Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại làng nghề giết mổ gia súc Bái Đô huyện Phú Xuyên Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

PHẠM NGỌC HẢI

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM VÀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG
TẠI LÀNG NGHỀ GIẾT MỔ GIA SÚC BÁI ĐÔ,
HUYỆN PHÚ XUYÊN, HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TS. ĐẶNG KIM CHI

Hà Nội – Năm 2013


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Đào tạo sau Đại học, Viện Khoa học và Công
nghệ Môi trường, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, nơi tôi đã được học tập trong
thời gian qua. Tại đây, tôi đã được các thầy cô giáo trong Viện Khoa học và Công
nghệ Môi trường, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội tận tình chỉ dạy, truyền đạt
những kiến thức quý báu, những kinh nghiệm học tập và nghiên cứu. Nhờ những
kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình học tập tơi đã hồn thành
bản luận văn tốt nghiệp này.
Đặc biệt cho tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành
đến cô giáo GS.TS. Đặng Kim Chi đã giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình tơi


trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các cán bộ tại Trung tâm Quan trắc Môi
trường và Kiểm sốt Ơ nhiễm Cơng nghiệp, Viện Khoa học và Công nghệ Môi
trường nơi tôi công tác, cũng như gia đình, bạn bè, đã giúp đỡ tơi hồn thành luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2013
Tác giả luận văn

Phạm Ngọc Hải

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp
khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại làng nghề giết mổ gia súc Bái
Đô, huyện Phú Xuyên, Hà Nội” là cơng trình nghiên cứu khoa học của tơi và chưa
được cơng bố ở bất kì tài liệu, tạp chí cũng như tại các Hội nghị, Hội thảo nào.
Những kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và hết sức rõ ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Nhà trường và Viện KH&CNMT về luận văn của
tôi.
Hà Nội, tháng 12 năm 2013
Tác giả luận văn

Phạm Ngọc Hải

ii



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BOD5

Nhu cầu oxy sinh hóa

BVMT

Bảo vệ mơi trường

BTNMT

Bộ Tài ngun và Mơi trường

COD

Nhu cầu oxy hóa học

CTR

Chất thải rắn

DO

Nồng độ oxy hòa tan

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng




Gia đình

GMGS, GC

Giết mổ gia súc, gia cầm

KSH

Khí sinh học

HTXLNT

MT

Hệ thống xử lý nước thải
(Japan International Cooperation Agency)
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
Môi trường

NLĐ

Người lao động

NN&PTNN

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam

QCCP

Quy chuẩn cho phép

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCVSLĐ

Tiêu chuẩn vệ sinh lao động

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

JICA


iii


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ CÁC
VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ .................................................5
1.1. TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI .............................5
1.1.1. Đặc điểm và sự phân bố làng nghề trong cả nước ............................................... 5
1.1.2. Tổng quan làng nghề của Hà Nội ........................................................................ 8

1.2. HIỆN TRẠNG CÁC CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM ....................10

1.2.1. Giới thiệu chung về ngành giết mổ gia súc ở Việt Nam .................................... 10
1.2.2. Nhu cầu tiêu thụ và thực trạng quản lý giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn
thành phố Hà Nội ......................................................................................................... 11
1.2.3. Thực trạng hoạt động của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm ........................... 12
1.2.4. Ảnh hưởng tới môi trường của làng nghề giết mổ ............................................. 13

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..........................15
2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................15
2.1.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu............................................................... 15
2.1.2. Phương pháp thống kê và phân tích số liệu ....................................................... 15
2.1.3. Phương pháp kế thừa ......................................................................................... 15
2.1.4. Phương pháp quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường .............................. 16


2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..........................................................................19
CHƯƠNG III. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ
GIẾT MỔ GIA SÚC BÁI ĐÔ ...................................................................................21
3.1. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU [10]...............................................21
3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên .......................................................................... 21
3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội .................................................................................... 25
3.1.3. Cơ sở hạ tầng ..................................................................................................... 26

3.2. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CƠNG NGHỆ SẢN XUẤT LÀNG NGHỀ
BÁI ĐƠ .................................................................................................................27
3.2.1. Cơng nghệ sản xuất ............................................................................................ 28
3.2.2. Nhu cầu nguyên, nhiên liệu, hoá chất và định mức tiêu thụ .............................. 30

3.3. HIỆN TRẠNG MƠI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ BÁI ĐƠ ..............................31

3.3.1. Hiện trạng mơi trường khơng khí ...................................................................... 32
3.3.2. Hiện trạng mơi trường nước .............................................................................. 40
3.3.3. Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn ..................................... 54
3.3.4. Hiện trạng công tác quản lý môi trường làng nghề............................................ 57

iv


3.3.5. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe của cư dân khu vực............ 59

CHƯƠNG IV. NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô

NHIỄM MÔI TRƯỜNG CHO LÀNG NGHỀ GIẾT MỔ BÁI ĐÔ .........................62
4.1. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ .....................62
4.1.1. Giải pháp quy hoạch tập trung ........................................................................... 62

4.1.2. Quy hoạch tại nhà xưởng ................................................................................... 63
4.1.3. Giải pháp giáo dục môi trường .......................................................................... 64
4.1.4. Giải pháp xây dựng hệ thống quản lý môi trường làng nghề ............................ 66
4.1.5. Quản lý môi trường thông qua hương ước làng xã ............................................ 70

4.2. NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT XỬ LÝ Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG .......................................................................................70

4.2.1. Giải pháp sản xuất sạch hơn .............................................................................. 70
4.2.2. Giải pháp xử lý nước thải .................................................................................. 72
4.2.3 Giải pháp xử lý khí thải ...................................................................................... 95
4.2.4. Giải pháp xử lý chất thải rắn .............................................................................. 95

KẾT LUẬN ...............................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................102
PHỤ LỤC ................................................................................................................104

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tổng hợp số liệu các cơ sở/điểm giết mổ gia súc.....................................10
Bảng 1.2. Đặc trưng phát thải của làng nghề giết mổ gia súc, gia cầm ....................14
Bảng 2.1. Danh sách các điểm quan trắc môi trường không khí ..............................17
Bảng 2.2. Danh sách các điểm quan trắc mơi trường nước ......................................18
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Tri Thủy năm 2011 ........................................24
Bảng 3.2. Định mức tiêu thụ nước, hóa chất trong giết mổ gia súc, gia cầm [6] .....31
Bảng 3.3. Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh tại làng Bái Đơ
(buổi sáng) ngày 06/12/2012 .....................................................................................34

Bảng 3.4. Kết quả quan trắc mơi trường khơng khí xung quanh tại làng Bái Đô
(buổi chiều) ngày 06/12/2012 ...................................................................................34
Bảng 3.5. Kết quả quan trắc mơi trường khơng khí xung quanh tại làng Bái Đô
(buổi tối) ngày 26/12/2012 ........................................................................................35
Bảng 3.6. Kết quả quan trắc môi trường làm việc tại hộ sản xuất gia đình ơng
Nguyễn Văn Đơ (buổi sáng, ngày 06/12/2012) ........................................................38
Bảng 3.7. Kết quả quan trắc môi trường làm việc tại hộ sản xuất gia đình ơng
Nguyễn Văn Đơ (buổi tối ngày 26/12/2012) ............................................................39
Bảng 3.8. Kết quả quan trắc nước thải tại làng giết mổ gia súc Bái Đô ngày
06/12/2012.................................................................................................................42
Bảng 3.9. Kết quả quan trắc nước mặt tại làng giết mổ gia súc Bái Đô tháng
12/2012 ......................................................................................................................47
Bảng 3.10. Kết quả quan trắc nước ngầm tại thôn Bái Đô, xã Tri Thủy, huyện Phú
Xuyên ........................................................................................................................51
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của ô nhiễm mơi trường đến tình trạng sức khỏe ................59
Bảng 4.1 Một số kích thước cơ bản của hầm biogas của hộ có quy mơ giết mổ 2-5
con/ngày đêm ............................................................................................................77
Bảng 4.2. Dự tốn kinh phí xây dựng hầm biogas nắp cố định KT1 thể tích 45,3 m3
...................................................................................................................................77
Bảng 4.3. Các thơng số cơ bản của bể biogas bằng composite chế tạo sẵn ..............80
Bảng 4.4. Thuyết minh tóm tắt phương án cơng nghệ lựa chọn ...............................84
Bảng 4.5. Thành phần nước thải giết mổ gia súc ......................................................84
Bảng 4.6. Tóm tắt các bước tính để xác định kích thước thiết bị KSH và ví dụ cụ thể
...................................................................................................................................90
Bảng 4.7. Tổng hợp giá thành đầu tư, lắp đặt, vận hành và bảo trì hệ thống hầm
biogas ống bằng HDPE kết hợp hệ hồ sinh học ........................................................92

vi



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất...........................7
Hình 3.1. Bản đồ xã Tri Thủy ...................................................................................22
Hình 3.2. Quy trình giết mổ trâu bị và các sản phẩm...............................................29
Hình 3.3. Đồ thị dao động một số chỉ tiêu trong mơi trường khơng khí xung quanh
tại làng nghề giết mổ Bái Đơ.....................................................................................37
Hình 3.4. Đồ thị dao động một số chỉ tiêu trong môi trường lao động quanh tại làng
nghề giết mổ Bái Đơ .................................................................................................40
Hình 3.5. Biểu đồ nồng độ BOD5 trong nước thải làng nghề giết mổ gia súc Bái Đơ
...................................................................................................................................44
Hình 3.6. Biểu đồ nồng độ COD trong nước thải làng nghề giết mổ gia súc Bái Đơ
...................................................................................................................................44
Hình 3.7. Biểu đồ nồng độ amoni trong nước thải làng nghề giết mổ gia súc Bái Đơ
...................................................................................................................................45
Hình 3.8. Biểu đồ hàm lượng TSS trong nước thải làng nghề giết mổ gia súcBái Đơ
...................................................................................................................................45
Hình 3.9. Biểu đồ giá trị Coliform trong nước thải làng nghề giết mổ gia súc, gia
cầm, Bái Đơ ...............................................................................................................46
Hình 3.10. Biểu đồ nồng độ BOD5 trong nước mặt làng nghề giết mổ gia súc ........48
Hình 3.11. Biểu đồ nồng độ COD trong nước mặt làng nghề giết mổ gia súc Bái Đơ
...................................................................................................................................48
Hình 3.12. Biểu đồ nồng độ amoni trong nước mặt làng nghề giết mổ gia súc, gia
cầm, Bái Đơ ...............................................................................................................49
Hình 3.13. Biểu đồ hàm lượng TSS trong nước mặt làng nghề giết mổ gia súc, gia
cầm, Bái Đơ ...............................................................................................................49
Hình 3.14. Biểu đồ hàm lượng dầu mỡ trong nước mặt làng nghề giết mổ gia súc,
gia cầm, Bái Đơ .........................................................................................................50
Hình 3.15. Biểu đồ giá trị coliform trong nước mặt làng nghề giết mổ gia súc, gia
cầm, Bái Đơ ...............................................................................................................50
Hình 3.16. Biểu đồ giá trị nồng độ COD trong nước ngầm làng nghề giết mổ gia

súc, gia cầm, Bái Đơ .................................................................................................53
Hình 3.17. Biểu đồ giá trị nồng độ amoni trong nước ngầm làng nghề giết mổ gia
súc, gia cầm, Bái Đơ .................................................................................................53
Hình 3.18. Biểu đồ giá trị hàm lượng coliform trong nước ngầm làng nghề giết mổ
gia súc, gia cầm, Bái Đơ............................................................................................54
Hình 3.19. Sơ đồ thu gom, vận chuyển CTR tại làng nghề Bái Đơ ..........................57
Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức quản lý môi trường thôn Bái Đô ........................................66

vii


Hình 4.2. Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải quy mơ hộ gia đình ..............................73
Hình 4.3. Thiết bị nắp cố định kiểu phổ biến hiện nay của Trung Quốc ..................74
Hình 4.4. Cơng nghệ KSH nắp cố định vịm cầu kiểu KT1 ......................................75
Hình 4.5. Cơng nghệ KSH nắp cố định vịm cầu kiểu KT2 ......................................75
Hình 4.6. Ngun lý cấu tạo hầm biogas bằng túi chất dẻo ......................................78
Hình 4.7. Mơ hình sử dụng túi ủ biogas bằng túi chất dẻo .......................................79
Hình 4.8 Thiết bị biogas kiểu hình cầu bằng composite ...........................................79
Hình 4.9. Mơ hình lắp đặt bể biogas composite để xử lý chất thải giết mổ..............81
Hình 4.10. Mơ hình thu gom, xử lý nước thải tập trung của làng nghề ....................82
Hình 4.11. Sơ đồ kết hợp hầm biogas và hệ hồ tự nhiên xử lý nước thải tập trung .83
Hình 4.12. Sơ đồ các quá trình sinh học trong hồ tùy tiện ........................................86
Hình 4.13. Các đại lượng đặc trưng của bể biogas dạng bể vòm cầu nắp cố định (1)
bể và dạng ống (2) .....................................................................................................87
Hình 4.14. Mơ hình gom, vận chuyển và xử lý / tiêu hủy chất thải rắn tại làng nghề
Bái Đơ .......................................................................................................................97
Hình 4.15. Sơ đồ quy trình sản xuất phân compost từ CTR của quá trình giết mổ [6]
...................................................................................................................................98

viii



Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

MỞ ĐẦU
Các làng nghề từ lâu đã đóng vai trị rất quan trọng trong lịch sử phát triển
kinh tế, xã hội của Việt Nam. Sự phát triển của các làng nghề Việt Nam đã trải qua
khơng ít những thăng trầm trong suốt chiều dài lịch sử đất nước. Từ những năm đổi
mới đến nay, dưới tác động của những thay đổi to lớn về kinh tế – chính trị – xã hội,
nhiều làng nghề truyền thống đã được khôi phục và phát triển. Trong nhiều làng
nghề, quy mô sản xuất được mở rộng, đầu tư về vốn, kỹ thuật được tăng cường,
nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh với sản lượng sản phẩm ngày càng lớn và chiếm
lĩnh được thị trường trong và ngoài nước, thu hút rất nhiều lao động.
Hiện nay, do nền kinh tế của đất nước phát triển kéo theo nhu cầu của con
người về lương thực, thực phẩm cũng tăng mạnh. Số lượng lương thực, thực phẩm
tiêu thụ ngày càng nhiều và tập trung vào các đô thị. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng cao về thực phẩm như hiện nay đã xuất hiện nhiều làng nghề chuyên về giết
mổ gia súc, gia cầm. Trong đó, phải kể đến một số làng nghề như làng nghề giết mổ
trâu bò Văn Thai- thôn Văn Thai- xã Cẩm Văn- huyện Cẩm Giàng - tỉnh Hải
Dương, làng nghề giết mổ trâu bò Phúc Lâm - thơn Phúc Lâm - xã Hồng Ninh huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang, làng nghề giết mổ trâu bị Bái Đơ - thơn Bái Đơ xã Tri Thủy - huyện Phú Xuyên – TP. Hà Nội ...Việc hình thành các cơ sở giết mổ
đã tạo điều kiện công ăn việc làm cho địa phương cũng như tăng thu nhập cho các
hộ gia đình và địa phương.
Tuy nhiên, một trong những thách thức đang đặt ra đối với các làng nghề giết
mổ gia súc, gia cầm là vấn đề ô nhiễm môi trường và sức khỏe của người lao động,
cộng đồng dân cư đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ hoạt động sản xuất của các
làng nghề. Tại các làng nghề giết mổ gia súc, gia cầm hiện nay, các hộ gia đình làm
nghề đều hoạt động tự do và vẫn giết mổ theo phương thức thủ công. Với số lượng
điểm giết mổ nhỏ lẻ và phân bố rải rác khắp các khu dân cư làm cho lực lượng cán
bộ thú y gặp nhiều khó khăn khi thực hiện kiểm soát giết mổ. Các địa điểm giết mổ
này khơng đảm bảo điều kiện về vệ sinh an tồn thực phẩm, điều kiện giết mổ đảm

Phạm Ngọc Hải – Lớp CH2011B

3


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

bảo, khơng có hệ thống thu gom và xử lý chất thải do quá trình giết mổ nên gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các chất thải giết mổ được xả tràn lan hay được đổ
thẳng xuống sơng, cống thốt nước. Các chất thải rắn như lơng, ruột, phân cũng
khơng được xử lí tốt. Ngồi ra, một số hộ không tiêu thụ hết số xương tươi đã đóng
bao ngâm ở ao hồ, kênh mương khiến nguồn nước sinh hoạt của khu vực bị ô nhiễm
nặng. Tình trạng này kéo dài và ngày càng lan rộng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe
con người và động - thực vật, mỹ quan và hệ sinh thái của các làng nghề, khu vực
giết mổ và gây ô nhiễm mơi trường nghiêm trọng hơn.
Việc tìm ra giải pháp, cũng như phương hướng quản lý môi trường phù hợp
cho các làng nghề giết mổ gia súc, gia cầm có ý nghĩa hết sức thiết thực nhằm cải
thiện điều kiện môi trường sống, khắc phục hiện trạng ơ nhiễm để góp phần vào sự
nghiệp phát triển bền vững của làng nghề. Vì vậy, tơi đã chọn đề tài luận văn tốt
nghiệp “Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp khắc phục ô
nhiễm và cải thiện môi trường tại làng nghề giết mổ gia súc Bái Đô, huyện Phú
Xuyên, Hà Nội”.
Mục tiêu của đề tài
- Cung cấp bức tranh chung về hiện trạng môi trường tại làng nghề giết mổ
gia súc Bái Đơ, bao gồm:
 Khơng khí xung quanh, khơng khí mơi trường làm việc;
 Nước thải, nước mặt, nước ngầm;
 Chất thải rắn;
- Đề xuất các giải pháp về quản lý và kỹ thuật nhằm giảm thiểu, cải thiện chất
lượng môi trường tại làng nghề.

Đối tượng nghiên cứu
- Làng nghề giết mổ gia súc Bái Đô, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.

Phạm Ngọc Hải – Lớp CH2011B

4


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
VÀ CÁC VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
1.1. TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1.1. Đặc điểm và sự phân bố làng nghề trong cả nước
Làng nghề đã hình thành và phát triển từ rất lâu đời trong nông thôn Việt Nam
và đóng vai trị rất quan trọng trong lịch sử phát triển kinh tế - xã hội nước ta, là nét
văn hóa đặc thù trong đời sống của người dân nông thôn Việt Nam. Sự phát triển
của các làng nghề Việt Nam đã trải qua những giai đoạn khác nhau, gắn với những
cung bậc thăng trầm của lịch sử. Trước đây, làng nghề không chỉ là trung tâm sản
xuất sản phẩm thủ cơng mà cịn là điểm văn hóa của khu vực, của vùng. Trong vài
năm gần đây, làng nghề thay đổi nhanh chóng theo nền kinh tế thị trường, các hoạt
động sản xuất tiểu thủ công nghiệp phục vụ tiêu dung trong nước và xuất khẩu được
tạo điều kiện phát triển. Q trình cơng nghiệp hóa cung với việc áp dụng các chính
sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, thúc đẩy sản xuất tại các làng
nghề đã làm tăng mức thu nhập bình quân của người dân nông thôn, các công nghệ
mới đang ngày càng được áp dụng phổ biến. Các làng nghề mới và các cụm làng
nghề khơng ngừng được khuyến khích phát triển nhằm đạt được sự tang trưởng, tạo
công ăn việc làm và thu nhập ổn định ở khu vực nông thôn.
Đặc biệt từ giai đoạn đổi mới nền kinh tế đến nay, cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội

chủ nghĩa, làng nghề nước ta cũng đang có tốc độ phát triển mạnh thông qua sự tăng
trưởng về số lượng và chủng loại ngành nghề sản xuất mới. Một số làng nghề từng
bị mai một trong thời kỳ bao cấp thì nay cũng đang dần được khơi phục và phát
triển. Nhiều sản phẩm thủ công truyền thống của làng nghề có được vị thế trên thị
trường, được khách hàng trong và ngồi nước ưa chuộng. Tuy nhiên, có một thực tế
là đã và đang có sự thay đổi, pha tạp giữa làng nghề mang tính chất thủ cơng, truyền
thống và làng nghề mà thực chất là sự phát triển công nghiệp nhỏ ở khu vực nông
thôn, tạo nên một bức tranh hỗn độn của làng nghề Việt Nam.
Có rất nhiều ý kiến quan điểm khác nhau khi đề cập đến khái niệm làng nghề
Phạm Ngọc Hải – Lớp CH2011B

5


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

và tiêu chí cơng nhận làng nghề, nhưng theo thông tư 116/2006/TT- BNN, ngày
18/12/2006 của Bộ NN&PTNT thì làng nghề được định nghĩa:
Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, bn, phum,
sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động
ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Về tiêu chí để được cơng nhận làng nghề như sau:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề
nông thôn;
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề
nghị cơng nhận;
- Chấp hành tốt chính sách pháp luật của nhà nước.
Về tiêu chí để được cơng nhận làng nghề truyền thống: Làng nghề truyền
thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất 1 nghề truyền thống theo quy định tại
thông tư số 116/2006/TT-BNN. Đối với những làng chưa đạt tối thiểu 30% tổng số

hộ và 2 năm sản xuất kinh doanh làng nghề ổn định nhưng có ít nhất 1 nghề truyền
thống được công nhận theo quy định của thơng tư 116/2006, TT - BNN thì cũng
được công nhận làng nghề truyền thống.
Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề VN năm 2009, cả nước có 2.790 làng,
nhiều làng nghề có bề dày lịch sử khoảng 300 năm, thu hút 30% lực lượng lao động
nông thôn. Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như vị trí địa lý, đặc điểm tự
nhiên, mật độ phân bố dân cư, điều kiện xã hội và truyền thống lịch sử, sự phân bố
và phát triển làng nghề giữa các vùng của nước ta là không đồng đều, thông thường
tập trung vào những khu vực nông thôn đông dân cư nhưng ít đất sản xuất nơng
nghiệp, nhiều lao động dư thừa lúc nông nhàn. Trên cả nước, làng nghề phân bố tập
trung chủ yếu tại đồng bằng sông Hồng (chiếm khoảng 60%); còn lại là ở miền
Trung (chiếm khoảng 30%) và miền Nam (khoảng 10%) [1].
Dựa trên các yếu tố tương đồng về ngành sản xuất, sản phẩm, thị trường nguyên vật
liệu và tiêu thụ sản phẩm có thể chia hoạt động làng nghề nước ta ra thành 6 nhóm
Phạm Ngọc Hải – Lớp CH2011B

6


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

ngành chính, mỗi phân ngành chính có nhiều ngành nhỏ. Mỗi nhóm làng nghề có
các đặc điểm khác nhau về hoạt động sản xuất sẽ có ảnh hưởng khác nhau tới mơi
trường.
Vật liệu xây
dựng, khai
thác đá
5%

Dệt nhuộm,

ươm tơ, thuộc
da
17%

Các nghề khác
15%

Thủ công mỹ
nghệ
39%

Tái chế phế
liệu
4%

Chế biến
lương thực,
thực phẩm,
chăn ni, giết
mổ
20%

Hình 1.1. Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất
Nguồn: Tổng cục Môi trường tổng hợp, 2008

Sự phát triển của làng nghề đang góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế địa phương. Tại nhiều làng nghề, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ đạt
từ 60% - 80% đóng vai trị quan trọng đối với việc xóa đói, giảm nghèo, trực tiếp
giải quyết việc làm và góp phần tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho
người lao động. Làng nghề thu hút khoảng 20 triệu lao động, trong đó 30% số lao

động thường xun cịn lại là lao động thời vụ.
Trong những năm gần đây, số hộ và cơ sở ngành nghề ở nông thôn đang tăng
lên với tốc độ bình quân từ 8,8% - 9,8%/năm, kim ngạch xuất khẩu từ các làng nghề
cũng không ngừng tăng lên. Trung bình mỗi cơ sở doanh nghiệp tư nhân chuyên
làm nghề tạo việc làm ổn định cho khoảng 27 lao động thường xuyên và 8 - 10 lao
động thời vụ; các hộ cá thể chuyên nghề tạo 4 - 6 lao động thường xuyên và 2 - 5
lao động thời vụ [9].
Thế nhưng, sản xuất càng phát triển, môi trường ở các làng nghề càng xuống
Phạm Ngọc Hải – Lớp CH2011B

7


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

cấp nghiêm trọng. Thách thức lớn nhất là làm thế nào vừa phát triển mạnh kinh tế
làng nghề vừa không ô nhiễm môi trường, để phát triển làng nghề một cách bền
vững
1.1.2. Tổng quan làng nghề của Hà Nội
Theo số liệu thống kê, đến nay trên địa bàn Thủ đơ Hà Nội có 1.350 làng có
nghề, trong đó thành phố đã cơng nhận 277 làng nghề, với 224 làng nghề truyền
thống với 116 “Nghệ nhân Hà Nội” và hàng ngàn thợ giỏi [14]. Theo đánh giá của
JICA, các làng nghề của Hà Nội hiện có tới 47 nghề trên tổng số 52 nghề của toàn
quốc với hàng chục nhóm ngành nghề đang phát triển mạnh như: gốm sứ, dệt may,
da giày, điêu khắc, khảm trai, sơn mài, mây tre đan, dát vàng bạc quỳ, đúc đồng,
chế biến nơng sản, cơ khí,.. Các làng nghề truyền thống được gìn giữ và phát triển
qua nhiều thế hệ, tập trung ở các huyện Chương Mỹ (174 làng), Phú Xun (124
làng), ThườngTín (125 làng), Ứng Hịa (113 làng), Thanh Oai (101 làng), Ba Vì (91
làng). Làng nghề Hà Nội đã thu hút được 739.630 lao động với 172.000 hộ sản
xuất, 2.063 công ty cổ phần, 4.562 công ty TNHH, 1.466 doanh nghiệp tư nhân, 164

hợp tác xã tham gia sản xuất hàng thủ cơng mỹ nghệ [14].
Hiện có gần 100 làng nghề đạt doanh thu 10 - 20 tỷ đồng/năm, 70 làng nghề
đạt 20 - 50 tỷ đồng/năm. Đặc biệt, một số làng có doanh thu cao: La Phù 800 tỷ
đồng/năm, gốm- sứ Bát Tràng 350 tỷ đồng/năm, mộc Vạn Điểm 240 tỷ đồng/năm.
Năm 2011, giá trị sản xuất của làng nghề Hà Nội đạt khoảng10.000 tỷ đồng/năm
chiếm 10% tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp của tồn thành
phố (2010 là hơn 8.600 tỷ đồng/năm) [14]. Thu nhập bình quân của 1 lao động sản
xuất tại các làng nghề cao hơn từ 2 - 2,5 lần so với sản xuất nông nghiệp (thuần
nông).
Trong số 176 CCN làng nghề được quy hoạch, đã có 49 cụm (470 ha), xây
dựng hạ tầng, cấp phép hoạt động cho 5.870 dự án, bình quân đạt 800 m2/dự án,
trong đó có 2.000 dự án đã hoạt động. Theo Sở Cơng thương, quy hoạch các cụm
làng nghề cịn nhỏ lẻ (7,4ha/cụm), thậm chí có cụm diện tích 1 ha, lại dàn trải, chưa
Phạm Ngọc Hải – Lớp CH2011B

8


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

đáp ứng nhu cầu phát triển.
Hiện trạng sản xuất của làng nghề Hà nội
Hiện quy mô sản xuất của các làng nghề Hà Nội đa số nhỏ lẻ, phân tán, trình
độ thủ cơng…Thống kê của Sở Công Thương, hiện 70% số thiết bị được sử dụng tại
các làng nghề là máy móc, trang thiết bị đơn giản. Số máy móc hiện đại chỉ tập
trung tại một số làng với ngành nghề như dệt, may, gốm sứ. Ở phần lớn các làng
nghề, các hộ đều tận dụng diện tích đất ở để làm cơ sở sản xuất, với quy mơ sản
xuất nhỏ, tự phát; trình độ công nghệ tại các làng nghề đang ở nhiều mức độ khác
nhau, nhưng chủ yếu đang chuyển từ giai đoạn sản xuất thủ công sang sản xuất cơ
giới; Hạ tầng làng nghề còn chưa đồng bộ, đặc biệt là hệ thống thốt nước thải;

Cơng tác quản lý, bảo vệ mơi trường chưa được quan tâm đúng mức; Hầu hết các xã
khơng có cán bộ có chun mơn về mơi trường, chỉ làm kiêm nhiệm; Nguồn lực tài
chính đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường tại các làng nghề hạn chế hoặc hầu
như khơng có; Chưa có chế tài bắt buộc của các cơ quan quản lý nhà nước,.. Chính
vì các lý do nêu trên, dẫn đến tình trạng các làng nghề của Hà Nội hiện đang phải
đối mặt với ơ nhiễm mơi trường ngày càng tăng, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng
đến môi trường sống cũng như phát triển sản xuất.
Định hướng phát triển làng nghề
Với mục tiêu bảo tồn các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa của làng xã,
phát triển nghề và làng nghề một các bền vững gắn với du lịch- văn hóa -lễ hội, Hà
Nội đã xây dựng “Quy hoạch tổng thể phát triển nghề - làng nghề Thành phố Hà
Nội đến năm 2020 định hướng đến năm 2030”: Tỷ trọng sản xuất của các nghề làng nghề năm 2015 đạt 9,5%, đến năm 2030 đạt 12% trong tổng giá trị sản xuất
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thành phố. Phấn đấu tăng trưởng bình quân giá
trị sản xuất giai đoạn 2011-2015 là 20%; 2016-2020 là 20,6%/năm và 2021-2030 là
19,2%/năm. Làng nghề cũng sẽ tạo việc làm cho khoảng 800.000 đến 1 triệu lao
động nông thôn, tạo việc làm mới cho 200.000 lao động. Phấn đấu thu nhập bình
quân đầu người đạt 20 - 30 triệu đồng/năm vào năm 2015, 35 - 40 triệu đồng/năm
vào năm 2020 và đạt 50- 60 triệu đồng vào 2030. Hà Nội phấn đấu đến năm 2030,
Phạm Ngọc Hải – Lớp CH2011B

9


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

trên địa bàn thành phố có khoảng 1.500 làng có nghề trên tổng số 2.296 làng, chiếm
65,3% số làng ở ngoại thành. Dự kiến, giá trị sản xuất nghề- làng nghề đến năm
2015 đạt 21.200 tỷ đồng, năm 2020 đạt 54.000 tỷ đồng và đến năm 2030 đạt
313.300 tỷ đồng. Sẽ ưu tiên phát triển các nghề, làng nghề có giá trị truyền thống
văn hóa, khuyến khích, hỗ trợ các nghề, làng nghề phát triển theo hướng sản xuất

các sản phẩm phụ trợ. Không khuyến khích phát triển các làng nghề gây ơ nhiễm
mơi trường nghiêm trọng [13].
1.2. HIỆN TRẠNG CÁC CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM
1.2.1. Giới thiệu chung về ngành giết mổ gia súc ở Việt Nam
Theo số liệu báo cáo về tình hình quản lý giết mổ, kiểm sốt giết mổ của Cục
thú y – Bộ NN&PTNT, tính đến 17/5/2011 tổng số cơ sở, điểm giết mổ gia súc, gia
cầm tại các địa phương trên toàn quốc là 29.281. Trong đó số cơ sở/điểm giết mổ
gia súc kết hợp giết mổ gia cầm là 20.026. Số cơ sở giết mổ tập trung chỉ là 823,
chiếm một tỉ lệ rất nhỏ (4,07%). Các điểm giết mổ nhỏ lẻ là 19.383 (chiếm 95,93%),
các điểm này thường phân bố rải rác trong các khu dân cư và vùng ven đô. Trong
tổng số 20.026 cơ sở này, số cơ sở và điểm giết mổ được cơ quan thú y kiểm soát
chỉ là 7.888 (chiếm khoảng 39%).
Bảng 1.1: Tổng hợp số liệu các cơ sở/điểm giết mổ gia súc
Loại động vật giết
mổ

Tổng

Cơ sở giết mổ

Điểm giết mổ

Số
lượng

Tỉ lệ
(%)

Số
lượng


Tỉ lệ
(%)

Cơ sở, điểm giết mổ
được kiểm soát thú y
Tỉ lệ
Số lượng
(%)

Trâu bò, dê, cừu

1.882

121

6,43

1.761

93,57

719

38,2

Lợn

14.537


561

3,86

13.976

96,14

6.195

42,62

Cả gia súc, gia cầm

3.787

141

3,72

3.646

96,28

974

25,72

Tổng cộng


20.206

823

4,07 19.383 95,93
7.888
39,04
Nguồn: Cục thú y – Bộ NN&PTNT [12]

Với những khó khăn trong việc quản lý, kiểm sốt vệ sinh trong giết mổ, chính
phủ đã có những chủ trương trong việc loại bỏ dần các điểm giết mổ và quy hoạch,
hình thành các cơ sở giết mổ tập trung. Điều này được cụ thể hóa bằng chỉ thị số
06/2007/CT-TTg ngày 28/4/2007 của thủ tướng Chính phủ về việc triển khai cấp
Phạm Ngọc Hải – Lớp CH2011B

10


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

bách đảm bảo an toàn thực phẩm, trong đó có yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương phải chỉ đạo các sở, ngành và ủy ban nhân dân các
cấp xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung hợp vệ sinh và bảo vệ
môi trường.
Đến nay, thành phố Hà Nội đã xây dựng và phê duyệt “Quy hoạch hệ thống cơ
sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố hà nội đến năm
2020” theo quyết định số 5791/QĐ-UBND ngày 12/12/2012. Mục tiêu của đề án:
- Xây dựng hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm của Thành phố đảm bảo
được 85-90% nhu cầu giết mổ trên địa bàn.
- Về cơ cấu giết mổ: các cơ sở công nghiệp đạt 45-50% (năm 2015) và 6065% (năm 2020), các cơ sở, điểm thủ công tập trung hoặc bán công nghiệp phải đạt

35-40% (năm 2015) và 30-35% (năm 2020).
- Về cơ cấu chế biến: các cơ sở công nghiệp đảm bảo 65-70% (năm 2020)
tổng khối lượng thịt chế biến trên địa bàn Thành phố
1.2.2. Nhu cầu tiêu thụ và thực trạng quản lý giết mổ gia súc, gia cầm trên địa
bàn thành phố Hà Nội
Thịt gia súc gia cầm là một trong những mặt hàng thực phẩm thiết yếu, là
nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng trong đời sống thường ngày của người dân.
Nhu cầu về tiêu thụ thịt có tỷ lệ tăng hàng năm vào khoảng 8,5%.
Theo số liệu tính tốn của Sở Cơng thương Hà Nội dự báo nhu cầu sử dụng
thịt GSGC của Hà Nội năm 2013 là 272.000 tấn (745,2 tấn/ngày), trong đó thịt trâu
bị là 30.783 tấn (84,3 tấn/ngày), thịt lợn là 179.652 tấn (492,2 tấn/ngày), thịt gia
cầm là 61.565 tấn (168,7 tấn/ngày).
Nhu cầu thịt GSGC của Hà Nội đến năm 2015 dự báo là 314.002 tấn (872,2
tấn/ngày), trong đó thịt trâu bị là 36.011 tấn (100 tấn/ngày), thịt lợn là 205.970 tấn
(572,1 tấn/ngày), thịt gia cầm là 72.021 tấn (200,1 tấn/ngày).
Trong khi đó quản lý giết mổ, quản lý vận chuyển, kinh doanh buôn bán động
vật, sản phẩm động vật còn nhiều yếu kém, phần lớn động vật đưa vào giết mổ chưa
Phạm Ngọc Hải – Lớp CH2011B

11


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

kiểm soát được tận gốc.
Để đảm bảo an tồn thực phẩm, góp phần phịng chống dịch bệnh trên đàn
GSGC và phòng chống bệnh lây từ GSGC sang người, đòi hỏi phải quản lý tốt hoạt
động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh động vật và các sản phẩm động vật; đồng
thời phải làm tốt quy hoạch hệ thống các cơ sở giết mổ và ban hành các chính sách
để quản lý, khuyến khích, hỗ trợ đối với các cơ sở giết mổ, kinh doanh phù hợp theo

từng giai đoạn phát triển của Thủ đô.
1.2.3. Thực trạng hoạt động của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm
TP Hà Nội gồm có 29 đơn vị hành chính. Trong đó, có 18 huyện, 1 thị xã và 3
quận cịn chăn ni GSGC. Số lượng đàn vật ni của Hà Nội có khoảng 1,4 triệu
con lợn, 23,2 triệu con gia cầm và khoảng 150 nghìn con trâu bị (trong đó bị sữa
11.084 con). Tổng sản lượng hằng năm: Thịt hơi các loại đạt 387 ngàn tấn, sữa bò
18.568 tấn, trứng gia cầm 870 triệu quả; hiện chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng
của Hà Nội.
Đảm bảo cung cấp đa số các sản phẩm của giết mổ cho tiêu dùng hàng ngày là
hệ thống các cơ sở giết mổ ngay trên địa bàn Hà Nội, gồm có 3 loại hình chính: Cơ
sở giết mổ cơng nghiệp; Cơ sở giết mổ tập trung; Cơ sở giết mổ thủ công nhỏ lẻ.
Hà Nội có 7 cơ sở giết mổ cơng nghiệp (trên địa bàn 6 huyện) với công suất
thiết kế là giết mổ, cung cấp 112 tấn thịt gia cầm, 82 tấn thịt gia súc/ngày; hiện tại
có tới 5 cơ sở tạm ngừng hoạt động và 2 cơ sở hoạt động với số lượng giết mổ, cung
ứng: 15,4 tấn thịt gia cầm (đạt 13,8% công suất thiết kế) và 4,1 tấn thịt gia súc mỗi
ngày (đạt 5% công suất thiết kế).
Hà Nội có 7 khu giết mổ tập trung, bán cơng nghiệp (trên địa bàn 6 huyện) có
năng lực giết mổ, cung ứng 37 tấn thịt gia cầm, 212 tấn thịt gia súc/ngày; hiện nay 7
khu này hằng ngày giết mổ, cung ứng 10 tấn thịt gia cầm và 140,5 tấn thịt gia súc.
Các cơ sở giết mổ công nghiệp và tập trung (khi hoạt động hết công suất),
hàng ngày có năng lực giết mổ, cung ứng tới 149 tấn thịt gia cầm và 294 tấn thịt lợn
(chiếm lần lượt 88,7% và 59,8% nhu cầu tiêu thụ của toàn TP). Song thực tế mới
Phạm Ngọc Hải – Lớp CH2011B

12


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

chỉ giết mổ, cung ứng hàng ngày là 25,4 tấn thịt gia cầm, 144,6 tấn thịt lợn (đáp ứng

15% nhu cầu thịt gia cầm và 29,4% thịt lợn). Nguyên nhân chính là do thiếu nguồn
nguyên liệu phục vụ giết mổ, chi phí giết mổ tập trung thường cao hơn so với các
hộ, điểm GMGS, GC nhỏ lẻ.
Hiện còn tới 100% thịt trâu bò, 85% thịt gia cầm và 70,6% thịt lợn được cung
ứng từ gần 2.558 cơ sở, điểm giết mổ và hộ kinh doanh giết mổ nhỏ lẻ, chưa được
kiểm soát vệ sinh thú y.
Các điểm giết mổ nhỏ lẻ giết mổ gia cầm, lợn thường được phân bố rải rác
trong khu dân cư và vùng ven đơ. Ngồi ra, cịn có các cơ sở, hộ giết mổ gia cầm
thủ công trên địa bàn các huyện ngoại thành được thành phố cho phép giết mổ tạm
thời như cơ sở giết mổ thủ công tại chợ đầu mối Bắc Thăng Long, hai cơ sở giết mổ
ở Yên Thường (Gia Lâm), điểm giết mổ Hiền Ninh (Sóc Sơn), các hộ giết mổ nhỏ
lẻ ở chợ Hà Vĩ (Thường Tín).
Cịn với gia súc lớn như trâu, bị, dê thì các cơ sở giết mổ thường tập trung
thành cụm sản xuất, làng nghề, như ở huyện Phú Xuyên (Bái Đơ, Quang Lãng),
Thanh Oai (Bình Minh),.. là do đặc thù về nguồn cung cấp, vận chuyển nguyên liệu
phục vụ giết mổ (nguồn trâu bò được thu mua từ nhiều nơi và vận chuyển bằng xe
tải lớn đến làng và bán lại cho các hộ giết mổ)
1.2.4. Ảnh hưởng tới môi trường của làng nghề giết mổ
Hoạt động tập trung các cơ sở giết mổ tại làng nghề một mặt đã tạo ra thu
nhập, công ăn việc làm cho cộng đồng, xã hội nhưng mặt khác nếu khơng có biện
pháp quản lý tốt sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường rất nghiêm trọng. Các chất thải
phát sinh tại các cơ sở giết mổ, làng nghề đã và đang gây ô nhiễm môi trường gây
nhiều tác động xấu tới sức khoẻ người lao động và cư dân sống xung quanh. Ngoài
ra, khâu kiểm dịch thú y tại các cơ sở giết mổ không được chú trọng, dễ dẫn đến
nguy cơ phát sinh nhiều dịch bệnh lây lan từ gia súc, gia cầm sang con người, ảnh
hưởng đến sức khỏe người sản xuất cũng như người tiêu dùng. Đặc trưng phát thải
của làng nghề giết mổ gia súc, gia cầm thể hiện ở bảng sau:
Phạm Ngọc Hải – Lớp CH2011B

13



Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Bảng 1.2. Đặc trưng phát thải của làng nghề giết mổ gia súc, gia cầm
Tên làng nghề
Giết mổ gia
súc, gia cầm

Khí thải
CO, SO2, NO2, bụi,
NH3, H2S, CH4, ...

Nước thải

Chất thải rắn

Tiếng ồn

COD, BOD5,
SS, amoni,

Xỉ than, phân,
mỡ, móng, lơng,

LAeq,
LAmax

coliform,…


các chất thải rắn
khác...

Nguồn phát sinh khí thải: Việc sử dụng nhiên liệu là than, củi trong quá trình
đốt đã làm phát sinh một lượng lớn khí thải độc hại có thành phần như đã nêu ở
bảng trên. Ngồi ra trong q trình ni nhốt GS, GC chờ giết mổ, q trình giết mổ
phát sinh ơ nhiễm mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải và các
chất hữu cơ trong phế phẩm thừa thải ra mơi trường tạo nên các khí: CH4, H2S,
NH3, Mercaptan …
Nguồn phát sinh nước thải: Nguồn thải sinh ra chủ yếu từ nước rửa trong quá
trình giết mổ, nước thải chứa các tạp chất như máu, lông … được thải thẳng ra ao
hồ, đồng ruộng, tràn lan khắp mương máng, gây ứ đọng nhiều nơi. Hệ thống giao
thông, cống rãnh xây dựng không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, khơng thơng
thống; nước thải và chất thải cùng xả ra nên dễ gây ứ đọng và lâu ngày không được
khơi thơng làm phát mùi mùi hơi thối khó chịu, nhất là vào mùa hè khi nhiệt độ tăng
cao mùi hôi thối càng bốc lên nồng nặc.
Nguồn phát sinh thải chất thải rắn: chủ yếu là lông, phân, phế phẩm của quá
trình giết mổ.

Phạm Ngọc Hải – Lớp CH2011B

14


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
- Thu thập số liệu về làng nghề

Số liệu có liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất,
phát triển và các tài liệu, kết quả nghiên cứu trước đó về tự nhiên, kinh tế - xã hội
và mơi trường làng nghề .
- Điều tra, phỏng vấn tại làng nghề
Phương pháp này giúp thu thập, cập nhật thêm những thơng tin chưa có tài
liệu thống kê, hoặc muốn lấy ý kiến từ cộng đồng hoặc các đối tượng có liên quan.
Sử dụng phương pháp này để thu thập các thông tin liên quan đến sản xuất và vấn
đề môi trường của các cơ sở giết mổ thôn Bái Đô cũng như của toàn xã Tri Thủy.
Ngoài ra, khi đi điều tra phỏng vấn cịn giúp ta có cái nhìn về thực tế về tình
hình sản xuất kinh doanh, mơi trường của các cơ sở giết mổ cũng như của làng
nghề. Nó giúp ta có cái nhìn khách quan khi tiến hành nghiên cứu. Học viên đã tiến
hành đi thực địa nhằm thu thập các thông tin, phỏng vấn các hộ sản xuất và tiến
hành quan trắc chất lượng môi trường làng nghề.
2.1.2. Phương pháp thống kê và phân tích số liệu
Các số liệu thu thập sẽ được thống kê, phân tích và chỉnh lý tạo thành những
số liệu, bảng biểu phản ánh trực quan và rõ nét đặc tính kinh tế của địa phương. Từ
nội dung của phiếu điều tra các thông tin sẽ được tổng hợp và xử lý theo từng khía
cạnh cụ thể theo nhu cầu về kết quả.
2.1.3. Phương pháp kế thừa
Kế thừa các kết quả đã có từ các đề tài, dự án, nhiệm vụ để biết được thực
trạng phát triển làng nghề Việt Nam nói chung và vấn đề quản lý, xử lý chất thải,
các chính sách, cơ chế liên quan đến vấn đề xử lý môi trường, quy hoạch làng nghề
giết mổ gia súc nói riêng.

Phạm Ngọc Hải – Lớp CH2011B

15


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật


2.1.4. Phương pháp quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường
Quan trắc môi trường là q trình theo dõi có hệ thống về mơi trường, các yếu
tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng,
diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.
Để đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề giết mổ Bái Đơ, ngồi phương
pháp điều tra thu thấp số liệu về hiện trạng môi trường làng ngề, học viên cịn tiến
tiến hành lấy mẫu và phân tích chất lượng các thành phần mơi trường như khơng
khí, nước. Trên cơ sở kết quả quan trắc môi trường đưa ra những đánh giá, nhận xét
về hiện trạng chất lượng mơi trường tại làng nghề Phan Bơi.
Xác định vị trí, tần suất và các thơng số quan trắc
Vị trí lấy mẫu và các thông số quan trắc phụ thuộc vào:
- Mục tiêu của đề tài: Đánh giá được hiện trạng môi trường làng nghề giết mổ
gia súc Bái Đô, từ đó nghiên cứu và đề xuất các giải pháp giảm thiểu, cải thiện chất
lượng môi trường và xử lý các vấn đề ơ nhiễm tại làng nghề.
- Tình hình hoạt động sản xuất tại làng nghề cũng như những khảo sát thực tế
về các yếu tố địa hình, hệ thống ao hồ, hệ thống thoát nước thải của làng nghề Bái
Đơ.
Đối với mơi trường khí
Để bao qt về hiện trạng mơi trường khí xung quanh của làng nghề, tiến hành
quan trắc tại 05 vị trí, bao gồm 01 vị trí đầu hướng gió, 01 vị trí nằm ở giữa làng
nghề và 03 vị trí cuối hướng gió nhằm bao trọn làng nghề thành một hình quạt theo
hướng gió chủ đạo nhằm xác định được mức độ ảnh hưởng của hoạt động sản xuất
đến chất lượng khơng khí trong làng. Tần suất quan trắc là 3 lần vào 3 thời điểm
trong ngày (sáng, chiều, đêm) nhằm đánh giá tác động của hoạt động sản xuất đến
môi trường.
Để xác định ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến sức khỏe của người lao
động, tiến hành quan trắc môi trường lao động (khu vực làm việc) của 01 hộ sản
xuất điển hình (hộ sản xuất gia đình ơng Nguyễn Văn Đơ) với tần suất quan trắc là 2


Phạm Ngọc Hải – Lớp CH2011B

16


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

lần vào 2 thời điểm trong ngày (buổi sáng, buổi đêm – lúc hoạt động sản xuất).
Các thông số được lựa chọn để đánh giá bao gồm: các chỉ tiêu vi khí hậu
(nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió), độ ồn, bụi, CO, NO2, H2S, NH3.
Danh sách các điểm lấy mẫu mơi trường khơng khí xung quanh và môi trường
lao động được thể hiện trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Danh sách các điểm quan trắc môi trường khơng khí
TT
Vị trí quan trắc
Tọa độ
Khơng khí xung quanh
1.
KK1: Đầu làng Bái Đô
20°41'32,92" N; 105°57'59,56" E
2.
KK2: Giữa làng Bái Đô
20º43’16,34” N; 105º56’44,3” E
3.
KK3:Cuối Làng Bái Đô
20°41'24,27" N; 105°57'44,55" E
4.
KK4: Cuối làng Bái Đô
20°41'18,35" N; 105°58'01,62" E
5.

KK5: Cuối làng Bái Đơ
20°41'13,67" N; 105°57'50,00" E
Mơi trường lao động gia đình ơng Nguyễn Văn Đô
6.
K1: Khu giết mổ gia súc
20º41’26,69” N; 105º57’53,4” E
7.
K2: Khu bếp
8.
K3: Khu ni nhốt trâu, bị
9.
K4: Sân

Các thơng số quan trắc gồm: các chỉ tiêu vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ
gió), độ ồn, độ rung, Bụi, CO, NO2, H2S, NH3.
Q trình quan trắc mơi trường khơng khí xung quanh tn thủ theo thơng tư
28/2011/TT-BTNMT “Quy trình kỹ thuật quan trắc mơi trường khơng khí xung
quanh và tiếng ồn” ban hành ngày 01/08/2011 của Bộ Tài ngun và Mơi trường.
Q trình quan trắc mơi trường lao động tuân thủ theo hướng dẫn trong
“Thường quy Kỹ thuật y học lao động, vệ sinh môi trường, sức khỏe trường học”
của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường - Nhà xuất bản Y học lao động, Hà
Nội 2002.
Đối với môi trường nước
Học viên đã tiến hành lấy mẫu và phân tích chất lượng nước mặt, nước thải
và nước ngầm tại làng nghề Bái Đô, cụ thế:
Phạm Ngọc Hải – Lớp CH2011B

17



Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

- Đối với nước thải sản xuất làng nghề, tiến hành lấy mẫu và phân tích 04 mẫu
nước thải được lựa chọn lấy tại các hộ sản xuất và mương thoát nước thải chung;
- Đối với mặt của làng nghề, tiến hành lấy mẫu và phân tích 04 vị trí là
mương, ao, hồ, kênh thốt nước nông nghiệp của thôn;
- Nước ngầm khu vực được quan trắc tại 04 vị trí là nước giếng khoan được sử
dụng trong sinh hoạt và sản xuất;
Danh sách các điểm lấy mẫu nước mặt, nước thải và nước ngầm của làng nghề
được thể hiện trong bảng 2.2.
Bảng 2.2. Danh sách các điểm quan trắc mơi trường nước
TT
Vị trí quan trắc
Nước thải
1.
NT1: Nước thải sản xuất hộ ông Nguyễn Văn Đô
2.
NT2: Nước thải sản xuất hộ ông Nguyễn Văn Sỹ
3.
NT3: Nước thải cống chung gần cổng làng Bái Đơ
4.
NT4:Mương thốt nước chung xả ra sơng Lương
Nước mặt
5.
NM1: Kênh thốt nước nơng nghiệp phía cuối thơn
– kênh Cừ
6.
NM2: Ao chứa nước thải giữa thơn Bái Đơ
7.
NM3: Hồ nước phía trước nhà thờ thơn Bái Đơ

8.
NM4: Mương thốt nước nơng nghiệp phía trước
thôn
Nước ngầm
9.
NN1: Nước giếng khoan nhà ông Nguyễn Văn Đô
10. NN2: Nước giếng khoan nhà ông Lê Văn Thái
11. NN3: Nước giếng khoan nhà ông Nguyễn Văn
Khánh
12. NN4: Nước giếng khơi nhà ông Phạm Văn Tố

Tọa độ
20º41’26,69” N; 105º57’53,4” E
20°41’26,31” N; 105°57'54,45" E
20º41’23,46” N; 105º57’49,27” E
20º41’25,41” N; 105º57’47,0” E
20º41’16,23” N; 105º57’56,9”E
20º41’24,7” N; 105º57’50,82”E
20°41'20,94" N; 105°57'53,52"E
20°41'29,82" N; 105°57'42,60"E

20º41’26,69” N; 105º57’53,4” E
20º43’16,34” N; 105º56’44,3” E
20°41'25,33" N; 105°58'03,55" E
20°41'19,69" N; 105°57’51,34" E

Quá trình quan trắc môi trường nước tuân theo các tiêu chuẩn, quy trình
hướng dẫn quan trắc hiện hành, cụ thể:
- Quá trình lấy mẫu nước thải tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 5999:1995 (ISO
5667 -10: 1992) về Hướng dẫn lấy mẫu nước thải;

- Quá trình quan trắc nước mặt tuân thủ theo Thông tư 29/2011/TT-BTNMT
Phạm Ngọc Hải – Lớp CH2011B

18


×