Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phân loại và xử lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (941.83 KB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN VIỆT HÀ

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI
BỆNH VIỆN TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Phú Thọ, năm 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN VIỆT HÀ

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI
BỆNH VIỆN TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Quản lý môi trường

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Học viên thực hiện
: Nguyễn Việt Hà
Lớp
: 11AQLMT – VT



Phú Thọ, năm 2013


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các Thầy giáo, Cơ giáo, các bộ mơn,
các Phịng, Khoa của Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường - Trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập và
hồn thành khóa học.
Để hồn thành Luận văn này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết – cơ giáo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em
trong quá trình thực hiện và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin trân trọng cảm ơn tới:
Lãnh đạo Sở Tài Nguyên và Môi trường, Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ Môi
trường, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong tồn bộ khóa học.
Ban Giám đốc, các Phòng, Khoa của Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ; Công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên mơi trường và cơng trình đơ thị Phú Thọ đã giúp
đỡ tơi trong q trình thu thập số liệu và hoàn thành luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, anh, chị, em, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên,
giúp đỡ tơi trong q trình học tập và hồn thành khố học.
Xin trân trọng cảm ơn!

Phú Thọ, tháng 03 năm 2013
TÁC GIẢ

Nguyễn Việt Hà

1



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
không sao chép của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các
tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí theo danh mục
tài liệu của luận văn.
Tác giả luận văn

Nguyễn Việt Hà

2


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................7
CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................................8
GIỚI THIỆU CHUNG ....................................................................................................9
1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...........................................................................9
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .....................................................................................10
3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI ..............................................................................................10
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................10
5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN .........................................................................................11
6. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .............................................................11
CHƯƠNG 1 ...................................................................................................................12
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ ......................................................12
1.1. CHẤT THẢI RẮN Y TẾ VÀ NGUỒN PHÁT SINH .........................................12
1.1.1.Một số khái niệm ..........................................................................................12
1.1.2.Nguồn phát sinh ............................................................................................12
1.2. TỶ LỆ PHÁT SINH VÀ TÁC HẠI CỦA CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TỚI MÔI
TRƯỜNG VÀ SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG ...............................................................13
1.2.1. Tỷ lệ chất thải rắn y tế phát sinh ..................................................................13

1.2.2. Tác hại của chất thải rắn y tế tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng .........15
1.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ
GIỚI ...........................................................................................................................17
1.3.1.Quản lý chất thải y tế tại Vương quốc Anh ..................................................17
1.3.2 Quản lý chất thải y tế tại Hồng Kông............................................................19
1.3.3 Quản lý chất thải y tế tại Srilanka ................................................................20
1.4. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC BỆNH VIỆN Ở VIỆT
NAM ..........................................................................................................................23
1.4.1. Tình hình chung ...........................................................................................23
1.4.2. Phân loại, thu gom chất thải bệnh viện ........................................................24
1.4.3. Lưu trữ, vận chuyển chất thải y tế tới nơi tiêu huỷ ......................................25
1.4.4. Nguồn lực cho công tác quản lý chất thải ....................................................26
CHƯƠNG 2 ...................................................................................................................28
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ ...........28
3


2.1. THÀNH PHẦN CHẤT THẢI RẮN Y TẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN Y TẾ..................................................................28
2.1.1. Thành phần của chất thải rắn y tế ................................................................28
2.1.2.Phương pháp xác định khối lượng chất thải rắn y tế ....................................29
2.2.PHÂN LOẠI CHẤT THẢI Y TẾ .........................................................................31
2.3. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ VÀ TIÊU HUỶ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ......................33
2.3.1. Công nghệ khử khuẩn ..................................................................................33
2.3.1.1. Công nghệ khử khuẩn bằng nhiệt ẩm(Autolave): .................................34
2.3.1.2. Cơng nghệ sử dụng vi sóng ...................................................................35
2.3.1.3. Khử khuẩn bằng dung dịch điện giải.....................................................36
2.3.1.4. Khử khuẩn bằng các dung dịch Javen,cloramin B 1-2% ......................36
2.3.2. Công nghệ đốt ..............................................................................................37
2.3.3. Phương pháp tro hố ( cố định và đơng rắn) ................................................39

2.3.4. Phương pháp chơn lấp an tồn .....................................................................39
CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................41
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ .................................................................41
3.1. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CỦA TỈNH PHÚ THỌ .............41
3.1.1. Vài nét về ngành y tế của tỉnh ......................................................................41
3.1.2. Thống kê về lượng chất thải y tế của tỉnh Phú Thọ .....................................42
3.1.3. Tỷ lệ thu gom và phân loại...........................................................................43
3.1.4. Xử lý và thải bỏ ...........................................................................................43
3.1.5. Một số tồn tại trong công tác quản lý và xử lý CTYT tại tỉnh Phú Thọ. .....44
3.2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ..............................................................45
3.2.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................45
3.2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................45
3.2.3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................46
3.2.3.1 Phương pháp thu thập thông tin tài liệu: kế thừa các kết quả nghiên cứu
đã có sẵn, thu thập phân tích qua báo cáo, đề tài nghiên cứu, các báo cáo đánh
giá tác động môi trường......................................................................................46
3.2.3.2. Phương pháp quan sát thực tế................................................................46

4


3.2.3.3. Thiết kế câu hỏi, tiến hành điều tra hiện trạng quản lý Chất thải rắn y tế
tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh .................................................................................46
3.2.3.4. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu ...............................................................47
3.2.3.5. Kỹ thuật thu thập số liệu........................................................................47
3.2.3.6. Khống chế sai số trong nghiên cứu .......................................................48
3.2.4. Một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải y tế ......................................48
3.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn của bệnh viên tỉnh Phú Thọ ..................................... 48
3.3.1 Cơ cấu tổ chức và hoạt động chuyên môn ....................................................48

3.3.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế tại bệnh viện ..........................................52
3.3.3. Thực trạng phát sinh và phân loại chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Phú Thọ ..................................................................................................................54
3.3.3.1. Thực trạng phát sinh chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú
Thọ. .....................................................................................................................54
3.3.3.2. Thực trạng thu gom, phân loại chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa
tỉnh Phú Thọ. ......................................................................................................56
3.3.3.3. Thực trạng vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa
tỉnh Phú Thọ. ......................................................................................................57
3.3.3.4. Thực trạng xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.
............................................................................................................................61
3.3.4. Một số yếu tố khác liên quan đến quản lý chất thải y tế ..............................63
3.3.4.1. Hệ thống mơ hình quản lý chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú
Thọ ...................................................................................................................64
3.3.4.2. Thực trạng phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn y tế tại bệnh
viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. .................................................................................64
3.3.4.3. Thực trạng nhà lưu giữ chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú
Thọ. .....................................................................................................................66
3.5. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH PHÂN LOẠI. ............................................................68
3.6. Đánh giá tổng thể công tác quản lý chất thải rắn ở các bệnh viện trên địa bàn
tỉnh..........................................................................................................................69
CHƯƠNG 4 ...................................................................................................................71
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TRONG VIỆC THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ
CHẤT THẢI RẮN CHO BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ ........................71

5


4.1. PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN..................................................72
4.1.1 Tách - phân loại.............................................................................................72

4.1.2 Thu gom tại khoa phòng ...............................................................................74
4.1.3 Lưu chứa .......................................................................................................74
4.2. CÁC BIỆN PHÁP VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ............................................77
4.2.1. Các biện pháp về cơ chế quản lý, tổ chức quản lý môi trường bệnh viện ...78
4.2.2. Các biện pháp về áp dụng hệ thống bảo vệ môi trường bệnh viện ..............78
4.3. CÁC GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA Ô NHIỄM .....................................................79
4.3.1. Quản lý nội vi ...............................................................................................79
4.3.2. Một số biện pháp khả thi khác .....................................................................79
4.3.3. Tổ chức các chương trình tuyên truyền nội bộ và đối với khu vực dân cư
xung quanh bệnh viện về bảo vệ mơi trường theo các hình thức ..........................80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................83

6


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Nguồn phát sinh chất thải rắn từ các hoạt động của bệnh viện [40].

13

Bảng 1.2: Lượng chất thải thay đổi theo từng loại bệnh viện [2] .................................14
Bảng 1.3: Lượng chất thải thay đổi theo các bộ phận khác nhau ..................................14
Bảng 1.4: Lượng chất thải phát sinh theo tuyến bệnh viện [2] .....................................14
Bảng 1.5: Phân loại nhiễm khuẩn gây ra do tiếp xúc với các loại chất thải y tế ...........15
Bảng 2.1: Thành phần rác thải rắn y tế trung bình tại Việt Nam [15]..........................29
Bảng 2.2: Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn y tế tại các bệnh viện đa khoa ở Việt Nam [39]
.......................................................................................................................................31
Bảng 2.3: Các nhóm CTYT chia theo đặc tính và tính chất nguy hại [16] ...................32
Bảng 2.4: Các chất thải có thể và không nên đốt ..........................................................37

Bảng 3.1. Tổng lượng chất thải rắn y tế và chất thải rắn y tế nguy hại [29] .................42
Bảng 3.2 Tổng hợp tình hình xử lý chất thải rắn tại các bệnh viện, trung tâm .............43
Bảng 3.3: Số lượng, cơ cấu giường bệnh [5].................................................................50
Bảng 3.4: Số lượng khám chữa bệnh tối đa trong ngày [5]...........................................52
Bảng 3.4. Thực trạng phát sinh chất thải rắn y tế tại bệnh viện ....................................54
Bảng 3.5. Thực trạng thu gom, phân loại chất thải rắn y tế ..........................................56
Bảng 3.6. Thực trạng vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế ........................................57
Bảng 3.7. Thực trạng xử lý chất thải rắn y tế ................................................................61
Bảng 3.8: Bảng quan trắc và phân tích khí thải bệnh viện tháng 11/2012. ...................63
Bảng 3.9. Thực trạng phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn .........................65
Bảng 3.10. Thực trạng nhà lưu giữ chất thải rắn y tế ....................................................66
Bảng 4.1: Dự tính lượng chất thải y tế phát sinh tại tỉnh Phú Thọ đến năm 2015 [5]. .71
Bảng 4.2: Yêu cầu màu sắc, đánh dấu nhãn thùng và túi đựng chất thải y tế [16] .......73
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ lò đốt chất thải y tế nguy hại............................................................... 38
Sơ đồ 3.1. Quan hệ chức năng giữa các khối .................................................................. 51
Sơ đồ 3.2. Nguồn phát sinh rác thải y tế ........................................................................ 53
Hình 3.1: Sơ đồ cơng nghệ lị đốt rác y tế ....................................................................... 62
Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện ........................................ 64

7


Các từ viết tắt
CTYT

: Chất thải y tế

CTR


: Chất thải rắn

DANIDA : Danish International Developrment Assistant (Quỹ hợp tác phát triển
quốc tế Đan Mạch)
gb

: Gường bệnh

KQ PT

: Kết quả phân tích

HBV

: Hepatitis B virus (Vi rút viêm gan B)

HCV

: Hepatitis C virus (Vi rút viêm gan C)

HIV

: Human Immunodeficiency Virus (Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở
người)

PX

: Phóng xạ

TB


: Trung bình

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

: Ủy ban nhân dân

URENCO : Urban Environment Company (Công ty môi trường đô thị)
WHO

: World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

8


GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tính cần thiết của đề tài
Tại tỉnh Phú Thọ hiện nay ô nhiễm môi trường đang diễn ra ở nhiều lĩnh vực
với mức độ khác nhau trong đó có y tế. Có thể nói ơ nhiễm trong ngành y tế đang diễn
ra khá trầm trọng mà điểm nóng là ở các bệnh viện. Mạng lưới y tế ngày càng phát
triển đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân bên cạnh đó cũng đặt ra
nhiều vấn đề cần phải giải quyết, đặt biệt là trong vấn đề quản lý rác thải y tế.

Rác thải y tế bao gồm chất thải nguy hại như: kim tiêm, găng tay, cao su, bông,
băng thấm dịch hoặc máu, các loại thuốc quá hạn, bệnh phẩm và rác thải phóng xạ.
Tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp nhưng chất
thải rắn y tế và bệnh phẩm lại có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và lây truyền dịch
bệnh, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân nếu không được xử lý đúng mức.
Do chất thải bệnh viện ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cộng đồng nên công tác thu
gom và xử lý phải triệt để. Nhưng, hiện nay khâu quản lý rác thải của các cơ sở y tế
còn hết sức lỏng lẻo. Hầu hết rác thải y tế, các bệnh phẩm chưa được phân loại theo
đúng chuẩn loại, chưa được khử khuẩn trước khi thải bỏ, khơng có nhà lưu chứa hoặc
có nhưng khơng đúng tiêu chuẩn, khơng đảm bảo vệ sinh và có nguy cơ lây nhiễm cho
cộng đồng.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ là bệnh viện lớn nhất của tỉnh với quy mô 700
giường bệnh kế hoạch và 1.000 giường bệnh thực kê và hơn một nghìn cán bộ công
nhân viên đã và đang đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.
Trên cơ sở các số liệu điều tra thực tế lượng chất thải rắn y tế phát sinh tại Bệnh
viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, hiện trạng phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn y tế để
đánh giá tải lượng và hiệu quả quản lý và xử lý đối với chất thải y tế phát sinh. Từ đó
tạo cơ sở cho việc đề xuất giải pháp cải thiện trong quản lý, thu gom và xử lý chất thải
rắn y tế tại Bệnh viện được hiệu quả hơn góp phần giảm thiểu tới mức thấp nhất tác
động của nó đối với mơi trường và sức khỏe cộng đồng.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi được giao thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện
trạng và đề xuất giải pháp thu gom và xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa
tỉnh Phú Thọ”.

9


2. Mục tiêu của đề tài
Đề tài tập trung vào 2 mục tiêu chính:
− Đánh giá hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn tại bệnh viện đa khoa tỉnh

Phú Thọ.
− Đề xuất các biện pháp để thu gom và xử lý chất thải rắn bệnh viện phù hợp với
điều kiện tỉnh.
3. Nội dung đề tài
Để đạt được những mục tiêu trên, nội dung đề tài bao gồm:
− Mô tả thực trạng quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.
− Xác định một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải y tế.
− Đề xuất một số biện pháp quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh:
+ Phương án phân loại, thu gom, vận chuyển, tiêu huỷ chất thải.
+ Phương án cải thiện hệ thống quản lý rác thải trên địa bàn tỉnh.
+ Một số phương án khác
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, kế thừa và tổng hợp các tài liệu liên quan đến bệnh
viện trên địa bàn tỉnh (thu thập các tài liệu, kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có sẵn,
thu thập phân tích qua các báo cáo,đề tài nghiên cứu, các báo cáo đánh giá tác động
môi trường, số liệu quan trắc phân tích có liên quan đến nội dung đề tài từ bệnh viện,
Sở Y Tế, Sở Tài Nguyên và Môi Trường, Công ty Môi trường và dịch vụ đô thị, từ
thầy cô, từ sách báo, thông tin trên mạng. v.v. Sau đó sẽ lựa chọn những thơng tin cần
thiết nhất).
- Phương pháp điều tra, khảo sát (khảo sát tình hình thực tế tại bệnh viện đa
khoa tỉnh) bằng phiếu điều tra.
- Phương pháp tổng hợp phân tích và xử lý các số liệu (từ các số liệu thu thập
được, tổng hợp lại và đưa ra 1 số liệu thống nhất, chính xác nhất làm cơ sở đánh giá
và giải quyết các vấn đề cần quan tâm).
- Phương pháp tham khảo ý kiến chun gia (của thầy cơ, những người có liên
quan, ý kiến đóng góp của một số nhân viên trong bệnh viện).
- Phương pháp so sánh.

10



5. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn bệnh viện trên địa bàn
tỉnh.
- Đề xuất những biện pháp khả thi nhằm làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường
cho bệnh viện tỉnh, một trong những vấn đề cấp bách hiện nay.
6. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Mạng lưới y tế của tỉnh bao gồm 15 bệnh viện huyện và hơn 200 phịng khám,
tuy nhiên chỉ có 01 bệnh viện đa khoa là bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Bệnh viện
đa khoa tỉnh Phú Thọ là bệnh viện trung tâm vùng của 6 tỉnh phía bắc với qui mơ lớn
và trang thiết bị ngày càng hiện đại. HIện nay bệnh viện là nơi khám chữa bệnh chủ
yếu của nhân dân trong tỉnh và một số địa bàn lân cân. Chính vì vậy nghiên cứu này
tập trung trình bày các kết quả khảo sát tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.

11


Chương 1

TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
1.1. Chất thải rắn y tế và nguồn phát sinh
1.1.1.Một số khái niệm
Chất thải y tế (CTYT): Là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt
động khám chữa bệnh, các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, xét nghiệm, chuẩn đốn, các
hoạt động trong cơng tác phịng bệnh, các hoạt động nghiên cứu và đào tạo về y sinh
học.
Theo qui chế về quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo quyết định số
43/2007/ QĐ- BYT ngày 3/12/2007 của Bộ Y tế: Chất thải y tế có thể ở dạng rắn,
lỏng và khí. Chất thải y tế thường bao gồm cả các loại chất thải có đặc tính và tác động
đối với mơi trường sức khoẻ giống như các chất thải thông thường khác.

Chất thải y tế nguy hại (CTYTNH): Là chất thải có một trong các thành phần
như: máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận hoặc cơ quan con người, động vật,
bơm, kim tiêm và các vật sắc nhọn, dược phẩm, hoá chất và các chất phóng xạ dùng
trong y tế . Do có các đặc tính và tiềm năng gây rủi ro về môi trường và sức khoẻ mà
các loại chất thải y tế nguy hại đòi hỏi phải được thu gom, phân lập và tiêu huỷ theo
những qui trình đặc biệt và đảm bảo an tồn có áp dụng các công nghệ phức tạp và
thường là tốn kém để tránh thốt thải ra mơi trường bên ngồi. Nếu những chất này
không được huỷ sẽ gây nguy hại cho môi trường và sức khoẻ con người [16].
1.1.2.Nguồn phát sinh
Các loại chất thải rắn được tạo thành từ các hoạt động của bệnh viện bao gồm:
- Các chất thải rắn sinh hoạt
- Các cặn cống nạo vét từ hệ thống cống rãnh thốt nước
- Các phế thải trong q trình phẫu thuật người (các bộ phận cơ thể và các tổ
chức nội tạng)
- Các vật sắc nhọn và dễ gây có tiếp xúc với máu, mủ trong quá trình mổ xẻ,
các chất lỏng sinh học hoặc giấy thấm đã được sử dụng trong y tế, nha khoa.
- Các gạc bơng băng có máu, mủ của bệnh nhân.
- Các loại ống nghiệm nuôi cấy vi trùng trong các phòng xét nghiệm
- Cá chất thải trong q trình thí nghiệm
- Cá loại thuốc q hạn sử dụng

12


Bảng 1.1: Nguồn phát sinh chất thải rắn từ các hoạt động của bệnh viện [40].
Loại chất thải rắn

Nguồn tạo thành

Chất thải sinh hoạt


Các chất thải ra từ nhà bếp, các khu nhà hành chính, các loại bao
gói…

Chất thải chứa các vi trùng Các phế thải từ phẫu thuật, các cơ quan nội tạng của người sau khi
bệnh viện

mổ xẻ và của các động vật sau quá trình xét nghiệm, các gạc bông
lẫn máu mủ của bệnh nhân…

Chất thải bị nhiễm bẩn

Các thành phần thải ra sau khi dùng cho bệnh nhân, các chất thải
từ quá trình lau cọ sàn nhà…

Chất thải đặc biệt

Các loại chất thải độc hại hơn các loại trên, các chất phóng xạ, hố
chất dược…

Nhìn chung, chất thải rắn y tế là các chất thải sinh học độc hại và mang đặc thù
riêng. Các loại chất thải này nếu không được phân loại cẩn thận trước khi xả chung với
các loại chất thải sinh hoạt sẽ gây ra những tác động nguy hại tới môi trường. Các
nguồn phát sinh chất lây lan độc hại chủ yếu là những khu vực xét nghiệm, khu phẫu
thuật, bào chế dược.
1.2. Tỷ lệ phát sinh và tác hại của chất thải rắn y tế tới môi trường và sức khoẻ
cộng đồng
1.2.1. Tỷ lệ chất thải rắn y tế phát sinh
Nghiên cứu về CTYT đã được tiến hành tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở
các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Canada... Các nghiên cứu đã quan tâm đến

nhiều lĩnh vực như tình hình phát sinh; phân loại CTYT; quản lý CTYT (biện pháp
làm giảm thiểu chất thải, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải, đánh giá hiệu quả của
các biện pháp xử lý chất thải...); tác hại của CTYT đối với môi trường, sức khoẻ; biện
pháp làm giảm tác hại của CTYT đối với sức khỏe cộng đồng, sự đe dọa của chất thải
nhiễm khuẩn tới sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng của nước thải y tế đối với việc lan
truyền dịch bệnh; những vấn đề liên quan của y tế công cộng với CTYT; tổn thương
nhiễm khuẩn ở y tá, hộ lý và người thu gom rác; nhiễm khuẩn bệnh viện,
nhiễm khuẩn ngoài bệnh viện đối với người thu nhặt rác, vệ sinh viên và cộng đồng;
người phơi nhiễm với HIV, HBV, HCV ở nhân viên y tế.

13


Thực trạng phát sinh chất thải y tế
Khối lượng CTYT phát sinh thay đổi theo khu vực địa lý, theo mùa và phụ
thuộc vào các yếu tố khách quan như: cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh, loại, quy mô bệnh
viện, phương pháp và thói quen của nhân viên y tế trong việc khám, chữa bệnh và
chăm sóc bệnh nhân và thải rác của bệnh nhân ở các khoa phòng.
Bảng 1.2: Lượng chất thải thay đổi theo từng loại bệnh viện [2]
Nguồn phát sinh

Lượng chất thải theo từng bệnh viện
(kg/gb/ngày)

Bệnh viện đại học y dược

4,1 – 8,7

Bệnh viện đa khoa


2,1 – 4,2

Bệnh viện tuyến huyện

0.5 – 1,8

Trung tâm y tế

0,05 – 0,2

Bảng 1.3: Lượng chất thải thay đổi theo các bộ phận khác nhau
trong bệnh viện đa khoa [2]
Các bộ phận khác trong bệnh viện Lượng chất thải (kg/gb/ngày)
Điều dưỡng y tế

1,5

Khoa điều trị

1,5 – 3

Khoa hồi sức cấp cứu

3–5

Bệnh phẩm chung toàn bệnh viện

0,2

Ở một số nước trên thế giới có hệ thống y tế giống Việt Nam là có bệnh viện

tuyến trung ương, tuyến tỉnh và tuyến huyện thì hệ số phát thải chất thải rắn y tế cũng
dao động khá lớn về tổng lượng thải cũng như tỷ lệ chất thải nguy hại.
Bảng 1.4: Lượng chất thải phát sinh theo tuyến bệnh viện [2]
Tổng lượng chất thải y tế

Chất thải y tế nguy hại

(kg/ gb /ngày)

(kg/ gb/ngày)

Bệnh viện Trung Ương

4,1-8,7

0,4-1,6

Bệnh viện tỉnh

2,1-4,2

0,2-1,1

Bệnh viện huyện

0,5-1,8

0,1-0,4

Tuyến bệnh viện


14


1.2.2. Tác hại của chất thải rắn y tế tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng
Chất thải y tế là mơi trường có khả năng chứa đựng các loại vi sinh vật gây
bệnh, các chất độc hại như hóa chất, chất gây độc tế bào, chất phóng xạ...
Các nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới đã chứng minh, các chất thải bệnh viện có ảnh
hưởng lớn đến sức khỏe cán bộ, nhân viên y tế, cộng đồng dân cư nếu CTYT không
được quản lý đúng cách. Các tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể
con người qua các đường: Qua các vết da bị xây xước hoặc bị thương, qua đường hơ
hấp (do hít phải), qua đường tiêu hóa), tác động gián tiếp do ơ nhiễm môi trường,
hoặc tiếp xúc với các tác nhân trung gian như ruồi, muỗi, chuột... Tất cả những người
tiếp xúc với CTYT nguy hại đều là đối tượng có nguy cơ bị tác động bởi chất thải y tế,
bao gồm: Cán bộ y tế và nhân viên vệ sinh bệnh viện; Những người thu gom phế liệu;
Người bệnh, người nhà bệnh nhân; Người dân sống gần bệnh viện [14].
Các nguy cơ gây bệnh của CTYT là các bệnh về đường tiêu hoá do các vi
khuẩn tả, lỵ, thương hàn, trứng giun; nhiễm khuẩn đường hô hấp do lao, do phế cầu
khuẩn; tổn thương nghề nghiệp; nhiễm khuẩn da; bệnh than; AIDS; nhiễm
khuẩn huyết; viêm gan A, B; thần kinh; gây độc, ăn mòn, cháy, nổ [14].
Bảng 1.5: Phân loại nhiễm khuẩn gây ra do tiếp xúc với các loại chất thải y tế
và phương thức lây truyền [4].

Loại nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn tiêu hố
Nhiễm khuẩn hơ hấp
Nhiễm khuẩn mắt
Nhiễm khuẩn sinh dục

Dạng chất

thải y tế
Nhóm enterobacteri: salmonella, shigella spp, Phân
hoặc
vibrio cholerac, các loại giun sán.
chất nôn
Các loại dịch
Vk lao, virus sởi, streptococcus pneumoniac.
tiết, đờm
Dịch tiết của
Virus herpes
mắt
Dịch tiết sinh
Neiserreria gonorrhoeac, virus herpes.
dục
Vi sinh vật gây bệnh

Nhiễm khuẩn da

Streptococcus spp

Mủ

Bệnh than

Bacillus antharacis.

Chất tiết của
da (mồ hôi,
chất nhờn)


Viêm màng não

Não mô cầu (neisseria meningitides)

Dịch não tuỷ

AIDS

HIV

Máu,
chất
tiết sinh dục

15


Loại nhiễm khuẩn

Vi sinh vật gây bệnh

Sốt xuất huyết

Các virus: junin, lassa, ebola, Marburg.

Nhiễm khuẩn huyết do tụ
Staphylococcus spp
cầu

Dạng chất

thải y tế
Tất cả các
sản
phẩm
máu và dịch
tiết
Máu

Nhiễm khuẩn huyết do Nhóm tụ cầu khuẩn (Staphylococcus spp, chống
các loại vi khuẩn khác đông: Staphylococcus arueus); enterobacter; Máu
enterococus; klebssiella; Streptococcus spp
nhau
Nấm candida
Viêm gan A

Candida albican
Virus viêm gan A

Máu
Phân
Máu,
dịch
Viêm gan B, C
Virus viêm gan B, C
thể
* Trên thế giới: Theo báo cáo của tổ chức Bảo vệ mơi trường Mỹ có khoảng
162 - 321 trường hợp nhiễm virus viêm gan B có phơi nhiễm với CTYT so với tổng số
300.000 trường hợp nhiễm virus viêm gan B mỗi năm. Trong số những nhân viên tiếp
xúc với chất thải bệnh viện, nhân viên vệ sinh có tỷ lệ tổn thương nghề nghiệp
cao nhất. Tỷ lệ tổn thương chung là 180/1000 người trong một năm, cao hơn hai lần

so với tỷ lệ này của toàn bộ lực lượng lao động ở Mỹ cộng lại [14].
Ở Nhật Bản, các nghiên cứu về chất thải y tế đã đưa ra các số liệu như sau:
+ Tháng 7 năm 1987 có 2 bác sĩ trẻ thực tập nội trú ở Khoa Nhi không may bị
nhiễm virút từ các ống tiêm và đã bị chết bởi viêm gan B cấp tính. Tại Nhật bản đã ghi
nhận 570 trường hợp tương tự như vậy.
+ Việc khảo sát của các nhà y tế cộng đồng năm 1986 cho thấy 67,3% những
người thu gom rác trong các bệnh viện bị tổn thương do các vật sắc nhọn, 44,4%
những người thu gom rác bên ngoài các bệnh viện bị tổn thương khi thu gom các
chất thải bệnh viện.
+ Shiro Shirato cũng đã nêu trong tài liệu khoa học của Nhật Bản, tổng số hơn
500 trường hợp bị lây nhiễm bệnh có liên quan tới chất thải bệnh viện, hơn
400 trường hợp bị tác hại sinh học từ các thuốc có độc tố tế bào.
Những tai nạn nghiêm trọng bởi các chất thải bệnh viện bị nhiễm phóng xạ đã
được ghi nhận bởi các cơ quan truyền thông quốc tế ở thành phố Brasilia năm 1989.
Rác không được thu dọn kịp thời sẽ trở thành nơi phát sinh ruồi, muỗi, chuột,
gián, ô nhiễm môi trường khơng khí do phát sinh mùi hơi thối khó chịu. Các trung gian
16


truyền bệnh này sẽ tạo ra một nguy cơ lan tràn bệnh dịch nhanh chóng từ các bệnh
viện, từ CTYT không được xử lý đúng cách [34].
* Tại Việt Nam
- Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường:
Một số nghiên cứu đã cho thấy ô nhiễm môi trường chủ yếu là mơi
trường nước và khơng khí [23], [26],[33].
Kết quả nghiên cứu tại 8 bệnh viện cấp huyện tại 4 tỉnh năm 2006 cho thấy,
100% mẫu nước sinh hoạt tại các khoa không đạt tiêu chuẩn vi sinh vật, các
chỉ số Coliform và Fecal coliform, BOD, COD đều cao so với tiêu chuẩn cho phép.
Các vi khuẩn có khả năng gây bệnh phân lập được từ nước sinh hoạt, nước thải, khơng
khí và dụng cụ chun khoa tại các bệnh viện chủ yếu là vi khuẩn đường ruột.

- Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với sức khoẻ cộng đồng:
Các nghiên cứu ở Việt Nam đã có những đánh giá về tình hình thương tích của
cán bộ nhân viên bệnh viện do các vật sắc nhọn gây ra qua phỏng vấn trực tiếp. Một số
nghiên cứu đã đề cập đến những ảnh hưởng của chất thải y tế đối với cộng đồng xung
quanh bệnh viện nhưng chưa có nghiên cứu nào đi sâu đánh giá thực trạng tác động
của chất thải y tế đối với sức khoẻ ở những người tiếp xúc với chất thải y tế.
1.3. Tình hình quản lý chất thải y tế ở một số nước trên thế giới
Trên thế giới hiên nay có rất nhiều công nghệ xử lý và tiêu huỷ chất thải y tế
khác nhau, từ các cơng nghệ cịn lạc hậu đến những công nghệ tiên tiến, phát triển. Sau
đây tác giả xin trình bày tham khảo ba mơ hình quản lý chất thải y tế tại ba quốc gia
đại diện cho 3 nền kinh tế phát triển và sự quan tâm đến chất thải rắn y tế là khác nhau.
1.3.1.Quản lý chất thải y tế tại Vương quốc Anh
Phân loại chất thải y tế
Định nghĩa chất thải y tế ở nước Anh dựa trên các quy định về rác thải có kiểm
sốt năm 2000 như sau:
Bất kỳ chất thải nào mà gồm toàn bộ hoặc một phần cơ thể người, mô động vật,
máu hoặc các dịch cơ thể, chất bài tiết, biệt dược mà khơng an tồn có thể gây độc hại
cho người khi tiếp xúc với nó.
Các rác thải khác bắt nguồn từ y tế, chất thải mà gây ra truyền nhiễm cho người
khi tiếp xúc với nó.

17


Chất thải y tế nằm trong phạm vi định nghĩa này được chia thành 8 loại nhóm
bao gồm: Mơ người và chất truyền nhiễm; Các vật sắc nhọn; Mầm bệnh và các chất
thải phịng thí nghiệm; Các chất thải biệt dược; Nước tiểu, phân và các sản phẩm vệ
sinh; Các chất thải Cytotoxic; Các chất thải phóng xạ; Các biệt dược bị kiểm sốt.
Cơng nghệ tiêu hủy chất thải y tế hiện nay
Tại Anh, các phân tách chất thải rắn y tế được thiết lập một cách hợp lý, điển

hình trong các bệnh viện, phòng khám và các cơ sở y tế khác, các tổ chức y tế có quy
định bắt buộc về pháp lý để quản lý chất thải. Thiêu hủy tất cả chất thải y tế là hệ
thống tiêu hủy phổ biến nhất, đôi khi kèm theo cả xử lý sơ bộ ban đầu cho các thành
phành độc hại đặc biệt nhờ khử trùng tại bệnh viện. Điển hình ở nước Anh các phương
tiện thiêu hủy là Sector riêng và để đạt được tiết kiệm các hệ thống, được cấp cho từng
khu vực. Tuy nhiên, một số bệnh viện hiện đang hoạt động nhờ “Hospital trusts” cũng
tiêu hủy chất thải rắn y tế bằng cách tự thiêu hủy hoặc họ kí hợp đồng với bên thứ 3 để
thiêu hủy. Trong thực tế, không phải tất cả rác thải được thiêu hủy. Chôn lấp được sử
dụng cho loại chất thải rắn y tế ít độc hại hơn (rác thải không gây bệnh truyền nhiễm).
Lựa chọn phương pháp tiêu hủy cục bộ phải dựa trên điều kiện thực tế và khả năng
tiêu hủy có sẵn. Tuy vậy, cách thức tiêu hủy cục bộ hiện nay cũng ít được áp dụng.
Theo truyền thống, các lị đốt quy mơ nhỏ được phép thực hiện các tiêu chuẩn môi
trường thấp hơn, làm chúng có tính hiệu quả theo chi phí (vì chi phí làm sạch khí là
50-60%). Tuy nhiên, phương pháp này có vấn đề khi lượng khí thải nhỏ hơn, nhưng
nồng độ cực đại tại mặt đất có thể cao hơn so với các lị đốt quy mơ lớn, vì vậy mức độ
rủi ro cho sức khỏe sinh ra từ lò đốt quy mơ nhỏ và lị đốt quy mơ lớn là như nhau. Khi
tiêu chuẩn giới hạn phát thải đối với các lị đốt quy mơ nhỏ được thắt chặt hơn, thì
nhiều lị đốt nhỏ tại các bệnh viện sẽ bị đóng cửa. Khi đó bệnh viện phải ký hợp đồng
thu gom và thiêu hủy với công ty dịch vụ.
Chiến lược tiêu hủy chất thải
Tại Anh, chiến lược tối ưu cho tiêu hủy chất thải y tế là thiêu hủy ở nhiệt độ cao
với thiết bị làm sạch khí thải hợp lý để thỏa mãn các tiêu chuẩn Châu Âu về kiểm soát
chất phát thải. Chiến lược này đã được áp dụng trong quá khứ và sẽ tiếp tục được áp
dụng trong tương lai. Khối lượng chất thải rắn y tế được chơn lấp sẽ giảm. Trong khi
đó các biện pháp tiêu hủy thích hợp khác ln ln sẵn sàng đáp ứng đủ công suất
theo yêu cầu. Một phương pháp xử lý rác thải y tế là khử trùng bằng nhiệt đã được đề

18



xuất tại Anh và đã được cơ quan môi trường chấp thuận như là một giải pháp để giải
quyết vấn đề này. Bên cạnh đó biện pháp tiêu hủy “đồ sắc nhọn” tại nguồn (là tại các
bệnh viện và phòng khám tư) với chi phí thấp cũng được phát triển ở nước Anh.
1.3.2 Quản lý chất thải y tế tại Hồng Kông
Phân loại chất thải y tế
Tại Hồng Kông phân loại chất thải y tế chia thành 7 nhóm bao gồm:
Nhóm 1 : Các đồ sắc nhọn đã nhiễm bẩn
Nhóm 2 : Rác thải phịng thí nghiệm
Nhóm 3 : Mơ tế bào người và động vật
Nhóm 4 : Chất gây nhiễm bệnh
Nhóm 5 :Thuốc mỡ bơi vết thương đã bị bẩn, các bông gạc và tất cả chất thải
khác từ các lần điều trị
Nhóm 6 : Các chất thải Cytotoxic: Cac thuốc biệt dược Cytotoxic trong bình
và tất cả các ống thuốc tiêm hoặc các bính chứa biệt dược
Cytotoxic sau khi sử dụng
Nhóm 7 : Các chất thải biệt dược và chất thải hóa học
Cơng nghệ tiêu hủy chất thải y tế hiện nay
Đầu tiên, năm 2000 các chất thải y tế được tiêu hủy nhờ kết hợp thiêu trong các
lò đốt nhỏ đặt trong các bệnh viện và tiêu hủy bằng cách chơn lấp. Các lị đốt nhỏ
khơng đạt được các tiêu chuẩn quốc tế về nnhiệt độ cao, thời gian lưu trữ dài và có
thiết bị làm sạch khí thải. Hơn nữa, các lị đốt nhỏ được lắp đặt tại các khu vực đông
dân cư và gần các tòa nhà cao tầng. Sự phát thải các chất độc hại từ các lị đốt chất thải
y tế vào khí quyển sẽ gây tác hại tới sức khỏe của người dân sống ở khu vực lân cận.
Trước sự gia tăng các vụ khiếu nại của công chúng và sự gia tăng số người hợp nhiễm
bệnh. Chính phủ Hồng Kơng đã giao nhiệm vụ cho các nhà khoa học nghiên cứu, đánh
giá và đề xuất các giải pháp tiêu hủy chất thải y tế trong tương lai.
Vào năm 2003, Tổ chức Y tế Hồng Kông (HKMA) đã giới thiệu hướng dẫn
quản lý chất thải y tế nhằm đảm bảo cách thức phân loại thích hợp trong các bệnh viện
và cơ quan y tế và các hoạt động nha khoa. Điều này càng được áp dụng hiệu quả hơn
tại các bệnh viện, tại các cơ ở y tế nơi mà cán bộ có chun mơn cao, có nhiều kinh

nghiệm, có trang thiết bị đầy đủ nhằm kiểm sốt sự lan truyền ơ nhiễm.

19


Tuy vậy, cho đến nay vẫn có một số hạn chế liên quan đến cách thức tiêu hủy
chất thải y tế. Chất thải y tế được phân tách ngay tại nguồn nhờ sử dụng hệ thống mã
màu cho các túi nhựa và các thùng chứa theo hướng dẫn của HKMA. Tất cả các loại
chất thải rắn y tế và chất thải sinh hoạt đã được tiêu hủy trong các bãi chôn lấp rác hợp
vệ sinh kỹ thuật cao ở Hồng Kơng. Các lị đốt quy mơ nhỏ ở các bệnh viện đã bị đóng
cửa do kiểm sốt khí thải kém hiệu quả.
Có 5 thành phần phát thải chủ yếu đang được xem xét cùng với kiểm soát chất
thải rắn y tế ở Hồng Kông như sau:
Phân loại chất thải rắn y tế ra khỏi đồ phế thải.
Phân loại các loại chất thải rắn y tế khác nhau thành từng loại.
Kiểm sốt chất thải rắn y tế từ các nguồn khơng phải từ bệnh viện.
Quản lý chất thải rắn y tế sinh ra trong đảo Outlying.
Tiêu hủy các xác chết động vật từ nguồn bệnh viện.
Chiến lược tiêu hủy chất thải
Tại Hồng Kơng, có một hệ thống kiểm sốt hợp pháp để quản lý và tiêu hủy
chất thải y tế. Các hướng cụ thể của luật tiêu hủy chất thải hiện nay, đặc biệt luật về
chất thải hóa học là phù hợp với chất thải y tế. Tuy nhiên, các điều khoản này không
thỏa mãn được các yêu cầu của các tiêu chuẩn quốc tế. Để thỏa mãn các tiêu chuẩn
tiêu hủy này, sơ đồ kiểm soát chất thải y tế đang được phát triển hoàn thiện để bảo
đảm rằng tất cả các dạng và các kiểu chất thải y tế sinh ra được phân loại tại nguồn
thải; đảm bảo an tồn trong q trình lưu trữ, vận chuyển, thu gom, thiêu hủy và xử lý.
Chiến lược tiêu hủy chất thải y tế tại Hồng Kông là phát triển các phương tiện
tiêu hủy tập trung (CIF) đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất về làm sạch khí thải
và các tiêu chí thiết kế khác. Phương tiện này được xây dựng ở khu vực ngoại thành,
xa các khu vực nhạy cảm. Đảm bảo an toàn về vệ sinh trong quá trình chuyên chở chất

thải y tế từ các bệnh viện và các cơ sở y tế tới nơi tiêu hủy tập trung là một vấn đề
chính cần quan tâm.
1.3.3 Quản lý chất thải y tế tại Srilanka
Phân loại chất thải y tế
Tại Srilanka, việc phân loại chất thải y tế đang được quản lý ở Colombo, thủ
đô Srilanka. Định nghĩa chung về chất thải y tế là bất kỳ chất thải nào mà gồm toàn bộ
một phần cơ thể ngươi hoặc mô động vật, máu, dịch cơ thể, các chất bài tiết, thuốc,

20


dược phẩm … có thể phân thành 6 loại: Chất thải y tế thông thường, đồ vật sắc nhọn,
biệt dược, thuốc và các dược phẩm, các vật gây mầm bệnh, nhau và mô bào thai, chất
thải cytotoxic.
Công nghệ tiêu hủy chất thải y tế hiện nay
Ở Srilanka, chất thải y tế được tiêu hủy nhờ sự áp dụng tổ hợp phương pháp
sau:
Đốt cháy trong các lò đốt sơ bộ: Chất thải y tế thường bị lẫn với rác thải sinh
hoạt của bệnh viện, được đốt căn bản. Phương pháp này đã gặp nhiều khó khăn trong
việc xử lý với độ ẩm của rác thải, dẫn tới hư hỏng trong bộ phận tự cấp nhiên liệu
cháy. Kết quả các khí tự nhiên cần được sử dụng làm nhiên liệu bổ sung, dẫn tới các
chi phí vượt trội và khơng có bất kỳ hệ thống làm sạch khí hoặc kiểm sốt phù hợp nào
trên toàn bộ điều kiện đốt cháy.
Đốt cháy trong lửa trên mặt đất hoặc trong hầm: Các loại chất thải rắn y tế đã
được chọn lọc, đặc biệt các vật sắc và các dược phẩm, một số chất thải rắc y tế thông
thường, được đốt cháy lộ thiên. Lửa có thể được đốt cháy trên mặt đất hoặc trong hầm
mỏ mà sau đó được phủ đất lên. Đốt cháy lộ thiên được tiến hành dưới sự giám sát.
Chôn cất tại chỗ: Các loại rác bệnh viện đã được chọn lọc được chôn tại chỗ,
đặc biệt là nhau và mầm bệnh. Chôn lấp tại chỗ được thực hiện dưới sự giám sát.
Đổ rác tại chỗ: Nơi bệnh viện có khu đất thích hợp, đổ rác tại chỗ xuất hiện trên

mặt đất hoặc trong hầm rộng, và sau đó được phủ đất lên. Các đống rác đôi khi được
đốt cháy, đốt cháy rác nhằm bảo toàn khả năng thiêu hủy. Đổ rác tại chỗ được thực
hiện dưới sự giám sát.
Thiêu hủy tại bãi chôn lấp rác đô thị: Chất thải rắn y tế thông dụng được thiêu
hủy tại bãi chôn lấp rác đơ thị. Chất thải rắn y tế có thể đưộc chôn lẫn với rác thải sinh
hoạt – loại rác thải sinh ra ở bệnh viện hoặc trong quá trình thu nhập hoặc trong giao
thông. Tại bãi chôn lấp rác đô thị, chất thải được tiêu hủy theo cách giống như rác thải
sinh hoạt trong cộng đồng.
Chiến lược tiêu hủy
Vào năm 2001, Chính phủ đề ra nhiệm vụ nghiên cứu khả thi để điều tra cách
phân hủy chất thải rắn y tế ở Srilanka. Trong quá trình nghiên cứu một số cách tiêu
hủy để tiêu hủy chất thải y tế được xem xét. Các kết quả nghiên cứu chỉ cho rằng, mặc
dù tính phức tạp cao và chi phí cao nhưng thiêu hủy rác được xem là phương pháp tin

21


cậy, đảm bảo và hiệu quả cao, loại bỏ được mọi nguy cơ truyền nhiễm từ tất cả các
loại chất thải y tế. Do đó phương pháp này được xem là cách tốt nhất để tiêu hủy chất
thải rắn y tế trong tương lai ở Srilanka. Yêu cầu về thời gian để có được phương tiện
hoặc các phương tiện thiêu hủy chất lượng cao, đồng thời có thể được chấp nhận về
mặt mơi trường ở Srilanka thì chiến lược tiêu hủy tất cả chất thải y tế như sau:
- Trước mắt: Đổ rác có kiểm sốt vào các đống rác trong đơ thị, bằng các biện
pháp kiểm sốt quản lý đã tăng tiến độ đổ rác nhanh như khi nó được thiêu hủy.
- Lâu dài: Quá trình thiêu hủy do một hoặc nhiều chuyên gia tiến hành, các
phương tiện thiêu hủy được sử dụng. Quá trình đốt cháy lộ thiên chất thải rắn y tế đã
thực hiện ở Srilanka không được xem là cách thay thế có thế chấp nhận được cho quá
trình thiêu hủy hiện đại.
Các phương tiện thiêu hủy cục bộ được thiết kế cho nhóm hoạt động và được
lắp đặt ở các vị trí khác nhau (có thể tại bệnh viện), khơng tính đến hiệu quả đối với

chi phí nếu các phương tiện này được yêu cầu phải thực hiện như một mơ hình trình
diễn. Tuy nhiên, nếu các phương tiện này được phép đáp ứng các tiêu chuẩn mơi
trường ít chặt chẽ hơn thì phát triển các lò đốt nhỏ hơn sẽ kinh tế hơn.
* Nhận xét:
Qua ba mơ hình cơng nghệ phân loại và xử lý CTYT tại ba nước Anh,
HongKong, Srilanka có thể dễ dàng thấy:
- Tại Anh: là nước có nền kinh tế phát triên nên việc xử lý chất thải y tế đã áp
dụng công nghệ xử lý hiện đại, xử lý được triệt để và đáp ứng thoả mãn được các tiêu
chuẩn Châu Âu về kiểm soát chất phát thải.
- Tại Hồng Kông: là một nước thuộc địa lâu năm của Anh nên những chính
sách về phát triển của nước này cũng ảnh hưởng ít nhiều từ Anh. Điển hình là trong
chiến lược tiêu huỷ chất thải tại Hồng Kông hiện nay cũng đang được áp dụng các mơ
hình tại Anh nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất về làm sạch khí thải và các
tiêu chí khác.
- Tại Srilanka: việc quản lý CTYT đã được quan tâm nhưng chưa được đầu tư
đúng mức. Hiện nay nước này vẫn cịn sử dụng nhiều cơng nghệ lạc hậu như đốt rác
thải sinh hoạt với CTYT mà không phân loại, một số bệnh viên có khu đất rộng được
tận dụng làm bãi đổ rác mà chỉ được xử lý sơ bộ, không triệt để. Về lâu dài, Srilanka

22


đang có chiến lược thay thế các q trình đốt lộ thiên bằng các quá trình thiêu huỷ hiện
đại nhằm xử lý triệt để các loại CTYT.
1.4. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại các bệnh viện ở Việt Nam
1.4.1. Tình hình chung
Hiện nay, Việt Nam có 1.024 bệnh viện công với 126 772 giường bệnh, được
đầu tư nhiều trang thiết bị (TTB) hiện đại nhưng so với nhu cầu cung cấp dịch vụ y tế
thì hầu hết cơ sở vật chất, nhà cửa, điện nước, thiết bị thông dụng của các bệnh viện
vẫn chưa đạt tiêu chuẩn tối thiểu. Ở khu vực tư nhân, đến nay cả nước có 68 bệnh viện

với hơn 4.000 giường bệnh, hơn 30.000 phòng khám, dịch vụ y tế tư nhân.Phần lớn
các bệnh viện ở Việt Nam được xây dựng trong giai đọan đất nước còn nghèo, lại mới
trải qua chiến tranh, nhận thức về vấn đề môi trường chưa cao nên các bệnh viện đều
khơng có hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nghiêm túc, đúng quy trình kỹ thuật. Cơ sở
vật chất kỹ thuật để xử lý triệt để các loại chất thải nguy hại còn bị thiếu thốn nghiêm
trọng. Bên cạnh đó, cơng tác quản lý cịn lỏng lẻo và chưa có quy trình xử lý triệt để.
Các cơ sở y tế chủ yếu nằm tại khu dân cư đông đúc nên nguy cơ lây nhiễm bệnh
ra cộng đồng dân cư sống quanh khu vực bệnh viện là rất cao. Hầu hết các bệnh viện
từ tuyến Huyện trở lên đều có số giường vượt kế hoạch. Sự quá tải của bệnh viện đãn
đến tình trang lượng chất thải phát sinh lớn khó kiểm sốt và thu gom triệt để, đôngg
thời sơ sở vật chất của bệnh viện xuống cấp theo thời gian
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế và các ngành hữu quan tỷ lệ phát sinh chất
thải từ các cơ sở y tế cụ thể như sau
Nguồn: Báo cáo của Bộ Y tế 5/2002
Ghi chú: CTRYTNH: Chất thải rắn y tế nguy hại.
CSYT: Cơ sở y tế
GB: Giường bệnh
Mặt khác, số lượng bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh rất lớn, lại thiếu kinh phí
để đầu tư trang thiết bị cho việc xử lý chất thải, nên số lượng bệnh viện bảo đảm các
tiêu chuẩn mơi trường cịn rất ít. Bảo vệ mơi trường tại các bệnh viện không chỉ là vấn
đề của riêng các bệnh viện mà cần có sự quan tâm của Chính phủ và tồn xã hội.
Trong những năm qua các cơ quan quản lý môi trường đã tổ chức nhiều đợt
tuyên truyền, vận động cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, nhân viên y tế, bệnh nhân
và người nhà bệnh nhân để thấy rõ trách nhiệm trong vấn đề thu gom, phân loại và xử

23


×