Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

GA Tuan 3 Hong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.23 KB, 38 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> </b>Thứ hai ngày 30 tháng 8 năm 2010
<b>TUẦN 3: </b>


<b>KHOA HỌC: </b>


<b>CẦN LÀM GÌ ĐỂ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHỎE ?</b>
<b>I. MỤC TIÊU:</b>


- Nêu được những việc nên làm hoặc khơng nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:</b>


+ Các hình vẽ trong SGK - Phiếu học tập
<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:</b>


<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


<i><b>1. Bài cũ:</b></i>


- Thế nào là sự thụ tinh? Thế nào là hợp tử?
Cuộc sống của chúng ta được hình thành
như thế nào?


- Nói tên các bộ phận cơ thể được tạo thành
ở thai nhi qua các giai đoạn: 5 tuần, 8 tuần, 3
tháng, 9 tháng?


- Cho HS nhận xét + GV cho điểm


<i><b>2. Bài mới: Giới thiệu bài:</b></i> Cần làm gì để
mẹ và em bé đều khỏe mạnh ?



<i><b>Hoạt động 1: Làm việc với SGK</b></i>


+ Bước 1: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp


- Chỉ và nói nội dung từng hình 1, 2, 3, 4, ở
trang 12 SGK


- Thảo luận câu hỏi.


+ Bước 2: Làm việc theo cặp


- HS làm việc theo hướng dẫn trên của GV.
+ Bước 3: Làm việc cả lớp


- HS trình bày kết quả làm việc theo cặp.
Mỗi em chỉ nói về nội dung của một hình.
- Yêu cầu cả lớp cùng thảo luận câu hỏi.
 GV chốt .


<i><b>Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp . </b></i>


<i><b>+ Bước 1:</b></i> Yêu cầu HS quan sát hình 5, 6,
7/13 SGK và nêu nội dung của từng hình
<i><b>+ Bước 2:</b></i>


+ Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể
hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ
có thai ?



- GV kết luận ( 32/ SGV)


- Sự thụ tinh là hiện tượng trứng kết hợp với tinh
trùng.


- Hợp tử là trứng đã được thụ tinh.


- Sự sống bắt đầu từ 1 tế bào trứng của người mẹ kết
hợp với tinh trùng của người bố.


- 5 tuần: đầu và mắt


- 8 tuần: có thêm tai, tay, chân
- 3 tháng: mắt, mũi, miệng, tay, chân


- 9 tháng: đầy đủ các bộ phận của cơ thể người (đầu,
mình, tay chân).


- Nêu những việc nên và khơng nên làm đối với những
phụ nữ có thai và giải thích tại sao?


<b>H</b> <b>Nội dung</b> <b>Nên</b> <b><sub>nên</sub>K</b>


H.1 Các nhóm thức ăn có lợi cho sức<sub>khỏe của bà mẹ và thai nhi </sub> 
H.2 Một số thứ không tốt hoặc gâyhại cho sức khỏe của bà mẹ và


thai nhi



H.3 Người phụ nữ có thai đang được<sub>khám thai tại cơ sở y tế </sub> 


H.4


Người phụ nữ có thai đang
gánh lúa và tiếp xúc với các
chất độc hóa học như thuốc trừ
sâu, thuốc diệt cỏ



- Việc làm nào thể hiện sự quan tâm, chia sẻ cơng
việc gia đình của người chồng đối với người vợ
đang mang thai? Việc làm đó có lợi gì?


- Hình 5 : Người chồng đang gắp thức ăn cho vợ
- Hình 6 : Người phụ nữ có thai đang làm những công
việc nhẹ như đang cho gà ăn; người chồng gánh nước
về


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i><b>Hoạt động 3: Củng cố </b></i>


- Thi đua: Kể những việc nên làm và không
nên làm đối với người phụ nữ có thai?


- HS thi đua kể tiếp sức.
<i><b>3. Củng cố - dặn dò:</b></i>


- Khen ngợi những HS thuộc bài ngay tại
lớp.


- Chuẩn bị bài sau .
- Nhận xét tiết học


<b>LỊCH SỬ: </b>


<b>CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ</b>
<b>I. MỤC TIÊU:</b>


- Tường thuật được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại
yêu nước tổ chức.


- Biết tên một số người lãnh đạo các cuộc khới nghĩa của phong trào Cần Vương : Phạm Bành, Đinh
Cơng Tráng (khởi nghĩa Ba Đình); Nguyễn Thiện Thuật (Bãi Sậy) ; Phan Đình Phùng (Hương Khê).
- Nêu tên 1 số đường phố, trường học, liên đội TNTP, …ở địa phương mang tên những nhân vật nói
trên.


- HS KG : Phân biệt điểm khác nhau giữa phái chủ chiến và phái chủ hoà : phái chủ hoà chủ trương
thương thuyết với Pháp ; phái chủ chiến chủ trương cùng nhân dân tiếp tục đánh Pháp.


- GD HS lòng yêu nước .


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HOC:</b> Bản đồ hành chính Việt Nam. Hình SGK.
<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:</b>


<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


<i><b>1.Bài cũ : </b></i>


- Đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường
Tộ là gì?


- Nêu suy nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ?
<i><b>2. Bài mới: Giới thiệu bài:</b></i> Cuộc phản công ở


kinh thành Huế.


<i><b>Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)</b></i>


- GV giới thiệu bối cảnh lịch sử nước ta.


- Tổ chức th.luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi sau:
- Phân biệt điểm khác nhau về chủ trương của
phái chủ chiến và phái chủ hịa trong triều đình
nhà Nguyễn ?


- Tơn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống
Pháp?


- GV gọi 1, 2 nhóm báo cáo  các nhóm cịn lại
nhận xét, bổ sung


 GV nhận xét + chốt lại


<i><b>Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. </b></i>


- GV tường thuật lại cuộc phản công ở kinh thành
Huế kết hợp chỉ trên lược đồ kinh thành Huế.


- HS lên bảng trả lời.


- Sau khi triều Nguyễn kí với Pháp hiệp ước
Pa-tơ-nốt (1884) , cơng nhận quyền đơ hộ của thực
dân Pháp trên tồn đất nứơc ta. Tuy triều đình
đầu hàng nhưng nhân dân ta khơng chịu khuất


phục. Trong quan lại, trí thức nhà Nguyễn đã
phân hoá thành hai phái: phái chủ chiến và
<i>phái chủ hồ.</i>


- Phái chủ hịa chủ trương hòa với Pháp ; phái
chủ chiến chủ trương chống Pháp


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- GV tổ chức HS trả lời các câu hỏi:


+ Cuộc phản công ở k.thành Huế diễn ra khi nào?
+ Do ai chỉ huy?


+ Cuộc phản cơng diễn ra như thế nào?
+ Vì sao cuộc phản công bị thất bại?
 GV nhận xét + chốt.


<b>Hoạt động 3: Làm việc cả lớp</b>


+ Sau khi phản công thất bại, Tơn Thất Thuyết đã
có quyết định gì?


- HS thảo luận theo hai dãy A, B
 đại diện báo cáo


 GV nhận xét + chốt


 Giới thiệu hình ảnh 1 số nhân vật lịch sử
- HS cần nêu được các ý.


 HS ghi nhớ SGK


<i><b>Hoạt động 4: Củng cố.</b></i>


- Em nghĩ sao về những suy nghĩ và hành động
của Tôn Thất Thuyết ?


 Nêu ý nghĩa giáo dục
<i><b>3. Củng cố, dặn dò:</b></i>


- Chuẩn bị: XH-VN cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ
XX.


- Nhận xét tiết học.


- Đêm ngày 5/7/1885
- Tơn Thất Thuyết


- Vì trang bị vũ khí của ta quá lạc hậu.


- … quyết định đưa vua hàm Nghi và đoàn tùy
tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị ( Đây là sự
kiện hết sức qu.trọng trong xã hội phong kiến)
+ Tôn Thất Thuyết quyết định đưa vua Hàm
Nghi và triều đình lên vùng rừng núi Quảng Trị
để tiếp tục kháng chiến .


+ Tại căn cứ kháng chiến, Tôn Thất Thuyết đã
nhân danh vua Hàm Nghi thảo chiếu "Cần
Vương", kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên
giúp vua đánh Pháp.



+ Trình bày những phong trào tiêu biểu


<b>THỂ DỤC:</b>


<b>ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI : KẾT BẠN</b>
<b>I. MỤC TIÊU:</b>


- Củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Cách chào báo cáo khi bắt đầu và kết thúc
bài học, cách xin phép ra, vào lớp, tập hợp hàng dọc, hàng ngang, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ,
quay phải, quay trái, quay sau, Yêu cầu báo cáo mạch lạc, tập hợp hàng nhanh chóng, động tác thành
thạo, đều, đẹp đúng khẩu lệnh.


-Trò chơi: "Bỏ khăn” Yêu cầu HS chơi đúng luật, tập trung chú ý, phản xạ nhanh, chơi đúng luật. hào
hứng, nhiệt tình trong khi chơi.


<b>II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:</b>
<i><b>Địa điểm:</b></i> Vệ sinh an tồn sân trường.
<i><b>Phương tiện:</b></i> Cịi và kẻ sân chơi.


<b>III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP:</b>


<b>Nội dung</b> <b>Cách tổ chức</b>


<i><b>1. Phần mở đầu:</b> 6 -10’</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i><b>2. Phần cơ bản:</b> 18 - 22’</i>
<i><b>a. Đội hình đội ngũ:</b></i>


- Quay phải quay trái, đi đề…: Điều khiển cả lớp tập 1-2
lần



- Chia tổ tập luyện – gv quan sát sửa chữa sai sót của các tổ
và cá nhân.




<i><b>b. Trò chơi vận động: </b></i>Trò chơi: “Bỏ khăn”.
Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi.


- u cầu 1 nhóm làm mẫu và sau đó cho từng tổ chơi thử.
Cả lớp thi đua chơi.


- Nhận xét – đánh giá biểu dương những đội thắng cuộc.
<i><b>3. Phần kết thúc:</b> 4 - 6’</i>


- Hát và vỗ tay theo nhịp.
- Cùng HS hệ thống bài.


- Nhận xét đánh giá kết quả giờ học giao bài tập về nhà.













Thứ ba ngày 31 tháng 08 năm 2010
<b>TỰ NHIÊN XÃ HỘI:</b>


<b>HỆ CƠ</b>
<b>I. MỤC TIÊU: </b>



- Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng cơ chính : cơ đầu, cơ ngực, cơ long, cơ bụng, cơ tay, cơ chân.
- Biết được sự co duỗi của bắp cơ khi cơ thể hoạt động.


- Có ý thức tập luyện thể dục thường xuyên để cơ được săn chắc.
TTCC 1;2 của NX1: Cả lớp


<b>II. CHUẨN BỊ: </b>


Gv: tranh hệ cơ, SGK . Hs SGK, VBT.
<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: </b>


<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


<i><b>1. Bài cũ:</b></i>


- Gọi HS kiểm tra:


+ Chỉ và nói tên các xương và khớp xương của cơ cơ thể?
+ Chúng ta nên làm gì để cột sống không cong vẹo?
- GV nhận xét, ghi điểm


<i><b>2. Bài mới: HỆ CƠ</b></i>
<i><b>*HĐ1: Quan sát hệ cơ.</b></i>


- HS quan sát tranh hệ cơ chỉ và nói tên các cơ của cơ thể.
- Gv theo dõi - uốn nắn


- Gv y/c Hs lên chỉ trên tranh hệ cơ
- Gv nhận xét - sửa bài



<i><b>HĐ2: Thực hành co và duỗi tay.</b></i>
<i><b>B1:</b></i> làm việc theo cặp.


- Hs lên bảng trả lời câu hỏi


- Cả lớp nhận xét bạn trả lời câu hỏi
- Hs nghe theo dõi.


- Hs quan sát tranh hoạt động theo
cặp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- 2 Hs, 1hs thực hành co, duỗi. 1 hs nắn và cho biết khi
cơ co cơ ntn?


<i><b>B2:</b></i> làm việc cả lớp.


- Y/c hs lên thực hiện trước lớp
- Gv nhận xét chốt lại


<i><b>HĐ3: Làm gì để cơ được săn chắc? </b></i>
- Y/c hs quan sát tranh TLCH:


- Chúng ta nên làm gì để cơ ln được săn chắc?


- Gv - nx chốt lại - Gd hs cần vận động cho cơ săn chắc.
<i><b>3. Củng cố, dặn dị: </b></i>


- Hs chơi gắn chữ vào tranh tìm tên các cơ.
- Gv nhận xét biểu dương nhóm thắng


- GV tổng kết bài GD HS


- Nhận xét tiết học


- HS nghe, theo dõi


<i><b>B1:</b></i> thực hành theo cặp, vừa làm, vừa
quan sát sự thay đổicủa cơ. Khi cơ co
và duỗi.


- Hs lên thực hiện trước lớp và nêu
nhận xét về cơ.


- Hs nghe, theo dõi
- Hs trả lời câu hỏi.


- Để cơ luôn được săn chắc chúng ta
cần: tập thể dục, vận động hằng ngày,
lao động vừa sức, vui chơi, ăn uống
đầy đủ…


- Hs thực hiện chơi theo tổ.


- Hs nhận xét biểu dương nhóm thăng
- Nhận xét tiết học


<b>ĐẠO ĐỨC:</b>


<b>BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI</b>
<b>I.MỤC TIÊU: </b>



- Biết khi mắc lỗi cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
- Biết được vì sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.


- Hs biết ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: </b>


Phiếu thảo luận HĐ1 T1<b>, </b>VBT
<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: </b>


<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


<i><b>1. Bài cũ:</b></i>


- Học tập sinh hoạt đúng giờ có lợi gì?
Gv nxét, đánh giá


<i><b>2. Bài mới: GTB: </b></i>


<i><b>Hoạt động 1: Phân tích truyện: cái bình hoa</b></i>


Gv kể truyện: Cái bình hoa với kết cục để mở. ‘Ba tháng
sau… chuyện cái bình hoa’


Chia nhóm y/c hs các nhóm xây dựng phần kết câu
chuyện


+ Nếu Vô- Va khơng nhận lỗi thì điều gì sẽ xảy ra?
+ Thử đốn xem Vơ- va đã nghĩ và làm gì sau đó?



Gv kể đoạn kết câu chuyện


+ Qua câu chuyện em thấy cần làm gì sau khi mắc lỗi?
+ Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì?


<i><b>*Kết luận:</b></i> Nhận lỗi và sửa lỗi sẽ mau tiến bộ và được
mọi người yêu mến.


<i><b>Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ.</b></i>
- Gv qui định cách bày tỏ thái độ


- Hs trả lời
- Hs nhắc lại


- Hs nghe kể chuyện


- Hoạt độnh nhóm xây dựng phần kết
câu chuyện


- Đại diện nhóm trình bày


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

+ Tán thành giơ thẻ đúng
+ Không tán thành giơ thẻ sai
a) Người nhận lỗi là người dũng cảm


b)Nếu có lỗi chỉ cần chữa lỗi, khơng cần nhận lỗi
c)Nếu có lỗi chỉ cần nhận lỗi, khơng cần sửa lỗi


d)Cần nhận lỗi cả khi mọi người khơng biết mình mắc
lỗi



e)Cần xin lỗi khi mắc lỗi với bạn bè và em bé
g)Chỉ cần xin lỗi những người quen biết
- Gv nxét, kết luận


<i><b>3. Củng cố, dặn dò: </b></i>


- Nêu bài học, hệ thống bài, gdhs


- Dặn chuẩn bị mộtt trường hợp nhận lỗi và sửa lỗi
- Nxét tiết học.


- Hs bày tỏ thái độ
- Hs nxét, bổ sung


- Hs nêu nội dung bài học
- Nxét tiết học


<b>THỂ DỤC:</b>


<b>QUAY PHẢI, QUAYTRÁI</b>
<b>TRÒ CHƠI NHANH LÊN BẠN ƠI</b>
<b>I. MỤC TIÊU:</b>


- Một số kĩ năng đội hình đội ngũ yêu cầu thực hiện được đơng táctương đối chính xác .


- Học quay phải quay trái ,yêu cầu thực hiện được động tác tương đối đúng kỉ thuật ,phương hướng và
không để mất thăng bằng.


- Trò chơi :”nhanh lên bạn ơi “Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi đúng luật .


<b>II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:</b>


- Địa điểm .trên sân trường .


- Phương tiện :Chuẩn bị còi ,cờ và kẻ sân cho trò chơi .
<b>III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:</b>


<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


<i><b>1. Phần mở đầu:</b></i> 6 – 10’


Gv nhận lớp ,phổ biến nội dung ,yêu cầu giờ học (1- 2).
+ Ôn cách báo cáo, chào khi gv nhận lớp .


GVcho sh chạy nhẹ nhành theo một hàng dọc theo địa hình tự
nhiên .


- Đi thường theovịng trịn và hít thở sâu .(1-2’ )


- GV cho hs tập hợp hàng dọc ,dóng hàng điểm số từ một đế hết
( 1-2’)


Từ đội hình vịng trịn sau khởi động .
<i><b>2. Phần cơ bản:</b> 18 – 22’</i>


- GV cho học sinh giải tán .


Sau đo hô khẩu lệnh tập hợp hành dọc .-học quay phải , quay trái
(tập 4,5 lần



- GV làm mẫu và giải thích động tác sau đó cho học sinh tập ,lần
1,2:tập chậm –lần 3,4 nhịp hô nhanh hơn .


+ Tập hợp hàng dọc ,dóng hàng điểm số quay phải quay trái


- HS thực hiện


- HS làm theo hiệu lệnh của gv


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

điểmsố từ 1đến hết theo tổ ( 1,2lần ).
<i><b>3. phần kết thúc:</b> 4 – 6’</i>


Gv nhận xét tuyên dương ..
+ Đứng vỗ tay và hát ( 1-2 ‘)
+ Trị chơi :”có chúng em “
- GV cho tất cả hs ngồi xổm


- Khi gv gọi đến tổ nào ,hs tổ đó đứng lên và đồng thanh trả lời “
có chúng em “


- Cho hs ơn cách gv và học sinh chào nhau khi kết thúc giờ học .
nhận xét tiết học .


<b>ATGT:</b>


<b>AN TOÀN VÀ NGUY HIỂM KHI ĐI TRÊN ĐƯỜNG</b>
<b>I. MỤC TIÊU:</b>


- Hs nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường.
- Hs nhận biết những nguy hiểm thường có khi đi trên đường phố ( khơng có hè đường, hè bị lấn


chiếm, xe đi lại đông, xe đi nhanh.)


- Biết phân biệt những hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường.
- Biết cách đi trong ngõ hẹp, nơi hè đường bị lấn chiếm, qua ngã tư.


- GD Hs đi bộ trên vỉa hè, khơng đùa nghịch dưới lịng đường để đảm bảo an toàn.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:</b> Tranh SGK , phiếu học tập.


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:</b>


<i><b>Hoạt động 1: Giới thiệu an tồn và nguy hiểm</b></i>


Gv giải thích thế nào là an tồn, thế nào là nguy hiểm bằng cách đưa ra các tình huống cụ thể.
- Gọi Hs liên hệ kể về một tình huống nguy hiểm mà em đã gặp phải hay nhìn thấy.


- Gv kết luận:


+ An toàn: Khi đi trên đường không để rảy ra va quệt, không bị ngã đau… đó là an tồn.
+ Nguy hiểm: Là các hành vi dễ gây tai nạn.


- Gv chia nhóm quan sát tranh SGK, yêu cầu thảo luận xem tranh nào là hành vi an toàn, hành vi nào
là nguy hiểm.


- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
<i><b>GV kết luận : </b></i>


- Đi bộ hay qua đường nắm tay người lớn là an toàn.


- Đi bộ ,qua đường phải tuân theo tín hiệu đèn giao thơng là đảm bảo an tồn.
- Chạy và chơi dưới lịng đường là nguy hiểm.



- Ngồi trên xe đạp do bạn nhỏ khác đèo là nguy hiểm.


<i><b>Hoạt động 2: Thảo luận nhóm phân biệt hành vi an tồn và nguy hiểm.</b></i>
- Gv chia nhóm phát phiếu, yêu cầu Hs thảo luận tìm cách giải quyết
- Gọi đại diện trình bày


<i><b>Gv kết luận:</b></i> Khi đi bộ qua đường, trẻ em phải nắm tay người lớn và biết tìm sự giúp đỡ của người
lớn khi cần thiết, khơng tham gia các trị chơi trên vỉ hè, lòng đường…


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>IV. CỦNG CỐ:</b> Gv tổng kết
- Nhận xét giờ học.


<b> </b> Thứ tư ngày 01 tháng 09 năm 2010
<b>THỦ CÔNG:</b>


<b>GẤP MÁY BAY PHẢN LỰC</b>
<b>I. MỤC TIÊU:</b>


- HS biết cách gấp máy bay phản lực.
- HS hứng thú gấp hình.


TTCC 1;3 của NX 1: Tổ 1+2
<b>II. CHUẨN BỊ:</b>


-Mẫu máy bay phản lực được gấp bằng giấy thủ cơng.-Giấy thủ cơng có kẻ ơ.


-Mẫu quy trình gấp máy bay phản lực.-Hình chụp máy bay phản lực.Giấy thủ công hoặc giấy
nháp.



<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:</b>


<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


<i><b>1. Bài cũ:</b></i> Gấp tên lửa


Gv kiểm tra, đánh gía Sp của hs chưa Ht tiết trước.
 Nhận xét, tuyên dương.


<i><b>2. Bài mới:</b><b>Gấp máy bay phản lực</b></i> (tiết 1)
<i><b>Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét </b></i>


- GV giới thiệu mẫu gấp máy bay phản lực.
- GV đặt câu hỏi


 Máy bay phản lực có hai phần: Phần mũi hơi nhọn,
phần thân dài và 2 cánh ở 2 bên.


- Để gấp được máy bay phản lực ta cần tờ giấy có hình
gì?


- GV mở dần mẫu gấp máy bay phản lực và kết luận ta
cầ tờ giấy hình chữ nhật giống như gấp tên lửa.


- Để gấp được máy bay phản lực, ta gấp phần nào trước,
phần nào sau?


- Gv làm mẫu.


<i><b>Hoạt động 2: Hướng dẫn gấp </b></i>



* Bước 1: Gấp tạo mũi, thân, cánh máy bay phản
lực.


- GV gắn quy trình gấp máy bay phản lực có hình vẽ
minh họa cho bước gấp


- GV nêu: (H.1/SGK)
-Hình 2/SGK


- Hình 3/SGK
- Hình 4/SGK
- Hình 5/SGK
- Hình 6/SGK
* Bước 2:


- Hs mang Sp lên trình bày


<i>- Hình chữ nhật, hình vuông.</i>


- Gấp phần mũi trước, phần thân sau.
- Học sinh theo dõi.


- Hoạt động lớp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

-Hình 7/SGK
- Hình 8/SGK


- Y/c hs nêu lại quy trình.



- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu đại diện nhóm
thao tác lại các bước gấp (bằng giấy nháp).


- Y/c cả lớp tập gấp bằng giấy nháp.
 Nhận xét, tuyên dương.


<i><b>3. Củng cố – Dặn dò: </b></i>


- Về nhà gấp nhiều lần cho thành thạo.


- Chuẩn bị bài: “ Gấp máy bay phản lực” (tiết2)
<b>-</b> Gv nhận xét tiết học.


- Hs nêu lại quy trình.


- Cả nhóm quan sát, nhận xét
- HS gấp máy bay phản lực.
- Nhận xét


- Hs nhận xét tiết học.
<b>THỂ DỤC:</b>


<b>QUAY PHẢI QUAY TRÁI </b>
<b>ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ VÀ TAY</b>
<b>I. MỤC TIÊU:</b>


- Ôn quay phải, quay trái, Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xácvà đúng
hướng.


- Làm quen với 2 động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động


tác tương đối đúng.


<b>II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:</b>


- Địa điểm : trên sân trường. vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện
- Phương tiện : chuẩn bị 1 còi, tranh bài thể dục, kẻ sân chơi trò chơi.
<b>III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:</b>


<b>Nội dung</b> <b>Cách thức tổ chức các hoạt động</b>


<i><b>1. Phần mở đầu: </b>( 6 - 10 phút )</i>
- Nhận lớp


- Chạy chậm


- Khởi động các khớp
- Vỗ tay hát


<b> 2. Phần cơ bản: </b><i>( 18 - 22 phút )</i>
<i><b>a. Quay phải, quay trái.</b></i>


<i><b>b. Động tác vươn thở.</b></i>
<i><b>c. Động tác tay.</b></i>


- GV phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- GV điều khiển HS chạy 1 vòng sân.
- Lớp trưởng hô nhịp khởi động cùng HS.
- Quản ca bắt nhịp cho lớp hát một bài.


- GV nêu tên động tác hô nhịp điều khiển HS tập


- GV sửa động tác sai cho HS


- Lớp trưởng hô nhịp điều khiển HS tập
- GV quan sát nhận xét sửa sai cho HS các tổ.
chia tổ cho HS tập luyện ,tổ trưởng điều khiển
quân của tổ mình.


- GV nêu tên động tác hơ nhịp, tập mẫu chỉ dẫn
cho HS tập cùng


- GV kết hợp sửa sai cho HS


- Cán sự lớp tập mẫu hô nhịp điều khiển HS tập,
-- GV đi sửa sai uốn nắn từng nhịp.


- Giáo viên hô nhịp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- Tập phối hợp 2 động tác.
<i><b>3. Phần kết thúc:</b></i> ( 4 - 6 phút )
- Thả lỏng cơ bắp.


- Củng cố
- Nhận xét
- Dặn dò


- Lớp trưởng hô nhịp liền mạch 2 động tác HS
thực hiện G giúp đỡ sửa sai ở những nhịp khó.
- Cán sự lớp hơ nhịp thả lỏng cùng HS


- HS đi theo vòng tròn vừa đi vừa thả lỏng cơ bắp


- HS ,G. củng cố nội dung bài.


- Một nhóm lên thực hiện lại động tác vừa học.
- GV nhận xét giờ học


- GV ra bài tập về nhà


- HS về ôn 2 động tác vừa học
<b>LUYỆN TỐN:</b>


<b>ƠN LUYỆN</b>
<b>I. MỤC TIÊU:</b>


+ Đọc, viết số có hai chữ số, viết số liền trước, số liền sau.
+ KN thực hiện cộng, trừ ( khơng nhớ) trong phạm vi 100
+ Giải bi tốn bằng một phép tính đ học.


+ Đo, viết số đo độ dài đoạn thẳng.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:</b>


Vở luyện tốn.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: </b>


<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


<i><b>1.Bài cũ:</b></i>
<i><b>2. Ôn luyện:</b></i>


<i><b>HS hoàn thành các bài tập sau:</b></i>


<i><b>Bài 1:</b></i> Viết các số:


a) Từ 70-80 b) Từ 89-95
<i><b>Bài 2:</b></i> a) Số liền trước của 61
b) Số liền sau của 99


<i><b>Bài 3: </b></i>Đặt tính rồi tính hiệu biết:
a) 89 và 42


b) 75 và 34
c) 99 và 55
<i><b>Bài 4: </b></i>Tính:


9dm - 2dm =
15dm - 10dm =
6dm + 3dm =
5dm + 4dm =


<i><b>Bài 5: </b></i>Lan và Hoa cắt được 36 bông hoa, riêng
Hoa cắt được 16 bông hoa. Hỏi Lan cắt được bao
nhiêu bông hoa.


<i><b>3. Củng cố, dặn dò: </b></i>Chấm, chữa bài, nxét
- Dặn làm VBT


- Hs làm bài vào vở
<b>Đáp án </b>


<i><b>Bài 1:</b></i>



a) 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80
b) 89, 90, 91, 92, 93, 94 95


<i><b>Bài 2:</b></i> Số liền trước 61 là 60
Số liền sau 99 là 100
<i><b>Bài 3:</b></i>


a) 89 b) 75 c) 99
-<sub> 42 </sub>-<sub> 34 </sub>-<sub> 55</sub>


47 41 44
<i><b>Bài 4: </b></i>


9dm - 2dm = 5dm 6dm + 3dm = 9dm
15dm - 10dm = 5dm 5dm + 4dm =9dm
<i><b>Bài 5:</b></i>


<i><b>Bài giải</b></i>
Lan cắt được số bông hoa là:
36-16 = 20 ( bông hoa)


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- Nxét tiết học - Nxét tiết học


Thứ năm ngày 02 tháng 09 năm 2010
<b>KHOA HỌC:</b>


<b>TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ.</b>
<b>I. MỤC TIÊU: </b>



- Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
- Nêu được một số thay đổi về sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:</b> - Thơng tin và hình trang 14, 15-SGK.


- HS sưu tầm ảnh chụp của bản thân lúc nhỏ hoặc ảnh trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau.
<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:</b>


<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


<i><b>1.Bài cũ:</b></i>


- Nêu 2 câu hỏi bài trước.
+ Nhận xét cho điểm.
<i><b>2. Bài mới:</b></i>


<i><b>Hoạt động1: Sưu tầm và giới thiệu ảnh.</b></i>


+ Mục tiêu:Học sinh nêu được tuổi và đặc điểm của
em bé đã sưu tầm được.


+ Cách tiến hành:Làm việc cả lớp.
Nhận xét hs nào giới thiệu ảnh hay nhất.


<i><b>Hoạt động 2: Các giai đoạn phát triển từ lúc mới</b></i>
<i><b>sinh đến tuổi dậy thì.</b></i>


- Mục tiêu: HS nêu được một số đặc điểm chung của
trẻ em ở từng giai đoạn: dưới 3 tuổi, từ 3- 6 tuổi, từ 6
- 10 tuổi.



- Cách tiến hành:Tổ chức trò chơi: “ai nhanh ai đúng”
như sgk.


+ Tuyên dương đội thắng cuộc .


<i><b>Hoạt động 3: Đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi</b></i>
<i><b>dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người</b></i>.


*Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm và tầm quan trọng
của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người.
*Cách tiến hành:


+Bước 1:Làm việc cá nhân.
+Bước 2: Làm việc cả lớp.


+Nhận xét kết luận như tr.15- sgk.
<i><b>3. Củng cố - Dặn dò:</b></i>


Nhấn mạnh kiến thức cần nắm<b>.</b>


- Nhận xét tiết học và tuyên dương HS.
- Dặn hs xem lại bài,


- Hát.


- Hai hs trả lời.


- Giới thiệu ảnh của mình hoặc ảnh của các
trẻ em khác theo yêu cầu:Người trong ảnh
mâý tuổi và đã biết làm gì.



- Chơi theo nhóm viết đáp án vào giấy khổ
to sau đó dán lên bảng.Đội thắng cuộc là đội
có đáp án đúng và nhanh nhất.


- Đọc thông tin tr.15 trả lời câu hỏi:Tại sao
nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt
đối với cuộc đời của mỗi con người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>ĐỊA LÍ: </b>


<b>KHÍ HẬU</b>


<b>I. MỤC TIÊU</b>: - Nêu được một số đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam. -
Nhận biết ảnh hưởng của khí hậutới đời sống và sản xuất của nhân dân ta, ảnh hưởng tích cực: cây cối
xanh tốt quanh năm, sản phẩm nông nghiệp đa dạng ; ảnh hưởng tiêu cực : thiên tai, lũ lụt, hạn hán, …
- Chỉ ranh giới khí hậu Bắc – Nam (dãy Bạch Mã) trên bản đồ (lược đồ).


- Nhận xét được bảng số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản.


* HS KG: + Giải thích được vì sao VN có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
+Biết chỉ các hướng gió : đơng bắc, tây bắc , đơng nam.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:</b> - Bản đồ địa lí tự nhiên việt nam.
- Bản đồ khí hậu việt nam hoặc hình 1 sgk.


- Tranh ảnh về một số hậu quả do lũ lụt hoặc hạn hán gây ra ở địa phương (nếu có)
<b> III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:</b>


<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>



<i><b>1. Bài cũ:</b></i>
-Nêu câu hỏi.
<i><b>2. Bài mới:</b></i>


<i><b>Hoạt động 1: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa.</b></i>
+ Hoạt động nhóm.


- Yêu cầu đọc mục 1 và quan sát hình 1 sgk.
- Yêu cầu trả lời câu hỏi sgk.


- Nhận xét.


- Yêu cầu hs lên chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước
ta?


- Lưu ý:Tháng1:đại diện cho mùa gió đơng bắc.Tháng 7
:đại diện cho mùa gió Tây nam hoặc đơng nam.


- u cầu hs lên chỉ hướng giótháng 1 và hướng gió tháng
7 trên bản đồ khí hậu việt nam,hoặc trên hình 1.


<i><b>Kết luận:</b></i> Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ
cao và gió và mưa thay đổi theo mùa.


<i><b>Hoạt động 2: KHí hậu giữa các miền có sự khác nhau.</b></i>
+ Làm việctheo cặp đôi.


- Yêu cầu hs lên bảng chỉ dãy núi Bạch Mã trên bản đồ địa


lí tự nhiên Việt Nam.


- Giới thiệu: Dãy núi Bạch Mã là ranh giới khí hậu giữa
miền bắc và miền nam.


- Nêu câu hỏi sgk?
- Nhận xét bổ sung.


+ Kết luận:Nước ta có khí hậu khác nhau giữa miền bắc và
miền nam.Miền nam nóng quanh năm với mùa mưa và
mùa khô rõ rệt.


<i><b>Hoạt động 3:Anh hưởng của khí hậu.</b></i>
+ Hoạt động cả lớp.


- Yêu cầu hs qs tranh hình1 ,hình 3 sgk, đọc sgk.


- Trả lời.


- Quan sát hình 1 sgk.
- Trả lời câu hỏi.
- Nhận xét bổ sung.
- Chỉ quả địa cầu.Bản đồ.


- Nhiệt độ cao,gió và mưa thay đổi theo
mùa.


- HS chỉ bản đồ.


- Thảo luận theo cặp đôi trả lời câu hỏi


sgk.


- Trình bày trước lớp.
- Hs khác nhận xét bổ sung.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

- Nêu những ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất của
nhân dân ta?


- Cho hs liên hệ với địa phương.


<i><b>Kết luận:</b></i> Khí hậu có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống và
sản xuất của nhân dân ta.


<i><b>3. Củng cố - Dặn dò:</b></i>


- Nêu câu hỏi rút ra kết luận .
- Học bài cũ ,chuẩn bị bài mới.
- Nhận xét tiết học.


- Nêu thuận lợi và khó khăn.
- Liên hệ với địa phương em.
- Đọc bài học sgk.


- Nhận xét tiết học.
<b>THỂ DỤC:</b>


<b>ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRỊ CHƠI “ CHẠY TIẾP SỨC”</b>
<b>I. MỤC TIÊU:</b>


- Củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Cách chào báo cáo khi bắt đầu và kết thúc


bài học, cách xin phép ra, vào lớp, tập hợp hàng dọc, hàng ngang, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ,
quay phải, quay trái, quay sau, Yêu cầu báo cáo mạch lạc, tập hợp hàng nhanh chóng, động tác thành
thạo, đều, đẹp đúng khẩu lệnh.


-Trò chơi: "Chạy tiếp sức” Yêu cầu HS chơi đúng luật, tập trung chú ý, phản xạ nhanh, chơi đúng
luật. hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi.


<b>II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:</b>
<i><b>Địa điểm:</b></i> Vệ sinh an toàn sân trường.
<i><b>Phương tiện:</b></i> Còi và kẻ sân chơi.


<b>III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP:</b>


<b>Nội dung</b> <b>Cách tổ chức</b>


<i><b>1. Phần mở đầu:</b> 6 -10’</i>


- Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học.
- Trị chơi: Diệt các con vật có hại.
- Giậm chân tại chỗ theo nhịp.
<i><b>2. Phần cơ bản:</b> 18 - 22’</i>
<i><b>a. Đội hình đội ngũ:</b></i>


- Quay phải quay trái, đi đề…: Điều khiển cả lớp tập 1-2
lần


- Chia tổ tập luyện – gv quan sát sửa chữa sai sót của các tổ
và cá nhân.





<i><b>b. Trò chơi vận động: </b></i>
<i><b>Trò chơi: "</b><b>Chạy tiếp sức”</b></i>


- Nêu tên trị chơi, giải thích cách chơi và luật chơi.


- Yêu cầu 1 nhóm làm mẫu và sau đó cho từng tổ chơi thử.
Cả lớp thi đua chơi.




 
 
 
 


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

- Nhận xét – đánh giá biểu dương những đội thắng cuộc.
<i><b>3. Phần kết thúc:</b> 4 - 6’</i>


- Hát và vỗ tay theo nhịp.
- Cùng HS hệ thống bài.


- Nhận xét đánh giá kết quả giờ học giao bài tập về nhà.













<b>KỈ THUẬT: </b>



<b>THÊU DẤU NHÂN</b>
<b>I. MỤC TIÊU: </b>HS cần phải :


- Biết cách thêu dấu nhân.


- Thêu được mũi thêu dấu nhân. Các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm dấu
nhân. Đường thêu có thể bị dúm.


- <b>Ghi chú </b>: Khơng bắt buộc HS nam thực hành tạo ra sản phẩm thêu. HS nam có thể thực hành
đính khuy.


- Với HS khéo tay :


+ Thêu được ít nhất 8 dấu nhân. Các mũi thêu đều nhau. Đường thêu ít bị dúm.
+ Biết ứng dụng thêu dấu nhân để thêu trang trí sản phẩm đơn giản.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : </b>
- Mẫu đính khuy hai lỗ.


- Một số sản phẩm may mặc có thêu dấu nhân
+ Bảng để đính sản phẩm trưng bày.


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:</b>


<b>Hoạt động dạy</b> <b>Hoạt động học</b>


<i><b>1. Bài cũ: </b></i>


- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS



<i><b>2. Bài mới: Giới thiệu bài :</b></i> Thêu dấu nhân.
<i><b>Thực hành:</b></i>


<i><b>a. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu.</b></i>


- GV giới thiệu mẫu thêu dấu nhân và đặt câu hỏi định
hướng quan sát để HS nhận xét về đặc điểm của
đường thêu dấu nhân ở mặt phải và mặt trái của đường
thêu.


- Giới thiệu một số sản phẩm được thêu trang trí bằng
mũi thêu dấu nhân và đặt câu hỏi để HS nêu ứng dụng
của thêu dấu nhân.


* Tóm tắt: Thêu dấu nhân là cách thêu để tạo thành
các mũi thêu dấu nhân nối nhau liên tiếp giữa hai
đường thẳng song song ở mặt phải đường thêu. Thêu
dấu nhân được ứng dụng để trang trí...


<i><b>b.Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.</b></i>
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục II SGK.


- Đặt câu hỏi yêu cầu HS dựa vào nội dung của mục 1
và quan sát H2 SGK để nêu cách vạch dấu đường thêu
dấu nhân.


- HS quan sát, so sánh đặc điểm mẫu thêu
dấu nhân với mẫu thêu chữ V.



</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

- Gọi HS lên bảng thực hiện các thao tác vạch dấu
đường thêu dấu nhân.


- Hướng dẫn HS đọc mục 2a và quan sát H3 SGK để
nêu cách bắt đầu thêu. GV lưu ý 1 số điểm sau:


+ Các mũi thêu được luân phiên thực hiện trên 2
đường kẻ cách đều.


+ Khoảng cách xuống kim và lên kim ở đường dấu thứ
hai dài gấp đôi khoảng cách xuống kim và lên kim ở
đường dấu thứ nhất.


- Yêu cầu HS lên bảng thực hiện các mũi thêu tiếp
theo.


- Hướng dẫn HS quan sát H5 SGK và nêu cách kết
thúc đường thêu dấu nhân.


- Hướng dẫn nhanh lần thứ hai toàn bộ các thao tác
thêu dấu nhân.


- Yêu cầu HS nhắc lại cách thêu dấu nhân và nhận xét.
- Kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của HS và tổ chức
cho HS tập thêu dấu nhân trên giấy kẻ ô li.


<i><b>3. Củng cố – dặn dò: </b></i>


- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập
và kết quả thực hành của HS .



- Dặn dò HS chuẩn bị vải cho tiết sau .
- Chuẩn bị đánh giá sản phẩm.


- Nêu các bước thêu dấu nhân.


- HS so sánh cách vạch dấu đường thêu
dấu nhân với cách vạch dấu đường thêu
chữ V.


- HS lên bảng thực hiện các thao tác vạch
dấu đường thêu dấu nhân.


- HS lên bảng thực hiện các mũi thêu tiếp
theo.


- HS nêu.
- Nhắc lại.


<b>GDNGLL: </b>


<b>CA HÁT MỪNG NĂM HỌC MỚI</b>
<b>MỪNG THẦY CÔ VÀ BẠN BÈ</b>
<b>I. MỤC TIÊU:</b><i> Giúp học sinh:</i>


- Tham gia văn nghệ nhiệt tình, sơi nổi thông qua một số bài hát, bài thơ... ca ngợi trường, lớp, thầy
cô và bạn bè.


- Bồi dưỡng tình cảm u mến, gắn bó với trường, lớp; q trọng thầy cơ; đồn kết thân ái với bạn
bè; phấn khởi tự hào về trường lớp mình và tự tin, quyết tâm thực hiện tốt nội quy, nhiệm vụ năm học


mới để phát huy truyền thống của trường.


<b>II. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:</b>
<i><b>a. Khởi động</b></i>


- Hát tập thể: chọn các bài hát liên quan đến chủ đề tháng 9.


- Giới thiệu chương trình văn nghệ: tuyên bố lý do, giới thiệu ban giám khảo và thư ký.
<i><b>b. Phần giao lưu văn nghệ</b></i>


* Thi hát hoặc ngâm thơ... về trường, lớp thân yêu
- Mỗi tổ cử 2 thí sinh đại diện


- Thí sinh từng tổ biểu diễn bài hát đã chọn, lần lượt từ tổ 1 cho đến tổ 4


- Tổ nào đến lượt mà trong thời gian quy định khơng hát được thì mất lượt chuyển sang tổ khác.
- Sau số lượt quy định, tổ nào hát nhiều bài (kể cả ngâm thơ) về trường, lớp, thầy cô và bạn bè thì
thắng.


* Trị chơi: trả lời nhanh và đúng


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- Người điều khiển lần lượt nêu từng câu hỏi. Học sinh xung phong trả lời. Ai trả lời đúng đáp án sẽ
được thưởng quà. Không trả lời được người điều khiển chương trình nêu rõ đáp án.


- Câu hỏi cụ thể là:


1. Lễ khai giảng năm học này là lễ khai giảng thứ bao nhiêu của trường ta?
2. Bạn hãy cho biết họ và tên cô Hiệu trưởng đầu tiên và hiện nay của trường ta.
3. Bạn hãy hát bài hát có từ "mái trường".



4. Bạn hãy hát bài hát có từ "lớp"


5. Bạn hãy hát bài hát có từ chỉ dụng cụ học tập.
* Những vần thơ mường năm học mới


- Yêu cầu và cách thực hiện:


- Mỗi tổ cử 2 học sinh tham gia. Trong thời gian quy định, thí sinh từng tổ trao đổi với nhau để sáng
tác được một bài thơ ca ngợi trường lớp, thầy cô và bạn bè nhân dịp năm học mới.


- Hết thời gian quy định, người điều khiển thu bài và lần lượt đọc cho cả lớp nghe bài thơ đại diện cho
từng tổ sáng tác. Ban giám khảo cho điểm từng tổ công khai trên bảng.


<b>III. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:</b>
- Công bố kết quả.


- Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động.


<i><b>TiÕng Việt (ôn)</b></i>


<b>Quang cảnh làng mạc ngày mùa.</b>


<b>I.Mục tiêu:</b>


- Hc sinh nghe viết đúng, trình bày đúng bài chính tả: Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
- Rèn luyện cho HS kĩ năng viết chính tả.


- Gi¸o dơc HS ý thøc tự giác rèn chữ viết.


<b>II.Chuẩn bị:</b>



Phấn màu, nội dung.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>1.Kiểm tra</b>: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị cđa HS.


<b>2.Bµi míi: </b>


<b>a. Giíi thiƯu bµi</b>:


<b>b. Híng dÉn häc sinh nghe viÕt.</b>


- Giáo viên đọc đoạn viết : “Từ đầu …vẫy vẫy” trong bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
- HS đọc thầm, quan sát sỏch giỏo khoa cỏch trỡnh by.


- Giáo viên hớng dÉn häc sinh viÕt c¸c tõ khã.
- HS viết bảng con.


<b>c. Hớng dẫn HS viết bài.</b>


- Giáo viên nhắc nhở HS một số điều trớc khi viết.
- Đọc cho học sinh viết bài.


- c bài cho HS soát lỗi. HS soát lại bài.
- Giáo viên thu một số bài để chấm, chữa.
- HS trao đổi vở để sốt lỗi.


- Gi¸o viên nhận xét chung.


<b>d. Hớng dẫn HS làm bài tập.</b>



Tìm những tiếng có phụ âm đầu: <b>c/k ; g/gh ; ng/ngh.</b>
<b> - Cđng cè, cong cong, c©n, cc, cn cn,…</b>
<b> - Kẽo kẹt, kiến, kĩ, kéo,</b>


<b> - Gỗ, gộc, gậy, gàu, gần gũi,</b>
<b> - Ghế, ghe, ghẻ, ghi,</b>


<b> - Ngô, ngay ngắn, ngóng, ngang, ngoằn ngoèo,</b>
<b> - Nghe, nghiêng, nghĩ, nghỉ,</b>


<b>3. Củng cố dặn dò</b>: Cho HS nhắc lại quy tắc viết chính tả: <b>c/k; g/gh; ng/ngh.</b>


Dặn HS về nhà viết lại những lỗi sai.


Thứ tử ngày 9 tháng 9 năm 2009


<b>th dơc: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ- TRÒ CHƠI “BỎ KHĂN”</b>
<b>I/MỤC TIÊU:</b>


- Thực hiện được tập hợp hàng dọc, dóng hàng, dàn hàng, dồn hàng, quay trái,quay phải,
quay sau.


-Trò chơi “Bỏ khăn”. Yêu cầu hs chú ý, nhanh nhẹn, khéo léo, chơi đúng luật, hào hứng
nhiệt tình trong khi chơi.


<b>II/ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:</b>


-Địa điểm:Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
-Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, 2 chiếc khăn tay.



<b>III/ NỘI DUNG VAØ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:</b>


<b>Hoạt động của thầy.</b> <b>Hoạt động của trò.</b>
<b>1/ Phần mở đầu:</b>


-GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài
học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.
-Trò chơi’’Diệt các con vật có hại”


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

* GV yêu cầu hs đứng tại chỗ vỗ tay hát một
bài.


<b>2/ Phần cơ bản:</b>


<i><b>a/ Đội hình đội ngũ:</b></i>


- Ơn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số,
đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái,
quay sau, dàn hàng, dồn hàng.


-GV điều khiển lớp tập có nhận xét sửa chữa
động tác sai cho hs. GV chia tổ tập luyện, do
tổ trưởng điều khiển tổ tập. GV quan sát, nhận
xét, sửa chữa sai sót cho hs các tổ. GV Tập
hợp lớp, cho các tổ thi đua trình diễn. Gv cùng
hs quan sát, nhận xét, biểu dương các tổ tập
tốt 2 lần. GV yêu cầu cả lớp tập củng cố lại
kiến thức do cán sự lớp điều khiển2 lần.


<i><b>b/ Trị chơi vận động: </b></i>



-Chơi trò chơi’’ bỏ khăn”.


-Gv nêu tên trị chơi, tập hợp hs theo đơi hình
chơi, Gvphổ biến cách chơi và quy định chơi.
GV yêu cầu cán sự lớp điều khiển cho cả lớp
cùng chơi. Gvquan sát, nhận xét, biểu dương
hs tích cực trong khi chơi.


<b>3/ Phần kết thúc:</b>


-GV cho hs chạy đều nối thành một vòng tròn
lớn, sau khép thành vòng tròn nhỏ rồi đứng
lại, mặt quay vào tâm vòng tròn.


-GV yêu cầu hs nhắc lại kiến thức bài cũ.
-GV nhận xét đánh giá kết quả bài học và
giao bài về nhà.


-HS đứng tại chỗ vỗ tay hát một bài.


-HS ôn lại tập hợp hàng dọc, dóng hàng,
điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay
phải, quay trái, quay sau, dàn hàng, dồn
hàng.


-HS tập do sự điều khiển của gv.


-HS các tổ tập luyện do tổ trưởng điều
khiển tổ tập luyện.



-HS tập hợp lớp, các tổ thi đua trình diễn.


-HS cũng cố lại kiến thức do cán sự lớp
điều khiển.


-HS tham gia trò chơi’’ Bỏ khăn”, theo
cách chơi và quy định chơi theo gv hướng
dẫn. Các sự lớp điều khiển cho cả lớp
cùng chơi.P


-HS chạy đều nối tiếp nhau thành vòng
tròn lớn, sau khép thành vòng tròn nhỏ
rồi đứng lại, mặt quay vào tâm vòng
tròn.


-HS nhắc lại kiến thức bài.


-HS chú ý nghe gv nhận xét kết quả và
giao bài chuẩn bị.


<b>Khoa học : TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ </b>
<b>I. Mục tiêu:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

+ GV: Hình vẽ trong SGK


+ HSø: HS đem những bức ảnh chụp bản thân từ hồi nhỏ đến lớp hoặc sưu tầm ảnh của trẻ
em ở các lứa tuổi khác nhau.


<b>III. Các hoạt động dạy – học :</b>


A. Kiểm tra bài cũ :


- Nêu những việc thể hiện sự quan tâm, chia
sẻ công việc gia đình của người chồng đối
với người vợ đang mang thai? Việc làm đó
có lợi gì?


- Việc nào nên làm và không nên làm đối
với người phụ nữ có thai?


- Cho HS nhận xét + GV cho điểm.
- Nhận xét bài cũ


- gánh nước thay vợ, gắp thức ăn cho vợ,
quạt cho vợ...


- Việc đó giúp mẹ khỏe mạnh, sinh đẻ dễ
dàng, giảm được các nguy hiểm.


- Nên: ăn uống đủ chất, đủ lượng, nghỉ
ngơi nhiều, tránh lao động nặng, đi khám
thai thường kì.


- Khơng nên: lao động nặng, dùng chất
kích thích (rượu, ma túy...)


<b>B. Bài mới :</b>


<i><b>1. Giới thiệu bài :</b></i> Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.



<i><b>2. Giảng bài </b></i><b>:</b>


 <i><b>Hoạt động 1:</b></i> Thảo luận cả lớp .


- Sử dụng câu hỏi SGK trang 12, yêu cầu HS
đem các bức ảnh của mình hồi nhỏ hoặc
những bức ảnh của các trẻ em khác đã sưu
tầm được lên giới thiệu trước lớp theo yêu
cầu. Em bé mấy tuổi và đã biết làm gì?


+ Đây là ảnh của em tơi, em 2 tuổi, đã
biết nói và nhận ra người thân, biết chỉ
đâu là mắt, tóc, mũi, tai...


+ Đây là ảnh em bé 4 tuổi, nếu mình
khơng lấy bút và vở cất cẩn thận là em vẽ
lung tung vào đấy ...


<i><b> Hoạt động 2</b>: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” </i>


* <b>Bước 1:</b> GV phổ biến cách chơi và luật chơi :
Nhóm nào làm xong trước và đúng là thắng cuộc .
- HS đọc thông tin trong khung chữ và tìm xem mỗi
thơng tin ứng với lứa tuổi nào đã nêu ở tr 14 SGK
- Thư kí viết nhanh đáp án vào bảng


* <b>Bước 2:</b> Làm việc theo nhóm


- HS làm việc theo hướng dẫn của GV, cử thư kí
ghi biên bản thảo luận như hướng dẫn trên.



* <b>Bước 3:</b> Làm việc cả lớp


- Mỗi nhóm trình bày một giai đoạn.
- Các nhóm khác bổ sung (nếu thiếu)


- Yêu cầu các nhóm treo sản phẩm của mình lên


<b>Giai đoạn</b>
<b>Đặc điểm nổi bật</b>


Dưới 3 tuổi


Biết tên mình, nhận ra mình trong
gương, nhận ra quần áo, đồ chơi...


Từ 3 tuổi đến 6 tuổi


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

bảng và cử đại diện lên trình bày.


- Yêu cầu các nhóm khác bổ sung (nếu cần thiết)
-Đáp án : 1 – b ; 2 – a ; 3 – c


- GV tóm tắt lại những ý chính vào bảng lớp.


 GV nhận xét + chốt ý


Từ 6 tuổi đến 10 tuổi


Cấu tạo của các bộ phận và chức


năng của cơ thể hoàn chỉnh. Hệ
thống cơ, xương phát triển mạnh.


<i><b> Hoạt động 3:</b></i> Thực hành .


- Yêu cầu HS đọc thông tin trang 15 SGK và
trả lời câu hỏi :


- Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng
đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con
người ?


 GV nhận xét và chốt ý Trang 35/SGV


Tuổi dậy thì


- Cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao
và cân nặng.


- Cơ quan sinh dục phát triển... Ở con gái:
bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt. Ở con trai
có hiện tượng xuất tinh lần đầu.


- Phát triển về tinh thần, tình cảm và khả
năng hòa nhập cộng đồng.


<i><b>3. Củng cố – dặn dò </b></i><b>:</b>
- Xem lại bài + học ghi nhớ


- Chuẩn bị: “Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già”


- Nhận xét tiết học


<b>Địa lý : KHÍ HẬU </b>
<b>I. Mục tiêu: </b>


- Nêu được một số đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam :
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.


+ Có sự khác nhau giữa hai miền : miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền
Nam nóng quanh năm với hai mùa mưa, khơ rõ rệt.


- Nhận biết ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta, ảnh hưởng
tích cực : cây cối xanh tốt quanh năm, sản phẩm nông nghiệp đa dạng; ảnh hưởng tiêu
cực : thiên tai, lũ lụt, hạn hán,…


- Chỉ ranh giới khí hậu Bắc – Nam (dãy núi Bạch Mã) trên bản đồ (lược đồ).
- Nhận xét được bảng số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản.


<b>- Ghi chú </b>: HS khá, giỏi : + Giải thích được vì sao Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
+ Biết chỉ các hướng gió : đông bắc, tây nam, đông nam.


<b>II. Đồ dùng dạy – học : </b>


- GV: Hình SGK phóng to - Bản đồ tự nhiên Việt Nam, khí hậu Việt Nam.
- HS: Quả địa cầu - Tranh ảnh về hậu quả của lũ lụt hoặc hạn hán


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<i><b>A. Kiểm tra bài cũ :</b></i>


1/ Nêu đặc điểm về địa hình nước ta.



2/ Nước ta có những khống sản chủ yếu nào và vùng phân bố của chúng ở đâu?


<i><b>B. Bài mới :</b></i>


<i><b>1. Giới thiệu bài </b></i><b>:</b> “Tiết Địa lí hơm nay sẽ giúp các em tiếp tục tìm hiểu về những đặc
điểm của khí hậu”.


<i><b>2. Giảng bài :</b></i>


<b>1. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa .</b>


<i><b> Hoạt động 1:</b></i><b> : </b>Làm việc theo nhóm


<b>+ Bước 1:</b> Tổ chức cho các nhóm thảo
luận để tìm hiểu theo các câu hỏi:


- Chỉ vị trí của Việt Nam trên quả Địa
cầu?


- Nước ta nằm ở đới khí hậu nào?


- Ở đới khí hậu đó, nước ta có khí hậu
nóng hay lạnh?


-Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió
mùa ở nước ta .


- HS hoàn thành bảng.
<b>+ Bước 2: </b>



- Sửa chữa câu trả lời của HS


- Gọi một số HS lên bảng chỉ hướng gió
tháng 1 và hướng gió tháng 7 trên Bản đồ
Khí hậu VN hoặc H1


<b>+ Bước 3: </b>( Đối với HS khá, giỏi )


- Yêu cầu HS điền mũi tên vào sơ đồ
sau để rèn luyện kĩ năng xác lập mối
quan hệ địa lí.


- Nhiệt đới


- Nói chung là nóng, trừ một số vùng núi cao
thường mát mẻ quanh năm.


- Vì nằm ở vị trí gần biển, trong vùng có gió
mùa.


<b>Thời gian gió mùa thổi</b> <b>Hướng gió chính</b>
Tháng 1


Tháng 7


Lưu ý : Tháng 1 : Đại diện cho mùa gió đơng
bắc. Tháng 7 đại diện cho mùa gió tây nam
hoặc đơng nam.


<b>2. Khí hậu giữa các miền có sự khác nhau.</b>


<i><b></b><b> Hoạt động 2:</b></i><b>Làm việc cá nhân hoặc nhóm đơi.</b>
<b>+ Bước 1: </b>


- GV gọi 1 -2 HS lên bảng chỉ dãy núi
Bạch Mã trên bản đồ địa lý tự nhiên
Việt Nam.


- Phát phiếu học tập


- Tìm sự khác nhau giữa khí hậu miền


- Dãy núi Bạch Mã là ranh giới khí hậu giữa
miền Bắc và miền Nam.


<b>Địa điểm</b> <sub>Tháng 1</sub><b>Nhiệt độ trung bình ( </b><sub>Tháng7</sub><b>0 C )</b>


Hà Nội 16 29


TP. HCM 26 27


Vị trí


Nhiệt đới Nóng


- Gần biển.
- Trong vùng có
gió mùa


- Mưa nhiều.



- Gió mưa thay đổi theo
mùa


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Bắc và miền Nam về. + Miền Bắc: hạ và đông
+ Miền Nam: mưa và khô


Do lãnh thổ kéo dài và nhiều nơi núi sát ra tận
biển.


- Vì sao có sự khác nhau đó?


- Chỉ trên lược đồ H.1 nơi có khí hậu
mùa đơng và nơi nóng quanh năm.
<b>+ Bước 2: </b>


- GV sửa chữa, hồn thiện
<b>3. Ảnh hưởng của khí hậu. </b>
<i><b></b><b> Hoạt động 3:</b></i><b> Làm việc cả lớp. </b>


- GV yêu cầu HS nêu ảnh hưởng của khí
hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân
ta.


- GV cho HS trưng bày tranh ảnh về một số
hậu quả do bão hoặc hạn hán gây ra.


+ Khí hậu nước ta thuận lợi cho cây cối phát
triển, xanh tốt quanh năm.


+ Khí hậu nước ta gây ra một số khó khăn,


cụ thể là : có năm mưa lớn gây lũ lụt, hạn
hán, bão có sức tàn phá lớn.


<i><b>3. Củng cố – dặn dò </b></i><b>:</b>
- Chuẩn bị: “Sông ngòi”.
- Nhận xét tiết học.


Thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2009
<b>thĨ dơc: BAØI 6: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ- TRỊ CHƠI “ĐUA NGỰA”</b>


<b>I/ MỤC TIÊU:</b>


-Ơn để cũng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ:Tập hợp hàng ngang, dóng
hàng, điểm số, đi đều vịng phải, vịng trái. u cầu tập hợp nhanh, dóng thẳng hàng, đi
đều vịng trái, vòng phải đều, đẹp, đúng với khẩu lệnh.


-Trò chơi “Đua ngựa”. Yêu cầu chơi đúng luật, hào hứng và nhiệt tình trong khi chơi.
<b>II/ ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: </b>


-Địa điểm, phương tiện:


-Địa điểm:Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.


-Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, 4 con ngựa làm bằng tre gỗ và bìa, 4 lá cờ đi nheo và kẻ
sân chơi trị chơi.


<b>II/ NƠI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:</b>


<b>Hoạt động của thầy.</b> <b>Hoạt động của trò.</b>
<b>1/ Phần mở đầu:</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục luyện tập.
-Chơi trị chơi “Làm theo tính hiệu”


-Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai,
hông.


-Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.


-Kiểm tra bài cũ: GV gọi từng tổ dóng hàng
điểm số, quay phải, quay trái, ...


-GV nhận xét các tổ thực hiện tốt.
<b>2/Phần cơ bản: </b>


<i><b>a/Đội hình đội ngũ:</b></i>


-GV u cầu hs ơn tập hợp hàng ngang, dóng
hàng, điểm số, đi đều, vịng phải, vịng trái.
-GV điều khiển lớp tập. GV chia tổ tập luyện do
tổ trưởng điều khiển. Gv quan sát , nhận xét,
sửa chữa sai sót cho hs các tổ 4 lần. GV tập
trung lớp cho các tổ thi đua trình diễn 2 lần. Gv
quan sát, nhận xét, đánh giá, biểu dương các tổ
tập tốt.


-GV yêu cầu cả lớp tập để cũng cố bài do cán
sự lớp điều khiển 2 lần.


<i><b>b/ Trò chơi vận động: </b></i>



-Chơi trò chơi’’Đua ngựa”.


-GV nêu tên trị chơi, tập hợp theo đợi hình
chơi, phổ biến cách chơi và quy định chơi. Cho
cả lớp cùng chơi, gv quan sát, nhậnxét, biểu
dương tổ thắng cuộc chơi.


<b>3/ Phần kết thuùc:</b>


-GV cho hs các tổ đi nối tiếp nhau thành vòng
tròn lớn, vừa đi vừa làm động tác thả lỏng, sau
khép dần lại thành vòng tròn nhỏ, đứng lại quay
mặt vào tâm vịng trịn.


-GV gọi hs nhắc lại nội dung bài học.


-GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao
bài về nhà.


yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ,
trang phục tập luyện.


-HS xoay các khớp cổ tay, cổ chân,
khớp gối, vai, hông.


-Hsgiậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp.
-HS thực hiện việc kiểm tra bài cũ theo
yêu cầu gv.



-HS ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng,
điểm số, đi đều, vịng phải, vịng trái.
-HS tập dưới sự điều khiển của gv.
-HS các tổ tập luyện dưới sự điều khiển
của tổ trưởng.


-HS cả lớp tập hợp các tổ thi đua trình
diễn.


-HS cả lớp tập củng cố kiến thức bài do
cán sự lớp điều khiển.


-HS tập hợp theo đội hình chơi. Nghe
gv phổ biến cách chơi và quy định chơi.
Cả lớp cùng tham gia chơi.


-Hs các tổ đi nối tiếp nhau thành vòng
tròn lớn , vừa đi vừa làm động tác thả
lỏng. Sau khép dần lại thành vòng tròn
nhỏ, đứng lại quya mặt vào tâm vịng
trịn.


-HS nhắc lại nội dung bài học.


-HS chú ý nghe gv nhận xét tiết học và
giao chuẩn bị bài về nhà.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b> THÊU DẤU NHÂN </b>
<b>I. MỤC TIÊU:</b>HS cần phải :



- Biết cách thêu dấu nhân.


- Thêu được mũi thêu dấu nhân. Các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm


dấu nhân. Đường thêu có thể bị dúm.


- <b>Ghi chú </b>: Không bắt buộc HS nam thực hành tạo ra sản phẩm thêu. HS nam có thể thực


hành đính khuy.


- Với HS khéo tay :


+ Thêu được ít nhất 8 dấu nhân. Các mũi thêu đều nhau. Đường thêu ít bị dúm.
+ Biết ứng dụng thêu dấu nhân để thêu trang trí sản phẩm đơn giản.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : </b>
- Mẫu đính khuy hai lỗ.


- Một số sản phẩm may mặc có thêu dấu nhân
+ Bảng để đính sản phẩm trưng bày.


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:</b>
<b>A. Kiểm tra bài cũ : </b>


Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
<b>B. Bài mới :</b>


<i><b>1. Giới thiệu bài </b></i><b>:</b> Thêu dấu nhân.


<i><b> 2. Thực hành </b></i><b>:</b>



<b>Hoạt động của thầy.</b> <b>Hoạt động của trò</b>


<b>a. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu</b>


- GV giới thiệu mẫu thêu dấu nhân và đặt câu hỏi
định hướng quan sát để HS nhận xét về đặc điểm của
đường thêu dấu nhân ở mặt phải và mặt trái của
đường thêu.


- Giới thiệu một số sản phẩm được thêu trang trí bằng
mũi thêu dấu nhân và đặt câu hỏi để HS nêu ứng
dụng của thêu dấu nhân.


* Tóm tắt: Thêu dấu nhân là cách thêu để tạo thành
các mũi thêu dấu nhân nối nhau liên tiếp giữa hai
đường thẳng song song ở mặt phải đường thêu. Thêu
dấu nhân được ứng dụng để trang trí...


<b>b.Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật</b>
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục II SGK.


- Đặt câu hỏi yêu cầu HS dựa vào nội dung của mục
1 và quan sát H2 SGK để nêu cách vạch dấu đường
thêu dấu nhân.


- Gọi HS lên bảng thực hiện các thao tác vạch dấu


- HS quan sát, so sánh đặc điểm mẫu
thêu dấu nhân với mẫu thêu chữ V.



</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

đường thêu dấu nhân.


- Hướng dẫn HS đọc mục 2a và quan sát H3 SGK để
nêu cách bắt đầu thêu. GV lưu ý 1 số điểm sau:


+ Các mũi thêu được luân phiên thực hiện trên 2
đường kẻ cách đều.


+ Khoảng cách xuống kim và lên kim ở đường dấu
thứ hai dài gấp đôi khoảng cách xuống kim và lên
kim ở đường dấu thứ nhất.


- Yêu cầu HS lên bảng thực hiện các mũi thêu tiếp
theo.


- Hướng dẫn HS quan sát H5 SGK và nêu cách kết
thúc đường thêu dấu nhân.


- Hướng dẫn nhanh lần thứ hai toàn bộ các thao tác
thêu dấu nhân.


- Yêu cầu HS nhắc lại cách thêu dấu nhân và nhận
xét.


- Kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của HS và tổ chức
cho HS tập thêu dấu nhân trên giấy kẻ ô li.


- Nêu các bước thêu dấu nhân.



- HS so sánh cách vạch dấu đường thêu
dấu nhân với cách vạch dấu đường thêu
chữ V.


- HS lên bảng thực hiện các thao tác
vạch dấu đường thêu dấu nhân.


- HS lên bảng thực hiện các mũi thêu
tiếp theo.


- HS nêu.
- Nhắc lại.


<i>3. Củng cố – dặn dò : </i>


- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập và kết quả thực hành của HS .
- Dặn dò HS chuẩn bị vải cho tiết sau .


- Chuẩn bị đánh giá sản phẩm.


<b>GDNGLL: CA HÁT MỪNG NĂM HỌC MỚI</b>
<b>MỪNG THẦY CƠ VÀ BẠN BÈ</b>
<b>I. Mục tiêu:</b><i> Giúp học sinh: </i>


- Tham gia văn nghệ nhiệt tình, sơi nổi thơng qua một số bài hát, bài thơ... ca ngợi trường,
lớp, thầy cô và bạn bè.


- Bồi dưỡng tình cảm u mến, gắn bó với trường, lớp; q trọng thầy cơ; đồn kết thân ái
với bạn bè; phấn khởi tự hào về trường lớp mình và tự tin, quyết tâm thực hiện tốt nội quy,
nhiệm vụ năm học mới để phát huy truyền thống của trường.



<b>II. Tiến hành hoạt động</b>


<i><b>a) Khởi động</b></i>


- Hát tập thể: chọn các bài hát liên quan đến chủ đề tháng 9.


- Giới thiệu chương trình văn nghệ: tuyên bố lý do, giới thiệu ban giám khảo và thư ký.


<i><b>b) Phần giao lưu văn nghệ</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

- Thí sinh từng tổ biểu diễn bài hát đã chọn, lần lượt từ tổ 1 cho đến tổ 4


- Tổ nào đến lượt mà trong thời gian quy định khơng hát được thì mất lượt chuyển sang tổ
khác.


- Sau số lượt quy định, tổ nào hát nhiều bài (kể cả ngâm thơ) về trường, lớp, thầy cơ và bạn
bè thì thắng.


* Trị chơi: trả lời nhanh và đúng


Trò này dành cho học sinh cả lớp để tạo khơng khí sơi nổi.


Người điều khiển lần lượt nêu từng câu hỏi. Học sinh xung phong trả lời. Ai trả lời đúng
đáp án sẽ được thưởng quà. Không trả lời được người điều khiển chương trình nêu rõ đáp án.
Câu hỏi cụ thể là:


1. Lễ khai giảng năm học này là lễ khai giảng thứ bao nhiêu của trường ta?
2. Bạn hãy cho biết họ và tên cô Hiệu trưởng đầu tiên và hiện nay của trường ta.
3. Bạn hãy hát bài hát có từ "mái trường".



4. Bạn hãy hát bài hát có từ "lớp"


5. Bạn hãy hát bài hát có từ chỉ dụng cụ học tập.
* Những vần thơ mường năm học mới


Yêu cầu và cách thực hiện:


Mỗi tổ cử 2 học sinh tham gia. Trong thời gian quy định, thí sinh từng tổ trao đổi với nhau
để sáng tác được một bài thơ ca ngợi trường lớp, thầy cô và bạn bè nhân dịp năm học mới.


Hết thời gian quy định, người điều khiển thu bài và lần lượt đọc cho cả lớp nghe bài thơ đại
diện cho từng tổ sáng tác. Ban giám khảo cho điểm từng tổ công khai trên bảng.


<b>III. Kết thúc hoạt động:</b>
- Công bố kết quả.


- Nhận xét, đánh giá kết qu hot ng.


<b>Toán: </b>


<b>Luyện tập về phân số</b>
<b>I. mục tiêu</b>:


- Củng cố cho HS khái niệm PSTP
- Chuyển hỗn số thành phân số
- Các phép tính trên phân số.


<b>II. Hoạt động dạy - học</b>



1.GV giao bài tập cho HS . Giải đáp những băn khoăn
. - HS lm bi tp


Bài 1: Chuyển phân số thành phân số thập phân


80
16


;


25
9




800
64


;


250
12


Bài 2: Chuyển hỗn số thành phân số


5
3


4 ;



3
2


12 ;


7
2


6 ;


10
3
5


Bài 3: Tính
a.


6
1
4
3
3
2




; b.


5
2


4
3
10


1


2  


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

a.
2
7
5
3



<i>x</i> ; b.


5
1
4
1



<i>x</i> ; c.


7
4
2 <i>x</i>


3. Chấm chữa bài


Bài 1: Củng cố cho HS cách chuyến phân số thànhphân số thập phân.


10
2
8
:
80
8
:
16
80
16

;
100
36
4
25
4
9
25
9



;
100
8


8
:
800
8
:
64
800
64

;
100
48
4
250
4
12
25
12





Bài 2:rèn kĩ năng chuyeồn hỗn số thành phân số.


-Yêu cầu HS làm và nêu cách lµm.


5
23
5


3
5
4
5
6


4     ;


3
38
3
2
3
12
3
2


12     ;


7
44
7
2
7
6
7
2


6    



5
2
3
2
1


3  ;


2
1
6
10


3


6  ;


10
4
3
10


5


3  ;


10
5
6
10



3


6 ;


7
5
5
7
5


4 ;


10
9
5
11
9
5


Bài 3:Rèn kĩ năng cộng phân số.
- Yêu cầu HS chữa bài


=
12
2
12
9
12
8



; =
5
2
4
3
10
1
10
2




=
12
19
12
2
9
8



; =
5
2
4
3
10

21

 ; =
20
19
20
8
15
42
20
8
20
15
20
42







Bµi 4:Cđng cè cách tìm thành phần cha biết trong phép cộng và phép trừ phân số.
Yêu cầu HS làm và giải thích cách làm


a.
5
3
2
7





<i>x</i> ; b.


4
1
5
1



<i>x</i> ; c.


7
4
2

<i>x</i>

10
6
10
35


<i>x</i> ;
20
5
20


4


<i>x</i> ;
7
9
7
14


<i>x</i>

10
29

<i>x</i> ;
20
9

<i>x</i> ;
7
5

<i>x</i>
<b>IV. Nhận xét và đánh giá tiết học</b>


<b>LỚP4: KHOA HỌC: VAI TRÒ CỦA TRÒ CHẤT ĐẠM </b>
<b> VÀ CHẤT BÉO</b>


<b>I- MỤC TIÊU</b>: Sau bài học có thể :



1. Kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất đạm và một số thức ăn chứa nhiều chất béo.
2. Nêu vai trò của chất báo và chất đạm đối với cơ thể.


3. Xác định được nguồn gốc của những thức ăn chứa chất đạm và những chất đạm và
những thức ăn chứa chất béo.


<b>II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>:


- Hình trang 12, 13 SGK.
- Phiếu học tập.


<b>III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>:


<b>Hoạt động của thầy.</b> <b>Hoạt động của trò</b>
<b>1.1/ Kiểm tra bài cũ</b>:


Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài cũ


- Người ta thường có mấy cách để phân loại thức
ăn? Đó là những cách nào?


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

- Nhóm thức ăn có chứa nhiều chất bột, đường có
vai trị gì?


- Nhận xét ghi điểm


- HS 2 trả lời


<i><b>2/ Giới thiệu</b></i><b>: </b> HS lắng nghe



<b>2. Dạy bài mới</b>


1/ <b>Tìm hiểu vai trò của chất đạm và chất béo</b>


- <i>Mục tiêu: Nói tên và vai trị của các thức ăn </i>


chứa nhiều chất đạm.


- Nói tên và vai trị của các thức ăn chứa nhiều


chất béo.


<i>Bước 1: Tổ chức cho HS hoạt động cặp, đơi</i> HS thảo luận nhóm bàn (2 bạn)
-Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn quan sát hình 12,13


SGK thảo luận và trả lời câu hỏi.


- Những thức ăn nào chứa nhiều chất đạm, thức
ăn nào chứa nhiếu chất béo?


- HS trả lời


- GV nhận xét bổ sung nếu HS nói sai. - Các thức ăn có chứa nhiều chất
đạm: trứng, cua, đậu phụ, thịt lợn, cá,
phomát, thịt gà.


- Các thức ăn có chứa nhiều chất béo:
dầu ăn, mỡ.



<i>Bước 2: Hoạt động cả lớp</i>


- Hỏi em hãy kể những thức ăn chứanhiều chất


đạm mà các em ăn hàng ngày? - Đậu, tương, lạc, cá, thịt lợn, thịt bị.Tơm, cua, gà
- Thức ăn nào chứa nhiếu chất béo mà các em ăn


hàng ngày ? - Dầu ăn, mỡ, lạc rang , đậu tương.


GV tại sao ta phải ăn thức ăn như vậy?


- Caùc em sẽ tìm hiểu điều này khi biết vai trò của
chúng


<b> 2/ Xác định nguồn gốc của các thức ăn</b>
<b> chứa nhiều chất đạm và chất béo</b>.
- GV phát phiếu học tập theo nhóm 5


- Yêu cầu các nhóm làm bài xong trình bày kết
quả làm việc trước lớp.


- Tuyên dương các nhóm làm đúng


- Như vậy các thức ăn chứa nhiều chất đạm
và chất béo có nguồn gốc từ đâu?


<b>3. </b>Nhận xét tiết học về nhà học thuộc mục


- HS làm việc với phiếu học tập theo
nhóm



- HS trình bày


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

“Bạn cần bieát”.


<b>LỊCH SỬ: : NƯỚC VĂN LANG</b>
<b>I- MỤC TIÊU</b>: 1.Kiến thức:


- Học sinh biết nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta. Nhà nước này ra
đời khoảng 700 năm trước công nguyên.


- Biết một số tục lệ lệ của người Lạc Việt còn lưu giữ tới ngày nay ở địa phương mà học
sinh được biết.


- Mô tả sơ lược về tổ chức xã hội thời Hùng Vương.


- Mô tả được nhũng nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt.
2. Kỹ năng : Quan sát tinh tế các tranh ảnh trong SGK.


3.Thái độ: Ham học hỏi, tìm hiểu vể lịch sử dân tộc.
<b>II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>:


1. Hình trong SGK.


2. Lược đồ bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phóng to.
<b>III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>:


<b>Hoạt động của thầy.</b> <b>Hoạt động của trò</b>
<b>1. 1/ KT bài cũ</b>



<i><b>2/ Giới thiệu bài:</b></i>


<b>2. Dạy bài mới</b>


<i><b>Hoạt động 1</b>: Làm việc cả lớp</i> - HS quan sát tranh và quả thật
- GV treo lược đồ Bắc bộ và Bắc trung bộ ngày


nay


- GV giới thiệu sơ qua về trục thời gian: - HS theo dõi lắng nghe
Người ta quy ước năm 0 là năm (CN) phía bên trái


hoặc phía dưới năm cơng ngun là những năm
trước cơng ngun (TCN); Phía bên phải hoặc phía
trên năm CN là những năm sau công nguyên (SCN)


TCN CN SCN
700 0 2005
-Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt có tên là gì? - Nước Văn Lang


- Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? - Vào khoảng 700 năm TCN
- Yêu cầu HS lên bảng xác định thời điểm ra đời


của nước Văn Lang trên trục thời gian 1 HS xác định lớp theo dõi


- Nước Văn Lang được hình thành ở khu vực nào? - Khu vực sông Hồng, sông Mã, sông
Cả


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

lược đồ HS ngôi cạnh nhau chỉ cho nhau
xem trong luợc đồ SGK



GV kết luận lại nội dung của hoạt động 1


<i><b> Hoạt động2 : </b></i>


- GV yêu cầu HS đọc SGK và điền tên các tầng


lớp trong xã hội Văn Lang vào sơ đồ sau HS làm việc theo cặp cùng vẽ sơ đồvào sổ và điền, 1 HS lên bảng điền


(GV vẽ sẵn sơ đồ ở bảng phụ) HS nhận xét kết quả


- Sau khi điền xong cho HS phát biểu bằng lời
những tầng lớp trong xã hội Văn Lang


HS xung phong phát biểu
- GV kết luận nội dung chính của hoạt động 2 HS lắng nghe


<i><b>Hoạt động3 :</b></i>


Hoạt động nhóm (6 hoặc 8) thảo luận theo yêu
cầu của GV


Quan sát các hình minh hoạ và đọc sách giáo khoa
để điền các thông tin về đời sống vật chất và tinh
thần của người Lạc Việt


HS đọc kênh chữ và xem kênh hình
để điền nội dung vào các cột cho
hợp lý



GV đưa ra khung bảng thống kê (bỏ trống chưa
điền nội dung)


- Sau khi điền xong, GV cho 1 vài HS mô tả bằng
lời của mình về đời sống vật chất của người Lạc
Việt


HS trả lời


HS dưới lớp nhận xét bổ sung


30
<b>Hùng Vương</b>


<b>Lạc hầu, Lạc Tướng</b>
<b>Lạc dân</b>


<b>Nô tì</b>


<b>Sản xuất</b> <b>Ăn uống</b> <b>Mặc và trang<sub>điểm</sub></b> <b>Ở</b> <b>Lễ hội</b>
- Lúa


- Khoai
- Cây ăn quả
- Ươm tơ, dệt vải


- Đúc đồng: giáo, mác,
mũi tên, rìu, lưỡi cày
- Nặn đồ đất



- Đóng thuyền.


- Cơm, xôi
- Bánh
chưng, bánh
giaày


- Uống rượu
- Mắm


Phụ nữ dùng
nhiều đồ trang
sức, búi tóc
hoặc cạo trọc
đầu


- Nhà sàn
- Quây quần
thành làng


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

GV nhận xét tun dương những em tích cực.
- Nêu 1 số câu chuyện cổ tích, truyền thuyết
nói về các phong tục của người Lạc Việt


- Sự tích bánh chưng, bánh dày
- Sự tích Mai An Tiêm


- Địa phương chúng ta cịn lưu giữ các phong
tục nào của người Lạc Việt



- HS nêu hiểu biết
GV nhận xét khen ngợi những HS nêu được


<b>3. Củng cố - Dặn dò</b>


Tổng kết giờ học, học thuộc phần hgi nhớ (14/ SGK)


<b>THỂ DỤC: ĐI ĐỀU, ĐỨNG LẠI, QUAY SAU </b>
<b> TRÒ CHƠI “KÉO CƯA LỪA XẺ”</b>
<b>I- MỤC TIÊU</b>:


1. Củng cố và nâng cao kỹ thuật: Đi đều, đứng lại, quay sau. Yêu cầu nhận biết đúng
hướng quay, cơ bản đúng động tác, đúng khẩu lệnh.


2. Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”. Yêu cầu chơi đúng luật , hào hứng trong khi chơi.
<b>II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>:


1. Địa điểm: Sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
2. Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi.


<b>III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>:


<b>Nội dung</b> <b>Định lượng</b> <b>Phương pháp </b>


<i><b>1.Phần mở đầu:</b></i>


- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài
học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.


- Trò chơi “làm theo hiệu lệnh”: Giáo viên giải thích


trị chơi, nêu u cầu trị chơi, sau đó tổ chức cho học
sinh chơi trò chơi.


- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát


6-10 phút
1-2 phút
2-3 phút
1-2 phút


3 hàng dọc
chuyển 3 hàng


ngang


<i><b>2.Phần cơ bản:</b></i>
<i><b>a) Đội hình đội ngũ.</b></i>


- Ơn đi đều, đứng lại, quay sau.


+ Lần 1,2: Giáo viên điều khiển cho cả lớp tập.
+ Lần 3,4:Tiến hành cho học sinh tập theo tổ, do tổ


18-22 phuùt


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

trưởng điều khiển.


- Giáo viên quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS
+ Tập họp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua trình
diễn. Giáo viên quan sát, nhận xét, đánh giá, sửa chữa


sai sót, biểu dương các tổ thi đua tập tốt.


<i><b>b) Trị chơi vận động.</b></i>


- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “Kéo cưa lừa
xẻ”.


- Giáo viên tập họp học sinh theo đội hình chơi, nêu tên
trị chơi, giải thích cách chơi và luật chơi.


- Giáo viên cho cả lớp ôn lại vần điệu trước 1 – 2 lần,
rồi cho hai học sinh làm mẫu, sau đó cho 1 tổ chơi thử.
- Giáo viên cho cả lớp thi đua chơi.


8-10 phút


2 – 3 lần


Các tổ tập luyện
theo đội hình


chữ U.


2 hàng dọc


<i><b>3.Phần kết thúc: - </b></i>Cho học sinh cả lớp chạy đều (theo
thứ tự) nối tiếp nhau thành một vòng tròn lớn, sau khép
dần thành vòng tròn nhỏ.


- Làm động tác thả lỏng.



- Học sinh nhắc lại nội dung bài học.


- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao
bài tập về nhà.


4-6 phuùt
1-2 phút
1-2 phút
1-2 phút


<b>Vòng tròn</b>


3 hàng ngang


<b> </b> Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2009
<b>Khoa häc: Vai trò ca vi - ta-min, chất khoáng và chất xơ.</b>
<b>I- Mơc tiªu:</b>


- Kể tên đợc các thức ăn có chứa nhiều vi- ta - min, chất khoáng và chất xơ.
- Nêu đợc vai trị của thức ăn có chứa nhiều vi- ta - min, chất khoáng và chất xơ.
- Xác định đợc nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiu cht khoỏng v cht x.


<b>II- Đồ dùng dạy học.</b>


- các hình minh hoạ ở trang 14,15 SGK.


- Cú th mang một số kiến thức ăn thật nh : chuối, trứng, cà chua, đỗ, rau cải.
- 4 tờ giấy khổ to.



- phiÕu häc tËp theo nhãm.


<b>III- Hoạt động dạy - học.</b>


<i><b> Hoạt động 1:</b></i> Những loại thức ăn chứa nhiều vi -ta- min, chất khoáng và chất xơ.
- GV cho HS hoạt động theo cặp. ( HS quan sát tranh và thảo luận ).


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

- GV tiến hành hoạt động theo lớp.GV ghi nhanh những loại thức ăn đó lên bảng.


<i><b>Hoạt động 2:</b></i> Vai trị của vi- ta - min, chất khoáng và chất xơ.


- GV cho HS tiến hành thảo luận theo nhóm ( HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi .
- GV kết luận và mở rộng( HS lắng nghe, ghi nhớ )


<i><b>Hot động 3</b></i>: Nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.
- GV hớng dẫn HS thảo luận nhóm( HS thảo luận nhóm theo các bớc).


- Các thức ăn chứa nhiều chất vi-ta - min, chất khoáng,và chất xơ ở đâu? ( Các thức ăn chứa
nhiều vi-ta- min, chất khống và chât xơ đều có nguồn gốc từ động nvật thực vật)


<i><b>Hoạt động kết thúc.</b></i>


- Về nhà học thuộc mục bạn cần biết.


<b>TH DC: ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI, ĐỨNG LẠI </b>
<b> TRỊ CHƠI “BỊT MẮT BẮT DÊ”</b>


<b>I- MỤC TIÊU</b>:


1. Củng cố và nâng cao kỹ thuật động tác quay sau. Yêu cầu cơ bản đúng động tác, đúng


khẩu lệnh.


2. Học động tác mới: Đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. Yêu cầu học sinh nhận biết
đúng hướng vòng, làm quen với kỹ thuật động tác.


3. Trò chơi “Bịt mắt bắt dê”. Yêu cầu: Rèn luyện và nâng cao tập trung chú ý và khả
năng định hướng cho học sinh, chơi đúng luật, hào hứng và nhiệt tình khi chơi.


<b>II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>:


1. Địa điểm: Sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
2. Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, 4 – 6 khăn sạch để bịt mặt khi chơi.
<b>III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>:


<b>Nội dung</b> <b>Định lượng</b> <b>Phương pháp</b>


<i><b>1.Phần mở đầu:</b></i>


- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài
học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.


- Trò chơi “Làm theo khẩu lệnh”
Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi.


6-10 phút
1-2 phút
2-3 phút


3 hàng dọc
chuyển 3 hàng


ngang.


<i><b>2.Phần cơ bản:</b></i>
<i><b>a) Đội hình đội ngũ.</b></i>


- Ôn quay sau.


+ Lần 1 và 2: Giáo viên điều khiển cho cả lớp tập.
+ Các lần sau, chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều
khiển.


- Giáo viên quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho
học sinh các tổ.


18 -20 phút
5-6 phút


3 hàng ngang.
Đội hình chữ U.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

- Tập trung cả lớp tập để củng cố, cán sự lớp điều
khiển.


- Học đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại.


+ Giáo viên làm mẫu động tác chậm, vừa làm động
tác vừa giảng giải kỹ thuật động tác. Giáo viên hô
khẩu lệnh cho tổ học sinh làm mẫu tập.


+ Chia tổ tập luyện. Giáo viên theo dõi, sửa chữa sai


sót cho học sinh các tổ.


+ Giáo viên cho cả lớp tập theo đội hình 2 hàng dọc,
sau đó cả lớp tập theo đội hình 3,4 hàng dọc


<i><b>b) Trò chơi vận động.</b></i>


-Trò chơi “Bịt mắt bắt dê”. Giáo viên tập họp học
sinh theo đội hình chơi, nêu tên trị chơi, giải thích
cách chơi và luật chơi, rồi cho một nhóm học sinh làm
mẫu cách chơi. Tiếp theo cho cả lớp cùng chơi. Giáo
viên quan sát, nhận xét, biểu dương học sinh hồn
thành vai chơi của mình.


5-6 phút


6-8 phút


2 hàng dọc


2 hàng dọc
3 hàng dọc
3 hàng dọc
Vòng tròn


<i><b>3. Phần kết thúc:</b></i>


- Cho học sinh chạy theo vịng trịn lớn, sau khép dần
lại thành vòng tròn nhỏ. Vòng cuối cùng vừa đi vừa
làm động tác thả lỏng, rồi đứng quay mặt vào trong.


- Học sinh nhắc lại nội dung bài học.


- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và
giao bài tập về nhà: Tập đi đều vịng trái, vịng phải.


4-6 phút
2-3 phút


1-2 phút
1-2 phút.


Vòng tròn
3 haøng ngang


<b>ĐỊA LÝ: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOAØNG LIÊN SƠN</b>
<b>I- MỤC TIÊU:</b> 1. Kiến thức:


- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, về sinh hoạt, trang phục, lễ hội của
một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.


- Dựa vào tranh, ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức.


2. Kĩ năng: Xác lập mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và sinh hoạt của con người ở
Hoàng Liên Sơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<b>II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>:
1. Bản đồ tự nhiên Việt Nam.


2. Tranh ảnh về nhà sàn, tranh phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở Hoàng Liên
Sơn.



<b>III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>:


<b>Hoạt động của thầy.</b> <b>Hoạt động của trò</b>


<i><b>1. 1/ KT bài cũ:</b></i> Dãy Hồng Liên Sơn


- Nêu vị trí và đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên
Sơn?


- 2 HS lên bảng trả lời
- Tại sao nói đỉnh Phan-xifrăng là “nóc nhà” của


Tổ quốc?


<i><b>2/ Giới thiệu</b></i><b>:</b> Bài học hơm nay giúp tìm hiểu
những đặc điểm về con người ở Hoàng Liên Sơn


<i><b>2. Dạy bài mới:</b></i>


<i><b>1/ Hoàng Liên Sơn nơi cư trú của một số dân tộc ít người</b></i>
<i><b>Hoạt động 1:</b></i>


* GV yêu cầu các nhóm đọc mục 1 (SGK) và thảo


luận * tiến hành thảo luận nhóm


- Dân cư ở Hồng Liên Sơn đơng đúc hay thưa
thớt so với đồng bằng?



- Dân cư rất thưa thớt
- Kể tên một số dân tộc ít người ở Hồng Liên


Sơn?


- GV chốt ý về đặc điểm dân cư ở Hoàn Liên Sơn
thưa dân chủ yếu là các dân tộc ít người


- HS trình bày kết quả và bổ sung ý
kiến cho nhóm baïn


<i><b>* Tổ chức hoạt động của cả lớp</b></i>: Yêu cầu đọc
bảng số liệu ở SGK/73


- HS đọc bảng số liệu
- Kể tên các dân tộc theo thứ tự địa bàn cư trú từ


nơi thấp đến nơi cao?


- Dân tộc Thái, dân tộc Dao, dân tộc
Mông


- Phương tiện giao thơng chính của người dân ở
nơi núi cao của Hoàng Liên Sơn là gì?


- 2 HS trả lời: Đi lại bằng ngựa hoặc
đi bộ vì địa hình là núi cao, hiểm trở,
chủ yếu là đường mòn.


<i><b>2/ Bản làng với nhà sàn:</b></i>



<i><b>Hoạt động 2:</b></i> Cho HS làm việc theo nhóm: Dựa
vào mục 2 (SGK), tranh ảnh về bản làng, nhà
sàn, vốn hiểu biết?


- HS thảo luận nhóm


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

hay ít nhà? bản có khoảng 10 nhà
- Vì sao một số dân tộc ở Hồng Liên Sơn sống ở


nhaø saøn?


- Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì?


- Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với


trước đây? - Nhiều nơi có nhà sàn mái lợp ngói


- GV sửa chữa - chốt ý đúng - Đại diện các nhóm trình bày kết
quả


<i><b>3/ Chợ phiên, lễ hội, trang phục</b></i>


<i><b>* Hoạt động 3:</b></i> Làm việc theo nhóm u cầu dựa
vào mục 3, các hình ở Sgk thảo luận


- HS thảo luận nhóm: theo nhóm 6
- Nêu những hoạt động trong chợ phiên?


- Kể tên một số hàng hoá bán ở chợ - Đại diện các nhóm HS trình bày


trước lớp kết quả thảo luận


- Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở Hồng
Liên Sơn?


- HS các nhóm bổ sung ý
- Lễ hội ở đây được tổ chức vào mùa nào? Trong


lễ hội có những hoạt động gì?


- Nhận xét trang phục truyền thống của các dân
tộc ở trong hình 4,5 và 6/75?


- GV chốt lại ý đúng


<b>3. </b> Gọi HS đọc phần ghi nhớ


- Các nhóm HS trao đổi tranh ảnh cho nhau xem
- Chuẩn bị bài sau


<b>KỸ THUẬT: KHÂU THƯỜNG</b>
<b>I- MỤC TIÊU</b>:


1.Kiến thức: Học sinh biết cách khâu thường.


2.Kỹ năng:Học sinh khâu đước các mũi khâu thường theo đường vạch dấu.


3.Thái độ: Rèn luyện tính kiên trì và sự khéo léo của đơi tay, ham thích học kỹ thuật.
<b>II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>:



1. Giáo viên: Vải, kim khâu len, len.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

HOẠT ĐỘNG CỦA GV


HOẠT ĐỘNG CỦA HS


<i><b>1. 1/ Kiểm tra bài cũ:</b></i>
<i><b>2/ Giới thiệu bài mới</b></i>


Trong tiết trước các em đã nắm quy trình khâu
mũi thường, tiết học hơm nay các em sẽ được
thực hành trên vải.


- Học sinh lắng nghe.


<i><b>2. Dạy bài mới:</b></i>


<i><b>1/ Học sinh thực hành khâu thường</b></i>


- Gọi HS nhắc lại quy trình khâu mũi thường.
- Giáo viên nhận xét và sử dụng tranh quy
trình nhắc lại kĩ thuật khâu mũi thường theo
các bước:


Bước 1: Vạch dấu đường khâu.


Bước 2: Khâu các mũi khâu thường theo
đường dấu.


- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách kết


thúc đường khâu.


- GV nêu yêu cầu và thời gian thực hành:
Khâu các mũi khâu thường từ đầu đến cuối
đường vạch dấu.


- HS thực hành khâu mũi thường trên vải.
- GV quan sát, uốn nắn những động tác chưa
đúng và chỉ dẫn thêm cho những học sinh.


- 1 HS nhắc lại, các HS khác lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.


- Khâu lại mũi ở mặt phải đường khâu,
nút chỉ ở mặt trái đường khâu.


- Học sinh lắng nghe.


- Học sinh thực hành theo nhóm 4.


<i><b>2/ Đánh giá kết quả học tập của học sinh.</b></i>


- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm .
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:


+ Đường vạch dấu thẳng và cách đều cạnh dài
của mảnh vải.


+ Các mũi khâu tương đối đều bằng nhau,
không bị dúm và thẳngtheo đường vạch dấu.


+ Hoàn thành đúng thời gian quy định.


- HS tự đánh giá theo các tiêu chuẩn trên.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của
học sinh.


- Học sinh làm xong trưng bày sản phẩm
của mình theo quy định.


- Học sinh lắng nghe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<i><b>3. Giáo viên nhận xét tiết dạy:</b></i> Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập
và kết quả thực hành của học sinh.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×