Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Thực trạng và định hướng quảng bá sản phẩm du lịch thành phố phan thiết (tỉnh bình thuận) đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 173 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tạ Chí Thanh

THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUẢNG BÁ
SẢN PHẨM DU LỊCH THÀNH PHỐ PHAN THIẾT,
TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2030

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tạ Chí Thanh

THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUẢNG BÁ
SẢN PHẨM DU LỊCH THÀNH PHỐ PHAN THIẾT,
TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2030
Chun ngành : Địa lí học
Mã số

: 8310501

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ BÌNH



Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả

TẠ CHÍ THANH


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Bình đã hướng dẫn học viên tận
tình để thực hiện nghiên cứu đề tài, xin chân thành cảm ơn Khoa Địa lí và Phịng Sau
Đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ tác giả thực hiện
đề tài nghiên cứu.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các quý cơ quan ban ngành Nhà nước là Cục
Thống kê tỉnh Bình Thuận, Chi cục Thống kê Thành phố Phan Thiết, Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, Trung tâm Thơng tin và Xúc tiến Du lịch tỉnh
Bình Thuận đã hỗ trợ tác giả thực hiện thu thập tài liệu, dữ liệu.
Tơi xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã hỗ trợ tôi trong nhiều công
tác để tôi có thể hồn thành luận văn của mình.


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn

Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng số liệu
Danh mục hình ảnh, biểu đồ, bản đồ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢNG BÁ SẢN PHẨM
DU LỊCH .............................................................................................. 13
1.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................. 13
1.1.1. Tổng quan về sản phẩm du lịch ............................................................. 13
1.1.2. Tổng quan về quảng bá sản phẩm du lịch .............................................. 24
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn điểm đến của khách du lịch .......... 35
1.1.4. Các yếu tố cấu thành quảng bá sản phẩm du lịch .................................. 36
1.1.5. Mơ hình đề xuất nghiên cứu .................................................................. 40
1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................... 46
1.2.1. Kinh nghiệm quảng bá sản phẩm du lịch của Thái Lan......................... 46
1.2.2. Kinh nghiệm quảng bá sản phẩm du lịch của Nhật Bản ........................ 47
1.2.3. Kinh nghiệm quảng bá sản phẩm du lịch của Tp. Đà Nẵng .................. 48
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................. 50
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢNG BÁ SẢN PHẨM DU LỊCH Ở
THÀNH PHỐ PHAN THIẾT ........................................................... 51
2.1. Khái quát về du lịch thành phố Phan Thiết .................................................. 51
2.1.1. Vị trí địa lí thành phố Phan Thiết........................................................... 51
2.1.2. Lịch sử phát triển du lịch thành phố Phan Thiết .................................... 51
2.1.3. Tình hình phát triển du lịch ở thành phố Phan Thiết ............................. 54
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến thành phố
Phan Thiết của du khách nội địa .................................................................... 54


2.2.1. Hình ảnh du lịch ..................................................................................... 54
2.2.2. Động cơ du lịch ...................................................................................... 57

2.2.3. Chi phí chuyến đi ................................................................................... 58
2.2.4. Quảng bá sản phẩm du lịch .................................................................... 59
2.3. Các yếu tố cấu thành của hoạt động quảng bá sản phẩm du lịch ở thành
phố Phan Thiết .............................................................................................. 60
2.3.1. Sản phẩm du lịch .................................................................................... 60
2.3.2. Phương tiện quảng bá............................................................................. 76
2.3.3. Chi phí quảng bá .................................................................................... 77
2.3.4. Thông tin quảng bá ................................................................................ 78
2.3.5. Tâm lý du khách ..................................................................................... 79
2.3.6. Chiến lược quảng bá .............................................................................. 81
2.4. Thực trạng quảng bá sản phẩm du lịch thành phố Phan Thiết ...................... 82
2.4.1. Thực trạng quảng bá theo sản phẩm du lịch ......................................... 82
2.4.2. Thực trạng quảng bá sản phẩm du lịch thông qua các phương tiện
quảng bá ................................................................................................. 84
2.5. Đánh giá thực trạng quảng bá sản phẩm du lịch ở thành phố Phan Thiết ..... 87
2.5.1. Đánh giá tổng quan thực trạng quảng bá sản phẩm du lịch ở thành
phố Phan Thiết ..................................................................................... 87
2.5.2. Phương pháp đánh giá thực trạng quảng bá sản phẩm du lịch ở
thành phố Phan Thiết ............................................................................ 88
2.5.3. Đánh giá vai trò của quảng bá sản phẩm du lịch đến quyết định lựa
chọn điểm đến Tp. Phan Thiết của du khách nội địa ............................ 95
2.5.4. Đánh giá các yếu tố của quảng bá sản phẩm du lịch tác động đến du
khách ................................................................................................... 100
Tiểu kết Chương 2 .............................................................................................. 106
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG QUẢNG BÁ SẢN PHẨM DU LỊCH Ở
THÀNH PHỐ PHAN THIẾT ĐẾN NĂM 2030 ............................. 108
3.1. Cơ sở đề xuất xây dựng định hướng ........................................................... 108
3.1.1. Căn cứ vào quy hoạch cấp quốc gia ..................................................... 108



3.1.2. Căn cứ vào quy hoạch cấp vùng và địa phương .................................. 121
3.1.3. Căn cứ vào quy hoạch phát triển ngành du lịch ................................... 123
3.1.4. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu ............................................................ 124
3.2. Định hướng quảng bá sản phẩm du lịch ...................................................... 125
3.2.1. Quảng bá phù hợp với tâm lý du khách ............................................... 125
3.2.2. Chiến lược quảng bá sản phẩm du lịch ................................................ 126
3.2.3. Chất lượng thông tin du lịch ................................................................ 126
3.2.4. Phát huy sản phẩm du lịch ................................................................... 127
3.2.5. Phương tiện quảng bá........................................................................... 127
3.2.6. Chi phí quảng bá .................................................................................. 127
3.3. Một số giải pháp quảng bá sản phẩm du lịch .............................................. 128
3.3.1. Giải pháp phát triển quảng bá dựa trên tâm lý của du khách ............... 128
3.3.2. Đẩy mạnh chiến lược quảng bá sản phẩm du lịch ............................... 129
3.3.3. Nâng cao chất lượng thông tin quảng bá ............................................. 130
3.3.4. Phát triển sản phẩm du lịch .................................................................. 131
3.3.5. Đa dạng hóa các phương tiện quảng bá ............................................... 132
3.3.6. Sử dụng hiệu quả chi phí quảng bá ...................................................... 133
Tiểu kết Chương 3 .............................................................................................. 134
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 135
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ......................... 136
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 137
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải thích

ANTV


:

Truyền hình Cơng an Nhân dân

BBC

:

British Broadcasting Corporation

BTV

:

Đài Phát thanh và truyền hình Bình Thuận

CNN

:

Cable News Network

EFA

:

Exploratory factor analysis

EU-ESRT


:

Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm với
Mơi trường và Xã hội

HTV

:

Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh

PGS.TS

:

Phó Giáo sư Tiến Sĩ

SPSS

:

Statistical Package for the Social Sciences

TP

:

Thành phố


TS

:

Tiến sĩ

USD

:

Đô la Mỹ

VOV

:

Đài Tiếng nói Việt Nam

VTV

:

Đài Truyền hình Việt Nam


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1.

Sự khác nhau giữa quảng bá và quảng cáo ........................................... 34


Bảng 2.1.

Giá trị trung bình và trung vị của hình ảnh điểm đến Tp. Phan Thiết
theo đánh giá của du khách nội địa ....................................................... 55

Bảng 2.2.

Kết quả nhận định hình ảnh điểm đến Tp. Phan Thiết của du khách
nội địa phân theo giới tính .................................................................... 56

Bảng 2.3.

Động cơ quyết định lựa chọn điểm đến du lịch Tp. Phan Thiết của
du khách nội địa .................................................................................... 58

Bảng 2.4.

Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch đến tỉnh Bình Thuận trong
giai đoạn 2013 – 2018 ........................................................................... 58

Bảng 2.5.

Danh sách các bãi biển có khả năng khai thác du lịch.......................... 61

Bảng 2.6.

Hệ thống các điểm di tích lịch sử - vắn hóa, kiến trúc nghệ thuật
cấp quốc gia và cấp tỉnh ở Tp. Phan Thiết............................................ 65

Bảng 2.7.


Hiện trạng cơ sở lưu trú và khách sạn ở Tp. Phan Thiết, tỉnh Bình
Thuận năm 2019 ................................................................................... 69

Bảng 2.8.

Tình hình phát triển cơ sở khách sạn theo cấp độ ở Tp. Phan Thiết
trong giai đoạn 2010 – 2019 ................................................................. 70

Bảng 2.9.

Hiện trạng một số tuyến đường giao thông phục vụ cho hoạt động
du lịch của Tp. Phan Thiết .................................................................... 71

Bảng 2.10. Hệ thống một số cơ sở ăn uống, mua sắm đạt chất lượng tiếp nhận
du khách của Tp. Phan Thiết ................................................................ 72
Bảng 2.11. Nhận định của du khách nội địa về phương tiện quảng bá sản phẩm
du lịch ở Tp. Phan Thiết ....................................................................... 76
Bảng 2.12. Tổng số vốn đầu tư thực hiện cho công tác quảng bá thông qua hội
chợ và triển lãm du lịch ........................................................................ 77
Bảng 2.13. Cảm nhận của du khách về thông tin quảng bá sản phẩm du lịch ở
Tp. Phan Thiết....................................................................................... 79
Bảng 2.14. Cảm nhận của du khách nội địa về yếu tố tâm lý tác động đến quảng
bá sản phẩm du lịch Tp. Phan Thiết ..................................................... 80


Bảng 2.15. Cảm nhận của du khách nội địa về chiến lược quảng bá sản phẩm
du lịch ở Tp. Phan Thiết ....................................................................... 81
Bảng 2.16. Tình hình tham gia hội chợ và triển lãm du lịch của tỉnh Bình Thuận
trong giai đoạn 2016 – 2020 ................................................................. 84

Bảng 2.17. Tình hình triển khai thông tin trên mạng Internet................................. 85
Bảng 2.18. Cơ sở xây dựng tiêu chí của phiếu khảo sát ......................................... 89
Bảng 2.19. Số lượng biến và quy mô cỡ mẫu cần thực hiện ................................... 90
Bảng 2.20. Giới tính và nghề nghiệp của du khách nội địa .................................... 91
Bảng 2.21. Kết quả kiểm định hệ số Cronbach's Alpha của các thang đo .............. 96
Bảng 2.22. Kết quả tổng hợp bảng ma trận xoay của nhân tố sử dụng trong mơ
hình nghiên cứu thực hiện lần 1 ............................................................ 97
Bảng 2.23. Kết quả sự tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc ................ 98
Bảng 2.24. Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn điểm đến của khách du lịch nội địa đến Tp. Phan Thiết .............. 99
Bảng 2.25. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của các thang đo ..................... 100
Bảng 2.26. Kết quả tổng hợp bảng ma trận xoay của nhân tố sử dụng trong mơ
hình nghiên cứu thực hiện lần 1 .......................................................... 101
Bảng 2.27. Kết quả tổng hợp bảng ma trận xoay của nhân tố sử dụng trong mơ
hình nghiên cứu thực hiện lần 2 .......................................................... 103
Bảng 2.28. Kết quả sự tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc .............. 104
Bảng 2.29. Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố quảng bá ảnh hưởng đến du
khách hồi quy đa biến ......................................................................... 105


DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ
Hình 1.1.

Mơ hình nghiên cứu lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
lựa chọn điểm đến du lịch của du khách ............................................... 41

Hình 1.2.

Mơ hình các yếu tố quyết định lựa chọn điểm đến Bình Thuận ........... 41


Hình 1.3.

Mơ hình các yếu tố tác động của hoạt động quảng bá đến sự trung
thành điểm đến du lịch của du khách.................................................... 42

Hình 1.4.

Mơ hình các yếu tố quảng bá thơng qua phương tiện truyền thông
tác động đến quyết định du lịch của du khách ...................................... 43

Hình 1.5.

Mơ hình các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn điểm đến Tp.
Phan Thiết của du khách nội địa ........................................................... 44

Hình 1.6.

Các yếu tố cấu thành của hoạt động quảng bá tác động đến quyết
định lựa chọn điểm đến Tp. Phan Thiết của du khách nội địa.............. 45

Hình 2.1.

Bản đồ hành chính Tp. Phan Thiết ....................................................... 53

Hình 2.2.

Hệ thống tài nguyên du lịch và sự phân bố một số điểm du lịch của
Tp. Phan Thiết....................................................................................... 64

Hình 2.3.


Biểu đồ thể hiện cơ cấu số lần khách du lịch nội địa đến du lịch ở
Tp. Phan Thiết....................................................................................... 92


1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Du lịch được xác định là ngành kinh tế quan trọng của Tp. Phan Thiết, tỉnh Bình
Thuận, ngành du lịch đem lại nhiều nguồn lợi to lớn cho kinh tế của địa phương, thúc
đẩy sự phát triển kinh tế của Tp. Phan Thiết. Trong 6 tháng đầu năm 2019, doanh thu
du lịch của thành phố Phan Thiết đạt 5.400 tỉ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ. Số lượng
khách du lịch tăng trưởng tốt đạt 2,3 triệu lượt khách, trong đó là 270.000 lượt khách
nước ngoài (T. Duyên, 2019). Tuy nhiên, hoạt động du lịch của Tp. Phan Thiết phát
triển chưa tương xứng với tiềm năng, so sánh với doanh thu du lịch của Tp. Đà Nẵng
trong mười tháng đầu năm 2019 đạt 19.936 tỉ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm
2018 (Hoàng Gia Bảo, 2019). Tp. Nha Trang trong năm 2019 đã có tổng lượt khách
lưu trú khoảng 7.000 nghìn lượt, thị trường khách quốc tế tăng mạnh chủ yếu là du
khách Trung Quốc.
Tp. Phan Thiết có tổng cộng 28 điểm tài nguyên du lịch, chiếm 16,8% tổng số
lượng điểm tài nguyên du lịch của tỉnh Bình Thuận và là khu vực có số lượng điểm
tài nguyên du lịch lớn nhất của tỉnh. Trong đó, có 18 điểm tài nguyên du lịch văn hóa,
và 10 điểm tài nguyên du lịch tự nhiên (La Nữ Ánh Vân, 2012). Hệ thống tài nguyên
du lịch của Tp. Phan Thiết có tính đặc thù cao, với đặc trưng về khí hậu và cảnh quan,
đây là khu vực có tài nguyên cát lớn nhất cả nước, với những đồi cát được mệnh danh
là tiểu Sahara của Việt Nam (Mai Hương, 2017). Đồng thời, Tp. Phan Thiết với bề
dày lịch sử phát triển lâu đời là nơi giao thoa văn hóa của các dân tộc Chăm, Hoa và
Kinh, ghi nhiều dấu ấn của lịch sử dân tộc, qua đó, hình thành hệ thống tài ngun
du lịch phong phú và đa dạng. Tp. Phan Thiết là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa,
chính trị của tỉnh Bình Thuận, các hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch của thành phố

như hệ thống giao thông vận tải, cơ sở lưu trú và ẩm thực, các dịch vụ giải trí có chất
lượng khá tốt và thường xuyên được nâng cấp. Vì vậy, Tp. Phan Thiết có điều kiện
thuận lợi để hình thành các sản phẩm du lịch đặc thù, có sức cạnh tranh với các sản
phẩm du lịch của các trung tâm du lịch biển khác trong vùng Duyên hải Nam Trung
Bộ. Tuy nhiên, hoạt động khai thác sản phẩm du lịch hiện nay vẫn chưa xứng với
tiềm năng du lịch của Tp. Phan Thiết (Duy Quang, 2019).


2
Du khách chịu tác động của nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn sản phẩm
du lịch thích hợp cho bản thân và quyết định điểm đến của du khách là một quá trình
phức tạp. Sản phẩm du lịch là một sản phẩm vơ hình mà du khách chỉ được sử dụng
sau khi đến điểm đến. Vì vậy, các công cụ quan trọng kết nối du khách và điểm đến
du lịch thuộc về hoạt động tiếp thị bao gồm nhiều công cụ như quảng cáo, khuyến
mãi, quảng bá. Trong đó, quảng bá sản phẩm du lịch là cơng cụ hữu hiệu kết nối thị
trường du lịch giữa điểm đến và du khách. Quảng bá có lợi thế mạnh mẽ trong hoạt
động cần phát triển niềm tin của đối tượng tiếp cận. Quảng bá sản phẩm du lịch càng
hiệu quả sẽ tác động mạnh đến việc phát triển du lịch của địa phương. Sản phẩm du
lịch của Tp. Phan Thiết có sự tương đồng về yếu tố biển với các trung tâm du lịch
khác của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ như Nha Trang, Đà Nẵng (Đinh Văn Sơn,
2011), vì vậy, việc thực hiện tốt công tác quảng bá sản phẩm du lịch của Tp. Phan
Thiết với những đặc sắc và yếu tố riêng là cơ sở quan trọng thúc đẩy phát triển hoạt
động du lịch tại địa phương.
Qua đó, phân tích thực trạng quảng bá sản phẩm du lịch của thành phố trên cơ
sở đánh giá vai trò và các yếu tố tác động đến quảng bá của Tp. Phan Thiết là điều
kiện quan trọng thúc đẩy phát triển du lịch, từ đó, đề xuất một số định hướng và giải
pháp phát triển hoạt động quảng bá ở Tp. Phan Thiết. Đề tài góp phần xây dựng cơ
sở lí luận và thực tiễn về hoạt động quảng bá sản phẩm du lịch ở Tp. Phan Thiết. Vì
vậy, tác giả quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu: “Thực trạng và định hướng quảng
bá sản phẩm du lịch Tp. Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) đến năm 2030”.

2. MỤC TIÊU - NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
Phân tích các yếu tố cấu thành quảng bá sản phẩm du lịch và thực trạng quảng
bá sản phẩm du lịch ở Tp. Phan Thiết. Từ đó, đề xuất một số định hướng và giải pháp
đẩy mạnh hoạt động quảng bá sản phẩm du lịch ở Tp. Phan Thiết đến năm 2030.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan chọn lọc những vấn đề cơ sở lí luận và thực tiễn về sản phẩm du
lịch và quảng bá sản phẩm du lịch.


3
- Phân tích thực trạng và các yếu tố cấu thành hoạt động quảng bá sản phẩm du
lịch ở Tp. Phan Thiết.
- Đánh giá các yếu tố cầu thành của hoạt động quảng bá sản phẩm du lịch trong
việc lựa chọn điểm đến của du khách.
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp quảng bá sản phẩm du lịch ở Tp. Phan
Thiết.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Về nội dung
Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn, xây dựng mơ hình nghiên cứu vai trị và các
yếu tố cấu thành quảng bá sản phẩm du lịch. Phân tích thực trạng phát triển du lịch
và quảng bá sản phẩm du lịch ở Tp. Phan Thiết qua các loại sản phẩm du lịch và qua
các hình thức quảng bá. Đánh giá vai trò của hoạt động quảng bá và đánh giá các yếu
tố cấu thành của hoạt động quảng bá đối với quyết định lựa chọn điểm đến Tp. Phan
Thiết của du khách nội địa. Từ đó, đề xuất một số định hướng và giải pháp nâng cao
hoạt động quảng bá sản phẩm du lịch của Tp. Phan Thiết đến năm 2030.
3.2. Về không gian nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu tổng quan trên tồn bộ khơng gian của Tp. Phan Thiết, trong
mối quan hệ với tỉnh Bình Thuận.
3.3. Về thời gian

Nguồn dữ liệu để phân tích thực trạng từ nănm 2013 – 2018, dữ liệu khảo sát sẽ
dự kiến khoảng năm 2020.
4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
4.1. Các nghiên cứu quốc tế
Theo nhóm tác giả Jewoo Kim, Jinhyun Jun, Eunkyoung Park và Choong-Ki
Lee với bài báo “Investigating public relations as a destination promotion strategy:
The role of multiple dimensions of publicity” tạm dịch là “Điều tra quảng bá là một
chiến lược xúc tiến: Vai trị của nhiều chiều cơng khai quảng bá”, trích từ Tạp chí
Journal of Travel & Tourism Marketing, 2017. Nhóm tác giả đúc kết được mơ hình
nghiên tác động của quảng bá đến với quyết định du lịch của du khách bao gồm hai
hướng tác động trực tiếp và gián tiếp thông quan phương tiện truyền thông. Kết quả


4
nghiên cứu chỉ ra hoạt động quảng bá có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn
điểm đến của du khách. Hoạt động quảng bá bằng hình thức truyền miệng mang lại
hiệu quả nhất du lịch. Trong nhân tố phương tiện truyền thơng cơng khai nhóm yếu
tố sự nổi bật và sự hấp dẫn là hai yếu tố tác động mạnh đến quyết định lựa chọn điểm
đến của du lịch (Kim và c.s., 2018). Đồng thời, đề tài cũng chỉ ra rằng việc sử dụng
hiệu quả chiến lược quảng bá sẽ tổ chức hoạt động xúc tiến du lịch tại điểm với nguồn
ngân sách hạn chế.
Theo nhóm tác giả Hussein M. Hussein Ibrahim, Shadi Ali al-hrout, Khaled
morshed Ayed alsardia và Mohammad ragab Al-laymoun trong bài báo “Factors
Influencing Tourism Marketing Strategies in Jordanian Five Stars Hotels” tạm dịch
là “Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch chiến lược tiếp thị khách sạn 5 sao ở Jordan”
trích từ Tạp chí International Journal of Marketing Studies, 2018, nhóm tác giả đã
khẳng định yếu tố quảng bá và sự ổn định chính trị là những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng tích cực đến chiến lược tiếp thị khách sạn 5 sao ở Jordan (Hussein Ibrahim và
c.s., 2018). Qua đó, yếu tố quảng bá sản phẩm du lịch là một điều kiện quan trọng để
thúc đẩy xây dựng hình ảnh và phát triển du lịch của mỗi quốc gia.

Theo Wen – Hsiang Lai và Nguyễn Quang Vinh với bài báo “How Promotional
Activities and Evaluative Factors Affect Destination Loyalty: Evidence from
International Tourists of Vietnam” tạm dịch là “Tác động của hoạt động chiêu thị đến
sự trung thành điểm đến của du khách” trích từ International Journal of Marketing
Studies, yếu tố chiêu thị là một yếu tố quan trọng của Marketing du lịch bao gồm
quảng cáo, quảng bá, xúc tiến, nhưng các nhà hoạch định tiếp thị ở Việt Nam có xu
hướng khó khăn khi lựa chọn công cụ xúc tiến. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt
động quảng bá có mơi quan hệ tương đối với yếu tố sự kỳ vọng, sự hài lòng và sự
trung thành của du khách (Lai và Vinh, 2013). Qua đó, hoạt động quảng bá có tác
động mạnh đến quyết định lựa chọn điểm đến và cảm nhận của du khách.
4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Bài báo “Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn
2015 – 2020” của TS. Lưu Thanh Tâm, trích từ Tạp chí Kinh tế Địa Phương, 2015,
Số 22, tr. 78 – 81, đã phân tích thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận dựa theo


5
lượng khách và nhận định một số khó khăn trong phát triển du lịch, đa phần các khó
khăn chỉ tồn tại chủ yếu đến từ nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội (Lưu Thanh Tâm,
2015). Tác giả kết luận những hạn chế trong phát triển du lịch có yếu tố quảng bá du
lịch, qua đó, cho thấy vai trị của yếu tố quảng bá du lịch có tác động mạnh đến việc
phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận.
Trong báo cáo tổng hợp “Quy hoạch tổng hợp phát triển khu du lịch quốc gia
Mũi Né, tỉnh Bình Thuận đến năm 2030” của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh
Bình Thuận, đã nghiên cứu tổng quan về hệ thống tài nguyên du lịch, các dịch vụ du
lịch và xác định một số sản phẩm du lịch chính của tỉnh Bình Thuận. Nghiên cứu
khẳng định hoạt động quảng bá có tác động mạnh đến sự phát triển du lịch của tỉnh
Bình Thuận (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, 2018). Báo cáo đã
trình bày tương đối đầy đủ về thực trạng khai thác sản phẩm du lịch và định hướng
phát triển các sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh của tác giả Nguyễn Xuân Vinh “Xây
dựng chiến lược thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng” đã đề cập đến nội dung
chiến lược của thương hiệu du lịch, tác giả đã thực hiện phân loại và xác định thị
trường mục tiêu, xây dựng và định vị thương hiệu du lịch của địa phương nhằm xây
dựng chiến lược phát triển và quảng bá sản phẩm du lịch của thành phố Đà Nẵng.
Trong bài báo “Ứng dụng một số tiêu chí truyền thơng Marketing địa phương
nhằm phát triển du lịch tỉnh Bến Tre” của tác giả Đặng Thanh Liêm đã đề cập đến
hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch cần phải xây dựng các tiêu chí đánh giá
Marketing nhằm phát huy chiến lược đi vào chiều sâu và đúng hướng, góp phần gia
tăng giá trị của hoạt động du lịch trên địa bàn.
Để nâng cao hiệu quả của một trong những phương tiện tuyên truyền quảng bá
du lịch, Lê Anh Tuấn, với đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp bộ năm 2007, "Nghiên
cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên
truyền quảng bá thông qua các ấn phẩm thông tin du lịch đối với một số thị trường
du lịch quốc tế trọng điểm", với mục tiêu nghiên cứu về ấn phẩm thông tin du lịch,
đánh giá thực trạng việc sử dụng các ấn phẩm thông tin trong tuyên truyền quảng bá
hướng tới một số thị trường quốc tế trọng điểm, và đề xuất một hệ thống giải pháp


6
mang tính ứng dụng nhằm nâng cao hiệu quả chuyển tải thông tin và hiệu ứng tác
động của các ấn phẩm thông tin du lịch.
Trong luận văn Thạc sĩ của tác giả Phan Thị Thái Hà với đề tài “Phát triển hoạt
động tuyên truyền quảng bá du lịch của các trung tâm xúc tiến du lịch tại các địa
phương. Nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội” đã đưa ra các tiêu chí quan trọng để đánh
giá tính hiệu quả của thực trạng quảng bá được tổ chức bao gồm nội dung và hình
thức, đa dạng thơng tin du lịch, kênh thông tin, chất lượng thông tin và tổ chức hội
thảo. Đề tài đã tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển các tiêu chí đánh giá hoạt
động quảng bá sản phẩm du lịch tại địa phương.
Trong bài báo “Tài nguyên du lịch biển, đảo tỉnh Bình Thuận” của tác giả La

Nữ Ánh Vân, đã xác định tài nguyên du lịch biển và đảo là những tài nguyên thế
mạnh của tỉnh Bình Thuận với dạng địa hình biển, mơi trường và cảnh quan biển. Tp.
Phan Thiết có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tham
quan và nghiên cứu, câu cá, lặn biển và thể thao trên biển, du lịch chữa bệnh, du lịch
thể thao (La Nữ Ánh Vân, 2011). Qua đó, Tp. Phan Thiết có nhiều điều kiện thuận
lợi để phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương.
Trong luận án Tiến sĩ Địa lí của tác giả La Nữ Ánh Vân về nội dung “Phát triển
du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm bền vững” đã xác định quảng bá du lịch là
một giải pháp bền vững để thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh Bình Thuận (La Nữ
Ánh Vân, 2012). Hoạt động quảng bá du lịch góp phần bảo vệ và duy trì các sản phẩm
du lịch tại địa phương, tránh những tác động tiêu cực đến tài nguyên du lịch. Công
tác quảng bá sản phẩm du lịch góp phần mở rộng thị trường và khuyến khích hoạt
động du lịch bền vững đảm bảo các mặt về kinh tế - xã hội – môi trường.
Trong luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của du khách – trường hợp lựa chọn điểm
đến Hội An của khách du lịch Tây Âu – Bắc Mỹ” của tác giả Trần Thị Kim Thoa đã
xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách
bao gồm hình ảnh điểm đến, động cơ du lịch, thái độ, giá tour du lịch, nhóm tham
khảo và truyền thơng. Trong đó, nhóm truyền thơng là nhóm yếu tố có mức độ tác
động đến du khách thấp nhất, qua đó, thể hiện cơng tác truyền thông đối với các du


7
khách quốc tế còn nhiều hạn chế (Trần Thị Kim Thoa, 2015). Tăng cường phát triển
công tác truyền thông, đặc biệt là hoạt động quảng bá du lịch góp phần thúc đẩy du
lịch phát triển mạnh trong giai đoạn tiếp theo.
Theo tác giả Trần Ngọc Hoàng với luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn điểm đến du lịch tỉnh Bình Thuận của khách du lịch trong nước” đã
xác định được 4 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của du khách theo mức độ tác động
giảm dần là cảnh quan, phương án tài chính tốt nhất có thể, thuận tiện di chuyển và

để biết thêm kiến thức (Trần Ngọc Hồng, 2019). Về mặt hàm ý chính sách của các
yếu tố tác động thể hiện được một số vấn đề như bảo vệ tài nguyên du lịch biển trước
sự biến đổi khí hậu và tình trạng, cải thiện các dịch vụ du lịch như dịch vụ giao thông
vận tải nội tỉnh và các tỉnh thành lân cận, hoạt động tiếp nhận kiến thức của du khách
đối với điểm du lịch cịn nhiều hạn chế. Qua đó, tỉnh Bình Thuận có nhiều điều kiện
để phát triển các sản phẩm du lịch, tuy nhiên, vẫn còn tồn đọng nhiều thách thức và
hạn chế cần được giải quyết.
Theo hai tác giả Trần Ngọc Nam và Trần Huy Khang trong cuốn sách “Hướng
dẫn du lịch Việt Nam Marketing du lịch” đã thể hiện được khái niệm và một số mơ
hình và chiến lược chu kỳ đời sống của sản phẩm du lịch. Trình bày nội dung của
hoạt động chiêu thị và phân biệt quảng bá với các hoạt động chiêu thị khác như quảng
cáo và khuyến mãi (Trần Ngọc Nam, 2005). Qua đó, thể hiện những cơ sở lí thuyết
quan trọng của hoạt động quảng bá trong việc phát triển du lịch.
Trên cơ sở tham khảo các đề tài, sách, bài báo khoa học và các tài liệu có liên
quan trong lĩnh vực quảng bá, sản phẩm du lịch và du lịch tỉnh Bình Thuận, du lịch
Tp. Phan Thiết, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách.
Tác giả nhận định, các đề tài đã có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng
cơ sở lí luận về các nội dung, tuy nhiên, các đề tà nghiên cứu chỉ xem xét hoạt động
quảng bá sản phẩm du lịch là một yếu tố phụ trợ thúc đẩy phát triển du lịch và chưa
có nghiên cứu chính thức về các yếu tố cấu thành của quảng bá có tác động đến du
khách. Vì vậy, tác giả quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu tập trung vào việc phân
tích thực trạng hoạt động quảng bá trên cơ sở đánh giá vai trò và các mức độ tác động


8
của các yếu tố cấu thành hoạt động quảng bá có tác động đến quyết định lựa chọn
điểm đến của du khách.
5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm tổng hợp

Sản phẩm du lịch là một sản phẩm đặc biệt là sự kết hợp giữa tài nguyên du lịch
và dịch vụ du lịch, hình thức tồn tại có thể là hữu hình và vơ hình, khai thác sản phẩm
du lịch hiệu quả cần sự phối hợp của nhiều yếu tố cấu thành. Phát triển sản phẩm du
lịch cần đặt trong mối quan hệ tổng hịa của tình hình phát triển du lịch của Tp. Phan
Thiết. Hoạt động quảng bá sản phẩm du lịch là cầu nối quan trọng giữa du khách đến
sản phẩm du lịch, quảng bá sản phẩm du lịch cần sự phối hợp của nhiều đối tượng
như các cơ quan quản lí, doanh nghiệp, du khách. Khai thác hiệu quả quảng bá sản
phẩm du lịch cần sự phối hợp của nhiều yếu tố cấu thành như sản phẩm du lịch có
chất lượng tốt, phương tiện quảng bá đa dạng, thông tin quảng bá đúng sự thật, tâm
lý của du khách khi tiếp nhận hoạt động quảng bá, các chiến lược quảng bá trong từng
thời kì và từng giai đoạn, chi phí quảng bá của các bên. Các chương trình thực hiện
quảng bá được thực hiện phù hợp với sự phát triển tình hình chung của du lịch của
Tp. Phan Thiết. Qua đó, phân tích và đánh giá hoạt động quảng bá sản phẩm du lịch
của Tp. Phan Thiết phải dựa trên quan điểm tổng hợp, để đánh giá tổng quan sự được
hệ thống sản phẩm du lịch tại Tp. Phan Thiết và đồng thời phân tích quảng bá sản
phẩm du lịch trong mối quan hệ chung với hoạt động du lịch của địa phương.
5.1.2. Quan điểm phát triển bền vững
Hoạt động quảng bá sản phẩm du lịch cần có tính chiến lược lâu dài, với mục
tiêu đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phát triển bền vững là quan
điểm và đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước. Hoạt động quảng bá sản phẩm
du lịch là một hoạt động có sự tổng hợp của nhiều bên, vì vậy, cần phát huy giá trị
bền vững trong phát triển với trọng tâm vừa kích thích phát triển kinh tế và xã hội
nhưng cũng bảo tồn hệ thống tài ngun mơi trường.
Q trình khai thác kinh tế từ sản phẩm du lịch có thể bị suy giảm chất lượng
và số lượng, sự xuống cấp của hệ thống tài nguyên và chất lượng của dịch vụ du lịch


9
sẽ tác động tiêu cực đến khả năng phát triển du lịch của địa phương. Hoạt động quảng
bá sản phẩm du lịch nhằm thúc đẩy sự phát triển về du lịch của địa phương, qua đó,

nhằm đảm bảo về việc thúc đẩy kinh tế địa phương, phát triển xã hội nhưng không
tác động tiêu cực đến môi trường được thực hiện dựa trên quan điểm phát triển bền
vững. Hoạt động quảng bá sản phẩm du lịch không dừng ở mục tiêu thu hút khách du
lịch, tạo thêm doanh thu, mà thơng qua hoạt động quảng bá, góp phần giúp du khách
nhận biết tầm quan trọng của bản thân trong việc bảo vệ các sản phẩm du lịch của
thành phố.
5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Hệ thống sản phẩm du lịch cũng có sự vận động, phát triển và biến đổi theo q
trình của nó, đồng thời, nhu cầu du lịch của du khách cũng có sự thay đổi theo thời
gian. Hoạt động quảng bá là hoạt động kết nối giữa nhu cầu du lịch và hệ thống sản
phẩm du lịch của địa phương, vì vậy, quảng bá sản phẩm du lịch cũng được đặt trong
mối quan hệ phát triển của sản phẩm du lịch và nhu cầu của du khách. Quan điểm
lịch sử - viễn cảnh được vận dụng để phân tích q trình hình thành và phát triển của
hệ thống sản phẩm du lịch của Tp. Phan Thiết. Hệ thống sản phẩm du lịch của thành
phố có lịch sử phát triển lâu đời, vì vậy, ứng dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh vào
nghiên cứu nhằm đánh giá đúng đắn chu kì phát triển của sản phẩm, đồng thời, hoạt
động quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương đã có những thành tựu và hạn chế
trong q trình phát triển. Qua đó, đánh giá chính xác về vai trò và các yếu tố cấu
thành của hoạt động quảng bá giúp đưa ra các dự báo về xu hướng quảng bá sản phẩm
du lịch của thành phố mang tính hiệu quả và bền vững trong tương lai.
5.1.4. Quan điểm hệ thống
Hoạt động phát triển và quảng bá sản phẩm du lịch được đặt trong mối quan hệ
có hệ thống của toàn ngành du lịch. Quảng bá sản phẩm du lịch là một hoạt động có
sự phối hợp của nhiều ngành kinh tế, nhiều đơn vị thực hiện. Quảng bá là một bộ
phận quan trọng của hoạt động du lịch. Mức độ tác động của quảng bá sản phẩm du
lịch sẽ tạo ra một hệ quả dây chuyền trong quá trình phát triển của ngành du lịch tại
địa phương. Qua đó, việc nghiên cứu hoạt động quảng bá sản phẩm du lịch cần gắn
liền với hệ thống của ngành du lịch, để xem xét các mối quan hệ biện chứng giữa các



10
yếu tố và thành phần. Đánh giá theo quan điểm hệ thống giúp nhìn nhận chính xác
mối quan hệ giữa các yếu tố của ngành du lịch tác động với nhau và hoạt động quảng
bá tác động đến các yếu tố đấy.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả thực hiện thu thập tài liệu từ các cơ quan
ban ngành, một số doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Một số đơn vị cơ quan ban ngành
như Phòng Kinh tế Tp. Phan Thiết, Chi cục Thống kê Tp. Phan Thiết, Cục Thống kê
tỉnh Bình Thuận, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, Trung tâm Thơng
tin Xúc tiến du lịch tỉnh Bình Thuận, Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận. Ngồi ra,
tác giả cịn thu thập từ các nguồn sách, luận văn, luận án, tạp chí khoa học và tài liệu
từ internet những đề tài có liên quan để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu.
Tác giả sử dụng phần mềm Excel và SPSS để thực hiện xử lý số liệu sơ cấp
(khảo sát) và thứ cấp (thu thập). Đối với dữ liệu sơ cấp du khách thực hiện làm sạch
dữ liệu bằng câu hỏi gài trong phiếu khảo sát và loại bỏ những phiếu không đạt chất
lượng. Kết quả được tác giả nhập liệu bằng Excel và thực hiện mã hóa, tiếp tục nhập
vào SPSS để thực hiện kiểm định thang đo Cronhbach’ s Alpha, phân tích nhân tố
khám phá EFA và thực hiện hồi quy đa biến.
5.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp là phương pháp quan trọng trong
quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả sau khi thực hiện thu thập nguồn dữ liệu tham
khảo và số liệu điều tra khảo sát, phương pháp phân tích được dùng để phân tích hệ
thống sản phẩm du lịch tại Tp. Phan Thiết và thực trạng tổ chức hoạt động quảng bá
sản phẩm du lịch của địa phương. So sánh và đối chiếu giữa các tài liệu, dữ liệu thu
thập được với nguồn dữ liệu điều tra khảo sát ngoài thực tế của tác giả, tổng hợp các
dữ liệu và kết quả nghiên cứu, hình thành cơ sở đề xuất một số định hướng và giải
pháp để phát triển hoạt động quảng bá sản phẩm du lịch ở Tp. Phan Thiết trong tương
lai. Phương pháp tổng hợp được tác giả vận dụng vào cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm
xây dựng mơ hình nghiên cứu phù hợp nhằm phân tích, so sánh và đánh giá chính

xác, đảm bảo mặt khách quan về khoa học.


11
5.2.3. Phương pháp bản đồ
Phương pháp bản đồ giúp thể hiện được các đối tượng nghiên cứu trên một
không gian cụ thể và trực quan. Phương pháp được tác giả vận dụng để thể hiện hệ
thống tài nguyên du lịch và việc quy hoạch không gian nhằm đưa ra các định hướng
và giải pháp thúc đẩy hoạt động quảng bá sản phẩm du lịch trên địa bàn nghiên cứu.
Phương pháp bản đồ tác giả sẽ sử dụng phần mềm Mapinfo 20 để hoàn thành một số
bản đồ phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Tác giả thực hiện thể hiện không gian du
lịch của Tp. Phan Thiết, hệ thống tài nguyên và sản phẩm du lịch (hữu hình).
5.2.4. Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp khảo sát thực địa giúp đánh giá chính xác thực trạng hoạt động
quảng bá sản phẩm du lịch tại địa phương. Phương pháp khảo sát thực địa giúp tác
giả có đánh giá chính xác về thực trạng phát triển của quảng bá sản phẩm du lịch tại
địa phương. Các địa điểm thực địa bao gồm một số các điểm du lịch, các điểm thông
tin quảng bá và cung cấp thông tin cho du khách, qua đó, đánh giá thực trạng tổ chức
hoạt động quảng bá sản phẩm du lịch giữa lí thuyết với thực tiễn triển khai. Phương
pháp được tác giả vận dụng nhằm đưa ra các quan điểm phát triển hoạt động quảng
bá sản phẩm du lịch phù hợp với điều kiện thực địa của địa phương trong tương lai.
5.2.5. Phương pháp điều tra
Phương pháp điều tra là một phương pháp quan trọng trong các nghiên cứu xã
hội, đặc biệt là hoạt động quảng bá sản phẩm du lịch ở Tp. Phan Thiết, thực hiện,
điều tra về quan điểm và cảm nhận của du khách về vai trò và mức độ tác động của
các yếu tố cấu thành quảng bá mà tác giả xây dựng. Phương pháp điều tra phục vụ
cho hoạt động đánh giá tác động của quảng bá đến du khách về tác động chung và
các yếu tố cấu thành bên trong tác động riêng đến du khách theo hướng phân tích yếu
tố khám phá EFA. Phương pháp điều tra đánh giá chính xác được thực tiễn tổ chức
hoạt động quảng bá của địa phương thông qua ý kiến của du khách. Đối tượng thực

hiện điều tra trong nghiên cứu là du khách nội địa đã hoặc chưa đến du lịch tại Tp.
Phan Thiết theo hai hình thức là điều tra trực tuyến và điều tra trực tiếp. Trong đó,
hình thức điều tra trực tuyến chiếm ưu thế trong quá trình điều tra của tác giả. Phương
pháp điều tra có nhiều quy trình thực hiện trong quá trình nghiên cứu bao gồm:


12
- Xây dựng bảng hỏi và thang đo: nội dung bảng hỏi được tác giả trình bày trong
Phụ lục và tác giả sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ, theo mức độ tăng dần từ hồn
tồn khơng đồng ý đến hoàn toàn đồng ý.
- Xác định cỡ mẫu và thực hiện điều tra mẫu: sử dụng phân tích nhân tố khám
phá (EFA) đòi hỏi cỡ mẫu thường gấp 5 lần số biến quan sát (Hoàng Trọng, 2017),
sau khi hoàn thành phiếu hỏi, tác giả thực hiện điều tra mẫu và hiệu chỉnh lại số lượng
biến độc lập và quan sát, tổng số biến quan sát của phiếu hỏi là 51 biến, vì vậy, cần
255 phiếu điều tra để đảm bảo về mặt thống kê. Tác giả thực hiện điều tra 272 phiếu
điều tra và thực hiện loại 7 phiếu khơng đạt u cầu, vì vậy, tổng số phiếu điều tra là
265 phiếu điều tra, qua đó, gia tăng tính đại diện của cỡ mẫu nghiên cứu.
- Nhập liệu và xử lí số liệu: thực hiện nhập liệu và xử lí dữ liệu điều tra thơng
qua phần mềm Excel và thực hiện phân tích EFA bằng phần mềm SPSS.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phần mục lục thì cấu trúc đề tài được
chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về quảng bá sản phẩm du lịch
Chương 2: Thực trạng quảng bá sản phẩm du lịch ở Tp. Phan Thiết
Chương 3: Định hướng quảng bá sản phẩm du lịch ở Tp. Phan Thiết đến năm
2030


13
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢNG BÁ

SẢN PHẨM DU LỊCH
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Tổng quan về sản phẩm du lịch
1.1.1.1. Khái niệm
Sản phẩm du lịch là cơ sở tiền đề và quan trọng xây dựng hoạt động du lịch của
điểm đến. Số lượng và chất lượng của sản phẩm du lịch quyết định đến khả năng phát
triển của hoạt động du lịch. Vì vậy, đã có nhiều tổ chức và các văn bản pháp quy định
nghĩa và khái niệm về sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, giữa các tổ chức và khái niệm có
sự so lệch về nội dung, qua đó, để đảm bảo có cái nhìn tổng quan và chính xác về sản
phẩm du lịch, tác giả sẽ trích dẫn một số khái niệm khác nhau về sản phẩm du lịch,
thực hiện so sánh và tổng hợp, nhằm đúc kết khái niệm tương đối hoàn thiện về sản
phẩm du lịch.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Sản phẩm Du lịch là "sự kết hợp
giữa các yếu tố hữu hình và vơ hình, như tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và nhân tạo,
các điểm tham quan, cơ sở, dịch vụ và hoạt động xung quanh một trung tâm quan tâm
cụ thể đại diện cho cốt lõi của tiếp thị điểm đến pha trộn và tạo ra trải nghiệm khách
truy cập tổng thể bao gồm các khía cạnh cảm xúc cho khách hàng tiềm năng. Một sản
phẩm du lịch được định giá và bán thông qua các kênh phân phối và nó có vịng đời"
(UNWTO, 2019).
Căn cứ theo Luật Du lịch Việt Nam (sửa đổi và bổ sung năm 2017), quy định
định nghĩa của sản phẩm du lịch là “Sản phẩm du lịch là tập hợp các các dịch vụ trên
cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch”
(Quốc hội, 2017).
Theo PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ trong sách Địa lí Du lịch Việt Nam, khái niệm
sản phẩm du lịch là “các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách dựa trên cơ sở khai
thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho khách một khoảng thời gian thú vị,
một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng.”
Theo TS. Dương Văn Sáu, sản phẩm du lịch được khái niệm “là toàn bộ những
dịch vụ tạo ra các hàng hóa mang tính đặc thù do các cá nhân và tổ chức kinh doanh



14
du lịch cung cấp để phục vụ những nhu cầu của các đối tượng du khách khác nhau
đồng thời đem lại những lợi ích kinh tế, văn hóa - xã hội ở nơi đang diễn ra các hoạt
động du lịch” (Dương Văn Sáu, 2013).
Theo Michael M. Coltman định nghĩa sản phẩm du lịch “là một tổng thể bao
gồm các thành phần khơng đồng nhất hữu hình và vơ hình. Sản phẩm du lịch có thể
là một món hàng cụ thể như thức ăn, hoặc một món hàng khơng cụ thể như chất lượng
phục vụ, bầu khơng khí tại nơi nghỉ mát.” (Trần Ngọc Nam, 2005).
Qua một số khái niệm, tác giả tổng hợp và khái quát về khái niệm sản phẩm du
lịch là “sự kết hợp của tài nguyên du lịch vơ hình và hữu hình với các dịch vụ du lịch
để thỏa mãn nhu cầu của du khách, đồng thời, mang lại lợi nhuận cho các kênh phân
phối. Sản phẩm du lịch có vịng đời khi thực hiện khai thác các chương trình du lịch
tại điểm đến”
1.1.1.2. Yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch hình thành dựa trên hai yếu tố cấu thành là tài nguyên du lịch
và dịch vụ du lịch. Trong tài nguyên du lịch bao gồm hai nhóm chính là tài ngun
du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa (nhân văn). Trong bộ phận dịch vụ du
lịch bao gồm các lữ hành, vận tải, lưu trú, ăn uống – giải trí – mua sắm, thơng tin –
hướng dẫn, dịch vụ trung gian và bổ sung.
- Hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên:
+ Địa hình: là sản phẩm của quá trình nội sinh và ngoại sinh, hình thành các
kiểu hình thái khác nhau trên bề mặt Trái Đất. Yếu tố địa hình ảnh hưởng đến hoạt
động sống của con người trên một lãnh thổ nhất định. Một số dạng địa hình thuận lợi
khai thác du lịch bao gồm địa hình đồng bằng, địa hình đồi, địa hình núi, địa hình đá
vơi, địa hình ven bờ. Đối với hoạt động du lịch, địa hình thu hút du khách dựa trên
kiểu dạng hình thái bên ngồi của địa hình, các dạng địa hình càng kì vĩ, độc đáo, ấn
tượng càng thu hút sự quan tâm của du khách.
+ Khí hậu: là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động du
lịch, khí hậu tác động đến du khách thơng qua khí hậu sinh học. Khí hậu tác động đến

du khách thông qua các chỉ tiêu là nhiệt độ, độ ẩm, gió, lượng mưa, thành phần khơng
khí, ánh nắng và các hiện tượng thời tiết đặc biệt. Khí hậu phù hợp với tính thích nghi


×