Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

Luận văn y học (HOÀN CHỈNH) nhận xét đặc điểm lâm sàng, x quang và kết quả điều trị gãy xương gò má cung tiếp bằng nẹp vít tự tiêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 93 trang )

1

Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X-quang và kết quả điều trị
gãy xương gị má cung tiếp bằng nẹp vít tự tiêu
ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất nước Việt Nam trong thời kỳ đổi mới cùng với sự phát triển của các
ngành kinh tế là việc gia tăng mạnh mẽ của các phương tiện giao thơng kéo
theo nó là việc gia tăng số vụ tai nạn giao thơng và do tính chất giao thông
của nước ta chủ yếu là xe máy (hiện cả nước có trên 18 triệu xe máy đã đăng
ký) cho nên số bệnh nhân chấn thương vùng hàm mặt ngày càng nhiều và có
xu hướng nặng và phức tạp hơn
Xương GMCT là xương chính cấu trúc nên tầng giữa mặt cùng với một số
xương khác hình thành ổ mắt và đóng vai trị chủ yếu trong việc hình thành
nên khn mặt của mỗi người và là đường đi cho hai nhánh thần kinh cảm
giác vùng gò má đồng thời là chỗ bám của một số cơ vùng mặt .
Hình thái lâm sàng gãy xương GMCT là rất đa dạng phụ thuộc vào
cường độ, và hướng lực tác động vào cấu trúc giải phẫu của xương gò má
cung tiếp, tuỳ vào mức độ nặng nhẹ di lệch khác nhau mà biểu hiện từ phù nề
bầm tím vùng mi dưới gị má đến lõm bẹt biến dạng mặt hoặc khó há miệng,
song thị ...Ngồi ra cịn có thể tổn thương phối hợp cùng các xương vùng mặt
khác cũng như tổn thương toàn thân ,gây ảnh hưởng lớn đến chức năng và
thẩm mỹ của người bệnh. Việc phục hồi chức năng thẩm mỹ, khắc phục di
chứng sau chấn thương rất phức tạp gây tốn kém nhiều thời gian và kinh phí
cho bệnh nhân, gia đình cũng như xã hội. Do vậy Người Bác sĩ cần phải thăm
khám tỷ mỷ và toàn diện phát hiện các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, từ
đó lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp đạt hiệu quả cao nhất.


2


Ngày nay, cùng với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật đã
đưa ra nhiều phương pháp điều trị gãy xương GMCT ngày càng tốt hơn trong
đó phương pháp kết hợp xương bằng nẹp vít đã đem lại những kết quả tốt hơn
cả. Tuy nhiên có những hạn chế nhất định như việc phải tháo bỏ nẹp vít sau
phẫu thuật. Nẹp vít tự tiêu một giải pháp tốt vừa kế thừa được ưu điểm của
nẹp vít thơng thường vừa khắp phục được nhược điểm phải tháo bỏ nẹp vít
tránh cho bệnh nhân phải tiến hành một phẫu thuật lần 2 vừa tốn kém tiền bạc
,thời gian cũng như sức khoẻ và cũng góp phần chống quá tải của các bệnh
viện của chúng ta hiện nay.Chính vì vậy chúng tôi thấy việc nghiên cứu và
đưa vào áp dụng điều trị gãy xương GMCT bằng nẹp vít tự tiêu là hết sức
quan trọng và cần thiết.Trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng, X-quang và kết quả điêu trị kết hợp xương GMCT bằng nẹp vít tự tiêu
với hai mục tiêu:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X- quang trên bệnh nhân gãy xương
GMCT.
2. Đánh giá kết quả điều trị gãy xương GMCT bằng nẹp vít tự tiêu.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIẢI PHẪU XƯƠNG GÒ MÁ CUNG TIẾP

1.1.1. Giải phẫu mơ tả
Xương gị má cung tiếp (GMCT) bao gồm xương gò má và mỏm gò má
của xương thái dương
a) Xương gị má một xương chính của khối xương mặt, là thành phần
chủ yếu tạo nên thành ngồi của tầng giữa mặt nó là một xương dày gồm 3
mặt và 2 mỏm khớp có tiếp khớp với các xương hàm trên, xương trán xương

bướm, và xương thái dương bởi 4 đường khớp:
- Đường khớp hàm trên -gò má
- Đường khớp trán-gò má
- Đường khớp bướm - gò má
- Đường khớp thái dương - gị má
Sự hình thành và phát triển xương gị má khơng qua giai đoạn phát
triển sụn mà do các tổ chức liên kết cốt hố. Sự phát triển và lớn lên của
xương gị má và khối xương mặt diễn ra chủ yếu ở vùng tiếp khớp, hình thành
từ sau ra trước và xuống dưới.

Hình 1.1. Giải phẫu xương gò má [30]


4

* Mỏm xương gò má là mỏm trán và mỏm thái dương
- Mỏm trán: Chạy lên trên dọc bờ ngoài ổ mắt và tiếp khớp với mỏm gò
má của xương trán ở sát trần ổ mắt và bờ trong mỏm trán có một gờ lồi gọi là
gờ lồi ổ mắt
- Mỏm thái dương: Là mỏm dẹt chạy ngang ra sau tiếp khớp với mỏm
gò má của xương thái dương ở mặt bên sọ và tạo nên cung tiếp
* Mặt của xương gị má gồm:
- Mặt ngồi (mặt má) là mặt lồi và trịn tạo nên ụ gị má ở đó có nhánh
gị má - mặt thuộc thần kinh gị má thốt ra ở lỗ gị má mặt
- Mặt trong (mặt thái dương) là mặt dẹt hướng vào trong và ra sau về
phía hố thái dương ở đây có nhánh gị má thái dương của thần kinh gị má
thốt ra ở lỗ thái dương - gò má.
- Mặt ổ mắt là mặt tạo nên một phần thành ngoài ổ mắt ở đây có 1-2 lỗ
gị má ổ mắt lỗ này thơng với các lỗ gò má mặt và gò má thái dương, thần
kinh gò má đi vào lỗ gò má ổ mắt và chia 2 nhánh ở trong xương là nhánh gò

má thái dương và nhánh gò má mặt
* Các diện tiếp khớp
- Diện tiếp khớp với xương hàm trên là mặt đáy của thân xương gị má
và nó tiếp khớp với xương hàm trên bằng một khớp phẳng
- Diện tiếp khớp với xương bướm là để tạo nên bờ sau của ổ mắt
b) Mỏm gò má thái dương
Mỏm này nằm giữa hai phần trên và dưới của mặt ngoài phần trai thái
dương và mỏm này dẹt theo hướng trong ngoài nên có hai mặt trong và ngồi


5

và hai bờ trên và dưới và có đầu trước tiếp khớp với mỏm thái dương của
xương gò má bằng một đường răng cưa
1.1.2. Giải phẫu chức năng:
* Xương gò má
- Góp phần hình thành ổ mắt qua đó xương gị má bảo vệ cho nhãn cầu
- Đóng vai trị chủ yếu hình thành hình dạng khn mặt của mỗi cá thể
- Dẫn truyền lực nhai lên sọ, hấp thu một phần lực nén trước khi lên sọ
- Là nơi bám của các cơ như cơ cắn, cơ gò má lớn, cơ gò má bé, cơ
vòng mắt và cơ nâng môi trên, tạo đường đi cho 2 nhánh thần kinh cảm giác
vùng gị má [3]

Hình 1.2. Sọ thẳng [54]
1.1.3. Liên quan:
* Với xương với hàm trên


6


Mặt đáy thân xương gò má tiếp khớp với mỏm gò má của xương hàm
trên bằng một diện khớp rộng hình tam giác mà ba cạnh nằm trên đường biên
của mặt ngoài, mặt ổ mắt và mặt thái dương của xương gị má. Như vậy
xương hàm trên có vai trị như một giá đỡ chắc chắn cho xương má, cùng với
xương gò má tạo nên bờ dưới và sàn ổ mắt. Hai xương này có liên quan mật
thiết với nhau về cơ chế gãy xương và đều ảnh hưởng đến mắt khi bị gãy
* Với ổ mắt
- Xương gò má xương hàm trên có liên quan mật thiết với ổ mắt. Ta coi
ổ mắt là hình tháp có đỉnh ở phía sau và nền ở phía trước và 4 thành là:
+ Thành trên do phần ổ mắt của xương trán và cánh nhỏ xương bướm
tạo nên, ngăn cách ổ mắt với hố sọ trước (ở thành này có hố dịng dọc là nơi
bám của cơ chéo lớn).
+ Thành trong do mỏm trán xương hàm trên, xương lệ và xương sàng
tạo nên.
+ Thành ngoài gồm cánh lớn xương bướm, mỏm trán xương gò má và
xương trán.
+ Thành dưới còn gọi là nền ổ mắt do mặt ổ mắt của xương hàm trên,
xương gò má và diện ổ mắt của xương khẩu cái tạo nên, có rãnh dưới ổ mắt
nối với khe dưới ổ mắt và thông với ống dưới ổ mắt. Thành dưới ngăn cách
với xoang hàm trên bởi vách xương mỏng, trong vách này có động mạch, thần
kinh dưới ổ mắt đi qua, khi chấn thương vùng này dễ vỡ sàn ổ mắt làm tụt
nhãn cầu, làm sập xoang hàm, đứt động mạch và thần kinh dưới ổ mắt ...
- Đỉnh ổ mắt ở phía sau có khe ổ mắt, trên và ngay sau khe này là ống
thị giác. Khe và ống thông với hố sọ và là nơi các dây thần kinh số II, III, IV,
VI cùng nhánh mắt của thần kinh V chui qua để vào ổ mắt.


7

Hình 1.3. Ổ mắt [54]

* Với xương hàm dưới
Xương GMCT, nhất là cung tiếp có liên quan đến lồi cầu và mỏm
vẹt của xương hàm dưới. Khi gãy cung tiếp thường gây cản trở sự di chuyển
của mỏm vẹt làm há ngậm miệng hạn chế hoặc khi gãy mỏm vẹt cũng làm
kẹt vào cung tiếp

Hình1.4. Sọ nghiêng [54]


8

1.1.4. Các cơ bám vào xương gò má cung tiếp
* Cơ cắn:
Là cơ khoẻ hình chữ nhật nó che phủ mặt ngồi của góc hàm và mỏm
vẹt xương hàm dưới. Nó từ bờ dưới và mặt sâu của cung tiếp chạy xuống bám
vào mặt ngồi góc hàm và mỏm vẹt xương hàm dưới. Cơ cắn có tác dụng
nâng xương hàm dưới và được chi phối bởi thần kinh số V
* Cơ gò má lớn:
Cơ này đi từ xương gò má phía trước đường khớp gị má hàm trên
xuống bám vào góc miệng. Khi co cơ gị má lớn kéo góc miệng lên trên và ra
ngoài biểu lộ sự vui tươi phấn khởi cơ này cũng do thần kinh V chi phối
* Cơ gị má nhỏ:
Từ mặt ngồi xương gị má ngay sau đường khớp gò má - hàm trên
chạy xuống dưới vào trong bám vào môi trên


9

Hình 1.5. Các cơ vùng GMCT [54]
1.1.5. Mạch vùng gị má cung tiếp

-Vùng gò má cung tiếp và phụ cận được cấp máu bởi động mạch mặt
và động mạch dưới ổ mắt ở phía trước, động mạch thái dương nơng ở phía
sau
* Động mạch thái dương nơng:
Là nhánh tận của động mạch cảnh ngoài tách ra trong tuyến mang tai
sau lồi cầu từ đó chạy bắt chéo mặt ngồi cung tiếp vào vùng thái dương
khoảng 5 cm thì tận cùng bằng 2 nhánh trước và sau. Chạy kèm phía sau động
mạch là tĩnh mạch thái dương nông và thần kinh tai thát dương. Ngay trước
và sau khi bắt chéo cung tiếp động mạch thái dương nông tách ra 2 nhánh
chạy ra trước dọc theo cung tiếp. Nhánh ở dưới cung tiếp chính là động mạch
ngang mặt đi kèm với các nhánh thần kinh mặt trên mặt nông của cơ cắn. Nó
nối tiếp với các nhánh của động mạch mặt, cắn, má, lệ và dưới ổ mắt. Nhánh
trên cung tiếp là động mạch gò má ổ mắt. Động mạch này chạy dọc ngay trên
bờ trên cung tiếp giữa hai lá của mạc thái dương tới góc mắt ngồi.
* Động mạch mặt:
Tách ra từ động mạch cảnh ngoài cùng với động mạch giáp, lưỡi trong
tam giác cảnh, chạy theo một hình cung trên tuyến dưới hàm, uốn quanh bờ
dưới xương hàm dưới tới bờ trước của cơ cắn để vào mặt. Ở mặt lúc đầu động
mạch chạy ra trước và lên trên qua phía ngồi góc miệng rồi chạy lên dọc
theo cạnh bên của mũi theo rãnh mũi má tới góc trong của mắt và tận cùng tại
đây và nối với nhánh lưng mũi của động mạch mắt và đây cũng là vòng nối
giữa động mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài.Trên đoạn đường đi ở
mặt dộng mạch bị che phủ lần lượt bởi các cơ bám da cổ, cơ cười các cơ gị
má và cơ nâng mơi trên. Trên đường đi động mạch mặt phân nhánh cho môi


10

dưới, mơi trên, mũi ngồi và tiếp nối với động mạch ngang mặt và động mạch
dưới ổ mắt.

* Động mạch dưới ổ mắt:
Là một nhánh của động mạch hàm trong, sau khi chạy trong rãnh và
ống dưới ổ mắt và phân các nhánh cho các cấu trúc ở sàn ổ mắt, nó tận cùng ở
tai để cấp máu cho các phần mềm nằm ở khoảng giữa vùng cấp máu của động
mạch ngang mặt, động mạch gò má ổ mắt và động mạch mặt.

Hình1.6. Mạch máu vùng GMCT [54]
1.1.6. Thần kinh:
* Thần kinh cảm giác: Vùng gò má cung tiếp được cảm giác bởi 3 thần kinh
chủ yếu là:
- Thần kinh gò má (nhánh của thần kinh hàm trên)
Đi dọc thành ngoài ổ mắt và chia thành 2 nhánh là nhánh gò má - mặt
và gò má - thái dương. Hai nhánh này chạy qua những ống xương trong


11

xương gò má để đi vào mặt. Nhánh gò má -mặt cảm giác cho da vùng gò má,
nhánh gò má thái dương cảm giác cho da vùng phần trước vùng thái dương.

- Thần kinh dưới ổ mắt:
Là nhánh tận của thần kinh hàm trên, sau khi lần lượt đi qua rãnh và
ống cũng như lỗ dưới ổ mắt thì thần kinh này tận cùng bằng các nhánh cảm
giác cho mi dưới, mũi ngồi và mơi trên
- Thần kinh tai thái dương:
Là một nhánh của thần kinh hàm dưới chạy dọc theo phía sau các
mạch thái dương nơng và phân nhánh cảm giác cho da vùng thái dương

Hình1.7. Thần kinh VII [54] s


* Thần kinh vận động:
Các cơ bám da của vùng gò má cung tiếp được chi phối bởi các nhánh
thái dương gò má và má của thần kinh VII


12

- Một số điểm cần lưu ý
+ Các nhánh thái dương bắt chéo cung tiếp ngay dưới da vào vùng thái
dương vận động cho các cơ tai, cơ chẩm trán, cơ vòng mắt và cơ cau mày.
+ Các nhánh gò má bắt chéo xương gị má tới góc ngồi mắt vận động
cho cơ vịng mắt nhánh này có liên quan nhiều trong trường hợp gãy xương
gò má cung tiếp.
+ Các nhánh má trong đó có các nhánh liên quan là má trên vận động
cho nhóm cơ mơi trên, cơ vịng quanh miệng.
1.2 VAI TRỊ CHỐNG ĐỠ VÀ TÍNH CHẤT DỄ TỔN THƯƠNG CỦA
XƯƠNG GỊ MÁ:

Xương gị má là một trong các xương chính của tầng giữa khối xương
mặt. Tầng giữa mặt được tăng cường bởi 6 cột thẳng đứng ở hai bên là: Cột ụ
nanh, cột xương gò má là cột xương chân bướm. Các cột này có tác dụng
truyền các lực thẳng đứng, tiếp nhận lực nén từ răng rồi phân phối các lực đó
đến nền sọ [56]
* Cột ụ nanh (cột răng nanh):
Xuất phát từ mỏm lồi của răng nanh từ huyệt răng chạy lên trên tăng
cường cho bờ ngoài hố lê và tiếp tục chạy qua mấu trán của xương hàm trên
đến bờ trên hốc mắt.
* Cột xương gò má:
Bắt đầu từ mào huyệt răng chạy lên trên đến thân xương gò má, ở đây
lực được phân bố và truyền theo hai hướng của xương gò má. Hướng trước

chạy dọc lên trên bờ ngoài hốc mắt cho đến nửa ngoài của bờ trên hố mắt.
Hướng sau: chạy dọc theo cung tiếp tới xương thái dương.


13

* Cột xương chân bướm:
Được tạo lên do mấu chân bướm ngoài, mấu này nối liền với xương
hàm trên bởi xương khẩu cái.
Những cột chịu lực này được tăng cường ở phía trên bởi các bờ hố mắt,
ở phía dưới bởi các mấu khẩu cái và các chân răng. Lực gây sang chấn tầng
giữa mặt đều được phân bố tới nền sọ qua các cột chịu lực này. Xương gò má
gồ lên ở phía trước ngồi của khối mặt, như tấm lá chắn của tầng mặt bên vì
vậy khi dụng chạm mạnh, ngã vào vùng mặt, xương gò má dễ bị gãy. Các
đường gãy của xương gò má thường vỡ một hay nhiều đường khớp nối tự
nhiên.
Khi đường gãy qua cả bốn đường nối trán gò má, gò má thái dương
(gãy cung tiếp, bờ dưới ổ mắt và đường nối gị má hàm trên cho hình ảnh điển
hình gãy phức hợp gị má cung tiếp (Zygomatico - Maxillary Complex
Fractur

Hình 1.8. Hướng lực chống đỡ của xương tầng giữa mặt[56]
1.3. ĐIỂM TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU GÃY XƯƠNG GMCT

1.3.1 Lịch sử điều trị gãy xương GMCT
a. Các tác giả nước ngoài


14


- Người Ai Cập (3000-2500 trước công nguyên) đã mô tả chấn thương
hàm mặt
- Năm 1650 trước công nguyên Ed.Winsmith đã mô tả phương pháp
nắn chỉnh xương hàm [21]
- Năm 1896 Matas báo cáo điều trị gãy xương gò má bằng đường ngoài
da kết hợp với bộ cố định ngoài [47].
- Năm 1906 Lothrop Mơ tả nắn chỉnh xương gị má qua đường rạch
trong miệng và cố định bằng gạc tẩm thuốc [43].
- Năm 1909 Keen Mô tả phương pháp nắn chỉnh xương gị má bằng
đường rạch tiền đình hàm trên [40].
- Năm 1927 Gillies Mô tả kỹ thuật tiếp cận xương gò má gãy qua
đường rạch ngắn 2-3cm ở vùng thái dương rồi luồn bẩy qua đây để nắn chỉnh
[34].
- Năm 1940 Limberg Đã dùng móc xương để nắn chỉnh xương gò má
gãy [45].
- Năm 1942 Adam dùng nắn chỉnh trực tiếp và cố định bằng chỉ thép
trong điều trị gãy xương GMCT [20].
- Năm 11961 Smith và Yaragisawa đề nghị khi điều trị gãy xương gò
má cần nắn chỉnh đúng, đề phòng nhiễm trùng và lưu ý vấn đề thẩm mỹ sau
phẫu thuật [51].
- Năm 1973 Michelet đưa ra nhận xét dùng Miniplate cố định xương
GMCT tốt hơn nhiều so với chỉ thép [49].


15

- Năm 1986 P.Manson khuyên đối với gãy xương GMCT nên sử dụng
phương pháp nắn chỉnh trục tiếp ,kết hợp xương và ghép xương ngay một thì
nếu có khuyết hổng [46].
b. Các tác giả trong nước

- Năm 1966 Nguyễn Huy Phan, Nguyễn Khắc Giảng và Nguyễn Văn
Thụ đã nghiên cứu điều trị chấn thương đầu mặt do hoả khí [6]
- Năm 1972 Mai Đình Hưng nghiên cứu điều trị gãy xương tầng giữa
mặt bằng phương pháp phẫu thuật.
- Lâm Ngọc Ấn (1990) đưa ra cách phân loại gãy xương GMCT trong
kỷ yếu cơng trình nghiên cứu khoa học Răng Hàm Mặt [1].
- Năm 1994 Nguyễn Thế Dũng có cơng bố nghiên cứu điều trị gãy
xương gò má tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hoà [5].
- Lâm Huyền Trâm (1996) trong luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú
nghiên cứu điều trị gãy xương GMCT bằng phương pháp kết hợp xương dùng
chỉ thép [14].
- Năm1997 Nguyễn Quốc Trung có nghiên cứu Hình thái lâm sàng
,phương pháp điều trị gãy xương gò má [15].
- Trần Văn Trường và Trương Mạnh Dũng nghiên cứu đánh giá tình
hình gãy xương hàm mặt và kết quả điều trị tại viện Răng Hàm Mặt Hà Nội
1988-1998 [17].
- Năm 2002 Trương Mạnh Dũng [3]có nghiên cứu lâm sàng và điều trị
gãy xương GMCT.


16

- Ngồi ra cịn một số tác giả khác có nghiên cứu về vấn đề này như:
Nguyễn Hoành Đức, Nguyễn Dương Hồng,Võ Thế Quang, Nguyễn Văn
Thụ ,Hoàng Thị Thục đều có nghiên cứu.
1.4. PHÂN LOẠI GÃY XƯƠNG GỊ MÁ CUNG TIẾP:

Để phân loại gãy xương gò má nhiều tác giả đưa ra nhiều ý kiến khác
nhau về phân loại gãy xương gò má cung tiếp của các tác giả sau:
Mc.Indoe (1941), Moore & Ward (1949), Schelderup (1950), Rowe

(1967), Nysingh (1960), Knight & North (1961) [41], Rowe & Killey (1970)
[50], Neyt (1972), Yanagisawa (1973) [53], Maclenan (1977), Gruss,
J.Davison & D.Nikerson (1990), N.L Rowe (1985), Paul.Manson (1990).
* Có thể tóm tắt các phân loại chính gãy xương gị má như sau:
- Dựa vào giải phẫu đường gãy thông qua phim chụp sọ mặt: Điển hình
của phân loại này là Schelderup [52]; Kingt & North [41].
- Phân loại theo trục đứng dọc và ngang qua thân xương gò má và cung
tiếp: tiêu biểu là Rowe & Killey [50]; Yanasawa [53].
- Phân loại theo di lệch xương gị má theo khơng gian 3 chiều: J.
Davison & D. Nikerson [39].
- Phân loại gãy xương gò má theo tính chất ổn định sau nắn chỉnh: tiêu
biểu của nhóm này là O. D. Larsen & Mogens Thomsen [42]; N. L. Rowe
[50]
* Một số phân loại gãy xương gò má cụ thể:
- Năm 1950 Schelderup [52] sau khi nghiên cứu 92 bệnh nhân gãy
xương gò má hàm trên và đường nối trán gò má:


17

+ Loại 1: Gãy xương gò má di lệch ở đường nối gò má hàm trên và
đường nối trán gò má.
+ Loại 2: Chỉ di lệch ở gò má - hàm trên
+ Loại 3: Di lệch ở đường nối trán - gò má
+ Loại 4: Di lệch cả khối xương gò má
+ Loại 5: Gãy nát xương gò má
* Phân loại của Knigh & North (1961) [41]: Trên cơ sở phân tích 120 người
bệnh bị gãy xương gị má chia ra 6 nhóm chính và 4 nhóm phụ như sau:



18

Hình 1.9. Sơ đồ phân loại gãy xương GMCT theo Knight & North [41]
Hình1

Gãy xương gị má khơng di lệch

Hình 2 Gãy cung tiếp
Hình 3 Gãy thân xương gị má khơng bị xoay
Hình 4 Gãy thân xương gị má xoay vào trong
Hình 5 Gãy thân xương gị má xoay ra ngồi
Hình 6 Gãy phức tạp xương gị má


19

Hình 7,8 Lực tác động làm xoay xương gị má
- Loại 1: Gãy khơng có dấu hiệu di lệch biểu hiện trên phim Xquang sọ
mặt chỉ là 1 hoặc 2 đường gãy qua bờ dưới ổ mắt hoặc ụ gò má khơng có dấu
hiệu lâm sàng.

Hình 1.10. Gãy xương gị má không di lệch
- Loại 2:

+ Gãy cung tiếp
+ Gãy cung tiếp đơn thuần
+ Gãy cung tiếp phối hợp với xương gị má

Hình 1.11. Các hình thái gãy cung tiếp hay gặp



20

- Loại 3: Gãy gị má khơng bị xoay. Do lực tác động thẳng vào thân
xương làm xương gò má hơi lệch ra sau vào trong và xuống dưới biểu hiện
lâm sàng gị má hơi bị bẹt, có dấu hiệu bậc thang ở bờ dưới ổ mắt. Trên phim
Xquang bờ dưới ổ mắt di lệch nhẹ xuống dưới, đường nối trán gị má di lệch
ít và ụ gị má hơi bị xoay vào trong.

Hình 1.12. Gãy xương gị má khơng bị xoay
- Loại 4: Thân xương gò má xoay vào trong: do lực tác động vào thân
xương gò má trên trục ngang làm thân xương gò má lệch ra sau vào trong
xuống dưới và xoay nhẹ vào trong. Trên phim nhìn thẳng ở bên trái thân
xương gị má di lệch ngược chiều kim đồng hồ. Trên phim Xquang bờ dưới ổ
mắt di lệch nhẹ xuống dưới hoặc xoay vào trong ở đường nối trán gò má hay
mạch gò má xoay ra ngoài.


21

Hình 1.13. Gãy xương gị má xoay vào trong
- Loại 5: Thân xương gị má xoay ra ngồi: thường do lực tác động lên
thân xương phía dưới trục ngang làm xương gò má di lệch vào trong ra sau và
ra ngồi. Khi nhìn thẳng ở bên trái thân xương gị má di lệch theo chiều kim
đồng hồ, còn ở bên phải thân xương di lệch ngược chiều kim đồng hồ. Trên
phim Xquang mấu gò má xoay vào trong và bờ dưới ổ mắt xoay lên trên hoặc
di lệch ra ngoài ở đường nối trán gị má.

.
Hình 1.14. Gãy xương gị má xoay ra ngoài

- Loại 6: Gãy phức tạp: Bao gồm gãy tất cả các đường gãy ở thân
xương như loại 3 kèm theo đường gãy ở thân xương, loại 4 kèm theo 2 đường
gãy làm tách rời bờ dưới ổ mắt và đường nối trán gò má.


22

Hình 1.15. Gãy phức tạp xương gị má
- Phân loại của Rowe & Killey (1970) [50]: phân tích sâu hơn phân loại
của Knight & North [41] và dựa vào hai trục đứng dọc và ngang để phân loại
gãy xương gò má cung tiếp thành 8 loại (Types) và 7 loại nhỏ.
- Yanasawa (1973) [53] khi nghiên cứu 200 bệnh nhân bị gãy xương gò
má, trên cở sở phân loại của Rowe và Kille nhưng chia thêm một nhóm.Như
vậy, phân loại gồm 7 loại gãy chính và 8 nhóm nhỏ.
- Năm 1977 O. D. Larsen và M. Thomsen (1977) [42] trên cơ sở nghiên
cứu 495 người bệnh bị gãy xương gò má đã đưa ra phân loại gãy xương gò
má cung tiếp như sau:
. Nhóm A: di lệch ít hoặc khơng di lệch
. Nhóm B: gãy khơng ổn định
. Nhóm C: gãy ổn định sau khi nắn chỉnh
- Ellis (1985) [33] trên cơ sở phân tích 2067 trường hợp gãy xương gị
má ở Scotlen theo phân loại 7 nhóm như sau:
Nhóm 1: Gãy xương gị má khơng di lệch
Nhóm 2: Gãy cung tiếp


23

Nhóm 3: Gãy xương gị má khơng di lệch ở đường nối trán - gị má
Nhóm 4: Gãy xương gị má có di lệch ở đường nối trán-gị má

Nhóm 5: Gãy bục sàn ổ mắt (Blow-out) tổ chức ổ mắt tụt xuống xoang hàm
Nhóm 6: Gãy bờ ổ mắt
Nhóm 7: Gãy nát thân xương, nhiều đường
* Phillips Gruss [35,36] chia gãy xương gị má cung tiếp làm hai nhóm:
1. Gãy thân xương gị má:
a) Cịn ngun vẹn (Intact)
b) Khơng di lệch (Undisplaced)
c) Gãy thành mảnh (Segmental)
d) Gãy di lệch (Diissplaced)
e) Gãy vụn (Comminuted)
2. Gãy cung tiếp:
a) Còn nguyên vẹn (Intact)
b) Không di lệch (Segmental)
c) Gãy di lệch (Displaced)
- Di lệch xuống dưới
- Di lệch ra ngoài
d) Gãy vụn (Comminuted)
* Năm 1990 P. Manson [46] và cộng sự dựa vào sự triệt tiêu lực tác dụng của
xương mặt được thể hiện trên phim C. T. Scan và chia ra làm 3 loại:
- Loại 1: Gãy xương gò má do lực tác động mạnh: Biểu hiện trên phim
C. T. Scanner xương gò má di lệch nhiều, gãy vụn ở đường tiếp khớp và thân
xương gò má gãy thành nhiều mảnh.


24

- Loại 2: Gãy xương gò má do lực tác động trung bình
- Loại 3: Gãy xương gị má do lực tác động yếu
* Tác giả trong nước:
- Lâm Ngọc Ấn [1] chia gãy xương gò má cung tiếp thành các loại sau đây:

+ Gãy khơng hồn tồn
. Gãy cung tiếp
. Gãy bờ ngoài hốc mắt
. Gãy bờ dưới hốc mắt
+ Gãy cung tiếp gò má thành 1 khối
+ Gãy gò má cung tiếp thành nhiều mảnh.
1.5 LÂM SÀNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG GÒ
MÁ CUNG TIẾP

1.5.1. Lâm sàng và ảnh hưởng khi gãy xương GMCT


Các triệu chứng lâm sàng thường gặp
Khi gãy xương GMCT tuỳ theo cường độ của lực tác động và vị trí gãy

mà có những triệu chứng sau:
- Sưng nề tụ máu quang hốc mắt .Đây là triệu chứng hay gặp nhất
- Lõm bẹt gị má, mất sự nhơ lồi của gị má cũng là triệu chứng thường
xuất hiện chỉ khó phát hiện khi có sưng nề lúc này cần khám kỹ hơn
- Đau chói khi ấn vào điểm gãy đặc biệt là gãy có di lệch
- Sờ vào điểm gãy thấy mất liên tục xương (dấu hiệu bậc thang )
- Tụ máu, tím ở ngách tiền đình trên triệu chứng này dễ phát hiện khi
thăm khám trong miệng
- Biến dạng mấu gò má hàm khi khám dùng ngón tay trỏ luồn vào trong
miệng kiểm tra độ vồng mặt trước và mặt bên của xương hàm trên
- Biến dạng bờ ổ mắt khi gãy di lệch qua bờ ổ mắt


25


- Chảy máu mũi là dấu hiệu hay gặp khi có vỡ xoang và rách niêm
mạc xoang.
- Khít hàm hoặc há ngậm miệng hạn chế: Đau khi há, khi đưa hàm ra
trước, sang 2 bên.
Cơ chế gây khít hàm có thể do kẹt mỏm vẹt xương hàm dưới vào mảnh
gãy.
Có thể gây co thắt cơ thái dương do các mảnh vỡ cắm vào. Nếu há
miệng hạn chế kéo dài gây ra cứng khớp.
- Khớp cắn sai: Thường gặp trong những trường hợp có gãy xương hàm
trên và xương hàm dưới phối hợp.
- Rối loạn thần kinh cảm giác
- Phù nề dưới kết mạc mắt hoặc xuất huyết dưới kết mạc mắt cũng là
dấu hiệu hay gặp.
- Thị giác: Gãy xương gị má có thể đi kèm vỡ sàn ổ mắt, rách bao
quanh ổ mắt, kẹt cơ thẳng dưới hoặc cơ chéo dưới có thể gây hậu quả sau.
+ Rối loạn vận động nhãn cầu
+ Lõm mắt
+ Song thị,thụt nhãn cầu
- Liệt thần kinh VII
- Dây thần kinh V2: Rãnh thần kinh dưới ổ mắt có thể bị tổn thương,
dây thần kinh V2 có thể bị đứt, chèn ép hoặc xương vụn cắm vào gây ra đau,
mất hoặc giảm cảm giác vùng má, vùng cánh bên mũi, môi trên và trên các
răng hàm trên.


Cận lâm sàng
Đối với các phim Xquang thơng thường và đặc biệt là phim C.T

Scanner dễ dàng phát hiện ra gãy xương GMCT



×