Tải bản đầy đủ (.doc) (183 trang)

Giao an lop 3 photohoadao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.29 KB, 183 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Ngày tháng năm


<b>Tu</b>

<b>ần 1 : </b>

<b>CẬU BÉ THÔNG MINH</b>


(2 tiết)


<b>I - MỤC TIÊU</b>
<b>A - Tập đọc</b>


- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau đấu chấm, đấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết
đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.


- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé.(Trả lời dược các câu hỏi SGK).
<b>B - Kể chuyện</b>


-Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
<b>II . ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC </b>


 Tranh minh hoạ bài tập đọc và kể chuyện trong <i>Tiếng Việt </i>3, tập một ( TV3/ 1).
 Bảng phụ có viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU</b>


<b>TẬP ĐỌC</b>
<b>1. Ổn định tổ chức (1’<sub>)</sub></b>


2. Bài mới


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt dộng học</b></i>


<b>Giới thiệu bài (1’<sub> )</sub></b>



- GV ghi tên bài lên bảng.
<b>Hoạt động 1 : Luyện đọc (30’<sub>)</sub></b>


<i>a) Đọc mẫu </i>


- GV đọc mẫu toàn bài một lượt. Chú ý thể hiện giọng
đọc như đã nêu ở phần <i>Mục tiêu</i>.


b<i>) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.</i>


* Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ
lẫn:


- Yêu cầu HS đọc từng câu trong mỗi đoạn.


- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu, đọc từ đầu cho
đến hết bài.


- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó :


- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 của bài. GV theo dõi HS đọc
và hướng dẫn ngắt giọng câu khó đọc .


- Yêu cầu HS tìm từ trái nghĩa với từ bình tĩnh.


<i>-</i> Nơi nào thì được gọi là <i>kinh đô ?</i>


<i>- </i>Hướng dẫn HS đọc đoạn 2 tương tự như cách hướng
dẫn đọc đoạn 1.



- Đến trước kinh đơ, cậu bé kêu khóc om sịm, vậy om
sịm có nghĩa là gì ?


- Tiếp tục hướng dẫn HS đọc đoạn 3.
- Sứ giả là người như thế nào ?


- Thế nào là trọng thưởng ?


- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn.
* Hướng dẫn luyện đọc theo nhóm


- Chia thành các nhóm nhỏ mỗi nhóm 3 HS và yêu cầu


-HS lắng nghe


- HS theo dõi GV đọc bài.


- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.
Mỗi HS chỉ đọc 1 câu.


- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn
của giáo viên.


- HS cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc thành tiếng.


- Trái nghĩa với <i> bình tĩnh </i>là <i>: bối rối, lúng</i>
<i>túng.</i>


- Kinh đô là nơi vua và triều đình đóng.
- HS cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc thành tiếng


đoạn 2. Chú ý đọc đúng lời đối thoại của
các nhân vật:


- <i>Om sòm</i> nghĩa là ầm ĩ, gây náo động.
- HS cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc thành tiếng
đoạn 3. Chú ý ngắt giọng đúng :


- Sứ giả là người được vua phái đi giao
thiệp với người khác, nước khác...


-<i> Trọng thưởng </i>nghĩa là tặng cho một phần
thưởng lớn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

đọc từng đoạn theo nhóm.


* Yêu cầu HS đọc đồng thanh đoạn 3.
<b>Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (8’<sub>)</sub></b>


- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : nhà
vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ?


- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 .


- Cậu bé làm thế nào để gặp được nhà vua ?


- Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của
ngài là vơ lí ?


- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 .



- Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé yêu cầu điều gì.
- Có thể rèn được một con dao từ một chiếc kim
khơng ?


- Cậu bé trong truyện có gì đáng khâm phục.
<b>Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (6’<sub>)</sub></b>


- GV đọc mẫu đoạn 2 của bài. Chú ý: Biết phân biệt lời
người kể, các nhân vật khi đọc bài :


- Tổ chức cho một số nhóm HS thi đọc trước lớp.
- Tuyên dương các nhóm đọc tốt.<i><b> </b></i>


HS đọc 1 đoạn.


- Lần lượt từng HS đọc bài trước nhóm của
mình,


- HS cả lớp đọc đồng thanh.


- Nhà vua ra lệnh cho mỗi làng trong vùng
nọ phải nộp một con gà trống.


- HS thảo luận nhóm, sau đó đại diện
nhóm phát biểu:


- Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn
chiếc kim khâu thành một con dao thật sắc
để sẻ thịt chim.



- Không thể rèn được.


- Để cậu không phải thực hiện lệnh của nhà
Vua là làm ba mâm cỗ từ một con chim sẻ.
- Thực hành luyện đọc trong nhóm theo
từng vai : người dẫn truyện, cậu bé, nhà
vua.


- 3 đến 4 nhóm thi đọc. Cả lớp theo dõi
nhận xét.


<b>Kể chuyện</b>
<b>Hoạt động 4 : GV nêu nhiệm vụ (2’<sub>)</sub></b>


- GV treo tranh minh hoạ của từng đoạn truyện như trong
sách TV3/1 lên bảng.


<b>Hoạt động 5 : Hướng dẫn kể từng đoạn của câu</b>
<b>chuyện theo tranh (18’<sub>)</sub></b>


<i><b>Hướng dẫn kể đoạn 1:</b></i>


- Yêu cầu HS quan sát kĩ bức tranh 1 và hỏi : +Quân lính
dang làm gì ?


+Lệnh của Đức Vua là gì ?


- Yêu cầu 1 HS kể lại nội dung của đoạn 1.


<i><b>Đoạn 2</b></i>



- Khi được gặp Vua, Cậu bé đã nói gì, làm gì ?


- Thái độ của Đức Vua như thế nào khi nghe điều cậu bé
nói.


<i><b>Đoạn 3</b></i>


- Lần thử tài thứ hai, Đức Vua yêu cầu cậu bé làm gì ?
- Cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì ?


- Yêu cầu HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện.


- Theo dõi và tuyên dương những HS kể chuyện tốt, có
sáng tạo.


- HS lần lượt quan sát các tranh được giới
thiệu trên bảng lớp (hoặc tranh trong
SGK).


- Nhìn tranh trả lời câu hỏi :
-HS trả lời


- 1 HS kể, cả lớp theo dõi để nhận xét
-HS trả lời


- Đức Vua giận dữ, quát cậu bé là láo và
nói : Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được ?
- Đức Vua yêu cầu cậu bé làm ba mâm cỗ
từ một con chim sẻ nhỏ.



- Về tâu với Đức Vua rèn chiếc kim khâu
thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
- HS kể lại chuyện khoảng 2 lần, mỗi lần 3
HS kể nối tiếp nhau theo từng đoạn truyện.
Cả lớp theo dõi nhận xét sau mỗi lần có HS
kể.



<b>Hoạt động 4 : Củng cố , dặn dò (3’<sub>)</sub></b>
- Dặn dò học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>HAI BAØN TAY EM</b>


<b>I - MỤC TIÊU</b>


- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ, giữa các dòng thơ.


- Hiểu ND: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích, rất đáng yêu (trả lời được các câu hỏi SGK; thuộc 2-3 khổ
thơ trong bài).


<b>II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>


 Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sách TV3/1.


 Bảng phụ có viết sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
<b>III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>


<b>1 . Ổn định tổ chức (1’<sub>)</sub></b>
<b>2 . Kiểm tra bài cũ (5’<sub>)</sub></b>



 Yêu cầu 3 HS lên bảng kể lại câu chuyện <i>Cậu bé thông minh</i> và trả lời các câu hỏi về nội
dung câu truyện.


 Nhận xét và cho điểm HS.
<b>3 . Bài mới</b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Giới thiệu bài (1’<sub> )</sub></b>


- Hỏi : Em có suy nghó gì về đôi bàn tay của chính
mình.


- GV ghi tên bài lên bảng.
<b>Hoạt động 1 : Luyện đọc (15’<sub>)</sub></b>


<i>a) Đọc mẫu </i>


- GV đọc mẫu toàn bài một lượt. Chú ý thể hiện
giọng đọc như đã nêu ở <i>Mục tiêu.</i>


b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Hướng dẫn đọc câu và luyện phát âm từ khó,
dễ lẫn.


- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc, mỗi HS đọc 2
dòng thơ, đọc từ đầu cho đến hết bài .


- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu
HS mắc lỗi.



* Hướng dẫn đọc từng khổ và giải nghĩa từ khó :
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bài theo từng khổ
thơ.


- Theo dõi HS đọc và hướng dẫn ngắt giọng câu
khó đọc nếu HS khơng đọc đúng.


<i>- </i> Giải nghĩa các từ khó :


+ Giải nghĩa các từ <i>Siêng năng, giăng giăng </i> theo
chú giải của TV3/1. Giảng thêm từ <i> Thủ thỉ .</i>


* Hướng dẫn luyện đọc theo nhóm:


- Chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5 HS và
yêu cầu đọc từng khổ thơ theo nhóm.


GV theo dõi HS đọc bài theo nhóm để chỉnh sửa
riêng cho từng nhóm.


- Yêu cầu HS đọc đồng thanh bài thơ.


<b>Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (6’<sub>)</sub></b>
- Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ thứ nhất và trả lời
câu hỏi : Hai bàn tay của em bé được so sánh với


- 2 HS phát biẻu ý kiến.
- Nghe GV giới thiệu bài.



- HS theo dõi GV đọc bài.


- 10 HS tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài.
Đọc từ 2 đến 3 lần như vậy.


- Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn của GV.
Các từ dễ phát âm sai, nhầm đã giới thiệu ở
phần <i>Mục tiêu</i> .


- Đọc từng khổ trong bài theo hướng dẫn của
GV:


- 5 HS tiếp nối nhau đọc 1 lượt. Đọc khoảng 3
lượt.


+ Đọc chú giải : Đặt câu với từ <i>thủ thỉ.</i> ( Đêm
đêm mẹ thường thủ thỉ kể chuỵên cho em
nghe. )


- Lần lượt từng HS đọc bài trước nhóm của
mình, sau mỗi bạn đọc các HS trong nhóm
nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.


- HS cả lớp đọc đồng thanh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

cái gì ?


- Em có cảm nhận gì về hai bàn tay của em bé qua
hình ảnh so sánh trên ?



- Hai bàn tay của em bé khơng chỉ đẹp


mà cịn rất đáng yêu và thân thiết với bé. Chúng ta
cùng tìm hiểu tiếp các khổ thơ sau để thấy được
điều này.


- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi :
hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào ? ( có thể
hỏi : Hai bàn tay rất thân thiết với bé. Những hình
ảnh nào trong bài thơ nói lên điều đó ?)


- Em thích nhất khổthơ nào ? Vì sao ?
<b>Hoạt động 3 : Học thuộc lịng bài thơ (6’<sub>)</sub></b>


- Treo bảng phụ có viết sẵn bài thơ, yêu cầu HS
học thuộc từng đoạn rồi học thuộc cả bài.


- Xoá dần nội dung bài thơ trên bảng cho HS đọc
thuộc lòng.


- Tổ chức thi đọc thuộc lòng bài thơ ( có thể cho HS
chỉ tranh minh hoạ, đọc đoạn thơ tương


ứng ).


- Tuyên dương những HS đã học thuộc lòng bài thơ,
đọc bài hay.


<b>Hoạt động cuối : Củng cố dặn dò (3’<sub>)</sub></b>
- Hỏi : Bài thơ được viết theo thể thơ nào.



- Dặn dò HS về nhà học lại cho thuộc lòng bài thơ,
tập đọc bài thơ với giọng diễn cảm.


- Tổng kết bài học, tuyên dương những HS học tốt,
động viên những HS còn yếu cố gắng hơn, nhắc
nhở những HS chưa chú ý trong giờ học.




- Hai bàn tay của bé đẹp và đáng yêu.
- Đọc thầm các khổ thơ còn lại.


- HS thảo luận nhóm để tìm câu trả lời:


- HS phát biểu ý kiến.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Thi theo 2 hình thức :


+ HS thi đọc thuộc bài theo cá nhân.
+ Thi đọc đồng thanh theo bàn.


- Bài thơ dược viết theo thể thơ 4 chữ, được
chia thành 5 khổ, mỗi khổ có 4 câu.





</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Tuần 2 : AI COÙ LỖI</b>


<b> (2 tiết)</b>




<b>I. MỤC TIÊU </b>
<b>A- Tập đọc</b>


- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt
lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.


- Hiểu ý nghĩa: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử với bạn.
(trả lời được các CH trong SGK).


<b>B- Kể chuyện</b>


- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>


<b>TẬP ĐỌC</b>
<b>1 . Ổn định tổ chức (1’<sub>)</sub></b>


<b>2 . Kiểm tra bài cũ (5’<sub>)</sub></b>


 GV gọi 2 HS lên bảng đọc lại bài <i>Hai ban tay em và trả lời câu hỏi của bài.</i>
 GV nhận xét, cho điểm.


3 . Bài mới


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Giới thiệu bài (1’<sub> )</sub></b>


- GV ghi tên bài lên bảng.


<b>Hoạt động 1 : Luyện đọc (30’<sub>)</sub></b>
a, <i>Đọc mẫu</i>


- GV đọc mẫu toàn bài một lượt .


b, <i>Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ</i>
▶ Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ
khó, dễ lẫn:


- Yêu cầu HS đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm
nếu HS mắc lỗi.


- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu, đọc
từ đầu cho đến hết bài.


▶ Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ:


- Yêu cầu HS đọc đoạn1 của bài.


- Theo dõi HS và hướng dẫn ngắt giọng câu khó
đọc.


- u cầu HS tìm từ trái nghĩa với từ <i>kiêu căng.</i>


- <i>Kiêu căng</i> là tự cho mình hơn người khác, trái
nghĩa với <i>kiêu căng</i> là khiêm tốn.


- Hướng dẫn HS đọc đoạn 2, 3, 4, 5 tương tự như
cách hướng dẫn đọc đoạn 1.



- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn
lần thứ 2.


▶Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.


- Gọi 2 nhóm tiếp nối nhau đọc bài trước lớp.


▶ Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4
<b>Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (8’<sub>)</sub></b>
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2.


- Caâu chuyện kể về ai ?


-Nghe GV giới thiệu để chuẩn bị vào bài mới.
-Theo dõi GV đọc mẫu.


- HS tiếp nối nhau đọc bài. Mỗi HS chỉ đọc 1
câu.


- Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn cảu GV. Các
từ dễ phát âm sai đã giới thiệu ở phần <i>Mục tiêu</i>


- Tiếp nối nhau đọc lại bài, mỗi HS đọc1 câu.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của
GV :


- HS cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc thành tiếng.
-Trái nghĩa với <i>kiêu căng</i> là : <i>khiêm tốn</i>.



- HS lần lượt đọc các đoạn 2, 3, 4, 5 ( mỗi đoạn
1 HS đọc).


- 5 HS đọc bài, mỗi HS đọc 1 đoạn của bài . Cả
lớp theo dõi trong SGK.


- Mỗi nhóm 5 HS, lần lượt từng HS đọc 1 đoạn
trong nhóm, các HS trong cùng nhóm nghe và
chỉnh sửa lỗi cho nhau.


- 2 nhóm đọc bài, các nhóm khác nghe và nhận
xét.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau ?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3 .


- GV hỏi : Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi
Cô-rét-ti ?


- En-ri-cơ có đủ can đảm đẻ xin lỗi Cô-rét -ti
không ?


- Yêu cầu HS đọc đoạn 4, 5.


- GV: Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao ?
- Bố đã trách En-ri-cô như thế nào ?


- Bố trách En-ri-cô như vậy là đúng hay sai ? Vì
sao ?



- Cịn Cơ-rét-ti có gì đáng khen ?
<b>Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (5’<sub>)</sub></b>
- Gọi HS khá đọc đoạn 3, 4, 5.


- Chia HS làm nhám nhỏ, mỗi nhóm 3 HS và
yêu cầu các nhóm luyện đọc theo vai.


- Tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm.
- Nhận xét , tuyên dương nhóm đọc tốt.


- Câu chuyện kể về En-ri-cô và Cô-rét-ti .
-HS trả lời


- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm .
- 1 đến 2 HS trả lời:


-HS trả lời
-HS trả lời


- Cơ-rét-ti là người bạn tốt, biết q trọng tình
bạn , biết tha thứ cho bạn khi bạn mắc lỗi, chủ
động làm lành với bạn.


- 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Luyện đọc trong nhóm, mỗi HS nhận một
trong các vai: cơ,Cơ-rét-ti, bố của
En-ri-cơ.


- 2 đến 3 nhóm thi đọc, các nhóm cịn lại theo
dõi và chọn nhóm đọc hay nhất.



<b>KỂ CHUYỆN</b>
<b>Hoạt động 4 : Định hướng yêu cầu (2’<sub>)</sub></b>


- Gọi 1 HS đọc yều cầu của phần kể chuyện.
- Câu chuyện trong SGK được kể lại bằng lời
của ai ?


- Phần kể chuyện yêu cầu chúng ta kể lại bằng
lời của ai ?


Vậy nghĩa là khi kể chuyện, con phải đóng vai
trị là người dẫn chuyện. Muốn vậy các em cần
chuyển lời của En-ri-cô thành lời của.


- Yêu cầu HS đọc phần kể mẫu


<b>Hoạt động 5 : Thực hành kểå chuyện (18’<sub>)</sub></b>
- Chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 5 HS yêu cầu
HS tập kể trong nhóm.


- Gọi 1 đến 2 nhóm kể trước lớp theo hình thức
tiếp nối, mỗi HS trong nhóm kể 1 đoạn truyện
tương ứng với 1 tranh minh hoạ.


- Tuyên dương các HS kể tốt.


- Dựa vào các tranh minh hoạ, kể lại từng
đoạncủa câu chuyện<i> Ai có lỗi</i>



- Câu chuyện vốn được kể bằng lời của En-ri-cô
.


- Kể lại chuyện bằng lời của em.


1 HS đọc bài , cả lớp theo dõi.Sau đó 1 HS tập
kể lại nội dung bức tranh 1.


- Mỗi HS kể 1 đoạn trong nhóm các HS trong
nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau .


- Lần lượt từng nhóm kể. Sau mỗi lần có nhóm
kể, các HS trong lớp nhận xét về nội dung, cách
diễn đạt, cách thể hiện của các bạn trong nhóm
đó


<b>Hoạt động cuối : Củng cố dặn dò(3’<sub>)</sub></b>
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà kể cho


người thân nghe và chuẩn bị bài sau. - HS lắng nghe


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>CÔ GIÁO TÍ HON</b>


<b>I. MỤC TIÊU</b>


- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.


- Hiểu ND: Tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ, bộc lộ tình cảm u q cơ giáo và mơ
ước trở thành cô giáo.(trả lời được các CH trong SGK).


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>



 Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể).
 Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>


<b>1 . Ổn định tổ chức (1’<sub>)</sub></b>
<b>2 . Kiểm tra bài cũ (5’<sub>)</sub></b>


 Hai HS lên bảng đọc bài Ai cĩ lỗi và trả lời câu hỏi bài.
 GV nhận xét, cho điểm.


<b>3 . Bài mới</b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Giới thiệu bài (1’<sub>)</sub></b>
- Ghi tên bài lên bảng.


<b>Hoạt động 1 : Luyện đọc (15’<sub>)</sub></b>


<i>a) Đọc mẫu</i>


- GV đọc mẫu tồn bài một lượt với giọng nhẹ
nhàng, tình cảm, thích thú.


b) <i>Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ</i>


<b>* Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ</b>
khó, dễ lẫn.



- Yêu cầu HS đọc từng câu trong bài.


- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu
HS mắc lỗi.


- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Hướng dẫn HS chia bài thành 3 đoạn :


+ Đoạn 1 : <i>Bé kẹp tóc lại ... khúc khích cười chào</i>
<i>cơ.</i>


+ Đoạn 2 : <i>Bé treo nón ... đàn em ríu rít đánh vần</i>
<i>theo.</i>


+ Đoạn 3 : Phần còn lại.


- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, mỗi HS đọc
1 đoạn.


+ Hỏi : <i>Khoan thai </i>có nghĩa là gì ? Tìm từ trái
nghĩa với <i>khoan thai </i>?


+ Cười <i>khúc khích </i>là cười như thế nào ? Đặt câu
có từ <i>khúc khích</i> ?


+ Em hình dung thế nào là <i>mặt tỉnh khô </i>?


+ Gợi cho HS nhớ lại hai má của em bé mập mạp
và giải nghĩa từ <i>núng nính.</i>



- u cầu HS luyện đọc theo nhóm.


-Nghe giới thiệu


- Theo dõi GV đọc mẫu và đọc thầm theo.


- HS tiếp nối nhau đọc bài. Mỗi HS chỉ đọc 1
câu. Đọc 2 lần.


- Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn của GV.
Các từ dễ phát âm sai, nhầm đã giới thiệu ở
phần mục tiêu.


- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn
của GV.


- Đọc bài theo đoạn, đọc khoảng 2 lần. Đọc
đúng các câu :


+ <i>Khoan thai </i>có nghĩa là thong thả, nhẹ
nhàng. Trái nghĩa với <i>khoan thai</i> là vội vàng,
hấp tấp.


+ Cười <i>khúc khích</i> là tiếng cười nhỏ, phát ra
liên tục và thể hiện sự thích thú. Đặt câu sau
khi đọc truyện về bé, các bạn nhỏ đều cười


<i>khúc khích</i>.


+ Là khn mặt khơng biểu lộ tình cảm, thái


độ gì.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
<b>Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (7’<sub>)</sub></b>
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Hỏi :


+ Các bạn nhỏ đang chơi trò chơi gì ?


+ Ai là "cơ giáo", "cơ giáo" có mấy "học trị", đó
là những ai ?


- Tìm những cử chỉ của "cơ giáo" bé làm em thích
thú. GV cho nhiều HS phát biểu ý kiến, đến khi
HS tìm đủ các chi tiết đáng yêu của bé thì tổng
kết lại.


-Hãy tìm những hình ảnh ngộ nghễnh, đáng u
của đám "học trị". GV cho nhiều HS phát biểu ý
kiến.


- Em có nhận xét gì về trò chơi của bốn chị em
bé ?


- Theo em, vì sao bé lại đóng vai cơ giáo đạt đến
thế ?


 <i>Kết luận</i> : Bài văn đã vẽ nên cho chúng ta
thấy trò chơi lớp học rất sinh đông, đáng yêu
của bốn chị em bé khi mẹ vắng nhà. Qua đó


chúng ta cũng thấy được tình u đối với cô
giáo của bé.


<b>Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (6’<sub>)</sub></b>
- Gọi 1 HS đọc khá đọc lại toàn bài.
- Yêu cầu HS tự luyện đọc cá nhân.


- Gọi 3 đến 4 HS lên thi đọc, mỗi HS chỉ đọc một
đoạn.


- Tuyên dương những HS đọc tốt biết diễn cảm.
<b>Hoạt động cuối : Củng cố dặn dò (3’<sub>)</sub></b>


- GV : Câu văn nào trong bài có sử dụng biện
pháp so sánh, em có cảm nhận gì về hình ảnh
được so sánh trong câu văn đó ?


- Tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhàø chuẩn bị
bài sau.


nhóm, các bạn trong một nhóm theo dõi và
chỉnh sửa lỗi cho nhau.


- Cả lớp đọc


- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
+ Các bạn nhỏ đang chơi trò chơi lớp học
(đóng vai cơ giáo - học sinh).


+ Bé đóng vai là "cô giáo" ba em của bé là


thằng Hiển, cái Anh, cái Thanh đóng vai học
trị.


- HS phát biểu ý kiến theo tinh thần xung
phong :


+ Bé ra vẻ người lớn : Thả ống quần xuống,
kẹp lại tóc, lấy nón của má đội lên đầu.
+ Bé bắt chước cơ giáo khoan thai bước vào
lớp, treo non, mặt tỉnh khô, đưa mắt nhìn đám
"học trị".


+ Bé bắt chước cơ giáo dạy học : lấy nhánh
trâm bầu làm thước, nhịp nhịp trên bảng, bé
đánh vần và yêu cầu các em đánh vần theo.
- HS trả lời


- Trị chơi thật hay, lí thú, sinh động, đáng
u.


- Vì bé rất u cơ giáo và muốn được làm cô
giáo.


- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong
SGK.


- Tự luyện đọc.


- HS cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc
bài hay nhất.



- HS đọc thầm lại bài và trả lời : Cái Anh hai
má núng ninh, ngồi gọn như củ khoai, bao giờ
cũng dành phần đọc xong trước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>Tuần 3 :</b>

<b>CHIẾC ÁO LEN</b>


<b> (2 tiết)</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>
<b>A - Tập đọc</b>


- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt
lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.


- Hiểu ý nghĩa: Anh em phải biết nhường nhịn,thương yêu lẫn nhau.(trả lời được các CH trong SGK).
<b>B - Kể chuyện</b>


- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo các gợi ý.( HS khá, giỏi kể lại từng đoạn câu chuyện
theo lời của Lan).


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>


 Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có thể).
 Bảng phụ ghi sẵn phần gợi ý kể chuyện như SGK.
<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>


<b>TẬP ĐỌC</b>
<b>1 . Ổn định tổ chức (1’<sub>)</sub></b>


<b>2 . Kiểm tra bài cũ (5’<sub>)</sub></b>



 Hai, ba hs đọc bài <i>Cơ giáo tí hon </i> và trả lời các câu hỏi1 và 2 trong SGK.
 GV nhận xét, cho điểm.


3 . Bài mới


Hoạt động dạy Hoạt động học


Hoạt động 1 : Luyện đọc (31’<sub>)</sub>


a) Đọc mẫu


- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng
nhẹ nhàng, tình cảm.


- Theo dõi GV đọc mẫu.


b)Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm
từ khó, dễ lẫn.


- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu,


đọc từ đầu cho đến hết bài. - Nối tiếp nhau đọc lại bài, mỗi HSđọc 1 câu.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ


khó. - Đọc từng đoạn trong bài theohướng dẫn của GV.


- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 của bài. - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc
thầm,



- Hướng dẫn HS đọc các đoạn còn lại tương


tự như đọc đoạn 1. - Lần lượt tập đọc các đoạn 2, 3, 4.Chú ý các lời thoại của nhân vật.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. - Đọc bài theo nhóm.


Hoạt động2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (6’<sub>) </sub>


- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. - 1 HS đọc


- Mùa đông năm nay như thế nào ? - Mùa đông năm nay đến sớm và
buốt lạnh.


- Yêu cầu HS đọc thầm tiếp đoạn 2 và trả


lời câu hỏi : Vì sao Lan dỗi mẹ ? - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọcthầm. Trả lời
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi :


Khi biết em muốn có chiếc áo len đẹp mà
mẹ lại không đủ tiền mua, Tuấn nói với mẹ


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

điều gì ? thêm áo vì Tuấn khoẻ lắm. Nếu
lạnh, Tuấn sẽ mặc nhiều áo ở bên
trong.


- Tuấn là người như thế nào ? - Tuấn là người con thương mẹ,
người anh biết nhường nhịn em.
- Yêu cầu HS đọc tiếp đoạn 4 và hỏi : Vì sao


Lan ân hận ?



- HS thảo luận nhóm để tìm câu trả
lời :


- Em có suy nghó gì về bạn Lan trong câu


chuyện này ? - HS xung phong phát biểu ý kiến.


- Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ để tìm tên


khác cho câu chuyện. - HS tự do phát biểu ý kiến


Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (5’<sub>) </sub>


- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm
có 4 HS và yêu cầu đọc lại bài theo vai
trong nhóm của mình.


- Mỗi HS trong nhóm nhận một trong
các vai : người dẫn chuyện, Lan, mẹ
Lan, Tuấn, sau đó luyện đọc bài
theo nhóm.


- Tổ chức cho 3 đến 4 nhóm thi đọc trước
lớp.


- Các nhóm thi đọc, cả lớp theo dõi
để chọn nhóm đọc hay nhất.


<b>KỂ CHUYỆN</b>


Hoạt động 4 : Xác định yêu cầu (1’<sub>)</sub>


- Gọi 1 đến 2 HS đọc yêu cầu của bài. - Dựa vào các gợi ý dưới đây kể lại
từng đoạn truyện chiếc áo len theo
lời của Lan.


- Kể theo lời của Lan là kể như thế nào ? - Là kể bằng cách nhập vai vào Lan,
kể bằng lời của Lan nên khi kể cần
xưng hơ là tơi, mình hoặc em.


Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS kể chuyện (19’<sub>)</sub>


Kể mẫu đoạn 1


- Treo bảng phụ có viết sẵn các nội dung gợi


ý và yêu cầu HS đọc gợi ý của đoạn 1. - 2 HS lần lượt đọc trước lớp.
- Yêu cầu HS dựa vào gợi ý để kể lại đoạn 1


của câu chuyện. -1 HS khá kể trước lớp.


Keå theo nhóm


- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mối nhóm có
4 HS và yêu cầu các nhóm HS tiếp nối nhau
kể truyện trong nhóm, mỗi HS kể một đoạn.


- Từng HS kể trước nhóm, các bạn
trong nhóm theo dõi và giúp đỡ nhau
trong quá trình bạn kể.



Kể toàn bộ câu chuyện


- Yêu cầu 1 đến 2 nhóm kể chuyện trước
lớp.


-1đến2nhóm thực hành kể trước lớp,
cảlớptheodõi và nhận xét như hướng
dẫn như tiết kể chuyện tuần 1.


- Nhận xét phần trình bày của từng nhóm.


Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dị(3’<sub>)</sub>


- GV hỏi : Theo con câu chuyện Chiếc aùo len


muốn khuyên chúng ta điều gì ? - HS tự do phát biểu ý kiến :
- Tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà kể lại


câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị
bài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>QUAÏT CHO BÀ NGỦ</b>


<b>I. MỤC TIÊU</b>


- Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ, giữa các khổ thơ.


- Hiểu tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà. (trả lời được các câu hỏi
SGK; thuộc cả bài thơ).



<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>


 Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể).
 Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>


<b>1 .</b> Ổn định tổ chức (1<b>’<sub>)</sub></b>
<b>2 . Kiểm tra bài cũ (5’<sub>)</sub></b>


 Hai, ba hs đọc bài <i>Chiếc áo len </i> và trả lời các câu hỏi1 và 2 trong SGK.
 GV nhận xét, cho điểm.


3 . Bài mới


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b> Giới thiệu bài(1’<sub>)</sub></b>
- Ghi tên bài lên bảng.


<b>Hoạt động 1 : Luyện đọc (15’<sub>)</sub></b>


<i>a) Đọc mẫu</i>


- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng
nhẹ nhàng, tình cảm.


<i>b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ</i>


<b>*</b> Hướng dẫn đọc từng dịng thơ và luyện phát
âm từ khó, dễ lẫn.



- u cầu HS tiếp nối nhau đọc từng dòng thơ
trong bài.


- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm
nếu HS mắc lỗi.


<b>*</b> Hướng dẫn đọc từng khổ thơ và giải nghĩa
các từ khó.


- Yêu cầu HS đọc khổ 1 của bài thơ.


- Theo dõi HS đọc và hướng dẫn ngắt giọng
cho đúng nhịp, ý thơ.


- Khi HS đọc xong đoạn 1, 2, GV cho cả lớp
dừng lại để tìm hiểu từ <i>thiu thiu. </i>Có thể yêu
cầu HS đặt câu với các từ này.


- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước
lớp, mỗi HS đọc một khổ thơ.


<b>*</b> Luyện đọc bài theo nhóm.


- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4
HS và yêu cầu các em nối tiếp nhau đọc từng
khổ thơ trong bài.


<b>*</b> Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
<b>Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (7’<sub>)</sub></b>


- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.


- HS nghe giới thiệu


- Theo dõi GV đọc mẫu.


- HS tiếp nối nhau đọc bài. Mỗi HS
đọc hai câu. Đọc từ đầu cho đến hết.
Đọc khoảng 3 lượt.


- Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn
của GV. Các từ dễ phát âm sai đã
giới thiệu ở phần <i>Mục tiêu.</i>


<b>* Đọc từng khổ trong bài theo hướng</b>
dẫn của GV.


- HS cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc
thành tiếng.


- HS đọc chú giải trong SGK, sau đó
một số em đặt câu với từ <i>thiu thiu.</i>


- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài, cả lớp
theo dõi bài trong SGK.


- Đọc bài theo nhóm, HS cùng nhóm
theo dõi và chỉnh sửa cách đọc cho
nhau.



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì ?


- Tìm câu thơ cho thấy bạn nhỏ rất quan tâm
đến giấc ngủ của bà.


- Cảnh vật trong nhà và ngoài vườn như thế
nào ? (GV cho nhiều HS trả lời, khi HS trả lời
đủ ý thì tổng kết ý).


- Yêu cầu HS thảo luận để tìm câu trả lời cho
câu hỏi 3 ? Vì sao có thể đoán bà mơ như vậy
?


- Bài thơ cho ta thấy tình cảm của bạn nhỏ
đối với bà như thế nào ?


 Kết luận : Bài thơ cho ta thấy tình cảm
yêu thương, hiếu thảo của bạn đối với bà.
<b>Hoạt động 3 : Học thuộc lòng bài thơ (6’<sub>)</sub></b>
- GV cho cả lớp đọc đồng thanh cả bài, sau
đó yêu cầu HS tự học thuộc lòng bài thơ.
- Treo bảng phụ có viết sẵn bài thơ, sau đó
xố dần nội dung bài thơ cho HS đọc thuộc
lòng.


- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.
- Tuyên dương HS đọc tốt, cho điểm HS.
<b>Hoạt động cuối : Củng cố dặn dò(3’)</b>


- GV hỏi : Em thích nhất khổ thơ nào trong


bài thơ ? Vì sao ?


- Tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học
thuộc bài thơ và chuẩn bị bài sau.


- Bạn nhỏ đang quạt cho bà ngủ.
- Bạn nhỏ nhắc chích choè <i>chim đừng</i>
<i>hót nữa. Lặng cho bà ngủ. </i>Bạn <i>vẫy</i>
<i>quạt thật đều</i> và mong bà <i>ngủ ngon</i>
<i>bà nhé.</i>


- Trong nhà và ngoài vườn rất yên
tĩnh, ngấn nắng ngủ thiu thiu trên
tường, cốc chén nằm im, hoa cam,
hoa khế chín lặng. Chỉ có một chu
chích tr đang hót.


- HS thảo luận theo cặp, sau đó một
số em trả lời trước lớp :


Bà mơ thấy tay cháu quạt đầy hương
thơm vì :


+ Trước khi bà ngủ, cháu đã quạt cho
bà, khi bà thiếp đi cháu vẫn quạt cho
bà thật đều tay.


+ Vì hoa cam, hoa khế đưa hương vào
nhà nên trong giấc ngủ bà vẫn thấy
mùi thơm của chúng.



+ Vì cháu vẫn luôn đều tay quạt cho
bà, hương hoa cam, hoa khế theo tay
của cháu đến với bà nên trong giấc
ngủ, bà thấy tay cháu quạt đầy hương
thơm.


+ Vì cháu rất yêu quý bà và bà cũng
rất yêu cháu...


- Bạn nhỏ rất yêu quý bà của mình.


- Tự nhẩm và học thuộc lòng bài thơ.
- Đọc thuộc bài thơ theo yêu cầu của
GV.


- Từ 3 đến 5 HS thi đọc thuộc lòng
theo tinh thần xung phong.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Ngày tháng năm


<b>Tu</b>

<b>ần 4 : </b>

<b>NGƯỜI MẸ</b>


(2 tiết)


<b>I. MỤC TIÊU</b>


<b>A - Tập đọc</b>


- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.



- Hiểu ý nghĩa: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.(trả lời được các CH trong
SGK).


<b>B - Kể chuyện</b>


-Bướ đầu biết cùng với các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>


 Tranh minh hoạ bài tập đọc, các đoạn truyện (phóng to nếu có thể).
 Đồ dùng hóa trang đơn giản để đóng vai (nếu có).


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>


<b>TẬP ĐỌC</b>
<b>1 . Ổn định tổ chức (1’<sub>)</sub></b>


<b>2 . Kiểm tra bài cũ (5’<sub>)</sub></b>


 Hai, ba HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc <i> Quạt cho bà ngủ</i>
<b>3 . Bài mới</b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Giới thiệu bài (1’<sub>)</sub></b>
- Ghi tên bài lên bảng.


<b>Hoạt động 1 : Luyện đọc (30’<sub>)</sub></b>


<i>a) Đọc mẫu</i>



- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chý ý :


<i>b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ</i>


<b>* Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn đã nêu ở</b>
phần <i>Mục tiêu.</i>


<b>* Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.</b>
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Giải nghĩa các từ khó :


+ Em hiểu từ <i>hớt hải </i>trong câu <i>bà mẹ hớt gọi con </i>như thế nào ?
+ Thế nào là <i>thiếp đi </i>?


+ <i>Khẩn khoản </i>có nghĩa là gì ? Đặt câu với từ <i>khẩn khoản.</i>


+ Em hình dung cảnh bà mẹ nước <i>mắt tn rơi lã cha</i>õ như thế nào ?
- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS dọc một
đoạn.


<b>* Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.</b>
<b>* Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.</b>


<b>Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (8’<sub>)</sub></b>
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.


- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.


- Hãy kể lại vắn tắt chuyện xáy ra ở đoạn 1.



- Khi biết thần chết đã cướp đi đứa con của mình, bà mẹ quyết tâm
đi tìm con. Thần đêm tối đã chỉ đường cho bà. Trên đường đi, bà đã


- HS nghe giới thiệu


- Theo dõi GV đọc mẫu.


- Nối tiếp nhau đọc từng câu theo dãy bàn ngồi học.
Đọc lại những tiếng đọc sai theo hướng dẫn của GV.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV :
- Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các
dấu chấm, phẩy và khi đọc lời của các nhân vật :
+ <i>Khẩn klhoản </i> có nghĩa là cố nói để người khác đồng
ý với yêu cầu của mình.


+ Nước mắt bà mẹ rơi nhiều liên tục không dứt.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong
SGK.


- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng em đọc một đoạn trong
nhóm.


- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.


- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- Đọc thầm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

gặp những khó khăn gì ? Bà có vượt qua những khó khăn đó khơng
? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2, 3.



- Bà mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho mình?


- Bà mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho mình ?


- Sau những hi sinh lớn lao đó, bà mẹ được đưa đến nơi ở lạnh lẽo
của thần chết. Thần chết có thái độ như thế nào khi thấy bà mẹ ?
- Bà mẹ trả lời thần chết như thế nào ?


- Theo em, câu trả lời của bà mẹ “vì tơi là mẹ” có nghĩa là gì ?
- GV kết luận : cả 3 ý đều đúng. Bà mẹ là người rất dũng cảm, vì
dũng cảm nên bà đã thực hiện được những yêu cầu khó khăn của
bụi gai, của hồ nước. Bà mẹ cũng không hề sợ thần chết và sẵn sàng
đi đòi thần chết để đòi lại con. <i>Kết luận</i> : Câu chuyện ca ngợi tình
yêu thương vơ bờ bến của người mẹ dành cho con. Vì con, người
mẹ có thể làm tất cả.


<b>Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (5’<sub>)</sub></b>


- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 6 HS và yêu cầu
đọc lại bài theo vai trong nhóm của mình.


- Tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thi đọc trước lớp.
- Tuyên dương nhóm đọc tốt, có thể cho điểm HS.


- Bà mẹ chấp nhận u cầu của bụi gai. Bà ơm ghì bụi
gai vào lịng để sưởi ấm nó. Gai đâm vào da thịt bà,
máu nhỏ xuống từng giọt, bụi gai đâm chồi, nảy lộc và
nở hoa ngay giữa mùa đông buốt giá.


- Bà mẹ chấp nhận yêu cầu của hồ nước. Bà đã khóc,


nước mắt tn rơi lã chã cho đến khi nước mắt rơi
xuống và biến thành 2 hòn ngọc.


- Thần chết ngạc nhiên và hỏi bà mẹ : “Làm sao ngươi
có thể tìm đến tận nơi đây ?”


- Bà mẹ trả lời : “vì tơi là mẹ” và địi Thần Chết “hãy
trả con cho tơi!”


- “Vì tơi là mẹ” ý muốn nói người mẹ có thể làm tất cả
vì con của mình.


- HS thảo luận và trả lời.


- Mỗi HS trong nhóm nhận 1 trong các vai : người dẫn
chuyện, bà mẹ, Thần Đêm Tối, bụi gai, hồ nước, Thần
chết.


- Các nhóm thi đọc cả lớp theo dõi để tìm nhóm đọc
hay nhất.


<b>KỂ CHUYỆN</b>
<b>Hoạt động 4 : GV nêu nhiệm vụ (1’<sub>)</sub></b>


- Gọi 1 đến 2 HS đọc yêu cầu của bài.


<b>Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS kể chuyện (19’<sub>)</sub></b>


- Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 HS (có thể giữ nguyên
nhóm như phần <i>luyện đọc lại bài) </i>và yêu cầu HS thực hành kể theo


nhóm. GV theo dõi và giúp đỡ từng nhóm.


- Tổ chức thi kể chuyện theo vai.
- Nhận xét và cho điểm HS.


- Phân vai (người dẫn chuyện, bà mẹ, Thần Đêm Tối,
bụi gai, hồ nước, Thần Chết), dựng lại câu chuyện


<i>Người mẹ.</i>


- Thực hành dựng lại câu chuyện theo 6 vai trong
nhóm.


- 2 đến 3 nhóm thi kể trước lớp, cả lớp theo dõi và
binmhf chọn nhóm kể hay nhất.


<b>Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’<sub>)</sub></b>
- GV hỏi : Theo em, chi tiết bụi gai đâm chồi, nảy lộc, nở hoa ngay


giữa mùa đông buốt giá và chi tiết đôi mắt của bà mẹ biến thành 2
viên ngọc có ý nghĩa gì ?


- GV : Những chi tiết này cho ta thấy sự cao quý của đức hi sinh của
người mẹ.


- Tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người
thân nghe và chuẩn bị bài sau.


- HS tự do phát biểu ý kiến.



</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>ÔNG NGOẠI</b>


<b>I. MỤC TIÊU</b>


-Biết đọc đúng các kiểu câu; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
-Hiểu ND: Ơng hết lịng chăm sóc cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ơng- người thầy đầu tiên của cháu
trước ngưỡng cửa của trường tiểu học.(trả lời được các CH trong SGK).


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>


 Tranh minh hoạ bài tập đọc.


 Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1 . Ổn định tổ chức (1’<sub>)</sub></b>


<b>2 . Kiểm tra bài cũ (5’<sub>)</sub></b>


 Hai, ba hs đọc bài <i>Người mẹ</i> và trả lời các câu hỏi1, 2, 3 trong SGK.
 GV nhận xét, cho điểm.


<b>3 . Bài mới</b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Giới thiệu bài</b> (1<b>’<sub>)</sub></b>
- Ghi tên bài lên bảng.


<b>Hoạt động 1 : Luyện đọc (15’<sub>)</sub></b>


<i>a) Đọc mẫu</i>



- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng nhẹ
nhàng, tình cảm..


b) <i>Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ</i>


<b>* Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm</b>
từ khó, dễ lẫn


<b>* Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ</b>
khó.


-Hướng dẫn HS chia bài thành 4 đoạn như sau :
+ Đoạn 1 : Thành phố…hè phố<i>.</i>


+ Đoạn 2 : Năm nay … Ông cháu<i>Â</i>
<i>+</i>Đoạn 3 :Ông chậm rãi … thế nào.
+ Đoạn 4 : Phần còn lại.


- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, mỗi HS đọc
một đoạn của bài, theo dõi HS đọc và yêu cầu
HS đọc lại các câu mắc lỗi ngắt giọng.


- Giải nghĩa các từ khó.


- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc trước lớp,


- Nghe GV giới thiệu bài.


- Theo dõi GV đọc mẫu.



<b>* Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau</b>
đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
<b>* Đọc từng đoạn trong bài theo hướng</b>
dẫn của GV.


- Dùng bút chì gạch đánh dấu phân
cách giũa các đoạn của bài, nếu cần.


- 4 HS tiép nối nhau đọc từng đoạn
trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở
các dấu chấm, phẩy và khi đọc các
câu :


<i>- Trời xanh ngắt trên cao,/ xanh như</i>
<i>dịng sơng trong,/ trơi lặng lẽ/ giữa</i>
<i>những ngọn cây hè phố.//</i>


<i>- Tiếng trông trường buổi sáng trong</i>
<i>trẻo ấy/ là tiếng trống trường đầu</i>
<i>tiên,/ âm vang mãi trong đời đi học</i>
<i>của tôi sau này.//</i>


<i>- Trước ngưỡng cửa của trường tiểu</i>
<i>học,/ tơi đã may mắn có ơng ngoại //</i>
<i>thầy giáo đấu tiên của tôi.//</i>


- HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các
từ khó.



</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

mỗi HS đọc 1 đoạn.


<b>* Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.</b>
<b>* Yêu cầu 1 tổ đọc đồng thanh đoạn 3.</b>
<b>Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (6’<sub>)</sub></b>
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.


- Hỏi:Thành phố sắp vào thu có gì đẹp?


-Gọi 2 Hs đọc đoạn 2, trả lời :Ơng ngoại giúp
bạn nhỏ chuẩn bị đi học như thế nào?


-1 HS đọc đoạn 3 và trả lời :Tìm 1 hình ảnh
đẹp mà em thích trong đoạn ơng dẫn cháu đến
thăm trường ?


-1HS đọc câu cuối, trả lời : Vì sao bạn nhỏ gọi
ông là người thầy đầu tiên ?


 Kết luận : Câu chuyện kể vê tình cảm gắn
bó,sâu nặng giữa ơng và cháu. Ơng hết lịng
chăm lo cho cháu, cháu suốt đời biết ơn ông,
người thầy đầu tiên của cháu.


<b>Hoạt động 3 : Luyện đọc lại bài (5’<sub>)</sub></b>
- Gọi 1 HS đọc diễn cảm cả bài.


- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm
có 4 HS và yêu cầu đọc lại trong nhóm của


mình.


-Tổ chức cho các nhóm đọc thi trước lớpù.
- Tuyên dương nhóm đọc tốtNhận xét và cho
điểm HS.


Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’)


- Hỏi : Hãy kể lại 1 kỷ niệm đẹp với ông, bà
của con.


- Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà đọc lại
bài và chuẩn bị bài sau.


theo dõi bài trong SGK.


<b>* Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS</b>
đọc một đoạn trong nhóm.


- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong
SGK<i>.</i>


- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc
thầm theo.


- Không khí mát dịu mỗi sáng ;trời
xanh ngắt trên cao , xanh như dịng
sơng trong, trôi lặng lẽ giữa những
ngọn cây hề phố.



- HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu
hỏi :


-HS tự do phát biểu.


-Vì ơng dạy bạn những chữ cái đầu
tiên , ông là người đầu tiên dẫn bạn
đến trường học, nhấc bổng bạn trên
tay, cho bạn gõ thử vào chiếc trống
trường, nghe tiếng trống trường đầu
tiên


- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi


-Mỗi HS đọc 1 đoạn cho các bạn cùng
nhóm nghe.


- Mỗi HS đọc một đoạn cho các bạn
cùng nhóm nghe. Cả nhóm cùng rút
king nghiệm để đọc tốt hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Ngày tháng năm


<b>Tu</b>

<b>ần 5 : </b>

<b>NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM</b>


(2 tiết)


<b>I. MỤC TIÊU</b>
<b>A - Tập đọc</b>


- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.



- Hiểu ý nghĩa: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi; người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng
cảm.(trả lời được các CH trong SGK).


<b>B - Kể chuyện</b>


- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo theo tranh minh họa. ( HS khá, giỏi kể lại từng đoạn câu
chuyện).


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>


 Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể).
 Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
 Một thanh nứa tép, một số bông hoa mười giờ.


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>TẬP ĐỌC</b>
<b>1 . Ổn định tổ chức (1’<sub>)</sub></b>


<b>2 . Kiểm tra bài cũ (5’<sub>)</sub></b>


 Hai, ba HS đọc bài <i>Ông ngoại </i> và trả lời các câu hỏi1 và 2 trong SGK.
 GV nhận xét, cho điểm.


<b>3 . Bài mới</b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Giới thiệu bài (1’<sub>)</sub></b>



-Nghe giới thiệu
- Ghi tên bài lên bảng.


<b>Hoạt động 1 : Luyện đọc (31’<sub>)</sub></b>


<i>a) Đọc mẫu</i>


- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng hơi nhanh. - Theo dõi GV đọc mẫu.


<i>b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ</i>


- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó,


dễ lẫn. - Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từđầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó. - Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt
giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi
đọc lời của các nhân vật :


- Giải nghĩa các từ khó :


+ Cho học sinh xem một đoạn <i>nứa tép.</i> <i>+ Quan sát thanh nứa tép.</i>


+ Vẽ lên bảng hàng rào hình ô quả trám và giới
thiệu từ <i>ô quả trám.</i>


+ Quan sát hình minh hoạ để hiểu nghĩa
của từ.


+ <i>Hoa</i> <i>mười giờ</i> là loài hoa nhỏ, thường nở vào 10
giờ trưa. Hoa có nhiều màu như đỏ, hồng, vàng.


(Cho HS xem bơng hồ 10 giờ)


+ Quan sát bơng hoa và nghe giáo viên
giới thiệu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

nghiêm trọng hỏi." như thế nào ? nghiêm khắc.


+ Thế nào là <i>quả quyết</i> ? Em hãy đặt câu với từ này + <i>Quả quyết</i> nghĩa là dứt khốt, khơng do
dự.


- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi
HS đọc 1 đoạn.


<i>- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo</i>
<i>dõi bài trong SGK</i>


- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. - Mỗi nhóm 4 HS, từng em đọc 1 đoạn
trong nhóm.


- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. - 2 nhóm thi đọc tếp nối.
<b>Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (7’<sub>)</sub></b>


- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. - 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi SGK.
- Hỏi: các bạn nhỏ trong truyện chơi trị gì ? Ơû đâu ? - Các bạn nhỏ chơi trò đánh trận giả trong


vườn trường.


- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1. - Đọc thầm.


- Vì sao chú lính nhỏ lại quyết định chui qua lỗ hổng



dưới chân hàng rào ? - Vì chú sợ rằng làm hỏng hàng rào củavườn trường.
- Như vậy chú lính đã làm trái lệnh của viên tướng,


chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2 xem chuyện gì xảy ra
sau đó.


- 1 HS đọc đoạn 2 trước lớp, cả lớp đọc
thầm theo.


- Việc leo hàng rào của các bạn khác đã gây ra hậu
quả gì ?


- Hàng rào đã bị đổ, tướng sĩ ngã đè lên
luống hoa mười giờ, hàng rào đè lên chú
lính.


- Hãy đọc đoạn 3 và cho biết : "Thầy giáo mong chờ
điều gì ở HS trong lớp" ?


- Thầy giáo mong HS của mình dũng cảm
nhận lỗi.


- Ai là người lính dũng cảm trong truyện này ? Vì
sao ?


- Chú lính chui qua hàng rào là người lính
dũng cảm vì đã biết nhận lỗi và sửa lỗi.
- Em học được bài học gì từ chú lính nhỏ trong bài ? - Khi có lỗi cần dũng cảm nhận lỗi và sửa



lỗi.
<b>Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (6’<sub>)</sub></b>


- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS và yêu cầu luyện đọc
lại bài theo các vai : người dẫn chuyện, chú lính,
viên tướng, thầy giáo.


<b> - Nhận xét và tuyên dương nhóm đọc bài tốt. </b>


KỂ CHUYỆN


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 4 : Xác đinh yêu cầu (1’<sub>)</sub></b>


- Gọi 1 đến 2 HS đọc yêu cầu của bài. - Dựa vào các tranh sau kể lại câu chuyện


<i>Người lính dũng cảm.</i>


<b>Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS kể chuyện (19’<sub>) </sub></b>


- Gọi 4 HS kể nối tiếp trước lớp, mỗi HS kể 1 đoạn. - 4 HS kể.
- Tổ chức cho 2 nhóm thi kể chuyện. Nhóm 1 kể


đoạn 1, 2 - 2 nhóm kể, HS cả lớp theo dõi và nhậnxét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Nhận xét và cho điểm HS.


<b>Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò</b>
1, 2 HS trả lời.
- Tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện



</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Ngày tháng năm


<b>CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT</b>


I. MỤC TIÊU


- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, đọc đúng các kiểu câu; bước đầu biết đọc phân biệt lời người
dẫn chuyện với lời các nhân vật.


- Hiểu ND: Tầm quan trọng dấu chấm nĩi riêng và câu nĩi chung.(trả lời được các CH trong SGK).
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>


 Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có thể).
 Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Ổn định tổ chức(1’)</b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ</b> (4’)


 Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi 2, 3 của bài tập đọc <i>Người lính dũng cảm.</i>
 GV nhận xét và cho điểm.


<b>3. Dạy - học bài mới</b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b> Giới thiệu bài (1’)</b>Chúng ta cùng tìm hiểu bài


<i>Cuộc họp của chữ viết.</i>



<b>Hoạt động 1 : Luyện đọc (15’)</b>


<i>a) Đọc mẫu</i>


- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng hơi
nhanh. Chú ý lời các nhân vật :


+ Giọng người dẫn chuyện : vui vẻ, hóm hỉnh.
+ Giọng chữ A : rõ ràng, dõng dạc.


+ Giọng dấu chấm : lúc ngạc nhiên <i>(Thế nghóa</i>
<i>là gì nhỉ ?) ;</i> khi phàn nàn <i>(u thế nhỉ !)</i>.


<i>b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ</i>


<b>* Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ</b>
khó, dễ lẫn.


<b>* Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ</b>
khó.


- Hướng dẫn HS chia bài thành 4 đoạn :


+ Đoạn 1 : <i>Vừa tan học ... Đi đôi giày da trên</i>
<i>trán lấm tấm mồ hơi.</i>


+ Đoạn 2 : <i>Có tiếng xì xào ... Trên trán lấm tấm</i>
<i>mồ hôi.</i>


+ Đoạn 3 : <i>Tiếng cười rộ lên ... ẩu thế nhỉ.</i>



+ Đoạn 4 : Phần còn lại.


- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Cho cả lớp luyện đọc lời của chữ A


- HS nghe giới thiệu


- Theo dõi GV đọc mẫu.


<b>* Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc</b>
từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.


<b>* Đọc từng đoạn trong bài theo hướng</b>
dẫn của GV.


- Dùng bút chì đánh dấu phân chia các
đoạn văn theo hướng dẫn của GV.


- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài lượt 1.
Chú ý ngắt giọng dúng ở các dấu
chấm, phẩy và khi đọc lời của các
nhân vật :


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp,
mỗi HS đọc 1 đoạn.


<b>* Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.</b>
<b>* Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.</b>



<b>Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (7’)</b>
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.


- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1 và hỏi : các chữ
cái và dấu câu họp bàn về việc gì ?


- Yêu cầu HS đọc tiếp các đoạn còn lại và hỏi :
Cuộc họp đã đề ra cách gì để giúp bạn Hồng ?
- GV : Đây là một chuyện vui nhưng được viết
theo đúng trình tự của một cuộc họp thơng
thường trong cuộc số hằng ngày. Chúng ta cùng
tìm hiểu trình tự của một cuộc họp.


- Chia lớp thành 4 nhóm.


- Phát cho mỗi nhốm HS 1 tờ giấy khổ lớn, có
ghi sẵn trình tự cuộc họp như câu hỏi 3, SGK.
- Yêu cầu thảo luận để trả lời câu hỏi 3.


- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài (đọc lượt
2), cả lớp theo dõi bài trong SGK.


<i><b>*</b></i> Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng em
đọc 1 đoạn trong nhóm.


<i><b>*</b></i> 2 HS thi đọc tiếp nối.


- 1 HS, cả lớp cùng theo dõi trong
SGK.



- Các chữ cái và dấu câu họp để bàn
cách giúp đỡ bạn Hoàng , Hồng hồn
tồn khơng biết chấm câu nên đã viết
những câu rất buồn cười.


- Cuộc họp đề nghị anh Dấu Chấm mỗi
khi Hoàng định chấm câu thì nhắc
Hồng đọc lại câu văn một lần nữa.


- Chia nhóm theo yêu cầu.
- Nhận đồ dùng học tập.


- Thảo luận, sau đó 4 nhóm dán bài
của nhóm mình lên bảng. Cả lớp dọc
bài của từng nhóm và nhận xét.


<b>Hoạt động 3 : Luyện đọc lại bài(5’)</b>


- Yêu cầu HS đọc lại bài theo hình thức phân
vai.


- Tổ chức cho các nhóm thi đọc bài theo vai.
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học.


- Dặn dò HS ghi nhớ trình tự của một cuộc họp
thơng thường và chuẩn bị bài sau.


- Mỗi nhóm 4 HS đọc lại bài theo hình
thức phân vai : người dẫn chuyện, bác


chữ A, đám đông, Dấu Chấm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Ngày tháng năm


<b>Tu</b>

<b>ần 6 : </b>

<b>BÀI TẬP LÀM VĂN</b>


<i>(2 tiết)</i>


<b>I. MỤC TIÊU</b>
<b>A - Tập đọc</b>


- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật”tôi” và lời người mẹ.


- Hiểu ý nghĩa: Lời nói của HS phải đi đơi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn
nói.(trả lời được các CH trong SGK).


<b>B - Kể chuyện</b>


- Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa theo
tranh minh họa.


<b>II. ĐỒ DỤNG DẠY – HỌC</b>


 Tranh minh họa cácc đoạn truyện ( phóng to nếu có thể)
 Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
 Một chiếc khăn mùi soa.


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU</b>


<b>Tập đọc</b>
<b>1 . Ổn định tổ chức (1’<sub>)</sub></b>



<b>2 . Kiểm tra bài cũ (5’<sub>)</sub></b>


 3 HS đọc và trả lời câu hỏi về nôi dung bài tập đọc cuộc họp của chữ viết.
 GV nhận xét, cho điểm.


3 . Bài mới


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Giới thiệu bài</b>


- GV ghi tên bài trên bảng lớp. - Nghe GV giới thiệu bài
<b>Hoạt động 1 : Luyện đọc (30’<sub>)</sub></b>


<i>a. Đọc mẫu</i>


- GV đọc diễn cảm toàn bài một lựơt. Chú ý lời các nhân vật: - Theo dõi giáo viên đọc mẫu
+ Giọng nhân vật “tơi” : hồn nhiên, nhẹ nhàng.


+ Giọng mẹ : ấm ái, dịu dàng.


<i>b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải thích từ</i>


- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. - Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đế hết bài.
Đọc 2 vòng.


- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó - Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV.
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp (đọc 2 lượt) - Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp



Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy khi đọc câu
- Nhưng chẳng lẽ lại nộp một bài văn ngắn ngủi như thế
thế này? Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết.//


<i>- Cô – li – a này. Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần áo</i>
<i>lót đi nhé.//</i>


- Giải thích các từ khó


- Cho HS xem khăn mùi soa, hỏi:


+ Đây là loại khăn gì? + Loại khăn nhỏ, mỏng dùng lau tay, lau mặt.
+ Thế nào là viết lia lịa? + Là viết rất nhanh và liên tục


+ Thế nào là ngắn ngủn, hay đặt câu với từ này? + Ngắn ngủn là rất ngắn và có ý chê. Đặt câu : Mẫu bút
chì ngắn ngủn.


- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn. - 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong
SGK.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

nhoùm.


- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. - 2 nhóm thì đọc tiếp nối


- Yêu cầu HS các tổ tiếp nối nhau đọc đồng thanh bài tập đọc. - Mỗi tổ đọc đồng thanh một đoạn, 4 tổ đọc tiếp nối từ
đầu đến hết bài.


<b>Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (8’<sub>)</sub></b>


- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. - 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi SGK.



- Cô giáo ra cho lớp đề văn như thế nào? - Cô giáo giao đề văn là : em đã làm gì để giúp đỡ mẹ ?
- Vì sao Cơ - li - a thấy khó viết bài tập làm văn ? - HS thảo luận theo cặp và trả lời : Vì ở nhà mẹ thường


làm mọi việc cho Cô - li - a . Đôi khi Cô - li - a chỉ làm
một số việc vặt.


- Thấy các bạn viết nhiều, Cơ - li - a đã làm cách gì để bài viết dài ra? - Cô - li - a đã cố nhớ lại những việc


mà thỉnh thoảng mình đã làm và viết cả những việc
mình chưa làm. Cơ - li - a cịn viết rằng “ em muốn giúp
mẹ nhiều việc hơn để mẹ đỡ vất vả”


- Yêu cầu HS đọc đoạn 4 và thảo luận để trả lời câu hỏi 4, SGK - HS thảo luận theo cặp, sau đó đại diện HS trả lời.
a. Khi mẹ bảo Cô - li - a giặt quần áo, lúc đầu em rất
ngạc nhiên vì bạn chưa bao giờ phải giặt quần áo, mẹ
luôn làm giúp bạn và đây là lần đầu tiên mẹ bảo bạn giặt
quần áo.


b. Cô - li - a vui vẽ nhận lời mẹ vì bạn nhớ ra đó là việc
mà bạn đã viết trong bài tập làm văn của mình.


- GV chốt lại : Điều cần làm ở Cô - li - a là biết nhận vì lời nói phải đi
đôi với việc làm.


<b>Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (5’<sub>) </sub></b>


- GV hoặc HS đọc tốt đọc mẫu đoạn 3,4 của bài - Theo dõi bài đọc mẫu.
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối trong nhóm.



- Tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thi đọc bài tiếp nối.
- Tuyên dương nhóm học tốt.


- 4 HS tạo thành 1 nhóm, mỗi HS đọc 1 đoạn trong bài.


<b>KỂ CHUYỆN </b>
<b>Hoạt động 4 : Xác định yêu cầu (1’<sub>)</sub></b>


- Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện, trang 47, SGK. - 2 HS đọc trước lớp. Cả lớp theo dõi và đọc thầm.
- Hướng dẫn :


+ Sau khi sắp xếp tranh theo đúng trình tự nội dung câu chuyện, các
em chọn kễ một đoạn bằng lời của mình, tức là chuyển lời của Cơ li
-a trong truyện th-ành lời củ-a em.


<b>Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS kể chuyện (19’<sub>)</sub></b>
<b>Kể trước lớp</b>


- Gọi 4 HS khá kể chuyện trứơc lớp, mỗi HS kể một đọan truyện. - 4 HS kể, sau mỗi lần cho bạn kể, cả lớp theo dõi và
nhận xét.


<b>Keå theo nhóm.</b>


- Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 HS, yêu cầu HS chọn


một đoạn truyện và kể cho các bạn trong lớp cùng nghe. - Lần lượt từng HS kể trong nhóm của mình, các bạntrong cùng nhóm của mình, các bạn trong cùng nhóm
theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.


<b>Kể trước lớp</b>



- Tổ chức cho HS thi kể chuyện - 3 đến 4 HS thi kể một đoạn trong chuyện.
- Tuyên dương HS kể tốt - Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện đúng, hay nhất.


Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’)
- Em đã làm giúp bố mẹ những việc gì ? - 3 đến 4 HS trả lời.
- Nhận xét tiết học và dặn dò HS chuẩn bị bài sau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC</b>


<b>I. MỤC TIÊU </b>


- Bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.


- Hiểu ý nghĩa: Những kỉ niệm đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu đi học.(trả lời được các
CH trong SGK).


- ( HS khá, giỏi thuộc một đoạn văn em thích).
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC </b>


 Tranh minh họạ các đoạn truyện ( phóng to, nếu có thể)
 Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc
 Một chiếc khăn mùi soa


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. Kiểm tra bài cũ (4’)</b>


 3 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Bài tập làm văn
2. Dạy - học bài mới


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>



<b>Giới thiệu bài (1’)</b> - Nghe GV giới thiệu bài


<b>Hoạt động 1 : Luyện đọc (16’<sub>)</sub></b>


Tiến hành theo quy trình hướng dẫn luyện đọc đã giới thiệu ở bài tập
đọc <i>Cậu bé thông minh</i>, tuần 1


<i>a) Đọc mẫu </i>


- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng chậm rãi, tình cảm, nhẹ
nhàng


- Theo dõi GV đọc mẫu


<i>b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ </i>


- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn - Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết
bài. Đọc 2 vòng


- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó : - Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV
- Hướng dẫn HS chia bài thành 3 đoạn như sau : - Dùng bút chì đánh dấu phân chia các đoạn trong bài
+ Đọan 1 : <i>Hằng năm ... giữa bầu trời quang đãng </i>


+ Đoạn 2 : <i>Buổi mai h6m ấy ... hôm nay tôi đi học </i>


+ Đoạn 3 : <i>Cũng như tôi ... để khỏi rụt rè trong cảnh lạ </i>


- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp ( Đọc 2 lượt) - 3 HS lần lượt đọc bài, mỗi HS đọc 1 đoạn trước lớp.
Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi
đọc câu.



- <i>Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy</i>
<i>nảy nở trong lịng tơi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười</i>
<i>giữa bầu trời quang đãng.</i>


<i>- Buổi mai hơm ấy! Một buổi mai đầy sương thu và gió</i>
<i>lạnh! Mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi! Dẫn đi trên con đường</i>
<i>làng dài và hẹp</i>


- Giải nghĩa các từ khó :
+ Em hiểu thế nào là nao nức?
Đặt câu với từ này.


+ Nao nức là hăm hở, phấn khởi.


Đặt câu : Cứ mỗi độ thu về, chúng em nao nức đón
ngày tựu trường .


+ Mơn man có nghĩa là gì? Đặt câu với từ này + Mơn man có nghĩa là nhẹ và dễ chịu. Gió thổi mơn
man


- Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

sợ; thèm và ao ước được những học trò cũ quen thầy,
quen bạn để khỏi bỡ ngỡ.


<b>Hoạt động 3 : Học thuộc lòng đoạn văn em thích (5’<sub>)</sub></b>


- Y/cầu HS khá đọc diễn cảm toàn bài một lượt - 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi
- GV : Em thích đọan văn nào?



Vì sao ? Hãy đọc đọan văn đó - HS trả lời theo suy nghĩ của từng em
- u cầu HS học thuộc lịng đọan văn mà mình thích - Tự học thuộc lịng


- Gọi một số HS đọc thuộc lịng đoạn văn mình thích - Cả lớp theo dõi và nhận xét
- Tuyên dương các HS đọc thuộc lòng và biết đọc diễn cảm


<b>Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dị (3’) </b>


- Hãy tìm những câu văn có sử dụng so sánh trong bài
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>Tu</b>

<b>ần 7 : </b>

<b>TRẬN BĨNG DƯỚI LỊNG ĐƯỜNG</b>


<i>(2 Tiết)</i>


<b>I. MỤC TIÊU </b>
<b>A - Tập đọc</b>


- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.


- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Không được chơi bóng dưới lịng đường và dễ gây tai nạn. Phải biết
tôn Luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng.(trả lời được các CH trong SGK).
<b>B - Kể chuyện</b>


- Kể lại được một đoạn của câu chuyện.( HS khá, giỏi kể lại từng đoạn câu chuyện).
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC </b>


 Thanh minh họa các đoạn truyện (phóng to, nếu có thể)
 Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc
 Một bức tranh vẽ (hoặc ảnh chụp HS cắt tóc húi cua


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU </b>


<i><b>TẬP ĐỌC</b></i>


<b>1 . Ổn định tổ chức (1’<sub>)</sub></b>
<b>2 . Kiểm tra bài cũ (5’<sub>)</sub></b>


 Hai, ba hs đọc bài <i>Nhớ lại buổi đầu đi học</i> và trả lời các câu hỏi1 và 2 trong SGK.
 GV nhận xét, cho điểm.


<b>3 . Bài mới</b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Giới thiệu bài (1’<sub>)</sub></b>


<b>Hoạt động 1 : Luyện đọc (31’<sub>) </sub></b>


<i>a) Đọc mẫu </i>


- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng hơi nhanh.
Chú ý thể hiện diễn biến nội dung câu chuyên


- Theo dõi GV đọc mẫu
+ Đoạn 1, 2 : miêu tả trận đấu bóng, giọng dồn dập,


nhanh


+ Đoạn 3 : miêu tả hậu quả của trò chơi khọng đúng
chỗ, giọng chậm



b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.


- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó,


dễ lẫn. - Mỗi HS đọc 1 lần, tiếp nối nhau đọc từđầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó: - Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn


cuûa GV:


- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp. (Đọc 2 lượt) - Mỗi HS đọc 1 đoạn trước lớp. Chú ý
ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và
khi đọc câu:


<i>Bỗng/ cậu thấy cái lưng cịng của ơng cụ</i>
<i>giống lưng ơng nội đến thế. // Cậu bé vừa</i>
<i>chạy theo chiếc xích lơng, / vừa mếu máo: // </i>
<i>- Ông ơi … // cụ ơi …!// Cháu xin lỗi cụ. //</i>


- Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ


khó. - Thực hiện yêu cầu của GV.


- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

một đoạn trong nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. - 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
- Yêu cầu HS các tổ tiếp nối nhau đọc đồng thanh bài


tập đọc.



- Mỗi tổ đọc đồng thanh một đoạn, 3 tổ
đọc từ đầu đến hết bài.


<b>Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (7’<sub>) </sub></b>


- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. - 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi SGK.
- Các bạn nhỏ đang chơi bóng ở đâu? - Các bạn nhỏ chơi bóng dưới lịng đường.
- Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu ? - Vì bạn Long mải đá bóng suýt nữa tông


phải xem máy. May mà bác đi xe dừng lại
kịp. Bác nổi nóng khiến cả bọn chạy tán
loạn.


- 1 HS đọc đoạn 2 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.


- Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn ? - Quang sút bóng chệch lên vỉa hè, quả
bóng đập và đầu một cụ già đang đi
đường làm cụ lảo đảo, ôm lấy đầu và
khuỵn xuống. Một bác đứng tuổi đã cụ già
dậy, quát lũ trẻ, chúng hoảng sợ bỏ chạy
hết.


- Khi gây ra tai nạn, bọn trẻ chạy hết, chỉ có Quang
cịn nán lại. Hãy đọc đoạn 3 của truyện và tìm những
chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do
mình gây ra.


- 1 HS đọc bài trước lớp, cả lớp đọc thầm.
HS suy nghĩ và trả lời:



Quang nấp sau một gốc cây và lén nhìn
sang. Cậu sợ tái cả người. Nhìn cái lưng
cịng của ông cụ cậu thấy nó sao mà
giống cái lưng của ông nội đến thế. Cậu
vừa chạy theo chiếc xích lơ vừa mếu máo
xin lỗi ơng cụ.


- Câu chuyện muốn nói với em điều gì. - HS phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của
từng em: Không được đá bóng dưới lịng
đường./ Lịng đường khơng phải là chổ để
các em đá bóng./ Đá bóng dười lịng
đường rất nguy hiểm vì dễ gây tai nạn chi
minh và người khác./ …


 <i>Kết luận : </i>Câu chuyện nhắc các em phải thực
hiện đúng luật giao thông


<b>Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (5’<sub>) </sub></b>


- GV hoặc HS đọc tốt đọc mẫu đoạn 1 hoặc đoạn 3
của bài.


- Theo dõi bài đọc mẫu.


- Yêu cầu HS đọc tiếp nối trong nhóm. - 3 HS tạo thành 1 nhóm, mỗi em đọc 1
đoạn trong bài


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<b>KỂ CHUYỆN</b>



<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Hoạt động 5 : Xác đinh yêu cầu (2’<sub>)</sub></b>


- Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện, trang 55,


SGK. - Kể lại một đoạn của câu chuyện <i>bóng dưới lịng đường </i>theo lời một nhận <i>Trận </i>
vật.


- Trong truyện có những nhân vật nào? - Các nhận vật của truyện là: Quang, Vũ,
Long, bác đi xem máy, bác đứng tuổi , cụ
già, bác đạp xích lơ.


- Đoạn 1 có những nhân vật nào tham gia câu chuyện


? - Đoạn 1 có 3 nhận vật là Quang, Vũ,Long và bác đi xe máy.


- Vậy nếu chọn kể đoạn 1, em sẽ đóng vai một trong
3 nhân vật trên để kể.


- GV hỏi tương tự với đoạn 2 và đoạn 3 để HS xác
định được nhận vật mà mình sẽ đóng vai để kể.


- Đoạn 2 có 5 nhận vật là Quang, Vũ,
Long, bác đứng tuổi và cụ già.


- Đoạn 3 có 4 nhận vật là Quang, cụ già,
bác đứng tuổi, bác đạp xích lơ.


- Khi đóng vai nhân vật trong truyện kể, em phải chú


ý điều gì trong cách xưng hơ ?


- Phải chọn xưng hơ là <i>tơi </i>(hoặc <i>mình, em</i>)
và giữ cách xưng hơ ấy từ đầu đến cuối
câu chuyện, không được thay đổi.


<b>Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS kể chuyện (19’<sub>)</sub></b>
<b>Kể mẫu. </b>


- Gọi 3 HS khá kể chuyện trước lớp, mỗi HS kể một


đoạn truyện. - 3 HS kể, sau mỗi lần có bạn kể, cả lớptheo dõi và nhận xét.
<b>Kể theo nhóm </b>


- Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 2 HS, yêu
cầu mỗi em chọn một đoạn truyện và kể cho các bạn
trong nhóm cùng nghe.


- Lần lượt từng HS kể trong nhóm của
mình, các bạn trong cùng nhóm theo dõi
và chỉnh sữa lỗi cho nhau.


<b>Kể trước lớp</b>


- Tổ chức cho HS thi kể chuyện. - 2 đến 3 HS thi kể 1 đoạn trong truyện.


- Tuyên dương HS kể tốt. - Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện đúng,


hay nhất.
<b>Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’)</b>


- Hỏi : Khi đọc câu chuyện này, có bạn nói Quang


thật là hư. Em có đồng tình với ý kiến của bạn đó
khơng ? Vì sao ?


- HS phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của
từng em.


- GV hướng dẫn để HS nhận thấy rằng Quang và các
bạn có lỗi là đá bóng dưới lòng đường và làm cụ già
bị thương nhưng em đã biết ân hận. Quang là cậu bé
giàu tình cảm, khi nhìn cái lưng của ơng cụ, em nghĩ
đến cái lưng của ơng nội mình và mếu máo xin lỗi
ơng cụ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<b>Ví dụ về kể chuyện : </b>


<b>+ Đoạn 1: Kể theo lời của Long</b>


Đó là trận bóng cuối cùng dưới lịng đường của tơi và các bạn. Lúc đầu, trận bóng diễn ra thật gay
cấn. Tơi, Vũ, Quang cùng một đội. Quang cướp được bóng, chuyền cho Vũ. Lúc ấy, tôi đang ở bên
cách trái và hầu như trống các cầu thủ đối phương. Vũ chuyền bóng cho tơi, chỉ đợi có vậy, tơi dốc
nhanh bóng về phía khung thành đối phương. Bỗng “<i>kít .. ít</i>” tơi ngẩng đầu lên đã thấy mình đứng
trước đầu một chiếc xe máy. Bác lái xe nổi nóng quát lớn cả bọn chúng tôi bỏ chạy tán loạn.


<b>+ Đoạn 2 : Kể theo lời của Quang</b>


Chỉ được một lát sau, chúng tơi đã hết sợ. Trận đấu bóng lại tiếp tục. Khi ấy chỉ còn cách khung
thành năm mét, tơi quyết định chơi bóng bổng. Tơi co chân, sút rất mạnh. Quả bóng vút lên nhưng lại
đi chệch lên vỉa hè và đập vào đầu một cụ già. Cụ lảo đảo ôm lấy đầu và ngã khuỵn xuống. Một bác


đứng tuổi ở gần đấy vội đỡ cụ dậy. Bác quát to làm chúng tôi hoảng sợ bỏ chạy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<b>BẬN</b>


<b>I. MỤC TIÊU </b>


- Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng vui vẻ, sôi nổi.


- Hiểu ND: Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích, đem niềm vui
nhỏ góp vào cuộc đời.(trả lời được các CH trong SGK thuộc được một số câu trong bài).


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


 Tranh minh họa bài tập đọc.


 Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU </b>


<b>1. Kiểm tra bài cũ</b> (4’)


 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Trận bĩng dưới lịng đường
 <b>2. Dạy - học bài mới</b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Giới thiệu bài (1’)</b> - Nghe giới thiệu bài


<b>Hoạt động 1 : Luyện đọc (15’<sub>)</sub></b>


<i>a) Đọc mẫu </i>



- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng vui
tươi, khẩn trương


- Theo dõi Gv đọc mẫu


<i>b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ </i>


- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ
khó, dể lẫn


- Mỗi HS đọc 2 câu, tiếp nối nhau
đọc từ đầu đến hết bài .Đọc 2 vòng .
- H/ dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó :


- Hướng dẫn HS đọc từng khổ thơ trứơc lớp


(Đọc 2 lượt) - Đọc từng đoạn trong bài theo hướngdẫn của GV


Mỗi Hs đọc một khổ thơ trước lớp.
Chú ý ngắt giọng đúng :


+ Từ đầu … bận ngủ, bận chơi: nhịp
2/2


+ Hai câu nhịp 1/3
+ Bận / tập khóc cười
+ Bận / nhìn ánh sáng .//


+ Khổ thơ cuối nghỉ ở cuối mỗi dịnh
- Giải nghĩa các từ khó :



+ Cho HS xem tranh ảnh về sông Hồng và giới
thiệu : Đây là con sông lớn nhất miền bắc nước
ta, sơng chảy qua Hà Nội. Nước sơng có nhiều
phù sa nên có màu đỏ vì thế gọi là sơng Hồng.


+ Y/cầu HS đọc chú giải từ <i>vào màu, đánh thù </i> - Đọc chú giải trong SGK
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp


vòng 2, mỗi HS đọc một đoạn - 3 HS nối tiếp nhau đọc bài, vả lớptheo dõi trong SGK.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm - Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS


đọc một đoạn trong nhóm


<i>- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm </i> <i>- 3 nhóm thi đọc tiếp nối</i>


- Yêu cầu học sinh các tổ tiếp nối nhau đọc
đồng thanh bì thơ


- Mỗi tổ đọc đồng thanh một đoạn, 3
tổ đọc từ đầu đến hết bài


<b>Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (6’<sub>) </sub></b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

SGK
- Mọi ngưòi mọi vật xung quanh em bé đều bận


những việc gì? - HS tiếp nối nhau trả lời, mỗi HS chỉcần nêu 1 ý : Trời thu bận xanh,
Sông Hồng bận chảy ; xẻ bận chạy;
lịch bận tính ngày …



- Bé bận những việc gì ? - Bé bận ngủ, bạn bú, bận chơi,bận
tập khóc cười, bận nhìn ánh sáng
- Vì sao mọingưịi ,mọi vật đều bận và vui ? - HS tự do phát biểu ý kiến :


+ Vì mọi người bận làm những cơng
việc có ích cho cuộc sống nên mang
lại niềm vui.


+ Vì khi được làm việc tốt cho mọi
người đều thấy vui


+ Vì bận làm việc, làm cho mọi
người vui vẽ…..


 <i>Kết luận :</i>


Bài thơ cho ta thấy mọi người, mọi vật đều bạ
rộn để làm những cơng việc có ích cho đời,
đem những niềm vui nhỏ góp vào niềm vui
chung của cuộc sống


<b>Hoạt động 3 : Học thuộc lòng bài thơ (6’<sub>)</sub></b>
- Yêu cầu hs học thuộc lòng bài thơ


-Tổ chức thi viết lại bài thơ.: - Thi viết lại bài thơ
+ Gv treo bảng phụ có viết sẵn các câu trong


bài thơ, mỗi câu chỉ có hai chữ đầu tiên



+ Chia lớp thành 2 đội, yêu cầu các đội thi viết
những phần còn thiếu cả bài thơ theo hình thức
tiếp nối, mỗi học sinh chỉ viết phần thiếu của
một bài thơ


+ Đội xong trước, viết đúng hơn là đội thắng
cuộc


- Tổ chức cho một số hs thi đọc thuộc lòng một
đoạn bất kỳ trong bài thơ


- Tuyên dương các học sinh học thuộc lòng tốt
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’)


- Hỏi: em đã làm được những gì để góp vào
niềm vui chung của cuộc sống ?


- 2 đến 3 học sinh trả lời
- Nhận xét tiết học. Dặn dò học sinh học thuộc


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

Ngày tháng năm


<b>Tu</b>

<b>ần 8 : </b>

<b>CAÙC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ</b>


<i>(2 Tiết)</i>


<b>I. MỤC TIÊU </b>
<b>A - Tập đọc</b>


- Bước đầu biết đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Mọi ngườu trong cộng đồng phải quan tâm lẫn nhau.(trả lời được các CH 1,2,3,4).


<b>B - Kể chuyện</b>


- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.( HS khá, giỏi kể được từng đoạn hoặc cả câu chuyện theo lời
một bạn nhỏ).


<b>II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :</b>


 Tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa
 Tranh hoặc ảnh một đàn sếu (hoặc con sếu).


 Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
<b>III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :</b>


<b>TẬP ĐỌC</b>
<b>1 . Ổn định tổ chức (1’<sub>)</sub></b>


<b>2 . Kiểm tra bài cũ (5’<sub>)</sub></b>


 Hai, ba HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài <i>Bận </i>.
 GV nhận xét, cho điểm.


<b>3 . Bài mới</b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


Giới thiệu bài -Nghe GV giới thiệu


<b>Hoạt động 1 : Luyện đọc (30’<sub>)</sub></b>
a.Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài



b.Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải
nghĩa từ


-Đọc từng câu HS nối tiếp nhau đọc.


-Đọc từng đoạn trước lớp sinh nối tiếp nhau đọc 5 đọan trong bài
Gv theo theo dõi nhắc nhở các em nghỉ hơi


đúng, đọc đúng giọng câu kể , câu hỏi.
-Gv giải thích từ khó


-Đọc từng đọan trong nhóm


-5 nhóm học sinh nối tiếp nhau đọc 5 đọan
<b>Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài </b>
-HS đọc thầm đọan 1, 2 trả lời


+Caùc bạn nhỏ đi đâu ? +Đi về nhà sau 1 cuộc dạo chơi


+Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ
phải dừng lại ?


+Các bạn gặp 1 cụ già đang ngồi ven đường, vẻ
mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu.


+Các bạn quan tâm đến ông cụ như thê nào ? +Các bạn băn khoăn và trao đổi với nhau. Có
bạn đốn cụ bị ốm, có bạn đốn cụ bị mất cái gì
đó. Cuối cùng cả tốp đến tận nơi hỏi thăm ông
cụ.



+Vì sao các bạn quan tâm đến ơng cụ như vậy ? +Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan nhân hậu.
Các bạn muốn giúp đỡ ông cụ.


-Học sinh đọc thầm đoạn 3,4 trả lời :
+Ông cụ gặp chuyện gì buồn?


+Cụ bà bị ốm nặng nằm trong bệnh viện rất
khó qua khỏi.


+Vì sao trị chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

-HS đọc thầm đoạn 5 trao đổi nhóm để đặt tên
khác cho truyện .


HS trao đổi tìm tên khác cho truyện
-Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? Gọi học sinh phát biểu


<b>Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (5’<sub>) </sub></b>


-Tổ chức cho hocï sinh thi đọc lại -4 HS nối tiếp nhau thi đọc các đọan 2,3,4,5
-1 tốp học sinh (6 em) thi đọc truyện theo vai.
<b>KỂ CHUYỆN</b>


<b>Hoạt động 4 : GV nêu nhiệm vụ (1’<sub>)</sub></b>


Vừa rồi các em đã thi đọc truyện “Các em nhỏ
và cụ già” theo cách phân vai, trong đó có 4 em
đóng vai 4 bạn nhỏ trong câu chuyện. Sang
phần kể chuyện các em sẽ thực hiện 1 nhiệm
vụ mới : tưởng tượng mình là 1 bạn nhỏ trong


chuyện và kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời
của bạn.


<b>Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS kể chuyện ( </b>
-GV chọn một HS kể mẫu 1 đọan của chuyện.
Trước khi kể cần nói rõ em chọn đóng vai nào?


-Yêu cầu học sinh tập kể. -Từng cặp HS tập kể theo lời nhân vật.
-1 vài HS thi kể trước lớp


-1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn người


kể hay nhất.


<b>Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’) </b>


<i>Hỏi</i> : các em đã bao giờ làm việc gì để thể hiện
sự quan tâm đến người khác , sẵn lòng giúp đỡ
người khác như các bạn nhỏ trong chuyện chưa?
-Về nhà tiếp tục kể chuyện kể lại cho bạn bè
và người thân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

Ngày tháng năm


<b>TIEÁNG RU</b>


I. MỤC TIÊU :


- Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, ngắt nhịp hợp lí.



- Hiểu ý nghĩa: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.(trả lời
được các CH trong SGK; thuộc 2 khổ thơ trong bài).


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :</b>
 Tranh minh họa bài thơ


 Tranh minh họa đất phù sa bồi ven sông.
<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :</b>


<b>1 . Ổn định tổ chức (1’<sub>)</sub></b>
<b>2 . Kiểm tra bài cũ (5’<sub>)</sub></b>


 Hai, ba hs đọc bài <i>Các em nhỏ và cụ già </i> và trả lời các câu hỏi1 và 4 trong SGK.
 GV nhận xét, cho điểm.


3 . Bài mới


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>Giới thiệu bài (1’<sub>)</sub></b>


<b>Hoạt động 1 : Luyện đọc (15’<sub>)</sub></b>


a.Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ - Nghe GV đọc bài.
Đọc với giọng tha thiết tình cảm.


b.GV Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải
nghĩa từ


-Đọc từng câu thơ - Mỗi HS nối tiếp nhau đọc 1 câu thơ



-Đọc từng khổ thơ trước lớp - Học sinh nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ


GV theo theo dõi uốn nắn HS đọc đúng HS tìm hiểu nghĩa các từ mới: đồng chí , nhân
gian, bồi được, chú giải sau bài.


-Đọc từng khổ thơ trong nhóm


<b>Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (7’<sub>)</sub></b>
GV phát câu hỏi cho học sinh trao đổi nhóm.
Câu hỏi :


HS trao đổi nhóm rồi phát biểu ý kiến trước lớp.
+Con cá, con ong, con chim yêu những gì ?Vì sao? +Con ong yêu hoa vì hoa có mật ngọt giúp ong


làm mật. Con cá u nước vì có nước cá mới bơi
lội được , mới sống được, khơng có nước cá sẽ
chết. Con chim u trời vì có bầu trời cao rộng
chim mới thả sức tung cánh hót ca bay lượn.
+Hãy nêu các hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ


thơ ? +Gọi HS trả lời khuyến khích các em diễn đạt mỗi câu thơ theo nhiều cách.
+Vì sao núi khơng chê đất thấp, biển không chê sông


nhỏ. Núi không chê đất thấp vì núi nhờ có đất bồi màcao lên. Biển khơng chê sơng nhỏ vì biển nhờ có
nước của mn dịng sơng mà đầy.


+Câu lục bát nào trong khổ thơ nói lên ý chính của
bài thơ?



+Con người muốn sống con ơi


Phải yêu đồng chí yêu người anh em.
 Kết luận : Bài thơ khuyên con người sống giữa


cộng đồng phải yêu thương anh em ,bạn bè, đồng chí
<b>Hoạt động 3 : Học thuộc lịng bài thơ (5’<sub>)</sub></b>


GV đọc diễn cảm bài thơ


Hướng dẫn HS đọc khổ 1 (giọng thiết tha, tình cảm,


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

Con ong làm mật /yêu hoa/


Con cá bơi/u nước //con chim ca/ yêu trời
Con người muốn sống/con ơi/


Phải yêu đồng chí/u người anh em //


-Hướn dẫn đọc thuộc lịng tại lớp từng khổ thơ, cả bài


thơ HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.


<b>Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’)</b>
-Mỗi học sinh nhắc điều bài thơ muốn nói
-Về nhà tiếp tục học thuộc bài thơ


-GV nhận xét tiết học


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<b>TUẦN 10 : GIỌNG QUÊ HƯƠNG</b>



(<i>2 tiết)</i>


<b>I. MỤC TIÊU </b>
<b>A - Tập đọc</b>


- Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu
chuyện.


- Hiểu ý nghĩa: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người
thân qua giọng nói quê hương thân quen.(trả lời được các CH 1,2,3,4).(HS khá giỏi trả lời được CH5).
<b>B - Kể chuyện</b>


- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.( HS khá, giỏi kể được cả câu chuyện).
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>


 Tranh minh hoạ bài tập đọc .


 Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
 Tranh minh hoạ nội dung từng đoạn truyện.


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1 . Ổn định tổ chức (1’<sub>)</sub></b>


2 . Bài mới


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>* Giới thiệu bài ( 1 phút )</b>
<b>Hoạt động 1 : Luyện đọc (30’<sub>)</sub></b>



<i>a) Đọc mẫu</i>


- GV đọc mẫu tồn bài một lượt với giọng thong thả,
nhẹ nhàng, tình cảm.


<i>b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ</i>


<b>* Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ</b>
lẫn.


<b>* Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.</b>
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp.


- Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ
khó.


<b>* Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.</b>
<b>* Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.</b>


<b>Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (8’<sub>)</sub></b>
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.


- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1.


- Thuyên và Đồng vào quán gần đường làm gì ?
- Thuyên và Đồng cùng ăn trong qn với những ai ?
- Khơng khí trong qn ăn có gì đặc biệt ?


- Nghe GV giới thiệu bài.



- Theo dõi GV đọc mẫu.


<b>* Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu</b>
đến hết bài. Đọc 2 vòng.


<b>* Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn</b>
của GV.


- Mỗi HS đọc 1 đoạn trước lớp. Chú ý ngắt
giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và thể
hiện tình cảm khi đọc các lời thoại.


- <i>Xin lỗi.// Tôi quả thật chưa nhớ ra/ anh</i>
<i>là...// </i>(giọng ngạc nhiên hơi kéo dài ở cuối
câu)


<i>- Dạ, không !// Bây giờ tôi mới được biết hai</i>
<i>anh.// Tôi muốn làm quen...// </i>(giọng nhẹ
nhàng, tha thiết)


- Thực hiện yêu cầu của GV.


<b>* Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc từng</b>
đoạn trong nhóm.


<b>* 3 nhóm thi đọc tiếp nối.</b>


- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc trước lớp.



- Thuyên và Đồng vào quán để hỏi đường và
để ăn cho đỡ đói.


- Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với ba
thanh niên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

- Vì lạc đường và đóùi nên Thuyên và Đồng đã vào quán
ăn. Trong quán có 3 thanh niên đang ăn cơm rất vui vẻ.
Chuyện gì đãõ xảy ra trong quán ăn ven đường đó ?
Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2.


- Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên ?


- Lúc đó Thun bối rối vì điều gì ?


- Anh thanh niên trả lời Thuyên và Đồng như thế nào ?
- Vì sao anh thanh niên lại muốn làm quen với Thuyên
và Đồng ? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn cuối bài để biết
được điều đó.


- Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng ?


- Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các
nhân vật đối với quê hương ?


- Qua câu chuyện em nghĩ gì về giọng quê hương ?
 <i>Kết luận : </i>Câu chuyện cho ta thấy tình cảm gắn bó,
thân thiết của các nhân vật trong câu chuyện với quê
hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân
thuộc.



<b>Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (5’<sub>)</sub></b>
- GV (hoặc HS đọc tốt) đọc mẫu bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo vai.


- Tổ chức cho HS thi đọc.
- Tuyên dương nhóm đọc tốt.


thường.


- 1 HS đọc đoạn 2 trước lớp, cả lớp đọc thầm
theo.


- Lúc hai người đang lúng túng vì khơng
mang theo tiền thì một trong ba thanh niên
cùng quán ăn với họ đến gần xin được trả
tiền giúp hai người.


- Thuyên bối rối vì khơng nhớ được người
thanh niên này là ai.


- Anh thanh niên nói bây giờ anh mới được
biết Thuyên và Đồng, anh muốn làm quen
với hai người.


- 1 HS đọc đoạn 3 trước lớp, cả lớp đọc thầm
theo.


- Vì Thun và Đồng có giọng nói gợi cho
anh thanh niên nhớ đến giọng nói của người


mẹ yêu quý của anh. Quê bà ở miền Trung
và bà đã qua đời hơn tám năm nay.


- Người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, đơi mơi
mím chặt lộ vẻ đau thương. Cịn Thun và
Đồng bùi ngùi nhớ đến quê hương, yên lặng
nhìn nhau, mắt rớn lệ.


- HS thảo luận cặp đôi và trả lời :


- Theo dõi bài đọc mẫu.


- 3 HS tạo thành một nhóm và luyện đọc bài
theo vai : người dẫn chuyện, Thuyên, anh
thanh niên.


- 2 đến 3 nhóm thi đọc.


<b>KỂ CHUYỆN</b>
<b>Hoạt động 4 : GV nêu nhiệm vụ (1’<sub>)</sub></b>


<b>Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS kể chuyện (19’<sub>)</sub></b>
 <i>Mục tiêu : </i>


- Dựa vào tranh minh hoạ, kể lại được toàn bộ câu
chuyện.


- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
 <i>Cách tiến hành :</i>



- Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện, trang 78,
SGK.


- Yêu cầu HS xác định nội dung của từng bức tranh
minh hoạ.


-HS lắng nghe


- Dựa vào tranh minh hoạ hãy kể lại câu
chuyện <i>Giọng quê hương.</i>


- 3 HS trả lời :


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<b>Kể mẫu</b>


- GV gọi 3 HS khá cho các em tiếp nối nhau kể lại từng
đoạn của câu chuyện trước lớp.


<b>Kể theo nhóm</b>


- u cầu HS kể theo nhóm.
<b>Kể trước lớp</b>


- Tuyên dương HS kể toát.


+ Tranh 2 : Anh thanh niên xin phép được
làm quen và trả tiền cho Thuyên và Đồng.
+ Tranh 3 : Ba người trị chuyện. Anh thanh
niên nói rõ lí do mình muốn làm quen với
Thuyên và Đồng. Ba người xúc động nhớ về


quê hương.


- HS 1 kể đoạn 1, 2 ; HS 2 kể đoạn 3 ; HS 3
kể đoạn 4, 5.


- Cả lớp theo dõi và nhận xét.


- Mỗi nhóm 3 HS. Lần lượt từng HS kể 1
đoạn trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe
và chỉnh sửa lỗi cho nhau.


- 2 nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi,
nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất.
<b>Củng cố, dặn dị (1’<sub>)</sub></b>


- Quê hương em có giọng đặc trưng không ? Khi nghe
giọng nói quê hương mình, em cảm thấy thế nào ?
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

Ngày tháng năm


<b>THƯ GỬI BAØ</b>


<b>I. MỤC TIÊU</b>


- Bước đầu bộc lộ tình cảm thân mật qua giọng đọc thích hợp với từng kiểu câu.


- Nắm được những thông tin chính của bức thư thăm hỏi. Hiểu ý nghĩa: Tình cảm gắn bó với q
hương và tấm lịng u quý bà của người cháu.(trả lời được các CH trong SGK).


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>


 Tranh minh hoạ bài tập đọc.


 Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>


<b>1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC (1 phút)</b>
2. KIỂM TRA BAØI CŨ ( 4 phút )


- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Giọng quê hương
<b>3. DẠY - HỌC BAØI MỚI</b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>* Giới thiệu bài ( 1 phút )</b>
- Ghi tên bài lên bảng.


<b>* Hoạt động 1 : . Luyện đọc (15phút)</b>


<i>a) Đọc mẫu</i>


- GV đọc mẫu tồn bài một lượt với giọng nhẹ
nhàng, tình cảm. Ngắt nghỉ rõ giữa các phần của
bức thư.


<i>b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ</i>


- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ
khó, dễ lẫn.


- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.


- Hướng dẫn HS chia bức thư thành 3 phần :
+ Phần 1 : <i>Hải Phòng ... cháu nhớ bà lắm.</i>


+ Phần 2 : <i>Dạo này ... dưới ánh trăng.</i>


+ Phaàn 3 : Còn lại.


- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp.


- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.


<b>* Hoạt động 2 : HD tìm hiểu bài (6 phút)</b>
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.


- Yêu cầu HS đọc phần đầu của bức thư và trả lời
câu hỏi : Đức viết thư cho ai ?


- Dòng đầu thư bạn viết thế nào ?


- HS lắng nghe


- Theo dõi GV đọc mẫu.


- Mỗi HS đọc 2 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu
đến hết bài. Đọc 2 vòng.


- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn
của GV.



- Dùng bút chì gạch chéo (/) để phân cách ở
cuối mỗi phần của bức thư.


- Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng
đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc các
câu cảm, câu kể.


<i>Dạo này bà có khoẻ không ạ ? </i>(Giọng nhẹ
nhàng, ân cần)


<i>Cháu vẫn nhớ năm ngối được về q,/ thả</i>
<i>diều cùng anh Tuấn trên đê / và đêm đêm /</i>
<i>ngồi nghe bà kể chuyện cổ tích dưới ánh</i>
<i>trăng.//</i>


- Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng em đọc một
đoạn trong nhóm.


- 3 nhóm thi đọc tiếp nối.


- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- Đức viết thư cho bà.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

- Đó chính là quy ước khi viết thư, mở đầu thư bao
giờ người viết cũng viết địa điểm và ngày gửi thư.
- Bạn Đức hỏi thăm bà điều gì ?


- Sức khoẻ là điều cần quan tâm nhất đối với
người già, Đức hỏi thăm đến sức khoẻ của bà một
cách rất ân cần, chu đáo, điều đó cho thấy bạn rất


quan tâm và yêu quý bà.


- Khi viết thư cho bạn bè, người thân, chúng ta cần
chú ý đến việc hỏi thăm sức khoẻ, tình hình học
tập, công tác của họ.


- Đức kể với bà điều gì ?


- Khi viết thư cho người thân, bạn bè, sau khi hỏi
thăm tình hình của họ, chúng ta cần thơng báo tình
hình của gia đình và bản thân mình cho người đó
biết.


- Hãy đọc phần cuối của bức thư và cho biết : Tình
cảm của Đức đối với bà như thế nào ?


 Kết luận : Đức rất yêu và kính trọng bà. Bạn
hứa với bà sẽ cố gắng học giỏi, chăm ngoan để bà
vui lòng. Bạn chúc bà khoẻ mạnh, sống lâu và
mong chóng đến hè để lại được về quê thăm bà.
<b>* Hoạt động 3 : Luyện đọc lại bài (5 phút)</b>


- Tiến hành tương tự như các tiết tập đọc trước.
Lưu ý nhắc HS đọc đúng giọng các câu kể, câu
hỏi, câu cảm.


* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò( 4 phút )
- Em đã bao giờ viết thư cho ông bà chưa ? Khi đó
em đã viết những gì ?



- Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.


- Đọc đoạn 2 và trả lời : Đức hỏi thăm sức
khoẻ của bà :<i>Dạo này bà có khoẻ khơng ạ ?</i>


- Đọc thầm lại bài và trả lời : Đức kể với
bà về tình hình gia đình và bản thân bạn :
gia đình bạn vẫn bình thường, bạn được
lên lớp 3, từ đầu năm ngoái đến giờ đã
được 8 điểm 10, được bố mẹ cho đi chơi
vào những ngày nghỉ. Bạn còn kể rằng
mình rất nhớ những ngày nghỉ ở quê được
đi thả diều, được nghe bà kể chuyện.
- HS trả lời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

Ngày tháng năm


<b>Tuần 11 : ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU</b>


(<i>2 tiết)</i>


<b>I. MỤC TIÊU</b>
<b>A - Tập đọc</b>


- Bước đầu biết đọc phân biệt người dẫn chuyện với lời nhân vật.


- Hiểu ý nghĩa: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.(trả lời được các câu hỏi SGK).
<b>B - Kể chuyện</b>


-Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa vào
tranh minh họa.( HS khá, giỏi kể được cả câu chuyện).



<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>


 Tranh minh hoạ bài tập đọc, các đoạn truyện (phóng to, nếu có thể).
 Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.


 Bản đồ hành chính Châu Phi (hoặc thế giới).
<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>


<b>Tập đọc</b>
<b>1. KIỂM TRA BAØI CŨ ( 4 phút )</b>


- Gọi HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc
<b>2. DẠY - HỌC BAØI MỚI</b>


<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>* Giới thiệu bài ( 1 phút )</b>


<b>* Hoạt động 1: Luyện đọc ( 30 phút ) </b>
<b> </b><i>a) Đọc mẫu</i>


- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong
thả, nhẹ nhàng, tình cảm. Chý ý các câu đối thoại.


<i>b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ</i>


- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ
khó, dễ lẫn.



- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Hướngdẫn HS tách đoạn 2 thành 2 phần nhỏ :
- Phần 1 : từ <i>Lúc hai người khách </i>đến<i> phải làm như</i>
<i>vậy ?</i>


- Phần 2 : từ <i>Viên quan trả lời </i>đến<i> dù chỉ là một</i>
<i>hạt cát nhỏ.</i>


- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp. (Đọc 2
lượt).


- Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các
từ khó.


- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.


- Hướng dẫn HS đọc đồng thanh lời của viên quan
ở đoạn 2.


<b>* Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài ( 8’)</b>
<b> - GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.</b>
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1.


- Hỏi: Hai người khách du lịch đến thăm đất nước
nào ?


- GV : Ê-pi- ô- pi-a là một nước ở phía đơng bắc


<b> -HS lắng nghe</b>




- Theo dõi GV đọc mẫu.


- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu
đến hết bài. Đọc 2 vòng.


- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của
GV.


- Dùng bút chì đánh dấu phân cách giữa 2
phần.


- Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp. Chú ý ngắt
giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và thể hiện
tình cảm khi đọc các lời thoại.


- Thực hiện yêu cầu của GV.


- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc một
đoạn trong nhóm.


- 3 nhóm thi đọc tiếp nối.
- Đọc đồng thanh theo nhóm.


- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc trước lớp.


- Hai người khách du lịch đến thăm đất nước
Ê-pi-ô-pi-a.



</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

Châu Phi. (Chỉ vị trí nước Ê-pi-ơ-pi-a trên bản đồ).
- Hỏi: Hai người khách được vua Ê-pi-ơ-pi-a đón
tiếp như thế nào ?


- Chuyện gì đã xảy ra khi hai người khách chuẩn
bị lên tàu ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2.
- Hỏi: Khi hai người khách sắp xuống tàu, có điều
gì bất ngờ xảy ra ?


- Hỏi: Vì sao người Ê-pi-ơ-pi-a khơng để khách
mang đi dù chỉ là một hạt cát nhỏ ?


- Yêu cầu HS đọc phần còn lại của bài và hỏi : Theo
em phong tục trên nói lên tình cảm của người
Ê-pi-ơ-pi-a với quê hương như thế nào ?


<b>* Hoạt động 3 : Luyện đọc lại bài ( 6 phút )</b>
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm lời của viên
quan trong đoạn 2.


- Nhà vua mời họ vào cung điện, mở tiệc
chiêu đãi, tặng cho họ nhiều sản vật quý để
tỏ lòng hiếu khách.


- 1 HS đọc đoạn 2 trước lớp, cả lớp đọc thầm
theo.


- Khi hai người khách chuẩn bị xuống tàu,
viên quan bảo họ dừng lại, cởi giày ra và sai


người cạo sạch đế giày của hai người khách
rồi mới để họ xuống tàu.


- Vì đó là mảnh đất u q của Ê-pi-ô-pi-a.
Người Ê-pi-ô-pi-a sinh ra và chết đi cũng ở đây.
Trên mảnh đất ấy họ trồng trọt, chăn nuôi. Đất
là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của người
Ê-pi-ô-pi-a và là thứ thiêng liêng nhất, cao quý
nhất của họ.


- Người Ê-pi-ô-pi-a rất yêu quý, trân trọng
mảnh đất quê hương mình. Với họ, đất đai là
thứ quý giá và thiêng liêng nhất.


- HS thi đọc trong nhóm, mỗi nhóm cử 1 đại
diện tham gia thi đọc trước lớp.


<b>Kể chuyện</b>
<b>* Hoạt động 4 : Xác định yêu cầu ( 1 phút )</b>


- Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện.


- Yêu cầu HS suy nghĩ và sắp xếp lại thứ tự các
bức tranh minh hoạ.


- GV gọi 2 HS khá kể mẫu nội dung tranh 3, 1
trước lớp.


<b>* Hoạt động 5 : Kể theo nhóm ( 9 phút )</b>
<b> - Yêu cầu HS kể theo nhóm 4</b>



<b>* Hoạt động 6 : Kể trước lớp ( 9 phút )</b>
<b> - Gọi HS kể trước lớp</b>


<b> - Tuyên dương HS kể tốt.</b>


- 2 HS đọc yêu cầu 1, 2 trang 86, SGK.


- HS phát biểu ý kiến về cách sắp xếp, cả lớp
thống nhất sắp xếp theo thứ tự : 3 - 1 - 4 - 2.
- Theo dõi và nhận xét phần kể của bạn.


- Mỗi nhóm 4 HS. Lần lượt từng em kể về 1
bức tranh trong nhóm, các bạn trong nhóm
nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.


- 2 nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi,
nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất.
<b>Củng cố, dặn dò ( 4 phút )</b>


- GV : Câu chuyện độc đáo về Ê-pi-ô-pi-a đã cho chúng
ta thấy được tình yêu đất nước sâu sắc của họ. Không chỉ
In reply to: Ê-pi-ô-pi-a mà mọi dân tộc, mọi quốc gia trên
thế giới đều yêu quý đất nước mình, trân trọng đất đai, Tổ
quốc mình. Người Việt Nam cũng vậy.


- Nhận xét tiết học và dặn dò HS chuẩn bị bài sau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

Ngày tháng năm



<b>VẼ QUÊ HƯƠNG</b>


(<i>1 tiết)</i>


<b>I. MỤC TIÊU</b>


- Bước đầu biết đọc đúng nhịp thơ và bộc lộ niềm vui qua giọng đọc.


- Hiểu nội dung: Ca ngợi vẽ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của người bạn
nhỏ.(trả lời được các câu hỏi SGK).


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>


 Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể).
 Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
 Bảng phụ viết sẵn bài thơ để hướng dẫn học thuộc lòng.
<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>


<b>1. KIỂM TRA BÀI CŨ ( 4 phuùt )</b>


- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc <i>Đất quý, đất yêu.</i>


<b>2. DẠY - HỌC BAØI MỚI</b>


<i>Hoạt động dạy</i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>* Giới thiệu bài ( 1 phút )</b>
- Ghi tên bài lên bảng.


<b>* Hoạt động 1 : Luyện đọc ( 15 phút )</b>



<i>a) Đọc mẫu</i>


- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng vui tươi,
hồn nhiên.


<i>b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ</i>


- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ
khó, dễ lẫn.


- Hướng dẫn HS đọc từng khổ thơ trước lớp.


- Giải nghĩa các từ khó.


- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp,
mỗi HS đọc một đoạn.


- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.


<b>* Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài ( 7’)</b>
<b> Mục tiêu</b>


 HS trả lời được câu hỏi.


 Hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài thơ
<b> Cách tiến hành</b>


- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.



- Kể tên các cảnh vật được miêu tả trong bài thơ.


- Trong bức tranh của mình, bạn nhỏ đã vẽ rất nhiều


- Nghe GV giới thiệu bài.


- Theo dõi GV đọc mẫu.


- Mỗi HS đọc 2 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu
đến hết bài. Đọc 2 vòng.


- Đọc từng khổ thơ trong bài theo hướng dẫn
của GV.


- Đọc từng khổ thơ trước lớp. Chú ý ngắt
giọng đúng ở cuối mỗi dòng thơ, giữa các khổ
thơ và các câu thơ :


<i> Xanh tươi, / đỏ thắm./</i>
<i> Tre xanh, / lúa xanh/</i>


<b> A, / nắng lên rồi/</b>
- HS đọc chú giải.


- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi
bài trong SGK.


- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc một
đoạn trong nhóm.



- 3 nhóm thi đọc đồng thanh bài thơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

cảnh đẹp và gần gũi với q hương mình, khơng
những vậy bạn cịn sử dụng nhiều màu sắc. Em hãy
tìm những màu sắc mà bạn nhỏ đã sử dụng để vẽ quê
hương.


- Yêu cầu HS đọc câu hỏi 3.


- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm câu trả lời.
- Kết luận : Cả 3 ý trả lời đều đúng, nhưng ý trả
lời đúng nhất là ý c) <i>Vì bạn nhỏ yêu quê hương.</i>


Chỉ có người yêu quê hương mới cảm nhận được
hết vẻ đẹp của quê hương và dùng tài năng của
mình để vẽ phong cảnh quê hương thành một bức
tranh đẹp và sinh động như thế.


<b>* Hoạt động 3 : Học thuộc lòng ( 6 phút )</b>
<b> Mục tiêu</b>


 <b> Học thuộc lòng bài thơ</b>
<b> Cách tiến hành</b>


- GV treo bảng phụ có viết sẵn bài thơ, yêu cầu cả
lớp đọc đồng thanh bài thơ. Sau đó cho HS thời
gian để tự học thuộc lịng. GV xố dần bài thơ,
mỗi dòng thơ chỉ để lại hai tiếng đầu hoặc hai
tiếng cuối.



- Tổ chức cho 2 HS thi viết lại bài thơ theo hình
thức tiếp nối.


- Gọi một số HS xung phong đọc thuộc lòng một
đoạn hoặc cả bài thơ.


- Tuyên dương các HS học thuộc lòng nhanh, động
viên các em chưa thuộc cố gắng hơn.


<b>* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (4 phút )</b>
<b> - Nhận xét tiết học, tuyên dương các HS chăm</b>
chú nghe giảng, tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.


- Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS chỉ
cần nêu một màu : tre<i> xanh,</i> lúa<i> xanh, </i>sơng
máng<i> xanh mát, </i>trời mây<i> xanh ngắt, </i>nhà ngói


<i>đỏ tươi, </i>trường học<i> đỏ thắm, </i>Mặt Trời<i> đỏ chót.</i>


- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.


- Đại diện HS trả lời, các HS khác theo dõi và
nhận xét.


- Nghe GV kết luận.


- Tự học thuộc lịng bài thơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

Ngày tháng năm



<b>Tuần 12 : NẮNG PHƯƠNG NAM</b>


(<i>2 tiết)</i>


<b>I. MỤC TIÊU</b>
<b>A. Tập đọc</b>


- Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời các
nhân vật.


- Hiểu được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết và gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam- Bắc.(trả lời được các
câu hỏi SGK).


<b>B. Kể chuyện</b>


- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo ý tĩm tắt.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>


 Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có thể).
 Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>


<b>Tập đọc</b>
<b>1. KIỂM TRA BAØI CŨ ( 4 phút )</b>


- GV gọïi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc
- Nhận xét và cho điểm HS.


<b>2. DẠY - HỌC BAØI MỚI</b>



<i><b>Hoạt động dạy</b></i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>* Giới thiệu bài ( 1 phút )</b>


<b>* Hoạt động 1: Luyện đọc ( 30 phút)</b>


<i>a. Đọc mẫu</i>


- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong
thả, nhẹ nhàng, tình cảm.


<i>b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ</i>


- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ
khó, dễ lẫn.


- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp. (Đọc 2
lượt).


- Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các
từ khó.


- GV giảng thêm về <i>hoa đào </i>(hoa Tết của miền
Bắc), <i>hoa mai </i>(hoa Tết của miền Nam). Nếu có
tranh thì cho HS quan sát tranh vẽ hai loại hoa
này.


- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.



<b>* Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (7 phút )</b>
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.


- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1.


- Uyên và các bạn đang đi đâu ? Vào dịp nào ?
- Uyên và các bạn cùng đi chợ hoa để làm gì ? Chúng
ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2 của bài.


<b> - Nghe GV giới thiệu bài.</b>


- Theo dõi GV đọc mẫu.


- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ
đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.


- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn
của GV.


- Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp. Chú ý
ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và
thể hiện tình cảm khi đọc các lời thoại.
- Thực hiện yêu cầu của GV.


- Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc một
đoạn trong nhóm.


- 3 nhóm thi đọc tiếp nối



- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc trước lớp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

- Uyên và các bạn ra chợ hoa ngày Tết để làm gì ?
- Vân là ai ? Ở đâu ?


- Ba bạn nhỏ trong Nam, tìm quà để gửi cho bạn
mình ở ngồi Bắc, điều đó cho thấy các bạn rất
q mến nhau.


- Vậy, các bạn đã quyết định gửi gì cho Vân ?
- Vì sao các bạn lại gửi cho Vân một cành mai ?
- Yêu cầu HS suy nghĩ, thảo luận với bạn bên cạnh
để tìm tên khác cho câu chuyện trong các tên gọi :


<i>Câu chuyện cuối năm, Tình bạn, Cành mai Tết.</i>


<b>* Hoạt động 3 : Luyện đọc lại bài ( 6 phút )</b>
- GV hoặc HS khá chọn đọc mẫu một đoạn trong
bài.


- Chia nhóm và yêu cầu HS luyện đọc theo vai.
- Gọi 2 nhóm trình bày trước lớp.


- Nhận xét và cho điểm HS.


- 1HS đọc đoạn 2 trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- Để chọn quà gửi cho Vân.


- Vân là bạn của Phương, Uyên, Huê, ở tận


ngoài Bắc.


- Các bạn quyết định gửi cho Vân một cành
mai.


- HS tự do phát biểu ý kiến :


- HS thảo luận cặp đôi, sau đó phát biểu ý
kiến, khi phát biểu ý kiến phải giải thích rõ vì
sao em lại chọn tên gọi đó.


- Mỗi nhóm 4 HS luyện đọc bài theo vai :
người dẫn chuyện, Uyên, Phương, Huê.
- 2 nhóm lần lượt đọc bài, cả lớp theo dõi để
chọn nhóm đọc tốt.


<b>Kể chuyện</b>
<b>* Hoạt động 4 : Xác định yêu cầu ( 1 phút )</b>


<b> - Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện.</b>
- Yêu cầu HS suy nghĩ và sắp xếp lại thứ tự các
bức tranh minh hoạ.


- GV gọi 2 HS khá kể mẫu nội dung tranh 3, 1
trước lớp.


<b>* Hoạt động 5 : Kể theo nhóm ( 9 phút ) </b>
<b> - Yêu cầu HS kể theo nhóm</b>


<b>* Hoạt động 6 : Kể trước lớp ( 9 phút ) </b>


- Gọi HS kể trước lớp


- Tuyên dương HS kể tốt.


- 2 HS đọc u cầu 1, 2 trang 86, SGK.
- HS phát biểu ý kiến về cách sắp xếp, cả
lớp thống nhất sắp xếp theo thứ tự : 3 - 1 -
4-2.


- Theo doõi và nhận xét phần kể của bạn.


- Mỗi nhóm 4 HS. Lần lượt từng em kể về 1
bức tranh trong nhóm, các bạn trong nhóm
nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.


- 2 nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi,
nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất
<b>Củng cố, dặn dị ( 4 phút )</b>


- Điều gì làm em xúc động nhất trong câu chuyện
trên.


- Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.


- HS tự do phát biểu ý kiến :


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

Ngày tháng năm


<b>CẢNH ĐẸP NON SÔNG</b>


<b>I. MỤC TIÊU</b>


- Biết đọc ngắt nhịp đúng các dòng thơ lục bát, thơ 7 chữ trong bài.


- Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của các vùng miền trên đất nướ ta, từ đó thêm tự hào
về quê hương đất nước..(trả lời được các câu hỏi SGK; thuộc 2-3 câu ca dao trong bài).


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>


 Tranh ảnh minh hoạ các địa danh được nhắc đến trong bài (nếu có).
 Bản đồ Việt Nam.


 Bảng phụ ghi sẵn cacs câu ca dao trong bài.
<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>
<b>1. KIỂM TRA BAØI CU Õ( 4 phút ) </b>


- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc <i>Nắng phương Nam.</i>


- Nhận xét và cho điểm HS.
<b>2. DẠY - HỌC BAØI MỚI</b>


<i>Hoạt động dạy</i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>* Giới thiệu bài ( 1 phút ) </b>


<b>* Hoạt động1: Luyện đọc ( 15 phút ) </b>
<b> </b><i>a. Đọc mẫu</i>


- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong
thả, nhẹ nhàng, tình cảm, tha thiết thể hiện sự tự
hào, ngưỡng mộ với mỗi cảnh đẹp của non sông.



<i>b. HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ</i>


- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu ca
dao trong bài.


- Chú ý theo dõi HS đọc bài để chỉnh sửa lỗi phát
âm.


- Yêu cầu 1 HS đọc lại câu 1. Hướng dẫn HS ngắt
giọng cho đúng nhịp thơ.


- Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ
trong câu ca dao.


- Lần lượt hướng dẫn HS đọc các câu tiếp theo
tương tự như với câu đầu.


- Yêu cầu HS luyện đọc bài theo nhóm.


- Tổ chức cho một số nhóm đọc bài trước lớp.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh toàn bài đọc.
<b>* Hoạt động 2 : HD tìm hiểu bài ( 7 phút ) </b>
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.


- Nghe GV giới thiệu bài.


- Theo dõi GV đọc mẫu.


- 6 HS tiếp nối nhau đọc bài, mỗi HS đọc


một câu ca dao.


- Những HS mắc lỗi luyện phát âm.
- HS đọc :


<b>Đồng đăng/ có phố Kì Lừa,/</b>


<i>Có nàng Tô Thị,/ có chùa Tam Thanh.//</i>


- Đọc chú giải.


- Lần lượt từng HS đọc 1 câu. Chú ý ngắt
giọng cho đúng :


<i>Đường vô xứ Nghệ / quanh quanh /</i>
<i>Non xanh nước biếc / như tranh hoạ đồ.//</i>
<i>Hải Vân / bát ngát nghìn trùng /</i>


<i>Hịn Hồng sừng sững / đứng trong vịnh</i>
<i>Hàn.//</i>


<i>Đồng Tháp Mười / cị bay mỏi cánh /</i>
<i>Nước Tháp Mười / lóng lánh cá tơm.//</i>


- 4 HS làm thành một nhóm , lần lượt từng
HS đọc bài trong nhóm, các bạn trong nhóm
theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.


- 2 đến 3 nhóm thi đọc bài theo hình thức
tiếp nối.



</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

- Mỗi câu ca dao nói đến cảnh đẹp một vùng. Đó
là những vùng nào ? (GV chỉ định cho HS trả lời
về từng câu ca dao.)


- Các câu ca dao trên đã cho chúng ta thấy được
vẻ đẹp của ba miền Bắc - Trung - Nam trên đất
nước ta. Mỗi vùng có cảnh đẹp gì ?


- Giảng về các cảnh đẹp được nhắc đèn trong câu ca
dao (nếu có ảnh, tranh minh hoạ về những cảnh đẹp
này thì cho HS quan sát). GV lựa chọn thông tin cần
thiết và phù hợp để giảng với đối tượng HS của lớp
mình. Có thể xem phần phụ lục giới thiệu về các
cảnh đẹp trong bài ở cuối tiết học này. Khi nói về địa
danh nào GV có thể chỉ bản đồ để HS biết dược vị trí
của địa danh đó trên đất nước ta.


- Theo em, ai đã giữ gìn tơ điểm cho non sông ta
ngày càng đẹp hơn ?


<b>* Hoạt động 3 : HTL bài thơ (6 phút ) </b>
<b> Mục tiêu </b>


 Học thuộc lòng bài thơ
<b> Cách tiến hành</b>


- GV hoặc HS khá chọn đọc mẫu lại bài một lượt.
Sau đó cho HS cả lớp đọc đồng thanh bài rồi yêu
cầu HS tự học thuộc lòng.



- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.


- Nhận xét, tuyên dương những HS đã thuộc lòng
bài.


<b>* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (4 phút ) </b>
- Nhận xét tiết học.


- Dặn dò HS học thuộc lịng bài tập đọc, sưu tầm
các câu ca dao nói về cảnh đẹp q hương mình.


- Câu 1 nói về Lạng Sơn ; Câu 2 nói về Hà
Nội ; Câu 3 nói về Nghệ An ; câu 4 nói về
Huế, Đà Nẵng ; Câu 5 nói về Thành phố Hồ
Chí minh ; Câu 6 nói về Đồng Tháp Mười.
- HS nói về cảnh đẹp trong từng câu ca dao
theo ý hiểu của mình.


- HS thảo luận cặp đoi để trả lời câu hỏi :
Cha ông ta từ muôn đời nay đã dày cơng
bảo vệ, gìn giữ, tơn tạo cho non sông ta, đất
nước ta ngày càng tươi đẹp hơn.


- Tự học thuộc lòng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

Ngày tháng năm


<b>NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN</b>



(<i>2 tieát)</i>


<b>I. MỤC TIÊU</b>
<b>A - Tập đọc</b>


<b>1. Đọc thành tiếng</b>


 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :


<i>bok Pa, trên tỉnh, càn quét, hạt ngọc, làm rẫy giỏi lắm, bao nhiêu, huân</i>
<i>chương, nửa đêm,...</i>


 Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.


 Đọc trơi chảy được tồn bài và bước đầu biết thể hiện tình cảm của các
nhân vật qua lời đối thoại.


<b>2. Đọc hiểu</b>


 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : <i> bok, càn quét, lũ làng, sao Rua, mạnh</i>


<i>hung, người Thượng,...</i>


 Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện ca ngợi anh
hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập được nhiều chiến cơng trong kháng
chiến chống thực dân Pháp.


<b>B - Kể chuyeän</b>


 Biết kể một đoạn truyện theo lời một nhân vật.


 Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>


 Tranh minh hoạ bài tập đọc, các đoạn truyện (phóng to nếu có thể).
 Ảnh chụp anh hùng Núp sau năm 1975 (nếu có).


 Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>


<b>Tập đọc</b>
1. KIỂM TRA BAØI CŨ (4 phút)


- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc <i>Luôn</i>


<i>nghĩ tới miền Nam.</i>


2. DẠY - HỌC BAØI MỚI


<i>Hoạt động dạy</i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>* Giới thiệu bài: (1 phút )</b>


- Yêu cầu HS quan sát ảnh anh hùng Núp
trong SGK và giới thiệu : Đây là anh hùng
Đinh Núp, người dân tộc Ba Na ở vùng
núi Tây Nguyên. Trong kháng chiến
chống Pháp, anh hùng Núp đã lãnh đạo
dân làng Kông Hoa chiến đấu lập được
nhiều chiến công lớn. Trong bài td dân


tộc Ba Na ở vùng núi Tây Nguyên. Trong
kháng chiến chống Pháp, anh hùng Núp
đã lãnh đạo dân làng Kông Hoa chiến
đấu lập được nhiều chiến công lớn.
Trong bài tập đọc hơm nay, các em sẽ
được tìm hiểu về người anh hùng này.
- Ghi tên bài lên bảng.


<b>* Hoạt động 1: Luyện đọc ( 30 phút) </b>
<b> Mục tiêu</b>


- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ
lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : <i>bok</i>


<i>Pa, trên tỉnh, càn quét, hạt ngọc, làm</i>
<i>rẫy giỏi lắm, bao nhiêu, huân chương,</i>
<i>nửa đêm,...</i>


- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu


- Nghe GV giới thiệu bài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

và giữa các cụm từ.


- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài :


<i>bok, càn quét, lũ làng, sao Rua, mạnh</i>
<i>hung, người Thượng,...</i>


<b> Cách tiến hành</b>



<i>a) Đọc mẫu</i>


- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng
chậm rãi, thong thả. Chú ý lời của các nhân
vật :


+ Lời của anh hùng Núp mộc mạc, tự
hào khi nói với lũ làng.


+ Lời cán bộ và dân làng hào hứng, sôi
nổi.


+ Đoạn cuối bài thể hiện sự trang trọng, cảm
động.


<i>b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải</i>
<i>nghĩa từ</i>


- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát
âm từ khó, dễ lẫn.


- Chỉ bảng và yêu cầu cả lớp luyện phát
âm các từ khó, dễ lẫn.


- HD đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Hướng dẫn HS chia đoạn 2 thành 2 phần
:


- Phần 1 : <i>Núp đi dự Đại hội về... cầm</i>



<i>quai súng chặt hơn.</i>


- Phần 2 : <i>Anh nói với lũ làng ... Đúng đấy</i>


<i>!</i>


- Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu
nghĩa các từ khó. Gv có thể giảng thêm
nghĩa của các từ <i>kêu </i>(gọi, mời), <i>coi </i>(xem,
nhìn).


- u cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.


- Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh lời
phần đầu đoạn 2.


<b>* Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài ( 8 phút)</b>
<b> Mục tiêu</b>


- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu
chuyện : Câu chuyện ca ngợi anh hùng
Núp và dân làng Kông Hoa đã lập được
nhiều chiến công trong kháng chiến
chống thực dân Pháp.


<b> Cách tiến hành</b>


- Gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.


- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
- Hỏi: Anh Núp được tỉnh cử đi đâu ?


- Vì lãnh đạo dân làng Kông Hoa lập
được nhiều chiến công nên anh Núp
được cử đi dự Đại hội thi đua. Lúc về,
Núp đã kể những chuyện gì ở Đại hội
cho lũ làng nghe, chúng ta cùng tìm hiểu
đoạn 2.


- Hỏi: Ở Đại hội về, anh Núp kể cho dân
làng nghe những gì ?


- Hỏi: Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất
khâm phục thành tích của dân làng
Kông Hoa ?


- Hỏi: Cán bộ nói gì với dân làng Kông
Hoa và Núp ?


- HS laéng nghe.


- HS luyện đọc nối từng câu.


- HS luyện đọc nối từng đoạn.


- HS luyện đọc trong nhóm.


- Anh Núp được tỉnh cử đi dự Đại hội thi
đua.



- Đất nước mình bây giờ rất mạnh,
mọi người (Kinh, Thượng, gái, trai, già,
trẻ) đều đoàn kết đánh giặc, làm rẫy
giỏi.


- Núp được mời lên kể chuỵên làng Kông
hoa. Sau khi nghe Núp kể về thành tích
chiến đấu của dân làng, nhiều người
chạy lên, đặt Núp trên vai, công kênh đi
khắp nhà.


- Pháp đánh một trăm năm cũng
không thắng nổi đồng chí Núp và
làng Kông Hoa đâu.


- Lũ làng vui quá, đứng hết dậynói:
Đúng đấy! Đúng đấy.


- Đại hội tặng dân làng KôngHoa một
cái ảnh Bok Hồ Vác cuốc đi làm rẫy,
một bộ quần áo bằng lụa của Bok
Hồ, một cây cờ có thêu chữ,một
huân chương cho làng, một huân
chương cho Núp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

-Hỏi: Khi đó dân làng Kơng Hoa thể hiện thái
độ, tình cảm như thế nào ?


- Điều đó cho thấy dân làng Kông Hoa


rất tự hào về thành tích của mình. Chúng
ta cùng tìm hiểu đoạn cuối bài để biết
Đại hội đã tặng những gì cho dân làng
Kông hoa và Núp.


- Hỏi: Đại hội tặng dân làng Kơng Hoa
những gì ?


- Hỏi: Khi xem những vật đó, thái độ của
mọi người ra sao ?


<b>* Hoạt động 3: Luyện đọc lại ( 5-6 phút )</b>
<b> Mục tiêu</b>


- Đọc trôi chảy được tồn bài và bước
đầu biết thể hiện tình cảm của các nhân
vật qua lời đối thoại.


<b> Cách tiến hành</b>


- GV tiến hành các bước tương tự như ở
tiết các tập đọc trước. Tổ chức cho HS thi
đọc diễn tả tình cảm của dân làng ở
đoạn 3.


đêm”.


<b>Kể chuyện</b>
<b>* Hoạt động 4: Xác định yêu cầu ( 1 phút )</b>
<b> Mục tiêu</b>



- Biết kể một đoạn truyện theo lời một nhân
vật.


- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
<b> Cách tiến hành</b>


- Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể
chuyện.


- Yêu cầu HS đọc đoạn kể mẫu.


- Hỏi: Đoạn này kể lại nội dung của đoạn
nào trong truyện, được kể bằng lời của
ai ?


- Hỏi: Ngồi anh hùng Núp, các em cịn
có thể kể lại truyện bằng lời của những
nhân vật nào ?


<b>* Hoạt động 5 : Kể theo nhóm ( 9 phút )</b>
<b> Mục tiêu</b>


- Biết kể một đoạn truyện theo lời một nhân
vật.


- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
<b> Cách tiến hành</b>


- Chia HS thành nhóm nhỏ và yêu cầu HS


kể chuyện theo nhoùm.


<b>* Hoạt động 6 : Kể trước lớp ( 9 phút)</b>
<b> Mục tiêu</b>


- Biết kể một đoạn truyện theo lời một nhân
vật.


- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
<b> Cách tiến hành</b>


- Yeâu cầu các nhóm kể.
- Tuyên dương HS kể tốt.


- Tập kể lại một đoạn của câu chuyện


<i>Người con gái Tây Ngun </i>bằng lời của


một nhân vật.


- 2 HS đọc, cả lớp theo dõi bài trong
SGK.


- Đoạn truyện kể lại nội dung đoạn 1,
kể bằng lời của anh hùng Núp.


- Có thể kể theo lời của anh Thế, của
cán bộ, hoặc của một người trong
làng Kông Hoa.



- Mỗi nhóm 3 HS. Mỗi HS chọn một vai
để kể lại đoạn truyện mà mình thích.
Các HS trong nhóm theo dõi và góp
ý cho nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

<b>Củng cố, dặn dò ( 4 phút)</b>
- Hỏi: Em biết được điều gì qua câu


chuyện trên ?


- Nhận xét tiết học và dặn dò HS chuẩn
bị baøi sau.


- HS tự do phát biểu ý kiến : Anh hùng
Núp là một người con tiêu biểu của
Tây Nguyên./ Anh hùng Núp và dân
làng Kông Hoa đánh giặc rất giỏi./ ...
<b> </b>


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

---Ngày tháng năm



<b>VÀM CỎ ĐÔNG</b>
(<i>1 tiết)</i>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


<b>1. Đọc thành tiếng</b>


 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : <i>Vàm Cỏ</i>



<i>Đông, ở tận, mãi gọi, nước chảy, từng mảnh, phe phẩy, dòng sữa, ăm ắp, trang</i>
<i>trải,..</i>


 Ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.


 Đọc trơi chảy được tồn bài với giọng đọc tình cảm, tha thiết.
<b>2. Đọc hiểu</b>


 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : <i>Vàm Cỏ Đông, ăm ắp,...</i>


 Hiểu được nội dung của bài thơ : Bài thơ cho ta thấy vẻ đẹp của sông Vàm Cỏ
Đông, một con sông nổi tiếng ở Nam Bộ. Qua đó chúng ta thấy được tình yêu
thương tha thiết của tác giả với quê hương qua hình ảnh dịng sơng q hương.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>


 Ảnh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể).


 Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.


 Băng đài có bài hát <i>Vàm Cỏ Đơng </i>- Thơ Hoài Vũ, nhạc Trương Quang Lục.
<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>


1. KIỂM TRA BÀI CŨ( 4 phuùt)


- Yêu cầu 3 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc <i>Vàm Cỏ Đơng.</i>
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI


<i>Hoạt động dạy</i> <i><b>Hoạt động học</b></i>



<b>* Giới thiệu bài ( 1 phút)</b>


- Cho HS quan sát ảnh sông Vàm Cỏ Đông và
nghe một đoạn trong bài hát <i>Vàm Cỏ Đơng </i>
-Thơ Hồi Vũ, nhạc Trương Quang Lục (nếu có).
- Giới thiệu : Sông Vàm Cỏ Đông là một
nhánh của sông Vàm Cỏ, chảy qua tỉnh Tây
Ninh, Long An. Đây là một con sông đẹp và
ghi dấu nhiều chiến công của đồng bào
miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Trong giờ tập đọc này, chúng ta sẽ được tìm
hiểu vẻ đẹp của sơng Vàm Cỏ Đông qua bài
thơ cùng tên của nhà thơ Hồi Vũ.


- Ghi tên bài lên bảng.


<b>* Hoạt động 1: Luyện đọc ( 15 phút)</b>
<b> Mục tiêu</b>


<b>- </b>Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do
ảnh hưởng của phương ngữ : <i>Vàm Cỏ Đông,</i>


<i>ở tận, mãi gọi, nước chảy, từng mảnh, phe</i>
<i>phẩy, dòng sữa, ăm ắp, trang trải,..</i>


- Ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng
thơ và giữa các khổ thơ.


- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : <i>Vàm</i>



<i>Cỏ Đông, ăm ắp,...</i>


<b> Cách tiến hành</b>


<i>a) Đọc mẫu</i>


- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng
nhẹ nhàng, tha thiết, tình cảm thể hiện tình
yêu và lịng tự hào với con sơng của tác giả.


<i>b) HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ</i>


- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm
từ khó, dễ lẫn.


- Hướng dẫn HS đọc từng khổ thơ trước lớp
và giải nghĩa từ khó.


<i>Ở tận sơng Hồng,/ em có biết/</i>


- HS quan sát tranh.
- Nghe GV giới thiệu bài.


- HS nhắc lại đề.


- Theo dõi GV đọc mẫu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

<i> Quê hương anh / cũng có dịng sơng /</i>
<i> Anh mãi gọi/ với lòng tha thiết :/</i>



<i> Vàm Cỏ Đông !// Ơi Vàm Cỏ Đông!//</i>
<i> Đây con sơng / xi dịng nước chảy /</i>
<i> Bốn mùa soi / từng mảnh mây trời/</i>
<i> Từng ngọn dừa/ gió đưa phe phẩy/</i>


<i> Bóng lồng/ trên sóng nước/ chơi vơi.//</i>
- Giải nghĩa các từ khó.


- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp,
mỗi HS đọc một khổ thơ.


- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.


- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
<b>* Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài ( 7 phút)</b>
<b> Mục tiêu</b>


- Hiểu được nội dung của bài thơ : Bài thơ cho
ta thấy vẻ đẹp của sông Vàm Cỏ Đông, một
con sông nổi tiếng ở Nam Bộ. Qua đó chúng ta
thấy được tình u thương tha thiết của tác giả
với quê hương qua hình ảnh dịng sơng q
hương.


<b> Cách tiến hành</b>


- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1



- Hỏi: Tìm câu thơ thể hiện tình cảm của tác
giả đối với dịng sơng?


- Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp khổ thơ 2 để
thấy được vẻ đẹp của sông Vàm Cỏ Đông.
Yêu cầu HS đọc khổ thơ thứ 2.


- Hỏi: Dịng sơng Vàm Cỏ Đơng có những nét
đẹp gì ?


- Chỉ ảnh minh hoạ và giới thiệu những cảnh
đẹp đã được tác giả miêu tả trong khổ thơ.
- Yêu cầu HS đọc khổ thơ thứ 3


- Hỏi : Vì sao tác giả ví con sơng q mình
như dịng sữa mẹ ?


- Qua phần tìm hiểu trên, chúng ta đã được
cảm nhận vẻ đẹp của dịng sơng Vàm Cỏ
Đơng và tình yêu tha thiết của tác giả đối
với dịng sơng q hương.


<b>* Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ ( 6 phút )</b>
<b> Mục tiêu</b>


- HS thuộc bài thơ.<b> </b>
<b> </b>


<b>Cách tiến hành</b>



- GV tiến hành các bước hướng dẫn HS học
thuộc lòng như đã giới thiệu ở các tiết học thuộc
lòng trước.


<b>* Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò ( 4 phút )</b>
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS
tích cực xây dựng bài.


- Dặn dò HS học thuộc lòng bài thơ và chuẩn
bị bài sau.


- Đọc chú giải từ <i>ăm ắp.</i>.


- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo
dõi bài trong SGK.


- Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc một
bài trong nhóm.


- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.


- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc và trả lời :


<i>Anh mãi gọi với lịng tha thiết </i>
<i>Vàm Cỏ Đơng ! Ơi Vàm Cỏ Đông !</i>


- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- HS tiếp nối nhau trả lời, mỗi HS chỉ cần
trả lời 1 ý : Trên sông Vàm Cỏ Đông bốn


mùa soi từng mảnh mây trời ; gió đưa
ngọn dừa phe phẩy ; bóng dừa lồng trên
sóng nước chơi vơi.


- Quan sát ảnh.


- HS thảo luận cặp đơi và trả lời : Vì dịng
sơng đưa nước về ni dưỡng ruộng lúa,
vườn cây, nuôi dưỡng quê hương. Mặt
khác dòng sơng ăm ắp nước như dịng
sữa u thương của người mẹ.


- HS thi học thuộc lòng trong nhóm. (Mỗi
HS đọc 1 khổ thơ).


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

---T

ổ trưởng kiểm tra



</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

Ngày tháng năm



<b>CỬA TÙNG</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


<b>1. Đọc thành tiếng</b>


 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : <i>Bến Hải, dấu ấn, </i>


<i>Hiền Lương, biển cả, mênh mông, Cửa Tùng, mắt biển, cài vào, sóng biển,...</i>
 Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.



 Đọc trôi chảy được cả bài và bước đầu biết đọc bài với giọng nhẹ nhàng , thong
thả, thể hiện sự ngưỡng mộ với vẻ đẹp của biển Cửa Tùng.


<b>2. Đọc hiểu</b>


 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : <i>Bến Hải, Hiền Lương,đồi mồi, bạch kim,...</i>


 Hiểu được nội dung bài : Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của Cửa Tùng, một cửa biển ở miền
Trung nước ta.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>


 Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể).


 Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.


 Bản đồ Việt Nam.


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>
1. KIỂM TRA BAØI CŨ ( 4 phút)


- Yêu cầu 3 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc <i>Cửa Tùng.</i>
2. DẠY - HỌC BAØI MỚI


<i>Hoạt động dạy</i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>* Giới thiệu bài( 1 phút )</b>


- Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và yêu cầu


HS nêu các màu có trong bức tranh minh hoạ
Cửa Tùng.


- Giới thiệu : Bài tập đọc hôm nay sẽ đưa các
em đến thăm Cửa Tùng. Một cửa biển đẹp
nổi tiếng ở miền Trung. Cửa Tùng là một cửa
biển kì vĩ, nước biển thay đổi theo từng thời
điểm trong ngày tạo nên bức tranh phong
cảnh tuyệt đẹp.


<b>* Hoạt động 1: Luyện đọc (15 phút )</b>
<b> Mục tiêu</b>


-Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do
ảnh hưởng của phương ngữ : <i>Bến Hải, dấu</i>


<i>ấn, Hiền Lương, biển cả, mênh mông, Cửa</i>
<i>Tùng, mắt biển, cài vào, sóng biển,...</i>


- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và
giữa các cụm từ.


- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : <i>Bến</i>


<i>Hải, Hiền Lương,đồi mồi, bạch kim,...</i>


<b> Cách tiến hành</b>


<i>a) Đọc mẫu</i>



- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng
nhẹ nhàng, thong thả, thể hiện sự ngưỡng mộ
với vẻ đẹp của Cửa Tùng. Chú ý nhấn giọng
ở các từ gợi tả như : <i>in đậm, mướt màu</i>


<i>xanh, rì rào gió thổi, mênh mông, Bà</i>
<i>Chúa,đỏ ối, hồng nhạt, xanh lơ, xanh lục,</i>
<i>chiếc lược đồi mồi, mái tóc bạch kim,...</i>
<i>b) HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ</i>


- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm
từ khó, dễ lẫn.


- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ
khó.


- Hướng dẫn HS chia bài thành 3 đoạn, mỗi lần
xuống dòng là một đoạn.


- Nghe giới thiệu bài.


- Theo dõi GV đọc mẫu.


- Nhìn bảng đọc các từ khó dễ lẫn khi
phát âm.


- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu
đến hết bài. Đọc 2 vòng.


- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng


dẫn của GV.


- Chia đoạn cho bài tập đọc.


- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, mỗi HS đọc 1
đoạn. Chú ý các câu khó ngắt giọng :


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp. Theo
dõi HS đọc bài và hướng dẫn ngắt giọng các
câu khó ngắt.


- Giải nghĩa các từ khó.


- GV giảng thêm từ <i>dấu ấn lịch sử </i>(sự kiện
quan trọng, đậm nét trong lịch sử).


- Yêu cầu HS 3 HS tiếp nối nhau đọc lại bài trước
lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn<i>.</i>


- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
<b>* Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài (7 phút )</b>
<b> Mục tiêu</b>


- Hiểu được nội dung bài : Bài thơ ca ngợi vẻ
đẹp của Cửa Tùng, một cửa biển ở miền
Trung nước ta.


<b> Cách tiến hành</b>



-

GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1.


- Hỏi: Cửa Tùng ở đâu ?


- Treo bản đồ, giới thiệu vị trí sơng Bến Hải và
nêu : Sông Bến Hải là con sông chảy qua tỉnh
Quảng Trị, đây là con sông chia cắt hai miền
Nam - Bắc của nước ta trong suốt thời kì
chống Mĩ từ 1954 đến 1975. Con sông này đã
chứng kiến cuộc đấu tranh gian khổ nhưng
hào hùng của những người dân Quảng Trị, vì
thế tác giả viết "con sông in đậm dấu ấn lịch
sử một thời chống Mĩ cứu nước. Cửa Tùng là
nơi sông Bến Hải gặp biển.


- Hỏi: Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì
đẹp ?


- Yêu cầu đọc đoạn 2 của bài.


- Hỏi: Tìm câu văn cho thấy rõ nhất sự
ngưỡng mộ của mọi người đối với bãi biển
Cửa Tùng.


- Hỏi: Em hiểu thế nào là : "Bà Chúa của các
bãi tắm ?"


- Hỏi: Sắc màu bãi biển Cửa Tùng có gì đặc
biệt ?



- Hỏi: Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng với gì ?
- Hỏi: Em thích nhất điều gì ở bãi biển Cửa
Tùng.


- Hỏi: Hãy nói một câu phát biểu cảm nghĩ
của em về Cửa Tùng.


- Cửa Tùng là một trong những danh thắng
nổi tiếng của nước ta.


<b>* Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài ( 5 phút )</b>
<b> Mục tiêu</b>


- Đọc trôi chảy được cả bài và bước đầu
biết đọc bài với giọng nhẹ nhàng , thong thả,
thể hiện sự ngưỡng mộ với vẻ đẹp của biển
Cửa Tùng.


<b> Cách tiến hành</b>


- Tổ chức cho HS luyện đọc lại đoạn 2 của


<i>+ Bình minh, / mặt trời như chiếc thau</i>
<i>đồng đỏ ối / chiếu xuống mặt biển,/</i>
<i>nước biển nhuộm màu hồng nhạt.// Trưa,</i>
<i>/ nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì</i>
<i>đổi sang màu xanh lục.//</i>


<i>+ Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng</i>


<i>giống như một chiếc lược đồi mồi/ cài</i>
<i>vào mái tóc bạch kim của sóng biển. </i>


- HS đọc chú giải trong SGK.


- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo
dõi bài trong SGK.


- Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc một
đoạn trong nhóm.


- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.


- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK<i>.</i>
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
- Cửa Tùng là cửa sông Bến Hải chảy ra biển.
- Nghe giảng.


- Hai bên bờ sông Bến Hải đẹp là thơn
xóm với những luỹ tre xanh mướt, rặng
phi lao rì rào gió thổi.


- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm
và trả lời : Bãi cát ở đây từng được ca
ngợi là "Bà Chúa của các bãi tắm".


- Là bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm.
- Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình
minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối
chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm


màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và
khi chiều tà nước biển xanh lục.


- Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng
giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào
mái tóc bạch kim của nước biển.


- HS phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của
từng em.


- 3 đến 5 HS nói trước lớp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

bài.


- Nhận xét và cho điểm HS.


<b>* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn doØ( 4 phút )</b>
- Nhận xét tiết học, dặn dị HS chuẩn bị bài sau.


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

---Ngày tháng năm



<b>NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ</b>
(<i>2 tiết)</i>


<b>I. MỤC TIÊU</b>
<b>A - Tập đọc</b>


<b>1. Đọc thành tiếng</b>



 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : <i>nhanh</i>


<i>nhẹn, thản nhiên, thong manh, tảng đá, vui,...</i>


 Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.


 Đọc trơi chảy được tồn bài, bước đầu biết thể hiện giọng đọc phù hợp với diễn
biến của truyện.


<b>2. Đọc hiểu</b>


 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : <i> Kim Đồng, ông ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo,</i>


<i>thong manh,...</i>


 Hiểu được nội dung truyện : Truyện kể về anh Kim Đồng, một liên lạc viên rất thông
minh, nhanh nhẹn là gương yêu nước tiêu biểu của thiếu niên trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp.


<b>B - Kể chuyện</b>


 Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được nội dung câu chuyện.


 Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>


 Tranh minh hoạ bài tập đọc, các đoạn truyện (phóng to nếu có thể).


 Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>


<b>Tập đọc</b>
1. KIỂM TRA BAØI CU Õ( 4 phút)


- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc <i>Cửa Tùng.</i>


2. DẠY - HỌC BAØI MỚI


<i>Hoạt động dạy</i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>* Giới thiệu bài (1 phút )</b>


- Treo tranh minh hoạ và giới thiệu bài : Tranh vẽ
một chiến sĩ liên lạc đang đưa cán bộ đi làm
nhiệm vụ. Người liên lạc này chính là anh Kim
Đồng. Anh Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền,
sinh năm 1928 ở làng Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện
Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Anh là một chiến sĩ liên
lạc dũng cảm, thông minh, nhanh nhẹn, có nhiều
đóng góp cho cách mạng. Năm 1943, trên đường
đi liên lạc, anh bị trúng đạn của địch và hi sinh khi
mới 15 tuổi. Bài tập đọc hôm nay sẽ giúp các em
thấy được sự thơng minh, nhanh trí, dũng cảm
của người anh hùng nhỏ tuổi này.


- Ghi tên bài lên bảng.


<b>* Hoạt động 1: Luyện đọc (30 phút)</b>
<b> Mục tiêu</b>



- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do
ảnh hưởng của phương ngữ : <i>nhanh nhẹn,</i>


<i>thản nhiên, thong manh, tảng đá, vui,...</i>


- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và
giữa các cụm từ.


- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : <i> Kim</i>


<i>Đồng, ông ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo,</i>
<i>thong manh,...</i>


<b> Cách tiến hành</b>


<i>a) Đọc mẫu</i>


- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chý ý thay
đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến của
câu chuyện.


+ Đoạn 1 : giọng kể thong thả.


+ Đoạn 2 : giọng hồi hộp khi hai bác cháu


- Nghe GV giới thiệu bài.


- HS nhắc lại đề.



</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

gặp Tây đồn.


+ Đoạn 3 : giọng Kim Đồng bình thản, tự nhiên.
+ Đoạn 4 : giọng vui khi nguy hiểm đã qua.


<i>b) HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ</i>


- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm
từ khó, dễ lẫn.


- HD đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
trong bài. Theo dõi HS đọc bài để chỉnh sửa
lỗi ngắt giọng. Nếu HS ngắt giọng sai câu
nào thì cho HS đọc lại câu đó cho đúng.


- Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa
các từ khó. GV có thể giảng thêm nghĩa của
các từ này nếu thấy HS chưa hiểu.


- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.


- Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
<b>* Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài ( 8 phút )</b>


<b> Mục tiêu</b>


- HS trả lời được câu hỏi.
- Hiểu được nội dung truyện.


<b> Cách tiến hành </b>
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.

-

Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1.


- Hỏi: Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì ?
- Hỏi: Tìm những câu văn miêu tả hình dáng
của bác cán bộ.


- Hỏi: Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một
ơng già Nùng ?


- Hỏi: Cách đi đường của hai bác cháu như
thế nào ?


- Giảng : Vào năm 1941, các chiến sĩ cách mạng
của ta đang trong thời kì hoạt động bí mật và bị
địch lùng bắt ráo tiết. Chính vì thế, các cán bộ
kháng chiến thường phải cải trang để che mắt
địch. Khi đi làm nhiệm vụ phải có người đưa
đường và bảo vệ. Nhiệm vụ của các chiến sĩ liên
lạc như Kim Đồng rất quan trọng và cần sự nhanh
trí, dũng cảm. Kim Đồng đã thực hiện nhiệm vụ
của mình như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu
tiếp đoạn 2 và 3 của bài.


- Hỏi: Chuyện gì đã xảy ra khi hai bác cháu
đi qua suối ?


- Hỏi: Bọn Tây đồn làm gì khi phát hiện ra bác
cán bộ ?



- Khi qua suối, hai bác cháu gặp Tây đồn
đem lính đi tuần, thế nhưng nhờ sự thơng
minh, nhanh trí, dùng cảm của Kim Đồng mà
hai bác cháu đã bình an vơ sự. Em hãy tìm
những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng
cảm của Kim Đồng khi gặp địch?


- Hỏi: Hãy nêu những phẩm chất tốt của Kim
Đồng ?


<b>* Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài ( 5 phút )</b>


- HS đọc các từ cần chú ý phát âm đúng, sau
đó mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ
đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.


- Đọc từng đoạn trong bài theo HD của GV.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn,
chú ý khi đọc các câu :


- <i>Ông ké ngồi ngay xuống bên tảng đá,/</i>


<i>thản nhiên nhìn bọn lính,/ như người đi</i>
<i>đường xa,/ mỏi chân,/ gặp được tảng</i>
<i>đá phẳng thì ngồi chốc lát.// </i>


<i>- Bé con / đi đâu sớm thế ? // </i>(Giọng
hách dịch)



<i>- Đón thầy mo này về cúng cho mẹ</i>
<i>ốm.// </i>(Giọng bình tĩnh, tự nhiên)


<i>- Già ơi! // Ta đi thơi!// Về nhà cháu cịn</i>
<i>xa đấy.// </i>


<i>Những tảng đá ven đường sáng hẳn</i>
<i>lên / như vui trong nắng sớm.//</i>


- Thực hiện yêu cầu của GV.


- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc một
đoạn trong nhóm.


- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
- Đọc đồng thanh.


- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ bảo
vệ và đưa bác cán bộ đến địa điểm mới.
- Bác cán bộ đóng vai một ơng già Nùng.
Bác chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã
phai bợt cả hai cửa tay, trông bác như
người Hà Quảng đi cào cỏ lúa.


- HS thảo luận cặp đơi, sao đó đại diện HS trả
lời : Vì đây là vùng dân tộc Nùng sinh sống,
đóng giả làm người Nùng, bác cán bộ sẽ hoà
đồng với mọi người, địch sẽ tưởng bác là


người địa phương và không nghi ngờ.


- Kim Đồng đi đằng trước, bác cán bộ
lững thững theo sau. Gặp điều gì đáng
ngờ, người đi trước làm hiệu, người đi sau
tránh vào ven đường.


- Nghe giảng, sau đó 1 HS đọc lại đoạn 2,
3 trước lớp, cả lớp đọc thầm.


- Hai bác cháu gặp Tây đồn đem lính đi
tuần.


- Chúng kêu ầm lên.


- Khi gặp địch, Kim Đồng bình tĩnh huýt
sáo ra hiệu cho bác cán bộ. Khi bị địch
hỏi, anh bình tĩnh trả lời chúng là đi đón
thầy mo về cúng cho mẹ đang ốm rồi
thân thiện giục bác cán bộ đi nhanh vì về
nhà cịn rất xa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

<b> Mục tiêu</b>


- Đọc trơi chảy được tồn bài, bước đầu biết
thể hiện giọng đọc phù hợp với diễn biến
của truyện.


<b> Cách tiến hành</b>



- GV tiến hành các bước tương tự như ở tiết
tập đọc trước.


<b>Kể chuyện</b>
<b>* Hoạt động 4: Xác định yc và kể mẫu ( 1’)</b>
<b>Mục tiêu</b>


- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại
được nội dung câu chuyện.


- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
<b> Cách tiến hành</b>


- Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện.
- Hỏi : Tranh 1 minh hoạ điều gì ?


- Hỏi : Hai bác cháu đi đường như thế nào?


- Hãy kể lại nội dung của tranh 2.


- Yêu cầu HS quan sát tranh 3, và hỏi: Tây đồn
hỏi Kim Đồng điều gì ? Anh đã trả lời chúng ra
sao ?


- Hỏi : Kết thúc của câu chuyện như thế nào ?
<b>* Hoạt động 5: Kể theo nhóm ( 9 phút )</b>


<b> Mục tiêu</b>


- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại


được nội dung câu chuyện.


- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
<b> Cách tiến hành</b>


- Chia HS thành nhóm nhỏ và yêu cầu HS kể
chuyện theo nhóm.


* <b>Hoạt động 6: Kể trước lớp ( 9 phút )</b>
<b> Mục tiêu</b>


- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại
được nội dung câu chuyện.


- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
<b> Cách tiến hành</b>


- Yêu cầu HS kể.


- Tuyên dương HS kể tốt.


- Dựa vào các tranh sau, kể lại tồn bộ
câu chuyện <i>Người liên lạc nhỏ</i>.


- Tranh 1 minh hoạ cảnh đi đường của hai
bác cháu.


- Kim Đồng đi đằng trước, bác cán bộ đi
sau. Nếu thấy có điều gì đáng ngờ thì
người đi trước ra hiệu cho người đi sau


nấp vào ven đường.


- 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét: trên
đường đi, hai bác cháu gặp Tây đồn đi
tuần. Kim Đồng bình tĩnh ứng phó với chúng,
bác cán bộ ung dung ngồi lên tảng đá như
người bị mỏi chân ngồi nghỉ.


- Tây đồn hỏi kim Đồng đi đâu, anh trả lời
chúng là đi mời thầy mo về cúng cho mẹ
đang bị ốm rồi giục bác cán bộ lên
đường kẻo muộn.


- Kim Đồng đã đưa bác cán bộ đi an
tồn. Bọn Tây đồn có mắt mà như thong
manh nên không nhận ra bác cán bộ.


- Mỗi nhóm 4 HS. Mỗi HS chọn kể lại đoạn
truyện mà mình thích. HS trong nhịm theo
dõi và góp ý cho nhau.


- 2 nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi,
nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất.


<b>Củng cố, dặn dò ( 4 phút )</b>
- GV : Phát biểu cảm nghĩ của em về anh Kim Đồng.


- Nhận xét tiết học và dặn dò HS chuẩn bị
bài sau.



- 2 đến 3 HS trả lời.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :



---Ngày tháng năm



<b>NHỚ VIỆT BẮC</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


<b>1. Đọc thành tiếng</b>


 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : <i> đỏ tươi,</i>


<i>chuốt, rừng phách, đổ vàng,...</i>


 Ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

<b>2. Đọc hiểu</b>


 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : <i>Việt Bắc, đèo, dang, phách, ân tình, thuỷ chung, ...</i>


 Hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài thơ : Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của rừng núi Tây
Bắc, ca ngợi sự dũng cảm của người Tây Bắc khi đánh giặc.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>


 Bản đồ Việt Nam.


 Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể).



 Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.


 Bảng phụ chép sẵn bài thơ để hướng dẫn học thuộc lòng.
<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>


1. KIỂM TRA BÀI CŨ ( 4 phuùt)


- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc <i>Người liên lạc nhỏ.</i>


2. DẠY - HỌC BAØI MỚI


<i>Hoạt động dạy</i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>* Giới thiệu bài (1 phút )</b>


- Trong suốt thời kì đấu tranh giành độc lập
dân tộc và kháng chiến chống thực dân
Pháp, các cán bộ cách mạng của ta đã
ssoongs và chiến đấu ở chiến khu Việt Bắc,
cùng đồng bào Việt bắc chia ngọt, sẻ bùi
đưa kháng chiến đến thắng lợi năm 1954.
(GV chỉ khu Việt Bắc trên bản đồ : Cao Bằng,
Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên
Quang, Hà Giang). Năm 1955 Chính phủ và
cán bộ trở về xuôi nhưng trong lịng khơng
ngi nỗi nhớ chiến khu, nhớ Việt Bắc. Trong
hồn cảnh đó, nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác
bài thơ <i>Việt Bắc. </i>Bài tập đọc hôm nay chúng
ta sẽ cùng tìm hiểu một đoạn trong bài thơ


nổi tiếng này.


- Ghi tên bài lên bảng.


<b> * Hoạt động 1: Luyện đọc ( 30 phút )</b>
<b> Mục tiêu</b>


- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do
ảnh hưởng của phương ngữ : <i> đỏ tươi,</i>


<i>chuốt, rừng phách, đổ vàng,...</i>


- Ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : <i>Việt</i>


<i>Bắc, đèo, dang, phách, ân tình, thuỷ chung, ...</i>


<b> Cách tiến hành</b>


<i>a) Đọc mẫu</i>


- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng
tha thiết, tình cảm, nhấn giọng ở các từ ngữ
gợi cảm, thể hiện sự tự hào ở đoạn cuối khi
nói về người Tây Bắc đánh giặc giỏi..


<i>b) HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ</i>


- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm
từ khó, dễ lẫn.



- HD đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ
thơ trước lớp. Theo dõi HS đọc bài và nhắc HS
ngắt nhịp cho đúng.


- Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các
từ khó.


- Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc bài lần 2


- Nghe GV giới thiệu bài.


- HS nhắc lại đề.


- Theo dõi GV đọc mẫu.


- HS đọc đúng các từ cần chú ý phát âm
đã nêu ở <i>Mục tiêu.</i>


- Mỗi HS đọc 2 dòng, tiếp nối nhau đọc từ
đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.


- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng
dẫn của GV:


- 2 HS đọc bài. Chú ý ngắt giọng đúng
nhịp thơ :


<b>Ta về,/ mình có nhớ ta/</b>



<i>Ta về,/ ta nhớ / những hoa cùng người.//</i>


<b>Rừng xanh / hoa chuối đỏ tươi/</b>


<i>Đèo cao nắng ánh / dao cài thắt lưng.//</i>


<b>Ngày xuân / mơ nở trắng rừng/</b>


<i>Nhớ người đan nón/chuốt từng sợi</i>
<i>dang.//</i>


<b>Nhớ khi / giặc đến / giặc lùng /</b>


<i>Rừng cây núi đá / ta cùng đánh Tây.//</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

trước lớp, mỗi HS đọc một khổ.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- Yêu cầu HS đọc đồng thanh bài thơ.
<b> * Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài ( 7 phút )</b>
<b>Mục tiêu</b>


- HS trả lời được câu hỏi


- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài thơ
<b> Cách tiến hành</b>


- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.



- Trong bài thơ tác giả có sử dụng cách xưng
hơ rất thân thiết là "ta", "mình", em hãy cho
biết "ta" chỉ ai, "mình" chi những ai ?


- Hỏi : Khi về xuôi, người cán bộ nhớ những gì ?
- Khi về xi, người cán bộ đã nhắn nhủ với người
Việt Bắc rằng "Ta về, ta nhớ những hoa cùng
người", "hoa" trong lời nhắn nhủ này chính là cảnh
rừng Việt Bắc. Vậy cảnh rừng Việt Bắc có gì đẹp ?
Hãy đọc thầm bài thơ và tìm những câu thơ nói
nên vẻ đẹp của rừng Việt Bắc?


- Giảng : Với 4 câu thơ, tác giả đã vẽ nên trước
mắt chúng ta một bức tranh tuyệt đẹp về núi
rừng Việt Bắc. Việt Bắc rực rỡ với nhiều màu sắc
khác nhau như rừng xanh, hoa chuối đỏ, hoa mơ
trắng, lá phách vàng. Việt Bắc cũng sôi nổi với
tiếng ve nhưng cũng thật yên ả với ánh trăng thu.
Cảnh Việt Bắc đẹp và người Việt Bắc thì đánh
giặc thật giỏi. Em hãy tìm những câu thơ cho
thấy Việt Bắc đánh giặc giỏi?


- Nhớ người Việt Bắc tác giả không chỉ nhớ
những ngày đánh giặc oanh liệt nhớ vẻ đẹp,
nhớ những hoạt động thường ngày của
người Việt Bắc. Em hãy tìm trong bài thơ
những câu thơ thể hiện vẻ đẹp của người
Việt Bắc?


- Hỏi : Qua những điều vừa tìm hiểu, bạn nào


cho biết nội dung chính của bài thơ là gì ?
- Hỏi : Tình cảm của tác giả đối với con người
và cảnh rừng Việt Bắc như thế nào ?


<b> * Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ (6’) </b>
<b>Mục tiêu</b>


- HS đọc thuộc bài thơ
<b> Cách tiến hành</b>


- GV yêu cầu cả lớp nhìn bảng đọc đồng
thanh bài thơ.


- Xoáù dần bài thơ trên bảng và yêu cầu HS
đọc sau mỗi lần xoá.


- u cầu HS tự học thuộc lịng bài thơ, sau
đó gọi một số HS đọc trước lớp.


- Nhận xét và cho điểm HS.


<b>* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dị ( 4 phút )</b>
- Nhận xét tiết học.


- Dặn dò HS về nhà học thuộc bài thơ, chuẩn
bị bài sau.


- 2 HS đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc một
khổ thơ trong nhóm.



- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
- Cả lớp đọc đồng thanh.


- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- "Ta" trong bài thơ chính là tác giả, người
sẽ về dưới xi, cịn "mình" chỉ người Việt
Bắc, người ở lại.


- Khi về dưới xuôi, người cán bộ nhớ hoa,
nhớ người Việt Bắc.


- HS đọc thầm lại khổ thơ đầu và trả lời :
Những câu thơ đó là : <i>Rừng xanh hoa</i>


<i>chuối đỏ tươi ; Ngày xuân mơ nở trắng</i>
<i>rừng ; Ve kêu rừng phách đổ vàng ; Rừng</i>
<i>thu trăng rọi hồ bình.</i>


- Nghe giảng và nghe câu hỏi, sau đó trả
lời : Những câu thơ cho ta thấy Việt Bắc
đấnh giặc giỏi là : <i>Rừng cây núi đá ta</i>


<i>cùng đánh Tây ; Núi giăng thành luỹ sắt</i>
<i>dày ; Rừng che bộ đội rừng vây quân</i>
<i>thù.</i>


- Những câu thơ cho thấy vẻ đẹp của
người Việt Bắc là : <i>Đèo cao nắng ánh</i>



<i>dao cài thắt lưng ; Nhớ người đan nón</i>
<i>chuốt từng sợi dang ; Nhớ cơ em gái hái</i>
<i>măng một mình ; Nhớ ai tiếng hát ân tình</i>
<i>thuỷ chung.</i>


- Nội dung chính của bài thơ là cho ta
thấy cảnh Việt Bắc rất đẹp, người Việt
Bắc cũng rất đẹp và đánh giặc giỏi.
- Tác giả rất gắn bó, yêu thương, nhưỡng
mộ cảnh vật và con người Việt Bắc. Khi
về xuôi, tác giả rất nhớ Việt Bắc.


- Cả lớp đọc đồng thanh.


- Đọc bài theo yêu cầu, có thể đọc đồng
thanh theo lớp, tổ, nhóm, hoặc đọc cá nhân.
- 2 đến 3 HS đọc bài trước lớp, có thể đọc
cả bài hoặc đọc một khổ trong bài


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

---Ngày tháng năm



<b>MỘT TRƯỜNG TIỂU HỌC VÙNG CAO</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


<b>1. Đọc thành tiếng</b>


 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : <i>tiểu học,</i>



<i>Sủng Thài, liên đội trưởng, ăn ở, thứ bảy, Uûy ban xã, buổi sáng, thể thao,...</i>
 Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.


 Đọc trôi chảy được toàn bài, biết phân biệt giọng lời kể chuyện và lời của nhân vật.
<b>2. Đọc hiểu</b>


 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : <i>Sủng Thài, trường nội trú, cải thiện,...</i>


 Biết một số điều về cuộc sống của các bạn HS miền núi : tuy còn nhiều vất vả, khó
khăn nhưng các bạn rất yêu trường, yêu lớp của mình.


 Biết giới thiệu về trường mình, từ đó thêm yêu trường, yêu lớp.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>


 Tranh minh hoạ nội dung truyện (phóng to, nếu có thể).


 Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.


 Bản đồ Việt Nam.


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>
1. KIỂM TRA BAØI CŨ ( 4 phút)


- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc <i>Nhớ Việt Bắc.</i>
2. DẠY - HỌC BAØI MỚI


<i>Hoạt động dạy</i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>* Giới thiệu bài ( 1 phút )</b>



- Treo tranh minh hoạ bài tập đọc, yêu cầu
HS đọc tên bài tập đọc trong SGK trang 118
và hỏi : Em hiểu thế nào là <i>vùng cao</i> ?


- Chỉ tranh minh hoạ bản đồ Việt Nam và giới
thiệu bài : Bức tranh các em đang quan sát
tranh minh hoạ hoạt động ở một trường tiểu
học Sủng Thài. Sủng Thài là một xã thuộc
huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang (chỉ bản đồ),
Hà Giang là một tỉnh miền núi phía Bắc nước
ta, được coi là địa đầu của Tổ Quốc. Trong
bài học hôm nay, các em sẽ được tìm hiểu
cuộc sống của các bạn trường tiểu học
Sủng Thài, một trường tiểu học vùng cao.
- Ghi tên bài lên bảng.


<b>* Hoạt động 1: Luyện đọc( 15 phút)</b>
<b> Mục tiêu</b>


- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do
ảnh hưởng của phương ngữ : <i>tiểu học, Sủng</i>


<i>Thài, liên đội trưởng, ăn ở, thứ bảy, Uûy ban</i>
<i>xã, buổi sáng, thể thao,...</i>


- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và
giữa các cụm từ.


- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : <i>Sủng</i>



<i>Thài, trường nội trú, cải thiện,...</i>


<b> Cách tiến hành</b>


<i>a) Đọc mẫu</i>


- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng
thong thả. Chú ý lời các nhân vật :


+ Giọng Sùng Tờ Dìn : nhanh, tự tin.
+ Giọng khách : vui vẻ, thân thiện.
b) <i>HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ</i>


- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm
từ khó, dễ lẫn.


- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ
khó.


- Đọc <i>Một trường tiểu học vùng cao </i>và
trả lời : <i>vùng cao </i>là vùng núi.


- Nghe GV giới thiệu bài.


- HS nhắc lại đề.


- Theo dõi GV đọc mẫu.


- HS nhìn bảng phụ, đọc các từ cần chú ý
phát âm đúng đã nêu ở mục tiêu bài học.


- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ
đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.


- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng
dẫn của GV.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

- HD HS chia bài thành 3 đoạn như sau :


+ Đoạn 1 : <i>Nghe nói ... Các thầy cơ ăn ở</i>


<i>cùng học sinh.</i>


+ Đoạn 2 : <i>Vừa đi ... để cải thiện bữa ăn.</i>
+ Đoạn 3 : Phần còn lại.


- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, mỗi HS đọc
một đoạn của bài, theo dõi HS đọc và yêu
cầu HS đọc lại các câu mắc lỗi ngắt giọng.


- Giải nghĩa các từ khó.


- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc trước lớp,
mỗi HS đọc 1 đoạn.


- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.


<b>* Hoạt động 2 : HD tìm hiểu bài ( 8 phút )</b>
<b> Mục tiêu</b>



- HS trả lời được câu hỏi.


- Biết một số điều về cuộc sống của các bạn HS
miền núi : tuy còn nhiều vất vả, khó khăn nhưng
các bạn rất yêu trường, yêu lớp của mình.
- Biết giới thiệu về trường mình, từ đó thêm
u trường, u lớp.


<b> Cách tiến haønh</b>


- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1 trước lớp.


- Hỏi: Ai là người dẫn khách đi thăm trường ?
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2


- Hỏi: Bạn Dìn giới thiệu những gì về trường
mình ?


+ GV gợi ý : Bạn Sùng Tờ Dìn đưa khách đi
thăm những nơi nào của trường ? Bạn kể
những gì cho khách nghe về nếp sinh hoạt
của học sinh và thầy cô trong trường ?


- GV giảng thêm : Ở vùng cao, mọi người
sống rất thưa thớt, đời sống cịn nhiều khó
khăn. Các bạn HS phải đi học rất xa, có khi đi
cả ngày đường mới đến trường, vì thế các
trường ở vùng cao thường là trường nội trú,
HS đến trường học và ăn, ngủ, nghỉ sinh hoạt


tại trường, một tuần, hoặc một tháng, .. mới
về nhà một lần.


- Hỏi: Khi nghe Sùng Tờ Dìn giới thiệu về
trường, về nếp sinh hoạt của HS trong trường,
người khách đã hỏi em điều gì ?


- Hỏi: Khi đó, Dìn trả lời thế nào ?


- Hỏi: Tình cảm của Dìn đối với trường như
thế nào ? Nhờ đâu em biết điều đó ? (gợi ý :
Khi giới thiệu về trường, Dìn có thái độ như
thế nào ? Mỗi thứ bảy được về nhà, Dìn lại
mong điều gì ?).


- Hỏi: Em có yêu trường mình khơng ? hãy
giới thiệu vài nét về trường em.


+ Định hướng : Trường em tên là gì ? Trong
trường có các phịng nào ? Hằng ngày, khi đến
trường em được tham gia những hoạt động
nào ? Tình cảm của em đối với trường ? ...


<b>* Hoạt động 3 : Luyện đọc lại bài (5 phút)</b>


- 3 HS đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý
ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy
và khi đọc các câu :


<i>- Hội đồng giáo viên đang họp / nên em</i>


<i>Sùng Tờ Dìn,/ liên đội trưởng,/ dẫn chúng</i>
<i>tôi đi thăm trường.//</i>


<i>- Cứ sáng thứ hai,/ Chúng em lại đến</i>
<i>trường/ cùng với gạo ăn một tuần,/</i>
<i>chiều thứ bảy lại về nhà.// Nhà ai nghèo</i>
<i>/ thì Uûy ban xã giúp gạo.//</i>


<i>- Về nhà,/ ai cũng mong sớm đến thứ hai</i>
<i>để lại được gặp nhau.//</i>


- HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo
dõi bài trong SGK.


- Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc một
đoạn trong nhóm.


- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.


- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK<i>.</i>
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
- Bạn Sùng Tờ Dìn, liên đội trưởng dẫn
khách đi thăm trường.


- Bạn Sùng Tờ Dìn giới thiệu :


+ Trong trường có đủ phịng học cho năm
lớp, có bếp, phịng ăn, nhà ở.



+ Các thầy cô ăn ở cùng HS.


+ Sáng thứ hai hàng tuần, HS đến trường
mang theo gạo ăn của một tuần, chiều
thứ bảy mới về nhà. Nhà ai nghèo được
Uỷ ban xã cấp gạo ăn.


+ Hằng ngày, vào buổi sáng, HS lên lớp học
bài, buổi chiều làm bài. Ngoài giờ học, các
bạn học múa, hát, chơi thể thao hoặc trồng
rau, nuôi gà để cải thiện bữa ăn.


- Người khách hỏi : Đi học cả tuần, Dìn có
nhớ nhà khơng ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

<b> Mục tiêu</b>


- Đọc trơi chảy được tồn bài, biết phân biệt
giọng lời kể chuyện và lời của nhân vật.
<b> Cách tiến hành</b>


- Yêu cầu HS tự chọn một đoạn trong bài và
luyện đọc lại đoạn đó.


- Gọi 3 đến 4 HS đọc đoạn mình chọn trước lớp,
sau khi đọc giải thích rõ tại sao em chọn đọc
đoạn đó.


- Nhận xét và cho điểm HS.
<b>* Hoạt động cuối:( 4 phút ) </b>



- Hỏi : Câu chuyện cho em biết điều gì về
cuộc sống của các bạn HS vùng cao ?


- Nhận xét tiết học.


- HS tự luyện đọc.


- 3 đến 4 HS trình bày, cả lớp theo dõi và
nhận xét.


- Cuộc sống khó khăn nhưng các bạn rất
yêu trường, yêu lớp.


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :







---T

ổ trưởng kiểm tra



</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

Ngày tháng năm



<b>HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA</b>
(<i>2 tiết)</i>


<b>I. MỤC TIÊU</b>
<b>A - Tập đọc</b>



<b>1. Đọc thành tiếng</b>


 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : <i> hũ bạc,</i>


<i>siêng năng, nhắm mắt, kiếm nổi, dành dụm, vất vả, thảnh nhiên,..</i>
 Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.


 Đọc trơi chảy được tồn bài và phân biệt được lời kể chuyện và lời của nhân vật.
<b>2. Đọc hiểu</b>


 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : <i> người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm,...</i>


 Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện cho ta thấy bàn tay và
sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn.
<b>B - Kể chuyện</b>


 Biết sắp xếp các tranh minh hoạ theo đúng trình tự nội dung truyện, sau đó dựa vào
trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.


 Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>


 Tranh minh hoạ bài tập đọc và các đoạn truyện (phóng to, nếu có thể).


 Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.


 Một chiếc hũ (nếu có).


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>



<b>Tập đọc</b>
1. KIỂM TRA BAØI CŨ ( 4 phút )


- Yêu cầu 1 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc <i>Một trường tiểu học vùng</i>


<i>cao. </i>1 HS lên bảng kể về trường em.
- Nhận xét và cho điểm HS.


2. DẠY - HỌC BAØI MỚI


<i>Hoạt động dạy</i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>* Giới thiệu bài (1 phút )</b>
- GV viết đề lên bảng.


<b>* Hoạt động 1 : Luyện đọc ( 30 phút )</b>
<b> Mục tiêu</b>


-Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do
ảnh hưởng của phương ngữ : <i> hũ bạc, siêng</i>


<i>năng, nhắm mắt, kiếm nổi, dành dụm, vất</i>
<i>vả, thảnh nhiên,..</i>


- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và
giữa các cụm từ.


- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài :



<i>người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành</i>
<i>dụm,...</i>


<b> Cách tiến hành</b>


<i>a) Đọc mẫu</i>


- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chý ý :
+ Giọng người dẫn chuyện : thong thả, rõ ràng.
+ Giọng người cha ở đoạn 1 : thể hiện sự
khuyên bảo, lo lắng cho con ; ở đoạn 2 :
nghiêm khắc ; ở đoạn 4 : xúc động, có sự
yên tâm, hài lòng về con ; ở đoạn 5 : trang
trọng, nghiêm túc.


<i>b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ</i>


- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm
từ khó, dễ lẫn.


- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ
khó.


- Nghe GV giới thiệu bài
- HS nhắc lại đề.


- Theo dõi GV đọc mẫu.


- HS nhìn bảng đọc các từ ngữ cần chú ý
phát âm đã nêu ở mục tiêu.



- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ
đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.


- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng
dẫn của GV.


- Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt
giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và
khi đọc các câu khó :


- <i>Cha muốn trước khi nhắm mắt / thấy</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

- Yêu cầu 5 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và
chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS.


- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của các từ
mới trong bài.


- Yêu cầu 5 HS tiếp nối nhau đọc bài trước
lớp, mỗi HS đọc một đoạn.


- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.


<b>* Hoạt động 2 : HD tìm hiểu bài ( 8 phút )</b>
<b> Mục tiêu</b>


 HS trả lời được câuhỏi<i>.</i>



 Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện
<b> Cách tiến hành</b>


- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Câu chuyện có những nhân vật nào ?
- Ông lão là người như thế nào ?


- Ông lão buồn vì điều gì ?


- Ơng lão mong muốn điều gì ở người con ?
- Vì muốn con mình tự kiếm nổi bát cơm nên
ơng lão đã yêu cầu con ra đi và kiếm tiền
mang về nhà. Trong lần ra đi thứ nhất, người
con đã làm gì ?


- Người cha đã làm gì với số tiền đó ?


- Vì sao người cha lại ném tiền xuống ao ?


- Vì sao người con phải ra đi lần thứ hai ?
- Người con dã làm lụng vất vả và tiết kiệm
tiền như thế nào ?


- Khi ông lão vứt tiền vào lửa, người con đã
làm gì ?


- Hành động đó nói lên điều gì ?


- Ơng lão có thái độ như thế nào trước hành


động của con ?


- Caâu văn nào trong truyện nói lên ý nghóa
của câu chuyện ?


- Hãy nêu bài học mà ơng lão dạy con bằng
lời của em.


<b>* Hoạt động 3 : Luyện đọc lại bài ( 6 phút )</b>
<b> Mục tiêu</b>


 Đọc trơi chảy được tồn bài và phân biệt
được lời kể chuyện và lời của nhân vật.
<b> Cách tiến hành</b>


<i>làm / và mang tiền về đây.//</i>


<i>- Bây giờ / cha tin tiền đó chính tay con</i>
<i>làm ra.// Có làm lụng vất vả,/ người ta</i>
<i>mới biết quý đồng tiền.//</i>


<i>- Nếu con lười biếng, / dù cha cho một trăm</i>
<i>hũ bạc/ cũng không đủ.// Hũ bạc tiêu khơng</i>
<i>bao giờ hết/ chính là hai bàn tay con.</i>


- u cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa
của các từ mới. HS đặt câu với từ <i>thản</i>


<i>nhiên, dành dụm.</i>



- 5 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo
dõi bài trong SGK.


- Mỗi nhóm 5 HS, lần lượt từng HS đọc một
đoạn trong nhóm.


- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.


- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- Câu chuyện có 3 nhân vật là ơng lão,
bà mẹ và cậu con trai.


- Ông là người rất siêng năng, chăm chỉ.
- Ơng lão buồn vì người con trai của ơng
rất lười biếng.


- Ơng lão mong muốn người con tự kiếm nổi
bát cơm, không phải nhờ vả vào người khác.
- Người con dùng số tiền mà bà mẹ cho
để chơi mấy ngày, khi cịn lại một ít thì
mang về nhà đưa cho cha.


- Người cha ném số tiền xuống ao.


- Vì ơng muốn biết đó có phải là số tiền
mà người con tự kiếm được không. Nếu
thấy tiền của mình bị vứt đi mà khơng xót
nghĩa là đồng tiền đó khơng phải nhờ sự
lao động vất vả mới kiếm được.



- Vì người cha phát hiện ra số tiền anh
mang về không phải do anh tự kiếm ra
nên anh phải tiếp tục ra đi và kiếm tiền.
- Anh vất vả xay thóc thuê, mỗi ngày được 2
bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Ba tháng,
anh dành dụm được 90 bát gạo liền đem
bán lấy tiền và mang về cho cha.


- Người con vội thọc tay vào lửa để lấy
tiền ra.


- Hành động đó cho thấy vì anh đã rất vất vả
mới kiếm được tiền nên rất q trọng nó.


- Ơng lão cười chảy cả nước mắt khi
thấy con biết quí trọng đồng tiền và sức
lao động.


- HS đọc thầm đoạn 4, 5 và trả lời :


<i>Có làm lụng vất vả người ta mới biết quí</i>
<i>trọng tiền./ Hũ bạc tiêu khơng bao giờ</i>
<i>hết chính là bàn tay con.</i>


- 2 đến 3 HS trả lời : <i>Chỉ có sức lao động</i>


<i>của chính đơi bàn tay mới ni sống con</i>
<i>cả đời. / Đơi bàn tay chính là nơi tạo ra</i>
<i>nguồn của cải không bao giờ cạn./ Con</i>
<i>phải chăm chỉ làm lụng vì chỉ có chăm</i>


<i>chỉ mới ni sống con cả đời</i>.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

- Yêu cầu HS luyện đọc bài theo vai, sau đó
gọi một số nhóm trình bày trước lớp.


- Nhận xét và cho điểm HS.


<b>Kể chuyện</b>



<b>* Hoạt động 4 : Xác định yêu cầu ( 1 phút )</b>
<b>Mục tiêu</b>


 Biết sắp xếp các tranh minh hoạ theo đúng
trình tự nội dung truyện, sau đó dựa vào trí
nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn
và toàn bộ câu chuyện.


 Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
<b> Cách tiến hành</b>


- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của phần kể
chuyện trang 122, SGK.


- Yêu cầu HS suy nghĩ và ghi ra giấy thứ tự
sắp xếp của các tranh.


- Gọi HS nêu ý kiến, sau đó GV chốt lại ý kiến
đúng và yêu cầu HS kiểm tra phần sắp xếp
tranh của bạn bên cạnh.



- Yêu cầu 5 HS lần lượt kể trước lớp, mỗi HS
kể lại nội dung của một bức tranh


- Nhận xét phần kể chuyện của từng HS.


<b>* Hoạt động 5 : Kể trong nhóm ( 9 phút )</b>
<b> Mục tiêu</b>


 Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại
được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.


 Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
<b> Cách tiến hành</b>


- Yêu cầu HS chọn một đoạn truyện và kể
cho bạn bên cạnh nghe.


<b>* Hoạt động 6 : Kể trước lớp ( 9 phút )</b>
<b> Mục tiêu</b>


 Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại
được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.


 Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
<b> Cách tiến hành</b>


- Gọi 5 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện
vịng 2. Sau đó, gọi 1 HS kể lại tồn bộ câu
chuyện.



- Nhận xét và cho ñieåm HS.


- 1 HS đọc.


- Làm việc cá nhân, sau đó 2 HS ngồi cạnh
đổi chéo kết quả sắp xếp cho nhau.


- Đáp án : 3 - 5 - 4 - 1- 2.


- HS lần lượt kể chuyện theo yêu cầu. Nội
dung chính cần kể của từng tranh là :
+ Tranh 3 : Người cha đã già nhưng vẫn
làm lụng chăm chỉ, trong khi đó anh con
trai lại lười biếng.


+ Tranh 5 : Người cha yêu cầu con đi làm
và mang tiền về.


+ Tranh 4 : Người con vất vả xay thóc
thuê và dành dụm từng bát gạo để có
tiền mang về nhà.


+ Tranh 1 : Người cha ném tiền vào lửa,
người con vội vàng thọc tay vào lửa để
lấy tiền ra.


+ Tranh 2 : Hũ bạc và lời khuyên của
người cha với con.


- Kể chuyện theo cặp.



- 5 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.


<b>Củng cố, dặn dò ( 4 phút )</b>
- Hỏi : Em coù suy nghó gì về mỗi nhân vật


trong truyện ?


- Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà kể lại
câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn
bị bài sau.


- 2 đến 3 HS trả lời theo suy nghĩ của từng
em.


RUÙT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

<b>NHÀ BỐ Ở</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


<b>1. Đọc thành tiếng</b>


 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : <i>Páo, tiếng</i>


<i>suối, nhoà dần, cửa sổ, quanh co, leo đèo,...</i>


 Đọc đúng nhịp các câu thơ và thể hiện được tâm trạng ngạc nhiên của bạn nhỏ.
<b>2. Đọc hiểu</b>


 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : <i>sừng sững, thang gác, ...</i>



 Hiểu được nội dung bài thơ : Bạn Páo ở miền núi được bố đưa đi thăm thành phố,
thấy gì bạn cũng ngạc nhiên thích thú nhưng khơng qn vùng núi q mình.


<b>3. Học thuộc lịng bài thơ</b>
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>


 Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể).


 Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>


1. KIỂM TRA BÀI CU Õ( 4 phuùt )


- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc <i>Hũ bạc của người cha.</i>
2. DẠY - HỌC BAØI MỚI


<i>Hoạt động dạy</i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>* Giới thiệu bài ( 1 phút )</b>


- Treo tranh minh hoạ và giới thiệu : Đây là
bạn Páo và bố của bạn. Páo là một bạn nhỏ
sống ở vùng núi. Lần đầu được bố cho về
thăm thành phố, Páo đã có suy nghĩ và tình
cảm như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu
qua bài tập đọc <i>Nhà bố ở.</i>


- Ghi tên bài



<b>* Hoạt động 1 : Luyện đọc ( 15 phút )</b>
<b> Mục tiêu</b>


 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn
do ảnh hưởng của phương ngữ : <i>Páo, tiếng</i>


<i>suối, nhoà dần, cửa sổ, quanh co, leo đèo,...</i>
 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài :


<i>sừng sững, thang gác, ...</i>


<b> Cách tiến hành</b>


<i>a) Đọc mẫu</i>


- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý thể
hiện đúng tâm trạng của Páo :


+ Khổ 1 : háo hức khi được về thăm thành
phố.


+ Khổ 2, 3 : ngạc nhiên trước những điều lạ ở
thành phố.


+ Khổ 4 : bâng khuâng nhớ quê hương.


<i>b) HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ</i>


- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát
âm từ khó, dễ lẫn.



- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ
khó.


- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ
trong bài. Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi
ngắt giọng nếu HS mắc lỗi.


- Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.


- Nghe GV giới thiệu bài.


- Theo dõi GV đọc mẫu.


- HS nhìn bảng đọc các từ khó dễ lẫn đã
nêu ở mục tiêu.


- Mỗi HS đọc 2 dòng thơ, tiếp nối nhau
đọc từ đầu đến hết bài.


- Đọc từng khổ thơ trong bài theo hướng
dẫn của GV.


- Đọc từng đoạn thơ trước lớp. Chú ý ngắt
giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và
nhịp thơ :


<i>Con đường sao mà rộng thế /</i>
<i>Sông sâu/ chẳng lội được qua/</i>
<i>Người,/ xe/ đi như gió thổi/</i>


<i>Ngước lên/ mới thấy mái nhà.//</i>
<i>Bố ở tầng năm / chót vót/</i>
<i>Gió/ như đỉnh núi bản ta/</i>


<i>Sớm / chiều / xuống lên thang gác/</i>
<i>Nhớ sao/ đèo dốc quê nhà...//</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước
lớp, mỗi HS đọc 1 khổ thơ.


- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.


<b>* Hoạt động 2 : HD tìm hiểu bài ( 7 phút )</b>
<b> Mục tiêu</b>


 HS trả lời được câu hỏi


 Hiểu được nội dung bài thơ
<b> Cách tiến hành</b>


- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.


- Quê bạn Páo ở đâu ? Câu thơ nào cho em
biết điều đó ?


- Páo đi thăm bố ở đâu ?


- Những điều gì ở thành phố khiến Páo thấy lạ ?



- Lần đầu tiên được bố cho về thăm thành phố,
Páo thấy có rất nhiều điều lạ nhưng ở thành
phố cịn có những điều làm Páo thấy giống ở
quê mình. Em hãy tìm những hình ảnh ở thành
phố mà Páo thấy giống ở q mình ?


- Theo em, vì sao Páo có thể thấy những điểm
giống giữa quê nhà và cảnh vật thành phố ?
<b> * Hoạt động 3 : HTL bài thơ ( 6 phút )</b>
<b> Mục tiêu</b>


- Học thuộc lòng bài thơ
<b> Cách tiến hành</b>


- GV tiến hành hướng dẫn HS học thuộc lòng
bài thơ theo các bước đã giới thiệu ở tiết
tập đọc <i>Hai bàn tay em </i>tuần 1.


<b>* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn do</b>Ø <b>( 4 phút )</b>
- Nhận xét tiết học.


- Daën dò HS học thuộc lòng bài thơ và chuẩn
bị bài sau.


- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo
dõi bài trong SGK.


- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc một
khổ thơ trong nhóm.



- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.


- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- Quê Páo ở miền núi, các câu thơ cho
biết điều đó là : <i>Ngọn núi ở lại cùng</i>


<i>mây ; Tiếng suối nhoà dần trong mây ;</i>
<i>Quanh co như Páo leo đèo ; Gió như đỉnh</i>
<i>núi bản ta ; Nhớ sao đèo dốc quê nhà.</i>


- Páo đi thăm bố ở thành phố<i>.</i>


- Thành phố có nhiều điều làm Páo thấy
lạ, đó là đường rất rộng ; sơng thì sâu
khơng lội được qua như suối ở quê Páo ;
có rất đông người và xe đi lại như gió
thổi ; nhà cao sừng sững, ngước lên mới
thấy mái ; lên nhà đi bằng thang gác
nằm ở giữa như đi vào trong ruột.


- Páo thấy nhà cao giống như trái núi ở
quê ; Bố ở trên tầng năm lộng gió như gió
ở bản làng quê hương ; lên xuống thang
gác giống như Páo đang leo đèo, leo dốc
ở quê nhà.


- Vì Páo rất yêu và nhớ quê hương của
mình.


- Thi đọc thuộc lịng bài thơ.



RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :







---T

ổ trưởng kiểm tra



</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

Ngày tháng năm



<b>NHÀ RƠNG Ở TÂY NGUN</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


<b>1. Đọc thành tiếng</b>


 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : <i>múa rông</i>


<i>chiêng, vướng mái, giỏ mây, truyền lại, bếp lửa, bảo vệ,...</i>
 Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.


 Đọc trơi chảy được tồn bài, biết nhấn giọng ở các từ gợi tả.
<b>2. Đọc hiểu</b>


 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : <i>múa rông chiêng, nông cụ,...</i>


 Hiểu được nội dung bài : Bài văn giới thiệu với chúng tavề nhà rông của các dan
tộc Tây Nguyên, qua đó cũng giới thiệu những sinh hoạt cộng đồng gắn với nhà
rông.



<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>


 Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể).


 Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>


1. KIỂM TRA BÀI CŨ ( 4 phút )


- u cầu HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc <i>Nhà bố ở.</i>
- Nhận xét và cho điểm HS.


2. DẠY - HỌC BAØI MỚI


<i>Hoạt động dạy</i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>* Giới thiệu bài ( 1 phút )</b>


- Giờ học này chúng ta cùng đọc và tìm hiểu bài


<i>Nhà rông ở Tây nguyên. </i>Qua bài tập đọc này
các em sẽ hiểu thêm về đặc điểm của nhà rông
và các sinh hoạt cộng đồng gắn với nhà rông
của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.


<b> * Hoạt động 1 : Luyện đọc ( 15 phút )</b>
<b> Mục tiêu</b>


 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn


do ảnh hưởng của phương ngữ : <i>múa rông</i>


<i>chiêng, vướng mái, giỏ mây, truyền lại, bếp</i>
<i>lửa, bảo vệ,...</i>


 Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và
giữa các cụm từ.


 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : <i>múa</i>


<i>rông chiêng, nông cụ,...</i>


<b>Cách tiến hành</b>


<i>a) Đọc mẫu</i>


- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng
thong thả, nhấn giọng ở các từ gợi tả.


<i>b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ</i>


- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm
từ khó, dễ lẫn.


- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ
khó.


- Hướng dẫn HS chia bài thành 4 đoạn, mỗi
lần xuống dòng xem là 1 đoạn.



- Yêu cầu 4 HS đọc từng đoạn trước lớp, theo
dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng,
nếu có.


- Nghe GV giới thiệu bài.


- Theo dõi GV đọc mẫu.


- HS nhìn bảng đọc các từ cần chú ý
phát âm đã nói ở phần <i>Mục tiêu.</i>


- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ
đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.


- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng
dẫn của GV.


- Mỗi HS đọc 1 đoạn trước lớp. Chú ý ngắt
giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và giữa
các cụm từ. Một số câu cần chú ý :


<i>- Nó phải cao/ để đàn voi đi qua mà</i>
<i>không đụng sàn/ và khi múa rông</i>
<i>chiêng trên sàn,/ ngọn giáo không</i>
<i>vướng mái.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

- Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu
nghĩa các từ khó.


- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.


- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.


<b>* Hoạt động 2 : HD tìm hiểu bài ( 7 phút )</b>
<b> Mục tiêu</b>


 HS trả lời được câu


 Hiểu được nội dung bài
<b> Cách tiến hành</b>


- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.


- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.


- Nhà rông thường được làm bằng các loại
gỗ nào ?


- Vì sao nhà rông phải chắc và cao ?


- Gian đầu nhà rơng được trang trí như thế
nào ?


- Như vậy ta thấy, gian đầu nhà rông là nơi
rất thiêng liêng, trang trọng của nhà rông.
Gian giữa được coi là trung tâm của nhà
rơng. Hãy giải thích vì sao gian giữa lại được
gọi là trung tâm của nhà rông ?


- Từ gian thứ ba của nhà rơng được dùng để
làm gì ?



- GV : Nhà rông là ngôi nhà đặc biệt quan
trọng đối với các dân tộc Tây Nguyên. Nhà
rông được làm rất to, cao và chắc chắn. Nó
là trung tâm của buôn làng, là nơi thờ thần
làng, nơi diễn ra các sinh hoạt cộng đồng
quan trọng của người dân tộc Tây Nguyên.
<b>* Hoạt động 3 : Luyện đọc lại bài ( 6 phút )</b>
<b> Mục tiêu</b>


 Đọc trôi chảy được toàn bài, biết nhấn
giọng ở các từ gợi tả.


<b> Cách tiến hành</b>


- GV hoặc HS khá chọn đọc mẫu 1 đoạn
trong bài. Chú ý nhấn giọng các từ ngữ : <i>bền</i>


<i>chắc, cao, không đụng sàn, không vướng</i>
<i>mái, trung tâm, việc lớn, tiếp khách, tập</i>
<i>trung, bảo vệ</i>.


- Yêu cầu HS chọn đọc một đoạn em thích
trong bài và luyện đọc.


- Nhận xét và cho điểm HS.


<b>* Hoạt động cuối :Củng cố, dặn dò ( 4 phút )</b>
- Nhận xét tiết học, dặn dị HS về nhà chuẩn
bị bài sau.



<i>bảo vệ buôn laøng./ </i>


- Thực hiện yêu cầu của GV.


- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc
một đoạn trong nhóm.


- 3 nhóm thi đọc tiếp nối.


- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK<i>.</i>
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.


- Nhà rông thường được làm bằng các loại
gỗ bền và chắc như lim, gụ, sến, táu.


- Vì nhà rông được sử dụng lâu dài, là nơi
thờ thần làng, nơi tụ họp những người
trong làng vào những ngày lễ hội. Nhà
rông phải cao để đàn voi đi qua không
chạm sàn, phải cao để khi múa rông
chiêng ngọn giáo không vướng mái.
- Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng,
trên vách có treo một giỏ mây đựng hịn
đá thần. Đó là hịn đá mà già làng nhặt
lấy khi lập làng. Xung quanh hòn đá,
người ta treo những cành hoa đan bằng
tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền
lại và chiêng trống dùng để cúng tế.
- Vì gian giữa là nơi đặt bếp lửa của nhà
rông, nơi các già làng tụ họp để bàn


việc lớn và cũng là nơi tiếp khách của
nhà rông.


- Từ gian thứ ba trở đi là nơi ngủ của trai
tráng trong làng đến 16 tuổi, chưa lập gia
đình. Họ tập trung ở đây để bảo vệ buôn
làng.


- Theo dõi bài đọc mẫu, có thể dùng bút
chì gạch chân dưới các từ cần nhấn
giọng.


- Tự luyện đọc một đoạn, sau đó 3 đến 4
HS đọc đoạn văn mình chọn trước lớp.
Cả lớp theo dõi và nhận xét.


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73></div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

---Ngày tháng năm



<b>ĐÔI BẠN</b>
(<i>2 tiết)</i>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


<b>A - Tập đọc</b>


<b>1. Đọc thành tiếng</b>


 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : <i> giặc Mĩ,</i>



<i>thị xã, san sát, nườm nượp, lăn tăn, vùng vẫy, tuyệt vọng, ướt lướt thướt, hốt hoảng,</i>
<i>sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa,...</i>


 Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.


 Đọc trơi chảy được tồn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.
<b>2. Đọc hiểu</b>


 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : <i> sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng,...</i>


 Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện ca ngợi phẩm chất
tốt đẹp của những người dân làng quê sẵn sàng giúp đỡ người khác, hi sinh vì người
khác và lịng thuỷ chung của người thành phố với những người sẵn sàng giúp đỡ
mình lúc khó khăn, gian khổ.


<b>B - Kể chuyện</b>


 Dựa vào gợi ý kể lại được toàn bộ câu chuyện.


 Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>


 Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể).


 Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>


<b>Tập đọc</b>
1. KIỂM TRA BAØI CŨ ( 4 phút )



- Yêu cầu 2 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc <i>Nhà rông ở Tây Nguyên. </i>
- Nhận xét và cho điểm HS.


2. DẠY - HỌC BAØI MỚI


<i>Hoạt động dạy</i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>* Giới thiệu bài (1 phút )</b>


- Yêu cầu HS mở SGK trang 129 và đọc tên
chủ điểm, sau đó giới thiệu : Trong tuần 16 và
17 các bài học Tiếng Việt sẽ cho các em có
thêm hiểu biết về con người và cảnh vật
thành thị và nông thôn. Bài tập đọc mở đầu
chủ điểm là bài <i>Đôi bạn</i>. Qua câu chuyện về
tình bạn của Thành và Mến, chúng ta sẽ biết
rõ hơn về những phẩm chất tốt đẹp của
người thành phố và người làng quê.


<b>* Hoạt động 1 : Luyện đọc ( 30 phút )</b>
<b> Mục tiêu :</b>


 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn
do ảnh hưởng của phương ngữ : <i> giặc Mĩ, thị</i>


<i>xã, san sát, nườm nượp, lăn tăn, vùng vẫy,</i>
<i>tuyệt vọng, ướt lướt thướt, hốt hoảng, sẵn</i>
<i>lòng sẻ nhà sẻ cửa,...</i>


 Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và


giữa các cụm từ.


 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : <i> sơ</i>


<i>tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng,...</i>


<b>Cách tiến hành :</b>


<i>a) Đọc mẫu</i>


- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý:
+ Giọng người dẫn chuyện : thong thả, rõ ràng.
+ Giọng chú bé : kêu cứu thất thanh.


+ Giọng bố Thành : trầm lắng, xúc động.


<i>b) HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ</i>


- Đọc tên chủ điểm và nghe GV giới thiệu
bài.


- Theo dõi GV đọc mẫu.


- HS nhìn bảng đọc các từ ngữ cần chú ý
phát âm đã nêu ở mục tiêu.


- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ
đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm


từ khó, dễ lẫn.


- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ
khó.


- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và
chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS.


- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ mới
trong bài.


- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước
lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.


- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.


<b>* Hoạt động 2 : HD tìm hiểu bài ( 8 phút )</b>
<b> Mục tiêu :</b>


 HS trả lời được câu hỏi.


 Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.
<b>Cách tiến hành :</b>


- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.


- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1 và hỏi : Thành và
Mến kết bạn với nhau vào dịp nào ?



- Giảng : Vào những năm 1965 đến 1973, giặc
Mĩ không ngừng ném bom phá hoại miền Bắc,
nhân dân thủ đô và các thành thị ở miền Bắc
đều phải sơ tán về nơng thơn, chỉ những người
có nhiệm vụ mới ở lại thành phố.


- Hỏi : Mến thấy thị xã có gì lạ ?


- Ra thị xã Mến thấy cái gì cũng lạ nhưng em
thích nhất là ở cơng viên. Cũng chính ở cơng
viên, Mến để lại trong lòng những người bạn
thành phố sự khâm phục. Vậy ở cơng viên,
Mến đã có hành động gì đáng khen ?


- Hỏi : Qua hành động này, em thấy Mến có
đức tính gì đáng q ?


- Hãy đọc câu nói của người bố và cho biết
em hiểu như thế nào về câu nói của bố ?


- Yêu cầu HS đọc câu hỏi 5 và thảo luận cặp
đôi để trả lời câu hỏi này : Tìm những chi tiết
nói lên tình cảm thuỷ chung của gia đình
Thành đối với những người giúp đỡ mình.


<b>Kết luận :</b> Câu chuyện cho ta thấy phẩm
chất tốt đẹp của những người làng quê, họ
sẵn sàng chia sẻ khó khăn với người khác, sẵn
sàng hi sinh cứu người và lòng thuỷ chung


của người thành phố đối với những người đã
giúp đỡ mình.


<b>* Hoạt động 3 : Luyện đọc lại bài ( 6 phút )</b>
<b> Mục tiêu :</b>


 Đọc trôi chảy được toàn bài và phân
biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.


<b>Cách tiến hành :</b>


- GV chọn đọc mẫu một đoạn trong bài, sau


- Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt
giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và
khi đọc các câu khó :


- <i>Người làng quê như thế đấy,/ con ạ.//</i>


<i>Lúc đất nước có chiến tranh,/ họ sẵn</i>
<i>lòng sẻ nhà/ sẻ cửa.// Cứu người,/ họ</i>
<i>không hề ngần ngại.//</i>


- Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa
các từ mới. HS đặt câu với từ <i>tuyệt vọng.</i>
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo
dõi bài trong SGK.


- Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc
một đoạn trong nhóm.



- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.


- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- Đọc thầm và trả lời : Thành và Mến kết bạn
với nhau từ ngày nhỏ, khi giặc Mĩ ném bom
miền Bắc, gia đình Thành phải rời thành phố
sơ tán về quê Mến ở nơng thơn.


- Nghe GV giảng.


- Mến thấy cái gì ở thị xã cũng lạ, thị xã
có nhiều phố, phố nào nhà ngói cũng
san sát, cái cao, cái thấp chẳng giống
những ngôi nhà ở quê Mến ; những dòng
xe cộ đi lại nườm nượp ; đêm đèn điện
sáng như sao sa.


- Khi chơi ở công viên, nghe tiếng kêu
cứu, Mến lập tức lao xuống hồ cứu một
em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng.


- Mến dũng cảm và sẵn sàng cứu người,
bạn còn rất khéo léo trong khi cứu người.
- Câu nói của người bố khẳng định phẩm
chất tốt đẹp của người làng quê, họ sẵn
sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn gian khổ
với người khác, khi cứu người họ không
hề ngần ngại.



- HS thảo luận và trả lời : Gia đình Thành
tuy đã về thị xã nhưng vẫn nhớ gia đình
Mến. Bố Thành về lại nơi sơ tán đón Mến ra
chơi. Khi Mến ở thị xã chơi, Thành đã đưa
bạn đi thăm khắp nơi trong thị xã. Bố Thành
luôn nhớ và dành những suy nghĩ tốt đẹp
cho Mến và những người dân quê.


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

đó yêu cầu HS chọn đọc lại một đoạn trong
bài.


- Nhận xét và cho điểm HS.


<b>Kể chuyện</b>
<b>* Hoạt động 4 : Xác định u cầu</b> <b>(1 phút )</b>


<b> Mục tiêu :</b>


 Dựa vào gợi ý kể lại được toàn bộ câu
chuyện.


 Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
<b>Cách tiến hành :</b>


- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 1 của phần kể
chuyện trang 132, SGK.


<b>* Hoạt động 5 : Kể mẫu( 2 phút )</b>
<b> Mục tiêu :</b>



 Dựa vào gợi ý kể lại được toàn bộ câu
chuyện.


 Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
<b>Cách tiến hành :</b>


- Gọi HS kể mẫu đoạn 1.


- Nhận xét phần kể chuyện của HS.
<b>* Hoạt động 6 : Kể trong nhóm( 8 phút )</b>
<b> Mục tiêu :</b>


 Dựa vào gợi ý kể lại được toàn bộ câu chuyện.


 Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
<b>Cách tiến hành :</b>


- Yêu cầu HS chọn một đoạn truyện và kể
cho bạn bên cạnh nghe.


<b>* Hoạt động 7 :Kể trước lớp( 8 phút )</b>
<b> Mục tiêu :</b>


 Dựa vào gợi ý kể lại được toàn bộ câu chuyện.


 Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
<b>Cách tiến hành :</b>


- Gọi 3 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện.
Sau đó, gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.


- Nhận xét và cho điểm HS.


- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS khác đọc lại gợi
ý.


- 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét :
+ <i><b>Bạn ngày nhỏ : </b>Ngày Thành và Mến còn</i>


<i>nhỏ, giặc Mĩ ném bom phá hoại miền Bắc,</i>
<i>gia đình Thành phải về sơ tán ở quê Mến,</i>
<i>vậy là hai bạn kết bạn với nhau. Mĩ thua,</i>
<i>Thành chia tay Mến trở về thị xã.</i>


+ <i><b>Đón bạn ra chơi : </b>Hai năm sau, bố Thành</i>


<i>đón Mến ra chơi. Thành đưa bạn đi chơi</i>
<i>khắp nơi trong thành phố, ở đâu Mến cũng</i>
<i>thấy lạ. Thị xã có nhiều phố quá, nhà cửa</i>
<i>san sát nhau không như ở quê Mến, trên</i>
<i>phố người và xe đi lại nườm nượp. Đêm đến</i>
<i>đèn điện sáng như sao sa.</i>.


- Kể chuyện theo caëp.


- 4 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.


<b>Củng cố, dặn dò ( 4 phút )</b>
- Hỏi : Em có suy nghĩ gì về người thành phố


(người nông thôn) ?



- Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà kể lại
câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn
bị bài sau.


- 2 đến 3 HS trả lời theo suy nghĩ của từng
em.


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

---Ngày tháng năm



<b>VỀ QUÊ NGOẠI</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


<b>1. Đọc thành tiếng</b>


 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : <i>nghỉ hè,</i>


<i>sen nở, tuổi, những lời,...</i>


 Ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dịng thơ.


 Đọc trơi chảy được tồn bài thơ với giọng tha thiết, tình cảm.
<b>2. Đọc hiểu</b>


 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : <i>hương trời, chân đất, ...</i>


 Hiểu được nội dung bài thơ : Bài thơ cho ta thấy tình cảm yêu thương của bạn nhỏ
đối với quê ngoại.



<b>3. Học thuộc lòng bài thơ</b>
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>


 Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể).


 Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>


1. KIEÅM TRA BÀI CŨ ( 4 phút )


- u cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc <i>Đôi bạn.</i>
- Nhận xét và cho điểm HS.


2. DẠY - HỌC BAØI MỚI


<i>Hoạt động dạy</i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>* Giới thiệu bài ( 1 phút ) </b>


Bài thơ về quê ngoại hôm nay sẽ cho các
em đên với cảnh, với người ở quê ngoại của
một bạn nhỏ. Cácc em hãy đọc bài thơ đẻ
xem bạn nhỏ ở thành phố có cảm xúc như
thế nào trong chuyến về thăm quê.


<b>* Hoạt động 1 : Luyện đọc ( 15 phút )</b>
<b> Mục tiêu :</b>


 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn


do ảnh hưởng của phương ngữ : <i>nghỉ hè, sen</i>


<i>nở, tuổi, những lời,...</i>


 Ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi
dòng thơ.


 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài :


<i>hương trời, chân đất, ...</i>


<b>Cách tiến hành :</b>


<i>a) Đọc mẫu</i>


- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng tha
thiết, tình cảm, chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ
gợi cảm : <i>sen nở, mê, trăng, gió, ríu rít, rực màu</i>


<i>rơm phơi, êm đềm, chân đất, thật thà.</i>


<i>b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ</i>


- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm
từ khó, dễ lẫn.


- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ
khó.


- Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ


thơ trong bài, sau đó theo dõi HS đọc và
chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS.


- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ mới
trong bài.


- Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc bài trước
lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.


- Nghe GV giới thiệu bài.


- Theo dõi GV đọc mẫu.


- HS nhìn bảng đọc các từ khó dễ lẫn đã
nêu ở mục tiêu.


- Mỗi HS đọc 2 dòng thơ, tiếp nối nhau
đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- Đọc từng khổ thơ trong bài theo hướng
dẫn của GV.


- Đọc từng đoạn thơ trước lớp. Chú ý
ngắt giọng đúng nhịp thơ :


<b>Em về quê ngoại / nghỉ hè /</b>


<i>Gặp đầm sen nở / mà mê hương trời //</i>


<b>Gặp bà / tuổi đã tám mươi /</b>



<i>Quên quên/ nhớ nhớ/ những lời ngày xưa.//</i>


- Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa
các từ mới. HS đặt câu với từ <i>hương trời,</i>


<i>chân đất.</i>


- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo
dõi bài trong SGK.


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.


- Yêu cầu cả lớp đồng thanh đọc bài thơ.
<b>* Hoạt động 2 : HD tìm hiểu bài ( 7 phút )</b>
<b> Mục tiêu :</b>


 HS trả lời được câu hỏi.


 Hiểu được nội dung bài thơ.
<b>Cách tiến hành :</b>


- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.


- Hỏi: Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê ? Nhờ đâu
em biết điều đó ?


- Hỏi: Quê ngoại bạn nhỏ ở đâu ?


- Hỏi: Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ ?



- GV có thể giảng thêm : Mỗi làng q ở nơng
thơn Việt nam thường có đầm sen. Mùa hè, sen
nở, gió đưa hương sen bay đi thơm khắp làng.
Ngày mùa, những người nông dân gặt lúa, họ
tuốt lấy hạt thóc vàng rồi mang rơm ra phơi ngay
trên đường làng, những sợi rơm vàng thơm làm
cho đường làng trở lên rực rỡ, sáng tươi. Ban đêm
ở làng quê, điện không sáng như ở thành phố nên
chúng ta có thể nhìn thấy và cảm nhận được ánh
trăng sáng trong.


- GV : Về quê, bạn nhỏ không những được
thưởng thức vẻ đẹp của làng quê mà còn
được tiếp xúc với những người dân quê. Bạn
nhỏ nghĩ thế nào về họ ?


<b>* Hoạt động 3 : Học thuộc lòng bài thơ ( 6 phút )</b>
<b> Mục tiêu :</b>


- HS học thuộc lòng bài thơ
<b>Cách tiến hành :</b>


- Treo bảng phụ chép sẵn bài thơ, yêu cầu
cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.


- Xoá dần nội dung bài thơ trên bảng, yêu
cầu HS đọc.


- Yêu cầu HS tự nhẩm lại bài thơ.


- Nhận xét và cho điểm HS.


<b>* Hoạt động cuối :Củng cố, dặn do</b>Ø <b>( 4 phút )</b>
- Hỏi : Bạn nhỏ cảm thấy điều gì sau lần về
q chơi ?


- Nhận xét tiết học và dặn dò HS học thuộc
lòng bài thơ, chuẩn bị bài sau.


- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
- Đọc bài đồng thanh.


- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- Bạn nhỏ ở thành phố về thăm quê. Nhờ
sự ngạc nhiên của bạn nhỏ khi bắt gặp
những điều lạ ở quê và bạn nói " Ở trong
phố chẳng bao giờ có đâu" mà ta đã
biết điều đó<i>.</i>


<i>- </i>Q bạn nhỏ ở nơng thôn.


- HS tiếp nối nhau trả lời, mỗi HS chỉ cần nêu
một ý : Bạn nhỏ thấy đầm sen nở ngát hương
mà vơ cùng thích thú ; bạn được gặp trăng,
gặp gió bất ngờ, điều mà ở trong phố của
bạn chẳng bao giờ có ; Rồi bạn lại được đi
trên con đường rực màu rơm phơi, có bóng
tre xanh mát ; Tối đêm, vầng trăng trôi như lá
thuyền trôi êm đềm.



- HS đọc khổ thơ cuối và trả lời : Bạn nhỏ
ăn hạt gạo đã lâu nhưng bây giờ mới
được gặp những người làm ra hạt gạo.
Bạn nhỏ thấy họ rất thật thà và thương
yêu họ như thương yêu bà ngoại mình.


- Nhìn bảng đọc bài.
- Đọc bài theo nhóm, tổ.


- Tự nhẩm, sau đó một số HS đọc thuộc
lịng một đoạn hoặc cả bài trước lớp.
- Bạn nhỏ thấy thêm yêu cuộc sống, u
con người.


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :







---T

ổ trưởng kiểm tra



</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

Ngày tháng năm



<b>BA ĐIỀU ƯỚC</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


<b>1. Đọc thành tiếng</b>



 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : <i>điều ước,</i>


<i>tấp nập, rình rập, đỏ lửa,...</i>


 Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.


 Đọc trơi chảy được tồn bàivới giọng chậm rãi, nhẹ nhàng.
<b>2. Đọc hiểu</b>


 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : <i>đe, phút chốc, tấp nậpï,...</i>


 Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện khuyên chúng ta
phải biết sống cuộc sống có ích, khơng mơ tưởng viển vơng.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>


 Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể).


 Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>


1. KIỂM TRA BÀI CŨ ( 4 phút )


- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc


<i>Về quê ngoại.</i>


2. DẠY - HỌC BAØI MỚI


<i>Hoạt động dạy</i> <i><b>Hoạt động học</b></i>



<b>* Giới thiệu bài ( 1 phút )</b>


- Hỏi : Em đã bao giờ ước chưa ? Nếu có
ba điều ước em sẽ ước những gì ?


- Trong bài tập đọc này chúng ta cùng
đọc và tìm hiểu câu chuyện cổ <i>Ba điều</i>


<i>ước </i>của dân tộc Ba-na.<i> </i>Qua câu


chuyện các em sẽ biết điều ước nào là
điều ước đáng mơ nhất.


<b>* Hoạt động 1 : Luyện đọc ( 15 phút )</b>
<b> Mục tiêu :</b>


 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn
do ảnh hưởng của phương ngữ : <i>điều ước,</i>


<i>tấp nập, rình rập, đỏ lửa,...</i>


 Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và
giữa các cụm từ.


 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : <i>đe,</i>


<i>phút chốc, tấp nậpï,...</i>


<b>Cách tiến hành :</b>



<i>a) Đọc mẫu</i>


- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng
thong thả, nhẹ nhàng, nhấn giọng ở các từ
ngữ gợi tả, gợi cảm.


<i>b) HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ</i>


- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm
từ khó, dễ lẫn.


- HD đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó
- HD HS chia câu chuyện thành 5 đoạn, mỗi
lần xuống dòng coi là một đoạn truyện.
- Yêu cầu 5 HS đọc từng đoạn trước lớp. GV
theo dõi để chỉnh sửa lỗi ngắt giọng nếu HS
mắc lỗi.


- Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu
nghĩa các từ khó.


- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.


- Theo dõi GV đọc mẫu.


- HS nhìn bảng đọc các từ cần chú ý phát
âm



- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu
đến hết bài. Đọc 2 vòng.


- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng
dẫn của GV.


- Chia bài thành các đoạn theo hướng
dẫn của GV.


- Mỗi HS đọc 1 đoạn trước lớp. Chú ý ngắt
giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và giữa
các cụm từ. Một số câu khó ngắt giọng :
- Thực hiện yêu cầu của GV.


- Mỗi nhóm 5 HS, lần lượt từng HS đọc một
đoạn trong nhóm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

- Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2, 3, 4.
<b>*Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (7’)</b>
<b> Mục tiêu :</b>


 HS trả lời được câu hỏi


 Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện
<b>Cách tiến hành :</b>


- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Nêu ba điều ước của Rít.


- Vì sao ba điều ước không mang lại hạnh


phúc cho chàng


- Cuối cùng, chàng hiểu điều gì đáng mơ
ước ?


<b>* Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài ( 6’)</b>


<b>Mục tiêu : </b>Đọc trơi chảy được tồn bài với
giọng chậm rãi, nhẹ nhàng.


<b>Cách tiến hành :</b>


- GV hoặc HS khá đọc mẫu bài một lượt.
- Chia nhóm và yêu cầu HS luyện đọc bài.
- Gọi 2 nhóm trình bày trước lớp.


- Nhận xét và cho điểm HS.


<b>* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn do</b>Ø <b>( 4’)</b>
- Hỏi: Nếu có ba điều ước, em sẽ ước gì ?
- Nhận xét tiết học,


- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi


- HS đọc thầm và trả lời : Rít ước làm vua, ước
có nhiều tiền bạc, ước được thành mây bay
khắp nơi ngắm cảnh trên trời, dưới biển.
- HS trả lời


- Chàng trở về quê, sống giữa mọi người,


chàng làm việc và được mọi người quý
trọng. Khi đó chàng hiểu, sống có ích mới
là điều đáng mơ ước.


- Mỗi nhóm 4 HS luyện đọc bài theo hình
thức tiếp nối.


- 2 nhóm lần lượt đọc bài, cả lớp theo dõi
để chọn nhóm đọc tốt.


- 3 đến 5 HS trả lời.


RUÙT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :






---Ngày tháng năm



<b>MỒ CÔI XỬ KIỆN</b>
(<i>2 tiết)</i>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


<b>A - Tập đọc</b>


<b>1. Đọc thành tiếng</b>


 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : <i> công</i>



<i>trường, vịt rán, miếng cơm, giãy nảy, trả tiền,...</i>


 Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.


 Đọc trôi chảy được cả bài và biết phân biệt lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.
<b>2. Đọc hiểu</b>


 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : <i> công trường, bồi thường,...</i>


 Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện ca ngợi sự thơng
minh, tài trí của Mồ Cơi. Nhờ sự thơng minh, tài trí mà Mồ Cơi đã bảo vệ được bác
nơng dân thật thà.


<b>B - Kể chuyện</b>


 Dựa vào tranh minh hoạkể lại được toàn bộ câu chuyện.


 Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>


 Tranh minh hoạ bài tập đọc và các đoạn truyện (phóng to, nếu có thể).


 Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>


<b>Tập đọc</b>
1. KIỂM TRA BAØI CŨ (4 phút)


- Yêu cầu 2 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc <i>Ba điều ước. </i>
- Nhận xét và cho điểm HS.



</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

<i>Hoạt động dạy</i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>* Giới thiệu bài (1phút)</b>


- Trong giờ tập đọc này chúng ta cùng đọc
và tìm hiểu câu chuyện <i>Mồ Cơi xử kiện</i>. Qua
câu chuyện, chúng ta sẽ được thấy sự thông
minh, tài trí của chàng Mồ Cơi, nhờ sự thơng
minh, tài trí này mà chàng Mồ Cơi đã bảo vệ
được bác nông dân thật thà trước sự gian trá
của tên chủ quán ăn.


<b>* Hoạt động 1: Luyện đọc (30 phút)</b>
<b> Mục tiêu:</b>


 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do
ảnh hưởng của phương ngữ : <i> công đường, vịt</i>


<i>rán, miếng cơm, giãy nảy, trả tiền,...</i>


 Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và
giữa các cụm từ.


 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : <i> cơng</i>


<i>trường, bồi thường,...</i>


<b> Cách tiến hành:</b>



<i>a) Đọc mẫu</i>


- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chúù ý :
+ Giọng người dẫn chuyện : thong thả, rõ ràng.
+ Giọng chủ quán : vu vạ gian trá.


+ Giọng bác nông dân khi kể lại sự việc thì
thật thà phân trần, khi phải đưa ra đồng bạc
thì ngạc nhiên.


+ Giọng của Mồ Côi : nhẹ nhàng thong thả,
tự nhiên khi hỏi han chủ quán và bác nông
dân ; nghiêm nghị khi bảo bác nơng dân xóc
bạc ; oai vệ trong lời phán xét cuối cùng.


<i>b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ</i>


- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm
từ khó, dễ lẫn.


- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ
khó.


- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và
chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS.


- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ mới
trong bài.



- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước
lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.


- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
<b>* Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài (8 phút)</b>
<b> Mục tiêu</b>


 HS trả lời được câu hỏi


 Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện :
<b> Cách tiến hành:</b>


- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Trong truyện có những nhân vật nào ?
- Chủ quán kiện bác nơng dân về việc gì ?


- Theo em, nếu ngửi hương thơm của thức ăn
trong quán có phải trả tiền khơng ? Vì sao ?


- Nghe GV giới thiệu bài.


- Theo dõi GV đọc mẫu.


- HS nhìn bảng đọc các từ ngữ cần chú ý
phát âm đã nêu ở mục tiêu.


- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ
đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.



- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng
dẫn của GV.


- Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt
giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi
đọc các câu khó :


- <i>Bác này vào quán của tôi / hít hết mùi</i>


<i>thơm lợn quay,/ gà luộc, / vịt rán/ mà</i>
<i>không trả tiền.// Nhờ Ngài xét cho.//</i>
<i>- Bác này đã bồi thường cho chủ quán</i>
<i>đủ số tiền.// Một bên / "hít mùi thịt", /</i>
<i>một bên / "nghe tiếng bạc".// Thế là</i>
<i>công bằng.//</i>


- Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa
các từ mới. HS đặt câu với từ <i>bồi thường.</i>
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo
dõi bài trong SGK.


- Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc
một đoạn trong nhóm.


- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.


- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- Truyện có 3 nhân vật là Mồ Côi, bác
nông dân và tên chủ quán.



- Chủ quán kiện bác nông dân vì bác đã
vào quán ngửi hết mùi thơm của lợn quay,
gà luộc, vịt rán mà lại không trả tiền.


- 2 đến 3 HS phát biểu ý kiến.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

- Bác nơng dân đưa ra lí lẽ thế nào khi tên
chủ quán đòi trả tiền ?


- Lúc đó Mồ Cơi hỏi bác thế nào ?
- Bác nông dân trả lời ra sao ?


- Chàng Mồ Côi phán quyết thế nào khi bác
nông dân thừa nhận là mình đã hít mùi thơm
của thức ăn trong qn ?


- Thái độ của bác nông dân như thế nào khi
chàng Mồ Côi yêu cầu bác trả tiền ?


- Chàng Mồ Côi đã yêu cầu bác nông dân trả
tiền chủ quán bằng cách nào ?


- Vì sao chàng Mồ Cơi bảo bác nơng dân xóc
2 đồng bạc đủ 10 lần ?


- Vì sao tên chủ quán không được cầm 20
đồng của bác nông dân mà vẫn phải tâm
phục, khẩu phục ?


- Như vậy, nhờ sự thơng minh, tài trí chàng


Mồ Cơi đã bảo vệ được bác nông dân thật
thà. Em hãy thử đặt một tên khác cho câu
chuyện.


<b>* Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (6 phút)</b>
<b> Mục tiêu:</b>


 Đọc trôi chảy được cả bài và biết phân
biệt lời dẫn chuyện và


<b>Cách tiến hành:</b>


- GV chọn đọc mẫu một đoạn trong bài, sau
đó yêu cầu HS luyện đọc lại bài theo vai.
- Yêu cầu HS đọc bài theo vai trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.


không mua gì cả."


- Mồ Cơi hỏi bác có hít hương thơm của
thức ăn trong qn khơng ?


- Bác nơng dân thừa nhận là mình có hít mùi
thơm của thức ăn trong quán.


- Chàng yêu cầu bác phải trả đủ 20
đồng cho chủ quán.


- Bác nông dân giãy nảy lên khi nghe Mồ
Côi yêu cầu bác trả 20 đồng cho chủ quán.


- Chàng Mồ Côi yêu cầu bác cho đồng
tiền vào cái bát, úp lại và xóc 10 lần.
- Vì tên chủ quán đòi bác phải trả 20
đồng, bác chỉ có 2 đồng nên phải xóc 10
lần thì mới thành 20 đồng (2 nhân 10
bằng 20 đồng).


- Vì Mồ Côi đưa ra lí lẽ một bên "hít mùi
thơm", một bên "nghe tiếng bạc", thế là
công bằng.


- 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận theo cặp
để đặt tên khác cho câu chuyện, sau đó
đại diện HS phát biểu ý kiến. Ví dụ :


+ Đặt tên là : <i>Vị quan tồ thơng minh </i>vì
câu chuyện ca ngợi sự thơng minh, tài trí
của Mồ Cơi trong việc xử kiện.


+ Đặt tên là : <i>Phiên toà đặc biệt </i>vì lí do
kiện bác nơng dân của tên chủ quán và
cách trả nợ Mồ Côi bày ra cho bác nơng
dân thật đặc biệt.


- 4 HS tạo thành một nhóm và luyện đọc
bài theo các vai : Mồ Côi, bác nơng dân,
chủ qn.


- 2 nhóm đọc bài, cả lớp theo dõi và bình
chọn nhóm đọc hay.



<b>Kể chuyện</b>
<b>* Hoạt động 4: Xác định u cầu (1 phút)</b>


<b> Mục tiêu:</b>


 Dựa vào tranh minh hoa ïkể lại được tồn
bộ câu chuyện.


<b>Cách tiến haønh:</b>


- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 1 của phần kể
chuyện trang 132, SGK.


<b>* Hoạt động 5 : Kể mẫu (3 phút)</b>
<b> Mục tiêu:</b>


 Dựa vào tranh minh hoa ïkể lại được tồn
bộ câu chuyện.


<b>Cách tiến hành:</b>


- Gọi HS kể mẫu nội dung tranh 1. Nhắc HS kể
đúng nội dung tranh minh hoạ và truyện,
ngắn gọn và không nên kể nguyên văn như
lời của truyện.


- Nhận xét phần kể chuyện của HS.
<b>* Hoạt động 6: Kể trong nhóm (7 phút)</b>
<b> Mục tiêu:</b>



 Dựa vào tranh minh hoa ïkể lại được toàn
bộ câu chuyện.


 Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
<b>Cách tiến hành:</b>


- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS khác đọc lại gợi
ý.


- 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét :


<i>Xưa có chàng Mồ Cơi thơng minh được</i>
<i>dân giao cho việc xử kiện trong vùng.</i>
<i>Một hơm, có một lão chủ quán đưa một</i>
<i>bác nông dân đến kiện vì bác đã hít</i>
<i>mùi thơm trong quán của lão mà không</i>
<i>trả tiền.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

- Yêu cầu HS chọn một đoạn truyện và kể
cho bạn bên cạnh nghe.


<b>* Hoạt động 7: Kể trước lớp (8phút)</b>
<b> Mục tiêu:</b>


 Dựa vào tranh minh hoa ïkể lại được toàn
bộ câu chuyện.


 Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
<b>Cách tiến hành:</b>



- Gọi 3 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện.
Sau đó, gọi 4 HS kể lại tồn bộ câu chuyện
theo vai.


- Nhận xét và cho ñieåm HS.


- 4 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.


<b>Củng cố, dặn dò (4 phút)</b>



- Nhận xét tiết học.


- Dặn dị HS về nhà kể lại câu chuyện cho
người thân nghe và chuẩn bị bài sau.


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

---Ngày tháng năm



<b>ANH ĐOM ĐÓM</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


<b>1. Đọc thành tiếng</b>


 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : <i>chuyên</i>


<i>cần, ngủ, lặng lẽ, quay vòng, bừng nở,...</i>


 Đọc trơi chảy được tồn bài và ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ.


<b>2. Đọc hiểu</b>


 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : <i>đom đóm, chun cần, cị bợ, vạc, ...</i>


 Hiểu được nội dung bài thơ : Bài thơ cho ta thấy sự chuyên cần của anh Đom Đóm.
Qua việc kể lại một đêm làm việc của Đom Đóm, tác giả còn cho thấy vẻ đẹp của
cuộc sống các lồi vật ở nơng thơn.


<b>3. Học thuộc lịng bài thơ</b>
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>


 Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể).


 Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>


1. KIỂM TRA BÀI CŨ (4 phuùt)


- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc <i>Mồ côi xử kiện.</i>
- Nhận xét và cho điểm HS.


2. DẠY - HỌC BAØI MỚI


<i>Hoạt động dạy</i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b> * Giới thiệu bài (1 phút)</b>


- Cuộc sống của các lồi vật ở nơng thơn có
rất nhiều điều thú vị, trong giờ tập đọc hơm
nay, chúng ta cùng đọc và tìm hiểu bài thơ



<i>Anh Đom Đóm </i>của nhà thơ Võ Quảng để
hiểu thêm về điều đó.


<b>* Hoạt động 1: Luyện đọc (15 phút)</b>
<b> Mục tiêu:</b>


 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn
do ảnh hưởng của phương ngữ : <i>chuyên cần,</i>


<i>ngủ, lặng lẽ, quay vòng, bừng nở,...</i>


 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : <i>đom</i>


<i>đóm, chun cần, cị bợ, vạc, ...</i>


<b>Cách tiến hành:</b>


<i>a) Đọc mẫu</i>


- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng
thong thả, nhẹ nhàng. Chú ý nhấn giọng ở
các từ ngữ gợi tả, gợi cảm : <i>lan dần, chuyên</i>


<i>cần, gió mát, êm, suốt một đêm, lo, lặng lẽ,</i>
<i>long lanh, quay vòng, bừng nở, rộn rịp, lui.</i>
<i>b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ</i>


- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm
từ khó, dễ lẫn.



- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ
khó.


- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và
chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS.


- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ mới
trong bài.


- Yêu cầu 6 HS tiếp nối nhau đọc bài trước
lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.


- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.


- Nghe GV giới thiệu bài.


- Theo dõi GV đọc mẫu.


- HS nhìn bảng đọc các từ khó dễ lẫn đã
nêu ở phần <i>Mục tiêu</i>.


- Mỗi HS đọc 2 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu
đến hết bài. Đọc 2 vòng.


- Đọc từng khổ thơ trong bài theo hướng
dẫn của GV.



- Đọc từng đoạn thơ trước lớp. Chú ý
ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy
và cuối mỗi dòng thơ.


- Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa
các từ mới. HS đặt câu với từ <i>chuyên cần.</i>
- 6 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo
dõi bài trong SGK.


- Mỗi nhóm 6 HS, lần lượt từng HS đọc
một đoạn trong nhóm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

- Yêu cầu HS cả lớp đồng thanh đọc lại bài thơ.
<b>* Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài (7 phút)</b>


<b> Mục tieâu:</b>


 HS trả lời được câu hỏi


 Hiểu được nội dung bài thơ
<b>Cách tiến hành:</b>


- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Anh Đom Đóm làm việc vào lúc nào ?
- Công việc của anh Đom Đóm là gì ?


- Anh Đom Đóm đã làm cơng việc của mình
với thái độ như thế nào ? Những câu thơ nào
cho em biết điều đó ?



- Anh Đom Đóm thấy những cảnh gì trong
đêm ?


- Yêu cầu HS đọc thầm lại cả bài thơ và tìm một
hình ảnh đẹp của anh Đom Đóm.


<b>* Hoạt động 3: HTL bài thơ (6phút)</b>


<i><b>*Hoạt động cuối: </b></i><b> Củng cố, dặn dò (4 phút)</b>
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tả lại cảnh đêm ở
nông thôn được miêu tả trong bài thơ bằng
lời của em.


- Nhận xét tiết học, dặn dò HS học thuộc lòng
bài thơ và chuẩn bị bài sau.


- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- Anh Đom Đóm làm việc vào ban đêm.


- Công việc của anh Đom Đóm là lên
đèn đi gác, lo cho người ngủ.


- Anh Đom Đóm đã làm cơng việc của
mình một cách rất nghiêm túc, cần mẫn,
chăm chỉ. Những câu thơ cho thấy điều
này là : <i>Anh Đóm chuyên cần. Lên đèn đi</i>


<i>gác. Đi suốt một đêm. Lo cho người ngủ.</i>


- Trong đêm đi gác, anh Đom Đóm thấy


chị Cò Bợ đang ru con ngủ, thấy thím
Vạc đang lặng lẽ mị tơm, ánh sao hôm
chiếu xuống nước long lanh.


- HS phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của
từng em.


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

---Ngày tháng năm



<b>AÂM THANH THÀNH PHỐ</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


<b>1. Đọc thành tiếng</b>


 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : <i>náo nhiệt, ồn ã, rền</i>


<i>rĩ, tàu hoả, Cẩm Phả, vi-ô-lông, pi-a-nô, Bét-tô-ven,...</i>


 Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.


 Đọc trôi chảy được toàn bài, biết nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả.
<b>2. Đọc hiểu</b>


 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : <i>vi-ô-lông, pi-a-nô, Bét-tô-ven,...</i>


 Hiểu được nội dung bài : Bài văn cho ta thấy sự ồn ã, náo nhiệt của cuộc sống thành
phố với vô vàn âm thanh. Tuy nhiên, bên cạnh những âm thanh ầm ĩ cũng có những âm
thanh nhẹ nhàng, êm ả làm cho con người bớt căng thẳng và yêu thành phố.



<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>


 Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể).


 Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>


1. KIỂM TRA BÀI CŨ (4 phút)


- u cầu 2 HS lên bảng đọc thuộc lịng và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc <i>Anh</i>


<i>Đom Đóm.</i>


- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BAØI MỚI


<i>Hoạt động dạy</i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>* Giới thiệu bài (1 phút)</b>


- Hỏi : Em biết những âm thanh nào của
thành phố ? Em có cảm nhận gì về những
âm thanh đó ?


- Giới thiệu : Cuộc sống của thành phố gắn liền
với những âm thanh. Có khi đó là những âm
thanh ồn ào, náo nhiệt, cũng có lúc đó lại là
những âm thanh êm ả, dễ chịu. Bài tập đọc hôm
nay sẽ giúp các em hiểu thêm về điều này.


<b>* Hoạt động 1: Luyện đọc (15 phút)</b>


<b> Mục tiêu:</b>


 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn
do ảnh hưởng của phương ngữ : <i>náo nhiệt,</i>


<i>ồn ã, rền rĩ, tàu hoả, Cẩm Phả, vi-ô-lông, </i>
<i>pi-a-nô, Bét-tô-ven,...</i>


 Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và
giữa các cụm từ<b>.</b>


 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : <i></i>


<i>vi-oâ-loâng, pi-a-nô, Bét-tô-ven,...</i>


<b>Cách tiến hành:</b>


<i>a) Đọc mẫu</i>


- GV đọc mẫu tồn bài một lượt với giọng nhẹ
nhàng, thong thả, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả,
gợi cảm như <i>: say mê, náo nhiệt, ồn ã, rền rĩ, lách</i>


<i>cách, gay gắt, thét lên, ầm ầm, im lặng hẳn, ngồi</i>
<i>lặng hàng giờ, dễ chịu, bớt căng thẳng.</i>


<i>b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ</i>



- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm
từ khó, dễ lẫn.


- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ
khó.


- Hướng dẫn HS chia bài thành 3 đoạn, xem
mỗi lần xuống dòng là một đoạn.


- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và
chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS.


- 2 HS phát biểu ý kiến.
- Nghe GV giới thiệu bài.


- Theo dõi GV đọc mẫu.


- HS nhìn bảng đọc các từ cần chú ý
phát âm đã nêu ở phần <i>Mục tiêu.</i>


- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu
đến hết bài. Đọc 2 vòng.


- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng
dẫn của GV.


- Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt
giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi
đọc các câu khó :



</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

- Hướng đãn HS tìm hiểu nghĩa các từ mới
trong bài.


- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước
lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.


- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
<b>* Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài (7phút)</b>


<b>Mục tiêu: </b>


 Hiểu được nội dung bài
<b>Cách tiến hành:</b>


- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.


- Hằng ngày, anh Hải nghe thấy những âm
thanh nào ?


- Tìm tất cả những từ ngữ tả những âm thanh
ấy.


- Các âm thanh trên nói lên điều gì về cuộc
sống của thành phố ?


<b>* Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài (6 phút)</b>
<b>Mục tiêu:</b>



 Đọc trôi chảy được toàn bài, biết nhấn
giọng ở các từ ngữ gợi tả.


<b> Cách tiến hành:</b>


- GV đọc mẫu đoạn 1, hướng dẫn HS nhấn giọng
ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.


- Yêu cầu HS tự luyện đọc lại đoạn 1, sau đó
gọi một số HS đọc bài trước lớp.


- Nhận xét và cho điểm HS.


<b>* Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò (4 phút)</b>
- GV nhận xét tiết học.


- Dặn dò HS về nhà luyện đọc lại bài, chuẩn
bị bài sau.


<i>bản nhạc "Ánh trăng" của Bét-tô-ven/</i>
<i>bằng đàn pi-a-nô.// </i>


- Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa
các từ mớiù.


- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo
dõi bài trong SGK.


- Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc
một đoạn trong nhóm.



- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.


- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK<i>.</i>
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS chỉ
cần nêu một ý : Anh Hải nghe thấy tất cả
những âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thành phố
: tiếng ve, tiếng kéo của người bán thịt bị khơ,
tiếng cịi ơ tơ xin đường, tiếng cịi tàu hoả, tiếng
bánh sắt lăn trên đường ray, tiếng đàn vi-ô-lông,
pi-a-nô.


- Tiếng ve kêu <i>rền rĩ</i>, tiếng kéo <i>lách cách</i>
của người bán thịt bị khơ, tiếng cịi ơ tơ xin
đường <i>gay gắt</i>, tiếng còi tàu hoả <i>thét lên</i>,
tiếng bánh sắt lăn trên đường ray <i>ầm ầm</i>.
- Cuộc sống ở thành phố rất ồn ào, náo
nhiệt, tuy nhiên con người thành phố
cũng có lúc được thưởng thức những
âm thanh êm ả, yên bình, nhẹ nhàng
của đàn pi-a nô, vi-ô-lông làm cho cuộc
sống thoải mái, dễ chịu, bớt căng thẳng.


- Theo dõi Gv đọc mẫu, có thể dùng bút
gạch chân các từ cần nhấn giọng để
đọc bài hay.


- 2 đến 4 HS đọc đoạn 1, cả lớp theo dõi và
bình chọn bạn đọc hay.



RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :







---T

ổ trưởng kiểm tra



</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

Ngày tháng năm



<b>ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I </b>
<b>TIẾT 1</b>


<b>I. MỤC TIÊU</b>


 Kiểm tra đọc (lấy điểm)


- Nội dung : Các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 17.


- Kĩ năng đọc thành tiếng : Phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 70 chữ/1 phút, biết ngắt nghỉ đúng
sau các dấu câu và giữa các cụm từ.


- Kĩ năng đọc hiểu : trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.


 Rèn kĩ năng viết chính tả qua bài : <i>Rừng cây trong nắng.</i>
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>


 Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc.



 Bảng phụ ghi sẵn bài tập.


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>


<i>Hoạt động dạy</i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


* <b>Giới thiệu bài (1 phút)</b>


- Nêu mục tiêu của tiết học và ghi bảng.
<b>* Hoạt động 1:Kiểm tra tập đọc (15 phút)</b>
<b> Mục tiêu:</b>


- Kĩ năng đọc thành tiếng : Phát âm rõ, tốc độ
tối thiểu 70 chữ/1 phút, biết ngắt nghỉ đúng
sau các dấu câu và giữa các cụm từ.


- Kĩ năng đọc hiểu : trả lời được 1, 2 câu hỏi
về nội dung bài đọc.


<b> Cách tiến hành:</b>


- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.


- Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội
dung bài đọc.


- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
- Cho điểm trực tiếp từng HS.


<i>Chú ý</i> : Tuỳ theo số lượng, chất lượng HS của


lớp mà GV quyết định số HS được kiểm tra
đọc. Nội dung này sẽ được tiến hành trong
các tiết 1, 2, 3, 4. Các tiết 5, 6, 7 kiểm tra lấy
điểm học thuộc lòng.


<b>* Hoạt động 2:Viết chính tả (15 phút)</b>
<b>Mục tiêu:</b>


- Rèn kĩ năng viết chính tả qua bài : <i>Rừng cây</i>


<i>trong nắng.</i>


<b> Cách tiến hành:</b>


- GV đọc đoạn văn một lượt.
- GV giải nghĩa các từ khó.


+ <i>Uy nghi </i>: dáng vẻ tôn nghiêm, gợi sự tơn
kính.


+ <i>Tráng lệ </i>: vẻ đẹp lộng lẫy.
- Hỏi : Đoạn văn tả cảnh gì ?


- Rừng cây trong nắng có gì đẹp ?


- Đoạn văn có mấy câu ?


- Trong đoạn văn những chữ nào được viết
hoa ?



- Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn khi viết
chính tả.


- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm
được.


- GV đọc thong thả đoạn văn cho HS chép
bài.


- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi.
- Thu, chấm bài.


- Nhận xét một số bài đã chấm.


- Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ
chuẩn bị.


- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.


- Theo dõi GV đọc, sau đó 2 HS đọc lại.


- Đoạn văn tả cảnh đẹp của rừng cây
trong nắng.


- Có nắng vàng óng, rừng cây uy nghi,
tráng lệ ; mùi hương lá tràm thơm ngát,
tiếng chim vang xa, vọng lên bầu trời
cao xanh thẳm.



- Đoạn văn có 4 câu.
- Những chữ đầu câu.


- Các từ : <i>uy nghi, tráng lệ, vươn thẳng,</i>


<i>mùi hương, vọng mãi, xanh thẳm,...</i>


- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào
vở nháp.


- Nghe GV đọc và chép bài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

<b>* Hoạt động 3:Củng cố, dặn dò(4 phút)</b>


- Dặn HS về nhà tập đọc và trả lời các câu
hỏi trong các bài tập đọc và chuẩn bị bài
sau.


RUÙT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

---Ngày tháng năm



<b>ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I </b>
<b>TIẾT 2</b>


<b>I. MỤC TIÊU</b>


 Kiểm tra đọc (u cầu như tiết 1).


 Ôn luyện cách so sánh.



 Ơn luyện về mở rộng vốn từ.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>


 Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc.


 Bảng ghi sẵn bài tập 2 và 3.


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>


<i>Hoạt động dạy</i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


* <b>Giới thiệu bài (1 phút)</b>


- GV nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên
bảng.


<b>* Hoạt động 1:Kiểm tra tập đọc (15 phút)</b>
- Tiến hành tương tự như tiết 1.


<b>* Hoạt động 2 :Ôân luyện về so sánh (8 phút)</b>
<b> Mục tiêu:</b>


- Ôn luyện cách so sánh.
<b>Cách tiến hành:</b>


<i><b>Bài 2</b></i>


- Gọi HS đọc yêu cầu.



- Gọi HS đọc 2 câu văn ở bài tập 2.
- Hỏi : Nến dùng để làm gì ?


- Giải thích : nến là vật để thắp sáng, làm
bằng mỡ hay sáp, ở giữa có bấc, có nơi cịn
gọi là sáp hay đèn cầy.


- Cây (cái) dù giống như cái ô : Cái ô dùng
để làm gì ?


- Giải thích : dù là vật như chiếc ô dùng để
che nắng, mưa cho khách trên bãi biển.
- Yêu cầu HS tự làm.


- Gọi HS chữa bài. GV gạch một gạch dưới
các hình ảnh so sánh, gạch 2 gạch dưới từ so
sánh :


+ <i>Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời</i>


<i>như những cây nến khổng lồ.</i>


<i>+ Đước mọc san sát, thẳng đuột như hằng</i>
<i>hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.</i>


<b>* Hoạt động 3 :Mở rộng vốn từ (7 phút)</b>
<b> Mục tiêu:</b>


- Ôn luyện về mở rộng vốn từ.
<b>Cách tiến hành:</b>



<i><b>Baøi 3</b></i>


- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc câu văn.


- Gọi HS nêu ý nghĩa của từ <i>biển</i>.


- Chốt lại và giải thích : Từ <i>biển </i>trong <i>biển lá</i>


<i>xanh rờn </i>khơng có nghĩa là vùng nước mặn
mênh mông trên bề mặt Trái Đất mà chuyển
thành nghĩa một tập hợp rất nhiều sự vật :
lượng lá trong rừng tràm bạt ngàn trên một
diện tích rộng khiến ta tưởng như đang đứng
trước một biển lá.


- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 2 HS đọc.


- Nến dùng để thắp sáng.


- Dùng để che nắng, che mưa.
- Tự làm bài tập.


- HS tự làm vào vở nháp.
- 2 HS chữa bài.


- HS làm bài vào vở.



<i>Những thân</i>
<i>cây tràm </i>vươn
thẳng lên trời.


như <i><sub>Những cây nến</sub></i>
khổng lồ.


<i>Đước </i>mọc san
sát, thẳng
đuột.


như Hằng hà sa số


<i>cây dù</i> xanh cắm
trên bãi.


- 1 HS đọc u cầu trong SGK.
- 2 HS đọc câu văn trong SGK.
- 5 HS nói theo ý hiểu của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

- Gọi HS nhắc lại lời GV vừa nói.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.


<b>* Hoạt động cuối:</b> <b>Củng cố, dặn dò (4 phút)</b>
- Gọi HS đặt câu có hình ảnh so sánh.
- Nhận xét câu HS đặt.


- Dặn HS về nhà ghi nhớ nghĩa từ <i>biển</i> trong


<i>biển lá xanh rờn</i> và chuẩn bị bài sau.



RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :







---T

ổ trưởng kiểm tra



</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

Ngày tháng năm



<b>ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I </b>
<b>TIẾT 3</b>


<b>I. MỤC TIÊU</b>


 Kiểm tra đọc, u cầu như tiết 1.


 Luyện tập viết giấy mời theo mẫu.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>


 Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc đã học.


 Bài tập 2 phô tô 2 phiếu to và số lượng phiếu nhỏ bằng số lượng HS.


 Bút dạ.


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>



<i>Hoạt động dạy</i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>* Giới thiệu bài (1 phút)</b>


- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài.
<b>* Hoạt động 1:Kiểm tra tập đọc (15 phút)</b>
- Tiến hành tương tự như tiết 1.


<b>* Hoạt động 2:</b> <b>Luyện tập viết giấy mời theo</b>
<b>mẫu. (15 phút)</b>


<b> Mục tiêu:</b>


- Luyện tập viết giấy mời theo mẫu.
<b>Cách tiến hành:</b>


<i>Baøi 2</i>


- Gọi HS đọc yêu cầu.


- Gọi 1 HS đọc mẫu giấy mời.


- Phát phiếu cho HS, nhắc HS ghi nhớ nội dung
của giấy mời như : lời lẽ, ngắn gọn, trân trọng,
ghi rõ ngày, tháng.


- Gọi HS đọc lại giấy mời của mình, HS khác
nhận xét.


- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.


- 1 HS đọc mẫu giấy mời trên bảng.


- Tự làm bài vào phiếu, 2 HS lên viết phiếu
trên bảng.


- 3 HS đọc bài.


<b>GIẤY MỜI</b>


<i>Kính gửi : </i>Cơ Hiệu Trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng.
Lớp 3B trân trọng kính mời cô


Tới dự : buổi liên hoan chào mừng Ngày Nhà giáo Việt nam 20 - 11
Vào hồi : 8 giờ ngày 19 - 11 - 2004.


Tại : Phòng học lớp 3B.


Chúng em tất mong được đón cơ.


Ngày 16 tháng 11 năm 2004


<i><b> Lớp trưởng</b></i>
Lê Tường Linh


<b>* Hoạt động cuối:Củng cố, dặn dò (4 phút)</b>
- Nhận xét tiết học.


- Nhắc HS ghi nhớ mẫu giấy mời để viết khi
cần thiết.



RUÙT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :







</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93></div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

Ngày tháng năm



<b>ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I </b>
<b>TIẾT 4</b>


<b>I. MỤC TIÊU</b>


 Kiểm tra đọc (u cầu như tiết 1).


 Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy<i>.</i>
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>


 Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc đã học.


 Bài tập 2 chép sẵn vào 4 tờ phiếu và bút dạ.
<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>


<i>Hoạt động dạy</i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>* Giới thiệu bài (1 phút)</b>


- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài.
<b>* Hoạt động 1:Kiểm tra tập đọc (15 phút)</b>


- Tiến hành tương tự như tiết 1.


<b>* Hoạt động 2:</b> <b>Ôân luyện về dấu chấm, dấu</b>
<b>phẩy (15 phút)</b>


<b> Mục tiêu:</b>


- Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy<i>.</i>
<b>Cách tiến hành:</b>


<i><b>Bài 2</b></i>


- Gọi HS đọc u cầu.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Yêu cầu HS tự làm.


- Chữa bài.


- Chốt lại lời giải đúng.
- Gọi HS đọc lại lời giải.


<b>* Hoạt động cuối:Củng cố, dặn dị (4 phút)</b>
- Hỏi : Dấu chấm có tác dụng gì ?


- Dặn HS về nhà học thuộc các bài có u
cầu học thuộc lịng trong SGK để tiết sau lấy
điểm kiểm tra.


- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 1 HS đọc phần chú giải trong SGK<i>.</i>



- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp dùng
bút chì đánh dấu vào SGK.


- 4 HS đọc to bài làm của mình.


- Các HS khác nhận xét bài làm của bạn.
- Tự làm bài tập.


- HS làm bài vào vở.


<i>Cà Mau đất xốp. Mùa nắng đất nẻ</i>
<i>chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên</i>
<i>cái đất phập phều và lắm gió dơng như</i>
<i>thế, cây đứng lẻ khó mà chống chịu nổi.</i>
<i>Cây bình bát, cây bần cũng phải quây</i>
<i>quần thành chòm, thành rặng. Rễ phải</i>
<i>dài, cắm sâu vào lịng đất.</i>


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

---Ngày tháng năm



<b>ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I </b>
<b>TIẾT 5</b>


<b>I. MỤC TIÊU</b>


 Kiểm tra học thuộc lòng (lấy điểm)



- Nội dung : 17 bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17.


- Kĩ năng đọc thành tiếng : đọc thuộc lòng các bài thơ, đoạn văn, tốc độ tối thiểu 70 chữ/ 1 phút,
biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.


- Kĩ năng đọc - hiểu : Trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc.


 Ôn luyện về cách viết đơn.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>


- Phiếu ghi sẵn tên đoạn văn có yêu cầu học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17.
- Phô tô đủ mẫu đơn xin cấp lại thẻ đọc sách cho từng HS.


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>


<i>Hoạt động dạy</i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>* Giới thiệu bài (1 phút)</b>


- Nêu mục tiêu của tiết học và ghi tên bài lên
bảng.


<b>* Hoạt động 1:Kiểm tra HTL (15 phút)</b>
<b> Mục tiêu: </b>


- Kĩ năng đọc thành tiếng : đọc thuộc lòng
các bài thơ, đoạn văn, tốc độ tối thiểu 70
chữ/ 1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu
câu và giữa các cụm từ.



- Kĩ năng đọc - hiểu : Trả lời 1 câu hỏi về nội
dung bài đọc.


<b>Cách tiến hành:</b>


- Gọi HS nhắc lại tên các bài có yêu cầu học
thuộc lòng.


- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Gọi HS trả lời 1 câu hỏi về bài.


- Cho điểm HS.


<i>Chú ý </i>: Tuỳ theo số lượng và chất lượng HS
mà GV quyết định số lượng HS được kiểm tra
học thuộc lịng.


<b>* Hoạt động 2:Ơân luyện về viết đơn (15 phút)</b>
<b> Mục tiêu:</b>


- Ôn luyện về cách viết đơn.
<b>Cách tiến hành:</b>


- Gọi HS đọc u cầu.


- Gọi HS đọc lại mẫu đơn xin cấp thẻ đọc
sách.


- Mẫu đơn hơm nay các em viết có gì khác
với mẫu đơn đã học ?



- Yêu cầu HS tự làm.


- Gọi HS đọc đơn của mình và HS khác nhận
xét.


- HS nhắc lại : <i>Hai bàn tay em, Khi mẹ</i>


<i>vắng nhà, Quạt cho bà ngủ, Mẹ vắng</i>
<i>nhà ngày bão, Mùa thu của em, Nhớ lại</i>
<i>buổi đầu đi học, Bận, Tiếng ru, Quê</i>
<i>hương, Vẽ quê hương, Cảnh đẹp non</i>
<i>sông, Vàm Cỏ Đông, Nhớ Việt Bắc, Nhà</i>
<i>bố ở, Về quê ngoại, Anh Đom Đóm.</i>


- Lần lượt HS gắp thăm bài, về chỗ
chuẩn bị.


- Đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi.


- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 2 HS đọc lại mẫu đơn trang 11 SGK.


- Đây là mẫu đơn xin cấp lại thẻ đọc
sách vì đã bị mất.


- Nhận phiếu và tự làm.


- 5 đến 7 HS đọc lá đơn của mình.



RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

---Ngày tháng năm



<b>ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I</b>
<b>TIẾT 6</b>


<b>I. MỤC TIÊU</b>


 Kiểm tra học thuộc lòng (Yêu cầu như tiết 5).


 Rèn kĩ năng viết thư : u cầu viết một lá thư đúng thể thức, thể hiện đúng nội dung.
Câu văn rõ ràng, có tình cảm.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>


 Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17.


 HS chuẩn bị giấy viết thư.


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>



<i>Hoạt động dạy</i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


<b>*</b> <b>Giới thiệu bài (1 phút)</b>


- Nêu mục tiêu của tiết học và ghi tên bài
lên bảng.


<b>* Hoạt động 1:Kiểm tra HTL (15 phút)</b>


- Tiến hành tương tự như tiết 5.


<b>* Hoạt động 2:Rèn kĩ năng viết thư (15 phút)</b>
<b> Mục tiêu:</b>


- Rèn kĩ năng viết thư : Yêu cầu viết một lá
thư đúng thể thức, thể hiện đúng nội dung.
Câu văn rõ ràng, có tình cảm.


<b>Cách tiến hành:</b>


- Gọi HS đọc u cầu bài tập 2.
- Em sẽ viết thư cho ai ?


- Em muốn thăm hỏi người thân của mình về
điều gì ?


- Yêu cầu HS đọc lại bài <i>Thư gửi bà.</i>


- Yêu cầu HS tự viết bài. GV giúp đỡ những
HS gặp khó khăn.


- Gọi một số HS đọc lá thư của mình. GV
chỉnh sửa từng từ, câu cho thêm chau chuốt.
Cho điểm HS.


<b>* Hoạt động cuối:</b> <b>Củng cố, dặn dò (4 phút)</b>
- Nhận xét tiết học.


- Dặn dò HS về nhà viết thư cho người thân của


mình khi có điều kiện và chuẩn bị bài sau.


- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.


- Em viết thư cho bà, ông, bố, mẹ, dì, cậu,
bạn học cùng lớp ở quê,...


- Em viết thư hỏi bà xem bà còn bị đau lưng
khơng ?/ Em hỏi thăm ơng xem ơng có khoẻ
khơng ? Vì bố em bảo dạo này ơng hay bị
ốm. Ơng em cịn đi tập thể dục buổi sáng với
các cụ trong làng nữa khơng ?/ Em hỏi dì em
xem dạo này dì bán hàng có tốt khơng ? Em
Bi cịn hay khóc nhè khơng ?...


- 1 HS đọc bài <i>Thư gửi bà </i>trang 81 SGK, cả lớp
theo dõi để nhớ cách viết thư.


- HS tự làm bài.


- 7 HS đọc lá thư của mình.


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DAÏY :



---Ngày tháng năm



<b>ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I </b>
<b>TIẾT 7</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


 Kiểm tra học thuộc lòng (Yêu cầu như tiết 5).


 Ơn luyện về dấu chấm, dấu phấy.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC</b>


 Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17.


 4 tờ giấy viết sẵn bài tập 2 và bút dạ.
<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU</b>


<i>Hoạt động dạy</i> <i><b>Hoạt động học</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

- Nêu mục tiêu của tiết học và ghi tên bài.
<b>* Hoạt động 1:Kiểm tra HTL (15 phút)</b>


- Tiến hành tương tự như tiết 5.


<b>* Hoạt động 2:</b> <b>O</b>Â<b>ân luyện về dấu chấm, dấu</b>
<b>phẩy (15 phút)</b>


<b> Mục tiêu:</b>


- Ôn luyện về dấu chấm, dấu phấy.
<b>Cách tiến hành:</b>


- Gọi HS đọc thêm chuyện vui <i>Người nhát</i>


<i>nhaát</i>.



- Yêu cầu HS tự làm.


- Hỏi : Bà có phải là người nhát nhất khơng ?
Vì sao ?


- Chuyện đáng cười ở điểm nào ?
<b>* Hoạt động cuối:</b> <b>Củng cố, dặn dò (4 phút)</b>


- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện vui <i>Người</i>


<i>nhát nhất.</i>


<i>- </i>Làm trước tiết luyện tập 8 để chuẩn bị làm
bài kiểm tra.


- HS đọc thầm để hiểu nội dung chuyện.
- 4 HS đọc bài trên lớp.


- Bà không phải là người nhát nhất mà
bà lo cho cậu bé khi đi ngang qua
đường đông xe cộ.


- Cậu bé không hiểu bà lo cho mình lại
cứ nghĩ là bà rất nhát.


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :








---T

ổ trưởng kiểm tra



</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

<b>TUẦN 18</b>


<b>TIẾT 8</b>


Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu văn bản, luyện từ và câu.


GV thực hiện kiểm tra HS theo hướng dẫn của nhà trường.



<b>TIẾT 9</b>


Kiểm tra chính tả, tập làm văn.



</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

TUẦN 19
Ngày dạy:


Bài dạy: HAI BÀ TRƯNG
I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU


A/-TẬP ĐỌC


-Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc với giọng phù hợp diễn biến
của truyện.


-Hiểu ND: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân(Trả lời được
các câu hỏi SGK)



B/ KỂ CHUYỆN.


-Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


-Tranh minh họa truyện phóng to.


bảng phụ viết sănđoạn văn cần hươnùg dẫn HS luyện đọc.
IIi / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VAØ HỌC


<i><b>TẬP ĐỌC</b></i>
A/ MỞ ĐÂU


Gv giới thiệu 7 chủ điểm HS quan sát tranh minh họa chủ điểm.
B/ DẠY BAØI MỚI


Hoạt động dạy hoạt động học


1/ Giới thiệu bài. HS quan sát tranh và miêu tả hình ảnh
trong tranh minh họa nội dung bài học từ đó GV gới thiệu
truyện


2 Hoạt động 1 Hướng đẫn luyện HS đọc



.Mục tiêu 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :


–Đọc trơi chảy tồn bài. đọc đúng các từ ngữ đễ phát âm sai:
thuở xưa,thẳng tay, xuống biển,ngút trời,võ nghệ,..


Giọng đọc phù hợp với diễn biến của truyện.


a)GV đọc diễn cảm toàn bài.


b) GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ


-HS đọc nối tiếp từng câu GV theo đõi phát hiện lỗi phát âm
sai.


Luyện đọc từng đoạn.HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn kết hợp
giải nghĩa từ:.Mê Linh, nuôi chí ,Luy Lâu, Trẩy quân,giáp
phục, phấn khích


Luyện đọc đoạn theo nhóm
Cả lớp đọc ĐT từng đoạn.


3/Hoạt động 2 Hướng đẫn HS tìm hiểu nội dung bài.



Mục tiêu Giúp HS hiểu nội dung bài Hiểu nội dung truyện:ca


hs theo doõi.


Mỗi HS đọc 2 câu nối tiếp cho đến hết
bài.


Mỗi HS đọc 1 đoạn từng đoạn cho đến
hết bài.


và giải nghĩa các từ.Mê Linh, ni
chí ,Luy Lâu, Trẩy quân,giáp phục,
phấn khích Trong SGK



CHú ý nhấn giọng và ngát nghỉ hơi ở
những câu dài.


<i>Báy giờ,/ ỏ huyện Mê Linh có hai người</i>
<i>con gái tài giỏi là Trưng Trắc và </i>
<i>Trưng Nhị.// Cha mất sớm,/ nhờ mẹ dạy</i>
<i>dỗ,/hai chị em đều giỏi võ nghệ và ni</i>
<i>chí gành lại non sơng.//</i>


HS làm việc theo bàn HS đọc cho nhau
nghe và sửa sai cho nhau


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà
Trưng và nhân dân ta.


HS đọc thâm đoạn 1


Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với nhân đan ta.
HS đọc thâm đoạn 2


Hai bà Trưng có tài có chí như thế nào?
HS đọc thầm đoạn 3.


Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa ?


Hãy tìm những chi tiết nối lên khí thế của đồn qn khởi
nghĩa.


HS đọc đoạn 4



Kết quả của cuộc khởi nghĩ như thế nào?


Vì sao bao đời nay nhân dân ta lại tơn kính hai Bà Trưng?


<i><b>Hoạt đơng 3 Luyện đọc lại </b></i>


<i><b>Mục tiêu Giupd HS đọc trơ chảy chính xác đoạn văn .Đọc</b></i>
<i><b>với tốc độ nhanh hơn và đọc diễn cảm.</b></i>


GV đọc điễn cảm đoạn 3.
Gọi 3HS đọc lại đoạn văn.
2 HS thi đọc đoạn văn .


HS đọc thâm đoạn 1
HS trả lời .


HS đọc thâm đoạn 2
HS trả lời .


HS đọc thâm đoạn 3
HS trả lời .


HS trả lời .


HS đọc thâm đoạn 4
HS trả lời .


HS theo dõi
3 HS đọc.



2HS đọc cả lớp theo dõi và nhận xét


KỂ CHUYỆN


Hoạt động 4 GV nêu nhiêm vụ.



Mục tiêu ;HS quan sát tranh minh họa và tập kể từng đoạn
của câu chuyện. nhaơ lại kể lại hấp dẫn.


Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
-HS quan sát lần lượt từng tranh trong SGK .


4HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện theo tranh.
Cả lớp nhân xét ,bổ sung lời kể của mỗi bạn; bình chọn người
kể hay hấp dẫn nhất .


<i><b>Hoạt đông 5 Củng cố dặn dị</b></i>


-Câu chuyện này giúp các em hiểu điều gì?


-Về nhà tập kể lại câu chuyên cho bạn bè, người thân nghe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

Ngày dạy :


<b> TẬP ĐỌC</b>


<b> BÁO CÁO KẾT QUẢ THÁNG THI ĐUA</b>
<i><b>“NOI GƯƠNG CHÚ BỘ ĐỘI “</b></i>
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU



-Bước đầu biết đọc đúng giọng một bản báo cáo.


-Hiểu nội dung một báo cáo hoạt động của tổ, lớp.(trả lời được các câu hỏi SGK)
II /ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


Bảng phụ viết đọạn cần Hướng dẫn HS luyên đọc.


Băng giây ghi chi tiết nội dung các mục( HT-LĐ-các công tác khác-đề nghị khen thưởng) của báo cáo
III /CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC


A/ Kieåm tra bài cũ .


GV Kiểm tra 4 HS đoc TL bài thơ Bộ đội về làng và trả lời câu hỏi.


-Những hình ảnh nào nói lên tấm long u thương của dan làng đối với bộ đội ?
-Theo em ,vì sao dân làng yêu thương bộ đội như vậy?


B /DẠY BAØI MỚI


Hoạt động dạy Hoạt động học


Hoạt động 1 hướng dân HS cách đọc.



Mục tiêu giúp HS đọc đúng .Đọc trôi chảy rõ ràng mạch lạc từng
nội dung, đúng giọng đọc một bản báo cáo.


1/ Giới thiệu bài.
2/ luyện đọc.


a) GV đọc tồn bài: giọng rõ ràng mạch lạc dứt khốt


b) GV hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc từng đoạn trước lớp.


+ HS nối riếp nhau đọc từng đoạn trong báo cáo.
Báo cao chia làm 3 đoạn như sau.


Đoạn 1 3đòng đầu.
Đoạn2 nhận xét các mạt
Đoạn 3 đề nghị khen thưởng .


GV theo dõi HS đọc kết hợp hướng dãn các em cách ngắt nghỉ
hơi rõ ràng rành mạch sau các dâu câu, đọc đúng giọng báo cáo.
Giúp các em hiểu một số từ “ ngày thành lâïp Quân đội nhan dân
Việt Nam là ngày 22/12.


-Đọc từng đoạn trong nhóm.
Hai HS đọc cả bài.


* Hoạt động 2 Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.



Mục tiêu Giúp HS hiểu nội dung một báo cáo hoạt động của
tổ,lớp ,rèn cho HS có thói quên mạnh dạn ,tự tin khi điều kiển
một cuộc họp tổ,họp lớp.


-Cả lớp đọc thầm bản báo cáo và trả lòi câu hỏi:
+Theo em báo cáo tren là của ai?


+Bạn đó báo cáo với những ai?
-HS đọc lại bài từ mục a cho đến hết.
+Bản báo cáo gồm những nội dung nào?



+Báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì?
 Hoạt động 3 Luyện đọc lại.


*Mục tiêu .giúp HSĐọc trôi chảy rõ ràng mạch lạc từng nội
dung, đúng giọng đọc một bản báo cáo


HS theo doõi


3 HSđề nghị khen thưởng.


HS làm việc theo nhóm
2HS đọc cả bài.


HS trả lời
HS trả lời


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

GV tổ chức cho HS thi đọc bằng các hình thức:
Trị chơi Gắn đúng vào nội dung báo cáo .


Bảng lớp chia làm4 phần GV chuẩn bị 4 băng giấy viết 4 nội
dung chi tiết của từng mục. bốn HS dự thi.nghe hiệu lệnh lên gắn
.


Học tập lao động các công tác


khác đề nghị khen thưởng


-4 HS thi đọc tồn bài.GV bình chọn HS đọc đúng giọng báo cáo.
 Hoạt động 4 CỦNG CỐ, DẶN DỊ



-GV Nhận xét tiết học .


-Về nhà đọc lại nhớ lại những gì tổ lớp mìmh đã làm được
trong tháng để chuẩn bị cho bài TLV


Lớp chia làm 4 nhóm. các nhóm
cử đại dieen lên tham gia chơi.
cả lớp theo dõi nhóm nao gắn
nhanh đung và xong trước nhơm
ấy thắng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

TUẦN 20
Ngày dạy:


TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN
Bài dạy: Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU


A/-TẬP ĐỌC


-Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật(người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ
tuổi)


-Hiểu nội dung:Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)


B/ KỂ CHUYỆN.


-Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý.


-HS khá, gioirkeer lại tồn bộ câu chuyện.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


-Tranh minh hoïa truyện phóng to.


bảng phụ viết săn đoạn văn cần hươnùg dẫn HS luyện đọc.
_bảng phụ viết sẵn các câu hỏi gợi ý kể chuyện.


IIi / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VAØ HỌC


<i><b>TẬP ĐỌC</b></i>
Kiểm tra bài cũ.


GV kiểm tra 2 HS đọc lại bài báo cáo kết quả tháng thi đua …,
báo cáo kết quả tháng thi đua để làm gì?


Báo cáo gồm những nội dung nào?
GV nhận xét cho điểm HS.


B/ DẠY BAØI MỚI


Hoạt động dạy hoạt động học


1/ Giới thiệu bài. HS quan sát tranh và miêu tả hình ảnh
trong tranh minh họa nội dung bài học từ đó GV gới thiệu
truyện


2 Hoạt động 1 Hướng đẫn luyện HS đọc.



a)GV đọc diễn cảm toàn bài.



b) GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ


-HS đọc nối tiếp từng câu GV theo đõi phát hiện lỗi phát âm
sai.


Luyện đọc từng đoạn.HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn kết hợp
giải nghĩa từ , trung đoàn trưởng,lán Tây, Việt gian,thống
thiêt,Vệ quốc quân,bảo tồn)


Luyện đọc đoạn theo nhóm
cả lớp đọc ĐT từng đoạn.


3/Hoạt động 2 Hướng đẫn HS tìm hiểu nội dung bài.



HS đọc thâm đoạn 1


Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì?.
HS đọc thâm đoạn 2


Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy,vì sao các chiến sĩ nhỏ” ai
cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại?


-Thái đọ của các bạn sau đó như thế nào ?
Vì sao lượm và các bạn khơng muứ«n về nhà?
Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động?


hs theo doõi.


Mỗi HS đọc 2 câu nối tiếp cho đến hết


bài.


Mỗi HS đọc 1 đoạn từng đoạn cho đến
hết bài.


và giải nghĩa các từ. trung đoàn
trưởng,lán Tây, Việt gian,thống
thiêt,Vệ quốc quân,bảo tồnTrong SGK


.HS đọc thâm đoạn 1
HS trả lời .


HS đọc thâm đoạn 2
HS trả lời .


HS trả lời .
HS trả lời .
HS trả lời .


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

HS đọc thầm đoạn 3.



Thái độ của trung doàn trưởng như thế nào khi nghe lơi văn
xin của các bạn ?


1HS đọc đoạn 4


Qua câu chuyện này em hiểu gì về vệ quốc đồn?


<i><b>Hoạt đơng 3 Luyện đọc lai</b></i>



<i><b>Mục tiêu Giúp HS đọc trôi chảy đoạn văn tốc đọc nhanh hơn</b></i>
<i><b> GV đọc điễn cảm đoạn 3.</b></i>


Gọi 3HS đọc lại đoạn văn.
2 HS thi đọc đoạn văn .


HS trả lời .


HS đọc thầm đoạn 4.



3 HS đọc.


2HS đọc cả lớp theo dõi và nhận xét


KỂ CHUYỆN
Hoạt động 4 GV nêu nhiêm vụ.


HS dựa theo các câu hỏi gợi ý, Hs tập kể lại câu chuyện Ở lại
vơi chiến khu.


Hướng dẫn HS kể dựa theo các câu hỏi gợi ý
1HS kể mẫu đoạn 2


4 HS đại điện 4 nhóm nối tiếp nhau kể 4 đoạn


Cả lớp nhân xét ,bổ sung lời kể của mỗi bạn; bình chọn người
kể hay hấp dẫn nhất .


Hoạt đông 5 Củng cố dặn dị



-Câu chuyện này giúp các em hiểu điều gì?


-Về nhà tập kể lại câu chuyên cho bạn bè, người thân nghe.


4 HS kể 4 đoạn . Cả lớp theo dõi nhận
xét bình chọn người đọc hay nhất.


Ngày dạy


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU


-Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc mỗi dịng thoe, khổ thơ.


-Hiểu nội dung: Tình cảm thương nhớ và lịng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ dã
hy sinh vì Tổ quốc.(trả lời các câu hỏi trong SGK; thuộc bài thơ)


II /ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


-Tranh minh họa bài đoc trong SGK .


-Bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc.
-Một số hình ảnh về bộ đọi.


III /CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A /kiểm tra bài cũ .


GV kiểm tra 2 HS mỗi HS kể 4 đoạn câu chuyện Ở lại với chiến khu . Sau đó trả lời câu hỏi.
Trung đồn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì?


Vì sao Lượm và các bạn nhỏ tuổi không muốn về nhà?



Hoạt động dạy hoạt động học


Hoạt động 1 hướng dân HS cách đọc.



1/ Giới thiệu bài :
2/ Luyện đọc.


 GV đọc diễn cảm bài thơ .Gv treo bảng phụ đã viết
săn khổ thơ cần rèn đọc .Dùng phấn màu nối nhẹ
các dòng đọc liền hơi..


 GV hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc từng dòng thơ.


HS nối tiếp đọc từng dòng thơ.Gv theo dõi HS đọc,phát
hiên lỗi phát âm và sửa sai cho HS.


-Đọc từng khổ thơ trước lớp. HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ
trước lớp Gv kết hợp nhắc nhở các em nghắt nghỉ hơi đúng
các cau cần đọc gần như liền hơi.


GV giúp các hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài : bịn rịn
đơn sơ.xôn xao.


Đọc từng khổ thơ trong nhóm


-.Lần lượt từng 3 HS tiếp nơi nhau đọc từng khổ thơ trong
nhóm.



Gv theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
1HS đọc đọc cả bài thơ .


Hoạt động 2 Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài:
-1Hs đọc thầm.khổ thơ 1,2 . cả lớp đọc thầm
những câu nào cho thấy Nga rất nhớ chú?
-Cả lớp đọc thầm khổ thơ 3


Em hiểu câu nói của bạn Nga như thế nào?
HS trao đổi nhóm trả lời.


Vì sao các chiến sĩ hi sinh vì Tổ Quốc được nhớ mãi?
HStrao đổi nhóm trả lời.


*Hoạt động 3 Hướng dẫn HS HTL bài thơ
-GV Hướng dẫn HS HTL bài thơ.


HS theo doõi
HS theo doõi


Mỗi HS đọc 2 dòng thơ
Mỗi HS đọc khổ thơ


<i>Chú Nga đi bộ đội /</i>
<i>Sao lâu quá là lâu! /</i>


<i>Nhớ chú, /Nga THường nhắc://</i>
<i>-Chú bây giờ ở đâu?//</i>


-HS nêu nghĩa trong SGK các từ


(Trường Sơn ,Trường Sa , Kom Tum
,Đăk Lăk


Bàn thờ( nơi thờ cúng những người đã
mất; con cháu và người thân tưởng nhớ
vào những ngày giỗ ,tết)


HS đọc theo nhóm
HS đọc ĐT


1 HS đọc to bài thơ cả lớp theo dõi
HS trả lời


HS đọc thâm cả bài thơ.
HS trả lời


HS trả lời


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

-GV treo bảng phụ HS đọc xóa dần bảng.
HS thi học thuộc bài thơ Vơi các hình thức sau;


-Bốn HS đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ Đại
diên nhóm nào đọc nối tiếp nhanh đội đó thắng.


-THi đọc thuộc khổ thơ theo hình thức hái hoa.
3 HS thi đọc thuộc lòng bài thơ .


GV nhận xét và cho điểm .
Hoạt động 4 củng cố dặn dị.



GV nhận xét tiết học. Về nhà tiếp tục HTL cả bài thơ .


Hs đọc 5 lựơt


4HS đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau đọc 4
khổ thơ.


HS lên bốc thăm và đọc cả theo dõi
3 HS thi đọc thuộc lịng bài thơ .Cả nhận
xét và bình chọn ai đọc hay nhất.


TUẦN 21


TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN
Bài dạy: ƠNG TỔ NGHỀ THÊU
I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU


A/-TẬP ĐỌC


-Niết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

B/ KỂ CHUYỆN.


-Kể lại được một đoạn của câu chuyện.


-HS khá, giỏi biết đặt tên cho từng đoạn câu chuyện.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


-Tranh minh họa truyện phóng to.
IIi / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VAØ HỌC



<i><b>TẬP ĐỌC</b></i>
Kiểm tra bài cũ :


Kiểm tra 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 doạn của bài Trên đường mịn HỒ CHÍ MINH.
Trả lời cau hỏi.


Tìm những chi tiét nói lên nỗi vất vả của đồn qn vượt dốc.
Tìm những hình ảnh tố cáo tội ác của giặc Mĩ?


B/ DẠY BAØI MỚI


Hoạt động dạy hoạt động học


1/ Giới thiệu bài. HS quan sát tranh và miêu tả hình ảnh
trong tranh minh họa nội dung bài học từ đó GV gới thiệu
truyện


2/Hoạt động 1 Hướng đẫn luyện HS đọc.



a)GV đọc diễn cảm toàn bài.


b) GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ


-HS đọc nối tiếp từng câu GV theo đõi phát hiện lỗi phát âm
sai.


-Luyện đọc từng đoạn.HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn kết
hợp giải nghĩa từ:.đi sứ ,lọng bức trướng,chè lam,nhập
tâm,bình an vơ sự,…)



Luyện đọc đoạn theo nhóm
cả lớp đọc ĐT từng đoạn.


3/Hoạt động 2 Hướng đẫn HS tìm hiểu nội dung bài.



HS đọc thâm đoạn 1


-Hồi nhỏ ,Trần Quốc khái ham học như thế nào?


-.Nhờ chăm chỉ học tập, Trần Quốc Khái đã thành đạt như
thế nào?


HS đọc thâm đoạn 2


Khi Trần Quốc Khái đi sứ TRung Quốc,Vua Trung Quốc đã
nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?


HS đọc thầm đoạn 3.4


Ở trên lầu cao ,Trần Quốc Khái đã làm gì để sống?
Trần Quốc Khái đã làm gì để khơng bỏ phí thời gian?
Trần Quốc Khái đã lầm gì để xuống bình an vơ sự?
HS đọc đoạn5


Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu?
nội dung câu chuyện nói lên điều gì?


<i><b>Hoạt đơng 3 Luyện đọc lại</b></i>



Mục tiêu Giúp HSđọc với tốc độ nhanh hơn . đọc diễn cảm
bài văn


GV đọc điễn cảm đoạn 3.


hs theo doõi.


Mỗi HS đọc 2 câu nối tiếp cho đến hết
bài.


Mỗi HS đọc 1 đoạn từng đoạn cho đến
hết bài.


và giải nghĩa các từ. đi sứ ,lọng bức
trướng,chè lam,nhập tâm,bình an vơ
sự,…)


HS trả lời .


HS trả lời .
HS trả lời .


3 HS đọc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

Gọi 3HS đọc lại đoạn văn.
1 HS cả bài.


KỂ CHUYỆN
Hoạt động 4 GV nêu nhiêm vụ.



Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện ƠNg tổ nghề thêu.Sau
đó ,tập kể một đoạn của câu chuyện


-Hướng dẫn HS kể chuyện


a) Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện.


-HS đọc Y/C của BAØI TẬP và mẫu ( Đoạn ;Cậu bé ham
học)


b) Kể một đoạn của câu chuyện.


-5HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện theo tranh.
Cả lớp nhân xét ,bổ sung lời kể của mỗi bạn; bình chọn người
kể hay hấp dẫn nhất .


<i><b>Hoạt đông 5 Củng cố dặn dị</b></i>


-Câu chuyện này giúp các em hiểu điều gì?


-Về nhà tập kể lại câu chuyên cho bạn bè, người thân nghe.


HS đọc thầm và làm bài cá nhân.
HS nối tiếp nhau đặt tên cho từng đoạn


Ngày dạy


TẬP ĐỌC
BÀN TAY CƠ GIÁO
I/ MỤC ĐÍCH U CẦU



-Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.


-Hiểu nội dung: Ca ngợi đơi bàn tay kì diệu của cơ giáo.(trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2-3
khổ thơ).


II /ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


Tranh minh họa bài đoc trong SGK .


Bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III /CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

GV kiểm tra 2 HS mỗi HS kể 2 đoạn câu chuyện Ơng tổ nghề thêu. Sau đó trả lời câu hỏi.
hồi nhỏ, trần Quốc Khái ham học như thế nào ?


Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu?


Hoạt động dạy hoạt động học


Hoạt động 1 hướng dân HS cách đọc.


Mục tiêu giúp HS đọc đúng bài thơ .đọc trôi chảy và diễn
cảm.


1/ giới thiệu bài :
2/ luyện đọc.


 GV đọc diễn cảm bài thơ .Gv treo tranh minh họa Hs
quan sát.



 GV hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc từng dòng thơ.


HS nối tiếp đọc từng dòng thơ.Gv theo dõi HS đọc,phát
hiên lỗi phát âm và sửa sai cho HS.


-Đọc từng khổ thơ trước lớp. HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ
trước lớp Gv kết hợp nhắc nhở các em nghắt nghỉ hơi đúng
các cau cần đọc gần như liền hơi.


GV giúp các hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài : phô
Đọc từng khổ thơ trong nhóm


.Lần lượt từng 5 HS tiếp nơi nhau đọc từng khổ thơ trong
nhóm.


Gv theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.


-Cả lớp độc đồng thanh cả bài thơ.giọng nhẹ nhàng.
Hoạt động 2 Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài:
Mục tiêu giúp HS hiểu nội dung bài bài thơ.
-1Hs đọc ,đọc thầm.khổ 1


Mỗi tờ giấy cô giáo đã làm ra những gì?
-Em hiểu hai dịng thơ cuối bài như thế nào?
HS trao Đổi nhóm.


+Hoạt động 3 Hướng dẫn HS HTL bài thơ.



Mục tiêu; gúp HS học thuộc lòng bài thơ ngay tại lớp .
GV đọc lại bài thơ .


GV Hướng dẫn HS HTL bài thơ.


GV treo bảng phụ HS đọc xóa dần bảng.
HS thi học thuộc bài thơ Vơi các hình thức sau;


-Bốn HS đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ Đại
diên nhóm nào đọc nối tiếp nhanh đội đó thắng.


THi đọc thuộc khổ thơ theo hình thức hái hoa.
3 HS thi đọc thuộc lịng bài thơ .


GV nhận xét và cho điểm .


Hoạt động 4 củng cố dặn dị.



GV nhận xét tiết học. Về nhà tiếp tục HTL cả bài thơ .


HS theo dõi
HS theo dõi


Mỗi HS đọc 2 dòng thơ
Mỗi HS đọc khổ thơ


HS nêu nghĩa trong SGK các từ :phơ
HS đọc theo nhóm


HS đọc ĐT



1 HS đọc to bài thơ cả lớp theo dõi
HS trả lời


HS làm viẹc theo bàn. đại diện HS trả
lời.


Hs đọc 5 lựơt


4HS đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau đọc 4
khổ thơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

TUẦN 22
Ngày dạy:


TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN
Bài dạy: NHAØ BÁC HỌC VAØ BAØ CỤ
I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU


A/-TẬP ĐỌC


-Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời các nhân vật.


-Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi- xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học
phục vụ cho con người.(trả lời các câu hỏi 1,2,3,4)


B/ KEÅ CHUYEÄN.


-Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC



</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

<i><b>TẬP ĐỌC</b></i>


A /Kiểm tra bà cũ : 2 HS đọc 2 đoạn của bài Người trí thức yêu nước .Trả lời câu hỏi :
Tìm những chi tiết nói lên tinh thân yêu nước của bác sĩ Đặng Văn Ngữ .


B/ DẠY BAØI MỚI


Hoạt động dạy hoạt động học


1/ Giới thiệu bài. HS quan sát tranh và miêu tả hình ảnh
trong tranh minh họa nội dung bài học từ đó GV gới thiệu
truyện


2 Hoạt động 1 Hướng đẫn luyện HS đọc.


Mục tiêu–Đọc trôi chảy toàn bài. đọc đúng tên riêng nước
ngoài ; Ê-đi –xơn và các từ ngữ đễ phát âm sai bác học nổi
tiếng, đèn điện,may mắn,lóe lên ,.nảy ra,miệt mài móm
mém .a)GV đọc diễn cảm tồn bài.


b) GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ


-HS đọc nối tiếp từng câu GV theo đõi phát hiện lỗi phát âm
sai.


Luyện đọc từng đoạn.HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn kết hợp
giải nghĩa từ:.Nhà bác học, móm mém


Luyện đọc đoạn theo nhóm


cả lớp đọc ĐT đoạn 1


3 HS nối tiếp nhau đọc đọc các đoạn 2,3,4.


3/Hoạt động 2 Hướng đẫn HS tìm hiểu nội dung bài.



Mục tiêu giúp HS hiểu nội dung bài học
HS đọc thâm đoạn 1


-Nêu những điều mà em biết về Ê- đi –xơn .


Câu chuyện Ê- đi –xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào?
HS đọc thâm đoạn 2 ,3


Bà cụ mong muốn điều gì ?


-Vì sao bà cụ mong có chiếc xe khơng cần ngựa kéo?
Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê-đi –xơn ý nghĩ gì ?
HS đọc thầm đoạn 4, trả lời ;


-Nhờ đâu mong ước của bà cụ được thực hiện?


-Theo em khoa học mang lại lợi ích gì cho con người ?
Hoạt đông 3 Luyện đọc lại


Mục tiêu Biết đọc phân biệt lời kể và lời các nhân vật
(Ê-đi –xơn ,bà cụ )


GV đọc điễn cảm đoạn 3.
Gọi 3HS đọc lại đoạn văn.


2 HS thi đọc đoạn văn .


hs theo doõi.


Mỗi HS đọc 2 câu nối tiếp cho đến hết
bài.


Mỗi HS đọc 1 đoạn từng đoạn cho đến
hết bài.


và giải nghĩa các từ.Nhà bác học, móm
mém Trong SGK


cả lớp đọc ĐT đoạn 1


3 HS nối tiếp nhau đọc đọc các đoạn
2,3,4.


HS trả lời .


HS trả lời .


HS trả lời .
HS trả lời .


3 HS đọc.


2HS đọc cả lớp theo dõi và nhận xét
KỂ CHUYỆN



Hoạt động 4 GV nêu nhiêm vụ.


Mục tiêu Gúp HS nhớ lại ND chuyện Và kể lại được chuyện
tương đối đầy đủ .


1 HS đọc Y/C trong SGK


HS không nhìn sách kể lại chuyện


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

<i><b>Hoạt đơng 5 Củng cố dặn dị</b></i>


-Câu chuyện này giúp các em hiểu điều gì?


-Về nhà tập kể lại câu chuyên cho bạn bè, người thân nghe.


xét bình chọn người đọc hay nhất.


Ngày dạy


TẬP ĐỌC
CÁI CẦU
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU


-Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dịng thơ, khổ thơ.


- Hiểu nội dung: Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc câu do cha làm ra là đẹp nhất,đáng
yêu nhất.(trả lời các câu hỏi trong SGK)


II /ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC



tranh minh họa bài đoc trong SGK .
III /CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A /kiểm tra bài cũ .


GV kiểm tra 2 HS mỗi HS kể 2 đoạn câu chuyện NHà bác học và bà cụ:. Sau đó trả lời câu hỏi.
-Theo em khoa học mang lại lợi ích gì cho con người ?


Hoạt động dạy hoạt động học


Hoạt động 1 hướng dân HS cách đọc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

caûm.


1/ giới thiệu bài :
2/ luyện đọc.


 GV đọc diễn cảm bài thơ .


 GV hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc từng dòng thơ.


HS nối tiếp đọc 2 dòng thơ.Gv theo dõi HS đọc,phát hiên
lỗi phát âm và sửa sai cho HS.


-Đọc từng khổ thơ trước lớp. HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ
trước lớp Gv kết hợp nhắc nhở các em nghắt nghỉ hơi đúng
GV giúp các hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài : Chum ,
ngịi,sơng Mã


Đọc từng khổ thơ trong nhóm



.Lần lượt từng HS tiếp nơi nhau đọc từng khổ thơ trong
nhóm.


Gv theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
Cả lớp độc ĐTcả bài thơ.giọng nhẹ nhàng.


Hoạt động 2 Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài:
Mục tiêu giúp HS hiểu nội dung bài bài thơ.
-1Hs đọc thành tiéng bài thơ ,Cả lớp đọc thầm.
-Người cha trong bài làm nghề gì ?


-CHa gửi cho bạn nhỏ chiếc ảnh về cái cầu nào ,được bắc
qua dịng sơng nào ?


-HS đọc các hổ thơ 2,3,4 trả lời :


Từ những chiếc càu cha làm bạn nhỏ nghĩ những gì ?
-Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào ? Vì sao ?


Cả lớp đọc lại bài thơ Và tìm cauu thơ mà em thích ? vịi
sao?


Bài thơ co em thấy tình cảm của bạn nhỏ vơi cha cha như
thế nào??


Hoạt động 3 Hướng dẫn HS HTL bài thơ.



Mục tiêu –Giúp HS đọc thuộc lòng bài thơ ngay tại lớp
GV đọc bài thơ



2 HS thi đọc lại bài thơ .


GV Hướng dẫn HS HTL bài thơ.


GV treo bảng phụ HS đọc xóa dần bảng.
HS thi học thuộc bài thơ Vơi các hình thức sau;


-Bốn HS đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ Đại
diên nhóm nào đọc nối tiếp nhanh đội đó thắng.


THi đọc thuộc khổ thơ theo hình thức hái hoa.
3 HS thi đọc thuộc lòng bài thơ .


GV nhận xét và cho điểm .


Hoạt động 4 củng cố dặn dị.



GV nhận xét tiết học. Về nhà tiếp tục HTL cả bài thơ .


HS theo dõi
HS theo dõi


Mỗi HS đọc 2 dòng thơ
Mỗi HS đọc khổ thơ


HS nêu nghĩa trong SGK các từ :Chum ,
ngịi,sơng Mã


HS đọc theo nhóm



HS đọc ĐT


1 HS đọc to bài thơ cả lớp theo dõi
HS trả lời


HS đọc thâm cả bài thơ.
HS trả lời


HS trả lời


2 HS thi đọc
HSđọc 5 lựơt


4HS đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau đọc 4
khổ thơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114></div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

TUẦN 23
Ngày dạy:


TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN
Bài dạy: NHÀ ẢO THUẬT
I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU


A/-TẬP ĐỌC


-Biết ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ.


-Hiểu nội dung: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác.Chú Lí
là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quí trẻ em.(Trả lời các câu hỏi trong SGK).



B/ KỂ CHUYỆN.


-Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa trhao tranh minh họa.


-HS khá, giỏi kể được từng đoạn của câu chuyện bằng lời của Xơ-phi hoặc Mác.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


-Tranh minh họa truyện phóng to.
IIi / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VAØ HỌC


<i><b>TẬP ĐỌC</b></i>
A/ KIỂM TRA BAØI CŨ:


-2 HS đọc bài chiếc máy bơm và trả lời câu hỏi :


-Ác –si mét đã nghĩ ra cách gì để làm cho nước chảy ngược lên,giúp nơng dân đỡ vất vả ?
B/ DẠY BÀI MỚI


Hoạt động dạy hoạt động học


1/ Giới thiệu bài. HS quan sát tranh và miêu tả hình ảnh
trong tranh minh họa nội dung bài học từ đó GV gới thiệu
truyện


2 Hoạt động 1 Hướng đẫn luyện HS đọc.


Mục tiêu –Đọc trơi chảy tồn bài. đọc đúng các từ ngữ đễ
phát âm đeịa phương : quảng cáo ,biểu diẽn ,ảo thuật ,nổi
tiếng ,tổ chức ,lỉnh kỉnh ,rạp xiếc..



a)GV đọc diễn cảm toàn bài.


b) GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ


-HS đọc nối tiếp từng câu GV theo đõi phát hiện lỗi phát âm
sai.


-Luyện đọc từng đoạn. trước lớp


GV giúp HS hiểu nghĩa các từ :.ảo thuật ,tình cờ, chứng
kiến , thán phục, đại tài


Luyện đọc đoạn theo nhóm
cả lớp đọc ĐT bài văn.


3/Hoạt động 2 Hướng đẫn HS tìm hiểu nội dung bài.
Mục tiêu Giúp HS hiểu nội dung bài Khenngợi hai chị em
Xô –phi là những em bé ngoan,sẵn sàng giúp đỡ người
khác.Chú Lý là người tài ba,nhân hậu,rất yêu quí trẻ em.
HS đọc thâm đoạn 1


-Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật ?
HS đọc thầm đoạn 2


Hai chị em Xô-phi đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế
nào?


hs theo doõi.



Mỗi HS đọc 2 câu nối tiếp cho đến hết
bài.


Mỗi HS đọc 1 đoạn từng đoạn cho đến
hết bài.


và giải nghĩa các từ.ảo thuật ,tình cờ,
chứng kiến , thán phục, đại tàiTrong
SGK


HS làm việc theo bàn.
HS đọc ĐT bài văn.


HS trả lời .


HS đọc thâm đoạn 1
HS trả lời .


HS đọc thâm đoạn 2
HS trả lời .


HS trả lời .


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

Vì sao hai chị em khơng chờ chú Lí dẫn vào rạp?
HS đọc đoạn 3,4


Kết quả của cuộc khởi nghĩ như thế nào?
Vì sao chú Lí tìm đến nhà Xơ-phi Và Mác?
Những chuyện gì xảy ra khi mọi người uưèng trà?
Theo em chị em Xô- phi đã được xem ảo thuật chưa?



<i><b>Hoạt đông 3 Luyện đọc lại</b></i>


Mục tiêu giúp HS đọc trôi chảy và diễn cảm biết thể hiên lời
đọc phù hợp với nội dung bài


GV đọc điễn cảm đoạn 3.
Gọi 3HS đọc lại đoạn văn.
2 HS thi đọc đoạn văn .


HS trả lời .
HS trả lời .
HS trả lời .


hướng dẫn HS đọc đúng một số câu
văn:


<i>Nhưng / hai chị em không dám xin tiền </i>
<i>mua vé /vì bố đang nằm viện// các em </i>
<i>biết mẹ rất cần tiền //</i>


3 HS đọc.


2HS đọc cả lớp theo dõi và nhận xét


KỂ CHUYỆN


Hoạt động 4 GV nêu nhiêm vụ.



Mục tiêu quan sát tranh minh họa và tập kể từng đoạn của


câu chuyện. nhớ và lại kể lại hấp dẫn.


Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
-HS quan sát lần lượt từng tranh trong SGK .


4HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện theo tranh.
Cả lớp nhân xét ,bổ sung lời kể của mỗi bạn; bình chọn người
kể hay hấp dẫn nhất .


Hoạt đơng 5 Củng cố dặn dị


-Câu chuyện này giúp các em hiểu điều gì?


-Về nhà tập kể lại câu chuyên cho bạn bè, người thân nghe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

Ngày dạy TẬP ĐỌC


<i> CHƯƠNG TRÌNH XIẾC ĐẶC SẮC</i>
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU


-Biết ngắt nghỉ hơi đúng; đọc đúng các chữ số, tỉ lệ phần trăm và số điện thoại trong bài.


-Hiểu nội dung tờ quảng cáo; bước đầu biết một số đặc điểm về nội dung, hình thức trình bày và mục đích
của tờ quảng cáo.( Trả lời các câu hỏi trong SGK).


II /ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


Tranh minh họa tờ quảng cáo trong SGK


Một số tờ quảng cáo đẹp hấp dẫn dễ hiểu ,hợp với trẻ


III /CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC


A/ Kiểm tra bài cũ .


-GV Kiểm tra3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Em vẽ Bác Hồ Và Trả lời câu hỏi
-Hãy tả lại bức tranh Bác Hồ của bạn nhỏ trong bài thơ .


B /DẠY BAØI MỚI


Hoạt động dạy Hoạt động học


Hoạt động 1 hướng dân HS cách đọc.


Mục tiêu giúp HS đọc đúng .Đọc trôi chảy rõ ràng mạch lạc từng
nội dung, đúng giọng đọc chính xác tỉ lệ phần ttrăm và so sánh
điện thoại.


1/ Giới thiệu bài.
2/ luyện đọc.


c) GV đọc tồn bài: giọng rõ ràng mạch lạc dứt khốt
d) GV hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc từng câu trước lớp.


GV Hướng dẫn HS đọc dúngcác con số 1-6 ( mùng 1 tháng 6)
50 % (Năm mươi phần trăm ) 10 % .5180360


.HS nối tiếp đọc từng câu trong tờ quảng cáo .
Đọc từng đoạn trước lớp.



Giúp các em hiểu nghĩa các từ tiết mục , tu bổ , mở màn ,hân
hạnh


-Đọc từng đoạn trong nhóm.


-Đọc thi .4Hs nối tiếp nhau thi đọc 4 đoạn
2HS đọc cả bài


Hai HS đọc cả bài.


* Hoạt động 2 Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.



Mục tiêu Giúp HS hiểu nội dung một quảng cáo .


HS đọc thầm quảng cáo.
-Rạp xiéc in tờ quảng cáo để làm gì ?


Em thích nội dung nào trong quảng cáo?Nói rõ vì sao?


cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt ?(về lời văn về trang trí)?
 Hoạt động 3 Luyện đọc lại.


*Mục tiêu .giúp HSĐọc trôi chảy rõ ràng mạch lạc từng nội
dung, đúng giọng đọc một bản quảng cáo


1 HS đọc toàn bộ quảng cáo ?


-4 HS thi đọc tồn bài.


GV bình chọn HS đọc đúng và nhất .


 Hoạt động 4 CỦNG CỐ, DẶN DỊ


HS theo dõi


3 HS đọc cả lớp đọc đồng thanh


HS laøm việc theo bàn


4Hs nối tiếp nhau thi đọc 4 đoạn
2HS đọc cả bài


2HS đọc cả bài.
HS trả lời
HS trả lời


HS trả lời


HS đọc chú ý đọc đúng


<i>Nhiều tiết mục mới ra mắt lần </i>
<i><b>đầu //</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

-GV Nhận xét tiết học .


-Về nhà đọc lại nhớ lại những gì tổ lớp mìmh đã làm được
trong tháng để chuẩn bị cho bài TLV


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

TUAÀN 24


TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN


Bài dạy: ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU


A/-TẬP ĐỌC


-Biết ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ.


-Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.(Trả lời được
các câu hỏi trong SGK)


B/ KỂ CHUYỆN.


-Biết sắp xếp các tranh (SGK) cho đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh
họa.


-HS khá, giỏi kể được cả câu chuyện.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


-Tranh minh họa truyện phóng to.
IIi / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC


<i><b>TẬP ĐỌC</b></i>
A/ KIỂM TRA BAØI CŨ:


- 2 HS đọc quảng cáo “ Chương trình xiếc đặc sắc “ ,Trả lời câu hỏi :
-Cách trình bày quảng cáo có có gì đặc biệt( về lời văn ,trang trí )
B/ DẠY BÀI MỚI


Hoạt động dạy hoạt động học



1/ Giới thiệu bài. HS quan sát tranh và miêu tả hình ảnh
trong tranh minh họa nội dung bài học từ đó GV gới thiệu
truyện


2 Hoạt động 1 Hướng đẫn luyện HS đọc.



Mục tiêu –Đọc trơi chảy tồn bài. đọc đúng các từ ngữ đễ
phát âm sai hốt hoảng ,vùng vẫy ,tức cảnh ,leo lẻo .cứng
cỏi,biểu lộ ,cởi trói .


Giọng đọc phù hợp với diễn biến của truyện.
a)GV đọc diễn cảm toàn bài.


b) GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
-HS đọc nối tiếp từng câu .


-V theo đõi phát hiện lỗi phát âm sai.
Luyện đọc từng đoạn. trước lớp


Kát hợp giải nghĩa từ:.Minh Mạng ,Cao Bá Quát ,Ngự giá, xa
giá ,đối ,Tức cảnh ,chỉnh


Luyện đọc đoạn theo nhóm
cả lớp đọc ĐT từng đoạn.


3/Hoạt động 2 Hướng đẫn HS tìm hiểu nội dung bài.
Mục tiêu Giúp HS hiểu nội dung bài học.


HS đọc thâm đoạn 1



Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu ?
HS đọc thâm đoạn 2


Cậu bé Cao Bá Qt có mong muốn gì?
HS đọc thầm đoạn 3.4


Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối ?
Vua ra vế đối như thế nào?


hs theo doõi.


Mỗi HS đọc 2 câu nối tiếp cho đến hết
bài.


Mỗi HS đọc 1 đoạn từng đoạn cho đến
hết bài.


và giải nghĩa các từ.Minh Mạng ,Cao
Bá Quát ,Ngự giá, xa giá ,đối ,Tức
cảnh ,chỉnhTrong SGK


HSàm việc theo bàn.
HS đọc ĐT


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

Caâu truyện trên cho em biết điều gì?


Kết luận truyện ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ
tài năng xuất sắc và tính cách khẳng khái ,tự tin


Hoạt đông 3 Luyện đọc lại gúp HS đọc trôi chảy bài văn


GV đọc điễn cảm đoạn 3.


Gọi 3HS đọc lại đoạn văn.
2 HS thi đọc đoạn văn .


Hướng dẫn HS đọc đúng ;


<i>Thấy nói là học trò ,/vua ra lệnh cho </i>
<i>câu phải đối được một vế đối/ thì mới </i>
<i>tha / .Nhìn thấy trên mặt hồ lúc đó có </i>
<i>đàn cá đang đuổi nhau,/ vua tức cảnh </i>
<i>rđọc vế đối như sau;</i>


<i>Nước trong leo lẻo / cá đớp cá.//</i>
<i>Chẳng cần nghĩ ngợi lâu la gì ,/ Cao </i>
<i>Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói,/ </i>
<i><b>đối lại ln;</b></i>


<i> Trời nắng chang chang /gười trói </i>
<i><b>người .//</b></i>


3 HS đọc.


2HS đọc cả lớp theo dõi và nhận xét
KỂ CHUYỆN


Hoạt động 4 GV nêu nhiêm vụ.


Mục tiêu Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện ;
dựa vào trí nhớ và tranh ,kể lại được toàn bộ câu chuyện với


giọng phù hợp.


a) Sắp xép lại 4 tranh theo đúng thứ tự 4 đoạn trong truyện
-HS quan sát lần lượt từng tranh trong SGK . nói vắn tắt nội
dung từng tranh.


b) Kể lại toàn bộ câu chuyện .


4HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện theo tranh.
2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện


Cả lớp nhân xét ,bổ sung lời kể của mỗi bạn; bình chọn người
kể hay hấp dẫn nhất .


Hoạt đông 5 Củng cố dặn dị


-Câu chuyện này giúp các em hiểu điều gì?


-Về nhà tập kể lại câu chuyên cho bạn bè, người thân nghe.


HS sắp xếp tranh theo đúng thứ tự.


4 HS kể 4 đoạn .


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

Ngày dạy


TẬP ĐỌC
<b>TIẾNG ĐÀN</b>
I/ MỤC ĐÍCH U CẦU



-Biết ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ.


-Hiểu nội dung, ý nghĩa: Tiếng đàn của Thủy trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hịa hợp với
khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).


II /ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


Tranh minh họa bài đoc trong SGK
Hoa ngọc lan hoa mười giờ .


III /CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A /kiểm tra bài cũ .


-GV kiểm tra 2 HS mỗi HS đọc 1 đoạn bài Mặt trời mọc ở đằng tây trả lời câu hỏi .Pu-skin đã
chuyển sự vô lý trong câu thơ của bạn thành hợp lí bằng cách nào ?


-GV nhận xét ghi điểm cho HS.


Hoạt động dạy hoạt động học


Hoạt động 1 hướng dân HS cách đọc.


Mục tiêu giúp HS đọc đúng bài văn trôi chảy và diễn
cảm.


1/ giới thiệu bài :
2/ luyện đọc.


 GV đọc diễn cảm toàn bài
 GV hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.



-Đọc từng câu ;


-GV Hướng dẫn HS đọc đúng vi-ô –lông,ắc –sê
-HS nối tiếp đọc từng câu .


- .GV theo dõi HS đọc,phát hiên lỗi phát âm và sửa sai cho
HS.


-Đọc từng đoạn trước lớp.


- HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạntrước lớp.


- Gv kết hợp nhắc nhở các em nghắt nghỉ hơi đúng
các dài.


GV giúp các hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài :lên dây
,ắc –sê, dân chài.
-Đọc từng khổ thơ trong nhóm


-.Lần lượt từng HS tiếp nơi nhau đọc từng đoạn trong
nhóm.


-GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
Cả lớp độc đồng thanh cả bài văn giọng nhẹ nhàng.


Hoạt động 2 Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài:



Mục tiêu giúp HS hiểu nội dung bài bài văn
-,Cả lớp đọc thầm.



-Thủy làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi ?
Những từ ngữ nào miêu tả âm thanh của cây đàn ?


-HS đọc thầm đoạn văn tả cử chỉ ,nét mặt của Thủy khi kéo
đàn ,trả lời câu hỏi : Cử chỉ ,nét mặt của Thủy khi kéo đàn
thể hiện đièu gì?


- HS đọc thầm đoạn 2 ,


- Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình


HS theo dõi
HS theo dõi


3 HS đọc , cả lớp ĐT vi-ơ –lông,ắc –sê
Mỗi HS đọc 1 câu (đọc 2 lượt)


Mỗi HS đọc một đoạn (đọc 2 lượt)


HS nêu nghĩa trong SGK các từ :lên
dây ,ắc –sê, dân chài.
HS đọc theo nhóm bàn .


HS đọc ĐT


HS đọc thầm.
HS trả lời
HS trả lời



1 HS đọc to cả lớp theo dõi
HS trả lời


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

ngồi gian phịng như hịa với tiếng đàn .


<i><b>Hoạt động 3 Luyện đọc lại</b></i>


Mục tiêu Giúp HS đọc đ úng và diễn cảm ngắt nghỉ hơi
đúng ở những câu dài .


Ba HS tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn của bài .


GV kết hợp hướng dẫn các em đọc thể hiẹn đúng nội từng
đoạn


3HS thi đọc cả bài .


GV và HS bình chọn bạn đọc hay nhất
Hoạt động 4 Củng co,á dặn dò.


Bài đọc giúp em hiểu gì về tiếng đàn?
-Về nhà đọc nhiều lần bài văn.


3 HS đọc


3 HS đọc


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

TUAÀN 25
Ngày dạy:



TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN
Bài dạy: HỘI VẬT
I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU


A/-TẬP ĐỌC


-Biết ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ.


-Hiểu nội dung: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đôi vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đôi vật
già, giàu kinh nghiệm trước chàng đơ vật trẻ cịn xốc nổi.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)


B/ KỂ CHUYỆN.


Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước(SGK)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


-Tranh minh họa truyện phóng to.


bảng phụ viết sănđoạn văn cần hươnùg dẫn HS luyện đọc.
IIi / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VAØ HỌC


<i><b>TẬP ĐỌC</b></i>
A/ KIỂM TRA BAØI CŨ:


-2 Hs nối tiép nhau đọc bài Tiêáng đàn 91HS 1đoạn ) trả lời câu hỏi ;
-Những từ ngữ nào miêu tả âm thanh của cây đàn ?


-Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngồi gian phịng như hịa với tiếng đàn ?
B/ DẠY BÀI MỚI



Hoạt động dạy hoạt động học


1/ Giới thiệu bài. HS quan sát tranh và miêu tả hình ảnh
trong tranh minh họa nội dung bài học từ đó GV gới thiệu
truyện


2 Hoạt động 1 Hướng đẫn luyện HS đọc.


Mục tiêu –Đọc trơi chảy tồn bài. đọc đúng các từ ngữ đễ
phát âm sai:vật,nước chảy, quắn đen ,thắt biến khôn lường
chán ngắt,giục giã,nhễ nhại.-Hiểu nghĩa các từ mới trong bài
( tứ xứ, sới vật ,khơn lường ,keo vật,khố .


a)GV đọc diễn cảm tồn bài.


b) GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
Đọc từng câu.


-HS đọc nối tiếp từng câu GV theo đõi phát hiện lỗi phát âm
sai.


-Luyện đọc từng đoạn.


HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ:tứ xứ,
sới vật ,khôn lường ,keo vật,khố .


-Luyện đọc đoạn theo nhóm
-Cả lớp đọc ĐT từng đoạn.


3/Hoạt động 2 Hướng đẫn HS tìm hiểu nội dung bài.


Mục tiêu - GIúp HS hiểu nội dung truyện:ccuộc thi tài hất
dân giữa hai đô vật(một già một trẻ cá tính khác nhau) đã kết
thúc băng chiến thắng xứng đáng của dô vật già,trầm tĩnh
giàu kinh nghiệm trước chàng đơ vạt trẻ cịn xốc nổi.
HS đọc thâm đoạn 1


Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sơi động của hội vật .?
HS đọc thâm đoạn 2


Caùh dánh của Quắn Dên và ông Cản Ngũ có gì khác nhau?


hs theo dõi.


hs theo dõi.


Mỗi HS đọc 2 câu nối tiếp cho đến hết
bài.


Mỗi HS đọc 1 đoạn từng đoạn cho đến
hết bài.


và giải nghĩa các từ.tứ xứ, sới vật
,khôn lường ,keo vật,khố Trong SGK
HS làm việc theo bàn


Cả lớp đọc ĐT từng đoạn.


HS đọc thâm đoạn 1
HS trả lời .



</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

HS đọc thầm đoạn 3.


Việc ông Ngũ cản bớc hụt đã thay đổi keo vật như thế nào ?
HS đọc đoạn 4,5


Ông CảnNgũ đã bất ngờ chiến thắng như thế nào?
-Theo em vì sao ơng Cản Ngũ thắng?


Hoạt độâng 3 Luyện đọc lại.


Mục tiêu Giúp HS Đọc diễn cảm trôi chảy giọng đọc phù
hợp với diễn biến của truyện.


GV đọc điễn cảm đoạn 2 và đoạn 5 Và Hướng dẫn HS đọc
đúng.


Gọi 3HS đọc lại đoạn văn.
2 HS thi đọc đoạn văn .


HS đọc thâm đoạn 1
HS trả lời .


HS đọc thâm đoạn 1
HS trả lời .


HS trả lời .


<i>Ngay nhịp trống đầu ,/ Quắn đen đã </i>
<i><b>lăn xả vào ông Cản Ngũ .//Anh vờn </b></i>
<i><b>bên trái ,đánh bên phải,/dứ trên </b></i>


<i><b>,/đánh dưới ,/thoắt biến ,thoắt hóa </b></i>
<i>khơn lường .//…</i>


<i>Ơng Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình/ </i>
<i>nhìn Quắn Đen mồ hơi,/ mồ kênhễ </i>
<i><b>nhạidưới chân .// Líc lâu ,/ ơng mới thò</b></i>
<i><b>tay xuống /nắn lấy khố Quắn </b></i>


<i>đen,/nhấc bổng anh ta lên,/ coi nhẹ </i>
<i><b>nhàng như con ếch có buộc sợi rơm </b></i>
<i>ngang bụng vậy.//</i>


3 HS đọc.


2HS đọc cả lớp theo dõi và nhận xét


KỂ CHUYỆN
Hoạt động 4 GV nêu nhiêm vụ.


Mục tiêu .Rền kó năng nói:


-Dựa vào trí nhớ và gọi ý HS kể từng đoạncau chuyện Hội
vạt –lời kể tự nhiên kết hợp điệu bộ ; bước đâu biết chuyển
giọng kể phù hợp với diễn biến câu chuyện.


2. Rèn kó năng nghe:


-tập trung theo dõi bạn kể chuyện.


-Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.


HS quan sát tranh minh họa và tập kể từng đoạn của câu
chuyện. nhớ lại kể lại hấp dẫn.


Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
GV Y/C 1HS đọc yêu cầu kể chuyên và5 gợi ý
-ừng cặp HS tập kể từng đoạn của câu chuyện


5 HS tiếp nối nhau kể 5 đoạn của câu chuyện theo tranh.
Cả lớp nhân xét ,bổ sung lời kể của mỗi bạn; bình chọn người
kể hay hấp dẫn nhất .


<i><b>Hoạt đông 5 Củng cố dặn dò</b></i>


GV nhậân xét tuyên dương những HS kể háp dẫn .


-Về nhà tập kể lại câu chuyên cho bạn bè, người thân nghe.


HS làm việc theo cặp


5 HS kể 5 đoạn . Cả lớp theo dõi nhận
xét bình chọn người đọc hay nhất.


Ngày dạy


TẬP ĐỌC


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

-Biết ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ.


-Hiểu nội dung: Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên, cho thấy nét độc đáo, sự thú vị và bổ ích
của hội đua voi.(Trả lời các câu hỏi trong SGK)



II /ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


Tranh minh họa bài đoc trong SGK .
III /CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A /kiểm tra bài cũ .


-GV kiểm tra 2 HS mỗi HS kể 2 đoạn câu chuyện Hội vạt và trả lời cau hỏi lời câu hỏi.
-Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật.


Theo em ,vì sao ông Cản Ngõ thắng ?


Hoạt động dạy hoạt động học


Hoạt động 1 hướng dân HS cách đọc.


Mục tiêu giúp HS đọc đúng bài văn đọc trơi chảy tồn
bài .Đọc đúng các từ ngữ; đua voi phẳng lì ,vang lừng , man
gát ,vng vải đỏ thắm,bình tĩnh,bỗng dưng , điều khiển,
trúng đích,huơ vịi ,…


1/ giới thiệu bài :
2/ luyện đọc.


 GV đọc diễn cảm bài văn giong vui sôi nổi. Nhịp
nhanh dồn dâïp hơn ở đoạn 2 các dòng đọc liền hơi..
 GV hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.


-Đọc từng câu .



HS nối tiếp đọc từng câu.


Gv theo dõi HS đọc,phát hiên lỗi phát âm và sửa sai cho
HS.


-Đọc từng đoạn trước lớp. HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn
trước lớp


Gv kết hợp nhắc nhở các em nghắt nghỉ hơi đúng


GV giúp các hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài :trường
đua ,chiêng ,man –át, cổ vũ.


Đọc từng khổ thơ trong nhóm


.Lần lượt từng HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong nhóm.
Gv theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.


Cả lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.giọng nhẹ nhàng.
Hoạt động 2 Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài:


Mục tiêu giúp HS hiểu nội dung bài bài văn Bài văn tả và
kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên; qua đốch thấy nét độc
đáo trong sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên,sự thú vị và
bbổ ích của hội đua voi.


-,Cả lớp đọc thầm.


Tìm những chi tiết tả cơng việc chuẩn bị cho cuộc đua.
HS đọc thầm đoạn 2



-Cuoäc đua diễn ra như thế nào?


-Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh dễ thương?
Hoạt động 3 Luyện đọc lại.


Mục tiêu – Giúp HS đọc trơi chảy tồn bài .Đọc đúng các
từ ngữ; đua voi phẳng lì ,vang lừng , man gát ,vng vải đỏ
thắm,bình tĩnh,bỗng dưng , điều khiển, trúng đích,huơ vịi .
GV đọc diễn cảm đoạn 2


HS theo doõi
HS theo doõi


Mỗi HS đọc 2 câu


Mỗi HS đọc 1 đoạn.


HS nêu nghĩa trong SGK các từ :trường
đua ,chiêng ,man –át, cổ vũ.




HS đọc theo nhóm


HS đọc ĐT


HS đọc thâm cả bài thơ.
HS trả lời



</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

3 HS thi đọc lại bài thơ .GV chú ý nhấn giọng những từ gợi
tả niềm vui của dan làng lhi bộ đội về làng, tình cảm quân
dân thắm thiết.


3 HS thi đọc bài văn.
2 HS đọc cả bài


GV nhận xét và cho điểm .
Hoạt động 4 củng cố dặn dò.


GV nhận xét tiết học. Về nhà đọc lại nhieeuf lần.


_Đọc nhịp nhanh sôi động <i>.Những chú </i>
<i>voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm</i>
<i><b> đà, /huơ vòi /chào khán giả/ đã nhiệt </b></i>
<i><b>liệt cổ vũ,//khen ngợi chúng//</b></i>


3 HS thi đọc .Cả nhận xét và bình chọn
ai đọc hay nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

TUẦN 26
Ngày dạy:


TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN


Bài dạy: SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU


A/-TẬP ĐỌC



-Biết ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ.


-Hiểu nội dung, ý nghĩa: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có cơng lớn với dân, với nước. Nhân
dân kính u và ghi nhớ cơng ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử.Lễ hội được tổ chức hằng nawmowr nhiều
nơi bên Sơng Hồng là sự thể hiện lịng biết ơn đó.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).


B/ KỂ CHUYEÄN.


-Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.


-HS khá, giỏi đặt được tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


-Tranh minh họa truyện phóng to.
IIi / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VAØ HỌC


<i><b>TẬP ĐỌC</b></i>
A/ Kiểm tra bài cũ


-GV kiểm tra 3 HS đọc thuộclòng bài Ngày hội rừng xanh, Trả lời câu hỏi nội dung bài.
-Các sự vật khác cùng tham gia vào ngày hội như thế nào?


-Hãy cho biết em thích hình ảnh nhân hóa nào nhất ?Giải thích vì sao em thích hình ảnh đó.?
B/ DẠY BÀI MỚI


Hoạt động dạy hoạt động học


1/ Giới thiệu bài.


2 Hoạt động 1 Hướng đẫn luyện HS đọc.



Mục tiêu – Giúp HS đọc trôi chảy toàn bài. đọc đúng các từ
ngữ đễ phát âm sai: lễ hội ,Chử Đồng tử, quấn khố, hoảng
hốt ,ẩn trốn ,bàng hồng ,tình cảm ,hiển linh ,…


a)GV đọc diễn cảm toàn bài.


-GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ;
-GV Hướng dẫn HS luyện đọc từng câu.


-HS đọc nối tiếp từng câu GV theo đõi phát hiện lỗi phát âm
sai.


Luyện đọc từng đoạn.đoạn trước lớp .


HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ:.Chử
Đồng Tử là người con có hiếu ,chăm chỉ , có cơng lớn với
dân, với


Luyện đọc đoạn theo nhóm
Cả lớp đọc ĐT tồn bài


3/Hoạt động 2 Hướng đẫn HS tìm hiểu nội dung bài.
HS đọc thâm đoạn 1


tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo
khó .


HS đọc thâm đoạn 2



-Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử dieenx
ra như thế nào?


Vì sao cơng chúa Tiên Dung kết dun cùng Chử Đồng Tử?
HS đọc thầm đoạn 3.


Chử Đồng Tử giúp dân làng những việc gì ?


hs theo dõi.


Mỗi HS đọc 2 câu nối tiếp cho đến hết
bài.


Mỗi HS đọc 1 đoạn từng đoạn cho đến
hết bài.


và giải nghĩa các từ.Chử Đồng Tử là
người con có hiếu ,chăm chỉ , có cơng
lớn với dân, Trong SGK


HS làm việc theo bàn .
Cả lớp đọc ĐT toàn bài
Cả lớp đọc thầm


HS trả lời .
Cả lớp đọc thầm


</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

HS đọc đoạn 4


Nhân dân làm gì để tỏ lịng biết ơn Chử Đồng Tử?



<i><b>Hoạt đơng 3 Luyện đọc lại</b></i>


Mục tiêu Giúp HS đọc đúng giọng kể châm ,bùi ngùi .nhấn
giọng những từ thể hiện cảnh nghèo khó của Chử Đồng
tử,lịng hiếu thảo của chàng .


GV đọc điễn cảm đoạn 1,2
Gọi 3HS đọc lại đoạn văn.
1 HS đọc toàn chuyện .


HS trả lời .


HS theo doõi


3 HS đọc cả lớp theo dõi và nhận xét


KỂ CHUYỆN
Hoạt động 4 GV nêu nhiêm vụ.


Mục tiêu : Quan sát tranh minh họa và tập kể từng đoạn của
câu chuyện. nhaơ lại kể lại hấp dẫn.


Hướng dẫn HS làm bài tập kể từng đoạn câu chuyện theo
tranh.


-HS quan sát lần lượt từng tranh trong SGK .


4HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện theo tranh.
đạt tên cho từng đoạn .



Cả lớp nhân xét ,bổ sung lời kể của mỗi bạn; bình chọn người
kể hay hấp dẫn nhất .


<i><b>Hoạt đơng 5 Củng cố dặn dị</b></i>


-Câu chuyện này giúp các em hiểu điều gì?


-Về nhà tập kể lại câu chuyên cho bạn bè, người thân nghe.


4 HS kể 4 đoạn .
HS trả lời


</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

Ngày dạy


<b>TẬP ĐỌC</b>


<i> RƯỚC ĐÈN ƠNG SAO</i>
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU


-Biết ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ.


-Hiểu nội dung và bước đầu hiểu ý nghĩa của bài: Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ Trung thu và đêm hội
rước đèn. Trong cuộc vui ngày Tết Trung thu, các em thêm yêu quý gắn bó lẫn nhau.( Trả lời được các
câu hỏi trong SGK).


II /ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


Tranh minh họa bài đoc trong SGK .
III /CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC


A /kiểm tra bài cũ .


-GV kiểm tra 2 HS đọc thuộc lịng khổ thơ mà em thích trong bài Đi hội chùa Hương và trả lời câu hỏi
-Vì sao em thích khổ thơ đó ?


-Hoạt động dạy hoạt động học


Hoạt động 1 hướng dân HS cách đọc.


Mục tiêu giúp HS đọc đúng bài văn vàrèn kĩ năêng đọc
thành tiếng:
1/ giới thiệu bài :


2/ luyện đọc.


 GV đọc toàn bài giọng vui tươi ,thể hiện tâm trạng
háo hức,rộn ràng của hai bạn nhỏ trong đêm đón
cỗ ,rước đèn.


 GV hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc từng câu .


Gv theo dõi HS đọc,phát hiên lỗi phát âm và sửa sai cho
HS.


-Đọc từng đoạn trứoc lớp . HS nối tiếp nhau đọc 1 khổ
trước lớp.


Gv kết hợp nhắc nhở các em nghắt nghỉ hơi đúng



GV giúp các hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài : Chuối
ngự


Đọc từng đoạn trong nhóm


.Gv theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
Cả lớp đọc ĐTcả bàiVăn


Hoạt động 2 Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài:


Mục tiêu giúp HS hiểu nội dung bài bài văn Trể em việt
nam rất thích cỗ Trung thu và đêm hội rước đẻn . trong cuộc
vui ngày tết Trung thu ,các em thêm u q,gắn bó với
nhau.


-,Cả lớp đọc thầm.khổ 1,3


Tìm những từ ngữ tả hoạt động của các con vật trong ngày
hội rừng xanh .


-HS đọc thầm


-Nội dung mỗi đoạn văn trong bài tả những gì ?
-HS đọc thầm đoạn 1.


Mâm cỗ Trung thu của Tâm được bày như thế nào?
-HS đọc thầm 2


Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp?



HS theo dõi
HS theo dõi


Mỗi HS đọc 1 câu nối tiếp cho đến hết
bài.


2 HS đọc Mỗi HS đọc 1 đoạn.
HS nêu nghĩa trong SGK các từ :
Chuối ngự



HS đọc theo bàn


HS đọc ĐT


HS đọc thâm cả bài thơ.
HS trả lời


HS đọc thâm cả bài .
HS trả lời


-HS đọc thầm 1
HS trả lời
-HS đọc thầm 2


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

-HS đọc thầm đoạn cuối .


Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui ?
Hoạt động 3 Luyện đọc lại.



Mục tiêu – Giúp HS đọc trơi chảy tồn bài .Đọc đúng các
từ ngữ; Đọc trơi chảy tồn bài .Đọc đúng các từ ngữ:
mâm cỗ ,quả bưởi ,nải chuối,bập bùng trống ếch,trong
suốt,thỉnh thoảng,..


GV đọc bài văn. .
1 HS đọc llai toàn bài.


Gv hướng dẫn HS đọc đúng đoạn 2 của bài văn.
5 HS thi đọc bài văn


GV nhận xét và cho điểm .
Hoạt động 4 củng cố dặn dò.


GV nhận xét tiết học. Về nhà đọc lại nhều lần.


HS trả lời


3HS đọc
5HS đọc


TUẦN 27


Ngày dạy:


</div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>

I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU


- Đọc đúng, rỏ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/ phúc; trả lời
được 1 câu hỏi về nội dung đọc.



- Kể lại được từng đoạn câu chuyện Quả táo theeo tranh (SGK); biết dùng phếp nhân hóa để lời kể
thêm sinh động.


II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


-Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 .
-Tranh minh họa truỵen BT2 Trong SGK


IIi / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VAØ HỌC
A/ Kiểm tra bài cũ:


- GV kiểm tra 2 HS đoc bài Rước đèn ông sao và trả lời nội dung bài
B/ DẠY BAØI MỚI


Hoạt động dạy hoạt động học


1/ Giới thiệu bài.


2/ Hoạt động 1 Bài tập 1:


Mục tiêu ng đẫn ÔN luyện tập đọc và học thuộc lịng.


Mục tiêu :–Đọc thơng các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến
tuần 26( phát âm rõ ,tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ / phút ,biết
ngừng nghỉ sau các dấu câu ,giữa các cụm từ )


Kết hợp kiểm tra kĩ năn đọc hiểu : Hs trả lời 1,2 câu hỏi về
nội dung bài học


-Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc.



-GV nhận xét cho điểm .HS chưa đạt Yêu cầu về nhà luyện
đọc kiểm tra lại ở tiết sau


3/ Hoạt động 2 ;Bài Tập 2


Mục tiêu Kể lại câu chuyện” Quả táo” theo tranh ,dùng phép
nhân hóa để lời kể được sinh động.)


1HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài.


GV lưu ý HS quan sát kĩ 6 tranh minh họa,đọc kĩ phần chữ
trong tranh để hiểu nội dung tranh.


Biết sử dung phép nhân hóa làm cho các con vật có hành
đọng ,suy nghĩ nối năng như người.


GV cho HS trao đổi bàn .


GV Y/C hs nối tiếp nhau thi kể chuyện theo tranh.
3HS kể lại chuyện.


GV và cả lớp nhận xét .
4/ hoạt động củng cố.
GV nhận xét tiết học .


Về nhà tiếp tục luyện kể chuyện .


hs theo dõi.



HS đọc theo chỉ định trong phiếu.Trả
câu hỏi theo Y/C của GV.


1 HS đọc


HS làm việc theo bàn quan sát tranh
tập keå cho nhau nghe.


HS theo dõi bạn kể và xét theo Y/C
của hoạt động.


Ngày dạy


<b>ÔN TẬP tiết 2</b>
I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU


- Mức độ, u cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.


</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

-Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 .
Bảng lớp chép bài thơ Em thương (BAØI TẬP 2)


Phiếu viết nội dung BÀI TẬP 2


IIi / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VAØ HỌC
DẠY BAØI MỚI


Hoạt động dạy hoạt động học


1/ Giới thiệu bài.



2/ Hoạt động 1 Bài tập 1:


Mục tiêu ; Hướng đẫn ÔN luyện tập đọc và học thuộc lịng.
Mục tiêu :–Đọc thơng các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến
tuần 26( phát âm rõ ,tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ / phút ,biết
ngừng nghỉ sau các dấu câu ,giữa các cụm từ )


Kết hợp kiểm tra kĩ năn đọc hiểu : Hs trả lời 1,2 câu hỏi về
nội dung bài học


-Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc.


-GV nhận xét cho điểm .HS chưa đạt Yêu cầu về nhà luyện
đọc kiểm tra lại ở tiết sau


3/ Hoạt động 2 ;Bài Tập 2


Mục tiêu giúp HS tìm được các từ nhân hóa để miêu tả g ió
và nắng.


Gv đọc bài thơ Em thương .


Y/C HS đọc các cau hỏi a,b,c trong SGK .
HS trao đổi theo nhóm 3


.Đại diện nhóm nhóm lên trình bày kết quả.
GV và cả lớp nhận xét .


4/ hoạt động củng cố.
GV nhận xét tiết học .



Về nhà tiếp tục luyện kể chuyện .


hs theo doõi.


HS đọc theo chỉ định trong phiếu.Trả
câu hỏi theo Y/C của GV.


1 HS đọc
1 HS đọc


HS trao đổi theo nhóm 3 .


</div>
<span class='text_page_counter'>(133)</span><div class='page_container' data-page=133>

Ngày dạy:


ÔN TẬP TIẾT 3
I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU


- Mức độ, u cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.


- Báo cáo được 1 trong 3 nội dung nêu ở BT2 (về học tập, hoặc lao động, về cơng tác khác).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


-Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 .
Bảng lớp ghi nội dung cần báo cáo .


IIi / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VAØ HỌC
DẠY BAØI MỚI


Hoạt động dạy hoạt động học



1/ Giới thiệu bài.


2/ Hoạt động 1 Bài tập 1:


Hướng đẫn ÔN luyện tập đọc và học thuộc lòng.


Mục tiêu :–Đọc thông các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến
tuần 26( phát âm rõ ,tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ / phút ,biết
ngừng nghỉ sau các dấu câu ,giữa các cụm từ )


Kết hợp kiểm tra kĩ năn đọc hiểu : Hs trả lời 1,2 câu hỏi về
nội dung bài học


-Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc.


-GV nhận xét cho điểm .HS chưa đạt Yêu cầu về nhà luyện
đọc kiểm tra lại ở tiết sau


3/ Hoạt động 2 ;Bài Tập 2


Mục tiêu : Ôn luyện về trình bày báo cáo.
1 HS đọc Y/C của bài tập 2


1HS đọc nội dung cần báo cáo.


GV Y/C HS nêu những điểm khác của báo này vơi bài đã học
.


GV nhận xét ghi điểm HS


4/ hoạt động củng cố.
GV nhận xét tiết học .


Về nhà tiếp tục luyện kể chuyện .


hs theo dõi.


HS đọc theo chỉ định trong phiếu.Trả
câu hỏi theo Y/C của GV.


1 HS đọc
1 HS đọc
HS nêu :


-Người báop cáo là chi đội trưởng .
-Ngời nhân báo cáo là cô tổng phụ
trách .


-Nội dung thi đua : Xây dựng đội vững
mạnh.


-Nội dung báo cáo là (HT<LĐ<các
công tác khác


Đại diện nhóm len trìng bày báo cáo
trước lớp.


Cả lớp nhận xét bổ sung.


Ngày dạy:



</div>
<span class='text_page_counter'>(134)</span><div class='page_container' data-page=134>

I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU


- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.


- Nghe – viết đúng bài chính tả Khói chiều ( tốc độ viết khoảng 65 chữ / 15 phút), khơng mắc q 5
lỗi trong bài; trình bày sạch sẽ, đúng bài thơ lục bát (BT2).


II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


-Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 .
IIi / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VAØ HỌC


DẠY BAØI MỚI


Hoạt động dạy hoạt động học


1/ Giới thiệu bài.


2/ Hoạt động 1 Bài tập 1:


Hướng đẫn ƠN luyện tập đọc và học thuộc lịng.


Mục tiêu :–Đọc thông các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến
tuần 26( phát âm rõ ,tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ / phút ,biết
ngừng nghỉ sau các dấu câu ,giữa các cụm từ )


Kết hợp kiểm tra kĩ năn đọc hiểu : Hs trả lời 1,2 câu hỏi về
nội dung bài học



-Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc.


-GV nhận xét cho điểm .HS chưa đạt Yêu cầu về nhà luyện
đọc kiểm tra lại ở tiết sau


3/ Hoạt động 2 ;Bài Tập 2


Mục tiêu : Nghe và viết đúng chính xác đoạn thơ , trình bày
đúng một bà thơ lục bát.


a/ Hướng dẫn chuẩn bị .
GV đọc 1 lần bài thơ .
2HS đọc lại .


Giúp HS nắm nội dung bài thơ .
-ìm câu thơ tả cảnh “ khói chiều “.
-Bạn nhỏ trong bài thơ nói gì với khói ?
Nêu cách trình bày một bài thơ lục bát .


HS tập viết bảng con những chữ dễ sai : rạ vàng , nhẹ nhàng ,
ngoài bãi .


b/ GV đọc HS viết .
GV đọc HS soát lỗi


c/ Chấm chữa bài .Gv chấm 7 bài số con f lại cuối giờ thu
chấm cả lớp .


GV nhận xét ghi điểm HS
4/ hoạt động củng cố.


GV nhận xét tiết học .


Về nhà tiếp tục luyện kể chuyện .


hs theo doõi.


HS đọc theo chỉ định trong phiếu.Trả
câu hỏi theo Y/C của GV.


2HS đọc lại .Cả lớp đọc thầm .


HS trả lời .
HS trả lời


2HS lên bảng viết cả lớp viết vào bảng
con .


</div>
<span class='text_page_counter'>(135)</span><div class='page_container' data-page=135>

Ngày dạy :


<b>ÔN TẬP TIẾT 5</b>
I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CAÀU


- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.


- Dựa vào báo miệng ở tiết 3, dựa theo mẫu (SGK), viết báo cáo về 1 trong 3 nội dung: về học tập,
hoặc lao động, về công tác khác.


II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC



-7phiếu viết tên các bài HTL từ tuần 19 đến tuần 26 .( Bộ đội về làng , Chú ở bên Bác Hồ ,Bàn tay
cô giáo ,Cái cầu ,Em vẽ Bác Hồ ,Ngày hội rừng xanh ,Đi hội chùa hương).


-Mâãu báo cáo BT2


IIi / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VAØ HỌC
/ DẠY BAØI MỚI


Hoạt động dạy hoạt động học


1/ Giới thiệu bài.


2/ Hoạt động 1Bài tập 1: Hướng đẫn ôn luyện học


thuộc lòng.



Mục tiêu :–Đọc TL các bài thơ như yêu cầu đọc to rõ ràng
diễn cảm .


Từng HS lên bơc thăm chọn bài HTLvà chuẩn bị trong 2phút.
Sau đó lên trình bày.


-GV nhận xét cho điểm .HS chưa đạt Yêu cầu về nhà luyện
đọc kiểm tra lại ở tiết sau


3/ Hoạt động 2 ;Bài Tập 2 Mục tiêu Dựa vào bài TLV miệng
ở tiết 3,hãy viết một báo cáo gủi cô (thầy ) TPT theo mẫu
-1 Hs đọc yêu cầu của bài báo cáo và maũu báo cáo .


GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung báo cáo đã trình bày ở tiết
3, viết lại đúng thơng tin, rõ ràng ,trình bày đẹp.



HS viết báo cáo
5 Hs đọc bài viết .


Cả lớp và GV nhận xét,bình chọn báo cáo viết tốt nhất.
4/ hoạt động củng cố.


GV nhận xét tiết học .


Về nhà tiếp tục luyện kể chuyện .


hs theo dõi.


HS lên bơc thăm chọn bài HTL .và
chuẩn bị trong 2 phút.Sau đó lên trình
bày.KHổ thơ theo phiếu chỉ định .


1HS đoócH nhắc lại.
HS viết bài


5 Hs đọc bài viết .


</div>
<span class='text_page_counter'>(136)</span><div class='page_container' data-page=136>

Ngày dạy :


<b>ÔN TẬP TIẾT 6</b>
I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU


- Mức độ, u cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.


- Viết đúng các âm, vần dễ lẫn trong đoạn văn (BT2).


II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


-7phiếu viết tên các bài HTL từ tuần 19 đến tuần 26 .( Bộ đội về làng , Chú ở bên Bác Hồ ,Bàn tay
cô giáo ,Cái cầu ,Em vẽ Bác Hồ ,Ngày hội rừng xanh ,Đi hội chùa hương).


3 phieáu viết nội dung BÀI TẬP 2


IIi / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VAØ HỌC
DẠY BAØI MỚI


Hoạt động dạy hoạt động học


1/ Giới thiệu bài.


2/ Hoạt động 1 Bài tập 1: Hướng đẫn ƠN luyện học


thuộc lịng.



Mục tiêu :–Đọc TL các bài thơ như yêu cầu đọc to rõ ràng
diễn cảm .


Từng HS lên bôc thăm chọn bài HTL .và chuẩn bị trong 2
phút.


Sau đó lên trình bày.


-GV nhận xét cho điểm .HS chưa đạt Yêu cầu về nhà luyện
đọc kiểm tra lại ở tiết sau


3/ Hoạt động 2 ;Bài Tập 2



Mục tiêu Ơn luyện viết đúng các chữ có âm ,vần dễ sai do
ảnh hưởng của phát âm địa phương (r /d/ gi ; ch / tr: uôt
/uôc :ât /âc; iet /iêc : ai /ay ).


-1 Hs đọc yêu cầu của bài tập


Cả lớp đọc thầm đoạn văn., làm vào giấy nháp,
-GV dán 3 tờ phiếu lên bảng ,


Mời ba nhóm Hs lên bảng thi tiếp sức .


Cả lớp và Gv nhận xét và chốt lại lời giải đúng .
3HS đọc lại đoạn văn đã điền chữ thích hợp.
_Cả lớp làm bài vào vở theo lời giải đúng .
4/ hoạt động củng cố.


GV nhaän xét tiết học .


Về nhà tiếp tục luyện kể chuyện .


hs theo dõi.


HS lên bơc thăm chọn bài HTL .và
chuẩn bị trong 2 phút.Sau đó lên trình
bày.KHổ thơ theo phiếu chỉ định .


HS đọc yêu cầu
Cả lớp đọc thầm .


3 nhóm HS lên bảng thi tieeps sức


bằng cách chọn các chữ thích hợp với
11 ơ tróng bằng cách gạch bỏ những
chữ khơng thích hợp.


HS theo dõi và nhận xét .
3HS đọc


HS laøm bài .


Ngày dạy


</div>
<span class='text_page_counter'>(137)</span><div class='page_container' data-page=137>

I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CAÀU


Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức kĩ năng giữa HKII ( nêu ở tiết 1 Ơn tập).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


-7phiếu viết tên các bài HTL từ tuần 19 đến tuần 26 .( Bộ đội về làng , Chú ở bên Bác Hồ ,Bàn tay
cô giáo ,Cái cầu ,Em vẽ Bác Hồ ,Ngày hội rừng xanh ,Đi hội chùa hương).


Giấy khổ A4
IIi / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VAØ HỌC
DẠY BAØI MỚI


Hoạt động dạy hoạt động học


1/ Giới thiệu bài.


2/ Hoạt động1



Bài tập1:Hướngđẫn ÔN luyện học thuộc lòng.




Mục tiêu :–Đọc TL các bài thơ như yêu cầu đọc to rõ ràng diễn cảm .
Từng HS lên bôc thăm chọn bài HTL .và chuẩn bị trong 2 phút.


Sau đó lên trình bày.


-GV nhận xét cho điểm .HS chưa đạt Yêu cầu về nhà luyện đọc kiểm
tra lại ở tiết sau


3/ Hoạt động 2 ;Bài Tập 2


Mục tiêu Củng cố và mở rộng vốn từ qua trị chơi ơ chữ .
-1 Hs đọc yêu cầu của bài tập


Cả lớp đọc thầm đoạn văn., quan sát ô chữ và điền mẫu ( 1PHÁ CỖ )
-GV dán 3 tờ phiếu lên bảng ,


GV Y/C HS quan sát ô chữ trong SGK ,Hướng dẫn HS làm bài.
Bước 1: dựa theo lời gợi ý ,phán đốn từ ngữ đó là gì .


Bước 2 : ghi từ ngữ vào ơ trống theo dịng (hàng ngang ) có đánh số
thứ tự.Viết bằng chữ in hoa ,mỗi ô trống ghi 1 chữ cái .Các từ ngữ này
phải có nghĩa đúng như lời gợi ý và có số chữ khớp với ơ trống trên
từng dòng .


Bước 3 Sau khi điền đủ 8 từ ngữ vào o trống theo dòng ngang ,đọc mới
xuất hiện ở dãy số in màu .


GV chia lớp thanh 4 nhóm .
các nhóm lêän đồ đùng .



Trao đổi thật nhanh và điền vào bài của nhóm mình . cử đại diện lên
bảng dán bài của nhóm mình .


cả lớp theo dõi và nhận xét .
4/ hoạt động củng cố.


GV nhận xét tiết học .


Về nhà tiếp tục luyện kể chuyện .


hs theo dõi.


HS lên bơc thăm chọn bài
HTL .và chuẩn bị trong 2
phút.Sau đó lên trình
bày.KHổ thơ theo phiếu chỉ
định .


HS đọc yêu cầu
Cả lớp đọc thầm .
HS theo dõi


HS làm việc theo nhóm
Đại diện nhóm lên trình bày.
cả lớp theo dõi và nhận xét .


Ngày dạy


</div>
<span class='text_page_counter'>(138)</span><div class='page_container' data-page=138>

<b>KIẺM TRA </b>



ĐỌC –HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ĐÈ CỦA TRƯỜNG


TIẾT 9
KIỂM TRA


CHÍNH TẢ – TẬP LÀM VĂN
Ngày dạy


TUẦN 28
Ngày dạy:


TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN


Bài dạy: CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG
I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU


</div>
<span class='text_page_counter'>(139)</span><div class='page_container' data-page=139>

- Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.


- Hiểu nội dung : làm việc gì cũng phải cẩn thận chu đáo. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B/ KỂ CHUYỆN.


- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh mịnh họa.
- HS khá, giỏi biết kể lại từng đoạn câu chuyện bằng lời của Ngự Con.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


-Tranh minh họa truyện phoùng to.


bảng phụ viết sănđoạn văn cần hươnùg dẫn HS luyện đọc.


IIi / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VAØ HỌC


<i><b>TẬP ĐỌC</b></i>
A/ Kiểm tra bài cũ. GV kiểm tra 2 HS kể chuyện “ Quả táo”
GV nhận xét cho diểm HS


B/ DẠY BAØI MỚI


Hoạt động dạy hoạt động học


1/ Giới thiệu bài. HS quan sát tranh và miêu tả hình ảnh
trong tranh minh họa nội dung bài học từ đó GV gới thiệu
truyện


2 Hoạt động 1 Hướng đẫn luyện HS đọc.



Mục tiêu –Đọc trơi chảy tồn bài. đọc đúng các từ ngữ đễ
phát âm sai: sửa soạn,mải mê,hải chải chuốt ,ngúng nguẩy
,khỏe khoắn ,thảng thốt, tập tễnh ,..


-Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa con.
a)GV đọc diễn cảm toàn bài.


b) GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ


-HS đọc nối tiếp từng câu GV theo đõi phát hiện lỗi phát âm
sai.Hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi đúng .đọc đoạn văn với gịng
thích hợp:


Luyện đọc từng đoạn.HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn kết hợp


giải nghĩa từ:.nguyệt quế ,móng ,đối thủ, vận động viên
,thảng thốt ,chủ quan


Luyện đọc đoạn theo nhóm
Cả lớp đọc ĐT toàn bài


3/Hoạt động 2 Hướng đẫn HS tìm hiểu nội dung bài.


Mục tiêu : giúp HS hiểu nội dung bai Làm việc gì cũng phải
cẩn thận ,chu đáo .Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng
cừng nhỏ thì sẽ thất bại


HS đọc thâm đoạn 1


-Ngựa chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào?
HS đọc thâm đoạn 2


-Ngựa cha khuyên nhủ điều gì ?


Nghe cha nói,Ngựa Con phản ứng như thế nào?
HS đọc thầm đoạn 3.4


Vì sao Ngựa Con khơng đạt kết quả trong hội thi ?
-Ngựa Con rút ra bài học gì?


HStheo dõi.


Mỗi HS đọc 2 câu nối tiếp cho đến hết
bài.



Mỗi HS đọc 1 đoạn từng đoạn cho đến
hết bài.


và giải nghĩa các từ.nguyệt quế
,móng ,đối thủ, vận động viên ,thảng
thốt ,chủ quan Trong SGK


CHú ý nhấn giọng và ngát nghỉ hơi ở
những câu dài.và dâu chấm lửng .


<i>Tiếng hô /”bắt đầu “// vang lên.// các </i>
<i>vận đông viên rần rần chuyển động .// </i>
<i>Vòng thứ nhát…// Vồng thứ hai…//</i>


HS đọc theo bàn


Cả lớp đọc ĐT toàn bài


HS đọc thâm đoạn 1
HS trả lời .


HS đọc thâm đoạn 1
HS trả lời .


</div>
<span class='text_page_counter'>(140)</span><div class='page_container' data-page=140>

<i><b>Hoạt đông 3 Luyện đọc lại</b></i>


Mục tiêu –Đọc trơi chảy tồn bài. đọc đúng các từ ngữ đễ
phát âm sai: sửa soạn,mải mê,hải chải chuốt ,ngúng nguẩy
,khỏe khoắn ,thảng thốt, tập tễnh ,..



-Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa con.
GV đọc điễn cảm đoạn 2


HS đọc phân vai .


HS trả lời .


3 HS đọc.đoạn2


3 HS đọc phân vai .( 2 lượt)


2HS đọc cả lớp theo dõi và nhận xét
KỂ CHUYỆN


Hoạt động 4 GV nêu nhiêm vụ.


Mục tiêu :HS quan sát tranh minh họa và tập kể từng đoạn
của câu chuyện. nhớ và kể lại hấp dẫn.


Hướng dẫn HS kể Theo lời Ngựa Con


1HS đọc yêu cầu của bài tập và bài mẫu và giải thích cho
các bạn rõ . kể lại bằng lời của con ngựa Con như thế nào?
-HS quan sát kĩ lần lượt từng tranh trong SGK .


4HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện theo tranh.
Cả lớp nhân xét ,bổ sung lời kể của mỗi bạn; bình chọn người
kể hay hấp dẫn nhất .


<i><b>Hoạt đông 5 Củng cố dặn dị</b></i>



-Câu chuyện này giúp các em hiểu điều gì?


-Về nhà tập kể lại câu chuyên cho bạn bè, người thân nghe.


4 HS kể 4 đoạn . Cả lớp theo dõi nhận
xét bình chọn người đọc hay nhất.


Ngày dạy


TẬP ĐỌC : CÙNG VUI CHƠI


I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU


- Biết ngắt nhịp ở các dịng thơ, đọc lưu loát từng khổ thơ.


- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Các bạn HS chơi đá cầu trong giờ ra chơi rát vui. Trò chơi giúp các bạn tinh
mắt, dẻo chân, khỏe người. Bài thơ khuyên HS chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giwof ra chơi để
có sức khỏe,để vui hơn và học tập tốt hơn.(trả lời được các câu hỏi trong SGK: thuộc cả bái thơ).


II/ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


tranh minh họa bài đoc trong SGK .


</div>
<span class='text_page_counter'>(141)</span><div class='page_container' data-page=141>

III /CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A /kiểm tra bài cũ .


-GV kiểm tra 2 HS mỗi HS kể 2 đoạn câu chuyện Cuộc chạy đua trong rừng .



Hoạt động dạy hoạt động học


Hoạt động 1 hướng dân HS cách đọc.


Mục tiêu :Giúp HS đọc đúng bài thơ .đọc trôi chảy và diễn
cảm.


1/ giới thiệu bài :
2/ luyện đọc.


-GV đọc diễn cảm bài thơ


.-GV hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc từng dòng thơ.


HS nối tiếp đọc từng dòng thơ.Gv theo dõi HS đọc,phát
hiên lỗi phát âm và sửa sai cho HS.


-Đọc từng khổ thơ trước lớp. HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ
trước lớp Gv kết hợp nhắc nhở các em nghắt nghỉ hơi đúng
các cau cần đọc gần như liền hơi.


GV giúp các hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài : quả cầu
giấy


Đọc từng khổ thơ trong nhóm


.Lần lượt từng HS tiếp nơi nhau đọc từng khổ thơ trong
nhóm.



Gv theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.


Cả lớp độc đồng thanh cả bài thơ.giọng nhẹ nhàng.


Hoạt động 2 Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài:



Mục tiêu :iúp HS hiểu nội dung bài bài thơ.
-,Cả lớp đọc thầm.


Bài thơ tả hoạt động gì của HS ?


1HS đọc khổ thơ 2,3 cả lớp đọc thầm
HS chơi đá cầu vui và khéo như thế nào?


HS dọc khổ thơ 4 trả lời câu hỏi .


Em hiểu “Chơi vui học càng vui “ là thế nào ?


Hoạt động 3 Hướng dẫn HS HTL bài thơ.



Mục tiêu Giúp HS học thuộc lòng bài thơ ngay tại


lớp.



1HSđọc lại bài thơ .


GV treo bảng phụ hướng dẫn HS HTL từng khổ thơ ., cả
bài thơ .


HS thi học thuộc bài thơ Vơi các hình thức sau;



-Bốn HS đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ Đại
diên nhóm nào đọc nối tiếp nhanh đội đó thắng.


THi đọc thuộc khổ thơ theo hình thức hái hoa.
3 HS thi đọc thuộc lòng bài thơ .


GV nhận xét và cho điểm .
Hoạt động 4 củng cố dặn dị.


GV nhận xét tiết học. Về nhà tiếp tục HTL cả bài thơ .


HS theo dõi
HS theo dõi


Mỗi HS đọc 2 dịng thơ
Mỗi HS đọc khổ thơ


HS nêu nghĩa trong SGK các từ quả cầu
giấy


HS đọc theo nhóm
HS đọc ĐT


1 HS đọc to bài thơ cả lớp theo dõi
HS đọc thâm cả bài thơ.


HS trả lời


HS đọc thâm khổ thơ 2,3
HS trả lời



HS đọc thầm khổ thơ 4
HS trả lời.


1HSđọc lại bài thơ .
Hs đọc 5 lựơt


4HS đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau đọc 4
khổ thơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(142)</span><div class='page_container' data-page=142>

TUẦN 29
Ngày dạy:


TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN
Bài dạy: BUỔI HỌC THỂ DỤC
I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU


A/-TẬP ĐỌC
B/ KỂ CHUYỆN.
.


II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
-Tranh minh họa truyện phóng to.


bảng phụ viết sănđoạn văn cần hươnùg dẫn HS luyện đọc.
IIi / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VAØ HỌC


<i><b>TẬP ĐỌC</b></i>
A/ Kiểm tra bài cũHai HS đọc bài tin thể thao, trả lời câu hỏi
Tấm gương của Am- Xtơ_rơng nói lên điều gì?



Ngồi tin thể thao ,báo chí cịn cho ta biết những tin gì?
B/ DẠY BÀI MỚI


Hoạt động dạy hoạt động học


1/ Giới thiệu bài. HS quan sát tranh và miêu tả hình ảnh
trong tranh minh họa nội dung bài học từ đó GV gới thiệu
truyện


2 Hoạt động 1 Hướng đẫn luyện HS đọc.
Mục tiêu ;.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :


-ọc trơi chảy tồn bài. đọc đúng các từ ngữ đễ phát âm sai:
Đê-rốt –xi,Xtác –đi,Cô –rét -i ,Ga –rơ-nê, Nen –li ,khuyến
khích ,khuỷu tay,..


-Đọc đúng câu cảm câu cầu khiến .
a)GV đọc diễn cảm toàn bài.


b) GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ


-HS đọc nối tiếp từng câu GV theo đõi phát hiện lỗi phát âm
sai.


Luyện đọc từng đoạn.HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn kết hợp
giải nghĩa từ:gà tây ,bò mộng ,chật vật .


-Luyện đọc đoạn theo nhóm
-cả lớp đọc ĐT đoạn.1



2 HS nối tiếp nhau đọc doạn 2,3
1HS đọc cả bài .


3/Hoạt động 2 Hướng đẫn HS tìm hiểu nội dung bài.


Mục tiêu – Giúp HS hiểu nội dung truyện:ca ngợi quyết tâm
vượt khó của HS bị tật nguyền .


HS đọc thâm đoạn 1


-Nhiệm vụ của bài thể dục là gì ?


-Các bạn trong lớp thực hiện bài thể dục như thế nào?
HS đọc thâm đoạn 2


Vì sao Nen- li được miễn tật thể dục ?


-Vì sao Nen –li cố xin thầy cho được tập như mọi người ?
-Cả lớp đoc thầm đoạn 2-3.


HS theo doõi.


HS theo doõi.


Mỗi HS đọc 2 câu nối tiếp cho đến hết
bài.


Mỗi HS đọc 1 đoạn từng đoạn cho đến
hết bài.



và giải nghĩa các từ.gà tây ,bò mộng
,chật vật


HS làm việc theo bàn .
cả lớp đọc ĐT đoạn.1


HS trả lời .


HS trả lời .


HS đọc thâm đoạn 2
HS trả lời .


HS trả lời .


</div>
<span class='text_page_counter'>(143)</span><div class='page_container' data-page=143>

Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm của Nen –li.
Hãy tìm một tên thích hợp đặt cho câu chuyện ?


<i><b>Hoạt động 3 lyện đọc lại</b></i>


Mục tiêu giúp HS dọc trôi chảy rõ ràng ngắt nghỉ hơi đúng ở
những câu dài .


Gọi 3HS thi đọc đoạn văn.


5 HS thi đọc đoạn văn .theo phân vai


HS trả lời .



3 HS nối tiêp đọc ba đoạn


2HS đọc cả lớp theo dõi và nhận xét


KỂ CHUYỆN


Hoạt động 4 GV nêu nhiêm vụ.



Giúp HS kể tự nhiêtoàn bộ câu chuyện bằng lời của một
nhân vật.


Hướng dẫn HS kể chuyện .


-HS chọn kể lại câu chuyệ theo lời một nhân vật.
-Kể theo nhân vật là kể như thế nào?


-1HS kể mẫu.
GV nhận xeùt


-Từng cặp HS tậptheo lời nhân vật
3HS thi kể trước lớp .


<i><b>Hoạt đơng 5 Củng cố dặn dị</b></i>


-Câu chuyện này giúp các em hiểu điều gì?


-Về nhà tập kể lại câu chuyên cho bạn bè, người thân nghe.


HS trả lời .
1HS kể mẫu.



</div>
<span class='text_page_counter'>(144)</span><div class='page_container' data-page=144>

<b> Ngày dạy:</b>


<b>TẬP ĐỌC</b>


<i> LỜI KÊU GỌI TOAØN DÂN TẬP THỂ DỤC</i>
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU


1/ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:


-Chú ý các từ ngữ :giữ gìn , sức khỏe,yếu ớt ,luyện tật, bồi bổ ,bổn phận ,khío huyết ,lưu thơng ,…
-Biết đọc bài với giong rõ ,gọn, hợp với văn bản” kêu gọi”


2/ rèn kĩ năng đọc- hiểu. HIểu nghĩa các từ ngữ mới :dân chủ ,bồi bổ ,bổn phận ,khí huyết ,lưu thơng.
Hiểu tính đúng đắn ,giầu sức thuyết phục trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ .Từ đó
có ý thức luyệ tập để bồi bổ sức khỏe.


II /ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


bảng phụ viết đoạn cần Hướng dẫn HS luyên đọc.
Ảnh Bác Hồ đang luyệ n tập thể dục.


III /CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A/ Kiểm tra bài cũ .


GV Kiểm tra HS đọc TL bài khổ thơ mà em thích trong bài Bé thành phi công .
-Bé thấy gì khi nhìn xuống mặt đất ?


-Những câu thơ nào cho thấy chs bé tỏ ra rất dũng cảm ?
B /DẠY BAØI MỚI



Hoạt động dạy Hoạt động học


Hoạt động 1 hướng dân HS cách đọc.



Mục tiêu giúp HS-Chú ý các từ ngữ :giữ gìn , sức khỏe,yếu ớt
,luyện tật, bồi bổ ,bổn phận ,khío huyết ,lưu thông ,… -Biết đọc
bài với giong rõ ,gọn, hợp với văn bản” kêu gọi”


1/ Giới thiệu bài.
2/ luyện đọc.


-GV đọc toàn bài: giọng rõ ràng mạch lạc dứt khoát


-GV hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.dân chủ ,bồi bổ
,bổn phận ,khí huyết ,lưu thơng.


-Đọc từng câu


-Đọc từng đoạn trước lớp.
-Đọc từng đoạn trong nhóm.
Cả lớp đọc ĐT toàn bài .


* Hoạt động 2 Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.


Mục tiêu Giúp HS hiểu tính đúng đắn ,giầu sức thuyết phục
trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ .Từ đó có ý
thức luyệ tập để bồi bổ sức khỏe.


HS đọc thầm đoạn văn .TRả lời câu hỏi.



-Sức khỏe cần thiết như thế nào trong việc bảo vệ và xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc ?


-Vì ơa tập thể dục là bổn phận của người yêu nước ?


-m hiểu gì khi đọc “Lời kêu gọi tồn dân tập thể dục “của Bác
Hồ ?


-E m sẽ làm gì khi đọc “Lời kêu gọi tồn dân tập thể dục “ của
Bác Hồ ?


 Hoạt động 3 Luyện đọc lại.


*Mục tiêu .giúp HSĐọc trôi chảy rõ ràng mạch lạc Biết đọc bài
với giọng rõ, gọn hợp với văn bản “kêu gọi “


GV đọc đoạn văn.


HS theo doõi


Mồi HS đọc 1 câu cho đến hêtbài
.Mồi HS đọc 1 đoạn cho đến hết
bài cho đến hêt bài .


HS làm việc theo nhóm (bàn )
HS đọc ĐT toàn bài .


HS trả lời
HS trả lời


HS trả lời


HS trả lời


</div>
<span class='text_page_counter'>(145)</span><div class='page_container' data-page=145>

1Hs đọc lại toàn bài .
5HS thi đọc


Cả lớp và GV bình chọn bạn đọc tốt nhất, đúng giọng nhất của
“ờikêu gọi “:rõ ,rânnhf mạch có sức thuyết phục


.Hoạt động 4 CỦNG CỐ, DẶN DÒ
GV Nhận xét tiết học .


</div>
<span class='text_page_counter'>(146)</span><div class='page_container' data-page=146>

TUẦN 30
Ngày dạy:


TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN


Bài dạy: GẶP GỠ Ở LÚC –XĂM –BUA
I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU


A/-TẬP ĐỌC


1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :


–Đọc trôi chảy toàn bài. đọc đúng các từ ngữ nước ngoài : Lúc –xăm bua ,Mô –ni –ca ,Giét –xi –
ca ,in –tơ nét ; các từ ngữ dễ phát âm sai do tiếng địa phương : lần lượt,,đàn tơ rưng ,tuyết ,hoa
lệ.lưu luyến, xích lơ…


-Biết đọc phân biệt lời kể có xen lời nhân vật trong câu chuyện .


2.Rèn kĩ năng đọc – hiểu:


-Hiểu nghĩa các từ mới trong bài (Lúc –xăm bua ,lớp 6,đàn tơ rưng ,tuyết ,hoa lệ.)


-Hiểu nội dung truyện:cuộc gặp gỡ thú vị,đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt nam vơi HS một trường
tiểu học ở Lúc –xăm –bua thể hiện tình hữu nghị, đồn kết giữa các dân tộc .


B/ KỂ CHUYỆN.
1.Rền kó năng nói:


-Dựa vào gợi ý .HS kể lại được câu chuyện bằng lời của mình .lời kể tự nhiên ,sinh động, thể hiện
đúng nội dung.


-Kể tự nhiên,phối hợp được lời kể với điệu bộ ,động tác; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu
chuyện.


2. Reøn kó năng nghe:


-tập trung theo dõi bạn kể chuyện.


-Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


-Tranh minh họa truyện phóng to.


bảng phụ viết sănđoạn văn cần hươnùg và gợi ý để kể chuyện .
IIi / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VAØ HỌC


<i><b>TẬP ĐỌC</b></i>
A/ KIỂM TRA BAØI CŨ



GV kiểm tra 2 HS đọc bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục ,trả lời câu hỏi trong SGK
B/ DẠY BAØI MỚI


Hoạt động dạy hoạt động học


1/ Giới thiệu bài. HS quan sát tranh và miêu tả hình ảnh
trong tranh minh họa nội dung bài học từ đó GV gới thiệu
truyện


2 Hoạt động 1 Hướng đẫn luyện HS đọc.



Mục tiêu 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :


–Đọc trơi chảy tồn bài. đọc đúng các từ ngữ nước ngồi :
Lúc –xăm bua ,Mơ –ni –ca ,Giét –xi –ca ,in –tơ nét ; các từ
ngữ dễ phát âm sai do tiếng địa phương : lần lượt,,đàn tơ rưng
,tuyết ,hoa lệ.lưu luyến, xích lơ…


-Biết đọc phân biệt lời kể có xen lời nhân vật trong câu
chuyện .


a)GV đọc diễn cảm toàn bài.


b) GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
-HS đọc nối tiếp từng câu.


-Hướng dẫn HS đọc các từ:Lúc –xăm bua ,Mô –ni –ca ,Giét
–xi –ca ,in –tơ nét



HS theo doõi.


HS đọc 5-6 HS và cả lớp đọc đồng
thanh .


</div>
<span class='text_page_counter'>(147)</span><div class='page_container' data-page=147>

GV theo đõi phát hiện lỗi phát âm sai.
-Luyện đọc từng đoạn.


-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ:.Lúc –
xăm- bua ,lớp 6,đàn tơ rưng ,tuyết ,hoa lệ


-Luyện đọc đoạn theo nhóm
cả lớp đọc ĐT tồn bài


3/Hoạt động 2 Hướng đẫn HS tìm hiểu nội dung bài.



Mục tiêu Giúp HS hiểu nội dung truyện:cuộc gặp gỡ thú
vị,đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt nam vơi HS một trường
tiểu học ở Lúc –xăm –bua thể hiện tình hữu nghị, đồn kết
giữa các dân tộc .


HS đọc thâm đoạn 1


-Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc –xăm- bua ,đoàn cán
bộ Việt Nam gặp những điều gì bất ngờ thú vị ?


-Vì sao các bạn lớp 6A nối được tiéng Việt và có nhiều đồ
vật của Việt Nam ?


HS đọc thâm đoạn 2



Các bạn HS Lúc –xăm –bua muốn biết điều gì về thiếu nhi
Việt Nam ?


HS đọc thâm đoạn 3


-Các em muốn nói gì vơi các bạn HS trong câu chuyện này ?


<i><b>Hoạt đơng 3 Luyện đọc lại</b></i>


Mục tiêu –Đọc trơi chảy tồn bài giọng đọc thể hiện cảm xúc
lưu luyến


GV đọc điễn cảm đoạn 3.Hướng dẫn HS đọc đọn 3
Gọi 3HS thi đọc lại đoạn văn.


1 HS đọc cả bài .


Mỗi HS đọc 1 đoạn từng đoạn cho đến
hết bài.


và giải nghĩa các từ.Trong SGK Lúc –
xăm- bua ,lớp 6,đàn tơ rưng ,tuyết ,hoa
lệ


HS làm việc theo bàn
HS đọc đồng thanh


Cả lớp đọc thầm
HS trả lời .


HS trả lời .
Cả lớp đọc thầm
HS trả lời .
Cả lớp đọc thầm
HS trả lời .


HS theo doõi


3HS đọc cả lớp theo dõi và nhận xét
1HS đọc


KỂ CHUYỆN


Hoạt động 4 GV nêu nhiêm vụ.



Dựa vào trí nhớ và gợi ý trong SGK ,HS kể lại được toàn bộ
câu chuyện bằng lời của mình


Mục tiêu :HS kể tự nhiên ,sinh động ,thể hiện đúng nội
dung .


2/ GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài tập .
-Câu chuyện kể theo lời của ai ?


- Kể bằng lời của em là thế nào ?
-1HS kể mẫu đoạn 1 theo gợi ý a


2HS tiếp nối nhau kể 2 đoạn của câu chuyện


Cả lớp nhân xét ,bổ sung lời kể của mỗi bạn; bình chọn người


kể hay hấp dẫn nhất .


<i><b>Hoạt đơng 5 Củng cố dặn dị</b></i>


-Câu chuyện này giúp các em hiểu điều gì?


-Về nhà tập kể lại câu chuyên cho bạn bè, người thân nghe.


HS trả lời .
HS trả lời .


-1HS kể mẫu đoạn 1


</div>
<span class='text_page_counter'>(148)</span><div class='page_container' data-page=148>

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :







---T

ổ trưởng kiểm tra



</div>
<span class='text_page_counter'>(149)</span><div class='page_container' data-page=149>

Ngày dạy


TẬP ĐỌC


<b>MỘT MÁI NHÀ CHUNG</b>
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU


1/ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:



- Đọc trơi chảy tồn bài .Đọc đúng các từ ngữ; lợp nghìn lá biếc, rập rình ,trịn vo ,rực rỡ ,vòm
cao ,..


- Biết đọc bài thơ với giọng vui , thân ái ,hồn nhiên .
- 2/ rèn kĩ năng đọc- hiểu.


Hiểu các từ ngữ mới trong bài :rím, gấc , cầu vồng.


Hiểu điều bài thơ muốn nói với các em : Mỗi vật có cuộc sống riêngnhwng đều cóp mái nhà chung
,bảo vệ và gìn giữ nó


3 /Học thuộc lòng bài thơ.
II /ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


tranh minh họa bài đoc trong SGK .


bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc.
Bảng nam châm.


III /CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A /kiểm tra bài cũ .


GV kiểm tra 3 HS mỗi HS kể 3 đoạn câu chuyện Gặp gỡ ở Lúc –xăm – buả TRả lời câu hỏi -Các em
muốn nói gì vơi các bạn HS trong câu chuyện này ?


Hoạt động dạy hoạt động học


Hoạt động 1 hướng dân HS cách đọc.



-Mục tiêu giúp HS đọc đúng bài thơ .đọc trôi chảy và diễn
cảm.Biết đọc bài thơ với giọng vui , thân ái ,hồn nhiên .
1/ giới thiệu bài :


2/ luyện đọc.


-GV đọc diễn cảm bài thơ .


-GV hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc từng dòng thơ.


HS nối tiếp đọc từng dòng thơ


.Gv theo dõi HS đọc,phát hiên lỗi phát âm và sửa sai cho
HS.


-Đọc từng khổ thơ trước lớp.6 HS nối tiếp nhau đọc 6 khổ
thơ trước lớp Gv kết hợp nhắc nhở các em nghắt nghỉ hơi
đúng các cau cần đọc gần như liền hơi.


GV giúp các hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài : rím, gấc ,
cầu vồng.


-Đọc từng khổ thơ trong nhóm


.Lần lượt từng HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ trong
nhóm.


Gv theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.



Cả lớp độc đồng thanh cả bài thơ.giọng nhẹ nhàng.


Hoạt động 2 Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài:



Mục tiêu Hiểu điều bài thơ muốn nói với các em : Mỗi vật
có cuộc sống riêng nhưng đều cóp mái nhà chung ,bảo vệ
và gìn giữ nó
-1Hs đọc thành tiéng bài thơ ,Cả lớp đọc thầm.


-Ba khổ thơ đầu nói đên những mái nhà riêng của ai ?


HS theo doõi
HS theo doõi


Mỗi HS đọc 2 dòng thơ


Mỗi HS đọc khổ thơ


HS nêu nghĩa trong SGK các từ rím,
gấc , cầu vồng.


HS đọc theo nhóm (bàn)
HS đọc ĐT


</div>
<span class='text_page_counter'>(150)</span><div class='page_container' data-page=150>

Cả lớp đọc thầm bài thơ .


-Mỗi mái nhà riêng có nét gì đáng u ?
-Mái nhà chung của mn vật là gì ?


-Em muốn nói gì với những người bạn có chung một mái


nhà ?


Hoạt động 3 Hướng dẫn HS HTL bài thơ.



Mục tiêu Giúp HS đọc thuộc bài thơ ngay tại lớp.



3 HS thi đọc lại bài thơ .Chú ý đọc nhấn giọng ở các từ gợi
cảm, gợi tả.


GV Hướng dẫn HS HTL bài thơ.


GV treo bảng phụ HS đọc xóa dần bảng.
HS thi học thuộc bài thơ Vơi các hình thức sau;


-Bốn HS đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ Đại
diên nhóm nào đọc nối tiếp nhanh đội đó thắng.


THi đọc thuộc khổ thơ theo hình thức hái hoa.
3 HS thi đọc thuộc lòng bài thơ .


GV nhận xét và cho điểm .
Hoạt động 4 củng cố dặn dị.


GV nhận xét tiết học. Về nhà tiếp tục HTL cả bài thơ .


HS trả lời


HS đọc thâm cả bài thơ.
HS trả lời



HS trả lời


3HS đọc
Hs đọc 5 lựơt


4HS đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau đọc 4
khổ thơ.


HS lên bốc thăm và đọc cả theo dõi
3 HS thi đọc thuộc lòng bài thơ .Cả nhận
xét và bình chọn ai đọc hay nhất.


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :







---T

ổ trưởng kiểm tra



</div>
<span class='text_page_counter'>(151)</span><div class='page_container' data-page=151>

Ngày dạy;


<b>TẬP ĐỌC</b>


<i> NGỌN LỬA Ơ –LIM- PÍCH</i>
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU


1/ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:



-Đọc trơi chảy tồn bài .Đọc đúng các từ ngữ; Ơ- lim –pích ,Ơ –lim pi- a ,3000 năm, trai tráng tấu
nhạc ,nguyệt quế ,năm 1894,hữu nghị….


2/ rèn kĩ năng đọc- hiểu.


-Hiểu một số từ mới : tấu nhạc,xung đột ,náo nhiệt ,khôi phục .


Hiểu nội dung bài :đại hội thể thể thao Ơ-lim -pích được tổ chức trên phạm vi toàn thế giới .(bắt đầu
từ năm 1894) ,là tực lệ đã có từ gần 3000 năm trước ở Hi Lạp cổ .Ngọn lửa mang từ thành phố Ô-lim
–pi-a tới nơi tố chức đại hội thể hiện ước vọng hịa bình ,hữu nghị của các dân tộc trên thế giới .
II /ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


-Ảnh một vận đông viên Việt Nam tham dự Đại hội thể thao Ơ-lim –pích
Ẳnh trong SGK phóng to


III /CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A/ Kiểm tra bài cũ .


GV Kiểm tra 3 HS đoc TL bài thơ Một mái nhà chung và trả lời câu hỏi.
--Mái nhà chung của mn vật là gì ?


-Em muốn nói gì với những người bạn có chung một mái nhà ?
B /DẠY BAØI MỚI


Hoạt động dạy Hoạt động học


Hoạt động 1 hướng dân HS cách đọc.


Mục tiêu giúp HS đọc đúng .-đọc trơi chảy tồn bài .Đọc đúng
các từ ngữ; Ơ- lim –pích ,Ơ –lim pi- a ,3000 năm, trai tráng tấu


nhạc ,nguyệt quế ,năm 1894,hữu nghị….


1/ Giới thiệu bài.
2/ luyện đọc.


GV đọc toàn bài: giọng kể trang trọng nhấn giong ở những từ
ngữ thể hiện nội dung chính của mỗi câu


Hướng dẫn HS luyện dộc kết hợp giải nghĩ từ .
-Đọc từng câu


GV hướng dẫn HS đọc đúng ; Ô- lim –pích ,Ô –lim pi- a ,3000
năm, trai tráng tấu nhạc ,nguyệt quế ,năm 1894,hữu nghị….


-Đọc từng đoạn trước lớp.
+ HS nối riếp nhau đọc 3 đoạn .


-Giúp HS hiểu nghĩa các từ được chú giả trong bài .
-HS nối riếp nhau đọc từng đoạn trước lớp .


-Đọc từng đoạn trong nhóm.
-Cả lớp đọc đồng thanh .


* Hoạt động 2 Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.



Mục tiêu Giúp HS hiểu đại hội thể thể thao Ô-lim -pích được tổ
chức trên phạm vi tồn thế giới .(bắt đầu từ năm 1894) ,là tực lệ
đã có từ gần 3000 năm trước ở Hi Lạp cổ .Ngọn lửa mang từ
thành phố Ô-lim –pi-a tới nơi tố chức đại hội thể hiện ước vọng
hịa bình ,hữu nghị của các dân tộc trên thế giới .



-HS thầm đoạn 1


HS theo doõi


3 HSđề nghị khen thưởng.


HS đọc cá nhân cả lớp đọc đồng
thanh .


HS nối tiếp đọc cho đến hết bài
(2Lượt )


HS nối riếp nhau đọc
HS nối riếp nhau đọc


HS làm việc theo nhóm Bàn )
HS đọc đồng thanh.


2HS đọc cả bài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(152)</span><div class='page_container' data-page=152>

-Đại hội Thể thao Ô-lim _pích có từ bao giờ,
-HS thầm đoạn 2 .


-Tục lệ đại hội có gì hay ?


-Theo em vì sao người ta khơi phục Đại hội Thể tha Ơ-lim –pích
?


 Hoạt động 3 Luyện đọc lại.



*Mục tiêu .giúp HSĐọc trôi chảy rõ ràng mạch lạc ,


-3 HS thi đọc tồn bài.GV bình chọn HS đọc đúng giọng báo cáo.
 Hoạt động 4 CỦNG CỐ, DẶN DÒ


-GV Nhận xét tiết học .
Nhớ lại các thông tin trong bài


-HS thầm đoạn 2
HS trả lời


HS trả lời


3 HS thi đọc cả lớp bình chọn
người đọc hay nhất .


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :







---T

ổ trưởng kiểm tra



</div>
<span class='text_page_counter'>(153)</span><div class='page_container' data-page=153>

TUẦN 31
Ngày dạy:


TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN


Bài dạy: BÁC SĨ Y-ÉC –XANH
I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU


A/-TẬP ĐỌC


1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :


–Đọc trơi chảy tồn bài. đọc đúng các từ ngữ đễ phát âm sai: vi trùng ,chân trời ,toa ,vỡ vụn
Giọng đọc phù hợp với diễn biến của truyện và lời nhân vật .


2.Rèn kĩ năng đọc – hiểu:


-Hiểu nghĩa các từ mới trong bài (ngưỡng mộ ,dịch hạch ,nơi góc biển chân trời ,nhiệt đới ,toa hạng
ba ,bí ẩn ,cơng dân .Năm được những nét chính về Y-éc –xanh (Yersin )


-Hiểu nội dung


+ Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc –xanh : sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại .


+Nói lên sự găn bó của Y-ec-xanh vơi mảnh đát Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung .
B/ KỂ CHUYỆN.


1.Rền kó năng nói:


-Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh họa,HS kể lại được toàn câu chuyện.theo của nhân vật (bà khách )
2. Rèn kĩ năng nghe:


-tập trung theo dõi bạn kể chuyện.


-Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.


II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


-Tranh minh họa truyện phóng to.


bảng phụ viết sănđoạn văn cần hươnùg dẫn HS luyện đọc.
IIi / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VAØ HỌC


<i><b>TẬP ĐỌC</b></i>
A/ KIẺM TRA BAØI CŨ


GV kiểm tra 2 HS đọc bài Ngọn lửa Ô-lim –pchs và trả lời câu hỏi .
-Đại hội Thể thao Ơ-lim _pích có từ bao giờ?


-Theo em vì sao người ta khơi phục Đại hội Thể tha Ơ-lim –pích ?
B/ DẠY BÀI MỚI


Hoạt động dạy hoạt động học


1/ Giới thiệu bài. HS quan sát tranh và miêu tả hình ảnh
trong tranh minh họa nội dung bài học từ đó GV gới thiệu
truyện


2 Hoạt động 1 Hướng đẫn luyện HS đọc.



Mục tiêu Giúp HS đọc –Đọc trơi chảy tồn bài. đọc đúng các
từ ngữ đễ phát âm sai: vi trùng ,chân trời ,toa ,vỡ vụn
Giọng đọc phù hợp với diễn biến của truyện và lời nhân vật .
a)GV đọc diễn cảm toàn bài.


b) GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ


-HS đọc nối tiếp từng câu


GV theo đõi phát hiện lỗi phát âm sai.
-Luyện đọc từng đoạn.


-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa


từ:ngưỡng mộ ,dịch hạch ,nơi góc biển chân trời ,nhiệt đới
,toa hạng ba ,bí ẩn ,cơng dân .Năm được những nét chính về
Y-éc –xanh (Yersin )


-Luyện đọc đoạn theo nhóm


hs theo dõi.


Mỗi HS đọc 2 câu nối tiếp cho đến hết
bài.


Mỗi HS đọc 1 đoạn từng đoạn cho đến
hết bài.


và giải nghĩa các từ.ngưỡng mộ ,dịch
hạch ,nơi góc biển chân trời ,nhiệt
đới ,toa hạng ba ,bí ẩn ,cơng dân
.Năm được những nét chính về Y-éc –
xanh (Yersin )


</div>
<span class='text_page_counter'>(154)</span><div class='page_container' data-page=154>

-Cả lớp đọc ĐT phần cuối bài


3/Hoạt động 2 Hướng đẫn HS tìm hiểu nội dung bài.


Mục tiêu Giúp HS hiểu nội dung bài + Đề cao lẽ sống cao
đẹp của Y-éc –xanh : sống để yêu thương và giúp đỡ đồng
loại .


+Nói lên sự găn bó của Y-ec-xanh vơí mảnh đát Nha Trang
nói riêng và Việt Nam nói chung


HS đọc thâm đoạn 1


-Vì sao bà khách lại ao ước được gặp bác sĩ Y-éc –xanh?
-Em thử đoán xem bà khách tưởng tượng nhà bác học
Y-ec-xanh là người như thế nào .trong thực tế ,vị bác sĩ có gì khác
so vơi trí tưởng tượng của bà ?


HS đọc thâm đoạn 2


-Vì sao bà khách nghĩ là Y-éc –xanh quên nước Pháp ?
Những câu nào nói lên lịng u nước của bác sĩ Y-ec-xanh ?
HS đọc thầm đoạn 3.,4


-Bác sĩ Y-éc –xanh là người yêu nước nhưng ông vẫn quyết
định ở lại Nha Trang vì sao ?


Hoạt đơng 3 Luyện đọc lại.


Mục tiêu Giúp HS đọc trôi chảy tốc độ nhanh hơn và thể hiện
rõ lời của các nhân vật (người dẫn chuyện ,bà khách ,Y –éc –
xenh )


3 nhóm HS đọc phân vai .


3 nhóm Hs thi đọc phân vai .


HS trả lời .


HS trả lời .


HS trả lời .
HS trả lời .
HS đọc.thầm
HS trả lời .
HS trả lời .


3nhóm đọc . Cả lớp theo dõi và nhận
xét


KỂ CHUYỆN
Hoạt động 4 GV nêu nhiêm vụ.


HS dựa vào 4 tranh minh họa ,nhở lại và kể đúng nội duntg
câu chuyện theo lời bà khách .


<i><b>Mục tiêu Giúp HS dựa vào tranh nhớ lại và kể lại đuung nội</b></i>
<i><b>dung của chuyênj</b></i>


Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.


-HS quan sát lần lượt từng tranh trong SGK .vaf nêu nội dung
từng tranh


4HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện theo tranh.


Cả lớp nhân xét ,bổ sung lời kể của mỗi bạn; bình chọn người
kể hay hấp dẫn nhất .


Hoạt đơng 5 Củng cố dặn dị


-Câu chuyện này giúp các em hiểu điều gì?


-Về nhà tập kể lại câu chuyên cho bạn bè, người thân nghe.


4 HS kể 4 đoạn . Cả lớp theo dõi nhận
xét bình chọn người đọc hay nhất.


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :



---Ngày dạy;


TẬP ĐỌC


BÀI HÁT TRỒNG CÂY
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU


</div>
<span class='text_page_counter'>(155)</span><div class='page_container' data-page=155>

-Đọc trơi chảy tồn bài .Đọc đúng các từ ngữ; rung cành cây ,lay lay ,vòm cây ,nắng xa ,mau lớn
lên .-Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ ,nghỉ hơi dúng gữa các khổ thơ.


2/ rèn kĩ năng đọc- hiểu.


Hiểu nội dung bài thơ; cây xanh mang lại chơ con người cái đẹp ,ích lợi và hạnh phúc . mọi người
hãy hăng hái trồng cây .



3 /Học thuộc lòng bài thơ.
II /ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


tranh minh họa bài đoc trong SGK .


bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III /CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC


A /kiểm tra bài cũ .


GV kiểm tra 3 HS mỗi HS kể 3 đoạn câu chuyện Bác sĩ Y-éc –xanh theo lời của bà khách, trả lời câu
hỏi về nội dung bài học


Vì sao bà khách nghĩ là Y-éc –xanh quên nước Pháp ?


Những câu nào nói lên lịng u nước của bác sĩ Y-ec-xanh ?


Hoạt động dạy hoạt động học


Hoạt động 1 hướng dân HS cách đọc.


Mục tiêu giúp HS đọc đúng bài thơ .đọc trôi chảy và diễn
cảm.


1/ giới thiệu bài :
2/ luyện đọc.


-GV đọc diễn cảm bài thơ .


-GV hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.


-Đọc từng dòng thơ.


HS nối tiếp đọc từng dòng thơ.Gv theo dõi HS đọc,phát
hiên lỗi phát âm và sửa sai cho HS.


-Đọc từng khổ thơ trước lớp. HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ
trước lớp Gv kết hợp nhắc nhở các em nghắt nghỉ hơi đúng
các cau cần đọc gần như liền hơi.


-Đọc từng khổ thơ trong nhóm


.Lần lượt từng HS tiếp nơi nhau đọc từng khổ thơ trong
nhóm.


Gv theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.


Cả lớp độc đồng thanh cả bài thơ.giọng nhẹ nhàng.


Hoạt động 2 Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài:



Mục tiêu giúp HS hiểu nội dung bài bài thơ.cây xanh mang
lại chô con người cái đẹp ,ích lợi và hạnh phúc . mọi người
hãy hăng hái trồng cây .


-1Hs đọc thành tiéng bài thơ ,Cả lớp đọc thầm.


-Cây xanh mang lại lợi ích gì cho con người ?
-Hạnh phúc của người trồng cây là gì ?
-Tìm những từ ngữ được lặp lại trong bài thơ . Nêt tác dụng
của chúng .



Hoạt động 3 Hướng dẫn HS HTL bài thơ.



Mục tiêu giúp HS đọc thuộc lòng bài thơ ngay tại lớp độc
đung và diễn cảm .


3 HS thi đọc lại bài thơ .


GV Hướng dẫn HS HTL bài thơ.


GV treo bảng phụ HS đọc xóa dần bảng.


HS theo doõi
HS theo doõi


Mỗi HS đọc 2 dòng thơ nối tiếp cho đên
hết bài


Mỗi HS đọc 2 khổ thơ lần lượt nối tiếp
nhau đọc đến hết bài .


HS đọc theo nhóm (bàn )


HS đọc ĐT


1 HS đọc to bài thơ cả lớp theo dõi
HS trả lời


HS trả lời
HS trả lời



HS làm viẹc theo bàn. đại diện HS trả
lời.


Hs đọc 5 lựơt


</div>
<span class='text_page_counter'>(156)</span><div class='page_container' data-page=156>

HS thi học thuộc bài thơ Vơi các hình thức sau;


-Bốn HS đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ Đại
diên nhóm nào đọc nối tiếp nhanh đội đó thắng.


THi đọc thuộc khổ thơ theo hình thức hái hoa.
3 HS thi đọc thuộc lịng bài thơ .


GV nhận xét và cho điểm .
Hoạt động 4 củng cố dặn dị.


GV nhận xét tiết học. Về nhà tiếp tục HTL cả bài thơ .


HS lên bốc thăm và đọc cả theo dõi
3 HS thi đọc thuộc lòng bài thơ .Cả nhận
xét và bình chọn ai đọc hay nhất.


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :


</div>
<span class='text_page_counter'>(157)</span><div class='page_container' data-page=157>

---Ngày dạy:


TẬP ĐỌC CON CỊ
I / MỤC ĐÍCH U CẦU



1/ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:


- Đọc trơi chảy tồn bài .Đọc đúng các từ ngữ; phẳn lặng ,quanh co ,uốn khúc ,bát ngát ,bì
bõm ,vữ trụ


Đọc trơi chảy rõ ràng mạch lạc và giọng gợi tả nhẹ nhàng có nhịp điệu.
2/ rèn kĩ năng đọc- hiểu.


-Hiểu các từ ngữ mới ;màu thanh thiên ,đánh trạn ,vữ trụ ,tạo hóa ,doi đất .


Hiểu nội dung bài ; Bức tranh đồng quê Việt nNam rất đẹp và thanh bình .Con người phải biết giữ
gìn cảnh đẹp thanh bình ấy .


II /ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
Tranh minh họa bài học


III /CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A/ Kiểm tra bài cũ .


GV Kiểm tra 4 HS đoc TL bài thơ Bài hát trồng cây ,trả lời câu hỏi.
-Cây xanh mang lại lợi ích gì cho con người ?


-Hạnh phúc của người trồng cây là gì ?
B /DẠY BAØI MỚI


Hoạt động dạy Hoạt động học


Hoạt động 1 hướng dân HS cách đọc.



-Mục tiêu giúp HS đọc đúng .Đọc trôi chảy rõ ràng giọng gợi tả


nhẹ nhàng có nhịp điệu.Đọc đúng các từ ngữ; phẳn lặng ,quanh
co ,uốn khúc ,bát ngát ,bì bõm ,vữ trụ


1/ Giới thiệu bài.
2/ luyện đọc.


-GV đọc toàn bài: giọng tả chậm rãi ,nhẹ nhàng ,có nhịp điệu.
-GV hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.


-Đọc từng câu .


-Đọc từng đạn trước lớp.


Giúp HS hiểu nghĩa một số từ ;màu thanh thiên ,đánh trạn ,vữ trụ
,tạo hóa ,doi đất .


-đọc từng đoạn trong nhóm .
Cả lớp đọc đồng thanh .


<i><b>Hoạt động2 Hướng đẫn HS tìm hiếu bài.</b></i>


Mục tiêu Giúp HS hiểu nội dung bài ; Bức tranh đồng quê Việt
Nam rất đẹp và thanh bình .Con người phải biết giữ gìn cảnh đẹp
thanh bình ấy .


HS đọc thầm đoạn 1


-Con cò bay trong khung cảnh thiên nhiên như thế nào?
HS đọc thầm đoạn 2



-Tìm những chi tiết nói lên dáng vẻ thong thả ,nhẹ nhàng của
con cò .


HS đọc thầm đoạn 3,4


-Em cần làm gì đẻ giữ mãi cảnh đẹp được tả trong bài ?
hoạt động 3 Luyện đọc lại


HS theo doõi


Mỗi HS đọc 1 câu cho đến hết
bài .


Mỗi HS đọc 1 đoạn cho đến hết
bài .


HS nghĩa các từ trong SGK
HS làm việc theo nhóm
HS đọc ĐT


</div>
<span class='text_page_counter'>(158)</span><div class='page_container' data-page=158>

Mục tiêu ; giúp HS đọc trôi chảy bài văn .đọc đúng diễn cảm và
nhấn giọng những từ gợi tả , gợi cảm ,làm nổi bật hình ảnh
dun dáng của co cị trong đoạn 3 ,4


4 HS nối tiếp nhau thi đọc diễn cảm 4 đoạn
2 HS thi đọc cả bài .


Hoạt động 4 CỦNG CỐ, DẶN DÒ
-GV Nhận xét tiết học .



-Chuẩn bị bài Người đi săn và con vượn .


Cả lớp theo dõi và nhận xét bình
chọn người đọc hay nhất .


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :







---T

ổ trưởng kiểm tra



</div>
<span class='text_page_counter'>(159)</span><div class='page_container' data-page=159>

TUẦN 32
Ngày dạy:


TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN


Bài dạy: NGƯỜI ĐI SĂN VAØ CON VƯỢN
I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU


A/-TẬP ĐỌC


1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :


–Đọc trơi chảy tồn bài. đọc đúng các từ ngữ đễ phát âm sai: tận số ,tảng đá ,bắn trúng ,rỉ ra ,bùi
nhùi ,vắt sữa ,giật phắt ,lẳng lặng ,..


Giọng đọc cmả xúc thay đỏi giọng phũ hợp với nội dung .


2.Rèn kĩ năng đọc – hiểu:


-Hiểu nghĩa các từ mới trong bài (tận số ,nỏ ,bùi nhùi .)


-Hiểu nghĩa của câu chuyện :Giết hại thú rừng là tội ác ,từ đó ,có ý thức bảo vệ mơi trường.
B/ KỂ CHUYỆN.


1.Rền kó năng nói:


-Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh họa,HS kể lại được toàn câu chuyện.theo lời nhân vật .kể tự nhiên
với giọng diễn cảm .


2. Rèn kó năng nghe:


-tập trung theo dõi bạn kể chuyện.


-Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


-Tranh minh họa truyện phóng to.


bảng phụ viết sănđoạn văn cần hươnùg dẫn HS luyện đọc.
IIi / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VAØ HỌC


<i><b>TẬP ĐỌC</b></i>
A/ KIỂM TRA BAØI CŨ


GV Kiểm tra 3 HS đọc bài Con cị :trả lời câu hỏi .


-Tìm những chi tiết nói lên dáng vẻ thong thả ,nhẹ nhàng của con cò .


-Em cần làm gì đẻ giữ mãi cảnh đẹp được tả trong bài ?


B/ DẠY BAØI MỚI


Hoạt động dạy hoạt động học


1/ Giới thiệu bài. HS quan sát tranh và miêu tả hình ảnh
trong tranh minh họa nội dung bài học từ đó GV gới thiệu
truyện


2 Hoạt động 1 Hướng đẫn luyện HS đọc.



a)GV đọc diễn cảm toàn bài.


b) hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
-Đọc từng câu


-HS đọc nối tiếp từng câu


GV theo đõi phát hiện lỗi phát âm sai.
Luyện đọc từng đoạn.


HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ:tận
số ,nỏ ,bùi nhùi .




-Luyện đọc đoạn theo nhóm


HS theo dõi.



HS theo dõi.


Mỗi HS đọc 2 câu nối tiếp cho đến hết
bài.


Mỗi HS đọc 1 đoạn từng đoạn cho đến
hết bài.


và giải nghĩa các từ.tận số ,nỏ ,bùi
nhùi


Trong SGK


HS làm việc theo bàn (HS trong nhom
đọc cho nhau nghe và sửa sai cho
nhau)


</div>
<span class='text_page_counter'>(160)</span><div class='page_container' data-page=160>

Đọc cả bài : 4HS thi đọc


3/Hoạt động 2 Hướng đẫn HS tìm hiểu nội dung bài.



Mục tiêu Giúp HS hiểu Giết hại thú rừng là tội ác ,từ đó ,có ý
thức bảo vệ môi trường.


HS đọc thâm đoạn 1


Chi tiết nào nói nên tài săn bắn của bác thợ săn
HS đọc thâm đoạn 2



Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì ?
HS đọc thầm đoạn 3.


Nhữn chi tiết nào nói lên cái chết của vượn mẹ rất thương
tâm ?


HS đọc đoạn 4


Chứng kiến cái chết của vượn mẹ bác thợ săn làm gì ?
Cau chuyện muốn nói gì vơi chúng ta ?


<i><b>Hoạt đơng 3 Luyện đọc lại</b></i>


Mục tiêu Giúp HS đọc với tốc đọ nhanh hơn ngắt nghỉ hỏi
đung và nhấn giọng ở những từ thể hiện tấm lòng của bác thơ
săn và căm giạn của con vượn .


GV đọc điễn cảm đoạn 2.
Gọi 3HS đọc lại đoạn văn.
2 HS thi đọc đoạn văn .


HS đọc thâm đoạn 1
HS trả lời .


HS đọc thâm đoạn 2
HS trả lời .


HS đọc thâm đoạn 3
HS trả lời .



HS đọc thâm đoạn 4
HS trả lời .


HS trả lời .


HS theo dõi
3 HS đọc.


2HS đọc cả lớp theo dõi và nhận xét


KỂ CHUYỆN


Hoạt động 4 GV nêu nhiêm vụ.



Dựa vào 4 tranh minh họa 4 đoạn của câu chuyện


HS kể lại câu chuyện bằng lới của người thợ săn.


Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.



-HS quan sát lần lượt từng tranh trong SGK .nêu vắn tắt
,nhanh nội dung từng tranh .


HS kể theo cặp tranh 1,2 kể bằng lời bác thợ săn.
4HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện theo tranh.
Cả lớp nhân xét ,bổ sung lời kể của mỗi bạn; bình chọn người
kể hay hấp dẫn nhất .


1HS kể lại tồn câu chuyện .
Hoạt đơng 5 Củng cố dặn dị


-Câu chuyện này giúp các em hiểu điều gì?



-Về nhà tập kể lại câu chuyên cho bạn bè, người thân nghe.


HS kể theo cặp


4 HS kể 4 đoạn . Cả lớp theo dõi nhận
xét bình chọn người đọc hay nhất.
1HS kể


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :


</div>
<span class='text_page_counter'>(161)</span><div class='page_container' data-page=161>

---Ngày dạy:


TẬP ĐỌC


<b>MÈ HOA LƯỢN SĨNG</b>
I/ MỤC ĐÍCH U CẦU


1/ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:


- Đọc trơi chảy tồn bài .Đọc đúng các từ ngữ; mừ hỏa mè hoa ,ăn nổi ,rễ cỏ
- . Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ ,nghỉ hơi dúng gữa các khổ thơ.
2/ rèn kĩ năng đọc- hiểu.


Hiểu các từ ngữ mới trong bài :mè hoa ,đìa ,đó ,lờ


Hiểu nội dung bài thơ; Tả cuộc sống nhộn nhịp dưới nước của mè hoa và các lồi cua cá ,t ơm tép
3 /Học thuộc lòng bài thơ.


II /ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC



Tranh minh họa bài đoc trong SGK .


Bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III /CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC


A /kiểm tra bài cũ .


GV kiểm tra 2 HS mỗi HS kể 2 đoạn câu chuyện Ngời đi săn trả lời câu hỏi .
Nhữn chi tiết nào nói lên cái chết của vượn mẹ rất thương tâm ?


Chứng kiến cái chết của vượn mẹ bác thợ săn làm gì ?
Cau chuyện muốn nói gì vơi chúng ta ?


Hoạt động dạy hoạt động học


Hoạt động 1 hướng dân HS cách đọc.



-Mục tiêu giúp HS đọc đúng bài thơ .đọc trơi chảy và diễn
cảm.Đọc trơi chảy tồn bài .Đọc đúng các từ ngữ; mừ hỏa
mè hoa ,ăn nổi ,rễ cỏ


. Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ ,nghỉ hơi dúng gữa
các khổ thơ.


1/ giới thiệu bài :
2/ luyện đọc.


-GV đọc diễn cảm bài thơ .



-GV hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc từng dòng thơ.


HS nối tiếp đọc từng dòng thơ.Gv theo dõi HS đọc,phát
hiên lỗi phát âm và sửa sai cho HS.


-Đọc từng khổ thơ trong nhóm


-.Lần lượt từng HS tiếp nôi nhau đọc từng khổ thơ trong
nhóm.


GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
-Đọc cảbài thơ trước lớp.


+2,3HS đọc cả bài thơ trước lớp
Các nhóm thi đọc


Cả lớp độc đồng thanh cả bài thơ.giọng nhẹ nhàng.


Hoạt động 2 Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài:



Mục tiêu giúp HS hiểu nội dung bài bài thơ.Tả cuộc sống
nhộn nhịp dưới nước của mè hoa và các lồi cua cá ,t ơm
tép


,Cả lớp đọc thầm.và trả lời câu hỏi .
-Mè hoa sống ở đâu ?


Tìm những từ ngữ tả mè hoa bơi lượn dưới nước ?



HS theo doõi
HS theo doõi


Mỗi HS đọc 2 dịng thơ


HS đọc theo nhóm (hS trong nhóm đọc
cho nhau nghe và sửa sai cho nhau)


3HS đọc


4 nhóm cử đại diện thi đọc
HS đọc ĐT


1 HS đọc to bài thơ cả lớp theo dõi
Cả lớp đọc thầm


</div>
<span class='text_page_counter'>(162)</span><div class='page_container' data-page=162>

1HS đọc thành tiếng bài thơ .Cả lớp đọc thầm .


-Xung quanh mè hoa cịn cố những lồi vật nào ?Những câu
thơ nào nói lên đặc điểm của mỗi lồi vật ?


-Hãy chỉ ra hình ảnh nhân hóa mà em thích .


Hoạt động 3 Hướng dẫn HS HTL bài thơ.



Mục tiêu giú HS học thuộc bài bài thơ tại lớp ½ số


HS



3 HS thi đọc lại bài thơ .



GV Hướng dẫn HS HTL bài thơ.


GV treo bảng phụ HS đọc xóa dần bảng.
HS thi học thuộc bài thơ Vơi các hình thức sau;


-Bốn HS đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau đọc THi đọc thuộc
khổ thơ theo hình thức hái hoa.


3 HS thi đọc thuộc lịng bài thơ .
GV nhận xét và cho điểm .
Hoạt động 4 củng cố dặn dị.


GV nhận xét tiết học. Về nhà tiếp tục HTL cả bài thơ .


HS đọc thâm cả bài thơ.
HS trả lời


HS trả lời
.


3HS đọc
Hs đọc 5 lựơt


4HS đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau đọc
HS lên bốc thăm và đọc cả theo dõi
3 HS thi đọc thuộc lịng bài thơ .Cả nhận
xét và bình chọn ai đọc hay nhất.


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :








---T

ổ trưởng kiểm tra



</div>
<span class='text_page_counter'>(163)</span><div class='page_container' data-page=163>

Ngày dạy:


TẬP ĐỌC CUỐN SỔ TAY
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU


1/ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:


-Chú ý các tên riêng nớc ngoài phiên âm Mô-na-cô ,Văng –ti căng, quyển sổ, toan cầm lên nhỏ nhất.
-Biết đọc bài với giọng hồn nhiên,phân biệt lời các nhân vật.


2/Rèn kĩ năng đọc- hiểu


-Nắm được đặc điểm của của một số nước được nêu trong bài


-Nắ được công cụ của sổ tay(ghi chép những điều cần ghi nhớ,cần biết ,.. trong sinh hoạt hàng ngày,
trong học tập ,làm việc,..)


-Biết ứng sử đúng; không tự tiện xem sổ tay của người khác.
II /ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


-Bản đồ thế giới để chỉ tên các nước có trong bài.
-Quyển sổ tay đã ghi chép



III /CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A/ Kiểm tra bài cũ .


GV Kiểm tra 2 HS đoc TL bài thơ Mè hoa lượn sóng 1HS đọc 10 dòng đầu ,1 HS đọc phần còn lại
-Xung quanh mè hoa cịn cố những lồi vật nào ?Những câu thơ nào nói lên đặc điểm của mỗi lồi
vật ?


-Hãy chỉ ra hình ảnh nhân hóa mà em thích .
B /DẠY BÀI MỚI


Hoạt động dạy Hoạt động học


Hoạt động 1 hướng dân HS cách đọc.



Mục tiêu giúp HS đọc đúng .Đọc trôi chảy -Chú ý các tên riêng
nớc ngồi phiên âm Mơ-na-cơ ,Văng –ti căng, quyển sổ, toan
cầm lên nhỏ nhất.


-Biết đọc bài với giọng hồn nhiên,phân biệt lời các nhân vật.
-GV hướng dãn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.


-GV đọc mẫu toàn bài
-Đọc từng câu


-Đọc từng đoạn trước lớp


.kết hợp giải nghĩa các từ trọng tài , Mô –na –ca ,diệt tích ,Va- ti
–căng, quốc gia


-Đọc từng đoạn trong nhóm.


Hai HS đọc cả bài.


* Hoạt động 2 Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.



Mục tiêu Giúp HS hiểu nội dung -Nắ được công cụ của sổ
tay(ghi chép những điều cần ghi nhớ,cần biết ,.. trong sinh hoạt
hàng ngày, trong học tập ,làm việc,..)


-Biết ứng sử đúng; không tự tiện xem sổ tay của người khác.
-HS đọc thầm toàn bài ,trả lời câu hỏi .


-Thanh dùng sổ tay làm gì?


-Hãy nói vài điều lý thú ghi trong sổ tay của Thanh ?


-Vì sao Lân khun Tuấn không nên tự ý xem số tay của bạn?


Hoạt động 3 Luyện đọc lại.



*Mục tiêu .giúp HSĐọc trôi chảy rõ ràng mạch lạc biết cách đọc
phân vai và ngưịi dẫn chuyện.


HS theo dõi


HS nối tiếp nhau đọc từng câu
cho đến hết bài


HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn
cho đến hết bài



HS đọc nghĩa các từ trong SGK
3 HSđề nghị khen thưởng.
HS đọc theo nhóm bàn


HS nối tiếp nhau đọc từng câu
cho đến hết bài


</div>
<span class='text_page_counter'>(164)</span><div class='page_container' data-page=164>

3 nhóm thi đọc phân vai .


Hoạt động 4 CỦNG CỐ, DẶN DÒ
-GV Nhận xét tiết học .


-Về nhà làm sổ tay tập ghi chép các điều lý thú về khoa học
,văn hóa văn nghệ thể thao,


3Nhóm HS thi đọc phân vai .Cả
lớp theo dõi và nhận xét


RUÙT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :


</div>
<span class='text_page_counter'>(165)</span><div class='page_container' data-page=165>

---TUẦN 33
Ngày dạy:


TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN
Bài dạy: CĨC KIỆN TRỜI
I/ MỤC ĐÍCH ,U CẦU


A/-TẬP ĐỌC


1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :



–Đọc trôi chảy toàn bài. đọc đúng các từ ngữ đễ phát âm sai: nắng hạn, khát khô ,nổi giận ,nhảy
xổ ,cắn cổ ,hùng hổ ,nổi loạn ,nghiến răng


-Biết thay đỏi giọng đọc cho phù hợp với nội dung mỗi đoạn.Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời
các nhân vật (Cóc ,Trời )


2.Rèn kĩ năng đọc – hiểu:


-Hiểu nghĩa các từ mới trong bài (thiên đình ,náo đọng,lưỡi tầm sét,địch thủ ,túng thế ,trần gian.
-Hiểu nội dung truyện:Do có quyết tam và biết phối hợp với nhau đấu tranyh cho lẽ phải nên Cóc và
các bạn đã thắng đội quân hùng hạucủa Trời ,buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới .


B/ KỂ CHUYỆN.
1.Rền kó năng nói:


-Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa,HS kể lại được toàn câu chuyện.


-Kể tự nhiên,phối hợp được lời kể với điệu bộ ,động tác; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu
chuyện.


2. Reøn kó năng nghe:


-Tập trung theo dõi bạn kể chuyện.


-Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


-Tranh minh họa truyện phóng to.



Bảng phụ viết sănđoạn văn cần hươnùg dẫn HS luyện đọc.
IIi / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VAØ HỌC


<i><b>TẬP ĐỌC</b></i>
A/ KIỂM TRA BAØI CŨ


3 HS đọc bài Cuốn sổ tay trả lời câu hỏi .


Hãy nói vài điều lý thú ghi trong sổ tay của Thanh ?


-Vì sao Lân khun Tuấn không nên tự ý xem số tay của bạn?
B/ DẠY BAØI MỚI


Hoạt động dạy hoạt động học


1/ Giới thiệu bài. HS quan sát tranh và miêu tả hình ảnh
trong tranh minh họa nội dung bài học từ đó GV gới thiệu
truyện


2 Hoạt động 1 Hướng đẫn luyện HS đọc.



Mục tiêu Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :


Đọc trơi chảy tồn bài. đọc đúng các từ ngữ đễ


phát âm sai: nắng hạn, khát khô ,nổi giận ,nhảy


xổ ,cắn cổ ,hùng hổ ,nổi loạn ,nghiến răng



-Biết thay đổûi giọng đọc cho phù hợp với nội dung mỗi
đoạn.Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật
(Cóc ,Trời )



a)GV đọc diễn cảm toàn bài.


b) GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
-HS đọc nối tiếp từng câu


GV theo đõi phát hiện lỗi phát âm sai.


HS theo doõi.


Mỗi HS đọc 2 câu nối tiếp cho đến hết
bài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(166)</span><div class='page_container' data-page=166>

Luyện đọc từng đoạn.


HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ:thiên
đình ,náo đọng,lưỡi tầm sét,địch thủ ,túng thế ,trần gian.
-Luyện đọc đoạn theo nhóm


Đọc cả bài


-3/Hoạt động 2 Hướng đẫn HS tìm hiểu nội dung bài.


Mục tiêu Giúp HS hiểu nội dung bài học Do có quyết tam và
biết phối hợp với nhau đấu tranyh cho lẽ phải nên Cóc và các
bạn đã thắng đội quân hùng hạucủa Trời ,buộc Trời phải làm
mưa cho hạ giới .


HS đọc thâm đoạn 1



-Vì sao Cóc phải lên kliện Trời ?
-HS đọc thâm đoạn 2


Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi đánh trống ?
-Hãy kể lại cuụoc chiến giữa hai bên.


HS đọc thầm đoạn 3.


Sau cuộc chiến thái đọ của Trời như thé nào?
Theo em ,cóc có những đi8ểm gì đáng khen ?


<i><b>Hoạt đông 3 Luyện đọc lại</b></i>


Mục tiêu Hướng dẫn biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với
nội dung mỗi đoạn.Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời
các nhân vật (Cóc ,Trời )


HS chia nhóm đọc phân vai ( người dân chuyện,Cóc, Trời)
3Nhóm thi đọc phân vai


hết bài.


và giải nghĩa các từ.thiên đình ,náo
đọng,lưỡi tầm sét,địch thủ ,túng thế
,trần gian Trong SGK


2 HS đọc cả bài


HS đọc thâm đoạn 1
HS trả lời .



HS đọc thâm đoạn 1
HS trả lời .


HS trả lời .


HS đọc thâm đoạn 1
HS trả lời .


HS trả lời .


3Nhom đọc phân vai cả lớp theo dõi
và bình chọn nhóm đọc hay nhất .bạn
đọc hay nhất .


KỂ CHUYỆN
Hoạt động 4 GV nêu nhiêm vụ.


HS quan sát tranh minh họa và tập kể từng đoạn của câu
chuyện. nhớ lại kể lại hấp dẫn.


Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
-HS quan sát lần lượt từng tranh trong SGK .


4HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện theo tranh.
Cả lớp nhân xét ,bổ sung lời kể của mỗi bạn; bình chọn người
kể hay hấp dẫn nhất .


Hoạt đơng 5 Củng cố dặn dị



-Câu chuyện này giúp các em hiểu điều gì?


-Về nhà tập kể lại câu chuyên cho bạn bè, người thân nghe.


4 HS kể 4 đoạn . Cả lớp theo dõi nhận
xét bình chọn người đọc hay nhất.


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :





---Ngày dạy:


TẬP ĐỌC


<b>MẶT TRỜI XANH CỦA TƠI</b>
I/ MỤC ĐÍCH U CẦU


</div>
<span class='text_page_counter'>(167)</span><div class='page_container' data-page=167>

- Đọc trơi chảy tồn bài .Đọc đúng các từ ngữ;tiếng thác ,đổ về ,thảm cỏ ,lá xòe ,mạt trời ,lá
ngời ngời ngời ,..


- Biết đọc bài thơ với giọng trìu mến .
2/ Rèn kĩ năng đọc- hiểu.


Hiểu các từ ngữ mới trong bài : cọ


Hiểu nội dung bài thơ; Qua hình ảnh”mặt trời xanh “những dịng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ
,thấy được tình ywu quê hương của tác giả



3 /Học thuộc lịng bài thơ.
II /ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


Tranh minh họa bài ñoc trong SGK .


bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc.
Bảng nam châm.


III /CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A /kiểm tra bài cũ .


GV kiểm tra 3 HS mỗi HS kể 3 đoạn câu chuyện Cóc kiện trời mỗi HS kể 1 đoạn


Hoạt động dạy hoạt động học


Hoạt động 1 hướng dân HS cách đọc.



Mục tiêu giúp HS đọc đúng bài thơ .đọc trôi chảy rèn kĩ
năng đọc thành tiếng:


Đọc trơi chảy tồn bài .Đọc đúng các từ ngữ;tiếng thác ,đổ
về ,thảm cỏ ,lá xòe ,mạt trời ,lá ngời ngời ngời ,..


Biết đọc bài thơ với giọng trìu mến
1/ giới thiệu bài :


2/ luyện đọc.


-GV đọc diễn cảm bài thơ .



-GV hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc từng dòng thơ.


HS nối tiếp đọc từng dòng thơ.Gv theo dõi HS đọc,phát
hiên lỗi phát âm và sửa sai cho HS.


-Đọc từng khổ thơ trước lớp.


HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ trước lớp Gv kết hợp nhắc
nhở các em nghắt nghỉ hơi đúng các cau cần đọc gần như
liền hơi.


GV giúp các hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài : Cọ
Đọc từng khổ thơ trong nhóm


.Lần lượt từng HS tiếp nơi nhau đọc từng khổ thơ trong
nhóm.


GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.


Cả lớp độc đồng thanh cả bài thơ.giọng nhẹ nhàng.


Hoạt động 2 Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài:



Mục tiêu giúp HS hiểu nội dung bài bài thơ.
-,Cả lớp đọc thầm.


-Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm
thanh nào ?



-Về mùa hè ,rừng cọ có gì thú vị ?
-Cả lớp đọc thầm 2 khổ thơ cuối . HS trao đổi nhóm rồi trả
lời câu hỏi .


-Vì sao tác giả thấy lá cọ giống như mặt trời?


-Em có thích gọi lá cọ là”mặt trời xanh “khơng ? Vì sao?


Hoạt động 3 Hướng dẫn HS HTL bài thơ.



HS theo doõi


HS theo doõi


Mỗi HS đọc 2 dòng thơ


Mỗi HS đọc khổ thơ


HS nêu nghĩa trong SGK các từ : cọ:
HS đọc theo nhóm


HS đọc ĐT


HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu
HS trả lời


HS trả lời


HS đọc thâm cả bài thơ.(Trao đổi theo
nhóm bàn)



</div>
<span class='text_page_counter'>(168)</span><div class='page_container' data-page=168>

Mục tiêu : Giúp HS học thuộc bài thơ trước lớp



3 HS thi đọc lại bài thơ .


GV Hướng dẫn HS HTL bài thơ.


GV treo bảng phụ HS đọc xóa dần bảng.
HS thi học thuộc bài thơ Vơi các hình thức sau;


-Bốn HS đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ Đại
diên nhóm nào đọc nối tiếp nhanh đội đó thắng.


THi đọc thuộc khổ thơ theo hình thức hái hoa.
3 HS thi đọc thuộc lịng bài thơ .


GV nhận xét và cho điểm .


Hoạt động 4 củng cố dặn dị.



GV nhận xét tiết học. Về nhà tiếp tục HTL cả bài thơ .


3 HS đọc 5 lựơt


4HS đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau đọc 4
khổ thơ.


HS lên bốc thăm và đọc cả theo dõi
3 HS thi đọc thuộc lịng bài thơ .Cả nhận
xét và bình chọn ai đọc hay nhất.



RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :







---T

ổ trưởng kiểm tra



</div>
<span class='text_page_counter'>(169)</span><div class='page_container' data-page=169>

Ngày dạy


<b>TẬP ĐỌC</b>
QUÀ CỦA ĐỒNG ĐỘI
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU


1/ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:


-Đọc trơi chảy tồn bài .Đọc đúng các từ ngữ; nhuần thấm ,tinh khiết ,phảng phất ,khe khắt ,bát ngát
2/ rèn kĩ năng đọc- hiểu.


-Hiểu các từ ngữ trong bài: nhuần thấm ,thanh nhã ,ting khiết ,thanh khiết…


Hiểu được vẻ đẹp và giá trị của cốm ,một hình thức q của đơng f nội. Thấy rõ sự trân trọng và tình
cảm yêumến của tác giả đói với sự cần cù ,khéo léo của người nơng dân.


3/Học thuộc lòng đoạn 1và 2 của bài
II /ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK


III /CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A/ Kiểm tra bài cũ .


GV Kiểm tra 4 HS đoc TL bài thơ Mặt trời xanh của tôi và trả lời câu hỏi
-Em có thích gọi lá cọ là”mặt trời xanh “khơng ? Vì sao?


B /DẠY BÀI MỚI


Hoạt động dạy Hoạt động học


Hoạt động 1 hướng dân HS cách đọc.
Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:


-Đọc trơi chảy tồn bài .Đọc đúng các từ ngữ; nhuần thấm ,tinh
khiết ,phảng phất ,khe khắt ,bát ngát


1/ Giới thiệu bài.
2/ luyện đọc.


-GV đọc toàn bài: giọng đọc tha thiết khoan thai
-GV hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc từng câu trước lớp.


-HS đọc theo kiểu nối tiếp.
-Đọc từng đoạn trước lớp.


Hiểu các từ ngữ trong bài: nhuần thấm ,thanh nhã ,ting khiết
,thanh khiết…


+ 4 HS nối riếp nhau đọc từng đoạn .


-Đọc từng đoạn trong nhóm.


-Đọc tồn bài.Hai HS đọc cả bài.


Các nhóm nối tiếp nhau đọc ĐT từng đoạn từng đoạn cho đến
hết bài .


Cả lớp đọc ĐT cả bài


* Hoạt động 2 Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.


Mục tiêu :Giúp HS hiểu được vẻ đẹp và giá trị của cốm ,một
hình thức q của đơng f nội. Thấy rõ sự trân trọng và tình cảm
yêumến của tác giả đói với sự cần cù ,khéo léo của người nông
dân.


HS đọc thầm đoạn 1


Những dấu hiệu nào báo trước mùacốm sắp đến?
HS đọc thầm đoạn 2


Hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào ?
HS đọc thầm đoạn 3


HS theo doõi


Mỗi HS đọc một câu cho đến hết
bài


4 HS đọc 4 đoạn


Đọc theo bàn.
2 HS đọc toàn bài
Đọc đồng thanh theo tổ
Cả lớp đọc đồng thanh


HS đọc thầm đoạn 1
HS trả lời


HS đọc thầm đoạn 2
HS trả lời


</div>
<span class='text_page_counter'>(170)</span><div class='page_container' data-page=170>

Tìm những từ ngữ nói lên những nét đặc sắc của cơng việc làm
cốm ?


HS đọc thầm đoạn 2


Vì sao cốm được gọi là quà riêng biệt của đồng nội ?


-Hoạt động 3 Luyện đọc lại.



Mục tiêu : Giúp HS học thuộc đoạn 1,2 trước lớp



3 HS thi đọc đoạn 1,2.


GV Hướng dẫn HS HTL đoạn 1,2.


GV treo bảng phụ HS đọc xóa dần bảng.


HS thi học thuộc đoạn 1,2.Vơi các hình thức sau;
-Bốn HS đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau đọc đoạn 1,2.


Đại diên nhóm nào đọc nối tiếp nhanh đội đó thắng.
THi đọc thuộc đoạn 1,2.theo hình thức hái hoa.
3 HS thi đọc thuộc lịng đoạn 1,2.


GV nhận xét và cho điểm .


Hoạt động 4 củng cố dặn dò.



GV nhận xét tiết học. Về nhà tiếp tục HTL đoạn 1,2.


HS trả lời


HS đọc thầm đoạn 2
HS trả lời


3 HS thi đọc


Lớp chia làm 4 nhóm. thi đọc nối
tiếp.


cả lớp theo dõi đọc nhanh đọc
đúng nhóm ấy thắng


.Cả lớp bình chọn bạn đọc hay
nhất .


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :


</div>
<span class='text_page_counter'>(171)</span><div class='page_container' data-page=171>

---TUẦN 34
Ngày dạy:



TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN


Bài dạy SỰ TICH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG
I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU


A/-TẬP ĐỌC


1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :


–Đọc trơi chảy tồn bài. đọc đúng các từ ngữ đễ phát âm sai: bỗng đâu ,liều mạng ,vung rìu lăn
quay ,quăng rìu bã trầu cựa quậy vẫy đi,lững thững.


2.Rèn kĩ năng đọc – hiểu:


-Hiểu nghĩa các từ mới trong bài ( tiều phu ,khoảng giập bã trầu ,phú ông ,rịt
-Hiểu nội dung truyện:


+Tình nhgiã thủy chung ,tấm lòngnhân hậu của chú Cuội .


+ Giả thích các hiện tượng thiên nhiên ( hình ảnh giống nhười ngồi trên cung trăng vào nhữg đêm
rằm ) và ước mơ bay lên cung trăng của lồi người.


B/ KỂ CHUYỆN.
1.Rền kó năng nói:


-Dựa vào gợi ý trong SGK ,HS kể được tự nhiên,trôi chảy từng đoạn của câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe:


-tập trung theo dõi bạn kể chuyện.



-Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


-Tranh minh họa truyện phóng to.


bảng phụ viết sănđoạn văn cần hươnùg dẫn HS luyện đọc.
IIi / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VAØ HỌC


<i><b>TẬP ĐỌC</b></i>
A/ Kiểm tra bài cũ


GV kiểm tra 2 HS đọc bài Quà đồng nội ,Trả lời câu hỏi trong SGK
Hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào ?


Vì sao cốm được gọi là quà riêng biệt của đồng nội ?
B/ DẠY BAØI MỚI


Hoạt động dạy hoạt động học


1/ Giới thiệu bài. HS quan sát tranh và miêu tả hình ảnh
trong tranh minh họa nội dung bài học từ đó GV gới thiệu
truyện


2 Hoạt động 1 Hướng đẫn luyện HS đọc.
Mục tiêu :Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :


Đọc trơi chảy tồn bài. đọc đúng các từ ngữ đễ phát âm sai:
bỗng đâu ,liều mạng ,vung rìu lăn quay ,quăng rìu bã trầu
cựa quậy vẫy đuôi,lững thững.



a)GV đọc diễn cảm toàn bài.


b) GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ


-HS đọc nối tiếp từng câu GV theo đõi phát hiện lỗi phát âm
sai.


Luyện đọc từng đoạn.HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn kết hợp
giải nghĩa từ:tiều phu ,khoảng giập bã trầu ,phú ông ,rịt .


-Luyện từng đoạn trước lớp .


hs theo doõi.


Mỗi HS đọc 2 câu nối tiếp cho đến hết
bài.


Mỗi HS đọc 1 đoạn từng đoạn cho đến
hết bài.


và giải nghĩa các từ. tiều phu ,khoảng
giập bã trầu ,phú ông ,rịt trong SGK
3 HS đọc nối tiếp nhau mỗi HS đọc 1
đoạn


</div>
<span class='text_page_counter'>(172)</span><div class='page_container' data-page=172>

-Luyện đọc đoạn theo nhóm
-Cả lớp đọc ĐT từng đoạn.


3/Hoạt động 2 Hướng đẫn HS tìm hiểu nội dung bài.




Mục tiêu Giúp HS nội dung truyện:


+Tình nhgiã thủy chung ,tấm lòngnhân hậu của chú Cuội .


+ Giả thích các hiện tượng thiên nhiên ( hình ảnh


giống nhười ngồi trên cung trăng vào nhữg đêm


rằm ) và ước mơ bay lên cung trăng của loài người.



HS đọc thâm đoạn 1


.-Nhờ đâu ,chú cuội phát hiện ra cây thuốc quí ?
HS đọc thâm đoạn 2


Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì ?
Thuật lại những việc xảy ra với vợ chú cuội .
HS đọc thầm đoạn 3.


Vì sao chú cuội bay lên cung trăng ?
Hoạt đông 3 Luyện đọc lại


Mục tiêu :Giúp HS đọc đúng tốc đọ nhanh hơn và diễm cảm
GV đọc điễn cảm đoạn 3.


Gọi 3HS đọc lại đoạn văn.
2 HS thi đọc đoạn văn .
1 HS đọc toàn bộ câu chuyện.


HS trả lời .



HS trả lời .


HS trả lời .
HS trả lời .
HS đọc thầm
HS trả lời .


3 HS đọc.


2HS đọc cả lớp theo dõi và nhận xét


KỂ CHUYỆN
Hoạt động 4 GV nêu nhiêm vụ.


Mục tiêu HS quan sát tranh minh họa và tập kể từng đoạn
của câu chuyện. nhớ lại kể lại hấp dẫn.


Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện .
-HS quan sát lần lượt từng tranh trong SGK
.1 HS đọc câu gợi ý trong SGK


3HS tiếp nối nhau kể 3 đoạn của câu chuyện theo tranh.
Cả lớp nhân xét ,bổ sung lời kể của mỗi bạn; bình chọn người
kể hay hấp dẫn nhất .


Hoạt đơng 5 Củng cố dặn dị


-Câu chuyện này giúp các em hiểu điều gì?


-Về nhà tập kể lại câu chuyên cho bạn bè, người thân nghe.



3 HS kể 4 đoạn . Cả lớp theo dõi
nhận xét bình chọn người đọc hay
nhất.


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :


</div>
<span class='text_page_counter'>(173)</span><div class='page_container' data-page=173>

---Ngày dạy


TẬP ĐỌC MƯA
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU


1/ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:


- Đọc trơi chảy tồn bài .Đọc đúng các từ ngữ; lũ lượt,lật đật ,xỏ xiên,lửa reo ,tí tách, bác ếch,
lặn lội,…


- Biết đọc bài thơ với giọng tình cảm thể hiện cảnh đầm ấm của sinh hoạt gia đình trong
cơn,mưa, tìnhcảm yêu thương những người lao động .


2/ rèn kĩ năng đọc- hiểu.


Hiểu các từ ngữ mới trong bài :lũõ lượt ,lật đật.


Hiểu nội dung bài thơ; tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt gia đình trong cơn mưa; thể hiện
tình yêu thiên nhiên ,yêu cuộc sống gia đình của tác giả .


3 /Học thuộc lòng bài thơ.
II /ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC



tranh minh họa bài đoc trong SGK .


bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc.
Bảng nam châm.


III /CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A /kiểm tra bài cũ .


GV kiểm tra 3 HS mỗi HS kể 3 đoạn câu chuyện Sự tích chú Cuội cung trăng .gv nhận xét cho điểm


Hoạt động dạy hoạt động học


Hoạt động 1 hướng dân HS cách đọc.


-Mục tiêu giúp HS đọc đúng bài thơ .đọc trôi chảy và diễn
cảm.Đọc đúng các từ ngữ; lũ lượt,lật đật ,xỏ xiên,lửa reo ,tí
tách, bác ếch, lặn lội,…


1/ giới thiệu bài :
2/ luyện đọc.


-GV đọc diễn cảm bài thơ .Gv treo bảng phụ đã viết săn
khổ thơ cần rèn đọc .Dùng phấn màu nối nhẹ các dòng đọc
liền hơi..


-GV hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc từng dòng thơ.


HS nối tiếp đọc từng dòng thơ.Gv theo dõi HS đọc,phát
hiên lỗi phát âm và sửa sai cho HS.



-Đọc từng khổ thơ trước lớp. HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ
trước lớp Gv kết hợp nhắc nhở các em nghắt nghỉ hơi đúng
các cau cần đọc gần như liền hơi.


GV giúp các hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài : :lũõ lượt
,lật đật.


Đọc từng khổ thơ trong nhóm


.Lần lượt từng HS tiếp nơi nhau đọc từng khổ thơ trong
nhóm.


Gv theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.


Cả lớp độc đồng thanh cả bài thơ.giọng nhẹ nhàng.


Hoạt động 2 Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài:


Mục tiêu giúp HS hiểu nội dung bài bài thơ.



- Hs đọc thầm 3 khổ thơ


HS theo doõi
HS theo doõi


Mỗi HS đọc 2 dòng thơ
Mỗi HS đọc khổ thơ


HS nêu nghĩa trong SGK các từ :lũõ
lượt ,lật đật.



HS đọc theo nhóm


HS đọc ĐT


</div>
<span class='text_page_counter'>(174)</span><div class='page_container' data-page=174>

Tìm những hình ảnh gợi tả cơn mưa trong bài thơ.
Cả lớp đọc thầm khổ thơ 4 .
Cảnh sinh hoạt gia đình ngày mưa ấm cung như thế nào?
HS đọc thâm khổ thơ.4


Vì sao mọi người thương tiếc bác ếch ?
Hình ảnh bác ếch gợi nhớ đến ai ?


Hoạt động 3 GV Hướng dẫn HS HTL bài thơ.


Mục tiêu Biết đọc bài thơ với giọng tình cảm thể hiện
cảnh đầm ấm của sinh hoạt gia đình trong cơn,mưa, tìnhcảm
yêu thương những người lao động .và học thuộc bài thơ
ngay tại lớp .


GV treo bảng phụ HS đọc xóa dần bảng.
HS thi học thuộc bài thơ Vơi các hình thức sau;


-5 HS đại diện 5 nhóm tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ Đại diên
nhóm nào đọc nối tiếp nhanh đội đó thắng.


THi đọc thuộc khổ thơ theo hình thức hái hoa.
3 HS thi đọc thuộc lịng bài thơ .


GV nhận xét và cho điểm .



Hoạt động 4 củng cố dặn dị.



GV nhận xét tiết học. Về nhà tiếp tục HTL cả bài thơ .


HS trả lời


HS đọc thâm khổ thơ.4
HS trả lời


HS trả lời


Hs đọc 5 lựơt


5HS đại diện 5 nhóm tiếp nối nhau đọc 5
khổ thơ.


HS lên bốc thăm và đọc cả theo dõi
3 HS thi đọc thuộc lòng bài thơ .Cả nhận
xét và bình chọn ai đọc hay nhất.


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :







---T

ổ trưởng kiểm tra




</div>
<span class='text_page_counter'>(175)</span><div class='page_container' data-page=175>

Ngày dạy:


<b>TẬP ĐỌC</b>


TRÊN CON TÀU VŨ TRỤ
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU


1/ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:


-Đọc trơi chảy tồn bài .Đọc đúng các từ ngữ; tiếng nổ kinh khủng ,chậm chạp ,lơ lửng ,bỗng nhiên
,nhẹ hẳn ,dải mây ,rực rỡ


2/ rèn kĩ năng đọc- hiểu.


Hiểu được những ấn tượng và cảm xúc của nhà du hành vữ trụ Ga –ga –rin trong những giây phút đầu
tiên bay vào vũ trụ. Tháy tình yêu trái đất ,tình yêu cuộc sống của Ga-ga-rin


II /ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


Bảng phụ viết đoạn cần Hướng dẫn HS luyên đọc.
Ảnh Ga –ga rin ,tranh minh họa trong SGK


III /CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A/ Kiểm tra bài cũ .


GV kiểm tra 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Mưa ,trả lời câu hỏi .
B /DẠY BAØI MỚI


Hoạt động dạy Hoạt động học



Hoạt động 1 hướng dân HS cách đọc.
Mục tiêu : rèn kĩ năng đọc thành tiếng:


-Đọc trơi chảy tồn bài .Đọc đúng các từ ngữ; tiếng nổ kinh
khủng ,chậm chạp ,lơ lửng ,bỗng nhiên ,nhẹ hẳn ,dải mây ,rực rỡ
1/ Giới thiệu bài.


2/ luyện đọc.


-GV đọc toàn bài: giọng kể thay đổi linh hoạt phù hợp vơi nội
dung mỗi đoạn


-GV hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc tửng câu trước lớp.


Hướng dân HS đọc đúng Ga –ga –rin
HS nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp
-Đọc từng đoạn trước lớp.


+ HS nối riếp nhau đọc từng đoạn trước lớp


GV theo dõi HS đọc kết hợp hướng dãn các em cách ngắt nghỉ
hơi rõ ràng rành mạch sau các câu dài


-Đọc từng đoạn trong nhóm.
-Cả lớp đọc đồng thanh


* Hoạt động 2 Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.



Mục tiêu Giúp HS hiểu được những ấn tượng và cảm xúc của


nhà du hành vữ trụ Ga –ga –rin trong những giây phút đầu tiên
bay vào vũ trụ. Tháy tình yêu trái đất ,tình yêu cuộc sống của
Ga-ga-rin


-Cả lớp đọc thầm đoạn 1


-Con tàu vữ trụ xuất phát vào thời điểm nào?
Cả lớp đọc thầm đoạn 2


-Trạng thái của ngưòi trên con tàu có gì đặc biệt ?
Anh Ga- ga- rin làm gì tontg thời gian bay ?
Cả lớp đọc thầm đoạn 3


Nhìn từ con tàu ,cảnh thiên nhiên đẹp như thế nào?


HS theo doõi


3 HS đọc Cả lớp đọc đồng thanh
Mỗi HS đọc một câu cho đến hết
bài


Mỗi HS đọc một đoạn cho đến
hết bài


HS làm việc theo nhoùm


Cả lớp đọc thầm đoạn 1


</div>
<span class='text_page_counter'>(176)</span><div class='page_container' data-page=176>

Đoạn văn nói nên điều gìvề tình cảm của anh Ga –ga-rin ?
Hoạt động 3 Luyện đọc lại.



*Mục tiêu .Giúp HS thể hiện và cảm xúc của nhà du hành vữ trụ
Ga –ga –rin trong những giây phút đầu tiên bay vào vũ trụ.đọc
đúng những từ ngữ gợi tả ,gợi cảm .


-Ba HS nối nhau đọc đoạn văn .
-3 HS thi đọc cả bài .


-Hoạt động 4 CỦNG CỐ, DẶN DÒ
-GV Nhận xét tiết học .


-Về nhà đọc lại nhớ lại những gì tổ lớp mìmh đã làm được
trong tháng để chuẩn bị cho bài TLV


HS trả lời


-Ba HS nối nhau đọc đoạn văn .
-3 HS thi đọc cả bài .


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :


</div>
<span class='text_page_counter'>(177)</span><div class='page_container' data-page=177>

---TUẦN 35
Ngày dạy:


<b>ÔN TẬP tiết 1</b>
I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU


1kiểm tra lấy điểm tập đọc:
1.Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng :



–Đọc thông các bài tập đọc đã học từ đầu HK II ( phát âm rõ ,tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ /
phút ,biết ngừng nghỉ sau các dấu câu ,giữa các cụm từ )


- Kết hợp kiểm tra kĩ năn đọc hiểu : Hs trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài học


2- Biết viết một bản thông báo ngắn (theo kiểu quảng cáo ) về một buổi liên hoan văn nghệ của liên
đội : gọn, rõ đủ thông tin ,hấp dân các bạn đến xem


II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


-Phiếu viết tên các bài tập đọc từ Trong sách tiếng việt lớp 3 tập 2
-Giấy rời khổ A4 ; bút màu để viết và trang trí thơng báo


Bảng phụ viết mầu của một thông báo
IIi / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VAØ HỌC
B/ DẠY BAØI MỚI


Hoạt động dạy hoạt động học


1/ Giới thiệu bài.


2/ Hoạt động 1 Kiểm tra tập đoc


Mục tiêu Kiểm tra ¼ Số HS trong lớp lây điểm tập đọc
HS lên bốc thăm và đọc theo Y/C chỉ định trong phiếu .
GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc ,HS trả lời .


GV cho điểm


3/ Hoạt động 2 ;Bài Tập 2



Mục tiêu Biết viết một bản thông báo ngắn (theo kiểu quảng
cáo ) về một buổi liên hoan văn nghệ của liên đội : gọn, rõ
đủ thông tin ,hấp dãân các bạn đến xem


-HS đọc yêu cầu của bài.
HS đoc thầm quảng cáo.
Trả lời câu hỏi :


Cầân chú ý điểm gì khi viết thông báo?
GV chôt lại


+Mỗi HS đóng vai người tổ chức một buổi liên hoan văn
nghệ của liên đội để thông báo .


+Bản thông báo cần viết theo kiểu quảng cáo.


Về nội dung : đủ thơng tin (mục đích- các tiết mục- thời gian
địa điểm,lời mời )


Về hình thức : lời văn gọn , rõ ,trình bày ,trang trí lạ, hấp dẫn
HS viết thông báo.


GV thu bài chấm
4/ hoạt động củng cố.
GV nhận xét tiết học .


Về nhà tiếp tục luyện kể chuyện .


hs theo dõi.



HS đọc theo chỉ định trong phiếu.Trả
câu hỏi theo Y/C của GV.


1 HS đọc


Cả lớp đọc thầấm
H Strả lời


HS theo doõi


</div>
<span class='text_page_counter'>(178)</span><div class='page_container' data-page=178>

<b>ÔN TẬP tiết 2</b>
Ngày dạy
I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU


1kiểm tra lấy điểm tập đọc:
1.Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng :


–Đọc thông các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 34( phát âm rõ ,tốc độ đọc tối thiểu 70
chữ / phút ,biết ngừng nghỉ sau các dấu câu ,giữa các cụm từ )


- Kết hợp kiểm tra kĩ năn đọc hiểu : Hs trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài học


2- Củng cố và hệ thống hoá vốn từ theo các chr điểm: Bảo vệ tổ quốc ,sáng tạo ,Ngheej thuật.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


-Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 34 .
Bảng lớp chép bài thơ Em thương (bài tập 2)


Phiếu viết nội dung bài tập 2



IIi / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VAØ HỌC
DẠY BAØI MỚI


Hoạt động dạy hoạt động học


1/ Giới thiệu bài.


2/ Hoạt động 1 Bài tập 1: Kiểm tra đọc
Mục tiêu Kiểm tra lấy diểm tập đọc .


Kết hợp kiểm tra kĩ năn đọc hiểu : Hs trả lời 1,2 câu hỏi về
nội dung bài học


-Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc.


-GV nhận xét cho điểm .HS chưa đạt Yêu cầu về nhà luyện
đọc kiểm tra lại ở tiết sau


3/ Hoạt động 2 ;Bài Tập 2


Mục tiêu giúp HS tìm được các từ theo chủ đề Bảo vệ tổ
quốc ,Sáng tạo ,Nghệ thuật


1Hs đọc yêu cầu của bài:
HS làm việc theo nhóm


Đại diện các nhóm dán bài lên bảng , đọc kết quả
Cả lớp và GV nhận xét



4/ hoạt động củng cố.


HS ghi nhớ lại những từ ngữ vừa ôn .
GV nhận xét tiết học .


HS theo doõi.


HS lên bốc thăm và đọc theo yêu cầu
của phiếu GV kết hợp hỏi câu hỏi nội
dung


HS đoócH làm việc theo bàn
1 HS đọc


1 HS đọc


HS trao đổi theo nhóm 3 .


Đại diện nhóm nhóm lên trình bày kết
quả.


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :


</div>
<span class='text_page_counter'>(179)</span><div class='page_container' data-page=179>

---Ngày dạy


<b>ÔN TẬP TIẾT 3</b>
I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU


1kiểm tra lấy điểm tập đọc:
1.Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng :



–Đọc thông các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 34( phát âm rõ ,tốc độ đọc tối thiểu 70
chữ / phút ,biết ngừng nghỉ sau các dấu câu ,giữa các cụm từ )


- Kết hợp kiểm tra kĩ năn đọc hiểu : Hs trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài học


2- Rèn kĩ năng chính tả : nghe viết lại chính xác ,trìng bày đúng bài thơ viết theo thể lục bát (Nghệ
nhân Bát Tràng )


II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


-Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 .
IIi / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VAØ HỌC


DẠY BAØI MỚI


Hoạt động dạy hoạt động học


1/ Giới thiệu bài.


2/ Hoạt động 1 Bài tập 1: Kiêm tra lấy điểm tập đọc


Mục tiêu :–Đọc thông các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến
tuần 34( phát âm rõ ,tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ / phút ,biết
ngừng nghỉ sau các dấu câu ,giữa các cụm từ )


Kết hợp kiểm tra kĩ năn đọc hiểu : Hs trả lời 1,2 câu hỏi về
nội dung bài học


-Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc.



-GV nhận xét cho điểm .HS chưa đạt Yêu cầu về nhà luyện
đọc kiểm tra lại ở tiết sau


3/ Hoạt động 2 ;Bài Tập 2 Nghe viết Nghệ nhân Bát Tràng
Mục tiêu Rèn kĩ năng chính tả : nghe viết lại chính xác ,trìng
bày đúng bài thơ viết theo thể lục bát (Nghệ nhân Bát Tràng)
1 HS đọc Y/C của bài tập 2


GV đọc bài đọc bài
2 ,3 HS đọc lại .


Cả lớp theo dõi trong SGK


HS đọc chú giải nghĩa của các từBát tràng ,cao lanh.(trong
SGK)


Giúp HS nắm nội dung bài.


Dưới ngịi bút của nghệ nhân Bát Tràng những cảnh đẹp nào
đã hiện ra ?


Bài được trình bày như thế nào?
GV đọc HS viết


GV chấm bài sửa lỗi
4 Củng cố dặn dò.


Về nhà học thuộc bài chính tả: những HS chưa kiểm tra về ơn
luyện tiết sau kiểm tra tiếp .



hs theo doõi.


HS đọc theo chỉ định trong phiếu.Trả
câu hỏi theo Y/C của GV.


1 HS đọc
HS theo dõi
2,3HS đọc
HS nêu :


HS trả lời
Hs trả lời
Hs viết bài


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :






</div>
<span class='text_page_counter'>(180)</span><div class='page_container' data-page=180>

1kiểm tra lấy điểm tập đọc:
1.Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng :


–Đọc thông các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 34 ( phát âm rõ ,tốc độ đọc tối thiểu 70
chữ / phút ,biết ngừng nghỉ sau các dấu câu ,giữa các cụm từ )


- Kết hợp kiểm tra kĩ năn đọc hiểu : Hs trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài học
2- . Oân luyện về nhân hoá ,các cách nhân hoá,



II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


-Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 34
Tranh minh hoạ ài thơ Cua càng thổi xôi.


4 Tờ giáy khổ to để HS làm BT2 a
IIi / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VAØ HỌC
DẠY BAØI MỚI


Hoạt động dạy hoạt động học


1/ Giới thiệu bài.


2/ Hoạt động 1 Bài tập 1: Kiêm tra lấy điểm tập đọc


Mục tiêu :–Đọc thông các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến
tuần 34( phát âm rõ ,tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ / phút ,biết
ngừng nghỉ sau các dấu câu ,giữa các cụm từ )


Kết hợp kiểm tra kĩ năn đọc hiểu : Hs trả lời 1,2 câu hỏi về
nội dung bài học


-Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
-GV nhận xét cho điểm .


3/ Hoạt động 2 ;Bài Tập 2


Mục tiêu : Hs nêu được tên các con được kẻ đên trong bài .và
1HS đọc yêu cầu của bài tập và đọc bài thơ



Hs quan sát tranh minh hoạ .


-Hãy nêu tên các con vật được kể đến trong bài.
HS đọc thâm lại bài thơ


HS làm bài


GV phát giấy khổ to cho 4 nhóm .
Cho Hs trình bày theo câu hỏi:


Trong bài thơ 3 trên ,mỗi con vật được nhân hoá nhờ những
từ ngữ nào ?


Cả lớp nhân xét và chọn lời giaiû đúng .
4/ hoạt động củng cố.


Về nhà học thuộc lòng bài Cua càng thổi xôi
GV nhận xét tiết học .


HS theo dõi.


HS đọc theo chỉ định trong phiếu.Trả
câu hỏi theo Y/C của GV.


2HS đọc lại .Cả lớp đọc thầm .
HS quan sát tranh


3HS trả lời .
HS đọc thầm



4nhóm lên trình bày


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :


</div>
<span class='text_page_counter'>(181)</span><div class='page_container' data-page=181>

---Ngày dạy:
ÔN TẬP TIẾT 5
I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU


1kiểm tra lấy điểm HTL’.


HTL bài thơ, văn có yêu cầu HTL Từ tuần 19 đến tuàn 34


2- Rèn kĩ năng nói : Nghe kể câu chuyện Bốn cẳng và sáu càng .Nhớ nội dung câu chuyện, kể lại tự
hiên ,giọng vui và khôi hài .


II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


-14 phiếu viết tên các bài HTL từ tuần 19 đến tuần 34 .( Bộ đội về làng , Chú ở bên Bác Hồ ,Bàn tay
cô giáo ,Cái cầu ,Em vẽ Bác Hồ ,Ngày hội rừng xanh ,Đi hội chùa hương …..)


-Tranh minh hoạ truyện vui Bốn cẳng và sáu càng.
-Bảng lớp viết ba câu hỏi gơi ý .


IIi / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VAØ HỌC
/ DẠY BAØI MỚI


Hoạt động dạy hoạt động học


1/ Giới thiệu bài.



2/ Hoạt động 1Bài tập 1: Hướng đẫn ơn luyện học


thuộc lịng.



Mục tiêu :–Đọc TL các bài thơ như yêu cầu đọc to rõ ràng
diễn cảm .


Từng HS lên bốc thăm chọn bài HTLvà chuẩn bị trong
2phút.


Sau đó lên trình bày.


-GV nhận xét cho điểm .HS chưa đạt Yêu cầu về nhà luyện
đọc kiểm tra lại ở tiết sau


3/ Hoạt động 2 ;Bài Tập


Mục tiêu Nghe kể câu chuyện Bốn cẳng và sáu càng .Nhớ
nội dung câu chuyện, kể lại tự hiên ,giọng vui và khôi hài .
1HS đọc yêu cầu của bài và câu hỏi gợi ý


GV kể chuyện Bốn cẳng và sáu cẳng .
Chú lính được cấp ngựa để làm gì ?
Chú lính sử dụng con ngựa như thế nào ?


Vì sao chú cho rắng chạy bộ nhanh hơn cưỡi ngựa?
GV kể lần 2


HS keå


2Cho HS kể chuyện



Câu chuyện gây cười ở điểm nào ?


GV nhận xét chốt lại lời giải đúngvà bình chọn HS nào kể tốt
nhất.


4/ hoạt động củng cố.
GV nhận xét tiết học .


Về nhà tiếp tục luyện kể chuyện .Bố cẳng và sáu cẳng


hs theo dõi.


HS lên bơc thăm chọn bài HTL .và
chuẩn bị trong 2 phút.Sau đó lên trình
bày.KHổ thơ theo phiếu chỉ định .


1HS đọc yêu cầu
HS nghe kể
HS kể
HS trả lời
HS trả lời
HS nghe kể


HS dựa vào câu hỏi gơi ý thi kể lại
chuyện


HS trả lời


Cả lớp theo dõi và bình chọn bạn kể


hay nhất .


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :






</div>
<span class='text_page_counter'>(182)</span><div class='page_container' data-page=182>

I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU


1/Tiếp tục kiểm tra lấy điểm HTL’.


HTL bài thơ, văn có yêu cầu HTL Từ tuần 19 đến tuàn 34 .


2- Rèn kĩ năng viết chính tả : viết chính xác ,trình bày đúng bài thơ Sao Mai
II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC


-7phiếu viết tên các bài HTL từ tuần 19 đến tuần 34
IIi / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VAØ HỌC


DẠY BAØI MỚI


Hoạt động dạy hoạt động học


1/ Giới thiệu bài.


2/ Hoạt động 1 Bài tập 1: Hướng đẫn ƠN luyện học


thuộc lịng.



Mục tiêu :–Đọc TL các bài thơ như yêu cầu đọc to rõ ràng


diễn cảm .


Từng HS lên bôc thăm chọn bài HTL .và chuẩn bị trong 2
phút.


Sau đó lên trình bày.


-GV nhận xét cho điểm .HS chưa đạt Yêu cầu về nhà luyện
đọc kiểm tra lại ở tiết sau


3/ Hoạt động 2 ;Bài Tập 2


Mục tiêu viết chính xác ,trình bày đúng bài thơ Sao Mai
-1 Hs đọc yêu cầu của bài tập


GV đọc bài viết


Giúp Hs hiểu nội dung bài
Em biết gì về Sao Mai.


Ngôi sao mai trong bài thơ chăm chỉ như thế nào ?
Khi viết bài thơ 4 cgữ cần trình bày như thế nào ?
4/ hoạt động củng cố.


GV nhận xét tiết học .


Về nhà tiếp tục luyện kể chuyện .


hs theo dõi.



HS lên bơc thăm chọn bài HTL .và
chuẩn bị trong 2 phút.Sau đó lên trình
bày.KHổ thơ theo phiếu chỉ định .


HS đọc yêu cầu
HS theo dõi


HS trả lời
HS trả lời


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :







---T

ổ trưởng kiểm tra



</div>
<span class='text_page_counter'>(183)</span><div class='page_container' data-page=183>

Ngày dạy:
ÔN TẬP TIẾT 7
I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU


1/Tiếp tục kiểm tra lấy điểm HTL’.


2- Củng cố hệ thơng hoá vốn từ theo các chủ điểm :Lễ hội ,Thể thao,Ngôi nhà chung,Bầu trời và
mặt đất .


II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC



-7phiếu viết tên các bài HTL từ tuần 19 đến tuần 26 .( Bộ đội về làng , Chú ở bên Bác Hồ ,Bàn tay
cô giáo ,Cái cầu ,Em vẽ Bác Hồ ,Ngày hội rừng xanh ,Đi hội chùa hương….).


Giấy khổ A4
IIi / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VAØ HỌC
DẠY BAØI MỚI


Hoạt động dạy hoạt động học


1/ Giới thiệu bài.


2/ Hoạt động 1 Bài tập 1: Hướng đẫn ÔN luyện học thuộc


lòng.



Mục tiêu :–Đọc TL các bài thơ như yêu cầu đọc to rõ ràng diễn cảm .
Từng HS lên bôc thăm chọn bài HTL .và chuẩn bị trong 2 phút.


Sau đó lên trình bày.


-GV nhận xét cho điểm .HS chưa đạt Yêu cầu về nhà luyện đọc kiểm
tra lại ở tiết sau


3/ Hoạt động 2 ;Bài Tập 2


Mục tiêu Củng cố hệ thơng hố vốn từ theo các chủ điểm :Lễ hội
,Thể thao,Ngôi nhà chung,Bầu trời và mặt đất .


GV nhắc lại yêu cầu bài
HS làm bài theo nhóm
Cho các nhóm Lên trình bày .


Gv nhận xét chốt lại lời giải đúng .
4/ hoạt động củng cố.


GV nhaän xét tiết học .


Về nhà tiếp tục luyện kể chuyện .


hs theo dõi.


HS lên bơc thăm chọn bài
HTL .và chuẩn bị trong 2
phút.Sau đó lên trình
bày.KHổ thơ theo phiếu chỉ
định .


HS đọc yêu cầu


HS làm bài theo nhóm bàn cử
đại diện lên trình bày.


HS theo dõi và nhận xét .


RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DAÏY :







---T

ổ trưởng kiểm tra




</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×