( 25 phút, mẫu, giấy thủ công )</b>


-GV yêu cầu HS nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường
bằng cách gấp giấy .



-GV nhận xét và sử dụng tranh qua trình làm lọ hoa để
hệ thống lại các bước làm lọ hoa gắn tường:


+Bước 1:Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp
gấp cách đều.


+ Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp
làm thân lọ hoa.


Bước 3: Làm thành lọ hoa gắn tường.


-GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm hoặc cá nhân.
Trong q trình HS thực hành , GV quan sát , uốn nắn ,
giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành
sản phẩm.


-GV gợi ý cho HS cắt , dán các bơng hoa có cành , lá
để cắm trang trí vào lọ hoa (cách cắt, dán bơng hoa như


- Hát


-HS quan sát và nhận xét.


-HS nhắc lại các bước gấp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

đã học ở bài 5 ) .


-HS trang trí và trưng bày sản phẩm. GV tuyên dương,
khen ngợi những em trang trí sản phẩm đẹp, có nhiều
sáng tạo.



-GV đánh giá kết quả học tập của HS.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ: ( 5 phút)


* Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập và kết
quả của HS.


* Dặn dò: Chuẩn bị tiết sau tiếp tục thực hành Làm
<i>đồng hồø để bàn. (tiết 1).</i>


<b>Nhận xét qua bài dạy :</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<b>KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY</b>


<b>TUẦN : 28 - LỚP 33<sub>.</sub></b>


(Từ ngày 28 tháng 3 năm 2005 đến ngày 01 tháng 3 năm 2005.)


Chủ đề: ...


<b>NGÀY</b> <b>MÔN</b> <b>TIẾT</b> <b>TÊN BÀI DẠY</b> <b>ĐDDH</b>


Thứ hai


28 / 3 / 05 <i>Chào cờ <sub>Toán </sub></i> <sub>136</sub> <sub>So sánh các số trong phạm vi 100000.</sub> <sub>Bảng phụ</sub>
<i>Đạo đức </i> 28 Tết kiệm và bảo vệ nguồn nước (tt) Tranh


<i>Tập đọc </i> 109 Cuộc chạy đua trong rừng. Tranh


<i>Tập đọc-KC </i> 110 Cuộc chạy đua trong rừng. Tranh



Thứ ba


29 / 3 / 05 <i>Tập đọc<sub>Toán </sub></i> 111<sub>137</sub> Cùng vui chơi.<sub>Luyện tập.</sub> <sub>Bảng phụ</sub>Tranh
<i>Chính tả </i> 55 Nghe - viết: Cuộc chạy đua trong rừng. Bảng phụ
<i>Mỹ thuật</i> 28 Vẽ theo mẫu: Vẽ màu vào hình có sẵn. Tranh
<i>LT T Việt</i>


Thứ tư


30 / 3 / 05 <i>TN – XH<sub>Tập đọc</sub></i> <sub>112</sub>55 Thú (tiếp theo)<sub>Tin thể thao.</sub> Tranh<sub>Tranh</sub>
<i>L. từ & câu</i> 28 Nhân hố.Ơn cách đặt và TLCH Để làm gì? Tranh


<i>Tốn </i> 138 Luyện tập. Bảng phụ


Thứ năm


31 / 3 / 05 <i>Hát<sub>Tốn </sub></i> <sub>139</sub>28 Ơn bài hát : Tiếng hát bạn bè mình.<sub>Diện tích của một hình.</sub> <sub>Bộ đddh</sub>


<i>Chính tả </i> 56 Nhớ – viết : Cùng vui chơi. Bảng phụ


<i>Tập viết</i> 28 Ôn chữ hoa T (Th) Chữ mẫu


<i>Thủ công </i> 28 Làm lọ hoa gắn tường. (tiết 3 ) Mẫu
Thứ sáu


01 / 4 / 05 <i>Toán <sub>Thể dục </sub></i> 140<sub>28</sub> Đơn vị đo diện tích- Xăng – ti- mét- vng.<sub>Ơn nhảy dây- Trị chơi ném trúng đích. </sub> Bộ đddh


<i>TN - XH</i> 56 Thực hành : Đi thăm thiên nhiên. Tranh



<i>TL Văn </i> 28 Kể lại 1 trận thi đấu thể thao. Viết lại 1 tin <sub>thể thao.</sub> Tranh


<i>SHTT</i> Kieåm điểm tuần 28.


<i>Ngày 28 tháng 3 năm 2005.</i>



<b>BAN GIÁM HIỆU</b>

<b>KHỐI TRƯỞNG </b>

<b>GVPT LỚP</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>




<i><b>Thực hiện trương trình tuần:</b></i>
<i><b>+ Rèn chữ:</b></i>


<i><b>+ Rèn tốn:</b></i>


<i><b>+</b></i> <i><b>Rèn</b></i> <i><b>tiếng</b></i> <i><b>việt</b>:</i>


<i><b>+</b></i> <i><b>Kiểm</b></i> <i><b>tra</b></i> <i><b>thường</b></i> <i><b>xun</b>:</i>


<i>...</i>
<i>...</i>
<i>...</i>
<i>...</i>
<i>...</i>
<i>...</i>
<i>...</i>
<i>...</i>
<i>...</i>
<i>...</i>
<i>...</i>



<i><b>+</b></i> <i><b>Công</b></i> <i><b>tác</b></i> <i><b>khác:</b></i>


<i>...</i>
<i>...</i>
<i>...</i>
<i>...</i>
<i>...</i>
<i>...</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×