Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Phân tích case lâm sàng (y học cơ sở) xơ gan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.48 KB, 17 trang )

Trường Đại Học Dược Hà Nội
Bộ Môn: Y Học Cơ Sở
*************

BỆNH ÁN


BỆNH ÁN
I - Phần Hành Chính:
1)
2)
3)
4)
5)
6)

Họ Tên: Chu Văn C
Tuổi: 35
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: Làm ruộng
Địa chỉ: Khu 6- xã Đục Trù-Tam Đảo-Vĩnh Phúc
Ngày vào viện: 13h30’ ngày 8/10/2012

II – Phần Hỏi Bệnh:
A- Bệnh sử:
1 – Lí do vào viện ( chính, chủ yếu):
Chướng bụng, phù nhẹ hai chân, mệt mỏi.
2 – Q trình bệnh lí:
Ngày 1/10/2012 bệnh nhân vào viện Vĩnh Phúc do đi ngồi phân đen,
nát, khơng nơn và đau quặn bụng vùng thượng vị, được chẩn đoán là
xơ gan, giãn vỡ tĩnh mạch thực quản. Sau khi điều trị, bệnh nhân đã đi


ngoài phân vàng nhưng lại thấy bụng chướng dần, phù nhẹ hai chân,
tiểu ít, khơng sốt, mệt mỏi.
 Vào viện Bạch Mai.
3 - Bệnh tình hiện tại:
 Thể trạng: Tỉnh, mệt mỏi, gầy.
 Không sốt, khơng khó thở.
 Da vàng, mảng da sạm, củng giác mạc vàng.
 Phù mềm 2 chân.
 Bụng cổ chướng tự do mức độ vừa.
 Bụng mềm, không đau.
 Nhịp tim đều ( 75 lần/phút), T1, T2 rõ, khơng có tiếng bệnh lí.
 Phổi khơng ran.
 Huyết áp: 110/70 mmHg.
 Nước tiểu: 750ml/24h.
 Đại tiện 3-4 lần/ngày, phân vàng sệt.
B- Tiền sử:
 Bản thân:
a. Sinh lý: -Không làm việc nặng.


-Thói quen (hút thuốc, uống rượu): khơng.
b. Bệnh lý: -Bị viêm gan virut B đã điều trị hơn 4 năm nay.
 Gia đình: Khơng ai bị như bệnh nhân.

III – Khám Bệnh:
1 – Khám toàn thân:
 Chiều cao: 162 cm. Cân nặng: 54 kg
 Mạch: 80 lần/ phút. Thở: 20 lần/phút
 Huyết áp động mạch: 110/60 mmHg
 Thể trạng: tỉnh, mệt mỏi, gầy sút.

 Tinh thần tỉnh táo, tiếp xúc tốt.
 Ăn uống kém, sợ mỡ.
 Da vàng, mảng da sạm, củng mạc mắt vàng.
 Phù nhẹ 2 chi dưới.
 Xuất hiện cổ chướng.
 Không thấy hạch ngoại vi.
2 – Khám các cơ quan:
a) Tim mạch:
 Mỏm tim đập: liên sườn V đường giữa xương địn trái.
 Khơng có rung miu.
 T1, T2: rõ
 Nhịp đều, tần số : 80 lần/ phút
 Huyết áp: 110/60 mmHg
b) Hô hấp:
 Lồng ngực cân đối, di động nhịp nhàng khi thở.
 Nhịp thở đều, tần số 20 lần/ phút.
 Khơng ho, khơng khó thở.


c)

d)
e)

f)

g)

 Rung thanh đều 2 bên
 Gõ trong

 Rì rào phế nang rõ, khơng có ran
Tiêu hóa:
 Bệnh nhân khơng nôn.
 Bụng chướng, dịch.
 Bụng mềm, ấn không đau.
 Gõ bụng: đục
 Gan, lách, thận không sờ thấy.
Hệ thống thần kinh: sơ bộ chưa phát hiện bệnh lý khác thường.
Thận, tiết niệu:
 Chạm thận (-), thận bập bềnh (-).
 Thận hai bên bình thường, khơng sưng đau.
 Nước tiểu ít, sẫm màu.
Cơ – Xương – Khớp:
 Các khớp bình thường, khơng hạn chế vận động.
 Cơ khơng teo.
 Vịng chi đều nhau.
 Hạt tophys: không.
Các cơ quan khác: sơ bộ chưa phát hiện dấu hiệu bệnh lí.

Chẩn đốn sơ bộ: XƠ GAN

IV – Xét nghiệm:
o Xét nghiệm máu:
Ngày 8/10/2012
Yêu cầu xét nghiệm

Kết quả

CSBT Nam


Đơn vị

Kết luận

Huyết Học
RBC

3.75

4.3 - 5.8

T/l

Thấp

HGB

98

140 - 160

g/l

Thấp

HCT

0.281

0.38 – 0.50


l/l

Thấp


MCV

74.9

83 - 92

Fl

Thấp

MCH

26.1

27 - 32

Pg

Thấp

PLT

133


150 - 450

G/l

Thấp

RDW-CV

20.9

10 - 15

%

Cao

WBC

9.14

4.0 – 10.0

G/l

NEUT %

76.4

45 - 75


%

Hơi cao

MONO %

8.2

0-8

%

Hơi cao

LYM %

13.9

25 - 45

%

Thấp

Prothrombins

31.1

PT %


20.6

PT-INR

2.65

APTTs

Giây
70 – 140

%

Thấp

58.2

28.3

Giây

Cao

APTT Benh/Chung

2.06

0.85 – 1.2

Fibrinogen


0.748

2-4

Cao
g/l

Thấp

Đơn vị

Kết luận

Các chỉ số khác bình thường.
o Xét nghiệm sinh hóa máu:
Ngày 8/10/2012

u cầu xét
nghiệm

Sinh Hóa

Kết quả
xét
nghiệm

Trị số bình
thường Nam



Ure

11.9

1.7 – 8.3

mmol/l

Cao

Glucose

4.5

Người lớn:4.1 - 6.7

mmol/l

Bình thường

Creatinin

129

Người lớn: 62 106

Umol/l

Cao


157.5

< 17.1

Umol/l

Cao

ASAT (GOT)

99

< 37

U/L

Cao

ALAT (GPT)

56

< 41

U/L

Cao

CRP.hs


0.9

<0.5

mg/dl

Cao

Natri

136

133 - 147

mmol/l

Bình thường

Kali (P)

3.0

3.4 – 4.5

mmol/l

Hơi thấp

Clo


92

94 - 111

mmol/l

Hơi thấp

Bilirubin
phần

toàn

Điện giải đồ

Ngày 9/10/2012

Yêu cầu xét nghiệm

Kết quả
xét
nghiệm

Trị số bình
thường
Nam

Đơn vị


Kết luận

Acid uric

335

202 - 416

umol/l

Bình thường

Protein tồn phần

69.4

66 - 87

g/l

Bình thường

Albumin

19.4

34 - 48

g/l


Thấp

Bilirubin tồn phần

150.0

< 17.1

umol/l

Cao

Sinh Hóa


Bilirubin trực tiếp

107.9

<5.1

umol/l

Cao

Alkaline phosphatase

128

40 - 129


U/l

Bình thường

GGT

43

8.0 - 61

U/l

Bình thường

CRP.hs

0.6

<0.5

mg/dl

Cao

Cholesterol tồn phần

2.89

3.9 – 5.2


mmol/l

Thấp

Triglyceride

1.04

0.46 – 1.88

mmol/l

Bình thường

HDL - C

0.76

>=1.45

mmol/l

Thấp

LDL - C

1.66

<=3.4


mmol/l

Bình thường

Natri

139

133 - 147

mmol/l

Bình thường

Kali (P)

3.4

3.4 – 4.5

mmol/l

Bình thường

Clo

92

94 - 111


mmol/l

Thấp

21.34

<7.0

ng/ml

Cao

Điện giải đồ

Miễn dịch
aFP

o Xét nghiệm nước tiểu (9/10)
Yêu cầu xét
nghiệm

Kết quả

Trị số bình thường
Nam

Đơn vị

LEU


100

Âm tính

Cells/ul

PRO

0.25

Âm tính

g/l

SG

1.023

1.003-1.030

GLU

NORM

Âm tính

NIT

NEG


Âm tính

Tổng phân tích

mmol/l


PH

7

5.5-6.0

KET

1.5

Âm tính

mmol/l

UBG

68

3.2

mmol/l


ERY

25

Âm tính

Cells/ul

BIL

50

Âm tính

mmol/l

o Xét nghiệm virut:
TÊN XÉT NGHIỆM

KẾT QUẢ

MÁY XN

HIV

Âm tính

Cobas 6000/ECLIA

HbsAg


Dương tính

Cobas 6000/ECLIA

o Xét nghiệm dịch chọc dị: DMP (8/10)
Tên xét nghiệm

Kết quả

Đơn vị

Trị số bình thường

Protein

9.0

g/l

<25.0

Rivalta

Âm tính

Âm tính

o Siêu âm:
 Gan: ECHO thơ, bờ mấp mơ khơng đều.

 Đường mật trong gan: không giãn.
 Túi mật: thành dầy, trong thành có nhiều nốt tăng âm kèm bóng cản,
nốt to nhất kích thước 1cm.
 Ống mật chủ: 0.3 cm
 Tĩnh mạch cửa: 1.2 cm
 Tụy: đầu và thân bình thường, đi vướng hơi khơng quan sát thấy.
 Lách: to, dọc lách kích thước 13.4 cm.


 Thận trái: kích thước bình thường. Đài bể thận không giãn, ranh giới
nhu mô động mạch thận rõ.
 Thận phải: kích thước bình thường. ĐBT khơng giãn, ranh giới nhu
mơ ĐMT rõ
 Bàng quang: ít nước tiểu
 Ổ bụng: có dịch tự do
Kết luận: Xơ gan dịch ổ bụng.
o Soi thực quản – dạ dày – tá tràng (9/10).
 Thực quản: có giãn tĩnh mạch thực quản độ III, có nhiều vân đỏ trên
các búi giãn.
 Dạ dày: dịch trong. Niêm mạc dạ dày phù nề xung huyết, có một số
trợt nơng. Khơng có giãn tĩnh mạch phình vị.
 Lỗ mơn vị: trịn đều, co bóp bình thường
 Hành tá tràng: bình thường
 Tá tràng: bình thường
Chẩn đốn: Giãn tĩnh mạch thực quản độ III – Viêm dạ dày.
 Chẩn đoán xác định: XƠ GAN GIAI ĐOẠN MẤT BÙ
V- Kết luận:
1) Tóm tắt bệnh án:

Bệnh nhân nam 35 tuổi, có tiền sử viêm gan B 4 năm, vào viện

ngày 8/10/2012 vì bụng chướng, phù nhẹ hai chân, tiểu ít và mệt
mỏi. Trước đó, ngày 1/10/2012 đi ngồi phân đen, được chẩn đoán
xơ gan, giãn vỡ tĩnh mạch thực quản và điều trị tại bệnh viện tỉnh
Vĩnh Phúc.


Qua thăm khám và hỏi bệnh thấy các hội chứng và triệu chứng
sau:
 Hội chứng suy chức năng gan:
o Toàn thân: mệt mỏi, gầy sút.
o Ăn uống kém, sợ mỡ.


o Cổ chướng (bụng to + dịch)
o Mảng da sạm, vàng da, củng mạc mắt vàng.
o Phù nhẹ, trắng mềm 2 chi dưới.
o Khám gan: ECHO thô, bờ gan mấp mô không đều.
o Men gan tăng cao (ASAT 99 U/l)
 Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa:
o Cổ chướng
o Lách to
 Xét nghiệm:
o Hemoglobin giảm.
o Tỷ lệ prothrombin giảm.
o Albumin giảm
o Transaminase (ASAT, ALAT) tăng.
o Bilirubin máu tăng, bilirubin liên hợp tăng cao.
o Bilirubin nước tiểu tăng cao (BIL 50mmol/l).
2) Chẩn đoán:
 Chẩn đoán sơ bộ: Xơ gan

Triệu chứng, yếu tố có thể nghĩ tới xơ gan:
 Bị viêm gan B 4 năm.
 Đã từng đi ngoài phân đen và được chẩn đoán do giãn vỡ
tĩnh mạch thực quản.
 Mệt mỏi, gầy sút, chán ăn, sợ mỡ.
 Cổ chướng
 Sạm da, da vàng, củng mạc mắt vàng.
 Phù nhẹ hai chân.
 Lách to
 Chẩn đoán xác định: Xơ gan giai đoạn mất bù
 Xét nghiệm chức năng gan:
- Albumin giảm
- Transaminase (ASAT, ALAT) tăng.
- Bilirubin máu tăng, bilirubin liên hợp tăng cao
- Tỷ lệ prothrombin giảm.
 Siêu âm:
- ECHO gan thô, bờ không đều.
- Lách to.


- Ổ bụng có dịch tự do.
 Nội soi dạ dày, thực quản, tá tràng:
- Giãn tĩnh mạch thực quản độ III, có nhiều vân đỏ trên
các búi giãn.
3) Tiên lượng: Xấu. Bệnh đã chuyển sang giai đoạn mất bù, tổn thương
khơng thể hồi phục được, nếu điều trị thích hợp có thể ổn định hoặc chậm
tiến triển.
4) Hướng điều trị:
a, Chế độ ăn uống nghỉ ngơi:
- Không uống rượu

- Tránh lao động nặng, nghỉ ngơi tuyệt đối trong giai đoạn tiến triển.
- Ăn nhiều protein, ăn đủ vitamin, đủ năng lượng, hạn chế thức ăn mỡ,
muối.
- Tránh thức ăn có kích thích
b, Thuốc điều trị

Nhóm thuốc cải thiện chuyển hóa tế bào gan:
+ Glucose uống hoặc tiêm truyền
+ Vitamin nhóm B và C, acid folic, acid lipoic
+ Các thuốc làm tăng chuyển hóa mật : viên cao, nước sắc actiso

Truyền đạm khi albumin < 40g/l: Albumin 20%, plasma,
moriamin, alvezin.

Thuốc tăng chuyển hóa đạm :Testosteron tiêm

Truyền máu hoặc khối hồng cầu, plasma để tăng hồng cầu, tiểu
cầu, hàm lượng fibrinogen

Thuốc bảo vệ tế bào gan: Legalon, Fortec.

Điều trị cổ chướng:
o Thuốc lợi tiểu: Furosemid + Spironolacton.
o Chọc dịch cổ chướng: khi cổ chướng qua căng to.
o Truyền đạm: alvezin, dextran, plasma.
o Chế độ ăn giảm mỡ.

Thuốc làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa:
o
Cầm máu bằng thuốc co mạch tạng: Vasopressin,

somatostatin (tiêm tĩnh mạch hoặc pha vào dịch truyền)


o

Cầm máu qua nội soi: tiêm thuốc gây xơ (polidocanol), thắt
các búi mạch thực quản bằng vòng cao su.

*Tốt nhất nên kiểm soát theo dõi và điều trị nguyên nhân đưa đến xơ gan
(rượu, virut viêm gan B …) để tránh các biến chứng, giúp ổn định lại chức
năng gan và làm chậm sự tiến triển của bệnh.
ĐƠN THUỐC:
- Morihepamin 8%, truyền tĩnh mạch 8 giọt/phút: truyền đạm
- Ciprobry: chống nhiễm khuẩn, trị ký sinh trùng.
- Duphalac: phịng ngừa hơn mê gan và tiền hôn mê gan.
- Kaliclorua: tăng kali trong máu.
- Verospiran: thuốc lợi tiểu kháng aldosterol.

CASE LÂM SÀNG:
Bệnh nhân nam 35 tuổi, vào viện vì có triệu chứng cổ chướng, phù nhẹ 2 chi
dưới, phù trắng mềm ấn lõm, tiểu ít và mệt mỏi. Trước đó vài ngày bệnh nhân đi
ngoài phân đen, đã điều trị, giờ đi ngoài phân vàng.
Qua thăm khám thấy:
 Bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn, sợ mỡ, gầy sút. Bệnh nhân không sốt,
không nơn, có cổ chướng mềm, phù nhẹ hai chân, da vàng, có mảng
da sạm, củng mạc mắt vàng, nước tiểu sẫm màu. Nhịp tim đều ( 80
lần/phút), khơng có tiếng bệnh lí. HA:110/60 mmHg. Thở: 20
lần/phút.
 Khám thấy lách to, gan bờ không đều, ECHO gan thô, giãn tĩnh mạch
thực quản độ III.

 Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh viêm gan B.
 Xét nghiệm:
o RBC: 3.75 T/l, HGB: 98 g/l, PLT: 133 g/l
o Albumin 19.4 g/l
o Bilirubin toàn phần 150 umol/l, Bilirubin trực tiếp 107.9 umol/l.
o ASAT (GOT) 99 U/l ,ALAT (GPT) 56 U/l
1) Từ các triệu chứng lâm sàng trên, có thể chuẩn đốn sơ bộ bệnh nhân mắc
bệnh gì? Giải thích.
A) Hội chứng thận hư
B) Xơ gan


C) Thiếu máu (do cơn tan máu) cấp
D) Suy tim phải.
Đáp án: B) Xơ Gan.
Giải thích:
A) Hội chứng thận hư:
 Phù mề, ấn lõm.
 Cổ chướng, có dịch
 Mệt mỏi, chán ăn
 Nước tiểu ít.
Tuy nhiên bệnh nhân lại có vàng củng mạc mắt, vàng da, nước tiểu vàng
sậm=> không phải triệu chứng của hội chứng thận hư => loại
C) Thiếu máu (do cơn tan máu cấp):
 Vàng da, vàng mắt.
 Nước tiểu sẫm màu.
Tuy nhiên BN có triệu chứng phù chi, cổ chướng=> không phải triệu
chứng của thiếu máu do tan máu cấp => loại
D) Suy tim phải:


Mệt mỏi, kém ăn

Phù chi dưới, phù mềm, cổ chướng.

Nước tiểu sẫm màu, đái ít.
Tuy nhiên BN có triệu chứng sạm da, vàng da, vàng mắt, gan không
đau, huyết áp tối thiểu thấp 60mmHg => không phải triệu chứng suy tim
phải, đặc biệt bệnh nhân khơng có tiền sử mắc các bệnh tim mạch => loại
2) Nêu sự khác nhau giữa cơ chế phù do Xơ Gan, do các bệnh về Tim và do
các bệnh về Thận???
Trả lời:
a) Phù do các bệnh về Tim: Trong trường hợp suy tim, cung lượng
tim giảm, dẫn đến giảm lượng máu đến thận, đặc biệt các nephron
cạnh vùng lõi thận, làm giảm sức lọc cầu thận. Phức hợp cạnh cầu
thận sẽ tiết renin, chứng tăng aldosteron huyết xảy ra trong trường
hợp này làm tăng tái hấp thu Natri, nước ở ống thận, gây ứ nước và
muối. Đồng thời áp lực tĩnh mạch tồn thân (vì co mạch toàn thân)
và phổi gia tăng , dịch tái hấp thu sẽ đổ vào khoảng gian bào, gây
triệu chứng phù. Vị trí phù thường ở hai chi dưới. Duy nhất, chỉ có


cải thiện cung lượng tim, mới có thể phá vỡ vòng lẩn quẩn làm
giảm phù.
b) Phù do các bệnh về Thận: Sự mất protein với số lượng lớn qua
đường niệu gây ra giảm protid máu và kèm theo giảm albumin máu.
Từ đó áp lực keo huyết tương giảm làm mất dịch từ mạch vào gian
bào → phù. Khi albumin huyết thanh giảm dưới 25g/l, phù toàn
thân sẽ xuất hiện.Đồng thời sự giảm áp lực keo huyết tương gây ra
sự giảm thể tích máu kèm theo giảm lượng máu đến thận → tiết
renin→ tăng aldosteron→tăng tái hấp thu muối và nước→phù.Vị trí

phù phần lớn ở mặt, đặc biệt hai ổ mắt phù to.
c) Phù do Xơ gan: Sự giữ nước, muối trong bệnh xơ gan cổ trướng
liên quan đến 2 yếu tố:
+Suy tế bào gan: nguồn gốc của giảm albumin máu là do giảm khả
năng tổng hợp của gan, cũng tương tự trường hợp hội chứng thận
hư. Giảm albumin máu làm giảm áp lực thẩm thấu nên không giữ
được nước và các chất trong lòng mạch.
+Sự nghẽn hệ thống cửa hay bạch huyết do xơ gan gây ra, làm tăng
sức cản mạch trong gan→tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Tăng áp lực
cửa thơng thường kèm theo sự tăng tính thấm của các mao mạch
cửa đối với albumin và sự thất thoát albumin kiểu này càng thúc
đẩy sự hình thành dịch cổ trướng. Nghẽn dẫn lưu hệ bạch huyết của
gan càng tạo điều điện củng cố hội chứng phù do sự giàu protein
tương đối của dịch cổ trướng.
Chứng cường aldosteron xảy ra ở bệnh xơ gan liên quan đến việc
tưới máu ở thận đồng thời cũng do giảm sự thanh lọc, chuyển hóa ở
gan. Trường hợp cổ trướng lớn, sự tăng áp lực trong ổ bụng làm trở
ngại tuần hoàn tĩnh mạch hệ chi.
Vị trí phù thường gặp là 2 chi dưới, cổ chướng ở bụng.
3) Nêu lí do vì sao có sự khác biệt giữa các giá trị xét nghiệm máu và chức
năng gan của bệnh nhân so với trị số bình thường.


Trả lời: Cơ chế của những thay đổi trong kết quả xét nghiệm trên so với chỉ
số bình thường:
 Thiếu máu: do gan có nhiều chức năng như:
 Sản xuất erythropoietin: là yếu tố điều hịa q trình sản sinh
hồng cầu.
 Dự trữ sắt: và từ gan sắt được chuyển dần tới tủy xương, tham
gia quá trình tạo hồng cầu

 Dự trữ máu:gan là cơ quan nhận được nhiều máu nhất trong cơ
thể.
Vì thế khi bị Xơ gan, chức năng gan bị suy giảm dẫn đến thiếu
máu và các triệu chứng xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng.
 Bilirubin máu tăng: Bilirubin là một chất có màu vàng do gan sản xuất
ra khi nó tham gia vào q trình tái tạo hồng cầu già. Sự chuyển hóa
của bilirubin phức tạp và trải qua nhiều bước. Nếu trục trặc ở một
trong số những bước này sẽ làm tăng nồng độ bilirubin. Xơ gan
thường dẫn đến tắc mật (bilirubin là thành phần chủ yếu của sắc tố
mật có trong dịch mật) và do đó làm bilirubin tăng.
 Albumin giảm do khi gan bị tổn thương nghiêm trọng, nó mất khả
năng sản xuất albumin và còn do dinh dưỡng kém.
 Thời gian prothrombins tăng: vì gan bị suy giảm chức năng tổng hợp
các yếu tố đông máu. Gan sản xuất ra 1 số yếu tố đông máu như
fibrinogen ( yếu tố I), prothrombin (yếu tố II), proaccelerin (yếu tố V),
proconvectin (yếu tố VII), christmas (yếu tố IX), stuart (yếu tố X), yếu
tố ổn định fibrin (yếu tố XIII).
 Transaminase (AST, ALT) tăng: vì khi tế bào gan chết đi do quá trình
lão hóa thì một lượng men gan sẽ được phóng thích vào máu. Khi bị
xơ gan sẽ có sự hủy hoại tế bào gan nhiều hơn bình thường làm nồng
độ men gan trong máu tăng rất cao.
4) Nêu hướng điều trị cho bệnh nhân này?
Trả lời: Hướng điều trị:
a, Chế độ ăn uống nghỉ ngơi:


- Không uống rượu
- Tránh lao động nặng, nghỉ ngơi tuyệt đối trong giai đoạn tiến triển.
- Ăn nhiều protein, ăn đủ vitamin, đủ năng lượng, hạn chế thức ăn mỡ,
muối.

- Tránh thức ăn có kích thích
b, Thuốc điều trị

Nhóm thuốc cải thiện chuyển hóa tế bào gan:
+ Glucose uống hoặc tiêm truyền
+ Vitamin nhóm B và C, acid folic, acid lipoic
+ Các thuốc làm tăng chuyển hóa mật : viên cao, nước sắc actiso

Truyền đạm khi albumin < 40g/l: Albumin 20%, plasma,
moriamin, alvezin.

Thuốc tăng chuyển hóa đạm :Testosteron tiêm

Truyền máu hoặc khối hồng cầu, plasma để tăng hồng cầu, tiểu
cầu, hàm lượng fibrinogen

Thuốc bảo vệ tế bào gan: Legalon, Fortec.

Điều trị cổ chướng:
o Thuốc lợi tiểu: Furosemid + Spironolacton.
o Chọc dịch cổ chướng: khi cổ chướng qua căng to.
o Truyền đạm: alvezin, dextran, plasma.
o Chế độ ăn giảm mỡ.

Thuốc làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa:
o
Cầm máu băng thuốc co mạch tạng: Vassopressin,
somatostatin (tiêm tĩnh mạch hoặc pha vào dịch truyền)
Cầm máu qua nội soi: tiêm thuốc gây xơ (polidocanol), thắt các búi
mạch thực quản bằng vòng cao su.

c, Cần khám định kì 6 tháng/1lần để XN ung thư gan.




×