Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Quản lý phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 3 5 tuổi tại các trường mầm non huyện đắk glong tỉnh đắk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.39 MB, 141 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ HẰNG

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
CHO TRẺ 3-5 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN ĐẮK GLONG TỈNH ĐẮK NÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÍ GIÁO DỤC

Đà Nẵng - Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ HẰNG

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
CHO TRẺ 3-5 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN ĐẮK GLONG TỈNH ĐẮK NÔNG

Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ QUANG SƠN


Đà Nẵng - Năm 2019


i
LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hằng


ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 4
3. Giả thuyết khoa học ........................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 5
7. Đóng góp mới của luận văn ............................................................................... 5
8. Nội dung chính của luận văn ............................................................................. 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC MẦM NON .............................................................................................. 6
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 6
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài............................................................................. 7
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước ....................................................................... 7
1.2. Các khái niệm chính của đề tài ................................................................................ 9

1.2.1. Quản lý ......................................................................................................... 9
1.2.2. Quản lý giáo dục ........................................................................................ 11
1.2.3. Chương trình giáo dục ............................................................................... 13
1.2.4. Phát triển chương trình giáo dục................................................................ 16
1.2.5. Quản lý phát triển chương trình giáo dục .................................................. 20
1.3. Lý luận về phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 3-5 tuổi ................................ 21
1.3.1. Chu trình phát triển chương trình giáo dục................................................ 21
1.3.2. Chu trình phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-5 tuổi ............................. 22
1.4. Lý luận về quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3- 5 tuổi ......................... 30
1.4.1. Quản lý việc phân tích nhu cầu phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-5
tuổi ................................................................................................................................ 30
1.4.2. Quản lý việc xác định mục tiêu của chương trình giáo dục trẻ 3-5 tuổi.... 31
1.4.3. Quản lý việc thiết kế chương trình giáo dục trẻ 3-5 tuổi ........................... 32
1.4.4. Quản lý việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ 3-5 tuổi. ....................... 34
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 3-5
tuổi ................................................................................................................................ 36
1.5.1 Các yếu tố khách quan ................................................................................ 36
1.5.2. Các yếu tố chủ quan ................................................................................... 37
Tiểu kết chương 1 ......................................................................................................... 37
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO
DỤC CHO TRẺ 3 - 5 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN ĐẮK
GLONG TỈNH ĐẮK NÔNG ..................................................................................... 39
2.1. Khái quát quá trình điều tra khảo sát ..................................................................... 39


iii
2.1.1. Mục tiêu khảo sát ....................................................................................... 39
2.1.2. Đối tượng - Địa bàn khảo sát ..................................................................... 39
2.1.3. Nội dung khảo sát ...................................................................................... 39
2.1.4. Phương pháp khảo sát ................................................................................ 40

2.1.5. Tổ chức khảo sát ........................................................................................ 40
2.2. Khái quát về đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội và giáo dục tại huyện Đắk Glong,
tỉnh Đắk Nông .............................................................................................................. 41
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế-xã hội .......................................................... 41
2.2.2. Đặc điểm về Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong, Đắk Nông ............. 42
2.2.3. Đặc điểm GDMN và giáo dục trẻ 3-5 tuổi tại huyện Đắk Glong .............. 43
2.3. Thực trạng phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-5 tuổi tại các trường mầm non,
mẫu giáo huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông ................................................................. 46
2.3.1. Thực trạng việc phân tích nhu cầu giáo dục .............................................. 46
2.3.2. Thực trạng xác định mục tiêu chương trình giáo dục ................................ 48
2.3.3. Thực trạng thiết kế chương trình giáo dục................................................. 50
2.3.4. Thực trạng thực hiện chương trình giáo dục ............................................. 50
2.3.5. Thực trạng việc đánh giá chương trình giáo dục ....................................... 52
2.4. Thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-5 tuổi tại huyện Đắk
Glong-tỉnh Đắk Nông. .................................................................................................. 53
2.4.1. Thực trạng quản lý việc phân tích nhu cầu phát triển CTGD trẻ 3-5 tuổi . 53
2.4.2. Thực trạng quản lý việc xác định mục tiêu của CTGD cho trẻ 3-5 tuổi ... 54
2.4.3. Thực trạng quản lý việc thiết kế chương trình giáo dục ............................ 56
2.4.4. Thực trạng của quản lý việc thực hiện chương trình giáo dục .................. 57
2.4.5. Thực trạng quản lý việc đánh giá chương trình giáo dục .......................... 60
2.5. Đánh giá chung ...................................................................................................... 61
2.5.1. Ưu điểm ..................................................................................................... 61
2.5.2. Những hạn chế, bất cập.............................................................................. 62
2.5.3. Nguyên nhân .............................................................................................. 63
Tiểu kết chương 2 ......................................................................................................... 64
Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC TRẺ 3- 5 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN ĐẮK
GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG .................................................................................... 65
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ......................................................................... 65
3.1.1. Đảm bảo mục tiêu giáo dục ....................................................................... 65

3.1.2. Đảm bảo tính khoa học .............................................................................. 65
3.1.3. Đảm bảo tính đồng bộ, tồn diện ............................................................... 65
3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn............................................................................... 66
3.1.5. Đảm bảo tính hiệu quả, khả thi .................................................................. 66
3.1.6. Đảm bảo tính kế thừa ................................................................................. 66


iv
3.1.7. Đảm bảo tính pháp lý ................................................................................. 66
3.2. Các biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3- 5 tuổi tại các trường
mầm non huyện Đắk Glong- tỉnh Đắk Nông ............................................................... 67
3.2.1. Tăng cường nhận thức của CBQL và GVMN về phát triển chương trình
giáo dục cho trẻ 3-5 tuổi ............................................................................................... 67
3.2.2. Xây dựng đội ngũ cốt cán phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-5 tuổi .. 70
3.2.3. Hoàn thiện các quy định về phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 3-5
tuổi hiện nay ................................................................................................................. 72
3.2.4. Tăng cường sự tham gia của các tổ chức đồn thể, xã hội trong phát triển
chương trình giáo dục cho trẻ 3-5 tuổi ......................................................................... 74
3.2.5. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý về quản lý phát triển
chương trình giáo dục mầm non ................................................................................... 76
3.2.6. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá thực hiện phát triển chương trình giáo
dục cho trẻ 3-5 tuổi ....................................................................................................... 78
3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp .............................................................................. 80
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp .............................. 81
3.4.1. Mơ tả q trình khảo nghiệm ..................................................................... 81
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm ................................................................................. 81
Tiểu kết chương 3 ......................................................................................................... 84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 90
PHỤ LỤC ................................................................................................................. PL1

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)


v
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRẺ 3-5 TUỔI TẠI
CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN ĐẮK GLONG TỈNH ĐẮK NÔNG
Ngành: Quản lý giáo dục
Họ và tên: Nguyễn Thị Hằng
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Quang Sơn
Cơ sở đào tạo: Đại học sư phạm- Đại học Đà Nẵng
Qua quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn và đến thời điểm này tác giả luận văn đã đưa ra được
những kết quả khả quan với các cơ sở lý luận chặt chẽ về quản lý phát triển chương trình giáo dục cho
trẻ 3-5 tuổi tại các trường mầm non huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông. Trên cơ sở lý luận của luận văn
cho thấy phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 3-5 tuổi và quản lý phát triển chương trình giáo dục
cho trẻ 3-5 tuổi tại các trường mầm non huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nơng nói riêng là rất quan trọng,
góp phần nâng cao chất lượng chương trình giáo dục của các trường mầm non.
Quá trình khảo sát và phân tích thực trạng hoạt động phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 3-5
tuổi và quản lý phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 3-5 tuổi tại các trường mầm non huyện Đắk
Glong tỉnh Đắk Nông đã cho thấy: trong những năm qua việc quản lý phát triển chương trình giáo dục
cho trẻ 3-5 tuổi tại các trường mầm non huyện Đắk Glong đã có sự quan tâm và thực hiện, tuy nhiên
việc thực hiện này còn thiếu tính đồng bộ và thống nhất trong tất cả các nhà trường, trong tất cả đội
ngũ cán bộ quản lý cũng như là các giáo viên. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cả
khách quan lẫn chủ quan trong đó chúng ta khơng thể khơng kể đến nguyên nhân từ góc độ quản lý.
Để góp phần nâng cao chất lượng chương trình giáo dục cho trẻ 3-5 tuổi tại các trường mầm non
huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông tôi xin đề xuất 6 biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục
cho trẻ 3-5 tuổi như sau:
1. Tăng cường nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên mầm non về phát triển chương trình
giáo dục cho trẻ 3-5 tuổi.
2. Xây dựng đội ngũ cốt cán phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 3-5 tuổi.
3. Hoàn thiện các quy định về phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 3-5 tuổi hiện nay.

4. Tăng cường sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, xã hội trong phát triển chương trình giáo dục
cho trẻ 3-5 tuổi.
5. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý về quản lý phát triển chương trình giáo dục
mầm non.
6. Đổi mới cơng tác kiểm tra đánh giá thực hiện phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 3-5 tuổi.
Các biện pháp trên có mối quan hệ biện chứng, thúc đẩy và hỗ trợ lẫn nhau, do đó phải thực hiện
chúng một cách đồng bộ, nhất quán trong quá trình phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 3-5 tuổi.
Ngồi ra, để có một cơ sở khách quan nhằm áp dụng các biện pháp trên vào thực tiễn tác giả đã trưng
cầu ý kiến của một số Cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh của các trường mầm non
huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nơng, nhìn chung đại bộ phận cho rằng các biện pháp rất cần thiết và khả
thi có thể đưa vào áp dụng góp phần nâng cao chất lượng chương trình giáo dục cho trẻ 3-5 tuổi.
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

PGS.TS Lê Quang Sơn

Người thực hiện đề tài

Nguyễn Thị Hằng


vi
MANAGEMENT AND DEVELOPMENT OF EDUCATION PROGRAMS FOR
CHILDREN AGED 3-5 YEARS AT PRIMARY SCHOOLS IN DAK GLONG
DISTRICT, DAK NONG PROVINCE.
Sector: Educational management.
Full name of student: Nguyen Thi Hang.
The scientific instructor: Assoc. Prof., Dr. Le Quang Son.
Training facility: University of Pedagogy - University of Danang
Through the process of researching and implementing the dissertation, until now, the dissertation
author has given positive results with the strong theoretical bases on the management and development

for age 3-5 and children 's educational program in Vietnam at primary schools in Dak Glong district,
Dak Nong province. On the theoretical basis of the thesis shows the development of educational
programs for children aged 3-5 and management and development of educational programs for children
aged 3-5 in primary schools in Dak Glong district, Dak Nong province in particular are very important,
contributing to improving the quality of educational programs in primary schools.
The process of surveying and analyzing the status of development activities for age 3-5 and child
education programs and managing and developing the 3-5-year-old child education programs at primary
schools in Dak Glong district, Dak Nong province showed that:
In recent years, the management and development of age 3-5 and children's educational program at
primary schools in Dak Glong district has been concerned and implemented, but this implementation is
still lacking of uniformity and consistency in all schools in all management staff as well as teachers.
There are many reasons for this situation, both objective and subjective, of which we cannot help but
mention the cause from the management perspective.
In order to contribute to improving the quality of age 3-5 and children 's educational program at
primary schools in Dak Glong district, Dak Nong province, I would like to propose six measures to
develop the age 3-5 and children's educational program as follows:
1. Raising the awareness of administrators and primary school teachers about the development of
age 3-5 children education programs.
2. Building a core team to develop the age 3-5 and children's education program.
3. Perfecting the current regulations on development of educational programs for children aged 3-5.
4. Enhancing the participation of mass organizations and society in the development of educational
programs for children aged 3-5.
5. Capacity building for managers in charge of management and development of primary schools
education program.
6. Innovating the examination, evaluation and implementation of the development of age 3-5 and
children's educational program.
The above measures have dialectical relationships, promoting and supporting each other, so they must
be implemented in a consistent and consistent manner in the development of age 3-5 children's
educational program. In addition, in order to have an objective basis to apply the above measures in
practice, the author has solicited opinions of some administrators, teachers and parents of primary

schools in Dak Glong district, Dak Nong province, the vast majority believe that necessary and feasible
measures can be put into practice, contributing to improving the quality of age3-5 and child education
programs.

Confirmation of instructor

Assoc. Prof., Dr. Le Quang Son.

Student

Nguyen Thi Hang


vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT&TT

Công nghệ thông tin và truyền thơng

CSVC

Cơ sở vật chất

CTGD

Chương trình giáo dục

GD

Giáo dục


GDMN

Giáo dục mầm non

GVMN

Giáo viên mầm non

HĐGD

Hoạt động giáo dục

PHHS

Phụ huynh học sinh

PTCT

Phát triển chương trình

PTCTGD

Phát triển chương trình giáo dục

PTNN

Phát triển ngơn ngữ

PTNT


Phát triển nhận thức

PTTC

Phát triển thể chất

PTTCKNXH

Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội

PTTM

Phát triển thẩm mỹ

QLNN

Quản lý nhà nước


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Sồ hiệu
bảng
1.3.
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.

2.6.
2.7.
2.8.
2.9.
2.10.
2.11.
2.13.
2.14.
2.15.
2.16.
2.17.
2.18.
2.19.
2.20.
2.21.
2.22.
3.2.
3.3.

Tên bảng

Trang

Hình thức tiếp cận dạy học-giáo dục hướng vào trẻ
Các cơ sở giáo dục mầm non huyện Đắk Glong
Kết quả số phiếu khảo sát phát ra và thu vào
Bảng khảo sát số lượng học sinh 3-5 tuổi từ năm 2015 đến
2018
Khảo sát chất lượng giáo dục mẫu giáo huyện Đắk Glong
Bảng đội ngũ giáo viên mầm non huyện Đắk Glong

Kết quả thực hiện chất lượng chương trình giáo dục trẻ 3-5
tuổi
Khảo sát việc phân tích nhu cầu giáo dục trẻ 3-5 tuổi
Khảo sát về cách xác định mục tiêu của CTGD trẻ 3-5 tuổi
Khảo sát thực trạng về thiết kế CTGD trẻ 3-5 tuổi
Khảo sát kết quả giáo dục của trẻ
Khảo sát việc tổ chức hoạt động của giáo viên
Khảo sát số lượng người quan tâm phân tích, khảo sát nhu
cầu GD
Bảng khảo sát quản lý việc phân tích, khảo sát nhu cầu giáo
dục
Khảo sát quản lý xác định mục đích, mục tiêu của CTGD
Khảo sát quản lý thiết kế chương trình giáo dục mẫu giáo
Kết quả quản lý hoạt động chuyên môn
Kết quả quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo
viên
Kết quả quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt
động giáo dục
Kết quả quản lý hoạt động giáo dục
Khảo sát quản lý đánh giá CTGD
Kết quả đánh giá quản lý phát triển chương trình
Kết quả khảo sát về tính cấp thiết và khả thi của đề tài
Kết quả khảo sát về tính khả thi của đề tài

20
39
40
43
44
45

45
47
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
59
60
61
82
83


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu
hình
1.1.
1.2.
1.3.
1.4
1.5.

1.6.
3.1.

Tên hình

Trang

Mối quan hệ giữa các thành tố của quản lý
Các thành tố cơ bản của chương trình giáo dục trẻ 3-5 tuổi
Các thành tố phát triển chương trình
Chu trình phát triển chương trình giáo dục
Các nội dung PTCT giáo dục cho trẻ 3-5 tuổi
Chu trình phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-5 tuổi
Mối quan hệ giữa các biện pháp

10
16
17
21
24
24
81


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỷ XXI là thế kỷ có những thay đổi mạnh mẽ, hướng tới một xã hội học tập,
học thường xuyên, suốt đời dựa trên 4 trụ cột: học để biết, học để làm, học để cùng
chung sống và học để làm người. Giáo dục khơng cịn là đào tạo kiến thức và kĩ năng

mà chủ yếu là rèn luyện năng lực.
Tại Hội nghị lần thứ Tám (khóa XI), trên cơ sở mục tiêu tổng quát và các mục
tiêu cụ thể, Ban chấp hành Trung ương Đảng xác định: “Đổi mới căn bản, toàn diện
GD&ĐT là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ tư duy, quan điểm đến mục
tiêu, hệ thống chương trình giáo dục, các chính sách, cơ chế và các điều kiện đảm bảo
chất lượng giáo dục; đổi mới ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo, ở cả Trung
ương và địa phương, ở mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội; hướng đến
phát triển năng lực người học, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; chuyển mạnh
quá trình giáo dục từ chủ yếu chú trọng trang bị kiến thức sang tập trung phát triển
toàn diện năng lực và phẩm chất người học”. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp mà
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới
căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế
đã xác định là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục,
đào tạo theo hướng coi trọng, phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Nhiệm vụ
này nêu rõ: “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học,
hài hịa đức, trí, thể mỹ, dạy người, dạy chữ, dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục
theo hướng tinh giản hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề,
tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn,…; Tiếp tục đổi mới và chuẩn hóa
nội dung giáo dục mầm non (GDMN), chú trọng kết hợp chăm sóc, ni dưỡng với
giáo dục phù hợp với đặc điểm, tâm lý, sinh lý, yêu cầu phát triển thể lực và hình
thành nhân cách”.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì GDMN là bậc học đầu tiên đặt nền móng
trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Chính vì thế, hầu hết các
quốc gia và các tổ chức quốc tế đều xác định: GDMN là một mục tiêu quan trọng khởi
đầu cho sự phát triển lâu dài, toàn diện của trẻ. Việc quan tâm đầy đủ đến GDMN
chính là cơ hội cải thiện triển vọng cho trẻ em. Điều 22 của Luật Giáo dục (2005) đã
ghi rõ: “Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,
thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp
một”. Những trải nghiệm tại trường mầm non sẽ in đậm vào ký ức tuổi thơ của trẻ và

sự giáo dục tại trường mầm non là nền tảng cho trẻ bước tiếp vào cấp học phổ thông.
Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về chương trình GDMN và kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục có quy


2
định quá trình thực hiện chương trình phải phù hợp với điều kiện của từng địa phương:
“Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thực hiện chương trình giáo dục
mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; xây dựng kế hoạch nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em căn cứ vào chương trình, hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ năm học và điều kiện của từng địa phương”[25], [26].
Thực hiện Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 và Thông
tư số 28/2016/TT- BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc ban hành chương trình giáo dục mầm non và sửa đổi, bổ sung chương trình Giáo
dục mầm non để phù hợp với yêu cầu tình hình mới của đất nước. Chương trình GDMN
được xây dựng trên cơ sở những kết quả nghiên cứu khoa học về đặc điểm tâm sinh lý
lứa tuổi mầm non, hướng tới sự phát triển toàn diện, tạo cơ hội cho trẻ phát triển tiềm
năng của bản thân. Mục tiêu giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm
mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp
học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Đáng chú ý, chương trình chỉ đưa ra mục tiêu
chương trình, nội dung giáo dục, nguyên tắc hoạt động và phương pháp thực hiện, kết
quả mong đợi mà không định sẵn tên các chủ đề và thứ tự của chủ đề. Chính điều này đã
tạo điều kiện cho các trường mầm non, các giáo viên có thể linh hoạt lựa chọn thời gian,
đề tài cũng như cách thức dạy học để phù hợp với hứng thú của trẻ và điều kiện địa
phương mình.
Chương trình GDMN được xây dựng gồm các chủ đề phân bổ trong 35 tuần/năm
học. Để thực hiện các chủ đề trong chương trình, giáo viên phải tích cực làm đồ dùng
trực quan, đồ chơi, nghiên cứu bài soạn, thiết kế bài giảng, chuẩn bị đồ chơi phù hợp với
lứa tuổi của trẻ và đặc điểm của vùng miền. Cơ sở vật chất khó khăn, lớp học đơng, có
lớp khơng đơng thì lại đa độ tuổi, chun mơn của giáo viên thì gặp phải khó khăn khi

đưa lý thuyết vào thực hành dẫn đến chất lượng giáo dục đạt trên trẻ chưa cao. Nguyên
nhân là giáo viên, nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục cịn ơm đồm chưa phù hợp
với đặc điểm phát triển của trẻ: trẻ vùng thuận lợi cũng như trẻ vùng khó khăn, lớp có
đơn học sinh dân tộc và lớp có học sinh đa dân tộc, lớp học 1 buổi và lớp học 2
buổi/ngày,… chưa dựa vào đặc điểm văn hóa của mỗi vùng miền: vùng trung du, vùng
đồng bằng, lớp học tại trung tâm huyện, xã và lớp học ở các điểm lẻ, khu đơng dân cư,
trường có điều kiện về cơ sở vật chất và trường khó khăn,…
Huyện Đắk Glong được thành lập theo Nghị định số 82/2005/NĐ-CP của Chính
Phủ, lúc ban đầu thành lập dân số toàn huyện là 20.504 nhân khẩu, có 21 dân tộc anh em.
(Theo báo cáo đánh giá Đắk Glong 10 năm hình thành và phát triển). Đến nay tồn
huyện có 54.092 nhân khẩu với 27 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, trẻ từ 06
tháng đến 60 tháng toàn huyện Đắk Glong tăng lên từ 2.100 trẻ đến 6.824 cháu. Trẻ
người dân tộc thiểu số đến trường là 2.658 học sinh gồm các học sinh là người dân tộc
Mông, Mạ, M’ Nông, … (Theo báo cáo phổ cập giáo dục-xóa mù chữ huyện Đắk Glong
năm 2018). Sự phát triển của giáo dục mầm non Đắk Glong cũng theo sự phát triển của


3
dân số và kinh tế của địa phương, chương trình GDMN tạo điều kiện để giáo viên chủ
động, sáng tạo phát triển chương trình phù hợp với phát triển vùng miền và các đối
tượng trẻ. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện chương trình GDMN cũng gặp phải
khơng ít khó khăn:
+ Thiếu tài liệu hướng dẫn, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên không đủ.
+ Kỹ năng đọc, hiểu Chương trình Giáo dục mầm non của một số Cán bộ quản lý
và giáo viên còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc chưa hiểu và chưa nắm chắc Chương trình
Giáo dục mầm non, các căn cứ, nguyên tắc, nội dung và kết quả mong đợi ở từng độ tuổi
nên vẫn chưa chủ động sáng tạo trong việc thực hiện chương trình GDMN;
+ Trình độ giáo viên khơng đồng đều, một số giáo viên có trình độ trung bình, giáo
viên mới ra trường và nhân viên chuyển đổi vị trí việc làm sang giáo viên còn lúng túng
khi thực hiện chương trình giáo dục đặc biệt là khả năng tự xây dựng kế hoạch và thiết

kế các hoạt động giáo dục.
+ Ở nhiều đơn vị trường học nội dung giáo dục được lồng ghép tích hợp theo chủ
đề, chủ đề bao trùm toàn bộ nội dung khiến giáo viên gặp nhiều khó khăn trong lựa chọn
các nội dung có tích hợp theo chủ đề;
+ Năng lực của một số cán bộ quản lý và giáo viên trong việc kiểm soát được kết
quả thực hiện chương trình chưa cao dẫn đến một số mục tiêu không thực hiện hoặc thiết
kế ra nội dung và các hoạt động song không nhằm đạt được mục tiêu, còn nhầm lẫn giữa
nội dung và mục tiêu;
+ Sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể, xã hội trong thực hiện chương trình
GDMN cịn ít, hoặc là khơng có... Vì vậy mà nhiều nhà trường gặp lúng túng trong việc
xác định nhu cầu chương trình, mục tiêu, thiết kế, thực hiện và đánh giá chương trình
giáo dục.
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong đã chú trọng trong cơng tác phát
triển chương trình giáo dục cho trẻ 3-5 tuổi, tuy nhiên việc quản lý phát triển chương
trình cho trẻ 3-5 tuổi cịn chưa đồng bộ từ phân tích nhu cầu giáo dục, lựa chọn mục
tiêu, nội dung chương trình, trình độ giáo viên, phương pháp giáo dục, điều kiện cơ sở
vật chất còn bất cập, kết quả giáo dục đạt được chưa cao, chưa huy động sự chung tay
góp sức của phụ huynh cũng như cộng đồng tại địa phương.
Việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm tiền đề, đề xuất một số biện pháp
quản lý phát triển chương trình giáo dục mầm non trong giai đoạn tới là cần thiết và
cấp bách nhằm nâng cao chất lượng chương trình GDMN, đáp ứng nhu cầu, kinh
nghiệm và môi trường sống của trẻ.
Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài: “Quản lý phát triển chương trình
Giáo dục cho trẻ 3 - 5 tuổi tại các trường mầm non huyện Đắk Glong- tỉnh Đắk
Nơng” làm luận văn thạc sỹ, nhằm góp phần nâng cao chất lượng chương trình giáo
dục của các trường mầm non huyện Đắk Glong nói riêng cũng như đóng góp một số
giải pháp trong quản lý nâng cao chất lượng phát triển chương trình giáo dục tỉnh Đắk


4

Nơng nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng vấn đề, luận văn đề xuất
các biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 3 - 5 tuổi nhằm nâng
cao chất lượng chương trình giáo dục của các trường mầm non huyện Đắk Glong- tỉnh
Đắk Nông.
3. Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động phát triển chương trình Giáo dục cho trẻ 3 - 5 tuổi huyện Đắk
Glong còn bất cập ở việc không tuân thủ các khâu của phát triển chương trình giáo
dục. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận quản lý và thực trạng quản lý phát triển chương
trình giáo dục cho trẻ 3-5 tuổi có thể đề xuất được các biện pháp quản lý hợp lý, khả
thi tác động toàn diện và đồng bộ đến cả 5 khâu của phát triển chương trình giáo dục
cho trẻ 3 - 5 tuổi góp phần nâng cao được chất lượng chương trình giáo dục mẫu giáo
tại các trường mầm non huyện Đắk Glong- tỉnh Đắk Nông.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý phát triển chương trình Giáo dục cho trẻ 3 - 5
tuổi tại các trường mầm non huyện Đắk Glong - tỉnh Đắk Nông.
Khách thể nghiên cứu: Hoạt động phát triển chương trình Giáo dục trẻ 3 - 5 tuổi
tại các trường mầm non.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu thực tế 2015-2018 và đề xuất biện pháp quản lý cho giai
đoạn 2019-2025.
Địa bàn nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu tại 16 trường mầm non, mẫu giáo
trên địa bàn huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông.
Phạm vi về quy mô: Nghiên cứu các biện pháp quản lý phát triển chương trình
giáo dục cho trẻ 3 - 5 tuổi của phịng Giáo dục và Đào tạo.
Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý (CBQL), Giáo viên (GV), Phụ huynh học
sinh (PHHS)
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: đề tài sử dụng các biện

pháp phân tích; tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa, lý thuyết.
Nhóm phương pháp này sử dụng để phân tích, tổng hợp các tài liệu lý luận có
liên quan để tổng quan cơ sở lý luận về quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ
3-5 tuổi các trường mầm non; đồng thời dự báo để tìm kiếm xây dựng những giải pháp
quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non.
5.2. Nhóm các phương pháp thực tiễn: Điều tra bằng phiếu hỏi, nghiên cứu hồ
sơ, chuyên gia, phỏng vấn.
- Phương pháp điều tra: bằng phiếu hỏi tại các đơn vị trường mầm non (CBQL,
GV, PH) để đánh giá về mức độ phù hợp với nhu cầu và thực trạng phát triển chương


5
trình giáo dục trẻ 3-5 tuổi. Đồng thời, thu thập, phân tích, tổng hợp các số liệu về quản
lý phát triển chương trình giáo dục mầm non, xin ý kiến chuyên gia về biện pháp quản
lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-5 tuổi.
- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ: nghiên cứu hồ sơ liên quan về phát triển và
quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-5 tuổi.
- Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến chuyên gia về các biện pháp quản lý hoạt
động phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-5 tuổi.
5.3. Nhóm phương pháp bổ trợ: Phương pháp thống kê toán học: để xử lý các
số liệu điều tra.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý phát triển chương trình giáo dục mầm non.
- Đánh giá thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 3- 5 tuổi tại
các trường mầm non huyện Đắk Glong- tỉnh Đắk Nông.
- Đề xuất các biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 3- 5 tuổi
tại các trường mầm non huyện Đắk Glong.
7. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn góp phần tổng quan, hệ thống hóa lý luận quản lý giáo dục, quản lý nhà
trường và quản lý phát triển chương trình giáo dục mẫu giáo; Đánh giá thực trạng phát

triển chương trình và quản lý phát triển chương trình giáo dục
Từ đánh giá thực trạng cơng tác nói trên, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý
phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-5 tuổi tại các trường mầm non huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nơng.
8. Nội dung chính của luận văn
Ngồi lời mở đầu, kết luận, mục lục, các danh mục bảng biểu, hình vẽ, từ viết tắt,
luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý phát triển chương trình Giáo dục cho trẻ 3-5
tuổi
Chương 2. Thực trạng quản lý phát triển chương trình Giáo dục cho trẻ 3-5 tuổi
tại các trường mầm non huyện Đắk Glong- tỉnh Đắk Nông
Chương 3. Biện pháp quản lý phát triển chương trình cho trẻ 3-5 tuổi tại các
trường mầm non huyện Đắk Glong- tỉnh Đắk Nông.


6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC MẦM NON
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trong những năm qua cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, Giáo dục
Việt Nam đã có nhiều cố gắng với những chuyển biến tích cực nhằm cung cấp nguồn
nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Chất
lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục mầm non nói riêng ln là vấn đề
quan tâm hàng đầu của tồn xã hội vì tầm quan trọng của nó đối với sự nghiệp phát
triển toàn diện người chủ nhân tương lai của đất nước. Căn cứ Quyết định số
711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính Phủ [18] và Quyết định số
60/QĐ-UBND ngày 18/6/2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc
phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục năm 2011-2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
[21], mục tiêu chung của Quyết định này là đến năm 2020 nền giáo dục nước ta được
đổi mới căn bản và tồn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ

hóa và hội nhập quốc tế, chất lượng giáo dục được nâng lên một cách toàn diện bao
gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực
ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức;
đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người
dân, từng bước hình thành xã hội học tập [18]. Ngành giáo dục và đào tạo huyện Đắk
Glong chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020, kế hoạch
phát triển giáo dục đòi hỏi chất lượng giáo dục phải toàn diện ở các cơ sở giáo dục nói
chung và giáo dục mầm non nói riêng. Mặc dù vậy chất lượng giáo dục mầm non hiện
nay cịn nhiều bất cập trong đó có chất lượng giáo trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số
huyện Đắk Glong. Đây là vấn đề trăn trở và băn khoăn trong nhiều năm đối với các
nhà quản lý giáo dục, việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non nói chung và chất
lượng giáo dục trẻ 3-5 tuổi nói riêng cũng là vấn đề quan tâm của toàn xã hội.
Để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo cần chú trọng đến khoa
học-giáo dục, khoa học quản lý giáo dục. Đặc biệt mọi quốc gia đều quan tâm hàng
đầu đến chất lượng giáo dục toàn diện, muốn nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo,
các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục đề ra hàng loạt các chủ trương, chính sách,
các giải pháp khoa học-xã hội mang tính khả thi. Nhìn một cách tổng qt, về quan
điểm chung các nhà quản lý và các nhà khoa học thống nhất cho rằng nếu như phát
triển kinh tế tạo tiền đề cơ sở vật chất thì phát triển văn hóa trong đó có vấn đề nâng
cao chất lượng giáo dục được xem là giải quyết nền tảng tinh thần cho xã hội. Và vai
trò của quản lý giáo dục hết sức quan trọng là vấn đề được các nhà khoa học trong và
trên thế giới đều quan tâm.


7
Nhiều quốc gia đã có một nền giáo dục phát triển, trong đó có giáo dục mầm non.
Một trong những thành cơng của các quốc gia đó là đã xây dựng được một chiến lược
phát triển chương trình giáo dục khoa học, hiện đại, phù hợp với điều kiện, tiềm năng
của quốc gia đó. Tuy nhiên, những tài liệu, cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về quản

lý phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 3-5 tuổi ở trường mầm non chưa nhiều.
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngồi
Mơ hình của Ralph W.Tyler nghiên cứu, phân tích các nguyên tắc chính của
chương trình và việc giảng dạy, đưa ra yêu cầu, chương trình muốn thành cơng thì
phải lựa chọn được các mục tiêu bằng cách tập hợp các dữ liệu từ ba nguồn: người
học, cuộc sống đương thời diễn ra bên ngồi nhà trường và các vấn đề mơn học [5,73].
Mơ hình Taba cho rằng việc xây dựng chương trình học nên để giáo viên thiết kế
hơn là được cấp trên truyền xuống, bà ủng hộ phương pháp quy nạp trong việc xây
dựng chương trình, bắt đầu từ điều cụ thể và tiến đến xây dựng một thiết kế chung chứ
không phải là phương pháp suy diễn truyền thống, bắt đầu bằng thiết kế chung rồi triển
khai thành những việc cụ thể và đưa ra 8 bước để hoàn tất việc thay đổi cách xây dựng
chương trình học như sau: chuẩn đốn nhu cầu, hình thành các mục tiêu, lựa chọn nội
dung, sắp xếp nội dung, lựa chọn các kinh nghiệm học tập, sắp xếp các kinh nghiệm
học tập, xác định điều cần đánh giá cùng các phương pháp và phương tiện để thực hiện
điều đó, kiểm tra sự cân đối và trình tự [5,83].
Mơ hình của Saylor, Alexander và Lewis nghiên cứu, phân tích về chương trình,
từ đó đề xuất mơ hình q trình hoạch định chương trình theo 3 bước : Mục đích và
mục tiêu, thiết kế chương trình, thực hiện chương trình và đánh giá chương trình
[5,86].
Kelly (1977) đi vào nghiên cứu, phân tích về chương trình giáo dục, chương trình
giáo dục là một q trình, cịn giáo dục là một sự phát triển”[5,61]. Giáo dục phải phát
triển tối đa mọi năng lực tiềm ẩn trong mỗi con người, làm cho họ làm chủ được
những tình huống, đương đầu được với những thử thách sẽ gặp phải trong cuộc đời
một cách chủ động và sáng tạo, giáo dục là quá trình tiếp diễn liên tục suốt đời, do vậy
nó khơng thể đặc trưng bằng chỉ một mục đích cuối cùng nào [11,59].
Từ cách tiếp cận phát triển này người thiết kế chương trình chú trọng nhiều đến
khía cạnh nhân văn của chương trình. Nhà trường chỉ cung cấp các khối kiến thức cần
thiết và giới thiệu các phương thức tổ hợp các khối kiến thức, người học căn cứ vào
nhu cầu và hứng thú của bản thân, vào kinh nghiệm, kiến thức được tích lũy từ đó tự
xây dựng cho mình một chương trình giáo dục riêng thỏa mãn mục tiêu của bản thân.

Tạo ra phương pháp dạy học theo quan điểm lấy người học làm trung tâm ra đời.
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Thời gian gần đây có khá nhiều cơng trình trong nước về chương trình giáo dục,
quản lý hoạt động phát triển chương trình giáo dục. Có thể nói bất cứ tài liệu nào khi
viết về giáo dục học, đi sâu vào lý luận dạy học, quản lý dạy học đều đề cập tới


8
chương trình, nội dung giáo dục. Các giáo trình giáo dục của Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ
Hoạt, Đào Thanh Âm về giáo dục học và các tác giả đi sau Đinh Văn Vang “Giáo trình
giáo dục học mầm non”, Nguyễn Đức Chính với tài liệu “Phát triển chương trình giáo
dục”, tác giả đã viết khá rõ về các vấn đề cơ bản chương trình giáo dục và phát triển
chương trình giáo dục có tính chất xác định các nội dung cơ bản làm nền tảng cho
khoa học về chương trình giáo dục và phát triển chương trình giáo dục. Đồng thời, tài
liệu cũng khái quát công tác phát triển chương trình giáo dục bao gồm phân tích nhu
cầu, lựa chọn mục tiêu, thiết kế; thực thi chương trình và xác định hình thức kiểm tra,
đánh giá [5,109].
Nguyễn Văn Khơi với tài liệu : “Phát triển chương trình giáo dục” tác giả đã đưa
ra một số quan điểm tiếp cận, phương pháp thường gặp trong phát triển chương trình
giáo dục, …[11,56]
Thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung
Ương Đảng khóa IX, các trường mầm non, mẫu giáo cần xây dựng chương trình giáo
dục theo hướng tiếp cận năng lực đáp ứng các tiêu chí: lấy trẻ làm trung tâm (mục tiêu
trọng tâm là hình thành năng lực cho trẻ); chỉ biết những vấn đề cốt lõi; học tích hợp
và đa dạng hóa mơi trường giáo dục, đánh giá chất lượng trẻ. Thực hiện Kế hoạch số
56/KH-BGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai
chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020.
Kế hoạch đã xác định một trong những mục tiêu quan trọng là bảo đảm tất cả trẻ đều
được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu,
hứng thú và khả năng của bản thân trẻ [10,1]. Với mục tiêu này, nội dung của kế hoạch

ghi rõ các cơ sở giáo dục mầm non phải “Đổi mới hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và
đánh giá sự phát triển của trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” [10,2].
Thực hiện Quyết định số 2805/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2016 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo [20], Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 14/10/2016 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Đắk Nông [19] về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường chuẩn bị
tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn
2016-2025, định hướng đến năm 2025. Công văn số 5828/BGDĐT ngày 25/11/2016
của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức Hội thảo xây dựng môi trường tiếng Việt
trong các cơ sở giáo dục mầm non [6] với mục đích chung là nâng cao chất lượng thực
hiện chương trình giáo dục mầm non tại các trường mầm non, mẫu giáo có trẻ em là
người dân tộc thiểu số.
Từ những lý luận trên, tác giả tham khảo để xây dựng cho mình hệ thống cơ sở lý
luận cho đề tài.
Tóm lại, nghiên cứu về quản lý chương trình giáo dục đã trở thành một chủ đề
thiết yếu trong hệ thống khoa học quản lý giáo dục. Lý thuyết về chương trình, về phát
triển chương trình giáo dục áp dụng có hiệu quả các chương trình giáo dục ở các cấp
học khác nhau, nhằm đáp ứng các yêu cầu đổi mới, phát triển giáo dục và đào tạo, đã


9
có ở Việt Nam cũng như ở một số nước trên thế giới. Tuy nhiên, chưa có cơng trình,
tài liệu nào đi sâu vào nghiên cứu về vấn đề: “Quản lý phát triển chương trình giáo dục
trẻ 3-5 tuổi ”.
1.2. Các khái niệm chính của đề tài
1.2.1. Quản lý
Quản lý là một khái niệm hình thành ngay từ buổi sơ khai của xã hội loài người.
Quản lý như một hoạt động xuất hiện rất lâu, kể cả khi con người biết hợp tác và phân
công lao động, tức là lúc bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục tiêu mà
họ không thể đạt được với tư cách cá nhân riêng lẻ. Quản lý là yếu tố cần thiết để bảo
đảm phối hợp những nỗ lực cá nhân. Xã hội ngày càng phát triển, chúng ta dựa vào sự

nỗ lực chung, nhiều nhóm có tổ chức trở nên rộng lớn và trình độ tổ chức của họ ngày
càng hồn thiện hơn. Con người đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu những nội dung liên
quan đến thuật ngữ quản lý.
Thuật ngữ quản lý được nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới, sau đây là một số định
nghĩa:
Harold Koontz trong cuốn “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” cho rằng: “Quản
lý là hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nổ lực cá nhân nhằm đạt được
mục đích của cả nhóm”[8].
Tư tưởng quản trị của bà Mary Parker Follet người Mỹ cho rằng: “Quản lý là
nghệ thuật khiến cho công việc được thực hiện thông qua người khác”. Định nghĩa này
nói lên rằng những nhà quản lý đạt được các mục tiêu của tổ chức bằng cách sắp xếp,
giao việc cho những người khác thực hiện chứ khơng phải hồn thành cơng việc bằng
chính mình [30].
James Stoner và Stephen Robbins: “Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức,
lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất
cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra” [30].
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng có những định nghĩa khác nhau về thuật
ngữ quản lý tùy theo cách tiếp cận khác nhau.
Theo từ điển tiếng Việt, quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ
đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý)
trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.
Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt
động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”
Quản lý là dựa vào các quy luật khách quan vốn có của hệ thống để tác động đến
hệ thống nhằm chuyển hệ thống đó sang một trạng thái mới.
Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc định nghĩa: “Hoạt động quản lý là tác
động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) khách thể quản
lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được
mục đích của tổ chức [4]



10
Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ: “Quản lý là một q trình có định hướng, có mục
tiêu; Quản lý là một hệ thống, là quá trình tác động đến hệ thống đạt được những mục
tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mỗi hệ thống và người
quản lý mong muốn” [15].
Đặng Quốc Bảo, bản chất của hoạt động quản lý gồm hai q trình tích hợp vào
nhau: q trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái “ổn định”; quá
trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới hệ đưa hệ vào thế phát triển”. Trong
“quản” phải có “lý”, trong “lý” phải có “quản” để động thái của hệ ở thế cân bằng
động; hệ vận động phù hợp, thích ứng và có hiệu quả trong mối tương tác giữa các
nhân tố bên trong (nội lực) với các nhân tố bên ngoài (ngoại lực) [2].
Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý
(chủ thể quản lý là người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể quản lý (người bị
quản lý và các yếu tố chịu ảnh hưởng tác động của chủ thể quản lý) về các mặt chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, … bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các
nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm làm cho tổ chức vận hành
đạt tới mục tiêu quản lý [23,2].
Tóm lại, từ những cách định nghĩa, cách hiểu ở nhiều quan điểm, nhiều góc độ
khác nhau chúngiáo tổ chức các hoạt
động chơi và lao động
8. Anh (chị) đã được tham gia làm các đồ dùng dạy học cho trẻ
ở lớp
Nội dung


Khơng
Khơng
9. Anh (chị) đã được tham gia làm các đồ chơi cho trẻ ở trong
lớp, ngoài trời

10. Anh (chị) đã được tham gia đánh giá chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ theo giai đoạn
11. Anh (chị) đã được tham gia đánh giá chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ theo năm
12. Anh (chị) đã được tham gia đánh giá chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ đột xuất (theo ý muốn tự phát của anh(chị) chưa)
13. Anh (chị) có tham gia hội nghị PHHS hằng năm của nhà
trường


PL20
Câu 6: Anh (chị) đã biết những ai/tổ chức cùng tham gia cơng tác giáo dục trẻ
của mình tại các cơ sở giáo dục mầm non. Viết tên người, hoặc chức vụ, tổ chức
đoàn thể anh (chị) biết.

Câu 7: Hội nghị Phụ huynh học sinh anh chị thường trao đổi nội dung gì?
Nội dung
Có Khơng
Huy động mua sắm trong lớp
Thảo luận đóng góp sữa chữa nhà trường
Thơng báo các khoản tiền thu hộ: đồng phục, sách vở
Bàn về giáo dục trẻ trong năm học hiện hành
Trao đổi ý kiến của gia đình và cơ giáo về trẻ
Nội dung khác
Câu 8: Anh (chị) có mong muốn thêm nội dung gì trong hội nghị Phụ huynh
học sinh toàn trường hằng năm?

Xin chân thành cảm ơn!



PL21
Phụ lục 4
PHIẾU KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CỦA TRẺ
(Dành cho các cơ sở giáo dục mầm non, mẫu giáo trên địa bàn huyện)
Đơn vị: …………………………….……. Xã: …………….. Độ tuổi: ……………
Chức vụ: ………………… Chun mơn đào tạo chính quy: ………………………..
Phiếu khảo sát này là công cụ giúp chúng tôi tìm hiểu về quản lý phát triển chương
trình giáo dục trẻ 3-5 tuổi tại các trường mầm non huyện Đắk Glong. Các thông tin thu
nhận được là tư liệu tham khảo, chỉ sử dụng mục đích học tập-nghiên cứu mà không
dùng làm cơ sở để đánh giá bất kỳ tập thể, cá nhân nào.
Tôi rất biết ơn sự giúp đỡ của đại diện nhà trường giúp điền đầy đủ thông tin vào
phiếu khảo sát theo sự hướng dẫn ở từng câu hỏi.
Năm học

Số lượng HS 3-5 tuổi

Trẻ dân tộc 3-5 tuổi

2015-2016
Câu 1: Chỉ tiêu
tuyển sinh của 2016-2017
nhà trường
2017-2018
2018-2019
Câu 2: Nhận xét của anh (chị) về công tác tuyển sinh của nhà trường hằng
năm
Ưu điểm
Nguyên nhân

Hạn chế


Nguyên nhân

Câu 3: Chất lượng giáo dục trẻ mầm non của nhà trường trong thời gian qua
Năm học
TSHS
100% MT
70% MT
50%MT
< 50% MT
2015-2016
2016-2017
2017-2018
2018-2019


PL22
Câu 4: Nhận xét của chị về chất lượng giáo dục của nhà trường hằng năm
Ưu điểm
Nguyên nhân

Hạn chế

Nguyên nhân

Câu 5: Quy mô và chất lượng đội ngũ của nhà trường.
Tổng số GV là khơng tính CBQL; DTTC: Mạ, M’ Nơng
Người dân tộc: khơng tính người Kinh
Hình thức LĐ khác là HĐ của nhà trường; hoặc là giáo sinh thực tập.
1. Tổng số GV

Tổng: ……
Người dân tộc: … DTTC: ……….
2. Trình độ

ĐH: ………….

CĐ: …………….

TC: …………

3. Hình thức LĐ

Biên chế: ……..

Hợp đồng: ……

Khác: …………

4. Tổng số CBQL

Tổng: ……

Người DT: ….

Trên 40 tuổi: ….

5.Thống kê độ tuổi GV

Dưới: 30 tuổi:…


Từ 30-40: ……..

Trên 40 tuổi: …

Tỉ lệ học sinh DT/1GV: ………

6. Tỉ lệ học sinh/1 GV

Câu 6: Cơ sở vật chất-Phương tiện dạy học đối với chương trình giáo dục trẻ
3-5 tuổi hiện nay của nhà trường.
Mức độ đảm bảo (ĐB)
Nội dung

1. Hiện trạng phòng học
2. Phòng hiệu bộ
3. Đồ dùng dạy học
4. Đồ dùng đồ chơi cho trẻ
5. Mơi trường giáo dục

Rất
ĐB

ĐB

Ít Không
ĐB
ĐB


PL23

Câu 7: Trong chương trình GDMN thì việc lập kế hoạch giáo dục năm của
nhà trường gồm các bước sau. Vậy hãy cho điểm vào các bước theo mẫu
Mức độ quan trọng
Mức độ thực hiện
(QT)
Nội dung

Rất QT Ít Khơng
Chưa
Tốt Khá TB
QT (3 QT
QT
tốt
(4đ) (3đ) (2đ)
(4đ) đ) (2đ) (1đ)
(1đ)

Xác định mục tiêu giáo dục
Xác định nội dung giáo dục
Xác định vị trí tổ chức hoạt
động
Xác định đề tài để tổ chức
Đánh giá kết quả giáo dục trên
trẻ

Cho ý
kiến đề
xuất

Câu 8: Bạn đã biết thế nào là phát triển chương trình giáo dục mầm non?

Cho ví dụ.

Câu 9: Trong thực hiện giáo dục mầm non hiện nay, là nhà quản lý, là giáo
viên bạn gặp phải những thuận lợi, khó khăn gì để duy trì kết quả đạt được trên
trẻ được ổn định đến cuối năm học?
Thuận lợi
Khó khăn


×