Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.24 MB, 137 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THANH THIÊN HẢI

QUẢN LÝ CƠNG TÁC XÃ HỘI HĨA GIÁO DỤC
Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN DUY XUYÊN TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC

Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THANH THIÊN HẢI

QUẢN LÝ CƠNG TÁC XÃ HỘI HĨA GIÁO DỤC
Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN DUY XUYÊN TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 814.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC

Giáo viên hƣớng dẫn: PGS.TS. PHÙNG ĐÌNH MẪN

Năm 2019




i

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Phùng Đình Mẫn. Các số liệu và kết quả nghiên cứu
ghi trong luận văn này là hồn tồn trung thực, và chưa từng được cơng bố trong bất
kỳ một cơng trình nào khác.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả


ii

TRANG THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tê đề tài: “Quản lý cơng tác xã hội hố giáo dục ở các trƣờng THCS huyện

Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam”
Ngành: Quản lý giáo dục
Họ và tên học viên: Nguyễn Thanh Thiên Hải
Người hướng dẫn khoa học: PGS –TS Phùng Đình Mẫn
Cơ sở đào tạo: Đại học sư phạm Đà Nẵng
Tóm tắt
1. Những kết quả chính của luận văn
Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về quản lý cơng tác xã hội hóa
giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng
Nam. Khảo sát đầy đủ thực trạng quản lý các hoạt động xã hội hóa giáo dục nhằm
nâng cao chất lượng dạy và học. Qua nghiên cứu cơ sở lý luận đã phân tích và hệ
thống hố những vấn đề cơ bản đối với xã hội hóa giáo dục và quản lý cơng tác xã hội

hóa giáo dục trung học cơ sở như: khái niệm về quản lý giáo dục, nhà trường và nhiệm
vụ nhà trường, công tác xã hội hóa giáo dục và quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục.
Những nội dung cơ bản của việc quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục ở các trường
trung học cơ sở hiện nay như: nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và xã
hội; huy động các lực lượng xã hội xây dựng môi trường, đầu tư các nguồn lực thuận
lợi nhất để phát triển giáo dục; các nhân tố tác động đến nội dung cơng tác xã hội hóa
giáo dục ở các trường trung học cơ sở. Từ đó đánh giá đầy đủ thực trạng quản lý cơng
tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Duy Xuyên,
tỉnh Quảng Nam.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Công tác xã hội hóa giáo dục khơng chỉ có vai trị thúc đẩy sự nghiệp giáo dục
phát triển mà cịn có vai trị tích cực trong việc hình thành nhân cách con người. Sự
huy động tồn xã hội làm giáo dục chính là để trả lại chức năng giáo dục của xã hội,
thúc đẩy q trình xã hội hóa cá nhân, làm cho mọi người có đủ năng lực, phẩm chất
tham gia vào các mặt hoạt động xã hội. Nói cách khác, cơng tác xã hội hóa giáo dục là
q trình xã hội nhìn nhận giáo dục như là một nhu cầu tự thân của xã hội, do xã hội
quy định, xã hội cung cấp nguồn nhân lực trên tinh thần cộng đồng trách nhiệm vì xã
hội phục vụ cho xã hội và sẽ tạo ra một xã hội học tập, góp phần nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho xã hội.
3. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo của đề tài
Kết quả nghiêm cứu của đề tài có thể áp dụng trong quản lý cơng tác xã hội hóa
giáo dục ở các trường trung học cơ sở, đồng thời theo dõi kết quả đánh giá thêm tính
ứng dụng của đề tài để làm cơ sở cho việc nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn.
4. Từ khóa
Quản lý, quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa, nhà trường, xã hội

can b? h

,\c nh�n



PGS-TS Phung Dinh Mfin

�L-·_
Nguy�n Thanh Thien Hai


iii
PAGE INFORMATION ON RESEARCH RESULTS ON MASTER THESIS.
Topic name: “Management of educational socialization in secondary schools in Duy
Xuyen district, Quang Nam province”.
Sector: Educational management.
Student's full name: Nguyen Thanh Thien Hai.
The scientific instructor: Assoc. Prof., Dr. Phung Dinh Man.
Training facility: Danang Pedagogical University.
Summary
1. The main results of the thesis
The thesis has systematized the basic issues of management of educational
socialization in secondary schools in Duy Xuyen district, Quang Nam province. Fully
surveying the real situation of managing educational socialization activities in order to
improve the quality of teaching and learning. Through theoretical research, the thesis
has analyzed and systematized basic issues for educational socialization and
management of privatization of secondary education such as:
Concepts of educational management and school duties, socialization of
education and management of educational socialization. The basic contents of the
management of educational socialization in secondary schools today are: Raising the
awareness of managers, teachers and society; mobilize social forces to build the
environment, invest the most favorable resources for educational development; Factors
affecting the content of educational socialization in secondary schools. From there,
fully assess the status of management of educational socialization in secondary schools

in Duy Xuyen district, Quang Nam province.
2. Scientific and practical significance of the thesis
The socialization of education not only plays a role in promoting the
development of education but also has an active role in forming the human personality.
The mobilization of the whole society as an education is to return to the educational
function of the society, to promote the process of personal socialization, to make
people capable and qualified to participate in activities of society. In other words,
educational socialization is a process of social recognition of education as a social
need in itself, regulated by the society, which provides human resources in a sense of
community responsibility, social responsibility to serve the society and will create a
learning society, contribute to improving the people's intellectual, training human
resources, fostering talents for society.
3. The next researches of the topic
The research results of the thesis can be applied in the management of
educational socialization in secondary schools and monitor the results of further
evaluation of the applicability of the topic as a basis for research and apply in practice.
4. Keywords
Managing , managing the work of education socialization, socialization,
schools, society
Confirmation of instructor
Student

Assoc.Prof., Dr. Phung Dinh Man.

Nguyen Thanh Thien Hai


iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
TRANG THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN THẠC SĨ ............ ii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................... vii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu .................................................3
4. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................3
7. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4
8. Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO
DỤC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ..................................................................5
1.1. Tổng quan nghiên cứu .............................................................................................. 5
1.2. Một số khái niệm cơ bản .......................................................................................... 7
1.2.1. Quản lí...........................................................................................................7
1.2.2. Quản lý giáo dục .......................................................................................... 8
1.2.3. Quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục ........................................................... 9
1.3. Quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục ở Nhà trường THCS ...................................16
1.3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về CTXHHGD....................................16
1.3.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của Xã hội hóa giáo dục .....................................17
1.3.3. Mục tiêu cơng tác xã hội hóa giáo dục ....................................................... 19
1.3.4. Những nguyên tắc cơ bản của cơng tác xã hội hóa giáo dục ...................... 20
1.3.5. Nội dung cơ bản của công tác xã hội hóa giáo dục ....................................22
1.3.6. Tổ chức thực hiện cơng tác xã hội hóa giáo dục ........................................24
1.4. Hiệu Trưởng trường THCS với việc quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục...........25
1.4.1. Vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của người Hiệu trưởng trường THCS25

1.4.2. Nội dung quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục của Hiệu trưởng trường
THCS ............................................................................................................................. 27
Tiểu kết chương 1 ..........................................................................................................31


v
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở
CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG
NAM .............................................................................................................................. 32
2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, giáo dục – đào tạo của huyện
Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam ........................................................................................ 32
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội ............................................................. 32
2.1.2. Đặc điểm lịch sử văn hóa ............................................................................33
2.1.3. Giáo dục- đào tạo ........................................................................................ 34
2.2. Thực trạng quản lý công tác xã hội hoá giáo dục ở các trường THCS huyện Duy
Xuyên, tỉnh Quảng Nam ................................................................................................ 41
2.2.1. Quản lý việc nâng cao nhận thức về cơng tác xã hội hố giáo dục ở các
trường THCS huyện Duy Xuyên ................................................................................... 41
2.2.2. Quản lý việc huy động toàn bộ xã hội xây dựng môi trường giáo dục thuận
lợi nhất để phát triển giáo dục ....................................................................................... 47
2.2.3. Quản lý việc tổ chức các lực lượng xã hội để cùng tham gia xây dựng mục
tiêu, nội dung giáo dục ở trường THCS ........................................................................48
2.2.4. Quản lý việc huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng, phát triển
hệ thống trường lớp và các loại hình giáo dục THCS ................................................... 50
2.2.5. Quản lý việc huy động các lực lượng xã hội đầu tư các nguồn lực cho giáo
dục phát triển .................................................................................................................52
2.3. Nhận định, đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác quản lý xã hội hóa giáo
dục ở các trường THCS huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam ......................................56
2.3.1. Những kết quả đạt được trong CTXHHGD ở các trường THCS huyện Duy
Xuyên, tỉnh Quảng Nam ................................................................................................ 56

2.3.2. Những hạn chế trong CTXHHGD ở các trường THCS huyện Duy Xuyên,
tỉnh Quảng Nam.............................................................................................................58
2.3.3. Nguyên nhân và các bài học kinh nghiệm ..................................................59
Tiểu kết chương 2 ..........................................................................................................60
Chƣơng 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CƠNG TÁC XÃ HỘI HĨA GIÁO DỤC Ở
CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG
NAM .............................................................................................................................. 62
3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ......................................................................................... 62
3.1.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về CTXHHGD ................62
3.1.2. Mục tiêu và định hướng CTXHHGD của Tỉnh Quảng Nam ..................... 65
3.1.3. Mục tiêu và định hướng phát triển giáo dục và đào tạo huyện Duy Xuyên,
tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 ..................................................................................... 66


vi
3.1.4. Mục tiêu CTXHHGD huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam ...................... 70
3.2. Các biện pháp cụ thể............................................................................................... 71
3.2.1. Quản lý tăng cường công tác tuyên truyền vận động các lực lượng xã hội
tham gia CTXHHGD và quản lý CTXHHGD .............................................................. 71
3.2.2. Tổ chức huy động các lực lượng xã hội tham gia CTXHHGD ở trường
THCS ............................................................................................................................. 75
3.2.3. Xây dựng hệ thống các văn bản chỉ đạo thực hiện CTXHHGD và quản lý
điều hành CTXHHGD hợp lý của các cấp quản lý giáo dục ở địa phương ..................77
3.2.4. Xây dựng kế hoạch và triển khai thực có hiệu quả CTXHHGD đáp ứng
yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục, kinh tế, xã hội của địa phương ........................ 79
3.2.5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch CTXHHGD,
phát huy vai trò, ảnh hưởng của trường THCS đối với địa phương ............................. 82
3.3. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp. .....................................85
3.3.1. Tính cấp thiết của biện pháp .......................................................................85
3.3.2. Tính khả thi của biện pháp ..........................................................................87

Tiểu kết chương 3 ..........................................................................................................88
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BGH

: Ban giám hiệu

CBQL

: Cán bộ quản lý

CMHS

: Cha mẹ học sinh

CNH – HĐH

: Cơng nghiệp hố – Hiện đại hố

CTXHHGD THCS

: Cơng tác Xã hội hố giáo dục trung học cơ sở


GD&ĐT

: Giáo dục và đào tạo

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HĐSP

: Hội đồng sư phạm

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

LLXH

: Lực lượng xã hội

THCS


: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

UBND

: Uỷ ban nhân dân

XHHGD

: Xã hội hố giáo dục

XHH

: Xã hội hóa


viii

DANH MỤC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1.


Mạng lưới trường, lớp năm học 2018 – 2019

35

Bảng 2.2.

Tổng số lớp và học sinh THCS huyện Duy Xuyên, tỉnh
Quảng Nam giai đoạn 2016 – 2019

35

Bảng 2.3.

Số liệu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia sau 5 năm

35

Bảng 2.4.

Tỉ lệ học sinh lên lớp, tốt nghiệp THCS

36

Bảng 2.5.

Trình độ giáo viên THCS giai đoạn 2014 - 2019

37

Bảng 2.6.


Kết quả học tập của học sinh THCS huyện Duy Xuyên tỉnh
Quảng Nam giai đoạn 2016 – 2019

37

Bảng 2.7.

Số liệu Học sinh trung học cơ sở qua các năm

38

Bảng 2.8.

Danh sách trường THCS đạt chuẩn quốc gia lần hai

39

Bảng 2.9.

Nhận thức về tầm quan trọng của CTXHHGD THCS

41

Bảng 2.10.

Quan niệm của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về
CTXHHGD THCS

42


Bảng 2.11.

Nhận thức về mục tiêu và yêu cầu chính của CTXHHGD
THCS

43

Bảng 2.12.

Nhận thức về tầm quan trọng của nội dung CTXHHGD
THCS

43

Bảng 2.13.

Nhận thức về vai trò của các lực lượng quan trọng trong
CTXHHGD THCS

44

Bảng 2.14.

Mức độ tham gia của các LLXH vào hoạt động xây dựng môi
trường giáo dục trên địa bàn huyện Duy Xuyên

47

Bảng 2.15.


Nhận thức về tầm quan trọng việc tổ chức các lực lượng xã
hội xây dựng mục tiêu, nội dung giáo dục ở trường THCS
huyện Duy Xuyên

48

Bảng 2.16.

Mức độ huy động, tổ chức các lực lượng xã hội tham gia xây
dựng mục tiêu, nội dung giáo dục ở các trường THCS trên
địa bàn huyện Duy Xuyên

49

Bảng 2.17.

Mức độ huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng,
phát triển hệ thống trường lớp và các loại hình giáo dục
THCS trên địa bàn huyện Duy Xuyên

50

Bảng 2.18.

Kinh phí đầu tư cho giáo dục THCS giai đoạn 2014 – 2018

51

Bảng 2.19.


Nhận thức về tầm quan trọng trong việc đầu tư của các nguồn
lực cho phát triển giáo dục THCS trên địa bàn huyện Duy
Xuyên

52


ix
Bảng 2.20.

Thực trạng mức độ nhận thức của các lực lượng xã hội về nội
dung CTXHHGD ở các trường THCS trên địa bàn huyện
Duy Xuyên

53

Bảng 2.21.

Nhận thức của đối tượng khảo sát về nội dung CTXHHGD
chỉ là huy động tiền của và cơ sở vật chất cho giáo dục THCS

53

Bảng 2.22.

Thực trạng việc huy động, tổ chức các lực lượng xã hội tham
gia CTXHHGD ở trường THCS trên địa bàn huyện Duy
Xuyên


54

Bảng 2.23.

Thực trạng phát huy vai trò ảnh hưởng của các trường THCS
trên địa bàn huyện Duy Xuyên đối với xã hội

55

Bảng 2.24.

Kết quả khảo sát về thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá
CTXHHGD ở các trường THCS trên địa bàn huyện Duy
Xuyên

56

Bảng 3.1.

Kết quả trưng cầu ý kiến về tính cấp thiết của các biện pháp
đề xuất

86

Bảng 3.2.

Kết quả trưng cầu ý kiến về tính khả thi của các biện pháp đề
xuất

87



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Q trình tồn cầu hoá của thế giới hiện đại hiện nay, xã hội hoá (XHH) là xu
thế khách quan đối với nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Giáo dục là một hoạt động
mang tính xã hội rộng lớn và sâu sắc. Vì thế, xã hội hố giáo dục khơng thể khơng
diễn ra và là xu thế khách quan chi phối những hoạt động giáo dục, đào tạo dưới nhiều
nội dung, hình thức cụ thể khác nhau. Song đây lại là vấn đề mới với chúng ta, đặt ra
nhiều điểm mới cần làm rõ, tạo nên sự thống nhất, đồng thuận trong xã hội.
Mục tiêu của giáo dục nước ta là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng
nhân tài cho đất nước, góp phần phát triển tồn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri
thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp là người làm chủ tương lai của đất nước. Để
đạt được mục tiêu trên thì phải bắt đầu từ việc chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ.
Cơng tác xã hội hố giáo dục (CTXHHGD) có vai trò rất quan trọng trong sự
nghiệp phát triển giáo dục. Trong điều 12 của Luật Giáo dục có nêu “Xã hội hố sự
nghiệp giáo dục” nên cơng tác quản lý chỉ đạo, phát triển giáo dục trung học cơ sở
(THCS) phải gắn chặt với công tác vận động mọi lực lượng trong xã hội cùng tham gia
chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ, coi đó là mục tiêu, là sức mạnh để phát triển giáo dục
THCS một cách căn bản và có chất lượng.
Với tầm quan trọng của CTXHHGD, Đảng và Nhà nước đã ban hành một số
văn bản chỉ đạo thực hiện chủ trương CTXHHGD như Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP,
ngày 18/4/2005 “đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế và thể dục thể
thao”; Quyết định số 20/2005/QĐ-BGD&ĐT, phê duyệt đề án: “Quy hoạch phát triển
CTXHHGD giai đoạn 2005 – 2010” ; Luật Giáo dục của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2005, ban hành ngày 27 tháng 6 năm 2005 ở Điều 12 có nêu
“Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của tồn
dân. Nhà nước giữ vai trị chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa

dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và
tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. Mọi tổ chức,
gia đình và cơng dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà
trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an
toàn”; Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về
chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy
nghề, y tế, văn hóa, thể thao, mơi trường; Cơng văn số 312/CV.PGDĐT, ngày 02
tháng 6 năm 2011 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Duy Xuyên về việc xây dựng kế


2
hoạch thực hiện CTXHHGD giai đoạn 2011 – 2015.
Qua các văn kiện đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, chủ trương XHHGD được xem
là một trong những nội dung quan trọng trong công cuộc đổi mới của Đảng. Đại hội
XI của Đảng nhấn mạnh: “Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ
thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập”, “Đẩy mạnh xã hội
hóa, trước hết đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học”. Văn kiện đại hội XII
của Đảng tiếp tục hoàn thiện chủ trương XHHGD: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách
XHHGD, đào tạo trên cả ba phương diện, động viên các nguồn lực trong xã hội; phát
huy vai trị của cộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây
dựng xã hội học tập, tạo mọi điều kiện để người dân học tập suốt đời.”, Đại hội XII
của Đảng khẳng định: “Huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia sự
nghiệp giáo dục. Phối hợp chặt chẽ ngành giáo dục với các ban, ngành, các tổ chức
chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp,… để mở mang giáo dục tạo điều kiện học tập
cho mọi thành viên trong xã hội.”
Thực tế CTXHHGD đã tạo nên nguồn lực tinh thần và vật chất quan trọng để
thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả của CTXHHGD chưa cao
trong điều kiện nhà trường cịn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, nên nói đến
XHHGD, có nơi thường chú trọng nhiều hơn đến việc huy động vật chất và kinh phí
thậm chí cịn tạo nên những băn khoăn, bức xúc trong xã hội.

Những năm qua, việc thực hiện CTXHHGD ở các trường THCS huyện Duy
Xuyên, tỉnh Quảng Nam tuy đã đạt những kết quả nhất định như quy mô trường lớp
được mở rộng và ngày càng được sắp xếp hợp lý hơn, cơ sở vật chất và trang thiết bị
được đầu tư đáp ứng nhu cầu dạy và học, trình độ cán bộ quản lý và giáo viên đáp ứng
được yêu cầu quản lý và giảng dạy, chất lượng giáo dục THCS được nâng lên...
Tuy nhiên, CTXHHGD của nhiều trường vẫn cịn gặp khơng ít khó khăn như
nhận thức về CTXHHGD còn nhiều cách hiểu khác nhau, việc tổ chức thực hiện các
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về CTXHHGD còn chung chung, tùy
tiện không đồng bộ, nhiều trường chưa phát huy tốt việc khuyến khích và huy động
các lực lượng trong xã hội tham gia vào hoạt động giáo dục, việc xây dựng các văn
bản chỉ đạo về CTXHHGD của địa phương còn chưa kịp thời, việc quản lý và sử dụng
các nguồn lực đầu tư từ CTXHHGD còn bất cập...
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý cơng tác xã
hội hố giáo dục ở các trường THCS huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam”
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý


3
CTXHHGD, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả
CTXHHGD ở các trường THCS huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
3. Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: CTXHHGD ở các trường THCS
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý CTXHHGD ở các trường
THCS huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Việc quản lý CTXHHGD ở các trường THCS huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng
Nam hiện nay đã đạt được kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế. Nếu
đánh giá đúng thực trạng, đề xuất và tổ chức thực hiện được các biện pháp khắc phục
nguyên nhân phù hợp, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả CTXHHGD ở các trường này.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý CTXHHGD ở trường THCS.
5.2. Khảo sát thực trạng quản lý CTXHHGD ở các trường THCS huyện Duy
Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả CTXHHGD ở các trường
THCS huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp và phân loại các tài liệu có liên quan đến CTXHHGD và
quản lý CTXHHGD
Nghị quyết, Chính sách của Đảng, Nhà nước; nghiên cứu các văn bản, tài liệu
của ngành Giáo dục và Đào tạo, các công trình khoa học có liên quan nhằm xây dựng
cơ sở lý luận về quản lý CTXHHGD ở trường THCS.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra
Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
Cụ thể như trao đổi tham khảo ý kiến, thu thập thông tin qua cán bộ quản lý và
chuyên gia, để khảo sát thực trạng quản lý CTXHHGD ở các trường THCS trên địa
bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Đối tượng khảo sát, điều tra là Trưởng các
phòng ban ở Huyện. Trưởng, phó phịng GD&ĐT, chun viên. Cán bộ lãnh đạo xã,
thị trấn. Hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên, đại diện Cha mẹ học sinh các trường THCS.


4
Căn cứ vào kết quả khảo sát được để phân tích, so sánh, đối chiếu… phục vụ cho đề
tài nghiên cứu.
6.3 Phương pháp thống kê toán học
Nhằm xử lý kết quả nghiên cứu
7. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng quản lý CTXHHGD ở các trường THCS huyện Duy
Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
8. Cấu trúc luận văn
8.1 Phần mở đầu
Giới thiệu một số vấn đề chung
8.2 Phần nội dung: Gồm 3 chương
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý CTXHHGD ở trường THCS
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý CTXHHGD ở các trường THCS huyện Duy
Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả CTXHHGD ở các trường
THCS huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
8.3 Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


5
Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA
GIÁO DỤC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan nghiên cứu
Ở nhiều nước trên thế giới, người ta thực hiện CTXHHGD trong lĩnh vực này
bằng cách huy động các nguồn đóng góp tài chính của xã hội qua thuế và các nguồn
thu khác để nhà nước trực tiếp quản lý, đầu tư cho giáo dục. Vì vậy, họ thực hiện hệ
thống giáo dục thống nhất, nhà nước chi phí đầy đủ, thường xuyên cho mọi nhà
trường. Học sinh khơng phải đóng học phí. Kinh phí nhà trường gồm tiền lương giáo
viên, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động đều được nhà nước chăm lo, xã hội chăm sóc
bằng nguồn tài chính do xã hội đóng góp. Một số nước Châu Âu như Anh và Đức
trước đây, cũng như một số nước xã hội chủ nghĩa (Liên Xô cũ, Trung Quốc trước

năm 1998, và cả Việt Nam trong thập kỷ 60-90) cũng bao cấp cả cho giáo dục. Tuy
nhiên, trong hai thập kỷ gần đây, quá trình đại chúng hóa giáo dục cùng với chi phí
tăng cao dành cho việc đào tạo và nghiên cứu đã dẫn đến một hệ quả khơng thể tránh
khỏi là chính sách bao cấp ấy phải thay đổi.
“Con người là trung tâm của sự phát triển”, đây là quan điểm hiện nay của
nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc đã xác định “Đưa giáo dục vào vị trí ưu tiên
cho sự phát triển”. Ấn Độ cho rằng “ Huy động xã hội tham gia công tác giáo dục gắn
với phát triển nông thôn, huy động cộng đồng phát triển giáo dục phi chính phủ”. Tuy
cách làm và biện pháp tổ chức thực hiện CTXHHGD mỗi nước khác nhau, nhưng nhìn
chung về bản chất thì đều thực hiện chính sách “Tăng cường sự tham gia của các tổ
chức xã hội, cộng đồng vào sự phát triển của giáo dục” tạo nhiều cơ hội để tất cả mọi
người ai cũng được tiếp cận hưởng thụ các thành quả của giáo dục. Vì thế việc quan
tâm, đầu tư, huy động mọi nguồn lực và mọi điều kiện cho phát triển giáo dục là sách
lược lâu dài của nhiều nước trên thế giới.
Nhìn từ bản chất vấn đề, CTXHHGD khơng phải là vấn đề hồn tồn mới. Đó là
bước phát triển của một chủ trương GD được thực thi qua nhiều năm. CTXHHGD không
chỉ là chủ trương ở các nước kém phát triển mà ở những nước giàu, phát triển cũng đã
từng thực hiện. Nhìn chung, CTXHHGD đã được nghiên cứu trên nhiều phương diện cả
về lí luận và thực tiễn khá sâu rộng, lâu dài trong lịch sử nước ta và các nước trên thế giới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến thế hệ trẻ, đặc biệt là trẻ em, những chủ
nhân tương lai của đất nước, Người đã từng viết: “Non sơng Việt Nam có trở nên vẻ
vang hay khơng, dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu hay


6
khơng, chính là nhờ một phần lớn ở cơng lao học tập của các cháu”; “Chăm sóc và
giáo dục trẻ em là trách nhiệm, là tình thương và hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia
đình, mỗi cộng đồng trong xã hội”.
Trong thời kỳ đổi mới, ngành giáo dục cũng bước sang giai đoạn chuyển mình.
Đường lối đổi mới đã mở đầu cho sự phát triển mới trong tư duy và hoạt động giáo

dục. Theo quan điểm đổi mới, Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết quan
trọng nhằm đẩy mạnh CTXHHGD, cụ thể: Nghị quyết số 90/CP ngày 21-8-1997 về
“Phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa”; Nghị
quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18- 4- 2005 về đẩy mạnh XHH các hoạt động giáo dục;
Nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu giáo dục, nhà quản lí giáo dục đã có nhiều
đề tài nghiên cứu về CTXHHGD có giá trị, đóng góp quan trọng về mặt lý luận, kinh
nghiệm thực tiễn và hoàn thiện những quan niệm cơ bản về CTXHHGD. Đặc biệt, tác
giả Phạm Minh Hạc đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về CTXHHGD, đó là “Xã hội
hóa cơng tác giáo dục” xuất bản năm 1997 do ông làm tổng chủ biên. Năm 1999, cuốn
sách “Xã hội hóa cơng tác giáo dục - nhận thức và hành động” của Viện Khoa học
giáo dục do tập thể tác giả Bùi Gia Thịnh phụ trách là một bước hoàn thiện về nhận
thức lý luận và hướng dẫn thực hiện. Các nhà nghiên cứu như Phạm Mậu Bành, Thái
Duy Tun, Nguyễn Thanh Bình… có rất nhiều bài viết nghiên cứu về vấn đề này. Bộ
Giáo dục và Đào tạo cũng có “Đề án XHHGD và đào tạo”, đánh giá thực trạng và đưa
ra những biện pháp CTXHHGD ở tầm vĩ mơ.
Nhìn chung, CTXHHGD cần được khuyến khích, có chính sách và cơ chế, chế
tài thích hợp để cổ vũ mọi người tự học. Học dưới nhiều hình thức, học những tri thức
mới ở bất cứ điều kiện nào, dưới bất kỳ hình thức nào. CTXHHGD ở nước ta hiện nay
đang còn là vấn đề mới, khá phức tạp cần được đi sâu nghiên cứu thận trọng, đầy đủ
và tồn diện hơn. Q trình tồn cầu hoá của thế giới hiện đại hiện nay, XHH là xu thế
khách quan đối với nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục.
Giáo dục là một hoạt động mang tính xã hội rộng lớn và sâu sắc. Vì thế, CTXHHGD
khơng thể khơng diễn ra và là xu thế khách quan chi phối những hoạt động giáo dục,
đào tạo dưới nhiều nội dung, hình thức cụ thể khác nhau. Ở Việt Nam, CTXHHGD
cịn là vấn đề đặt ra nhiều điểm cần làm rõ, tạo nên sự thống nhất, đồng thuận trong xã
hội. Trước hết, cần nhận thức vì sao phải XHHGD và thế nào là XHHGD ở nước ta
hiện nay; Giáo dục là hoạt động có mục đích, có định hướng, có tổ chức, có nội dung,
yêu cầu nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành lớp người kế tiếp lực lượng lao động mới có
phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ văn hố, khoa học, kỹ thuật, có năng lực đảm
đương và hoàn thành các nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước trong tương



7
lai. Những hoạt động giáo dục được tiến hành trong điều kiện tồn cầu hố các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Xu thế tồn cầu hố mạnh mẽ của thế giới hiện đại, hiện nay
đã cuốn hút mọi hoạt động của mọi quốc gia vào xu thế chung đó.
Ở tỉnh Quảng Nam, CTXHHGD hiện nay đang còn là vấn đề mới, khá phức
tạp. Nhận thức của xã hội về CTXHHGD còn nhiều cách hiểu khách nhau,
CTXHHGD chủ yếu chỉ là huy động tài chính, kinh phí của xã hội cịn về nội dung,
chương trình giáo dục ít được quan tâm. Tuy đã có văn bản chỉ đạo, chính sách và cơ
chế khuyến khích nhưng CTXHHGD chưa mang tính xã hội rộng lớn và chưa đủ sức
xây dựng xã hội học tập, để mọi người trong xã hội ở mọi lứa tuổi, mọi cương vị đều
tự giác và đáp ứng nhu cầu học tập cần phải thực hiện CTXHHGD.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lí
Quản lí là quá trình thực hiện các cơng việc xây dựng kế hoạch hành động (bao
gồm cả xác định mục tiêu cụ thể, chế định kế hoạch, quy định tiêu chuẩn đánh giá và
thể chế hóa), sắp xếp tổ chức (bố trí tổ chức, phối hợp nhân sự, phân công công
việc,...) chỉ đạo, điều hành, kiểm soát và đánh giá kết quả sửa chữa sai sót (nếu có) để
đảm bảo hồn thành mục tiêu của tổ chức đã đề ra.
Theo định nghĩa của các tác giả trong tác phẩm “Khoa học tổ chức và quản lí - một
số vấn đề lý luận và thực tiễn”, quản lí là “một q trình tác động gây ảnh hưởng của chủ
thể quản lí đến khách thể quản lí nhằm đạt được mục tiêu chung” [22, tr.25].
Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Quản lí là coi sóc, giữ gìn nhằm ổn định hệ
thống, chỉnh đốn nhằm làm cho hệ thống phát triển. Hệ thống ổn định mà khơng phát
triển tất yếu dẫn đến suy thối; hệ thống phát triển mà thiếu ổn định tất yếu dẫn đến
rối ren” [6, tr.176].
Theo tác giả Hà Thế Ngữ “Quản lí là tác động có mục đích, có kế hoạch của
chủ thể quản lí đến tập thể người lao động (nói chung là khách thể quản lí) nhằm thực
hiện được mục tiêu dự kiến” [30, tr.31].

Tác giả Trần Kiểm quan niệm: “Quản lí nhằm phối hợp nổ lực của nhiều
người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội”
[22,tr.8]
Các Mác cho rằng : “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung
nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cần có một sự lãnh đạo để điều
hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện chức năng chung phát sinh từ mọi sự vận
động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập


8
của nó. Một người độc tấu vĩ cầm thì tự mình điều khiển lấy mình, cịn một dàn nhạc
thì cần có nhạc trưởng” [26, tr.342]
Bản chất của quản lý là một quá trình điều khiển mọi quá trình khác. Giữa chủ
thể quản lý và khách thể bị quản lý diễn ra một mối quan hệ tương tác. ảnh hưởng qua
lại lẫn nhau và chính nhờ mối quan hệ đó mà hệ thống vận động đến mục tiêu. Tổ hợp
những tác động từ chủ thể đến khách thể làm cho hệ vận hành đến mục tiêu và chuyển
từ trạng thái này sang trạng thái khác. Đó là quản lý, tập hợp các tác động quản lý làm
nảy sinh các mối quan hệ quản lý.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Giáo dục là một hiện tượng đặc biệt của xã hội loài người; bản chất của giáo
dục là truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử của xã hội loài người từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đều thừa
nhận giáo dục có vị trí, vai trị to lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người, đối
với việc hình thành phát triển nhân cách và phẩm chất con người. Nghị quyết Đại hội
lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định “Giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội; giáo dục là quốc sách hàng đầu; đầu tư
cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển bền vững”
Theo P.V.Khuđominxky định nghĩa: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ
thống, có kế hoạch, có ý thức, có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác
nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo việc giáo dục cộng sản cho thế

hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hoà của họ trên cơ sở nhận thức và sử
dụng các quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật khách quan của quá trình
dạy học và giáo dục, của sự phát triển thể chất của tâm lý và trẻ em”. [35,tr37]
Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII viết:
“Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý
nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn hiệu
quả nhất”
M.I.Khônđacôp đã định nghĩa: “Quản lý giáo dục là tập hợp các biện pháp, (tổ
chức cán bộ, giáo dục, kế hoạch hóa, tài chính,…) nhằm đảm bảo sự vận hành bình
thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở
rộng hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng” [28, tr120]
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý giáo dục là hệ thống
những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của các chủ thể quản lý, nhằm
làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được
các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá


9
trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên
trạng thái mới về chất. Quản lý giáo dục là sự tác động của hệ thống quản lý giáo dục
của Nhà nước từ TW đến địa phương, đến khách thể quản lý và hệ thống giáo dục
quốc dân và sự nghiệp giáo dục của mỗi địa phương nhằm đưa hoạt động giáo dục
đến kết quả mong muốn” [36, tr150]
Quản lý giáo dục lá quá trình tác động của chủ thể quản lý vào toàn bộ hoạt
động giáo dục nhằm thúc đẩy giáo dục phát triển theo mục tiêu mà Đảng và Nhà nước
đã xác định. Quản lý giáo dục được thể hiện thơng qua quản lý mục tiêu, chương trình
đào tạo quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học, quản lý đội ngũ cán
bộ, giáo viên, quản lý người học và chất lượng giáo dục và đào tạo. Với nhiều góc độ
tiếp cận khác nhau có thể cho thấy, quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp
các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu

cầu phát triển xã hội.
1.2.3. Quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục
- Xã hội hóa
Thuật ngữa XHH xuất hiện vào đầu những năm của thế kỷ XX. Từ đó đến nay,
thuật ngữ này được dùng trong nhiều lĩnh vực với nhiều ý nghĩa và được nhiều nhà khoa
học trên thế giới quan tâm.
Một số học giả trên thế giới đã định nghĩa cụ thể về XHH như: N.K Gonscharovv
cho rằng: “ Xã hội hóa” là q trình cá nhân hịa nhập vào xã hội hay vào một trong
các nhóm của họ thơng qua q trình học các chuẩn mực và giá trị của từng nhóm và
xã hội”
Theo F.w. Krow “ Q trình xã hội hóa được hiểu chung là q trình biện
chứng, trong đó mỗi người có tư cách là thành viên của xã hội trở nên có năng lực hành
động và mặt khác thơng qua quá trình này duy trì và tái xản xuất xã hội”
Đến Đại hội VIII khái niệm XHH được chính thức đưa vào trong văn kiện đại hội
Đảng. Các vấn đề chính sách xã hội đều được giải quyết theo tinh thần XHH. Nhà nước
giữ vai trò nòng cốt đồng thời động viên mỗi người tham gia, các doanh nghiệp, các tổ
chức xã hộ, các cá nhân và các tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết các vấn đề
xã hội. Trong nghị quyết Đại hội lần thứ IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định: Các chính
sách xã hội được tiến hành theo tinh thần XHH, đề cao trách nhiệm chính quyền các cấp
huy động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các
tổ chức xã hội. Đến Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp Hành Trung ương khóa XI Đảng ta
nhấn mạnh: Đẩy mạnh XHH khuyến khích thành lập các tổ chức cung ứng dịc vụ công
thuộc các thành phần ngoài nhà nước, trên cơ sở các định mức, tiêu chuẩn, các quy định


10
của pháp luật và sự kiểm tra giám sát các cơ quan nhà nước và nhân dân.
Có thể hiểu XHH theo hai nghĩa:
- Xã hội hóa cá nhân: là quá trình tương tác giữa con người với con người, con
người và xã hội, qua đó con người với tư cách là một cá thể học hỏi, lĩnh hội, tiếp nhận

các quy tắc văn hóa của xã hội như: hành vi, chuẩn mực, giá trị văn hóa, kiến thức, kỹ
năng, phương pháp... để trở thành cá nhân có đóng góp phù hợp với vai trò, vị thế xã hội
nhất định của mình. Từ đó con người dần dần hịa nhập vào xã hội.
- Xã hội hóa một hoạt động: xã hội hóa được nghiên cứu ở đây chính là sự
tham gia rộng rãi của xã hội (các cá nhân, nhóm, tổ chức, cộng đồng...) vào một hoạt
động hoặc một số các hoạt động mà trước đó chỉ có một đơn vị, bộ phận hay một
ngành chức năng nhất định thực hiện. Xã hội hóa hoạt động cần phải được coi là một
tư tưởng chiến lược có tính lâu dài tồn diện, là một biện pháp xã hội có tính liên
ngành nhằm huy động các LLXH tham gia một cách tích cực để giải quyết vấn đề xã
hội nào đó.
Dưới góc độ xã hội học, XHH là quá trình chuyển con người cá thể thành con
người xã hội. XHH được hiểu:
“XHH được hiểu là làm cho một việc gì đó thành của chung xã hội”
“XHH là quá trình tương tác giữa cá nhân và xã hội qua đó mà cá nhân học hỏi
và thực hành những tri thức, những kỹ năng và những phương thức cần thiết để hội
nhập với xã hội”
Theo quan niệm của nhà nước ta thì XHH được hiểu là một cuộc vận động rộng rãi
quần chúng nhân dân, làm cho mọi người được hưởng đầy đủ quyền lợi, đồng thời nâng
cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân, tập thể đối với lĩnh vực được XHH.
Từ các quan điểm trên cho thấy, XHH có những đặc điểm:
- XHH khơng phải là bng lỏng quản lí mà thực chất là tăng cường sự quản lí
Nhà nước bằng pháp luật;
- XHH gắn với mở rộng dân chủ, khuyến khích, động viên tinh thần tự quản, tự
chịu trách nhiệm của mọi cá nhân và tổ chức đoàn thể xã hội, khắc phục dần tính thờ
ơ, phó mặc mọi việc cho cơ quan Nhà nước;
- XHH là thu hút mọi tổ chức xã hội, mọi thành phần kinh tế tham gia vào các
dự án phát triển của Nhà nước.
Như vậy, khi nói đến thuật ngữ “Xã hội hóa” là nói đến cộng đồng trách nhiệm
giữa Nhà nước và xã hội. Tạo cơ chế hoạt động và tổ chức quản lí nhằm khai thác, huy
động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội phục vụ cho việc phát triển kinh tế -



11
xã hội của đất nước.
- Xã hội hóa giáo dục
XHHGD là huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân
góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước để xây dựng
một xã hội học tập; là việc thực hiện mối liên hệ phổ biến giữa hoạt động giáo dục và
cộng đồng xã hội, làm cho giáo dục phù hợp với sự phát triển của xã hội, thích ứng với
xã hội, duy trì sự cân bằng giữa hoạt động giáo dục và xã hội.
XHHGD là làm cho hoạt động giáo dục mang tính xã hội. Trong đó người đi
giáo dục và người được giáo dục trong mọi hoạt động về nội dung và phương thức
thực hiện, kết quả đạt được đều mang tính xã hội, tính chuẩn mực xã hội rất cao. Giáo
dục nhằm bồi đắp cho người học tư tưởng, hình thành ý thức chính trị, nhân cách, bản
lĩnh dân tộc cùng với những tri thức khoa học, kỹ thuật, văn hoá, đạo đức, lối sống.
XHHGD là đa dạng hố các loại hình giáo dục; là q trình trao đổi những kinh
nghiệm, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục
một cách phù hợp với đối tượng và điều kiện nước ta.
Ở Việt Nam, XHHGD là điều kiện cần thiết và tất yếu để phát triển giáo dục và
đào tạo; là chủ trương đúng đắn mang tính chiến lược của Đảng. “XHHGD là chính
sách huy động mọi nguồn lực của nhân dân, của các tổ chức kinh tế - xã hội tham gia
vào sự nghiệp giáo dục, đầu tư vào hoạt động giáo dục trên cơ sở phù hợp với khả
năng tài chính và trình độ chun mơn nhằm xây dựng xã hội học tập”.
Văn kiện Đại hội IX của Đảng có nêu: “Thực hiện chủ trương XHHGD, phát
triển đa dạng các hình thức đào tạo, đẩy mạnh việc xây dựng các quỹ khuyến khích
phát triển tài năng, các tổ chức khuyến học, bảo trợ giáo dục”.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định: “Hoàn
thiện cơ chế, chính sách XHHGD, đào tạo, trên ba phương diện: động viên các nguồn
lực trong xã hội; phát huy vai trị giám sát của cơng đồng; khuyến khích các hoạt
động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để người dân

được học tập suốt đời”.
XHHGD là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối giáo dục, một
con đường phát triển giáo dục nước ta. Tư tưởng XHHGD đã được Đảng, Nhà nước và
Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết và phổ biến với phương châm “Giáo dục là sự nghiệp
của quần chúng”. Tư tưởng chỉ đạo của quan điểm này là xây dựng một xã hội học
tập, tạo điều kiện cho mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thường
xuyên, học suốt đời.


12
XHHGD là q trình giáo dục gia nhập và hịa nhập xã hội vào cộng đồng,
đồng thời xã hội tiếp nhận giáo dục như là cơng việc của mình, do mình và vì mình.
Như vậy, XHHGD là thực hiện mối liên hệ phổ biến, có tính quy luật giữa giáo dục và
cộng đồng xã hội. Thiết lập các mối quan hệ làm cho giáo dục phù hợp với sự phát
triển xã hội. XHHGD bao gồm hai nội dung: mọi người có nghĩa vụ chăm lo giáo dục
và giáo dục phục vụ mọi người. Hai nội dung trên nêu rõ hai yêu cầu của XHHGD là
phải XHH trách nhiệm, nhiệm vụ của cộng đồng xã hội đối với giáo dục, đồng thời
phải XHH quyền lợi về giáo dục đối với mọi người.
Trong cơng tác giáo dục, Hồ Chủ tịch đã nói: “Giáo dục là sự nghiệp của quần
chúng, cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt,
đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa học trò với nhau,
giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường với nhân dân để hoàn thành nhiệm vụ…”.
XHHGD là một quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với sự nghiệp phát triển giáo dục
nhằm làm cho hoạt động giáo dục thực sự là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân gắn với
các quá trình phát triển và tiến bộ xã hội...
Khi đề cập đến khái niệm XHHGD, có nhiều ý kiến khác nhau:
Tác giả Phạm Minh Hạc đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về XHHGD. Cuốn
sách “xã hội hóa công tác giáo dục” xuất bản năm 1997 do ông làm chủ biên đã nêu:
“XHHGD là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối giáo dục, một con
đường phát triển giáo dục nước ta...”, “Làm cho xã hội nhận rõ trách nhiệm đối với

giáo dục, giáo dục phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện việc kết
hợp giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường, tạo điều kiện để giáo dục kết hợp
với lao động, học đi đôi với hành; XHHGD có quan hệ hữu cơ với dân chủ hóa giáo
dục” [17,tr.45].
Theo Từ điển Giáo dục học, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa của nhóm tác giả
Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo cho rằng: “XHHGD là
chủ trương, biện pháp biến sự nghiệp giáo dục trong nhà trường thành cơng việc
chung của tồn xã hội nhằm thu hút mọi thành phần, thành viên trong xã hội tích cực
tham gia vào hoạt động giáo dục thế hệ trẻ theo chức năng, điều kiện của mình” [20];
Tác giả Lê Quốc Hùng trong cuốn “XHHGD nhìn từ góc độ pháp luật”:
“XHHGD là chính sách huy động mọi nguồn lực của nhân dân, của các tổ chức kinh
tế- xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục, đầu tư vào hoạt động giáo dục trên cơ sở
phù hợp với khả năng tài chính và trình độ chun mơn nhằm xây dựng xã hội học
tập”.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI xác định rõ hoàn thiện cơ chế,


13
chính sách XHHGD, đào tạo trên cả ba phương diện: động viên các nguồn lực trong xã
hội; phát huy vai trị giám sát của cộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học,
khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để người dân được học tập suốt đời.
XHHGD là cuộc vận động lớn trong xã hội có sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng,
sự quản lí của Nhà nước và vai trò nòng cốt của ngành giáo dục. Để từ đó mọi người
có cơ hội được hưởng quyền lợi về giáo dục, được học tập, học tập suốt đời, xây dựng
một xã hội học tập nhằm đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
XHHGD là việc thực hiện mối liên hệ phổ biến giữa hoạt động giáo dục và cộng đồng
xã hội, là làm cho giáo dục phù hợp với sự phát triển của xã hội, thích ứng với xã hội;
XHHGD là mở rộng quy mô, mở rộng trách nhiệm giáo dục, chuyển hướng từ giáo
dục tinh hoa thành giáo dục đại chúng, giáo dục cho mọi người, xây dựng xã hội học
tập; Sự nghiệp giáo dục từ chỗ là trách nhiệm của ngành giáo dục, của nhà nước đến

mọi cá nhân, tập thể, cộng đồng cùng chăm lo. Điều đó tạo nên sức mạnh tổng hợp và
động lực mới, tính cơng bằng xã hội của giáo dục.
Có thể nói, mục đích của việc XHHGD nhằm khuyến khích, huy động và tạo
điều kiện cho toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục. Tạo cơ hội cho mọi người, ở mọi
lứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, học suốt đời, tiến tới xã hội học tập.
Trong hoạt động thực tiễn, cần phân biệt rõ tính chất xã hội của giáo dục và
XHHGD, nếu khơng có định hướng rõ ràng thì bản thân hoạt động giáo dục vẫn có
tính chất xã hội một cách tự phát nhưng khơng thể đạt tới trình độ XHH đích thực theo
ý nghĩa xã hội và nhân văn của nó. Cần xác định rõ ràng: nội hàm XHHGD nói ở đây
thuộc phạm trù phương thức, phương châm, cách làm giáo dục, thuộc phương thức tổ
chức và QLGD đúng với bản chất và nội dung XHH đã nêu.
Quan niệm phiến diện, sai lệch

Quan niệm toàn diện, đúng đắn

Là huy động tiền của trong nhân Là cuộc vận động lớn trong xã hội với sự
dân nhằm giảm nhẹ gánh nặng cho tham gia đóng góp của các tổ chức, cá nhân
Nhà nước
và toàn thể xã hội
Tập thể, các tổ chức Đảng, Nhà nước, đoàn
Nhà nước và nhân dân cùng làm thể, cơ quan, đơn vị và quần chúng có sự
giáo dục
cộng đồng trách nhiệm trong công tác giáo
dục
Là trách nhiệm của ngành giáo dục, Là trách nhiệm chung của tồn Đảng, tồn
của các Nhà trường
dân trong đó ngành giáo dục là nòng cốt.


14

Là tăng cường nguồn lực ngân sách Là đa dạng hóa các nguồn đầu tư: nhân lực,
Nhà nước cho giáo dục
Là phát triển loại hình chính quy,
cơng lập
Mọi người đều được có trách nhiệm,

vật lực, tài lực, trí lực cho giáo dục
Là phát triển đa dạng các loại hình giáo dục
chính quy và phi chính quy: Cơng lập, dân lập
và tư thục
Mọi người đều có trách nhiệm đối với sự phát

triển của sự nghiệp giáo dục vừa có quyền lợi
nghĩa vụ chăm lo đến sự phát triển sự
được hưởng thụ những thành quả do giáo dục
nghiệp giáo dục của đất nước
mang lại
Mọi người đều được học tập

Mọi người đều được học tập, học thường
xuyên, học suốt đời, tiến tới một xã hội học tập

Là biện pháp tình thế trong hồn Là tư tưởng chiến lược và phương thức tất
cảnh đất nước cịn nghèo, kinh phí yếu để phát triển sự nghiệp giáo dục . Là sự
đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp
tham gia của liên ngành và cộng đồng, là con
đường để thực hiện dân chủ hóa và cơng bằng
giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
cuộc sống


XHHGD là một tư tưởng chiến lược nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của
toàn dân, của xã hội vào việc tham gia công tác giáo dục . Đây là điều kiện tiên quyết
để phát triển tồn diện và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ nói riêng và nền
giáo dục tồn dân nói chung. Tư tưởng ấy xun suốt tồn bộ q trình giáo dục
nhằm đạt những mục tiêu đã đề ra.
Như vậy, XHHGD là huy động toàn xã hội làm giáo dục, xây dựng cộng đồng
trách nhiệm, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân
dưới sự quản lí của Nhà nước, đồng thời nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục trong sự
phát triển vật chất và tinh thần của người dân. XHHGD một chủ trương chiến lược lớn
của Đảng, tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục và được xem là một biện pháp
quan trọng để chấn hưng nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục
Quản lý CTXHHGD lá quá trình tác động của chủ thể quản lý vào hoạt động
CTXHHGD nhằm thúc đẩy giáo dục phát triển theo mục tiêu mà Đảng và Nhà nước
đã xác định. Khi thực hiện quản lý CTXHHGD trước hết là xây dựng cơ chế vận hành


×