Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 16

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141 KB, 25 trang )

TUẦN 16
Thứ hai ngày 24 tháng 12 năm 2018
TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN
ĐÔI BẠN
I. MỤC TIÊU
A. Tập đọc
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các
cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nơng thơn và tình cảm
thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ,
khó khăn.
(trả lời được các câu hỏi trong SGK: 1,2,3,4.5)
B. Kể chuyện
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý. kể lại được toàn bộ câu
chuyện.
Một số KNS cơ bản cần GD: Tự nhận thức bản thân Xác định giá trị. Lắng nghe
tích cực
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Phương tiện dạy học: Ứng dụng CNTT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng về đọc hiểu bài: Nhà rông ở
Tây Nguyên(5’)
- GV gọi 2 HS đọc 2 đoạn bài: Nhà rong ở Tây Nguyên
- Trả lời câu hỏi : Vì sao nhà rông ở Tây Nguyên lại phải làm chắc chắn.
- GV nhận xét
- Giới thiệu chủ điểm và bài đọc: GV giới thiệu thông qua tranh minh hoạ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc bài: Đôi bạn(25’)
a, GV đọc mẫu.
- Lời dẫn chuyện thong thả, rõ ràng. Chú bé kêu cứu: thất thanh. Bố Thành :
trầm lắng xúc động)
b, GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.


- Luyện đọc câu:
+ HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài
+ GV theo dõi sữa lỗi phát âm cho từng HS
+ HS luyện đọc những từ ngữ khó: sơ tán, san sát, nườm nượp
- Đọc từng đoạn trước lớp
+ HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài(2 lượt)
+ Hết lượt 1 : GV hướng dẫn HS ngắt nghỉ các câu dài.
Đọc nhanh hơn ở đoạn 2 bạn nghe thấy tiếng kêu cứu thất thanh: Mến lao xuống
hồ cứu người bị nạn .
+ Hết lượt 2: HS hiểu các từ ngữ mới: sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng
+ Đặt câu với từ : sơ tán, tuyệt vọng
- Đọc từng đoạn trong nhóm:
+ HS đọc theo nhóm 3, chú ý sửa sai cho nhau, GV theo dõi giúp đỡ nhóm có
HS đọc cịn chậm, nhỏ.
1


+ GV gọi một số nhóm đọc trước lớp.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (10’)
* HS đọc thầm từng đoạn và trả lời các câu hỏi tương ứng với từng đoạn trong
sách giáo khoa.
- HS nêu được:
Câu 1: Thành và Mến kết bạn từ ngày nhỏ, sau đó do chiến tranh mà 2 bạn phải
rời xa nhau.
Câu 2: Mến thấy ở thị xã có gì lạ? Lần đàu tiên ra thành phố chơi, Mến thấy thị
xã có rất nhiều điều lạ.
+ Ở cơng viên có nhiều trị chơi (cầu trượt đu quay)
Câu 3: Ở cơng viên Mến đã có 1 hành động thật đáng khen đó là: lao xuống hồ
cứu một em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng.

+ Qua hành động này ta thấy Mến rất dũng cảm và sẵn lòng giúp người khác,
khơng sợ nguy hiểm tới tính mạng.
Câu 4:Em hiểu câu nói của người bố như thế nào? HS nêu suy nghĩ của mình về
câu nói của người bố: HS có thể nêu lên theo cảm nhận của từng em. GV cùng
cả lớp nhận xét.
Ví dụ: Khẳng định phẩm chất tốt đẹp của ngwoif làng quê, họ sẵn sàng giúp đỡ,
chia sẻ khó khăn gian khổ với người khác. Khi cứu người họ không hề ngần
ngại.
Câu 5: GV gợi ý để HS trả lời được: Gia đình Thành tuy đã về thị xã nhưng
vẫn nhớ gia đình Mến.
- GV gợi ý HS rút ra ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của
người ở nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những
người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện đọc lại:(10’)
- GV chọn đoạn 2,3 cho HS đọc.
- Hướng dẫn HS tự đọc đoạn 2,3
- HS thi đọc đoạn 3 trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét.
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS kể toàn bộ câu chuyện(20’)
- GV nêu nhiệm vụ:
+ GV yêu cầu HS đọc yêu cầu.
+ HS kể một đoạn trong SGK.
+ HS kể lại được tồn câu chuyện Đơi bạn.
- Hướng dẫn HS kể câu chuyện
+ GV gắn bảng phụ lên bảng.
+ Gọi 2 HS đọc gợí ý:
- GV kể mẫu câu chuyện Đôi bạn.
- GV hướng dẫn HS kể:
- GV yêu cầu HS tập kể theo nhóm 3 em. GV giúp đỡ các nhóm kể.
- HS nối tiếp nhau thi kể 3 đoạn. GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá.

- GV gọi 2 HS kể lại cả câu chuyện.
Hoạt động nối tiếp (3’) - Đọc và kể lại câu chuyện ở nhà.
2


TỐN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
- Biết làm tính và giải tốn có hai phép tính.
- HS làm được các bài tập 1, 2, 3, 4(cột 1, 2, 4)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-GV: Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng nhân, chia số có ba chữ số với (cho) số có một
chữ số(5’)
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con
567 : 8
229 x 3
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập(30’)
- HS làm các bài tập 1, 2, 3, 4(cột 1, 2, 4)
Bài 1: Củng cố cách tìm thừa số chưa biết, tìm tích.
- GV gắn bảng phụ lên bảng.
- HS nêu yêu cầu.- HS tìm tích, thừa số chưa biết.
- Lớp làm bài cá nhân vào vở.
- HS lên bảng điền kết quả vào ô trống.
- GV nhận xét bài làm của HS và củng cố cách tìm thừa số chưa biết, tìm tích.
Bài 2: củng cố chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS thực hiện cá nhân. GV giúp các em thực hiện.
- GV gọi một số chữa bài trên bảng. Nêu lại cách thực hiện.

- GV nhận xét chốt kết quả đúng và
Bài 3: Rèn kĩ năng giải tốn có lời văn.
- HS tự tóm tắt và giải bài tốn
- HS làm vào vở ô li . GV theo dõi và giúp đỡ các em còn lúng túng.
- 1 HS lên bảng chữa bài- HS làm đúng theo 2 bước
- Lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng. HS có thể nêu các lời giải khác nếu
phù hợp.
Bài 4: củng cố về thêm, bớt một số đơn vị; gấp, giảm một số lần.
- 1 HS đọc cột đầu tiên trong bảng
- HS nêu được cách làm và làm mẫu một cột.
- HS làm bài cá nhân vào vở cột 1, 2, 4.
- GV gọi 2 HS lên bảng chữa bài.
- HS, GV nhận xét chốt lời giải đúng. GV củng cố về thêm, bớt một số đơn vị;
gấp, giảm một số lần.
*Những học sinh đã hoàn thành các bài tập thì làm bài giảm tải.
Hoạt động nối tiếp (3’)Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.

3


ĐẠO ĐỨC
BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ
I. MỤC TIÊU
- Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.
- Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa
phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Một số KNS cơ bản cần GD: Kỹ năng trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về
những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc. Kỹ năng xác định giá trị về
những người đã quên mình vì Tổ quốc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh minh họa, Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Tìm hiểu cơng lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê
hương đất nước(17’)
Mục tiêu: HS hiểu thế nào là thương binh, liệt sĩ. Biết công lao của các thương
binh liệt sĩ đối với quê hương đất nước.
* Cách tiến hành:
- GV kể chuyện: Một chuyến đi bổ ích
- HS lắng nghe, trả lời câu hỏi vở bài tập.
+ Vào ngày 27- 7 các bạn học sinh lớp 3 A đi đâu? (thăm trại điều dưỡng thương
binh nặng).
+ Các bạn đến trại điều dưỡng thương binh nặng để làm gì? (thăm sức khoẻ các
cơ chú thương binh và lắng nghe cô chú kể chuyện).
+ Đối với các cô chú thương binh, liệt sĩ ta phải có thái độ thế nào? ( Kính trọng,
biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ).
- GV kết luận : Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ
quốc. Chúng ta biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương đất
nước thật lớn lao. Vì vậy chúng ta phải kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ
các gia đình thương binh, liệt sĩ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc làm thể hiện lịng kính trọng và biết ơn
các thương binh, liệt sĩ (18’)
Mục tiêu : HS phân biệt được một số việc cần làm để tỏ lòng biết ơn thương
binh, gia đình liệt sĩ và những việc không nên làm.
Bài tập 2: Em hãy nhận xét hành vi, việc làm của các bạn trong các tranh dưới
đây:
- Gv cho HS quan sát tranh SGK, nhận xét.
Tranh 1: các bạn đến nghã trang liẹt sĩ dâng hoa (nên làm)
Tranh 2: Gặp chú thương binh các bạn chào chú. (nên làm)
Tranh 3: các bạn nhỏ đến thăm nhà chú thương binh nặng và đã giúp chú một số
việc có thể làm được.

Tranh 4: Đến dự ngày kỉ niệm 27 -7, có hai bạn ngồi nói chuyện như vậy khơng
nên.
Bài tập 3: Em sẽ làm gì trong các tình huống sau? Vì sao?
*Cách tiến hành
4


- GV cho HS đọc các tình huống trong Vở bài tập và nhận xét việc nào nên làm
và không nên làm? Vì sao?
+ HS thảo luận. GV giúp đỡ các nhóm.
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm trả lời. ét và đánh giá.
- GV kết luận : Bằng những việc làm đơn giản, phù hợp với khả năng của mình
là đã thể hiện sự kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương
binh, liệt sĩ ở địa phương.
- HS tự liên hệ bản thân những việc đã làm đối với thương binh, liêt sĩ.
- Giáo dục KNS
+ Em đã làm được việc gì để tỏ lịng kính trọng và biết ơn các gia đình thương
binh, liệt sĩ?
Hoạt động nối tiếp (3’): Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị để tiết sau thực hành.
- Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh, về nội dung bài học.

5


TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI
I. MỤC TIÊU- Kể một số hoạt động công nghiệp, thương mại mà em biết.
- Nêu ích lợi của hoạt động công nghiệp, thương mại.
- Đối với HS Kể được một hoạt động cơng nghiệp hoặc thương mại.

+ Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về các hoạt
động công nghiệp và thương mại nơi mình sống.
+ Tổng hợp các thơng tin liên quan đến hoạt động nơng nghiệp và thương mại
nơi mình sống.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV và HS: Các hình vẽ trang 60, 61 SGK
- Tranh ảnh, sưu tầm về chợ, ảnh mua bán, một số đồ chơi, hàng hoá.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố về hoạt động nơng nghiệp và lợi ích của hoạt động nông
nghiệp.(5’)Em hãy kể tên một số hoạt động nông nghiệp?
- Hoạt động nơng nghiệp đó mang lại ích lợi gì?
- HS trả lời. GV nhận xét
Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động công nghiệp, thương mại(10’)
* Mục tiêu: Kể tên những hoạt động công nghiệp, thương mại.
* Cách tiến hành
Bước 1: HS kể cho nhau nghe những hoạt động thương mại mà em biết?
- HS kể cho nhau nghe trong nhóm.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK kể tên một số hoạt động cơng nghiệp có
trong hình?
Bước 2: Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung
GV kết luận : Các hoạt động như khai thác (than, dầu khí), luyện thép, may xuất
khẩu,.. được gọi là hoạt động công nghiệp.
- Gv cho HS đưa các tranh ảnh sưu tầm về các hoạt động công nghiệp trong
tỉnh?
- GV tổng kết: Nhà máy xi măng Nghi Sơn, Bỉm Sơn, Nhà máy may xuất khẩu
Việt Thanh,..
* Kể tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng mà em biết?
- HS kể: Chợ Vườn hoa, chợ Điện Biên, chơ Tây Thành,...Siêu thị Big C, Sơng
Đà, .
- HS quan sát hình 4, 5 nói mỗi hình vẽ gì?(Hoạt động mua bán)
Các hoạt động đó là hoạt động gì? (Hoạt động thương mại)

Hoạt động 3: Tìm hiểu ích lợi của hoạt động cơng nghiệp, thương mại. (10’)
- HS quan sát hình SGK.
- HS nêu tên 1 số hoạt động đã quan sát được trong hình.
- HS nêu ích lợi của từng hoạt động- HS liên hệ thực tế.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS chơi trị chơi bán hàng.(10’)
Bước1: GV đặt tình huống cho HS đóng vai: Một vài người mua, 1 vài người
bán.
Bước 2: Một số nhóm đóng vai, các nhóm khác nhân xét
Hoạt động nối tiếp (3’) - GV củng cố nội dung tiết học. GV nhận xét tiết học.
6


Thứ ba ngày 25 tháng 12 năm 2018
TOÁN
LÀM QUEN VỚI BIỂU THỨC
I, MỤC TIÊU
- Làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức.
- Biết tính giá trị của biểu thức đơn giản.
- HS làm được các bài tập 1,2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ viết bài tập 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố chia số có ba chữ số cho số có một chữ số(5’)
- GV gọi 2 HS lên làm bài, cả lớp làm vào bảng con.
723 : 6;
506 : 4
- GV nhận xét
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm quen với biẻu thức(15’)
a. Ví dụ về biểu thức
- GV nêu phép tính: 126 + 51

+ GV nói : Đây là biểu thức “ 126 + 51 “
- HS nhắc lại : Cá nhân , cả lớp đồng thanh
- GV viết tiếp các biểu thức : 62 - 11; 13 x 3; 84 : 4; 125 + 10 - 4; 45 : 5 + 7; ...
62 - 11, 13 x 3, 84 : 4
- GV gợi ý HS nêu được đây là các biểu thức. HS nhắc lại một số em.
b. Giá trị của biểu thức HS tính : 126 + 51 = 177
- GV nêu : Giá trị của biểu thức 126 + 51 là 177. HS nhắc lại.
- Tương tự HS tính và nêu giá trị của các biểu thức :
- GV nhận xét kết quả của các biểu thức chính là giá trị của biểu thức.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS thực hành (15’)
Bài 1 : Làm quen với giá trị của biểu thức.
- HS thực hiện cá nhân
- GV hướng dẫn HS thực hiện mẫu của bài 1
Mẫu: 284 + 10 = 294. Giá trị của biểu thức 284 + 10 là 294
- Tương tự HS làm bài còn lại vào vở
a) 125 + 18 = 143
Giá trị của biểu thức 125 + 18 là 143.
- HS chữa bài, lớp nhận xét.
- GV chốt lại: Bước 1 HS tính kết quả. Bước 2: HS nêu giá trị của biểu thức.
Bài 2 : Làm quen với giá trị của biểu thức
- HS nêu yêu cầu: Nối biểu thức với kết quả tương ứng
- GV gắn bảng phụ lên bảng. HS đọc yêu cầu.
- Đại diện các nhóm nối nhanh trên bảng lớp.
- Lớp và GV nhận xét
Hoạt động nối tiếp (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.

7


CHÍNH TẢ

NGHE - VIẾT: ĐƠI BẠN
I. MỤC TIÊU
- Chép và trình bày đúng bài chính tả “Đơi bạn”; khơng mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng các bài tập 2 a,b
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ viết câu văn Bài tập 2 a
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố phân biệt vần ưi, ươi(5’)
- Điền vào chỗ chấm : ưi, ươi
- HS viết vào bảng con các từ: khung cửi, mát rượi, cưỡi ngựa.
- HS, GV nhận xét
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe viết bài Đơi bạn(25’)
a.Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài viết:
+ Khi biết chuyện bố Mến nói như thế nào ? ( nói về phẩm chất tốt đẹp của
những người sống ở làng quê luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi có khó khăn,
khơng ngần ngại khi cứu người).
b. Hướng dẫn HS cách trình bày
- GV đọc đoạn văn. HS đọc lại, lớp theo dõi SGK
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả:
+ Số câu, chữ cái đầu câu viết hoa
+ Cách trình bày bài
H: Đoạn văn có mấy câu?
H: Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa?
H: Lời nói của người bố được viết như thế nào? (viết sau dấu hai chấm, xuống
dòng, gạch ngang).
- HS viết các chữ khó vào bảng con
c. GV đọc cho học sinh viết bài. (GV giúp HS viết chậm và hay sai lỗi viết
đúng).
- Hướng dẫn HS soát lỗi
- GV đọc lại cho học sinh soát bài, sau đó ghi số lỗi của mình ra lề bằng bút chì.

d. GV chấm, chữa bài
- GV chấm 15- 18 bài , nhận xét từng bài về những lỗi chung và lỗi riêng
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả(5’)
Bài tập (2): Em chọn từ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?
- HS đọc yêu cầu bài (2)a
- HS làm bài cá nhân ra giấy nháp.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- GV giải nghĩa từ “chầu hẫu”
- HS chữa bài vào vở bài tập theo lời giải đúng.
- Yêu cầu 2b: GV hướng dẫn HS làm
Hoạt động nối tiếp (3’)Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.

8


Thứ tư ngày 26 tháng 12 năm 2018
TỐN
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC
I, MỤC TIÊU
- Biết tính giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép cộng, phép trừ, hoặc chỉ có
phép nhân, phép chia.
Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu.
- HS làm dược các bài tập: 1, 2, 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố về các biểu thức(5’)
- GV yêu cầu 3 HS nêu 3 biểu thức có phép tính cộng, phép nhân, phép chia.
- GV yêu cầu HS tính kết quả.
- GV nhận xét .

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách tính giá trị của biểu thức(15’)
a, Biểu thức chỉ có phép tính cộng trừ.
- Thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải
- HS thực hiện và nêu cách làm
* GV chốt lại: Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện
các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
- HS nhắc lại.
b, Biểu thức chỉ có phép tính nhân, chia
- Thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải
- HS thực hiện cá nhân vào vở nháp- GV gọi 3 HS nêu cách làm.
- HS nêu qui tắc tính – lưu ý cách trình bày các bước.
* GV chốt lại: Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực
hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
- HS nhắc lại
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành(15’)
Bài 1: Củng cố tính giá trị của biểu thức .
- HS làm bài cá nhân vào vở nháp.
- GV gọi 1HS lên bảng làm mẫu một bài
- Lớp nhận xét . GV yêu cầu HS làm vào vở.
- GV củng cố lại cách thực hiện.
Bài 2: Củng cố cách tính giá trị của biểu thức.
- 1 HS đọc yêu cầu bài - HS làm bài cá nhân vào vở
- 4 HS nối tiếp nhau nêu kết quả và nêu cách làm
Bài 3: Củng cố bài tập điền dấu >; <; =
- HS nêu yêu cầu bài- HS làm bài cá nhân
- GV gọi 3 HS chữa bài trên bảng
- GV cùng cả lớp nhận xét chốt bài làm đúng.
*Những học sinh đã hoàn thành các bài tập thì làm bài giảm tải.
Hoạt động nối tiếp (3’)-Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
9



TẬP ĐỌC
VỀ QUÊ NGOẠI
I. MỤC TIÊU
Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ lục bát.
- Hiểu nội dung: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh vật ở quê, yêu
những người dân làm ra lúa gạo.
(Trả lời câu hỏi trong SGK; thuộc 10 dòng thơ dầu).
II. ĐỒ DÙNG : Phương tiện dạy học: Ứng dụng CNTT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng kể qua câu chuyện Đôi bạn(5’)
- GV yêu cầu 3 HS kể nối tiếp 3 đoạn câu chuyện “Đôi bạn”
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài: Thông qua tranh minh họa
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc bài Về quê ngoại(15’)
a, GV đọc mẫu
- Giọng tha thiết, tình cảm.
b, Hướng dẫn HS luyện đọc và kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu:
+ HS đọc nối tiếp mỗi bạn 2 dòng. GV theo dõi, sửa lỗi phát âm
+ HS luyện đọc các từ ngữ khó: đầm sen nở, ríu rít, sực màu rơm phơi…
- Đọc từng khổ thơ trước lớp
+ GV chia 4 đoạn (mỗi đoạn 2 câu)
+ HS nối tiếp nhau đọc (4 lượt).
+ GV giúp HS hiểu nghĩa từ mới ( qua chú giải): Hương trời, chân đất, quê
ngoại, bất ngờ.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
+ GV giúp đỡ các nhóm đọc và sửa lỗi cho nhau.
+ Gọi các nhóm thi đọc trước lớp.

+ Gv cùng HS nhận xét.
- Đọc đồng thanh cả lớp 1 lần.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (10’)
- HS đọc thầm từng khổ thơ, bài thơ, trả lời các câu hỏi SGK:
Câu 1: Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê? (Bạn ở thành phố về thăm quê.)
Câu 2: Quê ngoại bạn ở đâu? (Quê ngoại ở nông thôn).
Câu 3:Bạn thấy ở quê có những gì lạ? (Ở nơng thơn có nhiều cảnh đẹp, cảnh lạ
mà thành phố khơng có).
Câu 4: Bạn nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo? (Bạn nhỏ được gặp những
người làm ra hạt gạo, hiểu họ và thêm yêu thương họ như những người ruột
thịt).
Hỏi : Nội dung bài này muốn nói lên điều gì? (Bạn nhỏ về thăm quê ngoại thêm
yêu cảnh đẹp ở quê, yêu thêm những người dân đã làm ra lúa gạo).
- GV củng cố chốt lại nội dung.
- GV gọi 3 em nhắc lại.
- HS liên hệ thực tế bản thân.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ(5’)
10


- GV đọc lại bài
- Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng 10 dòng thơ đầu (trên bảng phụ, theo phương
pháp xóa dần).
- HS thi đọc thuộc lịng trước lớp.
- GV khuyến khích HS đọc thuộc lịng cả bài.
Hoạt động nối tiếp (3’)- HS nhắc lại nội dung bài thơ

11



LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN
DẤU PHẨY
I, MỤC TIÊU
- Nêu được một số từ ngữ nói về chủ điểm Thành thị và Nông thôn (bài tập 1,
2),
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3).
II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Phương tiện dạy học: Ứng dụng CNTT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố cách đặt câu có hình ảnh so sánh(5’)
- 2 HS đặt 2 câu có hình ảnh so sánh?
+ Tóc mẹ đen mượt như.................
+ Mặt trời đỏ như..............
- HS, GV nhận xét chốt câu đặt đúng.
- Giới thiệu bài : GV giới thiệu trực tiếp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các từ ngữ nói về Thành thị và Nông thôn(20’)
Bài tập 1: Em hãy kể tên:
a) Một số thành phố ở nước ta?
b) Một số vùng quê mà em biết?
- HS đọc yêu cầu trong SGK
- Gv treo bản đồ và HS quan sát trên bản đồ VN thảo luận nhanh theo nhóm đơi.
- Đại diện các nhóm nêu trước lớp ( chỉ trên bản đồ VN)
- GV chốt lại :
+ Các thành phố lớn : Hà Nội, Hải Phịng, Đà nẵng, TP Hồ chí Minh, Cần Thơ.
+ Các thành phố thuộc tỉnh : Điện biên, Thái nguyên, Việt Trì, …
- HS kể tên một vùng quê mà em biết.
- HS suy nghĩ kể nối tiếp: Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Quảng Xương,....
- GV nói một số vùng quê ở Thanh Hố mà chính là q hương của một số em
ở lớp.

Bài tập 2 : Hãy kể tên các sự vật và công việc
a) Thường thấy ở Thành phố
b) Thường thấy ở Nông thôn
- HS đọc yêu cầu bài
- HS trao đổi phát biểu ý kiến, GV cùng HS nhận xét
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS cách đặt dấu phẩy trong đoạn văn(10’)
Bài tập 3: Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp
- HS đọc yêu cầu của bài trên bảng phụ. GV hướng dẫn HS cách làm bài.
- HS làm bài tập vào vở bài tập.
- GV gọi 1HS chữa bài trên bảng lớp .
- HS, GV nhận xét chốt cách điền đúng.
- 2 HS đọc lại đoạn văn và ngắt nghỉ hơi hợp lí, đúng theo yêu cầu.
Hoạt động nối tiếp (3’)- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.

12


TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
LÀNG QUÊ VÀ ĐÔ THỊ
I, MỤC TIÊU
- Nêu được một số đặc điểm của làng quê và đơ thị.
- Kể được về khu phố nơi mình đang sống.
- Các KNS cần GD:+ Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin: So sánh tìm ra những đặc
điểm khác biệt giữa làng quê và đô thị.
+ Tư duy sáng tạo thể hiện hình ảnh đặc trưng của làng quê và đô thị.
II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Các hình trong sách giáo khoa
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố về hoạt động thương mại và lợi ích hoạt động thương mại.
(5’)
- Hãy nêu một số hoạt động thương mại mà em biết?

- Nêu ích lợi của vài hoạt động thương mại?
- Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 2:Tìm hiểu một số đặc điểm về nhà cửa, đường sá của làng quê và đơ
thị. (15’)Làm việc theo nhóm
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- HS quan sát tranh SGK - ghi lại kết quả
Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận nhóm.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- GV kết luận: Ở làng quê: Nhà cửa thường là nhà có mái ngói, vườn rộng, có nhiều
cây cối, đường sá: là đường làng,….
+ Ở đô thị: Nhà cửa thường là nhà cao tầng, khơng có vườn cây, đường sá: là đường
nhựa, nhiều xe cộ qua lại nhất là xe máy, ơ tơ, ….
Hoạt động 3: Tìm hiểu về nghề nghiệp và hoạt động sinh sống của người dân ở làng
quê và đô thị .(10’)
*Cách tiến hành
- GV chia nhóm - HS thảo luận. GV giúp đỡ các nhóm.
- HS trình bày trước lớp.
- GV bổ sung và kết luận:
* Ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các
nghề thủ công,... xung quanh nhà thường có vườn cây, chuồng trại,....; đường làng nhỏ,
ít người và xe cộ qua lại.
* Ở đơ thị, người dân thường đi làm trong công sở, cửa hàng, nhà máy,...; nhà ở tập
trung san sát; đường phố có nhiều người qua lại.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS kể về khu phố nơi mình đang sống.(10’)
- GV gợi ý cho HS những điều nói về khu phố nơi mình đang sống?
- GV u cầu HS kể và nói rõ bạn ở là làng q hay đơ thị? Vì sao?
- HS thảo luận nhóm- Một số HS trình bày trước lớp.
- Từng học sinh liên hệ về nghề nghiệp nơi em đang sống.
Hoạt động nối tiếp (3’) - GV nhận xét tiết học.Chuẩn bị bài sau.


13


THỦ CÔNG
CẮT, DÁN CHỮ E
I. MỤC TIÊU
- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ E.
- Kẻ, cất, dán được chữ E. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán
tương đối phẳng.
- Với học sinh khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ E. Các nét chữ thẳng và đều
nhau. Chữ dán phẳng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Mẫu chữ E.
- Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ E
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét(10’)
- GV giới thiệu mẫu chữ E
- GV hướng dẫn HS quan sát và rút ra nhận xét
+ Nét chữ rộng 1 ô
+ Nửa phía trên và phía dưới của chữ E giống nhau.
+ Nếu gấp đơi chữ E theo chiều ngang thì nửa trên và nửa dưới của chữ trùng khít
nhau.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu (10’)
Bước 1: Kẻ chữ E
- Lật mặt sau tờ giấy thủ công kẻ, cắt 1 hình chữ nhật có chiều dài 5 ơ rộng 2 ô rưỡi
- Chấm các điểm đánh dấu hình chữ E vào hình chữ nhật sau đó kẻ chữ E theo các
điểm đã đánh dấu
Bước 2: Cắt chữ E
- Gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ E sau đó cắt theo đường kẻ nửa chữ E.
- Sau đó mở ra ta được chữ E.

Bước 3: Dán chữ E:
- Thực hiện tương tự như dán các chữ cái ở các bài trước.
- GV tổ chức cho HS tập kẻ cắt chữ E.
Hoạt động 3: HS thực hành cắt dán chữ E.(15’)
- HS nhắc lại cách kẻ, cắt, dán chữ E
- GV nhận xét và nhắc lại các bước theo quy trình.
- GV tổ chức cho HS thực hành kẻ, cắt, dán chữ E.
- GV quan sát uốn nắn giúp đỡ những HS cịn lúng túng để HS hồn thành sản phẩm.
- GV tổ chức cho HS trưng bày, đánh giá và nhận xét sản phẩm.
Hoạt động nối tiếp (3’) Hoàn thành sản phẩm nếu chưa xong.

14


Thứ năm ngày 27 tháng 12 năm 2018
TỐN
TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC (TIẾP)
I, MỤC TIÊU
- Biết cách tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia
- Áp cách được cách tính giá trị của biểu thức để xác định giá trị đúng, sai của
biểu thức.
- HS làm được các bài tập: 1, 2, 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ viết bài tập 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố cách tính giá trị của biểu thức có phép cộng và trừ,
phép nhân(5’)
- GV gọi 2 HS lên bảng
- Tính giá trị của biểu thức sau:
- HS cả lớp làm vào giấy nháp.

- GV nhận xét
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách tính giá trị của biểu thức có các phép
tính +, - , x, : (15’)a, GV nêu ví dụ: 60 + 35 : 5 =
- HS nêu cá phép tính có trong bài tập (+, :)
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện : Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng,
trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước ; rồi thực hiện các
phép tính cộng, trừ sau.
b, GV nêu ví dụ: 86 - 10 x 4 =
- HS nhận xét các phép tính có trong bài tập
- Lớp thực hành vào vở nháp. GV gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- 1HS nêu lại - Cả lớp đọc đồng thanh
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:(15’)
Bài 1: Củng cố cách tính giá trị biểu thức
- HS làm bài cá nhân vào vở ô li
- HS lên bảng chữa bài
- HS, GV nhận xét - HS chữa bài vào vở.
Bài 2: Củng cố cách tính giá trị biểu thức
- HS đọc yêu cầu bài SGK
- Xác định cách thực hiện phép tính nào trước.
- Tính ra giấy nháp từng kết quả của bài tập rồi so sánh với kết quả đã cho để
xác định đúng hay sai.
- HS chữa bài trên bảng lớp.
Bài 3: Rèn kĩ năng Giải toán
- HS làm bài giải vào vở- 1HS lên bảng chữa bài đúng theo 2 bước sau:
GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Yêu cầu HS tìm thêm các cách trả lời khác.
*Những học sinh đã hồn thành các bài tập thì làm bài giảm tải.
Hoạt động nối tiếp (3’)- Dặn HS về ôn lại bài. Chuẩn bị bài sau
15



CHÍNH TẢ
NHỚ VIẾT : VỀ QUÊ NGOẠI
I. MỤC TIÊU
- Nhớ - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức thể thơ lục bát. Bài viết
không mắc quá 5 lỗi.
- Làm đúng bài tập 2a/b
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố phân biệt ch với tr(5’)
- 2 HS viết bảng lớp các từ sau: châu chấu, chật chội, trật tự
- Cả lớp viết vào giấy nháp.
- HS, GV nhận xét
- Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhớ viết bài Về quê ngoại(20’)
a, Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung
- GV đọc 10 dịng đầu bài thơ: Về quê ngoại
- 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ - lớp đọc thầm để ghi nhớ.
- Bài viết muốn nói lên điều gì?
b. Hướng dẫn HS trình bày
- HS nhắc lại cách trình bày đoạn thơ viết theo thể thơ lục bát
- HS tự đọc thầm đoạn thơ để tìm ra những chữ dễ mắc lỗi: hương trời, ríu rít, rực màu,
c, Hướng dẫn HS viết bài
- HS ghi đầu bài , Nhắc nhở cách trình bày
- HS đọc lại bài 1 lần để ghi nhớ
- HS gấp sách để tự nhớ bài và viết bài vào vở.
- Gv lưu ý HS viết cịn hay sai lỗi chính tả.
d, Chấm bài
- GV chấm 15- 16 bài, nhận xét từng bài
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập (5’)

- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm bài cá nhân - GV theo dõi HS làm bài.
- 3 tốp học sinh nối tiếp nhau lên làm bài vào bảng phụ
- HS, GV nhận xét kết luận nhóm thắng cuộc
- 1 số em đọc lại câu đố, hoặc câu ca dao.
Hoạt động nối tiếp (3’) - Dặn HS về ôn lại bài. Chuẩn bị bài sau

16


Thứ sáu ngày 27 tháng 12 năm 2018
TOÁN
LUYỆN TẬP
I, MỤC TIÊU
- Biết tính giá trị của biểu thức các dạng: chỉ có phép cộng, phép trừ ; chỉ có
phép nhân, phép chia; Có cả phép cộng, trừ, nhân, chia.
- HS làm được các bài tập 1, 2, 3
II, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố cách tính giá trị của biểu thức (5’)
- 2 HS lên bảng làm bài tập
a) 234 - 100 : 5
b)369 : 9 + 217
- Nêu cách tính giá trị biểu thức
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm các bài tập 1, 2, 3 (30’)
Bài 1: Củng cố cách tính giá của trị biểu thức.
- 1 HS đọc yêu cầu bài
- HS cả lớp làm bài vào vở . GV giúp đỡ HS cịn lúng túng.
- 1 HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức của bài tập này: Tính từ trái sang
phải.
- GV và học sinh.nhận xét chữa bài, chốt lời giải đúng

Bài 2: Củng cố cách tính giá trị biểu thức.
- HS nêu yêu cầu của bài
- Cả lớp làm bài vào vở, Gọi 4 HS lên bảng chữa bài và nêu cách tính.
- GVvà HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
- HS nêu lại cách tính: Trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì
ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ
sau.
Bài 3: Củng cố cách tính giá trị biểu thức.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài, chữa bài
- GV, HS nhận xét chốt bài làm đúng
- GV nhấn mạnh cách thực hiện tính giá trị của biểu thức
*Những học sinh đã hồn thành các bài tập thì làm bài giảm tải.
Hoạt động nối tiếp (3’)
- GV nhấn mạnh nội dung ôn tập. Chuẩn bị bài sau

17


TẬP LÀM VĂN
NĨI VỀ THÀNH THỊ, NƠNG THƠN
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu biết kể về thành thị, nông thôn dựa theo gợi ý (BT 2).
II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ viết sẵn gợi ý bài tập 2.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng trình bày miệng Giới thiệu về tổ em.(5’)
- 2 HS dựa vào bài viết đã làm trình bày lại trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét
- Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể về Thành thị - Nông thôn.(30’)
Bài tập 2: Kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị).
- 1 HS đọc yêu cầu và gợi ý SGK
+ Nhờ đâu em biết (em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể,....)
+ Cảnh vật, con người ở nơng thơn (hoặc thành thị) có gì đáng u?
+ Em thích nhất điều gì?
- GV hướng dẫn dể HS chọn chủ đề kể.
- HS nói trong nhóm: mình nói, về nơng thơn hay thành thị.
- HS kể trong nhóm. GVgiúp đỡ các nhóm.
- GV gọi 1 số học sinh trình bày trước lớp.
-GV cùng HS nhận xét .
- GV cho HS tham khảo một số bài hay.
Ví dụ: Nghỉ hè em được bố, mẹ cho về quê chơi. Quê em có cánh đồng rộng mênh
mơng cị bay thẳng cánh. Hai bên đường làng là luỹ tre xanh ngắt. Ở đây nhà cửa
không cao và san sát như ở thành phố. Nhà nào nhà nấy đều có vườn cây ăn quả, có ao
cá. Khơng khí ở q thật trong lành và dễ chịu. Khi rời quê lên thành phố, em vẫn còn
lưu luyến quê em.
Hoạt động nối tiếp (3’) Dặn HS viết lại bài tập 2. Chuẩn bị bài sau

18


TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA M
I. MỤC TIÊU:
- Viết đúng chữ hoa M. (1dòng)Viết tên riêng Mạc Thị Bưởi (1 dòng) . Viết câu
ứng dụng : (1 lần bằng chữ cỡ nhỏ).
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét vầ thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa
chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu chữ hoa M.- Các tên riêng: Mạc Thị Bưởi và các câu ứng dụng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng viết chữ hoa từ Lê Lợi(5’)
- Hai HS lên bảng viết từ: Lê Lợi
- GV nhận xét chữ viết của các em
- Giới thiệu bài: GV giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết bảng con(10’)
a, Luyện viết chữ hoa
- HS tìm chữ hoa có trong bài: M
- GV gắn chữ hoa mẫu cho HS quan sát và nhận xét.
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết
- HS tập viết chữ M trên bảng con.
- GV theo dõi giúp đỡ những học sinh viết chậm, nhận xét sữa sai cho từng học
sinh trên bảng con.
b, Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng)
- HS đọc từ ứng dụng: Mạc Thị Bưởi
GV: giúp HS hiểu sơ lược về Mạc Thị Bưởi quê ở Hải Dương là một nữ du kích
hoạt động bí mật trong lòng địch rất gan dạ. Khi bị địch bắt và tra tấn dã man,
chị vẫn không khai. Bọn giặc tàn ác đã sát hại chị.
- HS tập viết trên bảng con. Gv chỉnh sửa cho HS viết đúng mẫu.
c, HS viết câu ứng dụng
- GV giúp học sinh hiểu lời khuyên của câu tục ngữ:
- HS viết trên bảng con các chữ : M, B
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh viết vào vở Tập viết(15’)
- GV nêu yêu cầu bài viết
+ Viết chữ hoa M. (1dòng)
+ Viết tên riêng Mạc Thị Bưởi (1 dòng) .
+ Viết câu ứng dụng :
- HS viết bài vào vở
- GV theo dõi uốn nắn học sinh viết chậm và hay sai, sửa tư thế ngồi viết cho

đúng.
Hoạt động 4: Chấm chữa bài(5’)
- GV chấm 16 - 18 bài để nhận xét và sửa sai cho học sinh.
Hoạt động nối tiếp (2’)GV nhắc học sinh viết chưa đúng, chưa đẹp về nhà vi

19


GDTT
SINH HOẠT LỚP TUẦN 16
I MỤC TIÊU:
- Xây dựng tốt nề nếp học tập, nề nếp lớp tự quản.
- Trong tuần phấn đấu không vi phạm nội quy của đội và của nhà trường đề ra.
- Biểu dương các em có tiến bộ trong học tập, nhắc nhở những em chưa cố gắng
trong học tập.
II CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
HĐ 1: Đánh giá hoạt động trong tuần 16:
a, Ưu điểm:
- Đánh giá những mặt tiến bộ và thực hiện tốt của học sinh.
- Khen ngợi, tuyên dương những HS thực hiện tốt trong học tập và rèn luyện.
b, Nhược điểm:
- Một số em chưa cố gắng trong học tập, chưa chịu khó ơn bài và làm bài tập.
- Trong giờ học một số em còn chú ý, tinh thần xây dựng bài chưa cao.
c, Xếp loại:
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động của từng cá nhân qua báo cáo ghi chép của
tổ trưởng từng tổ để lớp căn cứ xếp loại.
- GV nhận xét kết quả xếp loại của các tổ.
HĐ2: Triển khai hoạt động tuần 17.
- Tiếp tục phấn đấu trong mọi hoạt động để đạt kết quả cao nhất, phấn đấu xếp
thứ nhất.

- Nêu cao ý thức tự giác trong học tập.
- Nêu cao tinh thần đoàn kết thi đua cùng tiến bộ.
HĐ3: Thi giọng hát hay.
- Các tổ cử đại diện lên thi hát.
- Bình chọn bạn hát hay nhất
- Tuyên dương tổ thắng cuộc.
HĐ nối tiếp: - Nhận xét tiết sinh hoạt.
Kí duyệt
Ngày …… tháng ……. Năm 2018
PT CM

Ngô Thị Quang

20


THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
TUẦN 16 (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố cho HS nắm vững một số dân tộc thiểu số ở nước ta.
- Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV và HS: Vở BT trắc nghiệm và tự luận
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Củng cố cho HS nắm vững một số dân tộc thiểu số
- GV yêu cầu HS mở vở bài tập trang 55
Bài 10: Viết tên một số dân tộc thiểu số mà em biết
- HS nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS tự đọc thầm đề bài rồi suy nghĩ để điền từ thích hợp vào chỗ
chấm.

- HS nêu lên trước lớp.
- GV hỏi thêm: Các dân tộc nào sống ở vùng miền Bắc, miền Trung, miền Nam.
- GV củng cố và chốt lại.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đặt câu có hình ảnh so sánh
Bài 11: Chọn những từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hồn chỉnh hình ảnh
so sánh trong các câu sau:
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu
- HS đọc các câu và các từ cần điền.
- HS thảo luận và đưa ra cách điền.
- Đại diện các nhóm nêu trước lớp.
- HS làm bài vào vở.
a) Rễ đa nổi lên trên mặt đất như một bầy trăn khổng lồ.
b) Búp đa nhọn tua tủa như mn nghìn ngọn giáo nhọn hoắt.
c)Hoa đa như nụ vối nụ chè.
d) Quả đa chín đỏ mọng như trái bồ quân.
e) Hạt đa đen nhánh như hạt kê.
- GV gọi HS nối tiếp nêu lên các phương án điền.
- GV nhận xét và đánh giá.
- HS đọc đồng thành câu đã điền.
- GV củng cố và nhấn mạnh cách đặt các câu có hình ảnh so sánh.
Hoạt động nối tiếp:
- Nhắc lại nội dung ôn tập.
- Dặn học sinh về nhà ôn lại.

21


THỰC HÀNH TOÁN
TUẦN 16 (TIẾT1)
I. MỤC TIÊU:

- Củng cố cho HS chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
- Củng cố về giải tốn có lời văn liên quan đến tìm một phần mấy của một số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV và HS : vở BT trắc nghiệm và tự luận.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Củng cố cho HS chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
- HS thực hành làm các bài tập: 14- 15 đến bài 17
Bài 14: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp
a) 813 : 5 = ......(dư .....)
b) 145 : 7 = ..... (dư .....)
- HS làm bài và tìm ra kết quả cần điền.
- a) thương 162 (dư 3)
- b) thương 20 (dư 5)
- GV củng cố cho HS số dư bao giờ cũng bé hơn số chia.
- GV củng cố cho HS làm rút gọn các bước tính.
Bài 16: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp
- Phép chia 100 : 9 có:
+ Thương là 11
+ Số dư là 1
Bài 17 : Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm.
- GV hướng dẫn HS chữa bài.
840 : X = 7
X = 840 : 7
X = 120
- GV củng cố cho HS cách tìm số chia.
Hoạt động 2: Củng cố giải tốn có lời văn liên quan đến tìm một phần mấy
của một số
Bài 18: GV yêu cầu HS tự đọc đề bài rồi làm bài.
- HS chọn phương án A. 46 túi

Bài 19: HS đọc yêu cầu đề bài. Sau đó thực hiện phép chia: 500 : 9 = 55(dư 5)
Vậy HS chọn phương án A. 55 cái bánh và còn thừa lại 5 quả trứng là đúng. B
là phương án sai.
- GV yêu cầu HS giải thích.
Bài 20: HS đọc đề bài. GV hướng dẫn HS làm bài.
- GV hỏi HS bài này giải theo mấy bước?
- GV yêu cầu HS làm bài giải vào vở.
- GV củng cố và chốt lại cách giải bài tốn có lời văn có liên quan đến tìm một
phần mấy của một số, chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
Hoạt động nối tiếp:
- HS đọc thuộc bảng nhân, chia đã học.
22


THỰC HÀNH TOÁN
TUẦN 16 (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố cho HS cách tính giá trị của biểu thức.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV và HS: Vở BT trắc nghiệm tự luận toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- GV yêu cầu HS tự làm các bài tập:2,3,4,5,
Hoạt động 1: Củng cố cho HS cách tính giá trị của biểu thức chỉ có phép
cộng, trừ ; nhân , chia.
- GV theo dõi và giúp HS cách làm
- GV gọi một số HS trả lời kết quả.
Bài 2:Nối biểu thức với kết quả đúng
1-2;2-3 ;3- 1; 4-4
Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S
Để tính giá trị biểu thức chỉ có phép cộng, trừ ta thực hiện như thế nào?

(thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải)
+ HS chọn ý A đúng. B sai
Bài 4: A đúng; B sai
Để tính giá trị biểu thức chỉ có phép nhân và chia ta thực hiện như thế nào?
(thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải)
GV củng cố và nhấn mạnh cách tính giá trị của biểu thức có phép tính cộng,
trừ,nhân , chia.
- GV củng cố cho HS nắm vững lí thuyết. Để tính giá trị biểu thức khơng có dấu
ngoặc và có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện nhân. chia trước,
cộng. trừ sau.
Hoạt động 2: Củng cố về giải toán
- Bài 5:
HS tự làm và nêu kết quả.
GV nhận xét chốt kết quả đúng
Hoạt động nối tiếp (5’)
- HS nêu lại kiến thức vừa được ôn tập.
- Về nhà sửa lại bài nếu còn sai và làm các bài tập còn lại

23


THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
TUẦN 16 (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố cho HS nắm vững và mở rộng các từ về thành thị, nông thôn.
- Củng cố về cách đặt dấu phẩy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV và HS: Vở BT trắc nghiệm và tự luận trang 58
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Củng cố và mở rộng cho HS các từ về thành thị, nông thôn.

- GV yêu cầu HS mở vở bài tập trang 58
Bài 8: Sắp xếp các từ ngữ sau thành hai nhóm
- GV yêu cầu HS tự đọc thầm rồi suy nghĩ để điền từ thích hợp vào hai nhóm
Từ ngữ nói về thành phố
Vườn cây, công viên, cánh đồng lua,
luỹ tre xanh, con đị, cây đa, đình làng,
liềm, cuốc, cấy, gặt, phơi thóc,

Từ ngữ nói về nong thơn
Cơng viên, viện bảo tàng, đường phố,
bến xe buýt, nhà máy, xí nghiệp, rạp
chiếu phim, tấp nập, nhộn nhịp, bn
bán, sầm uất, trình diễn thời trang,
nghiên cứu khoa học.
- GV gọi HS nối tiếp nêu lên các từ thuộc về nông thôn, các từ thuộc thành thị.
- GV nhận xét và đánh giá.
- HS đọc lại 3- 4 em.
- Sau đó GV củng cố và nhấn mạnh các từ ngữ về nông thôn, thành phố.
Hoạt động 2: Củng cố về cách đặt dấu phẩy
- HS đọc nội dung bài tập 9: Đặt dấu phẩy và chỗ thích hợp trong các câu sau:.
- GV yêu cầu cả lớp đọc to các câu để xem khi đọc mình nghỉ tự nhiên ở chỗ
nào, từ đó có cách đặt chính xác.
- HS tự làm bài. GV giúp đỡ các em hiểu và vận dụng để làm.
- HS một số em nêu lên.
a) Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.
b) Các bà, các chị đang sửa soạn khung cửi dệt vải.
c) Thanh niên ra rừng gỡ bẫy gà, bẫy chim.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV củng cố và chốt lại: cách đặt dấu phẩy.
* Nếu cịn thời gian GV cho HS tìm thêm một số từ ngữ nói về nơng thơn,

thành phố.
Hoạt động nối tiếp (5’)
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị viết một đoạn văn nói về thành phố hay nơng
thơn.

24


THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
TUẦN 16 (TIẾT 3)
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng chữ hoa đã học, tên riêng và từ ứng dụng bằng chữ đứng nét đều và
chữ nghiêng.
- Biết viết đúng, đẹp câu ứng dụng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: - Mẫu chữ viết hoa.
HS: - bảng con, vở tập viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS luyện viết vào bảng con:
a, Luyện viết chữ hoa.
- HS tìm các chữ hoa có ở trong bài.
- GV gắn chữ mẫu lên bảng, HS quan sát và viết vào bảng con.
- HS kết hợp nhắc lại cách viết.
- HS tập viết vào bảng con.
b, Luyện viết từ ứng dụng (Tên riêng)
- GV giới thiệu sơ qua về từ ứng dụng đó.
- HS viết trên bảng con, GV nhận xét, sửa sai.
- GV cho HS đọc đoạn văn ứng dụng.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS viết vào vở tập viết:
- GV nêu yêu cầu viết các tên riêng.

- Lưu ý viết đoạn văn có nhiều tên riêng và có dấu gạch nối.
- HS viết bài vào vở.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS, nhắc nhở HS về tư thế ngồi viết. Viết đúng kĩ thuật.
Hoạt động 3: GV chấm chữa bài:
-GV thu khoảng 10 bài – 15 bài chấm.
- GV nhận xét, chữa lỗi chung cho cả lớp và riêng cho các em viết chưa đạt.
Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học.
-Yêu cầu những HS chưa hoàn thành bài về nhà viết tiếp.

25


×