Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Gián án GIÁO ÁN 5 TUẦN 21 ĐÃ IN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.78 KB, 23 trang )

TUẦN 21 Thứ 2 ngày 17 tháng 1 năm 2011
Tập đọc
TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I- MỤC TIÊU :
- Đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa bài học : Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và
danh dự của đất nước. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
A- Kiểm tra bài cũ
- 2 HS (đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách
mạng + trả lời câu hỏi)
- HS 1 đọc đoạn 1 + đoạn 2 và trả lời câu hỏi
2/SGK
- HS 2 đọc các đoạn còn lại + trả lời câu hỏi
3/SGK
B- Bài mới
Hoạt động 1: Luyện đọc
Cho HS đọc đoạn nối tiếp
- GV chia đoạn : 4 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “... hỏi cho ra nhẽ.”
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “...đền mạng Liễu Thăng”
+ Đoạn 3: Tiếp theo đến “...ám hại ông.”
+ Đoạn 4: Còn lại
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK.
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp - HS nối tiếp nhau đọc.
- Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai : thảm thiết,
cúng giỗ, ngạo mạn.
- Đọc nối tiếp lần 2 + giải nghĩa từ và đọc chú


giải.
Cho HS đọc trong nhóm - HS chia nhóm 4
- Cho Hs đọc cả bài. - 1 -> 2 HS đọc lại cả bài trước lớp.
GV đọc diễn cảm bài văn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
* Đoạn 1 + 2
- Cho HS đọc thành tiếng, đọc thầm -1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
+ Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua
nhà Minh bãi bỏ lệ“góp giỗ Liễu Thăng ?“
- Ông vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để
cúng giỗ cụ tổ năm đời ...
* Đoạn 3 + 4
- Yêu cầu HS đọc thầm, trả lời câu hỏi - Lớp đọc thầm.
+ Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang
Văn Minh với đại thần nhà Minh
+ Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang
Văn Minh ?
- 2 HS nhắc lại cuộc đối đáp.
- Vì vua Minh mắc mưu ông phải bỏ lệ góp
giỗ Liễu Thăng. Vua Minh còn căm ghét ông
vì ông ...
+ Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người
trí dũng song toàn ?
- Vì ông vừa mưu trí vừa bất khuất.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
- Cho 1 nhóm đọc phân vai. - 5 HS đọc phân vai
1
- GV đưa bảng phụ đã ghi sẵn đoạn cần luyện lên
và hướng dẫn HS đọc.
- HS đọc theo hướng dẫn của GV.

- Cho HS thi đọc. - HS thi đọc phân vai.
- GV nhận xét + khen nhóm đọc đúng, hay. - Lớp nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò
H : Em hãy nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể câu chuyện này cho người thân nghe.
Toán:
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH
I MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Tính được diện tích một số hình đã học.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Bảng phụ.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ôn lại cách tính diện tích một số hình
- Yêu cầu HS viết công thức tính diện tích một số
hình đã học : diện tích hình tam giác, hình thang,
hình vuông, hình chữ nhật.
- 2 Hs trả lời.
- Gọi HS nhận xét; GV xác nhận.
2.Hướng dẫn HS thực hành tính diện tích của
một hình trên thực tế
- Treo bảng phụ có vẽ sẵn hình minh họa trong ví dụ
ở SGK (trang 103)
- HS quan sát.
- GV đọc yêu cầu : Tính diện tích của mảnh đất có
kích thước theo hình vẽ trên bảng.
- HS lắng nghe, quan sát hình đã treo của GV.
- Có thể áp dụng ngay công thức để tính diện tích
của mảnh đất đã cho chưa ?

- Chưa có công thức nào để tính được diện tích
của mảnh đất đó.
+Muốn tính diện tích mảnh đất này ta làm thế nào ? - Ta phải chia hình đó thành các phần nhỏ là
các hình đã có công thức tính diện tích.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, tìm ra cách giải
bài toán.
- HS thực hiện yêu cầu - trả lời nhóm
- Gọi các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của
mình.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- Yêu cầu từng HS nói lại cách làm của mình.
- Lưu ý khi giải toán cần tìm ra nhiều cách giải, ngắn
gọn, chính xác.
Cách 1 : Chia mảnh đất thành hình chữ nhật
ABCD và 2 hình vuông FGHK và hình vuông
MNPQ.
Cách 2 : Chia mảnh đất thành 3 hình chữ nhật
Hỏi : Các cách giải trên thực hiện mấy bước ? - Quy trình gồm 3 bước :
+ Chia hình đã cho thành các hình có thể tính
được diện tích.
+ Xác định số đo các hình theo hình vẽ đã cho.
+ Tính diện tích của từng phần nhỏ, từ đó suy
ra diện tích của toàn bộ hình (mảnh đất)
- GV xác nhận. - HS nêu lại 3 bước.
2
3.Thực hành tính diện tích
* Bài 1 :
- Gọi 1 HS đọc đề bài. Xem hình vẽ.
- Yêu cầu HS làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
+ Gọi HS trình bày bài làm, HS khác nhận xét, chữa

bài.
+ GV nhận xét, chữa bài.
- HS đọc và làm bài vào vở
- Chữa bài
Hỏi : Ngoài cách giải trên, ai còn có cách giải khác
(gọi HS khá nêu) ?
- HS chữa bài.
- HS chỉ cần vẽ hình và nêu hướng giải.
- Nhận xét chung, yêu cầu HS về nhà làm các cách
giải khác vào trong vở.
* Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 1 - 1 Hs đọc
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ - HS làm bài
+ Gọi HS đọc và giải thích cách làm của mình.
+ GV nhận xét, chữa bài.
- Chữa bài
+ HS khác nhận xét.
- Yêu cầu HS về nhà trình bày thêm các cách giải
khác.
Hỏi : Hãy nêu các bước tính diện tích ruộng đất ?
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS về nhà làm bài tập
- Chia thành 2 bước :
+ Bước 1 : Chia mảnh đất thành các hình cơ
bản đã có công thức tính diện tích.
+ Bước 2 : Tính diện tích của các hình đã chia
từ đó tìm được diện tích mảnh đất.
Đạo đức:
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM

(Tiết 1)
I- MỤC TIÊU :
- Bước đầu biết vai trò quan trọng của UBND xã (phường) đối với cộng đồng.
- Kể được một số công việc của UBND xã đối với trẻ em trên địa phương.
- Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng UBND xã.
- Có ý thức tôn trọng UBND xã.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Tranh ảnh về UBND phường, xã, bảng phụ, các băng giấy.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi.
1- Kể một số việc làm của UBND phường mà em
biết.
2- Em làm gì để quê hương ngày càng phát triển ?
- 2 HS trả lời.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B- Dạy bài mới :
Hoạt động 1: TÌM HIỂU TRUYỆN “ĐẾN ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG “
- Yêu cầu 1 - 2 HS đọc truyện “Đến Ủy ban nhân - HS đọc thầm.
3
dân phường, xã” trang 31 SGK.
- Yêu cầu thảo luận, cả lớp trả lời câu hỏi : - HS thảo luận trả lời các câu hỏi của GV.
Câu hỏi thảo luận :
1- Bố dẫn Nga đến UBND phường để làm gì ? 1- Làm giấy khai sinh.
2- Ngoài việc cấp giấy khai sinh, UBND phường,
xã còn làm những việc gì ?
2- Xác nhận chỗ ở, quản lý việc xây dựng trường
học, điểm vui chơi cho trẻ em.
3- Theo em, UBND phường, xã có vai trò như thế

nào ? Vì sao ?
3- Vô cùng quan trọng vì UBND phường, xã là
cơ quan chính quyền, đại diện cho Nhà nước và
pháp luật bảo vệ các quyền lợi của người dân địa
phương.
4- Mọi người cần có thái độ như thế nào đối với
UBND phường, xã ?
4- Tôn trọng và có trách nhiệm tạo điều kiện và
giúp đỡ để UBND phường, xã hoàn thành nhiệm
vụ.
- GV gọi lần lượt HS trả lời, mỗi em 1 câu (nối tiếp
nhau)
- HS trình bày, cả lớp theo dõi.
+ Treo tranh UBND địa phương mình và giới thiệu
với HS
+ HS theo dõi, quan sát.
+ GV chốt ý. - HS lắng nghe, ghi nhớ.
Hoạt động 2: TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA UBND QUA BÀI TẬP SỐ 1
- Yêu cầu HS làm việc cặp đôi : - HS làm việc nhóm như GV hướng dẫn.
+ Đọc bài tập 1 trang 32, 33 sau đó đánh dấu Đ vào
trước các ý nêu các việc cần đến UBND để giải
quyết.
- GV phát cho mỗi em thẻ Đ, S - HS nhận thẻ.
- GV đọc các ý trong bài tập để HS bày tỏ ý kiến. - HS lắng nghe, giơ thẻ Đ, S.
+ Mặt Đ ý : b, c, d, đ, e, h, i
+ Mặt S ý : a, g
- GV tóm ý. - HS lắng nghe.
Hoạt động 3: THẾ NÀO LÀ TÔN TRỌNG UBND PHƯỜNG XÃ ?
- Treo bảng phụ gắn băng giấy trong đó ghi các
hành động, việc làm có thể có của người dân khi

đến UBND xã, phường.
- HS quan sát đọc các hành động.
- Yêu cầu HS làm việc cặp đôi : thảo luận và sắp
xếp các hành động, việc làm sau thành 2 nhóm :
hành vi phù hợp và hành vi không phù hợp.
- Tiếp tục làm việc cặp đôi, thảo luận để sắp xếp
các hành động, việc làm vào đúng nhóm.
- Yêu cầu HS kết luận :
+ Để tôn trọng UBND phường, xã, chúng ta cần
làm gì ?
+ HS nhắc lại các câu ở cột phù hợp.
+ GV chốt ý.
C- Củng cố - Dặn dò :
- Yêu cầu HS tìm hiểu và ghi chép lại việc sau :
1- Gia đình em đã từng đến UBND phường, xã để làm gì ? Để làm việc đó cần đến gặp ai ?
2- Liệt kê các hoạt động mà UBND phường đã làm cho trẻ em.
Thứ 3 ngày 18 tháng 1 năm 2011
4
Phù hợp Không phù hợp
Các câu : 2, 4, 5,
7, 8, 9, 10
Các câu : 1, 3, 6
Chính tả (Nghe - viết)
TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I- MỤC TIÊU :
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm Được bài tập 2 a/b, hoặc BT3 a/b, hoặc BT CT phương ngữ
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập hai (nếu có)
- Bút dạ và 3, 4 tờ phiếu khổ to.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
A- Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra 2 HS. GV đọc cho HS viết những từ ngữ
có âm chính o, ô.
- 2 HS lên viết trên bảng lớp.
VD: trông mong, mong muốn, lông lốc, giỗ Tổ.
B- Bài mới
Hoạt động 1 : Hướng dẫn chính tả
- Gọi HS đọc bài chính tả. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
H: Đoạn chính tả kể về điều gì ?
Hướng dẫn viết từ khó : linh cữu, nhục mệnh vua
- Kể về việc ông Giang Văn Minh khảng khái
khiến vua nhà Minh tức giận, sai người ám hại
ông.
- Gv đọc từng câu hoặc từng bộ phận trong câu để
HS viết (đọc 2 lần)
- HS viết chính tả.
- GV đọc bài chính tả một lượt - HS tự soát lỗi.
- GV chấm 7 – 9 bài. - HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi.
- GV nhận xét chung.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm BT 2
- Cho HS đọc yêu cầu của BT - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- GV nhấn mạnh lại yêu cầu đề
- Cho HS làm bài. GV dán ba tờ phiếu đã chuẩn bị
trước BT.
- 3 HS lên làm bài vào phiếu, lớp làm vở nháp
- Cho HS trình bày kết quả bài làm. - Một số HS nối tiếp nhau đọc các từ tìm được.
- GV nhận xét + chốt lại những từ tìm đúng. - Lớp nhận xét.
a/ Các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi : để dành,

dành dụm, rành, rành rẽ, cái giành.
+ Hướng dẫn HS làm BT 3
a/ Cho HS đọc yêu cầu và đọc bài thơ - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo.
- GV nhấn mạnh yêu cầu đề
- Cho HS làm bài. GV hướng dẫn cho HS làm bài
theo hình thức thi tiếp sức (GV dán lên bảng phiếu
đã photo bài thơ)
- HS làm bài theo nhóm. Mỗi nhóm 4 HS lần
lượt lên điền âm đầu vào chỗ trống thích hợp.
- GV nhận xét kết quả và chốt lại ý đúng. - Lớp nhận xét kết quả.
C- Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài thơ Dáng hình ngọn gió
Toán
5
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH
(Tiếp theo)
I- MỤC TIÊU :
- Giúp HS tiếp tục tính được diện tích một số hình đã học.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
Bảng phụ ghi số liệu như SGK (trang 104 - 105)
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học
Hoạt động 1: Ôn lại cách tính diện tích một hình
không phải là hình cơ bản.
- Hỏi : Hãy nêu các bước tính diện tích mảnh đất đã
học ở bài trước.
- HS nêu
Hoạt động 2: Cách tính diện tích các hình trên
thực tế

- Gắn bảng phụ có vẽ sẵn hình sau lên bảng - HS quan sát.
Hỏi : Bước 1 chúng ta cần làm gì ? - Chia mảnh đất thành các hình cơ bản, đó là
hình thang và hình tam giác.
- Gọi 1 HS nêu và thực hiện cách chia.
Hỏi : Mảnh đất được chia thành những hình nào ?
- Nối điểm A với điểm D, ta có : Hình thang
ABCD và hình tam giác ADE.
- GV vẽ nối vào hình đã cho theo câu trả lời của HS.
Hỏi : Muốn tính được diện tích của các hình đó,
bước tiếp theo ta phải làm gì ?
- Phải tiến hành đo đạc.
Hỏi : Ta cần đo đạc những khoảng cách nào ? - HS trả lời.
Trên hình vẽ ta xác định như sau :
- Hạ đường cao BM của hình thang ABCD và đường
cao EN của tam giác ADE.
- HS quan sát.
Hỏi : Vậy bước 3 ta phải làm gì ? - Tính diện tích hình thang ABCD và hình tam
giác ADE, từ đó tính diện tích mảnh đất.
- HS dưới lớp làm nháp.
- Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
- Yêu cầu 1 HS nhắc lại các bước khi tiến hành tính
diện tích ruộng đất trong thực tế.
- Vậy diện tích mảnh đất là 1677,5m
2
- Quy trình gồm 3 bước :
+ Chia mảnh đất thành các hình có thể tính
được diện tích.
+ Đo các khoản cách trên mảnh đất.
+ Tính diện tích.
3/ Thực hành tính diện tích các hình

* Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
Hỏi : Mảnh đất gồm những hình nào ?
- HS đọc.
- Tam giác BGC và hình thang ABGD.
6
B C
A D
E
N
M
Hỏi : Muốn tính diện tích mảnh đất ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS nêu các bước giải toán.
- Yêu cầu HS tự làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ
- Tính diện tích tam giác BGC và diện tích hình
thang ABGD. Rồi cộng chúng với nhau.
- Tính BG --> S tam giác BGC và S hình thang
ABGD --> S mảnh đất.
- GV chữa bài - HS chữa bài.
* Bài 2
- Yêu cầu HS đọc đề bài và quan sát hình. - HS đọc
Hỏi : Mảnh đất đó gồm mấy hình ? - 3 hình là hình tam giác ABM, CDN và hình
thang BCNM
- Để tính được diện tích các hình đó, người ta đã đo
đạc và thu thập được các số liệu ở bên cạnh.
- yêu cầu HS tự làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên
bảng (dưới dạng bảng)
- Hs làm bài.
Hỏi : Tính diện tích ruộng đất trong thực tế bao gồm
những bước nào ?

- Bao gồm 3 bước

Luyện từ và câu:
Mở rộng vốn từ : CÔNG DÂN
I- MỤC TIÊU :
1- Làm được BT 1, 2.
2- Viết được đoạn văn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân theo yêu cầu của BT3
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập hai (nếu có)
- Bút dạ + một số tờ giấy khổ to.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
A- Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 3 HS : Cho HS làm lại 3 BT (Phần
luyện tập) ở tiết Luyện từ và câu trước.
- 3 HS làm 3 bài tập
- GV nhận xét + cho điểm.
B- Bài mới
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm BT 1
- Cho HS đọc yêu cầu của BT. - 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- GV giao việc :
+ Đọc lại các từ đã cho.
+ Ghép từ công dân vào trước hoặc sau từng từ
để tạo thành cụm từ có nghĩa.
- Cho HS làm bài. GV phát bút dạ + phiếu cho 3
HS
- 3 HS làm bài vào phiếu
- HS còn lại làm bài cá nhân (làm vào vở bài tập)
- Cho HS trình bày kết quả. - 3 HS làm bài vào phiếu lên dán trên bảng lớp.
- GV nhận xét và chốt lại những cụm từ HS đã

ghép đúng.
- Lớp nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT 2
- Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc nghĩa đã
cho ở cột A, đọc các từ đã cho ở cột B.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- GV giao việc :
7
+ Các em đọc thầm lại nghĩa.
+ Nối nghĩa ở cột A với từ ở cột B tương ứng.
- Cho HS làm bài. GV dán 3 tờ phiếu đã kẻ sẵn
cột A, cột B.
- 3 HS lên làm vào phiếu. HS còn lại dùng bút chì
nối trong SGK.
- Cho HS trình bày kết quả. - Lớp nhận xét bài làm của 3 bạn trên lớp.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
* Hướng dẫn HS làm BT 3
- Cho HS đọc yêu cầu BT - 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- GV giao việc :
+ Đọc lại câu nói của Bác với các chú bộ đội
nhân dịp Bác đến thăm đền Hùng.
+ Dựa vào nội dung câu nói để viết một đoạn
văn khoảng 5 câu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
của mỗi công dân.
- Cho HS làm bài. - HS làm việc cá nhân.
- Cho HS trình bày kết quả. - Một số HS đọc đoạn văn mình đã viết.
- GV nhận xét về hai mặt : Đoạn văn viết đúng
yêu cầu và viết hay + khen những HS làm bài
tốt.
- Lớp nhận xét.

3- Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- Dặn HS ghi nhớ những từ mới học để sử dụng tốt trong học tập và trong giao tiếp hàng ngày.
Khoa học:
NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
I. Mục tiêu:
Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và sản xuất: chiếu sáng, sưởi ấm, phơi
khô, phát điện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1/ Bài cũ
- Các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ,
…. Nhờ đâu?
2/ Bài mới:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi theo các câu
hỏi
- Mặt trời cung cấp năng lượng cho Trái đất ở
những dạng nào?
- Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với sự
sống.
- Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời
tiết và khí hậu?
+ GV nhận xét – kết luận
- 1 HS trình bày
- Các nhóm thảo luận và trình bày
- Đại diện các nhóm trình bày
+ Vài HS nhắc lại

8
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
GV cho HS quan sát các hình 2; 3; 4 thảo luận các
nội dung sau:
- Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt
trời trong cuộc sống hàng ngày.
- Kể tên một số công trình, máy móc sử dụng năng
lượng mặt trời.
- Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt
trởi gia đình và địa phương.
Hoạt động 3: Trò chơi
- Nêu vai trò của mặt trời đối với sự sống trên trái
đất
+ Chiếu sáng, phơi khô các đồ vật, lương thực,
thực phẩm,….
+ Máy tính bỏ túi,…
+ HS nêu
- Các nhóm thi nhau phát biểu
3/ Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Học bài, chuẩn bị bài sau: Vai trò của chất đốt.
Thứ 4 ngày 19 tháng 1 năm 2011
Tập đọc:
TIẾNG RAO ĐÊM
I- MỤC TIÊU :
- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi linh hoạt thể hiện được nội dung truyện.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi hành dũng cảm cứu người của anh thương binh. (Trả lời được các câu hỏi
1,2,3).
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
A- Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 2 HS : đọc bài Trí dũng song toàn và trả
lời câu hỏi.
- HS 1 : đọc đoạn 1 + 2 và trả lời câu hỏi
1/SGK
- HS 2 : đọc phần còn lại và trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, ghi điểm.
B- Bài mới
Hoạt động 1 : Luyện đọc - 2 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài. Cả lớp đọc
thầm theo.
- GV chia đoạn : 4 đoạn - HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “...buồn não nuột.”
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “... mịt mù.”
+ Đoạn 3: Tiếp theo đến “... cái chân gỗ.”
+ Đoạn 4: Phần còn lại
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Luyện đọc các từ ngữ: khuya, tĩnh mịch, thảm
thiết, khập khễnh, cấp cứu.
- HS luyện đọc từ ngữ.
- Đọc nối tiếp lần 2 + đọc chú giải
- Yêu cầu HS đọc theo cặp - Mỗi nhóm 2 em, mỗi em đọc một đoạn sau đó
đổi thứ tự đọc.
- Cho HS đọc toàn bài. - 1 -> 2 HS đọc trước lớp.
9

×