Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Tiểu thuyết tên của đóa hồng của umberto eco dưới góc nhìn kí hiệu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 108 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

TRỊNH THỊ LIÊN

TIỂU THUYẾT TÊN CỦA ĐÓA HỒNG
CỦA UMBERTO ECO DƯỚI GĨC NHÌN
KÍ HIỆU HỌC

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 1 năm 2020


2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

TIỂU THUYẾT TÊN CỦA ĐĨA HỒNG
CỦA UMBERTO ECO DƯỚI GĨC NHÌN
KÍ HIỆU HỌC
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN



Người hướng dẫn:
TS. NGUYỄN PHƯƠNG KHÁNH
Người thực hiện:
TRỊNH THỊ LIÊN
(Khoá 2016 - 2020)

Đà Nẵng, tháng 1/2020


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là cơng trình nghiên cứu thật sự của cá
nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Phương
Khánh.
Những kết luận được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng
được cơng bố dưới bất kì hình thức nào.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Đà Nẵng, tháng 1 năm 2020
Tác giả luận văn

Trịnh Thị Liên


4

LỜI CẢM ƠN
Đề tài Tiểu thuyết Tên của đóa hồng của Umberto Eco dưới góc nhìn
kí hiệu học là nội dung tôi chọn nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau thời

gian theo theo học ngành Sư phạm Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học
Đà Nẵng.
Trong quá trình đó, tơi đã nghiên cứu và hồn thành luận văn với sự giúp
đỡ từ rất nhiều các thầy cô giáo. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và
sâu sắc đến Cô Nguyễn Phương Khánh, thuộc Khoa Ngữ văn – Trường Đại học
Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu. Tơi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Ngữ văn đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tơi nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo Khoa Ngữ văn, Trường Đại
học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình
nghiên cứu tại trường.
Lời cuối tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè thân thiết đã bên tôi,
động viên, hỗ trợ tơi hồn thành khóa luận này.
Đà Nẵng, tháng 1 năm 2020
Tác giả luận văn

Trịnh Thị Liên


5

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 8
2.1.

Umberto Eco và những khuynh hướng tiếp cận trên thế giới .... 8

2.2.


Umberto Eco và những khuynh hướng tiếp cận ở Việt Nam.... 19

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 27
3.1.

Đối tượng nghiên cứu: .................................................................. 27

Tiểu thuyết Tên của đóa hồng dưới góc nhìn kí hiệu học. ................... 27
3.2.

Phạm vi nghiên cứu: ..................................................................... 27

4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 27
5. Bố cục đề tài .......................................................................................... 27
NỘI DUNG ..................................................................................................... 28
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ LÝ THUYẾT KÍ HIỆU HỌC VÀ
UMBERTO ECO
1.1.

Vấn đề kí hiệu và kí hiệu học ....................................................... 28

1.1.1.

Kí hiệu...................................................................................... 32

1.1.2.

Kí hiệu học .............................................................................. 38


1.2.

Vấn đề kí hiệu học văn học ........................................................... 40

1.3.

Umberto Eco và lí thuyết kí hiệu ................................................. 44

Chương 2. HỆ THỐNG KÍ HIỆU QUA CỐT TRUYỆN VÀ CÁC
MOTIF KỂ TRONG TIỂU THUYẾT TÊN CỦA ĐÓA HỒNG
2.1. Hệ thống kí hiệu qua cốt truyện Tên của đóa hồng ....................... 52
2.1.1. Mơ hình Khải huyền trinh thám – hành trình giải mã tội ác 52
2.1.2. Mê cung Finis Africae – căn phịng cuối .................................. 61
2.2. Hệ thống kí hiệu qua các motif kể ẩn dụ ........................................ 69
2.2.1. Motif ẩn dụ Kinh Thánh ........................................................... 69
2.2.2. Thế giới qua tấm gương – Speculum mundi ........................... 72
2.2.3. Những giấc mơ – dấu hiệu ẩn mình ......................................... 77
Chương 3. “VŨ TRỤ LÝ THUYẾT” KÍ HIỆU TRONG TIỂU
THUYẾT TÊN CỦA ĐÓA HỒNG
3.1. Mã nhan đề: Tên của đóa hồng – lý thuyết về tác phẩm “mở” ... 83


6

3.2. Vấn đề kí hiệu ngơn ngữ .................................................................. 87
3.3. Mơ hình Thư viện: Thế giới là một siêu văn bản .......................... 89
3.4. Tiếng cười: Lý thuyết về hài kịch, hay “chân lý bật cười”........... 94
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 102



7

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Umberto Eco là một nhà văn, nhà lí luận, triết gia tài hoa của nước Ý.
Tổng thống Ý Sergio Mattarella đã gọi Eco là “nhân vật lỗi lạc của tranh
luận trí thức”. Umberto Eco có một vai trị quan trọng trong đời sống trí
thức Ý nói riêng và thế giới nói chung. Ơng đặc biệt quan tâm đến triết học,
thần học và văn hóa thời Trung cổ. Với kiến thức uyên bác, tinh thần thức
thời với khoa học, Eco đã sâu sắc đưa những phạm trù kí hiệu, mĩ học, triết
học ra khỏi chốn hàn lâm, kinh viện để chuyển tải vào trong những tác phẩm
tiểu thuyết của mình.
Xuất hiện với tư cách một nhà văn lần đầu tiên vào năm 1980, Eco đã
làm rúng động làng văn thế giới với tác phẩm Tên của đóa hồng – hiện nay
đã được chuyển dịch sang 47 thứ tiếng khác nhau và xuất bản được hơn 50
triệu bản. Eco chọn thể loại trinh thám – lịch sử cho cuốn tiểu thuyết đầu
tay này và gửi gắm vào đó một hệ thống ẩn dụ đồ sộ bao gồm kí hiệu và
biểu tượng từ tên tác phẩm, các nhân vật, danh sách, những màn đối thoại,
hành trình truy tìm chân lý… Cuốn tiểu thuyết ẩn chứa sức nặng của lịch sử
và tôn giáo thời Trung cổ - một mối quan tâm đặc biệt của Eco, đồng thời
là sự thể nghiệm của lý thuyết kí hiệu học và “tác phẩm mở” của ơng. Tác
phẩm là một hành trình vừa kiếm tìm, vừa hồi nghi chân lý, đả phá niềm
tơn sùng sự thật, nêu lên quan điểm “cười vào chân lý”. Cuốn tiểu thuyết đã
đoạt giải thưởng Premio Strega năm 1981, giải Médicis étranger năm 1982,
và đã được chuyển thể thành phim bởi đạo diễn J. Jacques Annaud. Có thể
nói, sức hấp dẫn từ giá trị của cuốn tiểu thuyết và tư tưởng của tác giả Eco
là lí do đầu tiên lôi cuốn chúng tôi đến với đề tài.
Hiện nay, xu hướng nghiên cứu văn học dưới góc nhìn kí hiệu đang nhận
được sự quan tâm của giới học giả. Hệ thống kí hiệu với các hình thái khác

nhau có vai trò đặc biệt trong sáng tạo của cá nhân cũng như quy ước tập
thể, là chất liệu không thể thiếu của ngôn ngữ văn học. Điểm đáng chú ý là


8

tác giả của Tên của đóa hồng là một nhà kí hiệu học nổi tiếng, Umberto
Eco, với việc xác lập Ký hiệu học vơ hạn - gắn với tính liên văn bản.. Vậy
ơng đã thể nghiệm lý thuyết kí hiệu học trong quá trình nghiên cứu (vốn
mang tinh thần dung hịa khoa học) vào tiểu thuyết của mình như thế nào?
Có sự ảnh hưởng qua lại nào trong thế giới nghiên cứu kí hiệu và thế giới
sáng tạo của Eco hay không? Những băn khoăn này là cơ sở để chúng tôi
đặt ra vấn đề nghiên cứu tiểu thuyết Tên của đóa hồng dưới góc nhìn kí hiệu
học.
Như vậy, xuất phát từ khát khao khám phá, đánh giá toàn diện tiểu thuyết
Tên của đóa hồng của Umberto Eco, một tiểu thuyết đương đại để lại tiếng
vang trên thế giới, ẩn chứa lớp kí hiệu đa tầng, đầy ẩn dụ, chúng tơi lựa
chọn đề tài: “Tiểu thuyết Tên của đóa hồng của Umberto Eco dưới góc
nhìn kí hiệu học”. Qua việc khảo sát cuốn tiểu thuyết đầu tay này của vị
học giả Ý tài hoa Umberto Eco, chúng tôi từng bước tìm hiểu rõ hơn những
tầng ý nghĩa được dồn nén, mã hóa một cách sâu sắc trong tác phẩm, đồng
thời nhận thức rõ nét hơn về hệ thống kí hiệu học văn chương.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1.

Umberto Eco và những khuynh hướng tiếp cận trên thế giới

Là một triết gia, nhà nghiên cứu kí hiệu học, Umberto Eco bắt đầu viết
văn khá muộn. Ơng quan niệm rằng: “Tơi là triết gia. Tôi chỉ viết tiểu thuyết
vào cuối tuần”. [44]. Tuy vậy, cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông – Tên của

đóa hồng (1980) đã nhanh chóng gặt hái thành công, được dịch ra hơn 40
thứ tiếng và ghi danh tên tuổi Umberto Eco vào văn đàn thế giới. Với vốn
học vấn uyên bác, Umberto Eco đã mang đến một kiểu văn chương tràn
ngập kí hiệu, đa dạng những siêu diễn giải, lý luận văn học. Đó là một phong
cách kết hợp giữa chất liệu lịch sử, Kinh Thánh, những dịng văn hóa xun
qua nhiều thế kỉ, đan xen phức hợp những mối quan tâm về kí hiệu học, lý
thuyết văn chương. Tiểu thuyết của Umberto Eco đặt ra nhiều vấn đề, từ
những sự kiện văn hóa và tri thức, đả phá sự tơn sùng chân lí, ký ức lịch sử,


9

đến những vấn đề mang tầm vóc triết học về bản thể người: “Ai là kẻ có
tội”? … Nhà văn tài hoa của nước Ý đã sâu sắc thể nghiệm những lý thuyết
chính mình xác lập trong tiểu thuyết, kết hợp phong cách bác học và phong
cách bình dân, dẫn dắt người đọc vào thế giới mê cung đầy rẫy ẩn dụ về hệ
thống kí hiệu. Màu sắc trinh thám hòa trộn với chất liệu lịch sử tạo nên nét
độc đáo trong ngòi bút sáng tác của Umberto Eco, đánh dấu một “cái nhìn
xuyên lịch sử” đặc biệt của riêng ông. Sáng tác của Eco vì thế để lại nhiều
ấn tượng sâu sắc cho độc giả trên toàn thế giới và được giới văn chương
đánh giá cao, giành được những giải thưởng danh giá. Chính vì sức ảnh
hưởng sâu rộng ấy, những tác phẩm của Eco nhận được sự quan tâm phong
phú cả về lĩnh vực nghiên cứu và sáng tạo văn chương, bởi hai lĩnh vực này
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng rõ nét lên lối viết của tác giả.
Bản thân Umberto Eco là một nhà nghiên cứu nên ơng cũng đã có nhiều bài
viết, bài phỏng vấn công khai nhấn mạnh những quan điểm/tư tưởng của
mình về học thuật và văn chương. Qua việc lược khảo nhiều cơng trình
nghiên cứu về Umberto Eco trên thế giới, chúng tôi nhận thấy rằng mối
quan tâm của các nhà nghiên cứu dành cho vị học giả, tác giả này vô cùng
đa dạng, với sự tiếp cận trên nhiều phương diện, rõ nhất là 4 khuynh hướng

mà chúng tôi sẽ liệt kê sau đây:
Thứ nhất là khuynh hướng nghiên cứu về mảng kí hiệu học (semiotics)
của Umberto Eco. Trước khi trở thành nhà văn, Umberto Eco là một nhà kí
hiệu học, một nhà nghiên cứu có vị trí rất đặc biệt trong nền lý luận đương
đại. Nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực nổi bật này của
Eco đã chạm đến những giá trị quan trọng mà ơng hướng đến: hình thức
“mở”, lý thuyết về hệ thống mã, vai trị của người đọc, q trình diễn giải,
khung lý thuyết chung của kí hiệu học…
Điển hình như, khi nghiên cứu cơng trình Opera Aperta (Tác phẩm mở),
một tác phẩm nổi tiếng trong danh mục các cơng trình khoa học của Eco,
nhà nghiên cứu Guy de Mallac trong bài viết: Thi pháp của hình thức Mở:


10

Ý niệm của Umberto Eco về “Opera Aperta” (1971) đã nhận định rằng:
“Ông đã làm rõ sự khác biệt của tính “Mở” có chủ ý của một số tác phẩm
nổi tiếng của thế kỉ XX, sự khác biệt này mang tính khai sáng và hữu ích.”
[46]
Viết về những phát kiến đặc biệt của Umberto Eco trong lĩnh vực kí hiệu
học, bài viết Bình luận về sách của Umberto Eco: Lý thuyết kí hiệu học (A
Theory of Semiotics) (1977) của John A.Walker đã chỉ ra rằng: “chúng ta
có thể tổng hợp sự khác biệt giữa một nhà kí hiệu học (semiotician) và một
nghệ sĩ (artist) như sau: một nhà kí hiệu học kiểm tra mã để giải thích cách
mã hoạt động như thế nào, một nghệ sĩ biểu diễn dựa trên các mã để thay
đổi chúng.” [47]
Cùng đặt vấn đề về mã code trong hệ thống kí hiệu, tác giả Steven Sallis
trong bài viết: Đặt tên đóa hồng: Người đọc (Readers) và Mã (Codes) trong
tiểu thuyết của Umberto Eco (1986) đã đi sâu tìm hiểu và nhấn mạnh quan
điểm của Eco về vai trị của người tiếp nhận trong q trình diễn giải kí

hiệu: “Bằng cách xác định lý thuyết quan trọng của các dấu hiệu là hướng
người đọc đến vô số khả thể diễn giải một văn bản, Eco lập luận rằng kí
hiệu học đã vượt ra khỏi việc liệt kê đơn giản các mã phức tạp để từ đó hiểu
các dấu hiệu và văn bản (một cách phê phán thường gặp dành cho lý thuyết
kí hiệu học) để nhận thức được tầm quan trọng của người đọc trong việc
hiểu các dấu hiệu tìm thấy trong văn bản”. [48]
Nhà nghiên cứu Harry Berger trong cuốn: Số liệu về một thế giới đang
thay đổi: Ẩn dụ và sự xuất hiện của văn hóa hiện đại (2015) đã chỉ ra những
nghiên cứu nổi bật về hệ thống ẩn dụ và hoán dụ đặc biệt của Umberto Eco.
Cuốn sách được chia làm hai phần, ở phần I tác giả nghiên cứu về: Lý thuyết
và thực hành (Theory and Practice) của ẩn dụ (metaphor) và hoán dụ
(metonymy), phần II là phần về Lịch sử (History) của ẩn dụ và hoán dụ. Đặc
biệt, trong phần I, tác giả đã dành riêng một chương cho kí hiệu học
Umberto Eco với tựa đề: Kí hiệu học của ẩn dụ và hoán dụ của Umberto


11

Eco [49,54-67]. Tác giả đã phân tích về hệ thống mã/kí hiệu của cơng trình
Lý thuyết kí hiệu học (A theory of semiotics) như sau: “Eco chia kí hiệu học
thành hai phần: lý thuyết về mã code/kí hiệu và lý thuyết về sản xuất kí
hiệu/sử dụng ngơn ngữ. Mã chỉ định hệ thống các quy tắc rằng “tạo ra kí
hiệu như là sự xuất hiện cụ thể của giao tiếp.” Ông dành phần đầu tiên để
phân tích các mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt, và phần
thứ hai để phân tích quan hệ kí hiệu/quan hệ biểu đạt.” [49,54] Từ đó tác
giả đi sâu phân tích làm sáng rõ những luận điểm, đặc biệt là những liên hệ
của ẩn dụ và hoán dụ trong lý thuyết kí hiệu học của Eco.
Thứ hai, những nghiên cứu tập trung vào các tác phẩm văn chương của
Umberto Eco, đặc biệt là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Tên của đóa hồng, hoặc
nghiên cứu những lý thuyết, quan niệm riêng của Eco về văn chương là

hướng nghiên cứu thu hút nhiều học giả. Cuốn sách Đọc Eco: Tuyển tập
những phát kiến về kí hiệu học (Capozzi, Rocco, 1997) đã phân tích những
đường dẫn kí hiệu trong tác phẩm đầu tay của Umberto Eco: “Tên của đóa
hồng theo dõi các giai đoạn dài trong hàng dài giữa mối quan hệ của Alain
de Lille, nhà phản kinh viện thế kỉ mười hai, và các nhà cấu trúc hiện đại
như chính Umberto Eco. Cách nhau tám thế kỉ, Alain và Eco đồng ý rằng
thế giới giống như một văn bản rộng lớn, “quasi Liber et figura”, và rằng
nhiệm vụ của chúng ta trên trái đất là học các quy tắc để đọc nó.” [50, 257]
Trong cơng trình Những bài luận mới về Umberto Eco (2009), giáo sư
Peter Bondanella đã biên tập, tuyển chọn 10 bài nghiên cứu mới về Umberto
Eco của 10 tác giả, trong đó nổi bật có bài viết/chương số 9 [45, 141] của
tác giả Michael Caesar. Bài viết đã đi sâu vào phân tích, so sánh sâu sắc trên
nhiều phương diện phong cách của hai nhà văn nổi tiếng là Umberto Eco và
James Joyce. Tác giả đã chỉ ra “cột xương sống” trong cách tiếp cận chất
liệu của hai nhà văn lớn, đồng thời đó cũng là cách bạn đọc tiếp nhận tác
phẩm của họ: “Thật sự, hai cách tiếp cận này, lịch sử và ngôn ngữ học, đã
tạo nên cột trụ trung tâm của việc đọc Eco và Joyce trong suốt những năm


12

qua.” [45, 143]. Nhà nghiên cứu Michael Caesar cũng phát hiện những mối
quan tâm của Eco dành cho Joyce: “Eco đã quan tâm đến những xung đột
thi pháp đa dạng của Joyce và hơn hết, ông cảm thấy bị lôi cuốn bởi bức
tranh lịch sử rộng lớn mà chúng mở ra, một trong số đó, thời hiện đại và
tiền hiện đại – hoặc thời trung cổ và hậu trung cổ - đã đối đầu nhau.” [45,
147]
Tiếp tục hướng nghiên cứu về quan niệm, mối quan tâm của Eco trong
văn chương, tác giả Guy P.Raffa trong một bài viết đặc biệt thú vị: Đi bộ
(Walking) và Bơi (Swimming) cùng với Umberto Eco (tạp chí The Italian

Issue, 1998), lấy ý tưởng từ chính cơng trình học thuật của Eco: Sáu bước
đi trong Khu rừng Hư cấu (Six Walks in the Fictional Woods) (1994) đã có
những hướng phân tích sâu sắc sự ảnh hưởng nhất định giữa thế giới tiểu
thuyết và vũ trụ lý thuyết (theoretical universes) độc đáo của Umberto Eco.
Tác giả đã phân tích rõ về phương pháp tiếp cận văn học của Eco như sau:
“Trong Six Walks, Eco thúc đẩy cách tiếp cận chức năng của mình đối với
văn học và phê bình bằng cách mơ tả văn bản văn học là một “cỗ máy lười
biếng” (lazy machine) đòi hỏi sự hợp tác của người đọc. Do đó, ơng xác
định và thảo luận về những kỹ thuật, mơ hình và cơ chế được sử dụng bởi
các nhà văn đầy sức sáng tạo để xây dựng nên cổ máy kể chuyện này”. [51,
166] Từ đây chúng ta nhận thấy cách Eco quan niệm về văn chương nói
chung cũng như cách vị học giả này tiếp cận, phê bình dưới tư cách một nhà
nghiên cứu văn học. Guy P.Raffa đã sâu sắc chỉ ra quan niệm của Eco về
tiểu thuyết: “Ông mạnh dạn khẳng định rằng độc giả nhận thấy tiểu thuyết
hấp dẫn hơn về mặt siêu hình so với thực tế bởi vì “với những vũ trụ hư cấu,
chúng ta biết chắc chắn rằng họ gửi một tin nhắn và một thực thể đứng đằng
sau họ như người sáng tạo, cũng như bên trong họ như một tập sách hướng
dẫn đọc.” (…) Tiểu thuyết, ơng nói thêm, “chúng ta tìm kiếm một công thức
để mang lấy ý nghĩa cho sự tồn tại của chúng ta.” [51, 166]


13

Cùng chung mối quan tâm về thế giới quan nghệ thuật của Umberto Eco,
tác giả Gaither Stewart, trong bài viết: Giấc mơ Trung cổ - Một cuộc thảo
luận với tiểu thuyết gia Umberto Eco về viết và thế giới của thư viện đã thực
hiện một cuộc phỏng vấn qua thư với Umberto Eco để từ đó đi sâu vào thế
giới nghệ thuật của ông. Tác giả chú ý đến một quan điểm khác biệt về cuốn
sách Tên của đóa hồng: “Các nhà phê bình khắp thế giới phân tích Tên của
đóa hồng (…) Nhưng sau đó một nhà phê bình người Ý Beniamino Placido,

cũng là người ngưỡng mộ Eco, nhận thấy cuốn sách chỉ làm ra vẻ một hành
trình đi vào văn hóa trung đại đằng sau khung lịch sử của nó, nhà phê bình
cho rằng, tác phẩm bung nở lịch sử của những căng thẳng và lo âu luôn chực
bùng phát của thế giới hiện đại.” [43] Nhà nghiên cứu cũng chỉ ra quan niệm
của Eco trong văn chương, “tơi khơng nói là viết, mà là chơi, là kiến tạo
một khả giới (a possible world)”, “Tôi tin rằng một người viết tiểu thuyết
bởi họ khao khát xây dựng một thế giới”. Bài viết đi sâu vào tìm hiểu quá
trình Eco viết nên các cuốn tiểu thuyết của mình thơng qua các cuộc đối
thoại với chính tác giả, đan xen những phân tích của người viết. Điển hình
như q trình chuẩn bị tư liệu, lên danh sách nhân vật (kĩ thuật đặc biệt của
Eco), bắt tay và hoàn thành tiểu thuyết…
Thứ ba là khuynh hướng khai thác thế giới nghệ thuật của Umberto Eco
dưới góc nhìn về sách, thư viện, cũng như kĩ thuật lập “danh sách”. Trong
đó, bài nghiên cứu Umberto Eco trong những thư viện: Một cuộc thảo luận
về “De Bibliothica” (Michael F.Winter, 1994) đã khắc họa tầm quan trọng
của thư-viện trong tư tưởng Eco: “có thể tạo ra một khởi đầu nhỏ bằng cách
tìm hiểu bài tiểu luận “De Bibliothica” của Umberto Eco, một ví dụ hấp dẫn
về phản hồi của độc giả về thư viện nói chung, vốn là nơi thực hiện công
việc học thuật, là trung tâm của đổi mới công nghệ ứng dụng, và là nguồn
dẫn chính trong sáng tạo và truyền tải kiến thức. Nhìn chung, tác giả phân
tích làm sáng tỏ thư viện như là một khía cạnh của một cụm thể chế xã hội
và là quá trình tạo ra, duy trì và truyền tải ý tưởng, giá trị, thế giới quan và


14

truyền thống của các nền văn hóa nhân loại.” [52, tr.118] Phát hiện được
vai trị đặc biệt của hình tượng thư viện trong cảm quan của nhà văn Ý tài
hoa, người đọc sẽ nhận thấy “đường dẫn” để đi đến với nỗi ám ảnh của hình
tượng này trong văn chương Eco. Tác giả Gaither Stewart trong bài viết đã

dẫn (Giấc mơ Trung cổ - Một cuộc thảo luận với tiểu thuyết gia Umberto
Eco về viết và thế giới của thư viện) cũng đã luận bàn xung quanh đề tài
chính về vai trò của thư viện: “Ở những thế kỉ tiền in ấn được miêu tả bởi
Eco, thư viện của tu viện là một trung tâm tri thức tối quan trọng nhưng
chúng bị che giấu trong bí mật, bởi tri thức vào lúc đó là thứ nguy hiểm. Tu
sĩ bỏ thời gian trong các phòng viết, chép kinh sách, chú giải, đóng và bảo
quản sách.” [43] Bên cạnh đó, tác giả đã liệt kê những chủ đề đa dạng của
Eco để nhấn mạnh niềm yêu thích dành cho những danh sách (list) của nhà
văn, đồng thời từ đó nhắc đến thảo luận của Eco về một kĩ thuật trần thuật
đặc biệt in đậm dấu ấn của ông: kĩ thuật lập danh sách (list): “Eco: Tơi ln
u thích kĩ thuật lập bản danh sách. Trong nhiều năm tơi sưu tập những ví
dụ và nghiền ngẫm viết một cuốn sách về việc dùng những bảng liệt kê từ
văn học cổ điển đến Joyce. Hơn nữa, danh sách là một chiến lược miêu tả
mang tính Trung cổ điển hình. Bởi vậy tơi dùng danh sách trong tiểu thuyết
vì nó rất Trung cổ.” [43]
Thứ tư, một nhóm các bài viết làm nổi bật hơn các mối quan tâm trong
khuynh hướng nghiên cứu thứ ba, đó chính là các bài viết, nghiên cứu có
liên quan của chính Umberto Eco, làm sáng rõ những quan điểm của bản
thân học giả, hoặc là những bài viết phỏng vấn/đối thoại cơng phu của các
tạp chí chun ngành với Umberto Eco… Eco là một nhà nghiên cứu uyên
bác, có tầm vóc, với số lượng cơng trình học thuật xuất bản gấp nhiều lần
tiểu thuyết, bản thân ông cũng công nhận rằng: “Tơi chỉ viết tiểu thuyết vào
cuối tuần”. Chính vì có một vị trí và tâm thế học giả - nhà văn đặc biệt như
thế nên việc khảo sát các bài viết, cơng trình của chính Eco, hay khảo sát
những bài phỏng vấn, đối thoại với ông là cơ sở quan trọng để chúng tôi đi


15

sâu vào tìm hiểu thế giới song song nghệ thuật hư cấu /“vũ trụ lý thuyết”

của Umberto Eco.
Khẳng định vai trò quan trọng của sách, Umberto Eco trong bài phỏng
vấn: Chuyện trị về thơng tin, do Patrick Coppock thực hiện đã nhắc đến sự
hiện tồn của sách như sau: “Trên lưng một con lạc đà đi trong sa mạc, bạn
có thể mang theo một quyển sách, không phải một máy vi tính.” [16] Trong
bài phỏng vấn này, Eco cho rằng: “Mỗi kĩ thuật mới sẽ dẫn đến những cách
diễn tả mới.” [16] Eco lấy ví dụ về cách bảo vệ tác quyền, ở thế kỉ XVI, nó
được gọi là: privilègeduroi (đặc quyền của nhà vua), ngày nay nó được kí
hiệu là: copyright ©, trở nên ngắn gọn hơn nhưng vẫn cùng ý nghĩa, từ đó
Eco chứng minh cho những đổi thay về quy tắc viết theo thời gian.
Tiếp tục mối quan tâm dành cho sách, Eco trong bài viết: Làm thế nào
để thiết lập một thư viện công cộng, Duy Đồn dịch từ bản tiếng Anh của
William Weaver đã có những hình dung thú vị như sau: “Lí tưởng nhất là
độc giả không thể vào được thư viện”, “Cụ thể, một thủ thư hồn hảo nên
có tật đi khập khiễng, để kéo dài thời gian dành cho việc nhận tờ giấy ghi
mã sách, đi xuống tầng hầm, và quay trở lại.” Những quan điểm này của
Eco đã được ông thiết kế trong tác phẩm Tên của đóa hồng, với việc bất khả
xâm phạm của thư viện nhà thờ.
Trong bài phỏng vấn trên tạp chí The Paris Review, Lila Azam Zanganeh
thực hiện, Eco đã luận bàn về bản chất của tiểu thuyết trinh thám: “Tiểu
thuyết trinh thám đặt ra câu hỏi chủ chốt của triết học- ai đã làm điều đó?”
[42], đây cũng là thể loại mà Eco sử dụng để xây dựng nên các tiểu thuyết
của mình, ở đây ta nhận ra mối dây liên kết giữa một Eco – triết gia, và một
Eco – nhà văn viết tiểu thuyết. Khai thác về khoảng trống tiếp nhận, Eco
nhận định rằng: “Cuốn sách có thể nói những điều nằm ngồi ý định của
người viết.” Eco cũng nhắc đến vai trò của chất liệu lịch sử: “Tôi vẫn nghĩ
rằng quan tâm đến lịch sử chính là tìm ra những liên hệ thực sự sâu sắc với
hiện tại này. (…) tôi vẫn tin, như Cicero đã tin, rằng historia magistra vitae,



16

chúng ta hiểu được cuộc sống này là nhờ vào lịch sử.” [42]. Tác giả đề cập
đến động lực thôi thúc ơng viết Tên của đóa hồng, là nhờ vào ước mong
viết được một cuốn sách nghiên cứu về hài kịch: “Đó là một trong những
trường hợp cho thấy rằng, khi ta không thể dựng nên một lý thuyết , thì ta
chuyển hướng sang kể một câu chuyện. Và tơi tin rằng trong Tên của đóa
hồng, xi theo dịng truyện kể, tôi đã phát lộ được một lý thuyết nào đó về
hài kịch. Hài kịch như là một biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn thói cuồng
tín, hay là một bóng mây ngờ vực ranh mãnh ẩn sau mỗi tuyên ngôn về sự
thật.” [42]
Trong bài diễn thuyết Về một số chức năng của văn chương tại Liên hoan
Văn học, Mantua, tháng 9 năm 2000, Umberto Eco đã phát biểu về chức
năng của văn học: “Bằng cách giúp tạo ra ngôn ngữ, văn chương giúp tạo
ra một cảm quan về bản sắc và cộng đồng. Ban đầu tơi nói về Dante, nhưng
chúng ta cũng có thể nghĩ xem nền văn minh Hy Lạp có thể đã thế nào nếu
khơng có Homer, bản sắc Đức mà khơng có bản dịch Kinh Thánh của
Luther, tiếng Nga mà khơng có Puskin, hay nền văn minh Ấn Độ mà khơng
có những thiên sử thi nền tảng.” [21] Trong bài diễn thuyết này, Eco cũng
phát biểu nguyên tắc của quá trình tiếp nhận và diễn giải văn học: “Đọc tác
phẩm văn chương buộc chúng ta phải thực hành lịng trung thành và tơn
trọng, dù nằm trong một sự tự do diễn giải nhất định. (…) Các tác phẩm văn
chương khuyến khích sự tự do diễn giải (…) Nhưng để chơi trò chơi này,
thứ cho phép mỗi thế hệ đọc các tác phẩm văn chương theo một cách khác
nhau, chúng ta phải có một sự tơn trọng sâu sắc dành cho cái mà tôi đã gọi
ở nơi khác là ý định của văn bản.” [21]
Để khai thác về chủ đề “danh sách” (list), vốn là một chủ đề, đồng thời
là kĩ thuật kể chuyện được Eco đặc biệt quan tâm, Susanne Beyer và Lothar
Gorris đã thực hiện một cuộc phỏng vấn với Umberto Eco, đăng trên tạp chí
mạng Der Spiegel: Chúng ta thích những danh sách vì chúng ta muốn được

bất tử. Umberto Eco đã bàn luận với tạp chí Spiegel về vai trị của các danh


17

sách trong lịch sử văn hóa lồi người, đồng thời khẳng định: “Đây là một
cách vượt qua cái chết. Chúng ta thích những danh sách vì chúng ta muốn
được bất tử.” [4] Trong lần trả lời tạp chí The Paris Review, ông khẳng định
rằng, ông đã lên một danh sách trước khi viết Tên của đóa hồng: “khơng
đời nào tơi lại viết được truyện trinh thám, nhưng nếu như tôi có thể, đó sẽ
phải là một cuốn sách dày năm trăm trang với các nhân vật là thầy tu thời
Trung cổ. Ngày hơm đó, khi trở về nhà, tơi bắt đầu lên một danh sách những
nhân vật hư cấu trong giới tăng lữ thời kì đó.” [42]
Bên cạnh nghiên cứu học thuật và viết văn, Eco còn đặc biệt quan tâm
đến công tác chuyển ngữ, dịch thuật. Trong cuốn sách Kinh nghiệm dịch
thuật (Experiences in Translation), Umberto Eco đã trình bày quan niệm về
việc dịch ngôn ngữ như sau: “Dịch luôn luôn là sự chuyển đổi, không phải
giữa hai ngôn ngữ, mà giữa hai nền văn hóa” [59] Eco đã lấy các ví dụ điển
hình như, khi dịch một tiểu thuyết Pháp thế kỉ XIX, đặc biệt như trường hợp
của Bá tước Monte Cristo, với những chữ “monsieur” (mang sắc thái khơng
khí của thế kỉ XIX, đồng thời là chiến lược đối thoại), hay trong cuốn tiểu
thuyết của văn hào Lev Tolstoy, ở các chương đầu, quý tộc Nga nói chuyện
với nhau khá nhiều bằng tiếng Pháp, việc giữ lại nguyên bản tiếng Pháp này
cho thấy bản chất thích thời thượng của quý tộc Nga thời đó. Thật vậy, khi
trả lời phỏng vấn cho tạp chí The Paris Review, Eco cũng nhận định về sự
cẩn trọng trong chuyển ngữ: “mỗi bản dịch là một lần đàm phán”. [42]
Trong bài viết: Tản mạn: Tiền phong, Hiện đại, Hậu hiện đại, Umberto
Eco đặt ra nhiều vấn đề bản chất của thời đại, khai thác về hậu hiện đại, tác
giả nhận định rằng: “Tôi tin rằng hậu hiện đại là một khuynh hướng không
thể được diễn tả một cách lịch đại, mà là một phạm trù tâm linh, tinh thần

lý tưởng, hoặc đúng hơn, một Kunstwollen – một phương thức thao tác.
Chúng ta có thể nói rằng mỗi thời đại có một hậu hiện đại của chính nó,
cũng như thế, mỗi thời có chủ nghĩa Mannerism/Cách điệu của chính nó.”
[19]


18

Tìm hiểu về quan niệm của Eco dành cho thể loại tiểu thuyết, Stefano
Rosso và Carolyn Springer đã liên hệ đến tác giả và thực hiện một cuộc đối
thoại: Một cuộc trao đổi thư từ với Umberto Eco (1983), đăng trên tạp chí
Boundary 2. Cuộc đối thoại đã cung cấp nhiều thơng tin ý nghĩa về quan
niệm nghệ thuật, tính kí hiệu,… trong tiểu thuyết Eco. Eco bàn luận rằng:
“Tơi nghĩ với mỗi tác phẩm nghệ thuật, bạn cần thúc ép một chút để cảm
thấy tự do, để sáng tạo nên một dạng của tự do. Tiện thể, Harald Weinrich
gần đây đã viết trong Merkur rằng tiểu thuyết của tôi rất “mở” (open). Một
số người thích nó mở (open), một số người thích nó đóng (closed). Đó chính
là tính mở (openness)" [53]. Trong một bài phỏng vấn khác đăng trên tạp
chí Diacritics, Umberto Eco đặt ra mối quan tâm đặc biệt cho hiệu ứng tiếp
nhận, đây rõ ràng là một vấn đề được Eco trăn trở lặp đi lặp lại: “Khi bạn
viết một cuốn tiểu thuyết, bạn hiểu rằng bạn sẽ đạt được một hiệu ứng,
nhưng bạn không thể nào chắc chắn nó sẽ diễn ra như thế nào. Hiển nhiên
rằng bạn viết để nhận được phản hồi, nhưng bạn khơng thể kiểm sốt sự
phản hồi đó.” [54] Mối quan tâm này đã được nhắc đến trong bài viết:
Robert Wilson và Umberto Eco: một cuộc đối thoại (1993), đăng trên
Performing Arts Journal. Bài viết là một cuộc đối thoại giữa Robert Wilson
– một nhà viết kịch tài ba người Mĩ, và Umberto Eco – nhà văn, triết gia Ý.
Trong bài viết, Eco đã trao đổi với Robert rằng: “Dường như bạn nhìn thấy
trước khán giả để có thể hồn thành xong tác phẩm của mình. Tơi đã viết
một cuốn sách, “Tác phẩm mở”, cuốn sách có cùng một ý tưởng như bạn và

được sử dụng trong văn học.” [54].
Khai thác thêm những khía cạnh mới của kí hiệu học, Umberto Eco, trong
tham luận Về kiểm duyệt và im lặng tại hội nghị Hội Kí hiệu học Italia
(2009) đã nhận định rằng: “vấn đề kí hiệu học mà chúng ta có thể xem xét
là nghiên cứu sâu hơn về chức năng của sự im lặng: đó có thể là kí hiệu học
của sự dè dặt (…).” [22] Bài phỏng vấn Eco đăng trên tạp chí The
Massachusetts: Một cuộc phỏng vấn với Umberto Eco (1978), do nhà


19

nghiên cứu Elizabeth Bruss, Marguerite Waller thực hiện, đã đi sâu khai
thác những quan điểm riêng của Eco về mối quan hệ giữa kí hiệu học và
chủ nghĩa cấu trúc. Eco khẳng định rằng: “Tơi khơng xem kí hiệu học giống
với chủ nghĩa cấu trúc; Tôi chỉ lưu ý rằng các nhà cấu trúc phương pháp
luận có vẻ đặc biệt đáp ứng tốt với nghiên cứu của kí hiệu học hợp nhất. Tại
sao vậy? Bởi vì đó là một loại khung lý thuyết bao trùm, có thể đặt nhiều
mối quan tâm lại với nhau và cung cấp một phương pháp duy nhất cho tất
cả chúng.” [55]
2.2.

Umberto Eco và những khuynh hướng tiếp cận ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Umberto Eco đã nhận được nhiều sự quan tâm của các

học giả, tuy vậy, những nghiên cứu về Eco chưa thật sự hệ thống. Các xu
hướng nghiên cứu chủ yếu tập trung ở hai khía cạnh: lý thuyết kí hiệu học
của Eco và văn chương Eco, đặc biệt là tác phẩm nổi tiếng đánh dấu tên tuổi
Eco trên văn đàn thế giới – tiểu thuyết Tên của đóa hồng. Đối với những
cơng trình chuyên sâu hơn (luận văn, luận án), các tác giả chủ yếu nghiên
cứu tiểu thuyết Tên của đóa hồng của Eco nhìn từ lý thuyết giải cấu trúc,

hoặc chỉ khai thác về yếu tố giả trinh thám.
Xu hướng nghiên cứu về mảng học thuật của Eco được chú trọng,
đặc biệt về lý thuyết kí hiệu học. Trong cơng trình Phê bình văn học thế kỉ
XX của nhà nghiên cứu Thụy Kh, một cơng trình thuật lại đường đi của
những trào lưu phê bình văn học lớn trong thế kỉ XX, tác giả đã dành một
chương để trình bày sự diễn giải và lập thuyết kí hiệu học của Umberto Eco.
Trong chương 16 dành riêng cho nhà kí hiệu học nổi tiếng này (32, 478 –
500), tác giả Thụy Khuê đã lần lượt giới thiệu, từ tiểu sử của Eco đến khảo
sát tổng quát các tác phẩm khoa học nổi tiếng của ơng như: Tác phẩm mở
(Opera Aperta), Vai trị của người đọc (Lector in fabula), đồng thời Thụy
Khuê cũng lý giải thêm về mối quan hệ giữa “tác phẩm mở” và “tác phẩm
hoàn tất” trong quan niệm của Eco, hay là mối tương quan so sánh của Eco


20

về những tác giả tiêu biểu cho “phong cách mở” như Kafka và Joyce, từ đó
khẳng định tầm quan trọng của tư tưởng Umberto Eco trong diện mạo chung
của phê bình kí hiệu học châu Âu.
Cùng mối quan tâm về “tác phẩm mở”, “phong cách mở” trong lý
thuyết kí hiệu học của Eco, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân đã có bài viết
Nhà kí hiệu học Umberto Eco với lý thuyết về tác phẩm mở đăng trên tạp
chí Văn học nước ngồi số 7 – 2011 phân tích những quan niệm nổi bật của
Eco về lý thuyết này. Tác giả đã giới thiệu quan niệm của Eco khi đọc một
văn bản, đó là “cần dựa vào các cấu trúc diễn ngôn để diễn giải tác phẩm”
[38], đồng thời chỉ ra bảy mã ngôn ngữ mà theo tư tưởng Eco, người đọc
cần dựa vào: từ điển cơ sở, các quy tắc cùng tham chiếu, những lựa chọn
văn cảnh và tình huống, siêu mã hóa, suy luận dựa vào những khung cảnh
chung, suy luận dựa vào các khung cảnh liên văn bản, siêu mã hóa tư tưởng.
Đồng thời nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân cũng lý giải rõ ràng, mạch lạc

về quan niệm “tác phẩm mở” của Eco: “Những văn bản được gọi là “mở”
chỉ phát huy tối đa hiệu quả của chúng khi mỗi một sự diễn giải lại được hô
ứng bởi những sự diễn giải khác và ngược lại. Ông cho rằng một tác giả có
thể nhìn thấy trước một độc giả lý tưởng có khả năng làm chủ các mã khác
nhau và ham muốn làm việc với văn bản như là với một mê cung các vấn
đề” [38], trong đó, Umberto Eco đặc biệt nhấn mạnh về “cấu trúc giống mê
cung của văn bản.” [38] Kiểu “cấu trúc mê cung” này đã được tác giả Duy
Đoan đề cập đến trong bài viết: Umberto Eco – giữa học thuật và văn
chương: “Cấu trúc của bách khoa thư là dạng giống như bản đồ, chứ không
phải dạng cây hay dạng nhánh, và Eco cho rằng chính bách khoa thư mới là
mơ hình tổng qt cho ngơn ngữ.” [14]
Trong bài viết Xung quanh vấn đề diễn giải và siêu diễn giải của
Umberto Eco, tác giả Đặng Thị Hạnh đã đi sâu vào nghiên cứu các luận
điểm trong ba tham luận của ông: Diễn giải và lịch sử, Siêu diễn giải các


21

văn bản và Giữa tác giả và văn bản. Tác giả đã nhấn mạnh vai trò của Eco
trong cuộc tranh luận xung quanh những khả thể diễn giải: “Năm 1990, khi
được mời tham gia thuyết trình ở hội đồng Tanner Lectures (Clare Hall,
Cambridge), Umberto Eco đã chọn đề tài: Diễn giải và Siêu diễn giải, có
nghĩa là ơng xác định chỗ đứng của mình trong cuộc tranh luận. Sau khi vào
những năm 60,70, đã là một trong những người nhấn mạnh đến vai trị người
đọc trong quy trình “sản xuất” nghĩa, vào lúc này trong nhiều tác phẩm, ông
tỏ ra khơng thật đồng tình trước một vài hướng đi của tư duy phê bình hiện
nay – đặc biệt của dịng phê bình giải cấu trúc – cho phép người đọc tạo ra
“một ngọn trào những cách đọc không giới hạn và khơng kiểm nghiệm
được” [29]. Từ đó nhà nghiên cứu Đặng Thị Hạnh đã làm rõ quan điểm tôn
trọng văn bản của Eco. Tác giả cũng đã phân tích các bài tham luận tranh

luận/đối thoại với Umberto Eco, trong đó có bài của Jonathan Culler, người
có quan điểm “chống lại việc nghiên cứu văn học chỉ tập trung vào việc làm
sáng tỏ ý định của văn bản”, tuy có quan điểm khác với Eco nhưng Culler
vẫn cho rằng: “các tiểu thuyết và thám hiểm kí hiệu học của Eco có những
siêu dẫn giải tuyệt vời.” [29]
Tác giả Duy Đoan cũng có đề cập đến vấn đề diễn giải trong bài viết:
Umberto Eco – giữa học thuật và văn chương thông qua một tác phẩm quan
trọng của ông: “Tác phẩm được coi là đầu tiên của Umberto Eco là Opera
Aperta (1962; Open Work), trong Opera Aperta, Eco gợi ý rằng những
thông điệp trong những tác phẩm hoàn toàn mập mờ và những người thưởng
thức tác phẩm phải tham gia một cách chủ động hơn vào quá trình diễn giải
và sáng tạo.” [14]
Tiếp tục mối quan tâm về vấn đề diễn giải của Umberto Eco, các tác
giả Huyền Sâm, Ngọc Anh trong bài viết: Nhà kí hiệu học Umberto Eco và
tiểu thuyết đã đi sâu vào phân tích các quan niệm diễn giải trong lý thuyết
kí hiệu của Umberto Eco, đặc biệt là mối tương quan với liên văn bản:


22

“Theo Eco, tín hiệu phải gắn với sự diễn giải, đây là nguyên nhân đưa lý
thuyết kí hiệu học của ông gắn liền với vấn đề liên văn bản – Intertextualité.
Đó là một sự phát triển cao nhất quan điểm mã văn bản của Barthes (mã
văn hóa, mã giải thích, mã tượng trưng, mã kí hiệu, mã trần thuật); và liên
văn bản của Genette (siêu văn bản – métatextualité; ngoa dụ văn bản –
hypertextualité, kiến trúc văn bản – architextualité). Chính trong khả năng
diễn giải, ý nghĩa kí hiệu mới sản sinh.” [38]. Nhóm tác giả cũng khẳng
định mối quan hệ giữa diễn giải và liên văn bản là cơ sở vững chắc để
Umberto Eco xây dựng nên những luận điểm nổi tiếng: 1. Le teur modèle
(Người đọc mẫu mực), 2.Le concept de signe (Khái niệm của kí hiệu), 3.

Théorie de la métaphore (Lý thuyết của phép ẩn dụ). Nhóm nghiên cứu cũng
chỉ ra đây là những luận điểm có sức đóng góp lớn cho khoa học kí hiệu,
được trình bày một cách mạch lạc, rõ ràng. Nhà nghiên cứu, dịch giả Cao
Việt Dũng cũng khẳng định tài năng ưu việt của Eco khi trình bày những
luận điểm khoa học: “Eco là một tài năng không thể phủ nhận về trình bày
các lý thuyết (ta thấy rõ trong Tên của đóa hồng), về đặt ra các giả thuyết
để giải thích cho nhiều sự kiện lịch sử (trong Nghĩa địa Praha). Giáo sư Eco
cũng thể hiện năng lực tuyệt vời trong các tác phẩm lý thuyết hết sức quan
trọng.” [9].
Bên cạnh lý thuyết kí hiệu học, tiểu thuyết của Eco cũng là một lĩnh
vực thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Tác giả Thư Vĩ trong bài
viết: Nhà văn Umberto Eco: Từ triết gia tới nhà văn ăn khách trên thế giới
đã khẳng định sức ảnh hưởng mạnh mẽ của cuốn tiểu thuyết đầu tay của
Eco: “The Name of Rose được đánh giá là một trong những tác phẩm văn
học xuất sắc nhất thế giới trong thế kỉ XX, đã được dịch sang hơn 40 ngôn
ngữ” [44], đồng thời tác giả còn chỉ ra những đặc sắc khái quát về phần nội
dung mà Eco đã truyền tải: “Nhà văn Eco đã lồng vào The Name of Rose
những bí ẩn về ký hiệu học, tơn giáo, văn hóa Trung cổ và lí luận văn học.”
[44] Cùng khẳng định luận điểm này, tác giả Nguyễn Văn Thuấn trong bài


23

viết: “Tên của đóa hồng” – thực hành hồn hảo của Umberto Eco về tính
liên văn bản đã đưa ra một con đường cho sự đọc Eco: “toàn bộ tiểu thuyết
có thể được đọc như là sự diễn giải và bình luận của Eco về lý thuyết liên
văn bản nói riêng và kí hiệu học nói chung.” [41] Nhà nghiên cứu, dịch giả
Cao Việt Dũng cũng chỉ ra một con đường đọc tương tự: “Tên của đóa hồng
bắt buộc phải được xem xét không chỉ đơn độc như một tác phẩm văn học,
mà như một tác phẩm văn học được viết ra dưới ngòi bút của một chuyên

gia về Trung cổ, một lý thuyết gia văn học nổi tiếng.” [10] Tác giả cũng
phân tích cặn kẽ tư tưởng “mở” của Umberto Eco từ lý thuyết ngôn ngữ đến
lối viết tiểu thuyết: “một đoạn văn của Dante được giới nghiên cứu trích
dẫn rất nhiều: nghĩa của các văn bản thiêng, khơng chỉ có một, mà có ba
khía cạnh: “moral”, “allegorical”, “anagogical”. Bắt đầu từ đây, Eco lập
luận, độ “mở” của tác phẩm bắt đầu xuất hiện, nhưng độ mở ban đầu ấy
dừng ở các giới hạn nhất định. Tên của đóa hồng “chơi” với sự mở ấy, trong
quan niệm của một người Trung cổ.” [10]
Cùng hướng sự quan tâm về độ “mở” trong tiểu thuyết của Umberto
Eco, nhà nghiên cứu Thụy Kh trong cơng trình Phê bình kí hiệu học thế
kỉ XX đã khẳng định: “Tiểu thuyết của Eco cũng là sự thực hiện một “tác
phẩm mở”, có thể đọc trên hai hình trình độ: trình độ bình dân, như một tiểu
thuyết trinh thám và trình độ bác học, như những thiên điều tra sâu sắc về
những kí hiệu trong đời sống, trong văn hóa xuyên qua nhiều thế kỉ, chứng
thực mối tương quan mật thiết giữa quyền lực và tội ác.” [32] Thật vậy, tác
giả Hạnh Quyên trong bài viết: Con lắc Foucault”, làm sao để thôi không
cắt nghĩa? cũng đã nhận định: “Tiểu thuyết, đó là nơi Umberto Eco triển
khai cách ông trộn lẫn giữa thế giới tiểu thuyết với thế giới lý thuyết văn
chương, nơi sở trường nghiên cứu của Eco là kí hiệu học.” [36] Bên cạnh
cuốn tiểu thuyết đầu tay nổi tiếng Tên của đóa hồng, Umberto Eco cịn có
những cuốn tiểu thuyết khác, trong đó nổi bật là cuốn Con lắc Foucault.
Tác giả Quyên Nguyễn đã phân tích sâu sắc về phong cách đặc biệt của Eco


24

trong cuốn tiểu thuyết này: “Con lắc Foucault là một ví dụ điển hình cho
việc viết là sáng tạo, trở nên nghĩa đen đúng của nó, viết tạo ra hiện thực
mà ở đó khơng ai phân biệt được hiện thực của viết và hiện thực của đời.” ;
“cuộc sống nhập làm một với văn chương: khi từ hay tín hiệu không phải

chỉ để chỉ vật, mà từ là vật.” [36].
Sáng tạo của Eco, sáng tạo của một học giả uyên bác trong tiểu thuyết
là một cách mới mẻ để ông lập thuyết, lí giải những luận điểm quan trọng
trong lý thuyết kí hiệu học của mình, thậm chí cách viết ấy còn là sự lồng
ghép tinh tế thêm nhiều lĩnh vực. Tác giả Duy Đoan trong bài viết Umberto
Eco – giữa học thuật và văn chương đã nhận định sâu sắc về khía cạnh này
trong lối viết Eco: “Eco cũng đã kết hợp rất nhiều lĩnh vực vào các bài tiểu
luận và tác phẩm tiểu thuyết của mình, như ngơn ngữ học, khoa học tri nhận,
triết học và lý thuyết văn chương, nhằm để thể hiện sự nối kết với nhau của
tất cả các kí hiệu.” [14] Phong cách viết này là phong cách đặc trưng, tài
tình khơng trộn lẫn của nhà văn, nhà lý luận, triết gia, nhà kí hiệu học
Umberto Eco – một phong cách uyên bác, hàn lâm và tinh tế. Nhóm tác giả
Huyền Sâm, Ngọc Anh trong bài viết Nhà kí hiệu học Umberto Eco và tiểu
thuyết cũng nghiên cứu về phong cách đặc biệt này của Eco: “Điểm nổi bật
nhất trong phong cách tiểu thuyết của Umberto Eco, đó là sự kết hợp giữa
chất liệu lịch sử, Kinh Thánh và âm nhạc. Trên một nền nhạc tuyệt vời của
các bản Thánh ca, Eco đã đưa xã hội trung đại xích lại gần với cuộc sống
đương đại, tạo độ tin cậy về tính chân xác của lịch sử.” [38] Bài viết này
của nhóm tác giả cũng đặc biệt đi sâu vào khám phá những sáng tạo trong
ngôi kể của Umberto Eco, nhất là trong tiểu thuyết Tên của đóa hồng, đó là
một ngơi kể xưng “tơi” – một “biên ký viên” khám phá nhiều bí ẩn về lịch
sử, tôn giáo, bộc lộ những ám ảnh trong vơ thức (“giấc mơ của Adso”), vừa
khám phá những bí ẩn của Tu viện vừa khám phá bí ẩn của chính mình (khát
khao cháy bỏng tình u và đam mê nhục dục). Nhóm nghiên cứu Huyền
Sâm, Ngọc Anh phân tích rằng đây chính là “người kể chuyện đồng sự”


25

(homodiégétique), trao quyền kể chuyện cho “người kể chuyện nhường vai

tiếp sức”, tạo nên lối viết tự sự kép, phát triển các tuyến phụ của cốt truyện.
Một xu hướng nghiên cứu khác về Umberto Eco đang dần nhận được
quan tâm ở Việt Nam là vấn đề sách vở, những lý thuyết dịch thuật, công
tác chuyển ngữ của ông. Umberto Eco bên cạnh việc viết văn, nghiên cứu
học thuật, ơng cịn là một người sưu tầm sách nổi tiếng. Có thể khẳng định
rằng, sách vở là mối quan tâm to lớn của Eco. Đề tài chính của cuốn tiểu
thuyết Tên của đóa hồng cũng là về thư viện, sách vở, tri thức. Ông đã từng
viết chung với Jean-Claude Carrière một cuốn sách luận bàn về tương lai
của sách: Đừng mơ từ bỏ sách giấy. Nhà nghiên cứu, dịch giả Cao Việt
Dũng trong bài viết Vấn đề sách đã phân tích luận điểm quan trọng của hai
nhà nghiên cứu trong cơng trình này: “Lời giới thiệu của cuốn sách quay trở
về với một lý luận của Victor Hugo: “ceci tuera cela” (cái này giết chết cái
kia), quyển sách giết chết nhà thờ, một điều mà ta học được trong NotreDame de Paris, rồi gần đây trở thành một câu hát trong vở nhạc kịch nổi
tiếng cùng tên. Quyển sách không giết chết nhà thờ hay kiến trúc, mà hai
cái cùng tồn tại.” [11] Về công tác chuyển ngữ, tác giả Nguyễn Hữu Độ
trong bài viết Nhà văn Italia, Umberto Eco: Càng thường xuyên thương
lượng càng tốt đã nhấn mạnh tư tưởng “thương lượng” vô cùng quan trọng
trong dịch thuật: “Umberto Eco cho rằng dịch giả cần phải thạo “nghệ thuật
thương lượng” [15]. Ơng nói: “khơng thể có một bản dịch trùng khít tuyệt
đối từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, không bao giờ có sự trùng nghĩa
trăm phần trăm. Chính vì thế nên tập tiểu luận của tôi về công việc của dịch
giả có nhan đề “Nói gần như cũng là điều đó” và chính xung quanh “cái gần
như” ấy cần tới các cuộc thương lượng. Đây không phải là một thuật ngữ
có vấn đề duy nhất.” [15]
Luận văn thạc sĩ với đề tài “Nghiên cứu tiểu thuyết Tên của đóa hồng
của Umberto Eco nhìn từ lý thuyết giải cấu trúc” (năm 2014) của tác giả


×